1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH công nghệ phẩm thiên nam

121 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN : Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á B2B : Business to Business - Doanh nghiệp với doanh nghiệp BMI : Công ty khảo

Trang 1

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy TS Nguyễn Văn Dũng Các kết quả nghiên

cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây

Tác giả

Hà Thị Hằng

Trang 2

M ỤC LỤC Trang ph ụ bìa

L ời cam đoan

M ục lục

Danh m ục các từ viết tắt

Danh m ục các hình

Danh m ục các bảng

L ỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: 2

2.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: 2

2.2 Câu hỏi nghiên cứu: 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu: 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: 3

4 Phương pháp nghiên cứu: 3

5 Kết cấu luận văn: 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHI ỆP 5

1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng: 5

1.1.1 Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng: 5

1.1.2 Cấu trúc và thành phần của chuỗi cung ứng: 10

1.1.3 Phân biệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối, quản trị nhu cầu, logistics: 13

1.2 Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng: 14

1.3 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng trong giai đoạn hiện nay: 16

1.4 Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng: 17

1.4.1 Kế hoạch: 17

Trang 3

1.4.2 Cung ứng nguyên vật liệu, hàng hoá: 18

1.4.3 Sản xuất: 19

1.4.4 Giao hàng: 19

1.4.5 Tối ưu hoá tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp: 19

1.4.6 Kế hoạch giảm chi phí: 19

1.4.7 Dịch vụ khách hàng: 20

1.5 Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng: 20

1.5.1 Tiêu chuẩn “giao hàng”: 20

1.5.2 Tiêu chuẩn “chất lượng”: 21

1.5.3 Tiêu chuẩn “thời gian”: 22

1.5.4 Tiêu chuẩn “chi phí”: 24

1.6 Một số mô hình trong quản lý chất lượng chuỗi cung ứng: 24

1.6.1 Mô hình 5S: 25

1.6.2 Mô hình quản lý chất lượng toàn diện (TQM) 26

1.6.3 Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9000: 27

1.7 Một số bài học kinh nghiệm hoạt động chuỗi cung ứng ở một số công ty trên Thế Giới: 28

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ PHẨM THIÊN NAM 31

2.1 Tổng quan về công ty: 31

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 31

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty: 31

2.2 Tổng quan thị trường ngành bánh kẹo, socola: 32

2.2.1 Thị trường hoạt động của công ty: 32

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng của công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam: 33

2.2.3 Triển vọng dài hạn cho ngành bánh kẹo, sô cô la tại thị trường Việt Nam:34 2.2.4 Đối thủ cạnh tranh: 37

Trang 4

2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên

Nam: 39

2.3.1 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2012 -> 2014: 39

2.3.2 Thành tựu của công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam: 40

2.4 Phân tích các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng của công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam 41

2.4.1 Phân tích môi trường bên trong: 41

2.4.2 Phân tích môi trường bên ngoài: 42

2.5 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam: 44

2.5.1 Thực trạng về nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam: 44

2.5.2 Phân tích các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng: 56

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG T ẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ PHẨM THIÊN NAM 62

3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam: 62

3.2 Căn cứ và định hướng hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam: 62

3.2.1 Căn cứ và định hướng hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam: 62

3.2.2 Định hướng hoàn thiệt hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam 62

3.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam: 63

3.3.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện về việc lập kế hoạch, dự báo nhu cầu: 64

3.3.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện việc cung ứng sản phẩm 65

3.3.3 Giải pháp 3: Hoàn thiện việc đặt hàng 67

3.3.4 Giải pháp 4: Hoàn thiện công tác giao hàng 67

Trang 5

3.3.5 Giải pháp 5: Hoàn thiện về tối ưu hoá tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp:

68

3.3.6 Giải pháp 6: Quản lý hiệu quả chi phí trong công ty 70

3.3.7Giải pháp 7: Nâng cao vị thế và năng lực của doanh nghiệp để cũng cố quyền lực đối với các đối tác: 70

3.3.9 Giải pháp 8: Áp dụng 5S trong quản lý kho bãi tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam: 72

3.4 Kiến nghị: 75

3.4.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ và các cơ quan chức năng hữu quan: 75

3.4.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội ngành bánh kẹo: 77

K ẾT LUẬN 80 TÀI LI ỆU THAM KHẢO

PH Ụ LỤC

Trang 7

DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN : Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các Quốc gia

Đông Nam Á B2B : Business to Business - Doanh nghiệp với doanh nghiệp

BMI : Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International CAGR : Compounded Annual Growth rate - Tốc độ tăng trưởng hàng năm

kép CB-CNV : Cán bộ công nhân viên

CEO : Chief Executive Officer – Tổng giám đốc điều hành

GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

GTGT : Giá trị gia tăng

HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Points – Hệ thống quản lý an

toàn thực phẩm ISO : International Organization for Standardization - Tổ chức Quốc tế về

tiêu chuẩn hoá JIT : Just-In-Time - Hệ thống điều hành sản xuất

NPP : Nhà phân phối

SCM : Supply Chain Management - Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TPP : Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - Hiệp định

Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TQM : Total Quality Management – Quản lý chất lượng toàn diện

UNFPA : United Nations Population Fund - Quỹ dân số liên hợp quốc

Trang 8

VAT : Value Added Tax – Thuế giá trị gia tăng XNK : Xuất nhập khẩu

Trang 9

DANH M ỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 : Mô hình quản trị chuỗi cung ứng 09

Hình 1.2 : Dạng chuỗi cung ứng xuôi – ngược 11

Hình 1.3 : Các thành phần trong chuỗi cung ứng 12

Hình 1.4 : Những sự kiện lịch sử về quản trị chuỗi cung ứng 15

Hình 2.1 :Cơ cấu ngành kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam năm 2020 36

Hình 2.2 : Ngành hàng tiêu biểu tại Việt Nam 37

Hình 2.3 : Thị phần của thị trường bánh kẹo năm 2014 38

Hình 2.4 : Các sản phẩm mới của công ty Thiên Nam năm 2015 40

Hình 2.5 : Thương hiệu socola Beryl’s nổi tiếng tại Malaysia 46

Hình 2.6 : Các thùng hàng chỉ ghi loại hàng hoặc tên sản phẩm và HSD nhỏ khó nhận diện 55

Hình 2.7 : Nhãn decal sau khi sử dụng xong không được thu gom lại 56

Hình 3.1: Quy trình dự báo nhu cầu để đặt hàng 64

Trang 10

DANH M ỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012->2014 39

Bảng 2.2: Bảng trình độ lao động tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam 41

Bảng 2.3: Một số lỗi thường xảy ra trong quá trình giao hàng 49

Bảng 2.4: Hệ số vòng quay hàng tồn kho công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam 58

Bảng 2.5: Hệ số vòng quay khoản phải thu công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam 59

Trang 11

Về bản chất, quản trị chuỗi cung ứng là việc quy về một mối, thống nhất quản

lý và cộng tác giữa các bộ phận Trước đây, để bán một sản phẩm phải trải qua rất nhiều phòng ban, từ mua hàng đến bộ phận sản xuất, đến logistics, đến dịch vụ khách hàng Công việc đó vẫn đang diễn ra ở tất cả các công ty Tuy nhiên, người

ta nhận ra rằng việc không phối hợp linh hoạt giữacác phòng ban sẽ làm chuỗi cung ứng trở lên phức tạp Điều đặc biệt, công việc tối ưu khi đó sẽ trở thành tối ưu cục

bộ, dẫn đến lãng phí trong tổng thể doanh nghiệp Nó chẳng khác gì làm cầu mà không có đường thông xe, chẳng khác gì mua nguyên vật liệu giá rẻ chất đống ở đấy để rồi sản xuất thì cầm chừng

Quan trọng hơn, bấy lâu nay, logistics và chuỗi cung ứng là những vùng đất

mà rất ít doanh nghiệp Việt Nam đụng đến Hoặc có “đụng” thì chỉ là những lướt

nhẹ hơn là một cuộc đào xới, và tìm kiếm thực sự Điều này cũng dễ giải thích bởi

hai nguyên nhân chính: Th ứ nhất, các nhà điều hành (CEO, quản lý, ) nghĩ rằng

cần tập trung hơn cho marketing, cho bán hàng, cho khai phá thị trường Đặc biệt là trong bối cảnh doanh nghiệp đang yếu toàn diện từ marketing, đến bán hàng, đến phát triển thị trường, kênh phân phối Chưa nói đến dòng xoáy cạnh tranh không

ngừng nghỉ với đối thủ cạnh tranh trên thị trường Và doanh nghiệp vô tình quên

mất một vũ khí cạnh tranh thầm lặng đó là chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng thực sự

Trang 12

có thể giúp doanh nghiệp nhiều hơn ta tưởng trong cuộc chiến cạnh tranh đó Thứ hai, là thiếu thông tin, thiếu sự minh bạch trong toàn chuỗi cung ứng Khi hỏi một nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp về mức độ hiệu quả của chuỗi cung ứng mà

họ đang vận hành, thường thì câu trả lời là “Tốt, tôi chẳng thấy có vấn đề gì cả” Nhưng khi hỏi thêm “Tốt ở mức độ nào? Cơ sở nào anh/chị cho là tốt?” thì câu trả

lời sẽ rất chung chung Đấy cũng là căn bệnh chung của nhiều doanh nghiệp Việt Nam

Công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam nằm trong số các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng chuỗicung ứng Hoạt động của công ty còn mang tính riêng lẻ, chi phí cung ứng còn cao, thời gian giao hàng chậm Bên

cạnh đó, trong quá trình cung ứng sản phẩm đến khách hàng công ty vẫn còn để xảy

ra tình trạng thiếu hàng hoá, giao nhầm hàng Chính điều này đã làm giảm năng lực

cạnh tranh của Thiên Nam trên thị trường Để hoạt động hiệu quả và hạn chế được

những yếu kém nàythì công ty cần chú trọng đến công tác hoàn thiện chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình.Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài luận

văn: “Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam” để thực hiện

2 M ục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu:

2.1 M ục tiêu nghiên cứu của luận văn:

Từ lý luận và thực tế luận văn đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam

2.2 Câu h ỏi nghiên cứu:

Trong phạm vi đề tài của mình, luận văn sẽ tập trung giải quyết các câu hỏi cơ

bản sau:

Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng hiện nay tại công ty TNHH Công Nghệ

Phẩm Thiên Nam như thế nào?

Ưu và nhược điểm của hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty?

Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty là gì?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trang 13

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động chuỗi cung ứng của công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam và các khách hàng của công ty

3.2 Ph ạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Không gian: Tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam

- Thời gian: Khảo sát được tiến hành từ tháng 06/2015 đến 10/2015 và sử

dụng số liệu thứ cấp của công ty qua các năm

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này là phương pháp nghiên cứu định tính gồm:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu sách và các bài báo khoa học về chuỗi cung ứng

- Phương pháp thảo luận: Phỏng vấn ban lãnh đạo cấp trưởng, phó phòng, ban giám đốc và một số CB-CNV, một số khách hàng của công ty để xác định các nội dung

hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty

- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê thông qua thu thập số liệu có

sẵn, tiến hành lập bảng biểu, vẽ các đồ thị, biểu đồ để dễ dàng so sánh và đánh giá

nội dung cần tập trung nghiên cứu

- Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp suy diễn để lập luận và giải thích đặc điểm chuỗi cung ứng của công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam

Dữ liệu thu thập:

D ữ liệu thứ cấp: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty TNHH

Công Nghệ Phẩm Thiên Namnăm 2012 đến 09 tháng đầu năm 2015 và định hướng phát triển kinh doanh 2015 Các văn bản pháp lý có liên quan đến cơ chế hoạt động, chính sách của công ty Các số liệu dophòng kế toán Công ty TNHH Công Nghệ

Phẩm Thiên Nam cung cấp Bên cạnh đó cũng sử dụng các nguồn số liệu liên quan được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với độ tin cậy cao

D ữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua phiếu khảo sát ý kiến của các chuyên

gia là Ban lãnh đạo công ty Thiên Nam, các nhân viên trong công ty và một số

Trang 14

khách hàng lớn của công ty

5 K ết cấu luận văn:

Nội dung của luận văn được xây dựng thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Công Nghệ Phẩm Thiên Nam

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA

DOANH NGHI ỆP

1.1 T ổng quan về chuỗi cung ứng:

1.1.1 Chu ỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng:

1.1.1.1 Chu ỗi cung ứng:

Cách đây hàng trăm năm, Napoléon Bonaparte (1769-1821) – Hoàng đế nước Pháp -là một chiến lược gia bậc thầy và là vị tổng tướng lĩnh tài ba, ông đã

hiểu rõ về tầm quan trọng của những gì mà ngày nay chúng ta gọi là chuỗi cung ứng

hiệu quả Quan điểm của ông là nếu binh lính không được choăn đủ, quân đội sẽ không thể di chuyển.Người ta có thể thảo luận mọi kiểu chiến lược vĩ đại và cuộc

diễn tập chớp nhoáng nhưng không ai trong số chúng sẽ khả thi nếu không tìm ra trước hết cách thỏa mãn những nhu cầu cung cấp hàng ngày cho quân đội về nhiên

liệu, phụ tùng, thực phẩm, chổ trú ẩn và đạn dược Chính những hoạt động đó có vẻ

nhỏ lẻ của các sĩ quan hậu cần và đội ngũ cung ứng sẽ quyết định sự thành công của quân đội Ngày nay, triết lý đó vẫn đúng trong kinh doanh, nếu hậu cần mạnh thì công việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn

Thuật ngữ “Chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80 và trở nên phổ

biến trong những năm 90 Trước đó, các công ty sử dụng thuật ngữ như “hậu cần” (logistics) và “quản lý các hoạt động” (operations management) Cho đến nay, đã có

rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo chiều hướng tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chuỗi cung ứng” Trong nghiên cứu của luận văn, tác giả trích lược một số định nghĩa chuỗi cung ứng nhằm

củng cố cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của mình:

• “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà

sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, nhà kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” – “Supplychain management: strategy, planing and operation” (Chopra and Meindl,2001, p.16)

Trang 16

• “Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” – “Fundamentals of Logistics Management” (Lambert

và cộng sự, 1998, p.14)

• Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối

nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩmvà phân phối chúng cho khách hàng – “An introduction to supply chain management” (Ganesham và cộng sự, 1995)

Từ các định nghĩa trên tác giả rút ra về cơ bản chuỗi cung ứng bao gồm một hành trình liên kết giữa các nhân tố trong đó có 3 hoạt động cơ bản nhất gồm:

- Cung cấp: Tập trung vào các hoạt động mua nguyên liệu như thế nào? Mua

từ đâu và khi nào thì nguyên liệu được cung cấp nhằm phục vụ hiệu quả quá trình

sản xuất

- Sản xuất: Là quá trình chuyển đổi các nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng

- Phân phối: Là quá trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được phân phối đến khách hàng cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ một cách kịp thời và

hiệu quả

Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về chuỗi cung ứng, có thể kết luận

rằng: Chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của mỗi đối tượng có liên quan từ mua nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối cùng Nói một cách khác, chuỗi cung ứng của một mặt hàng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành phẩm sản phẩm cuối cùng và được phân phối

tới tay người tiêu dùng nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản, đó là: Tạo mối liên kết

với nhà cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng vì họ có tác động đến kết quả

và hiệu quả của chuỗi cung ứng, hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống

1.1.1.2 Qu ản trị chuỗi cung ứng:

Dựa theo cách tiếp cận nghiên cứu về chuỗi cung ứng đã đề cập, để hoạt động trong chuỗi diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng

rất cần thiết trong bất kỳ công đoạn nào trong chuỗi Nghiên cứu này trích lược một

số quan điểm của các nhà nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng, gồm:

Trang 17

Theo Mentzer và cộng sự (2001) định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng là một

hệ thống, sự hợp tác mang tính chiến lược của các chức năng kinh doanh truyền

thống và các sách lược kết hợp trong các chức năng kinh doanh trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện việc thực hiện mang tính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng

và của toàn bộ chuỗi cung ứng nói chung

Theo Viện quản trị cung ứng (2000) mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công.1

Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho,tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối cùng.2

Trong luận văn này, tác giả giới thiệu và giải thích tại sao các khái niệm, các công cụ và hệ thống hỗ trợ ra quyết định lại quan trọng cho việc quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng Nhưng quản trị chuỗi cung ứng thực chất là gì? Tác giả định nghĩa

nó như sau: Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách thích hợp và hiệu quả của nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc

với đúng yêu cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phụcvụ

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi cải tiến đồng thời các mức độ dịch

vụ khách hàng và tính hiệu quả các hoạt động nội bộ của công ty trong chuỗi cung ứng Dịch vụ khách hàng ở mức cơ bản nhất có nghĩa là luôn luôn đạt tỷ lệ đáp ứng

Trang 18

đơn đặt hàng cao, tỷ lệ giao hàng đúng thời hạn cao và tỷ lệ sản phẩm khách hàng

trả lại vì bất cứ lý do gì phải ở mức thấp Tính hiệu quả trong nội bộ công ty trong

một chuỗi cung ứng có nghĩa là các công ty này có tỷ số thu hồi vốn đầu tư vào hàng tồn kho và vào các tài sản khác hấp dẫn và họ có cách giảm thiểu các chi phí

sản xuất kinh doanh

Mỗi chuỗi cung ứng đều có một kiểu nhu cầu thị trường và các thách thức kinh doanh riêng nhưng các vấn đề về cơ bản giống nhau trong từng chuỗi Các công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng phải quyết định riêng và chung trong

5 lĩnh vực sau:

Sản xuất: Thị trường muốn loại sản phẩm nào? Cần sản xuất bao nhiêu và khi nào? Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất chính theo công suất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị

Hàng tồn kho: Ở mỗi giai đoạn trong một chuỗi cung ứng cần tồn kho những

mặt hàng nào? Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm?

Mục đích trước tiên của hàng tồn kho là hoạt động như một bộ phận giảm sốc cho tình trạng bất định trong chuỗi cung ứng Tuy nhiên, việc trữ hàng tồn rất tốn kém,

vì thế đâu là mức độ tồn kho và điểm mua bổ sung tối ưu?

Vị trí: Các nhà máy sản xuất và kho lưu trữ hàng cần được đặt ở đâu? Đâu là

vị trí hiệu quả nhất về chi phí cho sản xuất và lưu trữ hàng hoá? Có nên sử dụng các nhà máy có sẵn hay xây mới Một khi các quyết định này đã lập cần xác định các con đường sẵn có để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng

Vận chuyển: Làm thế nào để vận chuyển hàng tồn từ vị trí chuỗi cung ứng này đến vị trí chuỗi cung ứng khác? Phân phối bằng hàng không nói chung là nhanh chóng và đáng tin cậy nhưng thường tốn kém Vận chuyển bằng đường biển và xe

lửa đỡ tốn kém hơn nhưng mất thời gian trung chuyển và không đảm bảo Sự không đảm bảo này cần được bù bằng các mức độ trữ hàng tồn cao hơn

Thông tin: Phải thu thập bao nhiêu dữ liệu và chia sẻ bao nhiêu thông tin? Thông tin chính xác và kịp thời sẽ giúp lời cam kết hợp tác tốt hơn và quyết định đúng hơn Có được thông tin tốt, người ta có thể có những quyết định hiệu quả về

Trang 19

việc sản xuất, lưu trữ cái gì và bao nhiêu, về nơi trữ hàng và cách vận chuyển tốt

nhất

Tổng của các quyết định này sẽ xác định công suất và tính hiệu quả của chuỗi cung ứng của công ty Những gì mà công ty có thể làm và các cách mà nó có

thể thực hiện trong thị trường của mình đều phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu quả

của chuỗi cung ứng Nếu chiến lược của một công ty là phục vụ một thị trường

khổng lồ và cạnh tranh giá trần, tốt hơn hết công ty đó phải có một chuỗi cung ứng được tối ưu hóa với chi phí thấp nhất Công ty là gì và công ty có thể làm gì đều được định hình bởi chuỗi cung ứng và thị trường mà công ty phục vụ

Tóm lại: Dựa vào việc nghiên cứu một số quan điểm của các chuyên gia về

quản trị chuỗi cung ứng cho thấy đây là một phần nội dung không thể thiếu của chuỗi cung ứng Để chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp bền vững, hiệu quả và

thể hiện tính liên kết chặt chẽ thì chuỗi cung ứng ấy phải được tổ chức quản lý một cách khoa học, linh hoạt, trong điều kiện tối cần thiết là các thành phần trong chuỗi

phải liên kết, tương tác, hợp tác chặt chẽ với nhau Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn nhiều tài liệu chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng Nghiên cứu của luận văn này, tác giả sẽ tập trung phân tích sâu hơn về định nghĩa chuỗi cung ứng theo quan điểm Lambert và Mentzer

Hình 1.1: Mô hình qu ản trị chuỗi cung ứng

[Nguồn:Mentzer và cộng sự, 2001, tr.15]

Trang 20

Theo hình 1.1 thì chuỗi cung ứng là một hệ thống không chỉ bao gồm các doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối sản phẩm mà còn bao gồm hệ thống kho

vận, hệ thống bán lẻ và các khách hàng của nó Trong quá trình vận hành của chuỗi, đòi hỏi các nhà phân phối phải gia tăng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, như

vậy các nhà phân phối đóng vai trò là nhân tố chủ chốt có đặc quyền trong việc làm

chủ dòng thực tế và dòng thông tin trong chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng dần trở thành một nhân tố cốt lõi để doanh nghiệp vận hành tốt và phát triển Theo Lambert

et al (1998) thì chuỗi cung ứng không chỉ là một chuỗi của các doanh nghiệp với nhau, mà là mối quan hệ thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và quan

hệ giữa các doanh nghiệp với nhau Chuỗi cung ứng được hiểu là một chuỗi các sản

phẩm dịch vụ được liên kết chặt chẽ với nhau Chuỗi cung ứng như là một mạng lưới của các tổ chức có liên quan đến nhau, thông qua mối liên kết từ các hoạt động

nhỏ đến các hoạt động lớn và các hoạt động sản xuất tạo ra giá trị cho sản phẩm và

dịch vụ của người tiêu dùng cuối cùng Một cách trực tiếp hay gián tiếp, các mắt xích của chuỗi cung ứng tham gia vào hệ thống sản xuất, phân phối sản phẩm, dịch

vụ và chịu tác động của nhiều nhân tố

1.1.2 C ấu trúc và thành phần của chuỗi cung ứng:

Trong một chuỗi cung ứng, mỗi doanh nghiệp là một mắt xích của một hay nhiều chuỗi cung ứng khác nhau, chúng đan xen tạo thành mạng lưới phức tạp Trong một doanh nghiệp đều có những bộ phận chức năng phối hợp với nhau để

thực hiện mục tiêu của tổ chức, đó là những chuỗi cung ứng nhỏ bên trong Như

vậy, có thể hiểu rằng thông qua mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp cung ứng, phân phối, tiêu thụ tạo thành mối quan hệ bên ngoài chuỗi cung ứng Khi một tổ chức mô tả chuỗi cung ứng riêng của họ, họ thường tự xem xét như là một doanh nghiệp trung tâm để xác định nhà cung cấp và khách hàng Các nhà cung cấp và khách hàng trong chuỗi cung ứng có doanh nghiệp trung tâm được gọi là các thành viên của chuỗi cung ứng

1.1.2.1 C ấu trúc chuỗi cung ứng:

Chuỗi cung ứng liên kết nhiều doanh nghiệp độc lập với nhau, mỗi doanh

Trang 21

nghiệp có cấu trúc, tổ chức riêng bên trong tương ứng với đặc điểm hoạt động và

mục tiêu riêng Đồng thời, cấu trúc doanh nghiệp phải “mở” để liên kết hoạt động

với các thành viên khác thông qua mối quan hệ với khách hàng ở phía trước, nhà cung cấp ở phía sau và các doanh nghiệp hỗ trợ xung quanh Các doanh nghiệp thực

hiện các quá trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ được gọi là thành viên chính cuả chuỗi Stock và Lambert (2001) cho rằng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm, tư

vấn, cho thuê tài sản cho những thành viên chính gọi là các thành viên hỗ trợ

- Cấu trúc dọc của chuỗi:

Được tính bằng số lượng các lớp dọc theo chiều dài chuỗi, khoảng cách theo chiều dọc được tính là khoảng cách từ doanh nghiệp trung tâm đến khách hàng cuối cùng Hoạt động của doanh nghiệp trung tâm và những mối quan hệ của nó thường

là đối tượng được tập trung nghiên cứu khi tìm hiểu về chuỗi cung ứng

Hình1.2: D ạng chuỗi cung ứng xuôi – ngược

[Nguồn: Mentzer và cộng sự, 2001, tr54]

Theo hình 1.2 nếu lấy một tổ chức nào đó trong chuỗi làm hệ quy chiếu, xét đến hoạt động của các doanh nghiệp trước tổ chức đó – dịch chuyển nguyên vật liệu đến – được gọi là ngược dòng Những hoạt động của các doanh nghiệp phía sau tổ

chức – dịch chuyển sản phẩm ra ngoài – được gọi là xuôi dòng

1.1.2.2 Các thành ph ần cơ bản trong chuỗi cung ứng:

Trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc của chuỗi cung ứng, có thể nhận thấy rằng

một chuỗi cung ứng bất kỳ luôn bao gồm 3 thành phần cơ bản trong mối quan hệ

Trang 22

qua lại Thật vậy, theo Lambert (2001) cho rằng một chuỗi cung ứng bao gồm hệ

thống các thực thể và các kết nối giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng Hay

một chuỗi cung ứng về cơ bản bao gồm các thành phần đó là các pháp nhân (Các doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ), các tổ chức, các mạng lưới và các thể nhân Sự kết nối giữa các thành tố trên được xem là các kết nối hoặc các mối quan hệ Một định nghĩa khác của Hakansson và Snehota (1995) cho rằng trong phạm vi tiếp cận mạng lưới theo ngành thì các thành tố, các hoạt động và các nguồn lực đều được xác định

Hình 1.3: Các thành ph ần trong chuỗi cung ứng

[Nguồn: Mentzer và cộng sự, 2001, tr.232]

Theo hình 1.3 chuỗi cung ứng là sự dịch chuyển sản phẩm từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và cuối cùng đến khách hàng Song song đó là các dòng thông tin, dòng vật chất, dòng tiền dọc cả hai hướng của chuỗi này Trong thực tế, nhà sản xuất có thể nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và sau

đó cung ứng đến nhà phân phối, chính vì vậy đa số các chuỗi cung ứng thực sự là

mạng lưới (Network) Trong hình 1.3 cho thấy trong một chuỗi cung ứng có thể phân tích thành các thành phần cơ bản sau đây:

- Nhà cung cấp: Nhà cung cấp được xem như một thành viên bên ngoài doanh nghiệp – có năng lực sản xuất không giới hạn Tuy nhiên, bởi vì những nhân tố không chắc chắn trong tiến trình chuyển phát, nhà cung cấp có thể sẽ không cung

cấp nguyên liệu thô cho nhà sản xuất đúng lúc

- Nhà sản xuất: Bao gồm các nhà chế biến nguyên liệu ra thành phẩm, sử dụng

Trang 23

nguyên liệu và các sản phẩm gia công của các nhà sản xuất khác để làm nên sản

phẩm Trong luận văn này, nhà sản xuất chính là các doanh nghiệp sản xuất sô cô

la, bánh kẹo ở nước ngoài lựa chọn tuỳ thuộc vào năng lực và uy tín cung ứng của

họ

- Nhà phân phối: Là các doanh nghiệp mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản

xuất và phân phối các dòng sản phẩm sỉ đến khách hàng, còn gọi là các nhà bán sỉ

Chức năng chính của nhà bán sỉ là điều phối các dao động về cầu sản phẩm cho các nhà sản xuất bằng cách trữ hàng tồn và thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh để tìm

kiếm và phục vụ khách hàng Nhà phân phối có thể tham gia vào việc mua hàng từ nhà sản xuất để bán cho khách hàng, đôi khi họ chỉ là nhà mua giới sản phẩm giữa nhà sản xuất và khách hàng Bên cạnh đó, chức năng của nhà phân phối là thực hiện

quản lý tồn kho, vận hành kho, vận chuyển sản phẩm, hỗ trợ khách hàng và dịch vụ

hậu mãi Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu chính lànhà phân phối

- Nhà bán lẻ: Họ là những người chuyên trữ hàng và bán với số lượng nhỏ hơn đến khách hàng Trong luận văn này, họ là các cửa hàng bán lẻ, hệ thống siêu thị

- Khách hàng/Người tiêu dùng: Những khách hàng hay người tiêu dùng là

những người mua và sử dụng sản phẩm

1.1.3 Phân bi ệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối, quản trị nhu cầu, logistics:

1.1.3.1 Phân bi ệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối:

Kênh phân phối là một thuật ngữ thường được sử dụng trong marketing, kênh phân phối là quá trình chuyển hàng hoá từ nhà sản xuất đến khách hàng thông qua nhà phân phối, nó chỉ là một bộ phận của chuỗi cung ứng – là một phần của chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến khách hàng Như vậy, nói đến kênh phân phối

là nói đến hệ thống bán hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng

1.1.3.2 Phân bi ệt chuỗi cung ứng với quản trị nhu cầu:

Quản trị nhu cầu là quản lý nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ theo chuỗi cung ứng Nhu cầu có thể được quản lý thông qua cơ chế như là sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và phân phối Nhìn chung đây là những nhiệm vụ chủ yếu thuộc về marketing

Trang 24

Quản trị nhu cầu thì khá quan trọng nhưng thường hay bị bỏ sót trong quá trình

quản trị chuỗi cung ứng Nó thật sự là một bộ phận nhỏ trong quản trị chuỗi cung ứng và nó cần thiết cho việc kiểm soát các mức nhu cầu của hệ thống Chúng ta

phải xem xét quản trị nhu cầu có vai trò quan trọng như quản trị luồng nguyên vật

liệu và dịch vụ trong quản trị chuỗi cung ứng

1.1.3.3 Phân bi ệt chuỗi cung ứng với quản trị logistics:

Quản trị logistics được hiểu theo nghĩa rộng là quản trị chuỗi cung ứng Một

số nhà quản trị định nghĩa logistics theo nghĩa hẹp khi chỉ liên hệ đến vận chuyển bên trong và phân phối bên ngoài Trong trường hợp này thì nó chỉ là một bộ phận

của quản trị chuỗi cung ứng

Logistics là một lĩnh vực đang ở giai đoạn có nhiều sự quan tâm một cách

mới mẻđến nhà quản trị chuỗi cung ứng Logistic xuất hiện từ những năm 1960 khi

mà ý tưởng về logistic hiện đại cùng theo với các chủ đề tương tự như môn động

lực học công nghiệp đã nêu bật lên những tác động giữa các bộ phận của chuỗi cung ứng và chúng có thể ảnh hưởng đến quyết định của các bộ phận khác như trong quy trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp

1.2 L ịch sử phát triển chuỗi cung ứng:

Trong suốt thập niên 1950 và 1960, các công ty sản xuất của Mỹ áp dụng công nghệ sảnxuất hàng loạt để cắt giảm chi phí và cải tiến năng suất, trong khi ít chú ý đến việc tạo ra mốiquan hệ với nhà cung cấp, cải thiện việc thiết kế quy trình và tính linh hoạt, hoặc cải thiện chấtlượng sản phẩm

Trang 25

Hình 1.4: Nh ững sự kiện lịch sử về quản trị chuỗi cung ứng

Việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới diễn ra chậm chạp và lệ thuộc chủ yếu vào nguồn lực nội bộ, công nghệ và công suất Chia sẻ công nghệ và chuyên môn thông qua sự cộng tác chiến lược giữa người mua và người bán là một thuật ngữ

hiếm khi nghe trong giai đoạn bấy giờ Các quy trình sản xuất được đệm bởi tồn kho nhằm làm cho máy móc vận hành thông suốt và quy trì cân đối dòng nguyên

vật liệu, điều này dẫn đến tồn kho trong sản xuất tăng cao

Trong thập niên 1960 và 1970, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) và hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRPII) được phát triển và tầm quan trọng của quản trị nguyên vật liệu hiệu quả càng được nhấn mạnh khi nhà sản

xuất nhận thức tác động của mức độ tồn kho cao đến chi phí sản xuất và chi phí lưu

giữ tồn kho Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính làm gia tăng tính tinh vi của các phần mềm kiểm soát tồn kho dẫn đến làm giảm đáng kể chi phí tồn kho trong khi vẫn cải thiện truyền thông nội bộ về nhu cầu của các chi tiết cần mua cũng như nguồn cung

Thập niên 1980 được xem như là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cung ứng Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng lần đầu tiên sử dụng một cách rộng rãi trên nhiều tờ báo cụ thể là ở tạp chí vào năm 1982 Cạnh tranh trên thị trường toàn cầu

Trang 26

trở nên khốc liệt vào đầu thập niên 1980 (và tiếp tục đến ngày nay) gây áp lực đến các nhà sản xuất phải cắt giảm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với việc gia tăng mức độ phục vụ khách hàng Các hãng sản xuất vận dụngJIT và chiến lược

quản trị chất lượng toàn diện (TQM) nhằm cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu quả

sản xuất và thời gian giao hàng Trong môi trường sản xuất JIT với việc sử dụng ít

tồn kho làm đệm cho lịch trình sản xuất, các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy lợi ích

tiềm tàng và tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược và hợp tác của nhà cung

cấp- người mua- khách hàng Khái niệm về sự cộng tác hoặc liên minh càng nổi bật khi các doanh nghiệp thực hiện JIT và TQM

1.3 Vai trò c ủa quản trị chuỗi cung ứng trong giai đoạn hiện nay:

Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) có vai trò rất to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật

liệu, hàng hoá, dịch vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

Có không ít công ty đi gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược

và giải pháp SCM thích hợp Ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra các quyết định sai lầm như: chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi,tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối,

chồng chéo,…

Ngoài ra, SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị

hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place) Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa ra sản phẩm đến đúng nơi cần đến và đúng thời điểm thích hợp Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất

Hệ thống SCM hứa hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển Đây chính là chìa khoá thành công cho B2B Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp Hoạt động

Trang 27

này nhằm phục vụ cho những mục đích liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ

liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trường…) để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng Có thể nói, SCM là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản lý

chất lượng

1.4 N ội dung hoạt động của chuỗi cung ứng:

Trong đề tài nghiên cứu của tác giả tập trung nghiên cứu nội dung hoạt động

của chuỗi cung ứng trong nội bộ doanh nghiệp bao gồm 7 vấn đề chính Những vấn

đề này được sắp xếp trình tự thể hiện quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng: Kế

hoạch, cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, giao hàng, tối ưu hoá tổ chức trong nội

bộ doanh nghiệp, kế hoạch giảm chi phí và dịch vụ khách hàng

1.4.1 K ế hoạch:

Kế hoạch là một phần quan trọng và là phần khởi đầu trong chuỗi cung ứng

Để có được các hoạt động tiếp theo của chuỗi cung ứng thì cần phải có một kế

hoạch xuyên suốt quá trình hoạt động của chuỗi Dựa vào kế hoạch này, các nhà

quản trị chuỗi cung ứng cân đối nhu cầu nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất sao cho

tối ưu với chi phí thấp nhất để sản xuất sản phẩm với chất lượng cao và giao hàng đúng tiến độ cho khách hàng Hay đối với các doanh nghiệp nhập khẩu xây dựng kế

hoạch nhập hàng hoá phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo lượng tồn kho thích hợp

Kế hoạch có 2 loại kế hoạch: Kế hoạch theo yêu cầu từ khách hàng và kế

hoạch với sự hợp tác từ khách hàng

- Kế hoạch theo yêu cầu từ khách hàng: Một công ty dù lớn hay nhỏ cũng đều phải ước lượng và dự báo trước các nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của mình để lập kế hoạch cần sản xuất, lưu trữ nhằm phục vụvà thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, giảm thiểu tồn kho và chi phí hoạt động Để xác định được nhu cầu thị trường, công ty cần phải thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu Mỗi khâu trong chuỗi cung ứng cần phải có dự báo trước về nhu cầu tương lai và kế hoạch của khâu này

sẽ là dữ liệu cho các khâu tiếp theo của chuỗi để lập kế hoạch cho bộ phận của mình Thông tin dự báo nhu cầu của thị trường trong thời gian 6 tháng hay 1 năm

Trang 28

được thu thập từ bộ phận nghiên cứu thị trường, bộ phận bán hàng Bộ phận này sẽ

dự báo, phân tích về nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng trong tương lai để đưa ra những con số và xu hướng tiêu dùng Thông tin này được chuyển tới các bộ phận để dựa vào đó lập kế hoạch cho các khâu tiếp theo, sản

xuất ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng

- Kế hoạch với sự hợp tác từ khách hàng:Ngoài cách dự báo nhu cầu và

sắp xếp kế hoạch sản xuất dựa trên những dự báo, phân tích về nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng trong tương lai gần, công

ty còn còn có thể đưa ra các dự báo chính xác hơn nhờ sự hợp tác của khách hàng Khách hàng cung cấp số lượng dự báo sẽ đặt hàng trong một khoảng thời gian nào

đó có thể là 1 tháng, 6 tháng hay 1 năm…Điều này giúp giảm được các khâu thu

thập số liệu, phân tích số liệu để có được kết quả dự báo đồng thời tăng mức độ chính xác của kế hoạch Cho dù những dự báo này đưa ra và khách hàng không phải

chịu trách nhiệm tài chính trên dự báo đó thì nó cũng rất hữu ích cho công ty trong

việc dự báo xu hướng và nhu cầu trong tương lai

1.4.2 Cung ứng nguyên vật liệu, hàng hoá:

Khâu cung ứng nguyên vật liệu/hàng hoá trong chuỗi cung ứng đảm trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu/hàng hoá phục vụ cho sản xuất ra sản phẩm hoặc cung ứng sản phẩm ra thị trườngđáp ứng nhu cầu của khách hàng Cung cấp nguyên

vật liệu, hàng hoá bao gồm hai nhiệm vụ chính là lựa chọn nhà cung cấp và quản lý

tồn kho

Các nhà quản trị chuỗi cung ứng phải chọn lựa nhà cung cấp nguyên vật liệu

phục vụ cho sản xuất hoặc cung cấp hàng hoá phục vụ cho khách hàng Một nhà cung cấp tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán, dịch vụ tốt cho từng loại hàng hoá

Quản lý tồn kho cũng là một khâu quan trọng trong cung ứng nguyên vật

liệu/hàng hoá phục vụ cho sản xuất hoặc bán hàng Quản lý tồn kho được coi là hiệu

quả khi hàng hoá được cung cấp đúng lịch, đúng chất lượng đồng thời đảm bảo hàng tồn kho ở mức quy định của công ty.Một nhà cung cấp tốt sẽ đáp ứng được

Trang 29

nhu cầu về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán, dịch vụ tốt cho từng loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, hàng hoá phục vụ cho bán hàng

1.4.3 S ản xuất:

Sản xuất là việc tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng Để

tạo ra sản phẩm tốt và giao hàng đúng hạn, đúng số lượng cho khách hàng cần phải

có một kế hoạch sản xuất hợp lý Kế hoạch sản xuất đó cần phải cân đối nguồn lực

về nhân công máy móc, nguyên vật liệu các yêu cầu về chất lượng, số lượng năng

suất sản phẩm…hơn nữa kế hoạch sản xuất cần phải có yếu tố linh động trong đó,

tức cần phải có kế hoạch phụ đi kèm khi kế hoạch chính không thực hiện được

Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm thì đây là khâu hoàn thiện sản

phẩm sản phẩm trước khi cung ứng ra thị trường Ví dụ: khâu đóng gói, dán tem

phụ hàng hoá nhập khẩu của các công ty nhập khẩu

1.4.4 Giao hàng:

Đối với công ty sản xuất: thành phẩm sau khi sản xuất được vận chuyển tới kho lưu trữ, đối với công ty phân phối hàng hoá sẽ được nhập về và chờ phân phối

tới tay người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối của công ty.Ở một số công ty

việc này thường do bộ phận logistic thực hiện và đôi khi nó được thực hiện bởi bên

thứ ba khi công ty không có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này

1.4.5 T ối ưu hoá tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp:

Tối ưu hoá tổ chức nội bộ doanh nghiệp là việc sử dụng các công cụ quản lý

để ngăn ngừa sự thất bại của hệ thống hoạt động nhằm tối ưu hoá hiệu quả hoạt động của hệ thống thông qua việc giảm chi phí hoạt động và chi phí vốn

Chuỗi cung ứng đưa ra các nhà quản lý cái nhìn tổng quan và cách tiếp cận toàn bộ hoạt động của hệ thống, thông qua phân tích và thu thập dữ liệu của chuỗi cung ứng để tìm ra nguyên nhân và hiện tượng của vấn đề trong hoạt động của doanh nghiệp, giảm bớt các khâu, các hoạt động thừa của chuỗi cung ứng

1.4.6 K ế hoạch giảm chi phí:

Giảm chi phí vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ của chuỗi cung ứng Chi phí trong chuỗi cung ứng cần phải được đánh giá, lập kế hoạch, kiểm soát và định

Trang 30

lượng Chi phí cho chuỗi cung ứng không chỉ có nguồn gốc từ nguyên vật liệu, hoạt động trong chuỗi mà còn phát sinh từ các mối quan hệ trong chuỗi Nếu các mắt xích quan hệ trong chuỗi cung ứng mạnh khoẻ và trôi chảy thì không có chi phí phát sinh nhưng nếu một trong các mắt xích đó có vấn đề thì chi phí của chuỗi sẽ tăng do

một mắt xích bị gián đoạn thì các mắt xích khác sẽ bị ảnh hưởng theo Do đó, mục tiêu của các nhà quản trị chuỗi cung ứng là duy trì hoạt động thông suốt của chuỗi

một cách tốt nhất

1.4.7 D ịch vụ khách hàng:

Dịch vụ khách hàng là công cụ quảng cáo tuyệt vời, là khoản đầu tư có lợi cao cho doanh nghiệp, bởi khi khách hàng hài lòng về dịch vụ của doanh nghiệp, họ không chỉ mua thường xuyên hơn, họ sẽ kể cho người khác về dịch vụ tuyệt vời của doanh nghiệp bạn cung cấp một cách trung thực và tin cậy mà không có bất cứ kênh

quảng cáo nào có thể làm được điều đó

Khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, các doanh nghiệp cũng

phải tìm cách để đáp ứng nhu cầu đó nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp mình Đây là quá trình cung cấp các lợi ích gia tăng cho chuỗi cung ứng của công ty với chi phí thấp và hiệu quả cao, là quá trình tiếp xúc làm hài lòng của khách hàng sau khi đã mua sản phẩm của công ty, giữ khách hàng cũ lôi kéo khách hàng mới

Dịch vụ khách hàng được thực hiện không chỉ sau khi giao hàng tới khách hàng mà còn phải thực hiện ngay cả trước và trong khi giao dịch với khách hàng

1.5 Các tiêu chu ẩn đo lường hiệu quảthực hiện chuỗi cung ứng:

Theo Hồ Tiến Dũng (2009, tr.385) đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng là công

việc rất cần thiết nhằm hướng đến việc cải tiến và đặt mục tiêu cho việc cải tiến chuỗi cung ứng Có 4 tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng đó là: Giao hàng, chất lượng, thời gian và chi phí

1.5.1 Tiêu chu ẩn “giao hàng”:

Tiêu chuẩn này được đề cập đến việc giao hàng đúng hạn được biểu hiện

bằng tỷ lệ phần trăm của các đơn hàng đảm bảo yêu cầu, cụ thể:được giao đầy đủ về

Trang 31

số lượng, chủng loại và đúng thời gian khách hàng yêu cầu trên tổng số đơn hàng

Chú ý rằng các đơn hàng không được tính là đảm bảo yêu cầukhi chỉ có một

phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng không có hàng đúng thời gian yêu

cầu Đây là một tiêu thức rất chặt chẽ, khắt khe và khó nhưng nó đo lường hiệu quả

thực hiện trong việc giao toàn bộ đơn hàng cho khách hàng khi họ yêu cầu

1.5.2 Tiêu chu ẩn “chất lượng”:

Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thoả mãn của khách hàng về sản phẩm Đầu tiên chất lượng có thể được đo lường thông qua những điều mà khách hàng mong đợi

Thông thường, người ta rất dễ chấp nhận ý tưởng cho rằng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm là phải tập trung cải tiến và nâng cao đặc tính kỹ thuật, sự hoàn thiện của sản phẩm Quan niệm này sẽ dẫn đến xu hướng đầu tư vào đổi mới dây chuyền sản xuất, công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm Trong nhiều trường hợp, quan niệm này tỏ ra đúng đắn, nhất là khi sản phẩm đang được

sản xuất ra với công nghệ quá lạc hậu Tuy nhiên, chất lượng đã vượt ra khỏi phạm

vi của sản phẩm Doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng và nhờ

những sản phẩm tốt mà được khách hàng tín nhiệm Song muốn thật sự được người tiêu dùng tín nhiệm, thì cùng với sản phẩm tốt, doanh nghiệp còn phải thực hiện

một loạt dịch vụ cần thiết khác như: bảo hành, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ và các dịch vụ phụ trợ khác

Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm tốt mà còn phải giúp khách hàng giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong khi sử dụng Ví dụ: khi những

sản phẩm đầu tiên của Nhật Bản bán ra thị trường nước ngoài, khách hàng không

thể đọc được các bảng hướng dẫn sử dụng vì nó viết bằng tiếng Nhật, nhưng sau đó

họ đã rút kinh nghiệm bổ sung thêm tiếng anh và các ngôn ngữ khác, giờ đây hàng hóa của Nhật đã được chấp nhận nhiều hơn ở nước ngoài

Một tiêu chuẩn đánh giá liên quan mật thiết với chất lượng là lòng trung thành của khách hàng, tiêu chuẩn này có thể được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm khách hàng vẫn mua hàng sau khi đã mua ít nhất một lần.Lòng trung thành của

Trang 32

khách hàng là điều mà các công ty cần quan tâm để đạt được, bởi vì tìm kiếm khách hàng mới thì tốn kém hơn nhiều so với việc giữ chân khách hàng hiện tại Mặt khác, các công ty cần so sánh lòng trung thành và mức độ hài lòng của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh khác, từ đó họ xem xét cải tiến chuỗi cung ứng của công ty một cách liên tục đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt hơn

1.5.3 Tiêu chu ẩn “thời gian”:

Chỉ tiêu để đo lường tiêu chuẩn thời gian của chuỗi cung ứng là hệ số vòng quay hàng tồn kho Hệ số này thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng

lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm Hệ số này lớn cho thấy tốc

độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì

tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao

phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng

Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Số dư hàng tồn kho cuối kìDoanh thu

Hoặc:

Hệ sốvòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Trung bình hàng tồn kho trong kì

Trang 33

Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = Vòng quay hàng tồn kho365

Một chỉ tiêu tiếp theo để đo lường tiêu chuẩn thời gian của chuỗi cung ứng là

thời gian thu hồi công nợ nó đảm bảo cho công ty có lượng tiền để mua sản phẩm

và bán sản phẩm tạo ra vòng luân chuyển hàng hoá Vòng quay các khoản phải thu

phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt Hệ số này là một thước

đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ

Vòng quay các khoản phải thu = Bình quân các khoản phải thuDoanh thu

Khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn còn chiếm dụng của doanh nghiệp Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiền cho khoản phải thu này thì coi như lượng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm

dụng mới không còn nữa Việc chiếm dụng vốn này thoạt nhìn không mấy quan

trọng, vì theo logic thông thường, khách hàng nợ rồi khách hàng cũng sẽ phải trả cho doanh nghiệp, không trả lúc này thì trả lúc khác, cuối cùng thì tiền vẫn thuộc về doanh nghiệp Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu khách hàng chiếm

dụng ngày càng cao, trong khi đó do yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp cần tăng lượng hàng sản xuất, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng mua nguyên vật liệu, kéo theo yêu cầu phải có lượng tiền nhiều hơn, trong khi thời điểm đó lượng tiền

của doanh nghiệp không đủ và đáng ra nếu khách hàng thanh toán những khoản nợ

với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có đủ số tiền cần thiết để mua đủ số lượng nguyên vật liệu/hàng hoá theo yêu cầu Do đó, trong trường hợp này, doanh nghiệp

phải đi vay ngân hàng để bổ sung vào lượng tiền hiện có hoặc chỉ sản xuất, cung ứng với số lượng tương ứng với số lượng nguyên vật liệu/hàng hoá được mua vào

từ số tiền hiện có của doanh nghiệp, điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Nói chung, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu

Trang 34

hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra

sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất Ngược lại, nếu hệ

số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong

việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này

Từ chỉ số vòng quay các khoản phải thu ta tính được số ngày thu tiền bình quân bằng cách lấy số ngày trong kỳ chia cho vòng quay các khoản phải thu Ngược

lại với chỉ số vòng quay các khoản phải thu, chỉ số ngày thu tiền bình quân càng

nhỏ thì tốc độ thu hồi công nợ phải thu của doanh nghiệp càng nhanh

1.5.4 Tiêu chu ẩn “chi phí”:

Có hai cách để đo lường chi phí:

- Cách 1: Công ty đo lường tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân

phối, chi phí tồn kho và chi phí công nợ,… Thường những chi phí riêng biệt này thuộc trách nhiệm của những nhà quản lý khác nhau và vì vậy không giảm được tối

đa tổng chi phí

- Cách 2: Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu

quả giá trị gia tăng và năng suất sản xuất Phương pháp đo lường hiệu quả như sau:

Hiệu qu ả = Doanh số− chi ph í nguy ên vật liệu Chi ph í lao động + chi ph í qu ản lýTheo chỉ tiêu đánh giá này, hoạt động chuỗi cung ứng có hiệu quả khi doanh

số công ty tăng lên và chi phí giảm xuống.Việc quản lý tốt các loại chi phí trong quá trình vận hành chuỗi cung ứng sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được những tổn

thất, tiết kiệm chi phí và đảm bảo việc hoạt động một cách hiệu quả

1.6 M ột số mô hình trong quản lý chất lượng chuỗi cung ứng:

Trang 35

1.6.1 Mô hình 5S:

Khái ni ệm:

5S methodology: Là phương pháp bắt nguồn từ Nhật Bản vào đầu những năm 1980 thế kỷ XX Năm 1986, 5S được phổ biến ở nhiều nước như Singapore, Trung Quốc, Ba Lan Được đưa vào Việt Nam khi Nhật mở rộng đầu tư và Vikyno là công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng 5S từ năm 1993

N ội dung tiêu chuẩn 5S:

5S là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc Nó được viết

tắt của 5 từ trong tiếng Nhật gồm: Seiri (整理 Sàng lọc), Seiton (整頓 Sắp xếp), Seiso (清掃 Sạch sẽ), Seiketsu (清潔 Săn sóc), và Shitsuke (躾 Sẵn sàng) Cụ thể:

SEIKETSU - Săn sóc, giữ gìn

Ý nghĩa: Duy trì nơi làm việc thật tiện nghi, hiệu quả bằng cách lập lại thường xuyên 3S trên

Trang 36

tiến 5S ngăn chặn sự xuống cấp của nhà xưởng, tạo sự thông thoáng cho nơi làm

việc, đỡ mất thời gian cho việc tìm kiếm vật tư, hàng hoá, hồ sơ cũng như tránh sự

nhầm lẫn Người làm việc cảm thấy thoải mái, làm việc có năng suất cao và tránh được sai sót Các thiết bị sản xuất hoạt động trong môi trường phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng an toàn

1.6.2 Mô hình qu ản lý chất lượng toàn diện (TQM)

Khái ni ệm:

Chất lượng toàn diện nhằm quản lý chất lượng sản phẩm trên quy mô để có

thể thoả mãn nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nó bao gồm nhiều chuẩn mực từ kiểm tra chất lượng đến cuối cùng quản lý chất lượng tức là các bước phát triển nói trên đều thoả mãn Để có được chất lượng toàn diện phải sử dụng nhiều biện pháp

N ội dung TQM:

Nhóm chất lượng là biện pháp khai thác trí tuệ của từng cá nhân cũng như

tập thể rất có hiệu quả, động viên mọi ngời tham gia vào công việc

Phối hợp chặt chẽ để thoả mãn nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như chất lượng thông tin, đào tạo, thái độ, tác phong chính sách và mục tiêu, công

cụ và nguồn lực

Định kỳ so sánh kết quả việc áp dụng với mục tiêu đề ra

Quản lý mọi phương diện như kỹ thuật, tài chính

T ầm quan trọng của TQM:

Cơ sở của phương pháp TQM là ngăn ngừa sự xuất hiện của các khuyết tật,

trục trặc về chất lượng ngay từ đầu Sử dụng các kỹ thuật thống kê, các kỹ năng của

quản lý để kiểm tra, giám sát các yếu tố ảnh hưởng tới sự xuất hiện các khuyết tật ngay trong hệ thống sản xuất từ khâu nghiên cứu, thiết kế, cung ứng và các dịch vụ khác liên quan đến quá trình hình thành nên chất lượng dịch vụ và sản phẩm

Trang 37

1.6.3 Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9000:

Khái niệm:

ISO: là chữ viết tắt của Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organization for Standardization) Là tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ chính là tổ

chức nghiên cứu xây dựng, công bố các tiêu chuẩn (không có giá trị pháp lý bắt

buộc áp dụng) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau

ISO 9000: Là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do ISO ban hành ISO 9000 được coi là công nghệ quản lý mới qua đó giúp cho mỗi tổ chức có

khả năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng thỏa mãn khách hàng và lợi ích

của tổ chức hay mang lại hiệu ứng chức năng của tổ chức Đó cũng là cơ sở để tổ

chức duy trì cải tiến nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động

N ội dung QLCL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9000:

ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như chính sách chất lượng, thiết kế triển khai sản phẩm và quá trình cung ứng, kiểm soát quá trình, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và

dịch vụ (trừ lĩnh vực điện và điện tử), không phân biệt loại hình - quy mô - hình

thức sở hữu của doanh nghiệp

T ầm quan trọng khi áp dụng ISO 9000:

Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế, vấn đề quản lý chất lượng sản

phẩm và dịch vụ là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp Ðể đạt được điều này, các doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn ISO 9000

Việc thực hiện ISO 9000 là biện phápnhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy nội lực, củng cố lòng tin của khách hàng, cải thiện quan hệ đầu tư và mở

rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế

Trang 38

1.7M ột số bài học kinh nghiệm hoạt động chuỗi cung ứng ở một số công ty trên

Th ế Giới:

Kinh nghi ệm của National Semiconductor: Trong hai năm qua, hãng

National Semiconductor giảm chi phí phân phối 2,5%, rút ngắn thời hạn giao hàng đến 47% và gia tăng doanh số 34% bằng việc đóng cửa 6 nhà kho trên toàn thế giới

và vận chuyển bộ vi mạch bằng đường hàng không đến cho khách hàng từmột trung tâm phân phối hàng mới ở Singapore

Dĩ nhiên, bằng cách chuyển đổi phương tiện vận tải, National Semiconductor gia tăng chiphí vận chuyển một cách đáng kể Việc gia tăng này được bù đắp nhờ

việc giảm thiểu chi phí tồnkho thông qua việc chuyển đổi từ một hệ thống phân

phối trung tâm với nhiều nhà kho đến mộthệ thống trung tâm với duy nhất một nhà kho Ví dụ này thúc đẩy việc trả lời câu hỏi: Sự cânbằng thích hợp nào giữa chi phí

tồn kho và chi phí vận tải?

Kinh nghi ệm của Nabisco,Inc: Nabisco, Inc phân phối 500 loại bánh và

hơn 10.000 loại kẹo cho hơn 80.000 khách hàng và tiêu tốn hơn 200 triệu USD mỗi năm cho việc vận chuyển Đáng tiếc là có quá nhiều xe tải chở hàng đến hoặc xuất phát từ nơi đến với công suất 50% Trong một chương trình thí điểm gần đây, Nabisco chia sẻ nhà kho và xe chở hàng với 25 nhà sản xuất khác, bao gồm Dole và Lea & Perins Trong một cuộc kiểm tra bao gồm 8.000 đơn hàng, các cửa hàng tập hoá của Lucky giảm chi phí tồn kho đến 4,8 triệu USD Bản thân Nabisco tiết kiệm 78.000 USD cho chi phí vận chuyển và tổng chi phí của các nhà sản xuất tham gia vào thử nghiệm là gần 900.000 USD

Dĩ nhiên, kiểu hợp tác này với các công ty khác cần một hệ thống thông tin tân tiến và hàm chứa nhiều rủi ro Vậy, hệ thống nào là cần thiết để đảm bảo sự thành công của việc hợp tác này? Khi nào một công ty nên đảm trách kiểu đối tác

phức tạp này?

Kinh nghi ệm của Wal-Mart: Vào năm 1979, Kmart là một trong số những

công ty hàng đầu trong ngành bán lẻ, với 1.891 của hàng và doanh số trung bình

mỗi cửa hàng là 7,25 triệu USD Vào thời gian đó, Wal-Mart chỉ là một nhà bản lẻ

Trang 39

nhỏ ở miền Namvới 229 cửa hiệu và doanh thu bình quân khoảng một nửa so với

cửa hàng của Kmart Trong 10 năm, Wal-Mart đã thay đổi chính bản thân mình; Vào năm 1992, Wal-Mart đạt kỷ lục về doanh số cao nhất cho mỗi mét vuông diện tích cửa hàng, vòng quay tồn kho lớn nhất và lợi nhuận hoạt động lớn nhất trong

cửa hàng bán lẻ chiết khấu Ngày nay Wal-Mart là nhà bán lẻ lớn nhất và lợi nhuận cao nhất trên toàn thế giới Thực ra, vào năm 1999, Wal-Mart chiếm gần 5% chi tiêu về bán lẻ của toàn nước Mỹ Wal-Mart đã thực hiện được điều đó như thế nào?

Khởi điểm chính là nhờ tập trung thường xuyên vào việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; Mục tiêu của Wal-Mart là đảm bảo cho khách hàng có được hàng hóa

bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu họ muốn và xây dựng cấu trúc chi phí cho phép có

một mức giá cạnh tranh Yếu tố then chốt để đạt được mục tiêu này là tạo ra cách

thức giúp công ty bổ sung tồn kho trên cơ sở chiến lược về tồn kho Việc này được

thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật về hậu cần có tên gọi là dịch chuyển chéo(cross-docking) Trong chiến lược này, hàng hóa liên tục được phân phối đến các kho hàng của Wal-Mart, từ đây chúng được gửi đến các cửa hàng mà không tồn kho Chiến lược này làm giảm đáng kể chi phí bán hàng của Wal-Mart và giúp nó đưa ra mức giá thấp cho khách hàng

Nếu chiến lược dịch chuyển chéo rất hữu ích cho Wal-Mart, tất cả các công

ty có nên sử dụng cùng một chiến lược? Thực ra, nhiều nhà bán lẻ thành công vận

dụng các chiến lược phân phối khác nhau: một số giữ tồn kho tại kho hàng trong khi

một số khác vận chuyển trực tiếp đến các cửa hàng

Trang 40

TÓM T ẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày tất cả nội dung lý thuyết về chuỗi cung ứng sẽ được áp

dụng làm cơ sở lý thuyết trong luận văn Các nội dung chính trong chương này cụ

thể bao gồm: Trình bày các khái niệm về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng,

nội dung hoạt động chuỗi cung ứng, các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng, phương pháp 5S trong quản lý chất lượng, một số bài học kinh nghiệm về chuỗi cung ứng

của một số công ty trên Thế Giới Những nội dung trên sẽ được vận dụng để làm cơ

sở phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng của công ty TNHH Công Nghệ

Phẩm Thiên Nam Từ đó rút ra ưu điểm và nhược điểm của hoạt động chuỗi cung ứng hiện tại của công ty Đồng thời những kiến thức cơ bản này cũng là nền tảng để tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty

Ngày đăng: 13/03/2017, 19:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w