Những nghiên cứu trước đây chỉ xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản tại các NHTM một cách tổng quát mà chưa đi sâu vào tỷ lệ trạng thái tiền mặt, một phần quan trọng thể hiện th
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
THÁI TIỀN MẶT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Trang 2thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ” là công trình của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Thân Thị Thu Thủy
Các số liệu thống kê trong bài luận văn là trung thực, các nội dung trích dẫn được ghi rõ nguồn gốc và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa được công bố trong bất cứ công trình nào cho đến thời điểm hiện nay
Tp.HCM, ngày… tháng… năm 2015
Học viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Dung
Trang 3Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
L ỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Câu hỏi nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Đối tượng nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 3
8 Kết cấu của luận văn 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẠNG THÁI TI ỀN MẶT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 T ổng quan hoạt động tại các ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 4
1.1.1.1 Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn 4
1.1.1.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn 6
1.1.1.3 Nghiệp vụ trung gian 6
1.1.1.4 Nghiệp vụ ngoài bảng tổng kết tài sản 7
1.1.2 Trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại 7
1.1.2.1 Khái niệm 7
1.1.2.2 Chỉ tiêu đo lường trạng thái tiền mặt 7
1.2 Các nhân t ố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương m ại 8
1.2.1 Nhân tố vĩ mô 8
1.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 8
Trang 41.2.2.1 Quy mô tổng tài sản ngân hàng 10
1.2.2.2 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản 11
1.2.2.3 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 12
1.2.2.4 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động 13
1.2.2.5 Tốc độ tăng trưởng nợ 13
1.2.2.6 Tỷ lệ nợ xấu 14
1.2.2.7 Tỷ lệ thu nhập trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân 14
1.3 S ự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền m ặt tại các ngân hàng thương mại 15
1.4 Các nghiên c ứu về các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại trên thế giới 17
1.4.1 Nghiên cứu của Pavla Vodova (2011) 17
1.4.2 Nghiên cứu của Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqad (2011) 17
1.4.3 Nghiên cứu của Muhammad Farhan Malik, Amir Rafique 18
1.4.4 Nghiên cứu của Tseganesh Tesfaye (2013) 20
K ết luận chương 1 21
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẠNG THÁI TI ỀN MẶT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 2.1 Gi ới thiệu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 22
2.2 Th ực trạng trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 24
2.2.1 Tiền mặt 24
2.2.2 Tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác 26
2.3 Các nhân t ố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương m ại cổ phần Việt Nam 28
2.3.1 Nhân tố vĩ mô 28
Trang 52.3.2 Nhân tố vi mô 35
2.3.2.1 Quy mô tài sản ngân hàng 35
2.3.2.2 Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu 38
2.3.2.3 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 39
2.3.2.4 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động 40
2.3.2.5 Tốc độ tăng trưởng nợ 43
2.3.2.6 Tỷ lệ nợ xấu 45
2.3.2.7 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân 47
2.4 Phân tích các nhân t ố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam 50
2.4.1 Thiết lập phương trình hồi quy và phương pháp thu thập số liệu 50
2.4.2 Mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu 53
2.4.3 Thống kê mô tả và phân tích tương quan các biến trong mô hình 54
2.4.4 Kiểm định các giả thiết của mô hình hồi quy 55
2.4.5 Kết quả hồi quy 59
2.5 Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 60
K ết luận chương 2 66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY NHÂN TỐ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHÂN T Ố TIÊU CỰC NHẰM ĐẢM BẢO TRẠNG THÁI TIỀN MẶT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 3.1 Định hướng nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 67
3.2 Gi ải pháp phát huy nhân tố tích cực nhằm đảm bảo trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 68
3.2.1 Nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 68
3.2.2 Cải thiện chất lượng tín dụng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng hiệu quả, đảm bảo duy trì trạng thái tiền mặt ở mức hợp lý 70
Trang 6thái ti ền mặt tại các NHTMCP Việt Nam 74
3.3.1 Thu hút nguồn tiền gửi khách hàng 74
3.3.2 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu 76
3.4 Gi ải pháp hỗ trợ 77
3.4.1 Đối với Chính phủ 77
3.4.2 Đối với ngân hàng nhà nước 78
K ết luận chương 3 79
K ẾT LUẬN 80
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 7BCTC Báo cáo tài chính
CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio)
CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)
CTG Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
ETA Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (The ratio of Equity to Total Assets) EIB Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
GDPG Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product Growth) IRB Lãi suất bình quân liên ngân hàng (Interest Rate on Interbank transactions)
INF Tỷ lệ lạm phát (The rate of inflation)
LG Tốc độ tăng trưởng nợ (Loan Growth)
MBB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng nhà nước
NVB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân
NPL Tỷ lệ nợ xấu (Non-Performing Loans)
OLS Phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares)
ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On total Assets)
ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity)
ROAA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân ( Return On Average Assets) ROAE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân (Return On Average Equity) SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
STB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín
SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội
TA Quy mô ngân hàng (Total Assets)
TCTD Tổ chức tín dụng
TLTM Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động (Total Loans/ Total Capital
Mobilization)
Trang 8VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VIF Nhân tử phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor) VCSH Vốn chủ sở hữu
WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
Trang 9Bảng 1.2: Kết quả tương quan với các biến độc lập 18
Bảng 1.3: Kết quả tương quan với các biến độc lập trong mô hình hồi quy 19
Bảng 1.4: Kết quả tương quan với các biến độc lập trong mô hình hồi quy 20
Bảng 2.1: Số liệu về các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam 23
Bảng 2.2: Tiền mặt tại quỹ tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2014 23
Bảng 2.3: Tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác của các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2014 25
Bảng 2.4: VCSH tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2014 37
Bảng 2.5: CAR tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam từ 2004-2014 39
Bảng 2.6: TLTM tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2014 40
Bảng 2.7: NPL tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2014 44
Bảng 2.8: ROAE tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2014 47
Bảng 2.9: Mô tả các biến trong mô hình hồi quy 52
Bảng 2.10: Thống kê mô tả các biến trong mô hình 53
Bảng 2.11: Ma trận tương quan giữa trạng thái tiền mặt và các biến TA, ETA, CAR, TLTM, LG, NPL, ROAE, GDPG, INF, IRB 54
Bảng 2.12: Kết quả hồi quy giữa biến phụ thuộc trạng thái tiền mặt với các biến độc lập TA, ETA, CAR, TLTM, LG, NPL, ROAE, GDPG, INF, IRB 58
Trang 10Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 2004-2014 29
Biểu đồ 2.3: Lãi suất bình quân liên ngân hàng giai đoạn 2006-2014 32
Biểu đồ 2.4: Tài sản các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2014 35
Biểu đồ 2.5: LG tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2014 42
Biểu đồ 2.6: Biến động giữa trạng thái tiền mặt và ETA tại VCB 60
Biểu đồ 2.7 : Biến động giữa trạng thái tiền mặt và CAR tại BID 61
Biểu đồ 2.8: Biến động giữa trạng thái tiền mặt và TLTM tại CTG 62
Biểu đồ 2.9: Biến động giữa trạng thái tiền mặt và LG tại MBB 63
Biểu đồ 2.10: Biến động giữa trạng thái tiền mặt và ROAE tại EIB 64
Biểu đồ 2.11: Biến động giữa trạng thái tiền mặt tại BID và IRB 65
Hình 2.1: Đồ thị phân tán của trạng thái tiền mặt và TA 55
Hình 2.2: Đồ thị mật độ phân phối xác suất của phần dư (Residuals) 55
Trang 11PH ẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do ch ọn đề tài
Ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt với lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm Do tính chất hoạt động của mình mà các ngân hàng phải thường xuyên quản lý một danh mục tài sản Có và một danh mục tài sản Nợ rất lớn Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với khó khăn khi bị mất cân xứng về mặt thời gian và quy mô giữa hai loại tài sản trên Khi đó, vấn đề về khả năng chi trả xuất hiện- đây là một trong những quan tâm của bất kỳ NHTM nào
Trong những năm gần đây, đặc biệt khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng đang từng bước đổi mới hội nhập với thương mại thế giới Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng phát triển cả về quy
mô và số lượng Các ngân hàng mở rộng mạng lưới và chi nhánh để tìm kiếm thị phần và
cạnh tranh nhau để gia tăng lợi nhuận Khi đó, vấn đề quan tâm lớn là chất lượng của hệ
thống các NHTM Việt Nam
Những nghiên cứu trước đây đều nói về thanh khoản của các ngân hàng, nhưng thanh khoản là một khái niệm rất rộng, nếu chỉ dùng các chỉ số đại diện thì không thể đưa
ra kết luận bao quát cho vấn đề nghiên cứu Vì lý do đó, bài luận văn đi vào một khía
cạnh cụ thể hơn đó là trạng thái tiền mặt Chỉ tiêu trạng thái tiền mặt bao hàm những tài
sản có tính thanh khoản cao, giữ vai trò quan trọng và có ảnh hưởng đến khả năng chi trả
của các ngân hàng Đó là lí do tác giả chọn đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ”
2 M ục tiêu nghiên cứu
Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặttại các NHTMCP Việt Nam
Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định các nhân tố tác động cùng chiều hay ngược chiều, mức độ tác động cao hay thấp Phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến trạng thái tiền mặt tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2004-2014 Từ đó đề ra giải pháp phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, nhằm đảm bảo trạng thái tiền mặt ở
mức hợp lý với mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả của các NHTMCPViệt Nam
Trang 123 Câu h ỏi nghiên cứu
Luận văn lần lượt trả lời các câu hỏi sau đây:
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các NHTMCP Việt Nam? Mức ảnh hưởng của các nhân tốđến trạng thái tiền mặt tại các NHTMCPViệt Nam?
4 Ph ạm vi nghiên cứu
Nhằm tăng tính minh bạch thông tin, đảm bảo mô hình nghiên cứu hiệu quả,
phạmvi nghiên cứu được giới hạn trong các NHTMCP niêm yết Việt Nam
Tính đến 31/12/2014 có 9 NHTMCP niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội: NHTMCP Công Thương Việt Nam, NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, NHTMCP Quân Đội, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội và NHTMCP Quốc Dân
Thời gian nghiên cứu gồm 11 năm từ năm 2004 đến năm 2014
5 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam Ở đây không chỉ tập trung vào nhóm các nhân tố nội bộ
của ngân hàng như quy mô ngân hàng, cấu trúc vốn, an toàn vốn tối thiểu, tốc độ tăng trưởng nợ, tỷ lệ nợ xấu, tỷ suất sinh lợi trên VCSH bình quân… mà còn xem xét đến tác động của các nhân tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất bình quân liên ngân hàng
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính được sử dụng là phương pháp thống kê mô tả, sử dụng
những số liệu thu thập được tiến hành lập bảng biểu, vẽ đồ thị, so sánh -đối chiếu đánh giá về mặt trực quan thực trạng các nhân tố tác động đến trạng thái tiền mặt của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2004-2014
Phương pháp định lượng được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
trạng thái tiền mặt tại các NHTMCP Việt Nam thông qua giá trị độ tin cậy và mức ý nghĩa Phương pháp ước lượng được sử dụng là phương pháp Random Effect, Fixed Effect- hai phương pháp cơ bản trong hồi quy dữ liệu bảng và các kiểm định trên phần
mềm Stata 12 để lựa chọn mô hình phù hợp nhất
Trang 137 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Tiến hành kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các NHTMCP với khoảng thời gian 11 năm Những nghiên cứu trước đây chỉ xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản tại các NHTM một cách tổng quát mà chưa đi sâu vào tỷ lệ trạng thái tiền mặt, một phần quan trọng thể hiện thanh khoản ngân hàng Dựa vào mô hình nghiên cứu, tiến hành phân tích các biến độc lập để thấy được ảnh hưởng
của nhân tố vĩ mô và nhân tố vi mô đến trạng thái tiền mặt tại các NHTMCP Việt Nam
8 K ết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn chia thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tạingân hàng thương mại cổ phầnViệt Nam
Chương 3: Giải pháp phát huy nhân tố tích cực và hạn chếnhân tố tiêu cực nhằm đảm bảo trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Trang 14CHƯƠNG 1
T ỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẠNG THÁI TIỀN
M ẶT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 T ổng quan về hoạt động tại các ngân hàng thương mại
1.1.1 Các nghi ệp vụ của ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Nghi ệp vụ tạo lập nguồn vốn
- V ốn điều lệ và các quỹ
V ốn điều lệ: Là nguồn vốn ban đầu khi ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt động và
được ghi vào bản điều lệ của ngân hàng Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo quy định
của pháp luật Vốn điều lệ được ngân sách nhà nước cấp nếu đó là NHTM Nhà nước, do các cổ đông đóng góp theo cổ phần nếu là NHTMCP
Vốn điều lệ có thể được thay đổi theo hướng tăng lên nhờ được cấp bổ sung, hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung, hoặc được kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật mỗi nước
Vốn điều lệ được sử dụng trước hết để xây dựng, mua sắm tài sản cố định, các phương tiện làm việc và quản lý, tạo ra cơ sở vật chất ban đầu cho hoạt động của ngân hàng Ngoài ra các NHTM còn được phép sử dụng vốn điều lệ để hùn vốn, liên doanh,
cấp vốn cho các công ty trực thuộc và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác
Các qu ỹ của ngân hàng: được hình thành khi NHTM đi vào hoạt động, bao gồm
các quỹ trích từ lãi ròng hàng năm như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng (tài chính, trợ cấp mất việc…), quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác (khen thưởng, phúc lợi…) Ngoài ra, còn có quỹ được hình thành bằng cách trích và tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng như quỹ khấu hao cơ bản, sửa chữa tài sản, dự phòng để xử lý rủi ro…
- V ốn tự có
V ốn tự có cơ bản: Bao gồm vốn điều lệ thực có (vốn đã được cấp, vốn đã góp), quỹ
dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia và
thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có)
Trang 15V ốn tự có bổ sung: Bao gồm phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định và của các
loại chứng khoán đầu tư được định giá lại, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do TCTD phát hành có thời hạn dài, các giấy nợ thứ cấp có thời hạn dài
- V ốn huy động: Đây là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM Nguồn vốn huy động gồm có tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng (tiền gửi thanh toán,
tiền gửi giao dịch), tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, đoàn thể, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi…
- Ngu ồn vốn đi vay: Trong trường hợp vốn tự có và vốn huy động không đáp ứng
đủ nhu cầu kinh doanh, NHTM có thể vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn như chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá; cầm cố, tái cầm cố các thương phiếu; vay lại theo hồ sơ tín dụng; vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ, vay qua đêm, thấu chi…Vay của các NHTM khác qua thị trường liên ngân hàng, hợp đồng mua lại…Vay
của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế…
- Ngu ồn vốn khác:Vốn tiếp nhận từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chương
trình, dự án theo kế hoạch tập trung của nhà nước; vốn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính
quốc tế để cho vay ủy thác; vốn chiếm dụng của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt…
1.1.1.2 Nghi ệp vụ sử dụng vốn
Với nguồn vốn có được, ngân hàng sử dụng cho các hoạt động sau:
- Thi ết lập dự trữ: Các NHTM không sử dụng toàn bộ nguồn vốn cho hoạt động
kinh doanh, một phần nguồn vốn dùng trích lập dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả khi
cần thiết như duy trì dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN, thực hiện các lệnh rút tiền
và thanh toán chuyển khoản cho khách hàng, chi trả các khoản tiền gửi đến hạn, chi trả lãi, đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý trong ngày của khách hàng, thực hiện các khoản chi tiêu hàng ngày của ngân hàng…
Dự trữ của ngân hàng có thể tồn tại dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền
gửi tại các NHTM khác và các chứng khoán có tính thanh khoản cao
- C ấp tín dụng:Bao gồm các nghiệp vụ cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu
thương phiếu và giấy tờ có giá; cho thuê tài chính; bảo lãnh; bao thanh toán…
Trang 16- Đầu tư tài chính: NHTM sử dụng các nguồn vốn ổn định để thực hiện các hình
thức đầu tư nhằm tăng thêm lợi nhuận và chia sẻ rủi ro với nghiệp vụ tín dụng Các hình
thức đầu tư tài chính như góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của các công ty và các TCTD khác; mua chứng khoán và các giấy tờ có giá để hưởng lợi tức và chênh lệch giá
Sử dụng vốn cho các mục đích khác như mua sắm thiết bị, dụng cụ phục vụ cho
hoạt động kinh doanh, xây dựng trụ sở ngân hàng, hệ thống kho bãi và các chi phí khác
1.1.1.3 Nghi ệp vụ trung gian
Đây là các nghiệp vụ mà khi ngân hàng cung cấp cho khách hàng sẽ nhận được các khoản hoa hồng và lệ phí:
- Nghi ệp vụ ngân quỹ:Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thu, chi
tiền mặt như kiểm đếm tiền, phân loại tiền, bảo quản và vận chuyển tiền…
- Nghi ệp vụ ủy thác: Ngân hàng làm theo sự ủy thác của khách hàng để thu tiền
hoa hồng như quản lý di sản; quản lý tài sản theo hợp đồng đã ký kết; ủy thác giám hộ (ngân hàng quản lý toàn bộ tài sản cho một người không đủ khả năng về mặt pháp lý,
những người chưa thành niên hay người bị bệnh tâm thần); ủy thác quản lý ngân quỹ (ngân hàng đảm nhiệm thu, chi tiền mặt cho khách hàng)
- Nghi ệp vụ phân phối bảo hiểm qua ngân hàng(bancassurance): bancassurance
là một thuật ngữ tiếng Pháp dùng để chỉ việcbán chéo các sản phẩm bảo hiểm qua hệ
thống các ngân hàng cho cùng một cơ sở kháchhàng Một cách tổng quát hơn, bancassurance là một kênh trong chiến lược phân phối sản phẩm của các công ty bảo
hiểm nhân thọ hoặc phi nhân thọ, liên kết với các NHTM để cung cấp các sản phẩm bảo
hiểm cho khách hàng Các ngân hàng cung cấp các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm tín
dụng, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản…và hưởng phí môi giới cho tất cả khách hàng qua các công ty con hoặc các nhà môi giới bảo hiểm
1.1.1.4 Nghi ệp vụ ngoài bảng tổng kết tài sản
Là những giao dịch không được phép ghi chép trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng Những hoạt động ngoại bảng có thể có như các hợp đồng bảo lãnh tín dụng; các
hợp đồng trao đổi lãi suất; các hợp đồng tài chính tương lai và hợp đồng quyền chọn lãi
suất; các hợp đồng tỷ giá hối đoái
Trang 171.1.2 Tr ạng thái tiền mặt tại các Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái ni ệm
Trạng thái tiền mặt là tỷ số giữa tiền mặt, các khoản tương đương tiền và tiền gửi tại các định chế tài chính trên tổng tài sản “Có” của ngân hàng Trạng thái tiền mặt là một trong những tỷ số dùng để xem xét khả năng thanh khoản và làm rõ sự an toàn trong hoạt động của các NHTM Tỷ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng xử lý các tình
huống thanh khoản nhất thờicàng tốt và ngược lại
Nói một cách khác, tỷ số trạng thái tiền mặt là thước đo bằng tiền để đánh giá mức
độ dự trữ tài chính của ngân hàng Tỷ số trạng thái tiền mặt được xem là tỷ lệ dự trữ sơ
cấp trên tổng tài sản của ngân hàng
1.1.2.2 Ch ỉ tiêu đo lường trạng thái tiền mặt
Trạng thái tiền mặt được tính theo công thức sau:
TTTM phụ thuộc vào:
- Các yếu tố mà ngân hàng có thể kiểm soát được:
Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ như bán chứng khoán, nhận lãi chứng khoán; vay qua đêm, phát hành chứng chỉ tiền gửi của khách hàng; những khoản tín dụng đã đến hạn thu hồi
Những yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ như mua chứng khoán, trả lãi tiền gửi; khách hàng rút tiền theo định kỳ; trả nợ vay đến hạn; cho vay qua đêm; thanh toán phí dịch vụ cho ngân hàng khác
- Các yếu tố mà ngân hàng không kiểm soát được:
Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ như những khoản tiền nhận được từ nghiệp vụ thanh toán bù trừ; các khoản thuế thu hộ, tiền mặt trong quá trình thu…
Nhóm các yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ như các khoản phải trả trong nghiệp vụ thanh toán bù trừ; thuế phải thanh toán cho ngân sách; khách hàng rút tiền không theo định kỳ
Trang 181.2 Các nhân t ố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các Ngân hàng thương mại 1.2.1 Nhân t ố vĩ mô
1.2.1.1 T ốc độ tăng trưởng kinh tế (Gross Domestic Product Growth – GDPG)
Tổng sản phẩm quốc nộihay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền
của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính)
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội đại diện cho tăng trưởng kinh tế của
một quốc gia Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc
độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn
Mức tăng trưởng tuyệt đối là chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ so sánh
Nếu giá trị GDPt-1 là giá trị GDP của năm trước liền kề năm hiện tại (năm t) và giá
trị GDP năm t là số lượng hàng hóa dịch vụ năm t tính theo giá năm t, ta có tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa, chưa loại trừ yếu tố lạm phát Vì thế, sự gia tăng của GDP hàng năm có thể do lạm phát
Nếu giá trị GDPt-1 là giá trị GDP của năm gốc (hay năm so sánh theo quy định) và giá trị GDP năm t là số lượng hàng hóa dịch vụ năm t nhưng tính theo giá của năm gốc,
ta có tốc độ tăng trưởng GDP theo giá so sánh (tốc độ tăng trưởng GDP thực tế), đã loại
trừ biến động giá do lạm phát GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại những sai
lệch như sự mất giá của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước
lượng chuẩn hơn số lượng thực của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP
Bối cảnh kinh tế vĩ mô có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và quyết định đầu tư (Pana et al, 2009 và Shen et al, 2010) Khi nhu cầu về các sản phẩm tài chính cao hơn trong thời gian bùng nổ kinh tế, ngân hàng mở rộng các khoản cho vay và danh
mục đầu tư chứng khoán Các đơn vị kinh tế giảm ưu tiên nắm giữ tài sản thanh khoản, thích tài sản rủi ro hơn với lợi nhuận cao và phải chịu khoản nợ ngắn hạn với lãi suất cao (Painceira, 2010) Tương tự như vậy, suy thoái kinh tế sẽ trầm trọng hơn do việc giảm cung cấp tín dụng ngân hàng Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Pilbeam
Trang 19(2005) và Aspachs et al (2005) Dựa trên những lập luận này, có thể mong đợi các ngân hàng giảm nắm giữ tài sản thanh khoản trong thời gian bùng nổ kinh tế
1.2.1.2 T ỷ lệ lạm phát (The rate of inflation – INF)
Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền Khi tính mức độ lạm phát, các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ số giá cả Chỉ số giá thường được sử dụng nhất là chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index) CPI là chỉ
số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo
thời gian Sở dĩ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng
Để tính chỉ số giá tiêu dùng, người ta tính số bình quân gia quyền giá cả của kỳ báo cáo so với kỳ cơ sở
Bunda và Desquilbet (2008) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản thanh khoản của ngân hàng tại các nước thị trường mới nổi và đã tìm thấy rằng lạm phát có sự ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của ngân hàng
Theo Tseganesh Tesfaye (2013), kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát có tác động tích cực đối với tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản Tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê của lạm phát phù hợp với giả thuyết được dựa trên lập luận về lý thuyết thông tin bất cân xứng, cho rằng các đơn vị kinh tế trong nền kinh tế lạm phát cao, trong
đó có các NHTM sẽ hạn chế các khoản đầu tư dài hạn do sự suy giảm trong giá trị thực
của các khoản đầu tư của họ Điều đó làm giảm các khoản tín dụng của ngân hàng và họ thích giữ những gì ít rủi ro, đó là tài sản thanh khoản
Một quan điểm ngược lại cho rằng lạm phát tác động tiêu cực đến tài sản thanh khoản Theo Pavla Vodová (2011) cho rằng lạm phát phá hủy môi trường kinh tế vĩ mô nói chung nên làm giảm dự trữ các tài sản thanh khoản Điều này cũng phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Muhammad Farhan Malik, 2013, lạm phát có tác động ngược chiều
với tỷ số “tiền và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản”
Trang 201.2.1.3 Lãi su ất bình quân liên ngân hàng (Interest Rate on Interbank transactions)
Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất vay mượn lẫn nhau giữa các NHTM thông qua
thị trường liên ngân hàng Lãi suất liên ngân hàng phân theo các kỳ hạn gồm lãi suất qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng
Lãi suất liên ngân hàng phản ánh chính xác quan hệ cung cầu vốn trong nền kinh tế
và các TCTD trung gian.Thông qua hoạt động huy động và sử dụng vốn giữa các ngân hàng, họ có thể chào bán vốn hoặc xin vay vốn
Cách xác định lãi suất bình quân liên ngân hàng là bình quân gia quyền của các mức lãi suất có cùng kỳ hạn phát sinh trong ngày giao dịch do NHNN chịu trách nhiệm thu
thập, tổng hợp và đưa ra một con số bình quân vào mỗi buổi sáng.Đối với những kỳ hạn không phát sinh giao dịch hoặc lãi suất giao dịch bình quân không đại diện cho xu hướng
của thị trường thì lãi suất và doanh số giao dịch là mức lãi suất giao dịch bình quân và doanh số giao dịch của kỳ hạn đó trong ngày giao dịch gần nhất.Lãi suất này luôn biến động lên xuống tùy thuộc thời điểm trong ngày và khả năng của mỗi ngân hàng
Theo nghiên cứu của Vodová (2011), các yếu tố tác động đến thanh khoản của các NHTM ở Cộng hòa Séc, lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tác động tích
cực đến các tài sản thanh khoản Lãi suất liên ngân hàng cao khuyến khích các ngân hàng đầu tư tiền trên thị trường liên ngân hàng và số dư với các ngân hàng khác Điều này phù
hợp với kết quả nghiên cứu của M Lucchetta (2007)
1.2.2 Nhân t ố vi mô
1.2.2.1 Quy mô ngân hàng (Total Assets -TA)
Tài sản Có là giá trị tiền tệ của các tài sản mà ngân hàng có quyền sở hữu (bao gồm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) một cách hợp pháp, chúng là kết quả của các
hoạt động trước đó, hiện đang sử dụng cho những mục đích khác nhau nhằm mang lại thu
nhập cho ngân hàng, tính đến một thời điểm nhất định
Các thành phần của tài sản Có bao gồm: ngân quỹ, danh mục đầu tư, danh mục tín
dụng và các tài sản Có khác
Trang 21Khi xét đến quy mô của một ngân hàng có nhiều tiêu chí như địa bàn và phạm vi
hoạt động, số lượng nhân sự, các nghiệp vụ cung cấp cho khách hàng, tổng tài sản, giá trị
thị trường của một ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động trong đó giá trị
tổng tài sản được đề cập đến nhiều nhất để xem xét quy mô ngân hàng
Theo Iannotta et al (2007), các ngân hàng lớn sẽ được hưởng lợi từ một đảm bảo tuyệt đối, do đó giảm chi phí và cho phép đầu tư vào tài sản rủi ro Vì thế các ngân hàng
sẽ hạn chế nắm giữ tài sản lưu động bị hạn chế Trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản,
họ dựa vào một sự hỗ trợ thanh khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng Do đó, có
thể có mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ trạng thái tiền mặt Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Pavla Vodová, 2011 cho thấy các ngân hàng nhỏ
nắm giữ tài sản thanh khoản nhiều hơn so với các ngân hàng lớn
1.2.2.2 T ỷ lệ vốn chủ sở hữu (The ratio of Equity to Total Assets - ETA)
Vốn chủ sở hữu là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp hoặc ngân hàng được cấp khi mới thành lập (đối với NHTM nhà nước) và còn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ lại
VCSH cung cấp nguồn lực cho ngân hàng trong thời gian mới bắt đầu hoạt động khi chưa nhận được tiền gửi của khách hàng, giúp ngân hàng chống đỡ khi rủi ro phát sinh VCSH là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động, có thể sử
dụng với kỳ hạn dài mà không phải hoàn trả nên chính là nền tảng cho sự tăng trưởng Theo giả thuyết "hấp thụ rủi ro", đề cậpđến vai trò chuyển đổi rủi ro của các ngân hàng, vốn cao hơn tăng cường khả năng của các ngân hàng tạo thanh khoản khi cần thiết (Allen and Gale, 2004) Như vậy, theo quan điểm này, tỷ lệ vốn của ngân hàng cao thì
việc tạo ra tính thanh khoản cũng cao, đồng nghĩa với việc sẽ giảm thấp dự trữ các tài sản thanh khoản như tiền mặt và tiền gửi tại các định chế tài chính
1.2.2.3 T ỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR)
Tỷ lệ an toàn vốn là thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng Tỷ lệ này cho biết tính
ổn định và hiệu quả của ngân hàng cũng như mức độ bảo vệ những người gửi tiền trước
Trang 22những rủi ro trong quá trình hoạt động Khi ngân hàng đảm bảo đượctỷ lệ này tức là đã tự
tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc tài chính
Trong đó, vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn tự có cấp 1 và vốn tự có cấp 2
Vốn cấp 1 là thước đo chủ yếu đánh giá sức mạnh, năng lực tài chính Vốn cấp 1 bao
gồm các nguồn lực tài chính có độ tin cậy cao nhất và có tính thanh khoản tốtnhất Vốn
cấp 2 là thước đo tiềm lực tài chính của ngân hàng liên quan đến các nguồn lực tài chính
có độ tin cậy ở hàng thứ 2 được xét sau vốn cấp 1, song vốn cấp 2 là một trong hai thành
tố quan trọngđể đánh giá mức độ an toàn vốn của ngân hàng
Tổng tài sản Có rủi ro quy đổi là các loại tài sản Có được gắn với một trọng số rủi
ro như 0%, 20%, 50%, 100% hay 150% tùy theo quy định dựa trên sự đánh giá rủi ro đối với từng loại tài sản
Ojo (2010) nhấn mạnh tầm quan trọng của tất cả các rủi ro để thấy được vai trò quan trọng của an toàn vốn Ojo (2010) mô tả giá trị của tỷ lệ an toàn vốn theo quy định
tại Hiệp ước Basel II như là một biện pháp để giảm thiểu rủi ro Nghiên cứu này tìm thấy
tỷ lệ an toàn vốn có mối quan hệ tích cực với chỉ tiêu “tiền và các khoản tương đương
tiền trên tổng tài sản” tại các NHTM truyền thống ở Pakistan ( không xét các NHTM Hồi giáo), kết quả nghiên cứu này được hỗ trợ bởi Sensarma & Jayadev, 2009
1.2.2.4 T ỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động (Total Loans/Total Capital Mobilization – TL/TM)
Dư nợ cho vay cũng ảnh hưởng khá lớn đến tỷ lệ trạng thái tiền mặt của ngân hàng Khi ngân hàng đẩy mạnh cho vay với mục tiêu gia tăng lợi nhuận, phần nào sẽ ảnh hưởng đến các khoản dự trữ những tài sản có tính thanh khoản cao nhưng khả năng sinh lợi kém
như tiền mặt, tiền gửi tại các định chế tài chính và các chứng khoán có tính thanh khoản cao như trái phiếu Chính phủ Khi đó, tỷ lệtrạng thái tiền mặt bao gồm tiền, các khoản tương đương tiền và tiền gửi tại các định chế tài chính trên tổng tài sản sẽ giảm
Trang 23Nguồn vốn của ngân hàng được phân thành nhiều loại khác nhau như VCSH, vốn huy động, vốn vay và các nguồn vốn khác Trong đó vốn huy động là nguồn vốn chiếm
tỷ trọng lớn nhất, và là nguồn vốn chủ lực để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay
ngắn, trung và dài hạn Vì vậy, tỷ lệ “Dư nợ cho vay/ Tổng huy động” cho biết các NHTM đã cho vay khách hàng bao nhiêu phần trăm trên tổng nguồn vốn huy động
Dư nợ cho vay càng cao thì tỷ lệ các tài sản dự trữ có tính thanh khoản như tiền, các khoản tương đương tiền và tiền gửi tại các định chế tài chính càng thấp Ví dụ, tỷ lệ này
là 115% có nghĩa là ngân hàng huy động được 1 đồng thì đã cho vay 1,15 đồng Khi đó, ngân hàng phải dùng nguồn khác để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN và đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi trả khi cần thiết
Theo Pilbeam (2005), trong thực tế số lượng tài sản thanh khoản của các ngân hàng
bị ảnh hưởng nhiều bởi nhu cầu vay vốn và đó là cơ sở cho tăng trưởng tín dụng Nếu nhu cầu vay vốn là yếu, các ngân hàng có xu hướng nắm giữ tài sản lỏng hơn tức là tài
sản ngắn hạn, trong khi đó nếu nhu cầu vay vốn là cao, họ có xu hướng nắm giữ tài sản kém thanh khoản vì các khoản vay dài hạn thường có nhiều lợi nhuận hơn
1.2.2.5 T ốc độ tăng trưởng nợ ( Loan Growth – LG)
Theo Comptroller (1998), cho vay là hoạt động kinh doanh chính cho hầu hết các NHTM Danh mục cho vay thường là tài sản lớn nhất và là nguồn chiếm ưu thế của doanh thu Cho vay cũng là một trong những nguồn lớn mang lại rủi ro cho sự an toàn và lành mạnh của ngân hàng Vì các khoản cho vay là tài sản kém thanh khoản, tăng số lượng các khoản cho vay là tăng tài sản kém thanh khoản trong danh mục tài sản của
Nhưng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế và thị trường tài chính hiện nay,
phần lớn các ngân hàng muốn tăng trưởng tín dụng, tăng quy mô hoạt động phải tăng các khoản dự trữ như tiền và các khoản tương đương tiền, tiền gửi tại các định chế tài chính hay các chứng khoán của chính phủ có tính thanh khoản cao, đảm bảo các tỷ lệ dự trữ
nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả khi cần thiết theo quy định của NHNN
Như vậy, tốc độ tăng trưởng nợ vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến phần dự
trữ các tài sản thanh khoản của ngân hàng
Trang 241.2.2.6 T ỷ lệ nợ xấu (Non-Performing Loans – NPL)
Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, đã quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ
lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi khách hàng làm ăn thua
lỗ liên tục, tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản
Công thức xác định tỷ lệ nợ xấu:
Theo Bloem và Gorter (2001), các vấn đề liên quan đến nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến
tất cả các lĩnh vực, tác động nghiêm trọng nhất là các tổ chức tài chính như NHTM và các tổ chức tài chính thế chấp khi có danh mục cho vay lớn trong cơ cấu tổng tài sản Bên
cạnh đó, danh mục đầu tư có các khoản nợ xấu lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng của các ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng Nợ xấu rất lớn có thể dẫn đến mất lòng tin của người gửi tiền và các nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến vấn đề thanh khoản
Một trường hợp khác, trong bài nghiên cứu của Muhammad Farhan Malik (2013)
đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa nợ xấu với tỷ lệ “Tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản” Điều này có thể được lý giải rằng khi các ngân hàng có nợ
xấu gia tăng thì sẽ hoạt động thận trọng hơn, cân nhắc kỹ trong các khoản cho vay, tăng cường các khoản dự trữ tài sản thanh khoản nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả cho khách hàng khi đến hạn Kết luận về mối quan hệ tích cực của nợ xấu cũng phù hợp với nghiên cứu của Pavla Vodová (2011), Tseganesh Tesfaye (2012) với biến phụ thuộc là tỷ
lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của ngân hàng
Như vậy, tỷ lệ nợ xấu vừa có tác động tiêu cực lẫn tích cực đến phần dự trữ các tài
sản thanh khoản của ngân hàng
1.2.2.7 T ỷ lệ thu nhập trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân ( Return On Average Equity – ROAE)
Tỷ lệ thu nhập trên tổng VCSH bình quân đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông
của ngân hàng Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng, được tính bằng công thức sau:
Trang 25ROAE = x 100
ROAE đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng VCSH bình quân của ngân hàng
Ðể biết ngân hàng nào kinh doanh hiệu quả hơn không thể dựa vào lợi nhuận của mỗi ngân hàng mà so sánh Do mỗi ngân hàng có quy mô khác nhau về VCSH và tổng tài sản ROAE thể hiện hiệu quả của việc chuyển vốn của các cổ đông đầu tưvào ngân hàng thành lợi nhuận ROAE càng cao thể hiện ngân hàng đang kiếm được nhiều tiền trên lượng đầu tư ít hơn
Theo Muhammad Farhan Malik và Amir Rafique (2013) thì tỷ suất sinh lợi trên VCSH_ROE có tương quan nghịch với tỷ lệ “tài sản thanh khoản trên tổng tài sản” của các NHTM Nguyên nhân là khi các NHTM cho vay nhiều hơn trên số vốn huy động thì
dự trữ tài sản thanh khoản của các ngân hàng sẽ giảm Cho vay nhiều hơn sẽ giúp gia tăng lợi nhuận sau thuế dẫn đến ROE tăng, do doanh thu từ hoạt động cho vay là nguồn thu lớn nhất của các ngân hàng Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali và Shama Sadaqat (2011)
Nhưngvới sự phát triển của thị trường tài chính như hiện nay, khi các NHTM muốn tăng trưởng tín dụng đồng nghĩa với việc phải gia tăng dự trữ các tài sản thanh khoản nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả khi cần thiết, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN Mặt khác, nhằm hạn chế tình trạng nợ xấu gia tăng, gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh, các NHTM cũng hoạt động thận trọng hơn
Như vậy, tỷ suất sinh lợi trên VCSH vừa có tác động tiêu cực lẫn tích cực đến phần
dự trữ các tài sản thanh khoản của ngân hàng
1.3 S ự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các Ngân hàng thương mại
NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt với lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín
dụng và dịch vụ ngân hàng Hoạt động của các NHTM liên quan đến tất cả các ngành và
mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Hệ thống NHTM được xem là mạch máu của nền kinh tế và là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm, đòi hỏi sự thận trọng trong điều hành hoạt động để tránh những thiệt hại không mong muốn
Trang 26Việc niêm yết các NHTMCP sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng phát hành thêm cổ phiếu nhằm nâng cao nguồn lực tài chính, đạt được niềm tin của khách hàng vànhà đầu
tư Đây là một trong những lợi thế của NHTMCP niêm yết, cũng cố hình ảnh, thương
hiệu của ngân hàng và mở rộng hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, các NHTMCP niêm
yết phải minh bạch thông tin, công khai báo cáo tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng Do đó, các NHTMCP niêm yết phải thực sự hoạt động an toàn và hiệu quả, trong cơ cấu tài sản của ngân hàng, bao nhiêu tài sản sinh lời cao, bao nhiêu tài sản có tính thanh khoản để đảm bảo nhu cầu chi trả khi cần thiết phải được các ngân hàng cân nhắc
Trạng thái tiền mặt là một trong những tỷ sốdùng để xem xét khả năng thanh khoản
của ngân hàng trong trường hợp đo lường thanh khoản tĩnh, tức là chỉ dựa vào các tỷ số thanh khoản, nó thể hiện một phần những tài sản có tính thanhkhoản cao của các NHTM như tiền và các khoản tương đương tiền, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác
Các khoản tiền này tạo nên phần dự trữ sơ cấp của NHTM, mặc dù chúng không đem lại lợi nhuận nhưng đảm bảo khả năng thanh toán và các nghĩa vụ tài chính khác cho ngân hàng như đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho khách hàng, đảm bảo nhu cầu thanh toán, từ
đó hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động, nâng cao uy tín cho ngân hàng
Các nhân tố nội tại như quy mô tổng tài sản, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản, tỷ lệ CAR, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động, tỷ lệ nợ xấu, tốc độ tăng trưởng nợ, tỷ suất sinh lợi trên VCSH và môi trường kinh tế vĩ mô như chính sách kinh tế, diễn biến thị trường tài chính được thể hiện qua các nhân tố vĩ mô như GDP, lãi suất bình quân liên ngân hàng, lạm phát…đều ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt của ngân hàng khi các nhà quản trị ngân hàng đặt mục tiêu chiến lược cho từng thời kỳ phát triển của ngân hàng là đẩy mạnh cấp tín dụng và đầu tư nhằm nâng cao lợi nhuận, hay hoạt động thận trọng nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt của ngân hàng sẽ làm cơ sở cho các nhà quản trị ngân hàng đặt ra mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ phù hợp với nhịp độ phát triển của nền kinh tế và năng lực tài chính, thời kỳ nào nên đặt mục tiêu là tăng trưởng lợi nhuận tối đa, thời kỳ nào nên hoạt động an toàn và ổn định
Trang 271.4 Các nghiên c ứu về các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại trên thế giới
1.4.1 Nghiên c ứu của Pavla Vodová (2011)
Bài nghiên cứu tại trường đại học Silesian thuộc thành phố Opava do Pavla Vodová
thực hiện xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản
tại các NHTM Cộng hòa Séc trong giai đoạn từ 2001-2009
Với phương trình hồi quy:
Yit = α + β Xit + δ i + εit
Yit: biến phụ thuộc là tỷ số tài sản thanh khoản/ tổng tài sản ngân hàng Trong đó tài
sản thanh khoản bao gồm: tiền mặt tại quỹ, vàng bạc đá quý, tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD khác và các chứng khoán kinh doanh sẵn sàng để bán
B ảng 1.1: Bảng tổng kết các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu
CAP Tỷ lệ VCSH/ Tổng tài sản có của ngân hàng BCTN +
NPL Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ của ngân hàng BCTN -
ROE Tỷ suất sinh lợi trên VCSH của ngân hàng BCTN -
TOA Logarit tổng tài sản của ngân hàng BCTN +/-
IRB Lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng IMF +
IRM Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi IMF -
FC Biến giả cho cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 -
(Nguồn: Nghiên cứu của Pavla Vodová (2011))
Kết quả hồi quy có hệ số R2
là 75.0647%, khả năng giải thích của mô hình này là rất cao Bài nghiên cứu cho thấy các nhân tố từ hoạt động ngân hàng như VCSH, quy mô
Trang 28ngân hàng, lãi suất cho vay, nợ xấu và các nhân tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất bình quân liên ngân hàng, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đều ảnh hưởng đến tài sản thanh khoản của các NHTM tại Cộng hòa Séc
Ưu điểm của mô hình là đề cập đến rất nhiều các biến vĩ mô đại diện cho nhân tố khách quan tác động đến việc dự trữ tài sản thanh khoản của ngân hàng Nhưng nhược điểm là chưa phản ánh đầy đủ tác động của những nhân tố nội tại bên trong ngân hàng, cụ
thể là không đề cập đến dư nợ cho vay trong khi đây là nhân tố ảnh hưởng khá nhiều đến
việc dự trữ tài sản thanh khoản của ngân hàng
1.4.2 Nghiên c ứu của Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqad
Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqad (2011) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản tại NHTM Pakistan
Thời gian nghiên cứu từ 2006-2009 với phạm vi tại 12 NHTM
Y = α + β1 X1 + β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 + β5 X5 + εit
Y: biến phụ thuộc là tỷ số tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản
B ảng 1.2: Bảng tổng kết các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu
SIZE Logarit tổng tài sản của ngân hàng BCTN +/-
ROE Tỷ suất sinh lợi trên VCSH của ngân hàng BCTN +/-
ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ngân hàng BCTN +/-
(Nguồn: Bài nghiên cứu của tác giả Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqad, 2011)
Theo kết quả hồi quy, SIZE tương quan dương với tỷ số tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản nhưng không đáng kể NWC tác động tích cực và rất đáng kể với biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy Mối quan hệ giữa ROE với biến phụ thuộc là tiêu cực nhưng không đáng kể CAR có tương quan tích cực với tỷ số tiền mặt và
Trang 29các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản với độ tin cậy 94% ROA tác động tích cực đến biến phụ thuộc nhưng không đáng kể với độ tin cậy khoảng 44%
Mô hình khá đơn giản, chỉ có những nhân tố vi mô, hoàn toàn không để cập đến tác động khách quan của những nhân tố vĩ mô đến việc dự trữ tài sản thanh khoản của ngân hàng Trong số những nhân tố vi mô cũng không có đề cập đến dư nợ cho vay khi hoạt động tín dụng ảnh hưởng khá nhiều đến việc dự trữ tài sản thanh khoản của các NHTM
1.4.3 Nghiên c ứu của Muhammad Farhan Malik, Amir Rafique
Muhammad Farhan Malik, Amir Rafique (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản
Tác giả hồi quy dữ liệu bảng bằng phần mềm SPSS, dùng F-test để lựa chọn giữa phương pháp Fixed effect và phương pháp Pooled OLS Sau đó dùng Hausman test để
lựa chọn giữa phương pháp Fixed effect và phương pháp Random effect Kết quảlà ước lượng theo hiệu ứng cố định Fixed effect là phù hợp với mô hình
Phạm vi nghiên cứu gồm 26 NHTM của Pakistangiai đoạn 5 năm 2007-2011
Yit = β0+ β1 ETAit+ β2 NPLit+ β3 ROEit+ β4 TAit+ β5 INFit+β6 MIRit +β7 FC+α i+ eit Y: biến phụ thuộc là tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản
B ảng 1.3: Bảng tổng kết các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu
ETA Tỷ lệ VCSH/ Tổng tài sản có của ngân hàng BCTN +/-
NPL Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ của ngân hàng BCTN +/-
ROE Tỷ suất sinh lợi trên VCSH của ngân hàng BCTN +/-
TA Logarit tổng tài sản của ngân hàng BCTN +/-
FC Biến giả cho cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 -
(Nguồn: Bài nghiên cứu của tác giả Muhammad Farhan Malik, Amir Rafique, 2013)
Kết quả của mô hình cho thấy các nhân tố như tỷ lệ nợ xấu_NPL, quy mô ngân hàng_TOA và lãi suất chính sách tiền tệ_MIR tác động tích cực đến tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sảnngân hàng trong khi lạm phát_INF có tác động
Trang 30tiêu cực Ngoài ra tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản ngân hàng cũng bị ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính
Mô hình bao gồm cả nhân tố vi mô và vĩ mô để xác định sự tác động đến việc dự
trữ tài sản thanh khoản của các ngân hàng Nhưng trong nhân tố vi mô vẫn chưa bao quát
hết hoạt động của một NHTM, có biến tỷ lệ nợ xấu_NPL, tỷ suất sinh lợi trên VCSH_ROE nhưng không có biến thể hiện dư nợ cho vay, đây là nhân tố đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng và tác động không nhỏ đến việc dự trữ tài sàn thanh khoản trong từng thời kỳ
1.4.4 Nghiên c ứu của Tseganesh Tesfaye (2013)
Tseganesh Tesfaye (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản tại các NHTM Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia
Tác giả hồi quy dữ liệu bảng bằng phần mềm Eviews 6 Phương pháp được lựa
chọn là FEM để nghiên cứu trong thời gian 12 năm từ năm 2000 đến 2011 với phạm vi nghiên cứu tại 8 NHTM ở Ethiopia
Với phương trình:
Yit=α +β1 CAPit+β2 SIZEit+β3 LGit+β4 NPLit+β5 GDPt+β6IRMt+ β7STIRt+ β8 INFt +uit Trong đó:
Y: biến phụ thuộc là tài sản thanh khoản trên tổng tài sản ngân hàng Trong đó tài
sản thanh khoản gồm: tiền mặt tại quỹ và các khoản tương đương tiền, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các TCTD khác với mục đích thanh toán
B ảng 1.4: Bảng tổng kết các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu
CAP Tỷ lệ VCSH/ Tổng tài sản có của ngân hàng BCTN +
SIZE Logarit tổng tài sản của ngân hàng BCTN +
GDP Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội IMF -
Trang 31STIR Tỷ lệ lãi suất tiền tệ ngắn hạn IMF +
(Nguồn: Kết quả hồi quy tại các NHTM Ethiopia của Tseganesh Tesfaye, 2013)
Mô hình nghiên cứu đề cập khá đầy đủ nhân tố vi mô và vĩ mô để xem xét tác động đến việc dự trữ tài sản thanh khoản của ngân hàng Kết quả cho thấy CAP, SIZE, NPL, IRM và INF là những nhân tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của các NHTM tại Ethiopia CAP có tác động tích cực ở mức ý nghĩa 10% SIZE, IRM và INF có tác động tích cực ở mức ý nghĩa 5% NPL có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% Trong khi đó, tăng trưởng tín
dụng_LG, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và lãi suất tiền tệ ngắn hạn_STIR không có ý nghĩa thống kê trong mô hình
K ết luận chương 1
Chương 1 đề cập đến một số nội dung cơ bản về trạng thái tiền mặt tại các NHTM, tác động của các nhân tố nội tại bên trong ngân hàng và các nhân tố vĩ mô Chương 1 cũng tóm lược bài nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về các nhân tố vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến tài sản thanh khoản tại các NHTM Từ đó tạo nền tảng để đi sâu vào phân tích, đánh giá và nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các NHTMCP
Việt Nam
Trang 32CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NHÂN T Ố ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRẠNG THÁI TIỀN MẶT TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
2.1 Gi ới thiệu các ngân hàng thương mạicổ phầnViệt Nam
Như đã đề cập trong chương 1, nhằm tăng tính minh bạch thông tin, đảm bảo mô hình nghiên cứu hiệu quả, phạmvi nghiên cứu được giới hạn trong các NHTM niêm yết
Việt Nam Sau đây là sơ lược về quá trình hình thành các NHTM niêm yết Việt Nam: Đến 31/12/2014, tại HOSE và HNX có 9 NHTMCP niêm yết bao gồm:
NHTMCP Á Châu được thành lập vào ngày 24/04/1993, vốn điều lệ tính đến ngày 31/12/2014 là 9.377 tỷ đồng, tổng tài sản là 179.610 tỷ đồng Ngày 21/01/2006 ngân hàng giao dịch đầu tiên với mã chứng khoán là ACB trên HNX, mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu, khối lượng niêm yết ban đầu là 936.241.008 cổ phiếu
NHTMCP Sài Gòn Thương Tín được thành lập vào ngày 21/12/1991 trên cơ sở hợp
nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công, Lữ Gia Ngày 02/06/2006 chính thức niêm yết tại HOSE với mã chứng khoán là STB Ngày 12/07/2006 chính thức giao dịch với mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu,
khối lượng niêm yết ban đầu 1.242.511.590 cổ phiếu Vốn điều lệ của NH tính đến 31/12/2014 là 12.425 tỷ đồng, tổng tài sản là 189.803 tỷ đồng
NHTMCP Sài Gòn Hà Nội được thành lập vào ngày 13/11/1993, vốn điều lệ tính đến 31/12/2014 là 8.866 tỷ đồng, tổng tài sản là 169.036 tỷ đồng Ngày 20/04/2009 ngân
Trang 33hàng giao dịch đầu tiên tại HNX với mã chứng khoán SHB, mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu,
khối lượng niêm yết ban đầu 886.579.547 cổ phiếu
NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam được thành lập ngày 01/04/1963 với tổ chức
tiền thân là Cục Ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam Vốn điều lệ tính đến 31/12/2014
là 26.650 tỷ đồng, tổng tài sản là 576.989 tỷ đồng Ngày 12/06/2009 ngân hàng niêm yết trên HOSE với mã là VCB Ngày 30/06/2009 chính thức giao dịch với mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu, khối lượng niêm yết 2.317.417.076 cổ phiếu
NHTMCP Công thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1998 trên cơ sở tách ra từ NHNN Việt Nam Vốn điều lệ của ngân hàng tính đến 31/12/2014 là 37.234 tỷ đồng Ngày 09/07/2009, ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên HOSE với mã chứng khoán là CTG Ngày 16/07/2009 chính thức giao dịch với mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu, khối lượng niêm yết ban đầu 1.160.701.404 cổ phiếu Tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2014 là 661.132 tỷ đồng
NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, là một trong những NHTMCP đầu tiên của Việt Nam Vốn điều lệ của ngân hàng tính đến 31/12/2014 là 12.355 tỷ đồng Ngày 20/10/2009 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên HOSE với mã chứng khoán là EIB và ngày 27/10/2009 chính
thức giao dịch với mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu, khối lượng niêm yết ban đầu 1.235.522.904 cổ phiếu, tổng tài sản tính đến 31/12/2014 là 161.094 tỷ đồng
NHTMCP Quốc Dân được thành lập từ năm 1995 theo Giấy phép số 00057/NH–CP ngày 18/09/1995 của NHNN Việt Nam dưới tên gọi Ngân hàng Sông Kiên Sau đó, từ ngân hàng nông thôn, NHTMCP Quốc Dân đã chuyển đổi thành ngân hàng đô thị, đổi tên thành NHTMCP Nam Việt Đến năm 2014, chính thức đổi tên thành NHTMCP Quốc Dân Vốn điều lệ tính đến 31/12/2014 là 3.010 tỷ đồng, tổng tài sản là 36.837 tỷ đồng Ngày 13/09/2010 ngân hàng giao dịch đầu tiên trên HNX, với mã là NVB, mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu Khối lượng niêm yết ban đầu là 301.021.552 cổ phiếu
NHTMCP Quân đội được thành lập vào ngày 04/11/1994 Vốn điều lệ tính đến 31/12/2014 là 11.594 tỷ đồng Ngày 18/10/2011 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên HOSE
Trang 34với mã MBB Ngày 01/11/2011 chính thức giao dịch với mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu,
khối lượng niêm yết ban đầu 1.062.500.000 cổ phiếu
NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam Từ 1981 đến 1989 có tên là Ngân hàng Đầu tư và Xây
dựng Việt Nam Từ 1990 đến 27/04/2012 có tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Từ 27/04/2012 đến nay chính thức trở thành NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Vốn điều lệ tính đến 31/12/2014 là 28.112 tỷ đồng, tổng tài sản là 650.340 tỷ đồng Ngày 24/01/2014 chính thức giao dịch cổ phiếu trên HOSE với mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu, khối lượng niêm yết là 2.811.202.644 cổ phiếu, với mã chứng khoán là BID
B ảng 2.1: Các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam
9 NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BID 24/01/2014 HOSE
(Ủy ban chứng khoán Nhà nước)
2.2 Th ực trạng trạng thái tiền mặt tại các ngân hàng thương mại cổ phầnViệt Nam
Nhằm tăng tính minh bạch thông tin và thu thập được số liệu trong khoảng thời gian khá dài là 11 với độ chính xác cao, bài luận văn giới hạn phân tích tại các NHTM niêm yết Việt Nam
Trang 35rệt, nhóm có dự trữ tiền mặt cao hơn hẳn là EIB, STB và ACB, nhóm thứ hai là nhóm có
dự trữ tiền mặt tại quỹ vừa phải là CTG, BID và VCB, nhóm cuối cùng là nhóm có dự trữ
tiền mặt kém nhất là MBB, SHB và NVB
EIB, STB và ACB là 3 ngân hàng dẫn đầu trong khối NHTMCP về vốn điều lệ ,
tổng tài sản, chiếm thị phần khá lớn của toàn ngành Mỗi ngân hàng có một thế mạnh riêng, EIB có đối tác chiến lược nước ngoài lâu năm là Ngân hàng Sumitomo Mitsui rất
mạnh về vốn, EIB có thế mạnh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ACB và STB là hai ngân hàng có thế mạnh trong thị trường bán lẻ với chi nhánh, phòng giao dịch khắp nơitrên toàn quốc Ðặc biệt, ACB là một trong những ngân hàng có chất lượng quản trị tốt, thận
trọng trong chính sách tín dụng và có tỷ lệ nợ xấu thấp trong toàn ngành Mức độ dự trữ
tiền mặt đảm bảo thanh khoản của ba ngân hàng này cao hơn hẳn trong nhóm NHTMCP niêm yết, điều này đã giúp STB và ACB vượt qua nhiều khó khăn, biến cố trong suốt 11 năm 2004-2014 Xu hướng dự trữ tăng trong giai đoạn 2004-2010 Sự kiện Việt Nam gia
nhập WTO, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính
phủ đưa ra các gói hỗ trợ lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế, tín dụng của các ngân hàng được mở rộng năm 2009 Vì thế phần dự trữ tiền mặt của các ngân hàng tăng trong giai đoạn này tăng nhằm đảm bảo thanh khoản cần thiết cho quá trình tăng trưởng tín
dụng Giai đoạn 2011-2014, tín dụng tại các ngân hàng tăng trưởng chậm Một mặt vì các quy định giới hạn tín dụng của NHNN nhằm kiểm soát lạm phát Mặt khác, vì nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp không thiết tha vay vốn mở rộng sản xuất, các NHTM đẩy
vốn sang các kênh đầu tư khác như giấy tờ có giá, trái phiếu Chính phủ hay tiền gửi và cho vay các TCTD khác…, phần tiền mặt tại quỹ của các ngân hàng cũng giảm theo
Trang 36Tiền mặt tại quỹ của các ngân hàng giảm mạnh nhất là vào 2013-2014, khi nền kinh tế vĩ
mô đã ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các NHTM sử dụng vốn kinh doanh
với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trên mỗi đồng vốn
CTG, BID và VCB là các NHTM nhà nước đã cổ phần hóa Ðây là ba ngân hàng có
tiềm lực vốn của nhà nước nên dẫn đầu trong ngành ngân hàng nói chung và nhóm NHTM niêm yết nói riêng Theo thống kê của Công ty chứng khoán NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam thì CTG là ngân hàng có vốn điều lệ và mạng lưới đứng thứ 2 toàn hệ
thống Có thế mạnh về tín dụng và chiếm thị phần lớn trong ngành ngân hàng VCB là ngân hàng có vốn điều lệ đứng thứ 4 và mạng lưới đứng thứ 3 toàn hệ thống, mạnh về các hợp đồng ngoại thương và thị phần doanh thu bán lẻ BID là ngân hàng giữ vai trò tiên phong, công cụ đắc lực thực thi chính sách tiền tệ, các chính sách kinh tế lớn của nhà nước BID hợp tác hiệu quả với các định chế tài chính quốc tế hàng đầu và đẩy mạnh đầu
tư trong nước rất tốt Nhìn chung, CTG, BID, VCB là ba ngân hàng có tiềm lực rất mạnh trong ngành, mỗi ngân hàng một vị thế, một lĩnh vực và hoạt động rất tốt trong ngành Khoản dự trữ tiền mặt của ba ngân hàng này khá ổn định, dao động trong khoảng 2.000-8.000 tỷ đồng và có xu hướng tăng dần trong suốt giai đoạn 2008-2014, ít biến động
Nhóm còn lại trong các NHTM niêm yết là MBB, SHB và NVB, ba ngân hàng này
có dự trữ tiền mặt nằm trong nhóm thấp nhất Dự trữ tiền mặt của MBB xoay quanh 1.000 tỷ trong suốt giai đoạn 2004-2014, cao nhất là năm 2014 đạt được 1.233 tỷ đồng SHB có dự trữ tiền mặt tăng dần từ thấp đến cao trong giai đoạn 2004-2014, đạt cao nhất
là 801 tỷ đồng vào cuối năm 2014 NVB có dự trữ tiền mặt tăng đột biến vào năm 2010 đạt 780 tỷ đồng, những năm còn lại chỉ trên dưới 300 tỷ đồng Với mức dự trữ tiền mặt khá thấp, điều này thật sự rủi ro trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng trưởng tín dụng của ba ngân hàng này
Trang 37thống ngân hàng vào năm 2012 do NHNN quy định các NHTM không được gửi tiền lẫn nhau Sang năm 2013, NHNN ban hành thông tư số 01/2013/TT-NHNN sửa đổi bổ sung
một số điều tại Thông tư số 21/2012/TT-NHNN, trong đó điều chỉnh các vấn đề về các
hoạt động cho vay, đi vay, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD, đã cho phép
gửi tiền lẫn nhau giữa các TCTD Ngay lập tức tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác của VCB năm 2013 tăng lên 108.655 tỷ đồng và vẫn giữ mức khá cao vào năm 2014 Nguồn
vốn của VCB rất mạnh, ngoài đầu tư vào giấy tờ có giá, các khoản góp vốn đầu tư , cấp tín dụng cho nền kinh tế, phần tiền gửi tại các TCTD khác cũng rất cao
CTG, BID, MBB, EIB, ACB có tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác ngang nhau, đồng thời cùng chung xu hướng tăng giảm trong từng thời kỳ Tiền gửi NHNN và các TCTD của năm ngân hàng này có xu hướng tăng trong giai đoạn 2006-2011, đạt đỉnh điểm vào năm 2011 khi tín dụng của toàn hệ thống tăng trưởng kém do chính sách kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính Phủ NHNN cũng đưa ra Chỉ thị NHNN về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng vào ngày 01/03/2011, theo
01/CT-đó NHNN yêu cầu các NHTM xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho năm 2011 không được tăng quá 20% dư nợ so với cuối năm 2010 Thêm vào đó, NHNN liên tục điều chỉnh các lãi suất điều hành theo hướng thắt chặt và đưa ra trần lãi suất huy động VND và USD nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô Tín dụng tăng trưởng chậm trong cả năm cùng với tình hình các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Vì thế các ngân hàng thừa vốn sẽ chuyển sang gửi tiền tại các ngân hàng khác để thu lãi
Trang 38Năm 2012, hầu hết các ngân hàng đều rút lại các khoản tiền gửi tại các TCTD khác Ngày 18/6/2012, NHNN ban hành thông tư số 21/2012/TT-NHNN quy định các TCTD
chỉ được phép cho vay và vay lẫn nhau với thời hạn dưới một năm, không được gửi và
nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền đó gửi để phục vụ mục đích thanh toán.Với quy định này, thị trường liên ngân hàng bị ảnh hưởng rất nhiều khi hoạt động gửi tiền lẫn nhau mang lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng bị cấm Những ngân hàng thừa vốn không thể
sử dụng vốn để kinh doanh, trong khi một số ngân hàng yếu kém không thể bổ sung thanh khoản bằng hình thức nhận tiền gửi Vì vậy, trong năm 2012, nhiều TCTD yếu kém
lộ rõ thực chất quá trình hoạt động kém hiệu quả, có thể nói Thông tư 21 góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các TCTD, sắp xếp lại hoạt động thị trường liên ngân hàng
Năm 2013, NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2013/TT-NHNN đã cho phép gửi
tiền lẫn nhau giữa các TCTD Điều này chứng tỏ thị trường liên ngân hàng đã ổn định trở
lại Đồng thời, NHNN nhận thấy sự dư thừa vốn của các NHTM lớn, việc cho phép các TCTD gửi tiền lẫn nhau phần nào giảm bớt áp lực bơm vốn qua thị trường mở của NHNN nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD Mặt khác, việc Thông tư số 01 cho phép các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 3 tháng cũng giúp nhiều ngân hàng tiếp tục gia tăng lợi nhuận từ kinh doanh vốn và các TCTD khác có nhu cầu thanh khoản tạm thời cũng được đáp ứng mà không cần nhờ sự hỗ trợ của NHNN Ngay lập
tức, các ngân hàng lớn có nguồn vốn dồi dào như CTG, BID, VCB, MBB, EIB và ACB tăng nguồn tiền gửi tại các TCTD khác trong năm 2013 và năm 2014
STB, SHB và NVB có khoản tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác khá ổn định trong giai đoạn 2004-2014, thấp hơn những ngân hàng niêm yết khác, bị ảnh hưởng bởi
xu hướng chung của toàn ngành là giảm vào năm 2012 nhưng không biến động nhiều Như vậy, trừ hai ngân hàng có quy mô tương đối nhỏ là SHB và NVB, các ngân hàng còn lại trong nhóm NHTM niêm yết đều là những ngân hàng có nguồn vốn tốt, phần
dự trữ như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác luôn đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi trả khi cần thiết
2.3 Các nhân t ố ảnh hưởng đến trạng thái tiền mặt tại các NHTMCP Việt Nam
Trang 39Nhằm tăng tính minh bạch thông tin và thu thập được số liệu trong khoảng thời gian khá dài là 11 năm với độ chính xác cao, bài luận văn giới hạn phân tích tại các NHTM niêm yết Việt Nam
2.3.1 Nhân t ố vĩ mô
2.3.1.1 T ốc độ tăng trưởng kinh tế
Bi ểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2014
Đơn vị tính %
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Tốc độ tăng trưởng GDP theo giá danh nghĩa đạt mức sắp xỉ nhau trong ba năm
2005, 2008, 2011 với giá trị lần lượt là 27,78%; 29,62% và 28,88%, đây cũng là ba đỉnh tăng của giá trị GDP danh nghĩa trong giai đoạn 2004-2014
Năm 2008, tốc độ tăng GDP danh nghĩa đạt 29,62%, kinh tế trong nước diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp Giá dầu thô và giá nhiều
loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng
giữa năm kéo theo sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng trong nước, lạm phát tăng cao
Những tháng cuối năm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu Nhưng với sự nỗ lực của Đảng và Chính phủ, tốc độ tăng trưởng GDP và những chỉ tiêu kinh tế năm 2008 vẫn được đảm bảo
Bước vào năm 2009, nền kinh tế trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn Khủng
hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên
Trang 40tiếp trên nhiều nơi đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư Tốc độ tăng trưởng GDP theo giá danh nghĩa giảm còn 11,95%, thấp nhất trong giai đoạn 2004-2012 Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro Kết
quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2010 là cơ sở và đặt nền tảng cho việc xây
dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 10 năm 2011-2020 Vì thế, với
sự chỉ đạo của Đảng và những chính sách đúng đắn của Chính phủ nhằm phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, tốc độ tăng GDP danh nghĩa năm 2010 đạt 19,27%
Bước vào năm 2011, Việt Nam có những thuận lợi cơ bản như tình hình chính trị ổn định, kinh tế-xã hội phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu Tốc độ tăng GDP danh nghĩa năm 2011 đạt đến 28,83%, lập đỉnh thứ ba trong giai đoạn 2004-2014
Tuy nhiên, ngay sau đó là những khó khăn tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế thế giới
với vấn đề nợ công ở Châu Âu Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác Giá hàng hóa, dầu mỏ và giá một số nguyên
vật liệu chủ yếu tăng cao Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho
sản xuất và đời sống dân cư Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, tổng cầu suy giảm Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu
hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.Kết quả là tốc độ tăng trưởng GDP theo giá danh nghĩa năm 2012 chỉ còn 16,75%, thấp hơn rất nhiều so với năm 2011
Kinh thế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp Khủng
hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt Mặc dù có
một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa ổn định
Kinh tế thế giới năm 2014 biến động phức tạp với những sự kiện nóng kéo dài gây tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi kinh tế như sự bành trướng của Nhà nước Hồi giáo IS, đại dịch Ebola, bất ổn ở biển Đông, sự giảm sút đột ngột và rất mạnh của giá dầu
mỏ…Theo báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng Thế giới cho thấy kinh tế toàn cầu phục hồi chậm trong năm 2014 Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường
thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội Việt Nam Ở trong nước, các khó khăn,