XÂY DỰNG và sử DỤNG sơ đồ, BẢNG BIỂU vào dạy học TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN đại TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ văn 9

139 1.1K 3
XÂY DỰNG và sử DỤNG sơ đồ, BẢNG BIỂU vào dạy học TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN đại TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ văn 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HOÀNG THỊ HẢI YẾN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀO DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 9 Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học văn Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Thị Thu Hương HÀ NỘI - 2014 MỤC LỤC Có thể lập quy trình dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho học sinh trong nhà trường phổ thông Xung quanh vấn đề lập quy trình cho dạy văn, còn có nhiều quan niệm khác nhau, vì văn chương có nhiều cách tiếp cận Văn chương không chấp nhận một công thức nào cho sẵn Văn chương là tự do, là sáng tạo, là cá thể hoá Quy trình hoá làm mất vẻ sinh động của giờ văn Điều đó đúng, tiếp nhận văn chương phải bằng tình cảm, cảm xúc, bằng kinh nghiệm, sự trải nghiệm của cá nhân, bằng năng lực “đồng sáng tạo” ở mỗi người đọc Lý thuyết tiếp nhận còn cho biết khi đọc văn bản thì mỗi người đọc đã tự cấu trúc một văn bản, chồng lên văn bản của nhà văn Tác phẩm cũng không có sẵn Tác phẩm là quá trình, phụ thuộc vào bạn đọc Lĩnh vực văn chương là lĩnh vực của sự đa dạng, phong phú, không nên khuôn vào một cung cách nào Nhưng đó là cách nghĩ của lý thuyết, còn thực tiễn dạy và học văn, của giáo viên và học sinh thì rất cần có một vài quy trình để tham khảo Chúng tôi xin nêu một qui trình đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho học sinh trong nhà trường phổ thông như sau: .83 A MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1.1 Tầm quan trọng của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu Nhiều quan điểm, phương pháp, biện pháp kĩ thuật dạy học mới đã được giới thiệu, dù có khác nhau, nhưng đều thống nhất khẳng định vai trò của người học không phải là những “bình chứa thụ động” mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập Vì vậy, phát triển năng lực người học chính là xu hướng đổi mới căn bản toàn diện của nền giáo dục Việt Nam hiện nay Điều 28, Luật Giáo dục cũng đã chỉ rõ: “ Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm hứng thú học tập của học sinh” 1.2 Thực trạng dạy học Ngữ văn hiện nay trong các nhà trường THCS Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển cảm xúc thẩm mĩ, tư duy của con người Đồng thời, môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh Mặt khác, Ngữ văn cũng là môn học có tính chất công cụ, có mối quan hệ với nhiều bộ môn trong các nhà trường phổ thông Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần để học tốt môn Ngữ văn Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành của môn học, giảm lí thuyết,, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh 3 động của cuộc sống Nhà văn hoá lớn của nhân loại V Lê-nin từng nói "Văn học là nhân học", vậy mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh hiện nay không còn thích học Văn Thực trạng này lâu nay đã được báo động Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những người trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, và nay đã trở thành vấn đề của báo chí, dư luận Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có những thay đổi về phương pháp dạy và học Văn hiện nay Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy Văn là nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia đội tuyển Văn Các em còn phải dành thời gian học các môn khác Phần lớn phụ huynh khi đã định hướng cho con mình sẽ thi khối A thì chỉ chủ yếu chú trọng ba môn: Toán, Lý, Hóa Điều đáng lo ngại hơn nữa, là có không ít phụ huynh đã chọn hướng cho con thi khối A từ khi học tiểu học Một bậc học mà học sinh còn đang được rèn nói, viết, mới bắt đầu làm quen với những khái niệm về từ ngữ mà đã định hướng khối A thì thật là nguy hại Khi học sinh tạo lập một văn bản, giáo viên có thể dễ dàng nhận ra những lỗi sai cơ bản của học sinh như: dùng từ sai, viết câu sai, viết chính tả sai, bố cục và lời văn lủng củng, thiếu logic Đặc biệt có những bài văn diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa Đây là một tình trạng đã trở nên phổ biến, thậm chí là đáng báo động trong nhà trường Mục tiêu của bậc học phổ thông là đào tạo con người toàn diện, nhưng thực tế hiện nay cho thấy, các bộ môn khoa học xã hội thường bị học sinh xem nhẹ, mặc dù kiến thức của môn học này rất quan trọng cho tất cả mọi người Muốn khôi phục sự quan tâm đối với các bộ môn khoa học xã hội, không thể chỉ bằng biện pháp kêu gọi, mà chúng ta phải tích cực đổi mới 4 phương pháp dạy học Văn, khơi gợi hứng thú học Văn của học sinh, hình thành cho các em phương pháp học Văn hiệu quả Do vậy, đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là một vấn đề mang tính tất yếu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn tại các nhà trường phổ thông 1.3 Sơ đồ, bảng biểu và việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học Ngữ văn Sơ đồ, bảng biểu là một phương tiện dạy học có nhiều ưu thế trong việc tích cực hóa hoạt động học tập, tạo điều kiện để học sinh tự học, phát huy khả năng sáng tạo của cả giáo viên và học sinh Việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực Đó là một trong những cách làm thiết thực để triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm vấn đề của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động Kiến thức lĩnh hội được biểu hiện dưới dạng các sơ đồ, bảng biểu bao giờ cũng ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ nên học sinh dễ dàng nắm bắt, tổng hợp, phát triển ý tưởng, tìm tòi xây dựng kiến thức mới Từ đó giúp các em hăng say tích cực học tập và yêu mến môn học Tuy vậy trong dạy học bộ môn việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu như một biện pháp, kĩ thuật dạy học còn chưa thực sự được quan tâm Các sơ đồ, bảng biểu chủ yếu được vận dụng vào bài dạy Văn học sử, Tiếng Việt, Làm văn hoặc đọc hiểu văn bản nhật dụng Với văn bản văn chương, do đặc thù phản ánh và tiếp nhận nên dường như nhiều người cho rằng không thể sử dụng những công cụ này Sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học tác phẩm văn chương liệu có làm xơ cứng cảm xúc thẩm mĩ, “đồng phục hóa” cách cảm nhận của học sinh hay sẽ kích hoạt sự sáng tạo của cả người dạy và người học? Luận văn của chúng tôi sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi ấy 5 1.4 Vị trí của các truyện ngắn hiện đại Việt Nam trong sách giáo khoa lớp 9 Có thể thấy, các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 9 không nhiều: Làng - Kim Lân, Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê và đoạn trích đọc thêm Bến quê - Nguyễn Minh Châu Song, các tác phẩm này là phần kiến thức quan trọng, góp phần vào việc tạo dựng nền tảng hiểu biết về văn học Việt Nam hiện đại, rèn luyện kĩ năng tiếp nhận, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh trung học cơ sở Vậy làm thế nào người giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cảm nhận tác phẩm, để người học tạo dựng kiến thức đồng thời rèn luyện kĩ năng cơ bản về truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 quả là điều không đơn giản Xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào quá trình dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 là một trong những biện pháp không chỉ giúp học nắm vững kiến thức trọng tâm, mà còn tạo cơ hội thuận lợi để các em phát huy khả năng tích cực, chủ động và sáng tạo của mình trong việc lĩnh hội tri thức Nếu biết kết hợp hài hòa với các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác thì sơ đồ, bảng biểu sẽ phát huy hiệu quả đáng kể trong việc đổi mới dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói chung, dạy học tác phẩm văn chương nói riêng Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu đề tài: Xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 2 Lịch sử vấn đề Sơ đồ, bảng biểu và việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong quá trình dạy học không phải là một vấn đề thực sự mới Đã có rất nhiều bài viết, công trình 6 nghiên cứu về vấn đề này Chúng ta có thể kể đến một số bài viết, công trình nghiên cứu sau đây TS Bạch Thị Lan Anh đã có bài viết Giới thiệu phương pháp dạy học theo sơ đồ Trong bài báo, tác giả đã đưa ra cách hiểu về sơ đồ hóa kiến thức Người viết cho rằng phương pháp dạy học theo sơ đồ hóa kiến thức là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của người dạy và người học nhằm giúp người học hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng liên quan đến nội dung, nhiệm vụ dạy học dựa vào mô hình, sơ đồ của chúng Đồng thời, tác giả đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học theo sơ đồ hóa kiến thức, hướng dẫn cách sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học như: sử dụng sơ đồ trước khi lên lớp, sử dụng sơ đồ trong khi lên lớp, sử dụng sơ đồ sau khi lên lớp và sử dụng sơ đồ trong quá trình ôn tập, tổng hợp kiến thức Tác giả Nguyễn Thị Ban ở bài viết Sử dụng Graph trong dạy học Ngữ văn 7 cũng đã đưa ra phương pháp sử dụng Graph vào các bài học cụ thể thuộc phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn ở chương trình lớp 7 với nhiều gợi ý thú vị về cách thức ứng dụng cho giáo viên và học sinh Trong bài viết Phương pháp dạy học Ngữ văn 6 theo dạng sơ đồ tóm tắt, tác giả Trần Văn Huy đã đưa ra dạng sơ đồ tóm tắt cho một số bài học trong chương trình Ngữ văn 6 Bài viết chia làm ba phần Ở phần một tác giả trình bày thực trạng dạy học Văn ở những lớp mình trực tiếp giảng dạy Có thể thấy chất lượng dạy học Văn còn thấp, tỉ lện học sinh học yếu môn Văn còn cao Sang phần hai, tác giả đưa ra giải pháp “dùng sơ đồ” trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn 6 Người viết đã trình bày một số kinh nghiệm khi sử dụng sơ đồ ở một số bài cụ thể như: Ông lão đánh cá và con cá vàng; Danh từ; Sự việc và nhân vật trong văn tự sự Ở phần ba, tác giả đã chứng minh kết quả của việc sử dụng “sơ đồ tóm tắt”: Học sinh có hứng thú học tập, thời gian thực hành nhiều; Từ đó, các em yêu thích học môn 7 Ngữ văn hơn, chất lượng dạy học Văn cũng vì thế được nâng lên đáng kể, qua các bài kiểm tra và thi định kì Với bài viết Sử dụng phương tiện hỗ trợ dạy học trong môn Ngữ văn (Sáng kiến kinh nghiệm, dethi.violet.vn), tác giả Nguyễn Hải Sơn đưa ra khái niệm về phương tiện dạy học Sau đó, người viết đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong quá trình dạy học Ngữ văn, đặc biệt là đối với giáo viên và học sinh trường THCS Cao Xanh Đây là một ngôi trường cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, các thiết bị công nghệ thông tin sử dụng trong quá trình dạy học còn hạn chế Vì thế, sơ đồ, bảng biểu là phương tiện trực quan được sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn Tác giả Nguyễn Thị Xuân Mai trong bài viết Gợi ý sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào giảng dạy một số tiết Văn trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 (Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam) cũng đã đề cập đến việc sử dụng phương tiện trực quan tại nhà trường phổ thông trong đó có sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học Ngữ văn Tác giả đã chỉ ra việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu mang lại hiệu quả trong việc phát huy tính sáng tạo của học sinh, đặc biệt là đánh thức khả năng tư duy của các em Cuối bài, người viết đã đưa ra một số sơ đồ, bảng biểu có thể áp dụng vào dạy học Ngữ văn 10 như: sơ đồ, bảng biểu cho bài khái quát; sơ đồ, bảng biểu dùng cho dạy truyện; sơ đồ, bảng biểu dùng cho dạy thơ… Ngoài ra, chúng ta phải kể đến những công trình nghiên cứu khác như: Tác giả Nguyễn Thị Châu với bài viết Vận dụng bản đồ tư duy vào giờ văn học sử ở THPT (bài khái quát văn học), Luận văn Thạc sĩ khoa học, Chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 8 Bài viết Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng lí thuyết Graph vào dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT, Chuyên đề giảng dạy Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội của tác giả Nguyễn Quang Ninh Tác giả Nguyễn Thị Thanh, Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học văn học sử ở nhà trường THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Tác giả Vũ Thị Hà với Sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học truyện ngắn Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 11, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội Như vậy, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về sơ đồ, bảng biểu; sơ đồ tư duy, Graph và việc sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học nói chung và dạy học Văn nói riêng Tuy vậy các bài viết thường tập trung vào hai dạng sơ đồ chính là Graph và bản đồ tư duy Ngoài ra, cũng có một vài bài quan tâm đến việc sử dụng bảng biểu vào dạy học Ngữ văn Phạm vi ứng dụng chủ yếu chưa phải là các bài dạy tác phẩm văn chương Kết quả nghiên cứu trong các công trình trên là gợi ý quý báu để chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu Xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 3 Mục đích, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Từ những tiền đề cơ sở lí luận và thực tiễn, đề tài nghiên cứu cách thức xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào hoạt động dạy học các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 9 Qua đó, giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt hoạt động dạy học, góp phần 9 nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở nhà trường THCS nói chung, dạy học phần truyện ngắn Việt Nam hiện đại chương trình Ngữ văn 9 nói riêng 3.2 Đối tượng Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào quá trình dạy học các truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 9 3.3 Phạm vi + Các nghiên cứu về sơ đồ, bảng biểu và việc ứng dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng + Các văn bản truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 9 và quá trình dạy học các văn bản này ở THCS 3.4 Nhiệm vụ Thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung vào giải quyết một số nhiệm vụ sau: + Tìm hiểu, tổng hợp tài liệu, tiếp thu những ứng dụng về sơ đồ, bảng biểu trong dạy học + Khảo sát thực trạng sử dụng sơ đồ, bảng, biểu vào dạy học Ngữ văn và dạy học phần truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 + Nghiên cứu đề xuất một số định hướng xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong quá trình dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 + Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các đề xuất đưa ra trong đề tài nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết để thu thập tư liệu, nghiên cứu lịch sử vấn đề, nghiên cứu 10 3.5.2 Phương pháp đánh giá Chúng tôi đánh giá dựa trên những căn cứ về kết quả tổng hợp của giờ dạy thực nghiệm sử dụng sơ đồ, bảng biểu: giáo viên hoàn thành bài giảng với niềm hứng thú, học sinh hiểu bài, tích cực làm việc nhóm, hăng hái phát biểu ý kiến, giờ học sôi nổi, học sinh mạnh dạn thảo luận…Đặc biệt, chúng tôi chú trọng đến hiệu quả của giáo án thực nghiệm thông qua các câu hỏi kiểm tra thực nghiệm Sau khi kiểm tra, chúng tôi tiến hành thống kê, đối chiếu kết quả thực nghiệm với lớp đối chứng Đó chính là cơ sở để chúng tôi đánh giá kết quả của quá trình thực nghiệm 3.5.3 Thống kê kết quả thực nghiệm BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Trường THCS Lê Văn Tám Kết quả Thực nghiệm Đối chứng Giỏi Khá Trung bình Yếu ( Lớp 9A1/42 HS) 15 (35,7%) 22 (52,4%) 5 (11,9%) 0 (Lớp 9A2/40 HS) 9 (22,5%) 17 (42,5%) 11 (27,5%) 3 (7,5%) Trường THCS Cao Xanh Kết quả Thực nghiệm Đối chứng ( Lớp 9A/32 HS) (Lớp 9B/30 HS) Giỏi 9 (28,1%) 3 (10,0%) Khá 16 (50,0%) 10 (33,3%) Trung bình 7 (21,9%) 14 (46,7%) Yếu 0 3 (10,0%) BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Kết quả Thực nghiệm Đối chứng (74) (70) 125 Giỏi Khá Trung bình Yếu 3.5.4 Kết quả thực nghiệm 24 (32,4%) 38 (51,4%) 12 (16,2%) 0 12 (17,1%) 27 (47,1%) 25 (35,7%) 6 (0,1%) Do thời gian thực nghiệm còn hạn chế nên chúng tôi mới chỉ tiến hành thực nghiệm đề tài ở bốn lớp của hai trường THCS Lê Văn Tám và THCS Cao Xanh - thành phố Hạ Long Kết quả thực nghiệm này bước đầu cho thấy việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu có nhiều lợi thế trong việc nâng cao chất lượng dạy học văn ở nhà trường phổ thông Sau khi thống kê, tổng hợp kết quả, đối chiếu giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi có những nhận xét ban đầu như sau: - Kết quả học tập ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng thể hiện ở kết quả phiếu kiểm tra, số lượng học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng lên; điểm trung bình giảm, không có điểm yếu - Nội dung giáo án thực nghiệm đạt được yêu cầu đặt ra Việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu kết hợp với các phương pháp, phương tiện khác đã góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Các em có hứng thú trong học tập, nắm bài nhanh, sôi nổi trong giờ học Song, để đạt được hiệu quả cao hơn trong giờ dạy đòi hỏi người giáo viên cần thực sự say sưa với chuyên môn, chuẩn bị chu đáo kĩ lưỡng bài dạy, kết hợp nhiều phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tối đa năng lực học tập của học sinh Từ kết quả và những đánh giá về quá trình thực nghiệm, có thể khẳng định việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học Ngữ văn, cụ thể là giảng dạy truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 đã mang lại những hiệu quả nhất định, đặc biệt là phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực học tập của học sinh Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng không có một phương pháp, phương tiện dạy học là vạn năng, là duy nhất trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương mà cần có sự phối kết hợp các phương 126 pháp, phương tiện dạy học khác Và các sơ đồ, bảng biểu cũng cần phải được sử dụng hợp lí, đồng thời có sự hỗ trợ của các phương pháp, phương tiện khác mới đạt hiệu quả cao C KẾT LUẬN 1 Sơ đồ, bảng biểu là những phương tiện trực quan được sử dụng phổ biến trong cuộc sống Trong dạy học Ngữ văn, sơ đồ, bảng biểu đã được sử dụng, song hiệu quả mà những công cụ này mang lại chưa cao Giáo viên sử dụng không thường xuyên và còn mang tính hình thức Trong khi đó, sơ đồ, bảng biểu có nhiều ưu thế trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của 127 học sinh Phương tiện trực quan này cần được sử dụng trong dạy học bộ môn Ngữ văn để học sinh có một phương pháp học tập mới 2 Các truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 là những tác phẩm có vị trí, vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở Việc dạy học các tác phẩm này sao cho hiệu quả luôn là vấn đề được giáo viên quan tâm Có rất nhiều phương pháp được người giáo viên sử dụng khi tiến hành dạy các truyện ngắn này Bên cạnh đó, việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu cũng là một gợi ý mới để người giáo viên tham khảo và vận dụng những ưu thế của phương tiện này trong quá trình giảng dạy của mình Việc định hướng xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 đã đem lại những hiệu quả thiết thực Các nội dung trong tác phẩm có thể triển khai dưới dạng sơ đồ, bảng biểu giúp học sinh tiếp nhận tri thức một cách thuận lợi, dễ dàng Từ các sơ đồ, bảng biểu, học sinh sẽ từng bước khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm Sơ đồ, bảng biểu có thể xây dựng và sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học giup học sinh rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tự học và phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em Song, chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng: việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu có ưu thế trong quá trình dạy học, nhưng đây không phải là phương tiện vạn năng, được sử dụng duy nhất trong quá trình dạy học Sơ đồ, bảng biểu cần được kết hợp sử dụng với các phương pháp, phương tiện dạy học khác thì hiệu quả giờ dạy mới đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra 3 Để kiểm tra khả năng thực thi của đề tài, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại hai lớp của Trường THCS Lê Văn Tám và hai lớp của trường THCS Cao Xanh - Thành phố Hạ Long Qua kết quả nghiên cứu và thực nghiệm, luận văn bước đầu đạt được những kết quả sau: 128 - Vấn đề nghiên cứu là thiết thực, cần thiết, có khả năng ứng dụng trong quá trình dạy học - Kết quả thực nghiệm chứng minh hiệu quả đạt được của việc xây dựng và sử dụng sơ đồ, bảng biểu - Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học tác phẩm văn chương Đây là công cụ hỗ trợ cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn Do những hạn chế về thời gian cũng như năng lực nghiên cứu nên luận văn còn có những hạn chế nhất định Chúng tôi kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lê A (2008), Kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì môn Ngữ văn, NXB Giáo dục 2 Bạch Thị Lan Anh (2013), Giới thiệu phương pháp dạy học theo sơ đồ, Bản tin khoa học, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương 3 Nguyễn Thị Ban (2004), Sử dụng Graph trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh trung học cơ sở, Đại học Quốc gia Hà Nội 4 Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học xã hội 5 Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lưc cho giáo viên THPT về đổi mới phương pháp dạy học, Viện nghiên cứu Sư phạm 6 Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam 7 Nguyễn Văn Đường (2005), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9, tập 1, NXB Hà Nội 8 Nguyễn Văn Đường (2005), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9, tập 2, NXB Hà Nội 9 Nguyễn Ái Học (2009), Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học Văn, NXB Giáo dục Việt Nam 10 Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Đại học Sư phạm 11 Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kỹ năng đọc hiểu Văn, NXB Đại học Sư phạm 12.Trần Văn Huy (2012), Phương pháp dạy học Ngữ văn theo dạng sơ đồ tóm tắt, volet.vn 130 13 Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm 14 Phan Trọng Luận (2012), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học Sư phạm 15 Phan Trọng Luận (2011), Văn chương – Bạn đọc sáng tạo, NXB Đại học Sư phạm 16 Phan Trọng Luận (2011), Văn học nhà trường – Nhận diện tiếp cận đổi mới, NXB Đại học Sư phạm 17 Phan Trọng Luận (2011), Văn học nhà trường – Những điểm nhìn, NXB Đại học Sư phạm 18 Phương Lựu (1988), Lý luận văn học, NXB Giáo dục 19 Nguyễn Thị Xuân Mai (2013), Gợi ý sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào giảng dạy một số tiết văn trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, Hội thảo khoa học Quốc tế về dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông 20 Nguyễn Đăng Mạnh (1991), Truyện ngắn hôm nay, Báo Văn nghệ, số 48 21 Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm 22 Phan Trọng Ngọ (2000), Vấn đề trực quan trong dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 23 Nguyễn Quang Ninh (2012), Chuyên đề sử dụng Graph vào dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông, Đại học Sư phạm Hà Nội 24 Nguyễn Khắc Phi (2005), Ngữ Văn lớp 9, tập 1, NXB Giáo dục 25 Nguyễn Khắc Phi (2005), Ngữ Văn lớp 9, tập 2, NXB Giáo dục 26 Nguyễn Hải Sơn (2012), Sử dụng phương tiện hỗ trợ trong dạy học môn Ngữ văn, Sáng kiến kinh nghiệm, dethi.volet.vn 27 Trần Đình Sử ( 2004), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục 28 Trần Đình Sử (2008), Lí luận văn học, tập 2, NXB Đại học Sư phạm 131 29 Nguyễn Thị Thanh (2010), Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Văn học sử ở nhà trường phổ thông, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 30 Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn – những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 31 Tony Buzan (2009), Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 132 PHỤ LỤC 133 PHỤ LỤC PHIẾU KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM Họ và tên:………………………………………………………………… Lớp:……………………………………………………………………… Trường:…………………………………………………………………… Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau: Câu 1: Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng được viết cùng thể loại với tác phẩm nào? A Hoàng Lê nhất thống chí B Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh C Làng D Phong cách Hồ Chí Minh Câu 2: Chiếc lược ngà chủ yếu thể hiện điều gì? A Tình cha con trong cảnh ngộ chiến tranh B Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng C Tình quân dân trong chiến tranh D Tình cảm gia đình Câu 3: Đoạn trích Chiếc lược ngà có mấy tình huống truyện thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm? A Một B Hai C Ba D Bốn Câu 4: Câu văn Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp vào bến, 134 anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với nói lên tâm trạng gì của ông Sáu? A Vội vàng, cuống quýt muốn được gặp con B Yêu thương và mong nhớ con da diết C Ân hận vì xa nhà quá lâu D Xót xa vì không chăm sóc con Câu 5: Câu văn: Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên… nói lên thái độ gì của bé Thu? A Ngờ vực, sợ hãi B Vui mừng, phấn khởi C Lạnh lùng, thờ ơ D Ân hận, nuối tiếc Câu 6: Lí do chính khiến bé Thu không tin ông Sáu là ba của nó? A Vì ông Sáu già hơn trước B Vì ông Sáu không hiền như trước C Vì mặt ông Sáu có thêm vết thẹo D Vì ông Sáu đi lâu, bé Thu quên mất hình cha Câu 7: Nên đánh giá như thế nào về những phản ứng tâm lí của bé Thu khi không chịu nhận ông Sáu là cha? A Đó là những phản ứng hoàn toàn tự nhiên B Chứng tỏ bé Thu có cá tính mạnh mẽ và tình cảm chân thành C Chứng tỏ Thu có một niềm kiêu hãnh, một tình yêu sâu sắc đối với người cha (trong ảnh) của em D Cả A, B, C đều đúng Câu 8: Đoạn văn diễn tả cuộc chia tay đầy cảm động giữa ông Sáu và bé Thu nói lên điều gì? 135 A Sự “tỉnh ngộ” của bé Thu sau một thời gian hiểu lầm cha B Tình yêu con thắm thiết của ông Sáu C Tình yêu và nỗi mong nhớ của bé Thu với người cha bị dồn nén bấy lâu nay bùng ra mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, xen lẫn sự hối hận D Sự sợ hãi, buồn tủi của bé Thu khi biết cha nó phải đi xa Câu 9: Vì sao chiếc lược lại có một ý nghĩa quý giá, thiêng liêng đối với ông Sáu? A Vì nó chứng tỏ ông đã giữ đúng lời hứa với đứa con gái bé bỏng B Vì nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha đối với đứa con trong xa cách C Vì ông đã mất bao nhiêu công sức và thời gian làm chiếc lược D Vì trong hoàn cảnh chiến tranh có một chiếc lược làm bằng ngà voi là vô cùng hiếm hoi Câu 10: Nhận định nào sau đây không phù hợp với giá trị nghệ thuật của Chiếc lược ngà? A Xây dựng được cốt truyện chặt chẽ, có nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí B Xây dựng được nhân vật người kể chuyện thích hợp C Nghệ thuật tả cảnh và độc thoại nội tâm sâu sắc D Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để bộc lộ tính cách và tâm lí ĐÁP ÁN Câu 1 Đáp án C 2 A 3 B 4 A 5 A 6 C ĐỀ TỰ LUẬN 136 7 D 8 C 9 B 10 C Họ và tên:………………………………………………………………… Lớp:……………………………………………………………………… Trường: ………………………………………………………………………… Câu 1: Truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện tình cha con thắm thiết, sâu nặng như thế nào? Em hãy trả lời câu hỏi trên bằng việc xây dựng một sơ đồ Câu 2: Dựa trên sơ đồ vừa xây dựng, em hãy viết một bài văn phân tích tình phụ tử sâu sắc vượt qua bom đạn hủy diệt của chiến tranh được nhà văn Nguyễn Quang Sáng thể hiện trong truyện ngắn Chiếc lược ngà 137 ... hiểu đề tài: Xây dựng sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học truyện ngắn Việt Nam đại sách giáo khoa Ngữ văn Lịch sử vấn đề Sơ đồ, bảng biểu việc sử dụng sơ đồ, bảng biểu trình dạy học vấn đề thực... luận văn gồm ba chương: Chương I: Sơ đồ, bảng biểu sơ đồ, bảng biểu dạy học Ngữ văn Chương II: Tổ chức xây dựng sử dụng sơ đồ, bảng biểu vào dạy học truyện ngắn Việt Nam đại sách giáo khoa Ngữ văn. .. liệu, tiếp thu ứng dụng sơ đồ, bảng biểu dạy học + Khảo sát thực trạng sử dụng sơ đồ, bảng, biểu vào dạy học Ngữ văn dạy học phần truyện ngắn Việt Nam đại sách giáo khoa Ngữ văn + Nghiên cứu đề

Ngày đăng: 02/04/2017, 09:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Có thể lập quy trình dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho học sinh trong nhà trường phổ thông. Xung quanh vấn đề lập quy trình cho dạy văn, còn có nhiều quan niệm khác nhau, vì văn chương có nhiều cách tiếp cận. Văn chương không chấp nhận một công thức nào cho sẵn. Văn chương là tự do, là sáng tạo, là cá thể hoá. Quy trình hoá làm mất vẻ sinh động của giờ văn. Điều đó đúng, tiếp nhận văn chương phải bằng tình cảm, cảm xúc, bằng kinh nghiệm, sự trải nghiệm của cá nhân, bằng năng lực “đồng sáng tạo” ở mỗi người đọc. Lý thuyết tiếp nhận còn cho biết khi đọc văn bản thì mỗi người đọc đã tự cấu trúc một văn bản, chồng lên văn bản của nhà văn. Tác phẩm cũng không có sẵn. Tác phẩm là quá trình, phụ thuộc vào bạn đọc. Lĩnh vực văn chương là lĩnh vực của sự đa dạng, phong phú, không nên khuôn vào một cung cách nào. Nhưng đó là cách nghĩ của lý thuyết, còn thực tiễn dạy và học văn, của giáo viên và học sinh thì rất cần có một vài quy trình để tham khảo. Chúng tôi xin nêu một qui trình đọc hiểu văn bản nghệ thuật cho học sinh trong nhà trường phổ thông như sau:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan