ĐÃ BAN HÀNH
Trong suốt những năm qua, Nhà nước đã nỗ lực không ngừng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặc dù Nhà nước đã ban hành và thực thi các chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, nhưng các cơ chế chính sách hiện hành vẫn đang bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp, hạn chế tác động của chúng đối với việc thúc đẩy doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân đầu tư đổi mới công nghệ như mục tiêu đã đề ra. Quan điểm KH&CN là nền tảng và động lực phát triển đất nước đã được khẳng didnhj trong các nghị quyết của Đảng nhưng trên thực tế chưa được các cấp, các ngành, các địa phương quán triệt đầy đủ và triển khai trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới công nghệ chậm được thế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật, việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách thiếu kiên quyết nên kết quả còn hạn chế. Quản lý nhà nước đối với khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thống KH&CN chưa được tách biệt rõ ràng, làm cho công tác quản lý các tổ chức KH&CN mang nặng tính hành chính. Cơ chế quản lý kinh tế chưa tạo môi trường thuận lợi cho phát triển khoa học và công nghệ. Cơ chế quản lý kinh tế hiện nay còn duy trì sự bao cấp gián tiếp của Nhà nước, độc quyền của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, làm cho các doanh nghiệp Nhà nước có tư tưởng ỷ lại, chưa quan
tâm đến ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN và đổi mới công nghệ. Thiếu cơ chế, chính sách gắn kết giữa KH&CN với sản xuất kinh doanh và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN đổi mới công nghệ.
1. Chính sách đầu tư
Cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước cho KHCN hiện nay chưa đảm bảo tác động thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao. Tính không hiệu quả thể hiện ở hầu hết các khâu trong chu trình đầu tư từ quyết định lĩnh vực đầu tư, lựa chọn đơn vị sử dụng nguồn vốn đầu tư, cơ chế quản lý nguồn vốn đầu tư và cơ chế đánh giá hiệu quả đầu tư. Cụ thể như sau:
- Đầu tư cho các hoạt động KHCN còn mang tính bình quân, dàn trải, thiếu một chiến lược rõ ràng. Chính sách đầu tư cho KHCN chỉ có thể đạt được mục tiêu phát triển KHCN nói chung và thúc đẩy đổi mới công nghệ nói riêng khi nó được xây dựng dựa trên một chiến lược dài hạn và tổng hợp. Trong nhiều trường hợp, chính sách đầu tư sẽ không đạt được mục tiêu đó nếu thiếu các chính sách bổ trợ khác. Ví dụ, đối với các chương trình ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, các chương trình nghiên cứu ứng dụng tiến bộ vào nông nghiệp phải gắn kết với việc nâng cao trình độ và khả năng tiếp thu của người nông dân và gắn với chính sách cung cấp các nguồn tín dụng cho họ.
- Đầu tư của nhà nước do KH & CN nói chung hiện chưa khuyến khích quá trình thương mại hoá sản phẩm công nghệ làm ra. Một là, các đề tài nghiên cứu về công nghệ chưa được đầu tư đủ điều kiện để thực hiện giải đoạn sản xuất thử ở qui mô bán công nghiệp. Do đó, nhiều kết quả nghiên cứu có triển vọng không được tiếp tục thực hiện giai đoạn sản xuất thử nghiệm, chỉ dừng lại ở mức sản xuất thử mẻ nhỏ, không đủ điều kiện đánh giá được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Điều này làm cho kết quả nghiên cứu trong nước chưa được ứng dụng nhiều trong sản xuất. Hai là, hiện chưa
có cơ chế tạo điều kiện cho mọi đối tượng có thể tiếp cận và sử dụng kết quả nghiên cứu đổi mới công nghệ. Ba là, quyền tác giả và quyền sở hữu đối với các sản phẩm nghiên cứu do nhà nước đầu tư kèm theo sự phân chia lợi ích giữa Nhà nước và các bên tham gia chưa rõ ràng, làm cản trở quá trình "luật hoá" quyền sở hữu đối với sản phẩm công nghệ từ nguồn vốn đầu tư của NSNN thông qua đăng ký bản quyền sáng chế, giải pháp hữu ích.v.v…
- Hiện nay, về cơ bản, cơ chế để lựa chọn đối tượng sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước chưa được hình thành. Chủ yếu, vốn được phân bổ theo dạng xin - cho, cấp phát tới các tổ chức NCTK và các doanh nghiệp của nhà nước. điểm đáng lưu ý là, cách thức Nhà nước hỗ trợ theo kiểu xin - cho đối với các chương trình thúc đẩy ứng dụng công nghệ đang trở thành một kênh bao cấp cho doanh nghiệp Nhà nước hon là hướng tí mục tiêu nâng cao năng lực công nghệ của cả nước. Việc này, vô hình chung lại góp phần bóp méo sự phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Ngoài ra, theo cơ chế hiện hành thì hầu như chỉ một số tổ chức NKCN và doanh nghiệp (ví dụ như các tổ chức KHCN của nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước) là có thể tiếp cận được với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Điều này làm cho các khoản đầu tư chưa đến tay người sử dụng hiệu quả nhất và không tạo dựng được môi trường cạnh tranh bình đẳng để các tổ chức KHCN thuộc mọi thành phần kinh tế cùng hoạt động. Cơ chế quản lý các chương trình quốc gia hiện nay còn nhiều bất cập. Nhiều chương trình quốc gia về đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao được thực hiện như một hình thức để "giải ngân" hơn là để đạt được mục tiêu nâng cao tiềm lực công nghệ và năng lực công nghệ vì sự phát triển. Chưa có sự phân công và phân nhiệm hợp lý giữa Ban chỉ đạo chương trình, các chủ đầu tư và Bộ KHCN.
- Nhìn chung, chúng ta chưa có cơ chế đánh giá thích hợp hiệu quả đầu tư cho khoa học công nghệ và lấy đó làm cơ sở để tiến hành các khoản đầu tư tiếp theo. Chính vì vậy, hiệu quả đầu tư chưa được cải thiện theo thời
gian. Ví dụ, một phần ngân sách nhà nước cho KHCN hiện đang tài trợ cho một số cơ quan nghiên cứu triển khai nhưng hàng năm chưa có cơ chế đánh giá hoạt động của các cơ quan này.
2. Chính sách thuế và tài chính doanh nghiệp
Công cụ khuyến khích về thuế chưa có tác động rõ rệt trong việc thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao do các nguyên nhân sau:
- Nhà nước đã ban hàng tương đối nhiều loại ưu đãi nhưng chưa phổ biến đầy đủ và kịp thơhì đến các đối tượng được hưởng ưu đãi nên tác động của các chính sách này còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa nắm được đầy đủ thông tin về chính sách, công cụ khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước.
- Phạm vi ưu đãi về thuế là tương đối rộng và các mức ưu đãi cũng tương đối cao. Tuy nhiên, những thủ tục để doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi đó lại phức tạp và rườm rà do đó không phát huy được tác dụng. Mặt khác đối tượng ưu đãi rộng cũng sẽ làm giảm tác dụng của chính sách ưu đãi.
- Đối tượng miễn giảm thuế tương đối nhiều trong khi chưa có qui định cụ thể hướng dẫn cách thức để xác định các đối tượng đó, dẫn đến tình trạng các cơ quan thuế vừa gây khó dễ cho các đối tượng được ưu đãi, vừa không xác định được đúng đối tượng ưu đãi. Mặt khác, những quy định không rõ ràng này còn tạo điều kiện cho các trường hợp tiêu cực, lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước xảy ra. Ngoài ra, chế độ hạch toán chi phí trong các tỏo chức nghiên cứu và triển khai của Nhà nước hiện nay chưa theo chuẩn mực hạch toán kinh doanh làmm cho các cơ quan thuế cũng gặp khó khăn khi xác định miễn giảm thuế.
- Các chính sách ữu đãi về thuế không có tác dụng đối với đối tượng không có tiềm lực tài chính (vốn) để thực hiện dự án đầu tư đổi mới công nghệ. - Văn bản chính sách chậm được hướng dẫn và thi hành. Văn bản quy định về khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ được ban hành năm 1999
(Nghịđịnh 119/CP) nhưng mãi đến năm 2002 mới có thông tư hướng dẫn và triển khai thực hiện.
- Những chính sách, biện pháp về thuế xuất nhập khẩu và các biện pháp phi thuế quan sẽ không còn sử dụng được trong thời gian tới, khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế.
- Đổi mới công nghệ nhanh đòi hỏi doanh nghiệp phải được phép khấu hao nhanh. Tuy nhiên, hiện nay, Nhà nước vẫn chưa có các qui định các trường hợp được phép áp dụng phương thức khâu hao nhanh.
3.Chính sách tín dụng
Các chính sách ưu đãi tín dụng cho đổi mới công nghệ mới chỉ được quy định trong các văn bản (trên "giấy tờ"); còn trên thực tế, các nhà khoa học và doanh nghiệp hầu như chưa được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi. Cụ thể như sau:
- Chế độ ưu đãi tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển chưa góp phần vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ. Trong tổng số các dự án được ưu đãi tín dụng, số dự án liên quan đến các hoạt động KHCN, đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao rất ít. Nguyên nhân một phần là do: những khoản ưu đãi này chỉ dành cho những dự án đầu tư đổi mới công nghệ lớn trong khi doanh nghiệp, nhất là tư nhân với tiềm lực có hạn chỉ có thể đầu tư từng phần và dần dần trong tổng thể dự án đầu tư lớn: thủ tục xin ưu đãi rườm ra và mất nhiều thời gian; các viện nghiên cứu không phải là đối tượng được nhận ưu đãi.
Hiện tại, chưa có một kênh tín dụng riêng cho đổi mới công nghệ (đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ). Thiếu cơ chế chính sách phát triển vốn đầu tư mạo hiểm và đầu tư mạo hiểm (Quỹ đầu tư mạo hiểm, vườn ươm công nghệ) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc biến những kết quả nghiên cứu thành sản phẩm công nghệ.
4. Cơ chế quản lý các tổ chức nghiên cứu và triển khai.
Các biện pháp gắn kết hành chính các tổ chức nghiên cứu ứng dụng của Nhà nước vào các tổng công ty trong thời gian qua đã không xuất phát từ nhu
cầu của tổng công ty và khả năng đáp ứng của các tỏo chức nghiên cứu ứng dụng. Chính vì vậy, nhiều tổ chức nghiên cứu này hiện nay lại trở thành gánh nặng của tổng công ty hơn là giúp cho tổng công ty tăng cường năng lực công nghệ. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi các cơ quan nghiên cứu ứng dụng sang cơ chế tự hạch toán chưa gắn liền với các cơ chế tạo điều kiện hỗ trợ ban đầu cho các tổ chức này, ví dụ như tiếp cận nguồn tín dụng, hỗ trợ về phát triển nhân lực.v.v..
5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Thời gian qua, Nhà nước đã có những chính sách phát triển nguồn nhân lực nhưng vẫn chưa đủ mạnh. Thứ nhất, việc nâng cao trình độ của nguồn nhân lực phải đi kèm với cơ chế sử dụng nguồn lực đó một cách hiệu quả. Cán bộ khoa học hiện nay vẫn được quản lý như quản lý một viên chức nhà nước, bó buộc và thụ động, không khuyến khích tính sáng tạo. Thứ hai, cán bộ có trình độ trong nhiều ngành công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới.v.v…hiện nay vẫn còn thiếu trầm trọng.
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCHTHÚC ĐẨY ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM GIAI THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2006-2010