Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
165 KB
Nội dung
Tuần 28 Thứ hai, ngày 24 tháng 3 năm 2008 Toán GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (tiếp theo) I. MỤC TIÊU Giúp HS củng cố kĩ năng giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn. - Tìm hiểu bài toán (Bài toán cho biết những gì? Bài toán đòi hỏi phải tìm gì? II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập toán. - Tranh vẽ SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS so sánh các số có hai chữ số vào bảng con 87 … 78; 59 … 95; 34 … 39 - GV cùng HS nhận xét và đánh giá. 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải * Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đề bài SGK. Gọi 3 HS đọc trước lớp. - H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? + Gọi HS trả lời và yêu cầu HS yếu nhắc lại. - 1 HS nêu tóm tắt GV kết hợp ghi bảng Tóm tắt: Có : 9 con gà Bán : 3 con gà Còn lại: …con gà? - Yêu cầu 1 số HS nêu lại tóm tắt * GV hướng dẫn HS giải bài toán: - H: Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta phải làm phép tính gì? - HS tự làm bài vào vở nháp. GV Giúp đỡ HS yếu. - Gọi 1 HS khá lên chữa bài. Bài giải: Nhà An còn lại số gà là 9 – 3 = 6 (con gà) Đáp số: 6 con gà - HS, GV nhận xét. - Gọi 1 số HS đọc lại bài giải. b. Thực hành: GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán trang 40. Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - HS tự tóm tắt đề và giải bài toán. GV quan sát giúp đỡ HS yếu. - Gọi HS lên bảng chữa bài. Bài giải: 1 An còn lại số bi là 7 – 3 = 4 (viên bi) Đáp số: 4 viên bi - HS, GV nhận xét. Bài 2: Hướng dẫn tương tự như bài 1 Bài 3: Làm vào tiết tự học buổi chiều. Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau - HS nêu yêu cầu bài - HS nhìn tóm tắt nêu bài toán. - HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ HS yếu. 3. Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS nhắc lại các bước giải bài toán có lời văn. - Chuẩn bị bài sau. Tập đọc NGÔI NHÀ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Học sinh đọc trơn toàn bài. - Đọc đúng các từ ngữ: xao xuyến, lảnh lót, rạ, sân, tre. - Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ. 2. Ôn các vần yêu iêu: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần yêu, iêu. 3. Hiểu các từ ngữ và các câu thơ trong bài. - Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà. Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ. - Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước. - Học thuộc lòng một khổ thơ mà em thích. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi nội dung bài đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TIẾT 1 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS đọc bài: Mưu chú Sẻ - GV nhận xét cho điểm. 2. Dạy bài mới * Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh SGK và kết hợp giới thiệu bài đọc. * Hướng dẫn HS luyện đọc a. GV treo bảng phụ và đọc mẫu bài thơ: Giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm. b. HS luyện đọc - Luyện đọc tiếng, từ ngữ + GV yêu cầu HS đọc các tiếng ở mục T cuối bài tập đọc. GV ghi bảng các từ: xao xuyến, lảnh lót, rạ, sân, tre. + GV cho HS đọc kết hợp phân tích âm vần. HS đọc đồng thanh lại từ, GV kết hợp chỉnh sửa lỗi phát âm. 2 Ví dụ: GV hỏi tiếng xuyến có âm gì đứng đầu? Vần gì đứng sau? Dấu thanh gì? + GV kết hợp giải nghĩa từ khó: thơm phức (Bằng lời). - Luyện đọc câu: + GV cho HS tự đọc nhẩm dòng thơ. + GV hướng dẫn cho HS đọc nối tiếp từng dòng thơ (2 – 3 lượt). + GV lưu ý giúp đỡ HS đọc yếu. - Luyện đọc đoạn, bài + GV hướng dẫn HS chia khổ thơ (3 khổ). GV gọi 3 HS khá đọc tiếp nối khổ thơ trước lớp. + HS luyện đọc tiếp nối từng khổ thơ trong nhóm. GV quan sát giúp đỡ các nhóm chưa đọc được. + Các nhóm cử đại diện thi đọc. + GV, HS nhận xét. + Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần. * Ôn các vần yêu iêu a. GV gọi 1 HS nêu yêu cầu 1 SGK: Đọc những dòng thơ có tiếng yêu ? - HS thi đua nhau nêu lên. GV nhận xét. b. HS nêu yêu cầu 2 SGK: Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu? - HS thi nhau tìm và nêu lên. GV nhận xét, sửa sai. c. HS nêu yêu cầu 3 SGK: Nói câu chứa tiếng có vần iêu? - GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc mẫu trong SGK: + Bé được phiếu bé ngoan. - GV giải thích mẫu, sau đó cho HS suy nghĩ và thi nói câu có tiếng chứa vần iêu. - GV cùng HS đánh giá nhận xét. TIẾT 2 * Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài và luyện nói a. Tìm hiểu bài đọc (Kí hiệu ? trong SGK) - GV yêu cầu 2 HS đọc 2 khổ thơ đầu. H: Ở ngôi nhà của mình, bạn nhỏ đã nhìn thấy gì, nghe thấy gì, ngửi thấy gì? - GV H: Hãy tìm và đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước. - GV chốt lại nội dung bài học. - GV đọc diễn cảm bài văn. - GV gọi 3 HS đọc lại. GV nhắc các em đọc nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ. b. Học thuộc lòng bài thơ - GV: Hãy đọc thuộc 1 khổ thơ mà em thích - HS tự đọc thuộc lòng. - HS thi đọc thuộc trước lớp. GV nhận xét. b. Luyện nói: Nói về ngôi nhà em mơ ước - GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài luyện nói trong SGK. - Từng cặp HS quan sát tranh SGK và thảo luận theo cặp. GV gợi ý cho HS nói đúng chủ đề. - HS các nhóm trình bày trước lớp. 3 - GV cùng HS nhận xét và đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về chuẩn bị bài: Quà của bố. Đạo đức CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT(tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. HS hiểu: - Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. - Cách chào hỏi, tạm biệt. - Ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt. - Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 2. Học sinh có thái độ: - Tôn trọng, lễ phép với mọi người. - Quý trọng những bạn biết chào hói, tạm biệt đúng. 3. Học sinh có kĩ năng, hành vi: - Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với lời chào hỏi, tạm biệt chưa đúng. - Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập đạo đức. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi” (Bài tập 4) - GV nêu tên trò chơi - GV cho HS đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau làm thành từng đôi. - GV hướng dẫn cách chơi: Người điều khiển trò chơi đứng ở tâm 2 vòng tròn và nêu các tình huống để HS đóng vai VD: Hai người gặp nhau. HS gặp thầy, cô giáo ở ngoài đường…… - HS tiến hành chơi. Hoạt động 2: Thảo luận lớp 1. GV nêu từng câu hỏi, HS thảo luận và trả lời H: + Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống nhau hay khác nhau? Khác nhau như thể nào? + Em cảm thấy thế nào khi: . Được người khác chào hỏi . Em chào họ và được đáp lại? . Em gặp một người bạn, em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại? 2. Giáo viên kết luận: - Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. - Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. HS đọc đồng thanh câu tục ngữ: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” 4 - GV yêu cầu HS liên hệ bản thân. 3. Củng cố, dặn dò: - Thực hành nói lời chào hỏi, tạm biệt. - Chuẩn bị bài tiết sau. Thứ ba, ngày 25 tháng 3 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Giúp HS rèn luyện kĩ năng: - Giải bài toán. - Thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đến 20. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp 2. Dạy học bài mới: Hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài trong vở bài tập trang 41 Bài 1: - GV yêu cầu 3 HS đọc đề bài. Cả lớp theo dõi. - GV H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - HS tự hoàn chỉnh tóm tắt và làm bài. GV quan sát, giúp đỡ HS trung bình, yếu làm bài. - Gọi 1 HS chữa bài trên bảng lớp. - HS, GV nhận xét và chốt lời giải đúng Bài giải: Còn lại số cam là 15 – 4 = 11 (quả cam) Đáp số: 11 quả cam Bài 2: Hướng dẫn tương tự bài 1 Bài 3: Số? - 1 HS nêu yêu cầu bài. - HS khá nêu cách làm mẫu. - HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ HS yếu. - Gọi HS chữa bài. - HS, GV nhận xét và củng cố cách cộng, trừ các số trong phạm vi 20. Bài 4: HS khá giỏi làm - HS đọc đề và quan sát hình vẽ - GV H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Muốn biết đoạn thẳng OB dài mấy cm ta phải làm phép tính gì? + HS trả lời. - HS tự làm bài. - Gọi HS đọc chữa bài. GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố về cách giải bài toán có lời văn. - Chuẩn bị bài sau. Mĩ thuật 5 VẼ TIẾP HÌNH VÀ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG, ĐƯỜNG DIỀM GV hoạ dạy Tập viết TÔ CHỮ HOA H, I, K I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - HS biết tô chữ hoa H, I, K - Viết đúng các vần: uôi, ươi, iêt, uyêt, iêu, yêu, từ ngữ: nải chuối, tưới cây, Dòng suối, đám cưới, viết đẹp, duyệt binh chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết lớp 1 tập 2. - Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Bảng phụ viết bài tập viết, chữ hoa mẫu: H, I, K - Vở tập viết l tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - HS viết từ vườn hoa vào bảng con. - GV nhận xét. 2. Dạy học bài mới * Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. * Hướng dẫn tô chữ hoa - Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: + GV cho HS quan sát chữ H hoa mẫu trên bảng. GV yêu cầu HS nhận xét số nét, kiểu nét (nét lượn xuống, nét lượn khuyết trái, khuyết phải và nét sổ thẳng). GV nêu quy trình viết từng nét, GV vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ. + GV cho HS tập tô khan trên không trung. + GV cho HS quan sát và nhận xét chữ I, K hoa gồm mấy nét? (Chữ I gồm nét lượn xuống và nét lượn cong trái. Chữ K hoa có nét lượn xuống, nét cong trái và nét thắt giữa). GV hướng dẫn quy trình viết. - HS viết vào bảng con các chữ H, I, K. GV nhận xét và chỉnh sửa. * Hướng dẫn viết vần và từ ngữ ứng dụng - GV cho HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng: uôi, ươi, iêt, uyêt, iêu, yêu, nải chuối, tưới cây, dòng suối, đám cưới, viết đẹp, duyệt binh. - HS quan sát và nhận xét độ cao và cách nối nét giữa các con chữ. - GV chỉ cần hướng dẫn HS viết một số vần và từ HS còn khó viết. - HS tập viết trên bảng con. GV giúp đỡ HS yếu. - GV cùng HS nhận xét và chỉnh sửa. * Hướng dẫn HS tập tô, tập viết vào vở - HS tập tô các chữ hoa H, I, K - HS tập viết các vần từ ứng dụng. GV lưu ý cho HS viết đúng quy trình và ngồi đúng tư thế. - GV yêu cầu HS yếu chỉ cần viết một nửa số dòng. - GV thu chấm và chữa bài cho HS. 6 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết đẹp. - Về viết bài vào vở ô li. Chính tả NGÔI NHÀ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - HS chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3 bài Ngôi nhà - Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần iêu hay yêu, điền chữ c, hay k. - Nhớ quy tắc chính tả: k + i, ê, e. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 3 cần chép. - Bảng phụ viết bài tập chính tả. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - GV thu 1 số vở chính tả của HS phải viết lại ở tiết trước chấm điểm. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: GV giới thiệu một cách ngắn gọn. a. Hướng dẫn HS tập chép - GV treo bảng phụ viết khổ thơ 3 bài Ngôi nhà. - GV yêu cầu 3 HS đọc bài viết. - Cả lớp đọc thầm và tìm những tiếng dễ viết sai. - GV gạch chân những chữ HS dễ viết sai: gỗ, tre, đất nước. - HS tự nhẩm đánh vần từng tiếng và viết vào bảng con. GV nhận xét và chỉnh sửa. - HS tập chép bài vào vở. - Khi viết GV theo dõi nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết và cách trình bày bài. GV nhắc HS chữ cái đầu dòng thơ phải viết hoa (không đòi hỏi phải viết đẹp). - GV đọc HS soát bài và gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở. HS tự ghi số lỗi ra lề. - GV thu chấm một số vở chấm tại lớp và nhận xét. b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Điền vần iêu hoặc yêu. - GV cho HS đọc yêu cầu của bài trong vở bài tập tiếng việt. - GV hướng dẫn HS cách làm bài. - HS làm bài. - GV cho HS lên chữa bài. GV chốt lại kết quả đúng: năng khiếu, yêu quý. - HS đọc lại đoạn văn vừa điền. b. Điền chữ c hoặc k - GV cho cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập. - GV cho HS suy nghĩ rồi tự làm bài. - Gọi HS chữa bài. GV cùng HS nhận xét và đánh giá. 7 - GV chốt lời giải đúng: Ông trồng cây cảnh. Bà kể chuyện. Chị xâu kim. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS chép bài đúng và đẹp. - Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại. Thứ tư, ngày 26 tháng 3 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Giúp HS rèn kĩ năng tự giải toán có lời văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp 2. Dạy học bài mới: GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán Bài 1: - GV yêu cầu 2 HS đọc đề toán. - GV H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - HS tự hoàn chỉnh tóm tắt trong vở bài tập và giải bài toán. GV giúp đỡ HS yếu. - Gọi HS chữa bài trên bảng lớp. Bài giải: Còn lại số hình vuông chưa tô màu là 7 – 4 = 3 (hình vuông) Đáp số: 3 hình vuông - HS, GV nhận xét. Khuyến khích HS đưa ra các lời giải khác nhau. Bài 2, 3: Hướng dẫn tương tự bài 1 Bài 4: Dành cho HS khá giỏi - HS nêu yêu cầu: Giải bài toán theo tóm tắt (hình vẽ) như sau M ? cm P 3 cm N 10 cm - HS nhìn hình vẽ nêu đề toán. - GV H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Muốn biết đoạn thẳng MP dài mấy cm ta phải làm gì? - HS làm bài, sau đó đọc chữa bài. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố dặn dò: - GV yêu cầu HS nhắc lại cách giải bài toán có lời văn. - Chuẩn bị bài sau. Tập đọc 8 QUÀ CỦA BỐ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1- Học sinh đọc trơn toàn bài thơ. Phát âm đúng các từ ngữ: đảo xa, về phép, nghìn, rất ngoan, tay súng, vững vàng. - Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. 2- Ôn các vần oan, oat. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần oan, oat. 3- Hiểu các từ ngữ trong bài: về phép, vững vàng. - Hiểu được nội dung bài: Bố là bộ đội ở đảo xa. Bố rất yêu em. - Biết hỏi đáp tự nhiên, hồn nhiên về nghề nghiệp của bố. - Học thuộc lòng bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi nội dung bài tập đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TIẾT 1 1. Kiểm tra bài cũ. - GV gọi 2 HS đọc bài Ngôi nhà và trả lời câu hỏi 1 SGK. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới * Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu bài tập đọc. * Hướng dẫn HS luyện đọc a. GV treo bảng phụ và đọc mẫu toàn bài : Giọng đọc chậm rãi, tình cảm, nhấn mạnh ở khổ thơ 2 các từ: nghìn cái nhớ, nghìn cài thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn. b. HS luyện đọc - Luyện đọc tiếng, từ ngữ + GV yêu cầu HS đọc các tiếng ở mục T cuối bài tập đọc. GV ghi bảng các từ đó: đảo xa, về phép, nghìn, rất ngoan, tay súng, vững vàng. + GV cho HS đọc kết hợp phân tích âm vần. HS đọc đồng thanh lại từ, GV kết hợp chỉnh sửa lỗi phát âm. Ví dụ: GV hỏi tiếng nghìn, vững có âm gì đứng đầu? Vần gì đứng sau? Dấu thanh gì? + GV kết hợp giải nghĩa từ khó: về phép, vững vàng (bằng lời) - Luyện đọc câu: + GV yêu cầu HS đọc trơn nhẩm từng dòng thơ. GV giúp đỡ HS yếu. + HS đọc tiếp nối nhau từng dòng thơ. - Luyện đọc đoạn, bài. + 3 HS đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp. + HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm (mỗi em đọc 1 khổ thơ, rồi đổi cho nhau). GV giúp đỡ các nhóm chưa đọc được. + GV gọi cá nhân thi đọc cả bài + GV lưu ý cho HS đọc đúng, rõ ràng và to. + Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần. * Ôn các vần: ươn, ương 9 a. GV nêu yêu cầu 1 SGK: Tìm tiếng trong bài có vần oan? - HS thi đua nhau nêu lên. GV nhận xét, chỉnh sửa. HS phân tích và đọc lại tiếng: ngoan. b. HS đọc yêu cầu 2 SGK: Nói câu chứa tiếng có vần oan và oat? - GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK và nói 2 câu mẫu. + Chúng em vui liên hoan. + Chúng em thích hoạt động. - GV cho HS dựa vào câu mẫu để nói được nhiều câu khác có tiếng chứa vần oan, oat. - GV cùng HS nhận xét và đánh giá. - GV lưu ý: Nói thành câu là nói trọn nghĩa cho người khác hiểu. TIẾT 2 * Tìm hiểu bài đọc và luyện nói a. Tìm hiểu bài thơ (Kí hiệu ? trong SGK) - Gọi 3 HS đọc khổ thơ 1 H: Bố bạn nhỏ làm việc gì, ở đâu? + HS trả lời: Bố bạn nhỏ là bộ đội, làm việc ở đảo xa. - 2 HS đọc khổ thơ 2 H: Bố gửi cho bạn nhỏ những gì? + HS: Bố gửi cho bạn nhỏ: nghìn cái nhớ, nghìn cài thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn. - Goi 3 HS đọc khổ thơ 3 H: Con có biết vì sao bạn nhỏ lại được bố cho nhiều quà thế không? + Gọi nhiều HS trả lời. - GV chốt lại nội dung bài. - HS liên hệ thực tế. - GV đọc diễn cảm bài văn. - GV gọi 2 HS đọc lại bài. b. Học thuộc lòng bài thơ - GV cho HS nhẩm đọc từng câu thơ. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ ngay tại lớp theo phương pháp xoá dần chỉ để lại chữ đầu dòng. - HS đọc đồng thanh, GV cho 1 số học sinh thi đọc thuộc tại lớp. c. Luyện nói (Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố) - GV nêu yêu cầu của bài, HS nêu lại yêu cầu bài luyện nói. - HS quan sát tranh vẽ SGK và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - GV có thể gợi ý cho HS một số câu hỏi. - 2 HS hỏi và trả lời theo mẫu: H: Bố bạn làm nghề gì? TL: Bố tôi là bác sĩ. - HS các nhóm thi nhau nói trước lớp. GV cùng HS nhận xét và đánh giá xem nhóm nào nói tốt. 5. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị bài sau: Vì bây giờ mẹ mới về. 10 [...]... trên giấy nháp để tiết sau cắt trên giấy màu GV giúp đỡ HS chưa nắm được cách làm 3 Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét về tinh thần học tập của lớp - Chuẩn bị giấy màu để tiết sau thực hành Thứ sáu, ngày 28 tháng 3 năm 2008 Tập đọc VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1- Học sinh đọc trơn cả bài - Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ: cắt bánh, đứt tay, hoảng hốt, sao, nãy Biết nghỉ đúng sau dấu chấm, dấu . Tuần 28 Thứ hai, ngày 24 tháng 3 năm 2008 Toán GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (tiếp theo) I thần học tập của lớp. - Chuẩn bị giấy màu để tiết sau thực hành. Thứ sáu, ngày 28 tháng 3 năm 2008 Tập đọc VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1- Học