Giaó ántuần 27

18 261 0
Giaó ántuần 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần 27 Thứ hai, ngày 10 tháng 3 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Giúp HS: - Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số; về tìm số liền sau của số có hai chữ số. - Bước đầu biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS so sánh các số có hai chữ số vào bảng con 57…75; 89…76 - GV cùng HS nhận xét và đánh giá. 2. Dạy học bài mới: GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán trang 36. Bài 1: Viết số: - GV đọc số yêu cầu HS viết số vào bảng con. - GV nhận xét. Bài 2: Viết (theo mẫu): Mẫu: Số liền sau của 80 là 81. - GV cho HS quan sát mẫu và gợi ý để HS hiểu mẫu. - HS tự làm bài vào vở bài tập. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu làm bài. - Gọi HS trả lời miệng kết quả. HS, GV nhận xét. - GV củng cố chốt lại: muốn tìm số liền sau của 80 ta thêm 1 vào 80 ta được 81, vậy số liền sau của 80 là 81. Bài 3: Điền dấu > , < , = ? - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - GV lưu ý cho HS cách làm cột 3 phải tính kết quả sau đó với so sánh. - HS tự làm bài (HS trung bình chỉ cần làm cột 1 và 2). GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - Gọi 3 HS lên bảng chữa bài kết hợp nêu cách làm. - HS, GV nhận xét. - GV chốt lại cách so sánh số có hai chữ số. Bài 4: Viết (theo mẫu) a, 87 gồm 8 chục và 7 đơn vị; ta viết: 87 = 80 + 7 - GV yêu cầu 1 HS nêu cách làm mẫu, sau đó cho HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ HS yếu. - GV cho HS đọc kết quả. - HS, GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố về cách đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số. - Chuẩn bị bài sau. Tập đọc HOA NGỌC LAN I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1- Học sinh đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: vỏ bạc trắng, lá dày, xanh thẫm, lấp ló, trắng ngần, xòe, ngan ngát. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy. 2- Ôn các vần ăm, ăp: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ăm, ăp. 3- Hiểu các từ ngữ trong bài: lấp ló, ngan ngát. - Nhắc lại các chi tiết tả nụ hoa lan, hương lan. Hiểu được tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của em bé. - Gọi đúng tên các loài hoa trong ảnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi nội dung bài đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TIẾT 1 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài: Cái Bống - GV nhận xét cho điểm. 2. Dạy bài mới * Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh SGK và kết hợp giới thiệu bài đọc. * Hướng dẫn HS luyện đọc a. GV treo bảng phụ và đọc mẫu bài văn: Giọng tả chậm rãi, nhẹ nhàng. b. HS luyện đọc - Luyện đọc tiếng, từ ngữ + GV yêu cầu HS đọc các tiếng ở mục T cuối bài tập đọc. GV ghi bảng các từ: vỏ bạc trắng, lá dày, xanh thẫm, lấp ló, trắng ngần, xòe, ngan ngát. + GV cho HS đọc kết hợp phân tích âm vần. HS đọc đồng thanh lại từ, GV kết hợp chỉnh sửa lỗi phát âm. Ví dụ: GV hỏi tiếng trắng có âm gì đứng đầu? Vần gì đứng sau? Dấu thanh gì? + GV kết hợp giải nghĩa từ khó: lấp ló , ngan ngát (Bằng lời). - Luyện đọc câu: + GV yêu cầu HS tìm các câu (HS khá, giỏi tìm) + GV cho HS tự đọc nhẩm từng câu. + GV hướng dẫn cho HS đọc nối tiếp câu (2 – 3 lượt). + GV lưu ý giúp đỡ HS đọc yếu. - Luyện đọc đoạn, bài + GV hướng dẫn HS chia đoạn (3 đoạn). GV gọi 3 HS khá đọc tiếp nối đoạn trước lớp. + HS luyện đọc đoạn trong nhóm 3 em mỗi em đọc 1 đoạn tiếp nối nhau, rồi đổi đoạn đọc cho nhau. GV qua sát giúp đỡ các nhóm chưa đọc được. + Các nhóm cử đại diện thi đọc. + GV, HS nhận xét. + Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần. * Ôn các vần: ăm, ăp. a. GV gọi 1 HS nêu yêu cầu 1 SGK: Tìm tiếng trong bài có vần ăp? - HS thi đua nhau nêu lên. GV nhận xét, chỉnh sửa. HS phân tích và đọc lại tiếng khắp. b. HS nêu yêu cầu 2 SGK: Nói câu chứa vần ăm, ăp? - GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc mẫu trong SGK: + Vận động viên đang ngắm bắn. + Bạn học sinh rất ngăn nắp. - GV giải thích mẫu, sau đó cho HS suy nghĩ và thi nói câu có tiếng chứa vần ăm, ăp. - GV cùng HS đánh giá nhận xét. TIẾT 2 4. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài đọc và luyện nói a. Tìm hiểu bài đọc (Kí hiệu ? trong SGK) - GV yêu cầu 3 HS đọc đoạn 1 và 2. - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 1 SGK và trả lời: (ý a - Nụ hoa lan trắng ngần) - 3 HS đọc đoạn 2 và 3 H: Hương hoa lan như thế nào? (Hương lan ngan ngát tỏa khắp vườn, khắp nhà). - GV chốt lại nội dung bài học. - GV đọc diễn cảm bài văn. - GV gọi 3 -5 HS đọc lại. GV nhắc các em đọc nghỉ hơi đúng sau các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm. b. Luyện nói: (Gọi tên các loài hoa trong ảnh) - GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài luyện nói trong SGK. - Từng cặp HS quan sát tranh SGK và thảo luận theo cặp. GV gợi ý cho HS nhận biết tên các loài hoa. - HS các nhóm trình bày trước lớp. - GV cùng HS nhận xét và đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về chuẩn bị bài: Ai dậy sớm. Đạo đức CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. HS hiểu: - Khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. - Vì sao cần nói lời cảm ơn, xin lỗi. - Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng. 2. Học sinh biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. 3. Học sinh có thái độ: - Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp. - Quý trọng, những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập đạo đức. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: HS thảo luận nhóm bài tập 3: 1. GV nêu yêu cầu bài tập: 2. Học sinh thảo luận nhóm. GV quan sát giúp đỡ nhóm yếu. 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày. 4. Cả lớp nhận xét, bổ sung. 5. Giáo viên kết luận: Tình huống 1: Cách ứng xử c là phù hợp. Tình huống 2: Cách ứng xử b là phù hợp. Hoạt động 2: Chơi ghép hoa bài tập 5 1. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm 2 nhị hoa (một nhị ghi từ cảm ơn, một nhị ghi từ xin lỗi) và các cánh hoa trên đó ghi các tình huống. 2. Học sinh thảo luận nhóm để ghép.GV giúp đỡ nhóm yếu 3. Các nhóm trình bày sản phẩm của mình. 4. Cả lớp trao đổi nhận xét. 5. Giáo viên nhận xét và chốt lại các tình huống cần nói lời cảm ơn, xin lỗi. Hoạt động 3: HS làm bài tập 6 1. Giáo viên giải thích yêu cầu bài tập. 2. Học sinh tự làm bài tập. 3. GV yêu cầu một số HS đọc các từ đã chọn. GV chốt các từ đúng. 4. Cả lớp đọc đồng thanh hai câu đó. Kết luận: - Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì dù nhỏ. - Cần nói xin lỗi khi làm phiền người khác. - Biết cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự trọng mình và tôn trọng người khác. - GV yêu cầu HS liên hệ bản thân. 3. Củng cố, dặn dò: - Thực hành nói lời cảm ơn, xin lỗi. - Chuẩn bị bài tiết sau. Thứ ba, ngày 11 tháng 3 năm 2008 Toán BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100 I. MỤC TIÊU Giúp HS: - Nhận biết 100 là số liền sau của 99. - Tự lập được bảng các số từ 1 đến 100. - Nhận biết một số đặc điểm của các số trong bảng các số đến 100. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập toán. - Bảng số từ 1 đến 100. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc: 99, 76, 87, 45, 71 - GV cùng HS nhận xét và đánh giá. 2. Dạy học bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bước đầu về số 100 - Gọi HS nêu yêu cầu bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống - GV yêu cầu 1 HS khá nêu cách làm. - HS tự làm bài. GV giúp đỡ HS trung bình, yếu làm bài. - HS nêu miệng kết quả. H: Số liền sau số 99 là số mấy? (số 100) - GV hướng dẫn HS đọc, viết số 100. Hoạt động 2: Giới thiệu bảng các số từ 1 đến 100. - GV hướng dẫn HS tự viết các số còn thiếu vào ô trống ở từng dòng trong bài tập 2 vở bài tập toán. - GV cho HS đọc lại các số trong 1 hàng, cột. - GV gọi HS đọc bất kì số nào trong bảng. - GV có thể dựa vào bảng các số này để củng cố cho HS về số liền trước và số liền sau. Cách tìm số liền trước, số liền sau. Hoạt động 3: GV giới thiệu một vài đặc điểm của bảng các số từ 1 đến 100. - GV cho HS nêu yêu cầu bài tập 3: - HS tự làm bài. - GV hỏi HS một số câu, HS trả lời, GV nhận xét : a. Các số có một chữ số là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, b. Các số tròn chục có hai chữ số là: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90. c. Số bé nhất có hai chữ số là: 10 d. Số lớn nhất có hai chữ số là: 99 đ. Các số có hai chữ số giống nhau là:11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 3. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố về cách đọc, viết các số trong bảng số. - Chuẩn bị bài sau. Mĩ thuật VẼ HOẶC NẶN CÁI Ô TÔ GV hoạ dạy Tập viết TÔ CHỮ HOA E, Ê, G I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - HS biết tô chữ hoa E, Ê, G. - Viết đúng các vần: ăm, ăp, ươn, ương, từ ngữ: chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương, chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết lớp 1 tập 2. - Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Bảng phụ viết bài tập viết, chữ hoa mẫu: E, Ê, G - Vở tập viết l tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - HS viết từ chùm vải vào bảng con. - GV nhận xét. 2. Dạy học bài mới * Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. * Hướng dẫn tô chữ hoa - Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: + GV cho HS quan sát chữ E hoa mẫu trên bảng. GV yêu cầu HS nhận xét số nét, kiểu nét. GV nêu quy trình viết, GV vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ. + GV cho HS tập tô khan trên không trung. + GV cho HS quan sát và nhận xét chữ Ê, G hoa gồm mấy nét? (Chữ Ê có cấu tạo gần như chữ E hoa chỉ thêm dấu mũ. Chữ G hoa có nét xoắn cong phải và nét khuyết). GV hướng dẫn quy trình viết. - HS viết vào bảng con các chữ E, Ê, G. GV nhận xét và chỉnh sửa. * Hướng dẫn viết vần và từ ngữ ứng dụng - GV cho HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng: ăm, ăp, ươn, ương, chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương , - HS quan sát và nhận xét độ cao và cách nối nét giữa các con chữ. - GV chỉ cần hướng dẫn HS viết một số vần và từ HS còn khó viết. - HS tập viết trên bảng con. GV giúp đỡ HS yếu. - GV cùng HS nhận xét và chỉnh sửa. * Hướng dẫn HS tập tô, tập viết vào vở - HS tập tô các chữ hoa E, Ê, G - HS tập viết các vần từ ứng dụng. GV lưu ý cho HS viết đúng quy trình và ngồi đúng tư thế. - GV yêu cầu HS yếu chỉ cần viết một nửa số dòng. - GV thu chấm và chữa bài cho HS. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết đẹp. - Về viết bài vào vở ô li. Chính tả NHÀ BÀ NGOẠI I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - HS chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn Nhà bà ngoại. - Đếm đúng số dấu chấm trong bài chính tả. Hiểu dấu chấm dùng để kết thúc câu. - Điền đúng vần ăm hay ăp, chữ c, hay k vào chỗ trống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết đoạn cần chép. - Bảng phụ viết bài tập chính tả. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - GV thu 1 số vở chính tả của HS phải viết lại ở tiết trước chấm điểm. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: GV giới thiệu một cách ngắn gọn. a. Hướng dẫn HS tập chép - GV treo bảng phụ viết đoạn văn Nhà bà ngoại. - GV yêu cầu 3 HS đọc đoạn văn. - Cả lớp đọc thầm và tìm những tiếng dễ viết sai. - GV gạch chân những chữ HS dễ viết sai : ngoại, rộng rãi, lòa xòa, hiên, khắp vườn. - HS tự nhẩm đánh vần từng tiếng và viết vào bảng con. GV nhận xét và chỉnh sửa. - HS tập chép đoạn văn vào vở. - Khi viết GV theo dõi nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết và cách trình bày bài. GV nhắc HS sau dấu chấm phải viết hoa (không đòi hỏi phải viết đẹp). - GV đọc HS soát bài và gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở. HS tự ghi số lỗi ra lề. - GV thu chấm một số vở chấm tại lớp và nhận xét. b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Điền vần ăm hoặc ăp. -GV cho HS đọc yêu cầu của bài trong vở bài tập tiếng việt. - GV hướng dẫn HS cách làm bài. - HS làm bài. - GV cho HS lên chữa bài. GV chốt lại kết quả đúng: Năm, chăm, tắm, sắp, nắp - HS đọc lại đoạn văn vừa điền. b. Điền chữ c hoặc k - GV cho cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập. - GV cho HS suy nghĩ rồi tự làm bài. - Gọi HS chữa bài. GV cùng HS nhận xét và đánh giá. - GV chốt lời giải đúng: hát đồng ca, chơi kéo co 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS chép bài đúng và đẹp. - Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại. Thứ tư, ngày 12 tháng 3 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Giúp HS củng cố về: - Viết số có hai chữ số; tìm số liền trước, số liền sau của một số; so sánh các số; thứ tự của các số. - Giải toán có lời văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS viết vào bảng con số: 100, 94, 65, 91 - GV cùng HS nhận xét và đánh giá. 2. Dạy học bài mới: GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán Bài 1: Viết số - GV đọc số, HS viết số vào bảng con. - GV nhận xét. Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS tự suy nghĩ và làm bài. GV theo dõi nhắc nhở HS làm đúng. - Gọi HS đọc chữa bài. - GV củng cố cho HS về số liền trước và số liền sau của một số. Ví dụ: Số liền trước của 73 là: 72. Số liền sau của 80 là 81. Bài 3: Viết các số: - Từ 60 đến 70: ……………………… - Từ 89 đến 100 ………………………… - GV yêu cầu HS tự viết số. - Gọi 2 HS chữa bài trên bảng lớp. - GV nhận xét. Bài 4: Viết (theo mẫu) Mẫu: 86 = 80 + 6 - GV cho HS quan sát mẫu và tự làm bài, GV giúp đỡ HS yếu. - HS làm bài rồi đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. Bài 5: Dùng thước nối các điểm để có 2 hình vuông - GV cho HS quan sát các điểm trong vở bài tập toán rồi nối đúng theo yêu cầu. - GV quan sát, nhận xét và đánh giá. 3. Củng cố dặn dò: - Nhấn mạnh nội dung bài học. - Chuẩn bị bài sau. Tập đọc AI DẬY SỚM I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1- Học sinh đọc trơn toàn bài thơ. Phát âm đúng các từ ngữ: dậy sớm, ra vườn, đất trời, chờ đón. Đọc tốc độ tối thiểu 25 đến 30 tiếng / 1phút. 2- Ôn các vần: ươn, ương. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ươn, ương 3- Hiểu các từ ngữ trong bài: vừng đông, đất trời - Hiểu được nội dung bài: Cảnh buổi sáng rất đẹp. Ai dậy sớm mới thấy được cảnh đẹp ấy. - Biết hỏi đáp tự nhiên, hồn nhiên về những việc làm buổi sáng. - Học thuộc lòng bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi nội dung bài tập đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TIẾT 1 1. Kiểm tra bài cũ. - GV gọi 2 HS đọc bài Hoa ngọc lan và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. - GV nhận xét. 2. Dạy bài mới * Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu bài tập đọc. * Hướng dẫn HS luyện đọc a. GV treo bảng phụ và đọc mẫu toàn bài : Giọng đọc nhẹ nhàng, vui tươi. b. HS luyện đọc - Luyện đọc tiếng, từ ngữ + GV yêu cầu HS đọc các tiếng ở mục T cuối bài tập đọc. GV ghi bảng các từ đó: dậy sớm, ra vườn, ngát hương, đất trời, chờ đón. + GV cho HS đọc kết hợp phân tích âm vần. HS đọc đồng thanh lại từ, GV kết hợp chỉnh sửa lỗi phát âm. Ví dụ: GV hỏi tiếng hương, vườn có âm gì đứng đầu? Vần gì đứng sau? Dấu thanh gì? + GV kết hợp giải nghĩa từ khó: vừng đông: mặt trời mới mọc. Đất trời: mặt đất và bầu trời. - Luyện đọc câu: + GV yêu cầu HS đọc trơn nhẩm từng câu. GV giúp đỡ HS yếu. + HS đọc tiếp nối nhau từng dòng thơ. - Luyện đọc đoạn, bài. + 3 HS đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp. + HS luyện đọc từng khổ thơ theo nhóm (mỗi em đọc 1 khổ thơ, rồi đổi cho nhau). GV giúp đỡ các nhóm chưa đọc được. + GV gọi cá nhân thi đọc cả bài + GV lưu ý cho HS đọc đúng rõ ràng và to. + Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần. * Ôn các vần: ươn, ương a. GV nêu yêu cầu 1 SGK: Tìm tiếng trong bài có vần ươn, ương? - HS thi đua nhau nêu lên. GV nhận xét, chỉnh sửa. HS phân tích và đọc lại tiếng: vườn, hương. b. HS đọc yêu cầu 2 SGK: Nói câu chứa tiếng có vần ươn và ương? - GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK và nói 2 câu mẫu. + Cánh diều bay lượn. + Vườn hoa ngát hương thơm. - GV cho HS dựa vào câu mẫu để nói được nhiều câu khác có tiếng chứa vần ươn, ương. - GV cùng HS nhận xét và đánh giá. - GV lưu ý: Nói thành câu là nói trọn nghĩa cho người khác hiểu. TIẾT 2 * Tìm hiểu bài đọc và luyện nói a. Tìm hiểu bài thơ (Kí hiệu ? trong SGK) - Gọi 3 HS đọc khổ thơ 1 H: Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em? ( Hoa ngát hương đang chờ đón em ở ngoài vườn). - 2 HS đọc khổ thơ 2 H: Ai dậy sớm mà chạy mà chạy ra đồng thì điều gì chờ đón? (có vừng đông đang chờ đón). - Goi 3 HS đọc khổ thơ 3 H: Cả đất trời chờ đón em ở đâu khi dậy sớm? (ở trên đồi). - GV chốt lại nội dung bài. - HS liên hệ thực tế. - GV đọc diễn cảm bài văn. - GV gọi 3 HS đọc lại bài. b. Học thuộc lòng bài thơ - GV cho HS nhẩm đọc từng câu thơ. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ ngay tại lớp theo phương pháp xoá dần chỉ để lại chữ đầu dòng. - HS đọc đồng thanh, GV cho 1 số học sinh thi đọc thuộc tại lớp. c. Luyện nói (Hỏi nhau về những việc làm buổi sáng) - GV nêu yêu cầu của bài, HS nêu lại yêu cầu bài luyện nói. - HS quan sát tranh vẽ SGKvà yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - GV có thể gợi ý cho HS một số câu hỏi. - 2 HS hỏi và trả lời theo mẫu: + Sáng sớm bạn làm việc gì? + Tôi tập thể dục. Sau đó, đánh răng, rửa mặt. - HS các nhóm thi nhau nói trước lớp. GV cùng HS nhận xét và đánh giá xem nhóm nào tìm và nói tốt. 5. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị bài sau: Mưu chú Sẻ. Thể dục . Tuần 27 Thứ hai, ngày 10 tháng 3 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Giúp HS: - Củng

Ngày đăng: 27/06/2013, 11:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan