Đồng thời với việc góp phần giáo dục pháp luật cho các em học sinhcòn nhằm giảm tải khối lượng các môn học mà vẫn cung cấp cho các emđầy đủ các kiến thức thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
HÀ ĐỨC KIÊM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp giảng dạy giáo dục chính trị
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN TRỌNG HOÀN
HÀ NỘI, NĂM 2014
Trang 2STT VIẾT TẮT NỘI DUNG
9 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 4
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Cấu trúc của luận văn 8
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG MÔN GDCD Ở THCS 9
1.1 Cơ sở lý luận 9
1.1.1 Vấn đề tích hợp trong giáo dục 9
1.1.2 Vai trò của giáo dục pháp luật 12
1.1.3 Tích hợp giáo dục pháp luật trong môn GDCD ở THCS 14
1.1.3.1 Khái niệm pháp luật 14
1.1.3.2 Giáo dục pháp luật 15
1.1.3.3 Tích hợp nội dung giáo dục pháp luật trong môn GDCD ở THCS 16
1.1.4 Các nguyên tắc và mức độ tích hợp giáo dục PL trong môn GDCD
ở THCS 17
1.1.4.1 Nguyên tắc tích hợp 17
1.1.4.2 Mức độ tích hợp 18
1.2 Cơ sở thực tiễn 18
1.2.1 Vài nét về giáo dục pháp luật trên thế giới 18
1.2.2 Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh ở THCS hiện nay 21
1.2.2.1 Khảo sát ý kiến của giáo viên 21
1.2.2.2 Khảo sát ý kiến của học sinh 22
1.2.2.3 Khảo sát ý kiến của dư luận, báo chí 26
Trang 52.1 Nội dung tích hợp giáo dục pháp luật trong môn GDCD ở THCS 29
2.1.1 Nội dung giáo dục pháp luật trong môn GDCD lớp 6 29
2.1.2 Nội dung giáo dục pháp luật trong môn GDCD lớp 7 32
2.1.3 Nội dung giáo dục pháp luật trong môn GDCD lớp 8 36
2.1.4 Nội dung giáo dục pháp luật trong môn GDCD lớp 9 39
2.2 Cách thức để thực hiện tích hợp giáo dục pháp luật trong môn GDCD
ở THCS 42
2.3 Thực hiện phương pháp dạy học tích cực để tích hợp giáo dục pháp luật trong môn GDCD ở Trung học cơ sở 43
2.3.1 Phương pháp giải quyết vấn đề (xử lí tình huống) 44
2.3.1.1 Mục tiêu của phương pháp 44
2.3.1.2 Cách thực hiện 44
2.3.1.3 Một số lưu ý 45
2.3.1.4 Ví dụ minh họa 45
2.3.2 Phương pháp thảo luận nhóm 46
2.3.2.1 Mục tiêu của phương pháp 46
2.3.2.2 Cách thực hiện 46
2.3.2.3 Một số lưu ý 47
2.3.2.4 Ví dụ minh họa 47
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 47
2.3.3.1 Mục tiêu của phương pháp 47
2.3.3.2 Cách thực hiện 47
2.3.3.3 Một số lưu ý 48
2.3.3.4 Ví dụ minh họa 48
2.3.4 Phương pháp đóng vai 49
2.3.4.1 Mục tiêu của phương pháp 49
2.3.4.2 Cách thực hiện 49
2.3.4.3 Một số lưu ý 49
2.3.4.4 Ví dụ minh họa 50
2.3.5 Phương pháp dự án 50
2.3.5.1 Mục tiêu của phương pháp 51
2.3.5.2 Cách thực hiện 51
Trang 62.3.5.4 Ví dụ minh hoạ 52
2.3.6 Phương pháp trò chơi 52
2.3.6.1.Mục tiêu của phương pháp 52
2.3.6.2 Cách thực hiện 53
2.3.6.3 Một số lưu ý 53
2.3.7 Phương pháp tọa đàm 53
2.3.7.1 Mục tiêu của phương pháp: 53
2.3.7.2 Cách thực hiện 53
2.3.8 Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ 54
2.3.8.1 Mục tiêu của phương pháp 54
2.3.8.2 Thực hiện : 54
2.3.9 Phương pháp tranh luận 55
2.3.9.1 Mục tiêu của phương pháp: 55
2.3.9.2 Cách thực hiện : 55
2.4 Thiết kế một số giáo án tích hợp giáo dục pháp luật trong môn GDCD ở THCS 56
Tiểu kết chương 2 83
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 85
3.1 Mục tiêu thực nghiệm 85
3.2 Đối tượng thực nghiệm 85
3.3 Phương pháp thực nghiệm 86
3.4 Quy trình thực nghiệm 86
3.5 Kết quả thực nghiệm 97
3.6 Nhận xét kết quả thực nghiệm 100
Tiểu kết chương 3 101
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 108
Trang 81 Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ 21, thế kỷ được coi là của khoa học, công nghệ, kỹ thuật
và thông tin thời đại của kinh tế tri thức con người chúng ta cũng đang đứngtrước vận mệnh và sự thay đổi lớn lao để theo kịp những thành tựu và sự pháttriển đó Người ta không thể phủ nhận rằng giáo dục có vai trò vô cùng quantrọng trong tiến trình phát triển kinh tế của một đất nước, một thời đại Lịch sử
đã chứng minh rằng nước nào có nền giáo dục tiên tiến nước đó sẽ phát triển.Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: Muốn có xã hội chủ nghĩa, trướchết phải có con người xã hội chủ nghĩa Giáo dục cho học sinh, sinh viên lòngyêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh vững vàng, có tư duy sáng tạo vànăng lực thực hành giỏi, có chí học tập, rèn luyện để lập thân, lập nghiệp,vững vàng tiếp bước các thế hệ cha anh, góp phần đưa đất nước đến hưngthịnh, phú cường
- Điều 2 của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ xung năm 2001) khẳngđịnh quan điểm, định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.Quan điểm này được khẳng định tại điều 12 Hiến pháp với nội dung cụ thể:
“Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa” Điều rất quan trọng để xây dựng nhà nước pháp quyền làphải đánh giá vai trò đầy đủ của giáo dục pháp luật, thấy nó như một động lực
tư tưởng của con người, một giá đỡ tư tưởng cho con người hành động
- Điều 27, Luật Giáo dục, năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), cũng
nêu rõ hệ thống môn học và hoạt động giáo dục phải góp phần giúp HS “pháttriển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, các kĩ năng cơ bản, pháttriển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
Trang 9- Và theo quyết định số 1928/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày20/11/2009 phê duyệt Đề án: “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật trong nhà trường” Hay còn gọi là đề án 1928 mục tiêu của đề
án là nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục phápluật trong nhà trường Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôntrọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của nhà giáo, cán bộ quản lý
cơ sở giáo dục và người học, góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng caochất lượng giáo dục toàn diện
- Chương trình hành động của Bộ GD & ĐT thực hiện theo đề án 1928của Chính phủ triển khai thực hiện có hiệu quả Luật phổ biến, giáo dục phápluật; Quyết định 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ banhành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX); Quyết định số1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhàtrường” (Đề án 1928) nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức,nhà giáo, người lao động, người học trong toàn ngành; góp phần tăng cườnghiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục
- Ngày 13/6/2012 Chính phủ kí Quyết định số 711/QĐ-TTg: Chiến lượcphát triển giáo dục, đào tạo giai đoạn 2011 - 2020 Mục tiêu đến năm 2020,nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩnhoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượnggiáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năngsống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học,đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức, đảmbảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi ngườidân, từng bước hình thành xã hội học tập
Trang 10XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
- Dự thảo đổi mới chương trình SGK phổ thông sau năm 2015 với mục tiêuđổi mới mạnh mẽ và đồng bộ chương trình giáo dục tất cả các bậc học, ngànhhọc phổ thông theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực người học; đổi mớicăn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục,bảo đảm trung thực, khách quan theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chấtngười học…
Và trong các văn kiện của các lần Đại hội Đảng thì Đảng ta cũng xácđịnh “khoa học công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”
Do đó hằng năm luôn dành một khoản ngân sách khá lớn dành cho giáo dục
và đào tạo chiếm khoảng 20% GDP của cả nước
Tuy nhiên chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo còn thấp so với yêu cầu,nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp Hệ thống giáo dục và đàotạo còn thiếu liên thông giữa các trình độ, giữa các cấp học và giữa cácphương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành Đào tạothiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu củathị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức tới giáo dục đạo đức, lối sống,
kỹ năng làm việc, kiến thức pháp luật cho các em Phương pháp giáo dục,việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất Chươngtrình sách giáo khoa hiện nay có nhiều nội dung chưa thực tế dẫn đến tâm lýthụ động, chán nản cho học sinh trong quá trình học tập
Trang 11Đối với các em ở trong các trường phổ thông đặc biệt là các em học sinh
ở cấp Trung học cơ sở nơi các em đang ngưỡng sắp bước vào độ tuổi của vịthành niên có nhiều sự thay đổi về mặt tâm sinh lý Việc giáo dục pháp luậtcho các em trong giai đoạn này có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việchình thành nhân cách sống sau này của các em Do đó vai trò giáo dục phápluật của gia đình, nhà trường có vai trò rất quan trọng đặc biệt là phương phápgiáo dục pháp luật của các thầy cô giáo trong nhà trường sẽ giúp trang bị chocác em kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thóiquen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho các em
Chương trình giáo dục hiện nay ở nước ta chưa có môn học pháp luậtriêng cho các em HS mà việc giáo dục pháp luật cho HS là vô cùng cần thiết
vì vậy nếu tích hợp giáo dục pháp luật trong môn học sẽ góp phần giảm tảimôn học cho các em học sinh ở THCS
Đồng thời với việc góp phần giáo dục pháp luật cho các em học sinhcòn nhằm giảm tải khối lượng các môn học mà vẫn cung cấp cho các emđầy đủ các kiến thức thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rènluyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật cho các em giúpcác em sau này có thể làm được gì chứ không phải học được gì như trướcđây nữa thì cần phải có cách tiếp cận mới, phương pháp giáo dục mới Với
những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “ Tích hợp giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu
Trang 12tích hợp là tìm kiếm sự tổng hợp tốt nhất thực hiện Nó được hình dung như làmột lý thuyết về mọi sự vật và cung cấp một đường hướng kết hợp nhiều môthức rời rạc hiện tại thành một mạng hoạt động phức hợp, tương tác nội tạicủa nhiều cách tiếp cận Lý thuyết tích hợp đã được nhiều nhà thực hành lýthuyết áp dụng trong hơn 35 lĩnh vực chuyên môn và học thuật khác nhau.Vậy chương trình tích hợp chính xác là gì? Trong khái niệm đơn giảnnhất của nó theo Drake and Burns thì đó là liên quan đến việc tạo lập các kếtnối, các mối liên hệ, các loại kết nối nào? Xuyên qua các môn học? Với đờisống thực tế? Các kết nối này dựa trên các kiến thức, nội dung hay dựa trên
kỹ năng, năng lực
Tích hợp trong dạy học đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại bêncạnh các phương pháp dạy học truyền thống khác như giải quyết vấn đề, hợpđồng, phân hóa, dự án hay thuyết trình… Theo thống kê của tổ chức văn hóa,giáo dục của Liên hợp quốc Unesco từ những năm 1960 đến 1974 đã có 208chương trình môn học thể hiện quan điểm tích hợp ở các mức độ khác nhau từtích hợp liên môn, tích hợp xuyên môn, tích hợp đa môn đến tích hợp hoàntoàn theo chủ đề Từ năm 1960 đã có nhiều hội nghị bàn về việc phát triểnchương trình dạy học theo hướng tích hợp Năm 1981 một tổ chức quốc tế đãđược thành lập để cung cấp các thông tin về các chương trình dạy học tíchhợp nhằm thúc đẩy việc áp dụng quan điểm dạy học theo hướng tích hợptrong việc thiết kế chương trình dạy học các môn khoa học trên thế giới
Trang 13Từ đó có thể thấy tích hợp là một trong những quan điểm xây dựng dạyhọc của nhiều nước phương Tây và các nước tư bản phát triển từ lâu Ví dụ:Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tài liệu giới thiệu về chương trình
(Curriculum A comprehensive) của Mỹ đã dành hẳn một mục bàn về vấn đề
tích hợp trong các cơ hội học tập Tài liệu này khẳng định rằng tích hợp nộidung giáo dục trong chương trình giáo dục là nhằm đáp ứng mong muốn làmcho chương trình giáo dục thích ứng với các yêu cầu của xã hội, làm chochương trình giáo dục đó trở nên có ý nghĩa hơn
Ở Pháp thì nhà sư phạm Xavier Roegiers đã tổng hợp thành tài liệu:
“Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường” Trong đó tác giả đã phân tích các căn cứ để dẫn tới làm thế nào để
tích hợp trong dạy học, từ lý thuyết về các quá trình về học tập, lý thuyết vềquá trình dạy học, các phương pháp xây dựng chương trình dạy học theo quanđiểm tích hợp tới định nghĩa, mục tiêu của khoa sư phạm tích hợp, ảnh hưởngcủa cách tiếp cận này tới việc xây dựng chương trình giáo dục, tới mô hìnhxây dựng sách giáo khoa và đánh giá kết quả học tập của học sinh…
Một nghiên cứu của Viện khoa học giáo dục Việt Nam về chương trìnhgiáo dục phổ thông ở 20 nước phát triển cho thấy 100% các nước đó đều xâydựng chương trình dạy học theo hướng tích hợp
Từ đó có thể thấy các nước trên thế giới từ lâu đã chú ý và vận dụng đưa dạyhọc theo hướng tích hợp vào giảng dạy đây cũng là xu thế của giáo dục hiện đại
2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam về tích hợp và tích hợp giáo dục
Trang 14được áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau như trong nghiên cứu và ứng dụngcủa các khoa học cơ bản, kỹ thuật, trong công nghệ thông tin Còn trong lĩnhvực sư phạm thì tư tưởng về tích hợp cũng đã được nghiên cứu và vận dụng
để xây dựng chương trình giảng dạy, sách giáo khoa và vận dụng vào thực tếđổi mới phương pháp dạy học của nhiều môn
Trang 15Có nhiều tác giả tiêu biểu quan tâm đến vấn đề này có thể kể tới như:
Trần Bá Hoành (2006), Dạy học tích hợp, Tạp chí Khoa học giáo dục số 12/
2006 Nguyễn Trọng Hoàn (ch.b), Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Thuý Hồng
(2011), Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh cấp Trung học cơ sở - Tái bản lần thứ 1, NXB Giáo dục Hay
Nguyễn Thị Hồng Vân – Hà Nội (2006): Hệ thống đề kiểm tra nhằm đánh giá
năng lực ngữ văn của học sinh Trung học cơ sở theo yêu cầu tích hợp, Luận
án Tiến sĩ Giáo dục học Lê Thanh Sử, Lê Văn Cầu (2011), Hướng dẫn tích
hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp Trung học cơ sở, NXB Giáo dục.
Bùi Anh Tú, Lê Anh Tuấn (2011), Dạy học tích hợp nội dung học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh môn âm nhạc - Trung học cơ sở, NXB
Giáo dục Còn Chu Thị Phương (2009), Trương Dĩnh (2003) với đề tài:
Nghiên cứu và vận dụng quan điểm tích hợp vào giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học và môn văn học ở THCS hay Ngô Thị Thủy với đề tài, Đổi mới phương pháp dạy học môn công nghệ lớp 12 theo quan điểm tích hợp… Các
tác giả đã phân tích bản chất của khái niệm, bản chất của dạy học theo quanđiểm tích hợp, các xu thế và giải pháp vận dụng quan điểm tích hợp trong xâydựng các chương trình môn học và vận dụng các quan điểm này vào dạy họccác môn học cụ thể Các tác giả cũng đã khai thác, phân tích tính chất tíchhợp thể hiện trong sách giáo khoa và nêu giải pháp cho giáo viên vận dụngcác phương pháp dạy học thích hợp để khai thác các nội dung, ý tưởng trongsách giáo khoa giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách vững chắc
Trang 16trên thế giới đề cập đến từ lâu Phương pháp trên thực sự có hiệu quả tronggiáo dục và bắt đầu được các học giả giáo dục trong nước quan tâm đến.Phương pháp này bước đầu đã được áp dụng trong một số nội dung dạy học
cụ thể của các môn học khác nhau và tỏ ra khá hiệu quả đáp ứng được yêucầu đổi mới giáo dục hiện nay
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm xác định một số phương pháp dạyhọc nhằm tích hợp nội dung giáo dục pháp luật trong môn GDCD ở THCSnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật cho HS ở THCS
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu nội dung, phương phápdạy học tích hợp giáo dục pháp luật trong môn GDCD ở THCS
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thựctiễn của giáo dục pháp luật trong môn GDCD ở THCS, trên cơ sở đó đề xuấtmột số nội dung và phương pháp tích hợp giáo dục pháp luật trong mônGDCD ở THCS và tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính khảthi của đề tài
4 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của tích hợp giáo dục phápluật trong môn GDCD ở THCS
- Nghiên cứu thực trạng tình hình giáo dục pháp luật hiện nay thông quakhảo sát ở một số trường THCS, nghiên cứu nội dung và phương pháp tíchhợp giáo dục pháp luật trong môn GDCD ở THCS sau đó tiến hành thựcnghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài đó là những luận điểm
Trang 17- Đóng góp mới của tác giả là đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thựctiễn của việc tích hợp giáo dục pháp luật trong môn GDCD ở THCS Thựctrạng của việc giáo dục pháp luật trong môn học GDCD ở THCS hiện nayđồng thời phân tích sự cần thiết phải tích hợp nội dung giáo dục pháp luật vàphương pháp tích hợp giáo dục pháp luật trong môn học GDCD ở THCS.
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung của luận văn là vận dụng phương pháp luận của dạyhọc tích hợp để tích hợp giáo dục pháp luật trong môn GDCD ở THCS
Đồng thời tác giả cũng sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luậnnhư tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Và nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn như khảo sát, điều tra, quansát, tổng hợp, phỏng vấn, trao đổi
Cuối cùng là sử dụng phương pháp thực nghiệm khoa học xem xét tính khảthi và hiệu quả của các phương pháp sư phạm đã đề xuất
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thìkết cấu luận văn được chia thành ba chương và mười tiết cùng các tiểu tiết:
Trang 18nhau không phải chỉ trong lý luận dạy học như công nghệ thông tin, truyềnthông, điện, điện tử
Tích hợp (Intergration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh là xác lập lại cáichung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ
Còn theo từ điển tiếng Anh- Anh thì “Intergrate” có nghĩa là kết hợp các
bộ phận với nhau trong một tổng thể Những phần, những bộ phận này có thểkhác nhau nhưng thích hợp với nhau
Từ điển bách khoa khoa học giáo dục Cộng hòa liên bang Đức thì nghĩachung của Intergrate có hai khía cạnh:
+ Đầu tiên là quá trình xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất
Còn theo GS.TS Nguyễn Như Ý: “Tích hợp là phương pháp sư phạm tìmcách thực hiện những mục đích học tập đặt ra cho các môn học khác nhautrong các bài học của một môn nhất định” [37, tr1567]
Trang 19Còn theo X Roegiers: “Tích hợp giáo dục là một quan niệm về quá trìnhhọc tập, trong đó toàn bộ quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinhnhững năng lực cụ thể, có dự tính trước những điều kiện cần thiết cho họcsinh nhằm phục vụ cho quá trình học tập sau này hoặc giúp học sinh hòa nhậpvào cuộc sống lao động” Cũng theo hướng tích hợp gắn học và hành thì ôngcho rằng giáo dục nhà trường phải chuyển từ đơn thuần dạy kiến thức sangphát triển ở học sinh các năng lực hành động, xem năng lực là cơ sở của khoa
sư phạm tích hợp Và quan điểm chuẩn mực về tích hợp của ông đã được lấylàm cơ sở cho việc dạy học tích hợp sau này của các quốc gia trên thế giới
Tóm lại có thể nói tích hợp giáo dục dưới góc độ của của giáo dục học được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất.
- Trong tích hợp giáo dục thì tùy vào yêu cầu, nội dung của môn họcngười ta chia thành các cách tích hợp như:
+ Tích hợp chương trình: là sự liên kết, hợp nhất nội dung các môn học
có nguồn tri thức khoa học và có những quy luật chung, gần gũi nhau Tíchhợp chương trình nhằm làm giảm bớt số lượng môn học, loại bớt được nhiềukiến thức trùng lặp nhau, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quảđào tạo [34, tr384]
Trang 20khoa học lại với nhau trên cơ sở của những nhân tố, những quy luật giốngnhau, chung cho các bộ môn, ngược lại với quá trình phân hóa chúng Tíchhợp các bộ môn trong giáo dục là thể hiện trình độ phát triển cao của cácngành khoa học vào nhà trường đồng thời cũng đòi hỏi tất yếu phải nâng caochất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục Tích hợp các bộ môn trongdạy học không những làm cho học sinh có kiến thức bao quát về thế giới về
sự vật hiện tượng mà còn giúp người học bồi dưỡng các phương pháp học tập,nghiên cứu có tính biện chứng lôgic làm cơ sở để đi đến những hiểu biết,những phát hiện có ý nghĩa khoa học và thực tiễn hơn Tích hợp bộ môn còn
có tác dụng tiết kiệm thời gian, công sức vì loại bỏ được nhiều điều trùng lặptrong những nội dung và phương pháp của những bộ môn trùng nhau Tíchhợp các bộ môn cần được thể hiện trong các chương trình đào tạo và chươngtrình dạy học [34, tr383]
- Tích hợp các nội dung môn học cần được thể hiện trong các chươngtrình đào tạo trong các ngành học và nó được thể hiện qua cách tích hợp như:+ Tích hợp dọc: là tích hợp được dựa trên cơ sở lý thuyết hai hay nhiều
bộ môn thuộc cùng một lĩnh vực gần nhau
+ Tích hợp ngang: là kiểu tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượnghọc tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau
+ Tích hợp giảng dạy: là sự tiến hành dạy học theo hướng liên kết, lồngghép những tri thức khoa học, những quy luật chung, gần gũi nhau nhằm đạtyêu cầu trang bị cho người học cách nhìn bao quát đối với nhiều lĩnh vựckhoa học có chung đối tượng nghiên cứu, bên cạnh đó còn phải nắm được
Trang 21+ Tích hợp kiến thức: là hành động liên kết, kết nối các tri thức khoa họckhác nhau thành một tập hợp kiến thức thống nhất.
+ Tích hợp kỹ năng: là hành động liên kết rèn luyện hai hay nhiều kỹnăng của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực gần nhau đề nắm vững một thể
- Theo yêu cầu và đặc trưng của từng môn học người ta chia ra làm bốnkiểu tích hợp (theo quan điểm của D’ Hainaut) [40, tr47]
+ Quan điểm trong nội bộ môn học (tích hợp trong nội bộ môn học): Ưutiên các nội dung của môn học, quan điểm này duy trì các môn học riêng rẽ.+ Quan điểm đa môn: trong đó đề nghị những tình huống những đề tàithể hiện được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau, nghĩa là theonhững môn học khác nhau Theo đó những môn học này tiếp tục được tiếpcận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở những thời điểm nhất định trong quátrình nghiên cứu Rõ ràng là môn học chưa thực sự được tích hợp
+ Quan điểm liên môn: Trong đó đề xuất những tình huống chỉ có thểtiếp cận một cách hợp lý qua sự soi sáng của nhiều môn học Ở đây nhấnmạnh đến sự liên kết của nhiều môn học làm cho chúng tích hợp với nhau đểgiải quyết một tình huống học tập cho trước Quá trình học tập sẽ không bị rờirạc mà liên kết với nhau để giải quyết vấn đề
+ Quan điểm xuyên môn: Nó chủ yếu phát triển kỹ năng mà học sinh cóthể sử dụng trong tất cả các môn học, tất cả các tình huống Những kỹ năngnày gọi là những kỹ năng xuyên môn Có thể lĩnh hội tri thức của kỹ năng nàytrong từng môn học hoặc qua những hoạt động chung của nhiều môn học
1.1.2.Vai trò của giáo dục pháp luật
Có nhiều cách kiến giải về vai trò của giáo dục pháp luật Với điều kiệnthực tế của nước ta hiện nay thì có thể đặt ra các các vai trò của giáo dục phápluật như sau:
- Giáo dục pháp luật có vai trò hình thành, làm sâu sắc và từng bước
Trang 22Cấu trúc nhận thức thể hiện ở các trình độ sau: Hình thành tri thức phápluật; Mở rộng và làm sâu sắc tri thức pháp luật; Am hiểu thấu đáo pháp luật;Biết cách đánh giá một cách đúng đắn các hành vi pháp lý.
- Giáo dục pháp luật hình thành lòng tin vào pháp luật (vai trò cảm xúc)Pháp luật chỉ có thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh khi họ tôntrọng, tin tưởng vào những quy định của pháp luật Pháp luật được xây dựng
là để bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân, đảm bảo lợi ích chung của cộngđồng, đảm bảo công bằng và dân chủ xã hội Khi nào người dân nhận thứcđầy đủ được như vậy thì pháp luật không cần cưỡng chế mà mọi người vẫn tựgiác thực hiện
Vai trò cảm xúc của phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
+ Giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho con người biết đánh giá
về pháp luật, biết xác định các tiêu chuẩn về tính công bằng của pháp luật,biết quan hệ với người khác trên cơ sở pháp luật
+ Giáo dục tình cảm trách nhiệm là quá trình làm cho con người đượcgiáo dục về nghĩa vụ pháp lý cơ bản của mình, tự giác thực hiện các yêu cầucủa pháp luật, hoàn thành không điều kiện những nghĩa vụ pháp lý trong cácmối quan hệ pháp luật với chủ thể bên kia
+ Giáo dục tình cảm không khoan nhượng đối với những hành vi viphạm pháp luật là giáo dục ý thức không thể khoan dung đối với những biểuhiện chống đối pháp luật
+ Giáo dục tình cảm pháp chế là quá trình giáo dục nhằm hình thành ý
Trang 23phải dựa trên cơ sở pháp luật.
- Vai trò hình thành động cơ và hành vi tích cực theo pháp luật
Ý thức pháp luật của người dân được hình thành từ hai yếu tố, đó làtình cảm pháp luật và tri thức pháp luật
Giáo dục pháp luật nhằm hình thành, củng cố tình cảm tốt đẹp của conngười với pháp luật, đồng thời ngày càng nâng cao sự hiểu biết của con ngườiđối với các quy định của pháp luật và các hiện tượng pháp luật trong đời sống,
từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân
Việc hình thành những thói quen của hành vi hợp pháp do giáo dục pháp luật mà có thường tồn tại dưới dạng cụ thể sau:
+ Thói quen tuân thủ pháp luật (kiềm chế không làm những gì mà phápluật cấm)
+ Thói quen thực hiện nghĩa vụ pháp lý (dùng hành vi tích cực làmnhững gì pháp luật quy định phải làm)
+ Thói quen sử dụng pháp luật (sử dụng quyền mà pháp luật cho phép)
Sự hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật là kết quả cuối cùngcủa giáo dục pháp luật Những vai trò về nhận thức và về tình cảm là phục
vụ cho vai trò hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật Tuy vậy,cần lưu ý rằng các vai trò của giáo dục pháp luật tác động qua lại với nhau,tạo thành một hệ thống thống nhất Khi tiến hành giáo dục pháp luật phảihướng vào cả ba vai trò nêu trên chứ không phải quá trình tác động rời rạc,theo từng công đoạn, trước hết là trang bị tri thức, sau đó là bồi dưỡng tìnhcảm và cuối cùng mới là giáo dục thói quen xử sự hợp pháp
Trang 241.1.3.1 Khái niệm pháp luật
Là tổng hợp các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của nhà nước có tính bắtbuộc chung do nhà nước đặt ra, hoặc thừa nhận ra được Nhà nước đảm bảo
thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế (Theo tài liệu: Sổ tay pháp lý thông
dụng - trang 268).
Pháp luật là những quy tắc chuẩn mực xã hội được ghi thành các điềuluật thể hiện trong hiến pháp và các bộ luật của Nhà nước, mỗi công dân cónghĩa vụ tuân theo Pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền trong việc duytrì trật tự xã hội Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, bao gồmmột hệ thống các quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của công dân đối với nhànước, những quy định xác định tính hợp pháp hay không hợp pháp của cáchành vi cá nhân hay tổ chức xã hội
1.1.3.2 Giáo dục pháp luật
Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có
tổ chức nhằm bồi dưỡng cho người ta những phẩm chất đạo đức và những trithức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội,(Từ điển từ và ngữ Hán-Việt)
Giáo dục pháp luật, tuyên truyền pháp luật, phổ biến pháp luật là nhữngkhái niệm gần nhau nhưng có những điểm khác nhau dù trong thực tế mọingười đều có quan niệm rằng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là cáchoạt động nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân
So với tuyên truyền, phổ biến thì giáo dục cũng nhằm nâng cao nhận
Trang 25Hiện nay, có quan niệm đồng nhất giáo dục pháp luật với hoạt độnggiảng dạy pháp luật được thực hiện trong nhà trường Hiểu như vậy về giáodục pháp luật là chưa đủ, mới hiểu theo nghĩa hẹp Giảng dạy pháp luật trongtrường học được thực hiện đối với một nhóm đối tượng nhất định trong xã hộivới những điều kiện nhất định về chương trình, nội dung, đội ngũ giáo viên,phương tiện, phương pháp giảng dạy Giảng dạy pháp luật là một trong cáchình thức giáo dục pháp luật cơ bản ở nước ta hiện nay.
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới họ đã đưa vào dạy các môn học tíchhợp ở THPT và tiểu học nhằm làm giảm sự quá tải cho học sinh mà vẫn cungcấp cho các em các kiến thức cơ bản của các môn học và các khái niệm sơđẳng về thế giới hiện tượng trong đó có nội dung giáo dục pháp luật
1.1.3.3 Tích hợp nội dung giáo dục pháp luật trong môn GDCD ở THCS
Môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở có vai trò quan trọng trực tiếptrong quá trình hình thành ý thức, hành vi đạo đức, pháp luật và lối sống chohọc sinh (HS) Đây là môn học có đặc điểm nổi bật là gần với con người và
xã hội, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhàtrường và xã hội Đặc điểm này tạo cho môn Giáo dục công dân có những lợithế nhất định để định hướng giáo dục pháp luật cho các em HS như ở chươngtrình lớp 6 giáo dục cho các em pháp luật quyền trẻ em, quyền đảm bảo về chỗ
ở, về thư tín, điện thoại, điện tín, quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh Ởlớp 7 định hướng giáo dục cho các em về quyền được giáo dục của trẻ em,quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng Đến lớp 8 thì chương trình Giáo dục côngdân định hướng giáo dục cho các em quyền cơ bản để trở thành một công dânnhư quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, quyền khiếu nại tố cáo, tự
do ngôn luận Ở lớp 9 định hướng cho các em về quyền và nghĩa vụ của côngdân trong hôn nhân, tự do kinh doanh và đóng thuế, nghĩa vụ lao động củacông dân, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân
Trang 26cơ sở về cơ bản đã định hướng giáo dục pháp luật cho các em học sinh cácquyền cơ bản để các em có kiến thức ban đầu của một công dân Tuy nhiênviệc giáo dục pháp luật cho các em HS ở hiện nay ở THCS chưa thật sự đápứng được các mục tiêu mà giáo dục pháp luật hướng tới Do đó phải chươngtrình hiện nay phải tập trung định hướng vào việc giáo dục pháp luật cho HShơn nữa Chương trình GDCD ở THCS có nhiều nội dung hoàn toàn phù hợpvới định hướng này.
Có thể hiểu: Tích hợp giáo dục pháp luật trong môn GDCD ở THCS
dưới góc nhìn của giáo dục học nó được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ,
có hệ thống các nội dung kiến thức trong một môn học ở các mức độ khácnhau thành một nội dung thống nhất Bởi hiện nay chương trình giáo dục ởnước ta chưa có môn học pháp luật riêng cho học sinh THCS do đó việc tíchhợp giáo dục pháp luật cho các em học sinh ở THCS thông qua môn họcGDCD là rất cần thiết và hợp lý
1.1.4 Các nguyên tắc và mức độ tích hợp giáo dục pháp luật trong môn GDCD ở THCS
1.1.4.1 Nguyên tắc tích hợp
Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến bàihọc môn đó thành bài học giáo dục pháp luật Có nghĩa là lấy kiến thức củamôn đó làm nội dung chính và trên nền tảng kiến thức của môn đó liên hệ vớiviệc giáo dục pháp luật
Khai thác nội dung tích hợp giáo dục pháp luật phải có chọn lọc, có tính tậpchung cao vào những chương, mục nhất định không tích hợp tràn lan, tùy
Trang 27Việc tích hợp giáo dục pháp luật vào trong các bài học phải hết sức nhẹnhàng, tự nhiên, tránh gượng ép, khô khan làm cho học sinh cảm thấy khôngthoải mái trong giờ học.
Đồng thời phải đảm bảo tư tưởng của việc giáo dục nghĩa là phải khai thácnhững nội dung trong các môn học đó nhưng phải có ý nghĩa giáo dục
Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục góp phần nâng cao hiệuquả bộ môn nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng
+ Tích hợp ở mức độ liên hệ: Các kiến thức về giáo dục pháp luật khôngđược nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng thông qua nội dung kiến thức bài học
có thể liện hệ với đời sống thực tế thì giáo viên có thể tiến hành liên hệ chohọc sinh hiểu
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Vài nét về giáo dục pháp luật trên thế giới
Vấn đề giáo dục pháp luật từ lâu đã là một vấn đề quan trọng đượccác nước trên thế giới quan tâm và giáo dục pháp luật trong trường họccũng được đặc biệt chú ý ở các nước phát triển nhằm hình thành nhâncách cho thế hệ trẻ, nâng cao nhận thức và thái độ chấp hành pháp luậtcủa họ Mục tiêu quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật là nhằmgiáo dục kỹ năng sống, ý chí vượt lên chính mình, khắc phục các trở ngại,ứng xử đúng với các quy định của pháp luật
Trang 28pháp luật cho học sinh bởi đó là cách thức quan trọng đảm bảo quyền conngười Các nhà giáo dục của nước này chú trọng xây dựng các biện pháp giáodục pháp luật cho học sinh và được thể hiện trong bộ tài liệu của Trung tâm
hỗ trợ kỹ thuật và nhân quyền Ôxtrâylia Để đưa ra các biện pháp giáo dụcpháp luật hữu hiệu các công trình nghiên cứu đã tập trung thiết kế nội dung,phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh trong các trường phổ thông Nộidung giáo dục pháp luật rất phong phú và gắn liền với cuộc sống hằng ngàycũng như nhu cầu của học sinh
Tại Mỹ thì giáo dục đạo đức trong nhà trường, một chương trình kiểu
mới đã có những kết quả tốt trong việc giáo dục nhận thức, lối sống, đạo đức
và ý thức tuân thủ pháp luật của học sinh Hội đồng giáo dục Miami – Dadeđược thành lập từ năm 1996 với mục đích giáo dục cộng đồng, huấn luyệncho mọi thành viên cách sử sự trong cộng đồng và thực thi pháp luật đồngthời cung cấp cho người học phương thức thực hiện chính sách xã hội tốtnhất Thanh niên và học sinh là đối tượng quan trọng nhất của hội đồng này.Học sinh sẽ được cung cấp những công cụ cần thiết để trở thành người lãnhđạo tốt, có đức và có tài trong tương lai Chương trình được đưa vào dạychính khóa trong trường học một giờ một tuần trong chính khóa Hoạt độngnày đã nâng cao khả năng nhận thức cho học sinh giúp các em nhận thấy kiếnthức pháp luật có liên quan mật thiết đến cuộc sống hiện tại của các em Bêncạnh đó ở Mỹ còn có chương trình, hình thức GDPL cho học sinh rất ấntượng đó là thành lập tòa án của thanh thiếu niên Khi các thanh thiếu niên
Trang 29Còn ở Canada thì GDPL cho học sinh được thực hiện bởi nhiều tổ chức
khác nhau trong đó chủ yếu thông qua hoạt động của hội đồng giáo dục phápluật – một tổ chức xã hội có vai trò giáo dục pháp luật cho cộng đồng Mụcđích của nó là hướng tới cho học sinh hiểu, tự giác tuân thủ pháp luật và tôntrọng quyền lợi của người khác, qua đó xây dựng một xã hội tự do Phươngpháp tiếp cận chương trình cũng như các nguồn thông tin pháp luật tương đốinhanh chóng dễ dàng Học sinh có thể tìm kiếm thông tin cũng như sự hỗ trợtích cực tại văn phòng của hội, có thể qua trang web trực tuyến hoặc quađường dây điện thoại luôn sẵn sàng hoạt động để cung cấp cho nhu cầu củacác thành viên
Ở Thụy Điển thì GDPL có mục đích là làm cho mọi công dân hiểu biết
sâu sắc về pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu tham gia vào các hoạt động củanhà nước và xã hội Việc truyền bá kiến thức pháp luật được thực hiện rộngrãi trong toàn quốc hoặc trong từng nhóm xã hội thông qua các phương tiệnthông tin đại chúng, đặc biệt là khi ban hành một văn bản pháp luật mới, bãi
bỏ văn bản đã lạc hậu hoặc trưng cầu ý kiến về một văn bản luật Trongtrường học ở Thụy Điển không có môn học pháp luật riêng rẽ, độc lập cho cáctrường từ phổ thông tới đại học không chuyên luật Việc truyền bá kiến thứcpháp luật được thực hiện ngay từ tiểu học các em được giới thiệu các quyền
cơ bản của công dân, nhất là quyền dân sự trong một nhà nước dân chủ thôngqua bộ môn lịch sử, địa lý và bằng phương pháp lồng ghép nội dung pháp luậtvới các nội dung văn hóa cơ sở Học sinh còn được giáo dục pháp luật thôngqua các hoạt động ngoại khóa như nghe các cuộc nói chuyện của luật sư, cảnhsát tổ chức tại trường học
Như vậy ở các nước tư bản phát triển trên thế giới nền giáo dục của họrất chú trọng tới việc giáo dục pháp luật cho học sinh ngay ở bậc phổ thông từlúc các em còn rất nhỏ
Trang 301.2.2.1 Khảo sát ý kiến của giáo viên
Trong quá trình thực hiện đề tài để tìm hiểu về thực trạng giáo dục phápluật cho học sinh ở nước ta hiện nay của giáo viên các trường THCS chúng tôicũng tiến hành trao đổi, khảo sát với giáo viên các trường và dự giờ các tiết dạycủa các giáo viên (Xem phụ lục 1) thì ý kiến khảo sát như sau:
Về nhận thức: Thì phần lớn số giáo viên được khảo sát đều có nhận thứcđầy đủ và đúng đắn về vấn đề giáo dục pháp luật cho học sinh THCS hiệnnay Nhưng họ cho rằng hiện nay việc giáo dục pháp luật cho học sinh ở nước
ta chưa thực sự hiệu quả và được quan tâm đúng mức Họ cho rằng mục đíchchính của giáo dục pháp luật cho học sinh là để nhằm hình thành cho học sinhkiến thức về pháp luật, giúp các em có cách ứng xử đúng đắn trước pháp luật,hình thành cho các em các kỹ năng, thái độ trước các tình huống pháp luật Ởnước ta chương trình giáo dục chưa có bộ môn pháp luật riêng rẽ do đó cầnphải tích hợp nội dung giáo dục pháp luật vào nhà trường vì: nhà trường làtrung tâm văn hóa, giáo dục cộng đồng đây cũng là nơi có số lượng học sinhđông đảo là chủ nhân tương lai của đất nước đồng thời trong nhà trường là nơi
dễ chuyển tải các kiến thức về pháp luật nhất Trong điều kiện nền giáo dụcnước ta hiện nay thì phương pháp tốt nhất để giáo dục pháp luật cho học sinh
là nên tích hợp vào các môn học có nội dung liên quan đặc biệt là mônGDCD Giáo dục pháp luật phải được thực hiện ở mọi nơi trong cộng đồng vàtrong trường học thì nên GDPL từ cấp THCS trở lên
Trang 31Về thái độ: Hầu hết các giáo viên đều có thái độ tích cực với việc giáodục pháp luật cho học sinh THCS Giáo viên cho rằng họ sẽ phải là nhữngngười tiên phong về việc thực hiện pháp luật đồng thời muốn cho học sinhnắm chắc kiến thức về giáo dục pháp luật GV cần phải tổ chức các hình thứcdạy học phong phú Bởi vì họ hiểu rằng giáo dục pháp luật không những cungcấp kiến thức, kỹ năng cho học sinh Mà học sinh cũng sẽ là những ngườituyên truyền viên tốt nhất trong việc đưa nội dung giáo dục pháp luật đếncộng đồng dân cư nơi các em đang sinh sống Vì thế giáo viên phải thườngxuyên cập nhật nhiều kiến thức về pháp luật trong nước cũng như trên thếgiới Và giáo dục pháp luật chỉ đạt hiệu quả khi có sự tham gia của tất cả cácthành viên trong xã hội.
Tuy nhiên thì vẫn còn đó một bộ phận giáo viên chưa có thái độ đúngđắn trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh của mình
Về hình thức tổ chức và phương pháp thì qua khảo sát các giáo viên đềucho rằng có thể sử dụng phương pháp dạy học tích hợp cho việc giáo dụcpháp luật đặc biệt là môn GDCD Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay thì việclồng ghép nội dung giáo dục pháp luật vào trong môn học còn nhiều yếu tốkết hợp lại nữa.Và thực tế khi đánh giá về nội dung giáo dục pháp luật chohọc sinh THCS qua các tiết dạy môn GDCD của mình các giáo viên cũng nóithẳng ra rằng một số ít bài thì có được nội dung giáo dục pháp luật cho họcsinh được Nguyên nhân có những bài mà kiến thức bài học chưa có nội dungGDPL, có bài học thì quá dài không có nhiều thời gian để nói sang các nộidung khác và cơ sở vật chất cho việc dạy học còn hạn chế do đó kiến thứcpháp luật mà các em học được còn hạn chế
Trang 32rằng nên đưa nội dung giáo dục pháp luật cho các em thành môn học riêng.Song phần lớn các thầy, cô giáo đều cho rằng giáo dục pháp luật cho các emhọc sinh THCS là cần thiết nhưng không nên tách thành môn học riêng rẽ vì
sẽ làm cho các môn học ở THCS trở nên nặng nề hơn và gây quá tải cho họcsinh Do đó theo các thầy, cô việc tích hợp nội dung giáo dục pháp luật quamôn học là giải pháp tốt nhất hiện nay cụ thể là môn GDCD
1.2.2.2 Khảo sát ý kiến của học sinh
Khi thực hiện đề tài này chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát ý kiến của
195 HS của cả hai trường bằng các phiếu khảo sát ( Phụ lục 2) và chúng tôicũng đã thu được những kết quả đáng kể, từ đó kiểm tra được mặt nhận thức,thái độ và hành vi của học sinh về các vần đề pháp luật đặt ra đối với các em,thực trạng và sự am hiểu của các em về các vấn đề pháp luật được thể hiệnqua một số câu hỏi có nội dung cụ thể như sau:
ST
Kết quả trả lờiSố
17,449,233,4
Trang 332 Khi học xong các bài có nội dung giáo dục pháp luật
các em có hiểu về nội dung giáo dục pháp luật
12,329,738,421,0
3 Giáo dục pháp luật có giúp em lĩnh hội được:
a Kiến thức về pháp luật nhiều hơn trước
b Được ít hơn trước
c Không lĩnh hội được
170178
8,7091,3
4 Các nội dung pháp luật được học các em có thấy :
a Hấp dẫn, sát với thực tiễn cuộc sống
b Kiến thức bình thường
c Không sát với thực tiễn
2547123
12,824,163,1
5 Em cảm thấy có hứng thú với các phương pháp dạy
học mà giáo viên đưa ra không?
a Hứng thú, hấp dẫn
b Bình thường
c Tẻ nhạt, nhàm chán
368376
18,442,5
Trang 341
Trang 356 Theo em, có cần thiết phải giáo dục pháp luật trong
68,79,721,6
7 Nội dung kiến thức pháp luật có phù hợp với sự hiểu
biết của học sinh không?
a Rất phù hợp
b Bình thường
c Không phù hợp
406194
20,531,248,3
8 Giáo dục pháp luật trong môn học giúp các em hình
thành được những kỹ năng gì trong cuộc sống
018,981,1
9 Sau các bài học về giáo dục pháp luật các em đã sẽ
thực hiện quy định của pháp luật như thế nào trong
30,256,
Trang 3610 Em có kêu gọi, tuyên truyền mọi người xung quanh
cùng tự giác chấp hành các quy phạm pháp luật một
22,116,961,0
Trang 37Về mặt nhận thức: Qua số liệu khảo sát có thể thấy rằng phần lớn các emchưa có nhận thức đầy đủ về giáo dục pháp luật cả về kiến thức, kỹ năng, thái
độ đặc biệt là kỹ năng thực hành Qua đây đặt ra câu hỏi đối với ngành giáodục và toàn xã hội về việc giáo dục pháp luật cho các em HS liệu đã đáp ứngđược yêu cầu giáo dục chưa
Về thái độ: Đa số các em HS khi được hỏi đều có thái độ không tích cựcđối với các vấn đề giáo dục pháp luật và cũng tỏ ra không hứng thú với cácbài học có nội dung giáo dục pháp luật vì theo các em nó không sát với thựctiễn cuộc sống hằng ngày của các em Và rằng các nội dung đó chỉ nặng vềkiến thức lý thuyết mà không sát với thực tế
Về hành vi: Do nhận thức của các em HS còn hạn chế về các vấn đề phápluật dẫn đến hành vi liên quan đến pháp luật còn hạn chế bao gồm cả kỹ năngứng xử với các tình huống pháp luật trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày
Trang 38rằng liệu nội dung và phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh hiện naycủa chúng ta đã đúng hướng và hợp lý chưa? Bởi lẽ rằng giáo dục pháp luậtcho các em HS như trước đây chỉ giúp các em hiểu được các lý thuyết về giáodục pháp luật mà khi gặp phải các tình huống pháp luật trong cuộc sống thìcác em không giải quyết được Vậy thì làm sao để các em không chỉ nắm bắtđược các nội dung lý thuyết cơ bản của giáo dục pháp luật mà còn phải vậndụng được thì chính giáo viên của chúng ta phải là người tạo ra sự thay đổi vềmặt nhận thức, thái độ, đặc biệt là tạo sự thay đổi về mặt hành vi của HStrước các vấn đề, tình huống pháp luật đặt ra cho các em trong thực tiễn cuộcsống Và chỉ khi nào thực hiện được nhiệm vụ này thì công tác giáo dục phápluật trong nhà trường ở THCS mới thực sự đạt hiệu quả và học sinh mới lĩnhhội được các tri thức mà giáo viên cần truyền đạt thì mục tiêu giáo dục phápluật cho học sinh mới có thể đạt được.
1.2.2.3 Khảo sát ý kiến của dư luận, báo chí
Tình hình giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường phổ thông hiệnnay có nhiều vấn đề mà ngành giáo dục và toàn xã hội chưa làm được và phảinhận thức lại Có rất nhiều bài viết đánh giá về thực trạng giáo dục pháp luậtcho học sinh ở nước ta hiện nay
Hiện nay hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài,báo, internet liên tiếp thông tin về tình trạng vi pháp luật của học sinh, sinhviên ngày càng tăng mà độ tuổi những người vi phạm pháp luật ngày càngđược trẻ hóa Đó thực sự là vấn đề mà xã hội và ngành giáo dục cần phải nhìnnhận, nhận thức lại, giáo dục lại
Trang 39Đã cũng đã có rất nhiều bài báo, các nhà nghiên cứu phản ánh về vấn đềnày ở nước ta như: Bài viết trên các tạp chí khoa học về giáo dục pháp luật có
bài “Đẩy mạnh việc dạy và học pháp luật trong các nhà trường theo tinh thần
chỉ thị 32-CT/TW của Ban bí thư” của PGS.TS Nguyễn Tất Viễn (Dân chủ và
pháp luật, số chuyên đề về thực hiện chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư trungương Đảng khóa IX, tháng 4/2004) Bài viết đã khẳng định những chủ trươngđúng đắn của Đảng và nhà nước ta về giáo dục pháp luật trong nhà trường.Qua nghiên cứu tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được sau 17 năm(1987-2004) đưa pháp luật đến với học sinh, sinh viên đồng thời chỉ rõ nhữngvấn đề đặt ra từ thực tiễn dạy học pháp luật cần giải quyết Đó là sự nhận thức
và quan tâm, đầu tư của các cấp các ngành, đoàn thể và công dân về vai trò,
ý nghĩa của giáo dục pháp luật trong nhà trường còn hạn chế, đội ngũ giáoviên, chương trình sách giáo khoa chưa đáp ứng được yêu cầu nâng caochất lượng dạy học pháp luật trong nhà trường do đó mục tiêu giáo dụcpháp luật là chưa đạt được
Hay trong bài viết “Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông hiện nay
là vấn đề cấp bách” của tác giả Nguyễn Khắc Hùng (Tạp chí Tuyên giáo, số
9/2008) cho thấy sự hiểu biết về pháp luật của học sinh các trường phổ thôngcòn thấp Do thiếu hiểu biết nên một bộ phận học sinh, thanh thiếu niên trongcác trường phổ thông vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của các hành vi viphạm pháp luật Từ việc phân tích kết quả khảo sát của Viện nghiên cứuthanh niên tác giả đã chứng minh nhu cầu được học và giáo dục pháp luật củahọc sinh trong các trường phổ thông là rất lớn
Trang 40trình, các bài trong sách giáo khoa, đặc biệt là sách giáo khoa cấp Trung học
cơ sở còn cứng nhắc, quá lệ thuộc vào văn bản pháp luật, dẫn việc khi vănbản pháp luật được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu cuộc sống thì sách khôngtheo kịp và thường lỗi thời, lạc hậu
Như vậy có thể thấy vấn đề giáo dục pháp luật luôn được Đảng, nhà nước,các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và cả xã hội đang quan tâm Tuy nhiên ởtrên phương diện giáo dục thì các bài viết của các nhà nghiên cứu về giáo dụcpháp luật chỉ mới chú trọng tìm hiểu công tác này trong nhà trường nói chung vànhấn mạnh sự cần thiết tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh mà chưa cóbài viết nào đi sâu tìm hiểu các phương pháp giáo dục pháp luật cụ thể trong mộtmôn học, chương trình học nhằm nâng cao khả năng nhận thức pháp luật chohọc sinh trung học phổ thông đặc biệt là các em học sinh ở Trung học cơ sở