Nhóm cơ chế chính sách và giải pháp xây dựng và phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 75 - 79)

II. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦUTƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

2. Nhóm cơ chế chính sách và giải pháp xây dựng và phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam

trường KH&CN ở Việt Nam

Bên cạnh việc tạo môi trường đào tạo kinh doanh và phát triển thị trường KH&CN là một hướng quan trọng nhằm tạo động lực thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ để thị trường KH&CN phát triển ở nước ta, trong thời gian tới cần thực hiện:

a) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cần thiết cho thị trường công nghệ và khoa học vận hành.

- Ban hành văn bản pháp quy liên quan tới các vấn đề hiện đang rất bức xúc như : các giao dịch, hợp đồng mua bán, chuyển giao công nghệ làm rõ cơ sở pháp ký của doanh nghiệp khoa học công nghệ và hoạt động công ích, các doanh nghiệp hoạt động dịc vụ chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ mới được ban hành, phổ biến rộng rãi nghiên cưú để tạo điề kiện thuận lợi để thực hiện quá trình đăng ký sở hữu trí tuệ nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, giảm chi phí và thời gian đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nàh nước về tài chính- kế toán trong chuyển giao công ngệ sở hữu trí tuệ thị trường KH&CN nhằm tăng cườg đống góp của KH&CN vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.

- Tổ chức tốt tuyên truyền, phổ biến thông tin bằng nhiều hình thức về hệ thống pháp luật liên quan tới sở hữu trí tuệ cho các đối tượng liên quan, tạo thói quen trong xã hội về thực hiện pháp luật theo các giao dịch về công nghệ. Nâng cao năng lực và hiểu biết của cán bộ trong việc phát hiịen các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện bảo vệ có hiệu quả và hiệu lực thể chế xử lý các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện bảo vệ có hiệu quả trên thực tế quyền lợi của các cá nhân tổ chức đối với tài sản trí tuệ được pháp luật công nhận.

b) Thúc đẩy nhu cầu đổi mới công nghệ và nhu cầu đầu tư đổi mới công nghệ.

Bên cạnh việc tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật giữa các doanh nghiệp thuộc mội thành phần kinh tế, tiếp tục thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước cần có cơ chế chính sách "kích cầu " đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp như sau:

- Thực hiện tốt nghị định 119 về các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai (trong đó có đầu tư đổi mới công nghệ ) các doanh nghiệp được quyền mở rộng hợp tác ,liên

kết đầu tư đổi mới công nghệ với các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức: tự triển khai hoạt động nhgiên cứu và triển khai (thông qua thành lập các bộ phận nghiên cứu khoa học độc lập tại doanh nghiệp tự thành lập các công ty khoa học công nghệ, dịch vụ công nghệ trực thuộc ), liên kết với các viện, trường đại học đổi mới công nghệ góp vốn cổ phần vào các công ty đầu tư mạo hiểm, công ty dịch vụ công nghệ ...

- Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của nền kinh tế và xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp sớm có ngay đội ngũ các chuyên gia công nghệ có năng lực, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực công nghệ cao, bên cạnh việc hợp tác đặt hàng với các viện nghiên cứu, doanh nghiệp có thể thực hiện hình thức "thuê" chuyên gia công nghệ từ các viện nghiên cứu ở trong nước, nước ngoài để thực hiện các dự án đổi mới công nghệ của mình .

- Thúc đẩy việc triển khai và thực hiện Nghị định 90/2001NĐ-CP về phát triển DNNVV, ban hành chính sách hỗ trợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của mình thông qua các hình thức như: hỗ trợ vốn để thực hiện các dự án để đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, hỗ trợ các chuyên gia vẫn thực hiện các dịch vụ công nghệ, dịch vụ bảo hộ quuyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ...hỗ trợ các hiệp hội DNNVV tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thông tin công nghệ, đổi mới công nghệ.

- Sửa đổi nghị định 68-CP cho phép tổ chức nghiên cứu và triển khai của nhh nước thành lập doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động theo luật doanh nghiệp thay cho hoạt động theo luật DNNN để đầu tư thử nghiệm và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế cuộc sống. Ban hành nghị định về đổi mới cơ chế về hoạt động của tổ chức nghiên cứu và triển khai của nhà nước theo hướng chuyển các tổ chức nghien cứu khoa học công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp

phi lợi nhuận, các tổ chức này tự chủ về tài chính nhân lực được mở rộng hợp tác liên kết với các tổ chức các cá nhân trong nước và ngoài nước thực hiện các hợp đồng nghiên cứu đổi mới công nghệ và thực hiện nghĩa vụ theo luật định.

c) Phát triển mạnh hệ thống các tổ chức dịch vụ công nghệ thông tin, môi giới công nghệ.

- Nhà nước tăng cường đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở thông tin KH&CN hiện có, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin KH&CN quốc gia liên thông với quốc tế, khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin KH&CN trong và ngoài nước, khẳng định tình trạng lạc hậu về thông tin hiện nay của nước ta.

- Nhà nước tạo điều kiện và môi trường và pháp lý dể hình thành và phát triển các laọi hình doanh nghiệp dịch vụ công nghệ, thông tin công nghệ . Triển khai xây dựng mạng lưới thông tin công nghệ và đổi mới công nghệ ở trung ương và địa phương phục vụ các doanh nghiệp, đặc biệt có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và những đối tượng ở nông thôn, địa bàn khó khăn có điều kiện tiếp cậnvới thông tin công nghệ và đổi mới công nghệ. Xây dựng và phát triển các ngân hàng dữ liệu quốc gia về KH&CN, trước hết là thông tin liên quan tới các quốc gia về KH&CN, trước hết là các thông tin liên quan tới các kết quả nghiên cứu được hà nước cấp kinh phí, các thông tin về sở hữu trí tuệ, số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên thiên nhiên và tiềm lực về KH&CN tới người sử dụng, các thông tin về đổi mới công nghệ, chú trọng thông tin về đổi mới công nghệ, chú trọng thông tin phục vụ DNNVV, phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Tổ chức thường kỳ các cuộc thi sáng tạo và đổi mới công nghệ, triển lãm hội trợ sản phẩm công nghệ (chợ công nghệ) tại các trung tâm lớn trong phạm vi cả nước. Tổ chức các chương trình giới thiệu về sản phẩm công nghệ có giá trị trên các phương tiện thông tin đại chúng phát triển hệ thống dịch vụ cung cấp sản phẩm công nghệ trên phạm vi cả nước và tuỳ theo đặc

thù của từng địa phương, đồng thời có chính sách khuyến khích đặc biệt phát triển hệ thông dịch vụ cung ứng này tại các địa bàn nông thôn vùng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w