24 6.4.1 Thực trạng của lực lượng lao động
Xét về số lượng lao động, Việt Nam có số lao động dồi dào và tỷ lệ lao động trẻ cao. Mức tăng bình quân dân cư trong độ tuổi lao động mỗi năm khoảng 1,4-1,5 triệu người, giá cả sức lao động ở Việt Nam vẫn được coi là tương đối rẻ
Tuy nhiên chất lượng và cơ cấu đội ngũ lao động nước ta còn nhiều điều bất cập yếu kém thể hiện qua các chỉ tiêu chính như: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động xã hội còn rất thấp, ước tính chỉ khoảng 16,5% ; cơ cấu lao động đã qua đào tạo rất bất hợp lý, cụ thể là tỷ lệ giữa đào tạo đại học, trung học và công nhân kĩ thuật theo cơ cấu : 1-1,5- 2,5 trong khi ở các nước phát triển trong khu vực là : 1-4-10. Điều đó dẫn đến tổng số lao động qua đào tạo đã ít, số công nhân kĩ thuật lại còn ít hơn so với thực tế. Hơn nữa chất lượng dạy nghề lại yếu, nhiều người tuy có bằng cấp chứng chỉ nhưng không được thị trường lao động chấp nhận, sử dụng.
Bảng 9: Cơ cấu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1999 2004
Tổng số lao động
Nghìn người 35866 37783 41313
Có chuyên môn Nghìn người 4414 5241 8768
% 12,31 13,87 21,23
Không có
chuyên môn
Nghìn người 31452 32542 32545
% 87,69 86,13 78,77
Nguồn: Niên giám thống kê - Bộ LĐTB- XH- 2004
Số liệu bảng trên cho thấy đến năm 2004 toàn quốc có 8.768 nghìn lao động có chuyên môn kĩ thuật, gồm các trình độ đào tạo từ sơ cấp đến sau đại học, so với tổng số cả nước chiếm 21,23%, và số lượng lao động không có chuyên môn kĩ thuật chiếm đến 78,77% tổng số lao động cả nước, đây là một thách thức lớn đối với nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn của các DNNVV.
Bên cạnh đó trong số hơn 20% lao động có chuyên môn thì chỉ gần 5% lao động có trình độ cao đẳng và đại học. Chủ doanh nghiệp có trình độ Đại học cũng chỉ khoảng 2%. Về cơ bản, đội ngũ này mới được hình thành những năm 90, còn thiếu kinh nghiệm nhiều mặt, từ kỹ năng quản lý đến hiểu biết về công nghệ và thị trường. Quy mô nhỏ lại luôn khó khăn về vốn nên hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ kinh phí để đầu tư, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
Đây là một lực cản mà tất cả các doanh nghiệp đều gặp và cần phải quyết tâm vượt qua vì sự tồn tại của bộ phận doanh nghiệp này trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Về phía các DNNVV, thiếu vốn đã làm họ không thể chủ động giải quyết nguồn nhân lực cho chính mình, ngay cả với những chủ doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Con đường chung mà các doanh nghiệp vẫn thực hiện là tìm lao động qua các Hội chợ việc làm.
Thực tế qua các Hội chợ việc làm được tổ chức gần đây cho thấy, mặc dù được tuyển chọn lao động trong điều kiện thị trường đầy ắp các cử nhân đang khát khao tìm việc, thì các doanh nghiệp cũng không phải dễ dàng tìm được những lao động phù hợp cho mình và nếu có tuyển dụng được thì cũng còn phải bỏ thời gian, kinh phí để đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu chuyên môn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên nhu cầu sử dụng lao động giỏi cũng chưa phải là động lực chính của các DNNVV. Tình trạng các lao động giỏi được đào tạo tốt đổ xô vào các công ty có vốn đầu tư nước ngoài diễn ra khá phổ biến, tại nhiều doanh nghiệp này còn diễn ra tình trạng những lao động đã tốt nghiệp đại học đảm nhiệm các vị trí lẽ ra bố trí cho các công nhân kĩ thuật trong khi các DNNVV trong nước do công nghệ thấp và để đảm bảo hạ giá thành sản phẩm đã chỉ sử dụng các lao động có tay nghề thấp, lao động phổ thông.
25 6.4.2 Thực trạng của các chủ DNNVV
Về cơ cấu trình độ của các chủ DNNVV theo kết quả điều tra thì 30% chủ doanh nghiệp xuất thân từ công nhân viên chức thuộc khu vực kinh tế nhà nước chuyển ra. Đây là đội ngũ phần nào đã có kinh nghiệm trong sản xuất, một số ít có tay nghề và trình độ quản lý.Khoảng 60% đã từng là chủ doanh nghiệp nhỏ hoặc đã hoạt động ở khu vực kinh tế cá thể, tư nhân có nghề truyền thống của gia đình. Đây là lực lượng khá lớn có kinh nghiệm nghề nghiệp nhưng trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán…còn thiếu.
Về trình độ chuyên môn thì trong số các chủ doanh nghiệp cứ 100 người thì có 1 người có trình độ trên đại học, 14 người có trình độ đại học hoặc tương đương.Hơn nữa trong số chủ doanh nghiệp có trình độ trung học hoặc đại học
thì chủ doanh nghiệp có trình độ đào tạo nghề phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, chỉ khoảng 7%.
Khoảng 30% chủ doanh nghiệp đã hoạt động kinh tế tư nhân, mặc dù chưa có nghề nhưng nhờ chính sách chế độ mới đã nắm cơ hội tạo lập cơ sở nâng cao hoặc phát triển doanh nghiệp thừa kế của gia đình. Chủ doanh nghiệp này phần lớn hoạt động ở khu vực dịch vụ, đặc biệt là may mặc, dịch vụ văn hoá, sữa chữa cơ khí, điện tử. Chủ doanh nghiệp có nghề phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp nhưng ở trình độ thấp, chủ yếu dựa vào đào tạo từ cơ sở dạy nghề tư nhân hoặc kèm cặp qua thực tế, hay được gia đình truyền lại. Có một số chủ doanh nghiệp loại này đã làm trong khu vực kinh tế nhà nước, nhưng khi lập doanh nghiệp kiến thức cũ không đáp ứng được mà phải tự học lại, hoặc nâng cao kiến thức qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Một số ít các chủ doanh nghiệp đã có quá trình đi làm cho các chủ doanh nghiệp khác từ khi còn ít tuổi, tự học nghề trong thực tế sau đó có vốn và tự đứng ra thành lập doanh nghiệp.
Qua tình hình, đặc điểm và trình độ của các chủ doanh nghiệp nói trên có thể thấy rằng đội ngũ các chủ doanh nghiệp có sự bất cập về trình độ. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này trước hết là do sự chuyển đổi về cơ chế quản lý, các DNNVV đang trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển và do vậy việc đào tạo chưa được chú ý đúng mức.
7.Các yếu tố đầu ra
Với trên 80 triệu dân và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra thị trường rộng lớn cho các sản phẩm đầu ra, kể cả các sản phẩm có chất lượng trung bình lẫn các sản phẩm các sản phẩm có chất lượng chưa cao.
Đối với thị trường trong nước : Với mức thu nhập bình quân đầu người thấp, đa phần người dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng trung bình đã mở ra khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu nội địa thay thế nhập khẩu. Có nhiều mặt hàng có chất lượng bằng thậm chí cao hơn sản phẩm nhập khẩu mà giá lại rẻ hơn, do tận dụng được ưu thế về giá nhân công rẻ và lợi thế về nguyên vật liệu…Tuy nhiên cũng có không ít mặt hàng các ấn phẩm trong nước đã bị hàng nhập khẩu hạn chế. Mặc dù hàng của nước ngoài nhập sang thị trường Việt Nam qua con đường tiểu ngạch, chưa phải là hàng xuất khẩu chất lượng cao nhưng nhiều mặt hàng của Việt Nam phải chịu mất thị phần
trước hàng Trung Quốc, Thái Lan…ngay tại thị trường Việt Nam do chất lượng và mẫu mã không bằng.
Bên cạnh đó sản phẩm của các DNNVV chưa đến được tay khách hàng còn là vì hệ thống các kênh lưu thông từ sản xuất đến tiêu dùng chưa được thực hiện hiệu quả. Trong thời gian qua, khâu này chủ yếu vẫn do tư thương làm nhiều mà những DNNVV thương mại tư nhân vẫn buôn bán theo kiểu phi vụ qua nhiều khâu trung gian. Điều đó dẫn đến tình trạng ép giá đầu vào, nâng giá đầu ra, tranh mua tranh bán và gây ra tình trạng khan hiếm hoặc dư thừa trên thị trường.Các nghiên cứu, dự báo thị trường, hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường còn yếu, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu tự phát. Chưa có biện pháp hỗ trợ DNNVV trong trường hợp sản xuất kinh doanh gặp rủi ro, việc quản lý thị trường còn sơ hở, dẫn đến tình trạng hàng lậu tràn lan, hàng giả gia tăng, gây thiệt hại không những cho người tiêu dùng mà còn cho cả người sản xuất. Còn đối với các DN thương mại nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế khác thì có khuynh hướng chú trọng tập trung nguồn lực để dự trữ và tiêu thụ hàng hoá ngoại hơn là tổ chức lưu chuyển hàng hoá trong nước. Vì vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước đã không phát triển đúng mức.
Đối với thị trường nước ngoài: Trong thời gian qua với nền kinh tế mở cửa, thương mại của Việt Nam đã có sự thay đổi như đa dạng hoá sản phẩm và mặt hàng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng ngày càng tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu chế biến sâu, giảm tỷ lệ hàng xuất khẩu thô, khai thác tiềm năng sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng truyền thống và nỗ lực tìm kiếm những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng mới chỉ giới hạn ở các sản phẩm như nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ…là những mặt hàng mang tính chất truyền thống. Sản phẩm của Việt Nam còn đơn điệu về mẫu mã và chủng loại, nguyên nhân chủ yếu là do chính sách thiếu khuyến khích và chưa thực sự quan tâm đầu tư đúng mức cho việc nghiên cứu cải tiến mẫu mã, thiết kế tạo mẫu mới phù hợp với thị hiếu nhu cầu của khách hàng. Hoạt động thiết kế mẫu mã đã có trong một số ngành như dệt may,da giày, thủ công mỹ nghệ và cơ khí xuất khẩu nhưng còn nhiều hạn chế. Nhiều DNNVV phải dựa vào mẫu do khách hàng gửi đến thậm chí cả tài liệu kĩ thuật và chỉ nghiên cứu làm theo đúng
catalogue, theo cách này giá sản phẩm không cao và doanh nghiệp Việt Nam bị động và yều thế trong đàm phán. Một số doanh nghiệp chủ động hơn cóp nhặt tổng hợp các mẫu mã đã được sử dụng để tạo thành sản phẩm nhưng nó không có giá trị sáng tạo và không đặc sắc. Hiện nay cán bộ thiết kế mẫu mã sản phẩm ở các DNNVV rất thiếu.Bên cạnh đó phương tiện phục vụ cho việc nghiên cứu thiết kế mẫu còn thiếu hơn, đặc biệt trong các doanh nghiệp nhỏ chủ yếu làm bằng thủ công.
Sản phẩm xuất khẩu dưới dạng thô và sơ chế vẫn chiếm tỷ lệ cao (60- 70%) trong tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu trong khi đó lao động ở các DNNVV nói chung đang dư thừa nhiều. Xuất khẩu sản phẩm thô không những có giá trị xuất khẩu thấp mà còn nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đặc biệt là hàng nông lâm thổ sản và khoáng sản.
Trong những năm gần đây tại các DNNVV việc đầu tư cho công nghiệp chế biến còn chưa tương xứng với tốc độ phát triển của những ngành sản xuất nguyên liệu, nhất là nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu. Thực tế cho thấy xuất khẩu hàng thô và sơ chế thì vốn ít, dễ tìm thị trường nhưng giá trị xuất khẩu thấp, còn xuất khẩu hàng đã qua chế biến thì cần vốn lớn và khó kiếm thị trường, nhiều khi sản phẩm xuất khẩu thô thì lãi nhưng đầu tư chiều sâu để xuất khẩu thì lại bị lỗ, do đó vốn và thị trường là hai khó khăn lớn hạn chế hoạt động của DNNVV hiện nay.
Chất lượng sản phẩm của Việt Nam còn kém, lại không ổn định do đó rất dễ bị mất khách hàng hàng.Và một điều đáng lo ngại đối với các DNNVV Việt Nam khi mà nhiều mặt hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam và thị trường quốc tế liên tục thay đổi mẫu mã mà giá cả lại không giảm .Ví dụ tại Cuba giá của xe đạp Việt Nam xuất khẩu từ 35-40USD một chiếc rất khó cạnh tranh với xe đạp Trung Quốc chỉ 30USD một chiếc, trong khi xe đạp của Trung Quốc có kiểu dáng đẹp hơn và tiện dụng hơn.
Nhìn chung các DNNVV Việt Nam chưa tìm được cho mình những sản phẩm độc đáo và chỉ mới dừng lại ở chỗ có gì gọi là thế mạnh của mình thì đem chào bán. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do DNNVV yếu kém về năng lực sản xuất và do nhà nước thiếu hệ thống chính sách hỗ trợ nói chung và hỗ trợ thương mại nói riêng đối với DNNVV trong nền kinh tế.