Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, các ngân hàng phải đối mặt với các rủi ro cơ bản như rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ, rủi ro trong hoạt động thanh toán
Trang 1- -
HUỲNH THỊ MỸ ANH
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016
Trang 2- -
HUỲNH THỊ MỸ ANH
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín
Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tín Dụng Của Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành
sau quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn, làm việc nghiêm túc theo sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Thị Mộng Tuyết
Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế, có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, quá trình xử lý trung thực và khách quan Câu từ trong luận văn là ngôn ngữ của bản thân tôi, không sao chép, cắt ghép từ các tài liệu của tác giả khác
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Tp.HCM, ngày tháng năm
Người viết cam đoan
Huỳnh Thị Mỹ Anh
Trang 4MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do thực hiện đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Kết cấu của luận văn 3
1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
2.1 Tổng quan về thẻ tín dụng 6
2.1.1 Khái niệm thẻ tín dụng 6
2.1.2 Phân loại thẻ tín dụng 6
2.1.3 Các đối tượng tham gia trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng 7
2.1.4 Đặc điểm, chức năng, vai trò của thẻ tín dụng 7
2.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng 9
2.2.1 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng 9
Trang 52.2.1.1 Rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ 9
2.2.1.2 Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ 10
2.2.1.3 Rủi ro kỹ thuật 11
2.2.1.4 Các loại rủi ro khác 11
2.2.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại 13
2.2.2.1 Khái niệm 13
2.2.2.2 Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại 13
2.2.2.3 Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại 15
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại 16
2.3.1 Nhân tố về nhân thân chủ thẻ 16
2.3.2 Nhân tố về năng lực thanh toán dư nợ thẻ tín dụng 17
2.3.3 Nhân tố về lịch sử giao dịch của chủ thẻ 19
2.3.4 Các nhân tố khác 20
2.4 Lược khảo các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng 21
2.4.1 Nghiên cứu của Dunn và Kim (1999) về khả năng quá hạn của chủ thẻ tín dụng tại bang Ohio, Hoa Kỳ 21
2.4.2 Nghiên cứu của Chia-Chi Lee, Tyrone T Lin và Yi-Ting Chen (2011) về khả năng quá hạn của chủ thẻ tín dụng ở với các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ tại Đài Loan 22
Trang 62.4.3 Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và Trịnh Hoàng Nam (2013) về các nhân tố
tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt đông kinh doanh thẻ tín dụng tại Việt Nam 23
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 32
3.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 32
3.1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 32
3.1.2 Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 33
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 33
3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 37
3.2.1 Các loại thẻ tín dụng do Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam phát hành 37
3.2.2 Lưu đồ phát hành thẻ tín dụng tại Vietcombank 37
3.2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Vietcombank 39
3.2.3.1 Hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 39
3.2.3.2 Hoạt động chấp nhận thanh toán thẻ tại Vietcombank 46
3.2.3.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Vietcombank 47
3.3 Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Vietcombank 47
3.4 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Vietcombank 49
3.4.1 Thực trạng các nhân tố về nhân thân của chủ thẻ 49
Trang 73.4.2 Nhân tố về năng lực thanh toán dư nợ thẻ tín dụng 50
3.4.3 Nhân tố về lịch sử giao dịch của chủ thẻ 50
3.4.4 Các nhân tố khác 50
CHƯƠNG 4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 54
4.1 Mô hình nghiên cứu 54
4.2 Phương pháp nghiên cứu 63
4.3 Thu thập và xử lý dữ liệu 63
4.3.1 Thu thập dữ liệu 63
4.3.2 Xử lý dữ liệu 64
4.4 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu 65
4.5 Trình bày kết quả kiểm định giả thuyết 70
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu 74
4.6.1 Phân tích các biến có ý nghĩa 74
4.6.2 Giải thích các biến không có ý nghĩa 78
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 84
5.1 Tóm tắt các kết quả chính của đề tài 84
5.2 Định hướng và các giải pháp đưa ra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 87
5.2.1 Các giải pháp liên quan đến nhân thân của chủ thẻ 87
Trang 85.2.2 Các giải pháp liên quan đến năng lực thanh toán và lịch sử giao dịch của chủ thẻ 88
5.2.3 Các khuyến nghị khác 91
5.3 Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo 93
KẾT LUẬN
Phụ lục 1 Phân loại và đặc điểm thẻ tín dụng
Phụ lục 2 Các đối tượng tham gia trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
Phụ lục 3 Các hoạt động của các ngân hàng thương mại
Phụ lục 4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành Vietcombank
Phụ lục 5 Các loại thẻ tín dụng do Vietcombank phát hành và tiện ích của các loại thẻ này
Phụ lục 6 Kết quả mô hình nghiên cứu
Trang 9DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACB Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu
AGRIBANK Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
AMEX Thẻ mang thương hiệu American Express
ATM Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine)
BIDV Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam CIC Trung tâm thông tin tín dụng
PIN Số định danh cá nhân (Personal Identification Number)
POS Thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (Point of Sale)
SACOMBANK Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín
TCTQT Tổ chức thẻ quốc tế
TECHCOMBANK Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam
Trang 10TTT Trung tâm thẻ
UNION PAY Tổ chức thẻ quốc Tế Union Pay
VIETCOMBANK Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam VIETINBANK Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam VIP Nhân vật quan trọng có địa vị xã hội (Very Important Person) VISA Tổ chức thẻ quốc tế Visa
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI
Bảng 2 1 Tóm tắt lược khảo các nghiên cứu trước đây 25
Bảng 3 1 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong giai đoạn từ năm 2010 – tháng 6 năm 2015 34
Bảng 3 2 Các chỉ tiêu chính trên thị trường thẻ Việt Nam từ năm 2012 – 2014 39
Bảng 3 3 Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn thẻ tín dụng giai đoạn từ năm 2010 – năm 2014 48
Bảng 4 1 Bảng tóm tắt giả thuyết và kỳ vọng của các biến 60
Bảng 4 2 Bảng tóm tắt thống kê mô tả các biến trong mô hình 65
Bảng 4 3 Kết quả phân tích hệ số tương quan 71
Bảng 4 4 Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính 72
Bảng 4 5 Bảng tóm tắt giả thiết và sự phù hợp với kỳ vọng ban đầu của các biến có ý nghĩa trong mô hình 76
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG ĐỀ TÀI
Hình 2 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 30
Hình 3 1 Lưu đồ quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Vietcombank 38
Hình 3 2 Top 5 ngân hàng dẫn đầu về số lượng thẻ tín dụng quốc tế giai đoạn từ năm 2010 – năm 2014 40Hình 3 3 Số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành mới của Vietcombank giai đoạn
từ năm 2010 – năm 2014 41Hình 3 4 Số lượng thẻ tín dụng quốc tế tích lũy của Vietcombank giai đoạn 42
Hình 3 5 Top 5 ngân hàng dẫn đầu về doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế từ năm 2010 – 2014 43Hình 3 6 Doanh số sử dụng thẻ tín dụng của Vietcombank từ năm 2010 – năm
2014 và tốc độ tăng trưởng DSSD thẻ tín dụng của Vietcombank so với thị trường 44
Hình 3 7 Doanh số sử dụng trung bình/thẻ tín dụng/năm của Vietcombank so với thị trường từ năm 2011 – 2014 45Hình 3 8 Top 5 ngân hàng có doanh số thanh toán thẻ quốc tế cao nhất năm 2014 46
Trang 13CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do thực hiện đề tài
Thẻ tín dụng ra đời đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của công nghệ ngân hàng Đây là loại hình thanh toán hiện đại do ngân hàng phát hành cho phép chủ thẻ thanh toán hàng hoá - dịch vụ bằng thẻ với hạn mức chi tiêu nhất định Hạn mức chi tiêu này được ngân hàng quy định cho từng chủ thẻ dựa trên khả năng tài chính, số tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp làm giá trị đảm bảo Thực chất đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cho phép chi tiêu trước trả tiền sau với thời hạn ưu đãi không tính lãi trong một khoảng thời gian nhất định tối đa đến 50 ngày (đối với thẻ tín dụng mang thương hiệu American Express) và 45 ngày (đối với các thẻ mang những thương hiệu còn lại như Visa, MasterCard, JCB ).Vào cuối mỗi kì tín dụng, chủ thẻ thanh toán với ngân hàng toàn bộ hoặc một phần số tiền đã chi tiêu theo bảng kê chi tiết các khoản chi tiêu của chủ thẻ trong tháng Như vậy thẻ tín dụng đã phát huy vai trò tích cực của mình là góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó làm giảm các chi phí vận chuyển, phát hành, kiểm kê tiền trong nền kinh tế, đồng thời giúp hạn chế được nạn tiền giả
Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng thương mại đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ nói chung và dịch vụ về thẻ tín dụng nói riêng
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, các ngân hàng phải đối mặt với các rủi ro cơ bản như rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ, rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ, rủi ro về tín dụng, rủi ro về công nghệ kỹ thuật và các loại rủi ro khác…Trên thực tế, Vietcombank vẫn chưa quan tâm đúng mức đến chính sách quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng của thẻ tín dụng nói riêng Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Vietcombank cũng như hoạt động kinh doanh của toàn hàng nói chung
Trang 14Xuất phát từ những lý do nêu trên và sau một thời gian tìm hiểu về thực trạng dịch vụ thẻ tín dụng tại Việt Nam cũng như nhận thấy được tính cấp thiết của đề tài,
tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong
hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Đánh giá thực trạng dịch vụ thẻ tín dụng và những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Trong đó phân tích làm rõ thực trạng rủi ro tín dụng và những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị để hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Vietcombank
Dựa trên những mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần trả lời câu hỏi nghiên cứu
“Các nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam?” và “Những giải pháp nào có thể giúp Vietcombank hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng trong thời gian tới?”
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn về thời gian: Giai đoạn từ năm 2010 – tháng 6 năm 2015
Giới hạn về không gian: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Trang 151.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính: hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp, phân tích và luận giải nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu từ các dữ liệu thu thập được
Phương pháp định lượng: sử dụng phương pháp hồi quy OLS dựa trên số liệu thẻ tín dụng do tác giả thu thập được, lựa chọn các biến có liên quan đến đề tài để xây dựng mô hình hồi quy đa biến thể hiện các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Số liệu được thu thập bao gồm 2 phần :
Dữ liệu về nhân thân và khả năng tài chính của chủ thẻ được ghi nhận từ hợp đồng yêu cầu phát hành thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank
Dữ liệu về lịch sử giao dịch của chủ thẻ tín dụng Vietcombank được ghi nhận khi chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng này để giao dịch thanh toán hay rút tiền mặt thông qua chương trình quản lý thẻ tín dụng nội bộ Vietcombank Sema
Số liệu thu thập được được xử lý thông qua phần mềm SPSS For Window 20 Sau đó chạy hồi quy OLS để tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
1.5 Kết cấu của luận văn
Với mục đích và phương pháp nghiên cứu trình bày ở trên, tác giả xây dựng luận văn có kết cấu như sau:
Chương 1 Giới thiệu
Chương 2 Lý luận tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong
hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại
Chương 3 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động
kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Trang 16Chương 4 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong
hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Chương 5 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, thẻ tín dụng được xem là hướng đi mới trong hoạt động kinh doanh tín dụng tiêu dùng tại các ngân hàng, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, phát triển các quy trình biện pháp quản trị rủi ro thẻ tín dụng, ngăn ngừa đến mức tối đa các rủi ro gian lận thẻ thì các ngân hàng còn rất quan tâm đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của mình
Rủi ro tín dụng là rủi ro xuất hiện khi chủ thẻ không thực hiện thanh toán hoặc không đủ khả năng thanh toán Thông qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn tìm
ra các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói riêng và thị trường thẻ tín dụng Việt Nam nói chung trong bối cảnh chưa có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Việt Nam như hiện nay
Những đặc điểm nổi bật của luận văn
Về mặt hình thức, luận văn đi theo một kết cấu chặt chẽ, logic từ đầu đến cuối
Về mặt nội dung, đề tài nghiên cứu tập trung khai thác chủ yếu một khía cạnh trong phân khúc kinh doanh thẻ tín dụng đó chính là rủi ro tín dụng Đề tài này mang ý nghĩa thực tiễn tương đối cao, người viết cũng cố gắng tìm tòi, tham khảo các nghiên cứu trước đây nhưng về cơ bản đã tự viết bằng ngôn từ vốn có của mình, không có sự chắp nối cắt ghép, mà tiếp tục dựa trên những gợi ý, hướng nghiên cứu tiếp theo của những nghiên cứu trước để phát triển đề tài của mình
Trang 18CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương 2 sẽ giới thiệu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại, trước hết chúng ta đi tìm hiểu về thẻ tín dụng và hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại NHTM, tìm hiểu
về các loại rủi ro khi kinh doanh thẻ tín dụng cũng như nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và lược khảo các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của các ngân hàng thương mại
2.1 Tổng quan về thẻ tín dụng
2.1.1 Khái niệm thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp Hình thức thanh toán này được thực hiện dựa trên uy tín (O’Sullivan, Arthur, Steven M.Sheffrin, 2003) Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khi mua hàng Thay vào đó, ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch Thẻ tín dụng cho phép khách hàng "trả dần" số tiền thanh toán trong tài khoản Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hàng tháng Tuy nhiên, chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao kê
Thẻ tín dụng cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với ngân hàng phát hành, hạn mức chi tiêu này được ngân hàng quy định cho từng chủ thẻ dựa trên khả năng tài chính, số tiền
ký quỹ hoặc được đảm bảo bằng tài sản thế chấp
2.1.2 Phân loại thẻ tín dụng
Phân loại theo phạm vi sử dụng thẻ : thẻ tín dụng nội địa; thẻ tín dụng quốc tế
Trang 19Phân loại theo đối tượng sử dụng: thẻ cá nhân; thẻ công ty
Phân loại theo công nghệ sản xuất: thẻ dập nổi (Embossed card); thẻ từ (Magnetic Stripe); thẻ thông minh (IC/Smart Card)
Chi tiết phân loại thẻ tín dụng được trình bày ở Phụ lục 1
2.1.3 Các đối tƣợng tham gia trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
Tổ chức thẻ quốc tế; chủ thẻ; ngân hàng phát hành; ngân hàng thanh toán thẻ; đơn
vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT – Merchant)
Chi tiết tham khảo tại Phụ lục 2
2.1.4 Đặc điểm, chức năng, vai trò của thẻ tín dụng
Đặc điểm thẻ tín dụng (chi tiết tham khảo Phụ lục 1)
Tính tiện ích;tính an toàn và nhanh chóng; tính linh hoạt; tính tín dụng
Vai trò của thẻ tín dụng
Đối với chủ thẻ: chủ thẻ tín dụng không bị giới hạn bởi lượng tiền mặt mang
theo người, có thể giải quyết được những nhu cầu phát sinh đột xuất Chủ thẻ tín dụng được hưởng toàn bộ các đặc tính của thẻ tín dụng như tính tiện ích, tính an toàn, nhanh chóng, linh hoạt, tín dụng Chủ thẻ được hưởng một số dịch vụ khác do ngân hàng phát hành triển khai và áp dụng cho chủ thẻ như dịch vụ SMS banking thông báo ngay lập tức giao dịch thẻ tín dụng của khách hàng, dịch vụ bảo hiểm, y
tế, trợ giúp toàn cầu
Đối với Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT): khi đơn vị kinh doanh chấp nhận
thanh toán bằng thẻ sẽ tăng thêm uy tín cho đơn vị, cung cấp thêm cho khách hàng phương thức thanh toán nhanh chóng hiện đại từ đó khả năng thu hút tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng sẽ tăng lên giúp gia tăng doanh số, mở rộng thị trường và đạt lợi nhuận nhiều hơn
Mặt khác chấp nhận thanh toán bằng thẻ sẽ giảm thiểu rủi ro cho ĐVCNT trong việc hạn chế khách hàng sử dụng tiền giả, hạn chế nguy cơ mất cắp tiền, rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng một cách an toàn và chính xác hơn
Trang 20Ngoài ra việc trở thành đơn vị chấp nhận thẻ cũng là điều kiện cần thiết để các đơn vị kinh doanh này nhận được nhiều ưu đãi của ngân hàng như ưu đãi về tín dụng, lãi suất và các dịch vụ khác…
Đối với ngân hàng: như chúng ta đã biết kinh doanh thẻ tín dụng là một trong
những hoạt động của ngân hàng thương mại (chi tiết trình bày ở phụ lục 3) và
những lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại là làm gia tăng nguồn thu và lợi nhuận cho
ngân hàng thông qua việc thu các loại phí và lãi thẻ tín dụng như thu phí phát hành, phí thường niên, phí chuyển đổi ngoại tệ, phí rút tiền mặt, lãi phát sinh khi khách hàng không thanh toán toàn bộ số dư sao kê…
Thẻ tín dụng cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về một sản phẩm thanh toán tiện ích, hiện đại, nhanh chóng và an toàn
Thẻ tín dụng còn góp phần hiện đại hóa ngân hàng, khi buộc ngân hàng phát hành không ngừng hoàn thiện nâng cao trang thiết bị kỹ thuật công nghệ qua đó đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của khách hàng đồng thời nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường trong và ngoài nước
Đối với nền kinh tế - xã hội: thẻ tín dụng góp phần giảm khối lượng tiền mặt
trong lưu thông, tiết kiệm được chi phí in đúc, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm tiền đồng thời hạn chế được nạn tiền giả trong nền kinh tế
Góp phần hỗ trợ quản lý vĩ mô của Nhà nước, thông qua việc sử dụng thẻ, mọi giao dịch thanh toán đều diễn ra qua ngân hàng, nhờ đó nâng cao khả năng kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế của ngân hàng trung ương, góp phần điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và quản lý vĩ mô của Nhà nước
Thẻ tín dụng góp phần thực hiện kích cầu cho nền kinh tế, do dựa vào yếu tố tâm lý của chủ thẻ “chi tiêu trước, trả tiền sau” cũng như tác động từ các chương trình khuyến mãi giảm giá cho các đối tượng sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ
Ngoài ra phát triển thẻ tín dụng và cơ sở hạ tầng đi kèm cũng như giúp hình thành môi trường thanh toán văn minh hiện đại hơn cho nền kinh tế của mỗi Quốc
Trang 21gia, thu hút khách du lịch và nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện hết sức thuận lợi
để kết nối các ngân hàng trong nước với các tổ chức thẻ quốc tế từ đó rút ngắn khoảng cách công nghệ ngân hàng hiện đại cũng như tạo niềm tin lớn hơn cho nhân dân về hoạt động của hệ thống ngân hàng
2.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn, chỉ có những tình trạng không chắc chắn có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro (Nguyễn Minh Kiều, 2007) Trong thuật ngữ tài chính, rủi ro là khả năng mất mát tài chính của ngân hàng Rủi ro gắn liền với bất cứ hoạt động tài chính nào và cũng như bản thân các giao dịch tài chính đó cần được quản lý một cách đúng mực Các ngân hàng có thể phải đối mặt với các tổn thất lớn nếu không quản lý chặt chẽ các rủi ro
Rủi ro trong hoạt động thẻ là các tổn thất về vật chất hoặc phi vật chất có liên quan tới hoạt động kinh doanh thẻ, bao gồm hoạt động phát hành và hoạt động thanh toán thẻ Đối tượng chịu rủi ro là ngân hàng, chủ thẻ hoặc ĐVCNT Vì vậy mỗi ngân hàng cần phải quan tâm đặc biệt đến hoạt động quản lý rủi ro nói chung
và hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh thẻ tín dụng nói riêng
2.2.1 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
2.2.1.1 Rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ
Hồ sơ đăng ký thẻ giả: ngân hàng có thể phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng
với những thông tin giả mạo đươc cung cấp qua hồ sơ, hợp đồng yêu cầu phát hành thẻ giả mạo nếu không thầm định kỹ thông tin Điều này có thể dẫn đến rủi ro về tín dụng cho NHPHT khi chủ thẻ không có khả năng thanh toán hoặc có hành vi lừa đảo
Thẻ bị lạm dụng khi chủ thẻ chƣa nhận đƣợc thẻ: rủi ro này phát sinh khi
NHPHT gửi thẻ tín dụng cho chủ thẻ qua đường bưu điện và bị đánh cắp trên đường
Trang 22gửi, thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ không biết về việc thẻ đã được gửi cho mình NHPHT có thể phải chịu rủi ro đối với loại giao dịch này
Thẻ bị đánh cắp, thất lạc: rủi ro xảy ra khi thẻ bị đánh cắp thất lạc và bị sử dụng
trước khi chủ thẻ hoặc NHPHT phát hiện ra sự việc Thẻ bị đánh cắp thất lạc cũng
có thể bị tội phạm thẻ sử dụng thông tin làm thẻ giả như trường hợp thẻ giả
Thẻ bị làm giả: thẻ giả là thẻ bị làm giả dựa trên các thông tin chủ thẻ có được từ
việc đánh cắp dữ liệu trên băng từ của thẻ thật Thẻ có thể được làm giả bao gồm thẻ trắng, thẻ bị dập nổi lại, thẻ bị mã hoá lại và thẻ bị làm giả hoàn toàn dựa trên các dữ liệu của thẻ thật Đây là loại rủi ro chiếm tỷ lệ cao, thường được tội phạm thẻ
sử dụng rộng rãi phổ biến nhất hiện nay
2.2.1.2 Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ
Rủi ro từ thẻ giả, chủ thẻ giả: rủi ro này xảy ra khi thẻ giả được thanh toán tại
ĐVCNT; thẻ bị đánh cắp thất lạc dùng để thanh toán tại các ĐVCNT; gian lận trong môi trường thanh toán không xuất trình thẻ
Do bất cẩn hay cố ý trong quá trình sử dụng thẻ mà chủ thẻ để lộ thông tin về
số thẻ, ngày hiệu lực thẻ, dãy số bảo mật (bao gồm 3 số cuối ở mặt sau thẻ)… từ đó người đánh cắp thông tin có thể sử dụng các thông tin có được để thanh toán online qua internet mà không cần phải xuất trình thẻ
Rủi ro từ đơn vị chấp nhận thẻ
Đại lý mở ra với mục đích gian lận: nhiều trường hợp ĐVCNT cấu kết với tội phạm để đánh cắp tiền của các chủ thẻ chứ không phải bị lừa hoặc vô tình tiếp tay Thẩm định hồ sơ đăng ký ĐVCNT không kỹ: ĐVCNT cố tình đăng ký các thông tin không chính xác với NHTTT, NHTTT sẽ chịu tổn thất khi không thu được những khoản đã tạm ứng trong trường hợp ĐVCNT thông đồng với kẻ gian, cố tình tạo ra các hóa đơn hoặc giao dịch giả mạo để chiếm dụng vốn ngân hàng
Đại lý cấu kết, đánh cắp và cung cấp thông tin thẻ cho tội phạm thẻ: trên các thiết bị đọc thẻ của các ĐVCNT có thể bị cài thêm thiết bị để thu thập thông tin trên băng từ của thẻ thật có phát sinh giao dịch tại đại lý này hoặc nhân viên ĐVCNT có
Trang 23thể cấu kết với các tổ chức tội phạm đọc dữ liệu thẻ thật bằng các thiết bị chuyên dùng
Đại lý lạm dụng in nhiều hóa đơn của một thẻ
Đại lý không tuân theo quy trình/nguyên tắc chấp nhận thanh toán: trong quá trình thực hiện thanh toán, ĐVCNT không kiểm tra lưu ý đến các đặc điểm nhận dạng thẻ thật, không kiểm tra chữ ký cùng với giấy tờ tùy thân của chủ thẻ
Rủi ro khi rút tiền mặt tại máy ATM
Rủi ro khi bị đánh cắp dữ liệu qua camera; rủi ro do ATM bị gắn đầu đọc thẻ giả; bàn phím nhập PIN giả hoặc các thiết bị giả khác
2.2.1.4 Các loại rủi ro khác
Rủi ro đạo đức và sai sót yếu kém về nghiệp vụ của cán bộ thẻ
Rủi ro đạo đức là các rủi ro phát sinh do hành vi gian lận trong lĩnh vực thẻ của cán bộ thẻ ngân hàng Trong hoạt động tác nghiệp hằng ngày, cán bộ thẻ lợi dụng những hiểu biết của mình, lợi dụng vị trí công tác, những lỗ hổng trong quy trình tác nghiệp để tự mình hoặc cấu kết với người khác tiến hành các hành vi gian
Trang 24lận, giả mạo gây tổn thất cho ngân hàng Các hành vi gian lận này thường được che giấu kỹ càng, khó phát hiện gây tổn thất lớn và mang tính hệ thống với ngân hàng
Ngoài ra do sai sót, thiếu trách nhiệm, yếu kém về năng lực chuyên môn mà cán bộ thẻ của ngân hàng phạm phải trong khi thẩm định hồ sơ phát hành thẻ, hồ sơ ĐVCNT, quá trình giao nhận thẻ đối với khách hàng…dẫn đến tổn thất cho ngân hàng và chủ thẻ
Rủi ro do trình độ dân trí
Do chưa nhận thức được đầy đủ về trách nhiệm, quyền hạn, cũng như các quy định ràng buộc trong hợp đồng phát hành thẻ, chưa có ý thức cảnh giác và bảo mật tối đa thông tin dữ liệu thẻ nên chủ thẻ có thể vô tình hay cố ý gây nên rủi ro cho bản thân chủ thẻ và rủi ro cho NHPTT, NHTTT
Ngoài ra đông đảo tầng lớp dân cư dù không phải chủ thẻ cũng có thể gây tổn thất rủi ro cho ngân hàng như làm hư hỏng các trang thiết bị giao dịch tự động được đặt
ở nơi công cộng do trình độ dân trí chưa cao và tâm lý tò mò thích khám phá
Rủi ro do tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động
Khi tình hình kinh tế chính trị xã hội bất ổn, có thể là khủng hoảng kinh tế toàn diện, tình trạng mất việc gia tăng… sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu chi tiêu của chủ thẻ cũng như khả năng chi trả của chủ thẻ
Rủi ro do môi trường pháp lý
Trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, có một số trường hợp không bị điều chỉnh bởi pháp luật trong nước mà còn bị điều chỉnh bởi pháp luật của nước ngoài và các thông lệ quốc tế Nếu như chủ thẻ không nắm bắt được hết các nội dung, quy phạm pháp luật sẽ dẫn đến rủi ro pháp lý
Trong tình hình kinh tế – xã hội hiện nay, với sự tăng nhanh về nhu cầu số lượng thẻ tín dụng, sự tinh vi của tội phạm thẻ, nhu cầu về hạn chế và phòng ngừa rủi ro thẻ tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng của thẻ tín dụng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết
Ngoài những rủi ro kể trên, có một loại rủi ro luôn hiện hữu và có nguy cơ xảy ra tương đối cao khi các ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
Trang 25đó chính là rủi ro tín dụng, rủi ro này được tác giả trình bày cụ thể tại mục 2.2.2 sau đây
2.2.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại
2.2.2.1 Khái niệm
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách hàng vay có thể mất khả năng trả nợ một khoản đã vay nào đó (Nguyễn Minh Kiều, 2007).Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại là rủi ro xảy
ra khi chủ thẻ không có khả năng thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản chi tiêu bằng thẻ tín dụng Khi ngân hàng đồng ý phát hành thẻ cũng có nghĩa
là cam kết cho chủ thẻ vay tiền, nếu như chủ thẻ không thanh toán hoặc không đủ khả năng thanh toán các khoản chi tiêu đó ngân hàng sẽ bị mất vốn Nếu hiện trạng này xảy ra với số lượng và quy mô lớn sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ, ngân hàng bị mất vốn và có thể dẫn đến phá sản như đối với trường hợp cho vay không thu hồi được
2.2.2.2 Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại
Mô hình 6C
Tư cách người vay (Character): bên cạnh việc xem xét hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ tín dụng của chủ thẻ, cán bộ ngân hàng còn phải thu thập thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng…nhằm tìm hiểu về lịch sử tín dụng, thiện chí trả nợ của chủ thẻ
Năng lực của người vay (Capacity): khách hàng yêu cầu phát hành thẻ tín dụng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Quốc gia sở tại
Trang 26Thu nhập của người vay (Cash): Khách hàng yêu cầu phát hành thẻ tín dụng phải có giấy tờ chứng minh thu nhập như sao kê lương 3 tháng gần nhất của khách hàng…Đây là cơ sở để ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cho chủ thẻ tín dụng
Bảo đảm tiền vay (Collateral): khách hàng có thể lựa chọn hình thức bảo đảm cho thẻ tín dụng là tín chấp, có đảm bảo 100% và có đảm bảo một phần tùy theo quy định của NHPHT và khả năng tài chính của chủ thẻ
Các điều kiện (Conditions): ngân hàng đưa ra các điều kiện nhất định trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tùy theo từng thời kỳ khác nhau, phù hợp với quy định của ngân hàng Nhà nước và pháp luật
Kiểm soát (Control): kiểm soát, đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng khách hàng đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng và với hạn mức tín dụng bao nhiêu là phù hợp
Đây là mô hình tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng Bên cạnh đó các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu dựa vào đánh giá theo ý chủ quan của cán bộ tín dụng
Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho điểm số tín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, tình trạng sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác Giả sử ngân hàng biết mức điểm là ranh giới giữa khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, từ đó ngân hàng hình thành khung chính sách tín dụng áp dụng với từng khách hàng
Hiện nay mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân được nhiều ngân hàng vận dụng linh hoạt trong hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân
Trang 272.2.2.3 Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại
Nguyên nhân từ phía chủ thẻ
Thẻ tín dụng là một công cụ tín dụng tiêu dùng cá nhân, tiện lợi, sẵn sàng đáp ứng
và giải ngân gần như ngay lập tức nhu cầu vay nợ của chủ thẻ trong hạn mức tín dụng cho phép Đôi khi sự tiện dụng này mang đến tác động tiêu cực đối với những chủ thẻ có khả năng tự chủ tài chính kém, không kiểm soát được nhu cầu sử dụng thẻ, hoặc không có khả năng quản lý tài chính tốt dẫn đến tình trạng dư nợ phát sinh quá lớn dẫn đến không có khả năng chi trả
Cũng có thể do khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ thẻ tín dụng
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Chính sách và quy trình phát hành thẻ tín dụng chưa chặt chẽ, chưa có quy trình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, chưa chú trọng đến phân tích điều kiện và khả năng trả nợ khách hàng, dẫn đến việc cấp hạn mức cho khách hàng có nguy cơ cao hoặc cấp hạn mức tín dụng không phù hợp cụ thể là cao hơn nhiều so với khả năng trả nợ của khách hàng
Thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét phân tích trước khi cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng
Cán bộ kinh doanh thẻ không chấp hành nghiêm túc quy trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng và phát hành thẻ, không thẩm định đầy đủ và chính xác hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ của khách hàng cũng như cấp và thay đổi hạn mức tín dụng sai quy trình…do năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ thẻ, gây tổn thất lớn cho ngân hàng khi khách hàng không có khả năng chi trả nợ thẻ tín dụng
Nhóm nguyên nhân khách quan
Là nhóm những nguyên nhân nằm ngoài ý chí của khách hàng và ngân hàng như: thiên tai, hỏa hoạn, do sự thay đổi các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ, biến động thị trường trong và ngoài nước, quan hệ cung cầu hàng hóa thay đổi…dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm thu nhập của chủ thẻ, từ đó chủ thẻ dù có thiện chí cũng không thể trả nợ cho ngân hàng được
Trang 28Dù nguyên nhân từ phía khách hàng hay từ phía ngân hàng, nguyên nhân chủ quan hay nguyên nhân khách quan đều dẫn đến hậu quả là khách hàng không trả được nợ tuy nhiên việc phân tích và tìm ra nguyên nhân sẽ giúp ngân hàng có biện pháp xử lý thích hợp nhằm khắc phục và hạn chế đến mức tối đa rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại
2.3.1 Nhân tố về nhân thân chủ thẻ
Tuổi (AGE) được tính tại thời điểm chủ thẻ đăng ký mở thẻ tín dụng, xác định bằng cách lấy năm tại thời điểm nói trên trừ đi năm sinh của chủ thẻ Thông thường ngân hàng chỉ phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng từ 18 tuổi trở lên Kỳ vọng chủ thẻ tuổi càng cao càng có ít lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng
Giới tính (GENDER) Giới tính cũng tạo nên sự khác biệt trong hành vi sử dụng và thanh toán dư nợ thẻ tín dụng (Davies và Lea, 1995) Thông thường nam giới sẽ là đối tượng tiếp cận công nghệ mới nhanh hơn nhưng nữ giới lại có nhu cầu mua sắm nhiều hơn Kỳ vọng chủ thẻ nữ sẽ có số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng nhiều hơn so với chủ thẻ nam
Tình trạng hôn nhân (MARITAL) người có gia đình thường có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn so với người độc thân, thường xuyên phải đối mặt với những khoản chi tiêu ngoài kế hoạch hoặc vượt mức thu nhập cho phép (Chien và Devaney, 2001) Kỳ vọng người có gia đình sẽ có nhiều khả năng chậm thanh toán thẻ tín dụng hơn so với người độc thân
Tình trạng sở hữu nhà (HOMEOWER) cho biết tình trạng sở hữu nhà của chủ thẻ, kỳ vọng người có tình trạng sở hữu nhà riêng sẽ có ít khả năng chậm thanh toán
dư nợ thẻ tín dụng hơn các trường hợp sở hữu nhà còn lại
Trình độ học vấn (EDU) kỳ vọng chủ thẻ có trình độ học vấn đại học và trên đại học với các nhận thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của thẻ tín dụng sẽ có nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng ít hơn so với các chủ thẻ có trình độ học vấn thấp hơn
Trang 29Nghề nghiệp (OCCUP) nghề nghiệp của khách hàng được xem là tiêu chí đáng quan tâm của ngân hàng phát hành thẻ, nhân viên văn phòng là người làm công tác văn phòng tại các công ty, đơn vị hành chính, sự nghiệp, là đối tượng có điều kiện thuận lợi cũng như có khả năng tiếp cận công nghệ mới, có công việc thu nhập ổn định, vì vậy đây được xem như nhóm khách hàng tiềm năng mở thẻ tín dụng của các ngân hàng Kỳ vọng chủ thẻ là nhân viên văn phòng có số lần chậm thanh toán thẻ tín dụng ít hơn so với chủ thẻ không phải là nhân viên văn phòng Chức vụ (OLEVEL) chúng ta mong đợi rằng chủ thẻ tín dụng với một cấp độ cao hơn trong công việc (có chức vụ) sẽ có sự ổn định công việc và xác suất xuất hiện của nguy cơ chậm thanh toán thẻ tín dụng của họ sẽ thấp hơn (Lee và ctg, 2011)
Loại hình công ty đang công tác (TOC – TYPE OF COMPANY) kỳ vọng các chủ thẻ công tác tại các công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân có nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng cao hơn so với các chủ thẻ còn lại
Hình thức đảm bảo (GUARTY) là cơ sở để ngân hàng quyết định có cấp hạn mức tín dụng và phát hành thẻ cho khách hàng hay không và cấp hạn mức dựa trên
cơ sở tín chấp hay thế chấp, trong trường hợp khách hàng không chứng minh được nguồn thu nhập của mình là ổn định và lâu dài thì khách hàng cần phải thế chấp toàn bộ hay một phần hạn mức tín dụng được cấp (ký quỹ bằng sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi hoặc bất động sản…) tùy theo quy định của ngân hàng phát hành Kỳ vọng chủ thẻ tín dụng tín chấp có nguy cơ chậm thanh toán cao hơn so với chủ thẻ tín dụng có thế chấp tài sản
2.3.2 Nhân tố về năng lực thanh toán dƣ nợ thẻ tín dụng
Thu nhập (INCOME) được đo lường bởi thu nhập bình quân theo tháng của chủ thẻ Người có thu nhập cao sẽ có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến việc họ sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn (Lopes, 2008) và dự kiến người có thu nhập cao sẽ có
số lần chậm thanh toán dư nợ nhiều hơn so với người có thu nhập thấp
Trang 30Hạn mức tín dụng (LIMIT) là số tiền tối đa mà chủ thẻ được phép sử dụng theo quy định và chính sách của ngân hàng phát hành thẻ Chủ thẻ thường có thói quen duy trì dư nợ thẻ tín dụng theo một tỷ lệ nhất định từ hạn mức tín dụng này
Kỳ vọng rằng hạn mức tín dụng càng cao, dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ càng lớn và nguy cơ chủ thẻ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng càng cao (Lee và ctg, 2011)
Hệ số thanh toán thẻ (BALincome) cho biết khả năng chủ thẻ tín dụng sử dụng thu nhập của mình để bù đắp khoản dư nợ thẻ tín dụng đến hạn theo sao kê thẻ mà ngân hàng gửi cho chủ thẻ Hệ số này được tính như sau
Trang 312.3.3 Nhân tố về lịch sử giao dịch của chủ thẻ
Thời gian thực hiện giao dịch bình quân (DURATION) cho biết thời gian thực hiện các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ và ứng tiền mặt Chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên bao nhiêu thì dư nợ cần phải thanh toán khi đến hạn càng cao bấy nhiêu, dẫn đến nguy cơ chủ thẻ mất khả năng trả nợ do chi tiêu quá mức (Lee và ctg, 2011)
DURATION =
Kỳ vọng khi thời gian thực hiện giao dịch bình quân càng cao thì số lần chậm
thanh toán dư nợ thẻ tín dụng càng thấp
Giá trị giao dịch bình quân (QUANTITY) cho biết giá trị bình quân của mỗi giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc ứng tiền mặt, hệ số này được tính theo công thức sau
Trang 32Kỳ vọng, hệ số ứng tiền mặt có tương quan thuận với số lần chậm thanh toán của chủ thẻ tín dụng
2.3.4 Các nhân tố khác
Năng lực cán bộ tín dụng (cán bộ phòng thẻ)
Nếu cán bộ tín dụng, nhân viên phòng thẻ phụ trách phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng có năng lực thẩm định yếu kém, không có khả năng dự báo, phân tích lịch sử trả nợ, khả năng tài chính của khách hàng thì sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cao
Rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng (cán bộ phòng thẻ)
Cán bộ tín dụng, cán bộ phòng thẻ là đầu mối trung tâm tiếp xúc, thẩm định khách hàng nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt, sẽ phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng không đủ tiêu chuẩn dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng
Thông tin về khách hàng không chính xác, trung thực
Rủi ro tín dụng của thẻ tín dụng cũng bị ảnh hưởng do nhân tố thông tin về nhân thân, khả năng trả nợ, lịch sử trả nợ của khách hàng không chính xác, hay nói cách khác do khách hàng cố ý cung cấp sai lệch, cán bộ thẻ còn thiếu kinh nghiệm thẩm định khách hàng nên để xảy ra tình trạng thất thoát, rủi ro không thu hồi được nợ cao Hay do khách hàng chuyển công tác, nghỉ việc tại đơn vị cũ mà không thông báo với ngân hàng phát hành…
Ngoài ra một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại như rủi ro do tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động, tình trạng thất nghiệp, mất việc gia tăng, khiến khả năng trả nợ của chủ thẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng…những nhân tố này thuộc nhóm nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro tín dụng của thẻ tín dụng và rất khó
để đo lường những nhân tố này
Trang 332.4 Lược khảo các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
2.4.1 Nghiên cứu của Dunn và Kim (1999) về khả năng quá hạn của chủ thẻ tín dụng tại bang Ohio, Hoa Kỳ
Nghiên cứu của Dunn và Kim về khả năng quá hạn của chủ thẻ tín dụng đã xây dựng mô hình hồi quy bội dựa trên việc khảo sát hành vi của 5,384 chủ thẻ tín dụng tại Bang Ohio, Hoa Kỳ trong giai đoạn từ tháng 2 năm 1998 đến tháng 5 năm
1999, bộ dữ liệu này chứa biến về hành vi của chủ thẻ tín dụng chưa từng có trong nghiên cứu nào trước đây về những nhân tố tác động đến số lần chủ thẻ tín dụng chậm thanh toán số dư tối thiểu trong vòng 6 tháng gần nhất Vì vậy mặc dù nghiên cứu tương đối cách xa về mặt thời gian so với thời điểm hiện tại nhưng tác giả vẫn chọn để đưa nghiên cứu của Dunn và Kim (1999) vào lược khảo các nghiên cứu trước đây do yếu tố mở đầu và tiên phong về lĩnh vực nghiên cứu khả năng quá hạn của chủ thẻ tín dụng Ba nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với việc chậm thanh toán số dư tối thiểu của chủ thẻ tín dụng bao gồm:
Tỷ số giữa số dư tối thiểu cần phải thanh toán trong kỳ trên thu nhập của chủ thẻ
Tỷ số giữa số dư tối thiểu cần phải thanh toán trong kỳ trên thu nhập của chủ thẻ có ảnh hưởng nhiều hơn trong việc tránh quá hạn thẻ tín dụng trong ngắn hạn so với tỷ
lệ giữa tổng dư nợ trên thu nhập của chủ thẻ (tỷ lệ này thích hợp hơn trong việc đánh giá tình hình tài chính của chủ thẻ trong dài hạn)
Tỷ lệ phần trăm của tổng hạn mức tín dụng đã được sử dụng
Tỷ lệ phần trăm của tổng hạn mức tín dụng đã được sử dụng cho biết khả năng tránh bị quá hạn của chủ thẻ tín dụng bằng cách sử dụng số dư khả dụng còn lại
trong tổng hạn mức tín dụng để thanh toán các khoản nợ đến hạn
Số lượng thẻ tín dụng đã được sử dụng đến hạn mức tối đa
Trang 34Số lượng thẻ tín dụng đã được sử dụng hết hạn mức là một dấu hiệu cho thấy chủ thẻ tín dụng chấp nhận vay nợ ngân hàng trong ngắn hạn để xử lý các món nợ đến hạn của mình, và điều này phản ánh một nguy cơ quá hạn lớn của chủ thẻ
Ba nhân tố trên đều tác động cùng chiều với nguy cơ quá hạn của chủ thẻ tín dụng, trong khi biến độc lập thường được sử dụng để dự đoán nguy cơ quá hạn thẻ
tín dụng là tỷ số giữa dư nợ thẻ tín dụng trên thu nhập của chủ thẻ lại không có ý
nghĩa về mặt thống kê
Trong bộ dữ liệu gồm 5,384 chủ thẻ tín dụng này có 4,766 chủ thẻ tín dụng không quá hạn chiếm tỷ lệ 88.5% trong mẫu, và 618 chủ thẻ tín dụng chậm thanh toán số dư tối thiểu chiếm tỷ lệ 11.5%, ngoài ba biến tài chính giải thích quan trọng
đã được thảo luận ở trên, Dunn và Kim cũng sử dụng một số biến độc lập khác để nắm bắt các tác động và để kiểm soát sự khác biệt về kinh tế xã hội và nhân khẩu học trong mẫu khảo sát Đúng như kỳ vọng, nhóm chủ thẻ có nợ đủ tiêu chuẩn xuất hiện vững chắc hơn về mặt tài chính, họ có thu nhập cao hơn, hạn mức tín dụng cao hơn nhưng có số dư nợ thẻ tín dụng thấp hơn, tỷ lệ dư nợ thẻ tín dụng trên thu nhập của nhóm chủ thẻ tín dụng quá hạn gấp đôi so với nhóm không quá hạn, các chủ thẻ tín dụng chậm thanh toán nhìn chung trẻ hơn, chưa kết hôn nhiều hơn và chưa sở hữu nhà riêng nhưng có nhiều con hơn Tuy nhiên không có sự khác biệt đáng kể trong trình độ học vấn giữa 2 nhóm hoặc trong điều kiện có vợ hay chồng của chủ thẻ thất nghiệp
2.4.2 Nghiên cứu của Chia-Chi Lee, Tyrone T Lin và Yi-Ting Chen (2011) về khả năng quá hạn của chủ thẻ tín dụng ở với các ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ tại Đài Loan
Mẫu nghiên cứu được thực hiện trong vòng 9 năm từ tháng 1 năm 1998 đến tháng 12 năm 2006 từ các chủ thẻ tín dụng phát hành tại các ngân hàng vừa và nhỏ tại Đài Loan Bài nghiên cứu giới thiệu một cách lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng để lựa chọn 612 chủ thẻ tín dụng phân thành 2 loại bao gồm: 439 chủ thẻ có nợ đủ tiêu chuẩn và 173 chủ thẻ có nợ quá hạn Trong đó chủ thẻ có nợ đủ tiêu chuẩn là những
Trang 35khách hàng đã thanh toán toàn bộ số dư sao kê, hoặc nhiều hơn khoản thanh toán tối thiểu phải nộp trước thời hạn chót thanh toán Chủ thẻ tín dụng có nợ quá hạn là những khách hàng chưa hoàn trả hết gốc hoặc tiền lãi tối thiểu nào trong hơn 3 tháng
Theo kết quả hồi quy mẫu, theo Lee và ctg thì các nhân tố sau đây tác động đến khả năng quá hạn của chủ thẻ tín dụng:
Mức độ ổn định của nghề nghiệp: chủ thẻ tín dụng với chức vụ cao hơn, tính chất nghề nghiệp ổn định hơn thì xác suất xuất hiện nợ quá hạn của thẻ tín dụng sẽ thấp hơn
Tình trạng sử dụng thẻ tín dụng: chủ thẻ không sử dụng thẻ tín dụng của mình vào mỗi tháng sẽ có nợ quá hạn thấp hơn so với chủ thẻ sử dụng thẻ thường xuyên hơn
Mức độ thanh toán sao kê của chủ thẻ: chủ thẻ tín dụng thường xuyên thanh toán toàn bộ số dư sao kê hoặc cao hơn số dư tối thiểu phải thanh toán thường có nợ quá hạn thấp hơn với những chủ thẻ thanh toán ít hơn
Khối lượng tín dụng quay vòng: chủ thẻ sử dụng khối lượng tín dụng quay vòng cao hơn sẽ có nợ quá hạn cao hơn so với các chủ thẻ còn lại…
Tình trạng vay nợ ngân hàng khác: chủ thẻ tín dụng có các khoản vay nợ từ các ngân hàng khác sẽ có lượng quá hạn thẻ tín dụng cao hơn so với những chủ thẻ không có dư nợ tại các ngân hàng khác
Hạn mức tín dụng của chủ thẻ: hạn mức tín dụng càng cao thì nguy cơ nợ quá hạn của chủ thẻ càng lớn
2.4.3 Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và Trịnh Hoàng Nam (2013) về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt đông kinh doanh thẻ tín dụng tại Việt Nam
Nghiên cứu này là nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp hồi quy OLS với bộ số liệu bao gồm 1,969 thẻ tín dụng nội địa, kết quả nghiên cứu cho thấy có 6
Trang 36nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại thị trường Việt Nam bao gồm:
Thu nhập: thông thường chủ thẻ sử dụng thu nhập của mình để thanh toán dư
nợ thẻ tín dụng và với nguồn thu nhập cao ổn định chủ thẻ sẵn sàng thanh toán toàn
bộ dư nợ thẻ tín dụng đến hạn để tránh phải trả các khoản lãi, phí phát sinh do thanh toán một phần dư nợ hoặc thanh toán trễ hạn
Đặc tính nghề nghiệp của chủ thẻ: theo nghiên cứu này chỉ ra các chủ thẻ là nhân viên văn phòng thì số lần chậm thanh toán thẻ tín dụng sẽ ít hơn so với chủ thẻ không phải là nhân viên văn phòng
Hệ số thanh toán thẻ: thể hiện khả năng chủ thẻ dùng thu nhập của mình để chi trả dư nợ thẻ tín dụng khi đến hạn thanh toán Hệ số này được xác định bởi tỷ số giữa dư nợ bình quân tháng với thu nhập bình quân tháng Chủ thẻ có hệ số thanh toán thẻ thấp có nghĩa là thu nhập của người này lớn gấp nhiều lần khoản nợ cần phải thanh toán , họ sẵn lòng thanh toán dư nợ thẻ tín dụng khi đến hạn thậm chí là trước hạn vì vậy nguy cơ chậm thanh toán của chủ thẻ thấp hơn so với các chủ thẻ
có hệ số thanh toán thẻ cao hơn
Hệ số sử dụng thẻ: cho biết mức độ sử dụng thẻ cũng như khả năng chủ thẻ thanh toán dư nợ hiện tại bằng hạn mức khả dụng còn lại của thẻ Hệ số sử dụng thẻ được xác định bởi tỷ số giữa dư nợ bình quân tháng với hạn mức tín dụng Hệ số sử dụng thẻ tăng lên thì số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng cũng tăng lên
Thời gian sử dụng thẻ bình quân: cho biết chủ thẻ có sử dụng thẻ thường xuyên hay không, thời gian sử dụng thẻ bình quân được đo lường bởi thời gian bình quân thực hiện 1 giao dịch, thời gian sử dụng thẻ bình quân càng lớn thì nguy cơ quá hạn thẻ tín dụng càng cao
Hệ số ứng tiền mặt: giúp trả lời câu hỏi chủ thẻ tín dụng sử dụng thẻ tín dụng
để thanh toán hóa đơn hàng hóa hay để ứng tiền mặt, được xác định bằng tỷ số giữa giá trị giao dịch ứng tiền mặt bình quân tháng với dư nợ bình quân tháng Chủ thẻ
có hệ số ứng tiền mặt càng lớn thì nguy cơ quá hạn của chủ thẻ này càng cao hơn so
Trang 37với các chủ thẻ có hệ số ứng tiền mặt thấp hơn hoặc không dùng thẻ tín dụng để ứng tiền mặt
Bảng 2 1 Tóm tắt lược khảo các nghiên cứu trước đây
của Dunn và ctg
Nghiên cứu của Lee và ctg
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà
và Trịnh Hoàng Nam
1
Thời gian nghiên
cứu
Tháng 2/1998 – tháng 5/1999
Tháng 1/1998 – tháng 12/2006
Sử dụng dữ liệu thẻ tín dụng được phát hành từ ngày 01/01/2011 – ngày 31/12/2012
2 Địa điểm
nghiên cứu
Bang Ohio, Hoa Kỳ
Các ngân hàng vừa và nhỏ tại Đài
Loan
Ngân hàng TMCP Nam Việt, Việt Nam
612 chủ thẻ tín dụng
1969 chủ thẻ tín dụng nội địa
4 Biến phụ
thuộc
Những chủ thẻ tín dụng có số lần chậm thanh toán số dư tối thiểu thẻ tín
Những chủ thẻ tín dụng chưa hoàn trả hết gốc hoặc tiền lãi nào trong hơn 3 tháng
Những chủ thẻ tín dụng chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng theo sao kê ngân hàng gửi
Trang 38dụng trong vòng 6 tháng gần nhất
dữ liệu về lịch sử giao dịch của chủ thẻ được ghi nhận bằng hệ thống quản
lý giao dịch của ngân hàng
Nhóm nghiên cứu không có phương tiện, công cụ, để kiểm chứng tính chính xác của dữ liệu do người tham gia khảo sát cung cấp
Đảm bảo được tính chính xác của dữ liệu, do tất cả những thông tin đều được ghi nhận thông qua
hệ thống lưu trữ dữ liệu và giao dịch của chủ thẻ tín dụng
quả nghiên
Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến
Có 6 nhân tố ảnh hưởng đến việc
Có 6 nhân tố ảnh hưởng đến việc
Trang 39cứu việc chậm
thanh toán dư
nợ thẻ tín dụng bao gồm:
- Tỷ số giữa số
dư tối thiểu/ thu nhập của chủ thẻ
- Tỷ lệ % của tổng hạn mức tín dụng đã được sử dụng
- Số lượng thẻ tín dụng đã được sử dụng đến han mức tối
đa
chậm thanh toán
dư nợ thẻ tín dụng bao gồm
- Mức độ ổn định của nghề nghiệp
- Hạn mức tín dụng
- Tình trạng sử dụng thẻ tín dụng (hệ số sử dụng thẻ)
- Mức độ thanh toán sao kê của chủ thẻ
- Khối lượng tín dụng quay vòng
- Tình trạng vay
nợ ngân hàng khác
- Hạn mức tín dụng của chủ thẻ
chậm thanh toán dư
nợ thẻ tín dụng bao gồm
- Mức độ ổn định của nghề nghiệp
- Thu nhập
- Hệ số thanh toán thẻ
- Hệ số sử dụng thẻ
- Thời gian sử dụng thẻ bình quân
- Hệ số ứng tiền mặt
(Nguồn: tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu trước đây)
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài “ Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam”
Trang 40Trong hai nghiên cứu đầu của Dunn và Kim (1999); Lee và ctg (2011), nguồn
dữ liệu nghiên cứu là kết quả của các cuộc khảo sát về khả năng thanh toán dư nợ thẻ tín dụng được các tác giả thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và chỉ
có giá trị tại thời điểm thực hiện khảo sát Từ đó mẫu nghiên cứu có thể không đại diện cho tổng thể nghiên cứu dẫn đến mô hình kết quả không phản ánh chính xác mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích
Ngoài ra thông tin người được khảo sát cung cấp có thể đúng hoặc sai, đặc biệt
là với những câu hỏi mang tính chất tiêu cực như “nợ quá hạn của bạn là bao nhiêu?” hoặc “ bạn đã bao nhiêu lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng trong vòng
6 tháng gần đây nhất ?”, nhóm của Dunn và Kim không có phương tiện, công cụ để kiểm tra tính chính xác của các thông tin này
Các biến giải thích được các tác giả sử dụng trong hai nghiên cứu này đều liên quan đến nhân thân khả năng trả nợ và mối quan hệ giữa chủ thẻ với ngân hàng mà
bỏ qua các nhân tố thể hiện lịch sử sử dụng cũng như trách nhiệm thanh toán của chủ thẻ tín dụng vốn không thể thu thập được thông qua các cuộc khảo sát thu thập
ý kiến khách hàng
Đối với đề tài nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và Trịnh Hoàng Nam (2013),
mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên nguồn dữ liệu thực tế từ hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng nội địa của Ngân hàng TMCP Nam Việt thông qua một số biến giải thích có liên quan đến nhân thân của chủ thẻ cũng như mối quan hệ giữa chủ thẻ với ngân hàng Bên cạnh đó, bài nghiên cứu sử dụng thêm một số nhân tố mới có liên quan đến quá trình sử dụng cũng như trách nhiệm thanh toán thẻ tín dụng của chủ thẻ Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ áp dụng trên các thẻ tín dụng nội địa nên có một vài điểm hạn chế so với thẻ tín dụng quốc tế, cũng như thị phần thẻ tín dụng của ngân hàng TMCP Nam Việt chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các ngân hàng TMCP khác tại Việt Nam Vì vậy nghiên cứu chưa mang tính hệ thống và có giá trị tham khảo cho các ngân hàng khác