đã sử dụng những lại thuốc kích thích tăng trưởng và các loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao đã bị cấm sử dụng từ lâu.Các thực phẩm từ gia súc, gia cầm như: lợn, bò, gà, vịt… những
Trang 1
TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC LẬP PHÁP
Thông tin chuyên đề:
MẤT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
(Tài liệu phục vụ Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV)
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP
Trang 2Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Mục Lục
Mục Lục 2
I THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC VỆ SINH ATTP HIỆN NAY 3
1 Thực trạng tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm 3
2 Thực trạng về công tác xử lý vi phạm an toàn thực phẩm 7
3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về ATTP 8
II NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY NÊN TÌNH TRẠNG GIA TĂNG MẤT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆN NAY 12
1 Nguyên nhân khách quan 12
2 Nguyên nhân chủ quan 13
III.GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG MẤT VỆ SINH ATTP HIỆN NAY 16
1 Về phía người tiêu dùng 16
2 Về phía nhà sản xuất 17
3 Về phía Nhà nước 18
Trang 3Đặt vấn đề
An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống mỗi con người và toàn xã hội Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của mỗi người mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe ATTP không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và
an sinh xã hội Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế
Tình trạng mất vệ sinh ATTP trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng đang là một vấn đề đáng lo ngại Thực chất, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng những hóa chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường… đang ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng Các vụ ngộ độc thực phẩm tại một số bếp ăn tập thể, nhiều thông tin liên tục về tình hình vệ sinh ATTP ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số địa phương trong nước càng làm bùng lên sự lo âu trong người dân
I THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC VỆ SINH ATTP HIỆN NAY
1 Thực trạng tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm
Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả giá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư quái ác đang ngày một tích tụ
và chờ bộc phát Nhưng có không ít người tiêu dùng không quan tâm đến vấn đề
an toàn vệ sinh thực phẩm khi mua các thực phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày (như rau, cá, thịt….)
Các hóa chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ bệnh
và thuốc trừ cỏ…), thuốc kích thích tăng trưởng, kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh có trong các loại rau quả hoặc các chất kháng sinh, chất tăng trọng có trong thịt cá sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ, tủy sống… của con người là tiền
Trang 4đề để phát sinh các loại bệnh tật như ung thư, loãng xương, suy giảm trí nhớ và thoái hóa xương khớp.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong năm 2015, toàn quốc ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong, so với năm
2014, số vụ giảm 22 vụ (11,4%), số mắc giảm 237 người (4,6%) và số tử vong giảm 19 người (45,2%) Tính từ 17/12/2015 đến 17/7/2016, trên địa bàn cả nước xảy ra 72 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, làm 2.411 người bị ngộ độc, trong đó 06 trường hợp tử vong
Tình hình ngộ độc thực phẩm trong 5 năm từ 2012-2016 đang thay đổi theo chiều hướng tăng về số vụ lẫn số người mắc Trong những năm gần đây, tỷ
lệ ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở cung cấp thức ăn sẵn gia tăng Nếu như ở những năm 2012, 2013, tỷ lệ ngộ độc thực phẩm do các cơ sở cung cấp thức ăn sẵn chiếm khoảng 33,3%, thì trong 3 năm gần đây (2014, 2015 và 2016), tỷ lệ ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở cung cấp thức ăn sẵn tăng cao Trong năm
2015 có 6 vụ ngộ độc thực phẩm thì đã có đến 4 vụ do cơ sở cung cấp thức ăn sẵn gây ra; còn trong 4 tháng đầu năm 2016 có 5 vụ ngộ độc thực phẩm thì 3 vụ
là do các cơ sở cung cấp thức ăn sẵn gây ra.1
Điển hình một số vụ ngộ độc thực phẩm cuối năm 2015 và đầu năm 2016
đã làm nhiều người phải nhập viện, gây tâm lý bất an và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân:
Ngày 25/11/2015, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (địa chỉ tại khu KT Vũng Áng, huyện Kỳ Anh) làm 89 công nhân mắc và phải nhập viện do thức ăn chế biến sẵn từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bên ngoài khu công nghiệp
Ngày 25/12/2015, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thông tin nhiều công nhân tại Công ty TNHH MTV may mặc Huy Lan (địa chỉ tại phường Tân Định, thị xã Bến Cát) khai báo có các biểu hiện buồn nôn, đau bụng sau bữa ăn tối và phải nhập viện để theo dõi
Tối ngày 12/01/2016, bệnh viện Đa khoa Phố Nối tỉnh Hưng Yên đã tiếp nhận và điều trị cho 34 công nhân có biểu hiện bị ngộ độc thực phẩm của Công
1 Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Ngộ độc thực phẩm tập thể gia tăng, http://sggp.org.vn/ytesuckhoe/2016/5/420289/, 07/05/2016,
Trang 5ty TNHH Shinei Corona Việt Nam (thuộc Khu công nghiệp Thăng Long 2, huyện Yên Mỹ)
Ngày 10/3/2016, tại trường tiểu học Trần Quang Khải (địa chỉ 68/29D Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) xảy ra hàng chục học sinh có các biểu hiện buồn nôn, nôn và đau bụng sau bữa ăn trưa
và phải nhập viện khám và điều trị nghi do ngộ độc thực phẩm
Ngày 15/6/2016, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của Công ty may Unico Hàn Quốc (địa chỉ tại xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) làm nhiều công nhân mắc và phải nhập viện điều trị
Có thể thấy số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể thường xuyên xảy ra, ở mức
độ nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng tại bếp ăn nhà máy, liên hoan, bếp ăn trường học, đám cưới
Tuy nhiên, đây chỉ là thống kê về những vụ ngộ độc thực phẩm khi người tiêu dùng bị ngộ độc đưa vào các cơ sở y tế Còn những vụ ngộ độc đơn lẻ người dân tự xử lý, hay việc các chất độc từ thực phẩm ngấm dần dần vào cơ thể thì không có thống kê nào có thể ra con số chính xác được
Hiện nay, với thực trạng sản xuất thực phẩm bẩn tràn lan ví dụ như những người trồng rau vẫn hay sử dụng bừa bãi các hoá chất bảo vệ thực vật như các loại thuốc cấm, thuốc có độ độc cao, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng
để phun trừ các loại sâu bệnh trên các loại rau quả, tiêm thuốc kích thích cho quả mau chín, ngâm ủ giá đỗ bằng các hóa chất tăng trưởng độc hại làm tích luỹ một dư lượng nitrat rất lớn tồn dư trong rau, củ, quả
Ngoài ra, nhiều người trồng rau đã dùng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau quả cao hơn nhiều so với qui định của Bộ Y tế… Đó chính là nguyên nhân làm phát sinh các bệnh cấp tính, là mầm mống gây ra nhiều loại bệnh đặc biệt nguy hiểm
Thực tế ở các chợ đầu mối phổ biến rau quả trái vụ như cải bắp, súp lơ… chỉ có vào mùa đông nhưng lại được bày bán rất nhiều ở mùa hè, thậm chí còn xanh và tươi hơn nhiều so với rau quả chính vụ….Đó là những người sản xuất
Trang 6đã sử dụng những lại thuốc kích thích tăng trưởng và các loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao đã bị cấm sử dụng từ lâu.
Các thực phẩm từ gia súc, gia cầm như: lợn, bò, gà, vịt… những người chăn nuôi cũng sử dụng những loại cám tăng trọng không rõ nguồn gốc để kích thích tăng trưởng, thậm chí những người kinh doanh thực phẩm còn sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt cá ôi thối để che mắt khách hàng…
Thống kê đến tháng 6/2016 cho thấy tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu (Loại A/B) về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đã tăng lên 79,76% (lũy kế năm 2015 là 78,3%)
Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại C được tái kiểm tra và nâng hạng A, B là 35,84% (lũy kế năm 2015 là 34,43%)
Cơ quan giám sát an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm thủy sản tập trung giám sát sản phẩm rủi ro cao, nhiều bức xúc như: thịt, rau, thuỷ sản nuôi Kết quả giám sát cho thấy tỷ lệ mẫu vi phạm có giảm, có chuyển biến nhưng kết quả không đạt vẫn còn cao
Cụ thể, kết quả 6 tháng đầu năm 2016 cho thấy: Rau có 4,2% vi phạm trong đó thuốc bảo vệ thực vật chiếm 3,98% giảm so với đợt cao điểm hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm hồi tháng 10/2015-2/2016 (5,17%); thủy sản nuôi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ 1,61% trong đó chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, chất cấm (chiếm 1,41%, tăng so với cuối năm 2015 (1,14%)
Đáng lưu ý, dù đã giảm so với tháng cao điểm nhưng vẫn có tới 10,93% sản phẩm thịt kiểm tra vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó: Vi phạm vì chứa chất vi sinh là 9,7% giảm so với đợt cao điểm (15,4%); có chứa hóa chất, kháng sinh, chất cấm, kim loại nặng (chiếm 1,3%, giảm so với đợt cao điểm hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm (1,91%).2
Những thực phẩm bẩn này là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm
và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến ung thư Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh ung thư gia tăng mạnh Theo thống kê, năm 2000, tại Việt Nam chỉ có khoảng 69.000 ca mới mắc bệnh ung thư, nhưng cho đến năm 2015 vừa qua, số ca mới mắc ung thư
2 Theo ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Cục quản lý chất lượng Nông lâm và Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Hội thảo “Nông sản an toàn” (15/7/2016).
Trang 7tăng lên hơn gấp đôi, có đến xấp xỉ 150.000 ca Ước tính đến năm 2020, số ca mắc mới ung thư sẽ lên đến gần 200.000 ca, đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất thế giới ,
tỷ lệ người mắc ung thư do sử dụng thực phẩm “bẩn” gây ra chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 35%, hút thuốc lá chiếm khoảng 30%, còn lại là yếu tố di truyền khoảng 10% và một số nguyên nhân khác.3
2 Thực trạng về công tác xử lý vi phạm an toàn thực phẩm
Cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương cho biết, 6 tháng đầu năm
2016 đã xử lý 9.624 vụ vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm với trị giá hàng hóa hơn 73 triệu đồng
Ngày 6/6, Nhóm Chống thực phẩm bẩn tiếp tục công bố 45 điểm vi phạm
vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trên phạm vi cả nước
Đã có rất nhiều các vụ vi phạm vệ sinh ATTP được các cơ quan chức năng bắt, tiêu hủy và bêu tên nhưng tỉ lệ các đơn vị vi phạm vệ sinh ATTP không những không có dấu hiệu giảm mà còn gia tăng cả về số lượng và chất lượng
Điển hình là từ 06 đến 12/6 có tới 27 cơ sở thịt lợn, thịt gà, thịt bò vi phạm vệ sinh ATTP tăng 2 cơ sở so với tuần trước đó là 25 cơ sở, số lượng thực phẩm vi phạm bị các cơ quan chức năng bắt giữ và tiêu hủy cũng vô cùng lớn như: 325 con heo có dấu hiệu bị bơm nước và tiêm thuốc mê trước khi đưa vào giết mổ, 440 con gà không có giấy chứng nhận kiểm dịch hay 5,6 tấn lòng lợn luộc bằng hóa chất độc hại
Không chỉ riêng mặt hàng thịt mà các mặt hàng khác số lượng bị bắt giữ cũng vô cùng lớn như: 23,2 tấn măng, 1225 kg cam tươi Trung Quốc hay 5 tấn dưa mắm, 2 tấn mắm, 24 bồn làm mắm có dòi bò lúc nhúc
Các cơ quan chức năng đã thực sự bắt tay vào cuộc, các hành vi vi phạm
vệ sinh ATTP của nhiều hộ kinh doanh tại chợ đầu mối đã bị xử lý như: chợ Hà Đông (quận Hà Đông, Hà Nội); chợ đầu mối nông sản Bình Điền (Long An); Chợ Phùng Khoang (Hà Nội) Chợ Đông Ba, nhiều chợ lớn khác ở TP.Huế như Tây Lộc, An Cựu, Bến Ngự, chợ Cống (Thừa Thiên Huế)
3 Ông Đỗ Ngọc Chính - Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Hội thảo “Vì thị trường thực phẩm”, ngày 26/3/2016 tại TP.Hồ Chí Minh,
Trang 8Trước đó, trong tháng 5, nhóm Chống thực phẩm bẩn công bố 178 điểm
vi phạm vệ sinh ATTP, cộng cả 45 điểm vi phạm ATTP lần này là 223 điểm
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thị trường tiêu thụ thực phẩm lớn nhất cả nước và đây cũng là hai thành phố mà tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm phức tạp nhất
Tại Hà Nội, trong những tháng đầu năm 2016, tình hình vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là sản xuất, vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm
Theo Sở Y tế Hà Nội, vấn nạn mất vệ sinh, an toàn thực phẩm tại Thành phố đang ngày càng trầm trọng Trong 5 tháng đầu năm 2016, các lực lượng chức năng trên địa bàn TP Hà Nội đã tổ chức 766 đoàn, tuyến phố thành lập 6 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm
Qua kiểm tra 48.899 cơ sở, phát hiện 7.872 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, xử lý 6.227 cơ sở, trong đó phát cảnh cáo 488 cơ sở, phạt tiền 2.736 cơ
sở với số hơn 13 tỷ đồng, tiêu hủy nhiều sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm
Cơ quan chức năng của Thành phố đã lấy 775 mẫu thực phẩm gửi xét nghiệm, phát hiện 49 mẫu không đạt về chỉ tiêu vi sinh vật, hóa học và theo hồ
sơ cơ sở tự công bố
Mặc dù đã có sự vào cuộc quyết liệt của thành phố Hà Nội, song việc quản lý an toàn thực phẩm được đánh giá là còn diễn biến rất phực tạp
Tại thành phố Hồ Chí Minh, việc kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và thực phẩm bị ngâm tẩm hóa chất vẫn diễn ra phổ biến tại các chợ truyền thống và những cơ sở sản xuất kinh doanh với quy
mô vừa và nhỏ Nguồn thực phẩm khi đưa ra tiêu thụ chưa được kiểm soát triệt
để về chất lượng Những tháng đầu năm 2016, các đơn vị chức năng đã thành lập 712 đoàn kiểm tra, thanh tra và phát hiện hơn 8.000 sai phạm trong vệ sinh
an toàn thực phẩm.4
3 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về ATTP
4 ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh,
pham/257247.html
Trang 9Luật ATTP năm 2010 đã chuyển hoạt động quản lý về ATTP sang cơ chế quản lý theo nhóm sản phẩm Đây được xem là một chính sách quan trọng
của Luật ATTP, theo đó, việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về
ATTP được xác định theo hướng quản lý theo nhóm sản phẩm thay vì quản lý theo phân khúc sản xuất, kinh doanh thực phẩm với hi vọng khắc phục sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về ATTP của các Bộ, ngành đồng thời xác định rõ hơn trách nhiệm mỗi Bộ, ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ATTP Một
phần của nội dung chính sách này là tư tưởng giảm số bộ tham gia quản lý nhà nước về ATTP từ 8 Bộ (theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003) xuống chỉ còn 3 bộ là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương
Theo quy định của Luật ATTP (tại Điều 62, Điều 63, Điều 64), trách nhiệm quản lý ATTP của các Bộ cụ thể như sau:
- Bộ Y tế: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý
- Bộ Công thương: quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối với
Trang 10dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Trách nhiệm quản lý ATTP đối với phòng chống buôn lậu gia cầm, gian lận thương mại thuộc Ban chỉ đạo 127 các cấp từ Trung ương đến địa phương (Bộ Công Thương là cơ quan thường trực) Từ ngày 19/3/2014, Ban chỉ đạo 389 quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Bộ Tài chính là cơ quan thường trực) đã được thành lập và thay thế Ban chỉ đạo 127
Như vậy, tại tuyến Trung ương: công tác quản lý ATTP được giao cho 3
Bộ quản lý: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương
Tại Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm được thành lập để giúp Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP Tại Bộ Công thương, công tác quản lý ATTP giao cho Vụ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối, ngoài ra còn có Cục Quản lý Thị trường
Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do tính chất đa ngành, để bao quát toàn bộ quá trình sản xuất nông lâm thủy sản, công tác quản lý chất lượng, VSATTP nông lâm thủy sản hiện nay được phân công cho nhiều đơn vị thuộc Bộ thực hiện Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối là các đơn vị được giao chức năng, nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nông nghiệp Tại các đơn vị này đều có bộ phận chức năng (phòng, trung tâm) thực hiện quản
lý về an toàn thực phẩm theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả và chè (Cục Trồng trọt5 có 02 Trung tâm Khảo nghiệm kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón; Cục Bảo vệ thực vật6 có Phòng quản
lý an toàn thực phẩm và Môi trường, 09 Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng với hơn 80 trạm Kiểm dịch thực vật tại các cửa khẩu thực hiên công tác kiểm dịch
5 Quản lý sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ, chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, quản lý chất lượng an toàn thực phẩm đối với các
cơ sở sản xuất trồng trọt, cơ sở sơ chế (gắn với cơ sở trồng trọt), vùng sản xuất tập trung các sản phẩm trồng trọt dùng để xuất khẩu Trình Bộ ban hành VietGAP, các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia về điều kiện sản xuất quản lý chất
lượng và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm trồng trọt và hướng dẫn, triển khai áp dụng ( Quyết định số
663/QĐ-BNN-TCCB ngày 04/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triẻn nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt).
6 Quản lý thuốc bảo vệ thực vật, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (xây dựng, tổ chức triển khai chương trình giám sát
và đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm đối với nông sản thực vật, kiểm tra lô hàng thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất
khẩu, nhập khẩu vào Việt Nam) (Quyết định số 664/QĐ-BNN-TCCB ngày 04/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triẻn nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo vệ thực vật).