Môi trường kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của DNNVV Việt Nam (Trang 28)

Với các thành tích đã đạt được trong thời gian qua, Việt Nam được đánh giá là rất thành công trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh và nền kinh tế vĩ mô tương đối ổn định.

Cùng với chủ trương mở cửa nền kinh tế, Việt Nam cũng chủ trương mở rộng thị trường vốn, cho phép các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam tạo điều kiện cho các ngân hàng cổ phần phát triển, do đó mà ngày càng có nhiều nguồn vốn hơn cho các Doanh nghiệp vay đầu tư

Cân đối tích luỹ - tiêu dùng được cải thiện, tổng quỹ tiêu dùng vẫn tăng trưởng khá, bình quân khoảng 6,2%/ năm, tiêu dùng bình quân theo đầu người tăng gần 6%. Nhờ đó mà tích luỹ của nhân dân được cải thiện đáng kể, Quỹ tiết kiệm và tích luỹ tiếp tục được tăng nhanh để đảm bảo nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển.

Tài chính quốc gia có nhiều cải thiện, tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân trên 15%, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân hàng năm đạt gần 23% GDP. Nguồn thu ổn định từ sản xuất trong nước đã bước đầu tăng, tổng chi ngân sách nhà nước tăng bình quân 14,9%/ năm, tỷ lệ chi bình quân bằng 28% GDP, trong đó chi cho đầu tư phát triển bình quân đạt 30,2%.

Cân đối vốn đầu tư phát triển liên tục được cải thiện qua các năm,tỷ lệ huy động vốn đầu tư trong GDP tăng từ 34% năm 2001 lên 36,5% năm 2005,tổng vốn đầu tư trong 5 năm 2001-2005 tính theo giá năm 2000 vượt khoảng 16% so với kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư với sự phát triển của DNNVV Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w