Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng của công ty năm 2009.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc dẩy tiêu thụ tăng doanh thu tại công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 39 - 42)

hàng của công ty năm 2009.

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá là một trong những kế hoạch tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nó là cơ sở để nhà quản trị lập ra nhiều kế hoạch khác. Do đó, hàng năm công ty đều lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hoá để trên cơ sở đó xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Thực chất của việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là việc dự đoán số lượng hàng hoá sẽ tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, giá cả sản phẩm trong kỳ kế hoạch, trên cơ sở đó xá định số doanh thu về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong năm. Để quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá diễn ra dễ dàng, thuận lợi nhất thiết

phải lập kế hoạch tiêu thụ một cách chính xác, cụ thể. Thông qua kế hoạch đó công ty mới có thể tổ chức kinh doanh nói chung và tổ chức tiêu thụ hàng hoá nói riêng theo đúng định hướng đã định. Nếu công tác tiêu thụ không được kế hoạch hoá chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sẽ thụ động cũng sẽ không phù hợp với cầu do đó hiệu quả kinh doanh thấp. Còn nếu thiếu kế hoạch tiêu thụ hàng hoá hoặc kế hoạch đó không chính xác sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt kế hoạch khác của công ty như kế hoạch về vốn lưu động, kế hoạch về tiền lương, về lao động khiến cho quá trình kinh doanh diễn ra bất thường, mất cân đối và xa rời thực tế.

Như vây kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá là kế hoạch cần thiết cho mỗi công ty trước khi bước vào tổ chức hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên việc lập kế hoạch như thế nào để đạt hiệu quả cao còn tuỳ thuộc vào trình độ phân tích, đánh giá tinh hình của mỗi công ty.

Trước sự quan trọng của công tác lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá của mình, “Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu” đã phân tích tình hình, đặc điểm tiêu thụ hàng hoá của mình để lựa chọn phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá cả năm, hàng quý, hàng tháng.

- Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty:

Thông qua báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm năm trước, các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết của công ty với khách hàng trước thời điểm lập kế hoạch, kết quả nghiên cứu thị trường, các báo cáo của các đại lý trên toàn quốc cung cấp định kỳ hàng tháng, hàng quý…Các số liệu dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm cùng loại với sản phẩm của công ty trên báo, tạp chí, chỉ tiêu được giao của Bộ thương mại.

Căn cứ vào chiến lược kinh doanh, thị trường mục tiêu, khả năng biến động của nguồn vốn, kế hoạch lưu chuyển của báo cáo năm trước và năng lực sản xuất hiện có của công ty.

Khả năng cung ứng hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh và mặt hàng thay thế, công ty phân loại các tiêu thức khác nhau như khu vực địa lý, chủng loại sản phẩm… nhằm phục vụ hoạt động nghiên cứu thị trường.

Từ công tác kế hoạch đó công ty đã lập và đề ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho công ty, công ty xác định: bán hàng là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất, là mục tiêu của hoạt động kinh doanh cho nên các hoạt động khác phải phục vụ cho việc bán hàng để thu được nhiều khách hàng, giảm chi phí bán hàng từ đó hiệu quả kinh doanh sẽ cao.

Thời điểm để công ty lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho cả năm kế hoạch thường là vào giữa quý IV của năm báo cáo. Đây là thời điểm thích hợp để công ty xem xét quá trình sản xuất và tiêu thụ sản lượng các mặt hàng năm báo cáo, từ đó lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho năm kế hoạch sao cho phù hợp. Thực tế công ty dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng sử dụng mặt hàng nào nhiều tại một thời điểm nhất định để có được kế hoạch tiêu thụ khoa học và chính xác.

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2009:

- Cột “Tên sản phẩm” được lập theo nhóm các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu của công ty, các loại sản phẩm này được chia thành 2 nhóm. Nhóm sản phẩm tiêu thụ trong nước và nhóm sản phẩm xuất khẩu.

- Cột “Đơn giá bình quân” được lập căn cứ vào giá bán bình quân của các loại mặt hàng theo nhóm mặt hàng vào cuối năm báo cáo và kết quả của việc nghiên cứu tình hình thị trường, những biến động bất thường của giá cả để tính cho năm sau.

- Cột “Số lượng” là số lượng sản phẩm công ty dự kiến tiêu thụ năm kế hoạch tương ứng với các đơn vị tính.

- Cột “Doanh thu dự kiến” được lập bằng số sản phẩm ở cột số lượng nhân với đơn giá bình quân tương ứng ở cột đơn giá bình quân theo đơn vị tính cho từng mặt hàng.

Bảng 2.2: KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM NĂM 2009

Tên sản phẩm ĐVT Đơn giá BQ

(triệu đồng)

Số lượng Doanh thu

dự kiến (triệu đồng) 1. Các SP SX từ gỗ bán nội địa m3 3,14 3.500 11.000.000.000 2. Gỗ và các sản phẩm gỗ m3 15,71 700 11.000.000.000 3. Gỗ dán xuất khẩu m3 4,44 4.500 20.000.000.000 4. Sắt thép Tấn 10 4.500 45.000.000.000

5. Sắn lát, ngô, đậu tương Tấn 2,33 150.000 350.000.000.000 6. Cồn Ethanol xuất khẩu Tấn 10,6 3.300 35.000.000.000 7. Ô tô, xe máy Chiếc 8,18 5.500 45.000.000.000

8. KD dịch vụ, khách sạn 1.500.000.000

9. KD khác 1.500.000.000

Tổng 520.000.000.000

Việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty năm kế hoạch như vậy là khá chi tiết, cụ thể cho từng sản phẩm. Phương pháp như thế là phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty, đặc điểm sản phẩm của công ty. Dựa trên các hợp đồng kinh tế đã được kí kết và những dự đoán về nhu cầu của thị trường tương lai công ty đã lập ra kế hoạch tiêu thụ cụ thể cho chu kì sản xuất mới.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc dẩy tiêu thụ tăng doanh thu tại công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 39 - 42)