1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại cổ phần và phát triển việt nam

112 916 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  BÙI VĂN GIANG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM



BÙI VĂN GIANG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM



BÙI VĂN GIANG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Bùi Văn Giang

Sinh ngày: 30/01/1989

Quê quán: xã Phước Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Nơi công tác: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Đồng Nai

Là học viên cao học lớp ngân hàng ngày 2 khóa 22

Đề tài: Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thương mại

cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: TS Thân Thị Thu Thủy

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS Thân Thị Thu Thủy

Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trước đây

TP HCM, ngày 18 tháng 07 năm 2016 Tác giả

Trang 4

MỤC LỤC

- Trang phụ bìa

- Lời cam đoan

- Mục lục

- Danh mục bảng

- Danh mục biểu đồ

- Danh mục từ viết tắt

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Phương pháp nghiên cứu 3

1.7 Bố cục và kết cấu của luận văn 4

1.8 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

2.1 Lý thuyết về lợi nhuận và khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại 5

2.1.1 Lợi nhuận và các chỉ tiêu về lợi nhuận 5

2.1.1.1 Khái niệm về lợi nhuận 5

2.1.1.2 Các chỉ tiêu về lợi nhuận 6

2.1.2 Khái niệm về khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại 7

2.1.3 Các tỷ số đo lường khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại 7

2.1.3.1 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 7

2.1.3.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 9

2.1.3.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên 10

2.1.3.4 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên 11

2.2 Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại 11

Trang 5

2.2.1 Các nhân tố vi mô 11

2.2.1.1 Quy mô tổng tài sản 11

2.2.1.2 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản 12

2.2.1.3 Rủi ro tín dụng 13

2.2.1.4 Tính thanh khoản 14

2.2.1.5 Tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản 15

2.2.1.6 Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh 15

2.2.2 Các nhân tố vĩ mô 16

2.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 16

2.2.2.2 Tỷ lệ lạm phát 17

2.3 Lược khảo các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại 18

2.3.1 Nghiên cứu của Fatemeh Nahang, Maryam Khalili Araghi 18

2.3.2 Nghiên cứu của Nsambu Kijjambu Frederick 19

2.3.3 Nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar 20

2.3.4 Nghiên cứu của Sehrish Gul, Faiza Irshad, Khalid Zaman 21

2.3.5 Nghiên cứu của Trương Quang Thông 22

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 23

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 24

3.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 24

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 24

3.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu 25

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 25

3.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 25

3.1.3.2 Hoạt động cho vay 27

3.1.3.3 Hoạt động đầu tư chứng khoán 28

3.1.3.4 Hoạt động góp vốn đầu tư dài hạn 29

3.1.3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh 29

Trang 6

3.2 Thực trạng khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát

triển Việt Nam 30

3.2.1 Thực trạng thu nhập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam…… 30

3.2.2.Thực trạng chi phí tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam…… 32

3.2.3 Thực trạng khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 34

3.2.3.1 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 34

3.2.3.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 35

3.2.3.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên 36

3.2.3.4 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên 37

3.3 Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 38

3.3.1 Quy mô tổng tài sản 38

3.3.2 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản 38

3.3.3 Rủi ro tín dụng 39

3.3.4 Tính thanh khoản 41

3.3.5 Tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản 41

3.3.6 Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh 42

3.3.7 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 43

3.3.8 Tỷ lệ lạm phát 44

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 45

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46

4.1 Mô hình nghiên cứu 46

4.2 Các giả thuyết nghiên cứu 47

4.3 Phương pháp nghiên cứu 48

4.4 Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu 49

4.1.1 Thu thập số liệu 49

4.1.2 Kiểm định tính dừng 49

4.1.3 Xây dựng phương trình hồi quy 51

Trang 7

4.1.4 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 51

4.5 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu 52

4.6 Trình bày kết quả kiểm định 53

4.6.1 Phân tích tương quan giữa các biến 53

4.6.2 Kết quả hồi quy 54

4.6.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 57

4.7 Thảo luận kết quả về sự tác động của các nhân tố đến khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 60

4.7.1 Quy mô tài sản của ngân hàng 60

4.7.2 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản 61

4.7.3 Rủi ro tín dụng 61

4.7.4 Tính thanh khoản 62

4.7.5 Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh 63

4.7.6 Tỷ lệ lạm phát 63

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 64

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 65

5.1 Định hướng về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2016-2020 65

5.2 Giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 66

5.2.1 Giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi thông qua tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 66

5.2.1.1 Gia tăng nguồn vốn huy động 66

5.2.1.2 Tập trung đẩy mạnh huy động vốn dân cư 67

5.2.1.3 Đảm bảo an toàn thanh khoản 69

5.2.2 Giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi thông qua tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu……… 69

5.2.2.1 Gia tăng vốn chủ sở hữu 69

5.2.2.2 Xây dựng chiến lược tăng vốn cụ thể trong từng giai đoạn, thường xuyên đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn tăng thêm 71

Trang 8

5.2.2.3 Kiểm soát tăng trưởng tín dụng, rủi ro tín dụng 72

5.2.3 Giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi thông qua tỷ lệ thu nhập lãi cận biên 73

5.1.3.1 Gia tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ 73

5.1.3.2 Tăng cường huy động những nguồn vốn có chi phí thấp 74

5.2.4 Giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi thông qua tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên 75

5.2.4.1 Gia tăng nguồn thu từ các hoạt động truyền thống, không ngừng mở rộng, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại 75

5.2.4.2 Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động 77

5.3 Các giải pháp khác 78

5.3.1 Tăng cường năng lực quản trị điều hành và khả năng quản trị rủi ro 78

5.3.2 Đầu tư phát triển công nghệ 78

5.3.3 Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và marketing ngân hàng 79

5.3.4 Phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới và kênh phân phối 79

5.4 Khuyến nghị 80

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 81

KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Cơ cấu huy động vốn tại BIDV giai đoạn 2003-2015

Bảng 3.2 Cơ cấu tín dụng tại BIDV giai đoạn 2003-2015

Bảng 3.3 Giá trị đầu tư chứng khoán tại BIDV giai đoạn 2003-2015

Bảng 3.4 Giá trị đầu tư dài hạn tại BIDV giai đoạn 2003-2015

Bảng 3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV giai đoạn 2003-2015

Bảng 3.6 Cơ cấu thu nhập tại BIDV giai đoạn 2003-2015

Bảng 3.7 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản tại BIDV giai đoạn 2003-2015

Bảng 3.8 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tại BIDV giai đoạn 2003-2015

Bảng 3.9 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại BIDV giai đoạn 2003-2015

Bảng 3.10 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên tại BIDV giai đoạn 2003-2015

Bảng 3.11 Quy mô tài sản tại BIDV giai đoạn 2003-2015

Bảng 3.12 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tại BIDV giai đoạn 2003-2015

Bảng 3.13 Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tại BIDV giai đoạn 2003-2015

Bảng 3.14 Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên TTS tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 3.15 Tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản tại BIDV giai đoạn 2003-2015

Bảng 3.16 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản tại BIDV giai đoạn 2003-2015 Bảng 4.1 Mô tả và cách tính các biến trong mô hình nghiên cứu

Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Bảng 4.3 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả hồi quy từng biến phụ thuộc với tất cả các biến độc lập Bảng 4.5 Kết quả hồi quy đối với biến phụ thuộc ROA

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy đối với biến phụ thuộc ROE

Bảng 4.7 Kết quả hồi quy đối với biến phụ thuộc NIM

Bảng 4.8 Kết quả hồi quy đối với biến phụ thuộc NNIM

Bảng 4.9 Tổng hợp kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình

Bảng 5.1 Định hướng phát triển và hiệu quả kinh doanh tại BIDV giai đoạn 2016-2020

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Các chi phí tại BIDV giai đoạn 2003-2015

Biểu đồ 3.2 Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tại Việt Nam giai đoạn 2003-2015 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ lạm phát hàng năm tại Việt Nam giai đoạn 2003-2015

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BSC Công ty cổ phần Chứng khoán NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CNTT Công nghệ thông tin

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTP Hệ thống điều chuyển vốn nội bộ (Funds Transfer Pricing)

Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

Trong những năm gần đây, hệ thống NHTM cổ phần phát triển ngày càng hoàn thiện

và đa dạng hơn Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì sự phát triển của hệ thống ngân hàng đã, đang và sẽ có tác động lớn, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam Tuy nhiên, việc gỡ bỏ hàng rào bảo hộ đối với ngành tài chính trong quá trình hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và trên thế giới đã đem đến những thách thức rất lớn cho hệ thống NHTM tại Việt Nam, thậm chí sẽ có không ít NHTM phải chấp nhận bị thâu tóm, sáp nhập, hoặc rời khỏi thị trường nếu không đủ sức cạnh tranh

Trong giai đoạn 2011-2015, trước những yếu kém, tồn tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam, ngành ngân hàng đã tập trung triển khai quá trình tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thông qua đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD và đề án xử lý nợ xấu Kết quả là một số ngân hàng yếu kém đã bị thâu tóm hoặc bị sáp nhập lại với các ngân hàng có năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh tốt hơn

Trong bối cảnh thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn thì một số ngân hàng khác tại Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định được vị thế, thương hiệu ở cả trong và ngoài nước, trong

đó điển hình nhất là trường hợp của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Trước tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng liên tục gặp khó khăn, BIDV vẫn liên tục nằm trong nhóm các ngân hàng dẫn đầu về quy mô, hiệu quả kinh doanh

và tốc độ tăng trưởng Cổ phiếu của BIDV luôn thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với mức tăng trưởng ấn tượng, thanh khoản luôn ở mức cao và thuộc nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường

Một trong những tiêu chí để xác định sức cạnh tranh và sự quan tâm của các nhà đầu

tư trên thị trường tài chính chính là khả năng sinh lợi tại mỗi ngân hàng Do việc phân tích khả năng sinh lợi là việc hết sức cần thiết vì vậy mỗi ngân hàng cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình kinh doanh của mình, tìm ra những nhân tố tác động tích cực đến khả năng sinh lợi để phát huy cũng như tìm ra những nhân tố tác động tiêu cực để hạn chế Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Trang 13

Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để tìm ra các nhân tố đã tác động đến khả năng sinh lợi tại BIDV trong thời gian qua

1.2 Sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại

Đối với ngân hàng, hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh trình độ quản lý mà còn là vấn đề sống còn của ngân hàng Với xu thế hội nhập như hiện nay, ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi ngân hàng kinh doanh phải có hiệu quả Hiệu quả kinh doanh càng cao, ngân hàng càng có điều kiện mở rộng và phát triển quy

mô hoạt động Đối với ngân hàng, hiệu quả kinh doanh thường được phản ánh cụ thể bằng kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế

mà ngân hàng nắm giữ hay còn gọi là khả năng sinh lợi tại ngân hàng

Cùng với xu thế hội nhập và tiến trình phát triển kinh tế, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết Vì vậy, các nhà quản lý cần có phương hướng và biện pháp để nâng cao hơn khả năng sinh lợi, đồng thời hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh để mang đến một cái nhìn tích cực đối với các nhà đầu tư cũng như khẳng định rõ nét hơn vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng trong và ngoài nước Tuy nhiên,

để làm được điều đó, ngân hàng trước tiên cần phải tìm hiểu xem các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng để có thể đưa ra những biện pháp, giải pháp phù hợp nhất với chi phí ít tốn kém nhất Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi có thể đến

từ cả hai phía Có thể xuất phát từ những đặc điểm nội tại của các ngân hàng nhưng cũng có thể bắt nguồn từ những nhân tố khách quan trong những thời điểm nhất định

Các nhân tố vi mô của ngân hàng là toàn bộ các yếu tố thuộc về tiềm lực của ngân hàng mà ban quản trị ngân hàng có thể kiểm soát ở một mức độ nhất định và có thể sử dụng

để khai thác các cơ hội kinh doanh Tiềm năng phát triển phản ánh thực lực của ngân hàng trên thị trường và việc đánh giá đúng tiềm năng cho phép ngân hàng xây dựng chiến lược và

kế hoạch kinh doanh đúng đắn đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh mang lại hiệu quả cao

Các nhân tố vĩ mô bao gồm các yếu tố chính trị, luật pháp, văn hóa, xã hội…là các nhân tố mà ngân hàng không thể kiểm soát được Nó tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo cơ hội vừa hạn chế khả năng

Trang 14

thực hiện mục tiêu của ngân hàng Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các yếu tố này, đồng thời phải theo dõi xu hướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên khả năng sinh lợi tại ngân hàng để có sự chuẩn bị ứng phó kịp thời

Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên, việc nghiên cứu, phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng luôn là một trong những chủ đề luôn được quan tâm Những kết quả nghiên cứu luôn mang tính ứng dụng cao và cần thiết trong việc hoạch định chính sách phát triển cho ban lãnh đạo tại các ngân hàng

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Nhận diện các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động đến khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Phân tích mức độ tác động của từng nhân tố vi mô và vĩ mô đến khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Đề xuất từng nhóm giải pháp cụ thể để thúc đẩy nhân tố tác động tích cực, hạn chế nhân tố tác động tiêu cực đến từng tỷ số đo lường khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu

tư và Phát triển Việt Nam

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Các nhân tố vi mô và vĩ mô nào tác động đến khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam?

Mức độ tác động của các nhân tố vi mô và vĩ mô đến khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra sao?

Để thúc đẩy các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động tích cực đến khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần đề ra những giải pháp cụ thể nào?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động đến khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2003-2015

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu: phân tính định tính và phân tích định lượng

Trang 15

- Phương pháp phân tích định tính: Từ các dữ liệu nghiên cứu, thực hiện mô tả và phân tích đặc điểm, xu hướng của các nhân tố vi mô và vĩ mô có tác động đến khả năng sinh lợi tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam thông qua bảng số liệu và đồ thị

- Phương pháp phân tích định lượng: sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tố vi mô và vĩ mô có tác động đến khả năng sinh lợi tại NHTM

cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình hồi quy Ordinary Least Square (OLS) thông qua sự hỗ trợ của phần mềm EVIEWS 8.1

1.7 Bố cục và kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm 5 chương:

- Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết về khả năng sinh lợi và các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại

- Chương 3: Thực trạng về khả năng sinh lợi và các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu

- Chương 5: Giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

1.8 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu

Thông qua những phân tích, đánh giá sẽ cung cấp cho ban lãnh đạo của NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam một cái nhìn tổng quan về thực trạng khả năng sinh lợi cũng như các nhân tố có tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng trong giai đoạn 2003-

2015

Bên cạnh đó, với những kết quả nghiên cứu có được sẽ là cơ sở để ban lãnh đạo ngân hàng đề ra những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng sinh lợi tại ngân hàng trong những giai đoạn phát triển tiếp theo

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chương 1 đã đưa ra tổng quan về lý do chọn đề tài, mục tiêu, phương pháp và ý nghĩa của đề tài Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu cần phải dựa trên một nền tảng lý thuyết khoa học vững chắc đã được kiểm chứng bởi các học giả ở cả trong và ngoài nước Vì vậy ở chương 2 sẽ tập trung đề cập đến lý thuyết về khả năng sinh lợi và các nhân

tố tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại để từ đó tìm ra được các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi cũng như đề ra mô hình nghiên cứu phù hợp nhất cho đề tài

2.1 Lý thuyết về lợi nhuận và khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại

2.1.1 Lợi nhuận và các chỉ tiêu về lợi nhuận

2.1.1.1 Khái niệm về lợi nhuận

Mục tiêu truyền thống và quan trọng của người chủ doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận vì vậy những nhà kinh tế trong các phân tích của họ đều lấy lợi nhuận tối đa làm mục đích cuối cùng Đây cũng là chỉ tiêu khá quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỷ số dùng để đo lường khả năng sinh lợi tại các NHTM, do đó trước khi phân tích khả năng sinh lợi tại ngân hàng các nhà quản lý thường lấy lợi nhuận làm tiền đề nghiên cứu đầu tiên Theo Karl Marx, giá trị thặng dư hay phần trội lên trong toàn bộ giá trị của hàng hoá trong đó lao động thặng dư chính là lao động không được trả công của công nhân đã được vật chất hoá thì gọi là lợi nhuận Theo nhà kinh tế học hiện đại P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus thì định nghĩa lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ đi tổng số đã chi ra hoặc lợi nhuận được định nghĩa như là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí Như vậy, từ nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới

có thể khái quát được rằng lợi nhuận chính là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà một cá nhân hoặc tổ chức bỏ ra để đạt được thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Đối với ngân hàng, lợi nhuận chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng và hoạt động phi tín dụng Hoạt động tín dụng sẽ tạo ra nguồn thu từ lãi cho ngân hàng bao gồm lãi từ cho vay khách hàng, lãi từ đầu tư kinh doanh chứng khoán nợ, lãi từ cho thuê tài chính và một số khoản thu khác từ hoạt động tín dụng…Trong đó lãi từ cho vay khách hàng là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng Bên cạnh các dịch vụ truyền thống về cho vay, ngân hàng còn

Trang 17

có những khoản thu khá lớn từ các hoạt động khác như: hoạt động dịch vụ (bao gồm các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ, bảo hiểm…), hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối, hoạt động kinh doanh mua bán chứng khoán và một số hoạt động khác như: thu hồi xử

lý nợ xấu, các nghiệp vụ mua bán nợ Các nguồn thu từ những hoạt động trên gọi chung là thu nhập ngoài lãi hay thu nhập phi tín dụng (Fadzlan Sufian, 2011)

2.1.1.2 Các chỉ tiêu về lợi nhuận

- Lợi nhuận trước thuế và lãi (Earnings before interest and taxes - EBIT) là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận EBIT được tính bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền lãi và thuế thu nhập doanh nghiệp Một yếu tố quan trọng đóng vai trò giúp cho EBIT được sử dụng rộng rãi là nó đã loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và

tỷ suất thuế giữa các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Do đã loại bỏ được lãi vay và thuế, hệ số EBIT làm rõ hơn khả năng tạo lợi nhuận của các ngân hàng và giúp các nhà đầu tư có thể so sánh được hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng cũng như với các công ty hoạt động trong những lĩnh vực khác Công thức tính:

EBIT = Thu nhập - Chi phí hoạt động = Tổng doanh thu - Tổng biến phí - Tổng định phí

- Lợi nhuận trước thuế (Earnings before tax - EBT) là tổng lợi nhận kế toán trước khi trừ đi số thuế thu nhập ước tính phải trả Lợi nhuận trước thuế được sử dụng trong phân tích tài chính nhờ giúp loại bỏ được ảnh hưởng của yếu tố thuế thu nhập doanh nghiệp do thuế thu nhập vốn có thể khác nhau theo từng khu vực, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề…Điều này sẽ giúp đánh giá được hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn mà không bị vấn đề thuế làm thiên lệch Công thức tính:

EBT = Lợi nhuận từ SXKD + Lợi nhuận hoạt động tài chính + Lợi nhuận khác = Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng + Lợi nhuận từ dịch vụ + Lợi nhuận khác

- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Earnings after tax - EAT) là phần lợi nhuận còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước Lợi nhuận sau thuế dùng để trích lập các quỹ đối với ngân hàng cũng như dùng để phân chia cổ tức cho các cổ đông Công thức tính:

EAT = Lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 18

- Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (Earning Per Share - EPS) là phần lợi nhuận phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp Công thức tính:

EPS = (Lợi nhuận ròng - Tổng cổ tức ưu đãi)/Tổng cổ phiếu thường

2.1.2 Khái niệm về khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại

Khả năng sinh lợi tại ngân hàng là thước đo phản ánh khả năng tạo ra thu nhập trong việc sử dụng các nguồn lực của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định được đại diện thông qua một tập hợp các tỷ số như: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ

sở hữu, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên…

Đối với nhà quản lý, khả năng sinh lợi tại ngân hàng là một trong những tỷ số quan trọng và thiết thực nhất khi nó cung cấp các thông tin cần thiết về khả năng tạo ra thu nhập của ngân hàng để từ đó ban giám đốc có thể đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm tạo ra những nguồn thu nhập lớn hơn trong các giai đoạn phát triển tiếp theo cho ngân hàng Đối với chủ sở hữu và nhà đầu tư thì khả năng sinh lợi tại ngân hàng là mối quan tâm lớn vì khi đầu tư vào bất kỳ một ngân hàng nào, nguồn thu chính của chủ sở hữu và các nhà đầu tư là

cổ tức mà cổ tức cao hay thấp lại phụ thuộc khá nhiều vào khả năng sinh lợi hàng năm tại ngân hàng

2.1.3 Các tỷ số đo lường khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại

2.1.3.1 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On Asset - ROA)

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là một tỷ lệ tài chính cho thấy tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận mà ngân hàng kiếm được trong mối quan hệ với các nguồn lực tổng thể của nó Khả năng sinh lợi trên tài sản là một tỷ lệ lợi nhuận quan trọng, tỷ lệ này càng cao so với các đơn

vị khác trong cùng ngành sẽ cho thấy được ngân hàng đang hoạt động hiệu quả, tiềm năng phát triển cao

Trang 19

ROA = Lợi nhuận sau thuế x Tổng thu hoạt động

Tổng thu hoạt động Tổng tài sản = Tỷ lệ lãi ròng cận biên x Hiệu suất sử dụng tài sản + Mô hình 3 nhân tố:

Như vậy, ROA sẽ phụ thuộc vào chính sách thuế, hiệu quả kiểm soát chi phí và hiệu quả quản trị tài sản Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng cũng như các tổ chức kinh tế khác sẽ chịu tác động lớn từ mức thuế suất của Chính phủ ban hành, vì vậy trong những giai đoạn

có biến động về thuế thì ROA tất nhiên cũng sẽ chịu sự tác động theo Tuy nhiên, việc quyết định đối với chính sách thuế hoàn toàn thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước nên để gia tăng ROA cho ngân hàng, ban giám đốc ngân hàng chỉ có thể thực hiện thông qua việc kiểm soát tốt các chi phí hoặc gia tăng hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng Để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí, ngân hàng cần phải tiết giảm tối đa các chi phí quản lý nhưng vẫn phải đảm bảo được tính hiệu quả và hợp lý nhằm tránh gây các tác động xấu đến việc vận hành các hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Ngân hàng cũng có thể nâng cao ROA thông qua việc gia tăng hiệu suất sử dụng tài sản bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực có mức sinh lợi cao đồng thời tìm kiếm các nguồn vốn có chi phí thấp để gia tăng mức chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần tích cực đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để đẩy mạnh các nguồn thu từ phi tín dụng và giảm dần các hoạt động đầu tư

có rủi ro cao

Không giống như tỷ suất sinh lợi khác, đo lường ROA sẽ bao gồm tất cả các tài sản của ngân hàng bao gồm những phát sinh từ các khoản nợ cũng như những phát sinh từ các khoản đóng góp của các cổ đông Vì vậy, ROA sẽ cho ta thấy sự hiệu quả của ngân hàng trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận Khi xem xét chỉ tiêu này cần chú ý: + Đối với ngân hàng có quy mô tài sản quá lớn trong khi tỷ trọng nợ phải trả cao thì tỷ

số này thường rất thấp do chi phí huy động cao làm lợi nhuận thấp

ROA = LNsau thuế

x LN trước thuế

x Tổng thu hoạt động

LN trước thuế Tổng thu hoạt động Tổng tài sản

= Hiệu quả quản

trị thuế x

Hiệu quả kiểm soát chi phí x

Hiệu suất sử dụng tài sản

Trang 20

+ ROA tăng là tốt nếu ngân hàng tăng VCSH, giảm nợ phải trả làm giảm chi phí huy động nên lợi nhuận đạt được cao hơn

+ ROA tăng là dấu hiệu thể hiện ngân hàng làm ăn không hiệu quả nếu ngân hàng giảm huy động vốn do hoạt động cho vay và đầu tư bị thu hẹp, lợi nhuận giảm nhưng giảm thấp hơn tốc độ giảm của TTS

+ ROA giảm không phải là dấu hiệu xấu nếu việc giảm là do ngân hàng tăng VCSH nên TTS tăng, nhưng mức lợi nhuận tăng chậm hơn tăng quy mô TTS

+ ROA giảm là dấu hiệu xấu nếu ngân hàng tăng huy động, giảm VCSH do kinh doanh

lỗ vốn, hoặc hoạt động kinh doanh mở rộng những đầu tư vào những lĩnh vực không hiệu quả nên lợi nhuận không tăng, thậm chí còn giảm so với trước

2.1.3.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity- ROE)

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là số tiền lợi nhuận thu được dựa trên số vốn bỏ

ra của chủ sở hữu ngân hàng Nó cho thấy có bao nhiêu lợi nhuận kiếm được của một ngân hàng so với tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó

Công thức tính:

ROE = Lợi nhuận sau thuế (2.2)

Vốn chủ sở hữu

Từ công thức (2.2) ROE còn có thể được phân tích theo mô hình 2 nhân tố cụ thể như sau:

ROE = LN sau thuế = LN sau thuế x TTS

sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhiều hơn để nâng cao tỷ suất sinh lợi trên VCSH Tuy nhiên, việc gia tăng đòn bẩy tài chính sẽ gia tăng các rủi ro đi kèm và có thể tác động tiêu cực đến lợi nhuận sau thuế của ngân hàng, vì vậy việc gia tăng tỷ lệ đòn bẩy hay nói chính xác hơn là gia tăng tỷ lệ tổng tài sản trên VCSH thực tế là một biện pháp mang tính đánh đổi và chưa chắc sẽ làm cải thiện được ROE tại ngân hàng

Trang 21

Tỷ suất sinh lợi trên VCSH là một trong những chỉ tiêu tài chính rất quan trọng Nó thường được xem là tỷ lệ tối thượng có thể được lấy từ báo cáo tài chính của các ngân hàng

Nó là chỉ tiêu để đo lường khả năng sinh lợi của một ngân hàng đối với các cổ đông Kết quả tính toán tỷ suất này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tự có càng cao Ta thường dùng chi phí cơ hội của việc cho vay trên thị trường tiền tệ (trái phiếu kho bạc, tiền gửi tiết kiệm…) làm mốc so sánh với chỉ số trên để xác định hiệu quả vốn tự có Một ngân hàng phải có tỷ số này cao hơn lãi suất tiết kiệm thì mới được coi là đạt hiệu quả Việc xem xét chỉ tiêu này có một ý nghĩa quan trọng đối với ban lãnh đạo ngân hàng trong việc tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá quy mô Nếu ngân hàng có tỷ số này càng cao, lợi nhuận để lại càng lớn thì quy mô VCSH sẽ ngày càng tăng kết hợp với hoạt động đầu tư thận trọng, thì

tỷ lệ VCSH trên tổng nguồn vốn sẽ tăng dần, mức độ rủi ro cho vay của ngân hàng sẽ giảm Ngược lại nếu ngân hàng có tỷ số này thấp, khả năng tích luỹ hạn chế, trong khi đó quy mô đầu tư mở rộng thì ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn huy động và vốn vay bên ngoài nhiều hơn qua đó làm cho tỷ trọng VCSH trên tổng nguồn vốn giảm, kinh doanh không bền vững làm tăng rủi ro khi cho vay Tuy nhiên tỷ số này sẽ không phản ánh đúng năng lực của ngân hàng nếu ngân hàng hoạt động bằng vốn huy động và vốn vay là chủ yếu, vốn chủ sở hữu quá thấp Ngoài ra khi phân tích cần so sánh với tỷ số này năm trước Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng hay giảm chưa thể hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng tốt hay không mà quan trọng là xác định lý do làm tỷ số này tăng hay giảm để từ đó có kết luận phù hợp Khi phân tích cần lưu ý một số trường hợp sau:

+ ROE tăng là tốt nếu lợi nhuận tăng, VCSH không bị giảm đi, thậm chí còn tăng lên + ROE tăng là xấu nếu ngân hàng kinh doanh thua lỗ, phải thu hẹp hoạt động, thu nhập giảm, lỗ vốn nên VCSH giảm và giảm nhiều hơn lợi nhuận

+ ROE giảm là tốt nếu cả lợi nhuận và VCSH đều tăng nhưng vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận

+ ROE giảm là xấu nếu cả lợi nhuận và vốn chủ sở hữu đều giảm do kinh doanh thua

lỗ, thu hẹp quy mô

2.1.3.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin - NIM)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lợi tại ngân hàng Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí

Trang 22

trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lợi

và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất

Công thức tính:

NIM = Thu từ lãi – Chi phí lãi (2.3)

Tổng tài sản có sinh lời

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên phản ảnh năng lực của HĐQT và nhân viên nhân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho vay, đầu tư) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ) Theo như đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao NIM có xu hướng cao ở các ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ và thấp hơn tại các ngân hàng bán buôn, các ngân hàng đa quốc gia Tỷ

lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt tài sản Nợ - Có trong khi NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp lại

2.1.3.4 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Net Non Interest Margin – NNIM)

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên cũng là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lợi tại ngân hàng Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, thu hồi

nợ xấu…) với các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải trả

Công thức tính:

NNIM = Thu ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi (2.4)

Tổng tài sản có sinh lời

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên thường được sử dụng để phản ảnh mức độ đa dạng hóa trong các hoạt động phi tín dụng tại ngân hàng Đối với hầu hết các ngân hàng thì chênh lệch ngoài lãi thường là âm, chi phí ngoài lãi nhìn chung vượt quá thu từ ngoài lãi

2.2 Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại

2.2.1 Các nhân tố vi mô

2.2.1.1 Quy mô tổng tài sản (Asset Size - SIZE)

Trong hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước, quy mô của ngân hàng thường được đại diện bởi quy mô của tổng tài sản ngân hàng Tài sản của ngân hàng là toàn bộ tài sản có giá trị mà ngân hàng hiện có quyền sở hữu hoặc có quyền chiếm hữu, sử dụng, định

Trang 23

đoạt một cách hợp pháp Chúng được hình thành trong quá trình sử dụng nguồn vốn và đang được sử dụng cho những mục đích khác nhau nhằm mang lại thu nhập cho ngân hàng

Các nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011), Valentina Flamini và cộng

sự (2009), Sehrish Gul (2011) đã cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa quy mô ngân hàng

và khả năng sinh lợi Như vậy một ngân hàng với quy mô lớn hơn sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn do tận dụng được tối đa lợi thế kinh tế theo quy mô Trong lĩnh vực ngân hàng cũng xuất hiện một số quan điểm đồng thuận về đường cong hình chữ U của chi phí bình quân Nhìn chung, khả năng sinh lợi tại ngân hàng lúc đầu sẽ gia tăng khi quy mô ngân hàng ngày càng mở rộng và sau đó sẽ giảm do một số tiêu cực trong ngân hàng và một số lý do khác (Athanasoglou và cộng sự, 2008) Barros và cộng sự (2007) cũng chỉ ra rằng các ngân hàng

có quy mô lớn hơn và mức độ đa dạng hóa cao hơn dường như có khả năng sinh lợi thấp hơn Trong khi đó, các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn và mức độ chuyên môn hóa cao hơn

có thể sẽ giảm thiểu được các vấn đề liên quan đến thông tin bất cân xứng hoặc các vấn đề khác liên quan đến việc cấp tín dụng do đó tạo ra khả năng sinh lợi tốt hơn

Như vậy, thông qua các nghiên cứu đã cho thấy quy mô ngân hàng có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng Về nguyên tắc, một ngân hàng với quy mô càng lớn thì kỳ vọng sẽ có khả năng sinh lợi càng cao do tận dụng được lợi thế theo quy mô Tuy nhiên đến một ngưỡng nhất định, khi chi phí bình quân dài hạn bắt đầu tăng lên theo đà tăng của quy mô thì tính phi kinh tế theo quy mô có thể xuất hiện và tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng

2.2.1.2 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Total Equity capital to Total Assets - TETA)

VCSH của ngân hàng hay vốn tự có của ngân hàng là do chủ sở hữu đóng góp ban đầu

và được bổ sung trong quá trình hoạt động doanh Nó được xem là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản, có vai trò quan trọng trong việc tạo niềm tin cho công chúng và sự đảm bảo với chủ

nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng Bên cạnh đó, VCSH cũng có vai trò quyết định trong quy mô hoạt động và xác định tỷ lệ an toàn cho NHTM đồng thời cung cấp năng lực tài chính và điều tiết tăng trưởng, phát triển của ngân hàng

Berger (1995) đã nghiên cứu khả năng sinh lợi tại các ngân hàng Mỹ giai đoạn từ 1983-1992 và tìm thấy được mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ VCSH và khả năng sinh lợi

Trang 24

tại ngân hàng Đầu tiên ông đã đưa ra giả thuyết về chi phí phá sản kỳ vọng (expected bankruptcy costs) Theo giả thuyết này, một ngân hàng với tỷ lệ VCSH thấp thì chi phí phá sản kỳ vọng sẽ tăng lên và sẽ tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng Ngược lại, khi tỷ lệ VCSH tăng lên sẽ làm cho lợi nhuận kỳ vọng tăng lên do việc giảm chi phí lãi trong việc sử dụng nợ để tài trợ cho TTS của ngân hàng Tiếp theo ông đưa ra giả thuyết về phát tín hiệu, theo đó việc tăng quy mô VCSH của ngân hàng được xem như một tín hiệu tốt

để tạo dựng niềm tin cho các khách hàng tiềm năng và đảm bảo về sự an toàn của ngân hàng đối với các khoản nợ Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy được mối quan hệ đồng biến giữa tỷ số VCSH và khả năng sinh lợi, bao gồm nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2008), Lloyd-Williams (1994), Valentina Flamini và cộng sự (2009), Molyneux and Thornton (1992), Abreu and Mendes (2001)

2.2.1.3 Rủi ro tín dụng (Total Loans to Total Assets - TLTA)

Thu nhập từ cho vay được xem là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng và có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lượng tiền gửi từ các khách hàng sẽ được đầu tư nhiều hơn vào việc cho vay, từ đó ngân hàng có thể thu được nhiều lãi hơn và gia tăng nguồn lợi nhuận cho ngân hàng (Sehrish Gul

và cộng sự, 2011) Bằng những phân tích và kiểm định thực nghiệm tại 15 ngân hàng hàng đầu của Pakistani trong giai đoạn 2005-2009 Sehrish Gul và cộng sự đã chứng minh được những tác động tích cực từ tỷ lệ cho vay đối với khả năng sinh lợi tại các ngân hàng của nước này Những kết quả tương tự cũng được chứng minh bởi Bashir (2000), Antonio Trujillo-Ponce (2013) Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy việc gia tăng tỷ lệ cho vay lại làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng và tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi Christos K Staikouras (2006), Alper và Anbar (2011) tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ cho vay trên TTS và tỷ suất sinh lợi trên TTS Điều này ngụ ý rằng, những ngân hàng có lượng lớn tài sản sinh lợi từ cho vay sẽ có mức sinh lợi thấp hơn những ngân hàng

có tỷ trọng tài sản sinh lợi từ cho vay thấp

Bên cạnh tỷ số dư nợ trên TTS thì một số tỷ số khác như: tỷ lệ dư nợ quá hạn trên tổng

dư nợ, tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ…cũng được một số tác giả sử dụng để đại diện cho rủi ro tín dụng tại ngân hàng Tuy nhiên các chỉ số này thường có một số đặc điểm không phù hợp khi áp dụng đối với một số NHTM do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trang 25

Đối với tỷ lệ nợ quá hạn trên TTS: các số liệu về tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tại một số ngân hàng thường được cho là không chính xác xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan

và khách quan khác nhau Đối với ngân hàng, nợ xấu gia tăng sẽ làm cho lợi nhuận bị giảm sút, ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các ngân hàng Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng Xuất phát từ những nguyên nhân trên, các ngân hàng thường công bố tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với số liệu thực tế

Đối với tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ: Valentina Flamini và cộng sự (2009) quyết định không sử dụng tỷ số này vì chi phí dự phòng rủi ro là một chi phí làm giảm lợi nhuận kế toán và sẽ tạo ra một sự tương quan nghịch giữa hai biến Bên cạnh đó, chi phí dự phòng rủi ro thường đặc trưng cho sự tổn thất hơn là đại diện cho rủi ro của ngân hàng Vì vậy, chỉ số này cũng không được sử dụng để làm nhân tố đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng

2.2.1.4 Tính thanh khoản (Total Liquid Assets to Total Assets - LQTA)

Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết Tài sản có tính thanh khoản tại ngân hàng được xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác Tính thanh khoản càng cao thì rủi ro thanh khoản càng giảm và ngược lại

Deger Alper và Adem Anbar (2011) đã sử dụng tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên TTS để đại diện cho tính thanh khoản tại ngân hàng thương mại Tỷ lệ này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng được giữ vững nhưng đổi lại ngân hàng phải chịu một chi phí cơ hội cao hơn và có thể làm giảm khả năng sinh lợi tại ngân hàng Molyneux

và Thornton (1992) đi đến một kết luận về việc có một mối tương quan nghịch giữa mức độ thanh khoản và khả năng sinh lợi tại ngân hàng Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá thấp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh toán của ngân hàng và đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra sự sụp đổ của một ngân hàng Vì vậy, tại những thời điểm thị trường có sự biến động, ngân hàng cần gia tăng tỷ lệ các tài sản có tính thanh khoản cao

Trang 26

để giảm thiểu rủi ro thanh khoản qua đó tiết giảm được các chi phí liên quan đến việc đi vay trên hệ thống liên ngân hàng đồng thời loại bỏ được các chi phí liên quan đến việc phá sản qua đó góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng Bourke (1989) cho rằng, giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lợi tại ngân hàng có mối quan hệ đồng biến với nhau Việc duy trì một mức thanh khoản hợp lý sẽ tạo điều kiện cho khả năng sinh lợi có thể được cải thiện hơn trong suốt quá trình hoạt động của mình

2.2.1.5 Tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản (Deposits to Total Assets - DETA)

Nguồn vốn huy động tại ngân hàng bao gồm: tiền gửi giao dịch, tiền gửi phi giao dịch của khách hàng, tiền gửi và tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác hoặc từ NHNN Nguồn vốn huy động không thuộc sở hữu của ngân hàng nhưng lại là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng đồng thời đây cũng là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng Nếu ngân hàng huy động được lượng tiền gửi dồi dào với chi phí thấp nó có thể mở rộng được hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư và thu được lợi nhuận cao Ngược lại với nguồn tiền gửi hạn chế và chi phí cao thì ngân hàng có thể gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình

Cơ cấu của nguồn vốn huy động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu cho vay của NHTM Vốn tự có của ngân hàng chỉ phát sinh khi nhu cầu thanh toán tín dụng cấp bách còn ngân hàng cho vay chủ yếu bằng nguồn vốn huy động được Nếu một ngân hàng huy động được nguồn tiền gửi trung dài hạn thì có thể mở rộng nghiệp vụ tín dụng đầu

tư dài hạn Tuy nhiên hiện nay lượng tiền gửi trung dài hạn vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng nguồn vốn huy động nên ngân hàng thường phải sử dụng một phần nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn với một tỷ lệ nhất định nhưng không vượt quá mức cho phép nhằm đảm bảo an toàn cho thanh khoản của ngân hàng Sehrish Gul và cộng sự (2011) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ huy động vốn trên TTS với khả năng sinh lợi tại NHTM và kết quả đã cho thấy có một mối quan hệ đồng biến giữa hai biến này Nguồn vốn huy động được sử dụng để cho vay càng nhiều thì lợi nhuận mang lại cho ngân hàng sẽ càng cao và tác động tích cực đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng

2.2.1.6 Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (Non Interest Income to Total Assets – NITA)

Trang 27

Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh tại ngân hàng là việc ngân hàng thực hiện kinh doanh nhiều nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng khác nhau bên cạnh nghiệp vụ tín dụng nhằm làm phân tán rủi ro, đa dạng hóa nguồn thu và nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng Theo nghiệp vụ truyền thống, các ngân hàng thu được lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động tín dụng, tuy nhiên đây lại là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận cũng như sự tồn tại của ngân hàng Xuất phát từ nguyên nhân trên, các ngân hàng hiện nay đều cố gắng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, gia tăng nguồn thu ngoài lãi để nhằm phân tán rủi ro, thúc đẩy các nghiệp vụ cùng phát triển, gia tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường qua đó làm gia tăng thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng

Nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011) đối với 10 ngân hàng tại Thổ Nhĩ

Kỳ trong giai đoạn 2002-2010 đã cho thấy mức độ đa dạng hóa được tính bằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên TTS càng lớn tại các ngân hàng sẽ cho kết quả tích cực đối với tỷ suất sinh lợi trên TTS Điều này ngụ ý rằng, các ngân hàng có nguồn thu đa dạng, giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu từ lãi sẽ có một tỷ suất sinh lợi cao hơn các ngân hàng có mức độ đang dạng hóa thấp

Tuy nhiên, một số nghiên cứu trước đây (Morgan and Katherine, 2003; Stiroh và Rumble, 2006) đã chỉ cho thấy việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng không đồng nghĩa với việc cải thiện được khả năng sinh lợi tại ngân hàng Các ngân hàng muốn đẩy mạnh nguồn thu nhập ngoài lãi có thể sẽ giảm bớt lãi suất áp dụng đối với các khoản vay nhất định nhằm thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng Tuy nhiên, đôi khi việc làm này lại gây ra tác dụng ngược lại do lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng không bù đắp được hết mức sụt giảm của việc cắt giảm lãi suất cho vay (Lepetit và cộng sự, 2008) Như vậy, mức độ đa dạng hoạt trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng không hẳn đem lại kết quả tích cực cho khả năng sinh lợi tại các ngân hàng

2.2.2 Các nhân tố vĩ mô

2.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Gross Domestic Products Growth - GDPG)

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng Đó là sự gia tăng sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc Hiện nay, trên thế giới tăng trưởng kinh tế thường được đo lường bằng các đại lượng như tổng sản

Trang 28

phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Vì vậy, tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng GDP hay GNP năm sau so với năm trước Trong hầu hết các nghiên cứu, các tác giả trên thế giới thường sử dụng tốc độ tăng trưởng GDP để đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng

Tốc độ tăng trưởng GDP ảnh hưởng rất lớn đến các nhân tố liên quan đến cung và cầu các khoản tín dụng và tiền gửi Hoàn toàn có thể kỳ vọng về việc khả năng sinh lợi tại ngân hàng sẽ được phản ảnh qua tốc độ tăng trưởng GDP bởi một số lý do sau Trước tiên, chất lượng tài sản ngân hàng sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, nguy cơ phá sản của các khách hàng vay vốn là khá lớn dẫn đến việc gia tăng chi phí dự phòng rủi ro tại các ngân hàng qua đó tác động xấu đến lợi nhuận ngân hàng Trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, nhu cầu tín dụng sẽ tăng cao trong khi nguy cơ phá sản của các cá nhân, tổ chức đi vay là khá nhỏ, vì vậy sẽ giảm áp lực chi phí dự phòng đồng thời gia tăng được quy mô tín dụng qua đó góp phần nâng cao hơn khả năng sinh lợi tại ngân hàng Nếu số lượng các ngân hàng hoạt động tại các chu kỳ kinh tế khác nhau là không đổi và trong điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo thì khả năng sinh lợi tại ngân hàng được kỳ vọng sẽ có mối quan hệ cùng chiều với quy mô thị trường được đo lường bằng GDP (Christos K Staikouras và cộng sự, 2006) Một số nghiên cứu chứng minh những tác động tích cực của tốc độ tăng trưởng GDP đến khả năng sinh lợi như Valentina Flamini và cộng sự (2009), Sehrish Gul và cộng sự (2011)

Tuy nhiên, mối tương quan cũng có thể là nghịch chiều vì đối với các nước phát triển với tổng sản lượng quốc nội lớn sẽ có một hệ thống ngân hàng hoạt động trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo, lãi suất và lợi nhuận biên sẽ không cao (Goldberg and Rai, 1996), (Ayadi và Boujelbene, 2011)

2.2.2.2 Tỷ lệ lạm phát (Annual Inflation Rate – INF)

Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi các yêu cầu của các quy luật kinh tế hàng hoá không được tôn trọng, nhất là quy luật lưu thông tiền

tệ Ở đâu còn sản xuất hàng hoá, còn tồn tại những quan hệ hàng hoá tiền tệ thì ở đó còn ẩn náu khả năng lạm phát và lạm phát chỉ xuất hiện khi các quy luật của lưu thông tiền tệ bị vi phạm Trong bộ "Tư bản" nổi tiếng của mình C Mác viết: "Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của

Trang 29

mình" Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất hiện Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra và nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường đó là: "Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian" Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số lạm phát hay là chỉ số giá tiêu dùng

Lạm phát ảnh hưởng đến giá trị thực của chi phí và doanh thu Mối quan hệ giữa lạm phát và khả năng sinh lợi có thể cùng chiều hoặc trái chiều tùy thuộc vào việc nó có được

dự đoán được hay không (Perry, 1992) Nếu dự đoán được tỷ lệ lạm phát, ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất để tăng doanh thu trong khi chi phí dao động không đáng kể Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát không được dự đoán trước, ngân hàng có thể sẽ không có một sự điều chỉnh kịp thời trong lãi suất dẫn đến việc doanh thu tăng trưởng không kịp so với mức tăng của chi phí Tuy nhiên trong hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy tác động tích cực của lạm phát đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng điển hình như nghiên cứu của Valentina Flamini và cộng sự (2009), Sehrish Gul và cộng sự (2011), Nsambu Kijjambu Frederick (2014), Molyneux and Thorton (1992), Athanasoglou và cộng sự (2008)

2.3 Lược khảo các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thương mại

2.3.1 Nghiên cứu của Fatemeh Nahang, Maryam Khalili Araghi (2013)

Nghiên cứu phân tích các nhân tố vi mô tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng City Banks trong giai đoạn 2009-2012 nhằm để phản ánh được thực trạng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc ROA để đại diện cho khả năng sinh lợi tại City Banks và 5 biến độc lập đại diện cho các nhân tố vi mô có tác động đến khả năng sịnh lợi Mô hình cụ thể như sau:

ROA = α0 + αiXi + ε Trong đó bao gồm các biến độc lập:

+ D: đại diện cho quy mô tiền gửi tại ngân hàng

+ C: đại diện cho rủi ro tín dụng được tính bằng tổng dư nợ cho vay tại ngân hàng + RM: khả năng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

+ CM: hiệu quả quản lý chi phí

Trang 30

+ L: đại diện cho tính thanh khoản được tính bằng tổng lượng tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản cao tại ngân hàng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong suốt giai đoạn 2009-2012, các nhân tố vi mô tại ngân hàng City Banks như: quy mô tiền gửi, rủi ro tín dụng, tính thanh khoản, khả năng quản lý rủi ro và chi phí quản lý kinh doanh đều có tác động trái chiều đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng ở mức ý nghĩa 1% Từ kết quả nghiên cứu có được, các tác giả đã đề ra một

số gợi ý chính sách để nâng cao khả năng sinh lợi cho ngân hàng như việc phải nâng cao hiệu quả quản lý chi phí, quản lý rủi ro tín dụng đống thời phải giảm bớt tỷ lệ nắm giữ tài sản có tính thanh khoản do chi phí cơ hội của việc nắm giữ là quá cao và có tác động không tốt đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng

2.3.2 Nghiên cứu của Nsambu Kijjambu Frederick (2014)

Bài nghiên cứu phân tích khả năng sinh lợi tại các NHTM trong nước của Uganda trong giai đoạn từ 2000-2011 thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Cụ thể:

Yit = f(α0 + α1EAit +α2LAit + α3LLPTLit + α4INTEXEQit + α5INVESTTAit + α6NIMTAit

+ α7FLit + α8LLIFEit + α9OPEXTIit + α10NIITIit + α11GDP + α12CPI + α13BIR) + eitTrong đó: Yit là biến phụ thuộc đại diện cho ROA hoặc ROE cho ngân hàng i tại thời điểm t; LA đại diện cho tính thanh khoản của ngân hàng, EA đại diện cho quy mô VCSH của ngân hàng được tính bằng tổng VCSH trên TTS; biến LLPTL đại diện cho rủi ro tín dụng được tính bằng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ; biến LOGTA đại diện cho quy mô của ngân hàng; DEPTA được tính bằng tỷ lệ huy động trên TTS; biến INTEXEQ được tính bằng chi phí lãi trên VCSH; biến INVESTTA đo lường mức độ đang dạng hóa hoạt động được tính bằng nguồn thu ngoài lãi; biến NIMTA tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, biến IETA được tính bằng chi phí lãi chia TTS; biến NIITI chỉ mức độ đa dạng hóa hoạt động ngân hàng được tính bằng thu nhập ngoài lãi chia tổng thu nhập; biến FL là tỷ lệ đòn bẩy tài chính được tính bằng tổng nợ chia VCSH; biến OPEXTA đại diện cho hiệu quả quản lý được tính bằng chi phí hoạt động trên TTS; biến OPEXTI đại diện cho hiệu quả quản lý được tính bằng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập; biến LLIFE được tính bằng logarit tự nhiên của số năm hoạt động của ngân hàng

Trang 31

Các biến vĩ mô bao gồm: biến GDP đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế; biến CPI

là chỉ số giá tiêu dung và biến BIR là lãi suất ngân hàng

Kết quả nghiên cứu cho thấy: quy mô nguồn vốn, rủi ro tín dụng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, hiệu quả quản lý và chỉ số giá tiêu dùng là những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các NHTM nội địa ở Uganda trong giai đoạn 2000-2011 Kết quả hồi quy cho thấy ROA và ROE có quan hệ đồng biến với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và chỉ số giá tiêu dùng trong khi lại có mối quan hệ nghịch biến với quy mô VCSH, rủi ro tín dụng và hiệu quả quản lý tại ngân hàng

2.3.3 Nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011)

Nghiên cứu thực hiện kiểm định các tác động của các nhân tố vi mô và các nhân tố vĩ

mô đến khả năng sinh lợi tại 10 ngân hàng thương mại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ năm

2002 đến năm 2010 Nghiên cứu sử dụng phương pháp dữ liệu bảng cân bằng và hồi quy theo mô hình FEM (Fixed Effects Model) với 90 quan sát Mô hình cụ thể như sau:

Yit = α + βXit + uit

Trong đó: Yit là các biến phụ thuộc đại diện cho ROA và ROE; α là hằng số; β là tham số cho các biến giải thích Các biến giải thích bao gồm: LogA đại diện cho quy mô tài sản được tính bằng logarit tự nhiên của TTS; biến CA đại diện cho tỷ lệ VCSH trên TTS; biến LA đại diện cho chất lượng tài sản được tính bằng tỷ lệ dư nợ trên TTS; biến LQD đại diện cho tính thanh khoản của ngân hàng được tính bằng tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên TTS; biến NIM đại diện cho tỷ lệ thu nhập lãi cận biên; NII đại diện cho tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên TTS; biến GDP đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm; biến INF đại diện cho tỷ lệ lạm phát hàng năm; biến RI đại diện cho lãi suất thực

Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng Điều đó ngụ ý rằng, những ngân hàng có quy mô càng lớn thì khả năng sinh lợi

sẽ càng cao Riêng đối với các tỷ số về chất lượng tài sản thì lại có tác động tiêu cực đến ROA, điều này trái với các tiên đoán ban đầu về việc dư nợ vay sẽ là nguồn thu nhập chính

và kỳ vọng là nhân tố tác động tích cực đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng Tuy nhiên, nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng về mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ trên TTS

và khả năng sinh lợi tại ngân hàng Các biến khác như: tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cũng có tác động tích cực đến ROA cho thấy mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh tại ngân hàng

Trang 32

sẽ ảnh hưởng tốt đến khả năng sinh lợi Đối với các biến vĩ mô thì chỉ có biến lãi suất là có tác động tích cực đến ROE đồng nghĩa với việc khi lãi suất thực càng cao thì ROE sẽ càng lớn và ngược lại Riêng các nhân tố còn lại không có tác động đáng kể đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng

2.3.4 Nghiên cứu của Sehrish Gul, Faiza Irshad, Khalid Zaman (2011)

Nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa các biến kinh tế vi mô và vĩ mô đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng thông qua việc sử dụng dữ liệu của 15 NHTM hàng đầu tại Pakistan trong giai đoạn 2005-2009 Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (POLS) để tìm ra các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng Kết quả thực nghiệm cho thấy có cả hai nhóm nhân tố vi mô và vĩ mô đều có tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng

Mô hình: Yit = β0 + β1SIZEit + β2CAPITALit + β3LOANit + β4DEPOSITSit + β5GDPit +

β6INFit + β7MCit + uitTrong đó:Yit : đại diện cho ROA, ROE, ROCE, NIM ở ngân hàng i tại thời điểm t

+ SIZE: được tính bằng logarith của TTS của ngân hàng i ở thời gian t đại diện cho nhân tố quy mô của ngân hàng

+ CAPITAL: được tính bằng VCSH trên TTS đo lường sức mạnh nguồn vốn của ngân hàng i ở thời gian t

+ LOAN: Tỷ lệ dư nợ trên TTS cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của ngân hàng i đưa đi cho vay ở thời gian t

+ DEPOSITS: tỷ lệ tổng tiền gửi trên TTS cũng có thể được xem là một chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản của ngân hàng

+ GDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế

+ INF: Tỷ lệ lạm phát là thước đo tỷ lệ suy giảm sức mua của đồng tiền

+ MC: đo lường sự phát triển của thị trường chứng khoán, được tính bằng tỷ lệ vốn hoá thị trường của các công ty niêm yết trên GDP

Kết quả kiểm định:

+ Đối với biến phụ thuộc ROA: Các biến SIZE, LOAN, GDP tác động cùng chiều ở mức ý nghĩa 1% và các biến DEPOSITS vả INF có tác động cùng chiều ở mức ý nghĩa 5% Các biến CAPITAL; MC có tác động cùng chiều nhưng không có ý nghĩa

Trang 33

+ Đối với biến phụ thuộc ROE: Các biến SIZE, GDP có tác động cùng chiều ở mức ý nghĩa 1% và các biến DEPOSITS, INF có tác động cùng chiều ở mức ý nghĩa 5% Biến MC có tác động ngược chiều ở mức ý nghĩa 1% và biến CAPITAL có tác động ngược chiều ở mức ý nghĩa 5% Biến LOAN có tác động ngược chiều nhưng không

có ý nghĩa

+ Đối với biến phụ thuộc ROCE: Biến SIZE có tác động cùng chiều ở mức ý nghĩa 1% Các biến CAPITAL, LOAN có tác động ngược chiều ở mức ý nghĩa 1%, biến MC có tác động ngược chiều ở mức ý nghĩa 5% Các biến khác không có ý nghĩa ước lượng + Đối với biến phụ thuộc NIM: Các biến LOAN, INF có tác động cùng chiều với mức

ý nghĩa 1%, các biến CAPITAL, GDP có tác động ngược chiều ở mức ý nghĩa 5% Các biến còn lại không có ý nghĩa ước lượng

2.3.5 Nghiên cứu của Trương Quang Thông (2012)

Nghiên cứu xem xét các nhân tố tác động đến các NH TMCP trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2009 Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất trong nghiên cứu là tác giả đã sử dụng mô hình S-C-P (mô hình cấu trúc-hành vi-hiệu năng) để xem xét các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi được đại diện thông qua tỷ số ROA Mô hình nghiên cứu có dạng:

P = f(S,C,,X,…) Trong đó:

+ P là hiệu năng, được đo bằng ROA

+ S là các biến cấu trúc

+ C là các biến hành vi (chính sách)

+ X là biến sốkiểm soát

S,C,X trong dữ liệu bài viết được đo lường thông qua tập hợp các biến như: (i) ROA; (ii) thị phần cho vay; (iii) thị phần huy động vốn; (iv) thị phần (cơ cấu) tài sản (% tổng tài sản hệ thống ngân hàng); (v) tỷ lệ nợ xấu; (vi) dự trữ thanh khoản/tổng tài sản; (vii) tiền gửi không kỳ hạn/tiền gửi có kỳ hạn; (viii) cho vay/ huy động; (ix) cơ cấu thu nhập lãi/tổng thu nhập; (x) cho vay trung và dài hạn/tổng cho vay; (xi) cho vay bằng ngoại tệ/tổng cho vay; (xii) tài sản có ngoại tệ/tổng tài sản và (xiii) tài sản nợ ngoại tệ/tổng nguồn vốn

Trang 34

Kết quả kiểm định đã cho thấy cơ cấu thu nhập từ lãi, tỷ lệ tài sản có ngoại tệ có tác

động tiêu cực đến khả năng sinh lợi trong khi tỷ lệ cho vay trung dài hạn, thị phần tài sản lại

cho kết quả ngược lại Riêng các biến còn lại không mang ý nghĩa thống kê

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Phần đầu của chương 2 giới thiệu về các khái niệm khả năng sinh lợi cũng như một

số tỷ số để xác định khả năng sinh lợi tại NHTM Tiếp theo là phân tích một số nhân tố vi

mô và nhân tố vĩ mô có tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng dựa trên các kết quả

của một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới Khả năng sinh lợi được đo lường bằng tỷ

suất sinh lợi trên TTS, tỷ suất sinh lợi trên VCSH, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ thu

nhập ngoài lãi cận biên…trong khi đó các nhân tố như: quy mô tài sản, tỷ lệ VCSH trên

TTS, mức độ rủi ro tín dụng, mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tính thanh khoản,

tỷ lệ huy động vốn trên TTS, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế…lại được dùng để

đại diện cho các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng Phần cuối của

chương 2 chủ yếu lược khảo các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố tác động đến khả

năng sinh lợi tại ngân hàng Các nghiên cứu đã sử dụng khá nhiều biến khác nhau và cho ra

khá nhiều kết quả trái ngược trong đó chỉ có một số biến là có ý nghĩa thống kê và một số

biến vẫn chưa tìm ra được mối liên hệ với khả năng sinh lợi tại ngân hàng Đây sẽ là cơ sở

lý thuyết để tiến hành phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi tại NHTM cổ

phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam được trình bày cụ thể trong chương 3 và chương 4

Trang 35

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng thương mại lâu đời nhất tại Việt Nam với lịch sử 59 năm phát triển Ngân hàng được thành lập vào tháng 04 năm 1957 với tên gọi Ngân hàng kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ tài chính Năm 1981, ngân hàng đã được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc NHNN Việt Nam Năm 1990, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Từ tháng 05 năm 1994, ngân hàng hoạt động theo mô hình NHTM Vào tháng 05 năm 2012, ngân hàng đã được cổ phần hoá, chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Vào tháng 01 năm 2014, ngân hàng đã chính thức niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Hoạt động kinh doanh: Từ một ngân hàng chuyên ngành, BIDV đã trở thành một tập đoàn tài chính đa năng Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, BIDV có sáu công ty con, năm công ty liên doanh và hai công ty liên kết kinh doanh trong các lĩnh vực cho thuê tài chính, bảo hiểm, quản lý quỹ, cho thuê máy bay, phát triển đường cao tốc, điều hành văn phòng và cho thuê tài chính, ngân hàng và tài chính, thị trường vốn và quản lý tài sản Trong lĩnh vực ngân hàng, tại thời điểm này BIDV có ba ngân hàng liên doanh:

- Ngân hàng Lào Việt (LVB) hoạt động tại Lào

- Ngân hàng Việt Nga (VRB) hoạt động tại Việt Nam

- Ngân hàng VID Public (VID Public) hoạt động tại Việt Nam

Vị thế thị trường: BIDV hiện đang sở hữu một mạng lưới rộng khắp gồm 182 chi nhánh, 800 phòng giao dịch tại 63 tỉnh thành trên cả nước Bên cạnh đó, BIDV có hiện diện thương mại tại các quốc gia và vùng lãnh thổ như Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc, Nga, Đài Loan Xét về tổng tài sản thì BIDV hiện đang đứng đầu thị trường với tổng tài sản đạt 850.669 tỷ đồng, tăng 24% so với đầu năm 2015 Bên cạnh đó, BIDV nằm trong Top 6 các công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng khối

Trang 36

lượng cổ phiếu lưu hành là hơn 3,4 tỷ cổ phiếu, nằm trong Top 10 cổ phiếu có vốn hóa dẫn

đầu thị trường, chiếm hơn 6% tổng mức vốn hóa thị trường

3.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu

Hoạt động huy động vốn: Trong những năm qua, nguồn vốn huy động của BIDV

luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao so với toàn ngành, đảm bảo an toàn thanh khoản gắn với tối

ưu hiệu quả kinh doanh Năm 2015, nguồn vốn huy động từ tổ chức, dân cư đạt 709.883 tỷ

đồng, trong đó tiền gửi khách hàng đạt khoảng 564.583 tỷ đồng, tăng trưởng 28,2% so với

năm trước Phát hành giấy tờ có giá đạt 65.542 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với năm 2014 Cơ

cấu huy động vốn tiếp tục chuyển dịch tích cực với lượng tiền gửi VND chiếm 92% tổng

tiền gửi khách hàng Tiền gửi dân cư tăng trên 25% và chiếm 55% tổng tiền gửi của khách

hàng, khẳng định vị trí dẫn đầu thị trường về quy mô và tỷ trọng tiền gửi dân cư

Hoạt động cho vay: dư nợ cho vay liên tục tăng trưởng mạnh mẽ đi đôi với an toàn

và kiểm soát chất lượng, hướng nguồn cho vay vào lĩnh vực sản xuất, sản phẩm và dịch vụ,

đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ, NHNN, mang lại hiệu quả

thiết thực cho nền kinh tế và xã hội Bên cạnh đó, trong 5 năm qua BIDV tiếp tục là đơn vị

tiên phong trong thực thi chính sách tiền tệ với những chương trình hành động thiết thực và

có hiệu quả cao, góp phần phát triển cân đối vùng miền, hỗ trợ tích cực hoạt động đầu tư và

phát triển kinh tế đất nước Chất lượng tín dụng được kiểm soát hướng theo thông lệ quốc

tế, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ nhóm 2 đều giảm so với năm trước, tương ứng là 1,68% và 2,93%

Hoạt động đầu tư: trong thời gian qua, hoạt động đầu tư đã đem lại hiệu quả cao với

danh mục đầu tư đa dạng, tiên phong trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tăng cường hội

nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện Quy mô hoạt động đầu tư trong nước trong năm

2015 đã tăng 31% so với năm trước, chiếm 24% tổng tài sản Đối với hoạt động đầu tư ra

nước ngoài thì BIDV đã chủ động hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế với 6 hiện diện

thương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc, Nga, Đài loan Tăng cường hợp

tác với các đối tác trên thế giới với việc thiết lập quan hệ trên 1.700 định chế tài chính lớn

tại 122 quốc gia, đạt được những kết quả khích lệ trong quan hệ hợp tác quốc tế với các đối

tác nước ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga 3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

3.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Trang 37

Bảng 3.1: Cơ cấu huy động vốn tại BIDV giai đoạn 2003-2015

kỳ hạn

TG có

kỳ hạn Số dƣ

Tỷ trọng

Cũng nhƣ tất cả các ngân hàng khác, nguồn vốn huy động của BIDV chủ yếu đến từ tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế với tỷ lệ giao động từ 80% đến 98% Trong đó,

đa phần là khoản tiền gửi có kỳ hạn với tỷ lệ bình quân chiếm khoảng 76% tổng huy động

Trang 38

vốn từ cá nhân và tổ chức kinh tế Đây là nguồn vốn vô cùng quan trọng góp phần duy trì tính ổn định của tổng nguồn vốn với chi phí huy động thấp và thời gian huy động tương đối dài Đối với tiền gửi không kỳ hạn tuy tính ổn định không cao nhưng do lãi suất huy động luôn ở mức thấp nhất trong các nguồn vốn huy động nên góp phần đáng kể trong việc tiết giảm chi phí lãi phải trả cho khách hàng Trong những năm gần đây, tỷ trọng tiền gửi không

kỳ hạn của BIDV đã liên tục giảm, tuy nhiên mức giảm là không nhiều và vẫn luôn được duy trì ở mức khá cao, bình quân khoảng 20% trên tổng lượng tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức kinh tế Bên cạnh nguồn vốn từ các cá nhân và tổ chức thì nguồn vốn huy động từ việc phát hành các giấy tờ có giá cũng đóng góp đáng kể với tỷ trọng bình quân khoảng 6% Việc phát hành giấy tờ có giá được BIDV thực hiện kể từ năm 2006 bao gồm các loại như: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu…Ngoài ra, BIDV cũng thực hiện huy động vốn từ các TCTD khác với tỷ trọng bình quân trong 5 năm trở lại đây vào khoảng 12,4% Như vậy đây là nguồn vốn có tỷ trọng lớn thứ hai chỉ sau vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức kinh tế Trên thực tế, đây là nguồn vốn chủ yếu đến từ việc vay mượn từ các TCTD khác trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản vay bằng ngoại tệ từ các TCTD nước ngoài với nguồn vốn luôn dồi dào và chi phí vay khá thấp

3.1.3.2 Hoạt động cho vay

Bảng 3.2: Cơ cấu tín dụng tại BIDV giai đoạn 2003-2015

ĐVT: tỷ đồng, % Năm Tổng dư nợ vay Tốc độ tăng

Phân theo kỳ hạn Phân theo đối tượng Ngắn hạn Trung dài hạn Cá nhân Tổ chức

Trang 39

Cho vay khách hàng tăng trưởng khá tốt qua các năm với mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2003-2015 là 20,7% Đặc biệt vào năm 2015, tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV đã đạt mức 34,3% với dư nợ đến thời điểm 31/12/2015 đạt khoảng 598.434 tỷ đồng Kết quả này là nhờ BIDV luôn có những khách hàng là các tập đoàn lớn hoạt động ổn định, duy trì được nhu cầu tín dụng sản xuất trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế trong và ngoài nước suốt những năm qua

Cơ cấu kỳ hạn tuy thiên về ngắn hạn nhưng tỷ trọng của các nhóm kỳ hạn tương đối

ổn định trong suốt giai đoạn vừa qua Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn luôn được ổn định với tỷ

lệ giao động từ 40% đến 47% Đến thời điểm 31/12/2015, dư nợ trung dài hạn của BIDV đạt 257.620 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43% trên tổng dư nợ cho vay Nhìn chung cơ cấu kỳ hạn cho vay là khá ổn định

3.1.3.3 Hoạt động đầu tư chứng khoán

Bảng 3.3: Giá trị đầu tư chứng khoán tại BIDV giai đoạn 2003-2015

ĐVT: tỷ đồng, %

Năm khoán kinh Chứng

doanh

Tốc độ tăng

Chứng khoán đầu tư

Tốc độ tăng

Tổng đầu

tư chứng khoán

Tốc độ tăng

Trang 40

kinh doanh và 56,3% đối với chứng khoán đầu tư BIDV đã có bước đi hợp lý khi tăng đầu

tư chứng khoán chính phủ trong giai đoạn 2012-2014 khi tỷ suất lợi nhuận của trái phiếu liên tục đi xuống và các cơ hội kiếm lợi từ kinh doanh chênh lệch giá là rất rõ ràng, đặc biệt đối với vị thế của một nhà tạo lập thị trường như BIDV Lãi thuần từ mua bán chứng khoán năm 2013 và 2014 ở mức khả quan, tương ứng chiếm tỷ trọng 28,6% và 16,9%

3.1.3.4 Hoạt động góp vốn đầu tư dài hạn

Bảng 3.4: Giá trị đầu tư dài hạn tại BIDV giai đoạn 2003-2015

ĐVT: tỷ đồng, % Năm Đầu tư dài hạn Tốc độ tăng Năm Đầu tư dài hạn Tốc độ tăng

3.1.3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2004 lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 66,5% so với năm 2003, tuy nhiên sau đó lại giảm đi gần 6,8% trong năm 2005 do chi phí dự phòng tăng gần 81% so với năm trước

Ngày đăng: 13/03/2017, 18:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Antonio Trujillo-Ponce (2013). What determines the profitability of banks? Evidence from Spain. New version of a previous document entitled “Why are (or were) Spanish banks so profitable?” Sách, tạp chí
Tiêu đề: New version of a previous document entitled “Why are (or were) Spanish banks so profitable
Tác giả: Antonio Trujillo-Ponce
Năm: 2013
5. Trịnh Thị Thu Hương. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Thư viện học liệu mở Việt Nam (VOER). http://voer.edu.vn/m/ly- luan-chung-ve-loi-nhuan/0649b1c4 Link
1. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2007). Giáo trình tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản thống kê Khác
2. PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2011). Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Khác
3. Lê Thị Lợi (2013). Vốn chủ sở hữu trong các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam, các vấn đề về quản trị vốn. Tạp chí ngân hàng số 2+3 năm 2013 Khác
4. Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành (2011). Nguồn gốc lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000-2010 phát hiện mới từ những bằng chứng mới. Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài nghiên cứu NC-22. Phiên bản ngày 2/3/2011 Khác
6. Trương Quang Thông (2009), Cạnh tranh ngân hàng từ góc độ khả năng sinh lời. Tạp chí Kinh tế Phát triển, tháng 12-2009 Khác
7. Tạp chí Kinh tếPhát triển, tháng 12-2009.Vũ Thị Kim Xuyến, Phạn Văn Hùng. Tồng quan kinh tế Việt Nam từ năm 2012 đến nay và triển vọng tương lai Khác
9. Christos K. Staikouras & Geoffrey E. Wood. The Determinants Of European Bank Profitability. International Business & Economics Research Journal. Volume 3, Number 6 Khác
10. Deger Alper & Adem Anbar (2011). Bank Specific and Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: Empirical Evidence from Turkey. Business and Economics Research Journal Volume 2. Number 2. 2011. ISSN: 1309-2448 Khác
11. Fatemeh Nahang, Maryam Khalili Araghi (2013). Internal factors affecting the profitability of City Banks. International Research Journal of Applied and Basic Sciences. ISSN 2251-838X/Vol, 5 (12): 1491-1500 Khác
12. Fadzlan Sufian (2011). Profitability of Korean Banking Sector: Panel Evidence on bank-Specific and Macroecomic Determinants. Journal of Economics and Management, 2011, Vol.7, No.1, 43-72 Khác
13. Matthew Osborne, Ana Maria Fuertes and Alistair Milne. Capital and profitability in banking: Evidence from US banks Khác
14. Nsambu Kijjambu Frederick (2014). Factors Affecting Performance of Commercial Banks in Uganda, A Case for Domestic Commercial Banks. Proceedings of 25th International Business Research Conference 13 - 14 January. Taj Hotel, Cape Town, South Africa, ISBN: 978-1-922069-42-9 Khác
15. Sehrish Gul, Faiza Irshad, Khalid Zaman (2011). Factors Affecting Bank Profitability in Pakistan. The Romanian Economic Journa. Year XIV, no. 39 Khác
16. Valentina Flamini, Calvin McDonald, and Liliana Schumacher (2009). The Determinants of Commercial Bank Profitability in Sub-Saharan Africa. IMF Working Paper. African Department. JEL Classification Numbers: E44, G21, L8 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w