1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

TÍCH hợp GIÁO dục đạo đức, lối SỐNG TRONG các môn học ở TIỂU học

148 2,7K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Ở lứa tuổi tiểu học, các em dễdàng học được những điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm những thói hư, tật xấu.Nếu ngay từ bậc học này, không có sự đầu tư quan tâm giáo dục đạo đức, lốisống đún

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -ĐINH HUYỀN PHƯƠNG

TÍCH HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC

Chuyên ngành: LL & PP giảng dạy Giáo dục Chính Trị

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Trọng Hoàn

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tôi xin được gửi tới TS Nguyễn Trọng Hoàn là người thầy hướng dẫn trực tiếp của tôi Trong thời gian làm luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp

đỡ tận tình của thầy Tôi học được ở thầy những kiến thức quý báu và tác phong làm việc nghiêm túc, khoa học Nhờ sự chỉ bảo của thầy tôi thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều Em xin chúc thầy và gia đình luôn hạnh phúc và thành công.

Tôi xin gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe tới thầy Chủ nhiệm khoa TS Đào Đức Doãn và các thầy cô giáo trong tổ phương pháp giảng dạy khoa Giáo dục chính trị đã dạy dỗ và dìu dắt chúng tôi trong thời gian học tập ở trường.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và tập thể giáo viên trường TH Kim Đồng- Quận Ba Đình- Hà Nội Bạn bè và gia đình

đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp.

Tôi Xin chân thành cám ơn!

Trang 3

BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

3 Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CNH-HĐH

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 4

3 Mục đích nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả 9

6 Phương pháp nghiên cứu 10

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI11 1.1 Cơ sở lí luận 11

1.1.1 Những vấn đề chung về dạy học tích hợp 11

1.1.2 Quan niệm về đạo đức, lối sống 17

1.2 Cơ sở thực tiễn 33

1.2.1 Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong các môn học ở tiểu học 33

1.2.2 Thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống trong trường tiểu học 37

2.1 Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống trong các môn học

ở tiểu học 45

2.1.1 Cách thức để thực hiện tích hợp đạo đức, lối sống qua môn Tiếng Việt, môn Tự nhiên và Xã hội 45

2.1.2 Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống qua môn Tiếng Việt 47

2.1.3 Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống qua môn Tự nhiên và Xã hội 60

2.2 Giải pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống trong các môn học ở tiểu học 62

2.2.1 Sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực 62

2.2.2 Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration) 71

2.2.3 Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với cộng đồng 73

2.2.4 Các điều kiện đảm bảo để thực hiện giải pháp 77

Trang 5

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 84

3.1 Kế hoạch thực nghiệm 84

3.1.1 Mục đích thực nghiệm 84

3.1.2 Nội dung thực nghiệm 84

3.1.3 Địa điểm và đối tượng thực nghiệm 101

3.1.4 Thời gian và quy trình thực nghiệm 101

3.2 Tiến trình triển khai thực nghiệm 102

3.3 Kết quả thực nghiệm 102

3.3.1 Kết quả định tính qua phiếu hỏi 102

3.3.2 Kết quả định lượng qua các bài kiểm tra 103

3.3.3 Nhận xét chung 106

Tiểu kết chương 3 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xã hội ngày càng phát triển thì con người ngày càng hoàn thiện Conngười hiện đại không chỉ hướng tới mục tiêu sở hữu tầm tri thức sâu rộng màhơn thế còn không ngừng rèn luyện về nhân cách để được sống thực sự, mộtcuộc sống có chất lượng và hạnh phúc

Thực tế đáng lo ngại trong xã hội hiện nay là tình trạng đạo đức của thế

hệ trẻ đang có nguy cơ xuống cấp Học sinh rơi vào các tệ nạn xã hội: nghiệnngập, cờ bạc, suy thoái đạo đức… Bạo lực học đường xẩy ra ở khắp nơi, ởmọi cấp học, đáng chú ý là có những vụ việc học sinh nữ tự xử nhau gây sốttrên mạng thời gian qua Không thua kém gì các anh chị, ở lứa tuổi mầm noncác em đã biết chửi thề, bắt chiếc các hành vi nhạy cảm trong phim ảnh Họcsinh tiểu học nói tục, xé bài vở trước mặt thầy cô khi bị điểm kém, vô lễ vớingười lớn… những hành động đó khiến người ta không khỏi giật mình vềnhân cách và lối sống của thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại

Ông cha ta thường nói: dạy con từ thủa còn thơ Con người muốn cónhân cách, lối sống tốt phải được giáo dục ngay từ khi mới sinh ra, đặc biệt làgiai đoạn đầu tiên ngồi trên ghế nhà trường Ở lứa tuổi tiểu học, các em dễdàng học được những điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm những thói hư, tật xấu.Nếu ngay từ bậc học này, không có sự đầu tư quan tâm giáo dục đạo đức, lốisống đúng đắn thì rất khó cho việc hình thành nhân cách người sau này.Chính vì thế môn học đạo đức trong trường tiểu học có nhiệm vụ cung cấpnhững tri thức cơ bản ban đầu về phẩm chất đạo đức của con người và rènluyện những hành vi ứng xử đúng đắn, những thói quen lành mạnh, đảm bảocho các em trở thành những người công dân tốt

Trang 7

Từ năm 2008-2009 đến nay, các trường tiểu học trong cả nước đềutham gia tích cực phong trào: học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh; đẩy mạnh cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" Đặc biệt, nội dung giáo dục đạo đức, lối sống

cho học sinh tiểu học đã có nhiều đổi mới: Giáo dục đạo đức, kỹ năng sốngcho học sinh thông qua các môn học được tăng cường; hoạt động giáo dục vàxây dựng quy tắc ứng xử văn hóa được đề cao Nhà trường chủ động phối hợpvới gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc, giáo dục đạo đức và kỹnăng sống cho học sinh

Bên cạnh những chuyển biến đáng mừng ấy thì việc giáo dục đạođức, lối sống ở cấp tiểu học hiện nay còn nhiều vấn đề tồn tại Chươngtrình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, thiếu quan tâm đếnnhững hành vi ứng xử thực tế, thời lượng dành cho môn học ít nên học sinhkhông có thời gian thực hành Các môn học trong trương trình quá tải làmcho các em mệt mỏi, dẫn đến tâm lí chỉ chú trọng học môn văn hóa…Thựctrạng này làm cho việc giảng dạy đạo đức không phát huy được hiệu quảcủa nó Trong khi sự phát triển của đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế đangđặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nềngiáo dục phải đào tạo ra những con người "phát triển về trí tuệ, cường tráng

về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức", trong đó giáodục đạo đức, lối sống ở bậc tiểu học có tính cốt lõi, nền tảng

Tình hình đó đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho những người làm công tácgiáo dục đó là: trong những năm tới, cần phải có sự đổi mới toàn diện môn Đạođức- GDCD ở cấp phổ thông nói chung và cấp tiểu học nói riêng để đáp ứngyêu cầu xây dựng con người XHCN, phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước

Trang 8

Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 đã khẳng định: Đổi mới cănbản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học vàcông nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo dụcđạo đức, lối sống.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa

XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đưa ra mục tiêu cụ thể:đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thànhphẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, địnhhướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tinhọc, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Pháttriển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời

Dự thảo Đề án xây dựng, triển khai chương trình, sách giáo khoa phổthông sau năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: việc thực hiệnđổi mới chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển phẩm chất

và năng lực học sinh Chương trình phải hướng tới phát triển các năng lựcchung mà mọi học sinh đều cần có trong cuộc sống đồng thời phát triển cácnăng lực chuyên biệt liên quan đến từng lĩnh vực giáo dục/môn học/hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo

Tạo điều kiện để học sinh được phát triển hài hòa cả thể chất và tinhthần Học sinh được giáo dục toàn diện đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ,các kỹ năng cơ bản; được rèn luyện, phát triển các phẩm chất, năng lực cầnthiết và tiếp cận nghề nghiệp Đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dụctruyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thựchành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội

Trang 9

Trong hai ngày 10 và 11/8/2013, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổchức Hội thảo quốc gia về giáo dục Đạo đức- Công dân trong giáo dục phổthông Việt Nam Với những kết luận quan trọng trong Hội thảo, sau 2015, bộmôn Đạo đức ở tiểu học sẽ được biên soạn lại theo hướng tích hợp vào một

số môn học phù hợp Môn học có ưu thế trong việc tích hợp đó là: TiếngViệt, Tự nhiên và Xã hội

Trên đây là những căn cứ quan trọng để chúng tôi khẳng định rằngviệc đổi mới chương trình SGK nói chung, SGK Đạo đức- GDCD nói riêng

là hoàn toàn có cơ sở lí luận và thực tiễn Trong đó điểm đặc biệt trongtrương trình đổi mới SGK Đạo đức- GDCD sau 2015 ở phổ thông là đổi mớitheo quan điểm tích hợp vào các môn học phù hợp

Yêu cầu đặt ra hiện nay là chúng ta cần phải xây dựng được nội dungchương trình, đề ra phương pháp tích hợp đạo đức, lối sống qua các môn họckhác đúng đắn, sáng tạo nhằm phát huy tối đa hiệu quả giáo dục, rèn luyệnnhân cách con người Để góp phần nâng cao nhận thức và giải quyết vấn đề

trên, chúng tôi chọn đề tài: Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống trong các môn học ở tiểu học” làm đề tài nghiên cứu.

2 Lịch sử nghiên cứu

2.1 Trên thế giới

Tích hợp là một xu thế, một trào lưu dạy học và giáo dục phổ biến trênthế giới trong nhiều thập kỷ qua Quan niệm về tích hợp và giáo dục tích hợpđược nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm và các tổ chức quốc

tế quan tâm nghiên cứu

Trang 10

Lý thuyết tích hợp là một triết lý (trào lưu suy nghĩ) được Ken Wiber

đề xuất Lý thuyết tích hợp tìm kiếm sự tổng hợp tốt nhất của hiện thực Pre-modern, nay- modem, và mai sau- postmodern” Nó được hình dung như

“Xưa-là một lý thuyết về mọi sự vật và cung cấp một đường hướng kết hợp nhiều

mô thức rời rạc hiện tại thành một mạng hoạt động phức hợp, tương tác nộitại của nhiều cách tiếp cận Lý thuyết tích hợp đã được nhiều nhà thực hành lýthuyết áp dụng trong hơn 35 lĩnh vực chuyên môn và học thuật khác nhau

“Esbjorn-Hargens, 2010”

Tháng 9-1968 Hội đồng quốc gia về giảng dạy khoa học, với sự bảo trợ

của UNESCO đã tổ chức tại Varna (Bungari), “Hội nghị tích hợp việc giảng

dạy các khoa học”, Hội nghị này đặt ra hai vấn đề: Vì sao phải dạy học tích

hợp các khoa học? Dạy học tích hợp các khoa học là gì?

Tiếp theo UNESCO lại tổ chức Hội nghị đào tạo giáo viên để dạy họctích hợp các khoa học vào tháng 4- 1973 tại ĐH tổng hợp Maryland

Theo quan điểm chung qua 2 lần hội nghị của UNESCO thì: xu thếphát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song song với tíchhợp liên môn, liên ngành ngày càng rộng Việc giảng dạy các khoa học trongnhà trường phản ánh sự phát triển hiện đại của khoa học, bởi vậy không thể

cứ tiếp tục giảng dạy các khoa học như những lĩnh vực tri thức riêng rẽ Mặtkhác ngày nay sự phối hợp tri thức đang gia tăng nhanh chóng mà thời gianhọc tập trong nhà trường lại có hạn, do đó phải chuyển các môn học riêng rẽsang dạy các môn học tích hợp

Đồng thời tại Hội nghị tháng 4-1973, UNESCO đã đưa ra khái niệmdạy học tích hợp các khoa học còn bao gồm cả dạy học tích hợp các khoahọc với công nghệ học Phương pháp dạy học tích hợp là gắn lí thuyết vớithực hành và nêu rõ mục tiêu của dạy học tích hợp dựa trên quan điểm củaXaviers Roegirs

Trang 11

Lý thuyết tích hợp được ứng dụng vào giáo dục trở thành một quanđiểm (một trào lưu tư tưởng) lý luận dạy học phổ biến trên thế giới hiệnnay Xu hướng tích hợp còn gọi là xu hướng liên hội đang được thực hiệntrên nhiều bình diện, cấp độ trong quá trình phát triển các chương trìnhgiáo dục Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp, trước hếtdựa trên quan điểm giáo dục nhằm phát triển năng lực người học (Xavier

Roegiers với cuốn “Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển

năng lực ở nhà trường”, (Đào Trọng Quang và Nguyễn Ngọc Nhị dịch),

Nhà xuất bản Giáo dục 1996)

Hội thảo quốc tế đón chào thế kỷ 21“Kết nối hệ thống tri thức trong

một thế giới học tập” với sự tham gia của gần 400 nhà giáo dục thuộc 18 quốc

gia được tổ chức từ ngày 6-8/12/2000 tại Manila (Philippines) Một trongnhững nội dung chính được bàn luận sôi nổi tại hội thảo này là những conđường và cách thức kết nối hệ thống tri thức hướng vào người học trong thờiđại thông tin

2.2 Trong nước

Bàn về lý thuyết tích hợp và tích hợp giáo dục là mối quan tâm hàngđầu của các nhà khoa học, nhà sư phạm Chúng tôi xin nêu một số nghiên cứutiểu biểu trong những năm gần đây

GS.TS Trần Bá Hoành có bài viết “Dạy học tích hợp” đăng trên Tạp

chí KHGD số 12 năm 2006 (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam), đã nghiêncứu: vì sao phải dạy học tích hợp các khoa học? Dạy học tích hợp các khoahọc là gì? Dạy học tích hợp như thế nào? điều kiện triển vọng để thực hiệndạy học tích hợp trong trương trình giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay

Trang 12

PGS.TS Cao Văn Sâm có bài viết Một số định hướng về dạy học tích

hợp (Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc 2006) đã đưa ra quan điểm: để có

thể thực hiện có hiệu quả triết lý đào tạo theo năng lực thực hiện thì việc trướctiên các chương trình khung đào tạo nghề cần phải được tổ chức xây dựng (đốivới chương trình mới) và điều chỉnh (đối với chương trình cũ) theo đúng hướngtiếp cận năng lực thực hiện mà bản chất là dạy nghề gắn kết giữa lí luận và thựctiễn, giữa học với hành, giữa giáo dục đào tạo gắn liền với sản suất

Hội thảo khoa học “Dạy học tích hợp ở tiểu học hiện tại và tương lai”,

Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 đã tổng kết 23 bài viếtcủa các nhà giáo, nhà khoa học bàn về: những thành tựu về nghiên cứu và tìmhiểu lí luận dạy học tích hợp trên thế giới và Việt Nam; những thành tựu vềứng dụng lí luận dạy học tích hợp vào thực tiễn xây dựng chương trình sáchgiáo khoa, giáo trình, hoạt động giảng dạy; định hướng và giải pháp cho việcgia tăng năng lực nghiên cứu và ứng dụng lí luận dạy học tích hợp vào dạyhọc ở trường tiểu học và đào tạo giáo viên tiểu học trong tương lai

PGS.TS Đào Thái Lai và TS Nguyễn Anh Dũng có bài viết “Đề xuất

phương án tích hợp và phân hoá trong giáo dục phổ thông sau 2015”, Tạp

chí giáo dục số 301, tháng 1/2013 đã đề xuất các phương án thực hiện tíchhợp các môn học ở phổ thông hiện nay như sau:

Thứ nhất là liên kết các nội dung có liên quan của các phân môn trongmột môn học

Trang 13

Thứ hai là tích hợp trong phạm vi rộng, có hai hình thức: hình thức 1 làtích hợp các kiến thức có liên quan tới hai lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoahọc xã hội thành các môn học tích hợp; hình thức 2 là tích hợp nhưng vẫn giữ

hệ thống nội dung và tính đặc thù của môn học truyền thống và xây dựng cácchủ đề có tính chất liên môn, hoặc tổ chức các hoạt động/bài tập thực hànhtheo dự án Theo đó thì phương án tích hợp cụ thể ở tiểu học sau 2015 mà cácgiả đưa ra là: tăng cường tính tích hợp trong nội bộ môn học Toán, TiếngViệt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (1, 2, 3) Đồng thời xây dựng hai môn họcmới ở lớp 4 và lớp 5 là môn Khoa học và công nghệ trên cơ sở môn Khoa học

và công nghệ (môn kỹ thuật) Môn Tìm hiểu xã hội trên cơ sở môn Lịch sử vàĐịa lí các lớp 4 và lớp 5 trong chương trình hiện hành

Gần đây nhất là Hội thảo khoa học Đạo đức- GDCD trong giáo dục phổthông Việt Nam do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức vào tháng 8/2013 tại HàNội Hội thảo tập hợp rất nhiều bài viết của các nhà khoa học, nhà sư phạmbàn về nội dung và phương pháp dạy học Đạo đức - GDCD theo quan điểmđổi mới Kết luận quan trọng mà Hội thảo đưa ra là: đổi mới chương trìnhSGK Đạo đức- GDCD sau 2015 theo hướng tích hợp

Tích hợp trong giáo dục từ lâu đã được các nước trên thế giới quan tâm,nghiên cứu và ứng dụng, hiện nay trở thành xu thế giáo dục chung của cácquốc gia tiên tiên tiến Ở nước ta trong những năm gần đây tích hợp giáo dục

đã trở thành đề tài nóng của các nhà nghiên cứu, được luận bàn nhiều ở các hộithảo khoa học Đặc biệt Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ đạo chương trình đổi mớisách giáo khoa sau 2015 là đổi mới dựa trên quan điểm tích hợp các môn học

Trên cơ sở kế thừa, tham khảo các công trình của những nhà nghiêncứu trước đó, tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu về nội dung và phương pháptích hợp môn Đạo đức, lối sống trong các môn học ở tiểu học, đây là vấn đềhết sức mới mẻ, ở Việt Nam chưa có đề tài nào nghiên cứu đến

Trang 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức,lối sống vào môn Tiếng Việt, môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh tiểu học

4.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu các bài học của mônTiếng Việt, môn Tự nhiên và Xã hội có khả năng phù hợp để thực hiện tíchhợp giáo dục đạo đức, lối sống

+ Giới hạn phạm vi thực nghiệm: việc thực nghiệm được thực hiện tạitrường TH Kim Đồng- Quận Ba Đình- Hà Nội

5 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả

5.1 Những luận điểm cơ bản

- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tích hợp giáo dục đạo

đức, lối sống trong các môn học ở tiểu học

- Xây dựng nội tích hợp và đề xuất những giải pháp để thực hiện tích hợpđạo đức, lối sống trong môn Tiếng Việt, môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu họcđạt hiệu quả

5.2 Những đóng góp mới của tác giả

Trang 15

- Về mặt lí luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần bổ sung, hệthống hóa làm rõ một số vấn đề lí luận về dạy học tích hợp, về tầm quan trọngcủa giáo dục Đạo đức, lối sống với học sinh tiểu học Đặc biệt là khả năngphù hợp để thực hiện tích hợp Đạo đức, lối sống qua môn Tiếng Việt, môn Tựnhiên và Xã hội.

- Về thực tiễn:

+ Luận văn sau khi bảo vệ thành công sẽ góp phần vào việc đổi mớinội dung chương trình SGK môn Đạo đức ở tiểu học theo quan điểm tích hợpvào môn Tiếng Việt, môn Tự nhiên và Xã hội

+ Đồng thời hệ thống các giải pháp mà luận văn đề xuất sẽ góp phầntích cực và hiệu quả vào đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tíchhợp trên cơ sở nội dung đã xây dựng

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nền tảng xuyên suốt quá trình nghiên cứu luận văn làphương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin

- Các phương pháp nghiên cứu lí luận: phương pháp phân tích và tổnghợp, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp so sánh và hệ thống…

- Các phương pháp thực nghiệm

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm

+ Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn

+ Phương pháp quan sát

+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

+ Phương pháp thống kê…

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục,nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Trang 16

- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài.

- Chương 2: Nội dung và giải pháp tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống

trong các môn học ở tiểu học

- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm .

Trang 17

NỘI DUNGChương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Những vấn đề chung về dạy học tích hợp

1.1.1.1 Quan niệm về tích hợp và dạy học tích hợp

Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể” Có nghĩa là sự phối hợp

các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảođảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy

Theo Từ điển tiếng Pháp nghĩa của từ Tích hợp là: gộp lại, sát nhập vàothành một tổng thể

Theo Từ điển Tiếng Việt tích hợp là : sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp.Theo Từ điển giáo dục học thì tích hợp là: hành động liên kết các đốitượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vựckhác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy Kế hoạch giảng dạy ở đây cầnđược hiểu trong một phạm vi rộng, từ kế hoạch giảng dạy của một chươngtrình đến kế hoạch giảng dạy của một môn học, kế hoạch giảng dạy của bàihọc Cũng theo các tác giả của từ điển này thì có hai kiểu tích hợp là tích hợpdọc và tích hợp ngang với nhiều nội dung tích hợp khác nhau

Tích hợp dọc là: loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều mônhọc thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau Còn tích hợp nganglà: tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc cáclĩnh vực khoa học khác nhau xung quanh một chủ đề

Trang 18

Từ định nghĩa như thế, một số nhà giáo dục đưa ra các nội dung tíchhợp như: tích hợp bộ môn, tích hợp chương trình, tích hợp giảng dạy, tích hợphọc tập, tích hợp kiến thức, tích hợp kỹ năng

Theo từ điển Bách Khoa toàn thư [33] “Tích hợp hệ thống là phối hợp

các thiết bị và công cụ khác nhau để cùng làm một việc với nhau trong một hệ thống - một chương trình nhằm giải quyết những nhiệm vụ chung nào đó”.

Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, Theo Dương Tiến Sỹ “Tích hợp là

sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức( khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó”.

Theo Xaviers Roegirs [11, 24] “Khoa sư phạm tích hợp là một quan

niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa”

Từ góc độ lý luận dạy học, theo Nguyễn Văn Khải [18] “Dạy học tích

hợp tạo ra các tình huống liên kết tri thức các môn học, đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo.”.

Dạy học tích hợp được UNESCO định nghĩa là “Một cách trình bày

các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học tránh nhấn qúa mạnh hoặc quá sớm giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau” (Hội nghị phối hợp trong trương trình của UNESCO,

Paris 1972)

Trang 19

Các định nghĩa trên nêu rõ mục đích của dạy học tích hợp là hình thành

và phát triển năng lực của người học đồng thời cũng nêu rõ, các thành phầntham gia tích hợp là loại tri thức hoặc các thành tố của quá trình dạy học

Như thế có thể định nghĩa dạy học tích hợp là: quá trình dạy học mà ở

đó các thành phần năng lực được tích hợp với nhau trên cơ sở các tình huống

cụ thể trong đời sống để hình thành năng lực của người học

Từ những quan niệm trên đây có thể thấy tích hợp và dạy học tích hợp

là xu hướng cần thiết và quan trọng của thời đại khoa học công nghệ

1.1.1.2 Các nguyên tắc tích hợp trong giáo dục đạo đức, lối sống

Trong những tài liệu nghiên cứu về nguyên tắc tích hợp giáo dục, người

ta thường đề cập đến ba nguyên tắc cơ bản sau:

- Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học Ở đề tàinày đang luận bàn về tích hợp đạo đức, lối sống Như vậy khi thực hiện tíchhợp phải đảm bảo yêu cầu không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dụcđạo đức, lối sống Nghĩa là các kiến thức về đạo đức, lối sống được tiềm ẩntrong nội dung bài học phải có mối quan hệ logic, chặt chẽ với các kiến thứcsẵn có về đạo đức, lối sống Theo nguyên tắc này các kiến thức trong bài họcđược coi như là cơ sở cho các kiến thức về đạo đức, lối sống

- Khai thác nội dung giáo dục đạo đức, lối sống có chọn lọc, tập trungvào chương, mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện Theo nguyên tắc này cáckiến thức giáo dục đạo đức, lối sống phải có hệ thống, được sắp xếp một cáchhợp lí Làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn về đạođức, lối sống, tránh sự trùng lặp, thích hợp với trình độ của học sinh, khônggây quá tải làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính

Trang 20

- Phát huy cao độ tính tích cực nhận thức của học sinh và kinhnghiệm thực tế của các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinhrèn luyện các hành vi đạo đức Theo nguyên tắc này, các kiến thức giáo dụcđạo đức, lối sống đưa vào bài học phải phản ánh thực tế các sự việc diễn ratrong cuộc sống, từ đó giúp các em thấy được vấn đề một cách cụ thể, trựcquan và sâu sắc.

Tuy nhiên để thực hiện tích hợp đạt hiệu quả ngoài những nguyên tắctrên giáo viên cần phải:

- Dựa vào cấu trúc của chương trình: do đặc điểm của chương trìnhmôn Tiếng Việt, môn Tự nhiên và Xã hội được xây dựng theo cấu trúc đồngtâm từ lớp dưới lên lớp trên nên trong quá trình tích hợp cần rà soát lại toàn

bộ các chủ đề có liên quan đến giáo dục đạo đức, lối sống có trong chươngtrình để việc sắp xếp kiến thức về giáo dục đạo đức, lối sống theo một trình tựhợp lý và logic, tránh sự trùng lặp, giảm hứng thú học tập của học sinh

- Xác định nội dung những kiến thức được tích hợp sao cho:

+ Giúp học sinh khắc sâu kiến thức đạo đức, lối sống, mở mang thêmnhững vấn đề mới mẻ Có thời gian và điều kiện rèn luyện và thực hành cáckiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống

+ Khi tích hợp kiến thức đạo đức, lối sống cần phải được chọn lọc vàtinh giản cho phù hợp với thời lượng của môn học và phù hợp trình độ nhậnthức của học sinh

1.1.1.3 Các hình thức tích hợp trong giáo dục đạo đức, lối sống

Căn cứ vào lý thuyết tích hợp, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 3 hìnhthức tích hợp sau:

Trang 21

- Hình thức tích hợp (Integration): Ở hình thức này một phần nội dungcủa các môn học chính là nội dung giáo dục đạo đức, lối sống được đưa vàochương trình và sách giáo khoa Ở đây nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cóthể là một chủ đề hay một số bài học trọn vẹn Hình thức này còn được gọi làmức độ tích hợp toàn phần.

Đối với những bài học lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống mức độnày, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ, sâu sắc nội dung bài họcchính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên ý thức rèn luyện nhân cách.Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục đạo đức, lối sốngphát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học

- Hình thức lồng ghép (Infusion): Ở hình thức này một số kiến thứccủa môn học cũng chính là kiến thức giáo dục đạo đức, lối sống được đưa vàochương trình và sách giáo khoa theo các mức độ khác nhau

+ Có thể chiếm một mục, một đoạn hay một vài câu trong bài học.+ Có thể là các bài đọc thêm sau bài đọc chính nhằm bổ sung kiến thức

về giáo dục đạo đức, lối sống Hình thức tích hợp này còn được gọi là mức độtích hợp bộ phận

Khi dạy các bài học tích hợp ở mức độ này giáo viên cần lưu ý:

+ Nghiên cứu kỹ nội dung bài học

+ Xác định nội dung đạo đức, lối sống cần tích hợp là gì?

+ Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống tích hợp vào nội dung nào, hoạtđộng dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học?

+ Cần chuẩn bị thêm những đồ dùng dạy học gì?

Trang 22

Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bìnhthường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn.Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học giáo viên giúp học sinh hiểu,cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học liên quan đến giáo dục đạođức, lối sống chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về nhân cách,lối sống Giáo viên lưu ý khi lồng ghép, tích hợp phải thật nhẹ nhàng, phùhợp, và phải đạt mục tiêu của bài học theo đúng yêu cầu của bộ môn

- Hình thức liên hệ (Permeation): Ở hình thức này các kiến thức về đạođức, lối sống không được nêu rõ trong sách giáo khoa, nhưng dựa vào kiếnthức bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức bằng cách liên hệ cáckiến thức về giáo dục đạo đức, lối sống vào bài giảng sao cho phù hợp

Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, chuẩn bị nhữngvấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục học sinh hiểu, khắc sâu hơn về đạo đức,lối sống

Khi dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phùhợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn

Trong quá trình dạy - học, giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ, mở rộngkiến thức về đạo đức, lối sống một cách thật tự nhiên, hài hoà, đúng mức, tránhlan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng của môn học

1.1.1.4 Mục tiêu của tích hợp trong giáo dục

- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa

Trang 23

Tích hợp giáo dục làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách đặtcác quá trình đó trong hoàn cảnh có ý nghĩa đối với học sinh Do đó trong dạyhọc tích hợp, các quá trình học tập không cô lập với cuộc sống hàng ngày màđược tiến hành trong tình huống cụ thể mà học sinh gặp sau này, những tìnhhuống có ý nghĩa đối với học sinh Không còn hai thế giới riêng biệt, thế giớinhà trường và thế giới cuộc sống, trái lại người ta tìm cách hoà nhập thế giớinhà trường vào thế giới cuộc sống.

Để làm cho quá trình học tập có ý nghĩa, dạy học tích hợp yêu cầu sựđóng góp của nhiều môn học

- Phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn

Cần tránh đặt tất cả các quá tình học tập ngang bằng với nhau Có rấtnhiều điều chúng ta dạy học sinh nhưng không thật có ích Ngược lại cónhững năng lực cơ bản không được dành đủ thời gian Một số học sinh khi kếtthúc tiểu học không có khả năng đọc diễn cảm một bài thơ, bài văn

Một quá trình học tập là quan trọng vì chúng có ích trong cuộc sốnghàng ngày hoặc vì chúng là cơ sở của quá trình học tập tiếp theo Cần phảinhấn mạnh các quá trình học tập đó Ngược lại, có thể dành ít thời gian choquá trình học tập có tính nâng cao nếu chúng ta bị thúc ép bởi thời gian

- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống

Tích hợp giáo dục cũng nhằm nêu bật các cách thức sử dụng kiến thức

mà học sinh đã lĩnh hội được Thay vì việc bằng lòng nhồi đầy đầu học sinhnhững kiến thức đủ loại, tích hợp giáo dục còn làm cho học sinh trở thànhcông dân có trách nhiệm, người lao động có năng lực, người tự lập

Do đó, phải giảng dạy sao cho các kiến thức không chỉ là lí thuyết, mà cóthể phục vụ rất cụ thể trong cuộc đời làm cha mẹ, làm người lao động, ngườicông dân

Trang 24

Khi chúng ta đánh giá những điều học sinh đã lĩnh hội được, chúng takhông chỉ bằng lòng với những kiến thức lĩnh hội được, mà chúng ta chủ yếutìm cách đánh giá học sinh có khả năng sử dụng các kiến thức trong tình huống

có ý nghĩa hay không Đó là điều mà chúng ta gọi là năng lực hay mục tiêu tíchhợp

- Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học

Cuối cùng tích hợp giáo dục nhằm thiết lập mối qua hệ giữa các khái niệmkhác nhau của cùng một môn học cũng như của những môn học khác nhau

Theo chiều hướng này, tích hợp giáo dục nhằm đáp lại một trong nhữngthách thức lớn của xã hội chúng ta là đảm bảo cho mỗi học sinh khả năng huyđộng có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết mộtcách hữu ích một tình huống xuất hiện và nếu có thể để đối đầu với một khókhăn bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp

1.1.2 Quan niệm về đạo đức, lối sống

1.1.2.1 Vai trò của đạo đức, lối sống đối với việc hình thành nhân cách

* Quan niệm về đạo đức, giáo dục đạo đức

- Quan niệm về đạo đức

L.A Ilina tiếp cận khái niệm đạo đức với tư cách là những tiêu chuẩn,những quy tắc xã hội, những chuẩn mực và hành vi của con người quyết địnhnghĩa vụ, thái độ của con người đối với con người, con người đối với xã hội.L.A Ilina đã đề cập đến hai vấn đề: Thứ nhất, những chuẩn mực đạo đức, quytắc đạo đức bên ngoài phản ánh những yêu cầu của xã hội đề ra đối với sựhình thành và phát triển con người, điều chỉnh thái độ, hành vi giữa người vớingười, con người với thế giới đồ vật xung quanh, với công việc và với chínhbản thân họ trong quá trình sống Thứ hai những tiêu chuẩn đạo đức, quy tắcđạo đức bên ngoài này được xác định trong mối quan hệ với hệ thống nhữngđộng cơ bên trong của con người

Trang 25

Karol Vojtyla quan niệm: Nói tới đạo đức là bàn tới đời sống đạo đức

mà đời sống đạo đức đơn thuần là cuộc sống của con người, cá nhân và xãhội, nếu xem xét nó dưới ánh sáng của những quy tắc đạo đức

Theo từ điển triết học thì: Đạo đức là những quy tắc chung trong xã hội

và hành vi của con người, quy định nghĩa vụ của người này đối với ngườikhác và đối với xã hội

Theo nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc: đạo đức là một hình thái ý thức

xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnhcách đánh giá, hành vi ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan

hệ với xã hội, được thể hiện bằng niềm tin cá nhân, sức mạnh truyền thống vàsức mạnh dân tộc

Tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt khẳng định: đạo đức nảy sinh từnhu cầu của xã hội, điều hoà và thống nhất các mâu thuẫn giữa lợi ích chung

và lợi ích riêng nhằm xây dựng trật tự xã hội, khả năng phát triển của xã hội

và cá nhân Để giải quyết được những mâu thuẫn đó một trong những phươngthức của xã hội là đề ra các yêu cầu dưới dạng chuẩn mực giá trị được mọingười công nhận và được củng cố bằng sức mạnh của phong tục, tập quán, dưluận xã hội, bằng lương tâm con người đó là chuẩn mực đạo đức

Trang 26

Tác giả Hà Nhật Thăng khẳng định: đạo đức cá nhân là một hệ thốngchuẩn mực được mỗi cá nhân lựa chọn, xác lập theo nguyện vọng mong muốncủa mình Đạo đức cá nhân là sự tổng hợp của một nhóm đạo đức theo chuẩnmực xã hội, của một cộng đồng dân tộc, và nguyện vọng riêng về các giá trịphù hợp với quyền lợi của mỗi các nhân Như vậy phạm trù đạo đức được tiếpcận dưới góc độ là một yếu tố thành phần thuộc nhân cách con người, đượcthể hiện trong chính cuộc sống, trong hoạt động của con người, đồng thờicũng là yếu tố mà những người xung quanh nhìn nhận để đánh giá con ngườinhư một nhân cách Thực tế không tồn tại phạm trù đạo đức cá nhân thuần tuý

mà là sự giao thoa của nhiều chuẩn mực đạo đức, một thành phần bị chế ướcbởi những giá trị dân tộc, giá trị của thời đại, một phần chịu ảnh hưởng trựctiếp của các chuẩn mực đạo đức của nhóm, của cộng đồng xã hội mà họthường xuyên giao lưu, hoạt động vì những quyền lợi kinh tế, tâm lý, tìnhcảm… đồng thời mỗi cá nhân lại không thể sống tách rời cùng với gia đình,hàng xóm, láng giềng… là một sản phẩm của tồn tại xã hội, đạo đức cũngkhông ngừng biến đổi cùng với sự biến đổi của xã hội

Các định nghĩa trên đều tập trung vào hai vấn đề:

Thứ nhất, các tác giả đều thống nhất cho rằng đạo đức là một tập hợpcác quan niệm xã hội mang tính nguyên tắc, chuẩn mực, chi phối thái độ vàhành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Thứ hai đạo đức được biểu hiện trong đời sống con người, trong thái

độ, nhận thức và hành vi mà con người thực hiện trong quá trình sống Là hệthống các chuẩn mực xã hội được chuyển hoá trong đời sống cá nhân vàđược thể hiện trong hoạt động, lao động và các mối quan hệ xã hội mà cánhân đó thực hiện

Trang 27

Theo nghĩa thứ nhất thì đạo đức xã hội được thiết lập và củng cố bởi cácphong tục, tập quán… theo nghĩa thứ hai thì đó là đạo đức cá nhân (yếu tố thànhphần trong nhân cách con người), chính là đạo đức xã hội được thể hiện quanhân cách của từng cá nhân, con người cụ thể trong xã hội mà họ là thành viên.

Trên cơ sở nghiên cứu tiếp cận các quan điểm khác nhau của các nhàkhoa hoc về khái niệm đạo đức, chúng tôi cho rằng: đạo đức là hệ thống cácquy tắc, chuẩn mực xã hội quy định nhận thức, tình cảm, thái độ và hành vicủa con người trong mối quan hệ với người khác, với cộng đồng, với côngviệc và môi trường tự nhiên

Ngày nay phạm trù đạo đức không chỉ bó hẹp trong phạm trù luân lý,những quy ước, quy định đối xử con người từ vi mô đến vĩ mô mà con baoquát cả ý thức, trách nhiệm giữ gìn bảo vệ hoà bình, biết hợp tác cùng pháttriển với các dân tộc khác Đạo đức còn được hiểu là trách nhiệm của conngười trong mối quan hệ với các công dân, được thể hiện ở thái độ và hiệuquả học tập và rèn luyện trong lao động, học tập ở mỗi cá nhân

- Giáo dục đạo đức

Theo tác giả LA.Ilina cho rằng giáo dục đạo đức là hoạt động chuyên biệt,

có mục đích của nhà giáo dục nhằm xây dựng cho học sinh những nét tính cáchnhất định, bồi dường cho các em tiêu chuẩn và quy tắc, hành vi và thái độ của các

em với nhau, với gia đình, với người xung quanh và với tổ quốc

Nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc tiếp cận khái niệm giáo dục đạo đứctrong mối quan hệ thống nhất giữa nhận thức - tình cảm - thái độ và hành vikhi cho rằng: giáo dục đạo đức là một quá trình kết hợp nâng cao nhận thứcvới hình thành thái độ, tình cảm, niềm tin và hành vi, thói quen đạo đức

Trang 28

Tác giả Hà Nhật Thăng cho rằng: Giáo dục hệ thống giá trị đạo đứcnhân văn là một quá trình tổ chức hoạt động giáo dục bằng nhiều con đường,nhiều biện pháp nhằm giúp cho mọi người hiểu biết giá trị chuẩn mực đạođức và nhân văn theo yêu cầu của sự phát triển xã hội và giúp mọi người tựgiác, có nhu cầu thực hiện những chuẩn mực đó, hệ thống giá trị đó địnhhướng điều chỉnh hành vi của con người.

Trong quá trình xây dựng một định nghĩa chung về giáo dục đạo đức,các tác giả đều thống nhất: GDĐĐ thực chất là một quá trình biến hệ thống cácchuẩn mực, quy tắc xã hội từ chỗ là những yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối vớicon người thành hệ thống nhu cầu, động cơ đạo đức bên trong của mỗi cá nhân,

là quá trình thể hiện thái độ nhận thức, hành vi phù hợp chuẩn mực xã hội

Trên cơ sở các khái niệm về GDĐĐ, chúng tôi hiểu GDĐĐ là một quátrình giáo dục được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, hệ thống, nhằm chuyểnhoá ở học sinh một cách tích cực, tự giác các chuẩn mực đạo đức thành nhậnthức, tình cảm, niềm tin, thái độ và hành vi phù hợp chuẩn mực xã hội

* Quan niệm về lối sống

Khái niệm lối sống là một khái niệm tổng hợp Nó bao quát những biểuhiện tồn tại vật chất, xã hội và tinh thần của con người Thuật ngữ lối sốngtheo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin có sự kết hợp biện chứng giữa yếu

tố vật chất và yếu tố tinh thần

Ở Việt Nam yếu tố biện chứng được xem xét dưới góc nhìn tổng hợp,

đề cập đến mối quan hệ giữa mặt chủ quan và khách quan, giữa hoạt độngsống và điều kiện sống, giữa hoạt động sản suất và hoạt động tinh thần củacon người

Trang 29

Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vấn đề xây dựng đời sống mới, lối sốngmới xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng trên nhiều bình diện khácnhau của thực tiễn xã hội Có thể nói xây dựng lối sống mới là một trongnhững chủ điểm xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống, quan niệm, quan điểmphát triển văn hoá xã hội của Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức và cùng với đạo đức là lối sống đã vàđang mở ra những hướng đích lớn trong việc nghiên cứu lối sống, xây dựng tưtưởng đạo đức, lối sống văn hoá và đời sống văn hoá ở nước ta hiện nay

Trang 30

Nghị quyết TW5 khoá VIII và kết luận Hội nghị TW10 khoá IX nhấnmạnh: yêu cầu xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc trong đó then chốt là xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống vàđời sống văn hoá lành mạnh, xây dựng con người với những chuẩn mực mớichính là sự kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đạo đức,lối sống và đời sống con người mới.

Do đòi hỏi thực tiễn của nước ta hiện nay, vấn đề lối sống đã và đangđược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nghiên cứu trên một bình diện rộnghơn, sâu hơn và toàn diện hơn

Nghiên cứu lối sống phải gắn liền với hoạt động của con người, vớimột hình thái kinh tế, xã hội nhất định

Giáo sư Thanh Lê quan niệm: nói đến lối sống là chỉ rõ con người sốngnhư thế nào, họ đã làm gì, cuộc sống của họ chứa đựng những hành vi nào

Vì thế lối sống không chỉ bao quát đến những điều kiện sống mà là toàn

bộ những hình thức hoạt động sống của con người trong quá trình sản suấtcủa cải vật chất và tinh thần trong các lĩnh vực chính trị- xã hội và gia đình,sinh hoạt

Xem lối sống là những quan hệ xã hội, PGS.TS Lê Như Hoa cho rằng:Lối sống là một khái niệm bao gồm các mối quan hệ kinh tế, xã hội, tư tưởng,luân lý, đạo đức, văn hoá và các mối quan hệ khác của con người, đặc trưng sinhhoạt của họ trong những điều kiện của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định

Như vậy lối sống cũng là một hình thức biểu hiện của văn hoá, lối sống

có các khía cạnh văn minh nhân loại và truyền thống dân tộc, có các giá trịvĩnh cửu và giá trị phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của từng thời kỳ nhấtđịnh có những khía cạnh tiến bộ và cả những khía cạnh tiêu cực

Trang 31

Lối sống thể hiện trên các mặt: lao động, sinh hoạt, giao tiếp, gia đình,cộng đồng đặc biệt là trong nhân cách Các giá trị động cơ, mục đích, hoạtđộng đều là do cơ cấu bên trong của lối sống Do vậy đến lượt mình lối sốnghướng con người hành động theo tiêu chí văn hoá.

Có thể nói lối sống bộc lộ nhân cách, phẩm chất của con người trongmột điều kiện lịch sử cụ thể nhất định

Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về lối sống, GS VũKhiêu đã đưa ra một khái niệm lối sống theo nghĩa rất rộng: Lối sống làphạm trù xã hội, khái quát toàn bộ hoạt động của các dân tộc, các giai cấp,các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinhtế- xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống trong laođộng và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạttinh thần và văn hoá

Xem lối sống dưới góc độ tổng hoà các mặt cơ bản Khắc hoạ nhữngđặc điểm cộng đồng, dân tộc, giai cấp tập thể và cá nhân, GS.TS Nguyễn VănHuyên cho rằng: Lối sống là tổ hợp toàn bộ các mô hình, cách thức và phongthái sống của con người thể hiện trong mọi phương thức và nhiều lĩnh vựchoạt động từ sản suất, tiêu dùng, đến thái độ, hành vi, lối ứng xử giữa conngười với con người, giữa chủ thể với đối tượng, giữa điều kiện với phươngtiện và mục đích sống

Trang 32

Theo GS.TS Huỳnh Khái Vinh thì: Lối sống là tổng hoà những dạnghoạt động sống của con người được vận hành theo một bảng giá trị xã hộinào đó trong sự thống nhất với các điều kiện của một hình thái kinh tế- xãhội nhất định Là sự tổng hoà những tính chất cơ bản nhất của các mốiquan hệ giữa vật chất và tinh thần, cá nhân và xã hội, dân tộc và quốc tế,cho nên các đặc điểm của lối sống được thể hiện qua tất cả các hình thứchoạt động sống của con người trong phạm vi một hình thái kinh tế- xã hội.Tuy nhiên, đặc trưng bản chất của lối sống trực tiếp gắn với hệ thống giátrị tinh thần- văn hoá của con người.

Qua các định nghĩa trên chúng tôi cho rằng điểm chung cơ bản của cáctác giả khi định nghĩa về lối sống là ở chỗ: coi lối sống bao hàm tất cả cáclĩnh vực hoạt động sống cơ bản của con người từ lao động, sinh hoạt, hoạtđộng chính trị và giải trí cho nên để tiếp cận được đầy đủ nội dung và phạm virộng lớn đa nghĩa của lối sống không chỉ dừng lại ở cấp độ bản thể luận (tiếpcận triết học) mà phải tiếp cận từ xã hội học và văn hoá học đối với lối sống

Để hiểu rõ hơn về lối sống chúng ta có thể tìm hiểu thêm mối quan hệgiữa lối sống với các khái niệm có liên quan như lẽ sống, mức sống, nếp sống

Lẽ sống là thuật ngữ triết học, đạo đức, tâm lý để chỉ mặt ý thức của lốisống Lẽ sống có vai trò dẫn dắt, định hướng và định tính nhằm làm cho lốisống ổn định Lẽ sống dựa vào các lý tưởng và các giá trị xã hội phản ánh tínhchủ thể của lối sống

Trang 33

Mức sống: Mức sống là thuật ngữ kinh tế- xã hội để đánh giá các nhucầu về vật chất và tinh thần đã được thoả mãn và có thể đo lường trực tiếpbằng số lượng Thông thường mức sống phản ánh trình độ của con người đạtđược trong hoạt động sản suất Mức sống được nâng cao là điều kiện vật chấtcần thiết và có tính khách quan để cải thiện cuộc sống Tuy nhiên, không thểđồng nhất với mức sống với lối sống, định hướng giá trị và môi trường sống.

Nếp sống là một bộ phận của lối sống được lặp đi lặp lại thành nề nếp thóiquen… Nghĩa là được định hình, định tính, đã được xác lập giá trị, thành nếpvăn hoá, được các cá nhân và cộng đồng thừa nhận, làm theo và được quy địnhthành điều ước Nếp sống lâu đời có thể trở thành phong tục tập quán Vì thế,Giáo sư Vũ Khiêu có lý khi quan niệm: nếp sống là toàn bộ những thói quenđược hình thành trong cuộc sống hàng ngày, những thói quen đã trở thành nếptrong sản suất, chiến đấu trong mọi mối quan hệ xã hội và trong sinh hoạt riêng

tư của mỗi con người Những thói quen ấy còn gọi là tập quán

* Mối quan hệ giữa đạo đức và lối sống

Giữa đạo đức và lối sống không có ranh giới mà nó là sự biểu hiện đanxen trong nhân cách của một con người Ðạo đức là những tiêu chuẩn và quyphạm điều tiết xã hội, được bộc lộ qua hành vi của con người, thể hiện quamối quan hệ giữa người với người, làm nên lối sống, nếp sống

Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo thì giữa đạo đức và lối sống có mốiquan hệ khăng khít, gắn bó mật thiết với nhau Đạo đức là phần chìm, lối sống

là phần nổi trong một con người Có thể xem xét mối quan hệ giữa đạo đức vàlối sống như sau:

Trang 34

- Một cá nhân sống trong xã hội có phẩm chất đạo đức tốt, tức là conngười đó nhận thức được những nguyên tắc, chuẩn mực của quan niệm xã hội

và biến nó thành những hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày Đó làmẫu người có lối sống tốt, có nhân cách ổn định

- Người có phẩm chất đạo đức tốt nhưng có lối sống không tốt như: cẩuthả, luộm thuộm, lười biếng…đây là mẫu người có nhân cách bất ổn, cần phảiđiều chỉnh, giáo dục

- Một mẫu người cũng đáng lưu tâm đó là: Lối sống rất tốt như: hòanhã, vui vẻ, ngăn nắp, cẩn thận… nhưng đạo đức tha hóa, họ nhận thức đượcviệc làm của mình là sai với chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhưng vẫn cốtình thực hiện nhằm đạt được mục đích nào đó như: tiền tài, danh vọng… mẫungười này còn được gọi là “ngụy quân tử”

- Còn mẫu người hỏng cả đạo đức và lối sống thì nhân cách ấy quả là

vô cùng đáng lo cho xã hội

Con người muốn hoàn thiện và phát triển trong xã hội hiện đại trướchết phải là người có nhân cách tốt và biết thể hiện những nhân cách ấy mộtcách đúng đắn trong thực tế bằng một lối sống đẹp Để đạt được điều này conngười cần phải được định hướng đúng đắn và giáo dục một cách đầy đủ

* Chức năng của đạo đức với giáo dục nhân cách

- Chức năng nhận thức

Trang 35

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức giúp con ngườinhận thức thế giới xung quanh liên quan đến cách ứng xử của mình với ngườikhác, với cộng đồng, xã hội Mỗi một người phải nhận thức được rằng, mình

là một thành viên trong xã hội nên phải cư xử theo những quy tắc và chuẩnmực đạo đức mà xã hội yêu cầu, những việc mình làm không được gây tổnhại cho người khác, cho cộng đồng và xã hội Với nhận thức đúng đắn, conngười biết được sự cần thiết của việc thực hiện hành vi đạo đức phù hợp,những hành vi việc làm được khuyến khích, nhận được sự đồng tình củanhững người xung quanh, của cộng đồng, xã hội; những hành vi bị lên án

Ở cấp độ cao hơn, đạo đức giúp con người hiểu được vai trò của đạođức trong sự phát triển xã hội, trong việc mang lại hạnh phúc cho cá nhân,cho gia đình và cả xã hội nói chung; những phẩm chất đạo đức mà những conngười chân chính cần rèn luyện

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là, bất kỳ một cá nhân nào trong xãhội cũng có nhận thức như nhau Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốnhư khả năng nhận thức, sự tác động của giáo dục đến cá nhân, kinh nghiệm,điều kiện sống… Hay nói cách khác, chức năng nhận thức của đạo đức đượcthực hiện thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục, trải nghiệm cuộc sốngcủa từng cá nhân

Nhận thức đúng đắn có tác dụng định hướng, điều chỉnh hành vi vàgiúp con người đánh giá hành vi của người khác và hành vi của bản thânmột cách khách quan

- Chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi

Trang 36

Đạo đức giúp con người hành động đúng trong các tình huống khácnhau của cuộc sống hàng ngày Sự định hướng hành vi ở mỗi người phụ thuộcvào ý thức đạo đức, lương tâm trách nhiệm, kinh nghiệm sống…của chínhngười đó Khi đó con người cần phải cân nhắc lựa chọn hành vi của mìnhtrong mối quan hệ giữa lợi ích bản thân và lợi ích của những người xungquanh, cộng đồng, xã hội Cụ thể đạo đức định hướng cho con người thựchiện một hành vi nếu hành vi đó mang lại lợi ích cho bản thân mà không làmtổn hại đến lợi ích của những người xung quanh, cộng đồng và xã hội Ngượclại không được làm một việc nếu nó gây tổn hại cho những người xungquanh, cộng đồng và xã hội và kể cả lợi ích cá nhân Như vậy trong từng tìnhhuống cụ thể mỗi cá nhân phải tự xác định cho mình cách ứng xử sao cho phùhợp được những người khác đồng tình mang lại niềm vui, hạnh phúc chonhững người xung quanh, không bị lên án, sao cho bản thân cảm thấy thoảimái thanh thản Đạo đức luôn nhắc nhở con người rằng phải “Sống” sao chođược mọi người nể trọng, không được làm những việc để người đời chê cười,phê phán, khinh bỉ.

Trong thực tiễn cuộc sống, khó ai có thể tránh khỏi những điều mìnhlàm chưa phù hợp với các quy tắc đạo đức nào đó Khi đó có thể người khácnhìn thấy, biết được và do đó bị lên án, trách cứ, chê cười Hoặc không ainhìn thấy, biết việc làm này nhưng con người đó thấy được “kết cục” khôngtốt xảy ra, tự thấy hối hận về việc mình làm Trong những trường hợp đó conngười sẽ tự điều chỉnh hành vi của việc mình làm Khi gặp những tình huốngtương tự họ sẽ không làm những chuyện như vậy nữa Đó chính là là sự điềuchỉnh đạo đức từ phía cộng đồng xã hội và từ phía bản thân

Trang 37

Sự điều chỉnh hành vi còn thể hiện trong những trường hợp con ngườilàm được việc tốt Khi đó họ sẽ khen ngợi, hay con người này tự cảm thấythoải mái, vui mừng khi mình làm được điều tốt, từ đó họ tự nhủ mình sẽ tiếptục thực hiện những hành vi tương tự.

- Chức năng đánh giá

Bất kỳ một hành vi đạo đức nào cũng được đánh giá từ những ngườixung quanh và từ chính bản thân mình Ngoài “Thước đo” cơ bản của sự đánhgiá này là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội, việc đánh giá còn dựavào điều kiện thực hiện, động cơ, kết quả…

Đánh giá từ xã hội có thể là khen ngợi, đồng tình (nếu hành vi đó phùhợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức, mang lại những kết quả tốt đẹp, cólợi), ngược lại sẽ bị lên án, phê bình nếu hành vi này trái ngược các quy tắc,chuẩn mực đạo đức, mang lại những điều xấu, có hại

Đánh giá từ phía bản thân mình chính là “toà án lương tâm” Khi conngười làm được điều tốt này thì thấy thanh thản, thoải mái, điều đó mang lạiniềm vui, sự thoả mãn cho con người đó Ngược lại khi con người làm điềuxấu, điều ác thì thấy ân hận, day dứt Điều đó đem lại sự buồn phiền, có khi

là đau khổ

Ngoài ra đạo đức còn giúp con người đánh giá hành vi của nhữngngười xung quanh Sự đánh giá này không chỉ phụ thuộc vào những quy tắc,chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn phụ thuộc vào ý thức lương tâm đạo đức

1.1.2.2 Nhiệm vụ của môn đạo đức, lối sống ở tiểu học

* Nhà trường Tiểu học trong việc giáo dục đạo đức, lối sống

Trang 38

- Làm cho học sinh Tiểu học nhận thấy cần làm cho hành vi ứng xửcủa mình phù hợp với lợi ích của xã hội, giúp cho các em lĩnh hội các lýtưởng đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, các chuẩn mực đạo đức để đảmbảo sự phù hợp đó.

- Bồi dưỡng tình cảm đạo đức tích cực và bền vững các phẩm chất ý chí(thật thà, dũng cảm, kỷ luật, kiên trì…) để đảm bảo cho hành vi đạo đức luônluôn nhất quán với yêu cầu đạo đức

- Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức, lối sống làm cho chúng trở thành bảntính tự nhiên của cá nhân và duy trì lâu bền các thói quen đó để ứng xử đúng đắntrong mọi hoàn cảnh

- Giáo dục văn hóa ứng xử (hành vi văn minh) thể hiện sự tôn trọng vàquý trọng lẫn nhau của con người, của các quan hệ cá nhân trong cuộc sống

- Việc bồi dưỡng tình cảm đạo đức và rèn luyện thói quen để có lối sốngđúng đắn là nhằm hình thành bản lĩnh đạo đức vững vàng cho học sinh Songcần chú ý rằng, nếu trình độ phát triển nhân cách về mặt đạo đức, nhất là về mặt

ý thức đạo đức không tương ứng với trình độ phát triển của tình cảm đạo đức,của thói quen hành vi đạo đức thì sẽ gặp nhiều khó khăn, không thuận lợi, lúngtúng, thậm chí mắc sai lầm trong ứng xử đạo đức khi gặp các tình huống khókhăn; niềm tin đạo đức và tình cảm đạo đức được hình thành không chắc chắn,phiến diện Mặt khác nếu việc truyền thụ kiến thức đạo đức được tiếp thu mộtcách hình thức thì sẽ gặp tai họa là lời nói và việc làm không thống nhất vớinhau, lý trí và tình cảm không thống nhất với nhau, nảy sinh hiện tượng phân đôinhân cách, hiện tượng đạo đức giả Chính vì vậy, việc xác định vai trò của nhàtrường trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là cực kỳ quan trọng

* Các nhiệm vụ của môn đạo đức, lối sống ở tiểu học

Trang 39

- Cung cấp cho HS những kiến thức sơ đẳng gắn liền với các chuẩnmực đạo đức, gắn liền với các kinh nghiệm đạo đức, từ đó hình thành đượcnhững năng lực định hướng, phân biệt cái đúng, cái sai làm theo cái đúng, ủng

hộ cái đúng Đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, độc ác

- Cung cấp cho các em những tình cảm đạo đức, biến những chuẩn mựcđạo đức sơ giản thành động cơ bên trong, thôi thúc các em hành động theonhững chuẩn mực đạo đức đã được quy định

Trên cơ sở đó hình thành cho các em những hành vi theo thói quen phùhợp với những chuẩn mực đạo đức đã được học

- Nó góp phần tích cực vào sự hình thành dần dần ở học sinh tiểu họcnhững tri thức đạo đức sơ đẳng một cách tương đối có hệ thống

- Nó soi sáng cơ sở đạo đức sơ đẳng của những hành vi đạo đức đúngđắn đã được hình thành ở học sinh tiểu học và của những người chung quanhđồng thời giúp các em có cơ sở đạo đức để phân biệt phê phán những hành vikhông phù hợp với các chuẩn mực đã được xã hội quy định

- Nó giúp cho học sinh tiểu học dần dần xây dựng được những cơ sở đạo đức

sơ đẳng cho những hành vi đạo đức mới mà các em cần rèn luyện và vận dụng

- Từ đó giúp các em dần xây dựng được niềm tin đạo đức và bước đầuthực hiện được một số hành vi đạo đức

Vì vậy có thể nói rằng môn đạo đức góp phần tích cực và quan trọngvào việc hình thành ở học sinh ý thức đạo đức Từ đó định hướng cho các emthực hiện một số hành vi đạo đức trong cuộc sống

Qua những những chức năng và nhiệm vụ mà môn đạo đức đảm nhiệm, ta

có thể thấy nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành nhân cáchcủa học sinh Nhất là học sinh ở giai đoạn đầu tiên ngồi trên ghế nhà trường

1.1.2.3 Khả năng tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống trong các môn Tự nhiên và Xã hội, môn Tiếng Việt ở tiểu học

Trang 40

Trên cơ sở tìm hiểu mục tiêu, nội dung khái quát của 3 môn học chúngtôi thấy rõ những điểm tương đồng, phù hợp và đây chính là cơ sở lí luận đểchúng tôi thực hiện tích hợp đạo đức, lối sống vào môn Tiếng Việt, môn Tựnhiên và Xã hội.

- Trong các môn học ở trường phổ thông nói chung và tiểu học nóiriêng Tiếng Việt là môn học có tính đặc thù vừa cung cấp một khối lượngkiến thức cơ bản, tinh giản về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ dụng nhằm đáp ứngđược mục tiêu, nhiệm vụ của môn học lại vừa là công cụ để học tập tất cả cácmôn học khác Trẻ em muốn nắm vững nội dung học tập, hình thành kỹ nănghọc tập cũng như rèn luyện các phẩm chất, nhân cách, trước hết cần học tập

và nắm vững tiếng mẹ đẻ - chìa khoá của nhận thức, của học vấn, của sự pháttriển trí tuệ Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, một trong những điểm quantrọng của việc biên soạn chương trình và SGK Tiếng Việt hiện hành là quanđiểm tích hợp Nội dung các bài học trong SGK Tiếng Việt, nhất là các bàiTập đọc đều có sức truyền tải nội dung giáo dục tình cảm, ý thức, thái độ chongười học Và như một lẽ tự nhiên, các bài Tập đọc, Tập làm văn của mônTiếng Việt, trực tiếp góp phần giúp các em hiểu được đời sống xã hội, hiểuđược phong tục, tập quán cũng như lối sống của người Việt Nam, hiểu đượctruyền thống của cha ông; giúp các em biết tôn sư trọng đạo, biết yêu thươnggia đình, người thân, thầy cô, bè bạn; biết ứng xử, bảo vệ môi trường sống…

do đó có thể thấy nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho HS được hoà quyệnthẩm thấu một cách tự nhiên qua các bài Tập đọc nói riêng và giờ dạy TiếngViệt nói chung

Ngày đăng: 02/04/2017, 08:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (2004), Giáo dục Việt Nam hướng về tương lai, vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo dục Việt Nam hướng về tương lai, vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
2. Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên), (2010), Dạy học tích cực, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tích cực
Tác giả: Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2010
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Giáo dục phổ thông cấp tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Giáo dục phổ thông cấp tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tự nhiên - Xã hội và phương pháp dạy học Tự nhiên - Xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự nhiên - Xã hội và phương pháp dạy học Tự nhiên - Xã hội
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị về tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên, số 71/2008/CT-BGDĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên, "số "71/2008/CT-BGDĐT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị số 40/2008/ CT-BGDĐT, về phát động phong trào thị đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2011-2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 40/2008/ CT-BGDĐT, về phát động phong trào thị đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"” "trong các trường phổ thông giai đoạn 2011-2013
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách giáo viên Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách Giáo viên Tiếng Việt lớp 1-5, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Giáo viên Tiếng Việt lớp 1-5
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Dự án mô hình trường học mới Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án mô hình trường học mới Việt Nam
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2013
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Kết quả hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức- công dân trong giáo dục phổ thông Việt Nam, Tổ chức ngày 10 và 11/8/2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức- công dân trong giáo dục phổ thông Việt Nam
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2013
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Sách Giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1-3, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1-3
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2013
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1- 5, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1-5
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2013
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Sách giáo khoa đạo đức lớp 1-5, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa đạo đức lớp 1-5
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2013
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Công văn Số: 5478/BGDĐT-GDTH, V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục tiểu học năm học 2013- 2014, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn Số: 5478/BGDĐT-GDTH", V/v: "Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục tiểu học năm học 2013-2014
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2013
18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dự thảo Đề án xây dựng, triển khai chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 cấp học Tiểu học (Theo Thông tư 32/2011/TT-BGDĐT), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo Đề án xây dựng, triển khai chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 cấp học Tiểu học (Theo Thông tư 32/2011/TT-BGDĐT)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2014
19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Đề án nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2014
20. Nguyễn Anh Dũng, Đào Thái Lai (2013), “Đề xuất phương án tích hợp và phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông sau 2015”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, bài trích số 301, tháng 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề xuất phương án tích hợp và phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông sau 2015”, "Tạp chí Khoa học Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Anh Dũng, Đào Thái Lai
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w