1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Văn hóa nam bộ trong truyện và ký của đoàn giỏi

107 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 549 KB

Nội dung

Đến với văn học Nam Bộ, chúng tôi đánh giá cao những sáng tác của các nhà văn như Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Đoàn Giỏi…Với tình cảm đặc biệt dành cho văn học và con người v

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa Nam Bộ là lĩnh vực đã được nhiều nhà văn và nhà nghiên cứu văn học tập trung khai thác Việc nghiên cứu văn hóa Nam Bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần vào việc giữ gìn nét bản sắc riêng văn hóa dân tộc Bởi văn hóa Nam Bộ được hình thành trên một vùng đồng bằng sông nước và trên một vùng đất đa dân tộc người bao gồm người Việt và các dân tộc thiểu số là cư dân bản địa Văn hóa Nam Bộ có những đặc trưng rất cơ bản là đặc trưng của đồng bằng sông nước và sự tiếp biến các yếu tố văn hóa của người Chăm, Khơmer, người Hoa vào văn hóa Việt trong vùng Vì thế, văn hóa Nam Bộ có những nét đặc thù khác với văn hóa của các vùng miền khác Bởi mặc dù đặc trưng đồng bằng sông nước cũng có mặt trong các vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ, đều có tiếp biến văn hóa của các dân tộc khác nhưng ở Nam Bộ văn hóa các dân tộc của người thiểu số cộng cư mới đủ sức khúc xạ văn hóa cư dân Việt Do điều kiện địa lý đặc thù, nên cách thức hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân Nam Bộ cũng mang đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước rõ nét nhất Chính vì vậy, nghiên cứu về văn hóa Nam Bộ có một ý nghĩa hết sức lớn lao trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Việt Nam

Văn hóa và văn học Nam bộ đã có những đặc trưng và dáng dấp riêng biệt, không thể lầm lẫn Văn học Nam Bộ là một phần của văn học cả nước Đóng góp của mảng văn học ở Nam bộ là đóng góp của mảng văn học ở vùng miền với những nét đặc sắc riêng biệt Đến với văn học Nam Bộ, chúng tôi đánh giá cao những sáng tác của các nhà văn như Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Đoàn Giỏi…Với tình cảm đặc biệt dành cho văn học và con người vùng đất mới khai phá, chúng tôi tìm đến với sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi trong

đó đặc biệt chú ý đến mảng truyện và ký của nhà văn Đoàn Giỏi là một nhà văn Nam Bộ tiêu biểu - một cây bút đa tài Đoàn Giỏi không chỉ thành công ở thể

Trang 2

loại truyện hay ký mà ông còn thành công hơn cả trong thể loại tiểu thuyết Ông

đã viết nhiều và viết rất hay về Nam Bộ, đặc biệt là viết về văn hóa Nam Bộ Tuy sống và làm việc trên đất Bắc nhưng ông luôn hướng tình cảm của mình về quê hương Nam Bộ yêu dấu Bằng những tác phẩm văn học có ý nghĩa, nhà văn

đã thể hiện tình cảm của mình cho quê hương Đồng thời ông còn muốn giới thiệu với bạn đọc cả nước vẻ đẹp của cảnh vật, con người và văn hóa Nam Bộ

Bên cạnh đó, nghiên cứu, tìm hiểu đề tài “văn hóa Nam Bộ trong truyện

và ký của Đoàn Giỏi” là điều kiện thuận lợi để chúng tôi mở rộng cho mình vốn kiến thức về vùng đất và con người phía Nam Tổ Quốc Vì vậy, việc tìm hiểu về văn hóa Nam Bộ trong truyện, ký của Đoàn Giỏi là một điều thực sự có giá trị đối với chúng tôi Với ý thức như vậy, cùng với sự yêu mến, kính trọng đặc biệt

sự nghiệp và con người nhà văn Đoàn Giỏi, chúng tôi lấy làm thích thú khi được tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm ở góc độ văn hóa – một mảng nhỏ trong sáng tác của nhà văn

Chính vì những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “ Văn hóa Nam Bộ trong truyện và ký của Đoàn Giỏi” Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ được

những nét đặc sắc của văn hóa Nam Bộ được thể hiện qua nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của Đoàn Giỏi, đồng thời góp phần công sức nhỏ bé của mình để giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về một nhà văn vùng sông nước miền Tây Tổ quốc

2 Lịch sử vấn đề

Văn hóa Nam Bộ là đối tượng phản ánh của nhiều tác phẩm văn chương, của nhiều thế hệ nhà văn Việt Nam từ xưa tới nay Đề tài của luận văn: “Văn hóa Nam bộ trong truyện và ký của Đoàn Giỏi” là một đề tài khá mới mẻ, chưa ai khai thác Đây là một đề tài thú vị nhằm nhấn mạnh đến những sắc thái văn hóa Nam Bộ qua các sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi Trước đề tài này đã có nhiều ông trình nghiên cứu và bài báo về nhà văn và các tác phẩm lớn ông Sau đây,

Trang 3

luận văn xin điểm qua một vài công trình nghiên cứu và bài báo ít nhiều có liên quan đến đề tài.

1 “ Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Đoàn Giỏi” Khóa luận tốt nghiệp của

sinh viên Phan Thị Thu Hiền – Trường ĐHKHXH_NV TPHCM( tháng 6 – 2012) Tác giả luận văn đã khảng định được những đặc sắc nghệ thuật và làm nổi bật phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhưng luận văn chỉ dừng lại ở khía cạnh nghệ thuật mà chưa đi sâu vào giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm

2 “Chất Nam Bộ trong truyện, ký của Đoàn Giỏi” – Tác giả Nguyễn Thị

Tăng – Luận văn thạc sĩ trường Đại học Cần Thơ Luận văn chủ yếu đi sâu vào đặc điểm Nam Bộ được thể hiện trong truyện và ký của Đoàn Giỏi chung chung

mà chưa đi sâu vào khai thác những khía cạnh văn hóa Nam Bộ

3 “Thiên nhiên và con người Nam bộ trong tác phẩm của Đoàn Giỏi”, tác

giả Phan Ngọc Thắm – Luận văn thạc sĩ của trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP HCM Tác giả luận văn mới chỉ dừng lại nghiên cứu, tìm hiểu ở một khía cạnh nhỏ trong biểu hiện của văn hóa Nam bộ mà chưa chạm nhiều tới sắc thái văn hóa Nam Bộ trong các sáng tác của nhà văn

Ngoài ra còn có rất nhiều các bài báo, tạp chí viết về Đoàn Giỏi và những

tác phẩm của ông Như báo điện tử – Hội nhà văn TP HCM có bài “Đoàn Giỏi và áng văn của đất rừng” (11 – 07 – 2011) của Huỳnh Mãn Chi; báo Giáo dục

TP Hồ Chí Minh đăng bài “ Nông thôn Nam Bộ trong tiểu thuyết Đoàn Giỏi” của

Lê Thị Vân (ngày 30 – 03 – 2012); hay trên báo SOFT VIET VN có đăng bài “

Truyện Đất rừng Phương Nam” (ngày 25 – 06 – 2011); hay bài viết “ Đoàn Giỏi

cuộc trùng phùng đầy nước mắt ở đất rừng phương nam” trên diễn đàn văn nghệ…Đặc biệt khi nhà văn Đoàn Giỏi mất, đã có hàng loạt các bài viết thể hiện niềm tiếc thương và tôn kính đối với một nhà văn lớn của Nam bộ Trong đó,

điển hình nhất là bài viết của nhà văn Anh Đức, trong đó có đoạn viết: “Anh Đoàn Giỏi ơi, anh đã chạy nước rút, nhưng không còn kịp cho cú sáng tạo cuối

Trang 4

cùng Dầu vậy, với một đời văn trên bốn mươi năm, anh đã kịp để lại cho đời những dòng đẹp đẽ đậm sắc thái và đầy sinh thú về quê hương, đất nước, con người ở vùng đất Nam bộ thân yêu của Tổ quốc ta” Từ nay về sau, bạn bè đồng

nghiệp chỉ còn gặp gỡ Đoàn Giỏi trong một vùng ký ức, kỷ niệm, và bạn đọc được biết đến vùng văn hóa Nam Bộ đặc sắc trên những trang sách của ông

Hầu hết những công trình nghiên cứu về sáng tác của Đoàn Giỏi mới chỉ dừng lại ở những luận văn, bài báo, bình luận về một số tác phẩm lớn của ông ở bình diện chung chung mà chưa bàn sâu sắc tới vấn đề văn hóa Nam Bộ trong truyện và ký của nhà văn

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Văn hóa Nam Bộ trong văn chương của Đoàn Giỏi, yếu tố trực tiếp tạo nên phong cách riêng biệt của nhà văn Nam Bộ

Phạm vi nghiên cứu: Do Đoàn Giỏi sáng tác ở rất nhiều thể loại khác nhau, nhưng để làm rõ yêu cầu của luận văn đề ra là làm rõ những đặc điểm văn hóa Nam Bộ trong văn chương của Đoàn Giỏi, tôi chỉ tập trung khảo sát các sáng tác:

1 Cá bống mú (1955),NXB Văn nghệ Hà Nội

2 Ngọn Tầm vông (1956) NXB Văn nghệ Hà Nội

3 Hoa hướng dương (1960),NXB văn học

4 Trần Văn Ơn (1970),NXB Thanh niên

5 Tuyển tập Đoàn Giỏi (2005), NXB văn hóa thông tin

6 Đất rừng phương nam (2010),NXB Văn học

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn có sự kết hợp của nhiều phương pháp:

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

của đề tài có sự liên quan chặt chẽ đến vấn đề văn hóa và lịch sử của vùng đất

Trang 5

Nam Bộ Vì vậy sự kết hợp phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa các lĩnh vực lịch sử, văn hóa và văn học là một việc làm khoa học và cần thiết Luận văn chỉ dừng lại ở việc áp dụng những tư liệu khoa học về lịch sử và địa lý của vùng đất Nam Bộ làm kiến thức nền cho việc khảo sát những tác phẩm cơ bản của Đoàn Giỏi Bên cạnh đó, một số phương pháp đặc trưng của các ngành xã hội cũng được ứng dụng như phương pháp thống kê – phân loại, sử dụng số liệu, phân tích,…

Phương pháp thống kê – phân loại: Người viết vận dụng phương pháp

này để sắp xếp các tác phẩm có cùng biểu hiện về văn hóa qua việc thể hiện thiên nhiên và con người Nam Bộ; phân loại và tập hợp các truyện ngắn có cùng kiểu cốt truyện, kết cấu, đặc điểm nhân vật, đặc trưng ngôn ngữ Bên cạnh đó các thao tác cơ bản khi nghiên cứu văn học cũng được người viết vận dụng như quy nạp, diễn dịch, so sánh, đối chiếu, bình luận, và đặt vấn đề trong tính hệ thống

để tiện theo dõi

Phương pháp phân tích -tổng hợp: là phương pháp chính để tiến hành

khảo sát, tìm hiểu vấn đề Dựa trên những tác phẩm chính đã được khu biệt ngay

từ đầu, luận văn phân tích các tác phẩm của Đoàn Giỏi trên cơ sở kiến thức lý luận về văn hóa nói chung và đặc trưng văn hóa Nam Bộ nói riêng Đó là mấu chốt làm sáng tỏ vấn đề, sau đó tiếp tục công việc tổng hợp lại thành những nội dung mang tính chất tổng quát Từ hai công đoạn này, chúng tôi đi vào khẳng định dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong văn chương của Đoàn Giỏi trong đặc trưng văn hóa Nam Bộ nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:

Trang 6

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA

VÀ VĂN HÓA NAM BỘ

1.1 Một số khái niệm về văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và văn học

1.1.1 Khái niệm văn hóa

Từ xưa tới nay, văn hóa vốn là một khái niệm rộng lớn và có nhiều cách hiểu khác nhau về nó Theo thống kê hiện nay có tới hơn 500 định nghĩa khác nhau về thuật ngữ văn hóa Vì vậy, để tìm ra được một khái niệm chính xác là một điều thật khó Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể tìm ra được một định nghĩa phù hợp với mục đích nghiên cứu của mình tùy thuộc vào từng vấn đề và góc độ tiếp cận đối tượng

Có thể nói văn hóa là một lĩnh vực lớn và có những biểu hiện khá phong phú và đa dạng thâm nhập ăn sâu bám rễ vào đời sống xã hội, nên có nhiều cách hiểu cũng như định nghĩa khác nhau về nó Có người thì cho rằng văn hóa chính

là những sản phẩm cả về vật chất lẫn tinh thần do con người sáng tạo ra: có thể

là văn hóa ăn mặc, văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử…

Khi nhận định về văn hóa, GS Trần Ngọc Thêm đã khẳng định: “ văn hóa

có thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.

Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian…….Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật….) Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh…) Giới hạn được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ….) Giới

Trang 7

hạn theo thời gian, văn hóa được dùng để chỉ các giá trị trong từng giai đoạn (văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đông Sơn…)

Theo nghĩa rộng, văn hóa thường được xem là bao gồm tất cả những gì

do con người sáng tạo ra” (62).

Khác với giáo sư Trần Ngọc Thêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra cách

hiểu về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày

về ăn mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh

đó là văn hóa.Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm nhằm đáp ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (21;431).

Nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng văn hóa là toàn bộ những sáng tạo và phát minh như ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức…nhằm phục vụ mục đích sinh tồn của con người thì Tổng giám đốc UNESCO - ông Federico Mayor cho rằng:

“Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao đông Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise” (20;5).

Sau nhiều năm tìm tòi theo các hướng, các cách tiếp cận khác nhau, đến những năm 70 của thế kỷ XX, cách hiểu phổ biến và gặp nhau nhiều nhất là ở quan niệm coi văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động Tiếp đó vào năm 1982, tại Hội nghị thế giới

về các chính sách văn hóa đã thông qua tuyên bố: “Theo nghĩa rộng, ngày nay

Trang 8

văn hóa có thể được coi là toàn bộ các đặc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội Nó không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà cả lối sống, các quyền cơ bản của nhân loại, các hệ thống giá trị và tín ngưỡng” (6;264).

Tùy vào từng giai đoạn cụ thể của đời sống xã hội và mối quan hệ của văn hóa với các lĩnh vực khác nhau thì văn hóa được coi là một trong các lĩnh vực giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội của đất nước Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã khẳng định “trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn lĩnh vực đóng vai trò đặc biệt quan trọng ngang nhau đó chính là chính trị, kinh tế, văn hóa và

xã hội” (6;269) Như vây, có thể nói văn hóa là một trong những yếu quan trọng

trong việc thúc đẩy sự phát triển của một đất nước

Văn hóa được chia ra thành nhiều ngành, các bộ phận như giáo dục, khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật, tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục tập quán…trong đó văn học nghệ thuật là một bộ phận quan trọng nhất của văn hóa Bởi văn học luôn luôn đi sâu đi sát vào đời sống và phản ánh một cách chân thực về nó

Như vậy, xem xét văn hóa dựa theo góc độ liên quan đến văn học nghệ thuật, ta thấy văn học nghệ thuật là tấm gương phản chiếu một cách chân thực và sâu sắc về đời sống văn hóa Đặc biệt, các tác phẩm văn học của các nhà văn đã góp phần công sức không nhỏ trong việc giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc về văn hóa thông qua cảm quan nghệ thuật của mình Bởi vậy một tác phẩm thực sự

có giá trị khi mà nó tái hiện và ngợi ca những nét đẹp văn hóa của quê hương, dân tộc mình

1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học

Văn học là một bộ phận quan trọng của văn hóa, theo từ điển thuật ngữ

văn học “Văn học chịu sự chi phối mạnh mẽ của đời sống thực tại, chịu ảnh

Trang 9

hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, đạo đức, triết học, tôn giáo, khoa học….” (29).

Văn hóa và văn học có mối quan hệ gắn bó hữu cơ khăng khít, tác động

qua lại nhau Đó là mối quan hệ “giữa cái tổng thể với cái bộ phận” trong đó cái

bộ phận giữ vai trò đặc biệt quan trọng Huỳnh Như Phương có viết: “Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những

bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất Để có được những thành quả quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành Cũng có thể nói văn học là văn hoá lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật” Văn học là bộ phận của văn hóa nên nó luôn

phản ánh đời sống thực tại và ngược lại văn hóa tác tác động lại đến văn học không chỉ ở đề tài, chủ đề mà văn hóa được coi là bầu không khí tinh thần bao bọc toàn bộ hoạt động sáng tạo của nhà văn và bạn đọc Vì vậy, ta thấy văn học luôn có mối quan hệ chẽ với các lĩnh vực khác nhau của văn hóa

Trong thực tế, ở nước ta, văn học là một yếu tố nổi bật của văn hóa Trong đời sống dân tộc, văn học có vị trí hết sức quan trọng, đồng thời trên bình diện phát triển lĩnh vực văn học, văn hóa có tác dụng trở lại tới văn học tạo tiền đề cho văn học phát triển Do đó, văn hóa được coi là tiền đề cho phát triển văn học Nên những vùng có bề dày văn hóa là nơi tạo nguồn cảm hứng và phát triển tài năng của các thế hệ nhà văn lớn của dân tộc

Khi bàn về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, Vũ Khiêu cũng đặc biệt

nhấn mạnh vai trò của văn học đối với văn hóa: “Văn học mặc dù là cái bộ phận nhưng lại có vai trò rất quan trọng” Hay giáo sư Trần Đình Sử “nêu cao vai trò

Trang 10

sáng tạo văn hóa của văn học” và điều đó được thể hiện qua bốn điểm cơ bản sau: “Văn học có vai trò sáng tạo những mô hình văn hóa đặc biệt là mô hình nhân cách con người; vai trò phê phán có tính văn hóa của văn học; văn học phát huy vai trò lựa chọn của văn hóa; văn học trong vai trò sáng tạo văn hóa bằng những tìm tòi mới về nội dung và nghệ thuật thể hiện mang tính đặc trưng của văn học – nghệ thuật ngôn từ” Vì vậy khi nói về mối quan hệ giữa văn hóa

và văn học có người cho rằng văn hóa là không gian là bầu không khí để cho cây văn học phát triển và nảy nở Nếu một nền văn học đi sâu vào khám phá khai thác lĩnh vực đời sống văn hóa thì nền văn học đó sẽ gặt hái được những thành quả nhất định Cũng như vậy, khi nhìn nhận và đánh giá về một nhà văn nào đó, chúng ta chỉ cần nhìn vào vấn đề văn hóa được phản ánh trong tác phẩm của họ

là có thể thấy được tài năng và tầm hiểu biết của họ về văn hóa về vùng miền hoặc dân tộc mình

Việc xác định mối quan hệ giữa văn hóa và văn học đã được các nhà nghiên cứu văn hóa và văn học ở nước ta quan tâm từ rất sớm Tuy nhiên, để nhìn nhận vấn đề một cách có hệ thống và quy mô rộng lớn, ta phải đề cập tới hội thảo khoa học “ Văn hóa - mối quan hệ giữa văn hóa và văn học” đã được Viện Văn học đứng ra tổ chức tại Hà Nội vào ngày 04/06/1998 Hội thảo đã đạt được kết quả tốt đẹp trong việc xác định vị trí, vai trò của văn học trong văn hóa,

về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa qua đó nhấn mạnh vào mục tiêu xây dựng một nền văn hóa mới đậm đà bản sắc dân tộc

Như vậy, có thể nói mối quan hệ giữa văn hóa và văn học là mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa tổng thể với bộ phận, trong đó văn học có vai trò đặc biệt quan trọng với văn hóa Trong đó nhà văn là người có vai trò quan trọng Huỳnh

Như Phương có viết: “Có thể nói nhà văn đích thực là một nhà hoạt động văn hoá, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hoá và người đọc là một người thụ

Trang 11

hưởng văn hoá Trong thời đại ngày nay, đa số quốc gia đều là xã hội đa văn hoá, văn học vì vậy cũng đa dạng như văn hoá”.

1.2 Vài nét về văn hóa Nam Bộ

1.2.1 Sơ lược về sự hình thành văn hóa Nam Bộ

Như chúng ta đã biết, văn hóa được định nghĩa là toàn bộ di sản vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong tiến trình lịch sử Chính vì vậy mà văn hóa của một vùng miền hay một dân tộc được hình thành trong quá trình tồn tại

và phát triển của vùng miền hay dân tộc đó Vì vậy, quá trình hình thành văn hóa Nam Bộ gắn liền với quá trình hoang hóa và phát triển của cư dân nơi đây

Nam Bộ là một vùng đất rộng lớn, bao gồm hai vùng nhỏ là Đông Nam Bộ

và Tây Nam Bộ Trong đó, miền Đông Nam Bộ gồm sáu tỉnh và một thành phố trực thuộc trung ương Đây là một vùng đồi núi thấp với những miền phù sa cổ, với khí hậu điều hòa, có lượng mưa thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi

Tây Nam Bộ tức Đồng bằng sông Cửu Long gồm có 12 tỉnh và một thành phố trực thuộc trung ương, là một trong những vùng đồng bằng rông lớn của Đông Nam Á và thế giới Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa điển hình, khí hậu nóng ẩm quanh năm với hai mùa mưa nắng rõ rệt, Tây Nam Bộ có điều kiên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển trông trọt và chăn nuôi thủy hải sản Cùng với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt phù hợp cho tưới tiêu thau chua rửa mặn và bồi đắp phù sa bởi sông Cửu Long và phát triển giao thông đường thủy Đây chính là những yếu tố hình thành và phát triển văn hóa Nam Bộ

Cư dân cư trú ở Đông Nam Bộ sớm hơn so với Tây Nam Bộ, với nền văn hóa Đồng Nai gồm văn hóa đá mới (cách đây khoảng 5000 năm) và văn hóa đồng Còn khu vực Tây Nam bộ khoảng thế kỷ thứ II – VII sau công nguyên, là

sự tồn tại của vương quốc Phù Nam với sự phát triển của văn hóa Óc Eo Nhưng lịch sử phát triển văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều nét khác biệt

với các vùng khác, bởi đó là “…một tiến trình lịch sử đứt gẫy Sau sự biến mất

Trang 12

của nền văn hóa Óc Eo vào cuối thế kỷ VI, Đông bằng sông Cửu Long rơi vào tình trạng hoang vu, hiểm trơ.” (24;59) Nền văn hóa Óc Eo bị tàn lụi do sự diệt

vong của vương quốc Phù Nam nên mảnh đất này rơi vào quá rình hoang hóa

Thời gian đầu Nam Bộ gần như một vùng đất mới được khai phá Các cư dân Việt, Khơme, Chăm, Hoa kiều…cùng với đồng bào các dân tộc thiểu số khác sống lẻ tẻ trên các vùng đất cao, hay các đồi núi ở phương nam Khi xưa

vùng đất Nam Bộ được biết đến như lời nhận xét của Lê Quý Đôn “Từ cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Đại trở nên toàn là rừng rậm hàng nghìn rặm”.

(62;267) Nhà văn Sơn Nam trong biên khảo “ Đông bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa” có viêt: “….một vùng bị bỏ rơi, dân cư thưa thớt, phần lớn là

bùn lầy ẩm thấp, khí hậu ẩm khắc nghiệp Đất úng tạo phèn Muỗi mòng nhiều, tôm cá sinh sôi, cá lớn nuốt cá bé, chim chóc và rắn ăn cá Rắn bắt chim non và trứng chim, chim ăn rắn Cỏ dại, lau sậy làm thức ăn cho heo rừng nai, voi…Nai làm mồi cho cọp Khỉ tha hồ ăn trái câygiữa rừng, ven sông Rừng lâm vồ, sộp, gừa rễ lòng thòng tạo hang động cho cọp sinh sản Tán lá là môi trường của nhiều loài chim Xác thú trôi sông nuôi dưỡng cá tôm Diều quạ và cá sấu sinh sản mau trên bãi bùn…Khó phân biệt đâu là đất bưng, đâu là ao vũng Bờ biển

mơ hồ thay đổi hình dạng, cây mắm, cây đước, cây vẹt từ dưới nhô lên Sông Cửu Long đổ ra biển bồi đắp mũi Tây nam.” (59;16) Đây chính là những thử

thách đầy khắc nghiêt đối với con người sinh sống nơi đây Sau đó đến thế kỷ thứ XVI chúa Nguyễn phát động phong trào “ Nam tiến” thì các cư dân từ các miền tới vùng đất phương nam khẩn hoang, vùng này mới được khai phá và phát triển hơn Đây cũng chính là yếu tố hình thành nên văn hóa Nam Bộ

Như vậy, cùng với quá trình lịch sử khai khẩn đất đai của con người là sự giao thoa nền văn hóa giữa các tộc người Nam Bộ Chính những điều kiện tự nhiên và xã hội đặc thù, đã khiến Nam Bộ có những nét đặc trưng văn hóa riêng khác biệt với văn hóa các vùng miền khác trong nước và khu vực

Trang 13

1.2.2 Những nét đặc trưng của văn hóa Nam Bộ

Nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh chia đất nước ta thành 7 vùng văn hóa, trong đó văn hóa Nam Bộ là vùng thứ bảy và có những đặc điểm riêng biệt của một vùng đất mới Việc phân vùng văn hóa được xác định trên mối quân

hệ giữa văn hóa và địa lý Văn hóa vùng hay chính là văn hóa địa phương, văn hóa lãnh thổ, và được hình thành, tồn tại trong không gian lãnh thổ nhất định, được thể hiện qua một tập hợp các đặc trưng văn hóa về cách thức sản xuât, về

ăn, mặc ở, đi lai, cách thức tổ chức xã hội cổ truyền…

Nam Bộ là nơi có đặc điểm tự nhiên hết sức đặc biệt Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đất đai phì nhiêu màu mỡ Vùng đất này đã được hai con sông lớn là sông Cửu Long và sông Đồng Nai quanh năm bồi đắp phù sa Khí hậu ôn hòa rất thuận lợi cho việc sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp Chính nhờ thiên nhiên ưu đãi, Nam Bộ đã trở thành một vùng đất trù phú, giàu đẹp Do điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, nên con người nơi đây có tính cách hào phóng, bộc trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài, ít suy tính thiệt hơn Từ đặc điểm tự nhiên cho đến tính cách của con người đã tạo cho Nam Bộ có những đặc trưng văn hóa riêng biệt Nói đến những nét đặc trưng văn hóa là nói đến những điểm khác biệt về nền văn hóa của vùng đất Nam Bộ, không thể nhầm lẫn với văn hóa của các vùng miền khác trên Tổ quốc

Nét đặc trưng văn hóa Nam Bộ trước hết đó là nền văn hóa, văn minh nông nghiệp, hay còn gọi “ văn minh miệt vườn” hay “văn minh lúa nước”, “ văn minh kinh rạch” Vùng đất Nam Bộ được biết đến với phần đông là nông dân sinh sống và lao động chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi Đất đai màu mỡ phì nhiêu, kênh rạch dày đặc thuận lợi cho tưới tiêu và nuôi trồng thủy hải sản Tuy nhiên nền nông nghiệp ở Nam Bộ có những sắc thái riêng biệt Nếu ta biết đến mô hình sản xuất nông nghiệp của Bắc Bộ là mô hình “ V-A-C” (Vườn – ao – chuồng) thì nông nghiệp của Nam Bộ có kiểu canh tác kết hợp giữa ruộng và vườn hay còn

Trang 14

gọi “ tiền viên hậu điền” Đến với Nam Bộ ta thấy một điểm khác biệt rõ nét nhất là cảnh vườn trước ruộng sau, không giống như Bắc Bộ và Trung Bộ

Nét đặc sắc thứ hai trong văn hóa Nam Bộ phải kể đến là văn hóa làng –

mô hình tụ cư của cư dân Nam Bộ Cũng giống như phương thức chung của cư dân nông nghiệp ở các vùng miền khác của tổ quốc, nhưng văn hóa làng của cư dân Nam bộ vẫn có những sắc thái riêng biệt

Thông thường làng được hiểu là một địa phận riêng, được bố trí theo kiểu xương cá, lấy đường làng làm trục kết nối, thường được bao bọc bằng các lũy tre Cổng làng là nơi thông ra địa phận khác Mỗi làng có một vài dòng họ cùng huyết thống sinh sống, và lao động cùng nhau, đồng thời có một hương ước riêng, một quy định, luật lệ riêng Nên người ta hay có câu nói “phép vua thua lệ làng” Tuy nhiên, làng ở Nam Bộ khác với làng ở Bắc Bộ, do điều kiện, môi trường tự nhiên cũng như sinh hoạt ở đây khác Đặc biệt do địa hình Nam Bộ có

hệ thống sông ngòi, kênh rạch nhiều, để tận dụng môi trường tự nhiên và tiện việc sinh hoạt nên cư dân ở đây sống dọc theo hai bên bờ kênh và họ quần tụ, xây dựng thành các ấp nhỏ Phương tiện đi lại của họ chủ yếu là chiếc ghe quen thuộc Hơn nữa những cư dân ở những vùng khác nhau, khi di cư về vùng đất Phương Nam, họ mang theo những thiết chế và cách thức tổ chức để xây dựng mối quan hệ cộng đồng của quê hương mình Tuy họ không cùng chung huyết thống trong một làng nhưng họ lại có sự gắn bó, che chở, giúp đỡ lẫn nhau, hiếm

có vùng đất nào mà các dân tộc lại sống hòa hợp như nơi đây

Nét đặc trưng cơ bản của văn hóa Nam Bộ là ngôn ngữ - tiếng Nam Bộ hay còn gọi là phương ngữ Nam Bộ Phương ngữ Nam Bộ được hình thành trong quá trình người Việt đến khẩn hoang vùng đất mới này.Tiếng Nam Bộ có màu sắc riêng biệt, phong phú và đa dạng, nó khác với tiếng của các vùng đất khác của nước ta Khi nhận xét về phương ngữ Nam Bộ, Doãn Đức Thành trong

“Nam Bộ, đất và người” có viết: “Ngày càng có nhiều tiếng Nam Bộ trở thành

Trang 15

thông dụng trong cả nước, nhưng cũng có những tiếng không thể phổ biến được

Có được điều này chính là nhờ tiếng Nam Bộ có được sự giao lưu và chuyển hóa nhanh giữa khẩu ngữ và ngôn ngữ học Và khả năng đồng hóa cao của phương ngữ Nam Bộ”.(24;62).

Ở Nam Bộ vấn đề ăn, mặc, ở của cư dân cũng trở thành một nét đẹp văn hóa điển hình Nếu đến với Bắc Bộ, ta bắt gặp những cô gái Kinh Bắc lúng liếng trong những chiếc áo tứ thân, chiếc khăn mỏ quạ cùng với những làn điệu quan

họ ấm lòng, hay những chiếc áo nâu sòng, hoặc áo chàm của người dân trung du miền núi phía Bắc, thì đến với vùng sông nước Nam Bộ người ta không khỏi ngỡ ngàng, choáng ngợp trước vẻ đẹp của những cô gái miền Tây sông nước thướt tha trong chiếc áo bà ba màu đen, cùng với chiếc khăn rằn và kiểu tóc búi tó sau đầu của họ Do điều kiện vùng sông nước nên từ lâu, áo bà ba đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Nam Bộ

Cùng với văn hóa mặc, văn hóa ẩm thực (ăn, uống) ở Nam bộ cũng có

nhiều nét khác biệt so với quan niệm ăn uống Bắc Bộ “ Món ăn Nam Bộ là sản phẩm độc đáo của miền đất mới, là kết quả của sự giao tiếp với nhiều dân tộc, với các làng văn hóa Đông Tây” (35;304) Khác với tâm lý ăn uống của người

dân Bắc Bộ là muốn ăn uống cùng gia đình trong mâm cơm sum họp cùng người thân, thì người dân Nam Bộ lại thích tụ tập bạn bè, và ăn uống nơi hàng quán, cái

họ tự hào đó chính là ăn tiệm Đặc biệt, Nam Bộ do có sự ưu đãi của thiên nhiên

và sự quy tụ của đa dân tộc, văn hóa nên xuất hiện những món ăn độc đáo và mới lạ mang những nét riêng Có các món ăn của người Việt, người Chăm, người Khơme, người Hoa kiều…Đồ uống ở đây cũng rất đa dạng, phong phú và khác biệt bởi có sự đa dạng về hoa quả ngon, lạ Nếu nước uống giải khát chủ yếu của người Bắc là cốc trà đá, nước sấu, hay nước mía… thì nước uống ưa thích của người Nam Bộ là nước dừa, nước dứa…

Trang 16

Còn về nhà ở, Nam Bộ cũng có những điểm khác trong quan niệm nhà ở của người dân bắc Bộ Nếu người Bắc thường ưa xây dựng nhà lầu kiên cố theo kiến trúc hiện đại cầu kì, sang trọng thì người Nam Bộ lại không quá coi trong vấn đề xây dựng nhà ở Cư dân thường chọn kiểu nhà hai gian ba chái, làm bằng tre nứa, lợp bằng lá dừa, phân vách khá đơn giản thuận tiện cho việc di dời đi nơi khác, bởi cuộc sống của họ hợp đâu thì ở đó.

Nhắc đến các giá trị văn hóa tinh thần của cư dân Nam Bộ, chúng ta không thể không nhắc tới đời sống văn hóa tâm linh của họ Do nơi đây có nhiều chủng tộc sinh sống, nhiều nguồn văn hóa khác nhau nên cư dân ở đây có một đời sống tâm linh đa dạng phong phú, với nhiều tôn giáo khác nhau Nam bộ là nơi hội tụ đầy đủ các loại tôn giáo như: Phật giáo, thiên chúa giáo, Hồi giáo, ki

tô giáo… nơi đây cũng xuất hiện nhiều giáo phái khác nhau như Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Đạo Dừa…và các tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, thổ công, thành hoàng….Như vây, có thể nói sự đa dạng trong tôn giáo ở Nam Bộ cũng là một nét văn hóa khác biệt và mang nét đặc thù riêng của vùng

Ngoài ra, khi nói tới văn hóa Nam Bộ ta không thể quên nhắc tới tính cách của con người Nam Bộ Ai cũng được biết đến tính cách của người Nam Bộ đó

là những người “trọng nghĩa khinh tài” như Lục Vân Tiên của ông Đồ Chiểu: “ Nhớ câu kiến ngãi bất vi – Làm người thế đấy cũng phi anh hùng” Ngoài ra, ta còn thấy người Nam Bộ là những người hào phóng, hiếu khách; yêu nước nồng nàn; bộc trực, thẳng thắn Chính do điều kiện sống của cư dân gắn bó thân thiết với thiên nhiên nên tạo cho họ một lối sống hào phóng, cởi mở, nhiệt tình mến

khách: “…đồng bào rất yêu thương đùm bọc nhau, dẫn đến việc trong cuộc sống hàng ngày họ rất hay làm phước, mà việc làm phước ở đây cũng hể hiện với tính riêng, họ không quen nói đạo lý mà giúp bằng những cách khác như giúp vốn, giúp nghề cụ thể…”

Trang 17

Có thể nói, tính cách con người và văn hóa vùng đất Nam Bộ được hình thành trong sự tác động qua lại giữa thiên nhiên, xã hội con người trên nền tảng tính cách dân tộc Việt Nam.

Như vậy, vùng đất Nam Bộ tuy được tồn tại và phát triển trong khoảng thời gian trên dưới 300 năm lại đây, nhưng nó đã có được bề dầy lịch sử và chiều sâu của văn hóa tư tưởng Chính miền sông nước với những đặc điểm riêng về địa hình, và xã hội đã tạo ra một vùng đất mới với sự phong phú, đa dạng về văn hóa Góp phần tô điểm thêm cho công cuộc “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” trong quá trình phát triển và hội nhập văn hóa đất nước

1.3 Nhà văn Đoàn Giỏi với vùng đất Nam Bộ

1.3.1 Đoàn Giỏi - nhà văn Nam Bộ

Đoàn Giỏi sinh năm 1925 tại Tân Hiệp – Châu Thành – Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) Đoàn Giỏi được sinh ra trong một gia đình địa chủ yêu nước và giàu có nhất vùng Cha ông là Đoàn Văn Vàng – một địa chủ trí thức yêu nước Sau Cách mạng tháng Tám, cha ông đã hiến tất cả mọi tài sản của mình cho chính quyền Gia đình Đoàn Giỏi có mười anh em, Đoàn giỏi là con thứ tư trong gia đình Anh em của ông đều là những chiến sĩ cách mạng bất khuất kiên trung, dũng cảm trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp Đoàn Giỏi, thuở nhỏ học trung học tại Mỹ Tho, sau đó ông theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định Nhưng sau ông lại gắn bó với sự nghiệp văn chương Với tác phẩm đầu tay “Nhớ

cố hương” 1943, được nhà văn Hồ Biểu Chánh chọn đăng trên tờ Nam kỳ tuần báo, từ đó trở đi Đoàn Giỏi coi Hồ Biểu Chánh như một người thầy của mình Vì vậy, mà sau này những tác phẩm của ông đều được sự góp ý chân thành từ nhà văn tiền bối này Văn của Đoàn Giỏi có lối tư duy khá gần gũi với lối tư duy của

Hồ Biểu Chánh, nhưng văn phong Đoàn Giỏi vẫn mang dáng dấp khỏe khoắn, mạnh mẽ, gai góc và phóng khoáng hơn của một người con miền Tây sông nước

Trang 18

Theo con đường nghệ thuật mới được một thời gian ngắn, Đoàn Giỏi chuyển sang làm ngành công an Năm 1947, ông làm trưởng công an kiêm phụ trách 10 xã thuộc huyện Châu Thành Một năm sau, ông trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, là phó ty truyền thông của tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) Đoàn Giỏi kiêm luôn phụ trách phòng văn nghệ, chủ bút báo tiền phong – một cơ quan của Mặt trận Viêt minh Mỹ Tho Năm 1950, Đoàn Giỏi chuyển sang làm phó trưởng ty thông tin Rạch Giá, năm 1951 về công tác tại Ban thường vụ Ban chấp hành Hội văn nghệ Nam Bộ, kiêm ủy viên biên tập tạp chí

“Lá lúa” Thời gian ở đây là thời gian mà con đường nghệ thuật trong ông đang trỗi dậy mãnh liệt nhất thôi thúc ông tiếp tục sự nghiệp văn chương của mình Con người và mảnh đất quê hương luôn là nguồn đề tài và cảm hứng trong các sáng tác của ông

Có lẽ vì sinh ra và lớn lên, trưởng thành ở Nam Bộ nên Đoàn Giỏi hiểu, yêu quý và gắn bó sâu đậm với Nam Bộ Vì thế mà khi tập kết ra Bắc, sống trên đất Bắc mà ông vẫn luôn đau đáu hướng về quê hương Vì vậy, trong suốt thời gian trên 40 năm cầm bút, Đoàn Giỏi luôn viết về Nam Bộ Nam Bộ đã trở thành

đề tài và mạch nguồn cảm hứng trong các sáng tác của ông: từ tác phẩm đầu tay cho đến tác phẩm cuối cùng Đoàn Giỏi đã để lại cho nền văn học nước nhà một

số lượng tác phẩm đồ sộ, đa dạng ở các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, ký, thơ ca, biên khảo…

Giai đoạn chống Pháp:

1.Nhớ cố hương (1943)- truyện ngắn

2 Khí hùng đất nước (1946) – Ký

3 Người Nam thà chết không hàng (1947) – kịch thơ

4 Đường về Gia Lương (1948)- truyện ngắn

5 Những dòng mau Nam Kỳ 40 (1948) – Ký

6 Chiến sĩ Tháp Mười (1949) – kịch thơ

Trang 19

7 Giữ vững niềm tin (1954) – Thơ

8 chuyện thằng Cồi (1954)- truyện thơ

Giai đoạn chống Mỹ:

1 Trần Văn Ơn (1955)- truyện vừa

2 Cá bống mú (1955)- truyện vừa

3 Đèn tôi bay về Lục Hồ Chí Minh (1955)- ký

4 Cây đước Cà Mau 1955- Ký

5 Ngọn tầm vông 1955-ký

6 Đất rừng Phương Nam 1957- tiểu thuyết

7 Cái trống con -1958- truyện ngắn

8 Hoa hướng dương (1960) truyện vừa

9 Trước giao thừa (1960)- truyện ngắn

10.Đường đi qua làng (1961) – truyện phim viết chung với Chi Lăng11.Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)- truyện vừa

12.Người thủy thủy già trên hòn đảo lưu đầy (1963)- truyện vừa

13.Như nước trong nguồn (1966)- ký

14.Chuyến xuồng đêm (1971)- truyện ngắn

15.Chung một kẻ thù (1971)- truyện ngắn

16.Người đồng hương (1971)- truyện ngắn

17.Người tù chính trị năm tuổi (1973) – truyện ngắn

18.Tiếng trông (1973)-ký

Sau giải phóng:

1 Chuyến xe thổ mộ ngày giáp tết (1977) – truyện ngắn

2 Những chuyện lạ về cá (1979)-biên khảo dành cho thiếu nhi

3 Tiếng gọi ngàn (1982)- truyện ngắn

4 Qua những chặng đường (1982)- Chấp bút hồi ký Nguyễn Thị Thập

5 Rừng đêm xào xạc (1984)-truyện ngắn

Trang 20

6 Họ là ai (1986)- Ký

7 Các con vật trên rừng dưới biển (1986)- biên khảo dành cho thiếu nhi

8 Chú bé Hà Nội và con chim ó lửa trên Đồng Tháp Mười (1987)- truyện ngắn

9 Núi cả cây ngàn-1989-tiểu thuyết đề cương

Trong số những tác phẩm của Đoàn Giỏi viết về Nam Bộ thì “ Đất rừng phương nam” là tác phẩm đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với nhà văn Đoàn Giỏi Ông không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn cả các nước trên thế giới Năm

1997, tác phẩm đã được biên kịch và đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn của Hãng phim truyền hình TP Hồ Chí Minh dựng thành phim “Đất Phương Nam” dài 11 tập và đạt được giải thưởng A của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1997 Bộ phim nhanh chóng chiếm được cảm tình của khán giả mọi lứa tuổi trong và ngoài nước

Đoàn Giỏi có sự hiểu biết sâu rộng về đời sống văn hóa của con người vùng rừng đất phương Nam, nên những trang văn của ông đều toát nên vẻ đẹp riêng về xứ sở mình Ông say mê sáng tác về vùng đất Nam Bộ cho tới khi ông

ốm nằm trên giường bệnh ông vẫn ôm cuốn đề cương tiểu thuyết “Núi cả cây ngàn” Theo lời nhà văn Đoàn Minh Tuấn kể, hôm rời nhà đi cấp cứu Đoàn Giỏi còn mang theo bản đề cương chi tiết của tập “Núi cả cây ngàn” tính vào đó để

viết Đoàn Giỏi nói với Đoàn Minh Tuấn: “Tao vô đó tranh thủ viết rồi có chết luôn ở trỏng cũng được!” (1;215) Nhưng do bệnh nặng nên chỉ vào viện được

vài ngày thì ông qua đời (năm 1989 tại bệnh viện đa khoa Mỹ Tho) với bao giấc mộng chưa thành

Đoàn Giỏi tuy đã đi xa nhưng ông đã để lại trong lòng bạn đọc trong và ngoài nước với bao niềm tôn kính và cảm phục Bởi với một cuộc đời hơn bốn mươi năm cầm bút, ông đã kịp để lại cho đời những trang văn đẹp đẽ và mang đậm màu sắc văn hóa Nam Bộ

Trang 21

1.3.2 Nam Bộ - mạch nguồn cảm hứng chủ đạo của Đoàn Giỏi

Nam Bộ, một vùng đất mới được khai phá của đất nước ta Tuy nó được hình thành và tồn tại khoảng trên dưới 300 năm nhưng đây lại là mảnh đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa riêng không giống như những vùng khác của tổ quốc Đây cũng là nơi đã sinh ra nhiều thế hệ nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, ….Nam Bộ đã trở thành đề tài chính được các nhà văn, nhà thơ khai thác Trong số các nhà văn viết hay và sâu sắc về Nam Bộ sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không kể tới cây bút Đoàn Giỏi- người con của đất rừng phương Nam Bởi với ông, Nam Bộ đã trở thành mạch nguồn cảm hứng cho những sáng tác của mình Mạch nguồn cảm hứng Nam Bộ bắt nguồn từ tác phẩm đầu tiên đến tác phẩm cuối cùng Tác phẩm đầu tay của ông là “Nhớ cố hương” Tác phẩm đã thể hện được tình cảm găn bó sâu sắc của người con xa xứ hướng về quê hương “Nhớ cố hương” ra đời năm 1943 được in trên tờ báo Nam kỳ khởi nghĩa, và đã gây được tiếng vang lớn

Đặt chân lên đất Bắc sau hơn ba mươi năm gắn bó với mảnh đất chôn nhau cắt rốn, như bao người, Đoàn Giỏi cũng mang trong mình nỗi nhớ quê da diết Nhớ và viết Viết bằng sự rung động của trái tim và những dạt dào của niềm

xúc cảm “Tôi ngồi mơ màng lắng nghe tiếng mưa phun reo đều đều như tiếng suối ngàn Việt Bắc Chiều thu, một sắc cầu vồng nhỏ hiện chéo qua vầng bụi nước phun giữa vườn cây rực vàng Bên kia hàng băng gỗ dài màu xanh, có những người ngồi trầm ngâm hong nắng, đọc báo Một cụ già ngồi ngủ lơ mơ Bụi nước phun bay như tro phun nhẹ vào xuân Hà Nội” (23;103) Ông rất chân

thành khi trải lòng mình qua những trang văn của mình: “Tôi xa Cà Mau đã có hơn mười lăm mười sáu năm rồi Sự hiểu biết của tôi về những con người trên vùng đất ấy hiện nay cũng không hơn gì sự hiểu biết của mọi người chưa có dịp

về qua nơi đó Nhưng ngắm nhìn từng chân dung và tính cách của họ trong Bức thư Cà Mau của Anh Đức và Rừng U Minh của Trần Hiếu Minh, tôi có cảm giác

Trang 22

như gặp lại một người yêu cũ Thấy khác xưa mà cũng chẳng khác xưa! Trong tiếng cười giọng nói, trong cách sống cách đánh giặc, ở nét mới hiện tại còn in rõ bóng dáng thân quen cũ ngày nào Có phải điều đó ta vẫn thường quen gọi truyền thống đây chăng?” (23; 623)

Mặc dù viết nhiều tác phẩm ca ngợi quê hương nhưng Đoàn Giỏi vẫn thấy chưa đủ Vì vậy trong cuộc nói chuyên nhân chuyến đi công tác qua quê Đoàn

Giỏi, Nguyễn Mạnh Tuấn đã có cuộc trò chuyện cùng nhà văn: “Chúng tôi rời Tân Hiệp đi Cần Thơ khi trời đã tối sập Tối hôm đó chúng tôi nghỉ ở khách sạn Long Xuyên, nhân lúc đứng riêng với nhà văn Đoàn Giỏi, tôi hỏi ông:

- Anh có tiếc thời vàng son…giàu có?

Ông vẫn còn ngà ngà say trong men rượu:

- Nếu có gì đáng tiếc, tôi chỉ tiếc mình đã không viết được nhiều và viết những tác phẩm xứng đáng cho quê mình”(39) Ngay cả khi sắp rời xa cõi đời,

nhà văn vẫn muốn hoàn thành nốt cuốn tiểu thuyết đề cương “Núi cả cây ngàn” Nhưng ông không còn đủ sức khỏe để viết tiếp nữa Tình yêu ông dành cho quê hương lớn lao vậy đó Chính vì lẽ đó mà cảm hứng viết về Nam Bộ dấu yêu luôn

là mạch cảm xúc chủ đạo xuyên suốt toàn bộ những sáng tác của ông, từ tác phẩm đầu tay “Nhớ cố hương” cho đến tác phẩm cuối cùng “Núi cả cây ngàn” Chính vì thế, chất văn hóa Nam Bộ xuyên thấm vào từng trang văn của Đoàn Giỏi, những trang văn luôn phập phồng hơi thở của vùng đất rừng, sông nước

miền Tây của Tổ quốc Như lời nhận xét của Đỗ Thành Nam: “Đoàn Giỏi hút hồn người đọc bởi những trang văn đặc sắc, ngồn ngộn chất liệu, hơi thở của một vùng sông nước hiện còn bị chia cắt, không mấy người tiếp cận được Ông lại là người con của vùng đất ấy viết về nơi chôn nhau cắt rốn của mình nên trang văn của ông luôn phập phồng cảm xúc và thực sự có sức nặng Chẳng thế

mà đọc truyện ngắn “Cây đước Năm Căn” của Đoàn Giỏi, nhà thơ Xuân Diệu,

Trang 23

người mặc dù chưa đặt chân tới Năm Căn bao giờ đã xúc cảm viết nên bài thơ

“Bà má Năm Căn” rất cảm động”(8)

Cảm hứng Nam Bộ trong sáng tác của Đoàn Giỏi được chảy dài từ những tác phẩm đầu tay cho tới những tác phẩm cuối cùng của nhà văn Nó giống như một nguồn sữa mẹ tưới mát nuôi dưỡng cho tâm hồn người nghệ sĩ Đoàn Giỏi sáng tác ở nhiều thể loại và nhiều giai đoạn khác nhau nhưng hầu khắp các tác phẩm của ông mang dáng dấp của thiên nhiên và con người Nam Bộ như “Đất rừng phương Nam”, “Cá bống mú”, “Hoa hướng dương”, “Rừng đêm xào xạc”

Vì vậy mà khi đánh giá về đóng góp của Đoàn Giỏi đối với văn học Nam

bộ nói riêng và văn học Việt Nam thế kỷ XX nói chung, Xuân Diệu cho rằng:

“Miền Nam có Đoàn Giỏi là một tự hào lớn, và chỉ có Đoàn Giỏi mới có nhân vật, phong cách ngôn ngữ, phong tục của vùng đất hào hùng đó”(16)

Như vậy, có thể thấy Nam Bộ chính là mạch nguồn cảm hứng vô tận trong những sáng tác của Đoàn Giỏi Nó là niềm động lực và giúp cho nhà văn có được những tác phẩm có giá trị Những tác phẩm đó mang dấu ấn rất riêng, rất Nam Bộ, rất Đoàn Giỏi

1.3.3 Đoàn Giỏi – người biến miền quê riêng thành miền quê chung

Nam Bộ - một vùng đất đai trù phú, thiên nhiên ưu đãi với sông ngòi kênh rạch chằng chịt, con người hiếu khách, phóng khoáng, thủy chung nghĩa tình Tuy là một vùng đất mới được khai phá, nhưng Nam Bộ có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa Nam bộ - cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc viết về mảnh đất và con người nơi đây Vùng đất Mỹ Tho (nay là Tỉnh Tiền Giang), đã không khỏi tự hào trước một nhà văn Đoàn Giỏi nghĩa khí, hào hiệp, dũng cảm, phóng khoáng Người đã biến “Đất rừng Phương Nam” xa xôi của Tổ quốc thành quê hương thân thuộc của bao người bao thế hệ trong và ngoài nước Đoàn Giỏi là người con, là sự kết tinh của nền văn hoá Nam Bộ, ông đã hiến trọn sự nghiệp của mình để viết về con người và văn hóa

Trang 24

Phương Nam Để có một vùng đất Phương Nam trù phú, màu mỡ, với thiên nhiên ưu đãi…Ta không khỏi bùi ngùi xúc động trước công lao mở đất của cha ông ta trước đây với bao khó khăn, nguy hiểm, hy sinh cùng với một tình yêu quê hương đất nước tha thiết Bởi vây, từ lâu, những câu hò, điệu lý đã đi sâu và

in đậm trong từng thớ đất, con người, từng rặng cây và từng mái lá đơn sơ… để hôm nay chúng ta được kế thừa một tài sản âm nhạc vô giá mang đậm dấu ấn của miền Tây sông nước

Mảnh đất đó, đã có một người con trong số vô vàn những người con nặng lòng với quê hương, xứ sở Nhà văn Đoàn Giỏi đã biến miền quê hương thân thuộc của mình thành miền quê chung của mọi người Vì vậy, trong tập tiểu luận

- phê bình “Tiếng vọng những mùa qua” của Nguyễn Thị Thanh Xuân nhận định

về tác giả “Đất rừng phương Nam” có viết: “Có mảnh đất sinh ra những nhà văn, và ngược lại, có nhà văn từ trang viết đã biến miền quê riêng của mình thành miền quê chung thân thuộc trong tâm tưởng bao người Với Đoàn Giỏi, tôi nghĩ rằng ông đã đón nhận được cái hạnh phúc đó Ông đã đem đến cho bạn đọc cả nước những hiểu biết và tình cảm về một vùng đất mà trước đó xa ngái, hoang sơ trong hình dung của mọi người Ông đã xây dựng những nhân vật lòng đầy nghĩa khí mà tinh tế và giàu chất văn hóa " (46) Nhà văn Đoàn

Giỏi với tình yêu dành cho quê hương cùng với tài năng nghệ thuật của mình đã biến vùng đất phương nam xa xôi của Tổ quốc thành miền quê chung của bao bạn đọc trong và ngoài nước Đặc biệt, ông đã thổi vào những trang văn của mình hơi thở, nhịp sống, văn hóa của vùng Nam bộ

Hay TS Phạm Văn Tình trong bài “Mái đình - nét đẹp trong hồn quê Việt Nam” trong bài viết của mình, TS Phạm Văn Tình rất ấn tượng những dòng cảm

xúc của Đoàn Giỏi trong “ Măng tầm vông” mô tả tâm trạng của người con miền

Nam tập kết ra Bắc ngồi trên thuyền nhìn lại xóm làng mình lần cuối: “Tôi đứng mãi trên boong, chờ đợi phút qua ngang nhà Làng tôi, xanh ngắt những tàu

Trang 25

dừa, tàu chuối Mái đình cháy hơn một nửa, nhô ra giữa rặng cây Bờ tầm vông thấp thoáng, ngọn tầm vông hoe vàng trong ánh nắng một chiều thu”.

“Mái đình cháy hơn một nửa” – vết tích của chiến tranh tàn phá, như một nỗi đau gieo giữa lòng nhà văn, một người con sắp tạm rời xa xứ sở Đấy là nỗi đau đau đáu của dân tộc bao nhiêu năm Đó là một mảnh hồn quê, làm nên một nét đẹp của xóm làng Việt Nam, từ lâu đã in vào tâm khảm mỗi con người và toả sáng trong những áng thơ văn” (55) Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi,

dường như những cảnh vật, muông thú tự nhiên của cánh rừng phương nam xa xôi của tổ quốc cứ ùa về như một thời của ký ức mỗi người thân thuộc biết bao Cảnh thôn xóm của các ấp, các làng với những nét đẹp sinh hoạt văn hóa riêng trở nên thân thuộc đối với bạn đọc bao miền

Vì vậy, Đất và rừng Phương Nam đã không chỉ là quê hương của riêng nhà văn Đoàn Giỏi mà đã trở thành mảnh hồn quê chung của bao người Việt Nam Đọng lại trong lòng người đọc là cảnh và người Nam bộ với bao nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Tác giả viết về vùng quê Nam bộ, nhưng ta như thấy khung cảnh sinh hoạt của vùng quê mình Đoàn Giỏi đúng là người biến miền quê riêng thành miền quê chung

Trang 26

CHƯƠNG II: VĂN HÓA NAM BỘ QUA NỘI DUNG SÁNG TÁC

Tuy ra đời muộn hơn so với các vùng miền khác, nhưng văn học miền Nam đã đạt được những thành tựu lớn, đóng góp một phần không nhỏ vào nền văn học nước nhà Từ xa xưa, đã xuất hiện những nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc như Nguyễn Đình Chiều nhà thơ lớn của văn học Nam Bộ ở thế kỷ XIX, ông

đã để lại cho kho tàng văn học nước nhà những tác phẩm có giá trị yêu nước và nhân đạo sâu sắc Nhà văn Hồ Biểu Chánh – người mở đầu cho tiểu thuyết hiện đại miền Nam ở đầu thế kỷ XX, với những tác phẩm ca ngợi về con người và văn hóa Nam Bộ Hay ta được biết đến một nhà “ Nam Bộ học” Sơn Nam vào nửa cuối thế kỷ XX Cùng thời với nhà văn Sơn Nam, là thế hệ học trò của nhà văn Hồ Biểu Chánh, Đoàn Giỏi – một nhà văn trẻ có đóng góp lớn lao cho nền văn học Nam Bộ đương thời Hầu hết những sáng tác của Đoàn Giỏi đã góp phần dựng lên bức tranh xã hội Nam Bộ thu nhỏ, tái hiện lại văn hóa và lịch sử hào hùng của một vùng trong những ngày mở cõi và chống quân xâm lược Đoàn Giỏi sáng tác từ năm 17 tuổi với tác phẩm đầu tiên “Nhớ cố hương” đăng ở Tạp chí Nam kỳ Làm bộ tuyển tập này, NXB Văn hóa - Thông tin đã trân trọng viết

trong lời giới thiệu: “Các tác phẩm của ông không chỉ thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa số phận của người dân với vận mệnh của đất nước, mà trong cái rộng lớn là Tổ quốc, ông còn thể hiện một cách tinh tế, nhuần nhuyễn, hòa quyện trong đó cảnh sinh hoạt, phong tục, tập quán, cảnh sắc thiên nhiên và nhất là tính cách và tâm hồn của người Nam bộ… Với vốn sống phong phú về vùng đất phương Nam, với niềm say mê, tìm tòi, khám phá, những tác phẩm của ông luôn sống cùng thời gian, để lại cho người đọc sự trong trẻo, hồn nhiên và cái cao cả trong tình người Phải nói rằng Đoàn Giỏi là cây viết về thiên nhiên Nam bộ hay nhất từ trước tới nay”” (27)

Trang 27

Khác với các nhà văn cùng thời khác, ngòi bút và văn phong của Đoàn Giỏi mang những dấu ấn riêng, tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn riêng với người đọc

Vì văn chương của ông vừa sắc sảo, vừa gai góc nhưng cũng rất phóng khoáng như mảnh đất phương Nam hoang sơ và dữ dội Hơn nữa những sáng tác của ông, phập phồng hơi thở của vùng sông nước miền tây Bằng một cảm hứng say sưa với đất trời Nam Bộ, ông đã để lại cho đời những trang văn thật đẹp vể cảnh

và người Nam Bộ Cùng với một tình yêu quê hương, đất nước tha thiết sâu nặng, nhà văn đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên và cuộc sống văn hóa của con người nam Bộ phong phú đa dạng qua vốn hiểu biết, vốn sống và lăng kính của người nghệ sĩ Trước hết dấu ấn văn hóa Nam bộ trong văn chương Đoàn Giỏi được thể hiện qua thiên nhiên và cuộc sống văn hóa của con người Nam Bộ

2.1 Thiên nhiên Nam Bộ trong sáng tác Đoàn Giỏi

Thiên nhiên là tất cả những gì có sẵn tồn tại xung quanh chúng ta mà không phải con người tạo ra Đó là trời, mây, sông, núi, trăng, sao, lá cỏ, cây, hoa lá, gió mưa…Thiên nhiên vốn là đối tượng khai thác của rất nhiều ngành nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh trong đó có văn học Trong văn học từ cố chí kim, từ Đông sang Tây, thiên nhiên vốn là nguồn đề tài vô tận của các thi nhân Việt Nam từ xưa tới nay Thiên nhiên đi vào văn học không phải là sự ngẫu nhiên hay vô tình mà bao giờ cũng bộc bạch một trạng huống tình cảm, một ý tưởng cuộc đời hay một cách nhìn nhân thế Khi văn học viết chưa ra đời, thiên nhiên đã là nguồn cảm hứng đầu tiên của những người bình dân Nó thể hiện qua các câu ca dao và những làn điệu dân ca ngọt ngào, đằm thắm Và thể hiện tính chất phác, hồn nhiên của tâm hồn khoáng đạt nơi thôn dã Văn học trung đại coi thiên nhiên có vai trò, vị trí rất cao trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm Các nhà thơ nhà văn thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp thì trong văn học hiện đại, tuy vị trí, vai trò của thiên nhiên cũng có sự thay đổi nhưng nó vẫn rất quan trọng trong mỗi tác phẩm

Trang 28

Vì vậy, thiên nhiên vừa là đối tượng miêu tả, vừa là nơi để nhà thơ, nhà văn gửi gắm và sẻ chia những tâm sự của mình Cảnh vật, thiên nhiên trong những sáng tác của Đoàn Giỏi là thiên nhiên của vùng quê Nam Bộ Qua từng trang văn của mình, nhà văn đã dẫn dắt bạn đọc khắp các vùng miền trên cả nước trở về với một vùng sông nước, với những miệt vườn trái thơm quả chín, vùng chợ miền nước nổi, rồi những cánh rừng tràm mênh mông bát ngát, rồi đến những cánh đồng mênh mông bát ngát….Thiên nhiên cảnh vât, dưới sự tác động của thời gian cùng với bàn tay của con người lao động đã có sự đổi khác Chính

sự đổi khác của thiên nhiên đã góp phần tạo cho con người Nam Bộ những nét tính cách riêng Nhà văn đã tập trung khắc họa những hình ảnh quê hương mình

ở nhiều góc độ khác nhác Tuy nhiên, có thể khái quát thiên nhiên Nam Bộ trong sáng tác của Đòan Giỏi ở hai phương diện sau: Thiên nhiên đậm chất hoang sơ,

dữ dội và thiên nhiên tươi đẹp, trù phú gắn bó thân thiết với con người

2.1.1 Thiên nhiên hoang sơ, dữ dội

Cả cuộc đời trên bốn mươi năm cầm bút, Đoàn Giỏi luôn hướng về mảnh đất Nam Bộ thân yêu Đây vốn là một vùng đất trù phú, tươi đẹp được thiên nhiên ưu đãi nhưng nó cũng vô cùng hoang sơ và khắc nghiệt Và được nhà văn khắc họa khá rõ nét trong những tác phẩm của mình Nam Bộ một vùng đất nên những cư dân trong những ngày đầu mới chống xuồng vào khẩn hoang, họ đã phải đối diện với biết bao thách thức, khó khăn mà trước tiên đó là thiên nhiên hoang sơ, dữ dội Môi trường nơi đây đầy dãy những thú dữ và các mối nguy hiểm luôn luôn rình rập con người, đòi hỏi họ phải có sức mạnh để vượt qua

Nam Bộ vốn là mảnh đất giàu tiềm năng và đầy bí ẩn, nơi đây xưa kia là vùng đất bị bỏ hoang nhiều thế kỷ kể từ khi đế quốc Phù Nam tan rã Vì vậy, đây

là một vùng đất hoang sơ, bí hiểm trong “ Bước đường khai phá” Đoàn Giỏi có

viết: “Đất Hậu Giang xưa là miền cùng tịch, chỉ có dừa nước, bần, ô, rô, cóc kèn…những thứ cỏ cây ưa đất trầm thủy nọc um tùm, và vùng thượng lưu sông

Trang 29

Tiền Giang hai bên bờ con sông rạch nào cũng chỉ thấy “rừng tre xanh mịt cao

to, nhành lá xum xuê, phía trong có nhiều ao chàm, nhiều cá tôm, những người thiện nghệ kéo từng đàn năm, mười người vào vạch lùm cỏ tìm bắt để muối hoặc phơi khô, và đốn tre kết bè đem bán các ngã, có lợi tự nhiên…”(Nam thống nhất chí) ” (65 - 635) Đồng thời đây cũng là một vùng đất còn nhiều bí ẩn hoang sơ trong bước đầu mở đất “ Còn thì nói chung cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long – Đồng Nai hầu như phủ đầy những rừng lau, rừng tre gai và rừng sát Đầu thế

kỷ XVII, theo như du kí của Chu Đạt Quan – trên đường sông dằng dặc từ biển Đông ngược về kinh thành đế quốc Ăng Cô Cổ - thì hai bên bờ Cửu Long Giang (vẫn toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng xóa)” (65 - 630).

Sự hoang vu của vùng đất Nam Bộ còn có cả sự linh thiêng và bí hiểm của thế giới tâm linh Vì vậy mà trong nhiều tác phẩm, Đoàn Giỏi đã rất chú ý đến miêu tả chi tiết những ngôi miếu thờ qua đó tạo nên sự huyền bí và cảm giác sợ

hãi đối với bạn đọc: “Đi đâu cũng thấy miếu thờ Những cái miếu lợp lá mật cật

to hơn thước vuông lạnh ngắt, tựa lưng vào các gốc mấm cội gừa thờ các oan hồn uổng tử bị hổ giảo rắn quấn, thờ các hồn ma tá điền bị địa chủ cưỡng bức mang thai ra đấy thắt cổ Tháng mưa dầm, gió rít kèn kẹt trên ngọn cây, tiếng chồn túc con suốt sáng như tiếng đàn bà đưa võng, càu nhàu” (9- 4) Đọc những

trang văn của Đoàn Giỏi viết về thế giới tâm linh người đọc có cảm giác rờn rợn hãi hùng nhưng lại tò mò, như đang đi khám phá kiếm tìm một bí mật nào đó

Không chỉ có vậy, mà thiên nhiên nơi đây còn khắc nghiệt hơn bởi những trận lũ quét mưa rừng vô cùng dữ dội những trận lũ bất ngờ như cuốn phăng

theo tất cả những gì quanh nó Trong “Cuộc truy tầm kho vũ khí” tác giả đã chỉ

ra một trong muôn vàn khó khăn nguy hiểm mà đoàn truy tìm kho vũ khí của

Ninh gặp phải, đó là lũ quét: “Bè vừa ra đến một phần ba sông thì bỗng nghe tiếng ầm ầm từ thượng lưu vẵng xuống mỗi lúc một gần Lũ lại đổ xuống do mưa

Trang 30

thình lình tận những miền xa mà ở đây mọi người không lường trước được Luồng nước xô chiếc bè quay tròn băng băng trôi đi”(65-733).

Đây chính là vùng rừng thiêng nước độc, vắng lặng lúc đêm khuya ghê người Tác giả chỉ điểm qua một vài âm thanh của những con chim thiêng lúc

đêm khuya đã khiến người đọc cảm thấy rợn người: “Tiếng vài ba con chim ụt cũng đồng thời rộ lên, kêu vang dội trong rừng sâu một chập rồi im bặt Im lặng cho đến nỗi con tôm tích búng “bóc” một tiếng trong vũng nước nào đó cũng khiến Woòng Xáng giật mình”.(65;261).

Chính thiên nhiên hoang vu đã tạo ra tâm trạng sợ hãi trên bước đường

phiêu bạt của bé An trong “Đất rừng Phương Nam”, An đã phải trải qua biết

bao cảm giác sợ hãi, rùng rợn trước thiên nhiên hoang sơ, bí ẩn nơi đây Đó là

cảnh những dòng sông “ đen ngòm, ghê rợn”,cây cối ban đêm như hiện hình “

ma quái, ẩn ẩn hiện hiện trong lớp sương giăng bàng bạc” để hù dọa con người

“ Cây đọt chiếc tròn tròn như ngôi mộ Cây tràm quấy lấy dây tơ hồng như những người đàn bà bồng con đứng xóa tóc, tay vẫy vẫy Cây dừa nước, lá nhọn hoắt như những hàng gươm giắt dài theo sống lá tua tủa, chĩa mũi nhọn lên dọa trời”(14;126) Cảnh thiên nhiên nơi núi rừng phương nam trở nên dữ dội hoang

sơ hơn qua lăng kính của nhà văn Trong “Cuộc truy tầm kho vũ khí”, đội truy

tìm kho vũ khí của Ninh đã gặp phải biết bao trở ngại của thiên nhiên hoang sơ đầy dữ dội trong cuộc hành trình của mình Hết việc chống chọi với lũ quét, họ phải trải qua biết bao khó khăn nguy hiểm khác do thiên nhiên gây ra Đó là cảnh rừng tre gai dày đặc hiện ra trước mặt họ, những núi cây rừng quấn lên tận ngọn

tạo thành một bức tường thành kiên cố, đầy huyền bí và nham hiểm: “ Họ dừng lại, ngẩng trông lên Không một cái lá động, không một tiếng chim kêu Dường như chim chóc biết chúng không thể nào bay xuyên qua bức tường thảo mộc kinh dị này, nên chẳng con nào bén mảng tới chăng? Không khí lặng lẽ và uy nghiêm của khu rừng kỳ lạ như ẩn chứa bên trong một sức mạnh không bờ, một

Trang 31

sức mạnh huyền bí của thiên nhiên đầy đe dọa và nham hiểm khiến con người đứng trước nó phải hồi hộp lo âu” (65;772)

Nhưng điều đáng sợ nhất đối với con người sống ở đất rừng Phương Nam

là sự nguy hiểm của thú dữ: trên rừng hổ báo, rắn rết, dưới nước thì cá sấu, cá mập Tất cả sự dữ dội khắc nghiệt của thiên nhiên luôn luôn là mối đe dọa đối với cuộc sống con người nơi đây

Trước hết phải kể đến sự nguy hiểm của cá sấu Những con cá sấu ăn thịt người Do điều kiện đất rừng Phương Nam nhiều kênh rạch, đầm lầy, đây cũng

là nơi trú ngụ của nhiều cá sấu Có những con lên tới trăm năm tuổi Để có được mảnh đất phương nam trù phú như hôm nay, con người nơi đây đã phải đổ biết bao mồ hôi và xương máu

“Hồi đó, cá sấu còn nhiều lắm Bàu nào cũng có, không nhiều thì ít Tệ lắm, cũng bảy con trở lên Bà con quen gọi đó là ao sấu” (14;202).

Cá sấu phục sẵn ở kênh rạch chờ ghe thuyền đi qua là đớp người: “Có hai

mẹ con người đàn bà nọ chở một xuồng nước ngọt đi trên sông Tới ngay vòm con rạch nhỏ, mẹ con cặp xuồng lại chặt tàu lá dừa nước làm buồm Đứa con vừa chặt xong tàu lá, thì một con cá sấu từ rừng bơi ra quất nhào xuống sông Chỉ kịp nghe kêu hai tiếng “Má ơi” rồi thằng bé chìm mất…”(65;633) Ít lâu

sau, người mẹ trả thù giết được con cá sấu thì mẹ cũng phải bỏ mạng Người đọc không khỏi kinh hoàng trước cái chết đang cận kềThị Lụa trong phút chốc qua

“Chuyện rừng thủa ấy”: “Một con cá sấu dài trên bốn thước từ dưới lớp rong mềm trừng lên, há họng ra hai chân trước chồm lên ôm nấm đất” Dưới nước

không chỉ có cá sấu mà còn có nhiều loài vật khác nhau cũng là mối đe dọa tới mang sống của con người như cá mập, rắn hay cá bống mú Chúng ta không khỏi

bàng hoàng sợ hãi trước cái chết đột ngột của Bảy Phát bị cá bống nuốt: “Một con cá bống mú to bằng gian nhà cột căn, ngoài ù ù lội vào Mặt biển đỏ ối Nước đục từ Vàm Rầy chảy qua, thành ra những đương vằn vện Xuyên qua

Trang 32

những dòng nước đục trong lẫn lộn, con cá phóng tới Bẩy Phát như một cây lao” (9;23)và trong giây lát thì “con cá há họng to gần bằng chiếc đệm đớp Bảy Phát như con cá thia thia đớp con loăng quăng Nó quấy đuôi một cái mạnh nổi bùn đục ngầu từ từ lội ra phía Hòn Tre” (9;24)

Ngoài cá sấu ra thiên nhiên vùng đất rừng Phương Nam vô cùng dữ, khắc nghiệt bởi hổ dữ, rắn độc, … luôn luôn đe dọa tới mạng sống của cư dân nơi đây:

“Cọp hùm nhan nhản, ban ngày xông vào các xóm vồ đàn bà, trẻ nít, bắt trâu

bò Rắn hổ mây to hơn bắp vế, hai mắt đỏ như ngọn đèn lướt ào ào như cơn gió, đầu lắc lư cất cao khỏi ngọn cây sậy” hay đêm đến rùng rợn bởi “cọp gầm “cà

um cà um” văng vẳng tiếng vượn hú nỉ non trên côi mấm, tiếng lợn rừng nhai vọp rào rạo bên hè” (9;4) Cuộc sống của con người nơi đây như đặt trong một

tình thế “cá nằm chốc thớt”, bất cứ lúc nào ngoài bệnh tật, thì thú dữ cũng có thể cướp đi tính mạng họ Chính môi trường dữ dội bí hiểm đã giúp con người nơi đây có nét tính cách gan dạ, dũng cảm và có sức mạnh phi thường hơn Trong

“Cuộc truy tầm kho vũ khí”, bối cảnh thiên nhiên dữ dội, hiểm trở luôn làm nền

để thử thách những con người mưu trí, dũng cảm, kiên trung với Cách Mạng Tác giả luôn đặt đội truy tầm kho vũ khí của Ninh vào những thử thách khắc nghiệt Đó là những khó khăn khi đối diện với hổ dữ, rắn độc và muỗi rừng

“Đây là vùng rừng lắm hổ Lúc nào cũng nghe có mùi khét lẹt theo sát bên lưng Trời còn chưa tối, tiếng hổ đã hộc vang hai bên bờ suối Có khi cả ban ngày, hổ hiện ra, sắc lưng vàng cháy giữa mấy vạt cỏ chanh”(65;764).

Bên cạnh hổ dữ, rắn độc nơi núi rừng Phương Nam cũng luôn là một nỗi

ám ảnh đối với cư dân ở đây Đủ các loại rắn trên rừng như hổ mây, hổ mang, mai gầm… con nào con nấy có nọc đều rất độc, luôn rình rập để cắn mồi Những

con rắn bất thường lao ra quăng người khiến người chết đột ngột Trong “Cuộc truy tầm kho vũ khí” người đọc luôn giật mình trước những cái chết bất thường

bị rắn cắn: “Con rắn phùng mang thở phì phì, cất cổ dựng đứng, há họng đỏ

Trang 33

hoét chơm chởm những cái răng trắng, sắc như móc câu, mổ vào bầy chó quần chung quanh Cạnh đó, một tên biệt kích nằm nhắm nghiền mắt, mặt thâm như đất, xùi bọt mép dãy dụa trong tay hai đứa đang ôm ghì hắn lại cho một tên tiêm thuốc vào vai hắn” (65;739) Hay trong “Chuyện rừng thủa ấy”, Tám Mun khi

trong rừng tìm Thị Lụa đã gặp một con rắn hổ mây to bằng bắp chân rất hung dữ,

nó đã ngụy trang khiến mắt người thường khó phân biệt được: “Giữa những chùm rễ phụ, những sợi dây leo buông rũ xuống lối mòn do heo rừng, chồn, cáo thường đi qua, một con rắn hổ mây to cỡ bắp chân người lớn thòng đầu xuống gần đến đất, đuôi quấn chặt trên cành gie ngang Nó đã khôn ngoan vùi bùn cho mất hết mùi hôi và làm tiệp sắc da nâu đen óng ánh ra màu xám mốc ngụy trang giống hệt những chiếc rễ phụ thòng lòng rủ xuống quanh nó” (65;266).

Nỗi sợ hãi không kém hổ báo ăn thịt, đối với người dân vùng đất rừng Phương Nam còn có một điều đáng sợ đó là muỗi, đỉa và những con côn trùng khác trong rừng Vì nơi đây, cây cối âm u rất nhiều muỗi, muỗi quanh năm, ở đâu cũng có Đối với những người mới tới thì nỗi sợ hãi ám ảnh nhất với họ nhất

là muỗi đốt Bởi muỗi đốt nhiều khiến cho con người mắc các căn bệnh hiểm nghèo mà Trong “Hoa hướng dương” người đọc không khỏi bị ám ảnh bởi cái

chết thương tâm của Sáu Què bị muỗi đốt đến chết: “Muỗi bâu đen kín khắp người không còn hở một chỗ da mẹ đẻ Anh em ráp lại xin cho nó, cũng không được Độ một giờ sau, thằng Sáu Què gục xuống chết” (11;168) Hay đó còn là

cảm giác lầy nhầy, lạnh lạnh, nhớt nhớt trong bắp vế của chị Tư Dương khi bị

đỉa cắn trong tác phẩm “Hoa hướng dương”: “Đỉa trâu con nào con nấy bằng ngón tay cái, rúc trong ống quần lầy nhầy, bám vào đùi, rứt được một con, máu chảy theo ướt đỏ tay Trên cổ ông Tám Nghĩa cũng đầy những vệt máu bầm đen Đỉa đã cắn no, rơi lúc nào không biết”.(11;45)

Thảm họa thiên nhiên luôn luôn đe dọa cuộc sống con người nơi đây, bởi bất cứ một phút sơ ý, nó có thể cướp đi mạng sống của họ Vì vậy, con người trở

Trang 34

nên thật nhỏ bé trước thiên nhiên Để tồn tại trước thiên nhiên, khắc nghiệt, buộc con người phải trở nên mạnh mẽ, can đảm, kiên cường, nghị lực để chinh phục

thiên nhiên, đương đầu với thú dữ dẫu biết: “Mỗi miếng ruộng khai hoang đổi mấy mạng người” (9;4).

Nếu những trận lũ quét bất chợt đến khiến con người không kịp trở tay thì người ở đất rừng Phương Nam còn phải đối diện với những trận cháy rừng vô cùng khắc nghiệt Thiên nhiên đất rừng Phương Nam còn chịu những trận cháy rừng khủng khiếp đe dọa đến tính mạng con người, cha con An gặp trận cháy

rừng do quân giặc đốt để càn quét du kích của ta: “Một màn khói đen cuồn cuộn dựng lên trên dãy rừng dọc dài theo sông Mùi dầu bay tới, chỗ chúng tôi khét lẹt Lửa đỏ đã bốc lên, vượt khỏi những cây tram cao ngất ngoài phía bờ sông … Tiếng sậy nổ lép bép nghe gần lắm Gió quạt hơi nóng rừng rực đến tận chỗ chúng tôi”(14;156,157) Trong “Cuộc truy tầm kho vũ khí” đội truy tìm kho vũ

khí của Ninh đã bị bọn giặc bắn lửa đốt rừng khiến họ lâm vào một tình thế cực

kỳ khó khăn nguy hiểm “Lửa xăng đặc gặp cỏ khô và sức nóng của đất bấy giờ, bốc lan tràn một cách khủng khiếp Không khí bị đốt cháy tạo nên những luồng gió xoáy mãnh liệt và gió càng nổi lên, càng giúp sức cho lửa cháy dữ dội hơn Khói bắt đầu trùm lên cánh đồng” (65;789).

Thiên nhiên vùng đất rừng Phương Nam vô cùng khắc nghiệt và dữ dội với muỗi rừng, cá sấu, hổ báo, vùng đất hoang sơ, rừng thiêng nước độc gây bao khó khăn thử thách với con người nơi đây Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện để tôi luyện nên nét tính chất gan dạ dũng cảm của họ Con người nơi đây luôn dũng cảm với ý chí kiên cường vượt qua mọi khó khăn để thiên nhiên Nam Bộ trở thành một vùng đất trù phú, giàu đẹp và thơ mộng Qua việc miêu tả thiên nhiên hoang sơ dữ dội, nhà văn đã thể hiện được tình cảm của mình dành cho con người nơi đây Chính sự dữ dội của thiên nhiên đã làm nổi bật lên tinh thần

Trang 35

và ý chí, nghị lực của người Nam Bộ Bên cạnh đó, ta còn thấy được năng lực quan sát cũng như tài miêu tả cảnh vật hết sức sinh động của nhà văn.

2.1.2 Thiên nhiên tươi đẹp, trù phú gắn bó với con người

Bên cạnh vẻ hoang sơ, dữ dội, khắc nghiệt, thiên nhiên Nam Bộ còn là vùng đất tươi đẹp, trù phú gắn bó với con người Nam Bộ hoàn toàn thay da đổi thịt, mảnh đất hoang vu kì bí xưa đã trở thành một vùng quê trù phú, giàu đẹp

Xứ sở của miệt vườn với nhưng hoa trái nổi tiếng, những thành phố xinh đẹp mọc lên Du khách tới đây dù chỉ một lần nhưng khó có thể quên được cảnh miền sông nước với những con người hồn hậu, mến khách Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng là những người con ưu tú được sinh ra và trưởng thành từ vùng quê trù phú, hiền hòa này Cùng viết về mảnh đất thân yêu của mình, nhưng mỗi nhà văn lại tạo cho mình một hình ảnh Nam

Bộ riêng Khác với các nhà văn khác, Đoàn Giỏi theo dòng chảy lịch sử đã dựng lại bức tranh toàn cảnh về quê hương Nam Bộ trong thời kì hoang dã

Chúng ta cũng từng được biết đến vẻ đẹp mộng mơ của xứ Huế, hay biết đến một Tây Bắc với núi non hiểm trở và những con sông hung bạo nhưng ẩn chứa vẻ đẹp trữ tình Song có lẽ, tạo hóa đã ưu đãi đặc biệt cho thiên nhiên Nam

Bộ hơn cả, những cánh đồng bất tận, được phù sa bồi đáp quanh năm, khí hậu ôn

òa, sản vật phong phú, cây trái trĩu quả…

Sự trù phú, tươi đẹp của nó đã được nhiều nhà văn ca ngợi Đọc “ Hương rừng Cà Mau” của Sơn Nam, ta thấy được vẻ đẹp dịu dàng, hiền hòa, bình yên

của những dòng sông Nam Bộ: “ Bờ sông im lìm, mặt nước thẫn thờ trả lại bóng dáng hiền hòa, của cây chồi mọc sát mé bãi bông vừng buông thõng xuống từng xâu chuỗi hường, chen lấn nối tiếp nhau như bức mành mành.”(Hòn Cổ Tron)

Hay trong “Cánh đồng hoang” của Nguyễn Quang Sáng, ta thấy một bức tranh thiên nhiên thật đẹp với cảnh một đồng nước mênh mông, bông điên điển vàng

Trang 36

phủ kín cả mặt nước, thấp thoáng giữa rừng bông điên điển là hình ảnh Ba Đô và Sáu Xoa đang cất cao giọng hò Đồng Tháp để giao duyên:

“Hỡi cô hái bông điên điển dưới đồng

Hỏi bao nhiêu tuổi có chồng hay chưa?”

( Màn 1, cảnh 1 phim Cánh đồng hoang, kịch bản phim, Nxb văn nghệ 1981)Truyện ngắn và ký của Đoàn Giỏi cũng cho chúng ta một bộ sưu tập đắt giá về một miền Nam Bộ giàu đẹp đầy hấp dẫn Mỗi bức tranh là một hình ảnh sống động ngập tràn hương thơm và lấp lánh sắc màu Đó là vẻ đẹp và sự giàu có của mảnh đất Phương Nam

Trước hết, Nam Bộ là một vùng thiên nhiên giàu có được ưu đãi đặc biệt Nam Bộ vốn là vùng đất đai rộng lớn, quanh năm mưa thuận gió hòa, sông ngòi, kênh rạch nhiều thuận lợi cho việc tưới tiêu, thau chua sửa mặn Vùng đất được hai con sông Đồng Nai, Sông Cửu Long bồi đắp phù sa hàng năm, đất đai tươi tốt phù hợp với trồng cây ăn trái Nhà văn Đoàn Giỏi viết những trang văn ca ngợi sự trù phú của thiên nhiên, tạo vùng đất Nam Bộ những ấn tượng đặc biệt Những ai chưa từng đặt chân tới mảnh đất Nam Bộ, khi đọc những trang văn của ông cũng không khỏi có niềm rạo rực mong ước một lần được đặt chân tới với vùng sông nước Nam Bộ để được thưởng thức những sản vật nơi đây Thiên nhiên trù phú với đầy đủ các loại thuye hải sản như tôm, cua, ba ba, ba khía…Chỉ với những câu văn miêu tả đơn giản nhẹ nhàng đọc lên, ta thấy niềm tự hào của tác giả về sự trù phú của thiên nhiên nơi núi rừng Phương Nam Thậm chí khi tập kết ra Bắc, ông cũng không quên giới thiệu những đặc sản của quê hương

mình: “cá tôm đặc nước Làm một ngày ở không ăn cả nửa tháng”; “Tôm cá thì

đủ thứ, thiếu gì! Tôm càng xanh bằng cườm tay, tép xà búi bằng ngón chân cái, tép bạc lưới về đổ đống, như đống lúa cả trăm giạ Cá dứa thì có mùa, thuộc loại ngon nhất ở đây Thịt mềm ngọt xót, nấu canh chua ngọt lắm Mỗi tháng có hai ngày ba khía hội Nước rong ba khía leo bám đầy lên rễ lên thân cây đước,

Trang 37

cây vẹt.” (10;17) Trong “Đất rừng phương nam”,người đọc như bị hút hồn vào

với cảnh vật nơi đây Đó là những sân chim, hay những kèo ong mật ong và tôm cá… Nhưng ấn tượng nhất đối với bạn đọc đó là được chứng kiến cảnh tượng:

“Một con ba ba to gần bằng cái nong, đặt lật ngửa, cứ ngọ nguậy bơi bơi bốn chân trước ông cụ già ngồi lim dim đôi mắt Những con rùa vàng to gần bằng cái tô, đều tăm tắp, như đổ ở cùng một khuôn ra, nằm rụt cổ trong mấy cái giỏ cần xé Đây là một con nai người ta vừa xẻ thịt ra bán, cái thủ còn nguyên chưa lột da bày giữ đống thịt đỏ hỏn trên những tấm lá chầm Cua biển cũng có, nghêu sò cũng có Còn cá tôm thì nhiều lắm, đử các loại tôm, không kể xiết.”

(14;8) Ngoài ba ba, cua ốc nghêu sò, nai ra thì cá trê bơi từng đàn không bắt

xuể: “Cá trê đi từng đàn bơi đặc cả nước quẫy móng lách tách lục ục như nước cơm sôi, lăm tăm một quãng dài trên sông Đi chài mà gặp cá ăn tía, quăng chài xuống, khi kéo chài lên nếu gặp loại chài cũ bở bở, có thể đứt tung chài.”(14;126)

Nam bộ là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, quanh năm mưa thuận gió hòa, nên ngoài thủy hải sản ra còn có rất nhiều loại hoa trái thơm ngon trĩu quả Tác giả đã giới thiệu với người đọc một vài hình ảnh trù phú của Đồng Tháp

mười được thiên nhiên ban tặng qua bài ký “Đồng Tháp mười” Đó là hình ảnh của những rừng mía: “trùng điệp vùng hiệp hòa”, cùng với “ những vườn cam mật Cái Bè mỹ tho” rồi đến “ những rẫy thuốc Hòa An Cao lãnh” và “những vườn dừa trĩu quả nghiêng xuống khắp ngọn rạch đổ ra sông Cửu Long, các thứ quả vú sữa, lucuma, xoài tượng, dâu, soài riêng, măng cụt, trái nặng cành…”(10;117) Tất cả những sản vật của vùng đất Nam bộ đều mang đậm

hương vị của một vùng quê nước lớn, thấm đượm tình đất và người nơi đây

Ngoài ra trong các sáng tác của Đoàn Giỏi, người đọc còn gặp không biết bao nhiêu loài chim lạ, quý Tác giả đã giới thiệu với bạn đọc hình ảnh của những sân chim, vườn chim với đủ loại chim lạ mà ngoài miền Bắc chưa từng

Trang 38

thấy: như chim điêng điểng, hay những con: “tràng bè đồ sộ như con ngỗng, mỏ

to bằng cổ tay” rồi cả “những con giang sen cẳng cao lêu nghêu nặng hàng năm bảy cân thịt”(14;125) Đặc biệt là chim chóc nơi đây nhiều vô kể, nhìn từ xa:“chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui

ra, bò li ti đen ngàn lên da trời Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tri hồ điệp.Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay

cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt.(14;229).

Ngoài ra ong mật nơi đây cũng nhiều vô cùng “không biết cơ man nào là ong, chúng bay vù vù, đen ngòm, loạn xạ, thành một vầng đen như cái chiếu!”

Thiên nhiên đất rừng Phương Nam tuy dữ dội, hoang vu hiểm trở nhưng cũng rất đẹp, gần gũi chan hòa với con người Tác giả đã kịp “chụp” lại được những khoảnh khắc đẹp đáng nhớ của thiên nhiên nơi đây vào thời khắc mặt trời

lặn:“Trước mắt tôi dần dần mở ra một mảng trời vàng rực Ánh sáng lấp lánh màu bụi vàng kim loại tỏa thành những đường dài rẻ quạt chạy thẳng lên không Một bày cò nối đuôi nhau bay theo hình mũi tên, trông mệt mỏi vội vàng, những đầu cánh trắng nặng nề nhún lên nhún xuống quạt gió lướt đi, cứ như vương vướng những tia vàng hấp hối khiến chúng không bay được Xuồng vẫn trôi băng băng Một lúc lâu, qua khỏi cánh đồng ngập tím một màu lục bình, chúng tôi bắt đầu chui vào vòm cây đen thẳm như một cái hang.” (14;124) Đúng là

những khoảnh khắc tuyệt đẹp nhà văn đã ghi hình được Những trang văn là sự thấm đượm chất thơ hòa quyện với tình quê của tác giả Ông gần như đã thả hồn mình vào từng hơi thở, nhịp đập của thiên nhiên, thì mới có thể có được những trang văn đẹp như vậy Không gian thiên nhiên thật tĩnh lặng, mang trong nó một

vẻ đẹp của thưở sơ khai Với biệt tài tả cảnh và thổi vào đó luồng cảm xúc chân tình của người viết, tác giả đã tạo ra đoạn văn sinh động chân thực, cuốn hút bạn

Trang 39

đọc Người đọc như được lạc vào một thiên đường của sông nước cỏ cây, muông thú và khám phá ra bao điều kỳ thú nơi mảnh đất này Bởi vậy, những ai đọc những trang văn của Đoàn Giỏi tả thiên nhiên tươi đẹp nơi đất rừng phương nam thì đều có một niềm rạo rực và ao ước được hướng tới và trở về nơi đây để được thưởng thức.

Đúng như câu ví “Tháp Mười đẹp nhất bông sen”, nên đọc bài ký“Đồng Tháp Mười”, ta không khỏi choáng ngợp trước vẻ đẹp thanh bình nơi đây: “ Những bông sen, lá xanh lớp lớp nối nhau chạy hút về xa, nối liền với da trời xanh biếc Buổi trưa, đứng dưới gốc tràm nghiêng nhánh xuống đầm sen, đong đưa cụm lá thon dài như lá liễu, tưởng chừng như cả đất trời ngát đượm mùi sen Qua

kẽ lá biếc, sắc trời xanh nhạt từng mảng nhỏ im lìm in trên mặt nước thành một hòa sắc giao nhau, mát mắt” Đặc biệt đầm sen còn đẹp hơn nữa bởi sự xuất hiện của những “con chuồn chuồn kim màu thạch lục nhỏ tí, đáp đáp trên mặt bèo cám li ti, lượn vòng đậu trên nhụy hoa vàng óng ánh Bóng mây trắng bạc trôi trên mặt nước

im lim, như đưa làn nước trôi theo” (10;112) Cảnh đẹp của cánh đồng thẳng cánh

cò bay, cảnh trời nước mênh mông, hoa lá khoe sắc

Vẻ đẹp riêng của vùng đồng bằng sông nước miền cực Nam của tổ quốc được tác giả thể hiện sâu sắc qua từng khoảnh khắc của An trên bước đường

phiêu dạt của mình: “Chao ôi, làn nước lấp loáng ánh trăng lờ đờ trôi nhẹ dưới nước kênh kia mới trong và mát làm sao!Tôi cúi xuống vốc những giọt vàng vỡ vụn vào lòng hai bàn tay, uống lấy uống để, tưởng chừng như mình có thể uống cạn cả con kênh này thì mới hả được cơn khát.” (14;93) “giọt vàng vỡ vụn” là

hình ảnh đẹp, đặc sắc, và ấn tượng nhất đã được tác giả sử dụng Độc giả như có cảm giác dùng bàn tay múc từng giọt ánh trăng tan ra trên dòng kênh

Cảnh thiên nhiên đất rừng Phương Nam hiện lên từng trang văn của Đoàn Giỏi, là những cảnh đẹp riêng của một vùng đồng bằng sông nước Thiên nhiên vừa tươi đẹp vừa trù phú Tuy sống xa quê hương nhưng luôn nặng lòng với

Trang 40

mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình, vì tình yêu quê hương, đất nước nên tác giả

mở lòng mình và dùng mọi kênh giác quan để cảm cảm nhận về nó Phải là người yêu thiên nhiên đất nước mới có thể viết được những dòng văn hay, vẽ được bức tranh sơn thủy hữu tình đẹp như vậy

2.2 Con người Nam Bộ trong truyện và ký của Đoàn Giỏi

Những tác phẩm của Đoàn Giỏi trước tiên là bài ca về phẩm chất tốt đẹp của người dân Nam Bộ trong những ngày đầu mở đất với tấm lòng son sắt, giản

dị kiên cường cùng một tình yêu với mảnh đất của cuộc sống Đó là những con người không quản ngại hy sinh mạng sống của mình trong công cuộc mở cõi và trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm Vì vậy khi đọc “ Đất rừng phương

Nam” Huỳnh Kim có nhận định:“…tuy viết về bối cảnh chiến tranh nhưng những câu chuyện nghĩa tình với cốt cách riêng của con người phương Nam, vùng đất phương Nam đã được nhà văn Đoàn Giỏi mô tả hết sức chân phương, tài hoa và ấn tượng”(27).

2.2.1 Vượt qua khó khăn, chinh phục thiên nhiên trong những ngày đầu mở đất

Đồng bằng Nam bộ, đặc biệt là vùng đất rừng phương nam là một vùng đất hoang sơ, bí hiểm và âm u Ông cha ta đã mất nhiều công sức để mở đất, thậm chí có người còn đổ bao mồ hôi và xương máu Vì “mở cõi” nên người Nam Bộ đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, chiến đấu và chiến thắng được thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội Để tồn tại, mỗi người từ già tới trẻ phải gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng đối đầu với khó khăn, gian khổ và nguy hiểm Cuộc chiến đấu với thiên nhiên đầy gian khổ, khó khăn nên ngay từ những ngày đầu, ta đã thấy xuất hiện những con người mưu trí, dũng cảm

Thiên nhiên vùng đất mới với biết bao khó khăn thử thách đối với tổ tiên

ta - những con người mới chống thuyền vào khai mở đất Họ đã phải bỏ ra biết bao mồ hôi công sức, thậm chí cả tính mạng của mình để khai mở mảnh đất nơi

Ngày đăng: 05/04/2017, 11:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Đỗ Thành Nam, nhà văn của "Núi cả cây ngàn", nguồn: http://vnca.cand.com.vn/news/printview.aspx?ID=55484 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Núi cả cây ngàn
2. Bách khoa toàn thư, Chợ nổi. Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki Link
1. Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Nguyên Ngọc, Đoàn Giỏi, phê bình- bình luận văn học, Nxb Văn Nghệ TP HCM Khác
3. Bích Thu, Tôn Thảo Niên tuyển chọn và giới thiệu (2003), Nguyễn Huy Tưởng, tác giả và tác phẩm. Nxb giáo dục Khác
4. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Khác
5. Đào Thị Thu Hằng (2007), văn hóa Nhật Bản và Yasurari Kawabata (Chuyên luận), Nxb Giáo dục Khác
6. Đinh Xuân Dũng (2004), Văn học, Văn hóa, tiếp nhận và suy nghĩ, NXB Từ điển Bách khoa HN Khác
7. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb, Hội nhà văn Khác
9. Đoàn Giỏi (1955), Cá bống mú, Nxb Văn Nghệ Hà Nội Khác
10.Đoàn Giỏi (1956), Ngọn tầm vông, Nxb Văn Nghệ Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w