1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tích hợp giáo dục môi trường trong bộ môn địa lý lớp 12 ở trường THPT lê hồng phong

22 675 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,93 MB

Nội dung

Đó là sự cạn kiệt nguồn tài nguyênthiên nhiên và đa dạng sinh học, sự suy thoái đất, nguồn nước, ô nhiễm môitrường do chất thải.[1] Khái niệm môi trường cho đến nay được coi là hệ thống

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG BỈM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG BỘ MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

Người thực hiện: Đinh Thị Lý Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong SKKN thuộc môn: Địa lí

THANH HÓA NĂM 2017

Trang 2

2.1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 4

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài.

1.1.1 Cơ sở lý luận.

Quan niệm từ lâu đã trở thành phổ biến là con người coi môi trường là nơi

ở, sinh hoạt, là nguồn cung cấp mọi thứ tài nguyên, nhiên liệu, vật chất vô cơ vàhữu cơ cho cuộc sống, đồng thời nó cũng là địa bàn cho mọi hoạt động kinh tế.Bên cạnh đó, nhận thức quan trọng nhất của con người có được là môi trường cócác ngưỡng chịu tải nhất định dưới tác động tự nhiên và nhân tác Các tác động

tự nhiên có thể vượt qua giới hạn chịu đựng của môi trường và rất khó kiểmsoát, nhưng những tác động nhân tác thì có thể kiểm soát được Các yếu tố sinh

ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc giántiếp đến môi trường sống của con người Đó là sự cạn kiệt nguồn tài nguyênthiên nhiên và đa dạng sinh học, sự suy thoái đất, nguồn nước, ô nhiễm môitrường do chất thải.[1]

Khái niệm môi trường cho đến nay được coi là hệ thống lãnh thổ và hoạtđộng tự nhiên, kinh tế - xã hội (như là các cảnh quan) cùng với các quan hệ củacác thành phần với nhau, đó là hệ thống động lực có quá trình phát sinh, pháttriển, có các thuộc tính khác nhau như tính ổn định, tính chống chịu, khả năng tựlàm sạch,… Các thuộc tính này hoạt động theo các quy luật tự nhiên nhưng dướitác động của con người chúng đã và đang bị biến đổi

Như vậy, tiếp cận Địa lí học trong nghiên cứu môi trường chính là cách tiếpcận đánh giá tổng hợp các thể tổng hợp tự nhiên hoặc các cảnh quan sinh tháinhằm xác định được mối quan hệ và sự biến đổi của các thành phần tự nhiên,các tính chất môi trường của lãnh thổ với hoạt động của con người trong quátrình khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ đó Mặt khác nó còngóp phần vào việc phát hiện khai thác, sử dụng, bảo vệ, cải tạo tài nguyên thiênnhiên - môi trường một cách hợp lý

1.1.2 Cơ sở thực tiễn.

Kiến thức Địa lí môi trường rất rộng và được lồng ghép (tích hợp) để giảngdạy ở một số môn học trong trường THPT như môn Địa lí, Sinh học và Giáo dụcCông dân

Khối lượng kiến thức về môi trường được truyền tải qua môn Địa lí ởtrường THPT nói chung rất lớn và khá trìu tượng, riêng chương trình Địa lí 12chuẩn, kiến thức về môi trường được tập trung trong phần “Vấn đề sử dụng vàbảo vệ tự nhiên” với 2 bài cụ thể:[4]

Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Bài 15: Bào vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Ngoài ra, kiến thức về Môi trường còn được lồng ghép ở nhiều bài học củachương trình Địa lí 12 như sau:

Bài 6, 7, 8, 9, 10, 11,12, 16, 17, 18, 21, 22, 24, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 35,

36, 37, 39, 41, 42, 43, 44, 45

Đối với giáo viên Địa lí, đây là phần nội dung không mới mẻ nhưngchương trình Địa lí 12 cũ đề cập rất ít, còn chương trình Địa lí 12 hiện nay đềcập tương đối sâu rộng Việc lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp với mỗi

Trang 4

bài học có tích hợp kiến thức môi trường cho phù hợp với từng đối tượng họcsinh tùy thuộc rất lớn vào trình độ, ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên

Trong thực tế qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy kết quả dạy học về Địa

lí môi trường ở trường THPT nói chung và ở khối 12 nói riêng chưa cao (cả vềmặt kiến thức, kĩ năng và khả năng tư duy ), có nhiều nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng trên chẳng hạn như:

có điểm liệt, đa phần học sinh đều yếu toán điểm thi toán đầu vào từ 0.25 1.75 điểm) nên khả năng ghi nhớ, học thuộc lòng và khả năng tư duy của họcsinh còn yếu Kết quả:

-+ Học sinh ngại học, ít hứng thú học tập môn Địa lí nói chung, Địa lí môitrường nói riêng Để đối phó khi giáo viên kiểm tra, học sinh đành phải cố gắnghọc thuộc lòng (học tủ, học vẹt), ghi nhớ một cách máy móc, thiếu sự tư duylôgic và sự liên hệ thực tế

+ Các kiến thức về Địa lí môi trường học sinh hiểu chưa sâu và nhiều vấn

đề về môi trường còn mơ hồ, ý thức bào vệ môi trường còn kém nên chưa cónhiều kĩ năng sống thân thiện với môi trường

* Về phía giáo viên: Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên dạy Địa lí

quan niệm đây là môn phụ, học sinh học lấy điểm tổng kết nên chủ yếu dạy chohết nội dung bài học theo phân phối chương trình, ít đề cập hoặc chưa đào sâuđược những kiến thức về môi trường trong mỗi bài học

Để giúp học sinh khắc sâu những kiến thức về môi trường, hiểu đượcnguyên nhân, thực trạng của môi trường và những biện pháp bảo vệ môi trường

- phát triển bền vững ở nước ta hiện nay Đồng thời giúp học sinh có được kĩnăng sống thân thiện với môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thântrong bảo vệ môi trường, hứng thú hơn khi học môn Địa lí Tôi chọn nghiên cứu

đề tài “Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực dể dạy Địa lí môi trườngtrong môn Địa lí lớp 12 THPT”

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Đề tài: “Tích hợp giáo dục môi trường trong bộ môn Địa Lí lớp 12 ở

trường THPT Lê Hồng Phong – Bỉm Sơn – Thanh Hóa” nhằm đạt được các mụcđích:

1.2.1 Đối với giáo viên.

+ Nâng cao kiến thức về Địa lí môi trường nói riêng, các kiến thức về

chuyên môn Địa lí nói chung

+ Hiểu và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng pháthuy tích cực chủ động, sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng Địa lí nói chung và Địa límôi trường nói riêng cho học sinh

+ Thiết kế và tổ chức giảng dạy qua các bài học cụ thể

Trang 5

1.2.2 Đối với học sinh.

+ Học sinh được hiểu và khắc sâu hơn các khái niệm về Địa lí môi trường.hiểu được nguyên nhân, thực trạng của môi trường và những biện pháp bảo vệmôi trường - phát triển bền vững ở nước ta hiện nay

+ Học sinh hiểu bài, có phương pháp học tập tốt hơn, tránh học tủ, học vẹt

và yêu mến bộ môn Địa lí hơn

+ Học sinh có được kĩ năng sống thân thiện với môi trường, nâng cao ýthức trách nhiệm và có hành động cụ thể hơn trong việc sử dụng tiết kiệm, hiệuquả các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, có ý thức hơn trong việc bảo

vệ môi trường sống

+ Học sinh có những phản ứng và chính kiến tích cực đối với những biểuhiện và hành động tác động tiêu cực đến môi trường trong cuộc sống hàng ngày

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đã xác định được nhiệm vụ nghiêncứu sau:

a Nghiên cứu một số lí luận về Môi trường, về các phương pháp dạy họctích cực phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh

b Tìm hiểu thực trạng của việc dạy Địa lí môi trường trong chương trình Địa

lí lớp 12 ở trường THPT nói chung và trường THPT Lê Hồng Phong nói riêng

c Vận dụng linh hoạt, tổng hợp các phương pháp dạy học tích cực để giảngdạy Địa lí môi trường trong chương trình Địa lí lớp 12 tại trường THPT LêHồng Phong qua các bài học cụ thể

Trong quá trình giáo dục bảo vệ môi trường cần đảm bảo:

Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên

Có tình yêu quê hương đất nước, tôn trọng di sản văn hoá

Có thái độ thân thiện với môi trường và có ý thức hành động trước vấn đềmôi trường nảy sinh

Có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, củacộng đồng

Có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệnguồn nước, bảo vệ không khí

Có ý thức giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động

Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phánhành vi gây hại cho môi trường

Về kĩ năng - hành vi:

Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực các vấn đề môitrường nảy sinh

Trang 6

Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường.

Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường, cộngđồng

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Trước hết Giáo viên phải cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về môi trường như:

Định nghĩa môi trường: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự

nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người vàsinh vật (Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13)

Vai trò của môi trường (Chức năng của môi trường):[1;2]

Là nơi sinh sống và phát triển của xã hội loài người

Là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên và năng lượng cho cuộc sống củacon người

Là khung cảnh lao động, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của con người

Là nơi phát triển trí tuệ, óc thẩm mỹ và những phẩm chất tốt đẹp của con người

Là nơi tiếp nhận và biến đổi các chất thải

Thành phần của môi trường:

Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan

Phương pháp sử dụng tranh ảnh Địa lí

Phương pháp sử dụng băng, đĩa hình

Phương pháp thảo luận

Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa

Phương pháp thí nghiệm

Phương pháp kinh nghiệm thực tế để giáo dục

Phương pháp hoạt động thực tiễn

Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng

Phương pháp học tập theo dự án

Phương pháp nêu gương

Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống bảo vệ môi trường

2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.

2.1.1 Cơ sở lí luận.

a Vai trò của môi trường.

Ngày nay chúng ta hiểu rằng, những biến đổi của môi trường theo chiềuhướng xấu đi phần lớn là do tác động của con người trong quá trình phát triển kinh

tế - xã hội Tác động của con người nói trên đều bắt nguồn từ mỗi cá nhân, mỗi gia

Trang 7

đình cho đến toàn bộ xã hội Tác động đó lại xảy ra thường xuyên, liên tục, ở khắpmọi nơi, trên mọi miền có con người sinh sống Tác động đó không chỉ thông quacác hoạt động kinh tế, mà còn qua các hoạt động văn hoá, du lịch, vui chơi giảitrí… Bởi vậy bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội Muốn bảo

vệ môi trường có hiệu quả cần dựa vào chủ trương, đường lối, chính sách pháp luậtcủa nhà nước Mặt khác cần phải giáo dục cho mọi người dân trong xã hội, tất cảthế hệ học sinh phải hiểu các vấn đề về môi trường để từ đó các em có ý thức vàtrách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Việc giáo dục bảo vệ môi trường có thể thông qua nhiều hình thức khácnhau như: Internet, phát thanh, truyền hình, sách báo,… các hình thức nghệthuật như: phim ảnh, ca nhạc, hội hoạ…; hoạt động của các tổ chức quần chúng(Hội bảo vệ môi trường, Hội môi trường và sinh thái…) và qua giảng dạy ở cáctrường học Trong hình thức nói trên, việc giảng dạy ở các nhà trường là hiệuquả nhất Nhà trường là nơi đào tạo những thế hệ trẻ, những chủ nhân tương laicủa đất nước, những người sẽ thực hiện việc khai thác, sử dụng và bảo vệ cácnguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất nước mình Nếu các em có nhậnthức đầy đủ về môi trường thì khi ra đời, dù ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động nàocác em đều có thể bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả Vì vậy chúng takhông thể không lồng ghép giáo dục môi trường vào trong chương trình học tậpcủa học sinh

b Nhiệm vụ và phương hướng giáo dục môi trường.

Trong các trường học, giáo dục môi trường là một nội dung quan trọngtrong quá trình giảng dạy và học tập, nhằm nâng cao nhận thức, rèn luyện kĩnăng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh trong việc bảo vệ môitrường Nó có nhiệm vụ:

Làm cho học sinh nhận thức rõ đặc điểm của môi trường tự nhiên, vai tròcủa môi trường đối với đời sống và sự phát triển của xã hội loài người, nhữngtác động của con người làm cho môi trường biến đổi xấu đi và hậu quả của nó

Từ cơ sở nhận thức đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, biếtquý trọng phong cảnh đẹp, các di tích văn hóa lịch sử, ý thức bảo vệ môi trườngsống trong lành, sạch đẹp cho mình, cho mọi người, chống lại những hành viphá hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường

Trang bị cho học sinh một số phương pháp và kĩ năng bảo vệ môi trường

để các em có thể thực hiện nhiệm vụ môi trường ngay tại địa phương nơi các

em đang sinh sống

Hiện nay, việc giáo dục môi trường tuy đã có chương trình giảng dạy ở cáctrường phổ thông, xong nó không được cấu tạo thành môn học riêng mà chỉ tíchhợp vào trong môn học Bởi vậy, để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên, cầntuân theo phương hướng là:

Thông qua các kiến thức của các môn học để lồng ghép hoặc liên hệ cáckiến thức giáo dục môi trường, nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiếnthức về môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường tương đối đầy đủ

Việc giáo dục môi trường phải được thông qua toàn bộ hệ thống các trườnghọc chính quy và không chính quy, từ các lớp mẫu giáo cho đến các lớp phổthông, cao đẳng và đại học

Trang 8

Việc giáo dục môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế của môitrường địa phương cũng như các hình thức, biện pháp ngăn ngừa những thay đổicủa môi trường có hại cho sản xuất và cuộc sống của nhân dân địa phương mình.Nội dung và phương pháp giáo dục môi trường phải phù hợp với mục tiêuđào tạo của từng cấp học, đặc điểm tâm lí nhận thức của học sinh theo từng độtuổi khác nhau

2.1.2 Cơ sở thực tiễn.

a Thực tiễn sử dụng đối với phương pháp bộ môn.

Sự phát triển kinh tế - xã hội hay nói ngắn gọn lại sự phát triển là một quátrình sử dụng các nguồn tài nguyên sống và không sống để sản xuất ra mọi củacải vật chất nhằm đáp ứng các nhu cầu cải thiện cuộc sống của con người Tuynhiên trong quá trình phát triển, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môitrường bị biến đổi, bị suy thoái và tác động xấu trở lại đối với sự phát triển vàđời sống hằng ngày của con người

Ngày nay, để giải quyết các vấn đề đó, người ta đưa ra quan điểm “Phát triểnbền vững” Sự phát triển này đòi hỏi tất cả các ngành, các cấp đều phải quan tâmchỉ đạo thực hiện làm sao có hiệu quả Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu của hômnay mà còn cả mai sau Bởi “Nếu không bảo vệ môi trường một cách thích đáng,phát triển sẽ suy yếu dần Ngược lại không có phát triển, bảo vệ môi trường sẽthất bại”

b Thực tế tình hình học tập của học sinh

Thực tế trong những năm học trước đây khi giảng dạy tại trường THPT LêHồng Phong Bỉm Sơn - Thanh Hóa bản thân tôi vẫn chưa biết cách lồng ghépgiáo dục môi trường vào trong giảng dạy bộ môn của mình như thế nào để đạthiệu quả cao nhất nên kết quả còn nhiều hạn chế, học sinh của tôi khi hỏi đếnvấn đề môi trường thì:

Nắm khái niệm về môi trường hời hợt, mơ hồ, chưa có hệ thống

Trả lời các câu hỏi hiểu và vận dụng về môi trường yếu

Nhiều học sinh dập khuôn, máy móc, chóng quên

Học sinh yếu kém thì không thích học

Học sinh khá, giỏi chưa có điều kiện để phát triển tư duy

Mặt khác, trong các lớp học sinh học yếu thì lực học và khả năng nhận thứccòn hạn chế nên giáo viên trong qúa trình giảng dạy rất khó đạt hiệu quả nhưmong muốn Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục những bất cập trên,đây là điều mà tôi và mỗi giáo viên Địa lí đều trăn trở suy nghĩ

Nay trường tôi đã được nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất, trang bị phòngmáy chiếu đa năng nên tôi thực hiện đề tài này có nhiều thuận lợi Các hình ảnh

về môi trường, đoạn phim tư liệu khai thác từ trên mạng xuống rất hữu ích vớihọc sinh Tôi nhận thấy những trăn trở của mình đang dần được tháo gỡ

2.2 Tích hợp giáo dục môi trường qua một số bài dạy.[2;3;4;5;6]

Ví dụ 1: Bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

(Mục 2: Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nhiên Việt Nam)

GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm

Nhóm 1: Dựa vào Sách giáo khoa mục 2a trang 36 và hiểu biết của bản thân nêu tác động của biển Đông tới khí hậu nước ta?

Trang 9

Học sinh trả lời:

Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu:

Nhờ biển Đông nên khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương,điều hoà hơn lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%

Nhóm 2: Dựa vào vốn hiểu biết của bản thân, nội dung Sách giáo khoa mục 2b và các hình ảnh sau, hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông tới địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển?

Bờ vách biển mài mòn Đầm phá

Cồn cát Đảo Bạch Long Vĩ

Vịnh Hạ Long San hô

Trang 10

Rừng đước Rừng ngập mặn

Học sinh trả lời:

Ảnh hưởng của Biển Đông đến địa hình và các hệ sinh thái ven biển:

- Các dạng địa hình ven biển nước ta đa dạng: vịnh cửa sông, bờ biển màimòn, các tam giác châu thổ với bãi rộng lớn các bãi cát phẳng lì, cồn cát, đầmphá, các đảo ven bờ và những rạn san hô…

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừngngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, và hệ sinh thái rừng trên các đảo

Nhóm 3: Dựa vào hiểu biết bản thân và quan sát bản đồ, các hình ảnh sau hãy chứng minh Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản?

Học sinh trả lời:

Biển Đông cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản và hải sản phong phú:

- Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng titan… trữ lượngmuối biển lớn

- Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đadạng…

-> Biển Đông cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản và hải phong phú,xong không phải là vô tận nên cần khai thác hợp lí và bảo vệ môi trườngsống của sinh vật

Nhóm 4: Dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết bản thân hãy nêu các thiên tai

ở vùng biển nước ta? Hãy cho biết các giải pháp khác phục và bảo vệ vùng bờ biển nước ta?

Trang 11

Học sinh trả lời:

Biển Đông đem đến các thiên tai:

- Bão: Mỗi năm trung bình có 3 - 4 cơn bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vàonước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống

Ví dụ 2: Bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

(Mục 3: Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các

hoạt động sản xuất và đời sống)

Dựa vào các hình ảnh sau, vốn hiểu biết của bản thân trình bày những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp, các hoạt động sản xuất khác và đời sống?

Ngày đăng: 14/08/2017, 08:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w