1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế của công ty cổ phần dịch vụ cơ khí hàng hải và các giải pháp hoàn thiện

91 425 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Bởi vậy, việc nghiên cứu vấn đề ký kết và thực hiện hợp đồng đã và đang trở thành vấn đề có tính cấp thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt dộng kinh doanh quốc tế đồng

Trang 1

-[[ \\ -

lª huúnh hiÖp

THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY CP DỊCH VỤ

CƠ KHÍ HÀNG HẢI VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

luËn v¨n th¹c sÜ kü thuËt CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hµ néi - 2012

Trang 2

Tôi xin cam đoan, nội dung luận văn là kết quả của sự tìm tòi, nghiên cứu, sưu tầm

từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ với thực tiễn Các số liệu trong luận văn là trung thực không sao chép từ bất cứ luận văn hoặc đề tài nghiên cứu nào trước đó

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày

Tác giả

LÊ HUỲNH HIỆP

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Viện đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế

và quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà nội;

Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS Phạm Cảnh Huy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện luận văn này;

Xin trân trọn cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Bách Khoa Hà nội đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong quá trình học tập;

Xin cảm ơn ban lãnh đạo, các phòng ban chuyên môn của Công ty Cổ phần Dịch vụ

Cơ khí Hàng Hải đã cung cấp những thông tin hữu ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài;

Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như quá trình hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, tháng 09 năm 2012 Tác giả

LÊ HUỲNH HIỆP

Trang 4

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1 

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 

PHẦN MỞ ĐẦU 5 

PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI 8 

CHƯƠNG 1: Những vấn đề cơ bản về hợp đồng TMQT trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp 8 

1.1.  Khái niệm và phân loại hợp đồng thương mại quốc tế 8 

1.1.1.  Khái niệm 8 

1.1.2.  Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế 8 

1.2.  Đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế 10 

1.2.1  Luật điều chỉnh: 10 

1.2.2  Giá cả và phương thức thanh toán: 10 

1.2.3  Thủ tục hải quan: 11 

1.2.4  Mối liên hệ mật thiết giữa một số loại hợp đồng thương mại quốc tế: 11 

1.2.5  Quy định trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng: 11 

1.2.6  Giải quyết tranh chấp (thỏa thuận trọng tài): 11 

1.3.  Cơ sở pháp lý của hợp đồng thương mại quốc tế 12 

1.4.1  Khả năng để phát sinh một hợp đồng TMQT 12 

1.4.2  Điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng TMQT theo pháp luật Việt nam 13 

1.4.3  Thủ tục ký kết hợp đồng TMQT 14  

1.4.  Thực hiện hợp đồng TMQT 15 

1.5.  Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng TMQT 15 

1.5.1  Các yếu tố cấu thành trách nhiệm 15 

1.5.2  Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng TMQT 16 

1.6.  Giải quyết tranh chấp trong buôn bán quốc tế 19 

1.6.1  Khái niệm và giải quyết tranh chấp 19 

1.6.2  Các phương thức giải quyết tranh chấp 19 

1.7.  Luật điều chỉnh hợp đồng TMQT 20 

Trang 5

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

1.7.1  Luật quốc gia 22 

1.7.2  Điều ước quốc tế 22 

1.7.3  Tập quán thương mại quốc tế 23 

1.7.4  Án lệ và các nghị định 24 

CHUƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở CÔNG TY CPDVCKHH 26 

2.1.  Khái quát chung về công ty CP DVCKHH 26 

2.1.1.  Quá trình hình thành và phát triển 27 

2.1.2.  Tầm nhìn và sứ mệnh 27 

2.1.3.  Các dự án đã tiến hành 28 

2.1.4.  Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động, chức năng nhiệm vụ các phòng ban của Công ty 33 

2.1.5.  Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty CP DVCKHH 36 

2.2.  Hiện trạng ký kết và thực hiện hợp đồng tmqt ở công ty CP DVCKHH41  2.2.1.  Quy trình mua sắm của Dự Án 41 

2.2.2.  Kết quả thực hiện hợp đồng TMQT 41 

2.2.3.  Tình hình ký kết và phương pháp xây dựng hợp đồng TMQT ở Công ty CPDVCKHH 46 

2.2.4.  Nội dung ký kết của một hợp đồng TMQT 50 

2.2.5.  Tình hình thực hiện hợp đồng TMQT của Công ty 54 

2.3.  Đánh giá chung về khía cạnh pháp lý của hợp đồng TMQT của công ty CP DVCKHH 69 

CHUƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TMQT TRONG THỜI GIAN TỚI TẠI CÔNG TY CPDVCKHH 71 

3.1.  Hoàn thiện trình tự nội dung và phương pháp xây dựng hợp đồng TMQT tại công ty CP DVCKHH 71 

3.1.1  Hoàn thiện căn cứ và phương pháp xây dựng hợp đồng TMQT 71 

3.1.2  Đối với nội dung ký kết của một hợp đồng TMQT: 78 

Trang 6

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

3.1.3  Bảo đảm cơ sở pháp lý của hợp đồng TMQT 78 

3.2.  Hoàn thiện việc tổ chức thực hiện hợp đồng TMQT ở công ty CP DVCKHH 80 

3.3.1  Điều kiện bảo đảm thực hiện tốt hợp đồng TMQT 80 

3.3.2  Quản lý hợp đồng TMQT và quan hệ đối tác 81 

3.3.3  Giải quyết tranh chấp 82 

3.3.4  Biện pháp tăng khách hàng, số lượng và giá trị hợp đồng TMQT 83 

1.  Đánh giá kết quả đạt được 86 

2.  Đánh giá mức độ đóng góp 86 

3.  Hướng phát triển tiếp theo của đề tài 86 

4.  Khuyến nghị và kết luận 87 

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 

Trang 7

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TMQT - Thương mại quốc tế

NVMS - Nhân viên mua sắm (Buyer)

CP DVCKHH - Công ty Cổ phần Dịch vụ cơ khí Hàng Hải

Trang 8

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo định hướng mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế đã mang lại những thành tựu quan trọng, tạo ra thế và lực mới cho nước ta để tiếp tục hội nhập sâu sắc hơn vào kinh tế khu vực và thế giới Thương mại quốc tế có nhiều bước tăng trưởng đáng kể, đóng góp phần lớn vào GDP đồng thời giải quyết nhiều vấn đề mang tính xã hội sâu sắc như công ăn việc làm, mức sống nhân dân, vị thế đất nước trên trường quốc tế Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện một cách thuận lợi và an toàn, một nghiệp vụ quan trọng đối với mọi thương nhân là việc xây dựng các hợp đồng Như vậy, hợp đồng là cầu nối giữa Người mua và Người bán trong hoạt động mua bán quốc tế

và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cả lợi ích kinh tế lẫn quan hệ ngoại giao đối với những nước đó Tuy nhiên, do hạn chế về nhiều mặt việc mua bán thông qua hợp đồng với bạn hàng quốc tế vẫn còn nhiều mới mẻ, bỡ ngỡ đối với các Doanh nghiệp Việt nam Thực tế cho thấy, việc thiếu trang bị những kiến thức pháp lý cần thiết trong hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng đã mang lại hậu quả khôn lường mà nhiều doanh nghiệp đã phải gánh chịu những thiệt hại về tài sản, tiền bạc, sự mất uy tín trong quan hệ kinh doanh và nhiều thua thiệt khác của các doanh nghiệp Việt nam Nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan, nhưng trong đó vẫn chủ yếu vẫn là thiếu kiến thức, kinh nghiệm và chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng của việc ký kết và thực hiện hợp đồng Bởi vậy, việc nghiên cứu vấn đề ký kết và thực hiện hợp đồng đã và đang trở thành vấn đề có tính cấp thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt dộng kinh doanh quốc tế đồng thời bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp cũng như quốc gia đó, tránh bị thua thiệt trong quan hệ với bạn hàng và rút ra được nhiều kinh nghiệm làm tăng hiệu quả cho hoạt động mua sắp quốc tế

Qua thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế ở Công ty CP DVCKHH, phân tích rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, tôi đã lựa

Trang 9

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

chọn đề tài: “Thực trạng việc ký kết và thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế của Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng Hải và các giải pháp hoàn thiện” Nội dung của luận văn tốt nghiệp được chia thành 3 phần như sau:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về hợp đồng TMQT trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng hoạt động ký kết và thức hiện hợp đồng Thương mại quốc tế Công ty CP DVCKHH

Chương III: Phương hướng hoàn thiện hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng Thương mại quốc tế trong thời gian tới taị Công ty CP DVCKHH

2 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là nêu ra những sai sót yếu kém của hoạt động mua sắm TMQT tại Công ty Từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục và hoàn thiện hoạt động này Nâng cao chất lượng hoạt động mua sắm quốc tế của Công ty CP DVCKHH và tạo niềm tin từ các bạn hàng cũng như khách hàng trong và ngoài nước

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài dựa trên phương pháp phân tích các dữ liệu thực tế, bài học kinh nghiệm và nghiên cứu tình hình tổng thể của cả nước và thế giới, từ đó đưa ra các biện pháp

và kiến nghị không những trong tầm vi mô mà còn vĩ mô

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các hợp đồng thực tế, các điều khoản của Hợp đồng –

Luận văn chỉ tập trung vào thực trạng và các giải pháp, không nghiên cứu và phân tích về chiến lược cũng như lợi nhuận từ hoạt động mua sắm của Công ty

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Trang 10

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

- Chương I: Những vấn đề cơ bản về hợp đồng TMQT trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

- Chương II: Thực trạng hoạt động ký kết và thức hiện hợp đồng Thương mại quốc tế Công ty CP DVCKHH

- Chương III: Phương hướng hoàn thiện hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng Thương mại quốc tế trong thời gian tới taị Công ty CPDVCKHH

Trang 11

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: Những vấn đề cơ bản về hợp đồng TMQT trong hoạt động

kinh doanh của các doanh nghiệp

1.1 Khái niệm và phân loại hợp đồng thương mại quốc tế

1.1.1 Khái niệm

Hợp đồng thương mại quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở thương mại (địa điểm kinh doanh) nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, hợp đồng thương mại quốc tế được coi

là hợp pháp khi chủ thể của hợp đồng hợp pháp, tức là có năng lực pháp luật, và người ký kết có năng lực hành vi và thẩm quyền ký kết hợp đồng Đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm: mua bán hàng hóa vật hữu hình; mua bán, chuyển giao kết quả của sở hữu công nghiệp, thông tin; thực hiện công việc; cung cấp dịch vụ thương mại không bị pháp luật Việt Nam cấm Thông thường, hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng, trong mọi trường hợp phải được ký kết bằng văn bản và mọi sửa đổi, bổ sung của nó cũng phải được lập thành văn bản

1.1.2 Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế

Trong thực tiễn, căn cứ vào đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế ta có thể tạm phân chia hợp đồng thương mại quốc tế thành bốn nhóm cơ bản sau đây:

• Hợp đồng thương mại quốc tế liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa: Loại này là loại hợp đồng chủ yếu trong thương mại quốc tế, bao gồm:

- Hợp đồng mua bán hàng hóa;

- Hợp đồng trao đổi hàng hóa, ví dụ, thương nhân Việt Nam có thể đổi gạo lấy phân bón, đổi gạo lấy sắt thép với thương nhân của Liên bang Nga v.v…;

Trang 12

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

- Mua bán thông qua đấu thầu, đấu giá

Trong hệ thống các hợp đồng thương mại quốc tế thì có thể nói rằng, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chiếm vị trí trung tâm Có một lúc nào đó mua bán hàng hóa quốc tế là hình thức giao dịch thương mại duy nhất giữa các quốc gia

và hiện nay hình thức này vẫn là hình thức giao dịch chủ yếu, phổ biến, được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại quốc tế

Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được nhiều quốc gia và nhiều tổ chức thương mại quốc tế dành cho một sự chú

ý, quan tâm đặc biệt khi tiến hành hoạt động hệ thống hóa, phát điển hóa các quy phạm trong Luật thương mại quốc tế, kết quả là các quy phạm dùng để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng được áp dụng dưới hình thức tương tự hóa pháp luật để điều chỉnh các loại hợp đồng thương mại quốc tế khác Vì vậy trong các văn bản pháp lý của Luật Thương mại quốc tế xây dựng khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được coi là cơ sở để xây dựng khái niệm của các hợp đồng thương mại quốc tế khác nói chung

• Các loại hợp đồng liên quan đến hoạt động cung cấp các loại dịch vụ khác nhau (hợp đồng trong lĩnh vực thương mại dịch vụ):

Trang 13

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ(Li-xăng);

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền thương mại (Franchising)

• Các hợp đồng thương mại quốc tế trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh ở nước ngoài Ví dụ, hợp đồng đại diện thương mại

Trong hoạt động thương mại nói chung và trong hoạt động thương mại ở nước

ta nói riêng, có một số loại hợp đồng liên quan đến thương mại hàng hoá,

thương mại dịch vụ và cả thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ, ví dụ, hợp

đồng độc quyền phân phối (Solo-distribution Agreement)

1.2 Đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng thương mại quốc tế có những đặc điểm cơ bản sau đây:

1.2.1 Luật điều chỉnh:

Việc trụ sở thương mại của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau không chỉ có nghĩa các bên nằm trên lãnh thổ của các nước khác nhau mà còn có nghĩa các bên thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau Chính vì lý do này mà không có pháp luật của một quốc gia nào có giá trị áp dụng bắt buộc đối với các bên trong hợp đồng, việc áp dụng luật nào cho hợp đồng hoàn toàn do sự lựa chọn của các bên Không những thế hợp đồng thương mại quốc tế được điều chỉnh không những bằng luật quốc gia mà còn được điều chỉnh bởi: điều ước quốc tế; các tập quán thương mại quốc tế tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên

1.2.2 Giá cả và phương thức thanh toán:

Việc thanh toán liên quan mật thiết đến điều kiện ngoại tệ thanh toán Vì vậy cần đưa vào hợp đồng các quy định sau: xác định ngoại tệ của hàng hóa nghĩa là ngoại tệ trong đó giá hàng, giá của dịch vụ được thể hiện (USD, EURO v.v…) Ngoại tệ thanh toán có nghĩa là đồng tiền thanh toán (có thể giá hàng được thể hiện bằng USD, tuy nhiên việcgi thanh toán có thể bằng EURO phụ thuộc vào

sự ổn định của tỷ giá và vào việc ngoại tệ nào được sử dụng thông dụng trong một số trường hợp nhất định); điều kiện chuyển đổi từ ngoại tệ này sang ngoại

Trang 14

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

tệ khác nếu ngoại tệ giá và ngoại tệ thanh toán không giống nhau; những biện pháp ngăn chặn rủi ro do biến động tỷ giá

1.2.3 Thủ tục hải quan:

Một trong những đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế là hàng hóa, dịch

vụ là đối tượng của hợp đồng được chuyên chở qua biên giới hai hay nhiều quốc gia Để xuất hoặc nhập hàng hóa, dịch vụ cần thiết phải thực hiện một số thủ tục hải quan do luật của mỗi quốc gia quy định Vì vậy trong nội dung hợp đồng, nhiều trường hợp phải có điều kiện phân chia trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các thủ tục nói trên, cũng như thủ tục quá cảnh qua một nước thứ ba

1.2.4 Mối liên hệ mật thiết giữa một số loại hợp đồng thương mại quốc tế:

Việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương được đi kèm với việc

ký kết một loạt hợp đồng: vận tải, bảo hiểm, vay tín dụng v.v… Như vậy, một thương vụ được thực hiện với sự trợ giúp của một hệ thống các hợp đồng liên quan mật thiết với nhau Mỗi hợp đồng có chủ thể, điều kiện, luật áp dụng riêng của mình Tuy nhiên để đảm bảo thương vụ có hiệu quả cần phải có sự thống

nhất, đồng bộ trong việc thực hiện các hợp đồng này

1.2.5 Quy định trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng:

Trong quan hệ thương mại quốc tế có sự rủi ro đáng kể do không có khả năng thực hiện nghĩa vụ vì những sự kiện bất thường: đảo chính, xung đột vũ trang; thuế nhập khẩu, xuất khẩu tăng cao; nhà nước cấm chuyển ngoại tệ ra khỏi biên giới v.v… Vì vậy việc đưa vào hợp đồng những quy định để điều chỉnh sự ảnh hưởng của các sự kiện nói trên đối với việc phân chia trách nhiệm của các bên do hoàn toàn không thực hiện hay không thực hiện một phần nghĩa vụ có ý nghĩa quan trọng đặc biệt

1.2.6 Giải quyết tranh chấp (thỏa thuận trọng tài):

Việc đưa vào hợp đồng thương mại quốc tế điều kiện quy định thủ tục giải quyết tranh chấp có thể phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng (thỏa thuận trọng tài) không kém phần quan trọng Thiếu điều kiện này

Trang 15

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

sẽ làm cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên trở nên khó khan, phức tạp hơn, thậm chí nhiều lúc không thể giải quyết được

Những đặc điểm nói trên cho thấy rằng căn cứ theo nội dung, hợp đồng

thương mại quốc tế có nhiều điều khoản khác với hợp đồng thương mại nội địa thông thường Tuy nhiên sự có mặt các điều khoản đặc thù trên trong hợp đồng không phải là những dấu hiện để có thể xác định tính quốc tế của hợp đồng Ngược lại, sự xuất hiện của yếu tố đặc thù trên nhờ tính quốc tế của hợp đồng

Vì vậy, một lần nữa có thể khẳng định rằng dấu hiệu trụ sở thương mại của các bên nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau là điều kiện cần và đủ

để xác định hợp đồng là hợp đồng thương mại quốc tế

1.3 Cơ sở pháp lý của hợp đồng thương mại quốc tế

1.4.1 Khả năng để phát sinh một hợp đồng TMQT

- Một hợp đồng TMQT trong giao dịch buôn bán (bỏ qua hàng tặng và các vấn

đề khác) chỉ đơn giản là một bên đưa ra lời chào hàng và bên kia chấp nhận lời chào hàng ấy Chào hàng làm phát sinh trách nhiệm ngay khi nó rời tay bên chào hàng đồng thời nó cũng có thể huỷ ngang bất cứ lúc nào trước khi được chấp nhận

- Đặt hàng là một lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua trong đơn đặt hàng, người mua liệt kê với người bán cụ thể với các loại hàng hoá mà mình định mua, cùng các nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng đối với một lời chào hàng cố định Khi người bán xác định ( bằng văn bản) đơn đặt hàng của người mua thì cũng phát sinh một hợp đồng Trong trường hợp này, hợp đồng được thể hiện bằng hai văn bản là đơn đặt hàng của người mua và văn bản xác nhận của người bán Như vậy, khi một lời chào hàng hoặc đặt hàng được chấp nhận vô điều kiện bằng văn bản thì khả năng ký kết một hợp đồng là

có thực và các bên sẽ chuẩn bị tiến hành cho một hợp đồng cụ thể hơn

Trang 16

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

1.4.2 Điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng TMQT theo pháp luật Việt nam

Khi đàm phán ký kết hợp đồng, các nhà đàm phán quốc tế thông thường chỉ hiểu biết về luật của nước mình nhưng ít khi biết tới luật của nước khác Điều này thực sự nguy hiểm như có thể ký kết một hợp đồng không có giá trị pháp lý hoặc chứa đầy các rủi ro được tính trước mà bên kia không ngờ tới Theo các điều luật, giá trị của một hợp đồng phụ thuộc vào một điều kiện nhất định liên quan đến: Các bên tham gia ký kết, địa vị pháp lý của các bên, sự thoả thuận giữa các bên về các nghĩa vụ Theo luật dân sự Việt nam, điều kiện để một hợp đồng có hiệu lực gồm 4 nội dung sau:

• Chủ thể phải hợp pháp: có nghĩa là phải tuân thủ các điều kiện do luật pháp Việt nam quy định ( Nêu ở phần hợp đồng TMQT)

• Hình thức phải hợp pháp: Hợp đồng TMQT phải được ký kết bằng hình thức văn bản mới có hiệu lực và mọi sửa đổi bổ sung cũng phải được làm bằng văn bản Mọi hình thức sửa đổi bằng miệng đều không có giá trị pháp

• Nội dung phải hợp pháp: Tính hợp pháp của hợp đồng

- Thứ nhất: hợp đồng phải có các điềukhoản chủ yếu Tại điều 50 – Luật Thuơng mại Việt nam thì nội dung của hợp đồng bao gồm 6 điều khoản chủ yếu sau: Tên hàng, số lượng, quy cách, phẩm chất, thời hạn,và địa điểm giao hàng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán và chứng từ giao hàng

- Thứ hai: Ngoài những điều khoản chủ yếu nêu trên, bất kỳ một đièu khoản nào đưa vào hợp đồng thì gọi là điều khoản thông thường như bao bì, mẫu cách, giám định chế tài, tranh chấp, bảo hành

• Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện: Nguyên tắc này cho phép các bên được hoàn toàn tự do thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong khuôn khổ pháp luật và loại bỏ tất cả các hợp đồng được ký kết trên cơ sở dùng bạo lực, do bị đe doạ, bị lừa đảo hoặc do sự nhầm lẫn

Trang 17

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

Về hình thức ký kết: Có hai loại hình thức ký kết hợp đồng là:

• Trực tiếp gặp gỡ đàm phán: Nếu các bên thống nhất hoàn toàn về các vấn đề

đã nêu ra trong quá trình đàm phán trực tiếp và cùng ký vào bản dự thảo hợp đồng thì hợp đồng được coi như là ký kết từ lúc các bên cùng ký vào hợp đồng

• Ký kết gián tiếp: Những hợp đồng được ký với những khách hàng mà không

có điều kiện gặp gỡ, trực tiếp đàm phán thì hợp đồng phải được ký bằng cách trao đổi ký kết hợp đồng thông qua việc gửi chào hàng hoặc đặt hàng Loại hợp đồng này thường trải qua hai giai đoạn:

a) Giai đoạn đề nghị ký hợp đồng: trong giai đoạn này, người đề nghị ký kết hợp đồng chú ý các điều kiện có hiệu lực của đơn đề nghị ký hợp đồng, thời hạn

có hiệu lực và điều kiện huỷ bỏ đơn đề nghị ký hợp đồng

b) Giai đoạn chấp nhận: Việc chấp thuận cũng phải tuân thủ một số quy định như: Chấp thuận dứt khoát vô điều kiện đề nghị ký kết hợp dồng, thì hợp đồng được coi là đã ký kết Nếu bổ sung sửa đổi một số điểm trong đơn đề nghị thì về mặt pháp lý họ đã từ chối việc ký kết và đưa ra một lời chào từ chối Còn nếu người đề nghị chấp nhận mọi sửa đổi bổ xung của phía bên kia thì lúc đó hợp đồng mới tiếp tục được coi là ký kết

Trang 18

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

Nếu là hợp đồng được ký kết giữa các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân với nhau thì thẩm quyền ký kết sẽ thuộc về người chủ doanh nghiệp đó

Ngoài ra còn có những người đại diện theo luật định uỷ quyền Việc uỷ quyền được thực hiện trên giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng uỷ thác

1.4 Thực hiện hợp đồng TMQT

Nguyên tắc chấp hành hợp đồng: Đó là những tư tưởng chỉ đạo có tính bắt buộc các bên phải tuân thủ hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng Luật pháp các nước đều quy định rằng cũng như với hợp đồng dân sự, hợp đồng ngoại thương phải chấp hành 3 nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc chấp hành hiện thực và thực hiện đúng về mặt đối tượng, không

được thay thế việc thực hiện đó bằng việc đưa một khoản tiền nhất định hoặc dưới một hình khác

- Nguyên tắc chấp hành đúng: tức là thực hiện tất cả các điều khoản đã cam

kết.Mọi quy định trong hợp đồng đều phải thực hiện đúng và đầy đủ

- Nguyên tắc chấp hành trên tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi: Các bên có

nghiã vụ hợp tác chặt chẽ, thường xuyên và theo dõi giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh cam kết, cùng nhau khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng ngay cả khi có tranh chấp xảy ra

Nếu một trong hai bên không tuân thủ 1 trong 3 nguyên tắc nói trên thì sẽ bị coi

là vi phạm hợp đồng và chịu trách nhiệm với bên kia

1.5 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng TMQT

1.5.1 Các yếu tố cấu thành trách nhiệm

Những vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ có tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh cuả 2 bên Tuy nhiên, không phải mọi vi phạm cấu thành trách nhiệm, chỉ những vi phạm được cấu thành với 4 yếu tố sau:

Trang 19

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

Thứ nhất: Người thụ trái (bên có nghĩa vụ) có hành vi vi phạm hợp đồng, thể hiện ở việc không thực hiện hoặc không thực hiện tốt hợp đồng Tuy nhiên trái chủ ( bên có quyền) phải chứng minh về hành vi trái pháp luật của người thụ trái

Thứ hai: Thụ trái có lỗi Lỗi của thụ trái có lỗi khi vi phạm hợp đồng TMQT thường là lỗi suy đoán Điều này có nghĩa là pháp luật dựa vào nguyên tắc “suy đoán lỗi” để quy trách nhiệm chứ không dựa vào lỗi cố hay vô ý

Thứ ba: Trái chủ có thiệt hại về tài sản Đây có thể là thiệt hại vô hình hoặc hữu hình như nhà cửa, uy tín kinh doanh, nhưng phải tính chất thực tế, nghĩa là phải tính toán được một cách cụ thể và phải có bằng chứng nếu trái chủ muốn đòi bồi thường

Thứ tư: Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của người thụ trái với thiệt hại thực tế mà trái chủ phải gánh chịu, có nghĩa là hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của thiệt hại đó

Phạt bội ước: Là bên thụ trái phải nộp số tiền nhất định và sau khi nộp phạt thì không phải thực hiện hợp đồng nữa

Trang 20

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

Phạt vạ ( phạt chậm thực hiện hợp đồng) là phải nộp một số tiền nhất định, trong trường hợp thực hiện không đúng hợp đồng Công ước Viên - 1980 về hợp đồng mua bán ngoại thương không quy định chế tài phạt vạ Như vậy, chế tài phạt vạ thường chỉ áp dụng cho những trường hợp vi phạm cụ thể đã được quy định trong hợp đồng hay trong các điều ước quốc tế có liên quan hoặc có luật thực chất được áp dụng cho hợp đồng Tuy nhiên có những trường hợp vi phạm phải áp dụng đồng thời cả hai chế tài thực hiện thực sự và chế tài phạt VD: Khi giao hàng chậm thì người bán vừa phải thực hiện vừa phải nộp phạt giao chậm

• Chế tài bồi thường thiệt hại

Nếu các bên không ấn định mức phạt trong hợp đồng thì khi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho trái chủ sẽ phải bồi thường số thiệt hại đó Có hai loại bồi thường:

Bồi thường có tính chất đền bù: Bên vi phạm phải đền bù lại số thiệt hại mà bên

bị thiệt hại phải gánh chịu

VD: Giao hàng kém phẩm chất, giao sai địa điểm, giao hàng có bao bì xấu Bồi thường theo thời gian: Số tiền thiệt hại phải bồi thường tỷ lệ với thời gian

vi phạm hợp đồng

VD: Trả tiền chậm, giao chậm tài liệu Hình thức này được áp dụng phổ biến khi mà hợp dồng không quy định điều khoản phạt chậm thực hiện nghĩa vụ Bồi thường thiệt hại được tiến hành theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại bao gồm: Giá trị giảm sút tài sản, chi phí phải trả thêm, các khoản lợi không được hưởng nhưng có thể dự tính và chứng minh được Ngoài ra không bồi thường thiệt hại gián tiếp và thiệt hại xã hội, đột xuất mà khi ký kết hợp đồng không thể lường được

• Chế tài thực hiện thực sự

Trang 21

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

Chế tài này được áp dụng khi giải quyết các tranh chấp về việc không giao hàng, giao thiếu hàng, hàng có phẩm chất xấu, khi người mua không trả tiền hàng Khi có những vi phạm này, bên vi phạm vẫn phải thực hiện đúng và đầy

đủ các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng Điều này có nghĩa là nếu người bán không giao hàng, người mua có quyền buộc người bán thực hiện thực sự giao hàng bằng chính số hàng dự kiến Nếu không có hàng thì người bán phải mua hàng khác với cùng phẩm chất để giao và tự trả chi phí

Khi bên bị vi phạm đòi bên vi phạm thực hiện thực sự mà không được thoả mãn, thì họ có quyền kiện ra toà án để buộc bên vi phạm phải thực hiện Chế tài này có thể áp dụng đồng thời với chế tài phạt

• Chế tài huỷ hợp đồng

Chế tài này được coi là nặng nhất đối với người bị vi phạm hợp đồng Điều kiện

để áp dụng chế tài này không giống nhau ở các nước khác Theo công ước Viên

- 1980 thì việc huỷ hợp đồng chỉ được áp dụng khi không giao hàng hoặc không trả tiền trong thời gian đã gia hạn thêm hoặc khi vi phạm một cách cơ bản hợp đồng đã được ký kết

Để cho việc hủy hợp đồng có hiệu lực thì bên vi phạm hợp đồng phải sẵn sàng làm mọi nghĩa vụ cuả mình và thông báo cho phía bên kia biết quyết định huỷ hợp đồng của mình Trường hợp đã nhận hàng thì các bên tự phải thương lượng giải quyết với nhau hoặc nhờ trọng tài giải quyết

Việc huỷ hợp đồng sẽ mang lại hậu quả pháp lý như: hai bên được giải phóng khỏi các nghĩa vụ hợp đồng, nếu phần nào của hợp đồng đã được thực hiện thì

có quyền yêu cầu phía bên kia hoàn chi phí lại Nếu hai bên có cùng nghĩa vụ bồi hoàn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện song song

Bên có lỗi trong việc vi phạm hợp đồng sẽ phải bồi thường nếu gây thiệt hại cho bên kia

Trang 22

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

1.6 Giải quyết tranh chấp trong buôn bán quốc tế

1.6.1 Khái niệm và giải quyết tranh chấp

Là việc điều chỉnh những bất đồng xung đột dựa trên những căn cứ cụ thể và việc sử dụng những phương thức khác nhau để hoà giải các bên lựa chọn Các bên và đại diện pháp lý của họ khi đàm phán để ký kết hợp đồng TMQT phải chú ý lường trước các tranh chấp có thể xảy ra, để lựa chọn điều khoản về tranh chấp đưa vào hợp đồng giảm chi phí khi giải quyết các tranh chấp phát sinh sau này

1.6.2 Các phương thức giải quyết tranh chấp

Việc giải quyết tranh chấp là nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các bên vàphụ thuộc vào một số vấn đề như: Mục tiêu cần đạt được bản chất của tranh chấp, mối quan hệ giữa các bên, chi phí và thời gian giải quyết tranh chấp và đặc biệt là đảm bảo giữ gìn mối quan hệ lâu dài giữa các bên Thông thường có các phương thức giải quyết tranh chấp sau:

• Thương lượng trực tiếp:

Trong đại số các trường hợp, khi bắt đầu phát sinh tranh chấp, các bên nhanh chóng và tự nguyện liên hệ, gặp gỡ nhau để thương lượng nhằm tháo gỡ những bất đồng và giữ gìn mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp giữa họ Nếu việc thương lượng thành công thì các bên phải tuân thủ thực hiện, còn nếu không thì phải nhờ trọng tài giải quyết

• Hoà giải các tranh chấp

Đây là phương thức được nhiều nhà kinh doanh nghiên cứu sử dụng, được pháp luật của nhiều nước đề cập tới Việc hoà giải phải được dựa trên một số nguyên tắc sau: Sự tự nguyên của các bên, sự khách quan, sự công bằng, hợp lý, sự tôn trọng các tập quán thương mại quốc tế, đảm bảo bí mật tài liệu, chứng cứ của các bên trong hoà giải

• Thủ tục hoà giải

Trang 23

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn Trọng tài sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ sẽ đưa ra quyết định có tính bắt buộc đối với các bên tham gia tranh chấp Phán quyết này được luật pháp quốc gia cũng như quốc tế công nhận, cho dù nó kết quả của sự thoả thuận có tính chất riêng tư hay do một hội đồng trọng tài ban hành ( kể cả hội đồng đó không còn tồn tại sau phán quyết) Nếu bên nào không thực hiện phán quyết này thì sẽ bị cưỡng chế thi hành đúng theo trình tự tư pháp Do được lập cùng với các điều khoản khác nên ngay cả khi hợp đồng chính đã kết thúc hoặc vộ hiệu, thì cũng không làm điều khoản trọng tài vô hiệu một cách tương ứng

• Thủ tục tư pháp toà án

Việc giải quyết tranh chấp theo phương thức này được thực hiện tại chính toà

án của một nước nào đó Do tố tụng tư pháp ở từng nước là khác nhau nhưng lại mang một số nét chung đã tạo nên ưu thế và nhược điểm của từng phương thức này Tuy nhiên, vấn đề phức là cần xác định được toà án được chọn, hiệu lực thi hành án ở các nước liên quan, tính khách quan của Toà án đối với nước ngoài tham gia tố tụng, thời gian và chi phí tố tụng Nếu các bên không thoả thuận về luật nước nào để giải quyết tranh chấp thì thẩm phán sẽ áp dụng nguyên tắc xung đột pháp luật áp dụng cho hợp đồng

Việc giải quyết theo thủ tục theo Toà án là mang tính quyền lực Nhà nước; Bản

án được cưỡng chế thi hành và có tính dứt điểm trên quốc gia đó

1.7 Luật điều chỉnh hợp đồng TMQT

Do có yếu tố nước ngoài, hợp đồng TMQT có nguồn luật điều chỉnh phức tạp hơn nhiều so với hợp đồng mua bán trong nước Tính phức tạp này có thể mô tả bằng sơ đồ giản lược sau:

Trang 24

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

Điều ước quốc tế

Tuy nhiên, để hợp đồng NK có hiệu lực thì trước hết nó phải tuân thủ pháp luật quốc gia mà các chủ thể mang quốc tịch Theo điều 3 – Luật thương mại Việt nam “ Các hoạt động thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan” Cũng theo luật Thương mại, các bên trong hợp đồng có thể áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế trong hoạt động Thương mại

và các trường hợp:

Điều ước quốc tế nà Nhà nước Việt nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của luật Thương mại Việt nam thì các bên trong hợp đồng áp dụng quy định của điều ước quốc tế

Các bên có thoả thuận áp dụng luật nước ngoài nếu không trái với pháp luật Việt nam, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc tham gia có quy định áp dụng luật nước ngoài

Nhà nước Việt

nam

Nhà nước nước ngoài

Tổ chức quốc tế

Thương nhân

Trang 25

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

Các bên có thể thoả thuận áp dụng tập quán Thương mại quốc tế nếu nó không trái với pháp luật Việt nam

Như vậy, trong mua bán quốc tế các bên hoàn toàn có quyền tự do thoả thuận nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là các bên nên chọn nguồn luật nào sao cho phù hợp mà vẫn đảm bảo được quyền lợi của mình

1.7.1 Luật quốc gia

Luật quốc gia trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng NK khi đó nó được các chủ thể hợp đồng thoả thuận chọn, nhằm bor xung những thiếu sót của hợp đồng Luật quốc gia của một nước sẽ được lựa chọn để áp dụng cho hợp đồng TMQT khi:

- Các bên đã thoả thuận trong hợp đồng

- Các bên thoả thuận lựa chọn áp dụng cho hợp đồng sau khi hợp đồng NK đã

được ký kết Trường hợp này thường được sử dụng cho hợp đồng sau khi trong hợp đồng ký kết trước đó vì lý do nào đó không có điều khoản áp dụng mặc dù lúc này thường là tranh chấp xảy ra, nhưng các bên vẫn còn có thể đàm phán với nhau để lựa chọn luật nào đó để giải quyết

- Khi luật đó đã được quy định trong điều ước quốc tế hữu quan Có nghĩa là

trong các điều ước quốc tế mà nước đó tham gia ký kết hoặc thừa nhận có quy địnhvề điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng XNK thì các điều khoản

đó đương nhiên được áp dụng

Trên thực tế, việc lựa chọn luật nước nào phụ thuộc vào quá trình đàm phán, thế lực của người đàm phán và đặc biệt là sự hiểu biết của mỗi bên của luật pháp nước mình và nước bạn

1.7.2 Điều ước quốc tế

Khi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng TMQT liên quan đến vấn đề nhưng không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong trường hợp đồng, các bên có thể dựa vào các điều quy ước quốc tế và ngoại thương

Trang 26

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

Đối với những điều ước quốc tế mà Việt nam không ký, chưa ký hoặc không thừa nhận thì không có giá trị bắt buộc đối với chủ thể Việt nam trong hợp đồng TMQT chúng chỉ trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng TMQT , nếu các bên thoả thuận dẫn tới trong hợp đồng

Nếu trong điều ước quốc tế về ngoại thương có những quy định khác với pháp luật Việt Nam ( mà Việt Nam chưa tham gia ký kết hoặc công nhận) thì có quyền bảo lưu, tức là chỉ áp dụng từng chương, mục của công ước nếu không trái với pháp luật Việt nam

1.7.3 Tập quán thương mại quốc tế

Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen phổ biến được nhiều nước áp dụng và công nhận rộng rãi Thông thường, các tập quán thương mại quốc tế được chia làm 3 nhóm:

- Tập quán có tính chất nguyên tắc: Là những tập quán cơ bản bao trùm được

hình thành trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và bình đẳng giữa các quốc gia

- Tập quán thương mại quốc tế chung: Là các tập quán thương mại được

nhiều nước công nhận và áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực VD: Các điều kiện thương mại quốc tế do phòng thương mại quốc tế tập hợp và soạn thảo ( gọi tắt là incoterm) Trong đó quy định các điều kiện thương mại khác nhau như FOB, CIP, CIF được rất nhiều nước trên thế giới thừa nhận và

áp dụng

- Tập quán thương mại khu vực: Là các tập quán thươngmại quốc tế chỉ được

áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng

Tập quán thương mại quốc tế sẽ trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng TMQT khi:

- Chính hợp đồng có quy định

- Các điều ước quốc tế liên quan đến quy định

Trang 27

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

Không có hoặc có nhưng không đầy đủ về vấn đề tranh chấp, vấn đề cần được điều chỉnh

Cần chú ý rằng: do tập quán thương mại quốc tế có nhiều loại nên khi sử dụng cần ghi rõ họ tên, nguồn để tránh sự nhầm lẫn

1.7.4 Án lệ và các nghị định

Đối với các nước trong khối luật chung Anh – Mỹ thực tiễn tư pháp có vị trí rất quan trọng vì mỗi khi xẩy ra tranh chấp các bên thường viện dẫn các bản án trước đây coi là mẫu mực làm căn cứ để xét xử vụ mới Chính vì vậy, trong giao dịch buôn bán với các nước tư bản cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của án lệ và chấp nhận theo đúng tinh thần pháp luật án lệ thường được áp dụng đối với các trường hợp:

Khi các bên thoả thuận trong hợp đồng sẽ áp dụng án lệ và phải quy định đối với từng trường hợp cụ thể

Nếu trung tâm trọng tài được lựa chọn theo thoả thuận trong hợp đồng có áp dụng án lệ vào xét xử tranh chấp thì các đương sự cũng phải áp dụng

Khi các Nghị định đã được ký kết giữa các quốc gia thì nó sẽ trở thành nguồn luật đương nhiên đôí với các bên của các quốc gia đó và có giá trị bắt buộc đối với hợp đồng TMQT có liên quan Các bên có thể dựa vào đó mà không cần phải có sự thoả thuận nào, tức là chỉ cần áp dụng và nhờ đó mà hoạt động buôn bán thương mại quốc tế được thuận lợi nhanh chóng hơn, tiết kiệm chi phí, thời

gian cho các thương nhân

Trang 28

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

***********

Khi mua sắm mang tính chất Quốc tế, việc soạn thảo hợp đồng là hết sức quan trọng Chương 1 đã trình bày một cách cơ bản nhất những vấn đề của một HĐ TMQT mà khi ký kết ta phải hết sức chú ý Do có yếu tố nước ngoài, những HĐ TMQT phải chặt chẽ, nếu không tìm hiểu kỹ rất dễ dẫn đến rủi ro thiệt hại về tài chính cũng như uy tín của các Doanh Nghiệp Tuy nhiên, những vấn đề trên đây chỉ là điều kiện cần của một HĐ TMQT, mà các điều kiện, điều khoản và các vấn đề pháp lý liên quan là một quá trình đổi mới và bổ sung liên tục theo thời gian, đòi hỏi người làm Hợp đồng phải thường xuyên cập nhật kiến thức làm nền tảng để soạn thảo và thực hiện HĐ

Từ cơ sở lý thuyết trên, tùy vào quy trình và đặc điểm của từng Công ty mà HĐ TMQT có những định dạng và chi tiết phù hợp Đi sâu vào tìm hiểu hoạt động mua sắm của Công ty CP DVCKHH, ta sẽ hiểu thêm hơn về tình hình ký kết

HĐ TMQT cũng như các vấn đề mà Công ty đang đối mặt như bên dưới

Trang 29

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

CHUƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở CÔNG TY CPDVCKHH

2.1 Khái quát chung về công ty CP DVCKHH

Chính thức được thành lập từ năm 2001, Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) hiện nay là một trong những thành viên năng động bậc nhất thuộc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) Trong khoảng thời gian gần 10 năm kể từ ngày thành lập, PTSC M&C đã thực hiện hơn 30 dự án, chứng tỏ được năng lực vượt trội trong lĩnh vực xây lắp dầu khí

và đã được chứng nhận bởi các đối tác lớn trong và ngoài nước như Cửu Long JOC, Petronas, Talisman Malaysia, Premier Oil, Trường Sơn JOC, BP,

Vietsovpetro, J.Ray McDemott, JVPC

Cùng với chiến lược phát triển mạnh mẽ của PTSC, PTSC M&C đang hướng đến mục tiêu trở thành đơn vị xây lắp dầu khí an toàn, chất lượng và có uy tín hàng đầu Việt Nam, sánh ngang các nhà thầu xây lắp khác trong khu vực

Các loại hình dịch vụ:

- Thực hiện tổng thầu EPCIC cho các dự án, công trình dầu khí trên bờ và ngoài khơi

- Thiết kế, chế tạo các cấu kiện, thiết bị dầu khí

- Bảo dưỡng, sửa chữa, đóng mới, hoán cải các phương tiện nổi

- Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực cơ khí hàng hải

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp (nhà xưởng, cầu cảng, công trình phụ trợ ), công trình giao thông

- Cung cấp dịch vụ cho thuê máy móc, trang thiết bị, dụng cụ trong ngành dầu khí, xây dựng dân dụng và các ngành công nghiệp

- Dịch vụ cung cấp lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động trong và ngoài nước

Trang 30

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Năm 2001: với sự thi công thành công Dự án Khu nhà trên biển LQ-CPC 140 người, Xí nghiệp Dịch vụ Cơ khí Hàng hải được thành lập do ông Cao Duy Chính làm Giám đốc

Năm 2002: Thi công thành công giàn khai thác đầu tiên và chuyển giao cho Chủ đầu tư JVPC

Năm 2004: Ông Nguyễn Trần Toàn trở thành Giám đốc của công ty

Năm 2006: PTSC M&C đạt được Hợp đồng Thiết kế - Thi công - Chạy thử đầu tiên với Chủ đầu tư Talisman cho Dự án Bunga Orkid

Năm 2007: Công ty trở nên vững mạnh với sự hoàn thành của Dự án thứ 20 Ông Phan Thanh Tùng chuyển lên làm Giám đốc công ty

Năm 2011: Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải

Năm 2012: Ông Đồng Xuân Thắng chuyển lên làm Giám đốc công ty

Với hơn 20 dự án đã được thực hiện cho các đối tác trong và ngoài nước, PTSC

MC đang từng bước nâng cao hình ảnh và vị thế của mình Ngoài ra, với sự hỗ trợ về mặt chính sách của nhà nuớc và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), PTSC MC đang từng bước thực hiện việc cải tiến các chính sách nhằm thu hút lao động có trình độ để mở rộng sức cạnh tranh khu vực và trên thị trường quốc tế

Trang 31

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

Với những bước chuyển mình phù hợp với xu thế đi lên của đất nước, đặc biệt sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, PTSC M&C dần khẳng định và vươn lên mạnh mẽ trở thành một doanh nghiệp hàng đầu về cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao chuyên ngành dầu khí ở Việt Nam và khu vực

2.1.3 Các dự án đã tiến hành

Kể từ khi thành lập công ty đã tham gia rất nhiều dự án Ban đầu chỉ là nhà thầu phụ cho các công ty khác, sau đó học hỏi đúc rút kinh nghiệm để tự thực hiện từ các dự án nhỏ đến các dự án lớn Cho đến thời điểm hiện nay, PTSC M&C đã trúng thầu và thực hiện thành công hàng loạt các dự án

Bảng 2.1: Các dự án do công ty thực hiện đến nay

PetroVietnam Gas Company (PVGC)

2

09/1999

2000

LQ CPC/99 Project: Engineering, Procurement, Fabrication,

Commissioning of Living Quarter In Modules-140 Men (EPCC)

Trang 32

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

PetroVietnam Gas Company (PVGC)

Japan Vietnam Petroleum Company (JVPC)

7

04/2002

7/2002

Fabrication, Installation, Tie-In &

Commissioning of PLEM and CLAMPS, Infield Pipeline Project

Japan-Vietnam Petroleum Company (JVPC)

TALISMAN Malaysia Limited (TML)

Trang 33

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

63 Men

Japan-Vietnam Petroleum Company (JVPC)

Cuulong JOC (CL JOC)

12 06/2004

12/2004

RBPD-A Gaslift Project: Engineering, Procurement, Construction, Installation and Commissioning for Gaslift

Compressor and Modification Works of Ruby-A

Petronas Carigali Vietnam (PCVL)

13

09/2004

08/2005

Provision of Fabrication of RBDP-B Topsides for Ruby Full Field

Development Project

Petronas Carigali Vietnam (PCVL)

Trang 34

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

Talisman Malaysia Limited (TML)

20

06/2007

04/2008

Su Tu Vang – Cửu Long JOC

Cửu Long JOC

Trang 35

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

Trang 36

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

Thăng Long JOC

7/2011 Hai Su Trang Den Project TLJOC

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động, chức năng nhiệm vụ các phòng ban của

Công ty

Trang 37

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

Chức năng nhiệm vụ của các Đơn vị được cụ thể như sau (Trích Quy định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị của CECO)

• Ban lãnh đạo Công ty

- Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về các mặt sản xuất kinh

doanh của Công ty, chỉ đạo toàn bộ Công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho mọi trách nhiệm quyền lợi của Công ty trước pháp luật và các cơ quan hữu quan

- Phó giám đốc: Là những người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm

trước Giám đốc về các công việc mà mình đảm nhiệm

- Kế toán trưởng: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có trách nhiệm

giúp Giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty theo quyết định của Nhà nước

Trang 38

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

• Các phòng chức năng của Công ty

Các phòng ban chức năng của Công ty do Giám đốc quyết định theo Điều lệ của Công ty, đảm bảo tinh giảm và hoạt động có hiệu quả hiện nay Công ty có các phòng ban như sau:

- Phòng Tổ chức nhân sự: Trong quá trình hoạt động phòng có nhiệm vụ chính

là tuyển lựa các lao động có đầy đủ năng lực và trình độ vào những nơi còn thiếu tổ chức sắp xếp và thực hiện chế độ đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty và giúp Giám đốc nghiên cứu và xây dựng bộ máy phù hợp, xây dựng quy chế nội quy, quy định của sản xuất

- Phòng Kế hoạch: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất, phương hướng sản xuất kinh doanh, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh Vận tải và Đại lý vận tải xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, tổng hợp kết quả, báo cáo lãnh đạo

- Phòng phát triển Kinh doanh: Phòng có chức năng chủ yếu nhưu xây dựng kế hoạch phương hướng kinh doanh tổng hợp, khai thác các nguồn hàng xây dựng phương án tổ chức điều hành kinh doanh tổng hợp, tổng hợp đánh giá kết quả kinh doanh tổng hợp

- Phòng Tài chính kế toán: Giúp Giám đốc tổ chức hạch toán kinh doanh, cụ thể như nắm giữ sổ sách, ghi lại các nghiệp vụ chi tiêu của Công ty và lập bảng tổng kết, nắm giữ và quản lý vốn, có trách nhiệm giao vốn và hạch toán các hoạt động TMQT Một điều cần lưư ý là phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ hạch toán đúng giá thành sản phẩm, thực hiện đúng chế độ mở sổ ghi chép ban đầu

- Phòng Thương mại: phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc điều hành về các lĩnh vực Quản lý các hoạt động đấu thầu và mua

Trang 39

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

sắm trong Công ty ngoại trừ các hợp đồng nhận thầu; quản lý các hợp đồng mua bán, hợp đồng bảo hiểm trong Công ty; Dưới sự điều hành của Giám đốc, các nhân viên phòng Thương mại thực hiện các khâu như chào hàng, mở L/C làm thủ tục hải quan

- Phòng Kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ họat động Giám sát và tổ chức thi công trên công trường Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tham mưu giúp Giám đốc về lĩnh vực quản lý, sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư trong toàn Công ty Chủ trì xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu của các phương tiện thiết bị theo ca, Km… theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất

- Phòng Thiết kế: Tham mưu cho Giám đốc hồ sơ thiết kế thi công các công trình phù hợp với năng lực của công ty.Chủ trì tổ chức kỹ thuật thi công các công trình do công ty làm chủ đầu tư và thực hiện

- Phòng An toàn: Tổ chức công tác giám sát quá trình thi công dựa trên An toàn, sức khỏe, môi trường theo tiêu chuẩn Khách hàng đưa ra

- Phòng chất lượng: Tổ chức công tác quản lý quy trình thi công theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, kiểm soát quá trình thi công và chất lượng thi công

- Phòng Xây dựng công trình: Chịu trách nhiệm thi công các công trình cơ bản,

Trang 40

Học viên: Lê Huỳnh Hiệp –QTKD 2010 Khoa Kinh tế và Quản lý

Việt Nam Trong đó, hoạt động mua sắm quốc tế ngày càng phát triển và đem lại lợi nhuận khá lớn, góp phần vào công cuộc phát triển của Công ty Phạm vi mua sắm của Công ty mang tính đặc thù, chủ yếu về các nguyên vật liệu và thiết bị phục vụ thi công (đặc biệt là thi công Công trình Dầu khí) mà Nhà nước Việt nam không cấm nhập khẩu Trong thời gian vừa qua, Công ty đã nhận mua sắm quốc những mặt hàng chủ yếu sau:

- Sắt thép các loại: Carbon Steel, Stailess Steel v.v…

- Bồn chứa: Vessels & Tanks v.v…

- Bơm: Centrifugal and reciprocating pumps v.v…

- Van: CS/SS Ball Valve v.v

- Máy phát: Gas engine/ Diesel Engine Generator v.v

- Máy nén khí: Instrument Air Compressor and Air Dryer v.v

- Nhà điện: LCR Building v.v…

• Đặc điểm về vốn và cơ sở vật chất ký thuật

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do sự biến động bất thường của thị trường tài chính tiền tệ và sự suy giảm của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nhưng công ty đã cố gắng phấn đấu nâng vốn điều lệ năm 2011 từ 600 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, và là năm đầu tiên hoạt động bằng hình thức từ công ty Cổ phần

• Đặc điểm về lao động và cơ cấu lao động

Hiện nay Công ty có tổng số lao động là 3.944 người, trong đó lao động có trình

độ đại học là 937 người, trình độ trung cấp, cao đẳng là 547 người, trình độ sơ cấp

là 50 người, công nhân kỹ thuật là 70 người, còn lại là lao động phổ thông 2340 người

Ngày đăng: 09/10/2016, 23:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(10) Công ước viên 1980: http://vietforward.com/showthread.php?t=425 (11) Rối rắm chế tài dân sự, thương mai:http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/32107/ Link
(12) Incoterms 2000: http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/incoterms-2000.860583.html Link
(14) Hợp đồng Thương Mại Quốc Tế - Nội Dung Các Doanh Nghiệp Cần Quan Tâm: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/10/01/3889/ Link
(1) PGS-TS Nguyễn Văn Luyện – PGS-TS Lê Thị Bích Thọ - TS Dương Anh Sơn. Giáo trình luật hợp đồng Thương mại Quốc tế. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP HCM - 2007 Khác
(2) GS.TS. Đặng Đình Đào – GS.TS. Hoàng Đức Thân. Giáo trình kinh tế Thương Mại. Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân – nhà xuất bản thống kê.Năm 2003 Khác
(3) Luật thương mại. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Năm 2005 (4) Luật dân sự. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Năm 2005 Khác
(5) Nguyễn Thanh Danh. Thương mại Quốc tế (Vấn Đề Cơ Bản). Nhà xuất bản Lao động xã hội. Năm 2005 Khác
(6) PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân. Đàm Phán Trong Kinh Doanh Quốc Tế. Nhà xuất bản Lao động xã hội. Năm 2009 Khác
(7) Võ Thanh Thu. Kỹ thuật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu. NXB Tổng Hợp TP.HCM. Năm 2011 Khác
(8) Võ Thanh Thu. Hỏi - Đáp Về Thanh Toán Xuất Nhập Khẩu Qua Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ. Nhà xuất bản Lao động xã hội. Năm 2008 Khác
(9) Võ Thanh Thu. Incoterms 2000 Và Hỏi Đáp Về Incoterms. Nhà xuất bản Thống Kê. Năm 2008 Khác
(13) Incoterms 2010: Nhà xuất bản thông tin và truyền thông Hà Nội - 2010 Khác
(15) Công ty CP DVCPHH – Phòng Thương Mại: các tài liệu nội bộ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w