Các phương pháp được sử dụng trong quá trình phân tích của luận văn gồm: - Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu theo thời gian - Phương pháp chuyên gia: tác giả đã xác định đối
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh - 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO
KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài
Tp Hồ Chí Minh - 2016
Trang 3LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết rằng Đề tài luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp tỉnh Bến Tre” do chính tôi thực hiện, có sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Trọng Hoài Toàn bộ nội dung và số liệu sử dụng trong luận văn này hoàn toàn trung thực Các số liệu được sử dụng để phân tích, nhận xét đánh giá được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy và do bản thân tự thu thập
Ngoài ra, luận văn còn kế thừa một số nhận xét, đánh giá của các đề tài nghiên cứu trước và có trích dẫn nguồn rõ ràng./
Tp Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 1 năm 2016
Tác giả
Lê Tiến Hưng
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt khóa học 2014 – 2016 Xin cám ơn tất cả quý ông, bà công tác, làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp trong KCN tỉnh Bến Tre đã giành thời gian trao đổi các nội dung liên quan đến đề tài
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến GS.TS Nguyễn Trọng Hoài đã giành thời gian quý báu hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài./
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT
LỜI CÁM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DẠNH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
1.4.1.Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2.Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5.1 Thu thập số liệu 3
1.5.2 Các phương pháp phân tích 4
1.6 Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KCN VÀ CÁC NHÂN TỐ THU HÚT
ĐẦU TƯ VÀO KCN 6
2.1 Khái niệm khu công nghiệp: 6
2.2 Cơ sở lý thuyết 8
2.2.1 Lý thuyết thu hút đầu tư 8
2.2.2 Lý Thuyết kinh tế tập trung vùng 9
2.2.3 Lý thuyết định vị công nghiệp 9
2.3 Lợi ích thu hút đầu tư vào KCN 10
2.3.1 Lợi ích của địa phương có KCN 10
2.3.2 Lợi ích của các DN đầu tư vào KCN 11
2.4 Chính sách pháp luật hiện hành về thu hút đầu tư vào KCN 12
2.5 Cơ chế quản lý nhà nước đối với KCN 14
2.6 Lược khảo các nghiên cứu trước 15
Trang 62.7 Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào KCN và bài học kinh nghiệm về các nhân tố thu
hút đầu tư vào KCN cho Bến Tre 17
2.7.1 Kinh nghiệm thu hút đầu tư của một số nước Châu Á 17
2.7.1.1 Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào KCN ở Thái Lan 18
2.7.1.2 Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp ở Malaysia 20
2.7.2 Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào KCN tại một số địa phương trong nước 22
2.7.2.1 Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh 22
2.7.2.2.Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương 23
2.7.3 Các nhân tố thành công từ thực tiễn thu hút đầu tư vào các KCN ở các quốc gia và các địa phương trong nước 26
2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN 28
2.8.1 Vị trí địa lý 28
2.8.2 Điều kiện tự nhiên 29
2.8.3 Môi trường đầu tư 29
2.8.4 Nguồn nhân lực: 30
2.8.5 Cơ chế chính sách 31
2.8.6 Cơ sở hạ tầng 31
2.8.7 Thủ tục hành chính 32
2.8.8 Mối quan hệ giữa nhà đầu tư và cơ quan xúc tiến đầu tư 32
2.9 Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 34
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN TỈNH BẾN TRE 35
3.1 Hiện trạng thu hút đầu tư vào KCN 35
3.1.1 Tình hình thu hút các dự án đầu tư 35
3.1.2 Thu hút vốn đầu tư theo ngành 35
3.1.3 Tình hình giải ngân các dự án đầu tư trong các KCN tỉnh 38
3.1.4 Vai trò thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Bến Tre 38
3.1.4.1 Bổ sung nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư của tỉnh 38
3.1.4.2 Giá trị sản xuất công nghiệp 39
3.1.4.3 Doanh thu và đóng góp vào ngân sách tỉnh 39
Trang 73.1.4.4 Kim ngạch xuất khẩu của các DN trong các KCN 40
3.1.4.5 Giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương 41
3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN 43
3.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 43
3.2.2 Môi trường đầu tư 47
3.2.3 Nguồn nhân lực 48
3.2.4 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 51
3.2.4.1 Hạ tầng các KCN 51
3.2.4.2 Mạng lưới giao thông đường bộ: 53
3.2.4.3 Hệ thống giao thông đường thủy: 55
3.2.4.4 Hệ thống điện, nước và bưu chính viễn thông: 55
3.2.5 Cơ chế chính sách thu hút đầu tư 56
3.2.6 Cải cách thủ tục hành chính 58
3.2.7 Mối quan hệ giữa nhà đầu tư và cơ quan xúc tiến đầu tư: 59
3.3 Tóm tắt các nhận định về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN giai đoạn 2010 -2014 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 64
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN TỪ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 65
4.1 Các kết luận từ nghiên cứu 65
4.2 Các giải pháp thu hút đầu tư vào vào các KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 66
4.2.1 Cơ sở xây dựng các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các KCN 66
4.2.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm thu hút đầu tư vào các KCN đến năm 2020 và tầm nhìn 2025 68
4.2.2.1 Tăng cường quy hoạch sản xuất nông nghiệp và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp nhằm khai thác tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiện của tỉnh 68
4.2.2.2 Tranh thủ điều kiện ổn định chính trị xã hội và kinh tế vĩ mô của quốc gia để thu hút đầu tư 69
4.2.2.3 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực 70
4.2.2.4 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư 71
4.2.2.5 Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN và tập trung xây dựng hoàn thiện từng KCN 72
Trang 84.2.2.6 Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư 73 4.2.2.7 Chuyên nghiệp hoá công tác xúc tiến đầu tư 74 KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1 ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2 BQLCKCN: Ban quản lý các khu công nghiệp
3 CN: Công nghiệp
4 CNH-HDH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
5 DA: Dự án
6 DN: Doanh nghiệp
7 DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
8 ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
9 ĐTTN: Đầu tư trong nước
10 ĐTNN: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
11 FAO: Tổ chức nông lương Liên Hiệp Quốc
12 FDI: đầu tư trực tiếp nước ngoài
13 GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
14 KCN: khu công nghiệp
15 KNXK: Kim ngạch xuất khẩu
22 R&D: Nghiên cứu và Phát triển
23 TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
24 UBND: Uỷ ban nhân dân
25 WTO: Tổ chức thương mại thế giới
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BẢNG 2.1 ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ VỀ THUẾ ĐỐI VỚI DN ĐẦU TƯ VÀO KCN VÀ NGOÀI KCN 19 HÌNH 2.2 KHUNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU
TƯ VÀO KCN 33 BẢNG 3.1 QUY MÔ DỰ ÁN TRONG CÁC KCN TỈNH BẾN TRE 35 BẢNG 3.2 CÁC DỰ ÁN PHÂN THEO NHÓM NGÀNH TÍNH ĐẾN CUỐI THÁNG 6/2015: 36 BẢNG 3.3 DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG DỪA CÁC NƯỚC 37 BẢNG 3.4 VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH VÀ VỐN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN 39 BẢNG 3.5 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2010-2014(GIÁ CỐ ĐỊNH 2010) 39 BẢNG 3.6 DOANH THU THUẦN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CKCN 40 BẢNG 3.7 TÌNH HÌNH NỘP NGÂN SÁCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 40 BẢNG 3.8 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA TOÀN TỈNH VÀ CỦA CÁC KCN 41 BẢNG 3.9 SỐ LAO ĐỘNG TRONG CÁC KCN TỈNH 41 BẢNG 3.10 THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC KCN 42 BẢNG 3.11 CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO GIỚI TRONG CÁC KCN 42
HTTP://IPABENTRE.GOV.VN) 43 BẢNG 3.12 SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN PHÂN THEO HUYỆN CỦA TỈNH BẾN TRE 45 BẢNG 3.13 DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH THÂM DỤNG LAO ĐỘNG TRONG KCN 49 BẢNG 3.14 MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG 50 BẢNG 3.15 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ DỰ KIẾN QUY HOẠCH KCN TỈNH BẾN TRE ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT ĐẾN NĂM 2020 52 BẢNG 3.16 BẢNG XẾP HẠNG PCI -2014 CÁC TỈNH ĐBSCL 59 BẢNG 4.1 MA TRẬN SWOT CẤP 2 66
Trang 11Chương I: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề
Nước ta thuộc nhóm quốc gia chậm phát triển và có điểm xuất phát thấp Để theo kịp nền kinh tế các nước phát triển trong khu vực, Việt Nam cần phải có chiến lược và chính sách phát triển kinh tế phù hợp Từ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nước, không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế Trong đó, tiến hành xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao với nhiều mô hình khác nhau mà các nước chậm phát triển như Việt Nam vận dụng như một phương thức huy động hiệu quả nhất các nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách so với các các nước đang phát triển, tạo động lực thúc đẩy quá trình hội nhập
Trên cơ sở chiến lược quốc gia, tỉnh Bến Tre cũng đã xác định đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp thật sự là khâu đột phá nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương Mục tiêu đó được thể hiện trong Nghị quyết số 03-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010 và hướng đến năm 2020 Để đạt được mục tiêu này, thời gian qua tỉnh Bến Tre đã tranh thủ chính sách hỗ trợ của Trung ương và vốn ngân sách hạn hẹp của địa phương để tập trung xây dựng các khu công nghiệp tập trung để thu hút kêu gọi đầu tư
Qua gần 10 năm thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 03-NQ/TU, đến nay Bến Tre
có 8 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào danh mục quy hoạch các khu công nghiệp cả nước đến năm 2020, trong đó đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh và lắp đầy 02 KCN Giao Long (167 ha) và KCN An Hiệp (72 ha) Tính đến tháng 6 năm 2015, 02 KCN này có 27 dự án đi vào hoạt động trong số 44 dự án được đăng ký đầu tư với tổng vốn quy đổi 10.877 tỷ Giá trị sản xuất công nghiệp năm
2014 là 10.090 tỷ đồng, chiếm khoảng 54,99% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2014 là 50,1% Kim ngạch xuất khẩu năm
2014 đạt 404,8 triệu USD, mức tăng bình quân giai đoạn 2011-2014 là 48,88%, chiếm 65% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh Đáng chú ý là các dự án đang hoạt động trong 2 KCN này tính đến năm 2014 đã giải quyết việc làm cho 21.924 lao động của địa phương (trong đó có 100 lao động nước ngoài) Kết quả này cho thấy định hướng phát triển các khu công nghiệp tập trung của tỉnh Bến Tre là đúng hướng, thúc đẩy sự phát
Trang 12triển ngành công nghiệp chế biến phục phục xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, nhất là các sản phẩm từ dừa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết đáng
kể công ăn việc làm cho lao động địa phương
Bến Tre nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km và thành phố Cần Thơ 120 km, tiếp giáp với các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh Hiện nay Cầu Rạch Miễu, cầu Cổ Chiên đã hoàn toàn xóa thế ốc đảo của Bến Tre, giúp kết nối tốt với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Về phát triển kinh tế, Bến Tre được biết đến là một tỉnh đi lên từ sản xuất nông nghiệp, với hai thế mạnh là kinh tế vườn và kinh tế biển Đây là hai lĩnh vực đóng góp rất lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua và cũng là lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế lớn của tỉnh Như vậy, trong điều kiện tỉnh nghèo như Bến Tre, để nền kinh tế - xã hội tăng trưởng mạnh, khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của tỉnh, vấn đề thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước là rất quan trọng Việc thu hút nhiều nhà đầu tư đến với Bến Tre không chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của các nhà quản lý địa phương mà phải xuất phát từ những sự lựa chọn các yếu tố cụ thể của các nhà đầu tư, đặc biệt là cần hiểu rõ được các nhà đầu tư muốn gì và lí do nào họ quyết định bỏ vốn để đầu tư vào mỗi khu vực, mỗi lĩnh vực khác nhau, từ đó các nhà quản lý của tỉnh sẽ có những cải tiến, biện pháp cụ thể và rõ ràng hơn để tăng cường thu hút vốn đầu tư Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Bến Tre hiện nay là cần thiết, nhằm giúp cho các nhà quản lý của tỉnh có một cái nhìn tổng quát hơn về các nhân tố ảnh hưởng để có giải pháp thu hút đầu tư vào KCN hiệu quả hơn trong thời gian tới
Xuất phát từ tình hình nêu trên và với mong muốn góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển công nghiệp phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre trong thời gian tới, tôi chọn và thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Bến Tre” cho Luận văn tốt nghiệp của mình
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Bến Tre Qua đó cho phép nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng để làm cơ sở kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Bến Tre cho giai đoạn tiếp theo
Trang 131.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiện trạng hoạt động các KCN trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh Bến Tre
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Tình hình hoạt động các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã và đang diễn ra như thế nào?
1.3.2 Những nhân tố quan trọng nào ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN tỉnh Bến Tre?
1.3.3 Tỉnh Bến Tre cần có giải pháp gì để thu hút đầu tư vào các KCN hiệu quả hơn cho giai đoạn tiếp theo
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung giới hạn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Bến Tre
1.4.2.Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: các DN có vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre + Về thời gian: luận văn tiến hành thu thập tài liệu, số liệu để đánh giá tình hình phát triển các khu công nghiệp từ năm 2010 đến năm 2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2020
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Thu thập thông tin
Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh có liên quan đến thu hút và quản lý đầu tư như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, BQLCKCN và Cục thống kê tỉnh Bến Tre;
Tham khảo tài liệu, lý thuyết có liên quan đến nội dung nghiên cứu từ các nguồn khác nhau như: các Đề tài khoa học, Tạp chí khoa học, các sách, báo và websites về thu hút đầu tư…
Trang 14Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu tác giả có kế thừa các kiến thức, tài liệu liên quan, coi trọng những bài học kinh nghiệm thành công từ hoạt động thu hút đầu tư của các KCN trong và ngoài nước
1.5.2 Các phương pháp phân tích
Trên cơ sở các thông tin, dữ liệu thu thập được, tác giả đã chắt lọc những thông tin, dữ liệu cần thiết, quan trọng để chứng minh, đối chiếu với cơ sở lý thuyết để hình thành khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư làm cơ sở phân tích, đánh giá từng nhân tố có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN tỉnh Các phương pháp được sử dụng trong quá trình phân tích của luận văn gồm:
- Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu theo thời gian
- Phương pháp chuyên gia: tác giả đã xác định đối tượng và lập danh sách phỏng vấn sâu các chuyên gia là những người thật sự am hiểu về các vấn đề có liên quan đến thu hút và quản lý đầu tư trên địa bàn tỉnh và các chủ đầu tư đang thực hiện dự án đầu
tư vào KCN Bến Tre và tiến hành phỏng vấn:
+ Phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo quản lý, tham mưu xây dựng chính sách của tỉnh tại các cơ quan gồm: Sở kế họach Đầu tư, QLCKCN, Sở Công Thương, Trung âm xúc tiến đầu tư và Văn phòng UBND tỉnh
+ Phỏng vấn đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành chế biến thủy sản, sản phẩm từ dừa và nhóm thuộc nhóm ngành thâm dụng lao động
Từ các thông tin có được qua phỏng vấn, kết hợp với thực tiễn hoạt động các KCN, hoạt động quản lý và xúc tiến đầu tư cũng như các chính sách thu hút của tỉnh
đã ban hành trước đây, tác giả đã tập trung phân tích đánh giá những yếu tố nào quyết định đến việc đầu tư của các doanh nghiệp vào KCN, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của môi trường trường đầu tư tại Bến Tre và nguồn thông tin nhà đầu tư tiếp cận trước khi đến đầu tư tại Bến Tre
Từ kết quả phân tích hiện trạng những gì đang diễn ra trong quá trình hoạt động của các KCN tỉnh, hoạt động thu hút đầu tư, tác giả dùng phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh nhằm lựa chọn các giải pháp tối ưu nhằm thu hút đầu tư vào KCN Bến Tre hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo
1.6 Kết cấu luận văn
Đề tài nghiên cứu gồm có 4 chương, trong đó: Chương 1 trình bày những nội dung cơ bản của nghiên cứu bao gồm đặt vấn đề nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, câu
Trang 15hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; Chương 2 trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết liên quan đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp,
từ đó đúc kết khung phân tích cho nghiên cứu; Chương 3 trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên khung phân tích đúc kết của Chương 2 và dữ liệu thu được nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu; và Chương 4 đi vào kết luận và đề xuất các giải pháp thu hút đầu
tư vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020
Trang 16Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KCN VÀ CÁC NHÂN TỐ THU HÚT
ĐẦU TƯ VÀO KCN
Chương này có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thiết kế nghiên cứu,
nó cung cấp nền tảng lý thuyết cũng như định hướng cho nghiên cứu Đi vào nội dung
Chương, tác giả đã tóm lược các kiến thức, các cơ sở lý thuyết liên quan đến thu hút
đầu tư vào các KCN mà cộng đồng khoa học đã công bố trước đó Nhờ đó, giúp tác giả
chọn lọc được phương pháp nghiên cứu phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, đi vào trọng
tâm nghiên cứu, tránh tản mạn, lạc đề Như vậy, chương này cho phép tác giả xác lập
được định hướng nghiên cứu, chọn lọc thông tin, dữ liệu cần thiết để xây dựng khung
phân tích cho vấn đề nghiên cứu Từ đây, tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu được các
khái niệm và cơ sở lý thuyết liên quan như sau:
2.1 Khái niệm khu công nghiệp:
Khái niệm về KCN đã được nhiều tác giả nghiên cứu trong nước đề cập đến
Trong luận văn này, tác giả đã tìm hiểu và kế thừa từ các nghiên cứu về khái niệm
KCN của các tác giả khác nhau
Theo tác giả Nguyễn Văn Trịnh (2006), với đề tài “Phát triển khu công nghiệp ở
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, KCN có nguồn gốc ban đầu là “cảng tự do” và
được biết đến từ thế kỷ 16 như Legheon và Genoa ở Italia Cảng này được thành lập
với mục đích ủng hộ tự do thông thương hàng hoá từ nước ngoài vào và từ cảng đi ra,
được vận chuyển một cách tự do mà không phải chịu thuế Chỉ khi hàng hoá vào nội
địa mới chịu thuế quan Cảng tự do này đã đóng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền
ngoại thương của các nước, hình thành các đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ lớn
sau này như New York, Singapore và dần dần khái niệm cảng tự do được mở rộng và
vận dụng thành loại hình mới là KCN, KCX
Theo tác giả Lê Tuân Dũng (2009), với đế tài “Hoàn thiện hoạch định chính
sách đầu tư phát triển khu công nghiệp ở Việt nam giai đoạn hiện nay” cho rằng, do
quá trình hình thành lâu dài mà quan niệm về KCN ở các nước có khác nhau, một số
nước châu Á như Thái Lan, Philipin, Indonesia quan niệm KCN là một khu vực diện
tích được phân chia và phát triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung
cấp địa điểm cho hoạt động của các xí nghiệp sản xuất công nghiệp với cơ sở hạ tầng
và các dịch vụ hỗ trợ phát triển; trong KCN không có dân cư sinh sống Trung Quốc
Trang 17và một số nước Châu Ầu lại quan niệm KCN là một khu hành chính kinh tế, gồm các khu chức năng như hành chính, sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ, nhà ở dân cư.v.v
Nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển các KCN trên thế giới, tác giả Lưu Hữu Lễ (2010) với đề tài “Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020” cho biết, KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1896
ở Trafford Park Thành phố Manchester (Anh) với tư cách là một DN tư nhân Đến năm 1899 vùng công nghiệp Clearing ở thành phố Chicago, bang Illinois bắt đầu hoạt động và được coi là KCN đầu tiên của Mỹ Đến năm 1959 ở Mỹ đã có 452 vùng công nghiệp và 1.000 KCN tập trung, Pháp có 230 vùng công nghiệp, Anh có 55 KCN và Cannada có 21 vùng công nghiệp (1965)
Cũng theo tác giả Lưu Hữu Lễ (2010), ở khu vực Châu Á, Singapore là quốc gia thành lập KCN đầu tiên vào năm 1951, đến năm 1954 Malaysia cũng chuẩn bị thành lập KCN và cho đến thập kỷ 90 đã có 12 KCN Ấn Độ bắt đầu thành lập KCN từ năm 1955 và đến năm 1959 đã có 705 KCN Đặc biệt một số nước trong khu vực này
đã thành công rất lớn trong việc sử dụng các hình thức KCN, KCX, KCNC để phát triển kinh tế của quốc gia Điển hình là KCNC ở Tân Trúc – Đài Loan, được xây dựng năm 1980 với diện tích xây dựng 650 ha trên tổng diện tích quy hoạch 2.100ha, với tổng số vốn đầu năm 1995 lên tới 7 tỷ USD, sau 15 năm hoạt động tổng doanh số hàng hóa và dịch vụ đạt được 10,94 tỷ USD chiếm 3,6% GDP Đài Loan Đến năm 1992, trên thế giới đã có 280 KCX được xây dựng ở 40 quốc gia, trong đó có khoảng 60 khu
đã hoạt động mang lại hiệu quả cao Cụ thể: tổng số người làm việc trong các KCX từ các nước đang phát triển đạt trên 500.000 người, tổng trị giá xuất khẩu các sản phẩm chế biến của các nước đang phát triển là 258 tỷ USD, chiếm khoảng 80% xuất khẩu của KCX, trong đó chủ yếu từ các nước Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan
Như vậy, thuật ngữ KCN được sử dụng rất phổ biến nhưng bản thân nó lại bao hàm nhiều loại hình với các mô hình tổ chức và tính chất hoạt động khác nhau Tùy điều kiện kinh tế xã hội, địa lý cũng như chính sách kinh tế của từng quốc gia, từng khu vực mà lựa chọn mô hình phù hợp với các loại hình khác nhau như: khu chế xuất (Export Processing Zones – EPZ); khu sản xuất hàng thay thế nhập khẩu (Import Processing Zone – IPZ); Khu công nghiệp (Industrial Processing Zones); Khu công nghệ cao (High – Tech Industrial Zones); Khu vực kinh tế tự do (Free Economic Zone
Trang 18– FEZ);Khu mậu dịch tư do (Free Trade Zone – FTZ); Đặc khu kinh tế Khu chế xuất (EPZ), đây là loại đặc khu kinh tế có diện tích tương đối nhỏ, có hàng rào phân cách
về địa lý trong một quốc gia, không có dân cư sinh sống nhằm thu hút các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu Khu chế xuất được hưởng nhiều ưu đãi; nhất
là ưu đãi về thuế và thủ tục hải quan, song đòi hỏi phải xuất khẩu gần như toàn bộ sản phẩm Khu sản xuất hàng thay thế nhập khẩu (IPZ), đây là hình thức áp dụng chủ yếu
ở các nước Đông Á và Đông Nam Á nhằm phục vụ cho chiến lược CNH thay thế hàng nhập khẩu Tại khu vực này chủ yếu thu hút các ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu và chế biến các nguyên liệu thô trong nước KCN là hình thức tổng hợp của EPZ và IPZ đã nêu ở trên, các KCN này có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của các nước vì nó kích thích xu hướng sản xuất hướng ra xuất khẩu, vừa động viên phát triển sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và chế biến nguyên liệu thô trong nước Ngoài ra các nước phát triển còn phát triển mô hình khu công nghệ sinh học (Bio Technology Park) và KCN sinh thái (Eco Industrial Park)
Ở Việt Nam, Luật đầu tư của Quốc hội năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2015) đã định nghĩa: KCN là khu có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp
Như vậy, có thể hiểu một cách tổng quát, KCN là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; có ranh giới địa
lý xác định, không có dân cư sinh sống; được thành lập và hoạt động theo cơ chế, chính sách quản lý của Chỉnh phủ Tùy theo mục tiêu thành lập, cách thức tổ chức, chế
độ ưu đãi và tính chất hoạt động mà ngoài loại KCN thông thường còn có nhiều loại hình KCN khác như khu chế xuất (KCX) là KCN chỉ gồm các doanh nghiệp sản xuất
và dịch vụ phục vụ sản xuất hàng hoá để xuất khẩu; khu công nghệ cao (KCNC) là KCN gắn với các hoạt động phát triển công nghệ cao Mỗi loại có những nét đặc thù riêng và vai trò nhất định đối vói nền kinh tế, do đó Nhà nước cần có nhũng chính sách đầu tư phát triển riêng
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Lý thuyết thu hút đầu tư
Theo Kotler (2000), các địa phương đều muốn thu hút các nhà đầu tư vào địa phương mình bằng nhiều hình thức Trước hết họ chọn ra nhà đầu tư chiến lược có những đặc điểm, mối quan tâm và nhận thức chung Kế đến, các nhà lập kế hoạch của
Trang 19địa phương phải đo lường những nhận thức của nhà đầu tư chiến lược dựa theo các thuộc tính thích hợp Các địa phương cho nhà đầu tư chiến lược thấy niềm tin vào sự phát triển trong tương lai của địa phương thông qua việc cung ứng các khoản vay hào phóng để thực hiện dự án đầu tư Quan điểm của Kotler cho rằng các DN được thu hút
về các địa phương cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và ở đó “giá trị gia tăng” góp phần cải thiện năng suất và chất lượng
Theo Akwetey (2002), chính phủ một số nước đã cung cấp một khuông khổ pháp lý tương đối đầy đủ để thực hiện các giao dịch trong xu thế tự do hoá thương mại, và đây là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thành lập các nhà máy công nghiệp hoá và tăng cường sản xuất hàng hoá để xuất khẩu
Từ hai lý thuyết trên cho thấy, các nhà đầu tư thường quyết định đầu tư vào nơi nào có sự quan tâm chung với nhà đầu tư, có triển vọng phát triển tốt trong tương lai, sẵn sàn cho vay để thực hiện dự án và có khả năng cung cấp các dịch vụ chất lượng cao
2.2.2 Lý Thuyết kinh tế tập trung vùng
Theo Krugman (1998), hầu hết các hoạt động kinh tế có liên quan đến địa lý và thường có khuynh hướng tập trung lại với nhau Người dân thường tập trung sinh sống tại các đô thị trung tâm Nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ (ngân hàng) cũng tập trung về phương diện địa lý, các KCN tập trung chính là nơi cung cấp các sản phẩm chuyên môn hoá và thương mại quốc tế Công nghiệp tập trung tạo điều kiện cho thị trường lao động của một địa phương phát triển, các kỹ năng chuyên môn hoá cao được chia sẽ, người lao động và người sử dụng lao động đều dễ dàng gặp nhau khi có nhu cầu Như vậy, có thể hiểu rằng các hoạt động kinh tế, trong đó có các hoạt động đầu tư thường có khuynh hướng tập trung lại với nhau, kéo theo sự hình thành và phát triển các thị trường tài chính, thị trường lao động nhằm cung cấp các dịch vụ cần thiết và thuận lợi cho các hoạt động kinh tế Chính vì lý do này giải thích tại sao các nhà đầu tư thường chọn các khu kinh tế tập trung, các KCN để đầu tư
2.2.3 Lý thuyết định vị công nghiệp
Lý thuyết định vị công nghiệp lý giải sự hình thành các KCN dựa trên nguyên tắc tiết kiệm chi phí vận chuyển Lý thuyết này do nhà kinh tế Alfred Weber (1909) xây dựng với nội dung cơ bản là mô hình không gian về phân bố công nghiệp trên cơ
sở nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí vận chuyển trong tổng chi phí và tối đa hoá lợi
Trang 20nhuận Cơ sở của lý thuyết này là chi phí vận chuyển chiếm phần khá lớn trong cấu thành chi phí sản xuất vì liên quan đến vận chuyển đầu vào, đầu ra của nhà sản xuất
Vì thế, cần lựa chọn vị trí xây dựng cơ sở sản xuất sao cho tiết kiệm chi phí vận chuyển ở mức cao nhất Song, theo Alfred Weber, hạn chế là tập trung quá nhiều DNCN vào một không gian hẹp cũng gây nên những vấn đề khó khăn cho xử lý môi trường, tạo áp lực lớn đối với hệ thống kết cấu hạ tầng chung kết nối với khu vực liền
kề, gây ra nạn khan hiếm về nguồn lực trong một địa bàn hẹp, gia tăng chi phí vận chuyển khi phải đáp ứng khối lượng lớn các yếu tố đầu vào cho các đối tượng DN trong khu vực có tốc độ tăng trưởng cao
Đồng quan điểm với Alfred Weber, Vernon (1966) cho rằng vấn đề chi phí được đặt lên hàng đầu, địa điểm đầu tư là lựa chọn thứ hai Vernon còn cho rằng các công ty xuyên quốc gia chuyển sản xuất ra nước ngoài nằm gần nguồn cung cấp nguyên liệu hay thị trường tiêu thụ để giảm bớt chi phí vận chuyển, nhờ vậy sẽ hạ thấp được giá thành sản phẩm
Như vậy, từ các cơ sở lý thuyết trên cho phép hiểu rằng các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư là gần nguồn nguyên liệu, dễ tiếp cận thị trường tiêu thụ nhằm giảm chi phí vận chuyển để gia tăng hiệu quả đầu tư, dễ tiếp cận thị trường lao động có kỹ năng, khuôn khổ pháp lý, thuận lợi về cơ sở hạ tầng
2.3 Lợi ích thu hút đầu tư vào KCN
2.3.1 Lợi ích của địa phương có KCN
Các KCN ở các địa phương được hình thành nhằm mục đích thu hút các dự án đầu tư
để tạo ra công ăn việc làm và nâng cao thu nhập Các lợi ích mà các KCN mang lại và góp phần phát triển địa phượng được đo bằng số lượng công ăn việc làm mới được tạo
ra, thu nhập của của các tổ chức địa phương bằng cách nộp thuế, và tăng giá trị bất động sản Như vậy, các cơ hội tạo việc làm mới và sự tăng trưởng thu nhập tích cực sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của địa phương (Castells và Hall, 1994) Ngoài ra, những hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN sẽ hình thành mối liên hệ với các khu vực khác như cung cấp nguyên liệu, vật liệu, dịch vụ gia công, chế biến sản phẩm cho KCN thông qua các hoạt động sản xuất để cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp trong KCN và điều này sẽ giúp cho các khu vực xung quanh KCN có điều kiện phát triển
Trang 21Các KCN được quy hoạch và xây dựng đều có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, trong đó có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo phục vụ toàn bộ các dự án đầu tư trong KCN Nhờ vậy mà các KCN ở địa phương có thể giúp hạn chế ô nhiễm môi trường do quá trình sàn xuất của các nhà máy gây ra, đồng thời làm cho công tác quản
lý nhà nước về an ninh trật tự và an toàn xã hội được tập trung và dễ dàng hơn Các dự
án đầu tư có thể giúp địa phương hình thành nên thị trường nguyên liệu và thị trường lao động ổn định để cung cấp cho các dự án trong KCN
2.3.2 Lợi ích của các DN đầu tư vào KCN
Theo Eugenia và Georgeta (2014), các nhà sản xuất hoạt động trong KCN sẽ nhận được lợi ích lớn hơn với chi phí thấp hơn, được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng sẵn có của KCN thông qua việc tham gia các dự án đầu tư, năng suất và hiệu quả sản xuất cao hơn Theo đó, các dự án đầu tư vào KCN có thể đạt được một số lợi ích mà nếu đầu tư ngoài KCN không có được:
- Quỹ đất sạch: để có được diện tích đất đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư là một quá trình khó khăn nếu đầu tư ở bên ngoài KCN, nhưng lại rất dễ dàng nếu đầu tư vào KCN Lý do là công tác bồi thường giải toả thường phức tạp, kéo dài và đa số là có xảy ra khiếu kiện ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của DN, từ đó làm tăng chi phí đầu tư trong khi dự án đầu tư chưa thực hiện được và có thể làm mất đi cơ hội đầu tư và kinh doanh của DN
- Dự án đầu tư trong KCN được đảm bảo hoạt động ổn định lâu dài, không bị giải toả vì các KCN được địa phương quy hoạch thành các khu vực phát triển công nghiệp có thời gian ổn định lâu dài và theo sự phát triển chung của cả nước Do đó, khi đầu tư vào KCN các nhà đầu tư được chính quyền địa phương bảo đảm sự ổn định về quy hoạch và không bị di dời trong tương lai
- Giá thuê và thời gian thuê đất ổn định lâu dài: thường thì giá thuê đất được duy trì ổn định trong thời gian dài, khoảng 50 năm, phương án thanh toán tiền thuê đất linh hoạt do nhà đầu tư thoã thuận với chủ đầu tư hạ tầng KCN Điều này giúp nhà đầu
tư có kế hoạch tài chính chủ động và phù hợp trong phương thức đầu tư của mình
- Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, giao thông vận tải thuận lợi, thông tin liên lạc được đảm bảo, hệ thống điện nước xuyên suốt, có hệ thống xử lý nước thải bảo vệ môi trường, được bố trí bến bãi phục vụ bốc sếp hàng hoá
Trang 22- Các dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của DN khi gặp các vấn đề trong hoạt động sản xuất, trong cung ứng lao động, trong phối hợp giải quyết về vấn đề như đình công lãng công, ngộ độc thực phẩm, mất an ninh trật tự v.v
2.4 Chính sách pháp luật hiện hành về thu hút đầu tư vào KCN
Nhằm tăng cường các giải pháp thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp để thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Chính phủ bàn hành đã ban hành các chỉnh sách ưu đãi
về đầu tư, trong đó có các về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư hạ tầng đối với KCN
Về thuế TNDN, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), theo đó, các dự án đầu tư vào KCN được
áp dụng thuế suất phổ thông là 22%, được miễn 02 năm và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo Đây là chính sách tác động trực tiếp đến động cơ quyết định đầu tư của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì chính sách miễn giảm này sẽ góp phần tăng hiệu quả đầu tư Điều này cũng lý giải tại sao các nhà đầu tư thường quyết định lựa cho nơi nào có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn
Về đất đai, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Theo đó, áp dụng Nghị định này, nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất 15 năm Riêng đối với phần diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong KCN thì được miễn tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê Chính sách này thật sự tác động đến các doanh nghiệp có tiềm năng muốn đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN Các địa phương đã vận dụng chính sách này để xây dựng chính sách thu hút đầu tư vào xây dựng hạ tầng các KCN tại địa phương mình
Về ưu đãi tín dụng, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, KCX thuộc đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Ngoài việc hưởng
ưu đãi tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp ngày này thực sự quan tâm đến lá chắn thuế từ nợ vay mà bản chất của vấn đề là lãi suất doanh nghiệp trả cho nợ được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay) Chính vì thế, khi quyết định đầu tư vào nơi nào, các nhà đầu tư thường quan tâm đến những nơi thuận lợi tiếp cận tín dụng hơn
Trang 23Về hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, Chính phủ ban hành Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg ngày 19/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế
hỗ trợ vốn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn Vốn ngân sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ thực hiện các hạng mục: đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người bị thu hồi đất trong KCN; hệ thống xử lý nước thải và chất thải của KCN và hạ tầng kỹ thuật trong KCN tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn Chính sách này có tác động không nhiều đến nhà đầu tư thứ cấp trong các KCN Tuy nhiên đối với nhà đầu tư sơ cấp (đầu tư hạ tầng KCN rồi cho doanh nghiệp khác thuê lại để đầu tư sản xuất) thì chính sách hỗ trợ này được quan tâm nhiều
Về chính sách tạo điều kiện giải quyết vấn đề quỹ đất và quy hoạch nhà ở gắn với quy hoạch KCN, Nghị định 164/2013/NĐ-CP đã cho phép dành một phần diện tích KCN đã giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà ở cho người lao động Song song đó, để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở công nhân, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, trong đó yêu cầu UBND cấp tỉnh có trách nhiệm đảm bảo quỹ đất xây dựng nhà ở cho công nhân trong KCN và quy định nhiều cơ chế ưu đãi cho dự án đầu
tư nhà ở xã hội như: ưu đãi về miễn tiền thuê đất, thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN và
ưu đãi tín dụng Thực tế cho thấy, khi tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các KCN, các nhà đầu tư đều quan tâm và đặt nhiều vấn đề liên quan đến lao động và các chính sách về nhà ở cho công nhân Lý do của sự quan tâm này là các nhà đầu tư muốn người lao động có chổ ở ổn định, an tâm công tác nhằm mục đích đảm bảo tính ổn định về nguồn lao động cho doanh nghiệp hoạt động
Như vậy, các chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN nêu trên nhằm tạo thuận lợi cho DN trong KCN hoạt động kinh doanh có hiệu quả để thu hút đầu tư Các chính sách này tập trung vào cải thiện các nhân tố có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN như: chính sách ưu đãi đầu tư thông qua miễn giảm thuế, tiền thuê đất, tiếp cận tính dụng; cơ sở hạ tầng thông qua cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách để đầu tư kết cấu hạ tầng
kỹ thuật KCN, hệ thống xử lý nước thải, chất thải của KCN; và gián tiếp cải thiện nguồn nhân lực trong KCN thông qua chính sách ưu đãi các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, giúp cho lực lượng này ổn định chổ ở, từ đó ổn định nguồn lao động cho KCN
Trang 242.5 Cơ chế quản lý nhà nước đối với KCN
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về KCN, KCX, KKT trong phạm vi cả nước trên cơ sở phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và Ban Quản lý các KCN, KCX; chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển và ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về KCN, KCX, KKT Theo đó, trách nhiệm và quyền hạn từ Trung ương đến địa phương được qui định cụ thể như sau:
- Thủ tướng Chính phủ có quyền hạn và trách nhiệm: (i) chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện luật pháp, chính sách về KCN, KCX, KKT; (ii) phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể về KCN, KCX, KKT; (iii) quyết định thành lập, mở rộng KKT; phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng KKT; (iv) cho phép mở rộng và điều chỉnh giảm quy mô diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt trong KCN, các khu chức năng trong KKT; (v) chỉ đạo xử lý và giải quyết những vấn
đề vướng mắc vượt thẩm quyền;
- Các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và hành chính lãnh thổ đối với KCN, KCX, KKT; hướng dẫn hoặc ủy quyền cho Ban Quản lý thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Ban Quản lý KCN, KKT thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với KCN, KKT; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong KCN, KKT Ban Quản lý KCN, KKT có thẩm quyền trực tiếp trong quản lý về đầu tư và quản lý KCN, KKT trên một số lĩnh vực theo hướng dẫn,
ủy quyền của các Bộ và cơ quan có thẩm quyền: thương mại, xây dựng, lao động, môi trường Ngoài ra, Ban Quản lý KKT được giao thêm một số thẩm quyền như giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai
Như vậy, hệ thống quản lý nhà nước đối với các KCN cho thấy vai trò và trách nhiệm của Ban Quản lý KCN, KKT là rất lớn, là nơi cấp giấy CNĐT, giải quyết những khó khăn, những kiến nghị cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động tại các KCN Nếu người lãnh đạo Ban quản lý các KCN và các cộng sự không làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình, không quan tâm đồng hành cùng doanh nghiệp trong lúc khó khăn
Trang 25thì chắc chắn sẽ làm nãn lòng doanh nghiệp và gây ảnh hưởng không tốt đến thu hút đầu tư vào các KCN Do đó, có thể hiểu rằng, hoạt động hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước đối với KCN, nhất là Ban Quản lý các KCN cũng ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư vào các KCN
Các cơ chế quản lý KCN nêu trên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu vào KCN thể hiện vào việc tập trung vào cải thiện các nhân tố có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN như: vị trí địa lý của KCN thông qua phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch của Chính phủ; thủ tục hành chính trong KCN thông qua qui định chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền của BQLCKCN
2.6 Lược khảo các nghiên cứu trước
- Nghiên cứu của tác giả Bùi Vĩnh Kiên (2009) với đề tài “Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương, nghiên cứu áp dụng với tỉnh Bắc Ninh" Bằng cách tiếp cận hệ thống và logic, tác giả đưa ra các nội dung đánh giá chính sách dưới phương thức tiếp cận 3 giác độ: đánh giá và dự báo vị thế; đánh giá và dự báo nội lực; đánh giá
và dự báo tác nhân, làm cơ sở cho việc đề ra chính sách và đánh giá chính sách Theo
đó tác giả đã chỉ ra những hạn chế như tỉnh chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế
để phát triển KT-XH và phát triển công nghiệp, trong đó sự phối hợp và gắn kết giữa nội lực và ngoại lực chưa được mong muốn, các doanh nghiệp FDI đa phần là công nghiệp gia công, lắp ráp, việc nghiên cứu và phát triển chưa nhiều.v.v Tuy nhiện, phần đánh giá các kết quả đạt được, tác giả cho rằng việc sử dụng có hiệu quả các giải pháp tài chính, đòn bẩy kinh tế kèm theo các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư về tiền thuê đất, di dời các cơ sở sản xuất, vay ưu đãi cho đầu tư công nghệ mới, đào tạo nghề, là vấn đề mấu chốt cho sự thành công của các KCN ở Bắc Ninh Hiện nay, toàn tỉnh có 15 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 7.681ha (KCN 6.847ha và Khu đô thị 834ha), trong đó có 8 KCN đã đi vào hoạt động, trên 600
dự án được cấp phép đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 6,58 tỷ USD Việc thu hút các tập đoàn đầu tư lớn, có thương hiệu toàn cầu như Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan), Pepsico (Hoa Kỳ), ABB (Thụy Điển), Ariston (Italia),… Riêng tập đoàn Samsung với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,5 tỷ USD cho ba giai đoạn 1,2 và 3, đạt giá trị xuất khẩu 12,5 tỷ USD vào năm 2012 và 16,97 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2013 Tính đến hết tháng 9/2013, Sam sung đã tạo việc làm cho 43.151 lao động và hiện đang triển khai dự án SEV 3, khi đi vào hoạt động sẽ
Trang 26nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 25 tỷ USD Kết quả này cho thấy, ngoài giải pháp tài chính, đòn bẩy kinh tế, kèm theo các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư về tiền thuê đất, thì vị trí các KCN của Bắc Ninh đóng vai trò rất quan trọng trong thu hút đầu
tư như: rất gần Hà Nội, gần sân bay Nội Bài, nằm dọc Quốc lộ 1B, Quốc lộ 18A và cách Cảng Cái Lân (Hải Phòng) 120 km
Một nghiên cứu khác của Lưu Hữu Lễ (2010) với đề tài “Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020” Đề tài nghiên cứu đã vận dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh và phương pháp chuyên gia để xây dựng các ma trận IFE, EFE, từ đó hình thành ma trận SWOT để đề xuất một số giải pháp phát triển các KCN Bến Tre Nghiên cứu cũng đã đề ra 4 nhóm giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN, CCN Bến Tre đến năm 2020 Những giải pháp được đề ra dựa trên tình hình thực tế của của việc hình thành và phát triển của các KCN, CCN trong thời gian qua, đồng thời cũng dựa trên những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Những giải pháp tập trung vào các vấn đề lớn như: về cơ chế quản lý, về quy hoạch, về môi trường đầu tư,
về huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, về nguồn nhân lực… Trong đó, tác giả có nhấn mạnh các nhân tố quan trọng như: lựa chọn vị trí bố trí các KCN, KCX; kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, cải tạo môi trường đầu tư, cải tiến cơ chế quản lý Như vậy, kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy các nhân tố như vị trí các KCN,các chính sách ưu đãi, môi trường đầu tư thông thoáng của tỉnh đã khuyến khích được một số nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất tại các KCN trên địa bàn tỉnh
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nhàn (2011) với đề tài “giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam” Bằng phương pháp thống kê
mô tả tác giả cũng đã thể hiện các nhân tố làm ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Nam và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chánh, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới và tăng cường xúc tiến đầu tư Như vậy, kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy các nhân tố về vị trí, kết cấu hạ tầng, chích sách ưu đãi và nguồn lao động có tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp
Một nghiên cứu khác của tác giả Dương Thị Sơn Nam (2013) với đề tài “Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bến Tre” Tác giả dùng phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp logic, phỏng vấn chuyên gia để phân
Trang 27tích đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh và sử dụng ma trận SWOT
để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để làm cơ sở xây dựng hệ thống các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu hút, mời gọi đầu tư Kết quả nghiên cứu, tác giả cũng cho rằng cần hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư, xây dựng
và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mở rộng xúc tiến đầu tư Như vậy, có thể hiểu rằng, các chính sách ưu đãi đầu tư, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động vẫn giữ vai trò quan trọng, tác động lớn đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu trên do các tác giả khác nhau thực hiện ở các địa phương khác nhau, nhưng các mục tiêu đều liên quan đến giải pháp thu hút đầu tư vào địa phương nói chung và vào KCN nói riêng
Các nhân tố liên quan đúc kết được từ các nghiên cứu trước là: vị trí thuận lợi, các chính sách ưu đãi, nguồn lao động chi phí thấp và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh luôn được xem là các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào các địa phương và các KCN ở các tỉnh thành Việt Nam Tuy nhiên, do bói cảnh, thời điểm, địa bàn nghiên cứu khác nhau và vấn đề thu hút đầu tư luôn bị tác động liên tục bởi sự thay đổi các yếu tố bên ngoài nền kinh tế địa phương, cũng như của quốc gia, nên trong đề tài nghiên cứu này, tác giả có kế thừa từ các nghiên cứu trước và vận dụng vào nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2010 -2014
2.7 Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào KCN và bài học kinh nghiệm về các nhân tố thu hút đầu tư vào KCN cho Bến Tre
2.7.1 Kinh nghiệm thu hút đầu tư của một số nước Châu Á
Theo bài viết “Thu hút đầu tư nước ngoài tại Thái Lan, Malaysia và kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Vũ Quốc Huy (2015) nhận định rằng, trong bối cảnh cạnh tranh với các quốc gia khác trong thu hút đầu tư nước ngoài càng gay gắt,
để tăng khả năng hấp dẫn của môi trương đầu tư tại Việt Nam đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó việc nghiên cứu, so sánh chính sách FDI của các quốc gia có những điều kiện, trình độ tương đồng với Việt Nam là cần thiết Kế thừa nhận định này, tác giả đã sử dụng nội dung bài viết của tác giả Vũ Quốc Huy (2015) để làm rõ thêm các nhân tố thu hút đầu tư từ thực tiễn ở Thái Lan và Malaysia
Trang 282.7.1.1 Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào KCN ở Thái Lan
Tại Thái Lan, thu hút FDI và thu hút đầu tư trong nước nói chung luôn được coi
là một trong những nhân tố kích thích quan trọng đối với nền kinh tế Mặc dù dòng vốn nước ngoài suy giảm do ảnh hưởng của bất ổn chính trị, nhưng nhờ biết cách tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như thu hút thêm các dự án chế tạo có giá trị gia tăng cao cũng như các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và sinh thái…, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính, Thái Lan vẫn được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn Ngoài ra, Thái Lan có thị trường thu hút đầu tư rất cạnh tranh và hấp dẫn trong khu vực Châu Á Trong các quốc gia, lãnh thổ đầu tư vào Thái Lan, Nhật Bản có lượng vốn đầu tư lớn nhất với khoảng 7.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại quốc gia này Hàn Quốc, Trung Quốc ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn FDI vào Thái Lan Lượng vốn FDI từ các nhà đầu tư Singapore chiếm khoảng 80-90% tổng vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Thái Lan
Trong chiến lược thu hút thêm vốn FDI mới được thông qua đầu tháng 9/2014, Thái Lan sẽ tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chế biến và phân phối hàng nông sản, khai khoáng, công nghiệp nhẹ, chế tạo máy và thiết bị vận tải, thiết bị điện và điện tử, hóa chất, sản xuất nhựa, giấy, dịch vụ và cơ sở hạ tầng…
Thái Lan có cơ quan chuyên trách về ưu đãi đầu tư là Ủy ban đầu tư Thái Lan (BOI) và cơ quan này chuyên xem xét ưu đãi cho từng dự án và phân loại dự án đầu tư theo tác động của dự án đó đến nền kinh tế cả nước, chứ không phải chỉ một vùng miền nào đó Ưu đãi đầu tư của Thái Lan cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các khuyến khích bằng thuế và các khuyến khích không bằng thuế như sau:
Các khuyến khích bằng thuế, bao gồm: miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp; khấu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện và nước; bổ sung 25% khấu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và nguyên liệu thiết yếu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu
Các khuyến khích không bằng thuế, bao gồm: cho phép công dân nước ngoài vào Thái Lan để nghiên cứu cơ hội đầu tư; cho phép đưa vào Thái Lan những lao động
kỹ năng cao và chuyên gia để thực hiện việc xúc tiến đầu tư; cho phép sở hữu đất đai; cho phép mang lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ
Trang 29Về địa bàn ưu đãi đầu tư (dựa trên chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người), Thái Lan chia thành 03 vùng để áp dụng chính sách ưu đãi khác nhau Đồng thời, ưu đãi đầu tư trong KCN và ngoài KCN cũng có sự phân biệt, cụ thể là:
Bảng 2.1 Ưu đãi đầu tư về thuế đối với DN đầu tư vào KCN và ngoài KCN
Thuế thu nhập doanh nghiệp Bên ngoài KCN Bến trong KCN
(nguồn: website: khucongnghiep.com.vn)
Về thủ tục đầu tư, theo BOI có khoảng trên 20 cơ quan của Chính phủ Thái Lan tham gia vào quy trình thẩm định, thành lập doanh nghiệp để thực hiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Lan Quá trình thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thái Lan trải qua 2 bước: đăng ký Giấy phép kinh doanh nước ngoài và đăng
ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp
Về cơ chế hành chính “một cửa tại chỗ”, BOI chỉ đóng vai trò là đầu mối cung cấp các thông tin liên quan và chỉ cấp Giấy chứng nhận ưu đãi cho nhà đầu tư Việc xin cấp các loại giấy phép khác do nhà đầu tư tự thực hiện tại các Bộ chuyên ngành
Cụ thể là: Bộ Thương mại cấp Giấy đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp;
Bộ Công nghiệp cấp Giấy phép kinh doanh
Điểm mới trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, theo BOI, Thái Lan đang thực hiện 03 thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, cụ thể là:
(1) Trước đây, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài được dựa trên chiến lược phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu Do đó, Thái Lan phải nhập khẩu nhiều máy móc, nguyên vật liệu, dẫn đến thâm hụt thương mại Đến nay, chính sách thu hút đầu
tư nước ngoài của Thái Lan là hướng vào phát triển sản xuất phục vụ cho xuất khẩu;
(2) Thu hẹp diện hưởng ưu đãi đầu tư từ 240 ngành, lĩnh vực như trước đây xuống còn 100 ngành, lĩnh vực Đồng thời, ưu đãi đầu tư tập trung hơn vào 03 lĩnh
Trang 30vực, bao gồm: phát triển công nghệ cao; nghiên cứu và phát triển (R&D), hoạt động đào tạo công nghệ tiên tiến; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME);
(3) Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các vùng xa Bangkok và vùng nông thôn để thu hẹp khoảng cách phát triển Ngoài ra, do chi phí cuộc sống tăng, thiếu nguyên liệu, Chính phủ Thái Lan cũng khuyến khích doanh nghiệp Thái Lan đầu tư ra nước ngoài, nhất là các quốc gia ASEAN
2.7.1.2 Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp ở Malaysia
Hiện nay, trên toàn lãnh thổ Malaysia có khoảng 595 KCN Các KCN của Malaysia có quy mô diện tích khác nhau từ 20 ha đến trên 500 ha, tập trung sản xuất các ngành, nghề như chế biến thực phẩm, dệt may, thiết bị y tế, công nghiệp hỗ trợ KCN vừa có quy mô diện tích từ 100-600 ha, tập trung sản xuất các ngành, nghề như chế tạo máy móc, thiết bị, điện tử, chế biến gỗ KCN nặng có quy mô diện tích từ 500-3.000 ha, tập trung sản xuất các ngành, nghề như hóa dầu, kim loại Phần lớn các KCN của Malaysia do các cơ quan nhà nước đầu tư như: các Công ty phát triển kinh tế Bang, Cơ quan phát triển vùng, Hội đồng hành lang vùng và một số công ty tư nhân đầu tư
Những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, Malaysia khuyến khích thu hút FDI vào những ngành xuất khẩu bằng việc giảm thuế thu nhập tới 3 năm cho các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành được lựa chọn Tuy nhiên, từ năm 1996, Malaysia đã khuyến khích đầu tư cho các dự án công nghệ cao, công nghệ sinh học, quang điện tử, công nghệ không dây và vật liệu tiên tiến Để thu hút và khuyến khích phát triển ngành công nghệ cao trong nước và ngoài nước, Chính phủ Malaysia đề ra sáng kiến phát triển công nghệ thông tin quốc gia, gọi là khu công nghệ thông tin Đây là một khu vực có
vị trí địa lý xác định, có môi trường kinh doanh thuận lợi với hệ thống sinh thái tốt để thu hút các nhà đầu tư và hỗ trợ phát triển cho các công ty trong nước trở thành những công ty đẳng cấp quốc tế Hiện tại Malaysia có 30 khu công nghệ thông tin và có gần
3000 công ty đã được công nhận đạt tiêu chuẩn kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin Các Công ty này thuộc đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 10 năm, tiếp cận nguồn vốn không hoàn lại về nghiên cứu và phát triển
Malaysia không có cơ quan quản lý nhà nước về KCN, các doanh nghiệp muốn đầu tư vào KCN có thể liên hệ trực tiếp với Trung tâm đầu tư của Bang, các Sở: công
Trang 31trình công cộng, phòng cháy và cứu trợ, môi trường, đất đai, cơ quan phát triển đầu tư (MIDA) để đăng ký thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép đối với dự án thuộc lĩnh vực sản xuất Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và các ưu đãi được quản lý tập trung ở cấp liên bang Các bang (chính quyền địa phương) không có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư hoặc đưa ra các ưu đãi tài chính ở cấp địa phương
Về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, để bắt đầu một dự án sản xuất mới, nhà đầu tư nước ngoài cần có Giấy phép sản xuất và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty sản xuất với vốn góp cổ đông từ 2,5 triệu RM (12,900 triệu VNĐ, tỉ giá qui đổi ngày 12/9/2015) trở lên hoặc sử dụng trên 75 lao động phải xin Giấy phép sản xuất Tiêu chí phê duyệt dự án đầu tư ở Malaysia được xây dựng dựa trên tỷ lệ vốn đầu tư cho mỗi lao động (C/E) Các dự án có tỷ lệ C/E nhỏ hơn 55.000 RM (285 triệu VNĐ) được xác định là dự án sử dụng nhiều lao động và do đó không đủ điều kiện cấp giấy phép sản xuất để nhận ưu đãi về thuế Tuy nhiên, nếu đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau sẽ được xem xét cấp phép: (i) giá trị gia tăng là 30% trở lên, (ii) có chỉ
số MTS (tỷ lệ cán bộ quản lý, kỹ thuật và giám sát trên tổng số nhân viên) từ 15% trở lên, (iii) dự án liên quan đến các hoạt động hoặc sản xuất các sản phẩm trong “Danh sách các sản phẩm và hoạt động được khuyến khích”; hoặc (iv) trước đây công ty đã được cấp giấy phép sản xuất
Về ngành, lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi được Malaysia coi như là một công cụ nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo đúng mục tiêu đề ra Nhằm tăng giá trị xuất khẩu, Malaysia áp dụng các ưu đãi như giảm 10% thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu, giảm 5% giá nguyên liệu đầu vào nội địa để sản xuất hàng xuất khẩu, cũng như chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường Với mục tiêu tạo việc làm và khuyến khích đầu tư mở rộng của doanh nghiệp FDI, Malaysia đã đưa ra điều kiện để được hưởng ưu đãi là lao động thường xuyên từ 500 người trở lên hoặc vốn giải ngân đạt từ 25 triệu RM trở lên Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực, Malaysia đã cấp ưu đãi cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo hướng nghiệp cho người lao động hoặc xây dựng các trường đào tạo
Ngoài ra, Malaysia cũng đưa ra các chương trình khuyến khích đầu tư cho các ngành công nghệ cao, dự án chiến lược, máy móc thiết bị công nghiệp, công nghiệp ô
tô và ngành sử dụng dầu cọ sinh khối
Trang 32Các lĩnh vực sản xuất được áp dụng chính sách nhà đầu tư tiên phong và trợ cấp thuế đầu tư bao gồm: chế biến sản phẩm nông nghiệp; sản xuất các sản phẩm cao su; các sản phẩm từ dầu cọ; hóa chất và hóa phẩm dầu khí; dược phẩm; đồ gỗ; bột giấy, giấy và bảng giấy; các sản phẩm từ bông vải sợi; may mặc; các sản phẩm sắt thép; kim loại không màu; máy móc, thiết bị và phụ kiện; các sản phẩm điện, điện tử; các thiết bị khoa học, đo lường chuyên nghiệp; các sản phẩm nhựa; thiết bị bảo vệ
2.7.2 Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào KCN tại một số địa phương trong nước 2.7.2.1 Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh
TP Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu việc thành lập các KCX, KCN và trong thời kỳ đầu này, các KCN, KCX rất cần thu hút vốn đầu tư để tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động nên sẵn sàng đón nhận các dự án đầu tư để lấp đầy các KCX, KCN Cũng vào thời điểm này, bắt đầu làn sóng dịch chuyển công nghệ lỗi thời từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước chậm và đang phát triển Thành phố Hồ Chí Minh lúc này trở thành nơi đón nhận sự dịch chuyển này
Theo ông Lê Anh Tuấn, Phó Ban quản lý các KCN, KCX thành phố Hồ Chí Minh nhận định, nếu như ngay từ đầu, TP Hồ Chí Minh cũng như các cơ quan quản lý chuyên môn cấp trên cân nhắc, chọn lọc để không phát triển các KCX, KCN một cách tràn lan và dễ dãi đón nhận các dự án đầu tư nhằm đảm phát triển KCX, KCN một cách bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường
Rút kinh nghiệm thời gian qua, các KCX, KCN TP Hồ Chí Minh tập trung vào hai lĩnh vực: Ðầu tư mới và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCX, KCN Theo đó, thành phố Hồ Chí Minh tập trung xúc tiến, kêu gọi và
ưu tiên thu hút các dự án đầu tư vào các ngành chủ lực có công nghệ cao, sạch và ít gây ô nhiễm môi trường, đồng thời BQLCKCN thành phố Hố Chí Minh đã từ chối các doanh nghiệp dự kiến đầu tư các ngành nghề thâm dụng lao động, gây ô nhiễm môi trường như: thuộc da, dệt nhuộm, may mặc, dệt sợi, xi mạ Kết quả thành phố thu hút được một phần ba là các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp như thiết kế phần mềm thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà xưởng cho thuê; gần một phần
ba là các ngành cơ khí chính xác phục vụ ngành công nghiệp, khuôn mẫu, thiết bị phụ trợ giữ cân bằng cho bánh xe ô-tô
Trang 33Ngoài ra thành phố Hồ Chí Minh đã chủ trương khuyến khích các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng cao tầng tại một số KCN để tiết kiệm quỹ đất Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCX, KCN, thành phố động viên khuyến khích họ đổi mới công nghệ Thực hiện rà soát lại hệ thống xử lý nước thải tại các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường để xử phạt nghiêm những đơn vị vi phạm nặng
và buộc phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải Bên cạnh đó, Ban quản lý các KCX, KCN thành phố đã phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ và các công ty kinh doanh cơ
sở hạ tầng khảo sát đánh giá trình độ công nghệ doanh nghiệp trong các KCX, KCN để làm cơ sở vận động các quỹ tín dụng, các ngân hàng và các doanh nghiệp khác trong hiệp hội ngành nghề hỗ trợ vốn để đổi mới công nghệ1
2.7.2.2.Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương
Trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khi ngành CN tỉnh Bình Dương mới manh nha phát triển thì KCN Sóng Thần I được Chính phủ cho phép thành lập, do Công ty Thương mại - Xuất nhập khẩu Thanh Lễ trực tiếp đầu tư Trong điều kiện ra đời sớm và khó khăn nhưng KCN Sóng Thần I đã vượt qua để đón đầu phát triển Theo sau KCN Sóng Thần I, hàng loạt các KCN trên địa bàn tỉnh ra đời và hoạt động hiệu quả như Sóng Thần II, VSIP I & II, Mỹ Phước, Việt Hương, Bình Đường, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, Đồng An, Nam Tân Uyên, Bàu Bàng Đến nay toàn tỉnh Bình Dương có 28 KCN tập trung với tổng diện tích hơn 9.429 ha, trong đó
có 26 KCN do Ban Quản lý các KCN tỉnh quản lý và 2 KCN VSIP I & II thuộc Ban Quản lý KCN VSIP quản lý với tổng diện tích 8.979 ha được trải rộng ở hầu khắp huyện, thị Hiện tại đã có 26 KCN đã đi vào hoạt động và đã tạo việc làm ổn định cho hơn 250.000 lao động trong và ngoài tỉnh
Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng, KCN Bình Dương rất lý tưởng để hấp dẫn nguồn FDI Sự hoàn thiện các KCN của Bình Dương đã tạo điều kiện thu hút đầu tư tăng lên nhanh chóng, đến nay các KCN đã thu hút trên 1.500
dự án đầu tư trong và ngoài nước; trong đó có trên 1.100 DN đã đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh Đáng chú ý, sự đầu tư của nhiều thành phần kinh tế vào các KCN với sự đa dạng các lĩnh vực đầu tư như sản xuất linh kiện và phụ tùng ô tô - xe máy, chế biến nông - lâm- thủy hải sản, dệt may, giày da, sắt thép, sơn, điện và điện tử, hóa
Trang 34
mỹ phẩm đã làm cho CN Bình Dương thêm phong phú, thiên về xu hướng công nghệ cao và sản phẩm có giá trị gia tăng lớn và sức cạnh tranh ngày càng mạnh hơn
Từ kết quả trên, cho thấy các KCN Bình Dương thực sự là nơi thu hút nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Đồng thời là kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến Theo nguyên Thứ trưởng
Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu, tính hiệu quả của các KCN Bình Dương có sức lan tỏa thiết thực trong bài học phát triển CN Nguyên nhân thu hút cao như vậy là các nhà đầu tư có sự lựa chọn ở đâu tốt nhất thì họ vào Thực tế Bình Dương có điều kiện tốt
về môi trường đầu tư đã được kiểm chứng trong thời gian qua, nhất là hạ tầng các KCN được đầu tư đồng bộ đã tạo ấn tượng tốt và làm hài lòng doanh nghiệp đến đầu
tư Chính từ hạ tầng các KCN tốt đã đưa Bình Dương trở thành điểm sáng trong tốp đầu thu hút đầu tư, hơn 10 năm trở lại đây vốn FDI vào tỉnh ngày còn gia tăng, trở thành địa phương hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặt biệt là các nhà đầu tư
từ Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore Tính hiệu quả này có sức lan tỏa thiết thực trong bài học phát triển CN
Chiến lược phát triển từ nay đến năm 2020, Bình Dương xác định CN là ngành kinh tế chủ lực để thực hiện công cuộc CNH-HĐH tỉnh nhà Trong đó, các KCN tiếp tục đóng vai trò quan trọng, tạo động lực tập trung thu hút đầu tư Để triển khai thực hiện chiến lược, Bình Dương đã đề ra mục tiêu phát triển các KCN theo hướng hình thành chuỗi các KCN cùng với sự phát triển các khu đô thị, khu dân cư và hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội cần thiết cho toàn khu vực, góp phần đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa của tỉnh một cách đồng bộ Bình Dương cũng rất coi trọng công tác quy hoạch các KCN sao cho phù hợp với quy hoạch phát triển vùng nhằm kết nối tốt với
hệ thống giao thông, sân bay, cảng biển trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Bên cạnh đó, tỉnh đã chỉ đạo các KCN tập trung thu hút các dự án đầu tư có quy
mô lớn, ít sử dụng lao động, ưu tiên các dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, có
có giá trị gia tăng cao2
2.7.2.3.Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp của Long An:
Trang 35
Toàn tỉnh Long An hiện có 28 KCN với tổng diện tích là 10.216 ha, trong đó có
24 KCN đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với diện tích 8.247,75ha, tổng số vốn đầu tư là 62,7 triệu USD và 35.336,68 tỷ đồng; diện tích đất đã cho thuê 1.382,381 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy là 49,47% Tính đến hết năm 2014, đã có 500 dự án (trên tổng số 924
dự án đầu tư) trong các KCN trên địa bàn tỉnh Long An đi vào hoạt động, với 304 dự
án có vốn đầu tư trong nước và 196 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tạo việc làm cho khoảng 76.200 lao động (chiếm tỷ lệ 30% tổng số lao động có việc làm của toàn tỉnh) với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng Các doanh nghiệp trong KCN đã tạo ra giá trị hàng hoá hơn 47.000 tỷ đồng và đóng góp hơn 1.917 tỷ đồng (trong đó đóng góp từ khu vực FDI chiếm hơn 50%) vào ngân sách của tỉnh (chiếm 31,43% số thu của tỉnh, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2013)
Theo ông Đặng Văn Tuyển - Phó Trưởng ban Ban Quản lý KKT Long An (LAEZA) - cho biết: bên cạnh lợi thế vị trí chiến lược cận kề và được kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường cao tốc, gần cảng biển, hạ tầng giao thông được cải thiện làm tăng tính liên kết cả nội và ngoại vùng Tỉnh Long An chú trọng đến phối hợp chặt chẽ với các công ty đầu tư hạ tầng KCN trong chủ động xúc tiến đầu tư, trong đó, xúc tiến đầu tư tại chỗ được đẩy mạnh thông qua hội thảo, tọa đàm trong nước, trang thông tin điện tử phục vụ cho công tác xúc tiến quảng bá tiềm năng của địa phương…Môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước Kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN được đầu tư đồng bộ; cải cách hành chính được tập trung thực hiện; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; thường xuyên tổ chức đối thoại doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ các khó khăn giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất…Nhằm giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng liên lạc với các cơ quan chức năng, tỉnh Long An đã thiết lập kênh liên kết đối thoại với doanh nghiệp thông qua các tổ chức trong và ngoài nước, ngay cả với địa phương của doanh nghiệp đến đầu tư để làm tốt hơn nữa công tác lắng nghe, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp
an tâm hoạt động Ngoài ra, bộ phận chăm sóc khách hàng của KCN còn hỗ trợ cho các nhà đầu tư thủ tục pháp lý nên việc xây dựng và đưa nhà máy đi vào hoạt động sẽ nhanh hơn, góp phần giúp Long An giữ vững vị trí nhóm các tỉnh thu hút đầu tư lớn trong cả nước và tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 36Bên cạnh những thành quả đạt được, vấn đề thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Long An vẫn còn tồn tại một số hạn chế; tình hình xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các KCN còn chậm; đầu tư xây mới không nhiều Việc xây dựng các khu nhà ở cho công nhân các KCN chưa được chú trọng thực hiện Hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trong nước tại các KCN còn khó khăn
Trong năm 2015, tỉnh Long An hướng đến việc thu hút các dự án có chất lượng cao cả về vốn và công nghệ thân thiện với môi trường, tập trung vào các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ; rà soát lại quy hoạch các KCN được cụ thể, rõ ràng tạo cơ sở cho công tác định hướng thu hút đầu tư
2.7.3 Các nhân tố thành công từ thực tiễn thu hút đầu tư vào các KCN ở các quốc gia và các địa phương trong nước
Qua tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm thu hút đầu tư vào KCN như đã nêu ở phần trên, cho phép tác giả rút ra các nhân tố thành công từ thực tiễn các quốc gia và các địa phương như sau:
- Về vị trí địa lý cho thấy các KCN ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương đều được qui hoạch phù hợp với lý thuyết kinh tế tập trung vùng của Krugman (1998) và
lý thuyết định vị công nghiệp của nhà kinh tế học Alfred Weber (1909) Đối chiếu lại thực tiễn, các KCN tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An đều nằm ở vị trí gần trung tâm đô thị, trung tâm tài chính, nơi cung cấp các sản phẩm chuyên môn hóa và thương mại quốc tế, gần các cảng lớn sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn, Tân Cảng…Do gần các cảng lớn mà các DN ở các KCN này giảm được chi phí vận chuyển khá lớn trong cấu thành chi phí sản xuất Hơn nữa, địa chất nền đất vùng Đông Nam bộ vững chắc hơn nên cũng góp phần hạ thấp chi phí xây dựng nhà xưởng hơn các khu vực khác
- Về môi trường đầu tư, thực tiễn cho thấy sự bất ổn về chính trị xã hội ở một quốc gia luôn ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút dòng vốn FDI Thời gian qua, những biến cố về chính trị ở Thái Lan cũng như những biến động ở Trung Quốc đã làm cho các nhà đầu tư FDI của nước này dao động và chuyển hướng đầu tư sang nước khác trong đó có Việt Nam và trường hợp lộn xộn ở Nga trong thời gian mới cải tổ cũng vậy, đã làm nản lòng các nhà đầu tư mặc dù Nga là một thị trường rộng lớn, có nhiều tiềm năng Thực tế ở Việt Nam cho thấy lợi thế cạnh tranh từ sự ổn định chính trị và
sự nỗ lực của Chính phủ trong kiềm chế lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô nhằm thu
Trang 37hút đầu tư được các nhà đầu tư đánh giá cao Trong những năm gần đây kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu phục hồi, GDP tăng đều qua từng năm, đạt 5,25% năm 2012, 5,42% năm 2013, 5,98% năm 2014 và ước đạt 6% năm 2015 (nguồn: Tổng cục thống kê)
- Về nguồn nhân lực, cho thấy thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu về thành lập và phát triển các KCN, nên rất có điều kiện thu hút nguồn lao động có tay nghề tại chổ và lực lượng lao động từ các tỉnh lân cận đổ về tìm việc làm Nhờ vào lực lượng lao động dồi dào và phong phú nên thời gian đầu thành phố Hồ Chí Minh nhanh chống thu hút nhiều dự án trong và ngoài nước, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực ngành nghề thâm dụng lao động Hơn nữa, thành phố hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nên các KCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các KCN các tỉnh lân cận như Bình Dương và Long An rất thuận lợi để thu hút các dự
án có nhu cầu sử dụng nguồn lao động trình độ tay nghề cao
- Về cơ chế chính sách, thực tế cho thấy, Bình Dương là địa phương nổi tiếng nhờ trải thảm đỏ để thu hút đầu tư và rất thành công cho đến nay Trong khi đó, ở Thái Lan cũng có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn thông qua các chích sách khuyến khích bằng thuế với mức miễn giảm thuế rất cao và cả khuyến khích không bằng thuế rất hấp dẫn như cho phép sở hữu đất đai, cho phép mang lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ…Đối với Malaysia cũng vậy, quốc gia này đã sử dụng chính sách ưu đãi đầu tư vào ngành, lĩnh vực và địa bàn như là một công cụ nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo đúng mục tiêu đã đề ra Ngoài ra, Malaysia cũng đưa ra các chương trình khuyến khích đầu tư cho các ngành công nghệ cao, dự án chiến lược, máy móc thiết bị công nghiệp, công nghiệp ô tô và ngành sử dụng dầu cọ sinh khối
- Về cơ sở hạ tầng, đối với Bình Dương, là địa phương đi sau thành phố Hồ Chí Minh về phát triển các KCN nhưng tỉnh đã quy hoạch các KCN phù hợp với quy hoạch phát triển vùng theo hướng kết nối với hệ thống giao thông, sân bay, cảng biển trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và từ đó đã thu hút đầu tư rất thành công trong thời gian qua Đặc biệt, Bình Dương có hình thức đầu tư cơ sở hạ tầng đa dạng phù hợp với điều kiện của tỉnh nên đã huy động được các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN Hạ tầng các KCN Bình Dương được đầu tư đồng bộ đã tạo ấn tượng tốt và làm hài lòng doanh nghiệp đến đầu tư Nhờ
có hạ tầng các KCN tốt đã đưa Bình Dương trở thành điểm sáng trong tốp đầu thu hút
Trang 38đầu tư, hơn 10 năm trở lại đây vốn FDI vào tỉnh ngày còn gia tăng, trở thành địa phương hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài
-Về cải cách hành chính, các KCN thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Long An và ngay cả Thái Lan đều đẩy mạnh cơ chế hành chính “một cửa tại chổ” tại BQLCKCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, tiết kiện thời gian làm thủ tục, nhanh chống gia nhập thị trường Đặc biệt ở Long An có bộ phận chăm sóc khách hàng trong KCN để hỗ trợ thủ tục pháp lý cho nhà đầu tư nên việc xây dựng và đưa nhà máy đi vào hoạt động sẽ nhanh hơn, góp phần giúp Long An giữ vững vị trí nhóm các tỉnh thu hút đầu tư lớn trong cả nước và tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Qua tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm thu hút đầu tư vào KCN ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An cho thấy, các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN ở các địa phương này gồm: vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng đồng bộ, nguồn lao động trẻ dồi dào, chi phí thấp, môi trường đầu tư thông thoáng và có nền cải cách hành chính tốt Riêng kinh nghiệm của Thái Lan và Malaysia cho thấy, nhân tố cơ chế chính sách thực sự là công cụ không thể thiếu và có ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư, nhất là giúp các địa phương của các quốc gia này thu hút đầu tư theo hướng hiệu quả và bền vững hơn
2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN
Từ cơ sở lý thuyết, các khảo nghiệm các nghiên cứu trước và các nhân tố thành công từ thực tiễn các quốc gia và các địa phương nêu trên, tác giả đề cập những lý luận liên quan đến các nhân tố có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN Trên thực tế, các nhân tố này có tầm quan trọng thay đổi tuỳ theo ngành nghề, chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư Nhìn chung, để xây dựng chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, các địa phương thường quan tâm đến các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu sau đây:
Trang 39nhà đầu tư hơn Thực tế cho thấy, địa phương có cảng hàng không, cảng biển, có đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam đi qua, nằm gần trung tâm kinh tế lớn đều thu hút được nhiều dự án đầu tư hơn các địa phương khác, ví dụ như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận sẽ có các KCN phát triển tốt hơn và thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn
Như vậy, KCN phải được bố trí tại các vị trí có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi và hiệu quả, có khả năng mở rộng diện tích khi phát triển, gần các trung tâm kinh tế, các đầu mối giao thông và gần nguồn cung ứng điện, nước, đặc biệt là gần vùng nguyên liệu
2.8.2 Điều kiện tự nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất Thực tế cho thấy, địa phương nào giàu tài nguyên thiên nhiên thì có điều kiện thuận lợi hơn để thu hút đầu tư so với những địa phương nghèo tài nguyên Khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi đảm bảo phát triển vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp sẽ là điều kiện tốt cho phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp KCN nằm trong vùng này sẽ có lợi thế thu hút các nhà đầu tư vào công nghiệp chế biến như sữa bò, thịt hộp, nước ép rau quả, dầu tực vật, đường.v.v Ngược lại, khí hậu khắc nghiệt, bão lụt thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp dẫn đến không đảm bảo nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông sản và như vậy sẽ làm hạn chế thu hút đầu tư
Về khoáng sản cũng vậy, vùng có trữ lượng lớn, phong phú và có giá trị kinh tế cao sẽ thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng Tuy nhiên cần có thăm dò, khảo sát, đánh giá đúng các nguồn tài nguyên để xây dựng, hoạch định chính sách thu hút đầu tư phù hợp, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững không chỉ cho vùng mà cho cả nền kinh tế KCN nằm trong vùng có điều kiện khoáng sản như vầy sẽ có thêm cơ hội thu hút đầu tư
2.8.3 Môi trường đầu tư
- Môi trường chính trị xã hội: rõ ràng sự ổn định chính trị là yếu tố tiên quyết để một công ty đa quốc gia đưa ra quyết định đầu tư mới Điều này có thể thấy rõ ràng ngay khi có những biến cố xảy ra ở Trung Quốc thì ngay lập tức các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư Từ đầu năm 2015 đến nay
Trang 40Trung tâm XTĐT phía Nam đã đón tiếp nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đến tìm hiểu về Việt Nam nhằm thay thế cho Trung Quốc Ngoài ra, sự ổn định về chính trị - xã hội còn ảnh hưởng đến quyết định huy động vốn và sử dụng hiệu quả ngồn vốn đầu tư Trong lịch sử cho thấy những biến cố về thể chế chính trị sẽ làm thiệt thòi lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài Vụ đảo chánh quân sự ở Thái Lan đã gây thất thoát lớn cho các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc tại đây Thêm một bằng chứng khác là sự lộn xộn ở Nga trong thời gian mới cải tổ đã làm nản lòng các nhà đầu tư mặc dù Nga là một thị trường rộng lớn, có nhiều tiềm năng
- Ổn định kinh tế vĩ mô: Ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tạo động lực để thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sản xuất; đời sống của người dân cũng sẽ bớt khó khăn hơn, từ đó cầu tiêu dùng sẽ tăng, kích thích thị trường và hấp dẫn nhà đầu tư Ổn định kinh tế vĩ mô cần hết sức chú ý nâng cao hiệu quả đầu tư; phải thực hiện chính sách triệt để tiết kiệm Mọi doanh nghiệp, người dân
và các cơ quan nhà nước phải nâng cao ý thức tiết kiệm, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, để từ một đơn vị đầu vào có thể sản xuất ra của cải lớn hơn (Lê Đăng Doanh, 2010)
2.8.4 Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là tổng hoà của yếu tố thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng của một dân tộc được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước Thực chất đó
là bộ phận lao động xã hội có trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật cao; có kĩ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất; có sức khoẻ và phẩm chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kĩ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao)
Nguồn nhân lực chất lượng cao có một vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Nếu như trước kia, quá trình phát triển chủ yếu là dựa vào tích lũy vốn vật chất (tài nguyên, đất đai…), thì hiện nay, quá trình này đang chủ yếu dựa trên công nghệ và nhân lực trình độ cao Đó cũng là mô hình mà các nước Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan… đã áp dụng và đạt được sự phát triển thần kỳ những năm qua Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đòi hỏi