1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh kiên giang

119 956 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Trên quan điểm phương pháp luận duy vật biện chứng, tác giả có sử dụng phương pháp so sánh và tổng hợp các số liệu của về du lịch của Kiên Giang trong quá khứ và hiện tại, cũng như so sá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN HÀ VIỆT QUỐC

KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA -TÂM LINH

CỦA TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN HÀ VIỆT QUỐC

KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH

CỦA TỈNH KIÊN GIANG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu trình bày trong luận văn này được thu thập từ Tỉnh Kiên Giang, các cơ quan ban ngành có liên quan và thông qua phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia do chính tôi thực hiện

Những số liệu, kết quả nêu ra trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác

Nha Trang, ngày 01 tháng 08 năm 2016

Người cam đoan

Nguyễn Hà Việt Quốc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi gởi đến Quý thầy cô trường Đại học Nha Trang lòng biết ơn sâu sắc Bằng sự đam mê, yêu nghề và trách nhiệm cao cả, các thầy cô đã làm việc hết mình, không ngại khó khăn đến KiênGiang một n ơ i xa xôi để truyền đạt kiến thức cho chún gtôi

Tôi xin chân thành biết ơn Thầy Hồ Huy Tựu và Thầy Lê Chí Công đã nhiệt tình, rất có trách nhiệm, tận tâm trong công việc đã dành rất nhiều thời gian hướng dẫn

và giúp tôi thực hiện đề tài này

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn chi Cục thống kê, Sở Công Thương, Sở

LĐ –TBXH, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang đã cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến và kinh nghiệm thực tiễn giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH x

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH 9

1.1 Những vấn đề về văn hóa tâm linh 9

1.1.1 Văn hóa 9

1.1.2 Tâm linh 10

1.1.3 Văn hóa tâm linh 13

1.2 Những vấn đề về du lịch văn hóa tâm linh 14

1.2.1 Quan niệm về du lịch và du lịch văn hóa 14

1.2.2 Du lịch văn hóa tâm linh 15

1.3 Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch tâm linh 18

1.3.1 Tài nguyên du lịch 18

1.3.2 Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch 19

1.4 Một số kinh nghiệm rút ra cho du lịch văn hóa tâm linh Kiên Giang 22

Kết luận chương 1 24

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA - TÂM LINH CỦA TỈNH KIÊN GIANG 25

2.1 Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam 25

2.2 Đánh giá khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh tại Kiên Giang 28

2.3 Đánh giá tổng quát về tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh của Kiên Giang 29

2.3.1 Vị trí địa lý 29

2.3.2 Đơn vị hành chính 30

2.3.3 Tài nguyên đất 30

2.3.4 Tài nguyên nước 31

Trang 6

2.3.5 Tài nguyên biển 31

2.3.6 Tài nguyên khoáng sản 31

2.3.7 Vùng du lịch trọng điểm tại Kiên Giang 32

2.4 Các hình thức du lịch tâm linh tai Kiên Giang 34

2.4.1 Hình thức cá nhân 34

2.4.2 Hình thức tập thể 34

2.5 Các điểm đến tiêu biểu của du lịch văn hóa tâm linh ở Kiên Giang 35

2.5.1 Di tích tôn giáo 35

2.5.2 Di tích tín ngưỡng 47

2.6 Các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu ở Kiên Giang 49

2.6.1 Du lịch tham quan các di tích tôn giáo, tín ngưỡng 49

2.6.2 Du lịch tham gia các nghi lễ di tích tôn giáo, tín ngưỡng 50

2.6.3 Du lịch tham gia các nghi lễ di tích tôn giáo, tín ngưỡng 50

2.7 Hiện trạng chung du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Kiên Giang 51

2.7.1 Cơ sở vật chất, kỹ thuật 51

2.7.2 Hệ thống cơ sở lưu trú 52

2.7.3 Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống 52

2.7.4 Hệ thống cơ sở kinh doanh lữ hành 53

2.7.5 Phương tiện vận chuyển khách du lịch 53

2.7.6 Các trung tâm văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí 54

2.7.7 Đánh giá của du khách về tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh Kiên Giang 55

2.8 Đặc điểm khách du lịch văn hóa tâm linh ở Kiên Giang 58

2.8.1 Độ tuổi 58

2.8.2 Giới tính 59

2.8.3 Trình độ học vấn 60

2.8.4 Mục đích đi du lịch 61

2.8.5 Thời điểm đi du lịch 61

2.8.6 Độ dài chuyến đi 61

2.9 Đánh giá chung hoạt động du lịch văn hóa tâm linh ở Kiên Giang 62

2.9.1 Đánh giá khai thác theo nhà quản lý 62

2.9.2 Mặt đạt được 68

2.9.3 Mặt tồn tại và hạn chế 69

Trang 7

2.10 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế 70

2.11 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Kiên Giang 71

2.11.1 Điểm mạnh 71

2.11.2 Điểm yếu 72

2.11.3 Cơ hội 73

2.11.4 Thách thức 74

Kết luận chương 2 74

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LICH VĂN HÓA TÂM LINH TỈNH KIÊN GIANG 76

3.1 Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang 76

3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch 76

3.1.2 Quan điểm phát triển du lịch tâm linh 77

3.1.3 Các định hướng phát triển 77

3.2 Những giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Kiên Giang 80

3.2.1 Giải pháp về tổ chức, quản lý 80

3.2.2 Giải pháp phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật 83

3.2.3 Giải pháp phát triển nhân lực 84

3.2.4 Giải pháp thị trường du lịch 85

3.2.5 Giải pháp sản phẩm du lịch 86

3.2.6 Giải pháp quảng bá, xúc tiến và liên kết phát triển du lịch 90

3.3 Đề xuất một số kiến nghị 93

3.3.1 Kiến nghị với tỉnh Kiên Giang và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Kiên Giang 93

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ GD & ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ VH-TT-DL : Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

Sở LĐ-TB-XH : Sở Lao động-Thương binh-Xã hội

SXKD : Sản xuất kinh doanh

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TNDN : Thu nhập doanh nghiệp

THCN : Trung học chuyên nghiệp

VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Danh mục chùa Bắc tông tại Kiên Giang 41

Bảng 2.2: Danh mục chùa Nam tông tại Kiên Giang 45

Bảng 2.3 Danh sách nhà thờ tại Kiên Giang 46

Bảng 2.4 Danh sách Đình tại Kiên Giang 49

Bảng 2.5 Thống kê các cơ sở kinh doanh du lịch Kiên Giang 51

Bảng 2.6: Số liệu hiện trạng về cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 52

Bảng 2.7 Đánh giá của du khách về tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh tại Kiên Giang .56

Bảng 2.8 Đặc điểm mẫu nghiên cứu về độ tuổi .59

Bảng 2.9 Đặc điểm mẫu nghiên cứu về giới tính .59

Bảng 2.10 Đặc điểm mẫu nghiên cứu về trình độ học vấn .60

Bảng 2.11 Kết quả đánh giá của chuyên gia 62

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ hành chánh tỉnh Kiên Giang 30

Hình 2.2 Kiến trúc chùa Bắc tông .38

Hình 2.3 Kiến trúc chùa Nam tông 43

Hình 2.4 Đình thờ anh hùng Nguyễn Trung trực 48

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

(1) Giới thiệu chủ đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu:

Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hoá và du lịch nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là quê hương của thi sĩ Đông Hồ, là nơi phát tích của Tao Đàn Chiêu Anh Các vang bóng một thời Cảnh đẹp của Kiên Giang ngày xưa từng được ca ngợi qua "Hà Tiên thập vịnh" Đến ngày nay Kiên Giang được nhiều người biết đến qua các danh thắng nổi tiếng là Ba Hòn, U Minh Thượng và đảo Phú Quốc Tuy nhiên, hiện nay du lịch tâm linh Kiên Giang vẫn chưa có những bước phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có Hoạt động du lịch tại các khu, tuyến, điểm đang diễn ra tự phát, thiếu định hướng, chỉ tập trung vào các lợi ích kinh tế trước mắt nên phần nào đã làm suy giảm các giá trị của tài nguyên Xuất phát từ thực tế tác giả

quyết định chọn đề tài: “khai thác tiềm năng du lịch văn hóa - tâm linh của tỉnh

Kiên Giang”

Với đề tài này, luận văn đã được hoàn thiện với các mục tiêu chính là: Xây dựng khung phân tích để đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa – tâm linh của Kiên Giang Đánh giá hiện trạng của du lịch văn hóa – tâm linh tại Kiên Giang Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng du lịch văn hóa - tâm linh của Kiên Giang Trên quan điểm phương pháp luận duy vật biện chứng, tác giả có sử dụng phương pháp so sánh và tổng hợp các số liệu của về du lịch của Kiên Giang trong quá khứ và hiện tại, cũng như so sánh các chỉ tiêu, số liệu kết quả hoạt động du lịch văn hóa tâm linh Đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia về việc đánh giá các điểm số trong quá trình phân tích

(2) Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn: giai đoạn thu thập số liệu thứ cấp từ các sở ban ngành, thu thập ý kiến của chuyên gia và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và hình thành nên bảng câu hỏi điều tra Sau khi bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh, tiến hành lấy ý kiến phỏng vấn của khách du lịch tại địa bàn

Trang 12

tỉnh Kiên Giang với kích thước là 250 mẫu trong đó có 229 mẫu hợp lệ Sử dụng các phương pháp định tính như: thống kê, phân tích, so sánh để tìm ra những tiềm năng du lịch văn hóa – tâm linh của tỉnh Kiên Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn các tiềm năng du lịch văn hóa – tâm linh của tỉnh Kiên Giang trong tương lai

(3) Kết quả nghiên cứu:

Luận văn cũng đã làm rõ thêm nhiều nội dung về lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa tâm linh Vai trò của du lịch văn hóa tâm linh đến quá trình phát triển chung của du lịch tỉnh Kiên Giang Đồng thời đưa ra các khái niệm về du lịch văn hóa tâm linh Trình bày phân tích sâu sắc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành

du lịch Kiên Giang nói chung và du lịch văn hóa tâm linh nói riêng

Sau khi nghiên cứu, phân tích và đánh giá một cách toàn diện sâu sắc về du lịch văn hóa tâm linh tại Kiên Giang Luận văn đã đưa ra kết luận cơ bản với các thành tựu

đã đạt được cũng như tồn tại, nguyên nhân chủ yếu và giải pháp đặt ra với ngành du lịch tại Kiên Giang trong thời gian tới

(4) Các kết luận và kiến nghị chính:

Luận văn cũng đã mạnh dạn đưa ra các kiến nghị đối với nhà nước, cơ quan ban ngành quản lý trực tiếp du lịch tại Kiên Giang là tăng cường nghiên xúc tiến đầu tư quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa địa phương, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lãnh đạo các khu du lịch phải đi đầu trong công tác phát triển hình ảnh du lịch Kiên Giang Hoàn thiện cơ cấu nhân sự phục vụ ngành du lịch văn hóa tâm linh tại Kiên Giang

Từ khóa: Văn hóa tâm linh; du lịch Tâm Linh Kiên Giang; Du lịch Văn hóa Kiên Giang;

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, thị trường châu Á đã và đang trở thành một thị trường du lịch hấp dẫn thu hút các quốc gia của các châu lục khác Phát triển du lịch tạo điều kiện cho du khách hiểu biết nhiều hơn về các địa điểm du lịch, các nền văn minh, các đặc trưng văn hóa, các công trình tuyệt tác không chỉ của thiên nhiên mà có

sự góp sức của bàn tay con người và những nghệ nhân qua các thời đại Với nhu cầu ham hiểu biết, con người ngày càng tập trung vào các vấn đề không thuộc phạm vi vật chất, mà là những hoạt động mang tính chất tôn giáo, tinh thần đặc biệt là hoạt động mang tính triết lý, trải nghiệm

Cùng với sự thay đổi nhận thức thế giới quan và sự phát triển của những tôn giáo, các loại hình thức du lịch văn hóa tâm linh và du lịch hành hương ngày càng phát triển Với tiềm năng tài nguyên nhân văn và truyền thống tôn giáo, tín ngưỡng, tại các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc…loại hình du lịchvăn hóa tâm linh đã trở thành một hình thức du lịch đem lại hiệu quả cho đất nước Hàng năm, các

cơ quan tôn giáo của các quốc gia này kết hợp với các công ty lữ hành tổ chức các chuyến du lịch văn hóa tâm linh cho du khách đến các thánh tích của nhau Ở châu Âu, đặc biệt là nước Ý cũng tổ chức nhiều đoàn khách tham gia các lễ hội tôn giáo, các khóa tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo, các khóa tu thiền tại các quốc gia cùng châu lụ

và sang các quốc gia châu Á Đối với Việt Nam, văn hóa dân tộc gắn liền với nền văn minh lúa nước đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vì thế tâm linh của người Việt trong tôn giáo, tín ngưỡng mang những nét đặc trưng ghi dấu ấn riêng của dân tộc với rất nhiều hệ thống các di tích tôn giáo, tín ngưỡng gắn với các lễ hội tôn giáo, văn hóa đa dạng và phong phú kéo dài suốt cả năm trên khắp 3 miền Tuy cũng có rất nhiều điều kiện để phát triển loại hình du lịch văn hóatâm linh nhưng chưa được các cấp, ngành

và đơn vị tổ chức du lịch quan tâm khai thác

Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hoá và du lịch nổi tiếng

ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là quê hương của thi sĩ Đông Hồ, là nơi phát tích của Tao Đàn Chiêu Anh Các vang bóng một thời Cảnh đẹp của Kiên Giang ngày xưa từng được ca ngợi qua "Hà Tiên thập vịnh" Đến ngày nay Kiên Giang được nhiều người biết đến qua các danh thắng nổi tiếng là Ba Hòn, U Minh Thượng và đảo Phú

Trang 14

Quốc Ngoài ra, Kiên Giang còn có tiềm năng kinh tế với nguồn lợi vô cùng to lớn về thuỷ sản Tỉnh lỵ của Kiên Giang là Thành phố Rạch Giá, một thành phố biển duy nhất

ở Đồng bằng sông Cửu Long (Anh Động – Nguyễn Diệp Mai, 2008) Theo thống kê, Kiên Giang hiện có hơn 200 di tích lịch sử văn hóa, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật, trong đó có 34 di tích được công nhận di tích cấp Quốc gia

và cấp tỉnh, tập trung nhất là ở Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc, Kiên Lương, Hòn Đất,

U Minh Thượng Chín di tích lịch sử, hơn 10 di tích kiến trúc văn hóa, có thể kể đến đình Nguyễn Trung Trực - nơi thờ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực với chiến công hiển hách “Hoả hồng Nhật Tảo oanh thiên địa/ Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”, chùa Tam Bảo (Sắc sứ Tam Bảo Tự), đình Vĩnh Hòa, mộ Huỳnh Mẫn Đạt – một danh nhân văn hóa đất Kiên Giang; Tháp bốn sư liệt sĩ (Tháp Cù Là), chùa Láng Cát, chùa Phật Lớn là di tích cách mạng tiêu biểu của đồng bào dân tộc Khmer Di tích lịch sử văn hóa chùa Phù Dung, tại đảo Phú Quốc có chùa hộ quốc một trong những chùa lớn của Kiên Giang

Tuy nhiên, hiện nay du lịch tâm linh Kiên Giang vẫn chưa có những bước phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có Hoạt động du lịch tại các khu, tuyến, điểm đang diễn ra tự phát, thiếu định hướng, chỉ tập trung vào các lợi ích kinh tế trước mắt nên phần nào đã làm suy giảm các giá trị của tài nguyên Sản phẩm du lịch đơn điệu, rời rạc, dịch vụ du lịch nghèo nàn, thiếu thốn, đặc biệt là các dịch vu bổ sung Các hoạt động du lic̣h văn hóa tâm linh cò mang tính tự phát, thiếu quy củ, chưa thể tạo ra sự thu hút đối với du khách quốc tế, và cũng là nguyên nhân khiến du khách đến đây thường lưu trú ngắn và chi tiêu rất ít.Trong bối cảnh trên, viêc ̣ lựa chọn môt ̣phương thức tiếp cân ̣ mới sao cho vừa khai thác đươc những tiềm năng du lic̣h văn hóa tâm linh đa dang và phong phúvừa han ̣ chế những tác đông xấu tới viêc bảo tồn các di sản

văn hóa là rất cần thiết Đề tài: “Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa - tâm linh của

tỉnh Kiên Giang” sẽgóp phần khơi dậy tiềm năng văn hóa tâm linh, đồng thời hướng

tới muc ̣ tiêu bảotồn các giá tri di sản văn hóa vât thể và phi vât thể của tỉnh

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Về vấn đề văn hóa và văn hóa tâm linh, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu như: Trần Ngọc Thêm với Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (2006), Lê Văn Quán với nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam (2007), Hoàng Quốc Hải với Văn hóa phong tục (2007), Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh (2001), Văn hóa tâm linh Nam Bộ

Trang 15

(1997), Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (2001),Văn Quảng với Văn hóa tâm linh Thăng Long – Hà Nội (2009), Nguyễn Duy Hinh với Tâm linh Việt Nam (2001), Hồ Văn Khánh với Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh (2011)… Các công trình nghiên cứu trên tuy chưa trực tiếp đề cập đến vấn đề du lịch văn hóa tâm linh, song đây là nguồn tài liệu rất bổ ích để người viết kế thừa phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này

Đề cập trực tiếp tới hoạt động du lịch văn hóa tâm linh, đề tài luận văn cao học

của Đoàn Thị Thùy Trang trường Đại học KHXH và NV “Tìm hiểu hoạt động du lịch

văn hóa tâm linh của người Hà Nội (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa)” đã hệ

thống các cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh và đánh giá nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn Hà Nội, đồng thời khảo sát tài nguyên và các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu trên địa bàn quận Đống Đa

Các nghiên cứu về văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo tại Kiên Giang cũng rất nhiều, tiêu biểu là có một số bài báo đăng tải trên các tạp chí trong nước viết về du lịch Kiên Giang, một số đề tài luận văn cao học của trường Đại học Nha Trang cũng đã đi sâu nghiên cứu về du lịch Kiên Giang ở nhiều góc độ khác nhau:

Nghiên cứu của Nguyễn Vương (2012): “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách

nội địa khi đến du lịch ở Phú Quốc”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Nha Trang Từ mô

hình chất lượng dịch vụ của Parasuaraman phát triển phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ để nghiên cứu chất lượng dịch vụ du lịch của Phú Quốc Khám phá các nhân

tố chất lượng dịch vụ và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự hài lòng của du khách nội địa khi đi du lịch ở Phú Quốc, nghiên cứu này đã chỉ ra các nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến Phú Quốc là: Hướng dẫn viên, Cơ sở lưu trú, Phương tiện vận chuyển và Phong cảnh điểm đến Tác giả cũng đã đánh giá thực trạng du lịch ở Phú Quốc, định hướng phát triển du lịch và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cho Phú Quốc trong thời gian tới Hạn chế của mô hình nghiên cứu là chỉ giải thích được vấn đề nghiên của ở mức độ trung bình khi nhân rộng ra tổng thể, còn lại là do các yếu tố khác - mà mô hình chưa đề cập - tác động đến

sự hài lòng của du khách Mô hình nghiên cứu này chỉ đánh giá đến sự hài lòng của du khách.Trong khi nghiên cứu của tác giả đi xa hơn đến việc đánh giá ý định quay trở lại của du khách

Trang 16

Lưu Thanh Đức Hải & Nguyễn Hồng Giang (2011) đã Phân tích các nhân tố

ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang Tạp chí khoa học, 2011:19b, trang 85-96 Kết quả cũng cho thấy trong phạm vi của nghiên cứu điển

hình 295 du khách đến Kiên Giang thì sự hài lòng của du khách có liên quan đến năm thành phần: (1) tiện nghi cơ sở lưu trú, (2) phương tiện vận chuyển thoải mái, (3) thái

độ hướng dẫn viên, (4) hạ tầng cơ sở và (5) hình thức hướng dẫn viên, thông qua 14 biến quan sát Dựa vào kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy năm thành phần nói trên đều có quan hệ nhân quả với sự hài lòng của du khách Trong đó, thái độ hướng dẫn viên tác động mạnh nhất đến sự hài lòng du khách, kế đến là hình thức hướng dẫn viên, sự thoải mái phương tiện vận chuyển, hạ tầng cơ sở và cuối cùng là tiện nghi cơ sở lưu trú Đối với thái độ hướng dẫn viên, đây là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của du khách, trên cơ sở phát hiện của nghiên cứu này các công ty

du lịch tại địa phương cần quan tâm hơn nữa về thái độ ứng xử cũng như kỹ năng giao tiếp cho hướng dẫn viên của mình Đối với ngoại hình của hướng dẫn viên, đây là yếu

tố tác động mạnh thứ hai đến sự hài lòng của du khách Trong đó, hai yếu tố diện mạo, trang điểm và sự chỉnh tề của trang phục là hai yếu tố tác động lớn nhất đến hình thức hướng dẫn viên Đối với sự thoải mái phương tiện vận chuyển, đây là yếu tố tác động mạnh thứ ba đến sự hài lòng của du khách Trong đó, ghế ngồi rộng rãi, thoải mái và

độ ngã thân ghế rất tốt là hai yếu tố tác động lớn nhất đến sự thoải mái phương tiện vận chuyển Đối với hạ tầng cơ sở phục vu du lịch, đây là yếu tố tác động mạnh thứ tư đến sự hài lòng của du khách Đây là yếu tố thuộc tầm vĩ mô của tỉnh vì vậy để du khách hài lòng về hạ tầng cơ sở thì tỉnh Kiên Giang cần có sự đầu tư hoàn chỉnh về hệ thống điện, đường, trường, trạm Trong đó, yếu tố dịch vụ internet công cộng tác động mạnh nhất đến hạ tầng cơ sở Cuối cùng là tiện nghi cơ sở lưu trú, đây là yếu tố tác động thấp nhất đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch, nhưng đây lại là một yếu

tố rất quan trọng mỗi khi đi du lịch Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống cơ sở lưu trú đòi hỏi sự hợp tác từ phía khách sạn, nhà nghỉ cho đến chính quyền địa phương nhằm làm hài lòng du khách Hai yếu tố phòng nghỉ rộng rãi, thoáng mát và nhà vệ sinh rộng rãi, sạch sẽ chính là các yếu tố tác động mạnh nhất đến tiện nghi cơ sở lưu trú

UBND tỉnh Kiên Giang – Sở văn hóa thể thao và du lịch (2011) đã Báo cáo

tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Kiên Giang, tháng 11 năm 2011 Quy hoạch tổng thể phát triển

Trang 17

du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã xác định rõ 4 vùng du lịch trọng điểm của tỉnh gồm: Phú Quốc, Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận, Rạch Giá - Kiên Hải và phụ cận, U Minh Thượng và phụ cận Thị xã Hà Tiên là điểm

du lịch quốc gia và định hướng đến năm 2020 trở thành đô thị du lịch văn hóa Đặc biệt, đối với Phú Quốc, do có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển, đặc biệt là du lịch, từ năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển

du lịch đảo Phú Quốc Hệ thống cơ sở vật chất đang được đầu tư, nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao đã và đang hình thành, góp phần nâng cao chất lượng dịch

vụ du lịch của tỉnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách trong và ngoài nước Thúc

đẩy phát triển 4 vùng du lịch trọng điểm Trước hết là vùng du lịch Phú Quốc Tỉnh đã

xác định được cụ thể diện tích đất các khu, điểm du lịch là 5.096 ha Với vùng du lịch

Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận: Đã phê duyệt 2 đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 với diện tích 777 ha và 18 đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/500 với diện tích 1.768 ha Vùng du lịch Rạch Giá - Kiên Hải và phụ cận: Đã phê duyệt 2 đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 với diện tích 279 ha và 7 đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/500 với diện tích 586 ha Vùng du lịch U Minh Thượng và phụ cận: Đã phê duyệt các quy hoạch chi tiết như Khu căn cứ Tỉnh uỷ

Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2009): "Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến

lòng trung thành của khách hàng nội địa hướng tới Nha Trang", luận văn thạc sĩ tại

Đại học Nha Trang Nghiên cứu xác định nhân tố cụ thể tác động đến lòng trung thành của du khách nội địa, kiểm định các mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và cách thức thể hiện lòng trung thành của du khách nội địa hướng tới Nha Trang Lòng trung thành của du khách là sự thỏa mản của du khách về Nha Trang được nghiên cứu ghi nhận thông qua năm nhân tố (Sự thỏa mãn về: cơ sở vất chất; các dịch vụ phụ trợ; mức

độ hợp lý của các dịch vụ; chất lượng dịch vụ; địa điểm vui chơi giải trí) Thể hiện lòng trung thành của khách du lịch nội địa tại Nha Trang chịu tác động bởi hai tiền đề

cơ bản: (i) sự thỏa mãn và (ii) nhu cầu về sự đa dạng Đồng thời lòng trung thành này được thể hiện thông qua hai hành vi: (i) giới thiệu điểm đến cho bạn bè và người thân

và (ii) thăm lại điểm đến Hạn chế của Đề tài với nội dung nghiên cứu “các nhân tố tác động đến lòng trung thành của du khách hướng về Nha Trang” phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở đối tượng là “khách du lịch nội địa”, nên kết quả của đề tài chưa bao quát hết được các tình huống trong quá trình phân tích tổng quan cũng như lấy mẫu

Tóm lại, khoa học du lịch Việt Nam mặc dù còn non trẻ nhưng có sự phát triển nhanh chóng Các nghiên cứu gần đây đã tiếp cận và ứng dụng các phương pháp tiên

Trang 18

tiến của thế giới trong việc phân tích hành vi du lịch của du khách Tuy nhiên, cách tiếp cận nghiên cứu về hành vi du lịch ở nước ta còn đơn lẻ ở các khía cạnh nhỏ trong mối quan hệ với du lịch văn hóa tâm linh, chủ yếu tập trung nghiên cứu sự “thỏa mãn” của du khách đối với điểm đến du lịch, và cũng đã có các công trình nghiên cứu về hành vi du lịch của du khách (sự thỏa mãn và lòng trung thành) đối với hình ảnh du lịch văn hóa tâm linh Nhìn chung chưa có nghiên cứu nào tại Kiên Giang nghiên cứu

về du lịch văn hóa tâm linh

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Đánh giá và đề ra các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch văn hóa – tâm linh của tỉnh Kiên Giang, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của thủ tướng chính phủ

- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng du lịch văn hóa - tâm linh của Kiên Giang

4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

4.1 Đối tượng của nghiên cứu

Tài nguyên du lịch văn hóa - tâm linh, tiềm năng và lợi thế về du lịch văn hóa - tâm linh của Kiên Giang, thực trạng và giải pháp khai thác du lịch văn hóa - tâm linh

của Kiên Giang

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Du lịch Kiên Giang, dữ liệu sử dụng trong luận văn được thu thập và phân tích từ các nguồn từ các sở ban ngành liên quan đến du lịch kiên giang, số liệu sử dụng là số liệu

từ năm 2012 đến nay Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 250 du khách trong năm 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành bằng cách sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu định tính qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm xây dựng các mục hỏi khảo sát Nghiên

Trang 19

cứu chính thức được thực hiện bằng cách tiếp cận nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi chính thức Kích thước mẫu của nghiên cứu này là từ 250 khách du lich, được thực hiện dự kiến từ tháng 5/2012 đến tháng 5/2015 Các phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để phân tích dữ liệu khảo sát

6 Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của nghiên cứu

Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau về việc nghiên cứu và đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa - tâm linh của Kiên Giang Đây là một đề tài hoàn toàn mới chưa từng được nghiên cứu trước đó ở trình độ cao học

Về mặt thực tiễn: Đề tài nghiên cứu sẽ đưa ra được những quan điểm mới về việc xác định tiềm năng thực sự về du lịch văn hóa - tâm linh của Kiên Giang, từ đó giúp cho việc đưa ra những chiến lược phát triển của ngành du lịch tỉnh Kiên Giang đúng đắn và phù hợp hơn trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay của ngành du lịch

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần đặt vấn đề và phần kết luận, nội dung chính của Luận văn được tác giả bố cục thành 3 chương với nội dung vắn tắt như sau:

Phần mở đầu :Giới thiệu tổng quan về luận văn và vấn đề nghiên cứu

Phần mở đầu chủ yếu đi giới thiệu lược khảo các tài liệu từ đó tìm ra khe hỏng của nghiên cứu, đề xuất nghiên cứu mới Nêu lên mục tiêu, đối tượng, phạm vi,

phương pháp nghiên cứu Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu đối với thực tế

Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa - tâm linh

Cơ sở lý thuyết về du lịch văn hóa tâm linh Du lịch văn hóa tâm linh đang là một hình thức phát triển rất mạnh ở nhiều nơi Du lịch tâm linh luôn gắn với đức tin và hướng thiện Nó khai thác yếu tố tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian hoặc lịch sử dân tộc

Chương 2: Xác định và đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa - tâm linh của tỉnh Kiên Giang

Giới thiệu chung về điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh Kiên Giang Nghiên cứu thực trạng du lịch tại Kiên Giang Trong đó nghiên cứu tình hình chung du lịch tâm

Trang 20

linh tại Kiên Giang Phân tích hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Kiên Giang

Chương 3: Các giải pháp khai thác tiềm năng du lịch văn hóa - tâm linh của tỉnh Kiên Giang

Đề ra các giải pháp cụ thể cho phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Kiên Giang Trong đó có giải pháp phát triển các vùng du lịch tâm linh trọng điểm Giải pháp hoàn thiện đội ngũ nhân sự phục vụ du lịch Giải pháp hoàn thiện kiện toàn bộ máy nhà nước quản lý trực tiếp.Giải pháp phát triển thị trường, sản phẩm du lịch tại Kiên Giang

Kết luận và khuyến nghị

Trong kết luận tác giả chỉ ra những nguồn tài nguyên du lịch phong phú tại Kiên Giang Từ đó mạnh dạn đề xuất kiến nghị đối với các sở ban ngành liên quan tới quá trình phát triên du lịch Kiên Giang Tạo thương hiệu du lịch tâm linh tại Kiên Giang trong mắt du khách là điểm đáng đến an toàn và thân thiện

Trang 21

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH

1.1 Những vấn đề về văn hóa tâm linh

Khái niệm văn hóa tâm linh mới chỉ xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây Nó ra đời khi mà con người có bao vấn đề xoay quanh tín ngưỡng, tôn giáo chưa có câu trả lời Họ phân vân liệu tâm linh có phải là tín ngưỡng tôn giáo hay không và nên phải ứng

xử như thế nào khi xã hội bước vào văn minh hiện đại xã hội chủ nghĩa Một nhiệm vụ đặt ra cho các nhà nghiên cứu là phải tìm ra bản chất của văn hóa tâm linh Văn hoá tâm linh là một khái niệm hợp nhất bởi hai yếu tố văn hoá và tâm linh Để hiểu được khái niệm này cần phải phân tích ý nghĩa của hai thuật ngữ văn hóa và tâm linh

tiết từng định nghĩa Theo sự thống kê của nhà nghiên cứu người Nga (Ca-rơ-min, 2006),

đến nay con số định nghĩa văn hoá có thể lên tới 500 định nghĩa và ông đã phân chia số

định nghĩa ấy thành 14 nhóm Còn theo hai nhà nhân loại học Hoa Kỳ là (Croeber và

Kluckholn, 2003) thì trong giới nghiên cứu phương Tây có 6 nhóm định nghĩa về văn hoá

Sự phong phú của quan niệm văn hóa giúp ta có cái nhìn đa chiều về nó

Từ khi UNESCO phát động "Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá" (1988-1997), nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã chú trọng nghiên cứu lý luận về văn hoá Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh để xem xét các vấn đề văn hoá Tuy nhiên, do văn hoá là hiện tượng vô cùng phức tạp, các nhà nghiên cứu lại nghiên cứu văn hoá từ những phương diện, góc nhìn khác nhau, nên các quan niệm về văn hoá cũng khác nhau Vì vậy, để tránh lạc lối trong nghiên cứu về bản chất của văn hoá, trước hết, chúng ta có thể phân thành hai loại quan niệm về văn hoá: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng Từ góc độ tiếp cận Triết học Mác – xít, các nhà nghiên cứu ở nước ta đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về bản chất

và vai trò của văn hoá Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, nói văn hoá là nói tới

Trang 22

con người, nói tới việc phát huy những năng lực bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội Đặc trưng cơ bản nhất của văn hoá là tính sáng tạo

và tính nhân văn, văn hoá đóng vai trò là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế

xã hội Tuy nhiên, xung quanh vấn đề phạm vi thực tồn của văn hoá lại có những quan niệm khác nhau Quan niệm cho rằng, văn hoá là một loại quan hệ đặc thù riêng có của con người Đó là quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong ý thức con người với thế giới hiện thực Từ quan niệm này, nhà nghiên cứu Phan Ngọc khẳng định: Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay

tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác (Mai Thanh Hải,

1998) Dựa trên quan niệm giá trị, Trần Ngọc Thêm cho rằng: "Văn hoá là một hệ

thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự

nhiên và xã hội (Trần Ngọc Thêm, 1997)

Tất nhiên, ở đây giá trị cần được hiểu không chỉ là một loại "thước đo" hoàn toàn mang tính chủ quan Giá trị được nhận thức là thuộc tính của sự vật có ích cho con người khi quan hệ với con người Giá trị được quyết định bởi cấu trúc, tính chất và công năng của bản thân sự vật nhưng chỉ phát lộ trong quan hệ với con người Do đó, giá trị không hoàn toàn mang tính chủ quan mà có cả mặt khách quan và mặt chủ quan Giáo sư Nguyễn Văn Huyên còn nhấn mạnh: "Tất nhiên, toàn bộ giá trị ở đây là những sản phẩm có ích, thoả mãn nhu cầu nhân sinh, đáp ứng sự phát triển - tiến bộ của xã hội Bởi những sản phẩm do con người sáng tạo ra không những không đáp ứng

nhu cầu tiến bộ, mà còn phản tiến bộ, đó là sản phẩm phản văn hoá" (Nguyễn Văn

Theo nhà tâm lý học (Freud, 1890), con người là thực thể đa chiều Trong đó có

3 kích thước cơ bản: bản chất sinh học, bản chất xã hội và bản chất tâm linh Ba bản

Trang 23

chất này được tạo thành chiều sâu, chiều rộng và chiều cao của con người Bản chất sinh học và bản chất xã hội thì đã được nghiên cứu rất nhiều, nên tuy đây không còn là vấn đề nữa nhưng việc nhận định nó thì đã khá xác định Còn bản chất tâm linh thì ít được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, bởi có thời người ta coi nó không phải là đối tượng của khoa học, mà là đối tượng của huyền môn Vì thế, tâm linh đã phải chịu không ít hiểu lầm và ngộ nhận

Như vậy, cái tâm linh không nằm ngoài phạm vi nghiên cứu khoa học mà còn

là đối tượng của khoa học Và không chỉ có nghiên cứu về nó, người ta còn có thể đề

ra những phương pháp phát triển tâm linh của con người bằng những thể nghiệm, những thực nghiệm về nó Từ đây chí ít ở lĩnh vực đời sống tâm linh, tôn giáo và khoa học không còn loại trừ nhau như nước với lửa nữa, mà có thể gần gụi nhau, thúc đẩy nhau làm phong phú lẫn nhau nhằm đưa con người đến một sự phát triển hài hòa ở tất

cả các mặt sinh học – xã hội – tâm lý – tâm linh

1.1.2.2 Đặc điểm của tâm linh

Theo (Sigmund Freud, 2002) tâm linh được chia ra thành ba đặc điểm lớn sau:

Thứ nhất, tâm linh là một hình thái ý thức, tâm linh gắn liền với ý thức của con người Do vậy điều kiện để tồn tại tâm linh là sự có mặt của ý thức con người Điều đó đồng nghĩa với việc một người mất trí không còn khả năng suy nghĩ thì trong đầu người đó sẽ trống rỗng và không có tâm linh

Thứ hai, tâm linh là phần thiêng liêng trong ý thức của mỗi con người Ý thức của con người thì rất đa dạng như ý thức về toán học, ý thức về văn học, ý thức về cộng đồng Trong đó, ý thức tâm linh là ý thức hướng về cái thiêng liêng cao cả

Thứ ba, tâm linh có sức truyền cảm truyền lệnh, tập hợp ghê gớm Do con người có tâm lý tự nhiên là khi đời sống được yên bình mạnh khỏe, ăn nên làm gia, hoặc được cứu thoát khỏi cơn hoạn nạn, nguy hiểm, thì nảy sinh ý thức hướng, nhớ về cội nguồn, biết ơn những cái cao cả đã cho mình, cứu mình Ý thức biết ơn này có sức hút tự nguyện rất lớn, không gì có thể ngăn cản

Như vậy, tâm linh do các tác giả quan niệm đều thể hiện nó gắn với con người,

ở trong con người Vì vậy, trong mọi mặt đời sống của con người đều tồn tại tâm linh

và có thể nhóm thành hai loại là tâm linh trong cuộc sống đời thường và tâm linh trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo

Trang 24

1.1.2.3 Hình thức của tâm linh

Theo (Sigmund Freud, 2002) tâm linh bao gồm các hình thức sau:

Tâm linh trong đời sống cá nhân: Trong đời sống cá nhân của những người theo tôn giáo thì suốt đời họ chỉ mang niềm tin thiêng liêng vào Chúa và Phật Trong họ lúc nào cũng thường trực đời sống tâm linh Còn đối với mọi cá nhân đời thường thì tâm linh khá phong phú nhưng không phải lúc nào cũng thường trực đời sống tâm linh Đời sống tâm linh của người đó chỉ xuất hiện khi hoàn cảnh thiêng, thời gian thiêng xuất hiện

Tâm linh trong đời sống gia đình: Trong gia đình, bàn thờ tổ tiên là biểu tượng máu thịt thiêng liêng nhất, lôi cuốn người ta quây quần đoàn tụ, nhớ về cội nguồn, duy trì những giá trị thiêng liêng chuyển giao cho con cháu Những giá trị tâm linh là hết sức bền vững, là hằng số của văn hóa gia đình

Tâm linh trong đời sống cộng đồng làng xã: Cái cột chặt con người trong làng

xã xưa kia không phải chỉ có quan hệ lãnh thổ, kinh tế mà còn có nhiều quan hệ khác

đó là thế giới tâm linh Vậy tâm linh ở đây biểu hiện ra những gì? Đó là thần tượng thiêng liêng về các anh hùng có công dựng làng, giữ nước đang được tôn thờ trong những không gian thiêng liêng, những ngôi đình đền Ở những không gian thiêng liêng

ấy, hàng năm lễ thần và hội làng diễn ra, thì lại là những dịp niềm tin thiêng liêng được củng cố Thần thánh thiêng liêng nhắc nhở nhớ về cội nguồn, lễ hội thiêng liêng nhắc nhở xóa bỏ những gì khúc mắc bất hòa Đoàn tụ gần gũi nhau hơn lại đến với những trái tim con người làng xóm Đồng thời nếp sống cộng đồng hàng ngày, tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau, bán anh em xa mua láng giềng gần, đều là những sợi dây tình cảm vô cùng thiêng liêng cố kết xóm làng, củng cố khối cộng đồng

Đó là những quan hệ thiêng liêng nhất trong đời sống cộng đồng làng xã.Nó là cái nền vững chắc nhất trong mối quan hệ làng xã Nó biểu thị khía cạnh thiêng liêng nhất trong bản sắc văn hóa xóm làng, cũng là văn hóa dân tộc Những biểu tượng, những mối quan hệ cộng đồng thiêng liêng ấy, là cơ sở, là động lực, là niềm tin để dân ta trụ vững, phát triển cho đến ngày nay

Tâm linh với Tổ quốc giang sơn đất nước: Ngày nay mỗi cuộc lễ nghi, cuộc hội nghị ta kiến lập bàn thờ Tổ quốc Gần mới đây trong đánh Mỹ ta thường nói bằng

cả sức mạnh bốn nghìn năm lịch sử, sức mạnh truyền thống Đó chẳng phải là vô hình

Trang 25

trừu tượng mà là hình ảnh thiêng liêng từ Hữu Nghị quan đến mũi Cà Mau Là núi cao biển rộng sông dài Là cây đa bến nước, mái đình, những hình ảnh thiêng liêng về làng xóm Là những mảnh đất thiêng liêng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, oai hùng còn

đó Là hình ảnh Bác Hồ gần gũi thân thương vĩ đại Là những tượng đài, nấm mộ trong nghĩa trang liệt sỹ nhắc nhở Là hình ảnh lá cờ thiêng liêng vẫy gọi Từ những hình ảnh biểu tượng thiêng liêng đó mà ngày xưa, ngày nay "chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi" Làm sao đừng để kinh tế thị trường có đạo tặc vô hình gặm nhấm dần làm mất đi những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng đó trong ý thức con người hôm nay và các thế hệ tiếp theo

Tâm linh trong văn học nghệ thuật: Tâm linh trong sáng tác văn học nghệ thuật

là những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng nào đó mà tác giả thể hiện được ra trong tác phẩm làm rung động những trái tim, ngấn lệ những tâm hồn Mà muốn được như vậy, nhà sáng tạo nghệ thuật thực sự phải có đời sống tâm linh, cảm thụ đối tượng muốn sáng tạo ra trong tác phẩm đến độ thiêng liêng nhất

Tâm linh trong tín ngưỡng tôn giáo: Tâm linh được thể hiện trong rất nhiều mặt của đời sống tinh thần, có cả trong tín ngưỡng tôn giáo.Tín ngưỡng tôn giáo là lĩnh vực đặc biệt trong đời sống tâm linh

1.1.3 Văn hóa tâm linh

1.1.3.1 Khái niệm

Những khái niệm văn hóa ở trên chưa trực tiếp nhắc tới chữ tâm linh nhưng đã

có những chữ tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, những chữ này đều gắn với niềm tin thiêng liêng.Vì vậy, khi nói đến văn hoá tâm linh, nội dung quan trọng phải

đề cập đến là niềm tin, là cái thiêng liêng cao cả Văn hoá tâm linh được hiểu là văn hoá biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm

tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo (Nguyễn Đăng Duy, 1997)

1.1.3.2 Thành tố của văn hóa tâm linh

Theo (Toan Ánh, 1991), Văn hóa tâm linh bao gồm cả văn hóa hữu hình và văn

hóa vô hình Văn hóa hữu hình như các không gian thiêng liêng (đình, chùa, phủ, nhà thờ ) hay các biểu tượng thiêng (tượng Phật, tượng Chúa ) Văn hóa tinh thần là những ý niệm thiêng liêng trong đầu con người Những ý niệm đó phải được thể hiện qua hành động của họ Vì vậy, văn hóa tâm linh bao gồm cả văn hóa hành động

Trang 26

1.2 Những vấn đề về du lịch văn hóa tâm linh

1.2.1 Quan niệm về du lịch và du lịch văn hóa

Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở gốc độ cầu, góc độ người đi du lịch

Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế

Như vậy, du lịch hiểu theo khía cạnh nào thì nó đều hướng tới giá trị về mặt tinh thần của người đi du lịch trên cơ sở đó mới nảy sinh hoạt động về kinh tế Nhà kinh tế Kalfiotis cũng có quan điểm như vậy Ông cho rằng: du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh

thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế (Hồ Văn Khánh, 2006)

Thuật ngữ du lịch trong du lịch văn hóa tâm linh được hiểu theo nghĩa đó

1.2.1.2 Du lịch văn hóa

Theo (Trần Đức Thanh, 2008), "Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa vào

các giá trị văn hóa của một cộng đồng hoặc một nhóm dân tộc, một quốc gia hoặc một khu vực có tác dụng giáo dục và nâng cao hiểu biết, nhận thức của khách du lịch."

Theo (Nguyễn Phạm Hùng, 1999) "Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa trên

nền tảng của tài nguyên du lịch nhân văn và hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong

Trang 27

môi trường nhân văn hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các công trình kiến trúc văn hóa do cộng đồng tạo ra có sức thu hút đặc biệt với du khách."

Như vậy, điều kiện cần thiết để phát triển du lịch văn hóa là tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đại diện cho cộng đồng, dân tộc, quốc gia Loại hình này thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của du khách: tham quan, tìm hiểu về các giá trị văn hóa Quan trọng hơn là nó có tác dụng giáo dục và nâng cao nhận thức của khách du lịch và hiện đang phát triển mạnh ở Việt Nam, đất nước tiềm năng du lịch văn hóa rất phong phú

Du lịch văn hóa được chia thành nhiều loại hình khác nhau (Nguyễn Phạm

Hùng, 1999) Việc phân loại thành du lịch sinh thái hay du lịch văn hóa là dựa trên tiêu

chí về tài nguyên du lịch Trong đó, du lịch văn hóa là loại hình du lịch hoạt động chủ yếu trong môi trường nhân văn Môi trường nhân văn ở đây chính là môi trường có chứa các tài nguyên du lịch văn hóa như di tích lịch sử, lễ hội, tôn giáo, ẩm thực, văn hóa nghệ thuật Dựa trên cơ sở tài nguyên du lịch văn hóa, các loại hình du lịch văn hóa được hình thành như: Du lịch lễ hội, du lịch tôn giáo, du lịch tham quan di tích, danh thắng, du lịch khai thác các loại hình nghệ thuật truyền thống, du lịch làng nghề,

du lịch tham quan các bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa

1.2.2 Du lịch văn hóa tâm linh

1.2.2.1 Quan niệm

Du lịch văn hóa tâm linh vốn là một thực thể đã có mặt hàng trăm năm nay trên khắp thế giới Xưa nay, mọi người vẫn quen dùng danh từ hành hương để nói về chuyến đi của mình Tuy nhiên, từ hành hương chưa thể nói hết được tính chất, ý nghĩa

và mục đích của chuyến đi Hành hương mang nặng ý nghĩa tâm linh, nhưng trong mỗi chuyến đi không phải tất cả mọi người đều chỉ có duy nhất mục đích mang ý nghĩa tín ngưỡng, mà có một bộ phận tuy tham gia chuyến hành hương nhưng thiên về du lịch nhiều hơn là tín ngưỡng Thậm chí, những người lấy tín ngưỡng tâm linh làm mục đích chính của chuyến đi, nhưng cũng không khỏi có những cảm xúc thú vị của một người đi du lịch được thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ thú của thiên nhiên, được tiếp cận với những phong tục tập quán của đời sống cư dân địa phương và được hưởng các tiện ích của dịch vụ du lịch Vì vậy, các chuyến đi như vậy cần sử dụng một khái niệm phù

Trang 28

hợp hơn và nhất thiết phải bao gồm cả hai yếu tố là du lịch và tâm linh (Nguyễn Duy

Hinh, 2007)

Du lịch văn hóa tâm linh là sự kết hợp giữa du lịch và tâm linh – tín ngưỡng Đây là hai nhu cầu cần thiết trong đời sống của con người, nhằm mang lại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn Du lịch nhằm mở mang kiến thức về thiên nhiên và con người nơi đến, cũng như giúp xả stress rất hiệu quả Tâm linh ở đấy tức là nói đến tín ngưỡng Tín ngưỡng gồm có tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian làm thỏa mãn niềm tin đối với các biểu tượng thiêng liêng mà họ ngưỡng vọng

Vì vậy, điểm đến của các chuyến đi thường là những địa điểm thiêng liêng, có ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng như chùa chiền, đền miếu, thánh đường hoặc những thánh

tích (Nguyễn Duy Hinh, 2007)

Đến nơi ấy, họ không chỉ lĩnh hội được đầy đủ thông tin về cội nguồn tín ngưỡng tôn giáo của mình mà trong suốt quá trình hành hương đó họ còn được sống cùng nhau trong một môi trường tâm linh: chiêm bái, cầu nguyện, thực tập phép an tâm để tu dưỡng tinh thần, tạo sức mạnh cho niềm tin và sự chuyển hóa tâm thức, thực hành các nghi thức truyền thống, Vì vậy, du lịch văn hóa tâm linh phải đáp ứng được mục

đích của chuyến du lịch đặc thù dựa trên những cơ sở đó (Nguyễn Đăng Duy, 1997)

Tóm lại, du lịch văn hóa tâm linh cũng là một loại hình du lịch văn hóa nhưng khai thác các đối tượng tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh vào hoạt động du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tham quan, tìm hiểu và nâng cao nhận thức của du khách Du lịch văn hóa tâm linh cũng có thể dùng các khái niệm thay thế như

du lịch tín ngưỡng tâm linh, du lịch tôn giáo Loại hình du lịch này hoạt động phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng và giữ gìn các giá trị văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất

và giá trị tinh thần Trong quá trình phát triển phải không ngừng bảo tồn các di tích có

ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo như: chùa, đình, đền, nhà thờ hay các nghi lễ truyền thống, lễ hội, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực Vì đó là đối tượng chính tạo nên sản phẩm

du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách

1.2.2.2 Hình thức du lịch

Theo, (Nguyễn Phạm Hùng,1999) có hai hình thức du lịch văn hóa tâm linh

Hình thức cá nhân thì những du khách riêng lẻ đến ký hợp đồng mua sản phẩm của

cơ quan cung ứng du lịch Trong trường hợp này, du khách phải lệ thuộc hoàn toàn

Trang 29

vào các điều kiện nhà cung ứng đưa ra như lịch trình, hành trình, các điều kiện khác, Đối với loại hình du lịch văn hóa tâm linh, du khách đi theo hình thức này thường là một hoặc vài cá nhân đơn lẻ không theo tour theo đoàn Vì vậy, họ tự túc toàn bộ trong chuyến đi mà không cần phải thông qua các tổ chức du lịch Họ có thể tự do lựa chọn

từ điểm đến, phương tiện, đến các dịch vụ khác Trong trường hợp này, họ thường chỉ

sử dụng các dịch vụ tại các điểm đến: trông giữ xe, đồ đạc, thuê các vật dụng, ăn uống, nghỉ ngơi,

Hình thức tập thể là các hoạt động của cá nhân nhằm hòa mình vào tập thể nên đại

đa số các chuyến đi mang tính tập thể Sinh viên, học sinh đi theo lớp, cán bộ công nhân viên đi theo cơ quan, người dân đi theo hội đồng niên, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, Đi theo hình thức này, tập khách thường có người đại diện (trưởng đoàn) chị trách nhiệm về tất cả các dịch vụ, hoạt động của chuyến đi Đối với loại hình du lịch văn hóa tâm linh, người trưởng đoàn còn phải đại diện thực hiện các nghi lễ tại các điểm du lịch: dâng hương, hoa quả Các cá nhân trong đoàn đều ràng buộc mình vào tập thể Do vậy, đoàn khác có tính tổ chức rất cao Hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung ứng dịch vụ du lịch Bởi, tập khách này bao giờ cũng có những điểm tương đồng về trình độ, sở thích, tâm lý, nghề nghiệp, nên việc phục vụ cũng

dễ dàng theo một mẫu chuẩn

1.2.2.3 Điểm đến của du lịch văn hóa tâm linh

Du lịch là hoạt động liên quan đến những chuyến đi của con người rời khỏi nơi

cư trú thường xuyên đến một nơi khác – một địa điểm cụ thể để thỏa mãn nhu cầu theo mục đích của chuyến đi Địa điểm du khách tới có thể là một địa danh cụ thể, một khu vực, một vùng lãnh thổ, một quốc gia thậm chí là một châu lục Trong khoa học du lịch, các địa điểm đó được gọi chung là điểm (nơi) đến du lịch (tourist destination) Đối với loại hình du lịch văn hóa tâm linh, điểm đến chủ yếu là các di tích gắn với tôn

giáo và tín ngưỡng như chùa, nhà thờ, đình, đền, văn miếu (Nguyễn Phạm Hùng,

1999)

1.2.2.4 Khách du lịch của du lịch văn hóa tâm linh

Theo Luật du lịch: "Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến." Quan niệm này nhận định khách du lịch ở góc độ mục đích về chuyến đi của họ ở nơi đến

Trang 30

nhưng chưa chỉ rõ thời gian và nơi đến của họ Tuy nhiên, để có thể hiểu một cách rõ ràng hơn về khách du lịch hay cần bắt đầu từ khái niệm khách Theo từ điển tiếng Việt

1994, ý nghĩa cơ bản của từ khách là người từ bên ngoài đến trong quan hệ với người đón tiếp, phục vụ Khách rõ ràng phải được định nghĩa từ phía đón tiếp chứ không

phải từ nơi đi như ở quan niệm nêu trên (Nguyễn Như Ý, 2009) Khách du lịch đề cập

trong luận văn này được tiếp cận theo góc độ là khách đến trong quan hệ với những cơ

sở đón tiếp là các điểm du lịch văn hóa tâm linh

1.2.2.5 Hiệu quả của du lịch văn hóa tâm linh

Theo (Nguyễn Đăng Duy, 1997), về phương diện lịch sử, du lịch văn hóa tâm

linh mang đến cho du khách cái nhìn bao quát về bối cảnh lịch sử ra đời và phát triển của các tín ngưỡng tôn giáo, bên cạnh các giá trị thẩm mỹ từ nghệ thuật, kiến trúc của

di tích, công trình kiến trúc

Về phương diện niềm tin, du khách có cơ hội xác định niềm tin của mình đối với một tôn giáo tín ngưỡng cụ thể Niềm tin sẽ giúp cho du khách cảm nhận được các giá trị thiêng liêng gắn với các biểu tượng cụ thể của các di tích danh thắng

Về phương diện tâm linh, sau chuyến du lịch nhiều du khách đã có những thay đổi về tư duy và hành xử cuộc sống hướng thiện, hiểu rõ về ý nghĩa n hân sinh và giá trị cuộc sống; nhờ đó, sống sâu sắc hơn cho chính mình, cho người thân và cho xã hội

Ngoài việc thúc đẩy kinh tế du lịch, phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch văn hóa tâm linh nếu được phát triển lành mạnh, đúng hướng, còn mang lại nhiều giá trị truyền thống, những giá trị tinh thần, những giá trị văn hóa lịch sử Xã hội càng phát triển, cuộc sống càng xô bồ, con người càng hướng tới đức tin Những đức tin lành mạnh sẽ giúp con người hướng thiện, loại dần cái ác, đem đến sự an lành của hồn người trong

xã hội đầy biến động

1.3 Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch tâm linh

1.3.1 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung Khái niệm tài

nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch "Tài nguyên du lịch là cảnh quan

thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch;

là yếu tố cơ bản để hình thành khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du

Trang 31

lịch" (Luật Du lịch, 2005) Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao

nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu

Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch đang khai thác, tài nguyên du lịch chưa khai thác.Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch phụ thuộc vào: (1) Khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn còn tiềm ẩn; (2) Yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch

Bên cạnh những tài nguyên đã và đang được khai thác, nhiều tài nguyên du lịch còn tồn tại dưới dạng tiềm năng do: Chưa được nghiên cứu điều tra và đánh giá đầy đủ; Chưa có nhu cầu khai thác do khả năng "cầu" còn thấp; Tính đặc sắc của tài nguyên thấp hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết để khai thác hình thành các sản phẩm

du lịch; Các điều kiện để tiếp cận hoặc các phương tiện để khai thác hạn chế do đó chưa có khả năng hoặc gặp nhiều khó khăn trong khai thác; Chưa đủ khả năng đầu tư

để khai thác

Trong thực tế, ở nước ta, nhiều di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng mặc

dù đã được xếp hạng song chưa được khai thác phục vụ du lịch; nhiều khu rừng nguyên sinh với tính đa dạng sinh học cao, nhiều bãi biển đep ở miền Trung, nhiều lễ hội v.v vẫn còn tồn tại ở dạng tiềm năng du lịch do chưa hội đủ các điều kiện để khai thác đưa vào sử dụng

1.3.2 Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch

1.3.2.1 Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh tại Kiên Giang

Phương pháp đánh tiềm năng tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh tại Kiên Giang được sử dụng dựa trên thang đánh giá Likert Các tiêu chí đánh giá được tổng hợp dựa trên sự khảo sát từ các chuyên gia và những người quản lý trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang

Có nhiều tiêu chí được đưa ra để các chuyên gia đánh giá: độ hấp dẫn của điểm đến, sức chứa khách du lịch, thời gian khai thác hoạt động du lịch, độ bền vững của tài nguyên du lịch, vị trí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch, hiệu quả khai thác du lịch, Và các tiêu chí sau được sự đánh giá cao nhất của các chuyên gia, người quản lý trong ngành du lịch đánh giá cao:

Trang 32

Độ hấp dẫn của điểm đến là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu,

sự đặc sắc và độc đáo và mức độ “hiếm” của tài nguyên du lịch Độ hấp dẫn được xác định trên cơ sở giá trị cảnh quan và các tiêu chí đánh giá định lượng hoặc định tính về giá trị của tài nguyên Ví dụ: bãi biển được đánh giá dựa trên các tiêu chí về tính chất vật lý của cát biển (độ thô, màu sắc), độ thoải của bãi biển, độ trong của nước biển

Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng và quy mô triển khai hoạt động du lịch tại mỗi điểm tài nguyên du lịch.Sức chứa khách du lịch có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hoạt động của khách (số lượng, thời gian) đến khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên và xã hội Vì thế sức chứa khách du lịch được đánh giá không phải theo xu thế càng nhiều càng tốt mà phải là càng phù hợp càng tốt

Thời gian khai thác hoạt động du lịch quyết định tính chất thường xuyên hay mùa vụ của hoạt động du lịch, từ đó có liên quan trực tiếp tới phương thức khai thác đầu tư, kinh doanh phục vụ du lịch Thời gian khai thác tài nguyên ddu lịch thường phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu (ví dụ: Đình Nguyễn Trung Trực hình thành lâu đời, thích hợp việc tham quan và tín ngưởng anh hung Nguyễn Trung Trực), đặc điểm sinh thái (ví dụ: sếu đầu đỏ chỉ xuất hiện vài tháng trong năm, rừng tràm chỉ đẹp và hấp dẫn trong mùa nước nổi); đặc điểm văn hóa (ví dụ: đền Bà chỉ hấp dẫn khách trong vài tháng sau Tết âm lịch); v.v

Độ bền vững của tài nguyên du lịch thể hiện khả năng tồn tại và duy trì hoạt động khai thác tài nguyên du lịch trước những thử thách của thời gian, của hoạt động con người và diễn biến phức tạp của tự nhiên

Vị trí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút khách du lịch Vị trí và khả năng tiếp cận các điểm du lịch được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về khoảng cách, thời gian đi đường, chất lượng đường và các loại phương tiện có thể sử dụng

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác các tài nguyên và phục vụ khách du lịch Cơ sở

hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch được đánh giá bằng số lượng, chất lượng, tính đồng bộ, các tiện nghi của cơ sở với các tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia

Trang 33

Hiệu quả khai thác du lịch cũng là một yếu tố rất quan trọng để xem xét, đánh giá và có những biện pháp khai thác và điều chỉnh thích hợp tới mỗi điểm du lịch Căn cứ vào mục đích, yêu cầu cũng như những điều kiện cụ thể để lựa chọn các yếu tố đánh giá thích hợp

- Xác định các mức của từng yếu tố:

Mỗi yếu tố thường được đánh giá theo các mức, từ cao xuống thấp, nhiều đến

ít, tốt đến xấu, ứng với các mức độ giá trị hoặc thuận lợi khác nhau Vì các tài nguyên

du lịch ít nhiều đã được lựa chọn nên sẽ không có yếu tố nào được đánh giá là không

có giá trị (đứng từ góc độ bản chất tài nguyên) và thuận lợi (đứng từ góc độ khai thác tài nguyên) mà chỉ ở các mức độ có giá trị hoặc thuận lợi ít hay nhiều mà thôi Phần lớn các công trình đánh giá tài nguyên du lịch hiện nay thường sử dụng 4 mức (rất nhiều, khá nhiều, trung bình, ít) để chỉ 4 mức độ giá trị hoặc thuận lợi (rất thuận lợi, khá thuận lợi, trung bình và ít thuận lợi)

- Xác định chỉ tiêu của mỗi mức:

Việc xác định các chỉ tiêu cụ thể ứng với mỗi mức là rất cần thiết, có tính chất định lượng để có thể so sánh các kết quả đánh giá với nhau Để đảm bảo cho việc xác định chỉ tiêu của mỗi mức được chính xác cần dựa trên các cơ sở điều tra, tính toán, thực nghiệm hoặc ý kiến chuyên gia

- Xác định điểm của mỗi mức và hệ số của các yếu tố

Để tiến hành đánh giá bằng cách tính điểm, cần xác định số điểm cho mỗi mức Trong thang đánh giá, số điểm mỗi mức của các yếu tố đều bằng nhau Điểm của mỗi mức thông thường được tính từ cao xuống thấp Phụ thuộc vào mục đích đánh giá, nhóm các yếu tố được lựa chọn có thể sẽ khác nhau

Trong trường hợp đánh giá giá trị tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh thì các yếu

tố chủ yếu sau sẽ cần được xem xét: “Độ hấp dẫn”, “Sức chứa”, “Thời gian khai thác”

và “Độ bền vững”

Trong trường hợp đánh giá cho mục đích khai thác tài nguyên để phát triển du lịch thì ngoài các yếu tố xác định giá trị tài nguyên, nhất thiết phải xem xét các yếu tố liên quan đến điều kiện khai thác như “vị trí và khả năng tiếp cận tài nguyên”; “hạ tầng

và cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm tài nguyên”, v.v

Trên thực tế, các yếu tố được lựa chọn để đánh giá tài nguyên du lịch có các tính chất, mức độ và giá trị không đồng đều.Vì thế để đảm bảo tính chính xác và khách

Trang 34

quan của kết quả đánh giá rất cần thiết phải xác định thêm hệ số cho các yếu tố quan trọng hơn Để làm được việc này người ta thường căn cứ vào mục đích nghiên cứu, các kết quả điều tra hoặc bằng đánh giá trực quan trên cơ sở tích lũy các kinh nghiệm

để xác định chính xác các hệ số

b) Tiến hành đánh giá

Tiến hành đánh giá nhằm xác định được điểm đánh giá Điểm đánh giá bao gồm

số điểm đánh giá riêng của từng yếu tố và số điểm đánh giá tổng hợp

Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số các điểm đánh giá riêng của từng yếu tố Cũng có một số công trình đánh giá lấy điểm đánh giá tổng hợp là tích của các điểm đánh giá riêng Cách làm này nhằm phân biệt các kết quả một cách rõ rệt hơn song thực tế sẽ phức tạp hơn rất nhiều

Cũng cần nói thêm rằng, cách cộng điểm để đánh giá kết quả chung hiện nay vẫn đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đánh giá khác nhau

Việc đánh giá này có thể tiến hành với từng đối tượng song cũng có thể tiến hành với nhiều đối tượng khác nhau miễn là cùng sử dụng chung một thang đánh giá

Phương pháp đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch có ưu điểm là đảm bảo tương đối khách quan, dễ thực hiện có thể cho phép nhìn nhận một cách nhanh chóng và toàn diện tiềm năng tài nguyên du lịch tại mỗi điểm đến du lịch bằng những giá trị đã được lượng hoá một cách tương đối Tuy nhiên nó cũng sẽ thiếu chính xác nếu như thiếu các tài liệu điều tra khảo sát và một phần lệ thuộc vào chủ quan kinh nghiệm/hiểu biết của người đánh giá Chính vì vậy rất cần thiết được bổ sung thêm các phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra xã hội học để có những điều chỉnh kịp thời

1.4 Một số kinh nghiệm rút ra cho du lịch văn hóa tâm linh Kiên Giang

Với cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh như khái niệm, đặc điểm, xu hướng, thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam, có thể khái quát một số kinh nghiệm cho Kiên Giang khi phát triển loại hình du lịch này:

Một là, khi phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh tại Kiên Giang, cần có

các nghiên cứu cơ bản về từng điểm du lịch văn hóa tâm linh trong kế hoạch phát triển của tỉnh Xác định sức thu hút của tài nguyên du lịch trên địa bàn về tâm linh trên cơ

sở điều tra và đánh giá toàn diện tài nguyên thông qua các tiêu chí chính sau: mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh của từng địa phương; thời gian khai thác các tài nguyên; độ bền vững trong khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh;

Trang 35

khả năng tiếp cận; điều kiện hạ tầng; khả năng phát triển; hiệu quả kinh tế xã hội và vấn đề bảo tồn di sản Các tiêu chí trên giúp cho việc lượng hóa tài nguyên theo thang bậc tạo cơ sở để tổ chức khai thác và quản lý, phát triển tài nguyên trong du lịch của từng địa phương

Hai là, hoàn thiện quy hoạch du lịch cho từng điểm du lịch và tăng cường quản

lý để thực hiện các quy hoạch đã được phê chuẩn, tránh tình trạng làm cho du lịch văn hóa tâm linh kém tính bền vững Sức hấp dẫn của các tài nguyên du lịch nhân văn là ở

vẻ đẹp nguyên bản, khác biệt của nó Do đó, vấn đề quan trọng trong phát triển du lịch văn hóa tâm linh chính là việc bảo tồn và giữ gìn các giá trị của di tích Việc bảo tồn các di tích cũng phải được tiến hành đúng quy định và phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng nguyên bản, tránh việc “thương mại hóa” các di sản, đặc biệt là trong các lễ hội truyền thống

Ba là, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật và sản phẩm

du lịch văn hóa tâm linh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết giữa các điểm du lịch

Bốn là, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý dịch vu du lịch, mở các lớp cho

cán bộ chính quyền các địa phương nâng cao nhận thức về phát triển du lịch văn hóa tâm linh.Tài nguyên du lịch văn hóa là dạng tài nguyên đặc biệt, có thể suy giảm và biến mất kể cả khi không khai thác hay khai thác không đúng mức Do đó cần phải tổ chức, quản lý chặt chẽ, có hiểu biết khi khai thác các giá trị văn hóa phục vụ hoạt động

du lịch

Năm là, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch, kết

hợp đưa chương trình đào tạo phát triển du lịch văn hóa tâm linh vào các cơ sở đào tạo Các doanh nghiệp lữ hành khi xây dựng các chương trình du lịch văn hóa tâm linh cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của các địa phương có tài nguyên du lịch và các mối liên

hệ chặt chẽ khác trong hệ thống du lịch là chính quyền, cư dân các địa phương và khách du lịch Cần nghiên cứu để đưa nhân dân tham gia tạo thêm giá trị mới bằng chính tài nguyên nhân văn của họ để phát triển các dịch vụ trong đó có dịch vu du lịch

để trực tiếp phục vụ du khách.Tài nguyên du lịch nhân văn là sản phẩm của cộng đồng dân cư.Vì vậy, phát triển du lịch không chỉ tập trung vào mục tiêu kinh tế mà phải quan tâm đến hai chân kiềng khác là vấn đề xã hội và vấn đề môi trường

Sáu là, tăng cường mở rộng thị trường và tuyên truyền quảng bá cho các

chương trình du lịch văn hóa tâm linh tại Kiên Giang trên cơ sở bảo đảm quan hệ giữa khai thác và phát triển bền vững tài nguyên, kết hợp phát triển du lịch với bảo tồn di

sản, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại

Trang 36

Kết luận chương 1

Du lịch văn hóa tâm linh đang là một hình thức phát triển rất mạnh ở nhiều nơi trong đó có Việt Nam Du khách đi theo loại hình du lịch này thường tìm đến các đình, chùa, các thắng tích tôn giáo, tín ngưỡng để vãn cảnh, cúng bái, cầu nguyện Tại đây,

du khách hòa vào dòng tín đồ để cảm nhận vẻ yên bình, thanh thản, tĩnh tâm Du lịch tâm linh luôn gắn với đức tin và hướng thiện Nó khai thác yếu tố tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian hoặc lịch sử dân tộc Một địa điểm hành hương có xuất xứ từ cội nguồn dân tộc, mang yếu tố tín ngưỡng tôn giáo sẽ đem lại niềm tin cho du khách về sức mạnh nội tâm, tìm đến sự an lạc trong tâm hồn và thăng hoa trong cuộc sống hướng thiện Đây cũng chính là mụ đích cao nhất của hành trình du lịch văn hóa tâm linh Ngoài ra, hoạt động của loại hình du lịch này phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng

và gìn giữ các giá trị văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, thông qua hoạt động du lịch để bảo tồn các di tích có ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo như: chùa, đình, đền, nhà thờ… hay các nghi lễ truyền thống, lễ hội, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực… Vì

đó là đối tượng chính tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách

Trang 37

CHƯƠNG 2 XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA -

TÂM LINH CỦA TỈNH KIÊN GIANG

2.1 Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, du lịch tâm linh tại Việt Nam đã có bước phát triển, tuy nhiên phần lớn các tour du lịch đến các danh lam thắng cảnh, chùa chiền chỉ theo dạng hành hương vào mùa lễ hội Nói một cách khác, hình thức du lịch này chỉ dừng lại ở việc du lịch tín ngưỡng chứ chưa hoàn toàn là du lịch tâm linh Với du lịch tâm linh, nó bao hàm cả hành trình tìm kiếm các giá trị văn hóa truyền thống lẫn tìm lại chính mình Với họ, các thánh tích, Phật tích là những nơi giác ngộ, nơi có thể trao tặng cho họ các thông điệp tuyệt vời, chứa đựng sự hòa hợp giữa con người với thế giới Viếng một ngôi chùa, thắp một nén nhang thành tâm cầu nguyện và nghe sư thầy giảng kinh trong không gian tĩnh tại giúp con người bình tâm và thanh thản, tạm quên

đi những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi, những sức ép trong cuộc sống thường nhật Du lịch thường phải đi lại, di chuyển từ điểm tham quan này đến các điểm khác, trong khi tâm linh, tín ngưỡng lại là những yếu tố tĩnh tại, nằm sâu bên trong mỗi con người Du lịch tâm linh chính là sự kết hợp cả hai yếu tố này, như có âm có dương, có tĩnh có động Mục đích của du lịch văn hóa tâm linh như đã trình bày ở trên là tham quan, tín ngưỡng tôn giáo và tham dự lễ hội Thời điểm lễ hội là thời gian thu hút khách du lịch nhiều nhất Trên thế giới, có những lễ hội đã được quốc tế hóa, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch và đưa hình ảnh quốc gia đó đi khắp nơi nhưng vẫn giữ được các giá trị nguyên bản của mình như lễ hội té nước trong dịp lễ cổ truyền Songkran ở Thái Lan hay trong lễ hội Chol Chnam ở Campuchia, lễ hội Carnaval ở Braxin, lễ hội bia ở Đức, lễ Phục sinh, lễ Nô en… Còn ở Việt Nam, trong nhiều năm trở lại đây, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước thường xuyên tổ chức những lễ hội, những sự kiện văn hóa hoành tráng trong các dịp lễ, Tết hoặc trong các dịp kỷ niệm những sự kiện trọng đại của đất nước và địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, đời sống tín ngưỡng, tâm linh của người dân và để phục vu phát triển du lịch Ðể phục vu các lễ hội, nhiều di sản văn hóa phi vật thể, nhất là các lễ hội truyền thống, đã được phục dựng, tái hiện rất quy mô, góp phần làm cho "bức tranh lễ hội" ở Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng Tuy nhiên, không phải ở đâu và khi nào việc

Trang 38

phục dựng, tái hiện các lễ hội truyền thống; việc khai thác các di sản văn hóa để phục

vụ cho các sự kiện văn hóa, các "lễ hội đương đại" nói trên cũng mang tính tích cực Ngược lại, do thiếu hiểu biết về di sản văn hóa, do xu hướng thương mại hóa và chính trị hóa hoạt động lễ hội nên việc phục dựng, tái hiện các lễ hội truyền thống đã có những bất cập, tạo nên những hệ lụy không mong đợi, gây phản ứng xấu trong dư luận

và cộng đồng Thực tế cho thấy ngoài một số ít thành công như Quảng Nam, Đà Nẵng

cò lại hầu hết gây hiệu ứng ngược, không những không nâng cao sự chi tiêu của du khách mà cò gây mất an ninh trật tự, cuộc sống cộng đồng bị xáo trộn Ví như lễ hội chùa Hương, một trong những địa chỉ quen thuộc trong tâm linh của du khách trong nước và quốc tế mỗi dịp xuân về, lễ hội kéo dài từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng

ba âm lịch Ngay trong ngày đầu tiên khai hội, Chùa Hương đã đón khoảng 150.000 lượt du khách.Với số lượng lớn du khách khắp nơi cùng đổ về trong một ngày như vậy

lễ hội chùa Hương liên tiếp tụ xảy ra những bất cập đáng buồn Trên dòng suối Yến, hơn 4.800 con đò dùng để chuyên trở khách được đánh số thứ tự để sẵn sàng cho nhiệm vu của mình Theo quy định của Ban tổ chức, vé thăm quan là danh thắng là 50.000đ/1 người và vé đi đò là 35.000đ/1 lượt, vậy nhưng do số lượng khách quá lớn gần 5.000 con đò cũng không đủ phục vụ vậy nên đã xảy ra hiện tượng khách phải trả cho chủ đò 100.000đ/1 người mới được đi Bên cạnh đó, mặc dù Ban tổ chức quy định

xả rác trên suối Yến sẽ bị phạt 300.000đ nhưng có thể dễ dàng nhận thấy trên dòng

suối thơ mộng vẫn đầy rác (Nguyễn Đăng Duy, 1997)

Tại lễ hội Yên Tử, những hình ảnh xấu lại xuất hiện theo hình thức khác Không biết từ bao giờ mà lời đồn đại về việc dùng tiền cọ và xoa vào chùa Đồng sẽ gặp được may mắn được lưu truyền, chỉ biết rằng người ta xô đẩy, chen lấn, ai cũng muốn tận tay xoa tiền vào chùa Không chỉ có vậy trên suốt hành trình từ suối Giải Oan lên đến đỉnh Phù Vân, cứ đâu có tượng phật, có ban thờ là người ta dải tiền, nhét

cả tiền vào tay Phật, chân tượng Phật, khiến cho chốn linh thiêng mất đi vẻ trang nghiêm, thiền tịnh vốn có

Lễ hội đền Bà Chúa Kho năm nào cũng xảy ra tình trạng ùn tắc, chen chúc do người dân kéo về “vay” lộc Người ta cho rằng, muốn có một năm làm ăn phát đạt thì phải đến vay “vốn” của Bà Cho nên ai cũng sắm mâm lễ hoành tráng với ước mong tài lộc dồi dào

Trang 39

Chợ Viềng (Nam Định) nổi tiếng với nét đặc sắc là mua bán lấy may, nên hàng bán thường là đồ cũ Song những năm gần đây, do có đông người đến chợ Viềng, nên người ta làm giả đồ thành cũ để bán, bên cạnh đó các sòng bài, trò chơi sóc đĩa,…công khai hoạt động làm hủy hoại ý nghĩa tốt đẹp vốn có của phiên chợ này Lễ khai ấn đền Trần được tổ chức vào đêm này 14, rạng sáng ngày 15 âm lịch mới thực sự là một chiến trường hỗn loạn Người ta giẫm đạp, xô xát với nhau để giành ấn thiêng Không những thế, lực lượng an ninh hàng trăm người không cản nổi một cơn sóng người xô

đổ hàng rào sắt, đu mình lên xà để vào trong đền vơ vét lộc thánh Người ta đánh nhau, giành giật thậm chí chửi bới văng tục để “cướp” lộc, “cướp” ấn Một quang cảnh mà nhìn vào không thấy đâu sự linh thiêng, cao quý vốn có của một lễ hội truyền thống tồn tại hàng nghìn năm, chỉ thấy một sự hỗn loạn, một cách thể hiện văn hóa và nhận thức vô cùng kém của những người đi trẩy hội Và đây cũng là nơi các hoạt động

“buôn Thần, bán Thánh” diễn ra công khai.Những hiện tượng trên đang đi ngược lại với truyền thống văn hóa dân tộc (vốn coi trọng tinh thần hơn vật chất), mong khai thác uy lực thánh thần để mưu cầu lợi ích vật chất cho cá nhân mình Nhìn chung, việc

tổ chức lễ hội ở Việt Nam cò gặp phải những bất cập sau:

Một là, nội dung và hình thức tổ chức của nhiều lễ hội đã bị làm sai lệch vì các

lý do khác nhau, chẳng hạn, người ta sẵn sàng cắt bỏ những nội dung quan trọng của lễ hội truyền thống, sẵn sàng thay đổi không gian và hình thức tổ chức lễ hội vì lý do thương mại hay thay đổi thời gian tổ chức lễ hội chỉ vì lý do truyền hình trực tiếp;

Hai là, đặt quá nhiều mục tiêu cho việc phụ hồi một lễ hội nên không đáp ứng được mục tiêu nào;

Ba là, nhiều hình thức diễn xướng dân gian đã bị tách khỏi môi trường nguyên thủy, bị sân khấu hóa, nên bị xơ cứng, giả tạo và thiếu sức sống; chủ thể của lễ hội không nhất quán, thậm chí ngay trong cùng một cuộc lễ; nhiều nghi thức truyền thống

bị loại bỏ hoặc được thay thế bằng những biến tướng; nhiều loại trang phục, đạo cu truyền thống sử dụng trong lễ hội bị thay thế bởi trang phục, phương tiện, thiết bị hiện đại, không đúng với nguyên gốc Thêm vào đó, người tham dự lễ hội không cò đóng vai trò là chủ thể trong lễ hội, là đối tượng sáng tạo nên di sản văn hóa mà trở thành khách thể, là những người thưởng thức, sử dụg di sản văn hóa, thậm chí cò trở thành

"những kẻ tước đoạt văn hóa" như việc "cướp ấn" trong lễ hội đền Trần ở Nam Ðịnh

Trang 40

2.2 Đánh giá khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh tại Kiên Giang

Để có thể khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch các yếu tố về chính sách phát triển tài nguyên du lịch; cơ chế quản lý tài nguyên du lịch và khả năng tiếp cận điểm tài nguyên du lịch được xem là những điều kiện cơ bản và quan trọng

a) Về chính sách phát triển tài nguyên

Chính sách về phát triển tài nguyên du lịch du lịch đã được thể hiện rất rõ tại Điều 15 và 16 của Luật Du lịch, theo đó:

“Tài nguyên du lịch tâm linh phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch tâm linh bền vững”

“Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện cho khách đến tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch theo quy định của pháp luật”

Đứng ở góc độ về chính sách, hiện nay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tài nguyên

du lịch, đặc biệt là những tài nguyên du lịch có giá trị, bước đầu đã được quan tâm phát triển Tuy nhiên ngoài các chính sách chung nêu trên, những chính riêng mang tính đặc thù của địa phương về phát triển tài nguyên du lịch, đặc biệt là các chính sách bảo tồn còn chưa được nghiên cứu ban hành Điều này cũng ảnh hưởng nhất định không chỉ đến sự phát triển của các giá trị tài nguyên mà còn ảnh hưởng đến việc khai thác xây dựng sản phẩm du lịch cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch

Như vậy có thể thấy để góp phần xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch của Kiên Giang mang tính cạnh tranh, rất cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến phát triển tài nguyên du lịch phù hợp với đặc thù của tỉnh Kiên Giang

b) Về cơ chế quản lý tài nguyên

Cơ chế và trách nhiệm quản lý tài nguyên du lịch cũng được xác định rõ tại Điều 15 và 16 của Luật Du lịch, theo đó:

“Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước, có chính sách và biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch”

“Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ,

Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý tài nguyên du lịch, phối hợp trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch

Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch

Ngày đăng: 14/03/2017, 22:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội 2. Toan Ánh (1991), Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội 3. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương", Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội 2. Toan Ánh (1991), "Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam", Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội 3. Phan Kế Bính (1990), "Việt Nam phong tục
Tác giả: Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội 2. Toan Ánh (1991), Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội 3. Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1990
4. Cục Thống Kê tỉnh Kiên Giang,“Niên giám thống kê các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Niên giám thống kê các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Pháp lệnh tôn giáo, tín ngưỡng 6. Nguyễn Đăng Duy (1997), Văn hóa tâm linh Nam Bộ, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh tôn giáo, tín ngưỡng" 6. Nguyễn Đăng Duy (1997), "Văn hóa tâm linh Nam Bộ
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Pháp lệnh tôn giáo, tín ngưỡng 6. Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1997
7. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
8. Mai Thanh Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 9. Nguyễn Duy Hinh (2003), Người Việt Nam với Đạo giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo thế giới và Việt Nam", Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 9. Nguyễn Duy Hinh (2003), "Người Việt Nam với Đạo giáo
Tác giả: Mai Thanh Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 9. Nguyễn Duy Hinh
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2003
12. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Huyên (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
13. Karl Heinric Marx (2000), Toàn tập, Tập 42, Nxb Chính trị Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Karl Heinric Marx
Nhà XB: Nxb Chính trị Hà Nội
Năm: 2000
14. Hồ Văn Khánh (2006), Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh
Tác giả: Hồ Văn Khánh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2006
15. Vũ Ngọc Khánh (2001), Đạo Thánh ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo Thánh ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
16. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
17. Hữu Ngọc (1995), Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội 18. Dương Văn Sáu (2007), Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam", Nxb Thế giới, Hà Nội 18. Dương Văn Sáu (2007), "Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam
Tác giả: Hữu Ngọc (1995), Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội 18. Dương Văn Sáu
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2007
19. Sigmund Freud (2002), Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tâm học và văn hóa tâm linh
Tác giả: Sigmund Freud
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2002
22. Nguyễn Vinh Phúc (2009), Hà Nội - thành phố ngàn năm, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội - thành phố ngàn năm
Tác giả: Nguyễn Vinh Phúc
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2009
23. Bùi Thị Kim Quỳ (1979), Mấy vấn đề tôn giáo, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề tôn giáo
Tác giả: Bùi Thị Kim Quỳ
Nhà XB: Nxb Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1979
24. Giang Quân (1994), Hà Nội xưa và nay, Nxb văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội xưa và nay
Tác giả: Giang Quân
Nhà XB: Nxb văn hóa Thông tin
Năm: 1994
25. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Báo cáo tổng hợp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, tầm nhìn "đến năm 2030
26. Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ, “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010
27. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam
Tác giả: Ngô Đức Thịnh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2001
28. Chu Quang Trứ (2001), Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Mĩ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam
Tác giả: Chu Quang Trứ
Nhà XB: Nxb Mĩ Thuật
Năm: 2001
29. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo Mẫu ở Việt Nam
Tác giả: Ngô Đức Thịnh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w