Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)

Một phần của tài liệu Lựa chọn đơn chào hàng để ký kết hợp đồng cho thuê tàu chuyến tại công ty cổ phần vận tải biển việt nam (VOSCO)” (Trang 20 - 31)

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam [4]

“Công ty Vận tải biển Việt Nam, tiền thân của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam được thành lập ngày 1/7/1970 theo Quyết định của Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở hợp nhất ba đội tàu Giải Phóng, Tự Lực, Quyết Thắng và một Xưởng vật tư. Đến tháng 3 năm 1975, Bộ Giao thông Vận tải quyết định tách một bộ phận lớn phương tiện và lao động của Công ty để thành lập Công ty Vận tải Ven biển (Vietcoship là Vinaship sau này) với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức vận tải trên các tuyến trong nước. Cũng từ đây Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO – trực thuộc Cục Đường biển, nay là Cục Hàng hải Việt Nam) chỉ còn tập trung làm một nhiệm vụ là tổ chức vận tải nước ngoài, phục vụ xuất nhập khẩu và nhanh chóng xây dựng đội tàu vận tải biển xa.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6 Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986, cả nước bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về quản lý kinh tế, xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN.

Thực hiện chủ trương này, Bộ Giao thông Vận tải cũng thực hiện đổi mới với việc cắt giảm biên chế khối hành chính sự nghiệp, chuyển chức năng quản lý kinh tế kỹ thuật trực tiếp xuống các doanh nghiệp và thành lập các doanh nghiệp mới. Cũng trong thời kỳ này Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) được thành lập lại theo Quyết định số 29/TTG ngày 26/10/1993 của Thủ tướng Chính phủ và trở thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng

Công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES) theo Quyết định số 250/TTG ngày 29/04/1994 của Thủ tướng Chính phủ.

Sau 37 năm hoạt động theo mô hình Công ty 100% vốn nhà nước, ngày 11/7/2007, thực hiện Quyết định số 2138/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Công ty Vận tải biển Việt Nam đã tổ chức chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần. Đến ngày 01/01/2008, Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình mới với tên gọi Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam, tên tiếng Anh là Vietnam Ocean Shipping Joint Stock Company (VOSCO) với số vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, trong đó 60% vốn do Nhà nước sở hữu, còn lại là phần vốn của các cổ đông tổ chức và thể nhân khác với tổng số hơn 3.500 cổ đông.”

2.1.2. Các thông tin cơ bản về Công ty [5]

“Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM

Tên giao dịch đối ngoại: VIET NAM OCEAN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY

Tên giao dịch viết tắt: VOSCO

Trụ sở chính: Số 215 phố Lạch Tray, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Giấy CNĐKKD: Số 0203003815 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp lần đầu ngày 01/01/2008, thay đổi lần 6 ngày 22/04/2009.

Vốn điều lệ đăng ký: 1.400.000.000.000 đồng (Một ngàn bốn trăm tỷ đồng).

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty - Vận tải ven biển và viễn dương

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy

- Bốc xếp hàng hóa đường bộ, bốc xếp hàng hóa cảng biển, bốc xếp hàng hóa cảng sông

- Hoạt động của các câu lạc bộ thể thao

- Đại lí dầu nhớt và vòng bi, đại lý sơn; đại lí phụ tùng, thiết bị chuyên dùng hàng hải; đại lí bán vé máy bay; môi giới mua bán tàu biển

- Dịch vụ lưu trữ ngắn ngày, khách sạn

- Kinh doanh bất động sản, quyền sở dụng đất thuộc quyền chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

- Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước, cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài

- Điều hành tua du lịch

- Đào tạo và huấn luyện thuyền viên - Sửa chữa tàu biển

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ

- Dịch vụ giao nhận hàng hóa đa phương thức bao gồm: sắt, sông, biển, bộ và hàng không; dịch vụ cung ứng tàu biển; môi giới hàng hải; dịch vụ đại lí tàu biển, dich cụ đại lí vận tải đường biển

- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

- Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)

- Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh - Bán lẻ sơn, dầu nhờn, phụ tùng và thiết bị hàng hải

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng chuyên dùng cho ngành hàng hải - Kho bãi và lưu trữ hàng hóa

- Nhà hàng, quần áo, hàng ăn uống (trừ quầy bar) - Đại lí du lịch

- Dịch vụ xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa

- Sửa chữa container, thiết bị container, trang thiết bị vận tải.

Kinh doanh vận tải biển chiếm 90% doanh thu là hoạt động chính của công ty.”

2.1.4. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty [6]

“Ban giám đốc Công ty Vận tải biển Việt Nam bao gồm:

Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc khai thác; Phó tổng giám đốc kĩ thuật; Phó tổng giám đốc phía Nam

a. Tổng giám đốc: Số người 01

Chức năng nhiệm vụ: Điều hành chung

Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân và tổ chức điều hành trong mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và pháp luật về điều hành công ty.

b. Phó tổng giám đốc: Số người 03

Do Tổng giám đốc công ty Hàng Hải bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam

* Phó tổng giám đốc khai thác

Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý và điều hành sản xuất khai thác kinh doanh, nghiên cứu thị trường, điều phối, nắm bắt nguồn hàng, xây dựng phương án kinh doanh, đề xuất với Tổng giám đốc công ty kí kết các hợp đồng vận tải hàng hóa và các phương án cải tiến tổ chức sản xuất trong công ty, theo dừi hoạt động của đội tàu.

* Phó tổng giám đốc kĩ thuật

Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý điều hành công việc kĩ thuật, vật tư, sửa chữa, công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học sáng kiến, hợp lý húa sản xuất và cỏc hoạt động liờn quan khỏc, tiến hành theo dừi hoạt động của đội tàu, đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn.

* Phó tổng giám đốc phía Nam

Chức năng nhiệm vụ: phụ trách toàn bộ các hoạt động của các chi nhánh phía Nam.”

2.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Tại thời điểm 31/12/2015, vốn điều lệ là 1.400 tỷ đồng, tổng tải sản 4.565 tỷ đồng, số lượng lao động là 1112 người.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty hiện nay gồm:

- Nhà cửa vật kiến trúc

- Các chi nhánh, đại lý, xưởng sữa chữa - Trang thiết bị máy móc

- Đội tàu viễn dưỡng gồm 19 chiếc - Đội ca nô đưa đón người

- Đội ca nô chuyên cung ứng nước ngọt, văn hóa phẩm…

- Phương tiện vận tải dùng cho hành chính.

Đội tàu của Công ty hiện nay là đội tàu lớn nhất nước. Tính đến tháng 12/2015,công ty có 19 chiếc tàu trong đó có 15 chiếc là tàu hàng khô và hàng rời chuyên dụng, 2 tàu dầu và 2 tàu container. Đội tàu của Công ty có:

Tổng trọng tải: 472.212 DWT Tuổi tàu bình quân: 12,52 tuổi

VOSCO là công ty lớn nhất tại Việt Nam xét về năng lực vận tải, đội tàu của VOSCO có tổng trọng tải trên 472.212 DWT. Xét về độ tuổi, VOSCO hiện đang sở hữu đội tàu tương đối trẻ so với các đơn vị lớn trong lĩnh vực vận tải hàng rời. Điều này sẽ giúp cho Công ty nâng cao năng lực cạnh tranh khi hoạt động trên các tuyến vận tải quốc tế. Đội tàu của VOSCO hiện nay:

* Đội tàu hàng khô và hàng rời [5]

“Đội tàu hàng khô và hàng rời chuyên dụng gồm 15 chiếc (tính đến ngày 12/2015). Vận tải hàng khô là sở trường của công ty. Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã rất chú ý đầu tư và tích luỹ kinh nghiệm trong lĩnh vực này và đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp giúp công ty trở thành doanh nghiệp vận tải biển lớn nhất cả nước.

Công ty đã có mối quan hệ tốt và là bạn hàng truyền thống của những chủ hàng lớn như gạo, than, nông sản, xi măng, clinker, phân bón, vật tư sắt thép

xuất nhập khẩu của Việt nam và thế giới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, Trung đông, châu Phi....Đội tàu hàng khô của công ty chia làm ba nhóm chính:

- Nhóm tàu cỡ nhỏ từ 4.500 DWT đến 7.300 DWT - Nhóm tàu cỡ vừa từ 10.000 DWT đến 17.000 DWT - Nhóm tàu cỡ lớn từ 18.000 DWT đến 52.000 DWT

Danh sách đội tàu hàng khô và hàng rời

( Nguồn: Phòng Khai thác-Thương vụ)

* Đội tàu dầu sản phẩm

Đội tàu dầu sản phẩm gồm 02 chiếc tàu hiện đại, hai vỏ thế hệ mới với trọng tải 47.000 DWT mỗi chiếc, chủ yếu vận chuyển các loại dầu sản phẩm và hiện đang trong giai đoạn tiếp tục đầu tư mở rộng.

Danh sách đội tàu dầu sản phẩm TT Tên tàu Quốc tịch Năm

đóng Nơi đóng Đăng

kiểm DWT CBM

(M3) 16 ĐẠI NAM Việt Nam 2000 Nhật Bản ABS-VR 47102 53617,5 17 ĐẠI MINH Việt Nam 2004 Nhật Bản LR-VR 47148 52536,7 ( Nguồn: Phòng Khai thác-Thương vụ

* Đội tàu container

Hiện nay vận tải đường biển bằng container đang là xu hướng chủ yếu trên thế giới. Vì vậy, công ty rất chú ý phát triển mạng dịch vụ này.

Cuối năm 2008, công ty đã mua hai tàu container loại 560 TEU là tàu Fortune Freighter và Fortune Navigator bước đầu tổ chức kinh doanh trong nước tuyến Hải Phòng – Quy Nhơn - Sài Gòn.

Danh sách đội tàu container TT Tên tàu Quốc tịch

Năm đón g

Nơi đóng Đăng kiểm

DW

T Sức chở

18

FORTUNE

NAVIGATOR Việt Nam

199

8 Nhật Bản VR 8515 560 Teus 19

FORTUNE

FREIGHTER Việt Nam

199

7 Nhật Bản VR 8973 560 Teus (Nguồn: Phòng Khai thác-Thương vụ) Trong đó, đội tàu khô và đội tàu dầu tham gia vào vận tải tàu chuyến còn đội tàu container tham gia vào vận tải liner.”

2.1.6. Các tuyến vận tải công ty thường tổ chức

Tuyến ngắn: Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Indian Ocean, Persian Gulf, Australia

Tuyến dài: West Africa, South America, Europe

2.1.7. Tình hình sản xuất kinh doanh trong năm các 2013, 2014, 2015 [5]

“a. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tàu tại 31/12 (chiếc) 22 19 19

Tổng trọng tải tại 31/12

(DWT) 528.550 472.212 472.212

Sản lượng (triệu tấn) 5.480 5,15 6,276

Tổng doanh thu (tỷ đồng) 2.438 2.284 1.707

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất (tỷ đồng)

-187 25 -294,7

Cổ tức (%) 0 0 0

Quỹ lương (tỷ đồng) 190 167,01 169,4

(Nguồn: www.vosco.vn) b. Báo cáo tình hình tài chính

Báo cáo tình hình tài chính

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng giá trị tài sản Tỷ đồng 5.341,99 5.168,91 4.638,73

Doanh thu thuần Tỷ đồng 2.206,62 2.037,03 1.674,90

Lợi nhuận từ hoạt động

kinh doanh Tỷ đồng -400,63 -203,24 -309,43

Lợi nhuận khác Tỷ đồng 213,5 228,65 14,64

Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng -187,12 25,41 -294,79

Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng -190,33 73,87 -293,03

(Nguồn: www.vosco.vn) c. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh

* Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2013

Trong năm 2013, đội tàu của Vosco có thay đổi với việc nhận thêm tàu đóng mới Vosco Sunrise và thanh lý 04 tàu hàng khô là Golden Star, Morning Star, Ocean Star và Polar Star. Tính đến ngày 31/12/2013, đội tàu Công ty gồm 22 chiếc (bao gồm 18 tàu hàng khô, 02 tàu dầu sản phẩm và 02 tàu container) với tổng trọng tải là 528.550 DWT, tuổi tàu bình quân là 11,4 tuổi. Nhìn chung năm 2013, thị trường vận tải biển tiếp tục gặp nhiều khó khăn dù đã rất nỗ lực cố gắng, tổng doanh thu năm 2013 là 2.438 tỷ đồng đạt 85,2% so với kế hoạch năm và bằng 99,5% thực hiện năm 2012. Kết quả kinh doanh của Công ty không đạt kế hoạch và bị lỗ chủ yếu là do thị trường vận tải biển vẫn ở mức thấp, nguồn hàng khan.

Các khoản đầu tư lớn: Thực hiện chủ trương hỗ trợ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong Chương trình tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ, được sự hỗ trợ về nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tháng

01/2011, Công ty đã ký hợp đồng mua và đóng hoàn thiện tàu hàng rời Vosco Sunrise trọng tải 56.200 dwt với CNTT Nam Triệu (Nasico). Ngày 15/5/2013, tàu đã được bàn giao và đưa ngay vào khai thác với tổng mức đầu tư là: 794 tỷ đồng.

* Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2014 Doanh thu và lợi nhuận năm 2014:

- Sản lượng vận chuyển đạt 5,15 triệu tấn, bằng 93,85% so với năm 2013 và đạt 102,97% kế hoạch năm 2014 .

- Tổng doanh thu đạt 2.284 tỷ đồng, bằng 93,88% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 99,30% so với kế hoạch năm. Kết quả kinh doanh đã được cải thiện đáng kể so với năm 2013 khi hoạt động vận tải gần đạt mức cân bằng thu chi và lợi nhuận từ thanh lý tàu bù đắp đủ cho phần lỗ hoạt động tài chính.

- Lợi nhuận trước thuế là 25,39 tỷ đồng. Số lãi năm 2014 tuy chưa bù đắp được lỗ lũy kế nhưng Công ty đã giữ vững được hoạt động của đội tàu, đảm bảo việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động.

* Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2015

Thị trường vận tải biển diễn ra trái ngược hoàn toàn so với dự đoán ban đầu của giới chuyên môn và thực sự lâm vào hoảng loạn. Chỉ số BDI từ trên 1000 điểm quý 3 đã liên tục giảm, đến cuối tháng 12 phá đáy 2 lần đạt mức thấp nhất trong 30 năm là 471 điểm, chỉ bằng 4% so với 11.793 điểm thời điểm thị trường cao nhất.

So sánh doanh thu năm 2014 và năm 2015

Nội dung Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) Tổng doanh thu Tr.đồng 2.283.875 1.707.270 74,75 Trong đó: Doanh thu vận tải Tr.đồng 1.889.098 1.502.519 79,53 Tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán

trên doanh thu

% 83,37 94,51 113,36

Tỷ lệ giữa chi phí nhiên liệu

trên doanh thu vận tải % 39,77 30,33 76,26

(Nguồn: www.vosco.vn) Công ty gặp áp lực lớn về chi phí tài chính, chủ yếu là các tàu đóng mới, các tàu có trọng tải lớn do chi phí vay lãi cao, mức đầu tư lớn, giao thương giảm sút nên nguồn hàng khan hiểm, giá cước vận tải ở mức rất thấp. Năm 2015, tỷ giá VND/USD đã tăng hơn 5% làm sức ép trong việc hạch toán chênh lệch tỷ giá tăng.

- Khối lượng vận chuyển là 6,28 triệu tấn đạt 139,47% kế hoạch năm 2015 và tăng 21,9% so với năm 2014.

- Tổng doanh thu là 1.707 tỷ đồng đạt 94,83% kế hoạch năm 2015 nhưng so với năm 2014 chỉ bằng 74,73%, trong đó doanh thu vận tải là 2.503,52 tỷ đồng, đạt 95,58% kế hoạch năm và bằng 79,84% năm 2014.

- Lỗ -295 tỷ đồng (trong đó riêng chi phí tài chính: 263 tỷ đồng trong đó: chênh lệch tỷ giá năm 2015 là 98,5 tỷ đồng, chênh lệch tỷ giá phân bố các năm trước là 22,5 tỷ đồng và tiền lãi ngân hàng là 142 tỷ đồng). Chi phí khấu hao là 381 tỷ đồng.”

2.2. Quy trình lựa chọn đơn chào hàng để ký kết hợp đồng cho thuê tàu

Một phần của tài liệu Lựa chọn đơn chào hàng để ký kết hợp đồng cho thuê tàu chuyến tại công ty cổ phần vận tải biển việt nam (VOSCO)” (Trang 20 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w