Nhóm các cơ chế chính sách kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 71 - 75)

II. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦUTƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

1. Nhóm các cơ chế chính sách kinh tế-xã hộ

a) Tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường.

Một trong các động lực quan trọng khiến các doanh nghiệp phải quan

tâm tới đầu tư đổi mới công nghệ là sức ép cạnh tranh trên thị trường. Chỉ

với sức ép cạnh tranh, danh nghiệp mới thực sự chú ý tới việc cải tiến công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất với hy vọng tiếp tục đứng vững và phát triển trên thị trường. Vì vậy cần phải tiếp tục thực hiện những cải cách kinh tế vĩ mô, cải cách cơ cấu, hoàn thiện thể chế chế thị trường theo hướng tạo môi trường pháp lý kinh doanh bình đẳng, có tính cạnh tranh theo pháp luật, từng bước hình thành mặt bằng pháp lí và điều kiện đầu tư kinh doanh chung cho mọi loại hình doanh nghiệp, cụ thể là:

- Rà soát, nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi và hoàn chỉnh khung pháp lý hiện hành để đảm bảo sự ổn định, rõ ràng về môi trường đầu tư và công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư, đảm bảo sự bình đẳng trong hưởng thụ các chính sách khuyến khích đầu tư, trong tiếp cận các nguồn lực và cơ hội đầu tư kinh doanh cho mội loại hình doanh nghiệp. Trước mắt cần giảm các ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước xem xét lại chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, trong đố có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Thông qua luật cạnh tranh đồng thời xây dựng cơ chế kiểm soát độc quyền, chống độc quyền doanh nghiệp và giám sát có hiệu quả đối với các doanh nghiệp có ưu thế độc quyền nhằm hình thành khuôn khổ pháp luật về chính sách cạnh tranhvà kiểm soát độc quyền phù hợp với luật pháp kinh tế.

- Tiếp tục thúc đẩy quá trình hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế và mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chỉ thực thi chính sách bảo hộ "hợp lý " có điều kiện và thời hạn đối với một số sản phẩm trong nước, coi đây là nguồn quan trọng trong đổi mới công nghệ, vừa

là yếu tố tạo nên áp lực buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh quốc tế ngày càng cao. Đặc biệt, cần soát xét lại chính sách, biện pháp đầu tư nước ngoài, đáp ứng mục tiêu nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lẫn doanh nghiệp Việt Nam thông qua chuyển giao công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo kỹ năng công nghệ, nghiên cứu triển khai, đầo tạo kỹ năng công nghệ và quản lý, tránh bằng "chạy theo lao động rẻ " trong thu hút đầu tư nước ngoài.

- Đẩy nhanh thực hiện một mặt bằng pháp lý và điều kiện đầu tư chủ yếu cho các doanh nghiệp thuộc mọi thnàh phần kinh tế. Sớm sửa đổi bổ sung luật doanh nghiệp để áp dụng chung cho việc tổ chức và hoạt động của mọi loại hình doanh nghiệp, xây dựng luật khuyến khích đầu tư chung cho mọi thành phần kinh tế trên cơ sở luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước.Trước mắt, cần tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp quy dưới luật nhằm thực hiện đồng nhất các chế độ về thuế, giá thuế đất, giá cước dịch vụ, điện nước, cước phí vận chuyển, quy định rõ ràng và thống nhất các dự án được ưu tiên đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Tiếp tục triển khai nhanh, kiên quyết và hiệu quả các định hướng sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết giảm bao cấp, giảm bảo hộ đặc quyền đối với doanh nghiệp nhà nước, tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghệp nhà nước. Các DNNN được khuyến khích đi đầu trong đổi mới công nghệ, khẳng định hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của mình. Sớm triển luật doanh nghiệp nhà nước sửa đổi nhằm hình thành khung pháp lý về DNNN tự chủ, tự quyết định trong kinh doanh theo quan hệ cung cầu, nâng cao hiệu quả và tự chịu trách nhiệm của mình, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng quản trị và giám đốc trong việc quyết định đổi mới công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong hoạt

động nghiên cứu đổi mới công nghệ, liên kết với các thành phần khác trong việc thực hiện các dự án, chương trình đổi mới công nghệ .

b) Nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ.

- Triển khai có hiệu quả nghị quyết của chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2006-2010, kêu gọi và thu hút các công ty đa quốc gia vào Việt Nam, đặc biệt khuyến khích đầu tư khuyến khích đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ và đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, kêu gọi và tạo mọi điều kiện để tri thức Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia đầu tư đổi mới công nghệ ở Việt Nam.

- Sửa đổi Nghị định 1998 NĐ-CP về chuyển giao công nghệ cho phù hợp với thế hệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm chuyển giao công nghệ vào Việt Nam; tổ chức các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực đào tạo, nâng cao năng lực đào tạo chuyên gia của Việt Nam trong việc đánh giá công nghệ và tiếp thu công nghệ của các dự án đầu tư nước ngoaì. Sớm xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

- Ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm, năng lực và lợi ích trong việc tiếp thu công nghệ do phía đối tác và đầu tư nước ngoài chuyển giao. Thực hiện hàng năm khen thưởng, tuyên dương những doanh nghiệp, dự án đầu tư nước ngoài có thành công trong nghiên cứu đổi mới công nghệ.

c) Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, ngành và địa phương đối với công tác thúc đẩy đàu tư đổi mới công nghệ trong lực lượng cán bộ công nghệ, trong các tổ chức triển khai, trong doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.

- Thực hiện đánh giá năng lực công nghệ, tốc độ đổi mới công nghệ của một số lĩnh vực quan trọng, có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế quốc

dân, tiến hành đánh giá hiệu quả đầu tư của nhà nước cho các chương trình quốc gia về đổi mới công nghệ, chú trọng công tác quản lý quá trình đổi mới và phát triển công nghệ. Việc đánh giá cần do một cơ quan độc lập thực hiện, theo những tiêu chí xác định để đảm bảo tính khách quan và chính xác. - Cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao năng lực công nghệ của người lao động nước ta phát triển hệ thống dạy nghề phù hợp với xu thế phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới và nhu cầu của thị trường, mở rộng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Sớm nghiên cưú phương pháp giáo dục và đào tạo lực lượng cán bộ kỹ thuật công nghệ tại các trường đại học và dạy nghề, tạo thói quen đổi mới sáng tạo và chủ động trong hoạt động nghiên cứu của họ, gắn công tác đào tạo nghiên cứu khoa học của các trường đại học công nghệ với thực tiễn và nhu cầu của thị trường nhằm hình thành lực lượng nhiên cứu công nghệ có năng lực hiện đổi mới công nghệ ở nước ta.

- Từng bước chuyển chế độ biên chế sang chế độ hợp đồng lao động đối với cán bộ KH&CN, tạo điều kiện cho việc lưu chuyển cán bộ hình thành thị trường lao động trong hoạt động khoa học và công nghệ. Thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự đối với các tổ chức KH&CN trong việc quyết định tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cho thôi việc, xếp lương, cho thôi việc và các chế độ đãi ngộ khác đối với cán bộ công nhân viên.

- Đẩy mạnh việc tuyển chọn và gửi học sinh, sinh viên, cán bộ KH&CN đi vào tạo một cách đồng bộ ở các nước có trình độ KH&CN tiên tiến, trước mắt trong một số lĩnh vực công nghệ trọng điểm quốc gia phối hợp chặt chẽ giữa việc đào tạo với cơ quan sử dụng cán bộ KH&CN. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng đào tạo công nhân kỹ thuật (đặc biệt là công nhân có trình độ tay nghề cao) cho các ngành đang đầu tư nước ngoài và các ngành kinh tế -xã hội trọng điểm. Khuyến khích mở các trường đại học, viện nghiên cứu công nghệ quốc tế hoặc các khu vực tại Việt Nam. Thu

hút các viện nghiên cứu, trường đại học có uy tín của nước ngoài liên kết hoặc mở phân viện, phân hiệu hoặc tổ chức các chương trình đào tạo nguồn nhân lực KH&CN tại Việt Nam.

- Khuyến khích và thúc đẩy phong cách nghiên cứu hướng tơí đổi mới công nghệ của nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và triển khai các doanh nghiệp cũng như nâng cao nhận thức của xã hội về yêu cầu cần đổi mới công nghệ trong hoàn cảnh hiện nay, khuyến khích sự phối hợp, hợp tác giữa các đối tượng liên quan trong quá trình thực hiện nghiên cứu đổi mới công nghệ. Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phát động phong trào phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của cá nhân trong xã hội. Thực hiịen những biện pháp khuyến khích khen thưởg xứng đáng, kịp thời với những cá nhân, tập thể có thành tích trong nghiên cứu đầu tư đổi mới công nghệ đem lại lợi ích kinh tế-xã hội.

- Tến hành định kỳ đánh giá hiệu quả đầu tư nhà nước KH&CN nói chung, đầu tư đổi mới công nghệ nối riêng, tác động đầu tư cho công nghệ và khoa học tới nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế.

- Ban hành chính sách khen thưởng đối với cá nhân có thành tích KH&CN có giá trị và khoa học và thực tiễn cao, chính sách khuyến khích cán bộ KH&CN làm việc tại địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn chính sách sử dụng cán bộ KH&CN đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn có khẳ năng chuyên môn, sức khoẻ và tâm huyết với nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w