1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Lý thuyết tài chính tiền tệ: Tự do hóa tài chính

12 544 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 132 KB

Nội dung

Khái niệm: Tự do hóa tài chính là giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ và giao dịch tài chính, làm cho hệ thống tài chính quốc gai được hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơ

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM 5 MÔN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ

TỰ DO TÀI CHÍNH

GVHD: PGS TS BÙI THỊ MAI HOÀI SINH VIÊN THỰC HIỆN:

1 Ngô Thị Thùy Linh

2 Lý Thị Huỳnh An

3 Ngô Thị Ngọc Liễu

4 Phạm Xuân Như

5 Nguyễn Minh Phú

6 Lê Mỹ Xuân Phượng

7 Lê Thị Thu Thảo

8 Nguyễn Mai Thi

9 Phạm Thị Thu Sang

Trang 4

I Nội dung và nguyên tắc tự do hóa tài chính

1 Khái niệm và bản chất tự do hóa tài chính

1.1 Khái niệm:

Tự do hóa tài chính là giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ và giao dịch tài chính, làm cho hệ thống tài chính quốc gai được hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo tín hiệu của thị trường Đây chính là quá trình nới lỏng những hạn chế và các quyền tham gia thị trường cho các bên tìm kiếm lợi ích trong phạm vi kiểm soát được của pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau:

- Giảm tối đa việc kiểm soát giá cả và lãi suất trên thị trường tài chính

- Xã hội hóa khu vực tài chính và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cho vay tín dụng

- Cho phép sự gia nhập rộng rãi trong lĩnh vực tài chính

1.2 Nội dung của tự do hóa tài chính:

- Tự do hóa lãi suất

- Tự do hóa hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại

- Tự do hóa hoạt động ngoại hối

- Tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính

2 Bản chất của tự do hóa tài chính:

Bản chất của tự do hóa tài chính nhằm đưa hoạt động tài chính vận hành theo cơ chế nội tại vốn có của thị trường và chuyển vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thị trường nhằm tìm ra sự phối hợp

có hiệu quả giữa Nhà nước và thị trường trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế xã hội

3 Nguyên tắc và trình tự tự do hóa tài chính

3.1 Nguyên tắc của tự do hoá tài chính:

- Nguyên tắc 1: Tự do hoá tài chính được thực hiện tốt nhất trong bối cảnh kinh tế vĩ mô lành mạnh

- Nguyên tắc 2: Tự do hoá tài chính phải gắn bó chặt chẽ với việc thiết lập một cơ sở hạ tầng thể chế có thể giảm thiểu rủi ro bất ổn tài chính

- Nguyên tắc 3: Để có tốc độ tự do hoá tài chính thức hợp, tại từng thời điểm cần phải xem xét lại những điều kiện tài chính và sự lành mạnh của các định chế tài chính cũng như thời gian cần thiết để tái

cơ cấu định chế này (nếu cần)

3.2 Trình tự tự do hoá tài chính:

a) Bối cảnh quốc tế:

Trình tự tự do hóa tài chính là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình này Thực tế diễn biến trên thế giới cho thấy khá nhiều “kịch bản” tự do hóa tài chính đã diễn ra ở các nước

Trang 5

Trước tiên phải kể đến khu vực Mỹ Latinh, cả Chile lẫn Argentina đều tiến hành tự do hóa lãi suất, tư nhân hóa các ngân hàng quốc doanh, thúc đẩy cạnh tranh ngành ngân hàng trong một giai đoạn nền kinh tế không thật sự ổn định về mặt vĩ mô Đồng thời cơ chế giám sát cũng không được quan tâm đúng mức Hơn thế nữa, các quốc gia này còn tiến hành tự do hóa tài khoản vốn chỉ một thời gian ngắn sau khi các cải cách khu vực tài chính nói trên được thực hiện Kết quả là dòng vốn nước ngoài đổ vào hai nước này rất mạnh, nợ nước ngoài tăng lên nhanh chóng Cho đến đầu thập niên 1980 thì cả hai quốc gia này đã phải đối mặt với khủng hoảng vĩ mô khá trầm trọng

Các ý kiến đánh giá về sự thất bại của tự do hóa tài chính ở Chile và Argentina trong thập kỷ 1980 đều cho rằng, hai quốc gia này đã mắc sai lầm khi lựa chọn trình tự tự do hóa tài chính McKinnon nhấn mạnh, trước khi tiến hành tự do hóa tài chính trong nước thì cần phải ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, thực hiện cải cách khu vực kinh tế thực, và thiết lập một hệ thống giám sát hiệu quả Khi những nền tảng cơ bản này đã được thiết lập, các nhà hoạch định chính sách mới nên bắt đầu tự do hóa lãi suất và

dỡ bỏ kiểm soát tín dụng Sau đó, cạnh tranh trong ngành tài chính cần được khuyến khích nhằm tạo ra tính hiệu quả, ngăn chặn độc quyền và đầu cơ Tự do hóa tài khoản vốn nên được thực hiện vào cuối của quá trình cải cách, nhằm ngăn chặn tình trạng dòng vốn chảy vào quá nhanh và bất ngờ, tạo ra tình trạng đầu tư tràn lan đầy rủi ro vào những lĩnh vực thiếu hiệu quả

Trên thực tế, cải cách môi trường kinh tế vĩ mô lại không phải là ưu tiên của nhiều quốc gia trước khi tiến hành tự do hóa khu vực tài chính Chile, Niu Dilan, Peru và Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu dỡ bỏ áp chế tài chính trong điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định Argentina, Brazil, Ai Cập, Mehicô và Venezuela thậm chí còn tiến hành giảm điều tiết khu vực tài chính khi lạm phát trong nền kinh tế còn đang ở mức cao Một yếu tố quan trọng nữa trong ổn định vĩ mô phải kể đến là mức thâm hụt ngân sách, những nước có mức thâm hụt ngân sách trước cải cách cao (trên 5% GDP) sẽ gặp nhiều khó khăn hơn những quốc gia duy trì mức cân bằng ngân sách hợp lý

Hoạt động tín dụng là một trong những lĩnh vực nội địa nhận được sự cải cách nhanh nhất Xu hướng chung là các nước hướng tới những tỷ lệ dự trữ ngày càng thấp hơn Khu vực Mỹ La tinh, với tỷ

lệ dự trữ đã giảm từ 40% còn khoảng 20% vào năm 1998, là khu vực có tỷ lệ dự trữ cao nhất thời kỳ từ năm 1970 đến 1998

Cải cách lãi suất cũng là một chính sách được đẩy mạnh ở nhiều quốc gia Riêng chỉ có khu vực Châu Phi cận Sahara có lãi suất thực liên tục nằm trong phạm vi từ âm (-) 10% cho đến 0% trong suốt

ba thập niên

Một vấn đề nữa là tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước Khu vực tài chính được tự do hóa sẽ không thể đem lại những lợi ích tối đa nếu như trong nền kinh tế vẫn còn các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, trì trệ, hoạt động không hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò đáng kể ở một số nền kinh tế phát triển như Pháp, Niu Dilan, Anh và ở đa số các nền kinh tế đang phát triển Phần lớn các quốc gia đã tiến hành những biện pháp nhằm giảm thiểu quy mô của khu vực kinh tế nhà nước trong cùng thời gian tiến hành cải cách tự do hóa tài chính Ví dụ, ba nền kinh tế phát triển Pháp, Niu Dilan, Anh đã tiến hành những cải cách quy mô lớn đối khu vực doanh nghiệp nhà nước trong thập niên 1980, cùng thời gian với giai đoạn tự do hóa khu vực tài chính Một số nền kinh tế khác như Chile, Ai Cập,

Ấn Độ, Hàn Quốc, Mehico và Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí có những điều chỉnh mạnh mẽ khu vực kinh tế quốc doanh trước khi tự do hóa tài chính, trong đó Chile, Hàn Quốc và Mehicô được đánh giá là thành công hơn cả Nhìn chung, tư nhân hóa khu vực kinh tế nhà nước có thể không phải là một điều kiện cần của

tự do hóa tài chính nhưng nhất thiết nên được tiến hành song song với quá trình này

b) Quan điểm của các nhà kinh tế học:

Trang 6

Đối với dòng vốn vào : Theo một nghiên cứu của John Williamson và Molly Mahar về kinh

nghiệm tự do hóa tài chính của 29 nền kinh tế lớn nhất thế giới cho thấy rằng, khả năng thành công khi

dỡ bỏ kiểm soát dòng vốn vào càng tăng khi các quốc gia đáp ứng được càng nhiều những điều kiện sau:

(1) Tiến hành xong tự do hóa thương mại tối thiểu 2 năm trước khi bỏ kiểm soát dòng vốn (2) Mức thâm hụt ngân sách trung bình dưới 5% trong vòng 3 năm trước thời điểm bỏ kiểm soát vốn

(3) Tự do hóa tài chính trong nước tối thiểu 2 năm trước khi bỏ kiểm soát vốn

(4) Tự do hóa cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (cho cả ngân hàng trong nước và ngoài nước) tối thiểu 2 năm trước khi bỏ kiểm soát vốn

(5) Giảm tỷ lệ sở hữu chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng xuống dưới 40% tối thiểu 2 năm trước khi bỏ kiểm soát vốn

(6) Thiết lập xong hệ thống giám sát và điều tiết đối với hệ thống tài chính theo cơ sở thị trường Trên thực tế, rất khó đạt được đồng thời tất cả các điều kiện này trước khi tự do hóa Nghiên cứu này còn cho thấy, các quốc gia đều chỉ mở cửa tài khoản vốn vào sau khi khắc phục xong thâm hụt ngân sách, cơ bản hoàn thành tự do hóa thương mại và tự do tài chính tài chính trong nước Một số quốc gia

đã giảm mạnh điều tiết hoặc tự do hóa cạnh tranh đối với lĩnh vực ngân hàng trước khi mở cửa dòng vốn vào Có 15/29 quốc gia vẫn còn kiểm soát cạnh tranh ngành ngân hàng, 8/29 quốc gia có hệ thống ngân hàng quốc doanh chiếm trên 40% tỷ trọng tài sản ngành ngân hàng, và 13/29 quốc gia vẫn chưa thiết lập xong cơ chế giám sát tài chính trên cơ sở thị trường

Đối với dòng vốn ra : Theo nghiên cứu của Bernhard Fischer và Reisen Helmut, điều kiện để dỡ

bỏ kiểm soát dòng vốn ra bao gồm:

(1) Tự do hóa lãi suất trong nước

(2) Hệ thống chính sách có tính nhất quán cao, thể hiện bằng việc không có sự đổi hướng đột ngột của chính sách trong vòng 4 năm trước đó

(3) Kỷ luật ngân sách (thâm hụt ngân sách dưới 5% trong vòng 3 năm trước khi bỏ kiểm soát dòng vốn)

(4) Chính sách thuế minh bạch và ổn định

Trên thực tế, hầu hết các quốc gia chỉ dỡ bỏ kiểm soát dòng vốn ra sau khi thực hiện xong tự do hóa lãi suất trong nước và kỷ luật ngân sách được duy trì Những quốc gia dỡ bỏ kiểm soát dòng vốn ra trước khi tự do hóa lãi suất trong nước bao gồm lndonesia, Hàn Quốc, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ Các nước như Ixaren, Ý, Niu Dilan, Nam Phi, Srilanka dỡ bỏ kiểm soát vốn khi thâm hụt ngân sách vẫn còn

ở mức cao

Mặc dù phần lớn các quốc gia tiến hành tự do hóa dòng vốn ra sau khi tuân thủ các điều kiện cần thiết, vẫn có một số nước đã tiến hành cải cách khi mà cơ chế cạnh tranh và cơ chế giám sát lĩnh vực ngân hàng vẫn chưa được thiết lập đầy đủ Indonesia là một trường hợp hơi “đặc biệt” trong tự do hóa tài chính Quốc gia này mở cửa dòng vốn ra và dòng vốn vào rất sớm từ đầu thập niên 1970, khi tự do hóa tài chính trong nước và tự do hóa thương mại chưa hoàn thành Điều này không hẳn đã là hoàn toàn tiêu cực, vì nó giúp đem lại hai hiệu ứng tích cực sau:

Trang 7

(1) Mối lo ngại về sự phát triển thiếu nhất quán của hệ thống tài chính đã buộc các nhà đầu tư trên thị trường phải đẩy mạnh phòng ngừa rủi ro năng động hơn

(2) Mở cửa tài khoản vốn thúc đẩy cải cách vĩ mô diễn ra nhanh hơn Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng 1997 đã chỉ ra một vấn đề khác rất nguy hiểm của hệ thống tài chính Indonesia là các doanh nghiệp lợi dụng tự do hóa tài khoản vốn để tích lũy những khoản nợ vay ngoại tệ khổng lồ không được phòng ngừa rủi ro đầy đủ

c) Trình tự tự do hoá tài chính:

Thực tế cho thấy, không thể có một trình tự tự do hoá tài chính thống nhất cho các quốc gia, do các vấn đề về đặc điểm tùng quốc gia, thời điểm tự do hoá tài chính cũng như bối cảnh kinh tế

Hạt nhân của tự do hoá tài chính là tự do hoá lãi suất và cần thiết phải kiểm soát quà trình tự do hoá lãi suất, cụ thể là:

- Xác định thời điểm bắt đầu và tốc độ tự do hoá lãi suất căn cứ vào những tiến bộ đạt được trong cải cách khu vực DNNN và khu vực ngân hàng;

- Quyết định lộ trình và trật tự tiến hành tự do hoá lãi suất của các công cụ tài chính khác nhau để không gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống ngân hàng;

- Ngân hàng Trung ương cần có chiến lược chỉ đạo chính sách tiền tệ trong khuôn khổ hệ thống tài chính đã tự do hoá;

- Chuẩn bị những công cụ tài chính mới sau khi thực hiện tự do hoá tài chính

II Nhân tố tác động và điều kiện cần thiết của quá trình tự do hóa tài chính

1 Nhân tố tác động đến quá trình tự do hóa tài chính

1.1 Khách quan: Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế là nhân tố thúc đẩy tự do hóa tài chính.

- Toàn cầu hóa kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động kinh tế vựơt qua mọi biên giớ quốc gia, khu vực tạo sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thống nhất

- Sự gia tăng này thể hiện ở mức độ và quy mô hợp tác kinh tế quốc tế , sự lưu chuyển của dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu

- Toàn cầu hóa mang lại lợi ích cho các quốc gia nhờ sự mở rộng thương mại hang hóa dịch vụ, thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp thu khoa học kỹ thuật của các nước phát triển bên cạnh đó nó cũng có

sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia Do đó các quốc gia phải tăng cường thực lực kinh tế chủ động hội nhập với thế giới nó là nhân tố tác động đến quá trình tự do hóa tài chính

1.2 Chủ quan: Bị tác động bởi ý muốn chủ quan của các quốc gia trong điều hành nền kinh

tế

Các quốc gia trên thế giớ có xu hướng mở cửa hội nhập, phát triển kinh tế của đất nước để tham gia vào thị trường chung của thế giới thì các nước phải tạo những điều kiện thuận lợi để bên kêu gọi đầu

tư bên ngoài, hợp tác kinh tế với các nước, tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ của nước khác để phát triển kinh tế của đất nước

Trang 8

2 Điều kiện cần thiết để thực hiện tự do hóa tài chính:

Các nước muốn hội nhập tài chính thì chính sách tài chính và chính sách tiền tệ phải linh hoạt,

ổn định và đáng tin cậy Vì vậy, điều kiện cần thiết để một nước thực hiện tự do hóa tài chính là:

- Quản lý kinh tế vĩ mô vững chắc và tiết kiệm quốc gia cao

- Thực hiện đúng lộ trình tự do hóa tài chính

- Hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả

- Hệ thống giám sát ngân hàng hợp lý và việc thi hành có hiệu quả

- Sự đầy đủ và đồng bộ của khuôn khổ pháp lý

- Một Chính phủ triệt để chống tham nhũng và lãng phí

- Các thông tin phải được công bố minh bạch

III Tính chất hai mặt của tự do hóa tài chính

1 Mặt lợi của tự do hóa tài chính

Nhìn từ góc độ kinh tế, hoạt động dịch vụ tài chính cũng giống như các hoạt động trao đổi mua bán các hàng hoá và dịch vụ khác, có thể có những tác động tích cực đến thu nhập và sự tăng trưởng của tất cả các đối tác tham gia Lợi ích của việc tự do hoá các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính có thể có được nhìn nhận trên một số giác độ sau:

- Tự do hoá tài chính sẽ tăng thêm áp lực cạnh tranh làm cho khu vực dịch vụ tài chính hoạt động

có hiệu quả và ổn định hơn, đồng thời giúp các tổ chức tài chính nội địa có điều kiện cải thiện năng lực quản lý

- Tự do hoá tài chính sẽ làm tăng thêm chất lượng các dịch vụ tài chính được cung cấp (do sự độc quyền bị loại bỏ) Người tiêu dùng có thể được hưởng những sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, tiện ích với chi phí và thời gian ít nhất

- Tự do hóa tài chính giúp thu hút được lượng vốn đầu tư rất lớn và tiếp nhận nền tảng công nghệ hiện đại từ các nước công nghiệp phát triển để mở rộng sản xuất kinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu và làm giảm thiểu những rủi ro có tính hệ thống

- Tự do hoá các dịch vụ tài chính tạo điều kiện cho việc thiết lập một chính sách kinh tế vĩ mô có hiệu quả hơn phù hợp với những điều kiện trong một nền kinh tế mở, trên cơ sở đó thực hiện phân phối nguồn lực một cách có hiệu quả trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế kinh tế trong nước và thế giới

- Ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế:

o Tăng cường quy mô và cải thiện sự phân bổ nguồn lực tài chính

o Tạo điều kiện cho các công ty trong nước tiếp cận thị trường tài chính toàn cầu

o Cải thiện hệ thống quản lý công ty, tăng cường năng lực cạnh tranh

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính trong nước (giảm chi phí, tiếpcận nhiều công

cụ tài chính mới, áp dụng công nghệ thông tin)

2 Mặt trái của tự do tài chính

Nhờ tự do hóa tài chính, nhiều nước đang phát triển đã thu hút được lượng vốn đầu tư rất lớn và tiếp nhận nền tảng công nghệ hiện đại từ các nước công nghiệp phát triển để mở rộng sản xuất kinh

Trang 9

doanh và thúc đẩy xuất khẩu Tuy nhiên, dòng vốn vào tăng mạnh cũng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý tài chính trong việc duy trì ổn định giá trị bản tệ và ngăn chặn nguy cơ đào thoát của dòng vốn đầu tư Đối với các nước phát triển, tự do hóa tài chính đã khuyến khích dòng vốn đầu tư ra nước ngoài, nhưng cũng gây khó khăn khi luồng vốn đầu tư đảo chiều quay về

Đối với các nước đang phát triển thì sẽ gặp các nguy cơ:

- Dễ gây ra khủng hoảng tài chính nếu tự do hóa tài chính không được tiến hành theo những bước hợp lý và thiếu đồng bộ với những chính sách vĩ mô khác; thị trường tài chính trong nước có thể bị thao túng bởi các thế lực bên ngoài, Chính phủ dễ mất quyền điều tiết thị trường đặc biệt quan trọng này nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia

- Nguy cơ tiền tệ hay đúng hơn là nguy cơ mất giá nội tệ do chính sách tỷ giá hối đoái không hợp

lý và nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng chuyển vốn ra nước ngoài

- Nguy cơ tiền tháo chạy do thiếu các biện pháp kiểm soát dòng vốn ngắn hạn

- Nguy cơ vỡ nợ do sử dụng tiền vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn

- Việc đẩy mạnh đầu tư từ các nước phát triển sang các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đã giúp các doanh nghiệp tăng thu lợi nhuận nhờ chi phí lương thấp, nhưng không khuyến khích đầu tư cải tiến công nghệ và nâng cao năng suất lao động Xu hướng này đã từng bước làm thui chột động lực tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của chính các nước phát triển, triệt tiêu chính sách tiền tệ và tỉ giá do mỗi biện pháp nới lỏng tiền tệ tại các nước phát triển đều gây ra hiệu ứng lan truyền tại các nước còn lại trên thế giới nhằm hỗ trợ xuất khẩu vốn rất mong manh, các nỗ lực cân bằng kinh tế và thương mại toàn cầu

vì thế đều thất bại

IV Phân loại tự do hóa tài chính

1 Căn cứ vào các thành phần tham gia vào hệ thống tài chính

- Tự do hóa lãi suất và giá cả: là một phần quan trọng của tự do hóa tài chính, bản chất của tự do

hóa lãi suất chính là cơ chế điều hành lãi suất hoàn toàn để cho cung cầu vốn trên thị trường xác định lãi suất cân bằng Ngân hàng trung ương chỉ can thiệp bằng các công cụ để điều hành theo định hướng Tự

do hóa lãi suất gắn liền với cải cách cơ cấu, bao gồm: Cơ cấu lại các khoản nợ khó đòi, tiến hành tư nhân hóa một số ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, áp dụng các chính sách kích thích cạnh tranh lành mạnh trong khu vực ngân hàng

- Tự do hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại: Là xóa bỏ các hạn chế, định

hướng chủ quan hay ràng buộc về số lượng trong quá trình cấp và phân phối tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và mở rộng tín dụng cho các thành phần kinh tế Đồng thời cải cách hơn nữa các thủ tục hành chính đang xảy ra đối với đơn vị nhà nước , góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế

- Tự do hóa hoạt động ngoại hối: Chính là xóa bỏ các hạn chế về quản lý ngoại hối và thực hiện

điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo quy luật thị trường

- Tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính: Tiến hành mở rộng tự

do cạnh tranh trong các hoạt động trung gian tài chính thông qua việc xóa bỏ các hạn chế trong phạm vi hoạt động , phạm vi kinh doanh của các tổ chức tài chính

Trang 10

2 Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng:

- Tự do hóa tài chính trong nước: Tự do hóa tài chính trong nước là cho phép các tổ chức tài

chính trong nước tự do thực hiện các dịch vụ tài chính theo nguyên tắc thị trường, các thị trường tài chính trong nước được khuyến khích phát triển, các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành theo tín hiệu thị trường

- Tự do hóa tài chính với nước ngoài: Loại bỏ kiểm soát vốn và các hạn chế trong quản lý ngoại

hối Bao gồm tự do hóa giao dịch vãng lai và tự do hóa giao dịch vốn

V Sự thành công của các nước trên thế giới khi tự do hóa tài chính

1 Hàn Quốc:

- Cho đến đầu những năm 1960, Hàn Quốc vẫn còn là một nước nghèo Thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức dưới 100USD Nhưng khác với những nước đang phát triển khác cùng thời kỳ, Hàn Quốc đã sớm mạnh dạn thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu Từ đó kinh tế Hàn Quốc phát triển rất nhanh Đến năm 1997-1998, Hàn Quốc lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính - tiền tệ trầm trọng Nhưng điều kinh ngạc hơn là chỉ sau hơn 1 năm, Hàn Quốc đã ra khỏi được khủng hoảng này và lấy lại được tốc độ tăng trưởng ngoạn mục Chính nhờ quá trình tự do hoá tài chính ở Hàn Quốc được tiến hành bằng một chương trình cải cách kinh tế và đã đạt được thành công khá ngoạn mục Chương trình cải cách của Hàn Quốc bao gồm cải cách thương mại và cơ chế tỉ giá Cơ chế lãi suất có kiểm soát được điều chỉnh tăng tới mức tạo ra lãi suất thực dương Kết quả là: giá cả trong nước ổn định, nền kinh tế có sự khởi đầu của con đường phát triển bền vững

- Từ tốc độ tăng trường GDP là âm 6,7% năm 1998, sang đến năm 1999 nền kinh tế Hàng Quốc

đã nhanh chóng phục hồi, đạt tốc độ tăng trưởng 10,7% năm với tỷ lệ lạm phát 0,8% Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 8,7% trong thời gian khủng hoảng xuống còn 4,1% vào tháng 04 của năm 2000 Dự trữ ngoại tệ tăng từ 3,9 tỉ đô năm 1997 lên 84,6 tỷ đô năm 2000 Đó thực sự là những thành tựu rất đáng khâm phục

2 New Zealand:

- Trước năm 1984, sự can thiệp của chính phủ và khu vực tài chính là rất lớn nhưng sau đó chính phủ đã đưa ra một chiến lược mới theo hướng thị trường Một chương trình toàn diện bao gồm các cải cách cơ cấu tìm cách thúc đẩy tăng trưởng và chấn chỉnh lại sự mất cân bằng cán cân thanh toán bằng cách tăng cường vai trò của các lực lượng thị trường trong nền kinh tế, trong khu vực tài chính Nhà nước đã xoá bỏ mọi kiểm soát lãi suất và phân phối tín dụng, thả nổi tỉ giá hối đoái đưa vào những hình thức đấu thầu trên cơ sở thị trường khi bán chứng khoán chính phủ và thiết lập một hệ thống kiểm soát tiền tệ mới

- Để thúc đẩy cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính, chính phủ khuyến khích việc tham gia của các ngân hàng mới bất kể nước nào và mở rộng quyền giao dịch bằng ngoại tệ cho những tổ chức ngoài khu vực ngân hàng Các biên pháp kiểm soát vốn nước ngoài được xoá bỏ nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động của thị trường ngoại hối Chương trình tự do hoá được thực hiện cùng với việc tăng cường năng lực giám sát kết quả cho thấy cạnh tranh tăn lên

VI Thực trạng tự do hóa tài chính ở Việt Nam

1 Tự do hóa lãi suất

Việc điều hành lãi suất đã từng bước gỡ bỏ dần các ràng buộc trong cơ chế điều hành lãi suất qua nhiều lần thay đổi cơ chế điều hành lãi suất từng bước được đổi mới và đã được tự do hóa theo cơ chế thị trường ( từ lãi suất áp đặt sang “trần-sàn”, đến khống chế trần và cuối cùng là lãi suất thỏa thuận)

Ngày đăng: 14/03/2017, 11:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w