1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN

116 257 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Quản trị chuỗicung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp từ việchoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từnguyên liệu th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-o0o -LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

ĐOÀN MINH ĐỨC

Hà Nội – 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-o0o -LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN

Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số:60340102

Họ và tên: Đoàn Minh Đức Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Minh

Hà Nội – 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các

số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúngquy định Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích mộtcách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Các kết quảnày chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác

Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2017 Người viết

Ký Tên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình theo học chương trình đào tạo cao học với chuyên ngànhQuản trị kinh doanh tại trường Đại học Ngoại Thương, tôi đã nhận được sự giúp đỡnhiệt tình của các thầy, cô giáo của Khoa Sau Đại Học cũng như của Trường Với sựgiúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Minh và các thầy, cô giáo trong Trường,đến nay Luận văn tốt nghiệp chương trình cao học của tôi đã được hoàn thành

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Minh đã dànhnhiều thời gian, công sức hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.Chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Khoa Sau Đại Học, các chuyên gia, cácđồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tuy đã có cố gắng, nhưng do vốn kiến thức của tôi còn hạn chể nên khôngtránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành

đề tài luận văn tốt nghiệp, rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy

cô, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu này

Xin trân trọng cảm ơn !

Trang 5

Hà Nội – 2017 2

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC i

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT iv

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 7

1.1Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 7

1.1.1 Chuỗi cung ứng 7

1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng 8

1.2Thành phần và cấu trúc của một chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp 9

1.2.1 Thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng 9

1.2.2 Cấu trúc của chuỗi cung ứng 13

1.3Mục tiêu và vai trò của chuỗi cung ứng 16

1.3.1 Mục tiêu của chuỗi cung ứng 16

1.3.2 Vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế 17

1.4Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp 19

1.4.1 Hoạt động hoạch định 20

1.4.2 Hoạt động thu mua 22

1.4.3 Hoạt động sản xuất 24

1.4.4 Hoạt động phân phối 26

1.5Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng 27

1.5.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng” 27

1.5.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng” 27

1.5.3 Tiêu chuẩn “Thời gian” 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN 30

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Tecomen 30

Trang 6

2.1.2 Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi 31

2.1.3 Chiến lược phát triển của Tập đoàn Tecomen 31

2.1.4 Cơ cấu tổ chức 32

2.1.5 Kết quả họat động sản xuất kinh doanh của công ty 32

2.2 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen 33

2.2.1 Hoạt động hoạch định 33

2.2.2 Hoạt động thu mua 38

2.2.3 Hoạt động sản xuất 46

2.2.4 Hoạt động phân phối 52

2.3 Phân tích các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng 63

2.3.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng” 63

2.3.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng” 65

2.3.3 Tiêu chuẩn “Thời gian” 66

2.4 Đánh giá chung về hoạt động chuỗi cung ứng tại Tecomen 67

2.4.1 Những ưu điểm 67

2.4.2 Những nhược điểm 70

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TECOMEN VIỆT NAM 73

3.1 Những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 73

3.1.1 Những cơ hội và thách thức 73

3.1.2 Những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 74

3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động hoạch định tại công ty cổ phần Tecomen 77

3.2.1 Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch tồn kho dự trữ an toàn 77

3.2.2 Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch sản xuất 78

3.2.3 Hoàn thiện quy trình theo dõi đơn hàng 79

3.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua tại công ty cổ phần Tecomen 80

3.3.1 Giải pháp nâng cao năng lực nhân viên, quản lý chuỗi cung ứng 80

3.3.2 Đa dạng hóa nguồn cung cấp nội địa và xây dựng mối quan hệ liên minh với nhà cung cấp 82

3.3.3 Nâng cao năng lực của nhà cung cấp hiện tại 84

Trang 7

3.4.2 Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp 86

3.4.3 Đẩy mạnh thiết kế sản phẩm mới và nâng cao danh mục sản phẩm 89

3.5 Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động phân phối tại công ty cổ phần Tecomen 90

3.5.1 Hoàn thiện quy trình nghiên cứu thị trường 90

3.5.2 Hoàn thiện hoạt động giao hàng 92

3.5.3 Hoàn thiện cơ chế quản lý đại lý 93

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 99

Trang 8

EOQ (Economic Order Quantity) Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bảnERP (Enterprise Resources Planning) Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh

nghiệpFIFO (First In Fist Out) Nhập trước, xuất trước

QC (Quality Control) Phòng quản lý chất lượng

RFID (Radio Frequency Identification) Công nghệ nhận dạng bằng tần số radio

SC (Supply Chain) Chuỗi cung ứng

SCM (Supply Chain Management) Quản trị chuỗi cung ứng

TQM (Total Quality Management) Quản trị chất lượng toàn diện

Trang 9

Bảng 2.1: Bảng kết quả kinh doanh qua các năm 33

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát nhân tố kế hoạch 38

Bảng 2.3: Sản lượng dự kiến một số mặt hàng phục vụ mục đích marketing 2017 39

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát nhân tố cung ứng nguyên vật liệu 46

Bảng 2.5: Tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm lõi, vải bao xưởng lõi công ty cổ phần Tecomen 49

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát nhân tố sản xuất 51

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát nhân tố giao hàng 55

Bảng 2.8: Thống kê kết quả giao hàng của nhà cung cấp từ 2014 – 2017 64

Bảng 2.9: Tổng hợp tình trạng giao hàng trong năm 2016 của Karofi 65

Bảng 3.1 Các vấn đề và các giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng công ty cổ phần Tecomen 76

DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Hình các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng 9

Hình 1.2: Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản 13

Hình 1.3: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình 16

Hình 1.4: Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng 20

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Tecomen 32

Hình 2.2: Quy trình kiểm tra sản phẩm đầu vào công ty cổ phần Tecomen 44

Hình 2.3: Quy trình Lập kế hoạch sản xuất phân xưởng Nhựa, Lõi, Inox 48

Hình 2.4: Quy trình giao hàng 53

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu thị trường theo 6 bước 90

DANH MỤC PHƯƠNG TRÌNH Phương trình 2.1: Số ngày tồn kho công ty cổ phần Tecomen 67

Phương trình 2.2: Chu kỳ kinh doanh công ty cổ phần Tecomen 67

Trang 11

Hoạt động chuỗi cung ứng sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạtđộng của doanh nghiệp Những doanh nghiệp lớn đã tiên phong sử dụng chuỗicung ứng của mình để tạo ra những lợi thế nhất định Tuy nhiên nhiều ngườivẫn chưa hiểu hết và hiểu đúng về quản trị chuỗi cung ứng, để có thể áp dụngđược vào thực tế.

Chương 1 luận văn đã trình bày tất cả nội dung lý thuyết có liên quan sẽđược áp dụng làm cơ sở lý thuyết Các nội dung chính trong chương này baogồm: trình bày các khái niệm về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, môhình hoạt động chuỗi cung ứng, tác dụng, vai trò của chuỗi cung ứng, các hoạtđộng của chuỗi cung ứng, các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗicung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng Những nộidung trên sẽ được vận dụng để từng bước phân tích hoạt động chuỗi cung ứngcủa công ty cổ phần Tecomen từ đó rút ra ưu điểm và hạn chế về tình hình hoạtđộng chuỗi cung ứng hiện tại Đồng thời những kiến thức cơ bản này cũng làmnền tảng để dựa vào đó đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứngcủa công ty

Chương 2 trình bày tất cả thực trạng nội dung hoạt động chuỗi cung ứngcủa công ty cổ phần Tecomen và những ưu điểm, hạn chế của hoạt động chuỗicung ứng này Các hoạt động của chuỗi cung ứng của công ty nói chung đãchứng tỏ hiệu quả của nó đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty Tuy nhiên, chuỗi cung ứng của công ty cũng còn nhiều hạn chế nhất định cầnphải hoàn thiện Thị trường máy lọc nước ngày càng cạnh tranh quyết liệt vớinhiều đối thủ có năng lực cạnh tranh mạnh, để nâng cao hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng,công ty cần có định hướng và phối hợp toàn diện giữa các bộ phận có liên quantrong chuỗi cung ứng

Vận dụng kiến thức về chuỗi cung ứng trong chương 1 và tình hình thực tếcũng như điểm mạnh và yếu của chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Tecomen

Trang 12

chuỗi cung ứng của công ty Các giải pháp thực hiện được đưa ra dựa trên phântích thực trạng hiện tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng tạicông ty Các giải pháp phải được thực hiện đồng bộ, đúng đối tượng và các dựbáo phải được thường xuyên theo dõi Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứnghiện nay là một việc làm khó khăn đòi hỏi sự quyết tâm của ban giam đốc vàtoàn thể người lao động trong công ty Với những giải pháp, kiến nghị, đề xuấtnày hi vọng được công ty xem xét, áp dụng nhằm xây dựng một hệ thống quản

lý chuỗi cung ứng tốt hơn, hiệu quả hơn, tiết giảm chi phí và mang lại lợi íchhơn cho các khách hàng của công ty

Trang 13

bộ phận trong tổ chức phải nỗ lực tham gia và hoàn thành tốt phần việc của mìnhhướng tới mục tiêu duy nhất là phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.

Khái niệm chuỗi cung ứng đã được hình thành và phát triển mạnh ở Việt Namtrong nhiều năm vừa qua Chuỗi cung ứng liên kết các bên liên quan từ nhà cungcấp, đơn vị vận tải, doanh nghiệp, khách hàng thành một khối thống nhất Tấc độthay đổi và sự tiến triển của thị trường đã khiến các công ty cần hiểu rõ về chuỗicung ứng mà họ tham gia và hiểu được vai trò của họ Công ty nào biết cách xâydựng và tham gia vào những chuỗi cung ứng mạnh sẽ có lợi thế cạnh tranh bềnvững trong thị trường của họ

Tập đoàn TECOMEN (Tecomen Group) – Tiền thân là Công ty trách nhiệm hữuhạn Khoa học Ứng dụng VPS, được thành lập từ năm 2006, chuyên sản xuất, kinhdoanh và phân phối các thiết bị máy lọc nước, các thiết bị gia dụng, chăm sóc sứckhỏe Cho đến nay công ty vẫn chưa có nghiên cứu nào về chuỗi cung ứng, hoạtđộng chuỗi cung ứng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của Ban lãnh đạo Chính vì lẽ

đó, cùng với sự thành công, cũng có lúc công ty đã gặp nhiều khó khăn khi giánguyên vật liệu lên cao, tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất vào mùa caođiểm, giải quyết tình trạng hàng tồn kho,….Điều này thực sự là nổi trăn trở của banlãnh đạo công ty cũng như chính tác giả Đó cũng chính là lý do tác giả nghiên cứu

đề tài:‘‘ Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen” nhằm

Trang 14

tìm ra những bất cập trong chuỗi cung ứng tại công ty từ đó đề xuất các giải phápkhắc phục.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chuỗi cung ứng có vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp Quản trị chuỗicung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp từ việchoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từnguyên liệu thô, linh kiện, phụ tựng…đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cungứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ khách hàng Chuỗi cung ứng ra đờigiúp các doanh nghiệp có thể sử dụng tận dụng các nguồn lực một cách tối ưu.Chính vì thế mà giá trị sản phẩm hàng hoá đã được gia tăng (phần giá trị thời gian,giá trị địa điểm), hàng hóa không còn được tiêu thụ chính tại nơi sản xuất ra nó, màcòn được tiêu thụ ở xa và khác nơi sản xuất, đồng thời với các kết hợp chặt chẽ từkhâu nguyên liệu đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm đã giảm thiểu chi phí sản xuấtkinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong môitrường cạnh tranh khốc liệt Vì vậy chuỗi cung ứng được coi như mạch máu của cácdoanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay Ở Việt Nam đã có nhiều tác giảthực hiện công trình nghiên cứu về hoạt động chuỗi cung ứng theo nhiều góc độkhác nhau Những công trình này đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng các nềntảng lý luận về chuỗi cung ứng và các giải pháp nâng cao hoạt động chuỗi cung ứngtrong doanh nghiệp Tuy nhiên, hoạt động chuỗi cung ứng có phạm vi nghiên cứurộng và liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau Vì vậy, các công trình nghiên cứutrước đây chưa bao quát hết các vấn đề về hoạt động chuỗi cung ứng hoặc chưa mổ

xẻ vấn đề ở những khía cạnh cần thiết khác Nhìn chung trong phạm vi tài liệu màtác giả tiếp cận được cho đến nay thì vấn đề hoạt động chuỗi cung ứng cũng được

đề cập nhiều trên các tạp chí hay các bài nghiên cứu khoa học Điền hình như luận

án tiến sĩ kinh tế đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuối cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng đông nam bộ” của tác giả

Huỳnh Thị Thu Sương (2012) Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung

về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợptác chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng đồ gỗ trên thế giới và tại Việt Nam Tác giả đã

Trang 15

đi sâu vào nghiên cứu sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ Kết quả đã đưa rađược một mô hình hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ Việt Nam bị chi phối bởi 6nhân tố, gồm: nhân tố văn hóa và nhân tố chiến lược bên cạnh các nhân tố như tínnhiệm, quyền lực, tần suất, thuần thục đã được các công trình nghiên cứu trước đócông bố, tất cả các nhân tố trên có tác động nhất định đến sự hợp tác trong chuỗicung ứng đồ gỗ.

Hà Đăng Khôi (2014) Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, đề tài “Hoàn thiệnhoạt động chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim”, đề tài đãphân tích những ưu điểm, khuyến điểm của nội dung hoạt động chuỗi cung ứng -7-Nguyễn Kim từ đó đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cungứng của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim Tuy nhiên, đề tài chưa phân tíchsâu vào đối tượng là tác nhân nguồn nguyên liệu tạo nên sản phẩm để đưa vào hệthống của công ty để phân phối đến khách hàng

Hoàng Hiền Minh Hiếu (2014) Luận văn thạc sĩ kinh tế, đề tài “Một số giải pháphoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại nhà máy đường An Khê thuộc Công ty cổphần đường Quảng Ngãi” đề tài đã phân tích thực trạng chuỗi cung ứng tại Nhàmáy mía đường An Khê từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗicung ứng tại nhà máy đường An Khê thuộc Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi.Tuy nhiên, đề tài chỉ giới hạn trong nghiên cứu dòng sản phẩm cuối cùng được tiêuthụ trong nước mà chưa đưa ra giải pháp để phát triển thị trường ngoài nước, đây làtác nhân góp phần cải thiện mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứngnhiều hơn nữa nhằm giảm chi phí trong toàn hệ thống chuỗi để tăng khả năng cạnhtranh về giá góp phần tăng lợi nhuận cho các tác nhân trong chuỗi cung ứng

Bên cạnh những nghiên cứu được tiến hành tại Việt Nam, trên thế giới có nhiều

đề tài nghiên cứu sự hoạt động trong chuỗi cung ứng tại các tập đoàn lớn trên phạm

vi toàn cầu hiện nay có các tác giả gồm: công trình nghiên cứu của Barrat vàOliveria (2001) với mô hình chuỗi của Hewlett-Packard, công trình nghiên cứu củaCallioni và Billington (2001) với mô hình chuỗi của IBM, công trình nghiên cứucủa Dell và Fredman (1999) với mô hình chuỗi cung ứng của Dell và công trìnhnghiên cứu của Paks (1999) với mô hình chuỗi cung ứng hiệu của Procter &

Trang 16

Gamble Tất cả các công trình nghiên cứu của các tác giả tại các tập đoàn trên đềucho thấy rằng lợi ích rất lớn của các hoạt động trong chuỗi cung ứng và cách thức tổchức hoạt động của tập đoàn rất chặt chẽ, gắn bó với các đối tác bởi vì các tập đoàntrên đã nhìn nhận được lợi ích chuỗi cũng như của hợp tác trong chuỗi cung ứng sẽmang lại cho doanh nghiệp của họ Việc nghiên cứu hoạt động chuỗi cung ứng củacác tác giả này đóng góp rất lớn cho nghiên cứu hoạt động chuỗi cung ứng doanhnghiệp Việt Nam trong thực tiễn Tuy nhiên những nghiên cứu này có những điểmchưa phù hợp khi áp dụng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Xem xét một cách tổng quát, hoạt động chuỗi cung ứng đã có nhiều tác giảnghiên cứu nghiêm túc trong các công trình nghiên cứu khoa học Tuy nhiên do thờigian ngắn, phạm vi đề tài rộng nên các tác giả chưa đề cập một cách hệ thống về cácnhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng từ đó đưa ra các giải pháp nhằmhoàn thiện hoạt động chuỗi Với đề tài này em sẽ tập trung nghiên cứu bổ sung cả

về lý luận lẫn thực tiễn góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗicung ứng trong thời gian tới

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để nhằm hoàn thiệnhoạt động chuỗi cung ứng, tăng giá trị cho toàn chuỗi của công ty cổ phần Tecomentrong giai đoạn 2014-2017

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phầnTecomen

5 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Ngoài nghiên cứu các vấn đề chung về chuỗi cung ứng, đề tài tậptrung phân tích và đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Tecomen,

đề ra các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của công ty trong thời gian tới Về phạm

vi nghiên cứu, tác giả đi sâu vào các hoạt động chuỗi cung ứng bên trong doanh nghiệpTecomen, các vấn đề đang tồn tại và biện pháp khắc phục hoàn thiện

Trang 17

Về thời gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu hoạt động chuỗi cung ứng của công ty

cổ phần Tecomen trong giai đoạn 2014-2017

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thảo luận các nhiệm vụ:

- Nghiên cứu lý luận chuỗi cung ứng

- Tìm hiểu thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomengiai đoạn 2014-2017

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng

7 Phương pháp nghiên cứu

Đối với việc nghiên cứu lý luận chuỗi cung ứng, người viết khảo sát thực tế hoạtđộng chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen, người viết sử dụng phương pháp

mô tả (mô tả hoạt động hiện tại của công ty), phương pháp phân tích, tổng hợp, đốichiếu, so sánh với các thông tin và số liệu tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau tạicông ty (phân tích tình hình hoạt động của công ty từ đó rút ra điểm mạnh và điểmyếu của vấn đề cung ứng hiện tại của công ty) và phương pháp chuyên gia (phỏngvấn trực tiếp ban lãnh đạo, cán bộ quản lý và nhân viên có liên quan đến chuỗicung ứng và hoạt động chuỗi cung ứng )

Đối với việc đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng, tác giả sử dụngphương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp

8. Những kết quả chính của luận văn

Tổng kết được các lý luận về chuỗi cung ứng: thành phần, cấu trúc, mục tiêu, vaitrò, các hoạt động của chuỗi cung ứng cũng như xu hướng chuỗi cung ứng trongtương lai

Đề xuất các phương pháp, bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗicung ứng: Tiêu chuẩn về “chất lượng”, tiêu chuẩn về “giao hàng”, tiêu chuẩn về

“thời gian”, tiêu chuẩn về “chi phí”

Trang 18

Khảo sát đánh giá hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần Tecomen: hoạtđộng hoạch định, hoạt động sản xuất, hoạt động thu mua, hoạt động phân phối.

Đề xuất ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng: nhóm giải pháphoàn thiện hoạt động tuyển dụng, nâng cao năng lực nhân viên, quản lý chuỗi cungứng, nhóm giải pháp về hoàn thiện quá trình thu mua nguyên liệu, nhóm giải pháphoàn thiện hiệu suất quy trình nọi bộ và nhóm giải pháp đổi mới phát triển

Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về hoạt động chuỗi cung ứng của công ty cổphần Tecomen Viet Nam Với cách tiếp cận hệ thống các lý luận về chuỗi cung ứng,cùng với những đánh giá tổng thể và phân tích toàn diện về tình hình hoạt độngcũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng của công ty, làm cơ

Trang 19

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG

1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng

1.1.1 Chuỗi cung ứng

Thuật ngữ “chuỗi cung ứng” và “quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuốinhững năm 80 và trở nên phổ biến trong những năm 90 Trước đó, các công ty sửdụng thuật ngữ như ‘hậu cần” (logistics) và “quản lý các hoạt động” (operationsmanagement) Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa về chuỗicung ứng và quản trị chuỗi cung ứng Trong khuôn khổ luận văn, tác giả trích lượcmột số định nghĩa để bổ sung cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu, bao gồm:

“Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch

vụ vào thị trường” – “Fundaments of Logistics Management” (Lambert, Stock &

Elleam 1998, tr.14)

“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối

nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” –

(Ganesham, Ran & Harrison, 1995, tr.34)

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay giántiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồmnhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà

bán lẻ, và khách hàng (Nguyễn Kim Anh 2006, tr 6).

Nhìn chung, các khái nhiệm trên đều quan niệm rằng chuỗi cung ứng là sự liênkết các công ty ở các giai đoạn từ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho đến chếbiến và cung cấp sản phẩm tới người tiêu dung Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồmnhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và kháchhàng của nó Tuy có đôi chút khác nhau về các định nghĩa, các khái niệm đều kháthống nhất về nội dung và những nét đặc trưng của chuỗi cung ứng:

Trang 20

- Chuỗi cung ứng phản ánh sự dịch chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm xuyênsuốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng

- Chuỗi cung ứng bao gồm các thành viên trực tiếp như các nhà cung cấp, nhàsản xuất, nhà phân phối, khách hàng và các thành viên gián tiếp cung cấp các dịch

vụ hỗ trợ như doanh nghiệp vận tải, các nhà môi giới, các nhà tư vấn

- Khách hàng là thành tố quyết định cấu trúc của chuỗi cung ứng bởi lẽ mục đíchthen chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàngtrong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Các hoạt động của chuỗi cungứng bắt đầu với đơn đặt hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàngcủa họ

1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng

Trên cơ sở khái niệm chuỗi cung ứng, có rất nhiều cách định nghĩa khácnhau về quản trị chuỗi cung ứng:

Quản trị chuỗi cung ứng là một hệ thống, sự hợp tác mang tính chiến lượccủa các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lược kết hợp trong cácchức năng kinh doanh trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạtđộng kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện việc hiện mangtính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ chuỗi cung ứng(Mentzer và cộng sự 2001, tr.8)

Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợi các công cụ từ lập kế hoạch và điềukhiển các bước trong mạng lưới từ thu mua nguyên vật liệu, chuyển hóa thành sản

phẩm và vận chuyển sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng (Joe D Wisner,

Keah-Choon Tan, G Keong Leong 2009, tr 8)

Nội dung chính của các định nghĩa này là ý tưởng phối hợp hoặc tích hợp hànghóa và các hoạt động dịch vụ liên quan vào các thành phần của chuỗi cung ứng đểcải thiện hiệu quả hoạt động, chất lượng và dịch vụ khách hàng Chính vì vậy, đểquản trị chuỗi cung ứng thành công, các công ty phải cùng làm việc với nhau, chia

sẻ thông tin như dự báo nhu cầu, kế hoạch sản xuất, những thay đổi năng lực,chiến lược marketing mới, việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, công nghệ

Trang 21

mới, kế hoạch mua hàng, ngày giao hàng và tất cả những thông tin khác ảnhhưởng đến hoạt động mua hàng, sản xuất, kế hoạch phân phối.

1.2 Thành phần và cấu trúc của một chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp 1.2.1 Thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng

Mục đích then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhucầu khách hàng, trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp Cáchoạt động chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúckhi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợinên hình ảnh sản phẩm hoặc cung cấp dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sảnxuất rồi đến nhà phân phối và đến nhà bán lẻ đến khách hàng dọc theo chuỗi cungứng

Hình 1.1: Hình các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng

Nguồn: Nguyễn Công Bình, 2008, tr 36

Điều quan trọng là chúng ta phải mường tượng dòng thông tin, sản phẩm

và tài chính dọc cả hai hướng của chuỗi này Trong thực tế, nhà sản xuất có thểnhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và sau đó cung ứng đến nhà phân phối Vì

Trang 22

vậy, đa số các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng lưới Đây chính là lý do màngười ta thường xem chuỗi cung cấp như là mạng lưới hậu cần Có 5 lĩnh vực màcác công ty có thể quyết định nhằm xác định năng lực của chuỗi cung ứng: sảnxuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin Các lĩnh vực này là tác nhân thúc đẩyhiệu quả chuỗi cung ứng của công ty Mỗi thành phần này thực hiện những chứcnăng khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ.

1.2.1.1 Tồn kho

Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm do nhàsản xuất, nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗi cung ứng.Kiểm soát tồn kho hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí, gia tăng sự hiệu quả trong việc sửdụng vốn Các nhà quản lý phải quyết định phải tồn trữ ở đâu nhằm cân đối giữatính đáp ứng và tính hiệu quả Tồn trữ số lượng hàng tồn kho lớn cho phép công tyđáp ứng nhanh chóng những biến động về nhu cầu khách hàng Có nhiều mô hình

để kiểm soát tồn kho như mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ), mô hìnhlượng đặt hàng theo sản xuất (POQ), mô hình lượng đặt hàng để lại (BOQ), môhình khấu từ theo số lượng (QD)…Việc xuất hiện và tồn trữ hàng tồn kho tạo ra mộtchi phí đáng kể và để đạt hiệu quả cao thì phí tồn kho nên thấp nhất có thể được

1.2.1.2 Sản xuất

Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra Mục đíchcủa quá trình chuyển hoá này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng.Đầu vào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn nhân lực, vốn, kĩ thuật, nguyênvật liệu, đất, năng lượng, thông tin Trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh, cácdoanh nghiệp cần phân tích đặc điểm sản phẩm và khả năng sản xuất của doanhnghiệp Nó phụ thuộc vào yếu tố chủ quan (Vốn, hiểu biết chuyên môn,…), kháchquan (tình hình và xu hướng kinh tế nội địa và thế giới, nhu cầu của khác hàngtương lai, đối thủ cạnh tranh của mình, )

Quyết định lựa chọn quá trình sản xuất không chỉ căn cứ vào nhu cầu sảnphẩm mà còn căn cứ vào khả năng sản xuất của chính doanh nghiệp Tiêu chuẩnquan trọng nhất để đánh giá là chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm cho chất

Trang 23

lượng tương tự nhau Nếu khả năng của doanh nghiệp có thể tự sản xuất được và chiphí tự sản xuất nhỏ hơn so với gia công ngoài với cùng loại sản phẩm có chất lượngnhư nhau thì doanh nghiệp nên tiến hành sản xuất Ngược lại so với chi phí cao hơnthì doanh nghiệp sẽ thuê gia công ngoài Đây là một xu hướng mới được rất nhiềudoanh nghiệp trên thế giới áp dụng để dựa vào lợi thế sản xuất theo quy mô để giảmgiá thành các chi tiết sản phẩm.

Không phải tất cả các chi tiết của một sản phẩm đều được sản xuất Một vàichi tiết có thể được đặt mua từ các nhà cung cấp Quyết định liên quan đến chi tiếtnào sẽ được mua và chi tiết nào được sản xuất được gọi là quyết định lựa chọn quátrình sản xuất

1.2.1.3 Địa điểm

Địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các bộ phận củachuỗi cung ứng Sự lựa chọn ở đây chính là tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả.Các quyết định sẽ tập trung vào hoạt động ở một số khu vực để đạt được hiệu quả

và tính kinh tế nhờ quy mô Các quyết định sẽ giảm tập trung vào các hoạt động ởcác khu vực gần khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng kịp thời hơn.Quyết định về địa điểm được xem như là một quyết định chiến lược vì ảnh hưởnglớn đến tài chính trong kế hoạch dài hạn Khi quyết định về địa điểm, nhà quản lýcần xem xét hàng loạt các yếu tố liên quan đến như chi phí phòng ban, lao động, kỹnăng cần có trong sản xuất, điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và gần với nhà cungcấp hay người tiêu dùng Mục tiêu của việc chon địa điểm là phải đạt được hiệu quảcao nhất trong việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất và các kênh phân phối sảnphẩm Để đạt được doanh nghiệp cần cân nhắc các quyết định sau:

- Địa điểm nguồn cung: Doanh nghiệp xác định được vị trí nguồn cung cả vềnguyên vật liệu và nhân lực từ đó xác định nguồn cung dài hạn hợp lý nhất

- Địa điểm sản xuất và lưu kho: Doanh nghiệp xác định quy mô sản xuất từ

đó định vị sản xuất và lưu kho hiệu quả nhất

- Định vị phân phối: Doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu, quyết địnhcon đường từ sản phẩm đến khách hàng

Trang 24

1.2.1.4 Vận tải

Vận tải liên quan đến việc di chuyển từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm vàthành phẩm trong chuỗi cung ứng Việc cân đối giữa tính đáp ứng nhanh và tínhhiệu quả thể hiện qua việc lựa chọn phương thức vận tải Phương thức vận tải nhanhnhất là máy bay vì đáp ứng nhanh nhất nhưng cũng tốn chi phí nhiều nhất Phươngthức vận tải chậm hơn như tàu thủy, xe lửa thì rất có hiệu quả về chi phí nhưng đápứng không kịp thời Vận tải là một yếu tố quan trọng và thường là chi phí biến đổilớn nhất trong chuỗi cung ứng Mục tiêu của vận tải là phải đảm bảo được sự antoàn, đúng thời điểm và chi phí hợp lý

Nhà quản lý cần thiết kế lộ trình và mạng lưới phân phối sản phẩm đến thịtrường với các địa điểm khác nhau và phương thức vận tải khác nhau trong chuỗicung ứng Lộ trình là một đường dẫn mà sản phẩm sẽ di chuyển qua Mạng lướiphân phối là sự phối hợp của các lộ trình và các phương tiện kết nối các lộ trình đó

1.2.1.5 Thông tin

Thông tin là một vấn đề quan trọng để ra quyết định đối với 4 tác nhân thúcđẩy của chuỗi cung ứng Nói một cách cụ thể, hệ thống thông tin giúp các nhà quảntrị doanh nghiệp nắm vững thông tin về biến động của nhu cầu, thị trường và nguồncung ứng, từ đó chủ động lên kế hoạch mua hàng, giao hàng, dự trữ, mua dịch vụvận tải… một cách hợp lý, vừa thỏa mãn yêu cầu của khách hàng lại vừa có mức chiphí thấp nhất Thông tin là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động trong một chuỗicung ứng Trong phạm vi này, sự kết nối là mạnh (ví dụ như dữ liệu chính xác, kịpthời và đầy đủ) thì các công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có thể quyết định tốt đối vớicác hoạt động của riêng họ Điều này giúp cho việc cực đại hóa lợi nhuận của toàn

bộ chuỗi cung ứng Phối hợp các hoạt động hằng ngày – liên quan đến chức năngcủa 4 tác nhân thúc đẩy khác của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm vàvận tải Các công ty trong chuỗi cung ứng sử dụng các dữ liệu sẵn có về cung - cầusản phẩm để quyết định lịch trình sản xuất hàng tuần, mức tồn kho, lộ trình vậnchuyển và địa điểm tồn trữ, dự báo và lập kế hoạch – để dự báo và đáp ứng các nhucầu trong tương lai Thông tin dự báo được sử dụng để bố trí lịch trình sản xuất

Trang 25

hàng tháng, hàng quý, hàng ngày Thông tin dự báo cũng được sử dụng cho việc raquyết định chiến lược có nên lập các phòng ban mới, thâm nhập thị trường mới, rútlui khỏi thị trường đang tồn tại Trong phạm vi của một công ty, cân đối giữa tínhkịp thời và tính hiệu quả liên quan đến việc đo lường lợi ích mà thông tin đem lạicũng như chi phí có được thông tin đó Thông tin chính xác giúp dự báo tốt hơn vàhoạt động cung ứng hiệu quả Tuy nhiên, chi phí xây dựng và thiết lập hệ thống đểphân phối thông tin có thể là rất cao.

Trong phạm vi tổng thể chuỗi cung ứng, các công ty quyết định tính kịp thời

và tính hiệu quả chính là quyết định bao nhiêu thông tin chia sẻ cho các công tykhác và bao nhiêu thông tin được giữ lại cho công ty mình Các công ty chia sẻthông tin càng nhiều về sản phẩm, nhu cầu khách hàng, dự báo thị trường, lịch trìnhsản xuất .thì mỗi công ty càng đáp ứng kịp thời hơn Nhưng việc công khai này lạiliên quan đến việc tiếc lộ thông tin công ty có thể sử dụng chống lại các đối thủcạnh trạnh Chi phí tiềm ẩn này cộng thêm tính cạnh tranh tăng cao có thể gây thiệthại đến lợi nhuận của công ty

1.2.2 Cấu trúc của chuỗi cung ứng

1.2.2.1 Chuỗi cung ứng đơn giản

Cấu trúc chuỗi cung ứng tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào sốlượng và loại hình các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng Với hình thứcđơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và kháchhàng của công ty đó Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra mộtchuỗi cung ứng cơ bản Các mối liên kết trong chuỗi cung ứng chỉ dừng lại ở mức

độ 2 bên Những công ty có quy mô nhỏ sẽ có mô hình quản lý chuỗi cung ứng này

Hình 1.2: Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản

Nguồn: Nguyễn Kim Anh 2006, tr 24

Nhà cung cấp: Đây là những cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm cung

Nhà cung cấp Doanh nghiệp

sản xuất Khách hàng

Trang 26

cấp nguyên vật liệu đầu vào hoặc các dịch vụ cần thiết cho các doanh nghiệp sảnxuất trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp sản xuất: Đây là các tổ chức sử dụng nguồn nguyên liệu đầu

vào hoặc bán thành phẩm của các nhà cung cấp, kết hợp với nguồn nhân lực vàcông nghệ của mình để sản xuất ra thành phẩm cung ứng cho người tiêu dung.Thành phẩm ở đây có thể là sản phẩm hữu hình hoặc dịch vụ

Khách hàng: Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức

nào mua và sử dụng sản phẩm Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm đểkết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dùng sản

phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng.

1.2.2.2 Chuỗi cung ứng mở rộng

Ngoài những thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng đơn giản, chuỗi cungứng mở rộng sẽ có thêm các thành phần như nhà cung cấp của nhà cung cấp, kháchhàng của khách hàng, công ty cung cấp dịch vụ cho chuỗi cung ứng như logistics,tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin Họ là những thành tố đóng vai trò kết nốicác doanh nghiệp sản xuất và khách hàng cuối cùng Sự xuất hiện của các nhân tốnày giúp cho mỗi đối tượng tham gia vào chuỗi có sự chuyên môn hóa hơn vào cácchức năng cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cả mạng lưới

Nhà phân phối: Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng

lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng Nhà phân phối cũngđược xem là nhà bán sỉ Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanhkhác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ Do sự biến động nhu cầu vềsản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ kháchhàng Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn khomua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng Ngoài khuyến mãi sản phẩm vàbán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồnkho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng Nhàphân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và kháchhàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó Loại nhà phân phối này thực hiện chức

Trang 27

năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm Với cả hai trường hợp này, nhàphân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàngmua sản phẩm từ các công ty sản xuất.

Nhà bán lẻ: Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào

mua và sử dụng sản phẩm Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kếthợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sảnphẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng

Nhà cung cấp dịch vụ: Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sảnxuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ có nhữngchuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng.Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốthơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùnglàm điều này Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cungcấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho Đây là các công ty xe tải và công ty khohàng và thường được biết đến là nhà cung cấp hậu cần Nhà cung cấp dịch vụ tàichính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích tính dụng và thu các khoản nợđáo hạn Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng và công ty thu nợ Một sốnhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ

kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản lý

1.2.2.3 Chuỗi cung ứng điển hình

Trong mô hình chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở mộthoặc nhiều nhà cung cấp, các bộ phận được sản xuất ở một hoặc nhiều nhà máy, sau

đó được chuyển đến công ty sản xuất Sản phẩm được phân phối đến nhà bán sỉ, quanhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng Các mối quan hệ này được liên kết với nhauthành một mạng lưới Dòng sản phẩm, dịch vụ và thông tin lượt chuyển liên tụctrong cả chuỗi Sự xuất hiện của các nhân tố này giúp cho mỗi đối tượng tham giavào chuỗi cung ứng tập trung chuyên môn hóa hơn vào các chức năng cụ thể, gópphần nâng cao hiệu quả hoạt động của cả mạng lưới

Trang 28

Hình 1.3: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình

Nguồn: Joe D Wisner, Keah-Choon Tan, G Keong Leong 2009, tr 6

1.3 Mục tiêu và vai trò của chuỗi cung ứng

1.3.1 Mục tiêu của chuỗi cung ứng

1.3.1.1 Ở cấp cao

Các nhà lãnh đạo yêu cầu bộ phận cung ứng phải đạt được mục tiêu “5đúng”: Đúng chất lượng, Đúng nhà cung cấp, Đúng số lượng, Đúng thời điểm,Đúng giá Nếu làm được điều này, doanh nghiệp sẽ thỏa mãn được nhu cầu kháchhàng và gia tăng lợi nhuận

1.3.1.2 Ở bộ phận chiến lược quản trị cung ứng

Người ta đặt ra 8 mục tiêu với quản trị cung ứng: Đảm bảo cho hoạt độngcủa công ty được liên tục, ổn định, Mua được hàng với giá cạnh tranh, Mua hàngmột cách khôn ngoan, Dự trữ ở mức tối ưu, Phát triển những nguồn cung cấp hữuhiệu và đáng tin cậy, Giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng hiện có,Tăng cường hợp tác với các phòng ban khác trong công ty, Thực hiện mua hàngmột cách có hiệu quả

1.3.1.3 Đối với toàn doanh nghiệp

Với các công ty, chuỗi cung ứng có vai trò rất to lớn, bởi nó giải quyết vấn

đề đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ có thể thay đổi các nguồn

Trang 29

nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ mà chuỗi cung ứng có thể giúp tiết kiệm chiphí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, là nhân tố có ảnh hưởng quyếtđịnh đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi cải thiện đồng thời cả mức độ dịch

vụ khách hàng và mức hiệu quả của sự điều hành nội bộ ở các công ty trong chuỗicung ứng Dịch vụ khách hàng ở mức căn bản nhất nghĩa là tỉ lệ hoàn thành đơnhàng với mức độ cao thích hợp; tỉ lệ giao hàng đúng giờ cao; tỉ lệ khách hàng trảlại sản phẩm thấp với bất kỳ lý do nào Tính hiệu quả nội bộ của các công ty trongchuỗi cung ứng đồng nghĩa với các tổ chức này đạt tỉ lệ hoàn vốn đầu tư đối vớihàng tồn kho và các tài sản khác là cao; tìm ra nhiều giải pháp để giảm thấp hơnchi phí vận hành và chi phí bán hàng

1.3.2 Vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế

1.3.2.1 Vai trò của chuỗi cung ứng đối với nền kinh tế

Chuỗi cung ứng là bước phát triển tiếp theo của logistics, vì thế ngoài nhữngđóng góp cho nền kinh tế như các hoạt động logistic thông thường khác như:

- Hỗ trợ các luồng giao dịch trong nền kinh tế

- Tăng cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung

- Tạo ra những giá trị tăng thêm cho sản phẩm và người tiêu dùng, nhờ nhữnglợi ích mà logistics có thể tạo ra như rút ngắn thời gian đặt hàng, đảm bảo an toàncho hàng hoá trong quá trình vận chuyển…

- Tăng cường khả năng hội nhập của nền kinh tế

Tuy nhiên khác với hoạt động logistics chú ý nhiều đến các hoạt động vậnchuyển, kho vận…, chuỗi cung ứng chú trọng tới việc hợp lý hoá các hoạt độngtrong nội bộ doanh nghiệp với triết lý “hợp lý hoá và hợp tác cùng có lợi”, trong

đó mọi hoạt động của doanh nghiệp luôn được xem xét và điều chỉnh sao cho hợp

lý và hiệu quả nhất, bên cạnh sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác kinh doanh.Thông qua các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, ngoài những lợi ích mà nómang lại cho doanh nghiệp, chuỗi cung ứng cũng có những đóng góp nhất định đốivới nền kinh tế như:

- Giúp cho nền kinh tế sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có của mình

Trang 30

- Góp phần hình thành một văn hoá hợp tác toàn diện trong kinh doanh.

- Góp phần nâng cao dịch vụ khách hàng;ø đưa người tiêu dùng nói chungthành trung tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh…

Tóm lại, xét dưới góc độ nền kinh tế, chuỗi cung ứng mang đến một môitrường kinh doanh lành mạnh, với triết lý “win-win” – hai bên cùng có lợi, sử dụnghiệu quả tối đa các nguồn lực trong xã hội cả về con người, nguồn lực tự nhiên…

do vậy hiệu quả của nền kinh tế nhìn chung cũng được nâng lên Trong tất cả quátrình đó, người tiêu dùng luôn được đặt ở vị trí trung tâm do vây người tiêu dùng làngười được hưởng lợi nhiều nhất, hướng kinh doanh vào mục tiêu phục vụ conngười và vì con người

1.3.2.2 Vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp

Chuỗi cung ứng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong họat động của doanhnghiệp, bởi nó xuyên suốt hầu như mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ việc muanguyên vật liệu nào?, từ ai?, sản xuất như thế nào? sản xuất ở đâu?, phân phối rasao? Tối ưu hoá từng quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nângcao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, một yêu cầu sống còn đối với mọidoanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh

Việc giảm chi phí ở đây có thể từ nhiều nguồn: thứ nhất doanh nghiệp có lợithế quy mô khi chỉ hợp tác với một hoặc một số nhà cung ứng; thứ hai: doanhnghiệp không phải mất thời gian thay đổi nhà cung ứng khi người cung ứng hiệnthời không có khả năng đáp ứng nhu cầu; giảm các chi phí giao dịch, chi phí pháttriển sản phẩm Trong hệ thống chuỗi cung ứng, hệ thống thông tin liên kết trongtoàn chuỗi là một yêu cầu bắt buộc, thông qua đó các thông tin về hàng hoá, thịtrường thường xuyên được cập nhật đến từng điểm của chuỗi, nhờ đó giúp giảmđược thời gian và chi phí trong truyền tải thông tin Đồng thời nó cũng giúpdoanh nghệp xác định được xu hướng tiêu dùng, dự báo được nhu cầu trongtương lai, từ đó có thể giảm lượng hàng hoá, vật tư tồn kho, nâng cao khả năngcung ứng của doanh nghiệp Nhờ chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể tăngcường quản lý cung thông qua việc sử dụng công xuất, tồn kho dự trữ từ các nhàcung ứng khác, đồng thời quản lý cầu thông qua việc sử dụng các chính sách

Trang 31

thương mại như chiết khấu ngắn hạn, khuyến mại…Dự báo nhu cầu được thựchiện dựa trên các số liệu bán hàng; các chương trình, hoạt động marketing; xuhướng tiêu dùng và các điều kiện kinh tế liên quan….

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, công tác dự báo đãđược số hoá nhằm đơn giản hoá công tác dự báo, đồng thời tăng độ chính xác củacác số liệu dự báo Dự báo là tiền đề giúp doanh nghiệp lập các kế hoạch về sảnxuất, bán hàng, tài chính, nhân sự ,tạo điều kiện cho nghiệp luôn chủ động đốiphó với các tình huống có thể xảy ra

1.4 Nội dung hoạt động của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

Ở trên ta đã nhận thấy việc thực hiện chuỗi cung ứng có năm yếu tố dẫn dắt.Quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng phản ánh quá trình doanh nghiệp giải quyếtnăm thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng: vị trí, sản xuất, lưu kho, vận chuyển vàthông tin Đây là các thành phần cấu thành nên chuỗi cung ứng, là những thông sốthiết kế nhằm xác định mô hình và năng lực của một chuỗi cung ứng bất kỳ Trongbối cảnh do những quyết định chính sách này tạo ra, một chuỗi cung ứng phát huytác dụng của mình bằng cách thực hiện các hoạt động thường xuyên, liên tục.Những hoạt động thiết yếu này chính là “khung xương sống” của chuỗi cung ứng

Để hiểu rõ những hoạt động này và chúng liên quan đến nhau như thế nào, chúng ta

có thể sử dụng nghiên cứu về các hoạt động của chuỗi cung ứng hoặc mô hình

SCOR, Mô hình này được Hội đồng cung ứng (Supply chain Council Inc., 1150

Freeport Road, Pittsburgh, PA 1538, www.supply-chain.org) phát triển Theo môhình này, có 4 yếu tố được xác định như sau: lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, sảnxuất, phân phối

Trang 32

1.4.1 Hoạt động hoạch định

1.4.1.1 Hoạch định nhu cầu

Hoạch định nhu cầu là quy trình xác định, tổng hợp và lựa chọn tất cả cácnguồn tạo ra nhu cầu cho một chuỗi cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ ở mức độ,phạm vi và thời gian hợp lý Hoạch định nhu cầu nhằm dự báo những sản phẩm nào

mà khách hàng sẽ cần, cần bao nhiêu cho các loại sản phẩm đó, và khi nào thì kháchhàng sẽ cần những sản phẩm này Hoạch định nhu cầu là chức năng để nhận biết tất

cả nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của thị trường Nó bao gồm những hoạt độngliên quan đến dự báo, nhập đơn hàng, lời hứa đơn hàng và xác định nhu cầu cho nhà

Trang 33

kho…Việc xác định không chính xác nhu cầu thực của thị trường sẽ dẫn đến nhữngtổn thất to lớn cho công ty Mục tiêu của hoạch định nhu cầu nhằm để triển khai kếhoạch hợp lý nhất, về nhu cầu tương lai Hoạch định nhu cầu đồng thời cập nhật kếhoạch cho nhu cầu tương lai, khi thay đổi này được chấp nhận và để tránh nhữngthay đổi không quan trọng với hoạch định sản xuất và lên lịch sản xuất, thông quaviệc quản lý đúng đắn những nhóm nhu cầu khác nhau Chức năng của hoạch địnhnhu cầu gồm việc xác định được nhu cầu của khách hàng trong tương lai, bằng cáchdùng các phương pháp dự báo nhu cầu của khách hàng (bao gồm cả những xuhướng, thay đổi…) hoặc xử lý những thông tin do khách hàng cung cấp để đưa ranhu cầu Hoạch định nhu cầu cần có hệ thống quản lý đơn hàng tới để quản lý chặtchẽ nhu cầu hiện tại của khách hàng (đơn hàng đến, đơn hàng chờ…) và phản hồithông tin với khách hàng về ngày giao hàng.

Những yêu cầu cơ bản của một hệ thống hoạch định nhu cầu:

- Tính tiên đoán: duy trì sự cân bằng giữa cung cấp và nhu cầu Điều này đòi

hỏi khả năng biết trước lượng đơn hàng tới

- Tính thông tin: cố gắng thu thập thông tin từ những cuộc viếng thăm khách

hàng, kinh nghiệm của những nhà quản lý để từ đó có thể tiên đoán mức độ

và thời gian của những đơn hàng tương lai

- Sự ảnh hưởng: người xây dựng lịch sản xuất (master scheduler) sử dụng ảnh

hưởng của mình với bộ phận marketing và kinh doanh để đưa ra những điềuchỉnh về nhu cầu của khách hàng khi cần thiết nhằm tận dụng tốt hơn tài sản

cố định và nguồn nhân lực

- Sự ưu tiên và phân bổ: mục tiêu của quản lý nhu cầu là để thỏa mãn tất cả

nhu cầu khách hàng Tuy nhiên trong trường hợp không có đủ sản phẩm nhưyêu cầu, chẳng hạn trong trường hợp vật tư và nguồn lực cần thiết để sảnxuất sản phẩm thiếu Lúc này cần phải đưa ra quyết định nên sản xuất đơnhàng nào trước, đơn hàng nào phải chờ

1.4.1.2 Hoạch định tồn kho

Yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty Nếu tồn

Trang 34

kho ít tức là sản phẩm của bạn được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu,

từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa.Trong chuỗi cung ứng ở những công ty khác nhau, quản lý tồn kho là sử dụng tậphợp các kỹ thuật để quản lý mức tồn kho Mục tiêu là giảm chi phí tồn kho càngnhiều càng tốt nhưng vẫn đáp ứng được mức phục vụ theo yêu cầu của khách hàng

1.4.1.3 Hoạch định sản xuất

Hoạch định sản xuất là quy trình xây dựng những kế hoạch và lịch trình tối

ưu hóa và chi tiết sử dụng nguồn lực, nguyên liệu, các ràng buộc để hoàn thànhđúng thời hạn đã định Hoạch định sản xuất gồm có 2 thành phần điều độ sản xuất

và hoạch định nguyên vật liệu

1.4.2 Hoạt động thu mua

Quá trình thu mua sẽ từ khâu đặt hàng, xác nhận giao hàng, giao hàng, thanhtoán cho nhà cung cấp Ngoài ra cũng tổ chức cũng tìm kiếm, đánh giá nhà cungcấp, duy trì và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp Công tác này thực hiệnthường xuyên sẽ giúp cho doanh nghiệp có được nguồn hàng có chất lượng ổn định,phù hợp với yêu cầu trong sản xuất, tiết giảm được chi phí Doanh nghiệp cũng cầnphải thực hiện các công tác quản trị nội bộ liên quan như quản lý tồn kho, mạnglưới thông tin với nhà cung cấp, hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải Chức năng thumua có thể được chia thành 5 hoạt động chính sau:mua hàng, quản lý mức tiêudung, lựa chọn nhà cung cấp, thương lượng hợp đồng, quản lý hợp đồng

1.4.2.1 Mua hàng

Mua hàng là những hoạt động thường ngày liên quan đến việc phát hànhnhững đơn hàng cần mua để cung cấp cho bộ phận sản xuất sản phẩm Có hai loạisản phẩm mà công ty có thể mua:

- Nguyên vật liệu trực tiếp cần thiết để sản xuất sản phẩm bán cho khách hàng;

- Những dịch vụ MRO (bảo trì, sữa chữa, và vận hành) cần thiết cho công ty tiêuthụ trong hoạt động thường ngày

Cách thức mua hàng của hai loại sản phẩm này giống nhau rất nhiều Khi thực

Trang 35

hiện quyết định mua hàng thì bộ phận cung ứng phát đơn hàng, liên hệ các nhà cungcấp và cuối cùng là đặt hàng Có nhiều hoạt động tương tác trong quá trình muahàng giữa công ty và nhà cung cấp: danh mục sản phẩm, số lượng đơn đặt hàng, giá

cả, phương thức vận chuyển, ngày giao hàng, địa chỉ giao hàng và các điều khoảnthanh toán Một thách thức lớn nhất cho hoạt động mua hàng là mức độ sai số của

dữ liệu khi thực hiện các hoạt động tương tác trên Tuy nhiên, những hoạt động này

có thể dự báo và xác định các thủ tục theo sau khá dễ dàng

1.4.2.2 Quản lý mức tiêu dùng

Thu mua có hiệu quả bắt đầu với việc biết được toàn công ty hay từng đơn vịkinh doanh sẽ mua những loại sản phẩm nào và với số lượng bao nhiêu Điều nàyđồng nghĩa với việc tìm hiểu số danh mục sản phẩm được mua, từ nhà cung cấp nào

và với giá cả bao nhiêu Mức tiêu dùng dự tính của các sản phẩm khác nhau ở nhiều

vị trí khác nhau trong công ty nên được đặt ra và sau đó định kỳ so sánh với mứctiêu dùng thực tế Nếu mức tiêu dùng trên mức dự báo ban đầu thì cần hiệu chỉnhcho phù hợp; hay tham chiếu lại mức dự báo không chính xác để xác định lại Nếumức tiêu dùng dưới mức dự báo ban đầu thì đây là cơ hội để khai thác nhiều hơn,hay đơn giản là tham chiếu lại mức dự báo không chính xác để xác định lại mức dựbáo ban đầu

1.4.2.3 Lựa chọn nhà cung cấp

Lựa chọn nhà cung cấp là một hoạt động diễn ra liên tục để xác định nhữngkhả năng cung ứng cần thiết để thực hiện kế hoạch và vận hành mô hình kinh doanhcủa công ty Đây là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt liên quan đến lựa chọn củanăng lực nhà cung cấp: mức phục vụ, thời gian giao hàng đúng thời gian, hoạt động

hỗ trợ kỹ thuật Để có được những đề xuất với nhà cung cấp về khả năng cung cấpcác sản phẩm/dịch vụ cần thiết, công ty phải hiểu rõ tình hình mua hàng hiện tại vàđánh giá được những gì công ty cần hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Mộtnguyên tắc chung là công ty luôn phải thu hẹp dần số lượng nhà cung cấp để lựachọn đối tác kinh doanh phù hợp Đây chính là đòn bẩy quyết định quyền lực củangười mua với nhà cung cấp để có được một mức giá tốt nhất khi mua sản phẩm số

Trang 36

lượng lớn.

1.4.2.4 Thương lượng hợp đồng

Thương lượng hợp đồng với nhà cung cấp dựa trên một danh sách đã đượclựa chọn ngày càng phổ biến trong kinh doanh Thương lượng hợp đồng có thể giảiquyết các vấn đề như danh mục sản phẩm, giá cả, mức phục vụ Dạng thươnglượng đơn giản là hợp đồng mua sản phẩm gián tiếp từ nhà cung cấp dựa vào mứcgiá thấp nhất Dạng thương lượng phức tạp là hợp đồng mua nguyên vật liệu trựctiếp nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng tốt, mức phục vụ cao và các kỹ thuật hỗtrợ cần thiết Các dạng thương lượng song phương mua những sản phẩm trực tiếpnhư sản phẩm thiết bị văn phòng, sản phẩm lau chùi, bảo trì máy móc thiết bị trởnên phức tạp hơn do tất cả bị cắt giảm trong kế hoạch tổng hợp của công ty nhằmtăng hiệu quả trong mua hàng và quản lý tồn kho Các nhà cung cấp sản phẩm trựctiếp hay gián tiếp đều cần phải thiết lập ra cho mình những năng lực chung Đểcông tác mua hàng hiệu quả, nhà cung cấp phải thiết lập khả năng kết nối dữ liệuđiện tử cho mục đích nhận đơn hàng, gửi thông báo vận chuyển, gửi hóa đơn báogiá và nhận thanh toán Quản lý tồn kho hiệu quả yêu cầu mức tồn kho phải cắtgiảm Như vậy, nhà cung cấp cần vận chuyển nhiều lần hơn, các đơn hàng phảiđược hoàn thành chính xác và nghiêm túc hơn Tất cả các yêu cầu trên đòi hỏi phải

có thương lượng về sản phẩm và giá cả bao gồm các yêu cầu dịch vụ giá trị giatăng Mục tiêu thương lượng phải cụ thể và có những điều khoản ràng buộc về chiphí nếu như mục tiêu không đáp ứng yêu cầu

Trang 37

động gia công Tuy nhiêu điều này sẽ làm tăng công việc trong quản lý chuỗi cungứng Đặc biệt là yêu cầu đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã được đềra.

1.4.3.1 Thiết kế sản phẩm trong sản xuất

Nếu như dự báo cầu sản phẩm là khâu quyết định sẽ sản xuất hoặc cung cấpdịch vụ gì, thì những kết quả của nó sẽ là cơ sở quan trọng trong thiết kế sảnphẩm/dịch vụ và lựa chọn quá trình sản xuất Dựa vào những thông tin thu được từ

dự báo, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn, thiết kế sản phẩm/dịch vụ nhằm bảođảm cung cấp đúng những gì thị trường cần và phù hợp với khả năng sản xuất củamình Công việc thiết kế sản phẩm/dịch vụ và quá trình với sự tham gia phối hợpcủa nhiều cán bộ quản trị, chuyên viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau Nó được tiếnhành qua hàng loạt các bước theo một trình tự nhất định Sản phẩm của thiết kế sảnphẩm là những bản vẽ kỹ thuật, thuyết minh về cấu tạo, thành phần và những đặctính kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm Mỗi loại sản phẩm/dịch vụ đòi hỏi phươngpháp và quá trình công nghệ sản xuất tương ứng Vì vậy, những đòi hỏi về sảnphẩm/dịch vụ sẽ là căn cứ quan trọng cho thiết kế và lựa chọn quá trình sản xuất.Việc thiết kế và lựa chọn các yếu tố cần thiết để sản xuất ra sản phẩm dựa trên tínhnăng yêu cầu và công nghệ sẵn có Một bản thiết kế sản phẩm tốt khi có sự kết hợpcủa 3 khía cạnh: thiết kế, cung ứng và sản xuất Điều này mang lại hiệu quả caotrong hỗ trợ sản xuất sản phẩm và hoạt động chuỗi cung ứng Giúp đưa sản phẩm rathị trường nhanh chóng hơn và cạnh tranh hiệu quả về mặt chi phí

Trang 38

- Mức tồn kho thấp: Điều này nghĩa là vận hành sản xuất trong ngắn hạn, giaocác nguyên vật liệu thô đúng lúc -JIT (Just In Time) Ý tưởng này cực tiểu hóa tàisản và dòng tiền mặt bị ứ đọng trong hàng tồn kho.

- Mức phục vụ khách hàng cao: Thông thường yêu cầu mức tồn kho cao hay vậnhành sản xuất trong ngắn hạn Mục tiêu nhằm cung cấp sản phẩm cho khách hàngnhanh chóng và không để hết hàng tồn kho cho bất cứ sản phẩm nào

Khi một sản phẩm đơn lẻ được sản xuất ở một nhà máy được chỉ định, điều độsản xuất có nghĩa là tổ chức vận hành tại mức yêu cầu càng hiệu quả càng tốt nhằmđáp ứng nhu cầu sản phẩm Khi có nhiều sản phẩm khác nhau được sản xuất trênmột dây chuyền hay nhà máy sản xuất đơn thì điều độ sản xuất càng phức tạp hơn.Mỗi sản phẩm sẽ được sản xuất trong một vài thời đoạn sau đó sẽ chuyển sang sảnxuất sản phẩm kế tiếp Bước đầu tiên trong kế hoạch điều độ sản xuất đa sản phẩm

là xác định qui mô của đơn hàng cần sản xuất Điều này cũng giống như tính EOQtrong quá trình kiểm soát hàng tồn kho Tính toán qui mô của đơn hàng bao gồmquá trình cân đối giữa chi phí sản xuất sản phẩm và chi phí vận chuyển sản phẩmtồn kho Nếu hoạt động sản xuất thường xuyên, thực hiện theo những lô nhỏ thì chiphí sản xuất sẽ cao và mức tồn kho thấp Nếu chi phí sản xuất thấp do hoạt động sảnxuất dài thì mức tồn kho sẽ cao và chi phí vận chuyển sản phẩm tồn kho sẽ giatăng

1.4.4 Hoạt động phân phối

Quy trình phân phối là một khâu rất quan trọng trong quản lý chuỗi cungứng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của chuỗi cung ứng đó Các vấn

đề cần quan tâm trong quá trình này là:

1.4.4.1 Quản lý đơn hàng trong phân phối

Trong chuỗi cung ứng, quản lý đơn hàng là quá trình duyệt thông tin củakhách hàng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối nhằm mục đích phục vụ cho nhà cungcấp và nhà sản xuất Quá trình này cũng đồng thời duyệt thông tin về ngày giaohàng, sản phẩm thay thế và những đơn hàng thực hiện trước đó của khách hàng.Quá trình này dựa vào điện thọai và các chứng từ có liên quan như đơn hàng, đơn

Trang 39

hàng thay đổi, bảng báo giá, hóa đơn bán hàng Công ty phác thảo ra đơn hàng vàliên hệ với nhà cung cấp để thực hiện đơn hàng này Nhà cung cấp hoặc sẽ thựchiện đơn hàng ngay bằng hàng tồn kho của mình, hoặc sẽ tìm kiếm nguồn thay thế

từ nhà cung cấp khác Nếu nhà cung cấp thực hiện đơn hàng này ngay bằng hàngtồn kho, nhà cung cấp này sẽ lấy đơn hàng của khách mua hàng điền vào phiếu xuấthàng, phiếu đóng gói và hóa đơn báo giá Nếu sản phẩm là nguồn thay thế từ nhữngnhà cung cấp khác, thì nhà cung cấp này sẽ lấy đơn hàng của khách mua hàng đầutiên đưa vào đơn hàng của nhà cung cấp thay thế Nhà cung cấp đó hoặc sẽ thựchiện đơn hàng này ngay bằng hàng tồn kho, hoặc sẽ sử dụng một nguồn thay thếnữa từ những nhà cung cấp khác Sau đó, đơn hàng nhà cung cấp nhận được sẽđược đưa lại vào các chứng từ như phiếu xuất hàng, phiếu đóng gói, phiếu lấy hàng

và hóa đơn báo giá Quá trình này được lặp lại nhiều lần trong suốt chuỗi cung ứng

1.5 Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng

Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng là công việc rất cần thiết nhằm hướng đến việccải tiến và đặt mục tiêu cho việc cải tiến chuỗi cung ứng Có 4 tiêu chuẩn đánh giá hiệuquả thực hiện chuỗi cung ứng đó là: giao hàng, chất lượng, thời gian và chi phí

1.5.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng”

Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỷ lệ phầntrăm của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêucầu trong tổng số đơn hàng Chú ý rằng các đơn hàng không được tính là giao hàngđúng hạn khi chỉ có một phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng không cóhàng đúng thời gian yêu cầu Đây là một tiêu thức rất chặt chẽ, khắt khe và khónhưng nó đo lường hiệu quả thực hiện trong việc giao toàn bộ đơn hàng cho kháchhàng khi họ yêu cầu

1.5.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng”

Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa mãncủa khách hàng về sản phẩm Đầu tiên chất lượng có thể được đo lường thông quanhững điều mà khách hàng mong đợi Để đo lường được sự thỏa mãn của kháchhàng mong đợi về sản phẩm ta thiết kế bảng câu hỏi trong đó biến độc lập từ sự hài

Trang 40

lòng của khách hàng Ví dụ: một công ty hỏi khách hàng của mình: chúng tôi đã đápứng nhu cầu của quý khách tốt đến mức nào? Những câu trả lời được đánh giá bằngthang đo Likert 5 điểm: (5) vô cùng hài lòng, (4) rất hài lòng, (3) hài lòng, (2) chưahài lòng lắm, (1) thất vọng Nếu các câu trả lời (4), (5) điểm chiếm tỷ lệ cao trongtổng các câu trả lời, như thế cho thấy công ty đã đáp ứng hơn mong đợi của kháchhàng Một cách khác, để đo lường sự hài lòng của khách hàng là hỏi khách hàng vềmột hay nhiều câu hỏi dưới đây:

- Quý khách hài lòng như thế nào về tất cả các sản phẩm quý khách đã sử

dụng?

- Quý khách đã giới thiệu bạn bè mua hàng của chúng tôi như thế nào?

- Quý khách còn có thể mua lại sản phẩm của chúng tôi lần nữa khi cần?

Những câu hỏi này có thể đánh giá được bằng thang đo 5 điểm và điểm trungbình hoặc tỷ lệ phần trăm của các câu trả lời sẽ được tính toán Một tiêu chuẩn đánhgiá liên quan mật thiết với chất lượng là lòng trung thành của khách hàng, tiêuchuẩn này có thể đo lường bằng tỷ lệ phần trăm khách hàng vẫn mua hàng sau khi

đã mua ít nhất một lần Ví dụ: số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dầu gội đầuClear trong tháng 11/2009 là 1.000 khách hàng, sang tháng 12/2009 số lượng kháchhàng sử dụng lại là 800 khách hàng, như vậy ta có thể đo lường được lòng trungthành của khách hàng cho sản phẩm dầu gội đầu Clear là 80%, thông thường người

ta đánh giá chỉ tiêu trên theo yếu tố thời gian và độ bền của sản phẩm hay nhu cầu

sử dụng lại của hàng hóa dịch vụ Lòng trung thành của khách hàng là điều mà cáccông ty cần quan tâm để đạt được, bởi vì tìm kiếm khách hàng mới thì tốn kém hơnnhiều so với việc giữ khách hàng hiện tại Mặt khác, các công ty cần so sánh lòngtrung thành và mức độ hài lòng của khách hàng của mình so với các đối thủ cạnhtranh khác, từ đó họ xem xét cải tiến chuỗi cung ứng của công ty một cách liên tục

1.5.3 Tiêu chuẩn “Thời gian”

Tổng thời gian bổ sung hàng có thể tính một cách trực tiếp từ mức độ tồn kho.Nếu chúng ta có một mức sử dụng cố định lượng hàng tồn kho này thì thời gian tồnkho bằng mức độ tồn kho chia mức sử dụng Ví dụ: nếu mức tồn kho là 10 triệu

Ngày đăng: 29/10/2018, 21:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w