1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (TT)

24 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 466,4 KB

Nội dung

Cụ thể tỉnh Phú Thọ mà tác giả nghiên cứu có nhiều tác phẩm của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương được giới nghiên cứu của văn hóa dân gian Việt Nam ghi nhận như là một trong những người

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận văn

Nói đến các hình thức sinh hoạt cộng đồng, trước hết người ta phải nói đến lễ hội truyền thống Lễ hội truyền thống là một trong những thành tố quan trọng nhất của văn hóa dân gian, vì thế lễ hội truyền thống được giới văn hóa từ trước đến nay tập chung vào nghiên cứu, rất nhiều vấn đề đã được làm sáng tỏ và đi đến sự thống nhất cao Chẳng hạn về thời điểm tổ chức lễ hội, địa điểm tổ chức lễ hội, cấu trúc, chức năng, nghi thức của lễ hội, nhân vật được phụng thờ, các trò diễn, ý nghĩa của

lễ hội truyền thống

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần biểu hiện những giá trị tiêu biểu của một cộng đồng, một dân tộc Lễ hội truyền thống như là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc biệt, mang tính tập thể, có giá trị to lớn, mang ý nghĩa cố kết cộng đồng dân tộc, giáo dục tình cảm đạo đức con người hướng về cội nguồn Đồng thời lễ hội có giá trị văn hóa tâm linh, cân bằng đời sống tinh thần con người hướng về cái cao cả thiêng liêng

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, mang trong mình “Vẻ đẹp tiềm ẩn” Việt Nam là một nước được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều tài nguyên du lịch với phong cảnh đẹp làm say mê lòng người như Vịnh

Hạ Long - Quảng Ninh, Phong Nha - Kẻ Bàng - Quảng Bình, và đặc biệt không thể không kể đến những lễ hội truyền thống mang đậm nét phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc như lễ hội chùa Hương – Hà Nội, hội đền Hùng – Phú Thọ, Hội Lim – Bắc Ninh, lễ hội Chọi Trâu - Hải Phòng, Mỗi lễ hội lại có một dấu ấn riêng biệt

và ý nghĩa riêng

Khi xã hội ngày một phát triển, cuộc sống con người ngày một đáp ứng tương đối đầy đủ thì những nhu cầu tinh thần như: vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, tìm hiểu lịch sử văn hoá nghệ thuật, phong tục tập quán, lễ hội của con người được nâng cao và trở thành vấn đề thiết yếu Con người luôn muốn khám phá thiên nhiên về với cội nguồn dân tộc và đặc biệt các lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của con người Là dịp con người được trở về với tự nhiên, về với văn hóa xưa và

về với ký ức cũ

Trang 2

Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía bắc, là một địa phương có nhiều lễ hội Lễ hội ở đây vừa phong phú về loại hình vừa đa dạng về hình thức và phức tạp về nội dung Hoạt động của lễ hội, bên cạnh những mặt tích cực đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân và góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, cũng còn có không ít những khó khăn, hiệu quả quản lý còn hạn chế Đứng trước thực trạng ấy, dưới sự chỉ đạo của cấp Đảng, chính quyền các cấp của Phú Thọ đã tìm mọi biện pháp tăng cường quản lý nhà nước (QLNN) về các

lễ hội truyền thống Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động QLNN của địa phương còn gặp không ít khó khăn, hiệu quả quản lý còn hạn chế

Do đó, một trong những vấn đề đã và đang đặt ra cho chính quyền các cấp ở Phú Thọ là cần phải có những giải pháp mới để quản lý tốt các lễ hội nhằm bảo tồn,

phát huy những giá trị tích cực của lễ hội Trên tinh thần ấy, với luận văn “Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, chúng tôi muốn góp

phần giải quyết vấn đề đặt ra

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Từ lâu đề tài lễ hội đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và những quan điểm khác nhau

Từ 1975 đến nay rất nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên cứu sâu sắc về

lễ hội như Lê Trung Dũng - Lê Hồng Lý với “Lễ hội Việt Nam” cuốn sách với trên

300 lễ hội, các tác giả đã đưa ra nội dung đầy đủ về lễ hội về đề tài lịch sử Đó là lễ hội tưởng niệm các anh hùng có công chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập cho dân tộc, Tổ quốc

Bên cạnh đó cũng phải nói đến “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam’’của nhiều

tác giả (2000) Công trình nghiên cứu này đã khẳng định phương châm nghiên cứu và phổ biến khoa học văn hóa đó là đi tìm bản sắc văn hóa Việt Nam, sắc thái các vùng văn hóa được thể hiện ở các đối tượng văn hóa cụ thể, mà lễ hội cổ truyền Việt Nam là một trong những đối tượng đó

Ngoài ra cuốn sách “Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm” của Trần Quốc

Vượng dày gần 1000 trang bao gồm các công trình đã công bố của GS Trần Quốc Vượng do Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật lựa chọn đưa vào Tủ sách Văn hóa học cũng

là một trong những công trình nghiên cứu về lễ hội tiêu biểu

Trang 3

Cùng với đó, một công trình nghiên cứu khác về lễ hội truyền thống mang giá

trị văn hóa cao đó là công trình nghiên cứu “60 lễ hội truyền thống Việt Nam” của

Thạch Phương – Lê Trung Vũ Có thể nói lễ hội truyền thống chính là dịp để con người giao lưu, cộng cảm và trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và khát vọng cao đẹp,và còn là cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, củng cố tinh thần cố kết cộng đồng, tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào về gốc gác của mình Chính

vì vậy mà lễ hội truyền thống bao giờ cũng có sức thu hút, mời gọi kỳ lạ đối với nhiều người, nhiều lớp người, lứa tuổi khác nhau

Hay như công trình “Lễ hội - một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng

đồng” của tác giả Hồ Hoàng Hoa đã cố gắng đề cập đến tính mỹ học dân tộc trong lễ

hội Việt Nam Đây là kết quả của một tiến trình nghiên cứu lâu dài kết hợp với những chuyến đi thực địa quan sát tại chỗ nhiều lễ hội Việt Nam cũng như Nhật Bản dưới góc độ tìm hiểu chức năng và đặc biệt là những biểu hiện đa dạng của cái đẹp trong lễ hội

Cụ thể tỉnh Phú Thọ mà tác giả nghiên cứu có nhiều tác phẩm của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương được giới nghiên cứu của văn hóa dân gian Việt Nam ghi nhận như là một trong những người đã đóng góp phần kết nối hiện tại với quá khứ từ thời đại Hùng Vương, giúp con cháu hô nay nhận diện và tỏ tường hơn “ gương mặt ”

tổ tiên Những công trình khảo cứu, nghiên cứu của ông như: Truyền thuyết Hùng Vương, Địa chí văn hóa dân gian Phú Thọ, Văn hóa làng Phú Thọ, Tục ngữ ca dao Phú Thọ, Hát xoan Phú Thọ v.v… được người dân Phú Thọ coi như “bách khoa thư”

về lịch sử, khảo cổ học, xã hội học, dân tộc học, văn hóa văn nghệ dân gian của quê hương đất Tổ

Các công trình trên đã trình bày, đề cập đến lễ hội với nhiều nội dung, nhiều hướng nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu sâu về QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Vì vậy trong luận văn này tác giả kế thừa, tiếp thu các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước để nghiên cứu về QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn có mục đích nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống; trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn quản lý nhà nước về lễ hội truyền

Trang 4

thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; từ đó đề xuất các giải pháp QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn có một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:

+ Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống

+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

+ Đề xuất các giải pháp QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý của nhà nước đối với

lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

+ Về thời gian: từ năm 2010 đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác – Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý hoạt động lễ hội truyền thống trong thời kỳ đổi mới

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

Trang 5

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp sưu tầm số liệu

6 Đóng góp của Luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có một số đóng góp về lý luận và thực tiễn như sau:

6.1 Về lý luận

Luận văn khái quát, có chọn lọc cơ sở khoa học quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống; vận dụng trong QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản quản lý nhà nước về lễ hội truyền

thống

Chương 2: Thực trạng lễ hội và quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ

Chương 3: Phương hướng và qiải pháp QLNN về lễ hội truyền thống trên địa

bàn tỉnh Phú Thọ thời gian tới

Trang 6

Tùy theo hướng tiếp cận khác nhau mà mỗi ngành khoa học, thậm chí mỗi nhà khoa học có thể đưa ra định nghĩa về văn hóa theo cách hiểu của mình

Khái niệm văn hóa bắt nguồn từ chữ La tin Colere, có nghĩa là cày cấy vun trồng

Từ những cách tiếp cận về khái niệm “văn hóa” khác nhau, mà ta có thể hiểu

khái niệm chung nhất về văn hóa như sau: Văn hóa là tổng thể hệ thống những giá trị, những hoạt động có ý thức, mang tính xã hội và sáng tạo trong thực tiễn của một cộng đồng người nhất định trong lịch sử nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống và thể hiện bản sắc riêng của cộng đồng đó

1.1.2 Lễ hội và hoạt động lễ hội

 Lễ hội

Lễ hội là một hiện tượng lịch sử - xã hội được hình thành từ lâu đời, mang trong mình những giá trị văn hóa độc đáo mang bản sắc cộng đồng, tổ chức theo nghi thức trọng thể nhất nhằm tôn vinh các vị thần linh, nhân thần có công với một địa phương trong việc trống giặc ngoại xâm hay mở mang xây dựng một vùng đất

Lễ hội là một sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng, là hệ thống những hành

vi nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện

 Hoạt động lễ hội

Hoạt động lễ hội bao gồm những hoạt động như sau :

- Hoạt động nghi lễ

- Hoạt động bán nghi lễ

Trang 7

- Các hoạt động thuần túy giải trí

- Hoạt động dịch vụ

Hoạt động lễ hội truyền thống là các bước tiến hành các sự việc xảy ra trong phạm vi thời gian, không gian của một lễ hội truyền thống theo một chu trình được định sẵn

1.1.3 Lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống được hình thành từ phong tục tập quán, tín ngưỡng và nhu cầu đời sống tâm linh, vui chơi giải trí của nhân dân và xuất phát từ quy định của thể chế chính trị đương thời

Lễ hội truyền thống là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian liên quan

1.1.4 Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống

Theo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước, cơ quan trong hệ thống chính quyền có trách nhiệm quản lý tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó có cả hoạt động lễ hội

Từ khái niệm quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa, lễ hội, có thể đưa ra khái niệm: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống là quá trình xây dựng đường lối chính sách, định hướng, huy động, tổ chức, điều hành các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đề ra và các công việc liên quan đến lễ hội truyền thống, đảm bảo hài hòa giữa các giá trị truyền thống với việc sáng tạo những giá trị mới và đáp ứng các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội

1.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống

1.2.1 Thực hiện chức năng của nhà nước trong quản lý ngành, lĩnh vực

Vai trò của quản lý nhà nước là định hướng, điều chỉnh lễ hội theo mục tiêu “

ây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống là hoạt động tất yếu, khách quan của các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và các đơn vị liên quan nhằm đảo bảo các chức năng quản lý của nhà nước đối với lễ hội được thực hiện

1.2.2 Vai trò của lễ hội truyền thống trong phát triển kinh tế-xã hội

Quy hoạch lễ hội truyền thống và quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hóa – Thông tin của tỉnh Phú Thọ định hướng tới năm 2020 cần đề ra giải pháp giải quyết

Trang 8

mối quan hệ hài hòa giữa kinh tế và văn hóa Đặc biệt chú ý đến vai trò, nhu cầu của người tham gia lễ hội, hưởng thụ các giá trị văn hóa Từ mục đích và nhu cầu khác nhau của cộng đồng xã hội, cơ quan quản lý phải có giải pháp để đáp ứng nhu cầu chính đáng, hạn chế những nhu cầu nhà quản lý không mong muốn

1.2.3 Bảo tồn, phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống

Lễ hội là hình ảnh thu nhỏ của nền văn hóa truyền thống dân tộc, mang trong mình nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử, xã hội

Từ lễ hội mối liên hệ giữa các thành viên với nhau, giữa các thành viên và cộng đồng trở nên mật thiết, vững chắc Các cộng đồng dân cư xích lại gần nhau hơn khi cảm thấy mình thực sự là thành viên của một đại gia đình rộng lớn, của một quốc gia thống nhất, cả dân tộc Việt Nam cùng chung ngày giỗ tổ Vua Hùng là một

minh chứng xác thực nhất cho điều này

1.3 Nội dung quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống

1.3.1 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Để bảo tồn giá trị di sản văn hóa của các hoạt động lễ hội truyền thống, việc xây dựng quy hoạch chiến lược, kế hoạch nghiên cứu cụ thể là việc làm cần thiết và cấp bách

1.3.2 Xây dựng thể chể chế, chính sách

Việc ban hành xây dựng thể chế, chính sách được ban hành cụ thể, rõ ràng từ cấp trung ương đến địa phương

Cấp trung ương: ban hành, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm

pháp luật về lễ hội, lễ hội truyền thống

Cấp địa phương : tổ chức thực hiện , tham mưu với cấp trên các vấn đề về

QLNN đối với lễ hội truyền thống

1.3.3 Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng CB,CC,VC quản lý hoạt động

Trang 9

hội truyền thống nói riêng, có thể coi các nhà tổ chức hoạt động lễ hội truyền thống

là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của lễ hội truyền thống

1.3.4 Sử dụng các nguồn lực và hợp tác để bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống

Quản lý nhà nước thực hiện huy động, quản lý, sử dụng 02 nguồn lực cơ bản

là nguồn lực về vật chất và nguồn lực về con người

Trên cơ sở các công ước quốc tế về Di sản mà Việt nam phê duyệt, quản lý nhà nước trong tổ chức, hợp tác quốc tế bao gồm xây dựng và thực hiện chương trình, dự án quốc tế, tham gia các tổ chức, điều ước quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; lễ hội truyền thống

1.3.6 Thanh tra, kiểm tra hoạt động QLNN về lễ hội

Việc tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra, thanh tra là công việc cần được thực hiện thường xuyên và sâu sát tới từng lễ hội Thông qua việc kiểm tra, thanh tra, các nhà tổ chức hoạt động lễ hội truyền thống mới có thể phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra, các trường hợp vi phạm; biểu dương tôn vinh kịp thời những tập thể và cá nhân đóng góp tích cực; khuyến khích, nhân rộng những mô hình mới, những lễ thức mới tiến bộ mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc; đánh giá và rút kinh nghiệm qua các kỳ lễ hội

1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống ở một số địa phương trong nước

1.4.1 Tỉnh Hải Dương

Hải dương là địa phương đi đầu trong xây dựng và triển khai Quy hoạch tổng thể

lễ hội truyền thống trên toàn tỉnh giai đoạn 2008 – 2015 và định hướng đến năm 2020 Theo đó, tỉnh đã quy hoạch được 50 lễ hội

Trang 10

Trong quy hoạch này có điểm cần xem xét lại, đó là 15 lễ hội truyền thống thuộc nhóm “ Nhóm lễ hội trước đây có, hiện nay không được tổ chức hoặc trước đây không

có phần hội, ngày nay mới đưa vào” sẽ thực hiện quy hoạch vào giai đoạn sau, từ 2015

- 2020 là không thỏa đáng Những lễ hội này có nguy cơ mai một nhanh mà các giá trị phi vật hể truyền thống lại thuộc về văn hóa truyền khẩu nên nếu không quy hoạch sớm

sẽ khó ghi chép, sưu tầm

1.4.2 Tỉnh Quảng Ninh

Luận văn giới thiệu một vài lễ hội truyền thống tiêu biểu, đặc trưng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đã hình thành và phát triển lâu đời, được tổ chức thường niên, gắn với di tích lịch sử, danh thắng được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia, gắn với cộng đồng dân cư, có sự lan tỏa trong và ngoài tỉnh

1.4.3 Thành Phố Hà Nội

Hà Nội có rất nhiều lễ hội truyền thống Trong phạm vi của luận văn chỉ có thể nêu ra đây một phần nhỏ các lễ hội truyền thống tiêu biểu như hội Cổ Loa, hội Gióng, hội đền Sóc, hội thổi cơm thi Thị Cấm, hội Triều Khúc, hội đền Đông Nhân, hội Lệ Mật, hội Chèm, hội Đống Đa

1.4.4 Bài học cho tỉnh Phú Thọ

Tất cả các lễ hội kể cả lễ hội sơ khai, truyền thống và hiện đại đều mang những nét bản chất chung: đó là tính chất thiêng liêng của toàn bộ lễ hội, là sự sùng bái nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn hóa, suy tôn những biểu tượng được phụng thờ; là nhu cầu trở về cội nguồn tự nhiên xa xưa để khẳng định nguồn gốc cộng đồng vui chơi, giải trí Tất cả những bản chất này được biểu hiện ở tất cả các hiện tượng thuộc về hoạt động lễ hội truyền thống; Việc tổ chức thực hiện lễ hội thành công phải đảm bảo đáp ứng đủ các khía cạnh trên

Trang 11

Chương 2 THỰC TRẠNG LẾ HỘI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Phú Thọ

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt

Nam, có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam

và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy – Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô

2.1.2 Điều kiện kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10,6%

- Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; tăng

tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ

- Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài (FDI): Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện

có 112 dự án, tổng vốn đăng ký 619,5 triệu USD Trong đó có 83 dự án đang thực hiện giải ngân với tổng vốn đăng ký: 440,5 triệu USD và vốn giải ngân đạt 372,8 triệu USD

2.1.3 Điều kiện văn hóa, xã hội

Từ vị trí địa lý thuận lợi, sự phong phú và đa dạng về văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc, sự ưu đãi của thiên nhiên đã góp phần hình thành và làm phong phú lễ hội truyền thống, vừa kế thừa tinh hoa dân tộc vừa mang đậm bản sắc văn hóa địa phương

Ngày nay đường lối, chính sách thuận lợi của Đảng, nhà nước, sự phát triển nhanh về kinh tế, nhất là ngành du lịch, lễ hội Phú Thọ càng có điều kiện để được bảo tồn và phát triển

Trang 12

2.2 Thực trạng lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.2.1 Khái quát về lễ hội truyền thống ở Phú Thọ

Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn dân tộc, kinh đô xưa của các vua Hùng, là nơi hình thành nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam Nơi đây còn chứa đựng đậm đặc các di tích lịch sử, khảo cổ, các lễ hội truyền thống đặc sắc mang đậm dấu ấn của người Việt cổ

2.2.2 Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngoài những lễ hội có tính chất chung của cả nước, của vùng Bắc Bộ, Phú Thọ còn có những lễ hội riêng, đặc sắc Thông qua các lễ hội này, du khách có thể hiểu được về văn hoá Việt Nam, văn minh lúa nước

Hội Đền Hùng: Hướng phát triển du kịch Phú Thọ đến năm 2020 xác định “

Đền Hùng là điểm du lịch về nguồn của cả nước, có vị trí quan trọng làm đòn bẩy phát triển du lịch tại các điểm du lịch khác trên địa bàn” [40]

- Hội Bạch Hạc: Diễn ra từ ngày 3 đến 5 tháng Giêng hàng năm tại đền thờ

Thổ Lệnh Đại Vương xã Bạch Hạc, thành phố Việt Trì

- Hội Chu Hoá: Lễ hội diễn ra tại xã Chu Hoá, huyện Lâm Thao vào ngày 5

tháng Giêng hàng năm nhằm tưởng nhớ 3 anh em Cả Đông, Nhị Đông và Tam Đông, là các tướng giỏi của vua Hùng thứ 18

- - Hội đánh cá: Được tổ chức ở vùng đồng bào Mường thuộc xã Thạch Kiệt,

huyện Thanh Sơn

- Hội Phết Hiền Quan - Tam Nông :

Làng Hiền Quan thờ bà Thiều Hoa, nữ tướng của Hai Bà Trưng Tương truyền, năm 16 tuổi Thiều Hoa đến tu tại chùa Phúc Thánh (Hiền Quan)

2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.3.1 Tổ chức thực hiện và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội truyền thống

Văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội truyền thống của nhà nước là công cụ quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống, là phương tiện để các tổ chức đơn vị, thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nói chung và lễ hội nói riêng

Ngày đăng: 03/04/2017, 22:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w