1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

CẢM HỨNG THẾ sự TRONG SÁNG tác của lê MINH KHUÊ SAU 1975

120 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 561,5 KB

Nội dung

Lê Minh Khuê là nhà văn nữ đã đi qua chiến tranh và đã khá thành công với các sáng tác theo khuynhhướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong giai đoạn văn học thời chiến.Nhưng khi bối cảnh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ơ

PHẠM THỊ HOA

CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ SAU 1975

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam hiện đại

Mã số : 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Quang Hưng

Hà Nội - 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành nhất của mình, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắctới thầy giáo PGS- TS Lê Quang Hưng, người đã dày công và tận tình hướngdẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Tổ Văn học ViệtNam hiện đại, các thầy cô khoa Ngữ văn, Phòng sau đại học , Trung tâmthông tin thư viện – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuậnlợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn nhà văn Lê Minh Khuê đã giúp tôi trong việctìm hiểu quá trình sáng tác, thu thập thông tin phục vụ cho quá trình nghiêncứu

Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, người thân trong gia đình đãkhuyến khích động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiêncứu và hoàn thành khóa học này

Hà Nội 20 tháng 10 năm 2014

Tác giả

Phạm Thị Hoa

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Lịch sử vấn đề 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 14

5 Phương pháp nghiên cứu 14

6 Bố cục của luận văn 15

NỘI DUNG 16

CHƯƠNG I CƠ SỞ HÌNH THÀNH CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ SAU 1975 16

1.1 Khái niệm cảm hứng thế sự trong văn học 16

1.3 Con đường đến với văn chương và quan niệm sáng tác

của Lê Minh Khuê 20

1.3.1 Con đường đến với văn chương của Lê Minh Khuê 20

1.3.2 Quan niệm sáng tác của Lê Minh Khuê 24

Tiểu kết chương I: 27

CHƯƠNG II NỘI DUNG THẾ SỰ 28

TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ SAU 1975 28

2.1 Số phận con người trong chiến tranh 28

2.2 Cuộc sống thời hậu chiến, bao cấp 42

2.3 Mặt trái của đời sống hiện đại, con người loay hoay

tiếp cận kinh tế thị trường 49

2.3.1 Mặt trái của công nghệ và đô thị hóa 49

2.3.2 Sức mạnh của đồng tiền 58

2.3.3 Mảng tối của bức tranh hiện thực xã hội 63

Trang 4

2.4 Niềm tin lạc quan về cuộc đời và con người 69

Tiểu kết chương II 77

CHƯƠNG III PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CẢM HỨNG THẾ SỰ

CỦA LÊ MINH KHUÊ 79

3.1 Kết cấu, cốt truyện 79

3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 81

3.3 Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật 85

3.4 Giọng điệu trần thuật 93

3.5 Ngôn ngữ nghệ thuật 99

3.6 Biện pháp tu từ 106

3.7 Sử dụng yếu tố kỳ ảo 110

Tiểu kết chương III: 112

KẾT LUẬN 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1 Với thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất

đất nước, xã hội Việt Nam từ sau năm 1975 có nhiều biến động và theo đóvăn học có sự chuyển mình rõ rệt Cảm hứng sử thi, khuynh hướng lãng mạncủa giai đoạn văn học Cách mạng 1945 - 1975 nay đã nhường chỗ cho nhữngnguồn cảm hứng mới, đặc biệt là cảm hứng thế sự, đời tư, nguồn cảm hứngnổi bật trong các sáng tác ở hầu hết các thể loại văn học sau năm 1975 Sựxuất hiện của nguồn cảm hứng này là một bước chuyển mới trong tiến trìnhvận động, biến đổi có tính quy luật của văn học Việt Nam hiện đại

Giai đoạn văn học sau 1975 ghi nhận sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻđầy triển vọng Đặc biệt là sự “lên ngôi”, sự “thăng hoa” của các cây bút nữ,

họ viết bằng cả tâm, trí, lực và đem đến cho nền văn học nước nhà nhiều đổithay, khởi sắc Cảm hứng thế sự với thái độ phê phán những mặt trái, nhữnggóc tối của xã hội mới, con người mới rất rõ nét trong sáng tác của nhiều tácgiả: Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu

2 Các tác phẩm của Lê Minh Khuê, chủ yếu là truyện ngắn, đã thu hútđược sự chú ý của nhiều độc giả và giới nghiên cứu Có thể nói, Lê MinhKhuê là một cây bút có sức bền, có nội lực Nhà văn đã tạo cho mình mộttiếng nói riêng, một chỗ đứng riêng khá vững vàng trong lĩnh vực truyện ngắnnói riêng và nền văn xuôi Việt Nam nói chung Có tập truyện của bà đã tạođược những “chấn động” trong đời sống văn học Lê Minh Khuê là nhà văn

nữ đã đi qua chiến tranh và đã khá thành công với các sáng tác theo khuynhhướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong giai đoạn văn học thời chiến.Nhưng khi bối cảnh xã hội thay đổi, bằng sự trải đời, trải nghề, nhà văn đã rấtthức thời và có sự chuyển hướng trong các sáng tác của mình từ khuynhhướng sử thi cảm hứng lãng mạn sang cảm hứng thế sự với các tác phẩm đi

Trang 6

sâu vào hiện thực đời sống xã hội của con người Cảm hứng thế sự trở thànhcảm hứng chủ đạo trong các sáng tác của Lê Minh Khuê từ sau 1975 ở cácsáng tác của bà, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của văn học nước ta thời

kì đổi mới, bởi theo quan niệm của bà: “Con người là tổng hoà các mối quan

hệ xã hội Cho nên đừng nhìn họ ở những khía cạnh to tát Ngay ở bãi tắm và

ở trong cái bếp nhà anh cũng có khối chuyện nhân tình thế thái phải rỏ nước mắt, phải ôm bụng cười đấy Đó là cách người ta yêu nhau, người ta ăn uống, người ta lừa dối, phản trắc, tử tế hay bất lương”.

3 Tìm hiểu cảm hứng thế sự trong các sáng tác của Lê Minh Khuê từ sau

1975 giúp chúng ta hiểu hơn về đời sống xã hội và phong cách sáng tác cũngnhư quan điểm sáng tác của nữ nhà văn này Đồng thời, đây cũng là chìa khóa

để ta mở những cánh cửa đến với văn học thời kì đổi mới nhờ các sáng táccủa bà, khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học nước nhà thời kì sauchiến tranh

Đó là những lí do thiết thực nhất thôi thúc chúng tôi đi vào tìm hiểu đề tài:

Cảm hứng thế sự trong sáng tác của Lê Minh Khuê từ sau 1975

2 Lịch sử vấn đề

2.1. Những ý kiến về cảm hứng thế sự trong văn học Việt Nam sau 1975.

Văn học sau 1975 đa dạng về thể tài, khuynh hướng, là đối tượng nghiêncứu được các nhà phê bình chú ý Có rất nhiều nghiên cứu về văn xuôi sau

1975 với những nhìn nhận đa chiều về sự đa dạng của văn xuôi giai đoạn này

mà cảm hứng thế sự đời tư là một trong những cảm hứng nổi bật

Tác giả Nguyễn Văn Long, trong Văn học Việt Nam hiện đại, những

vấn đề nghiên cứu và giảng dạy đã chỉ ra : “chiến tranh đi qua, cuộc sống

thời bình trở lại thì dần con người cũng trở về với các quan hệ thế sự và nhu cầu của đời sống riêng tư Phản ánh đời sống trong các quan hệ thế sự hàng ngày và đời sống riêng tư của con người đã trở thành mối quan tâm lớn của

Trang 7

văn học nói chung, cũng như văn xuôi nói riêng Khuynh hướng thế sự đời tư

đã nảy nở ngay từ những năm đầu sau chiến tranh, được phát triển trong những năm tám mươi và trở thành khuynh hướng bao trùm trong văn xuôi ở thập kỷ chín mươi cho đến gần đây” [ 34, 197] Tác giả công trình nghiên cứu

cũng nhận thấy: Cùng với niềm vui chiến thắng, hòa bình, sum họp thì cuộc

sống sau chiến tranh cũng bắt đầu bộc lộ những phức tạp khó khăn, nững vấn

đề mà mỗi con người và cả dân tộc vừa đi qua cuộc chiến dài lâu lại phải đối mặt Ở nửa đầu những năm tám mươi, khi cảm hứng sử thi đã mờ nhạt dần thì đời sống thế sự và số phận riêng tư đã trở thành mối quan tâm chủ đạo của nhiều cây bút văn xuôi” Từ giữa những năm chín mươi, đời sống thế sự, riêng tư càng trở thành mối quan tâm hàng đầu, phổ biến của các cây bút văn xuôi, đặc biệt là các cây bút trẻ, những nhà văn nữ Sự suy thoái về đạo đức, nhân cách, sự sa đọa trong lối sống của một bộ phận dân cư, nhất là trong lớp trẻ, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác [ 34, 197].

Nguyễn Thị Bình cũng đã chỉ ra bước ngoặt trong tư suy nghệ thuật về conngười của giai đoạn văn xuôi sau 1975, trong đó tác giả nhận thấy sự thay đổi

“từ quan niệm con người kiểu sử thi chuyển dần sang quan niệm con người thế sự đời tư” [ 12, 43] “Sau 1975, đất nước bước vào thời kì đổi mới, những quy luật thời bình sớm muộn sẽ chi phối văn học Sự thức tỉnh ý thức cá nhân diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi phải nhìn nhận lại nhiều điều”.[ 12, 45].

Trong bài viết Văn học Việt Nam 1975- 1991, nhìn lại những bước đi,

lắng nghe những tiếng nói, Lã Nguyên đã chỉ ra bước chuyển từ cảm hứng

sử thi sang thế sự của văn học sau 1975: Khi tiếng nói sử thi lắng xuống, thì

tiếng nói thế sự vang lên Nó thường cất lên giữa chốn công quyền và phần lớn là ở nơi hội họp Tiếng nói của văn học thế sự trở về với hiện thực trong muôn vàn những sinh hoạt đời thường đang bầy ra trước mắt Nó nói thật to những gì văn học sử thi thường dấu kín, không được nói, không dám nói.

Trang 8

Vượt qua mọi sự cấm kỵ, văn học sau 1975 nói thật to cái sai, cái xấu và cả cái ác trong nội bộ chúng ta, giữa chúng ta với nhau [ 45, 34 ].

Lê Ngọc Trà trong bài viết “Văn học Việt Nam những năm đầu Đổi

mới” đã chỉ ra đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này là “tính chất phê

phán”, ông nhận định: “Nếu trước đây nhân vật chính của các tác phẩm hầu

hết là người tốt, là nhân vật chính diện, thì bây giờ, ngược lại, trong nhiều tác phẩm các nhân vật chính thường là nhân vật tiêu cực, giả dối, làm ăn phi pháp, thấp kém về đạo đức Và một khi các nhân vật chính đã như vậy thì dĩ nhiên cảm hứng chủ đạo của tác phẩm cũng thay đổi: nhiệt tình ca ngợi, khẳng định được thay thế bằng sự phê phán, châm biếm” [57, 32 ].

Thanh Công trong bài viết Cảm hứng đời tư - thế sự trong văn học Việt Nam sau 1975 khi viết về đề tài gia đình, đã cho rằng, các nhà văn lúc này

“không né tránh, ngại ngùng khi khai thác các mặt trái, góc khuất, phần chìm

của hiện thực cuộc sống” [ 13, 23 ].

Còn Đỗ Ngọc Thạch trong bài Văn học và hiện thực khẳng định: “Nếu

như trước đây nhà văn chỉ kịp thời phản ánh được một vài khía cạnh của hiện thực, thì giờ đây, bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, bằng sự nghiên cứu nghiêm túc đối tượng phản ánh, đã có thể dựng lại những bức tranh chân thực và rộng lớn với tất cả sự đa dạng của hiện thực phong phú và phức tạp, trong đó

có cả cái cao cả và cái thấp hèn, cái ác và cái xấu” [ 50, 21 ].

Trong luận văn Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985, tác giả

Nguyễn Thị Minh Nguyệt đã nhận thấy: Đất nước trở lại hoà bình thì mảng

đề tài thế sự đời tư nhanh chóng đóng vai trò chủ đạo trên văn đàn Truyện ngắn đi sâu phản ánh con người bình thường với những mối quan hệ phong phú, phức tạp Con người cá nhân được nhìn ở nhiều chiều hướng Đó cũng

là những nỗi niềm, băn khoăn về hạnh phúc cá nhân, về nhân phẩm, về cuộc đời được phát đi từ những số phận riêng Nhiều truyện ngắn cũng đã phanh

Trang 9

phui mổ xẻ để nhận rõ mặt cái xấu, cái ác và sự tha hoá về đạo đức nhưng nghiêng về hướng dự báo giúp mọi người khả năng tỉnh táo để nhận thức sâu sắc hơn về con người và cuộc đời [38 , 28 ].

2.2.Những ý kiến về sáng tác của Lê Minh Khuê

Lê Minh Khuê là tác giả bắt đầu sáng tác và trưởng thành từ cuộc khángchiến chống Mỹ, đến nay, Lê Minh Khuê có hơn nửa thế kỉ cầm bút, gắn bóbền bỉ và khá thành công với thể loại truyện ngắn Các sáng tác của Lê MinhKhuê là đối tượng yêu thích của nhiều người đọc và giới phê bình văn học

Trong bài viết Phụ nữ và sáng tác văn chương, bàn tròn về các tác giả nữ

trong sáng tác văn chương, Phạm Xuân Nguyên đã nhận định “Trong số

những cây bút văn xuôi, có thể tiến xa thì sẽ có Lê Minh Khuê” [ 44, 31 ].

Giáo sư Hà Minh Đức trong bài Những tác giả nữ trong nền văn xuôi

chống Mỹ đã cho rằng : “Lê Minh Khuê là một cây bút trẻ xông xáo trong

những năm kháng chiến chống Mỹ Chị đã có ý thức chuyển nhanh sang thời kì mới và tỏ ra khá nhạy bén trong cách cảm nhận nghệ thuật của mình [ 17 , 19 ].

Trên tạp chí Văn hóa danh nhân, trong bài Lê Minh Khuê- một cốt cách

văn chương, tác giả Vũ Hà nhận xét: rất dễ hòa lẫn trong đám đông nhưng

gặp một lần ngoài đời, một lần đọc truyện của cây bút ấy là không thể quên.

Nó lưu giữ trong ta một tình cảm dịu dàng, một dấu ấn khó phai mờ trong tâm tưởng Và một điều đáng ghi nhận trong sáng tác của Lê Minh Khuê ngày càng đằm hơn, sâu sắc hơn” [ 19, 26 ].

Nhà văn Tô Hoài ngay từ năm 1976 đã nhận xét tinh tường: "Lớp sau hòa

bình, Đỗ Chu, Triệu Bôn, Lê Lựu, Lê Minh Khuê hay, có không khí" [ 30 , 8].

Về những tác phẩm của Lê Minh Khuê được giới thiệu ở Mỹ, tờ Thời báo

New York cũng đã nhận định trong sáng tác của Lê Minh Khuê “hiện lên

hình ảnh tác giả, một người có văn phong đẹp, nghiêm trang cùng với sự

Trang 10

châm biếm tinh tường, đồng thời có khả năng trong những nhân vật đầy chất khêu gợi”.

Đáng chú ý là bài viết của Hồ Anh Thái: Lê Minh Khuê, người đàn bà viễn thị Bài viết đã bao quát sáng tác truyện ngắn của Lê Minh Khuê theo

từng phương diện, từng khía cạnh, phát hiện ra khả năng bao quát hiện thực

của cây bút này: “Tâm trạng xã hội hơn ba mươi năm qua, những khúc

quanh, những đổi thay qua các thời kỳ chiến tranh, cuối cuộc chiến, thống nhất đất nước, thời kinh tế thị trường đã liền mạch trong tác phẩm của Lê Minh Khuê Người ta không soi vào đấy để thấy lịch sử nhưng có thể đọc trong đó tâm thế của thời cuộc” [ 51, 258] Qua tìm hiểu giọng

điệu, điểm nhìn của Lê Minh Khuê trong trần thuật, tác giả bài viết nhận

thấy “chị rất có ý thức nói bằng giọng của mình- tiết chế, đôi khi chủng

chẳng khô khan nhưng đầy hàm ý Chị rất chú trọng cái nhìn hiện thực của mình- điềm tĩnh, cuộc sống diễn ra trước mắt như một cuốn phim đang xem trong rạp” [ 51, 259].

Nguyễn Thị Minh Thái không đồng ý với Hồ Anh Thái gọi Lê Minh Khuê

là người đàn bà viễn thị: “Tôi nói với anh Thái rằng Khuê không hề viễn thị,

Khuê là người đàn bà thấu thị luôn nhìn cuộc sống, nhìn chiến tranh bằng

cặp mắt xuyên thấu, bên trong âm ỉ một tấm lòng nồng nhiệt [52].

Luận văn thạc sĩ Truyện ngắn Lê Minh Khuê của tác giả Mai Thị Thúy

Ninh đã chỉ ra những nguồn cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn Lê MinhKhuê, trong đó có đề cập đến cảm hứng phê phán- phê phán sự tha hóa và lối

sống thực dụng, phê phán những bất ổn cơ chế “Nhưng rồi hiện thực biến

động từng ngày có sức tác động mạnh mẽ đến ý thức nhà văn Chị đã vạch

ra tình trạng tha hóa xuống cấp về đạo đức, hầu hết của nữ trong hoàn cảnh hòa bình mà phôt biến nhất là lối sống thực dụng đang tràn lan dưới nhiều dạng vẻ” [ 40, 29 ].

Trang 11

Tác giả Bùi Việt Thắng đã “thừa nhận” cách thành thực trong bài viết

Nhiệt đới gió mùa và nhiệt hứng văn chương: dù đã trải qua chiến tranh,

đói khổ, chết chóc và cả những oan khuất cuộc đời, dù đã là người đàn ông tuổi ngoài sáu mươi khá cứng rắn và vững vàng với đời, nhưng thú thật khi

đọc xong truyện đầu Nhiệt đới gió mùa, tôi cảm thấy rã rời và bị ám ảnh”.

Quả thực truyện ngắn Lê Minh Khuê thường tạo ra những ám ảnh nghệ thuật lâu bền và khắc sâu trong tâm trí người đọc cái dữ dội đến khốc liệt của đời sống [55, 34 ].

Bài viết Cảm hứng thế sự đời tư trong truyện ngắn Lê Minh Khuê của

Lê Hồ Quang gần gũi với đề tài hơn cả Lê Hồ Quang đã chỉ ra cảm hứng thế

sự chi phối chặt chẽ đến hệ thống hình tượng trong tác phẩm Lê Minh Khuê

Nổi bật và xuyên suốt trong truyện ngắn của tác giả này là hình tượng con người bế tắc và bất lực Nói chính xác hơn, bà biết cách nhìn ra những vấn

đề xã hội từ góc nhìn của đời sống cá nhân, cá thể [ 48,31 ].

Ý kiến của Tạ Duy Anh khi nói về tập Nhiệt đới gió mùa : Không thể

nhận ra điểm ghép giữa sự thật và hư cấu trong các truyện Trong khi chúng tôi cứ cố gắng làm cái việc tiểu thuyết hóa hiện thực thì chị đã tự chắt lọc, nạp vốn sống vào thế giới tinh thần của mình Và trong sự dữ dội của chị luôn có những tia hi vọng, những mầm nhân tính, nâng đỡ cảm nhận của người đọc vào tác phẩm của mình [ 10, 39 ].

Khi quyết định trao giải thưởng văn học Byeong- Julee (Hàn Quốc) cho

Lê Minh Khuê, Hội đồng giải thưởng nhận định: “ Là một nhà văn nữ hàng

đầu, Lê Minh Khuê ban đầu được biết đến bằng những tác phẩm viết về những cô gái tham gia cuộc chiến trang giữ nước Tác phẩm thời hậu chiến của bà quan tâm đến hậu quả chiến tranh đối với đất nước mình, những vấn

đề khi thống nhất đất nước, sự nghèo đói và tình trạng xói mòn văn hóa và

Trang 12

tinh thần khi đất nước chuyển đổi sang một xã hội tiêu thụ Những vấn đề này được thể hiện bằng một văn phong đẹp,chua xót, trang nghiêm”.

“Nhà văn Việt Nam luôn đau đáu còn nợ một món nợ chiến tranh, và Lê

Minh Khuê là một trong những nhà văn đang trả món nợ ấy bằng chính những tác phẩm của mình…”[ 44, 39], nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói

về cuốn truyện vừa Nhiệt đới gió mùa của Lê Minh Khuê.

Nguyễn Hoài trong bài Nhà văn Lê Minh Khuê viết về chiến tranh bằng

những giọt nước mắt đăng trên báo An ninh thủ đô, số ra ngày 17/3/2013 đã

nhận thấy rất đúng đắn : Theo góc nhìn của nhà văn Lê Minh Khuê, cuộc

sống ngoài kia con người vẫn sử dụng bạo lực với nhau không chút đắn đo suy nghĩ, ranh giới đạo đức bị mai một [ 24, 18].

Gặp gỡ Lê Minh Khuê, ta nhận thấy ở bà một con người hết sức giản dịnhưng ẩn chứa một nội lực sống và làm việc mạnh mẽ, một bản lĩnh rất Lê

Minh Khuê Bà tâm sự: “Tôi không có tham vọng dùng văn chương để cải

hóa bất cứ việc gì mà luôn coi nó là một trong muôn vàn công việc Không thể thiếu và không quá quan trọng, nhưng đã làm nhà văn nên nghĩ mình viết lách sao cho như người thợ lành nghề, không được làm ẩu Tôi rất ghét những người đan lát, dối trá, chữ nghĩa cứ tuôn ra rào rào, in ấn ào ào, không có thời gian đọc lại cái mình đã viết Điều đó giống như tình trạng làm hàng giả đang đầu độc cuộc sống” [ 28, 26 ].

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Những sáng tác của Lê Minh Khuê từ sau năm 1975

3.2 Phạm vi tư liệu nghiên cứu

Chúng tôi giới hạn khảo sát cảm hứng thế sự trong truyện ngắn của Lê

Minh Khuê, chủ yếu là qua hai tập Một mình qua đường (là tập hợp các truyện ngắn của bà trước năm 2006, do nhà văn cung cấp) và tập Nhiệt đới

Trang 13

gió mùa (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2012) cùng một số truyện ngắn khác in

trên báo

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với đề tài nghiên cứu Cảm hứng thế sự trong sáng tác của Lê Minh Khuê sau năm 1975, chúng tôi nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

- Chỉ ra cơ sở hình thành cảm hứng thế sự trong sáng tác của Lê MinhKhuê từ sau 1975

- Tìm hiểu sự thay đổi, vận động trong sáng tác của Lê Minh Khuê tronghành trình sáng tác từ trước và sau 1975; khẳng định cảm hứng thế sự là cảmhứng chủ đạo và phân tích các biểu hiện của cảm hứng này trong các sáng táccủa Lê Minh Khuê sau năm 1975

- Chỉ ra phương thức thể hiện cảm hứng thế sự của nhà văn Lê MinhKhuê

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã vận dụng những phươngpháp nghiên cứu chủ yếu sau:

5.2.Phương pháp thống kê phân loại

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát các tác phẩm của

Lê Minh Khuê (tập trung chủ yếu vào hai tập truyện Một mình qua đường và

Trang 14

Nhiệt đới gió mùa) thống kê và phân loại các vấn đề trong tác phẩm để thấy

được biểu hiện của cảm hứng thế sự cũng như phương thức thể hiện

5.3 Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích những đặc điểm về cảm hứng thế sự, đời tư với những biểu hiện

và nghệ thuật thể hiện cảm hứng đó, tổng hợp kết quả phân tích để thấy đượcbiểu hiện cụ thể của cảm hứng thế sự, đời tư trong các sáng tác của Lê MinhKhuê sau 1975

5.4 Phương pháp so sánh đối chiếu

Tiến hành so sánh các tác phẩm của Lê Minh Khuê trước và sau năm

1975, các tác phẩm của Lê Minh Khuê với các tác phẩm của các tác giả khác

để thấy được rõ nét cảm hứng thế sự trong các sáng tác của Lê Minh Khuê từsau năm 1975

6 Bố cục của luận văn

Ngoài hai phần MỞ ĐẦU và KẾT LUẬN, luận văn có bố cục gồm bachương như sau:

Chương I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG CÁCSÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ SAU 1975

Chương II: NỘI DUNG THẾ SỰ TRONG CÁC SÁNG TÁC CỦA LÊMINH KHUÊ SAU 1975

Chương III: PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CẢM HỨNG THẾ SỰTRONG CÁC SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ SAU 1975

Trang 15

NỘI DUNG

CHƯƠNG I

CƠ SỞ HÌNH THÀNH CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ SAU 1975

1.1 Khái niệm cảm hứng thế sự trong văn học

Ngay từ thời cổ Hy Lạp người ta đã dùng từ “cảm hứng” (tiếng Hy Lạp cổ:Pathos) để chỉ trạng thái xuất thần, hưng phấn, một tình cảm nồng nàn, sâusắc khi nhà văn sáng tạo tác phẩm Cảm hứng thường dành để nói về nhữngcảm xúc ban đầu trào dâng, thúc đẩy trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văntrong việc hình thành tác phẩ Cảm hứng" là xúc cảm tạo nên tác phẩm củanhà văn

Cảm hứng của nhà văn và cảm hứng tư tưởng của tác phẩm quan hệ mậtthiết với nhau nhưng không phải là một Cảm hứng tư tưởng là tình cảm mãnhliệt, một ham muốn tích cực, là tư tưởng của nhà văn được thể hiện cụ thể,sinh động trong hình tượng nghệ thuật của tác phẩm Cảm hứng bắt nguồn từtình cảm nhưng đó là tình cảm nhiều chiều, phức hợp chứ không phải đơnđiệu Cảm hứng của tác phẩm chủ yếu được thể hiện thông qua hình tượngnghệ thuật, tính cách và sự miêu tả chứ không phải là cái "loa" phát ngôn cho

tư tưởng của tác giả

Thế sự là những vấn đề của cuộc sống hàng ngày với tất cả những bộn bềphong phú và phức tạp, muôn màu muôn vẻ, nhiều chiều không ngừng biếnđổi từng giờ

Trong văn học, cảm hứng thế sự là thái độ, tư tưởng tình cảm của nhà văntrước các vấn đề của đời sống hàng ngày, qua đó nhà văn đã thể hiện quanniệm nghệ thuật về con người và cuộc sống

Trang 16

1.2 Một bối cảnh xã hội, văn học mới

Bao nhiêu năm đất nước chìm trong lửa đạn, những trang văn hào sảng vớikhuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã tiếp thêm cho con người niềmtin vào sức mạnh lớn lao của toàn dân tộc và những con người thời đại Sángtác của các nhà văn thời kì này hừng hực ngọn lửa sử thi với những con ngườimang trong mình sức mạnh và những phẩm chất của thời đại Cảm hứng thế

sự, đời tư không thích hợp trong thời chiến nên được gác lại

Sau chiến thắng 30/4/1975, đất nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất,đánh dấu sự sang trang của lịch sử dân tộc: chuyển từ thời chiến sang thời

bình, từ cuộc sống với những quy luật không bình thường ngày có giặc (chữ

dùng của Hữu Thỉnh) sang cuộc sống bình thường hàng ngày Tuy nhiên vănhọc không sang trang cùng lúc với lịch sử mà vẫn trượt theo quán tính mộtthời gian nữa Đề tài chiến tranh cách mạng vẫn là đề tài ưa thích của vănnghệ sĩ Cảm hứng ca ngợi vẫn là cảm hứng chủ đạo của phần lớn tác phẩm rađời trước 1980

Đến thập kỷ 80, đặc biệt sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), không khíđổi mới-dân chủ tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học nghệ thuật Đườnglối đổi mới tại Đại hội VI và tiếp đó là Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị, cuộcgặp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào tháng

10 năm 1987 tất cả những điều đó đã thổi một luồng gió lớn vào đời sốngvăn học nghệ thuật nước nhà, mở ra chặng đường mới phát triển sôi nổi củavăn học Việt Nam trong tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sựthật.Văn nghệ sĩ được “cởi trói” tự do sáng tác Họ có nhiều trăn trở về tráchnhiệm của người cầm bút trong sự nghiệp đổi mới nền văn học nước nhà.Những mặt trái và nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội, những bất công vàđau khổ trong thân phận nhiều con người Khuynh hướng sử thi, cảm hứnglãng mạn trong văn học 1945-1975 được thay thế bằng cảm hứng đời tư-thế

Trang 17

sự Con người "sử thi” trong văn học trước 1975 được thay thế bằng conngười "nếm trải” Vấn đề đời tư, bản thể, tự do luyến ái, đời sống tình dục được đề cao Đề tài, chủ đề không còn bó hẹp, thiên về khai thác các vấn đềliên quan đến những nhiệm vụ chính trị trước mắt mà được mở rộng từ đề tàigia đình, thân phận tình yêu, số phận con người đến chiến tranh cách mạng,sản xuất xây dựng Các nhà văn không né tránh, ngại ngùng khi khai tháccác mặt trái, góc khuất, phần chìm của hiện thực cuộc sống.

Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa in trên Báo

Văn nghệ số 49 – 50 (Ngày 5- 12 - 1987) có thể được coi như một tuyên ngônnghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu về sứ mệnh của văn chương vàthiên chức của người cầm bút, là lời thức tỉnh với các nhà văn trước sự thayđổi của hiện thực và nhu cầu đổi mới của văn học nói riêng, văn hóa nghệthuật nói chung Quan niệm về hiện thực không thể bó hẹp trong khuôn khổ

có sẵn mà phải mở ra trong một thực tại đa chiều, luôn biến động và đầy bất

ngờ như lời Nguyễn Minh Châu:“Cuộc đời vốn đa sự, con người thì đa

đoan” Nguyễn Minh Châu đã có lần tâm sự về sứ mệnh cao cả của văn

chương: “Phản ánh hiện thực không có nghĩa là xâu chuỗi các sự kiện lâu

nay văn xuôi viết về chiến tranh đã làm Tất cả các thể loại văn học đều phải lấy con người làm đối tượng phản ánh” [ 14, 31] và như có lần ông nói:“ Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng phải đối thoại với những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống” [ 14, 32] Những suy nghĩ, trăn trở của Nguyễn Minh Châu cũng là

những suy nghĩ trăn trở chung của lớp nhà văn cùng thời đi từ cuộc chiến rathời bình

Trước đây, vị trí của cá nhân thống nhất, hài hòa trong tập thể, cộng đồng.Giờ đây, con người tách dần khỏi cộng đồng, sống tự chủ, tự quyết cuộc đờimình, sống đời sống riêng của mình, không thể dựa dẫm vào đoàn thể Những

Trang 18

năm đầu thời kì xóa bỏ bao cấp, con người Việt Nam sống với tâm lí sungsướng, tự do nhưng cũng không tránh khỏi những chới với, lo âu và hoangmang Được nói thật, nói hết những gì chân thực của lòng mình trở thành nhucầu khẩn thiết hơn bao giờ hết Nhưng khi điều kiện mới cũ dần đi, nói thậtkhông còn là một nhu cầu thì lại nảy sinh những vấn đề khác.

Nền kinh tế thị trường khiến cho người ta trở nên năng động, cởi mở, tỉnhtáo, trí tuệ hơn song cũng sinh nhiều dục vọng, thực dụng, lạnh lùng, tàn nhẫnhơn Con người được nhiều (thường là được về vật chất) nhưng cũng dễ dàngmất đi nhiều giá trị quý báu (về tinh thần) khó có thể tìm lại được Những quyluật của thời kì đổi mới vừa là động lực khiến con người có thể phát huy tận

độ khả năng bản thân, thì cũng chính nó lại dễ dàng nhuộm đen con người.Con người giờ đây không phải con người thuần khiết lý tưởng mà là con

người đa dạng phức tạp ẩn chứa cả “thiên thần, ác quỷ, rồng phượng rắn rết”

(Nguyễn Minh Châu) Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa chóng mặt Conngười đạt đến một trình độ phát triển cao song cũng có nguy cơ rơi vào thảmhọa Vừa chế ngự thiên nhiên lại vừa phá hoại thiên nhiên, vừa chế tạo ranhững vật dụng tiện nghi, hiện đại để nâng cao chất lượng cuộc sống nhưngcon người cũng có nguy cơ bị máy móc hóa, chương trình hóa Sự trống rỗng

về tinh thần xuất hiện và có nguy cơ lan rộng Cảm giác bất an, lo âu trướcđời sống hiện đại không phải là hiện tượng tâm lí cá biệt ở một số người màgần như đã trở thành tâm lý chung của số đông

Sau 1975, con người Việt Nam phải đối mặt với một hiện thực mới,hiện

thực mà theo Lê Minh Khuê nhận xét là: “thay đổi đến không tưởng tượng

được” khi thử thách khốc liệt không giấu trong họng súng mà trong sự cay

cực, thiếu thốn triền miên của đời sống cơm áo thời hậu chiến Và lúc cơ chếquan liêu bao cấp được thay thế bởi cơ chế thị trường thì, cùng với sự thay dađổi thịt của đời sống vật chất, bộ mặt xã hội thời mở cửa cũng kịp phô ra biết

Trang 19

bao sự xô bồ, “ác hiểm” (chữ dùng của Ý Nhi) Điều này khiến cho các nhàbuộc phải tự điều chỉnh nhận thức về đời sống, thậm chí phải thay đổi triệt để,

để can đảm “ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa” Lời kêu gọi “nhìn

thẳng sự thật, nói rõ sự thật” trong thời kì này vừa là một yêu cầu bức thiết

của hiện thực, đồng thời cũng là một nhu cầu tự thân, mang tính sống còn củanghệ sĩ, nếu như không muốn sáng tác của họ bị bỏ lại đằng sau thực tại đờisống mà chính họ đang tham dự và đối mặt

Trên thực tế, đến những năm 80 của thế kỉ XX, sau những lúng túng tìmđường, nhiều nhà văn thế hệ chống Mỹ đã nhanh chóng bứt ra khỏi từ

trường của “khoảng chân không văn học” (Nguyên Ngọc ) để tiếp tục dấnbước sáng tạo Không hẹn mà gặp, trong sáng tác của nhiều tác giả này,chẳng hạn Nguyễn Minh Châu , Nguyễn Khải , Nguyên Ngọc, Lê Lựu, ChuLai…, cảm hứng sử thi dần được thay thế bằng cảm hứng nhân sinh, thế sự,đời tư Với nhu cầu nhận thức lại hiện thực, thay cho cái nhìn đơn tuyến vàđậm tính lí tưởng trước đây là một cái nhìn đa chiều, gai góc, đậm tính phêphán Cảm hứng này sẽ còn được tiếp tục đậm nét hơn, đa dạng hơn trongsáng tác của các nhà văn thế hệ sau như Nguyễn Huy Thiệp , Phạm Thị Hoài ,

Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái , Nguyễn Thị Thu Huệ… và không thể không kểđến Lê Minh Khuê

1.3 Con đường đến với văn chương và quan niệm sáng tác của Lê

Minh Khuê

1.3.1 Con đường đến với văn chương của Lê Minh Khuê

Lê Minh Khuê sinh ngày 06-12-1949, quê ở xã An Hải, huyện Tĩnh Gia,tỉnh Thanh Hóa Bà còn có một bút danh khác là Vũ Thị Miền

Thời đại sớm gieo vào tâm hồn nữ nhà văn những dấu ấn không thể phai

mờ Sinh ra trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trưởng thành trongcuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Lê Minh Khuê cũng như bao thanh niên

Trang 20

khác thời kì này đều mang trong mình tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc

và ý chí chiến đấu bảo vệ dân tộc Mới 16 tuổi, người thiếu nữ ấy đã xúc độngtrước những tấm gương hi sinh cao cả của những anh Trỗi, anh Xuân… vàthấy được sức hấp dẫn của nơi có tiếng bom ùng oàng Để ước nguyện thành

sự thật, Lê Minh Khuê đã khai tăng tuổi để có thể được tham gia thanh niênxung phong, góp sức bé nhỏ của mình vào cuộc chiến đấu vệ quốc vĩ đại củatoàn dân tộc Lê Minh Khuê vừa tham gia làm đường, vừa dạy văn hóa Chính

từ cuộc chiến tranh ác liệt, đầy hi sinh gian khổ, nhưng cũng biết bao vinhquang tự hào ấy đã hình thành một dáng vẻ riêng cho các tác phẩm của LêMinh Khuê ngay từ những ngày đầu sáng tác

Sau bốn năm tham gia thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê trở về làmphóng viên cho báo Tiền Phong, từ chối đi học tập ở nước ngoài “Cô phóngviên nhỏ” lại tiếp tục xuôi ngược trên khắp nẻo đường chiến tranh, gắn bó vớinhững người lính, nhất là những thanh niên xung phong và lính lái xe cùngcác anh pháo cao xạ Theo lời kể của nhà văn, có một thời gian bà gắn bó vớimột tiểu đội trinh sát mặt đường toàn những anh lính trẻ, đó cũng là “tư liệusống” hình thành những truyện ngắn đầu tay của bà

Theo lời kể lại của Lê Minh Khuê: hồi đó, đơn vị thanh niên xung phongcủa bà trong đội hình Tổng đội thanh niên xung phong Thanh Hóa đảm bảogiao thông Dốc Bò Lăn ác liệt trên tuyến giao thông huyết mạch 15B Dốc BòLăn, đường 15 A, 15 B địch băm nát từng mét nhưng đêm xuống, cô gáithanh niên xung phong ấy (Lê Minh Khuê) lặng lẽ khêu to ngọn đèn hạt đỗdưới hầm, hăm hở kê những trang giấy các cỡ các màu nhàu nát lem luốc xinđược lên trên chiếc hòm mìn làm bàn để viết những bài bút ký, phóng sự hôihổi không khí chiến sự và thư thả ra thì những truyện ngắn để gửi về Báo

Tiền Phong, tờ báo mà những năm bom đạn mù trời ấy bà là thông tin viên

đắc lực! Rồi lần bà tạm rời những cung đường ác liệt của Khu Bốn về học lớp

bồi dưỡng Thông tín viên do báo tổ chức

Trang 21

Đầu năm 1969, thể theo yêu cầu của báo Tiền Phong, cơ quan Trung Ưng của Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam, cô thông tín viên Lê Minh Khuê đã

chuyển công tác từ đơn vị thanh niên xung phong về làm phóng viên của

báo Rồi Lê Minh Khuê xung phong về Đài Phát thanh Giải phóng vào tận

chiến trường khu Năm Năm 1975, nhà văn đi cùng một cánh quân vào giảiphóng thành phố Đà Nẵng Sau đó, bà được chuyển về làm biên tập viên vănnghệ Đài truyền hình Việt Nam

Năm 1978, Lê Minh Khuê được chuyển sang làm biên tập viên văn học, ởNhà xuất bản Tác phẩm mới, nay là Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam.Dường như đây là công việc phù hợp và giúp ích cho Lê Minh Khuê rất nhiều

như chính tâm sự của bà: Nghề biên tập viên đã làm chỗ dựa để có thể hết

mình với nghiệp văn [ 29, 21].

Hiện nay đã nghỉ hưu nhưng Lê Minh Khuê vẫn được tín nhiệm đảmtrách cương vị Chủ tịch Hội đồng văn xuôi Hội nhà văn Hà Nội, phó chủtịch Hội đồng văn xuôi Hội nhà văn Việt Nam Và bà vẫn không ngừngnghỉ tìm tòi, sáng tạo, tiếp tục cuộc hành trình trên con đường văn học mà

điều đáng ghi nhận là “sáng tác Lê Minh Khuê ngày càng đằm hơn và sâu

sắc hơn” [ 55, 29].

Các tác phẩm chính:

- Những ngôi sao xa xôi (1973).

- Cao điểm mùa hạ (1978).

- Một chiều xa thành phố (1986).

- Tôi đã không quên (1991).

- Bi kịch nhỏ (1993).

- Lê Minh Khuê truyện ngắn (1995).

- Trong làn gió heo may (2000).

- Màu xanh man trá (2003).

Trang 22

- Những dòng sông, buổi chiều, cơn mưa (2003).

- Một mình qua đường (2006).

- Những ngôi sao, trái đất, dòng sông (2008).

Truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” (1971) đã được chọn và in trong tuyển tập truyện ngắn “The art of the short story”, Nhà xuất bản Houghton

Mifflin Harcourt (Mỹ) một tập truyện tuyển chọn những truyện ngắn đặc sắctrên toàn thế giới với nhiều tên tác giả nổi tiếng ( truyện được dịch ra tiếng

Anh với nhan đề The Distant stars,(dịch bởi Trần Bắc Hoài và Dana Sechs, trang 1106) với lời giới thiệu : “ A veceran of the Vietnam/ American War, Le

Minh Khue served as a member of the Youch Volunteers Brigade and as a War correspondent for Tien phong and Giai Phong She is one of the leading writers in Vietnam Khue coedited the Other side of Heaven: Postwar Fiction

by Vietnamese and American Writers (1995) with Wayne Karlin and Truong

Vu Her colection of short stories The stars, the Earth, the River (1997) is heavily grounded in Khue’s personal history She currently servers as the chief fiction editor at the Vietnam writers’ Association Publishing House in Hanoi.”(Tạm dịch: Là một cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ở

Việt Nam, Lê Minh Khuê từng tham gia Thanh niên xung phong và là mộtphóng viên chiến trường cho báo Tiền Phong và Giải Phóng Bà là một trongnhững nhà văn đi đầu của Việt Nam Lê Minh Khuê đã hợp tác biên tập tiểu

thuyết hậu chiến: Phía bên kia Thiên đường với Wayne Karlin và Trường Vũ.

Tập truyện ngắn Những ngôi sao, trái đất, dòng sông (1997) là những trải

nghiệm sâu sắc của chính bà, thể hiện rõ nét văn phong của Lê Minh Khuê.Hiện tại, bà là trưởng biên tập cho Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam).Những nỗ lực của Lê Minh Khuê đã được ghi nhận với những giải thưởngdanh giá:

Trang 23

- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987 (Tập truyện ngắn: Một

chiều xa thành phố)

Trong làn gió heo may

- Giải thưởng văn học mang tên văn hào Byeong-ju Lee của Hàn Quốc(1)

vào năm 2008 với tập Những ngôi sao, trái đất, dòng sông (The stars, the

earth, the river)- Nhà xuất bản Curbstone Press ấn hành ở Mỹ.

Và quan trọng hơn, đó chính là vị trí của Lê Minh Khuê trong lòng độc giả

với những “ấn tượng” sâu đậm bởi văn phong “lão luyện” (Tạ Duy Anh).

1.3.2 Quan niệm sáng tác của Lê Minh Khuê

Mười sáu tuổi, Lê Minh Khuê đã hăng hái tham gia thanh niên xung phongrồi trở thành phóng viên chiến trường, xuôi ngược khắp các chiến trường, gắn

bó với những người lính Bà là nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiếnchống Mĩ và không khí thời đại đã thể hiện rõ nét trong những sáng tác đầutay của bà

Trong thời kì chiến tranh, cũng như bao nhà văn cùng thời, Lê Minh Khuêcũng say sưa với hình ảnh những người lính trong chiến đấu với cảm hứng

ngợi ca Lê Minh Khuê từng kể lại: Tôi viết văn trong giai đoạn chiến tranh,

khi còn là thanh niên xung phong làm đường, lấp hố bom Bom đạn cả ngày, hai tai ù đặc, nhìn thấy người chết thường xuyên, nhưng hồi ấy tôi còn nhỏ quá, không biết sợ là gì Những bài báo, bút ký chiến trường tôi thường ngồi trong hầm kê giấy lên đầu gối để viết, viết xong là gửi những người ra Bắc mang giúp đến tòa soạn báo Có cái đến được, có cái không Tôi viết cho vui, không ngờ lại là ám ảnh đam mê theo mình suốt đời Tôi mãi có ấn tượng về những người đàn ông trong thời chiến Họ can đảm, anh hùng, thật sự trong sáng Tôi đã đi với các anh trên những con đường bom đạn rượt đuổi suốt

1 Giải thưởng này thành lập từ Liên hoan Văn học Quốc tế Hadong năm 2007, mỗi năm trao cho

Trang 24

đêm Tôi từng đi theo chiến dịch, có trận chờ dưới chân đồi, các anh đánh xong xông ra phỏng vấn luôn Họ còn trẻ lắm, mới ở tuổi đôi mươi Thời ấy,

họ sống đẹp và chết đẹp [ 29, 30].

Với những suy nghĩ ấy, những truyện ngắn của bà thời trước 1975 viết vềcuộc sống, sinh hoạt, chiến đấu, tâm trạng của những người lính công binh,lái xe, trinh sát, những y tá, bác sĩ trẻ đang lăn lộn trên những cao điểm, trọngđiểm, những tuyến đường khói lửa cá liệt với một giọng điệu mộc mạc, tựnhiên, trong sáng và cái nhìn của người trong cuộc Đó là cô Sim, cô Mua

(Con sáo nhỏ của tôi), cô Thao, cô Nho, Phương Định (Những ngôi sao xa

xôi), cô Vân, anh Ngãi (Bạn bè tôi), anh Huy, anh Tuân, anh Trung, cô Miên

(Cao điểm mùa hạ)…mỗi người một tính cách, cá tính riêng nhưng tất cả đều

gặp nhau ở nét phẩm chất chung : dũng cảm, gan góc sẵn sàng xả thân hy sinhtình cảm riêng vì sự nghiệp chung của toàn dân tộc,gắn bó trong tình đồngchí, đồng đội, tha thiết với quê hương, vững vàng một niềm tin lạc quan ở

tương lai tươi sáng Những người lính, những người mà “thực tình, trong suy

nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất

là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ” (Những ngôi sao xa

xôi) [ 5, 167] Chính lý tưởng anh hùng và lẽ sống cao đẹp là nguồn sức mạnh

to lớn nâng đỡ họ vượt mọi gian khổ khóa khăn, mất mát đau thương để sốngđẹp, để chiến đấu và làm nên chiến thắng

Trước 1975, cảm hứng ngợi ca say mê đầy lạc quan, tin tưởng là cảm hứngchủ đạo trong các sáng tác của Lê Minh Khuê Bà viết với một niềm say mê

lạc quan, một niềm tin mãnh liệt: “ sau khi chiến tranh Khi con đường chúng

tôi bảo vệ đây sẽ rải nhựa phẳng lì Điện sẽ dăng dây vào rừng sâu và những nhà máy gỗ sẽ đêm ngày không ngủ Ba chúng tôi đều hiểu như vậy Hiểu và tin với một niềm tin mãnh liệt” [ 5, 169] Niềm tin ấy không phải không có

căn cứ bởi những người lính ấy đã chiến đấu bằng tất cả con người, tuổi thanh

Trang 25

xuân, với sức mạnh vô địch: “ xe đi dăng hàng, thành khối trên đường, không

ánh đèn Lá ngụy trang làm mối xe to ra gấp đôi Đối với tôi, bao giờ những đoàn xe ấy cũng vô tận, không có sức mà đếm Dài Nhiều Khổng lồ.” (

Những ngôi sao xa xôi).

Từ sau 1975, tác phẩm của bà mở ra những chân trời hiện thực mới.Không còn mải miết với cái đẹp hào hùng, các tác phẩm của Lê Minh Khuêtập trung vào đề tài số phận con người trong xã hội – hay nói cụ thể hơn, tácphẩm của bà hướng vào thế sự (và đời tư) một cách có ý thức sâu sắc Với

khả năng nhìn đâu cũng ra truyện ngắn, từ những cái hằng ngày, bình thường,

lặt vặt, Lê Minh Khuê đều nâng chúng lên tầm triết lí nhân sinh sâu sắc mà ta

có thể gặp những cảnh người, cảnh đời, cảnh sống rất thật và gần gụi ngaytrong những trang truyện của Lê Minh Khuê sau 1975

Trong sách Nhà văn Việt Nam hiện đại (Nhà xuất bản Hội Nhà văn,

1997) nữ văn sĩ Lê Minh Khuê tâm sự: "Văn chương như thể thao Mỗi lần

nhảy qua được xà, nhà văn muốn đạt kỷ lục cao hơn chút nữa Nhưng tôi lại mong người ta cư xử với nhà văn như một ngôi sao sáng trong thể thao Anh

ta có thể dừng lại ở mức nào đấy và hãy xem anh ta đã đạt được chiến công Tôi cũng mê những người nhìn được bí mật của tương lai Văn chương sẽ sống cái sức sống tự nhiên của nó Nhưng như tất cả mọi việc trên đời này, văn chương cũng có giới hạn, có sự sáng lên, sự mất đi, có cái cao

cả, nhưng cũng có cái bình thường" Quan niệm ấy của nhà văn luôn được thể

hiện trong các sáng tác của bà cả trước và sau 1975, nhất là giai đoạn sau

1975 với cảm hứng thế sự (và đời tư)

Trang 26

Tiểu kết chương I:

Bối cảnh xã hội Việt Nam thay đổi từ 1975 với chiến thắng lịch sử Hồ ChíMinh kết thúc thắng lợi kháng chiến chống đế quốc Mỹ của toàn dân tộc Mốcson ấy cũng đánh dấu bước chuyển mình của văn học Có những chuyện hômqua chưa kịp nói đến, chưa được đề cập hoặc còn nhìn một cách phiến diệnthì nay có điều kiện đề cập, nhìn lại Các nhà văn, nhà thơ đã nhanh chóng

hưởng ứng lời kêu gọi ai điếu cho một nền văn học minh họa (Nguyễn Minh

Châu), đổi mới, cởi trói Thế sự, cùng với đời tư, trở thành cảm hứng chủ đạocủa văn học thời kỳ đổi mới (văn học sau 1975) với nhiều tên tuổi: NguyễnMinh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Phạm Thị Hoài, Thuận Và

Lê Minh Khuê, một nhà văn bắt đầu sự nghiệp, trưởng thành từ cuộc khángchiến chống Mỹ và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp viết văn,không đứng ngoài cuộc cách mạng văn học toàn dân tộc Sau 1975, thay đổicảm hứng, từ sử thi sang thế sự, nhà văn tiếp tục với những truyện ngắn,truyện vừa và tạo được dấu ấn riêng trong làng văn

Trang 27

CHƯƠNG II NỘI DUNG THẾ SỰ TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ MINH KHUÊ SAU 1975

Không còn cảm hứng sử thi với những áng văn hào hùng đầy hào quangchói lọi như thời chiến, đất nước sau 1975 thay đổi và văn học cũng theo đóthay đổi cảm hứng sáng tác Thế sự cùng với đời tư trở thành một trongnhững nguồn cảm hứng chính của văn học thời kì này Với cảm hứng thế sự,các nhà văn đi sâu vào thế giới thực tại, khám phá ngóc ngách trong tâm hồncon người với sự đa dạng, phức tạp, nhiều chiều Nếu như chiến tranh đặt ravấn đề sống còn của dân tộc, mọi quyền lợi, mọi hành động ứng xử phải nhìntheo quan điểm địch – ta, cá nhân tự nguyện hòa tan trong cộng đồng, cái tôiphải hòa vào cái ta chung thì cuộc sống thời bình lại đặt ra những vấn đềnhân sinh, đối nhân xử thế tưởng như đơn giản mà hết sức phức tạp Conngười thời sau chiến tranh là con người phức tạp, nhiều chiều, cần được nhìnnhận, xem xét từ nhiều phía, nhiều tọa độ Lê Minh Khuê vẫn trung thành vớithể loại truyện ngắn nhưng lại tìm cho mình một nguồn mạch mới khi nhìnnhận những vấn đề thế sự

2.1 Số phận con người trong chiến tranh

Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, Lê Minh Khuê viết về chiến tranhbằng những trang văn mê say, tin tưởng ngưỡng vọng về dân tộc, về thời đại,

về thế hệ của chính mình Những truyện ngắn đầu tay in trên các báo Trungương đều tập trung ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi lý tưởngcao đẹp của cả dân tộc thời đại chống Mỹ (sau này được tập hợp lại trong tập

“ Cao điểm mùa hạ- Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 1978).

Từng khoác áo thanh niên xung phong cuối những năm chống Mỹ ác liệt,từng say mê viết về chiến tranh với cảm hứng sử thi ngợi ca hào hùng, LêMinh Khuê khó có thể đứng ngoài xu hướng nhìn nhận lại vấn đề chiến tranh

Trang 28

của văn học sau 1975 Sau 1975, Lê Minh Khuê vẫn viết về chiến tranhnhưng không phải bằng cảm hứng sử thi, ngợi ca những người lính như trước

mà lại nhìn chiến tranh ở những phương diện khác, gắn liền với số phận conngười trong và sau cuộc chiến Ký ức chiến tranh cũng có thể là một món nợ

và buộc Lê Minh Khuê phải cầm bút Cái chết là điều không thể tránh khỏitrong chiến tranh, nó đau đớn, ám ảnh và day dứt khôn nguôi

Nhà văn Minh Khuê chia sẻ: “Đường lên phía Tây kinh khủng lắm Tôinhớ lúc ấy bom đạn cứ dội ầm ầm xuống Có lẽ lúc đó còn ít tuổi quá, tôikhông biết sợ là gì, nhưng sau này khi có con thì mới cảm thấy sợ Người ta

đi chiến đấu, người ta chia tay, người ta chết, người ta thương tật… đó là

những chuyện bình thường của chiến tranh Có người nhận xét rằng mọi ký

ức quan trọng nhất trong cuộc đời vẫn còn lại trong trí nhớ của Lê Minh

Khuê, chỉ đợi được bà viết ra trang giấy như chính bà đã từng tâm sự: “Tôi

viết về chiến tranh giống như một món nợ, bởi mình đã từng trải qua nó, đã nếm trải, chứng kiến quá nhiều điều khốc liệt Trên thế giới, cuộc chiến tranh nào cũng đem lại mất mát nhưng ở Việt Nam có nhiều người trẻ tuổi hy sinh

và tôi cảm thấy như đang mắc nợ họ”.

Chiến tranh trong những trang văn của bà sau 1975 không ồn ào tiếng súngđạn mà day dứt những nỗi niềm, những cảnh đời, cảnh người, những số phậnnghiệt ngã Cũng như nhiều cây bút khác, Lê Minh Khuê nhìn nhận chiếntranh trong mối quan hệ với từng số phận con người đơn lẻ Số phận conngười trong chiến tranh giờ không còn là số phận cả cộng đồng, cả dân tộc mà

là những mảnh đời, cảnh đời yếu đuối trước cái tàn khốc khắc nghiệt của nó.Chiến tranh phá vỡ cuộc sống bình yên, hạnh phúc bao gia đình, lấy từng chút

sự sống của con người cả khi cuộc chiến đã chấm dứt từ lâu Đặt nhân vậttrong một bối cảnh lịch sử – xã hội cụ thể, nhà văn muốn đi xa hơn: nhữngsang chấn lịch sử tới đời sống tinh thần của con người Con người với những

Trang 29

“chấn thương” lịch sử, do vậy, cũng là một kiểu hình tượng nổi bật trong văn

Lê Minh Khuê sau 1975 Trong những truyện ngắn dường như chỉ nói tớinhững vấn đề của đời sống hiện tại (có khi lùi hàng chục/ mấy chục năm sauchiến tranh) nhưng ám ảnh của những mất mát, của sự phi lí, sự sợ hãi bởichiến tranh vẫn rất rõ Chiến tranh ở đây hiện lên vừa như phần kí ức trongđời sống lịch sử dân tộc và trong kí ức của mỗi cá nhân vừa với tư cách là kẻtham dự, kẻ chứng kiến và cũng là nạn nhân của chính nó Những chấnthương ấy vẫn tiếp tục ngay cả khi cuộc chiến trên thực tế đã dừng lại Chiếntranh có thể cướp đi sự sống, hủy diệt con người về cả thể xác và tâm hồn.Bước vào cuộc chiến, có những người ra đi rồi chẳng thể trở về, có người trở

về chẳng lành lặn, có người mang nỗi đau thân thể mỗi khi trái gió trở trời, cóngười lành lặn về hình hài con người nhưng lại mang chấn thương nặng nề vềtinh thần với ám ảnh về một thời khói lửa, khốc liệt Có biết bao số phận đauđớn bởi chiến tranh Thậm chí có những người không trực tiếp tham gia cầmsúng nhưng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ

Trong Mong manh như là tia nắng, hai con người ở hai phương trời xa lạ

bị chiến tranh xô đẩy cho gặp nhau, yêu nhau rồi phút chốc lại bị giằng ra, bị

ném về hai ngả, để rồi cả cuộc đời sống trong nỗi buồn và sự tiếc nuối: “tôi

vẫn không hiểu vì sao vào những lúc rỗi rãi, mẹ vẫn buồn Mẹ mới hơn bốn mươi tuổi một chút Mẹ rất đẹp- đôi mắt của mẹ như thăm thẳm buồn” [4,

187] Rồi người con ấy “vô tình biết được” và hiểu ra “vì sao mẹ tôi buồn đếnthế” Đó là câu chuyện của nhân vật người mẹ với một người tù binh- tù binh

của mặt trận đường Chín- người đó khi ấy còn trẻ lắm, trên hai mươi tuổi;

thân thể cường tráng mà không phải loại cường tráng của đồng ruộng; mọi nét thật cân đối hài hòa; một khuôn mặt chị chưa từng thấy trên đời, không thể tách từng bộ phận trên khuôn mặt ấy để mô tả và cũng không thể nói như thế nào về nó, nhưng chị đã mơ cho mình một khuôn mặt đàn ông như thế.

Trang 30

“Bốn mắt gặp nhau Trong một giây ngắn ngủi, một tiếng sét khủng khiếp nổ

ra trong tâm hồn hay “lang thang” của chị”[ 4, 188] Rồi họ gặp lại nhau khi

người tù lên cơn sốt do vết thương sưng lên, chị được người bác sĩ nhờ đi

theo mang hộ hộp y cụ Chị gặp lại khuôn mặt ấy “ đôi mắt trong veo, vô tội,

khuôn mặt đa cảm, không hề là khuôn mặt chiến tranh” Cái nhìn của người

tù như thiêu đốt Đó không phải cái nhìn của sợ hãi Tuyệt nhiên không- cũng

không đau đớn- không van xin- đó là cái nhìn trong trẻo kinh ngạc khi một lần trong đời phát hiện ra một con người đáng lẽ thuộc về mình, đáng lẽ hiểu mình, đáng lẽ có thể sống với mình Và đáng lẽ không nên cách trở, không nên chia cắt giữa những con người [4, 192] Có thể nói, nhờ chiến tranh mà

hai con người ấy gặp nhau, yêu nhau, nhưng họ chẳng bao giờ gặp lại nhau đểrồi, người con gái ấy- hai mươi năm sau- giờ đã là một người vợ, người mẹcủa một gia đình khá giả với những đứa con ngoan vẫn mang trong mình một

nỗi buồn, nỗi buồn tuyệt vọng “giá gì nhỉ, trong cuộc đời chỉ cần một phút

được gặp lại” [ 4, 193].

Chiến tranh dìm số phận con người vào bức màn bí ẩn, buộc con người cảđời phải sống trong ám ảnh, khắc khoải, day dứt mà không thể giải tỏa như

nhân vật ông Lăng trong Ga xép Suốt cả đời ông Lăng từ thời thơ bé, ngày

cha ông còn chưa bị đưa đi, bữa cơm chưa kịp bắt đầu mà cha ông bị bắt, đếnkhi ông vào bộ đội lúc mười sáu tuổi rồi trở về sau chín năm chiến tranh Kí

ức về thời chiến tranh với hình ảnh người cha bị bắt không rõ lý do khi đang

bữa cơm, khi Cha ông hấp tấp làm bát canh đổ nghiêng, rớt cả nước xuống

cái quần ka ki Người cha có mùi canh cải nấu cá rô Sau này ông mới hiểu thời điểm cha ông bị lôi ra khỏi nhà ấy là lúc con tàu đang lao đi với tốc độ

dữ dội Thành phố tranh tối tranh sáng suốt ngày chớp lóe lên những họng súng khạc lửa, những quả lựu đạn ném vào cửa hiệu [ 5, 165] Không bao giờ

ông gặp lại cha nữa Cái cách cha ông bị lôi ra khỏi nhà, không một chút trắc

Trang 31

ẩn ấy, những năm tháng sau này ông hay nhìn thấy, hoặc nghe ở nơi này nơi

kia có chuyện ấy Sau cái sự bị lôi đi ấy là sự biến mất, như hòn sỏi mất tăm

dưới ao bèo Ai mất công vạch lớp bèo để mò viên sỏi Đôi khi ông rùng

mình lạnh toát tưởng tượng thân thể trần truồng của cha ở một xó tối nào đó.Những con chuột, con gián ăn tiệc một cách ồn ào trên lớp da đã nhão Cha

ông cố bơi cái nhìn trong bóng tối đen như hắc ín để tìm khuôn mặt người vợ.

Lúc nào nghĩ đến đó ông cũng gục xuống nín thở Cha ơi cha ở đâu? Câu

hỏi ấy cứ xoáy sâu trong ông cả đời, cả đời ông day dứt câu hỏi cha ông giờ

ở đâu, giờ ra sao Và mẹ ông, mẹ ông “héo mòn từ thuở ấy” và cả đời chờđợi, chờ đợi đến bạc tóc, đến khi ra đi vẫn không nguôi nhớ về chồng với

niềm ân hận vì không cho chồng ăn kịp bát canh cải nấu rô mà cha ông ưa

thích Chiến tranh còn là những kí ức về cái chết- những cái chết bi tráng,đau thương Có ba người lính trinh sát hy sinh Phải mai táng họ rồi đơn vịcần đi gấp Mưa xối xả Tiếng kèn bài “Hồn tử sĩ” không át nổi tiếng mưa,nhưng nhiều người lính đang cất tiếng hát tiễn biệt, nước mắt hòa nước mưa.Không chờ hết bài “Hồn tử sĩ” nước đã dềnh lên Người ta phải thay nhaudùng mũ sắt múc nước trong huyệt đổ lên, múc mau tay để nước không thểdềnh lên kịp

Những cái chết thường ít được nhắc đến trong văn học thời chiến khi viết

về chiến tranh, nếu có đó sẽ là những cái chết được khoác cho vẻ anh hùng,cao cả Nhưng từ sau 1975, nhất là sau 1986, viết về chiến tranh, các nhà vănkhông thể không đề cập đến cái chết bởi nó gần như là một phần thuộc vềchiến tranh và là nỗi ám ảnh lớn nhất với những ai từng tham chiến, từngchứng kiến sự ra đi của đồng đội hay của kẻ thù vì dù phía ta hay phía địch

cũng đều là những cái chết của con người Trong kí ức của Bình (Biển mịt

mờ) có bao nhiêu máu đổ bao nhiêu thân hình mất một phần hai một phần ba

bao nhiêu đau đớn trên những gương mặt sinh viên đại học còn măng tơ Lúc

Trang 32

đó phía bên này cũng toàn sinh viên học dở rồi bị bắt lính Trong Bi kịch

nhỏ, Lê Minh Khuê nhắc đến chiến tranh với những cái chết theo lời kể của

một anh lính pháo: “Chưa bao giờ tớ thấy nhiều người chết như vậy Họ

không có súng, họ hoàn toàn bé nhỏ, tay không, chạy như bầy kiến trên bờ sông trần trụi, lúc đó bom phạt hết cả cây cối Bàn tay tớ đã moi một cái hõm đất lôi ra ba cô gái Ôm nhau chặt cứng, không thể nào gỡ ra được Tớ khóc rống lên Toàn thanh niên thành phố Chưa bao giờ tớ thấy chết nhiều thế Phải gần sáng mới dọn xong xác chết Đang dọn, bọn Mỹ lại dập bom hai lần nữa, giữa đêm mà toàn bom bi”[ 4, 243] Những cái chết ấy không mang vẻ

bi tráng, không phải là những cái chết khiến người ta thêm mạnh hơn khi nhớ

lại như cái chết của ba người lính trinh sát trong Ga xép, mà là cái chết tập

thể, những cái chết do thực hiện lệnh của bí thư tỉnh ủy, đi lấp hố bom giữa

ban ngày, những cái chết khi ngoái nhìn lại, ta cảm thấy những ánh mắt người chết còn oán trách, tức tưởi.

Chiến tranh không chỉ gây ra những cái chết về thể xác mà còn là thủ

phạm của những cái chết tinh thần, như trong Một buổi chiều thật muộn Chị

Hằng là nạn nhân của cuộc chiến tranh ấy, chị đã bị “giết chết linh hồn”.Không chỉ riêng chị Hằng mà những người đàn bà đều là nạn nhân của chiến

tranh: “bạn trai họ đã chết Họ nhọc nhằn gánh tuổi tác trên vai, cùng với

nhan sắc mỗi ngày một mất đi” Chị Hằng không phải đi chiến trường vì “ Bố

và hai anh trai chị đều chết ở chiến trường Tây Nguyên” mà đi học, học đại

học ở nước ngoài và thêm bốn năm sau đại học Nhưng cuộc đời chị nhưkhông được thanh thản bởi luôn có người theo dõi vì nghi ngờ chị Chị cũngtừng có tuổi trẻ, có tình yêu Nhưng tất cả dường như bị chiến tranh vùi lấp,

để lại cho chị nỗi buồn khổ, với cuộc sống mà chị như “nạn nhân cho những

gì tối tăm, cuồng dại, không thực tế” Tình yêu của chị đến vào một buổi trưa

mùa thu trên con đường Cổ Ngư giữa hai hồ nước Người đàn ông lạ có thứ

Trang 33

giọng trầm ấm, giàu âm sắc, một người châu Âu, một khuôn mặt trẻ, mắt nâu, tóc nâu, đẹp đến mức trái tim mười sáu của chị đau nhói [ 4, 14], người đàn

ông có nụ cười “con người” đến thế đề nghị được giúp chị sửa xe Chưa bao giờ chị trông thấy một người đàn ông cười có thể đẹp đến thế để khiến người

ta xao động Người đàn ông ấy giúp chị sửa xe, bàn tay rắn rỏi, thành thạo.

Mai( tên hồi nhỏ mẹ vẫn gọi của chị Hằng) và Lu-i, một người con gái Việt

và một chàng trai Pháp nhìn nhau lạ lùng, như người nọ phát hiện ở người kia

những gì mình đi tìm kiếm lâu nay Chị nói với người đàn ông xa lạ ấy tên

thời thơ bé mà mẹ chị vẫn hay gọi như người ấy thân quen lắm, thân quen đếnmức chị muốn dành mọi điều tốt đẹp nhất cho, mà như tên Mai của chị, vì có

lẽ, với chị tên ấy là đẹp, là tên thời ấu thơ- những gì của thời ấu thơ đều đẹp.Nhưng chị bị theo dõi, bị bắt lên công an quận, bị tra khảo, bị ép buộc kí vào

biên bản với nội dung: quan hệ bất chính với người nước ngoài Từ giây phút

ấy, chị đã mất tuổi trẻ, mất lòng tin, sự vô tư nhẹ nhõm Nhưng chị vẫn nghĩ

về anh, vẫn biết anh vẫn đi tìm chị, vẫn khóc khi nghĩ đến anh, những giọtnước mắt trẻ thơ, dành cho người yêu, dành cho người đàn ông đầu tiên trongđời chị Và cuộc đời chị từ đấy chìm vào sợ hãi, chìm trong bóng tối Chịsống thu mình, bủn rủn, như chẳng phải sống, mà chỉ là tồn tại Chiến tranh

đã giết chết linh hồn bé nhỏ của chị, cướp đi ở chị tình yêu, tuổi trẻ và niềm

thiết tha sống: họ biến tôi thành một bà già, từ ngày ấy Tôi mất hết nhuệ khí.

Tôi sợ hãi triền miên.

Nhiệt đới gió mùa là tập truyện mới nhất của Lê Minh Khuê, thêm một lần

kéo người đọc về chiến tranh Mối thù hận của hai người đàn bà quanh mộtngười đàn ông, của hai anh em ruột thịt đứng hai đầu chiến tuyến Rồi nhữngnhập nhèm tréo ngoe mà một thời không nói Viết về chiến tranh khốc liệt vànhững cái chết đau đớn cùng cực với ngòi bút sắc lạnh, nhưng nhà văn nhưngười đứng ngoài cục diện Nhà phê bình Bùi Việt Thắng đã đúng khi nói

Trang 34

rằng Lê Minh Khuê “viết về chiến tranh bằng những giọt nước mắt” “Chưa

thấy một tác phẩm nào viết về chiến tranh lại khốc liệt đến vậy” [ 54, 32] là

cảm nhận của nhà văn Tạ Duy Anh; “đọc xong ba bốn ngày mới trở lại bình

thường” là trạng thái của nhà giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Thái;

còn nhà phê bình Bùi Việt Thắng thì “đọc xong thấy rã rời khủng khiếp” Như

chính tác giả tâm sự về tập truyện Nhiệt đới gió mùa: Tôi ít viết về chiến

tranh theo cách mô tả trực tiếp các trận đánh, các chiến dịch Nhiệt đới gió

mùa trong bản chất là một cuốn tiểu thuyết nhưng được dồn nén lại trong một

hình thức mà tác giả chỉ khiêm tốn ghi dưới là “truyện” Nó là một tác phẩmchuyện - gạt bỏ hết thảy mọi sự vẽ vời, đắp điếm - chỉ tập trung tối đa khoétsâu vào những “vết thương chiến tranh” khó bề chữa trị đối với những conngười hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào sự kiện bi hùng này Chiếntranh có thể làm bật ra ở con người những phẩm chất tốt đẹp (như sự anhdũng, tính cao thượng, tinh thần xả thân vì đồng đội v.v…) nhưng cũng đầykhả năng làm thui chột tính người và kích thích những bản năng man rợ trongcon người Đó là hai mặt biện chứng của chiến tranh mà lâu nay chúng ta vôtình hay cố ý chỉ nói về một mặt của nó

Tác phẩm viết về những “chấn thương tinh thần” do cuộc chiến tranh dàilâu và khốc liệt đổ xuống những con người bình thường đã hi sinh xương máunhiều nhất nhưng chính họ lại phải gánh chịu nhiều nhất những hậu quả tànđộc của chiến tranh Chiến tranh về một phương diện nào đó mang gương mặtcủa cái ác, cái xấu Sự thật này không phải một sớm một chiều được nói ra,được thừa nhận, được ghi lại bằng ngôn từ văn chương

Nhiệt đới gió mùa của Lê Minh Khuê, nếu có thể nói mà không sợ quá lời,

là một tác phẩm nằm trong “Bảo tàng văn học chiến tranh” ( Bùi Việt Thắng)

ở phương diện tố cáo chiến tranh đã gây nên lòng hận thù ác độc cho conngười, phát triển cái phần thú tính, phần “con” trong con người Đó chính là

Trang 35

sức mạnh hủy diệt của chiến tranh và vì thế cần lên án nó không tiếc lời bằngtất cả các phương tiện, trong đó có phương tiện nghệ thuật ngôn từ.

Viết Nhiệt đới gió mùa Lê Minh Khuê nghiêng về sử dụng một lối văn có

“tông” mạnh, nhiều khi gây sốc cho những ai yếu bóng vía hoặc giả chưaquen với sự thật vốn bao giờ cũng như “thuốc đắng giã tật sự thật mất lòng”

Trong Nhiệt đới gió mùa, đặt trên nền cảnh của cuộc chiến tranh dài dặc với

biết bao xương máu đã đổ và những dư chấn khốc liệt về sau, câu chuyện củahai anh em Hiếu, Phong quả thực đã mang cả một chiều kích lịch sử

Câu chuyện khởi đi từ việc ông Cơ có vợ lẽ, con riêng Bà vợ cả biết, máuHoạn Thư nổi lên, quyết đến gặp bà hai để hỏi cho ra nhẽ Trong lúc xô xát,

vô tình bà hai bị vấp ngã, hỏng một con mắt Hình ảnh ấy đã găm trong ký ứccủa Phong, đứa con bà vợ lẽ, một hạt mầm của sự thù hận Để rồi sau này khigặp Hiếu, người anh cùng cha khác mẹ, trong bối cảnh hai người ở hai bênchiến tuyến và Hiếu đang là tù binh của Phong, hạt mầm thù hận ấy đã nảy nởthành một thứ quả độc, nó ăn ruỗng và làm biến mất trong Phong, không còn

gì cả, tình anh em máu mủ ruột rà: Phong lạnh lùng cho lính khoét một conmắt của Hiếu, như không Đây là cảnh “huynh đệ tương tàn”, “nồi da nấuthịt” khi Phong có cơ hội trả thù Hiếu tàn độc, dù họ là anh em cùng cha khác

mẹ “Hai thằng nhân viên lực lưỡng nhảy như con báo về phía Hiếu đang

ngồi, xô ngã cái ghế và một thằng ôm cứng vai anh thằng kia lấy con dao biệt kích nhọn hoắt làm một động tác thành thạo Ngửa đầu Hiếu ra sau nó thọc mũi dao vào một bên mắt khoét một vòng rồi hất một cục như hòn bi cùng với

da với thịt dính theo xuống nền xi măng Hiếu chưa kịp hiểu vì sao chúng cầm con dao nhọn về phía anh thì toàn thân anh như bị ném ở độ rất cao xuống vì cơn đau của con dao đâm vào vùng mắt (…) Sự việc diễn ra như một nhát cắt trên phim Hai thằng nhân viên dùng chân đá Hiếu ra giữa nhà Máu bây giờ mới tràn ra khắp mặt, Hiếu không nhìn thấy gì chỉ biết rằng Nhâm đã

Trang 36

chết và cái thằng nói giọng Hà Nội đang cúi xuống người Hiếu (…) Thế là huề nhé anh Hiếu! Tôi xin một mắt của anh đền cho mẹ tôi! Phong nhặt cái cục thịt đẫm máu trong có con mắt của Hiếu cho vào túi ni lông như giữ tang vật( ) Phong đứng một lúc ở cửa nhìn thân thể người anh cùng dòng máu đang co giật trên nền xi măng không có cảm xúc gì rõ rệt Giống như những cuộc thẩm vấn khác Ngay cả cái sự trả thù cho mẹ lúc này cũng

không thấy hứng thú nữa” (Nhiệt đới gió mùa) [ 6, 46, 47] Chiến tranh đã

làm mất đi ở Phong phần “người”, làm tê liệt cảm xúc biến Phong thành cỗmáy “chuyên nghiệp máu lạnh” Một cuộc trả thù đẫm máu giữa nhữngngười con của cùng một cha Những cuộc trả thù làm cho cuộc đời conngười ta ngắn lại và là mảnh đất màu mỡ cho cái ác, cái xấu nở rộ Câuchuyện đau lòng trên được kể lại một cách khách quan “lạnh lùng”, có vẻnhư “tàn nhẫn” Nhưng biết đâu nhà văn đã lén lau những giọt nước mắt khiviết như thế?! Trái tim nhà văn đã bị bóp nghẹt trong khi cố gắng bình tĩnh

để kể lại với độc giả một trong nhiều câu chuyện chiến tranh đang bị thờigian và thói vô tình của con người lãng quên

Khi Mỹ rút quân, trước khi đi còn kịp dùng bom 5 tấn CBU55, dùng bom

phát quang giết thêm hàng chục ngàn người nữa Phong bừng tỉnh uất ức xả

súng lên trời ôm mặt gọi mẹ ơi Trong khi người ta bận lo nhà cao cửa rộngnước ngoài Phong lại bận nuôi thù hận thậm chí không rõ thù hận cái gì,không rõ vì sao mình thù hận sâu thế Cái máu thù hận chảy trong Phongkhiến cho con người ấy đến giây phút cuối cùng cũng không hối cải Phongthủ tiêu mấy người lính Bắc Việt lơ ngơ đi mua đài màu áo len làm quà

Những người lính bị đâm bằng dao biệt kích, bị nhét phân vào miệng, bị cắt

tai, bị xẻo hạ bộ

Đến khi gió đổi chiều, Phong trở thành kẻ thua trận, Hiếu đã không ngầnngại sử dụng quyền của kẻ thắng trận để đẩy đứa em cùng cha khác mẹ vào

Trang 37

những trại giam khắc nghiệt nhất, mờ mịt ngày về với cuộc sống bình thường.

Trong nhà lao thời chiến, với một con mắt, “Hiếu nhìn thấy người ta luộc

người tù trong chảo, người ta đóng đinh thuyền vào khớp xương người tù… Ở những nơi ấy cái câu hỏi sao con người có thể độc ác mức ấy với đồng loại luôn ám ảnh anh” Hiếu tự hỏi và sau đó đã tự tìm thấy câu trả lời, ấy là đáp

trả sự độc ác bằng một sự độc ác, theo cách khác… cách mà Hiếu đã làm vớiPhong- người đã bằng một viên đạn hạ sát Nhâm- đồng đội của Hiếu, ngaylúc Hiếu bị khoét mắt Hiếu đã cho đưa Phong lên giam ở trại giam CổngTrời, nơi chỉ nhìn thấy núi cao vút, chỉ thấy sự nhẫn nhục cúi gằm đầu Ở đó

có sốt rét có lao phổi có muỗi độc ruồi độc không kém rừng ở Châu Phi Hiếu

muốn Phong phải tàn đời ở đó bị bỏ quên ở đó không chiến hữu, không ai

thăm nuôi, bà Việt- mẹ Phong ở Sài Gòn cũng không thể lần ra Nó sẽ bị tách riêng ra đưa lên đó tên cũng bị biến mất chỉ còn số tù, rồi sẽ thuộc loại tù A1

giam nơi riêng kiên cố nhất

Lê Minh Khuê không tô vẽ quá khứ Quá khứ chiến tranh được mô tả từgóc nhìn thế sự chứ không phải từ góc nhìn sử thi và việc đặt quá khứ ấytrong tương quan đối lập với hiện tại là nhằm để rút ra những bài học nhậnthức tỉnh táo, cần thiết cho hiện tại Cũng chính ở đây, cảm hứng thế sự đãgắn liền với một cảm hứng mới: nhìn thẳng vào sự thật, nhận chân lại cácgiá trị

Chiến tranh hiện lên trong Nhiệt đới gió mùa với tất cả mọi góc cạnh,

mọi phương diện, chiều kích Tiếng đấu pháo tiếng đại bác từ phía biển rít

như tiếng cơn lốc lớn cùng với sấm rền, xa xa bom ùng oàng hàng tiếng phía rừng Trường Sơn Âm thanh của chiến tranh là âm thanh của sự chết.

Sự hủy diệt của chiến tranh được “đầu tư” để ngày càng mạnh hơn Người

ta “sáng chế” những loại vũ khí có sự hủy diệt lớn hơn, đau đớn hơn: “ Một

quả bom nổ bắn ra hàng ngàn chiếc đinh cỡ đinh năm phân Một đầu nhọn

Trang 38

hoắt như đinh thông thường đầu kia có ba múi như đuôi trái bom chắc để lực ma sát lớn hơn Đinh bắn tung vào mắt vào tai cắm lên bất cứ chỗ nào

da thịt con người Là loại sát thương nhưng bom bi cỡ viên bi xe đạp chui vào mạch máu muốn lấy phải mổ mà chạm ở chỗ này viên bi chui sang chỗ khác Bom bi là nỗi kinh hoàng nhưng bom đinh còn kinh khủng hơn vì tới đâu nó làm độc ở đó” [6, 25].

Chiến tranh không chỉ là bài ca ra trận hùng tráng “Đường ra trận mùa

này đẹp lắm”: đâu đâu người ta cũng ra rả đường ra trận nở hoa tươi thắm nhưng chỉ có người mẹ mới biết điều đó phi lí Hoa không thể nở ở nơi đó được Cuộc chiến cứ thế kéo dài dọc theo tuổi thanh xuân của thế hệ Trai tráng lớn lên người nào vét người ấy Cuộc chiến chỉ tính nó là thắng lợi là

chiến thuật là đấu trí mấy ai đong đếm máu người mấy ai nhòm ngó đến nỗiđau nhỏ nhoi cụ thể? Chiến tranh không báo trước cái chết cho ai Cái chết làđiều tất yếu không thể tránh khỏi trong chiến tranh Như lời anh phiên dịch

trên xe mà nhân vật tôi đi nhờ (Một ngày đi trên đường) – từng là lính tên

lửa, lính pháo, kể lại trận chiến ở Phà Ràng: Tiểu đoàn tôi phiên chế đi phiên

chế lại mấy lần, thế mà tôi còn sống Tính ra tiểu đoàn tôi đã hy sinh gần năm trăm người ở đây Qua hồi ức của tôi khi đi qua Phà Ràng, cái chết của

Cay, một cô gái nông thôn có dáng người nhẹ nhõm, khuôn mặt rất xinh, chưa

bao giờ được ăn kem người đồng đội mà tôi luôn ám ảnh nhiều nhất suốt

bao năm qua Ám ảnh bởi cái chết ấy diễn ra ngay trước mắt tôi, xảy đến với

Cay khi cô chưa kịp nói hết lời dặn : Này, tao ngủ một tí khi nào có còi thì gọi

tao nhá ối ” Cay kêu lên và vặn người rất kì quặc.Một bên mặt Cay đầm đìa máu Nó không tỉnh nữa Mảnh bom bắn ở ngoài vào, trúng ở bên sườn

nó, trúng trên thái dương

Trang 39

Lê Minh Khuê còn cho độc giả chứng kiến những màn tra tấn lấy lời khai

dã man, rùng rợn không thua kém “hành hình kiểu Lyn-sơ” trong Bản án chế

độ thực dân Pháp (1929) của Nguyễn Ái Quốc: “Pat khai thác một nữ tù

binh giao liên trong thành phố bằng cách trói cô này nằm ngửa trên cái bàn thiếc trên trần nhà mắc cái quạt trần Đàn bà con gái nằm ngửa không quần

áo là đã căng về tinh thần dù có là Cộng sản cũng không lì được cái vụ đó Pat cầm hai cái lông ngỗng vót nhọn đầu giơ trước mặt cô này: có nói không? Cô này lắc đầu Pat bảo thằng Đại Hàn nhân viên phòng thẩm vấn cắm vào một núm vú của cô Cô này hét to đến nỗi bọn Đại Hàn như điện giật lùi ra Rồi lại một cái lông ngỗng đâm vào vú thứ hai khi cô này không chịu khai tên thật của một nhân vật nào đó Đó mới là màn dạo đầu Cái quạt trên trần quay nhè nhẹ rồi mạnh lên rồi nhè nhẹ rồi rất mạnh gió phía trên xoáy hai cái lông ngỗng vào sâu đầu vú đàn bà Cô này không ngất được nữa đau quá không ngất được toàn thân chống chọi mọi lỗ chân lông toát ra thứ nước trắng đục như sữa [6, 13-14] Hay cách moi tin khác: dùng cưa thường cưa chân của người tù Mỗi ống chân Pat cho cưa ba lần tổng cộng sáu lần cưa mà vẫn không moi được rồi Pat định tháo xương háng của người tù

nhưng bị một bác sĩ Việt phát hiện Bác sĩ này bị thủ tiêu bằng cách tông xe

khi anh qua đường Hay nhẹ hơn là những vụ rút móng tay người, bẻ răng

người

Nhưng thằng Pat không bao giờ trực tiếp làm mà chỉ ra lệnh làm đi, nhổhết mấy cái móng kia đi mà bày cho thằng người Việt làm theo kiểu bọnGestapo(1) Và có mấy thằng được tuyển dụng từ đám lưu manh đường phố

1 Tên gọi tắt của Geheime Staatspolizei, là lực lượng cảnh sát bí mật (hoặc Mật vụ) của tổ chức SS

do Đức Quốc xã lập ra Nhiệm vụ chính của Gestapo là tình báo an ninh, nhưng cũng đảm trách thêm việc thành lập và điều hành trại tập trung Đặc biệt, Gestapo phụ trách những nhân vật có tiếng tăm trong và ngoài nước như tướng lĩnh, cựu thủ tướng, cựu bộ trưởng Gestapo thường thi hành nhiệm vụ theo dõi, giam giữ, tra tấn và – khi có lệnh của chính Adolf Hitler hoặc chỉ huy

Trang 40

thực thi Những thằng này vồ lấy tù nhân như hổ thấy mồi Những năm chiếntranh bọn này lúc nào cũng có việc Có thằng thích đánh người đến mức banđêm uống rượu thấy tẻ nhạt là xuống phòng giam lôi tù nhân hành hạ Mùibạo lực ngấm vào người thằng Pat, ngai ngái như thứ mùi rữa nát, làm thằngnày có vẻ gì đó giống con thú Chiến tranh khiến thằng Pat trở thành loài cầmthú khi lấy việc tra khảo moi tin làm niềm vui Và khi không moi được tin tức

gì, nghĩa là hắn thất bại, thì hắn thấy ngán “Có lần Pat bảo có lẽ sau này tao

không lấy vợ, chiến tranh làm tao ngán cả đàn bà ngán cả chăn chiếu chiến tranh phải làm mọi việc tao phục vụ tổng thống phục vụ lý tưởng nước Mỹ đè bẹp phe cộng sản tao không ngán cái vụ tra tấn moi tin nhưng tao thất bại đó

là lý do tao ngán ”[ 6, 14- 15].

Tất cả những chuyện bi thương ấy xảy ra ở vùng nhiệt đới gió mùa: “vùng

nhiệt đới gió màu mang theo hơi ẩm từ biển vào luôn gây ra cho con người những cơn bức bối khó chịu không biết trút vào đâu người ta hay trút vào nhau Dải đất hẹp trần trụi chạy dọc biển Đông nhiều khi nhìn lên bản đồ thấy mong manh như làn khói gió biển thổi mạnh là có thể cuốn phăng, con người lại không biết sự mong manh đó cứ cố sống cố chết chạy theo thù hận Thù hận làm đời ta ngắn lại” [ 6, 92] Thù hận đẻ ra thù hận, càng thù hận thì

phẩm tính người càng dễ biến mất, điều này đã trở nên một thứ chân lý đượcnói tới sờn mòn Như lời thằng Pat- chuyên thẩm vấn tù binh để moi tin tức

tình báo( Nhiệt đới gió mùa): hai miền chúng mày nội chiến triền miên anh

em ruột thịt choảng nhau như thế hận thù phải hàng trăm năm chưa trả hết Cũng như nội chiến Nam Bắc Mỹ cách nay hàng trăm năm mà nhiều chuyện chưa xong Nhưng nước Mỹ rộng dân chúng nhiều sắc tộc đa văn hóa dễ tha thứ cho nhau chứ chúng mày một mẩu đất ven biển chém giết nhau một chặp nữa chắc phải nhập dân phương bắc vào cho đỡ trống trải [6, 40]

Ngày đăng: 02/04/2017, 08:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Minh Khuê (1986,) Một chiều xa thành phố, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một chiều xa thành phố
Nhà XB: Nhà xuất bản Tácphẩm mới
2. Lê Minh Khuê (1993), Bi kịch nhỏ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bi kịch nhỏ
Tác giả: Lê Minh Khuê
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội nhà văn
Năm: 1993
4. Lê Minh Khuê (2009), Những ngôi sao trái đât dòng sông, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những ngôi sao trái đât dòng sông
Tác giả: Lê Minh Khuê
Nhà XB: Nhà xuấtbản Phụ nữ
Năm: 2009
6. Lê Minh Khuê (2012), Nhiệt đới gió mùa, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiệt đới gió mùa
Tác giả: Lê Minh Khuê
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội nhà văn
Năm: 2012
7. Nhiều tác giả (2005), Văn mới năm năm đầu thế kỷ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội.• Các công trình nghiên cứu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn mới năm năm đầu thế kỷ
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nhà xuất bản Hộinhà văn
Năm: 2005
10. Tạ Duy Anh, Bà chị Lê Minh Khuê, (Trích tự truyện Dưới bàn tay vô hình) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bà chị Lê Minh Khuê, "(Trích tự truyện
12. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nhà xuất bảnĐại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2012
13. Thanh Công (2005), Cảm hứng đời tư - thế sự trong văn học Việt Nam sau 1975 khi viết về đề tài gia đình, Tạp chí văn nghệ, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm hứng đời tư - thế sự trong văn học ViệtNam sau 1975 khi viết về đề tài gia đình
Tác giả: Thanh Công
Năm: 2005
20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2004
22. Nguyễn Thị Thúy Hằng (1999), Nhân vật nữ trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, khóa luận tốt nghiệp, khoa Ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật nữ trong truyện ngắn LêMinh Khuê
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Hằng
Năm: 1999
23. Phạm Thị Hiền (2007), Chất trữ tình trong truyện ngắn Lê Minh Khuê, khóa luận tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất trữ tình trong truyện ngắn Lê Minh Khuê
Tác giả: Phạm Thị Hiền
Năm: 2007
25. Cao Thị Hồng (2003), Truyện ngắn Lê Minh Khuê ( nhìn từ thi pháp thể loại), Luận văn Thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Lê Minh Khuê ( nhìn từ thi phápthể loại)
Tác giả: Cao Thị Hồng
Năm: 2003
30. Lê Minh Khuê, Phát biểu trong buổi giới thiệu tập truyện “ Bến Osin”, Nhà xuất bản Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bến Osin
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội nhà văn
32. Nguyễn Thị Mai Loan (2009), Hành trình truyện ngắn Lê Minh Khuê, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình truyện ngắn Lê Minh Khuê
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Loan
Năm: 2009
33. Nguyễn Văn Long (2009), Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tác phẩm văn học hiện đại ViệtNam từ góc nhìn thể loại
Tác giả: Nguyễn Văn Long
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
34. Nguyễn Văn Long (2012), Văn học Việt Nam hiện đại, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại, những vấn đềnghiên cứu và giảng dạy
Tác giả: Nguyễn Văn Long
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
35. Phương Lựu (2002), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2002
36. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật củanhà văn
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2002
39. Bảo Ninh (1993), “Bi kịch nhỏ” của Lê Minh Khuê, Báo Tiền phong số ra ngày 03/7/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bi kịch nhỏ”
Tác giả: Bảo Ninh
Năm: 1993
40. Mai Thị Thúy Ninh (2002), Truyện ngắn Lê Minh Khuê, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn Lê Minh Khuê
Tác giả: Mai Thị Thúy Ninh
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w