1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử

23 938 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 87,7 KB

Nội dung

1.Anh (chị) có nhận thức như thế nào về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông. Lựa chọn một vấn đề mà anh (chị) tâm huyết và nêu quan điểm của anh chị về vấn đề đó. 2.Từ thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông Việt Nam hiện nay và từ kinh nghiệm đánh giá của 1 số quốc gia trên thế giới, anh (chị) hãy đề xuất những giải pháp của mình cho việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông hiện nay. Hãy phân tích một giải pháp mà anh (chị) cho là có hiệu quả nhất và giải thích vì sao lại chọn giải pháp đó. 3. Soạn 1 chủ đề kiểm tra trong chương trình lịch sử lớp 12 và soạn một đề kiểm tra môn Lịch sử ở lớp 12 trong phân phối chương trình theo tinh thần đổi mới.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

Giảng viên: TS Nguyễn Thị Bích

Học viên:

Lớp: Cao học LL&PPDH Lịch sử – K10

Hà Nội 06/2015

Trang 2

PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

ĐIỂM

Hà Nội, ngày … tháng … Năm 2015

Giảng viên

TS Nguyễn Thị Bích

Trang 3

Đề bài:

1.Anh (chị) có nhận thức như thế nào về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông Lựa chọn một vấn đề mà anh (chị) tâm huyết và nêu quan điểm của anh chị về vấn đề đó.

2.Từ thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông Việt Nam hiện nay và từ kinh nghiệm đánh giá của

1 số quốc gia trên thế giới, anh (chị) hãy đề xuất những giải pháp của mình cho việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông hiện nay Hãy phân tích một giải pháp mà anh (chị) cho là

có hiệu quả nhất và giải thích vì sao lại chọn giải pháp đó.

3 Soạn 1 chủ đề kiểm tra trong chương trình lịch sử lớp 12 và soạn một đề kiểm tra môn Lịch sử ở lớp 12 trong phân phối chương trình theo tinh thần đổi mới.

BÀI LÀM:

I PHẦN MỞ ĐẦU

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và họctheo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiếnthức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớmáy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở đểngười học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển

từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạtđộng xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức vàphương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trungthực, khách quan Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cầntừng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giớitin cậy và công nhận Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học vớiđánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá củangười học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội ”.Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá(KTĐG) thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), trong những năm qua,

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt động nàynhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nângcao chất lượng giáo dục trong các trường trung học

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trìnhgiáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗquan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụngđược cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện

Trang 4

thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều"sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành nănglực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng

về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giảiquyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánhgiá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượngcủa các hoạt động dạy học và giáo dục

Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị quá trình đổi mới chương trình, sáchgiáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết phải đổi mới đồng bộphương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướngphát triển năng lực người học

KTĐG là một khâu trong quá trình dạy học( QTDH) Bộ đã có chủchương đổi mới QTDH, trong đó lấy đổi mới về KTĐG làm khâu đột phá củaquá trình đổi mới Để theo kịp sự chuyển đổi của ngành giáo dục, môn lịch sử,vốn được coi là một môn khó học, học sinh ít có hứng thú, cũng cần phải cónhững đổi mới theo tinh thần của Bộ Vậy đối với môn lịch sử, việc đổi mớiKTĐG được thực hiện như thế nào? Thực trạng của việc kiểm tra đánh giá kếtquả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông Việt Nam hiện nay? Kinhnghiệm đánh giá của 1 số quốc gia trên thế giới? Những giải pháp cho việc đổimới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thônghiện nay? … Đó là những nội dung được nhiều người quan tâm

II NỘI DUNG

1 Nhận thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông.

Kiểm tra: Là một quá trình mà các mục tiêu và các tiêu chí đi kèm đượcđịnh ra từ trước, trong đó chúng ta kiếm tra sự phù hợp của sản phẩm với cácmục tiêu và tiêu chí đã xác định Bản chất của việc kiểm tra là quá trình thu thậpthông tin để có được những nhận xét, xác định mức độ đạt được cả về sổ lượnghay chất lượng của quá trình lĩnh hội kiến thức, trau dồi kĩ năng, kĩ xảo, hìnhthành nhân cách ở người học Quá trình kiểm tra thường hướng tới kiểm tra cácthành phần:Kiến thức,Kĩ năng,Thái độ,Năng lực

Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin vềhiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn

cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hànhđộng giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót

Đánh giá năng lực là đánh giá khả năng thực hiện một công việc cụ thểdựa trên việc kết hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với yêu cầu sảnphẩm đầu ra của quá trình giáo dục Trong dạy học, năng lực cần đạt của họcsinh phổ thông là tổ hợp nhiều khả năng và giá trị cơ bản được cá nhân thể hiệnthông qua các hoạt động có kết quả, đó là sự kết hợp một cách linh hoạt của kiến

Trang 5

thức, kĩ năng cơ bản với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân Thực chất,đánh giá năng lực là đánh giá theo chuẩn và theo sản phẩm đầu ra Các năng lực

cụ thể, thiết yếu này được thực hiện từ sự vận dụng, kết hợp các kiến thức, kĩnăng, thái độ, động cơ đặc biệt là sự vận dụng các tri thức đã học vào trongthực tiễn cuộc sống

1.1.Mục đích , vai trò, ý nghĩa của KTĐG:

* Đối với học sinh:

- Thứ nhất: Định hướng và thúc đẩy quá trình học tập:

Qua kiểm tra, đánh giá thông báo cho từng học sinh biết được trình độ tiếpthu kiến thức và những kỹ năng môn học của mình so với yêu cầu của chươngtrình cũng như sự tiến bộ của họ trong quá trình học tập, nhằm thúc đẩy tính tíchcực, hứng thú học tập

Kiểm tra, đánh giá giúp học sinh phát hiện những nguyên nhân sai sót cầnphải bổ sung, điều chỉnh trong hoạt động học

- Thứ hai: kiểm tra, đánh giá để phân loại, xếp loại học sinh:

Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi họcsinh và mỗi tập thế lớp, tạo cơ hội để các em phát triển kỹ năng tự đánh giá đểnhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích, động viên các em học tập, có kếhoạch bồi dưỡng kịp thời Đồng thời, qua đó giáo dục học sinh nâng cao tinhthần trách nhiệm trong học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, có thêm niềm tin ởsức lực, khả năng của mình để từ đó có nhu cầu tự kiểm tra, đánh giá thườngxuyên

Phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động của người học

KTĐG không chỉ đánh giá sự nhận thức của học sinh, mà còn đánh giá sựtiến bộ của học sinh Mục đích đánh giá là vì sự tiến bộ của học sinh

* Đối với giáo viên

- Biết được trình độ chung của người học, những học sinh có tiến bộ,những học sinh sút kém để có thể động viên và giúp đỡ kịp thời

- Kết quả đánh giá giúp giáo viên xem xét và điều chỉnh lại phương pháp

và hình thức tổ chức dạy học hiện hành

* Đối với cán bộ quản lí giảo dục: Giúp nhà quản lí có động thái uốn

nắn, điều chỉnh, động viên, khuyến khích kịp thời giáo viên và học sinh

Thông qua đánh giá, các nhà quản lý sẽ ra những quyết định phù hợp đểđiều chỉnh chương trình đào tạo và tổ chức giảng dạy và học tập cũng như ra cácquyết định về đánh giá kết quả học tập của học sinh

1.2.Yêu cầu của kiểm tra đánh giá.

Trong dạy học nói chung, có bốn yêu cầu: tính quy chuẩn; tính kháchquan: công bằng, khách quan; tính xác nhận phát triển và tính toàn diện trongdạy học lịch sử có những yêu cầu riêng như: đảm bảo tính toàn diện; tính côngbằng khách quan và độ tin cậy và tính giá trị của KTĐG

Trang 6

1.3 Đặc trưng của KTĐG.

Trong KTĐG có những đặc trưng như:

- Đánh giá sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình dạy học

- Đánh giá sẽ định hướng cho hoạt động của giáo viên

- Đánh giá sẽ mang lại lợi ích gì cho học sinh

- Trong quá trình đánh giá, phải đánh giá liên tục theo tiến trình, phải đadạng hóa các loại hình đánh giá

- Khi đánh giá phải chú ý tới từng đối tượng ( lớp học) cụ thể để đánh giáphù hợp

- ĐÁnh giá lớp học sẽ gắn với hoạt động điều khiển của giáo viên trong vàngoài giờ học Như vậy KTĐG là một phương pháp dạy học, là một bộ phântrong quá trình dạy học

1.4 Các hình thức KTĐG:

Có hai hình thức KTĐG:

Một là: KTĐG cơ bản: KTĐG thường xuyên và KTĐG định kì;

Hai là: KTĐG ngoài giờ học như: kiểm tra bài tập, bài chuẩn bị trước,ngoại khóa…

1.5 Tác dụng và yêu cầu của các loại kiểm tra:

* Kiểm tra miệng: tác dụng của kiểm tra miệng là: giáo viên có thể kiểmtra ngay lập tức trình độ, năng lực của học sinh, nhưng số lượng kiểm tra trongmột tiết không được nhiều Yêu cầu của kiểm tra miệng là: câu hỏi phải ngắngọn, rõ nội dung

* Kiểm tra viết: tác dụng của kiểm tra viết là giáo viên cùng lúc có thểđánh giá nhiều học sinh Thời gian kiểm tra theo phân phối chương trình

1.6 Về phương pháp kiểm tra:

Có nhiều phương pháp KTĐG như:

* Phương pháp KTĐG bằng quan sát: Là quan sát đối tượng KTĐG đểđánh giá đối tượng Bản chất của KTĐG bằng quan sát là xem học sinh tham giaquá trình học tập như thế nào Ví dụ, khi giáo viên nêu câu hỏi, giáo viên quansát học sinh tham gia câu hỏi như thế nào, học sinh có tư duy với câu hỏi không.Nếu làm tốt phương pháp này, sẽ giúp phân loại được đối tượng

Có hai hình thức quan sát: quan sát thông qua hành vi( thái độ,cử chỉ,biểuhiện…) và đánh giá các dấu hiệu liên quan đến giọng nói, biểu cảm

* Phương pháp KTĐG bằng vấn đáp: Là sử dụng hệ thống các câu hỏi đểđánh giá học sinh Có các loại câu hổi như: ôn lại nội dung, phát vấn để thảoluận, nêu vấn đề

Mục đích của câu hỏi vấn ddapf là lôi cuốn học sinh tham gia bài học Yêucầu khi đặt câu hỏi là: câu hỏi phải rõ ràng, xúc tích, gắn với mục tiêu học tập,thu hút cả lớp, có thời gian cho học sinh trả lời, câu hỏi phải phù hợp với họcsinh, tránh những câu hỏi quá rễ học sinh chỉ cần trả lời có hoặc không, tránh

Trang 7

những câu hỏi mang tính giằng co, dồn ép, không hỏi những câu hỏi học sinh đãbiết câu trả lời.

* Phương pháp KTĐG bằng viết( còn gọi là trắc nghiệm): gồm có trắcnghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận Hai loại trắc nghiệm trên có nhữngđặc trưng tương đồng là:

- Mục đích đều để đánh giá, đo lường kết quả học tập của học sinh;khuyến khích học sinh học tập tốt;

- Đều vận dụng ít, nhiều sự phán đoán chủ quan;

- Giá trị của cả hai đều phụ thuộc vào tính khách quan…

Ngoài các phương pháp trên ra, hiện nay chúng ta còn phát triển cácphương pháp KTĐG khác như: đánh giá bằng hồ sơ học tập, dánh giá qua dự ánhọc tập, đánh giá trong phòng thí ngiệm…

2 Quan điểm cá nhân về một vấn đề tâm huyết trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông.

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quátrình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập củahọc sinh Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và

xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyênnhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ

Khi KTĐG cần đánh giá theo năng lực Theo quan điểm phát triển nănglực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiếnthức đã học làm trung tâm của việc đánh giá Đánh giá kết quả học tập theo nănglực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huốngứng dụng khác nhau Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt độnggiáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độthực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả họctập của học sinh Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiếnthức, kỹ năng và thái độ trong bổi cảnh có ỷ nghĩa

Dạy học định hướng năng lực đòi hỏi việc thay đổi mục tiêu, nội dung,phương pháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách xâydựng các nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập có vai trò quan trọng

Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướngnăng lực, có thể xây dựng bài tập theo các dạng:

- Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức Bài tập táihiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng năng lực

- Các bài tập vận dung: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong cáctình huống không thay đối Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện

kỹ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo

Trang 8

- Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổnghợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn

đề Dạng bài tập này đòi hỏi sự sang tạo của người học

- Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các bài tập vận dụng

và giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với các bối cảnh và tình huống thực tiễn.Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiềucon đường giải quyết khác nhau

3 Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông Việt Nam hiện nay.

Thực trạng KTĐG kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thôngViệt Nam hiện nay là:

Thứ nhất: KTĐG còn chạy theo thành tích, theo điểm số Do áp lực từnhiều phía, giáo viên đôi khi đánh giá học sinh không sát với năng lực thực sựcủa học sinh Đánh giá học sinh thường cao hơn so với năng lực thực sự của họcsinh

Thứ hai: học sinh không hứng thú với môn lịch sử Biểu hiện là học sinhkhông lựa chọn môn lịch sử để học và thi

Hoạt động kiếm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chínhxác, công bằng; việc kiếm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức vàđánh giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy họctheo lối "đọc-chép" thuần túy, học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vậndụng kiến thức Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đềkiểm tra nên các bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của người dạy Hoạt độngkiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưađược quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả Các hoạt động đánh giáđịnh kỳ, đánh giá diện rộng quốc gia, đánh giá quốc tế được tổ chức chưa thật sựđồng bộ hiệu quả

Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là không rèn luyện được tính trungthực trong thi, kiểm tra; nhiều học sinh phổ thông còn thụ động trong việc họctập; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết cáctình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế

Nguyên nhân của thực trạng trên:

Thực trạng nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể chỉ ramột số nguyên nhân cơ bản sau:

- Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm trađánh giá và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viênchưa cao Năng lực của đội ngũ giáo viên về vận dụng các phương pháp dạy họctích cực, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thôngtrong dạy học còn hạn chế

Trang 9

- Lý luận về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chưa được nghiêncứu và vận dụng một cách có hệ thống; còn tình trạng vận dụng lí luận một cáchchắp vá nên chưa tạo ra sự đồng bộ, hiệu quả; nghèo nàn các hình thức tổ chứchoạt động dạy học, giáo dục.

- Chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kỳ mà chưa chú trọng việc đánh giáthường xuyên trong quá trình dạy học, giáo dục

- Năng lực quản lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánhgiá từ các cơ quan quản lý giáo dục và hiệu trưởng các trường trung học phổthông còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu Việc tổ chức hoạt động đổi mớiphương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá chưa đồng bộ và chưa phát huy đượcvai trò thúc đẩy của đổi mới kiểm tra đánh giá đối với đổi mới phương pháp dạyhọc Cơ chế, chính sách quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểmtra đánh giá chưa khuyến khích được sự tích cực đổi mới phương pháp dạy học,kiểm tra đánh giá của giáo viên Đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm chohoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá ở trường trung họcphổ thông chưa mang lại hiệu quả cao

- Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm trađánh giá trong nhà trường như: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ tầng côngnghệ thông tin - truyền thông vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, làm hạn chế việc ápdụng các phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá hiện đại

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm trađánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cóchủ trương tập trung chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương phápdạy học, tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học; xây dựng mô hìnhtrường phổ thông đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giákết quả giáo dục

4 Kinh nghiệm đánh giá của 1 số quốc gia trên thế giới.

4.1 Kinh nghiệm KTĐG ở Nhật Bản:

Nếu nhìn vào giáo dục phổ thông ở Nhật Bản bằng con mắt của ngườiViệt sẽ thấy rất nhiều điểm khác biệt Ta có thể kể ra những điểm khác biệt liênquan đến kiểm tra, đánh giá học sinh như

Thứ nhất, giáo viên ở Nhật không tiến hành đánh giá, xếp loại hạnh kiểm(đạo đức) học sinh Đối với người Nhật, chuyện đánh giá đạo đức người khác lànhạy cảm và trong trường học, nơi học sinh được học tập để trở thành công dândân chủ, chuyện giáo viên - người nắm quyền lực trong tay - đánh giá đạo đứchọc sinh là điều khủng khiếp khó có thể tưởng tượng Đơn giản vì họ quanniệm đạo đức hay nhân cách con người khó có thể được đoán định, đánh giá chỉthông qua học lực và các hành vi tuân thủ hay không tuân thủ nội quy của trườnghọc

Trang 10

Thay vào đó, giáo viên sẽ thường xuyên có những nhận xét và trao đổi vớigia đình học sinh về sự trưởng thành tâm sinh lý và các hoạt động của học sinhtrong trường học Nếu học sinh có những điểm bất thường cần chú ý, giáo viên

sẽ gặp riêng học sinh hoặc phụ huynh để đưa ra chỉ đạo và lời khuyên Đươngnhiên những nhận xét của giáo viên dành cho học sinh ở đây sẽ không phải là

“hạnh kiểm tốt/khá/trung bình/yếu/kém”, mà sẽ là “tuân thủ nội quy” hay “viphạm nội quy”, “lạc quan vui vẻ”, “cô đơn, không có bạn”, “hướng nội” hay

“hướng ngoại”

Thứ hai, ở Nhật Bản không có thi học sinh giỏi và thông thường cũngkhông công bố công khai thành tích học tập của học sinh trước toàn bộ lớp vàxếp thứ tự học sinh theo điểm số trung bình Thành tích học tập được coi là mộtdạng thông tin cá nhân và được tôn trọng Các kỳ thi có tính chất cạnh tranh ởNhật Bản thường là thi đấu thể thao, sáng tạo nghệ thuật hay nghiên cứu khoahọc thay vì thi kiểm tra kiến thức các môn giáo khoa như thường thấy ở ViệtNam

Thứ ba, giáo viên đánh giá sự tiến bộ của học sinh không chỉ dựa vàođiểm số thu được từ các bài kiểm tra, bài tập Lý do nằm ở chỗ mục tiêu mà giáodục phổ thông Nhật Bản theo đuổi là giáo dục nên công dân có phẩm chất, nănglực phù hợp với xã hội “hòa bình”, “dân chủ” và “tôn trọng con người” Vì vậykhi đánh giá giáo viên phải chú ý tới cả thái độ, mối quan tâm hứng thú và các

kỹ năng của học sinh

Bên cạnh đó, giáo viên có xu hướng chú trọng đánh giá học sinh thôngqua những sản phẩm mà các em tự tạo ra trong quá trình học tập: tranh vẽ, tậpsan, các sản phẩm thủ công Trong khi đánh giá học sinh, giáo viên Nhật cũng

có xu hướng tránh tạo ra sự so sánh hay cạnh tranh quyết liệt giữa các học sinhtrong cùng một tập thể Thay vào đó, giáo viên luôn khuyến khích sự trao đổi,hợp tác lẫn nhau

… Hãy nêu diễn biến của … Cuộc kháng chiến, trận đánh chia làm mấy giaiđoạn,… Qua theo dõi tôi biết đây là dạng câu hỏi đang rất phổ biến hiện nay củakiểm tra đánh giá môn lịch sử ở nước ta

Trang 11

Dạy lịch sử ở Mỹ phần kiến thức của các em, bài làm của các em có thểlấy ở ngoài sách giáo khoa, miễn là các em có lập luận lo gic, chặt chẽ, trungthực, có sức thuyết phục và có cái mới trong bài viết Giáo viên tôn trọng chínhkiến của cá thể từng học sinh, kích thích tư duy sáng tạo ở các em, dạy các emyêu lẽ phải, làm người hữu ích cho xã hội Đây là cái chúng ta cần ở người học,

là mục tiêu của dạy học

4.3 Kinh nghiệm KTĐG ở Phần Lan

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Phần Lan đẩy mạnh cải cách gióa dục.Phương châm của cải cách là: không lấy điểm số làm thước đo học sinh Phầnlân quan niệm: không có học sinh hay giáo viên dốt Từ lớp một đến lớp 9, họcsinh được học chung trường, chung thầy cô Trong quá trình dạy học, giáo dụcPhần Lan cũng có KTĐG, tuy nhiên kết quả của KTĐG không thông báo chohọc sinh để không tạo ra sức ép và sự ganh đua giữa các học sinh mà chi thôngbáo kết quả cho phụ huynh và họ lấy kết quả KTĐG đó để điều chỉnh hoạt độnggiáo dục

Từ kinh nghiệm của quốc tế ta thấy: ở các nền giáo dục tiên tiến, họ đều chú trọng đánh giá năng lực của người học Biểu hiện:

- Chuyển từ đánh giá định kì sang cuối năm học sang đánh giá thườngxuyên, đánh giá quá trình

- Chuyển từ đánh giá kiến thức kĩ năng sang đánh giá năng lực của ngườihọc

- Chuyển từ đánh giá một chiều sang đánh giá đa chiều đánh giá cả họcsinh và đánh giá cả giáo viên Nói cách khác là đánh giá thực

- Chuyển từ đánh giá từ một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sangviệc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học và xem nó như một phương phápdạy học

- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong đánh giá làm cho kết quảđánh giá đạt đọ tin cậy đúng giá trị thực hơn

5 Những giải pháp của mình cho việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông hiện nay.

Từ thực tiễn KTĐG ở Việt Nam và kinh nghiệm KTĐG của thế giới ta cóthể rút ra những giải pháp cho việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tậplịch sử của học sinh ở trường phổ thông hiện nay như sau:

* Đổi mới nhận thức về KTĐG môn lịch sử: Đây là yếu tố quan trọng

nhất Nhận thức đúng về vai trò của KTĐG Xác định đúng vị trí, vai trò, ý nghĩacủa KTĐG, xem đó là một khâu không thể thiếu để giáo viên điều chỉnh quátrình dạy học Quan niệm trước đây là đánh giá một chiều, quan niệm đổi mớihiện nay là đánh giá đa chiều; Thay đổi quan niệm về vị trí, vai trò, ý nghĩa củamôn lịch sử Trước đây lịch sử vẫn bị coi là môn phụ, môn ít quan trọng nên

Ngày đăng: 06/04/2017, 14:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w