1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận Thực trạng Chảy máu chất xám của nước ta

14 4,5K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 51,15 KB

Nội dung

Nhiều năm qua, chảy máu chất xám được coi là một hiện tượng phức tạp, buộc nhiều quốc gia cần xem xét và điều chỉnh, từ đó có chính sách, biện pháp khắc phục. Bởi, dù thế nào thì trong thế giới hiện đại, sự phát triển của mỗi quốc gia luôn cần tới vai trò của tri thức, trí tuệ. Ở đây, vấn đề đặt ra cho mỗi người lao động trí óc là tâm nguyện cống hiến cho Tổ quốc, là sự đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn của đất nước; bên cạnh đó là vai trò của Nhà nước trong việc tạo điều kiện tốt nhất để các chủ nhân của chất xám sống và cống hiến một cách tốt nhất.

Trang 2

Mục lục

Lời nói đầu 3

I/ Khái quát về “Chảy máu chất xám” 4

II/ Thực trạng vấn đề chảy máu chất xám cảu nước ta 5

1 Đặt vấn đề 5

2 Thực trạng vấn đề chảy máu chất xám của nước ta 6

• Nguyên nhân 9

• Giải pháp 11

III/ Kết luận 12

Tài liệu tham khảo 14

Lời nói đầu

Trang 3

Nhiều năm qua, "chảy máu chất xám" được coi là một hiện tượng phức tạp, buộc nhiều quốc gia cần xem xét và điều chỉnh, từ đó có chính sách, biện pháp khắc phục Bởi, dù thế nào thì trong thế giới hiện đại, sự phát triển của mỗi quốc gia luôn cần tới vai trò của tri thức, trí tuệ Ở đây, vấn đề đặt ra cho mỗi người lao động trí óc là tâm nguyện cống hiến cho Tổ quốc, là sự đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn của đất nước; bên cạnh đó là vai trò của Nhà nước trong việc tạo điều kiện tốt nhất để các chủ nhân của "chất xám" sống và cống hiến một cách tốt nhất

Lâu nay, khi nói về tình trạng chảy máu chất xám, người ta vẫn thường hình dung về việc nguồn chuyên gia, nhân lực khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ từ các nước có mức sống thấp, rời bỏ Tổ quốc, sang sinh sống tại những quốc gia

có điều kiện để hoạt động khoa học, có chế độ đãi ngộ cao hơn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây (theo nghĩa rộng nhất của khái niệm này bao gồm cả các quốc gia có điều kiện kinh tế phát triển của Liên minh châu Âu như Anh, Pháp, Ðức, Na Uy, Thụy Ðiển, Thụy Sĩ ) Ðiều này là không thể phủ nhận, và chỉ nhìn vào danh sách những người đoạt giải thưởng Nobel cũng có thể thấy rõ Tính từ khi được thành lập vào năm 1911 đến nay, giải thưởng Nobel đã được trao trong 109 "mùa" với hơn 800 cá nhân, tổ chức được nhận thuộc các lĩnh vực Vật lý, Văn học, Kinh tế, Hóa học, Hòa bình và Y học Bài tiểu luận này trình bày thực trạng và các vấn đề liên quan tới việc chảy máu chất xám của du học sinh Việt Nam

I/ Khái quát chung về chảy máu chất xám.

Trang 4

Chảy máu chất xám (tiếng Anh: human capital flight hoặc brain drain)

là thuật ngữ dùng để chỉ vấn đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ thuật từ một nước qua những nước khác Mặc dù thuật ngữ ban đầu dùng để chỉ những công nhân kĩ thuật đi qua những nước khác, ý nghĩa của nó

đã mở rộng thành: "sự ra đi của những người có kiến thức hoặc có chuyên môn

từ một quốc gia, khu vực kinh tế, hoặc các lĩnh vực khác, vì điều kiện sống hoặc tiền lương tốt hơn"

Chảy máu chất xám là một hiện tượng mang tính toàn cầu, tuy xảy ra số lượng lớn ở những nước đang phát triển nhưng tại những nước phát triển cũng diễn ra hiện tượng này, gây thiệt hại đến quá trình phát triển kinh tế Chính quyền các nước đã đề ra những chính sách nhằm kìm hãm hiện tượng này và thu hút chất xám quay về bằng nhiều biện pháp

Các nguyên nhân chính của lực hút chất xám ở các nước có điều kiện là:

1 Lương cao, mức sống cao

2 Nền khoa học - công nghệ cao

3 Môi trường học tập và làm việc tốt

4 Cơ chế tuyển dụng công bằng

5 Có chính sách ưu đãi đối với người tài

Hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển còn do tác động của nhu cầu thị trường lao động thế giới: dư thừa lao động phổ thông nhưng khan hiếm nhân lực lao động trí thức cấp cao Tình trạng này dẫn đến các chính sách cạnh tranh thu hút nhân tài chủ yếu ở châu Âu và Mỹ, bao gồm: sửa đổi luật di dân, cấp visa việc làm, đề mức lương cao, đầu tư các chế độ đãi ngộ, xây dựng các quỹ nghiên cứu hoặc quỹ học bổng,

Trang 5

Tình trạng chảy máu chất xám tại các quốc gia nghèo là một nguyên nhân quan trọng khiến khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng rõ rệt và gây ra những hậu quả khó lường cho các nước đang phát triển Nguồn chất xám

bị chảy máu khiến kinh phí đào tạo của quốc gia không ngừng thất thoát, đồng thời phải bỏ ra một nguồn kinh phí lớn để trả lương cho các chuyên gia nước ngoài mời về Đây là một sự lãng phí lớn về tài sản quốc gia, làm chậm tốc độ phát triển nền kinh tế

II/ Thực trạng vấn đề chảy máu chất xám ở Việt Nam

1, Đặt vấn đề

Lâu nay, khi nói về tình trạng chảy máu chất xám, người ta vẫn thường hình dung về việc nguồn chuyên gia, nhân lực khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ từ các nước có mức sống thấp, rời bỏ Tổ quốc, sang sinh sống tại những quốc gia

có điều kiện để hoạt động khoa học, có chế độ đãi ngộ cao hơn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây (theo nghĩa rộng nhất của khái niệm này bao gồm cả các quốc gia có điều kiện kinh tế phát triển của Liên minh châu Âu như Anh, Pháp, Ðức, Na Uy, Thụy Ðiển, Thụy Sĩ ) Ðiều này là không thể phủ nhận, và chỉ nhìn vào danh sách những người đoạt giải thưởng Nobel cũng có thể thấy rõ Tính từ khi được thành lập vào năm 1911 đến nay, giải thưởng Nobel đã được trao trong 109 "mùa" với hơn 800 cá nhân, tổ chức được nhận thuộc các lĩnh vực Vật lý, Văn học, Kinh tế, Hóa học, Hòa bình và Y học

Như vậy, ngoại trừ giải Nobel Hòa bình mà dường như là thuộc khu vực chịu ảnh hưởng của đời sống chính trị, giải Nobel Văn học là giải thưởng duy nhất thuộc lĩnh vực nghệ thuật, còn lại, giải Nobel chủ yếu là một giải thưởng hướng tới lĩnh vực khoa học Căn cứ theo danh sách những quốc gia sở hữu nhiều giải thưởng Nobel nhất trong tất cả các lĩnh vực, đứng đầu vẫn là các quốc gia phương Tây: Anh (116 giải), Ðức (102), Pháp (65) và nhiều nhất là Hoa Kỳ (337 giải) Ở những quốc gia này đã thật sự tạo nên một môi trường tốt cho các

Trang 6

hoạt động nghiên cứu khoa học (tạm thời không nói đến các hoạt động sáng tạo văn học - nghệ thuật, bởi lĩnh vực này vận hành theo những logic khác) Lấy riêng trường hợp Hoa Kỳ, trong số hơn 300 giải thưởng dành cho các công dân quốc gia này, có đến 82 trường hợp trao cho những công dân sinh ra tại những quốc gia khác tới sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm gần 25% Ðấy là chưa nói tới trường hợp công dân mới nhập cư tại Hoa Kỳ trong khoảng một, hai thế hệ mà dấu vết "cố quốc" vẫn còn có thể nhận biết qua tên tuổi của họ Chỉ riêng việc đó cũng đủ nói lên sức hút mạnh mẽ đến mức nào của Hoa Kỳ đối với những bộ óc đến từ các quốc gia khác Quy luật này cũng đúng với những lĩnh vực khác như kinh tế, kỹ nghệ, nghệ thuật Một hiện tượng rõ nét là nhiều quốc gia phát triển

đã trở thành "đất hứa" thu hút nghệ sĩ, chuyên gia, khoa học gia, trí thức từ những quốc gia đang hoặc chậm phát triển Tất nhiên, cuộc sống tại "đất hứa" ra sao lại là chuyện hoàn toàn khác

Nhìn lại lịch sử Việt Nam, đã có không ít giai đoạn chúng ta được chứng kiến cuộc trở về của những trí thức từ những nơi đầy đủ nhất trên thế giới Ðầu thế kỷ hai mươi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chúng ta đã có một thế hệ trí thức như thế, từ bỏ tất cả, không phải chỉ tiện nghi, không phải chỉ vật chất, đãi ngộ, điều kiện mà quan trọng hơn là từ bỏ cả chính "cái tôi", lột xác

về tư tưởng để có thể trở về với Dân tộc và Tổ quốc một cách đúng nghĩa Phải chăng, chính mỗi người trở về hôm nay cũng nên đặt câu hỏi: Liệu chúng ta đã dám từ bỏ những gì để đánh đổi, lấy lại những gì quan trọng nhất làm nên phẩm giá trí thức? Phải chăng, đã đến lúc, tinh thần của Trần Ðại Nghĩa, Trần Ðức Thảo, Lương Ðịnh Của, Nguyễn Khắc Viện, một lần nữa cần được nhân lên trong mỗi người lao động trí óc hôm nay?

2, Thực trạng vấn đề chảy máu chất xám ở Việt Nam.

Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, hiện tượng “ chảy máu chất xám” là hiện tượng được nhiều người trong chính quyền cũng như ngoài xã hội đặc biệt quan tâm

Trang 7

Hiện nay nước ta có tới 50 000 sinh viên Việt Nam đang du học ở các nước trên thế giới Trong đó có tới 70-75 % trường hợp du học tự túc, khoảng 20% đi theo học bổng của các nước kí với Việt Nam thông qua các hiệp định, hoặc sự liên kết, trao đổi sinh viên giữa các trường đại học cao đẳng trong nước với nước ngoài Số sinh viên được cử đi học bằng 100% tiền từ ngân sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 5% Nhưng có đến 80% du học sinh Việt Nam sau khi học xong không muốn trở về nước Theo số liệu mới nhất của Sở Giáo dục- Đào tạo, hiện

số lượng du học sinh của nước ta cho dù có học bổng hay tự túc, thậm chí du học bằng ngân sách nhà nước thì số lượng du học sinh học xong quay trở về là rất ít Chất xám của Việt Nam bị thất thoát đến giật mình Chỉ với 80% du học sinh “một đi không trở lại” như hiện nay, số chất xám thất thoát lên đến 40.000 người Còn số người trở về Việt Nam ngay sau khi tốt nghiệp thì cũng vì có nhiều lý do như: Có vị trí tốt đang chờ sẵn, bị buộc trở về theo hợp đồng cơ quan cử đi, không thể tìm việc ở nước ngoài, muốn “ xả hơi” sau mấy năm học hành cực khổ, muốn đoàn tụ với gia đình hoặc có lý tưởng và lòng tự tin vào khả năng bản thân có thể vượt khó xây dựng sự nghiệp, tạo dựng thành công

Vấn nạn “ chảy máu chất xám” ở các du học sinh của nước ta là vấn đề lớn, nhưng nhiều năm qua đã chưa được đặt ra một cách nghiêm túc Những ưu đãi hiện hành với “ người tài” mới chỉ mang tính nhỏ lẻ, do các địa phương, các cơ quan đặt ra, tùy theo tình hình mà thực hiện, không phải một cơ chế ở tầm vĩ mô

có khả năng khuyến khích những người có năng lực phấn đấu trong học tập và cống hiến yêu cầu ở các lĩnh vực kinh tế xã hội

Là á quân của cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" năm đầu tiên, năm

2002, Nguyễn Thành Vinh có học bổng sang Australia du học ngành hóa học tại Đại học New South Wales tại Sydney Kết thúc chương trình cử nhân, Vinh tiếp tục chương trình tiến sĩ về hóa hữu cơ tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) Phản ứng trước con số 70% du học sinh Việt Nam không trở về nước sau khi tốt nghiệp, Vinh nói: "Nếu 30% quay trở về làm đất nước phát triển rực rỡ thì thế

đã là quá đủ 70% nữa quay trở về chỉ làm môi trường thêm chật chội Nếu 30%

Trang 8

đã quay về chẳng làm được gì hết thì 70% nữa quay về liệu có làm được gì không? "

Ông Phạm Sỹ Tiến, Trưởng ban Điều hành Đề án 322 trăn trở: "Điều đáng buồn nhất của các đề án đầu tư đưa học sinh, sinh viên đi du học là người học được Nhà nước đầu tư rất tốt, nhưng sau khi về nước không phát huy được năng lực của mình, không có môi trường để phát triển nghiên cứu tiếp" Ông Tiến nhận xét: "Đề án có tốt nhưng "đầu ra" không tốt thì hiệu quả cũng bị giảm sút Một số du học sinh sau khi về nước đã xin thôi việc ở cơ quan cũ để sang cơ quan khác làm việc hoặc làm việc cho doanh nghiệp Nhiều người ở lại nước ngoài"

Không chỉ vậy, với thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo bài bản và có trình độ chuyên môn, việc đãi ngộ thông qua lương bổng cũng vô cùng bất cập Với trình

độ cao học, một người cần bỏ ra 20-30 triệu cho 2 năm học (trong đó tiền học phí chỉ dao động 13-15 triệu), còn nếu muốn học tiếp lên tiến sĩ thì số tiền này

sẽ còn nhiều hơn bởi một loạt các loại phí khác nằm ngoài chuyện học tập, như

"phí bảo vệ luận án, phí quà cáp" Và nếu trừ 10 triệu đồng/năm được Nhà nước hỗ trợ, hầu hết nghiên cứu sinh đều phải bỏ thêm tiền túi ra để phục vụ nghiên cứu Đối với nghiên cứu sinh khối xã hội còn đỡ, khối kỹ thuật có người phải tốn cả trăm triệu đồng để trang bị các điều kiện nghiên cứu Thế nhưng đến thời điểm này, theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước thì không có thang lương cho học vị thạc sĩ hay tiến sĩ

Anh Nguyễn Hùng, giảng viên một trường đại học ở Hà Nội cho biết, sau khi làm xong tiến sĩ theo Đề án 322 ở Trường đại học Paris 6 ở Pháp về, anh có cảm giác "khủng hoảng" Đang từ cuộc sống đầy đủ, lúc về nước anh nhận mức lương 2,5 triệu/tháng trong 6 tháng đầu do chưa tham gia nhiều hoạt động khác của khoa Hiện giờ, mức lương của anh là 3,6 triệu đồng/tháng, không thay đổi

so với trước lúc đi học

Khá hơn anh Hùng, anh Trần Văn Long, giảng viên một trường đại học kỹ thuật tại Hà Nội đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh vào năm 2011 và

Trang 9

được hưởng hệ số lương là 3,33 Tuy nhiên, anh cho biết, nếu không dạy vượt tiết, tất tần tật thu nhập của anh ở trường chỉ là 3,5 triệu đồng/tháng Nếu dạy vượt tiết, giờ hành chính anh được trả 25.000 đồng/tiết, ngoài giờ là 50.000 đồng/tiết Anh nói: "Lương giảng viên thì thấp, chúng tôi còn phải lo cho vợ con, nhà cửa, thế này thì thạc sĩ hay tiến sĩ cũng có khác gì cử nhân mới ra trường đâu?"

Chia sẻ về tình trạng "chảy máu chất xám" và đãi ngộ người tài ở nước ta hiện nay, GS Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) cho rằng:

"Nhiều người đi học ở nước ngoài về vẫn phải tự thân vận động, tự bỏ tiền túi để nghiên cứu khoa học, một phần do thủ tục hành chính, chế độ, chính sách chưa thỏa đáng Họ không về do hệ thống nghiên cứu khoa học trong nước chưa đủ hấp dẫn cho người có tài làm việc trong nước, chưa đủ mức tin cậy cho những nhà khoa học trẻ thấy rằng, mình làm trong nước có thể tiến bộ và cống hiến được như nước ngoài Chúng ta cần chú trọng đội ngũ trí thức trong nước ở các viện khoa học, các trường đại học, các tổ chức Có một điểm không thể thiếu được là chú trọng kêu gọi những nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài trở về nước hợp tác, cộng tác thường xuyên để có sự gắn bó, hợp tác Nhà nước không cần có một chính sách gì quá đặc biệt với trí thức Việt kiều mà hãy tập trung vào những chính sách tốt cho trí thức trong nước"

Rõ ràng, chuyện lương bổng và trên hết là quá nhiều bất cập trong chính sách trọng dụng, đãi ngộ nhân tài khiến du học sinh khi trở về không có cơ hội phát triển nghề nghiệp lẫn thăng tiến Và nếu chúng ta cứ tiếp tục "vô tư" không nghĩ đến một giải pháp thu dụng những tri thức trẻ có năng lực, bao gồm cả những sinh viên tốt nghiệp trong nước và du học sinh, thì một ngày không xa con số "chảy máu chất xám" của đất nước sẽ còn tăng theo cấp số nhân

Nguyên nhân

Có nhiều lý do để khiến du học sinh băn khoăn trăn trở về quyết định về hay ở của mình Trước hết là các quyến rũ vật chất ở xứ du học sinh đang sống

Dù mang theo một tinh thần yêu nước nồng nàn đến đâu đi nữa, du học sinh

Trang 10

không thể chối cãi được những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của thế giới mình đang sống Thư viện, các phòng thí nghiệm, các hệ thống máy vi tính và các phương tiện truyền thông khác như các trang web đủ lọai đã gíup cho du học sinh dễ dàng trong việc học tập cũng như làm việc Về nước những phương tiện tối tân, hiện đại như thế làm sao có được và du học sinh trở về có “đất dụng võ”

để mang những điều mình học hỏi về phát triển đất nước hay không Tiếp theo

là vấn đề lương bổng, thu nhập hàng tháng cũng làm du học sinh so sánh về khả năng xây dựng cho gia đình và bản thân mình khi làm việc tại nước ngoài hay khi trở về Việt Nam Một khía cạnh đáng để ý nữa là các quốc gia tân tiến như

Mỹ chẳng hạn thường có chính sách đãi ngộ xứng đáng những khoa học gia, những kỹ thuật gia của các quốc gia khác So sánh việc đào tạo một kỹ sư trong nước hay nhận một kỹ sư nước ngoài vào làm việc thì các nhà kinh tế, các người quản lý doanh nghiệp đều nhận chân được rằng việc sử dụng một chuyên viên nước ngoài có lợi ích kinh tế nhiều hơn vì không phải tốn chi phí đào tạo Một điều đáng lưu tâm nữa sau khi tốt nghiệp trở về tốn rất nhiều tiền của, công sức học hành và thời gian các du học sinh không được trọng dụng, có khi làm trái ngành nghề, những vị trí cao trong công ty thì các du học sinh không được tuyển dụng vì họ còn trẻ và thiếu kinh nghiệm làm việc điều này đã khiến họ quyết định ở lại nơi đã học tập để có công việc tốt và sự đãi ngộ xứng đáng Hơn nữa, khi ở lại các nước sở tại các du học sinh có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập cao, điều kiện sống tốt như : y tế, giáo dục…, môi trường làm việc tốt và đặc biệt là sự rút ngắn khoảng cách trưởng thành và cơ hội sáng tạo vì khi trở về Việt Nam nếu họ là những người trẻ, họ ít được công nhận tài năng, ít có sự ủng

hộ của cấp trên hay đồng nghiệp và bị cho rằng họ là những con “ ngựa non háu đá” Điều này đã làm giảm đi nhiệt huyết của họ khi những ý tưởng đóng góp của họ không được công nhận Và một nguyên nhân nữa từ chính những du học sinh, sau khi trở về việc tái hòa nhập của những du học sinh du học từ khi còn là học sinh cấp III hoặc vừa tốt nghiệp phổ thông sẽ khó hơn những người đi học sau đại học Đi du học khi còn quá trẻ, các bạn chưa có được những kiến thức sâu rộng về xã hội, kinh tế Việt Nam Tuổi trẻ vốn dễ thích nghi, dễ hòa nhập Ở

Ngày đăng: 13/03/2017, 10:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w