SỐ HÌNH TÊN HÌNH TRANG Hình 1.1 Quy trình nghiệp vụ cơ bản khai thác tàu chuyến Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Vosco Hình 2.2 Quy trình lựa chọn đơn chào hàng để ký kết hợp đồng cho thuê t
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trongsuốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhậnđược rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Kinh tế– Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam đã cùng với tri thức và tâm huyết củamình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian họctập tại trường Và đặc biệt trong kỳ này, được sự phân công và đồng ý của giáoviên hướng dẫn em đã được làm đồ án tốt nghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô trong bộ môn đã tạo điều kiệnthuận lợi nhất cho chúng em Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Đặng Công Xưởng đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thựchiện đồ án này Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em rấtkhó có thể hoàn thiện được đồ án tốt nghiệp Em cũng xin chân thành cảm ơnđội ngũ cán bộ nhân viên đặc biệt các chú, các anh trong phòng Khai thác –Thương vụ của Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam đã giúp đỡ, chỉ bảo vàcung cấp các thông tin tài liệu, ý kiến bổ sung để em có thể thực hiện đề tài mộtcách tốt nhất Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôntạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập vàhoàn thành đồ án tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đồ án tốt nghiệp độc lập của riêng em Các tàiliệu, số liệu sử dụng trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúngquy định Các kết quả tìm hiểu, tính toán trong đồ án do em tự xin công ty, tựtìm hiểu và tính toán một cách trung thực, khách quan Các kết quả này chưatừng được công bố trong đồ án nào từ trước
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4Permitting Weather Working days - Những ngày làm việcthời tiết cho phép
Sundays/Holidays Included - Chủ nhật và ngày lễ đượctính vào Laytime
Saturdays, Sundays, Holidays Included - Thứ bảy, chủnhật và ngày lễ được tính vào Laytime
Saturdays, Sundays, Holidays Excluded - Thứ bảy, chủnhật và ngày lễ không tính vào Laytime
Customary Quick Despatch - Thời hạn làm hàng theo tậpquán cảng
Unless Used - Trừ khi có sử dụngPercent - Phần trăm
Đơn chào hàng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 5Bảng 2.1 Danh sách đội tàu hàng khô và hàng rời của Vosco
Bảng 2.2 Danh sách đội tàu dầu sản phẩm của Vosco
Bảng 2.3 Danh sách đội tàu container của Vosco
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vosco
Bảng 2.5 Báo cáo tình hình tài chính của Vosco
Bảng 2.6 So sánh doanh thu năm 2014 và năm 2015 của Vosco
Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật của tàu Vĩnh Thuận và tàu Vega Star
Bảng 3.2 Tính thời gian có mặt tại ở cảng xếp của tàu Vĩnh Thuận
Bảng 3.3 Tính thời gian có mặt tại ở cảng xếp của tàu Vega Star
Bảng 3.4 Tính thời gian chạy của tàu
Bảng 3.5 Tính trọng tải thực trở của tàu
Bảng 3.6 Tính dung tích thực trở của tàu
Bảng 3.7 Tính khối lượng hàng vận chuyển
Bảng 3.8 Tính thời gian chuyến đi
Bảng 3.9 Chi phí khấu hao cơ bản, sửa chữa lớn, sửa chữa
thường xuyên, vật rẻ mau hỏngBảng 3.10 Chi phí bảo hiểm tàu
Bảng 3.11 Lương thuyền viên
Bảng 3.12 Chi phí thuyền viên và chi phí quản lý
Bảng 3.13 Chi phí nhiên liệu
Bảng 3.14 Trọng tải phí, phí bảo đảm hàng hải, phí hoa tiêu
Bảng 3.15 Phí buộc cởi dây, đóng mở hầm hàng, vệ sinh hầm hàng,
đổ rác và cung cấp nước ngọtBảng 3.16 Phí cập cầu và phí giao nhận hàng hóa
Bảng 3.17 Cảng phí
Bảng 3.18 Hoa hồng phí
Bảng 3.19 Tổng hợp chi phí
Bảng 3.20 Kết quả kinh doanh
Bảng 3.21 Lập kế hoạch tác nghiệp chuyến đi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang 6SỐ HÌNH TÊN HÌNH TRAN
G
Hình 1.1 Quy trình nghiệp vụ cơ bản khai thác tàu chuyến
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Vosco
Hình 2.2 Quy trình lựa chọn đơn chào hàng để ký kết
hợp đồng cho thuê tàu chuyến tại Vosco
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, là một ngành kinh tế hoạtđộng trong hệ thống kinh tế của đất nước Hệ thống này không khi nào bị đóng
mà có nhiều lối đi ra thị trường quốc tế, trong đó vận tải biển đóng một vai trò
vô cùng quan trọng, nhất là đối với nền kinh tế thị trường của nước ta trong giaiđoạn hiện nay Trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đát nước,ngành vận tải biển Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về sốlượng lẫn chất lượng với tiềm năng vô cùng to lớn là 3200 km bờ biển, hơn mộttriệu km2 vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn Vận tải biển giúp đẩymạnh quan hệ buôn bán ngoại thương giữa các quốc gia với nhau bởi vì vận tảibiển có giá thành vận chuyển rẻ nhưng khối lượng vận chuyển lớn, góp phầnthúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dận
Đội tàu biển là nhân tố chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển củangành vận tải biển Vì vậy cần tìm cách để khai thác tốt hơn đội tàu biển chính
là tìm cách để góp phần phát triển ngành vận tải biển Trong số các các công tác
để khai thác đội tàu hiệu quả thì việc lựa chọn đơn chào hàng phù hợp là rấtquan trọng để có thể đem lại lợi nhuận cao nhất
Nhận thấy sự quan trọng của việc lựa chọn đơn chào hàng có thể đem lạihiệu quả cho quá trình khai thác tàu, em đã làm đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Lựachọn đơn chào hàng để ký kết hợp đồng cho thuê tàu chuyến tại Công ty cổ phầnVận tải biển Việt Nam (VOSCO)”
Trang 8NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHAI THÁC TÀU
CHUYẾN
Mục đích của chương này là nhằm nắm được bản chất của công tác khaithác tàu chuyến, loại tàu thường sử dụng và các loại hàng thường được chởchuyến, các thuật ngữ thường dùng và nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàuchuyến Đồng thời nắm bắt được các công việc cần làm trước, trong và sau khikết thúc chuyến đi của tàu [1]
1.1 Khái niệm [1]
“Tàu chuyến là loại tàu hoạt động theo không theo tuyến cố định, không
có lịch trình chạy tàu được công bố từ trước mà theo yêu cầu của người thuê tàutrên cơ sở của hợp đồng thuê tàu chuyến
Vận tải thuê tàu chuyến là hình thức tổ chức khai thác tàu hoạt độngkhông theo tuyến cố định, không có lịch trình chạy tàu được công bố từ trước
mà theo yêu cầu của người thuê tàu trên cơ sở của hợp đồng thuê tàu chuyến
Hình thức khai thác tàu chuyến là một trong những hình thức phổ biếnnhất hiện nay đối với hầu hết các nước có đội tàu buôn vận chuyển hàng hoábằng đường biển Hình thức này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang pháttriển có đội tàu còn nhỏ bé, hệ thống cảng chưa phát triển, nguồn hàng không ổnđịnh.”
1.2 Đặc điểm của khai thác tàu chuyến [1]
1.2.1 “Số lượng cảng ghé trong mỗi chuyến đi
Số lượng cảng ghé giữa các chuyến của tàu chuyến là khác nhau, tuỳthuộc vào hợp đồng thuê tàu chuyến (hợp đồng vận chuyển) thỏa thuận mà sốlượng cảng có thể hai hoặc nhiều hơn
1.2.2 Thời gian chuyến đi
Trang 9Thời gian chuyến đi của tàu được xác định kể từ khi tàu kết thúc chuyến
đi trước và bắt đầu tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển mới cho đến khihoàn thành việc dỡ trả hàng tại cảng đích Thời gian chuyến đi của tàu chuyếnkhông cố định, phụ thuộc vào điều kiện hành hải, tốc độ của tàu, mức giải phóng
và thỏa thuận về thời gian làm hàng giữa chủ tàu và người thuê tàu
1.2.3 Loại hàng và khối lượng hàng yêu cầu vận chuyển
Các loại hàng được chuyên chở bằng tàu chuyến thường là nguyên liệu,nhiên liệu, các loại quặng, than đá và sản phẩm nông nghiệp
Khối lượng hàng giữa các chuyến đi là không ổn định, phụ thuộc vào cáchợp đồng hay các đơn hàng (yêu cầu của chủ hàng) Tàu có thể tận dụng tối đahoặc lãng phí sức chở tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể
1.2.4 Tránh nhiệm của người chuyên chở:
Các trách nhiệm cụ thể được quy định trong hợp đồng do hai bên thỏa
thuận Người chuyên chở không được quyền thay tàu khác so với hợp đồng
vận chuyển (trừ khi có thỏa thuận) Hợp đồng thuê tàu chuyến là cơ sở pháp lýràng buộc trách nhiệm thực hiện hợp đồng giữa người vận chuyển và người thuêtàu
1.2.5 Hành trình của tàu: Các chuyến đi của tàu có thể khác nhau về
hành trình, tàu không nhất thiết phải lập lại hành trình cũ, trừ khi chủ hàng thuênhiều chuyến liên tục
1.2.6 Giá cước vận chuyển: Theo thoả thuận giữa người vận chuyển và
người thuê vận chuyển
1.2.7 Loại tàu và cỡ tàu: Các tàu chở chuyến gồm nhiều chủng loại và
nhiều cỡ khác nhau, tùy thuộc vào các nguồn hàng trên từng thị trường
1.2.8 Chi phí xếp dỡ và điều kiện chuyên chở: Người vận chuyển và
người thuê tàu sẽ thoả thuận về các chí phí xếp hàng, sắp xếp hàng và san càohàng trong hầm tàu, chi phí dỡ hàng ra khỏi tàu, chi phí vật liệu chèn lót, chằngbuộc hàng, việc chở hàng trên boong….”
Trang 101.3 Ưu nhược điểm của vận tải tàu chuyến [1]
- Thích hợp với việc vận chuyển các lô hàng có nhu cầu không thường xuyên
- Tàu có cơ hội tận dụng được hết sức tải trong từng chuyến đi, vì vậy nếu làmtốt công tác tìm hàng thì hình thức khai thác tàu chuyến có thể đạt hiệu quả cao,đặc biệt là các lô hàng có khối lượng lớn…
- Tốc độ của tàu chuyến thường thấp hơn tàu chợ và thời gian tập kết hàng dàihơn so với tàu chợ, vì vậy thường gây ra chi phí tồn kho của chủ hàng rất lớn (ứđọng vốn lưu động của chủ hàng)
- Thủ tục ký kết hợp đồng phức tạp, thường gây ra các tranh chấp trong quátrình thực hiện hợp đồng do sự đa dạng về tập quán hàng hải.”
1.4 Phân loại chuyến đi của tàu chuyến [1]
1.4.1 Mục đích của việc phân loại chuyến đi của tàu:
“Các tàu vận tải biển có thể được tổ chức khai thác theo các chuyến đikhác nhau, mỗi loại chuyến đi sẽ có các chi phí khác nhau phụ thuộc vào số
Trang 11lượng cầu bến mà tàu phải ghé vào làm hàng, giá cả nhiên liệu, tính liên tục củasản xuất vận tải và tính chất thị trường,
Để chủ động điều động tàu trong quá trình khai thác, để đưa ra giá cướchợp lý trong từng giai đoạn và từng tình huống cụ thể luôn đáp ứng nhu cầu củakhách hàng người khai thác tàu phải nắm rõ được tính chất của chuyến đi
1.4.2 Các loại chuyến đi của tàu chuyến
* Theo hướng đi của luồng hàng
- Chuyến đi một chiều
- Chuyến đi hai chiều
* Theo số lượng cảng xếp/dỡ hàng hóa trong một chuyến
- Chuyến đi đơn giản
- Chuyến đi phức tạp
* Theo giới hạn thị trường
- Chuyến đi nội địa: là chuyến đi chở hàng giữa các cảng trong nước
- Chuyến đi quốc tế (Chở hàng xuất nhập khẩu hàng hoá, chở thuê giữa các cảngnước ngoài).”
1.5 Thị trường vận tải tàu chuyến (Tramp Market) [1]
1.5.1 Nguồn cung của thi trường vận tải tàu chuyến
“Các loại tàu chở chuyến:
- Tàu hàng bách hoá <General Cargo Ship>: dùng để vận chuyển các loại hànghoá công nghiệp, có bao bì, giá trị hàng tương đối cao Tàu này có nhiều tầngboong (Multi decks), nhiều hầm hàng, có thiết bị làm hàng riêng được bố trí trêntàu, tốc độ thấp và trọng tải nhỏ (dưới 20.000 DWT), dung tích đơn vị từ 1,6 đến2,0 M3/T GC ships không chở container được, chở hàng rời không thuận tiệncho việc cơ giới hóa xếp dỡ Loại tàu này thường phải đỗ ở cảng dài ngày domức giải phóng tàu thấp Loại tàu này vẫn còn tồn tại nhưng giảm dần về sốlượng, chỉ còn khoảng trên 3 triệu DWT vì không thích hợp với xu thế phát triểncủa công nghệ vận tải biển hiện đại
Trang 12- Tàu hàng tổng hợp (MPP): Loại này giống tàu bách hoá (được xếp chung vàonhóm tàu bách hóa) nhưng có ít hầm hàng và ít tầng boong so với tàu bách hoá(thường là hai tầng boong – Tweendecker), có thể chuyên chở được cả
container Loại tàu này có thể chở được cả hàng rời và hàng có bao gói mà tínhkinh tế của tàu vẫn đảm bảo Loai này hiện nay vẫn có thể được bổ sung vào độitàu vào đội tàu định tuyến trên một số thị trường nhất định
- Tàu chở hàng rời khô < Bulk Carier >: Thường dùng để vận chuyển các loạihàng rời đổ đống như: Than đá, ngũ cốc, quặng, phốt phát, phân bón,…Loại tàunày thường có một tầng boong, nhiều hầm hàng, trọng tải lớn đến 200.000
DWT, tốc độ từ 13 - 16 Knots Trên tàu có các cần cẩu riêng và gầu ngoặm(grab) để xếp dỡ hàng rời
- Tàu kết hợp < Combined Carrier >: Được dùng để chuyên chở hai hoặc nhiềuloại hàng Các loại hàng được chuyên chở trên các tàu này Quặng,than, ngũ cốc,phốt phát, dầu mỏ (Ore, Coal, Grain, phosphates, Crude Oil)
- Tàu chở dầu (Oil Tankers): đây là loại tàu có trọng tải lớn nhất, có thể tới
500.000 DWT, chúng được chia làm 6 loại sau đây: Handy (10.000-50.000DWT); Panamax (50.000-70.000 DWT); Aframax (70.000-100.000 DWT);Suezmax (100.000 - 200.000 DWT); VLCC (200-300)103 DWT; ULCC (
- Tàu chở hoá chất lỏng (Liquid Chemical Tankers): Đây là tàu chở hàng nguyhiểm, độc hại, bởi vậy thường là các tàu nhỏ có kết cấu đặc biệt để phòng ngừacác thiệt hại tới môi trường
* Các tàu chở chất lỏng thường có hệ thống bơm trên tàu để làm hàng
Trang 13Nhìn chung, các tàu chuyến thường có tốc độ thấp, cỡ trọng tải khác nhautuỳ thuộc vào tuyến hoạt động và nguồn hàng trên tuyến Tàu chuyến hoạt độngtrên một phạm vi không gian rộng lớn, vận chuyển giữa các khu vực địa lý khácnhau phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu, các tàu hoạt động độc lập không cần cótàu cùng kiểu dự trữ để thay thế khi cần thiết (có thể hủy hợp đồng nếu xét thấytàu không đến kịp Laycan).
1.5.2 Nhu cầu hàng hóa trong thị trường vận tải tàu chuyến
a Hàng lỏng (Liquid Cargoes):
Trên phương diện khai thác tàu, hàng lỏng là những mặt hàng được vậnchuyển bằng các tàu chuyên dụng chở xô chất lỏng Hàng lỏng trong vận tảibiển được hiểu rằng chất lỏng sẽ trực tiếp được chứa trong các khoang chứahàng của tàu
Thị trường vận chuyển hàng lỏng trên thế giới gồm các mặt hàng sau: dầuthô, dầu sản phẩm, khí thiên nhiên lỏng (Liquefied Nature Gas - LNG) và dầukhí hoá lỏng (Liquefied Petrolium Gas – LPG), hoá chất, nước ngọt
Hàng lỏng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng hàng vận chuyểnbằng đường biển (khoảng hơn 1/3 tổng lượng luân chuyển bằng đường biển)
b Hàng rời đổ đống khối lượng lớn (Homogennous Cargoes)
Gồm 5 loại chủ yếu (5 Major Bulk cargo):
- Quặng sắt (Iron Ore)
- Than (Coal)
- Quặng Bô- xít nhôm (Bauxite)
- Quặng Phốt phát (Rock Phosphate)
Trang 14- Lâm sản (Forest products)
- Phân hoá học (Fertilizers)
- Sản phẩm nông nghiệp (gạo, đường, khoai tây )
Hàng rời thứ cấp và hàng trong container chiếm phần còn lại trong tổnglượng hàng vận chuyển bằng đường biển
* Lưu ý: Nhu cầu hàng hóa trong thị trường vận tải tàu chuyến sẽ thay đổi theo thời gian và không gian.”
1.6 Quy trình nghiệp vụ cơ bản khai thác tàu chuyến [1]
Chào tàu và tiếp nhận các yêu cầu vận chuyển
Lập các phương án bố trí tàu theo các đơn hàng
Lập sơ đồ công nghệ chuyến đi
Ước tính hiệu quả kinh tế chuyến đi và chọn phương án phù hợp
Trang 151.6.1 Chào tàu (Tunnage offer) và tiếp nhận các yêu cầu vận chuyển (Đơn hàng- Cargo Offers)
“- Để quảng bá dịch vụ của mình, người khai thác tàu sẽ gửi các bản chào tàu(thông tin các tàu) tới các chủ hàng, đại lý và các nhà môi giới (Send Tunnageoffer to Brokers/Charterers) thông qua các phương tiện truyền thông (tạp chí,
TV, Radio, Website, ) hoặc Mail, Fax, telex Nội dung chủ yếu của TonnageOffer như sau: Tên tàu và quốc tịch, năm đóng và nơi đăng kiểm, các đặc trưng
kỹ thuật chủ yếu của tàu, tổ chức bảo hiểm tàu,…
- Người khai thác tàu sẽ thu thập các nhu cầu vận chuyển (Cargo Offers) từ cácchủ hàng hoặc từ người môi giới gửi tới bằng các Mail, Fax hoặc các Webtise,qua đó tìm kiếm cơ hội kinh doanh phù hợp với điều kiện khai thác của mình,các đơn chào hàng thường có nội dung cơ bản của một như sau: tên hàng, khốilượng cần vận chuyển, dung sai về lượng và quyền lựa chọn, cảng đi và cảngđến của hàng, mức xếp dỡ hàng,giá cước, điều kiện chi phí xếp/dỡ, mức hoahồng môi giới
1.6.2 Lập các phương án sơ bộ bố trí tàu theo các đơn hàng
Sau khi đã lựa chọn được những đơn chào hàng hợp lý, người khai tháctàu phải lập các phương án bố trí tàu sơ bộ trên cơ sở những con tàu phù hợp,sau đó ước tính hiệu quả của từng phương án và chọn ra phương án có lợi nhất
để tiến hành ký kết các hợp đồng cho thuê tàu chuyến
Phương án bố trí tàu có lợi là phương án bố trí tàu thỏa mãn mọi yêu cầucủa người thuê tàu, mặt khác nó cũng thỏa mãn tiêu chuẩn tối ưu của người khaithác tàu
Cơ sở lập các phương án bố trí tàu: Thỏa mãn các điều kiện sau:
- Tàu phải đủ điều kiện đi biển theo tuyến vận chuyển (Cấp tàu phù hợp vớituyến đường vận chuyển theo các đơn chào hàng, thỏa mãn các yêu cầu kiểm tracủa chính quyền hành chính cảng biển)
- Đặc trưng khai thác của tàu phải phù hợp hàng hóa:
Trang 16+ Loại tàu phải phù hợp với loại hàng cần vận chuyển
+ Sức nâng của cần trục tàu phù hợp với trọng lượng mã hàng
+ Dung tích chứa hàng của tàu đủ để xếp hết lô hàng hóa yêu cầu (WT≥
WH), có thể xét đến khả năng xếp hàng trên boong nếu cho phép
+ Trọng tải thực trở của tàu không được nhỏ hơn khối lượng hàng cần vậnchuyển
- Tàu phải đến cảng xếp hàng đúng theo yêu cầu về thời gian (laycan) của ngườithuê
1.6.3 Lập sơ đồ công nghệ chuyến đi
Sơ đồ công nghệ chuyến đi thể hiện các quá trình tác nghiệp của tàu, dựavào sơ đồ công nghệ chuyến đi để xác định hao phí thời gian và chi phí khai tháccho chuyến đi của từng tàu trên từng tuyến
1.6.4 Ước tính hiệu quả kinh tế chuyến đi và chọn phương án hợp lý
a Tính toán chi phí và thu nhập chuyến đi
Chi phí chuyến đi của tàu bao gồm 2 nhóm chính là chi phí cố định và chiphí biến đổi Mục đích của việc tính tổng chi phí chuyến đi là để xây dựng mứccước hợp lí (BEP) khi chủ tàu được quyền định cước
Chi phí cố định của các tàu phải có được tính sẵn thành một bảng chotừng con tàu theo thời gian để nhanh chóng so sánh với mức cho thuê định hạn
và là cơ sở để xác định lãi ròng cho một ngày khai thác
Chi phí biến đổi của tàu phụ thuộc nhiều yếu tố khác như: lượng nhiênliệu tiêu thụ, giá cả nhiên liệu, số lượng cầu bến mà tàu phải ghé vào, biểu cướccủa các cảng, cự ly hành trình, điều kiện tuyến đường, thời hạn làm hàng, chiphí đại lí và môi giới…
Thu nhập chủ yếu của tàu trong chuyến đi là tổng số tiền cước vận chuyểnhàng hóa, phụ thuộc vào mức cước, lượng hàng chuyên chở và mức dung sai vềlượng ai do ai lựa chọn quy định trên các đơn chào hàng Đối với tàu hàng khôthì mức cước thường được tính là bao nhiêu tiền trên một đơn vị chuyên chở ($/
Trang 17MT), cho dù cước thỏa thuận hoặc đươc ấn định trước bởi người thuê tàu Riêngcước tàu dầu và sản phẩm dầu thì mức cước được biểu thị bằng chỉ số WS trêntừng tuyến cụ thể Thu nhập của tàu gồm 2 loại: tổng thu nhập (Gross Freight)chưa trừ hoa hồng môi giới và thu nhập tịnh (Net Freight) đã trừ hoa hồng môigiới Trong một số trường hợp, thu nhập của tàu có thể tính theo cước Lumpsum(tính theo DWT của tàu).
b Chọn phương án
Để quyết định chọn phương án nào có lợi trong số các phương án bố trítàu sơ bộ đã lập, chủ tàu cần xem xét các vấn đề sau:
- Nếu thu nhập của tàu tương ứng với điểm treo tàu thì loại bỏ phương án đó
- Nếu thu nhập của các tàu theo các đơn chào hàng lớn hơn điểm treo tàu thìviệc lựa chọn phương án có lợi sẽ theo quan điểm sau: Phương án có lợi làphương án có Lmax
Trường hợp Lk = L(k+1) người ta phải tính thêm một số yếu tố khác: năngsuất, mức an toàn đối với hàng hóa, sự thuận tiện trong công tác làm hàng, cơhội của chuyến tiếp theo trên tuyến,…
1.6.5 Đàm phán ký kết hợp đồng
Sau khi đã lựa chọn được phương án có lợi, chủ tàu phải nhanh chóngđàm phán với thuê tàu hoặc với người môi giới tất cả các điều khoản chủ yếucủa hợp đồng chuyên chở như, cước phí, chi phí xếp dỡ, thanh toán…Sau khicác bên đồng ý các điều khoản thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến
Hợp đồng thuê tàu chuyến có hai dạng:
- Hợp đồng rút gọn (Fixture Note): Các Fixture Note rất đa dạng tùy thuộc vàotập quán từng khu vực và từng loại hàng Fixture Note dùng để tổ chức thựchiện chuyến đi khi hợp đồng chính thức chưa để kí kết
- Hợp đồng chính thức (Voyage Charter Party): Là văn bản đầy đủ các điềukhoản do 2 bên thỏa thuận, để đơn giản hóa trình tự lập hợp đồng, các bên
Trang 18thường dùng hợp đồng mẫu cho từng loại hàng theo các khu vực thị trường đồngthời kèm theo phụ lục (Rider Clause) của hợp đồng mẫu GENCON 22/76/94 làmẫu được sử dụng rộng rãi hiện nay dùng cho hàng thông dụng không yêu cầumẫu riêng (xem BIMCO.COM) Trước khi kết thúc chuyến đi phải hoàn thànhbản hợp đồng chính thức.”
1.6.6 Điều tàu, lập hướng dẫn chuyến đi, chỉ định đại lý
- Lập kế hoạch cung ứng nhiên liệu vật tư cho tàu, kế hoạch thay thuyền viên(nếu có), kế hoạch sửa chữa nhỏ (nếu có)
- Lập hướng dẫn chuyến đi (Sailing Intruction) sau đó thông báo/gửi cho tàu,S.Int có thể được lập bằng mail sau đó gửi trực tiếp cho tàu hoặc cung cấp chotàu thông qua Đại lí tại cảng dỡ hàng của chuyến trước
- Sau khi hợp đồng được thành lập, chủ tàu tiến hành chỉ định đại lí thay mìnhgiải quyết các công việc liên quan đến hợp đồng vận chuyển Lập LETTER OFAPPOINTMENT/ AGENCY AGREEMENT với sự xác nhận của Đại lí sau khi
đã chỉ định được Đại lí cho tàu
1.6.7 Thực hiện hợp đồng [1]
“Để hoàn toàn thực hiện Voyage C/P đã ký, người khai thác tàu phải triểnkhai các công việc chính sau:
- Tìm đại lý phục vụ tàu tại các cảng (Agency nomination)
- Bản hướng dẫn chuyến đi (Sailing Instuction)
- Thông báo tàu đến (NOA) tại cảng xếp và dỡ
- Thông báo xếp/dỡ hàng tại cảng xếp/dỡ
- Lập sơ đồ xếp hàng tại cảng xếp gửi cho các bên liên quan
- Trao Thông báo sẵn sàng (NOR)
- Nhận hàng để chở (Take the cargo in his charge for carriage)
- Cấp Biên lai thuyền phó (M/R) tại cảng xếp
- Cấp vận đơn đường biển (Issue B/L) tại cảng xếp cho Shipper
- Lập Bản lược khai hàng hóa (Cargo manifest) tại cảng xếp/dỡ
Trang 19- Cấp lệnh giao hàng (D/O-Delivery Order ) tại cảng dỡ và trả hàng cho ngườinhận
- Quyết toán chuyến đi (các biên bản liên quan đến tàu và hàng: ROROC, COR,CSC,SOF, Servey Report, Laytime Calculation, )
- Lập hóa đơn thu cước (Freight Invoice)
1.6.8 Thanh lý hợp đồng
Sau khi kết thúc việc dỡ trả hàng các bên sẽ tiến hàng thanh lý hợp đồng.Việc thanh lý hợp đồng có thể thực hiện bằng cách gặp gỡ trao đổi trực tiếp hoặcquy định tự động kết thúc sau một số ngày nhất định kể từ khi kết thúc việc dỡtrả hàng.”
1.7 Các mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến thường áp dụng [1]
“Mặc dù hợp đồng thuê tàu chuyến là kết quả của một quá trình thươnglượng thỏa thuận giữ hai bên rồi mới được ghi chép lại, nhưng để đơn giản hóa
và rút ngắn thời gian đàm phán ký kết hợp đồng, các bên thường dựa vào cáchợp đồng mẫu (Standard Charter Party) Hợp đồng mẫu thường do các luật gia,các tổ chức hàng hải Quốc gia và Quốc tế soạn thảo và có nhiều loại khác nhau
Trên thế giới hiện nay có tới trên 60 loại hợp đồng thuê tàu chuyến mẫu
và chúng có thể phân thành hai loại chính:
* Loại thứ nhất: Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến mang tính chất tổng hợp.Loại mẫu hợp đồng này thường dùng cho việc thuê tàu chuyến chuyênchở hàng bách hóa (general cargo) Các mẫu thường sử dụng phổ biến hiện naylà:
- Mẫu hợp đồng GENCON (Uniform General Charter): Mẫu này do tổ chứcBIMCO soạn thảo 1922 (The Baltic International Maritime conference) và đãđược bổ sung, hoàn chỉnh nhiều lần vào những năm 1976, 1994
- Mẫu hợp đồng SCANCON: Do Công hội Bimco phát hành năm 1956 dùngcho các nước trên bán đảo scandinaver
* Loại thứ hai: Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến có tính chất chuyên dụng.Dạng mẫu hợp đồng này dùng để áp dụng khi chuyên chở một loại hàngnhất định và trên một tuyến đường nhất định
Trang 20- Mẫu hợp đồng chở dầu: Exxxonvoy 1969; Mobilvoy 96; Shelvoy 5,…
- Mẫu hợp đồng chở than: “POLCOAL – VOY 1971” của BaLan
- Mẫu hợp đồng chở quặng: “SOVORECON 1962, ORECON 1950”
- Mẫu hợp đồng chở ngũ cốc:“CENTROCON” của Mỹ và “AUSTRAL 1928”của Úc
Việc tiêu chuẩn hóa và thống nhất mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến vẫnđang tiếp tục theo hai hướng:
- Thống nhất nội dung hợp đồng trong phạm vi thế giới
- Đơn giản hóa nội dung của hợp đồng.”
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH - LỰA CHỌN ĐƠN CHÀO HÀNG
ĐỂ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀU CHUYẾN
TẠI VOSCO2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam
và một Xưởng vật tư Đến tháng 3 năm 1975, Bộ Giao thông Vận tải quyết địnhtách một bộ phận lớn phương tiện và lao động của Công ty để thành lập Công tyVận tải Ven biển (Vietcoship là Vinaship sau này) với nhiệm vụ chủ yếu là tổchức vận tải trên các tuyến trong nước Cũng từ đây Công ty Vận tải biển ViệtNam (VOSCO – trực thuộc Cục Đường biển, nay là Cục Hàng hải Việt Nam)chỉ còn tập trung làm một nhiệm vụ là tổ chức vận tải nước ngoài, phục vụ xuấtnhập khẩu và nhanh chóng xây dựng đội tàu vận tải biển xa
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6 Đảng Cộng sản Việt Namnăm 1986, cả nước bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về quản lý
Trang 21kinh tế, xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường theođịnh hướng XHCN
Thực hiện chủ trương này, Bộ Giao thông Vận tải cũng thực hiện đổi mớivới việc cắt giảm biên chế khối hành chính sự nghiệp, chuyển chức năng quản lýkinh tế kỹ thuật trực tiếp xuống các doanh nghiệp và thành lập các doanh nghiệpmới Cũng trong thời kỳ này Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) đượcthành lập lại theo Quyết định số 29/TTG ngày 26/10/1993 của Thủ tướng Chínhphủ và trở thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trực thuộc TổngCông ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES) theo Quyết định số 250/TTG ngày29/04/1994 của Thủ tướng Chính phủ
Sau 37 năm hoạt động theo mô hình Công ty 100% vốn nhà nước, ngày11/7/2007, thực hiện Quyết định số 2138/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giaothông Vận tải, Công ty Vận tải biển Việt Nam đã tổ chức chuyển đổi sang môhình công ty cổ phần Đến ngày 01/01/2008, Công ty Cổ phần Vận tải biển ViệtNam đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình mới với tên gọi Công ty Cổphần Vận tải biển Việt Nam, tên tiếng Anh là Vietnam Ocean Shipping JointStock Company (VOSCO) với số vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, trong đó 60% vốn
do Nhà nước sở hữu, còn lại là phần vốn của các cổ đông tổ chức và thể nhânkhác với tổng số hơn 3.500 cổ đông.”
2.1.2 Các thông tin cơ bản về Công ty [5]
“Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
Tên giao dịch đối ngoại: VIET NAM OCEAN SHIPPING JOINTSTOCK COMPANY
Tên giao dịch viết tắt: VOSCO
Trụ sở chính: Số 215 phố Lạch Tray, phường Đằng Giang, quận NgôQuyền, thành phố Hải Phòng
Giấy CNĐKKD: Số 0203003815 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phốHải Phòng cấp lần đầu ngày 01/01/2008, thay đổi lần 6 ngày 22/04/2009
Trang 22Vốn điều lệ đăng ký: 1.400.000.000.000 đồng (Một ngàn bốn trăm tỷđồng).
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của công ty
- Vận tải ven biển và viễn dương
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy
- Bốc xếp hàng hóa đường bộ, bốc xếp hàng hóa cảng biển, bốc xếp hàng hóacảng sông
- Hoạt động của các câu lạc bộ thể thao
- Đại lí dầu nhớt và vòng bi, đại lý sơn; đại lí phụ tùng, thiết bị chuyên dùnghàng hải; đại lí bán vé máy bay; môi giới mua bán tàu biển
- Đào tạo và huấn luyện thuyền viên
- Sửa chữa tàu biển
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa đa phương thức bao gồm: sắt, sông, biển, bộ vàhàng không; dịch vụ cung ứng tàu biển; môi giới hàng hải; dịch vụ đại lí tàubiển, dich cụ đại lí vận tải đường biển
- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xebuýt)
- Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh
- Bán lẻ sơn, dầu nhờn, phụ tùng và thiết bị hàng hải
Trang 23- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng chuyên dùng cho ngành hàng hải
- Kho bãi và lưu trữ hàng hóa
- Nhà hàng, quần áo, hàng ăn uống (trừ quầy bar)
- Đại lí du lịch
- Dịch vụ xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa
- Sửa chữa container, thiết bị container, trang thiết bị vận tải
Kinh doanh vận tải biển chiếm 90% doanh thu là hoạt động chính củacông ty.”
2.1.4 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty [6]
“Ban giám đốc Công ty Vận tải biển Việt Nam bao gồm:
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc khai thác; Phó tổng giám đốc kĩ thuật; Phó tổng giámđốc phía Nam
a Tổng giám đốc: Số người 01
Chức năng nhiệm vụ: Điều hành chung
Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễnnhiệm theo đề nghị của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Tổng giám đốc làngười đại diện pháp nhân và tổ chức điều hành trong mọi hoạt động của công ty,chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị Tổng công
ty Hàng hải Việt Nam và pháp luật về điều hành công ty
Trang 24đồng vận tải hàng hóa và các phương án cải tiến tổ chức sản xuất trong công ty,theo dõi hoạt động của đội tàu.
* Phó tổng giám đốc phía Nam
Chức năng nhiệm vụ: phụ trách toàn bộ các hoạt động của các chi nhánhphía Nam.”
Trang 262.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Tại thời điểm 31/12/2015, vốn điều lệ là 1.400 tỷ đồng, tổng tải sản 4.565
tỷ đồng, số lượng lao động là 1112 người
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty hiện nay gồm:
- Nhà cửa vật kiến trúc
- Các chi nhánh, đại lý, xưởng sữa chữa
- Trang thiết bị máy móc
- Đội tàu viễn dưỡng gồm 19 chiếc
- Đội ca nô đưa đón người
- Đội ca nô chuyên cung ứng nước ngọt, văn hóa phẩm…
- Phương tiện vận tải dùng cho hành chính
Đội tàu của Công ty hiện nay là đội tàu lớn nhất nước Tính đến tháng12/2015,công ty có 19 chiếc tàu trong đó có 15 chiếc là tàu hàng khô và hàng rờichuyên dụng, 2 tàu dầu và 2 tàu container Đội tàu của Công ty có:
Tổng trọng tải: 472.212 DWT
Tuổi tàu bình quân: 12,52 tuổi
VOSCO là công ty lớn nhất tại Việt Nam xét về năng lực vận tải, đội tàucủa VOSCO có tổng trọng tải trên 472.212 DWT Xét về độ tuổi, VOSCO hiệnđang sở hữu đội tàu tương đối trẻ so với các đơn vị lớn trong lĩnh vực vận tảihàng rời Điều này sẽ giúp cho Công ty nâng cao năng lực cạnh tranh khi hoạtđộng trên các tuyến vận tải quốc tế Đội tàu của VOSCO hiện nay:
* Đội tàu hàng khô và hàng rời [5]
“Đội tàu hàng khô và hàng rời chuyên dụng gồm 15 chiếc (tính đến ngày12/2015) Vận tải hàng khô là sở trường của công ty Ngay từ những ngày đầuthành lập, công ty đã rất chú ý đầu tư và tích luỹ kinh nghiệm trong lĩnh vực này
và đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp giúp công ty trở thành doanh nghiệp vận tảibiển lớn nhất cả nước
Trang 27Công ty đã có mối quan hệ tốt và là bạn hàng truyền thống của những chủhàng lớn như gạo, than, nông sản, xi măng, clinker, phân bón, vật tư sắt thépxuất nhập khẩu của Việt nam và thế giới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á,Trung đông, châu Phi Đội tàu hàng khô của công ty chia làm ba nhóm chính:
- Nhóm tàu cỡ nhỏ từ 4.500 DWT đến 7.300 DWT
- Nhóm tàu cỡ vừa từ 10.000 DWT đến 17.000 DWT
- Nhóm tàu cỡ lớn từ 18.000 DWT đến 52.000 DWT
Danh sách đội tàu hàng khô và hàng rời
TT Tên tàu Quốc tịch Năm
đóng Nơi đóng
Đăng
12 NEPTUNE STAR Việt Nam 1996 Nhật Bản NK-VR 25398 15073 8964
( Nguồn: Phòng Khai thác-Thương vụ)
* Đội tàu dầu sản phẩm
Đội tàu dầu sản phẩm gồm 02 chiếc tàu hiện đại, hai vỏ thế hệ mới vớitrọng tải 47.000 DWT mỗi chiếc, chủ yếu vận chuyển các loại dầu sản phẩm vàhiện đang trong giai đoạn tiếp tục đầu tư mở rộng
Trang 28Danh sách đội tàu dầu sản phẩm
Đăng
CBM(M3)
( Nguồn: Phòng Khai thác-Thương vụ
* Đội tàu container
Hiện nay vận tải đường biển bằng container đang là xu hướng chủ yếutrên thế giới Vì vậy, công ty rất chú ý phát triển mạng dịch vụ này
Cuối năm 2008, công ty đã mua hai tàu container loại 560 TEU là tàuFortune Freighter và Fortune Navigator bước đầu tổ chức kinh doanh trong nướctuyến Hải Phòng – Quy Nhơn - Sài Gòn
Danh sách đội tàu container
(Nguồn: Phòng Khai thác-Thương vụ) Trong đó, đội tàu khô và đội tàu dầu tham gia vào vận tải tàu chuyến cònđội tàu container tham gia vào vận tải liner.”
2.1.6 Các tuyến vận tải công ty thường tổ chức
Tuyến ngắn: Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Indian Ocean, Persian Gulf,Australia
Tuyến dài: West Africa, South America, Europe
Trang 292.1.7 Tình hình sản xuất kinh doanh trong năm các 2013, 2014, 2015
[5]
“a Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
b Báo cáo tình hình tài chính
Báo cáo tình hình tài chính
Lợi nhuận từ hoạt động
(Nguồn: www.vosco.vn)
c Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh
Trang 30* Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2013
Trong năm 2013, đội tàu của Vosco có thay đổi với việc nhận thêm tàuđóng mới Vosco Sunrise và thanh lý 04 tàu hàng khô là Golden Star, MorningStar, Ocean Star và Polar Star Tính đến ngày 31/12/2013, đội tàu Công ty gồm
22 chiếc (bao gồm 18 tàu hàng khô, 02 tàu dầu sản phẩm và 02 tàu container)với tổng trọng tải là 528.550 DWT, tuổi tàu bình quân là 11,4 tuổi Nhìn chungnăm 2013, thị trường vận tải biển tiếp tục gặp nhiều khó khăn dù đã rất nỗ lực
cố gắng, tổng doanh thu năm 2013 là 2.438 tỷ đồng đạt 85,2% so với kế hoạchnăm và bằng 99,5% thực hiện năm 2012 Kết quả kinh doanh của Công ty khôngđạt kế hoạch và bị lỗ chủ yếu là do thị trường vận tải biển vẫn ở mức thấp,nguồn hàng khan
Các khoản đầu tư lớn: Thực hiện chủ trương hỗ trợ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong Chương trình tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ, được sự hỗ trợ về nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tháng
01/2011, Công ty đã ký hợp đồng mua và đóng hoàn thiện tàu hàng rời Vosco Sunrise trọng tải 56.200 dwt với CNTT Nam Triệu (Nasico) Ngày 15/5/2013, tàu đã được bàn giao và đưa ngay vào khai thác với tổng mức đầu tư là: 794 tỷ đồng
* Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2014
Doanh thu và lợi nhuận năm 2014:
- Sản lượng vận chuyển đạt 5,15 triệu tấn, bằng 93,85% so với năm 2013 và đạt102,97% kế hoạch năm 2014
- Tổng doanh thu đạt 2.284 tỷ đồng, bằng 93,88% so với cùng kỳ năm 2013 vàđạt 99,30% so với kế hoạch năm Kết quả kinh doanh đã được cải thiện đáng kể
so với năm 2013 khi hoạt động vận tải gần đạt mức cân bằng thu chi và lợinhuận từ thanh lý tàu bù đắp đủ cho phần lỗ hoạt động tài chính
- Lợi nhuận trước thuế là 25,39 tỷ đồng Số lãi năm 2014 tuy chưa bù đắp được
lỗ lũy kế nhưng Công ty đã giữ vững được hoạt động của đội tàu, đảm bảo việclàm, cải thiện thu nhập cho người lao động
Trang 31* Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2015
Thị trường vận tải biển diễn ra trái ngược hoàn toàn so với dự đoán banđầu của giới chuyên môn và thực sự lâm vào hoảng loạn Chỉ số BDI từ trên
1000 điểm quý 3 đã liên tục giảm, đến cuối tháng 12 phá đáy 2 lần đạt mức thấpnhất trong 30 năm là 471 điểm, chỉ bằng 4% so với 11.793 điểm thời điểm thịtrường cao nhất
So sánh doanh thu năm 2014 và năm 2015
Tỷ lệ giữa chi phí nhiên liệu
(Nguồn: www.vosco.vn)Công ty gặp áp lực lớn về chi phí tài chính, chủ yếu là các tàu đóng mới,các tàu có trọng tải lớn do chi phí vay lãi cao, mức đầu tư lớn, giao thương giảmsút nên nguồn hàng khan hiểm, giá cước vận tải ở mức rất thấp Năm 2015, tỷgiá VND/USD đã tăng hơn 5% làm sức ép trong việc hạch toán chênh lệch tỷgiá tăng
- Khối lượng vận chuyển là 6,28 triệu tấn đạt 139,47% kế hoạch năm 2015 vàtăng 21,9% so với năm 2014
- Tổng doanh thu là 1.707 tỷ đồng đạt 94,83% kế hoạch năm 2015 nhưng so vớinăm 2014 chỉ bằng 74,73%, trong đó doanh thu vận tải là 2.503,52 tỷ đồng, đạt95,58% kế hoạch năm và bằng 79,84% năm 2014
- Lỗ -295 tỷ đồng (trong đó riêng chi phí tài chính: 263 tỷ đồng trong đó: chênhlệch tỷ giá năm 2015 là 98,5 tỷ đồng, chênh lệch tỷ giá phân bố các năm trước là
Trang 3222,5 tỷ đồng và tiền lãi ngân hàng là 142 tỷ đồng) Chi phí khấu hao là 381 tỷđồng.”
2.2 Quy trình lựa chọn đơn chào hàng để ký kết hợp đồng cho thuê tàu chuyến tại Vosco
2.2.1 Sơ đồ
(1) Tiếp nhận các đơn chào hàng: Các đơn chào hàng có thể được gửi đến
từ người môi giới hoặc gửi trực tiếp từ người thuê tàu hoặc chủ hàng
(2) Lựa chọn đơn chào hàng: Sau khi tìm kiếm và xem xét các đơn chàohàng, nhân viên khai thác lựa chọn các đơn chào hàng phù hợp trên thông tin thểhiện trong các đơn chào hàng
Tiếp nhận các đơn chào hàng (1)
Lựa chọn đơn chào hàng (2)
không không
Yêu cầu gia hạn (4) Tàu kịp Laycan (3)
có có
Trang 33(3) Tính toán xem tàu có kịp Laycan: Phòng khai thác-thương vụ kiểm tracác tàu có kịp Laycan đã thông báo trong đơn chào hàng hay không, nếu tàu kịpLaycan thì chuyển sang bước (5), nếu không thì chuyển sang bước (4).
(4) Yêu cầu gia hạn: Sau khi kiểm tra, tính toán nếu thấy tàu không kịpLaycan ghi trong đơn chào hàng thì nhân viên khai thác liên lạc với người thuêtàu để đàm phán về việc gia hạn Laycan Nếu yêu cầu được chủ hàng chấp nhậnthì chuyển sang bước (5)
(5) Đàm phán ký kết hợp đồng: Sau khi chọn được đơn chào hàng phùhợp, nhân viên khai thác đám phán với chủ hàng thông qua email, gọi điện đểthỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng vận chuyển
(6) Tính toán sơ bộ: Trên cơ sở thông tin từ đơn chào hàng, nhân viênkhai thác tiến hành xem xét tính chất đặc điểm hàng hóa có gây nguy hiểm chochủ tàu khi vận chuyển hay không Đồng thời cũng tính toán khối lượng hànghóa tàu có thể vận chuyển được Trên cơ sơ chi phí một ngày tàu đã được tínhtoán sẵn tiến hành tính toán chi phí một ngày tàu chạy, chi phí nhiên liệu, chi phítại cảng Từ đó, định ra giá thành chuyến đi
(7) Main Term: Xác nhận và sửa đổi các điều khoản do người thuê yêucầu gửi tới cho đến khi hoàn toàn thống nhất Sau đó, 2 bên sẽ lập ra một bảnMain Term thể hiện những điều khoản chính
(8) Ký hợp đồng toàn bộ: Sau khi đã thống nhất các điều khoản trên MainTerm tiến hành ký kết hợp đông thuê tàu chuyến với chữ kí xác nhận của 2 bên
(9) Thực hiện hợp đồng: Khi đã ký kết hợp đồng vận chuyển thành côngthì hợp đồng sẽ được chuyến cho nhân viên khai thác làm nhiệm vụ tổ chức vàthực hiện chuyến đi Người thuê tàu vận chuyển hàng hóa ra cảng để xếp hànglên tàu
(10) Giải quyết tranh chấp (nếu có): Trong quá trình thực hiện hợp đồng
có thể xảy ra những tranh chấp, khiếu nại hàng hải Vì vậy, 2 bên cùng nhau giảiquyết tất cả những tranh chấp sau chuyến đi
Trang 34(11) Thanh lý hợp đồng: Sau khi kết thúc việc dỡ hàng tại cảng đích, chủtàu sẽ gửi cho người thuê tàu biên bản thanh toán cước và tiến hành thanh lý hợpđồng
2.2.2 Tổ chức chỉ đạo tác nghiệp chuyến đi [1]
a Chuẩn bị trước chuyến đi (Pre-voyage)
“Trước lúc bắt đầu chuyến đi, người khai thác tàu phải làm các công việc:
- Lập bản tóm tắt nội dung hợp đồng (Recap) với nội dung chính như sau:
+ Các bên liên quan (charterer's/supplier's/receiver's approval )
+ Các thỏa thuận của hợp đồng
- Kiểm tra các thông tin của cảng và cập nhật các thông tin cần thiết vào bản chỉdẫn chuyến đi
- Lập bản Chỉ dẫn chuyến đi chuyến đi gửi cho thuyền trưởng (Send VoyageInstruction to Master)
- Chuẩn bịvề vật liệu chèn lót, chất hun trùng bằng
- Kế hoạch cung ứng nhiên liệu, nước ngọt, hàng hóa
- Lập sơ đồ xếp hàng (Stowage Plan (S/P, if required)
- Công bố lượng hàng xếp lên tàu (Declare loadable quantity and S/P to
concerned parties)
- Chỉ định đại lý tại cảng xếp hàng
- Thông báo cho các phòng ban kế hoạch của tàu
b Tàu rời cảng cuối đến cảng xếp hàng (Vessel’s departure last port)Sau khi tàu đã rời cảng cuối cùng của chuyến đi trước để đến cảng xếphàng, người khai thác tàu phải làm các việc sau:
- Thông báo dự kiến tàu đi tới các bên liên quan (Notify vessel’s ETA to allconcerned parties)
- Kiểm tra hàng ngày các báo cáo từ tàu ( ETA, speed, sea conditions)
- Đề nghị đại lý cho biets tình hình hàng hóa, giấy tờ, cầu tàu, dự kiến thời giantàu nằm chờ cầu
Trang 35- Thông báo phòng kỹ thuật thực hiện sửa chữa tàu khi tàu nằm chờ cầu
- Kiểm tra tình hình hầm hàng
c Tại cảng xếp hàng (At Loading Port)
Khi tàu đã đến cảng xếp hàng, người khai thác tàu phải làm các việc sau:
- Kiểm tra việc trao NOR (Check NOR tender - Note: 2 nd NOR tender in working time if required)
- Kế hoạch cung ứng cho tàu
- Lên kế hoạch thời gian giám định hầm hàng
- Lịch trình xếp hàng
- Theo dõi tiến độ làm hàng
- Xử lý tình huống trong trường hợp có thiệt hại hàng hóa (In case damagedcargoes)
- Dự kiến thời gian xếp xong hàng và khởi hành (Estimate time of completion/departure)
- Chỉ định đại lý tại cảng dỡ (Agency nomination at disport)
- Chuyển tiền cho đại lý theo yêu cầu
- Gửi N.O.A cho các bên liên quan tại Discharge Port
- Hướng dẫn lập vận đơn (Intruct person in charge to sign B(s)/L)
d Hoàn thành việc xếp hàng (Completion of loading)
Sau khi tàu đã hoàn thành việc xếp hàng, người khai thác tàu phải làm cácviệc sau:
- Kiểm tra việc ký phát vận đơn
- Yêu cầu đại lý báo tình hình các giấy tờ liên quan tới tàu và hàng (shippingDocuments)
- Tính toán tiền cước và lập hóa đơn
- Gửi shipping Documents tới Discharge Port Agent
e Khởi hành và chạy tới cảng dỡ hàng (Departure and sailing for
Discharge Ports)
Sau khi tàu đã khởi hành để đến cảng dỡ hàng, người khai thác tàu phải
Trang 36làm các việc sau:
- Thông báo ETA cho đại lý cảng dỡ và các bên liên quan (Charterers and
concerned parties)
- Kiểm tra thông tin hàng ngày của tàu
- Kiểm tra tình hình bảo quản hàng trên tàu
- Giải quyết sự cố liên quan tổn thất hàng (nếu có)
- Giải quyết các vấn đề liên quan đén sửa đổi B/L (nếu có)
- Tình hình trả tiền cước của người thuê
- Tính toán thưởng/ phạt làm hàng tại cảng xếp (nếu tính riêng rẽ)
f Các công việc tại cảng dỡ (At Discharge Port(s))
Sau khi tàu đã đến cảng dỡ hàng, người khai thác tàu phải làm các việc:
- Kiểm tra việc trao NOR (note: 2 nd NOR tender in working time if required)
- Yêu cầu Giám định hàng hóa (nếu cần) (Cargoes survey if any)
- Triển khai kế hoạch dỡ hàng
- Giải quyết các sự cố của tàu tại cảng dỡ (sự chậm trễ, tổn thất hàng hóa,…)
- Dự kiến thời gian hoàn thành và thời gian khởi hành của tàu
g Các công việc đánh giá khi kết thúc chuyến đi (Post voyage)
Sau khi tàu đã kết thúc việc dỡ trả hàng, người khai thác tàu phải làm cácviệc sau:
- Thu thập các chứng từ hàng hải (NOR, SOF, ROROC, COR, Draft survey, )
- Thiếu hụt cho phép hàng hạt (> 0,15% for handysize and figures > 0,25% forsmall size)
- Tính toán thưởng/phạt làm hàng
- Cân đối thu chi các khoản
- Thu hồi bản B/L gốc (Collect 1st B(s)/L (and 2nd B(s)/L if any)
- Đánh giá khó khăn và thuận lợi của chuyến đi theo báo cáo của thuyền trưởng
- Tính toán mức T/C và kết quả chuyến đi (Calculate T/C rate and evaluate
voyage details)
Trang 37
h Công việc tập hợp các chứng từ, báo cáo trong chuyến đi
Sau khi tàu đã hoàn thành chuyến đi, người khai thác tàu phải tập hợp cáctài liệu sau:
1 Bản Fixture Note
2 Hướng dẫn chuyến đi (Voyage Instructions)
3 Sơ đồ xếp hàng (Stowage Plan)
4 Chỉ định đại lý tại cảng xếp/dỡ (Agency nomination: Loading Port/Disport)
5 Chi phí bến cảng (Disbursement Account (D/A) at Loading Port/Disport)
6 Bản Draft hợp đồng thuê tàu (Draft Charter Party)
7 Chỉ thị chuyển tiền tới cảng xếp/dỡ
8 Giấy báo ngân hàng chuyển tiền
9 Thông báo tàu đến (N.O.A)
10 Danh sách thuyền viên
11 Dự kiến thời gian tàu đến (ETA at Loading Port / Disport)
12 Thông báo sẵn sàng (NOR at Loading Port / Disport)
13 Biên bản giám định hầm hàng (Holds survey)
14 Các bản Vận đơn (Draft B(s)/L and B(s)/L details)
15 Thư cam kết bồi thường (L.O.I)
16 Các chứng từ liên quan hàng hóa (Original B(s)/L, copy B(s)/L, MasterReceipt, Letter of authority, NOR, SOF, Manifest, Phyto sanitary Certs,Fumigation Certs, Draft survey report )
17 Các Hóa đơn (Invoice)
18 Xác nhận của ngân hàng về việc thu tiền cước (Bank’s Frt confirmation)
19 Thư bảo đảm của người gửi hàng (Shipper’s Letter of guarantee)
i Lập bản chỉ dẫn chuyến đi (Sailing/Voy Instruction) gồm:
(1) Main Terms and conditions of fix
(2) Instruction
(3) Một số quy định của hãng tàu
Trang 38(4) Các hướng dẫn theo yêu cầu của chuyến đi.”
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN3.1 Đơn chào hàng
3.1.1 Phân tích đơn chào hàng
* Tàu Vĩnh Thuận
ĐƠN CHÀO HÀNG 1:
- 5,000mt bag cement in 2mt sling bag 10% moloo
- laycan: 22-25 mar onward, try vsl date
- loading port: campha, vn
- loading rate: 2,000 mt pwwd shinc
- disc port / rate: 1spb of la union(poro point, pier no.2) : 1,500mt pwwd shinc
Kindly propose firm vsl with owns' best ideas for further development
- pol : bangkok, thailand
- pod : hochiminh city port, vietnam
- commodity : sugar in bulk
- volume : 5500-6000 mts
- laycan : 18th to 23th march, 2016