1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

BDSC HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL

98 7,7K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 17,57 MB

Nội dung

Sơ đồ cấu tạo chung Hệ thống bao gồm hình 1.2: Thùng nhiên liệu, bầu lọc thô, bầu lọc tinh, bơmcao áp, vòi phun nhiên liệu và các đường ống dẫn nhiên liệu thấp áp, đường dầu hồi,đường

Trang 1

Bài 1:

THÁO, LẮP, NHẬN DẠNG CÁC BỘ PHẬN HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG

CƠ DIESEL 1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel

- Lượng nhiên liệu cung cấp cho các xi lanh phải đồng đều như nhau

- Bảo đảm áp suất nhiên liệu cung cấp cho các xi lanh phải đồng đều nhau

- Khống chế được hiện tượng “vượt tốc” của động cơ

- Hệ thông phải làm việc tin cậy, chắc chắn

1.1.3 Phân loại.

1 Theo phương pháp phân phối nhiên liệu cho các xi lanh động cơ:

- Bơm cao áp thẳng hàng: bơm phân phối, bơm liền., hệ thống phun dầu điện tử

2 Theo phương pháp điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho một chu trình:

- Bơm cao áp không thay đổi hành trình pít tông

- Bơm cao áp thay đổi hành trình của pít tông

3 Theo quan hệ lắp đặt giữa bơm cao áp và vòi phun:

- Bơm cao áp tách rời vòi phun: bơm cao áp kiểu dãy, bơm phân phối

- Bơm cao áp và vòi phun làm liền một bộ: bơm cao áp - vòi phun, bơm Cumin

1.2 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc

1.2.1 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt đông của hệ thống nhiên liệu động cơ diezeen dùng bơm cao áp tập trung PE.

1.2.1.1 Sơ đồ cấu tạo chung

Hệ thống bao gồm ( hình 1.1): Thùng nhiên liệu, bầu lọc thô, bầu lọc tinh bơmvận chuyển nhiên liệu (bơm thấp áp), bơm cao áp, vòi phun nhiên liệu và các đườngống dẫn nhiên liệu thấp áp, đường dầu hồi, đường dầu cao áp

1.2.1.2 Nguyên lý làm việc:

Khi động cơ làm việc nhiên liệu được bơm thấp áp hút từ thùng chứa qua bầulọc khô, nước và tạp chất cơ học được giữ lại ở bầu lọc Sau đó nhiên liệu qua bơm

Trang 2

theo đường ống đến bầu lọc tinh, tại đây nhiên liệu được lọc sạch một lần nữa rồi vàobơm cao áp Tại bơm cao áp nhiên liệu được nén đến áp suất cao để cung cấp cho vòiphun Vòi phun phun nhiên liệu vào buồng đốt dưới dạng tơi, sương hoà trộn vớikhông khí tạo thành hỗn hợp và tự bốc cháy Lượng nhiên liệu thừa ở bơm cao ápđược đưa về bơm thấp áp hoặc thùng chứa và lượng nhiên liệu thừa ở vòi phun đượchồi về thùng.

Các vòi phun được bơm cao áp cung cấp nhiên liệu theo đúng thứ tự làm việccủa các xi lanh với lưu lượng đồng đều và đúng thời điểm

1.2.2 Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen dùng bơm phân phối VE.

1.2.2.1 Sơ đồ cấu tạo chung

Hệ thống bao gồm ( hình 1.2): Thùng nhiên liệu, bầu lọc thô, bầu lọc tinh, bơmcao áp, vòi phun nhiên liệu và các đường ống dẫn nhiên liệu thấp áp, đường dầu hồi,đường dầu cao áp

Bơm chuyển nhiên liệu được bố trí bên trong bơm cao áp, bơm tay nhiên liệuđược bố trí chung với bầu lọc nhiên liệu Trên bơm cao áp có bố trí van cắt nhiên liệudùng để tắt máy

Trang 3

Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống CCNL kiểu bơm phân phối.

1-Thùng nhiên liệu; 2-Bầu lọc tinh; 3-Bơm cao áp phân phối; 4-Vòi phun; 5-Đường dầu hồi; 6- Bugi sấy; 7-Ắc quy; 8-Khoá điện; 9-Bộ định thời gian sấy.

1.2.2.2.Nguyên lý làm việc:

Hệ thống nhiên liệu bơm cao áp kiểu bơm phân phối có bơm vận chuyển nhiênliệu được bố trí trong bơm cao áp và nguyên lý làm việc nói chung tương tự như hệthống kiểu bơm dãy, chỉ phần nguyên lý làm việc của hai bơm cao áp là khác nhau.Khóa điện (8) dùng để điều khiển van điện từ tắt máy

1.2.3 Bơm cao áp và vòi phun kết hợp.

hệ thống nhiên liệu thông thường của động cơ diesel, nhiên liệu từ bơm cao áptới vòi phun phải qua đường ống cao áp khá dài nên có tổn thất áp suất Mặt khác, đốivới mỗi động cơ nhiều xi lanh rất khó bảo đảm điều kiện giống nhau hoàn toàn chocác đường ống cao áp (ngoài điều kiện dài như nhau khi chế tạo) nên nó sẽ ảnh hưởngtới sự làm việc đồng đều giữa các xi lanh Đối với bơm cao áp và vòi phun kết hợp sẽkhông có nhược điểm này do bơm cao áp đồng thời đóng vai trò của vòi phun hay nóicách khác không có đường ống cao áp giữa bơm cao áp và vòi phun

Bơm cao áp vòi phun có kết cấu gọn, phục vụ cho một xi lanh và đặt trên nắp xilanh Không có ống dẫn và giảm thể tích nhiên liệu bị nén trong không gian giữa píttông và các lỗ phun nên nó đảm bảo sự tương ứng chính xác hơn của các pha phun vớiquy luật cung cấp nhiên liệu do pít tông của bơm và cho phép nhận được sự phun gọnngay cả ở tốc độ cao Giảm sự ảnh hưởng tính nén được của nhiên liệu dẫn tới sự phunrớt là nhỏ nhất và cho phép sử dụng miệng vòi phun kiểu hở

Trang 4

1.3 Quy trình tháo, lắp hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel

1.3.1 Tháo, lắp hệ thống nhiên liệu động cơ diezen dùng bơm tập trung PE.

1.3.1.1 Quy trình tháo các bộ phận ra khỏi động cơ.

- Làm sạch bên ngoài các bộ phận của hệ thống nhiên liệu: Thùng dầu, bầulọc dầu, lọc gió, bơm cao áp, vòi phun,ống nạp và ống xả

- Dùng bơm nước có áp suất cao, rửa sạch bên ngoài các bộ phận, dùng khínén thổi sạch cặn bẩn và nước

a) Tháo thùng dầu.

- Xả hết dầu trong thùng

- Tháo các đường ống dẫn dầu đi và dầu hồi về thùng chứa

- Tháo thùng dầu Chú ý đỡ cẩn thận không để thùng dầu bị rơi

b) Tháo bình lọc dầu.

- Tháo các đường ống dẫn dầu nối từ thùng nhiên liệu đến bầu lọc , từ bầulọc đến bơm cao áp

- Tháo các bu lông bắt giữ bầu lọc với động cơ

- Tháo bầu lọc ra khỏi động cơ

c) Tháo bơm cao áp tập trung.

- Tháo các thanh dẫn động bơm cao áp

- Tháo các ống dẫn dầu từ bầu lọc đến bơm cao áp và ống dẫn dầu thừa từbơm cao áp trở về thùng chứa

- Tháo các ống dẫn dầu cao áp từ bơm cao áp đến vòi phun

- Quay trục khuỷu để kiểm tra dấu ăn khớp giữa bánh răng bơm cao áp vàcác bánh răng dẫn động hoặc các dấu cố định( cần chú ý các dấu này để khi lắp lạibơm cho đúng thời điểm phun nhiên liệu.)

- Tháo đai ốc hãm bắt chặt bơm cao áp với động cơ Chú ý nới đều các bu lônggiữ chặt bơm cao áp, tránh làm rơi gây hư hỏng và tai nạn

d) Tháo các vòi phun cao áp.

- Tháo các đường ống dẫn dầu cao áp

- Tháo các đường dầu hồi nối với các vòi phun

- Tháo các vòi phun ra khỏi nắp máy

Chú ý: Các vòi phun bắt chặt vào nắp máy bằng ren ở phần thân vòi phun, khitháo cần chọn đúng dụng cụ

- Dùng giẻ sạch nút các lỗ lắp vòi phun lại

e) Tháo ống nạp, ống xả.

- Tháo bầu lọc không khí ra khỏi ống nạp

- Tháo các bu lông bắt giữ ống nạp, chú ý nới đều các bu lông

- Tháo ống nạp và đệm làm kín ra khỏi nắp máy

4

Trang 5

- Tháo bu lông bắt giữ ống giảm thanh với ống xả.

- Tháo cac bu lông bắt chặt ống góp khí xả với nắp máy

- Tháo ống góp khí xả và đệm kín ra

1.3.1.2 Lắp các bộ phận lên động cơ.

a) Lắp thùng dầu lên xe.

- Xiết chặt các bu lông bắt chặt thùng dầu

- Bắt các đường ống dẫn vào thùng dầu và xiết chặt, Chú ý cẩn thận không làmhỏng các ren đầu ống nối

b) Lắp bầu lọc.

- Lắp bầu lọc lên, xiết chặt các bu lông

- Nối các đường ống dẫn dầu đến bầu lọc và xiết chặt chúng

c) Lắp bơm cao áp lên động cơ.

- Lắp bơm cao áp lên động cơ, xiết chặt các bu lông bắt chặt bơm cao áp vớiđộng cơ

- Quay trục khuỷu, trục cam cơ cấu phân phối khí, trục bơm cao áp cho các dấutrùng nhau như khi tháo

- Lắp các khớp nối dẫn động bơm cao áp

- Lắp các đường ống dẫn dầu vào và đường dầu hồi

- Lắp các đường ống dẫn dầu cao áp đến các vòi phun và xiết chặt

Chú ý :dùng tay vặn cho vào ren sau đó mới dùng dụng cụ xiết, tránh hỏng renống nối

d) Lắp vòi phun lên động cơ.

- Tháo các nút giẻ đậy các lỗ vòi phun

- Lắp các vòi phun lên động cơ

Chú ý dùng tay vặn các vòi phun cho vừa với lỗ ren , sau đó mới dùng dụng cụ xiết

- Lắp các ống dẫn cao áp theo đúng thứ tự làm việc của động cơ

e) Lắp ống nạp, ống xả.

- Lắp đệm và ống nạp vào nắp máy Xiết các đai ốc đều, đối xứng

- Lắp bình lọc không khí vào ống nạp

- Lắp đệm và ống góp khí xả vào nắp máy, xiết chặt các đai ốc

- Lắp bình tiêu âm vào ống xả

- Đổ dầu vào thùng nhiên liệu

- Dùng bơm tay bơm dầu lên bình lọc và bơm cao áp

1.3.2 Tháo, lắp hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen dùng bơm phân phối PE.

1.3.2.1 Quy trình tháo các bộ phận khỏi động cơ.

- Làm sạch bên ngoài các bộ phận của hệ thống nhiên liệu: Thùng dầu, bầu lọcdầu, lọc gió, bơm cao áp, vòi phun,ống nạp và ống xả

Trang 6

- Dùng bơm nước có áp suất cao, rửa sạch bên ngoài các bộ phận, dùng khí nénthổi sạch cặn bẩn và nước.

a) Tháo thùng dầu.

- Xả hết dầu trong thùng

- Tháo các đường ống dẫn dầu đi và dầu hồi về thùng chứa

- Tháo thùng dầu Chú ý đỡ cẩn thận không để thùng dầu bị rơi

b) Tháo bình lọc dầu.

- Tháo các đường ống dẫn dầu nối từ thùng nhiên liệu đến bầu lọc , từ bầu lọcđến bơm cao áp

- Tháo các bu lông bắt giữ bầu lọc với động cơ

- Tháo bầu lọc ra khỏi động cơ

c) Tháo bơm cao áp tập trung.

- Tháo dây cáp dẫn động bơm cao áp

- Tháo dây dẫn điện đến van tắt máy điện từ

- Tháo các ống dẫn dầu từ bầu lọc đến bơm cao áp và ống dẫn dầu thừa từ bơncao áp trở về thùng chứa

- Tháo các ống dẫn dầu cao áp từ bơm cao áp đến vòi phun

- Quay trục khuỷu để cho các dấu trên bánh đai dẫn động trục khuỷu, bánh đaidãn động trục cam của cơ cấu phân phối khí và bánh đai dẫn động bơm cao áp trùngvới các dấu cố định trên thân động cơ.( cần chú ý các dấu này để khi lắp lại bơm chođúng thời điểm phun nhiên liệu.)

- Tháo dây đai: Chú ý khi tháo dây đai phải giảm bớt độ căng của dây đai, sau

đó mới tháo dây đai ra

- Tháo đai ốc hãm bắt chặt bơm cao áp với động cơ Chú ý nới đều các bu lônggiữ chặt bơm cao áp, tránh làm rơi gây hư hỏng và tai nạn

d) Tháo các vòi phun cao áp.

- Tháo các đường ống dẫn dầu cao áp

- Tháo các đường dầu hồi nối với các vòi phun

- Tháo các vòi phun ra khỏi nắp máy

Chú ý: Các vòi phun bắt chặt vào nắp máy bằng ren ở phần thân vòi phun, khitháo cần chọn đúng dụng cụ

- Dùng giẻ sạch nút các lỗ lắp vòi phun lại

e) Tháo ống nạp, ống xả.

- Tháo bầu lọc không khí ra khỏi ống nạp

- Tháo các bu lông bắt giữ ống nạp, chú ý nới đều các bu lông

- Tháo ống nạp và đệm làm kín ra khỏi nắp máy

- Tháo bu lông bắt giữ ống giảm thanh với ống xả

6

Trang 7

- Tháo cac bu lông bắt chặt ống góp khí xả với nắp máy.

- Tháo ống góp khí xả và đệm kín ra

1.3.2.2 Lắp các bộ phận lên động cơ.

a) Lắp thùng dầu lên xe.

- Xiết chặt các bu lông bắt chặt thùng dầu

- Bắt các đường ống dẫn vào thùng dầu và xiết chặt, Chú ý cẩn thận không làmhỏng các ren đầu ống nối

b) Lắp bầu lọc.

- Lắp bầu lọc lên, xiết chặt các bu lông

- Nối các đường ống dẫn dầu đến bầu lọc và xiết chặt chúng

c) Lắp bơm cao áp lên động cơ.

- Lắp bơm cao áp lên động cơ, xiết chặt các bu lông bắt chặt bơm cao áp vớiđộng cơ

- Quay trục khuỷu, trục cam cơ cấu phân phối khí, trục bơm cao áp cho các dấutrùng nhau như khi tháo

- Lắp các khớp nối dẫn động bơm cao áp

- Lắp các đường ống dẫn dầu vào và đường dầu hồi

- Lắp các đường ống dẫn dầu cao áp đến các vòi phun và xiết chặt

Chú ý :dùng tay vặn cho vào ren sau đó mới dùng dụng cụ xiết, tránh hỏng renống nối

d) Lắp vòi phun lên động cơ.

- Tháo các nút giẻ đậy các lỗ vòi phun

- Lắp các vòi phun lên động cơ

Chú ý dùng tay vặn các vòi phun cho vửa với lỗ ren , sau đó mới dùng dụng cụ xiết

- Lắp các ống dẫn cao áp theo đúng thứ tự làm việc của động cơ

e) Lắp ống nạp, ống xả.

- Lắp đệm và ống nạp vào nắp máy Xiết các đai ốc đều, đối xứng

- Lắp bình lọc không khí vào ống nạp

- Lắp đệm và ống góp khí xả vào nắp máy, xiết chặt các đai ốc

- Lắp bình tiêu âm vào ống xả

- Đổ dầu vào thùng nhiên liệu

- Dùng bơm tay bơm dầu lên bình lọc và bơm cao áp

1.3.3 Tháo, lắp bơm – vòi phun cao áp kết hợp.

1.3.3.1 Tháo.

- Tháo cơ cấu dẫn động bơm cao áp – vòi phun

- Tháo thanh dẫn động điều chỉnh cung cấp nhiên liệu

Trang 8

- Tháo đường ống cung cấp nhiên liệu

- Tháo vòi phun ra khỏi động cơ

1.3.3.2 Lắp.

- Lắp vòi phun lên động cơ

- Lắp đường ống cung cấp nhiên liệu

- Lắp thanh dẫn động điều chỉnh cung cấp nhiên liệu

- Lắp cơ cấu dẫn động bơm

8

Trang 9

Bài 2.

BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL.

2.1 Mục đích, nội dung bảo dưỡng.

2.1.1 Mục đích

Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu Diesel nhằm phát hiện các và ngăn ngừa các hưhỏng, duy trì tình trạng kỹ thuật luôn tốt của hệ thống nhiên liệu nâng cao tuổi thọ vàduy trì sự làm việc ổn định của hệ thống nhiên liệu trong mọi điều kiện

Làm cho động cơ làm việc tin cậy, nâng cao tuổi thọ của động cơ

2.1.2 Nội dung bảo dưỡng chung

Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel gồm có bảo dưỡng kỹ thuậtthường xuyên và bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ

Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên là những công việc hàng ngày được thựchiện bởi lái xe, đó là các công việc: vệ sinh hệ thống, vệ sinh đường nạp, vệ sinhđường xả, kiểm tra mức nhiên liệu, sự rò rỉ của hệ thống

Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ bao gồm các công việc của bảo dưỡng kỹ thuậtthường xuyên và phải thực hiện thêm một số công việc sau:

- Làm sạch bên ngoài các bộ phận , chi tiết

- Kiểm tra bên ngoài các bộ phận, chi tiết và khắc phục những hư hỏng nhỏ nếucó

- Xiết chặt các mối nối ren đúng mô men cần thiết

- Kiểm tra điều chỉnh trên xe hoặc trên các thiết bị chuyên dùng

2.2 Quy trình bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu

Làm sạch và kiểm tra bên ngoài các bộ phận.

a) Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài thùng dầu.

- Rửa sạch bên ngoài thùng dầu bằng nước hoặc dầu điezen

- Xả hết dầu trong thùng ra, làm sạch bên trong thùng dầu

- Kiểm tra bên ngoài thùng dầu bị nứt, gỉ thủng, rỉ, méo

- Rửa sạch nắp đậy thùng dầu, dùng dầu hỏa để rửa,dùng khí nén thổi thông

b) Làm sạch, kiểm tra bên ngoài bình lọc.

- Kiểm tra đệm làm kín tốt, không bị hở, ren đầu nối ống không bị chờn

- Kiểm tra độ kín khít giữa đệm và thân bầu lọc, nếu hở phải thay đệm mới

- Kiểm tra bên ngoài bầu lọc bị nứt, hở phải khắc phục hư hỏng

c) Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài bơm cao áp.

- Dùng dầu diezen rửa sạch bên ngoài bơm cao áp

- Kiểm tra độ kín khít các nắp

Trang 10

- Kiểm tra chờn, hỏng ren các đầu mối ống dẫn dầu thấp áp và cao áp ở thân vànắp bơm.

- Kiểm tra, xiết chặt các vít bắt chặt nắp bộ điều tốc, kiểm tra cần ga phải xoaychuyển nhẹ nhàng

d) Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài các vòi phun.

- Rửa sạch bên ngoài các vòi phun và làm sạch muội than bám ở đầu, đế kim phun.Chú ý cẩn thận tránh va chạm làm biến dạng đầu đế kim phun và lỗ phun

- Kiểm tra chờn hỏng ren đầu mối nối ống cao áp, ống dẫn dầu hồi

e) Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài ống xả, ống nạp, bầu lọc không khí.

- Rửa sạch, kiểm tra bên ngoài bầu lọc không khí

- Dùng dầu diezeen hoặc dầu hỏa rửa sạch bên ngoài bầu lọc không khí

- Kiểm tra bên ngoài bầu lọc: Kiểm tra bầu lọc bị nứt, hở phải khắc phục

- Kiểm tra đai kẹp đầu ống nối bầu lọc với ống nạp, tránh bị hở

- Làm sạch bên ngoài và bên trong ống nạp

- Làm sạch muội than, bụi bẩn bám trong ống xả và bình tiêu âm

- Kiểm tra bên ngoài bình tiêu âm bị nứt, thủng, móp , méo phải thay thế, sửa chữa

- Kiểm tra đệm làm kín của ống xả, nếu hỏng thay đệm mới đúng loại, chịuđựng nhiệt độ cao

10

Trang 11

BÀI 3.

SỬA CHỮA THÙNG CHỨA NHIÊN LIỆU, CÁC ĐƯỜNG ỐNG VÀ BẦU LỌC 3.1 Nhiệm vụ, yêu cầu

3.1.1 Nhiệm vụ.

- Thùng nhiên liệu: Dùng để chứa một lượng nhiên liệu điêzen cần thiết cho sự

làm việc của động cơ

- Bầu lọc nhiên liệu: có nhiệm vụ lọc sạch tất cả các tạp chất cơ học và nước có

trong nhiên liệu Gồm có lọc thô và lọc tinh

- Ống dẫn nhiên liệu: dùng để dẫn nhiên liệu từ thùng chứa đến các bộ phận

trong hệ thống nhiên liệu

3.2.1.Thùng chứa nhiên liệu.

Thùng chứa nhiên liệu dùng để chứa một lượng nhiên liệu diesel cần thiếtcho sự làm việc của động cơ, kích thước thùng lớn hay bé tuỳ theo công suất vàđặc tính làm việc của động cơ, thùng chứa được dập bằng thép lá, bên trong có

7 Cảm biến báo mức nhiên liệu

Hình 3.1 Sơ đồ thùng nhiên liệu

Trang 12

nhiên liệu bố trí cao hơn đáy thùng khoảng 3 cm Đáy thùng chứa có chế tạo lõm

để lắng cặn bẩn và có nút xả cặn, trên nắp bình có gắn bộ cảm biến điện từ để đomức nhiên liệu trong thùng

Nếu thùng chứa đặt cao hơn động cơ thì phải bố trí van khoá để đóng mở, nếuđặt thấp hơn động cơ phải có van chặn bố trí nơi bầu lọc sơ cấp (lọc thô) ngăn khôngcho dầu về thùng chứa khi động cơ không làm việc

3.2.2 Bầu lọc nhiên liệu

Do đó các bầu lọc có chức năng đảm bảo lọc hoàn toàn nước và giữ 99-99,5%

số tạp chất cơ học với kích thước lớn hơn 2-3µ

m có trong nhiên liệu trước khi cungcấp tới bơm cao áp

Để đảm bảo các yêu cầu trên trong hệ thống cung cấp trong động cơ điezelthường bố trí nối tiếp 2-3 bộ lọc với mức độ khác nhau tuỳ theo mức độ lọc tạp chất cơhọc người ta chia ra bộ lọc nhiên liệu làm 2 loại bộ lọc thô và bầu lọc tinh Ngoài rabầu lọc còn được phân loại theo kết cấu của phần tử lọc trong bầu lọc tháo rời được vàkhông tháo được

3.2.2.2 Phân loại:

a Bầu lọc thô nhiên liệu:

Hình 3.2 Bầu lọc thô nhiên liệu

Bầu lọc thô đặt giữa thùng nhiên liệu và bơm chuyển nhiên liệu, bầu lọc thô cókhả năng giữ lại các tạp chất cơ học kích thước từ 0,04-0,14 mm và một phần nước có

Trang 13

trong nhiên liệu Tuy nhiên mức lọc cụ thể cũng như khả năng cho phép lưu lượngnhiên liệu tối đa đi qua bầu lọc thô còn phụ thuộc vào loại phần tử lọc và kết cấu của nó.

- Bộ phận quan trọng nhất của bầu lọc thô là: lõi lọc, lõi lọc có nhiều loại Phổbiến được chế tạo bằng đồng lá có lỗ như lưới, dây đồng quấn sợi hoá học

+ Các phần tử lọc dạng tấm bao gồm, các tấm kim loại hoặc nhựa được xếpthành nhiều lớp với khe hở giữa hai tấm liền nhau vào khoảng 5 - 14µ

m + Các phần tử lọc dạng dải băng hoặc sợi tổng hợp được quấn trên khungkim loại với khe hở cho phép nhiên liệu đi qua trong khoảng 4 – 10 µm

+ Các phần tử lọc làm bằng giấy có hình sao, nhiên liệu chảy theo chiềungang qua lưới lọc từ ngoài vào trong, các cặn bẩn sẽ được giữ lại ở bề mặt của lướihoặc rơi xuống đáy Nhiên liệu đã được lọc sạch sẽ chảy qua các lỗ của ống vào bêntrong sau đó chảy tiếp lên trên

Hình 3.3 Các loại lõi lọc

b Bầu lọc tinh:

b) Lõi lọc hình sao a) Lõi lọc cuộn

Trang 14

Thường có xu hướng sử dụng hai phần tử lọc mắc nối tiếp hay nói cách khác là

sử dụng hai cấp lọc:

2

5 1

3 6

9

10 7

8 4

1-Cửa vào; 2-Cửa ra;

3-Bu lông xuyên tâm;

Nhiên liệu chảy qua lưới lọc vào

hộp thứ nhất (lọc thô) tiếp tục qua nắp

của cả hai bầu lọc tới bầu lọc tinh Ở lõi

bằng nỉ hình ống thì lọc thô là một ống

nỉ với vỏ kim loại dạng lưới

3.2.3 Đường ống nhiên liệu

Ống dẫn nhiên liệu thường làm bằng ống kim loại chịu áp lực cao Đầu ốngđược có dạng hình chỏm cầu để đảm bảo độ kín Các ống được bắt với các bộ phậnkhác nhờ các đầu ống ren

- Các đường ống cao áp phải có chiều dài bằng nhau để sức cản trên đường ống

là như nhau

14

Hình 3.4 Bầu lọc tinh hai cấp

Trang 15

3.3 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa

3.3.1.Thùng nhiên liệu

3.3.1.1 Hư hỏng:

- Tắc lỗ thông trên nút của thùng Lỗ thông ở nút thùng dùng để giử cho áp suấttrong thùng luôn luôn không đổi, bằng áp suất khí quyển và không phụ thuộc vào sốlượng nhiên liệu chứa trong thùng

- Thùng nhiên liệu bị tắc Thùng nhiên liệu bị tắc là do chăm sóc không tốt

- Thùng nhiên liệu bị rò Chảy dầu

- Thùng nhiên liệu bị bẹp, méo

- Nhiên liệu không được lọcsạch làm hỏng các chi tiết nhưcặp piston xi lanh bơm cao áp,

Trang 16

- Nhiên liệu có nhiềucặn bẩn

- Nhiên liệu cung cấp cho bơmcao áp thiếu, làm động cơ chạyrung dật, tăng tốc không tốt

3

- Bầu lọc bị lẫn

nhiều nước

- Nhiên liệu có lẫn nước - Làm rỉ các chi tiết gây kẹt,

mòn các chi tiết trong hệ thống

- Công suất động cơ giảm, tăngtốc kém hoặc động cơ khônglàm việc được

4

- Bầu lọc bị nứt

vỡ

- Bị va đập, rơi trongquá trình tháo lắp

- Do rỉ làm tổn hao nhiên liệu

- Không khí và nước lọt vào hệthống làm động cơ không họatđộng được

3.3.2.2 Kiểm tra và sửa chữa

a Kiểm tra và bảo dưỡng bầu lọc:

- Phải kiểm tra bầu lọc thô sau mỗi 5.000km xe chạy Nếu hỏng thì thay thế,không thì phải súc rửa cặn bẩn

- Đối với bầu lọc nhiêu liệu tinh, nên tháo nút xả bên dưới bầu lọc (Hình 3.5) để

xả nước và cặn bẩn, sau mỗi 8.000km xe chạy Khi xả, nên lới lỏng nút xả khí bên trênbầu lọc cho cặn rơ chảy ra hết

- Trong quá trình động cơ hoạt động

thường xuyên kiểm tra xem bầu lọc có bị nứt

vở , dò chảy nhiên liệu không

- Khi tháo lắp sửa chữa

+ Kiểm tra xem lõi lọc có bị rách

mủn , tắc bẩn không

+ Các gioăng đệm có bị rách ,

chai cứng không

16

Trang 17

- Bầu lọc sau khi sửa chữa và bảo

dưỡng cần được đưa lên bàn khảo nghiệm

(hình 10.6) để kiểm tra sức cản thuỷ lực và

độ kín khít của bầu lọc

+ Kiểm tra độ kín khít của bầu lọc: Cho bơm chuyển nhiên liệu hoạt độngcung cấp nhiên liệu cho bầu lọc (3) Khi nào đồng hồ báo áp suất (4) có áp suất P = kg/

cm2 thì quan sát sự dò chảy của nhiên liệu ở bầu lọc trong thời gian t =2 phút

+ Kiểm tra sức cản thủy lực của bầu lọc:

Mở khoá (5) để nhiên liệu chảy vào ống đo 6 trong thời gian 1 phút

Tính độ giảm theo công thức: S = (Q1 – Q2).100%

Trong đó: S là dộ giảm năng suất tính theo %

Q1 là năng xuất của bơm không qua bầu lọc

Q2 là năng xuất khi qua bầu lọc (cm3/ phút)

Độ giảm năng suất cho phép là 60%, nếu lớn hơn thì bầu lọc sẽ bị tắc

b Sửa chữa:

- Bầu lọc bị rạch, mủn, tắc bẩn nhiều ta thay

phần tử lọc mới

- Đối với các bầu lọc có lõi lọc bằng giấy phải

được thay định kỳ tại các kỳ bảo dưỡng

- Đối với bầu lọc có lõi lọc bằng vải hoặc sợi

nếu còn tốt ta rửa sạch bằng dầu, dùng khí nén thổi

sạch (thổi từ phía trong ra ngoài, thổi ngoài sau) dùng

tiếp

Hình 3.5 Tháo nút xả cặn

Hình 3.6 Sơ đồ bản khảo nghiệm.

1 Thùng chứa; 2 Bơm cao áp; 3 Bầu lọc;

4 Đồng hồ áp suất; 5 Khoá; 6 Ống đo.

Trang 18

- Bầu lọc bị nứt, vỡ ở những nơi không quan

trọng có thể hàn đắp lại, những chỗ quan trọng phải thay

bầu lọc

- Các gioăng đệm bị rách thì ta thay mới

- Các lỗ ren trơn hỏng thì tarô lại

- Ngày nay thông thường ô tô dùng lọc nhiên

liệu là loại lọc giấy không sửa chữa bảo dưỡng (Hình

3.7) loại này được thay theo định kỳ

c Quy trình thay thế lõi lọc:

*Quy trình thay thế lõi lọc tinh: (động cơ Komasho)

Trang 19

- Dùng dầu hoặc xăng sạch

rữa bên trong thân bầu lọc

- Tay vàchổi lông

5

- Lắp lõi lọc mới vào thân

bầu lọc rồi lắp vào động cơ

Tay và clê17

6

- Xả không khí khỏi bầu lọc

- Nới nút xả không khí trên

nắp bầu lọc

- Dùng bơm tay bơm chuyển

nhiên liệu cho bầu lọc và

quan sát lỗ xả khí bao giờ

thấy hết bọt không khí đi

theo nhiên liệu qua nút xả

không khí mới thôi

- Sau khi xả hết không khí ở bầu lọc ta

nên xả tiếp không khí ở bơm cao áp bằng cách

+ Nới nút xả khí ở bơm cao áp (hình

3.8)

+ Dùng bơm tay bơm chuyển nhiên liệu

cho bơm cao áp và quan sát lỗ xả khí bao giờ

thấy hết bọt khí đi theo nhiên liệu ra ngoài thì

thôi

Trang 20

* Quy trình thay lõi lọc của bầu lọc thô:

- Xả hết dầu Diêzen ở bầu lọc thô

- Tháo vỏ bầu lọc bỏ lõi lọc ra và rửa sạch vỏ bầu lọc, nắp nút xả lại

- Lắp lõi lọc mới rồi lắp vỏ bầu lọc vào và xiết chặt các bu lông

* Đối với loại bầu lọc giấy dùng một lần để thay lõi lọc ta làm như sau:

- Dùng dụng cụ chuyên dùng tháo bầu lọc cũ ra khỏi động cơ (hình 3.9)

- Bôi lên giăng đệm của bầu lọc mới một ít dầu động cơ (hình 3.10)

- Lắp bầu lọc mới vào động cơ vặn chặt bầu lọc bằng tay khi nào thấy nặng taythì dùng dụng cụ chuyên dùng vặn thêm 3/4-1 vòng nữa là được

*Chú ý :

- Không vặn bầu lọc chặt quá

- Nên thay bầu lọc đúng theo thời gian định kỳ

3.3.3 Đường ống nhiên liệu

3.3.3.1 Hư hỏng, nguyên nhân, hậu quả:

- Làm rò chảy nhiên liệu

- Công suất động cơ giảmhoặc động cơ không hoạtđộng được

2

- Đường ống cao áp

bị bẹp, gập

- Do tháo lắp khôngđúng kĩ thuật

- Do va đập với cácchi tiết khác

- Làm giảm áp suất phun động

cơ không hoạt động được

20

Hình 3.10 Bôi dầu lên gioăng đệm Hình 3.9 Tháo bầu lọc

Trang 21

- Đường ống cao áp

bị nứt vỡ, gẫy

-Do áp suất dòngnhiên liệu luôn thayđổi đột ngột trong quátrình làm việc

-Do va đập trong quátrình làm việc

- Làm rò chảy nhiên liệu

- Động cơ không hoạt độngđược

4

- Các đệm làm kín bị

rách

- Do sử dụng lâungày

- Tháo lắp khôngđúng kĩ thuật

- Làm rò chảy tiêu hao nhiênliệu

- Công suất động cơ giảm

5

- Mòn hỏng mặt côn

đường ống

- Do vặn mối ghépren quá chặt

- Do ma sát lâu ngày

- Dò chảy nhiên liệu

- Làm giảm áp suất phun

3.3.3.2 Kiểm tra và sửa chữa:

a Kiểm tra:

- Kiểm tra bằng trực giác

+ Dùng mắt quan sát đường ống cao áp và những chỗ nối nếu thấy có nhiênliệu rò chảy thì đường ống cao áp bị nứt hay những mối ghép ren bị hở

+ Quan sát xem đường ống cao áp có bị móp bẹp hay không

+ kiểm tra xem mặt côn các đường ống có bị mòn gồ ghề nhiều không + Kiểm tra sự rạn nứt của đường ống cao áp: Tháo đường ống nhiên liệu (2)khỏi thùng chứa (1) và nút kín ống (2) bằng nút (3) sau đó tháo ống (4) khỏi đầu nối(5) của bầu lọc tinh (6) và nối đầu ống mềm của dụng cụ thử (8) vào đầu nối của bộlọc tinh sau đó vặn vòi (9) nơi nào có nhiên liệu rò chảy hoặc có bọt khí đó là nơi bịnứt

Hình 3.11 Kiểm tra đường cao áp.

b.Bảo dưỡng đường ống dẫn nhiên liệu.

- Tháo và làm sạch các ống dẫn nhiên liệu

- Thổi thông các đường ống dẫn bằng khí nén

- Kiểm tra nứt, gãy, hở các đường ống dẫn nhiên liệu và các đầu nối bị chờnren, Nếu ống dẫn gãy hoặc chờn ren thì phải thay thế

Trang 22

- Lắp các đường ống vào hệ thống nhiên liệu Bơm tay để dầu lên bầu lọc, bơmcao áp, kiểm tra rò rỉ dầu ở các đường ống và khắc phục sửa chữa

c Sửa chữa:

- Đường ống cao áp bị nứt gãy thay mới

- Đường ống cao áp bị móp bẹp thì dùng dụng cụ uốn ống để nắn lại

- Ren nối của đường ống cao áp bị chờn thì ta rô ren mới

- Các đệm bị rách thay mới

- Nếu mặt côn các đường ống mòn nhiều làm rò chảy nhiên liệu thì thay đườngống cao áp mới

* Chú ý:

- Khi thay các đường ống phải thay cùng loại

- Khi tháo đường ống phải che các đầu ống, đầu nối ống của bơm để tránh bụi

đi vào hệ thống

Bài 4:

SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG BƠM THẤP ÁP

(Bơm chuyển nhiên liệu)

4.1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại

4.1.3 Phân loại:

Theo cấu tạo của bộ phận làm việc chính của bơm, người ta phân bơm áp lựcthấp ra các loại sau: Bơm pit tông, bơm bánh răng, bơm rô to cánh gạt, bơm màng,bơm điện Trong đó loại bơm pit tông được dùng thông dụng nhất trên các động cơ ô

tô máy kéo

22

Trang 23

4.2 Cấu tạo

4.2.1 Cấu tạo và hoạt động của bơm thấp áp kiểu pít tông

4.2.1.1.Cấu tạo của bơm chuyển nhiên liệu loại piston (hình 4.1)

Trang 24

- Sơ đồ cấu tạo bơm chuyển nhiên liệu:

Thân bơm là chi tiết chính của bơm, trong thân bơm có phân hai khoang chính

và dùng để bố trí piston, lò xo hồi vị, con đội, con lăn, van nạp, van xả ngoài ra còn cóbơm tay có đầu nối, xi lanh, piston, cần piston và núm piston

Thân bơm được chế tạo bằng gang Các van nạp, van xả được chế tạo từ chấtdẻo hoặc nhôm, các chi tiết còn lại được chế tạo bằng thép

4.2.1.2 Nguyên lý làm việc của bơm

- Hành trình thứ nhất:

Khi trục khuỷu quay, bánh lệch

tâm quay tới vị trí cao đẩy con lăn, cần

đẩy và piston đi lên, ép lò xo, áp suất

trong khoang A tăng và áp suất

khoang B giảm xuống Van hút đóng,

van thoát mở, nhiên liệu khoang A

được đẩy qua van thoát xuống khoang

B theo rãnh C (hình 4.3a)

- Hành trình thứ hai:

Khi bánh lệch tâm quay tới vị trí thấp, lò xo bơm đẩy piston đi xuống Áp suấtkhoang A giảm, van thoát đóng, van hút mở, nhiên liệu được hút vào khoang A, còn ởkhoang B áp suất tăng, đẩy nhiên liệu qua rãnh C tới bình lọc tinh và bơm cao áp (hình4.4b)

Khi áp suất nhiên

liệu ở bình lọc tinh lớn, làm

24

Hình 4.2 Bơm piston tháo rời.

Hình 4.3 Sơ đồ cấu tạo bơm vận

chuyển pít tông.

Trang 25

áp suất khoang B tăng và

cân bằng với lực nén của lò

xo, lúc này piston được đẩy

lên và giữ ở một vị trí nào

đó Do đó khi trục bánh lệch

tâm quay (trục bơm quay)

nhưng không tỳ được vào

con lăn,piston đứng yên,

nhiên liệu ngừng cung cấp

(bơm chạy không tải - hình

4.4c)

Khi kéo cần bơm tay

đi lên, áp suất khoang A

giảm, van hút mở nhiên liệu

vào khoang A Khi đẩy cần

bơm tay đi xuống, áp suất

khoang A tăng đẩy nhiên

liệu qua van thoát mở, theo

đường ống tới

bầu lọc tinh (không qua buồng B của bơm) Bơm tay được dùng khi tháo lắp, sửa chữa

hệ thống nhiên liệu, khi xong cần bơm nhiên liệu nạp đầy hệ thống để xả không khí,chuẩn bị nổ máy

4.2.2.Bơm xả khí.

4.2.2.1 Nhiệm vụ và cấu tạo

Trên động cơ sử dụng bơm cao áp phân phối VE được bố trí bơm xả khi ( bơmtay chuyển nhiên liệu) Bơm xả khí có tác dụng xả hết không khí khi bình chứa nhiênliệu bị cạn, khi thay lọc nhiên liệu hoặc khi không khí lọt vào hệ thống, nó cũng đượcdùng khi xả nước trong bộ lắng ( Hình 4.4)

Hình 4.4 Sơ đồ nguyên lý làm việc

của bơm piston

Trang 26

4.2.2.2 Nguyên lý làm việc

a Khi ấn bơm tay

Khi ấn bơm tay, nhiên liệu hoặc không khí bên trong buồng bơm mở van mộtchiều xả và chảy vào bộ lọc nhiên liệu và bơm cao áp Cùng lúc đó van một chiều nạp

sẽ đóng , ngăn dòng nhiên liệu chảy ngược lại Không khí đã lọt vào trong bơm cao áp

sẽ cùng với nhiên liệu theo đường hồi của bơm để trở về bình nhiên liệu

26

Hình 4.5 Bơm xả khí và bình lọc nhiên liệu

Hình 4.5 Khi ấn bơm tay.

Trang 27

Hình 4.6 Khi nhấn bơm tay

b Khi nhả bơm tay.

Khi nhả bơm tay, lực của lò xo đẩy màng về vị trí cũ, lúc này chân không đượctạo ra trong buồng bơm Van một chiều nạp mở và nhiên liệu được hút vào nhờ độchân không.Đồng thời van một chiều xả được đóng lại đề ngăn nhiên liệu chảy ngượcvê.( Hình 4.6)

Hình 4.7 Khi nhả bơm tay.

Trang 28

4.3 Hiện tượng hư hỏng, phương pháp kiểm tra và sửa chữa

4.3.1 Hư hỏng:

Bơm thấp áp kiểu pít tông thường có những hư hỏng chủ yếu sau:

- Cặp piston, xi lanh mòn, nguyên nhân do ma sát

- Van và đế van hút, thoát bị mòn do va đập và ma sát, lò xo van yếu gẫy do mỏi

- Cần đẩy, con đội, lỗ dẫn hướng mòn do ma sát

- Lò xo bơm giảm đàn tính, gẫy do mỏi

- Piston, xi lanh, van bi bơm tay bị mòn, do ma sát

- Khe hở giữa bạc và cần đẩy tăng do ma sát

Các hư hỏng làm giảm hành trình piston, độ kín piston, xi lanh giảm, lực đẩypiston yếu, kết quả làm năng suất của bơm giảm, có thể không cung cấp đủ nhiên liệu

để động cơ làm việc Ngoài ra bơm làm việc không êm gây tiếng ồn, nhiên liệu có thể

rò rỉ vào buồng trục cam gây hư hỏng dầu bôi trơn khi khe hở lắp ghép giữa cần đẩy

và bạc lớn do mòn

4.3.2 Kiểm tra:

Khi áp lực và lượng nhiên liệu bơm cung cấp không đạt yêu cần phải tháo bơmthấp áp ra khỏi bơm cao và tháo rời bơm để kiểm tra

- Quan sát để phát hiện van mòn thành gờ, piston, xi lanh mòn có vết xước

- Đo đường kính của piston, xi lanh bằng panme và đồng hồ so để xác định độmòn so với kích thước ban đầu

- Kiểm tra đàn tính của lò xo bằng thiết bị chuyên dùng

- Kiểm tra đường kính lỗ dẫn hướng con đội, cần đẩy bằng dưỡng chuyên dùng

4.3.3 Sửa chữa:

- Các lò xo yếu, gẫy thay mới

- Các van mòn ít, rà trên trên mặt phẳng, nếu mòn nhiều cần thay thế Bề mặt đếvan bị mòn nhiều đem phay phẳng, rồi rà lại

- Chiều dài lò xo van nạp và van xả phải bằng nhau, nếu lò xo nào thấp hơn thìphải lắp thêm vòng đệm, nếu thấp quá thì phải thay mới Lực ép lò xo phải đúng quyđịnh nếu nhỏ hơn thì phải thay mới( Lực ép từ 0,3 – 06 KG/Cm2)

- Nếu khe hở gữa piston và xi lanh vượt quá 0,02 mm phải sửa chữa phục hồi.

Mạ crôm hoặc niken piston tới kích thước sửa chữa Xi lanh doa rộng và rà theo kích

hước của piston Khe hở sau phục hồi không quá 0,003 mm.

- Cần đẩy, con đội mòn có thể thay thế bạc mới, trường hợp không có bạc doa

rộng lỗ để thay cần đẩy, con đội mới theo kích thước sửa chữa, khe hở lắp ghép không quá 0,003 mm.

- Bơm tay mòn hỏng thì phải thay mới

28

Trang 29

4.3.4 Quy trình tháo, lắp bơm chuyển nhiên liệu kiểu pit tông

4.3.4.1 Chuẩn bị

a Thiết bị

Bơm chuyển nhiên liệu kiểu piston

b Dụng cụ: Bộ dụng cụ sửa chữa động cơ

5 Xiết chặt các chi tiết

* Sau khi lắp kiểm tra sơ bộ hoạt đông của bơm bằng cách bơm tay nếu thấy có hơi đẩy ra tại đường dầu ra là được

Trang 30

BẢNG QUY TRÌNH THÁO BƠM CHUYỂN NHIÊN LIỆU KIỂU PISTON

- Nới lỏng bơm tay

- Nới lỏng bulông giữ van xả

- Nới lỏng bulông đầu bơmmáy

Bàn ê tôClê 24, 27Clê tròng 22Khẩu 30

- Ê tô phải cóđệm lót

- Không để trượtgiác

- Tháo cụm vanhút

- Tháo van 1chiều hút

- Tháo bơm rakhỏi ê tô

Khẩu 36, tôvít –Khẩu 17Clê 10, 17Bàn ê tô

- Không làm nứt,

vỡ cốc lọc và ráchlưới lọc

- Không để trượtgiác

- Không để rơivan và lò xo

- Không để rơibơm

3 Tháo

bơm tay

- Tháo bơm tay

ra khỏi thânbơm

- Tháo pistonbơm tay

Khay đựng

Khay đựng

Không để trầyxước bề mặtpiston

4 Tháo

van xả

- Tháo bu lônggiữ van xả

- Lấy van và lò

xo van

Khay đựngKìm nhọn

Không để rơi van

- Không để lò xođẩy rơi bu lông

- Không để rơicon đội

- Không để trầy sước bề mặt piston

BẢNG QUY TRÌNH LẮP BƠM CHUYỂN NHIÊN LIỆU KIỂU PISTON

30

Trang 31

Dầu diêzen

Dầu diêzenKhay đựng

- Piston và ty đẩytrước khi lắp phảiđược nhúng qua dầudiezen Lắp đúngchiều piston

- Con đội không đượckẹt

- Lắp bu lônggiữ van xả

- Lắp bơm tayvào thân bơm

Dầu diezen - Trước khi lắp nhúng

piston qua dầu diezen

- Đúng bước ren

- Piston không bị bókẹt

C lê 10,Khẩu 17

- Không để trờn cháyren

- Xiết bu lôngđầu bơm máy

- Xiết bu lônggiữ van xả

- Xiết bơm tay

- Xiết cụm vanhút

- Lắp goăng,lưới lọc, cốc

Ê tôKhẩu 30

C lê 22

C lê 24, 27Khẩu 17

Gioăng làm kín

- Không để trờn cháyren

- Thay gioăng làm kínmới

- Không để rơi bơm

Trang 32

- Tháo bơm rakhỏi ê tô

32

Trang 33

BÀI 5 SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP

5.1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bơm cao áp

5.1.1 Nhiệm vụ:

Cung cấp nhiên liệu có áp suất cao cho vòi phun, để phun vào xi lanh của động

cơ, hòa trộn với không khí tạo thành hỗn hợp cháy

- Lượng nhiên liệu cung cấp cho các xi lanh phải đồng đều như nhau

- Bảo đảm áp suất nhiên liệu cung cấp cho các xi lanh phải đồng đều nhau

- Khống chế được hiện tượng “vượt tốc” của động cơ

5.1.3 Phân loại:

- Dựa vào cấu tạo: Bơm cao áp tập trung PE, Bơm cao áp phân phối VE.Bơm

cao áp vòi phun kết hợp

- Dựa vào số lượng phần tử bơm phân ra: Bơm cao áp tập trung 4,6,8 phần tử bơm

- Dựa vào bộ điều tốc lắp trên bơm phân ra: Bơm cao áp PE sử dụng bộ điều tốcchân không Bơm cao áp PE sử dụng bộ điều tốc cơ năng

- Dựa vào phương pháp điều khiển phân ra: Bơm cao áp điều khiển bằng cơkhí Bơm cao áp điều khiển bằng điện tử

5.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc

5.2.1 Bơm cao áp tập trung PE

5.2.1.1.Cấu tạo chung.

Bơm có nhiều phần tử bơm ráp chung trong một vỏ, được điều khiển do mộttrục cam nằm trong vỏ bơm Một thanh răng điều khiển chung các piston bơm để thayđổi lưu lượng nhiên liệu Phần trên vỏ bơm là khoang nhiên liệu thông với tất cả các xilanh bơm ở đầu và cuối bơm có bộ điều tốc và cơ cấu điều chỉnh phun dầu sớm, liên

Trang 34

phân bơm bao gồm các chi tiết cơ bản sau: pít tông, xi lanh, vành răng, thanh răng điềuchỉnh, van cao áp (van triệt hồi), lò xo bơm, lò xo van cao áp, vấu cam và con đội.

Hình 5.1 Cấu tạo bơm cao áp kiểu bơm dãy PE.

5.2.1.2.Nguyên lý làm việc của một phân bơm:

4-Rãnh dọc trong nắp bơm; 5-Cửa xả;

6-Lò xo van cao áp; 7-Đầu nối;

Trang 35

Khi trục cam bơm cao áp quay, các cam trên trục cam sẽ tác dụng qua con đội

sẽ làm cho pít tông của phân bơm dịch chuyển lên phía trên, còn pít tông dịch chuyểnxuống phía dưới là do tác dụng hồi vị của lò xo (15)

Khi pít tông đi từ dưới lên trên sẽ thực hiện hành trình tăng áp (hình 5.3) Khi

đó một phần nhiên liệu phía trên đỉnh pít tông sẽ theo các lỗ “a” và “б” trên xi lanh được dồn ngược lại rãnh nhiên liệu trên vỏ bơm Sau khi đóng kín các lỗ “a” và “б”

bằng mép trên đỉnh pít tông thì nhiên liệu bắt đầu bị nén Khi áp suất nén nhiên liệulớn hơn tổng áp suất của van cao áp và áp suất dư trên đường ống cao áp, van cao áp

sẽ được nâng lên và nhiên liệu được dẫn theo đường ống cao áp tới vòi phun Việccung cấp nhiên liệu tới vòi phun kéo dài cho đến khi mép cắt nhiên liệu “∂” mở lỗ “б”trên thành xi lanh phân bơm Do áp suất của nhiên liệu trên đỉnh pít tông giảm xuốngmột cách đột ngột, van cao áp lập tức đóng lại và kết thúc việc cung cấp nhiên liệu mộtcách dứt khoát

Hình 5.3 Các vị trí khác nhau của pít tông

“a,б”- các rãnh nối khoang bên trong của xi lanh với rãnh nhiên liệu; rãnh đứng trên pít tông; “г”- rãnh vòng; “”- mép cắt nhiên liệu

“b” Cung cấp lớn nhất: Bắt đầu cung cấp (I); Kết thúc cung cấp (II)

- Cung cấp trung bình: Bắt dầu cung cấp (III); Kết thúc cung cấp (IV);

- Không cung cấp (V).

Khi pít tông đi từ phía trên xuống phía dưới là hành trình hút của phân bơm.Nhiên liệu dưới một áp suất nhất định do phân bơm thấp áp tạo ra và do độ chânkhông bên trong xi lanh phân bơm mà nhiên liệu được nạp vào không gian phía trênđỉnh pít tông Sau đó quá trình làm việc lại được lặp lại

Hành trình làm việc của pít tông, nghĩa là hành trình tăng áp được xác địnhbằng hành trình lên phía trên, từ thời điểm mép trên đỉnh pít tông đóng kín các lỗ “a”

và “б” trên xi lanh phân bơm cho đến khi cắt nhiên liệu (rãnh xoắn mở lỗ “б”) Hànhtrình làm việc chỉ là một phần của hành trình pít tông

5.2.1.3 Một số bộ phận chính của bơm cao áp:

5.2.1.3.1 Cấu tạo bộ đôi xi lanh – piston:

Trang 36

Bộ đôi xi lanh piston là cặp chi tiết quan trọng nhất của bơm cao áp vì vậy nóđược chế tạo và lắp ghép với độ chính xác cao (còn có tên gọi bộ đôi siêu chính xác).

Khe hở giữa piston và xi lanh nằm trong khoảng 0,005-0,0015mm, đối vớipiston có đường kính 8-9mm Độ cứng của các bề mặt không nhỏ hơn 55-60 HRC, độbóng các bề mặt ma sát không nhỏ hơn Rn=11

a Cấu tạo của piston:

Piston có kết cấu hình trụ được chia làm ba phần:

+ Phần đầu của piston:

Là nơi bố trí các gờ vát (rãnh chéo) rãnh đứng và rãnh tròn với mục đích điều chỉnhlượng nhiên liệu cần cung cấp cho một hành trình, hình dạng và kích thước các rãnhchéo trên phần đầu piston rất đa dạng như (hình 5.4a,b,c)

+ Phần thân piston: làm nhiệm vụ dẫn hướng và đảm bảo cho piston đượcbôi trơn tốt hơn, bộ đôi piston – xi lanh được bôi trơn bằng chính nhiên liệu Dieselđang được cung cấp vào xi lanh

+ Phần đuôi

piston: là nơi nhận trực

tiếp chuyển động từ con

đội, nơi giá lắp đĩa lò xo

dưới của lò xo hồi vị và

cơ cấu xoay piston

b Cấu tạo xi lanh:

Xi lanh là chi tiết

Trang 37

Giảm áp suất dư nhiên liệu trong đường cao áp đến giá trị cần thiết cũng nhưdập tắt dao động sóng của nhiên liệu trong ống dẫn cao áp đảm bảo cho quá trình phunđược bắt đầu nhanh và kết thúc dứt khoát giảm khả năng phun rớt

b Cấu tạo bộ đôi van triệt hồi:

Cấu tạo bộ đôi van triệt hồi (van cao áp) thông dụngđược trình bầy trên (hình 5.6)

Hình 5.5 Cấu tạo của xi lanh bơm cao áp.

1- Rãnh đứng; 2- Xi lanh; 3- Pít tông; 4- Lỗ xả; 5- Rãnh chéo; 6- Lỗ nạp; 7- Lỗ dẫn nhiên liệu;

8- Rãnh chứa nhiên liệu

b) Van cao áp đóng

c) Van cao áp mở

1 Đầu nối ống cao áp

2 Lò xo van cao áp

3 Van cao áp

4 Phần côn của van

5 Đế van a) Cấu tạo của van

Trang 38

Van cao áp và đế van là cặp chi tiết lắp ráp chính xác, khe hở hướng kính giữavan và đế van phải nằm trong khoảng 0,004-0,006mm độ cứng bề mặt van vào khoảng60-64HRC.b

c Nguyên lý làm việc:

- Quá trình nén: khi áp suất bơm cao áp lớn hơn sức căng của lò xo van và áp

suất dư trong đường ống cao áp, khi đó sẽ đẩy cho van cao áp đi lên làm cho lò xo vancao áp nén lại, nhiên liệu được cung cấp vào đường ống cao áp Khi áp suất trongđường ống cao áp lớn hơn áp suất lò xo của vòi phun làm cho vòi phun mở, nhiên liệuđược cung cấp vào xi lanh động cơ thực hiện quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu

- Quá trình xả: piston mở lỗ xả khi đó có sự chênh lệch áp suất dư trong đường

ống cao áp và buồng nhiên liệu trong xi lanh bơm cao áp, nhiên liệu sẽ theo rãnh dọccủa piston bơm ra cửa xả trên xi lanh, làm cho áp suất phun trên đỉnh piston giảm độtngột, dưới sức căng của lò xo và sự giảm áp làm cho van triệt hồi đóng lại, vào thờiđiểm gờ dưới của phần trụ giảm tải, tiếp xúc vào đế van sẽ tạo ra một khoảng không,dẫn đến sự chênh lệch áp suất giữa đường ống cao áp (áp suất dư trong đường ống caoáp) và áp suất mở vòi phun làm cho vòi phun đóng chắc hơn, kết thúc quá trình phunmột cách dứt khoát và nhanh chóng Quá trình xả nhiên liệu từ đường ống cao áp sangbuồng xi lanh chấm dứt, nhưng van cao áp vẫn tiếp tục đi xuống cho đến khi phần côncủa van tiếp xúc với đế van

Do giảm áp suất đột ngột trong đường ống cao áp, kim phun trong vòi phunlập tức đóng lại nhờ lò xo kim phun để tránh tình trạng phun rớt

5.2.2 Cấu tạo và hoạt động của bơm phân phối VE

5.2.2.1 Cấu tạo: ( hình 5.7)

38

Hình 5.6 Cấu tạo của van cao áp

Trang 39

Hình 5.7 Hình cắt trích bơm cao áp PE.

1- Bơm cấp nhiên liệu; 2- Đĩa cam; 3- Bộ điều khiển phun sớm; 4- Cửa chia 5- pit tông ; 6 - Van phân phối; 7 - Cửa hút; 8 - Van điện cắt nhiên liệu.

Hình 5.8 Cấu tạo bơm cao áp

phân phối VE.

6 Van điện từ tắt máy;

7 van tiết lưu ;

8 Đĩa cam.

Trang 40

Dẫn động van tiết lưu bằng cụm cần của bộ điều chỉnh tốc độ ( bộ điều tốc ) nóbao gồm cần dẫn hướng, cần điều khiển và cần căng Cần điều khiển, cần căng đượclắp vào chốt tựa A gắn trên cần dẫn hướng, và có khả năng quay quanh chốt này đểdẫn động van tiết lưu lên hoặc xuống để thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp, còn cầndẫn hướng được lắp vào chốt quay cố định trên vỏ bơm, một đầu trên của cần tỳ vàovít điều chỉnh không tải và đầu dưới tỳ vào một đầu của lò xo đỡ cần Giữa hai cầnđiều khiển và cần căng có bố trí lò xo lá khởi động và lò xo không tải hình trụ ( hình5.9).

5.2.2.2 Nguyên lí làm việc cuả bơm VE:

40

Hình5.9 Cụm cần điều chỉnh của bộ điều tốc

Ngày đăng: 04/04/2017, 20:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel do Tổng cục dạy nghề ban hành Khác
2. Nguyễn Quốc Việt - Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp - Tập1,2,3 - NXB HN-2005 Khác
3. Trịnh Văn Đạt, Ninh Văn Hoàn, Lê Minh Miện-Cấu tạo và sửa chữa động cơ ô tô - xe máy-NXB Lao động - Xã hội-2007 Khác
4. Nguyễn Oanh-Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại-NXB GTVT-2008 Khác
5. Nguyễn Tất Tiến, Đỗ Xuân Kính-Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy nổ- NXB Giáo dục-2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w