Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện đất nước,hiện nay, cùng với công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính cũng được Đảng và nhà nước quan tâm kịp thời. Trong đó, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ( gọi chung là cán bộ, công chức) là một trong những nội dung quan trọng của công tác cải cách hành chính, góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xây dựng bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Trang 1
Tiểu luận “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn hiện nay”
Mục lục
A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Đồi tượng và phạm vi nghiên cứu
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Kết cấu tiểu luận
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Thực trạng Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã tỉnh hưng yên hiện nay
2.1.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ 2.1.2 Thực trạng đội ngũ công chức 2.1.3 Nhận xét chung
2.1.3.1.Thành tựu và nguyên nhân 2.1.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Hưng yên hiện nay
2.2.1 Thực trạng về đào tạo
Trang 22.2.2 Thực trạng về bồi dưỡng 2.2.3.Nhận xét chung
2.2.3.1 Thành tựu và nguyên nhân 2.2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.Bài học
CHƯƠNG III QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ , CÔNG CHỨC CẤP XÃ TỈNH HƯNG YÊN
3.1 Quan điểm của Đảng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện đất nước,hiện nay, cùngvới công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính cũngđược Đảng và nhà nước quan tâm kịp thời Trong đó, nâng cao chất lượngđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ( gọi chung là cán
bộ, công chức) là một trong những nội dung quan trọng của công tác cảicách hành chính, góp phần xây dựng một nền hành chính dân chủ, trongsạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xây dựng bộ máy nhànước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“cấp xã là gần
gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi” , trong quá trình hoạt động của mình, Đảng ta luôn
quan tâm đến vai trò quan trọng của cán bộ, công tác cán bộ và đánh giá caovai trò của cơ sở Nhất là từ Nghị quyết Trung ương 8 (khoá VII), Nghịquyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 6 (khoá VIII) Hội nghị lần thứ
năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã ra nghị quyết "về đổi
mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn"
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,Đảng ta xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá vì thếđội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã lại càng có vai trò quan trọng
Đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước bao gồm nhiều cấp tuy nhiên,cán bộ cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ cấp xã) có tầmquan trọng bậc nhất Bởi lẽ, mặc dù cấp xã là cấp đơn vị hành chính nhỏnhất nhưng lại là nơi gần dân nhất, nơi mà mọi đường lối chủ trương chínhsách của Đảng, Nhà nước trực tiếp đi vào cuộc sống, đồng thời là nơi tiếpthu những ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh tới các tổ chức
Trang 4đảng và Nhà nước Trên thực tế, cán bộ cấp xã hàng ngày phải giải quyếtmột khối lượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến tất cảmọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốcphòng; Song hiện nay, một bộ phận không nhỏ đội ngũ càn bộ, công chứccấp xã thiếu phẩm chất và năng lực gây những hậu quả trực tiếp và nghiêmtrọng về nhiều mặt cho các địa phương nói riêng và cho cả nước nói chung.Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề trên, Em chọn vấn đề
nghiên cứu " Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh
2 Đồi tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Tiểu luận nghiên cứu xung quanh vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Phạm vi: - Không gian: Tỉnh Hưng yên
- Thời gian : gian đoạn 1010- 1015
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Làm rõ cả về lý luận và thực tiễn việc nâng cao chất lượng
công tác giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cám bộ, công chức cấp xã ở tỉnh hưng yên giai đoạn hiện nay
Nhiệm vụ: Chương I Làm rõ cơ sở lý luận , nhận thức chung về nâng
cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức
Chương II Làm rõ cơ sở thực tiễn: Những thành tựu, hạn chế
và nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh hưng yên ……
Chương III Từ thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh hưng yên, Đưa ra những quan điểm, giải pháp tối ưu
Trang 54 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ ChíMinh
Sử dụng các biện pháp khoa học ứng dụng như
- Thu thập tài liệu…
5 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận ra, tiểu luận được chia thành 3 chương cụ thể và có mối quan hê mật thiết với nhau
Chương I NHẬN THỨC CHUNG VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Chương II THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CẤP XÃ Ở TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chương III. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ , CÔNG CHỨC CẤP XÃ ở TỈNH HƯNG YÊN
A.NỘI DUNG
CHƯƠNG I NHẬN THỨC CHUNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1.Quan niệm cơ bản về cán bộ, công chức
Đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là người đóng vai trò to lớntrong hoạt động quản lý của nhà nước Thông qua hoạt động của mình, họđảm bảo sự lãnh đạo các quá trình sản xuất, xác định hướng phát triển khoa
Trang 6học kỹ thuật phục vụ sản xuất, thực hiện các biện pháp tổ chức Cán bộ,công chức nhà nước là lực lượng nòng cốt quyết định mọi vấn đề của đấtnước
- Tại Điều 1: Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003 quy
định:
Khoản 1 Cán bộ, công chức quy định tại pháp lệnh này là công dânViệt Nam trong biên chế, bao gồm:
a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;
ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh ); ởquận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụthường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ởtrung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Những người được tuyển, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặcgiao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trungương, cấp tỉnh, cấp huyện;
d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chứchoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhànước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
đ) Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhândân;
e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụthường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân dội nhân dân
mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩquan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;
Trang 7g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo theonhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND; Bí thư, phó Bí thư Đảng uỷ;người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thịtrấn;
h) Những người được tuyển dụng, giao giữ chức danh chuyên môn,nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã;
Khoản 2 Cán bộ, công chức quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g và hkhoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cán bộ, côngchức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sáchnhà nước và các nguồn thu từ sự nghiệp theo quy định của Pháp luật.
Cán bộ
Trong mỗi thời điểm khác nhau thì Nhà nước ta có sử dụng các thuật ngữ khác nhau để chỉ đối tượng công dân Việt Nam trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước cấp
Theo Luật cán bộ, công chức ban hành năm 2008: “Cán bộ là công
dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” Bao gồm:
Cán bộ ở trung ương, tỉnh, huyện
Cán bộ chuyên trách cấp xã(8 chức danh)
Bí thư, phó bí thư Đảng ủy xã hoặc thường trực Đảng ủy
xã hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ xã
Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND xã tương đương
Chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã tương đương
Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã
Trang 8 Chủ tịch Hội phụ nữ xã
Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã
Chủ tịch Hội nông dân xã
Bí thư Đoàn xã
Công chức
Theo điều 4 Luật cán bộ, công chức ban hành năm 2008:
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch công chức,giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải
là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn
vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
1.2 Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiệnnay cần chú trọng vào hai nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, Công tác tuyển dụng và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay
Tuyển dụng công chức là quá trình bổ sung những người đủ tiêu
chuẩn, điều kiện vào đội ngũ công chức Đây là một quá trình thường xuyên
và cần thiết để xây dựng và phát triển đội ngũ công chức Theo tinh thần đổimới, từ nay trở đi việc 40tuyển dụng công chức phải căn cứ vào nhiệm vụ, vị
Trang 9trí việc làm và chỉ tiêu biên chế Những người có đủ các điều kiện, khôngphân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo đều đượcđăng ký dự tuyển công chức Đó là các điều kiện sau:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức,
kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học
Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹnăng làm việc
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xãgồm:
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức theo tiêu chuẩn chocán bộ chuyên trách, công chức cấp xã
+ Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụcho Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND cấp xã
+ Đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức tin học cho các đối tượng cán
bộ chuyên trách cấp xã, ưu tiên đối tượng là Chủ tịch UBND cấp xã Đào tạo
Trang 10tiếng dân tộc cho cán bộ chuyên trách cấp xã công tác tại vùng có đồng bàodân tộc thiểu số sinh sống.
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã:
Đối với công chức, viên chức ngạch chuyên viên và chuyên viênchính trong độ tuổi đều phải qua chương trình đào tạo lại theo qui định củangạch
Đối với công chức, viên chức đang trong thời gian tập sự đều phải quabồi dưỡng tiền công vụ;
Đối với số cán bộ trẻ, có triển vọng, lớp cán bộ tạo nguồn cần phảiđào tạo cơ bản, toàn diện để có kiến thức cơ bản, có năng lực thực tiễn và có
kỹ năng thực hành nhất định để đảm đương được nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu
Thứ tư, Xuất phát từ tình trạng bất cập về trình độ, năng lực của đội
ngũ cán bộ chính quyền cấp xã yêu cầu nâng cao phẩm chất đạo đức; khắcphục tình trạng thoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xãhiện nay
Chính vì vậy, đây cũng là một yếu tố đòi hỏi phải nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Trang 11CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Thực trạng công tác tuyển sụng và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh hưng yên hiện nay
2.1.1.Thực trạng đội ngũ cán bộ
Tính đến 2/ 2012, Trên toàn tỉnh đã tuyển dụng và sử dụng số cán bộ
chuyên trách là 1.650 người (thiếu 09 người so với biên chế được giao).
Trình độ chuyên môn: đạt chuẩn trở lên 675 người (tỷ lệ 40,91%) trong đó:đại học 161 người (tỷ lệ 9,76%), cao đẳng 17 người (tỷ lệ 1,03%), trung cấp
497 người (tỷ lệ 30,12%) Số chưa đạt chuẩn 975 người (tỷ lệ 59,09%) trongđó: 34 người trình độ sơ cấp (tỷ lệ 2,06%), 941 người chưa qua đào tạo (tỷ lệ57,03%)
2.1.2 Thực trạng đội ngũ công chức
Tính đến 2/ 2012.Về trình độ chuyên môn: số công chức trong biênchế toàn tỉnh là 1.083 người, đạt chuẩn trở lên 875 người (tỷ lệ 80,79%),trong đó: 819 người trình độ trung cấp (tỷ lệ 75,62%), 14 người trình độ caođẳng (tỷ lệ 1,29%) và 42 người trình độ đại học (tỷ lệ 3,88%); chưa đạtchuẩn là 208 người (tỷ lệ 19,21%) trong đó có: 201 người chưa qua đào tạo(tỷ lệ 18,57%); 07 người trình độ sơ cấp (tỷ lệ 0,64%) Số cán bộ đang hợpđồng chờ thi công chức là 171 người, trong đó: trình độ đại học 9 người, caođẳng 03 người, trung cấp 151 người, sơ cấp 08 người Số thiếu so với biênchế được giao là 29 người
2.1.3 Nhận xét chung 2.1.3.1.Ưu điểm
Trang 12Công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
tỉnh hưng yên nhìn chung khá đồng đều và hợp lý Tuyển chọn chủ yếunhững người có đủ năng lực, phẩm chất.Sử dụng đúng người đúng việc
1)Phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Hưng Yên vẫngiữ được phẩm chất đạo đức cách mạng; có bản lĩnh và lập trường chính trịvững vàng; có tinh thần trách nhiệm trong công tác; luôn gắn bó và giữ mốiquan hệ mật thiết với nhân dân
2)Trình độ đào tạo về các mặt của đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã, đặc biệt là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từng bước được nâng lên
3)Về cơ cấu đội ngũ đã có chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ
lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ được nâng lên đáng kể
2.1.3.2.Hạn chế
Tuy đạt được một số ưu điểm và tiến bộ ở trên, song công tác tuyểnchọn, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Hưng Yên còn bộc lộmột số tồn tại, hạn chế cần được quan tâm giải quyết:
Trong qúa trình tuyển chọn, sử dụng Cán bộ, công chức cấp xã cònmang tính chủ quan, cảm tính, hoặc vì tư lợi.Nhiều chức danh chưa tươngxứng với năng lực hoặc bố chí sắp xếp không đúng vị trí, không khoahọc.Dẫn tới
1, Kỹ năng nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, khả năng sẵn sàng đáp ứng sựthay đổi nhiệm vụ, môi trường công tác của cán bộ, công chức cấp xã cònyếu Không ít cán bộ, công chức cấp xã chưa nắm chắc chức năng, nhiệm
vụ, thẩm quyền được giao nên giải quyết công việc còn mang tính chủ quan,tuỳ tiện, xử lý các vụ việc không đúng pháp luật, vi phạm chính sách củaĐảng và Nhà nước
2, Một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã sa sút về phẩm chất đạo đức, tinhthần trách nhiệm kém, quan liêu, hách dịch và tham nhũng
Trang 133,Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp xã tỉnh Hưng Yên còn chưa phùhợp
Nguyên nhân hạn chế
Thứ nhất, một số cơ quan, đơn vị tuyển dụng, điều động, tiếpnhận cán bộ, công chức có trình độ, chuyên ngành đào tạo không phù hợpvới nhiệm vụ chuyên môn của từng vị trí công tác cụ thể nên không tránhkhỏi phải đào tạo lại, gây lãng phí
Thứ hai, một số cơ quan, đơn vị tuyển dụng, điều động, tiếp nhận cán bộ,công chức có trình độ, chuyên ngành đào tạo không phù hợp với nhiệm vụchuyên môn của từng vị trí công tác cụ thể nên không tránh khỏi phải đàotạo lại, gây lãng phí
2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh hưng yên hiện nay
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một trong những khâu thenchốt trong công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức Vì vậy, trong thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo,triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả Số liệu thống kê cho thấy, giai đoạn2010- 2012 so với giai đoạn 2008-2010 toàn tỉnh tổ chức đào tạo, bồi dưỡngđược 24.120 lượt cán bộ, công chức, tăng 142% so với giai đoạn 2008-2010(11.236 lượt)
Cụ thể:
2.2.1 Thực trạng về Đào tạo
Đào tạo lý luận chính trị trình độ cao cấp, trung cấp cho 4.449 lượtcán bộ, công chức, tăng 35,09%
Đào tạo sau đại học cho 247 cán bộ, công chức, tăng 104,67%
Đào tạo chuyên môn trình độ đại học là cán bộ, công chức cấp xã là
512 người, tăng 218,3%
Trang 14Đào tạo chuyên môn trình độ trung cấp cho 423 cán bộ, công chức,giảm 108,8%.
Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên,chuyên viên chính cho 857 cán bộ, công chức tăng 42,7%
Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước cho 2.193 cán bộ,công chức cấp xã Các kiến thức và kỹ năng này bắt đầu triển khai thực hiệnbồi dưỡng từ năm 2008
Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho 18.486lượt cán bộ, công chức, tăng 199,63%
Về đào tạo chuyên môn:
Trong tỉnh đã mở 22 lớp với 1.574 cán bộ, công chức
- Năm 2008: 02 lớp cử nhân Hành chính với 204 cán bộ, công chức;
02 lớp Trung cấp Hành chính cấp xã với 192 cán bộ, công chức; 06 lớp đàotạo ngoại ngữ với 300 cán bộ, công chức; 01 lớp Trung cấp Văn thư - Lưutrữ cấp xã với 90 cán bộ, công chức; 01 lớp đào tạo Chỉ huy trưởng Quân sựcấp xã với 87 cán bộ, công chức
- Năm 2009: 01 lớp đào tạo Tiền công vụ với 68 cán bộ, công chức;
02 lớp đào tạo nghiệp vụ cho Trưởng Công an cấp xã với 107 cán bộ, côngchức
- Năm 2010: 01 lớp cử nhân Hành chính với 131 cán bộ, công chức;
01 lớp Trung cấp Hành chính cấp xã với 86 cán bộ, công chức
- Năm 2011: 01 lớp cử nhân Hành chính với 153 cán bộ, công chức;
01 lớp đại học Báo chí với 74 cán bộ, công chức; 01 lớp đại học Luật với
124 cán bộ, công chức; 01 lớp trung cấp Hành chính với 99 cán bộ, côngchức; 01 lớp trung cấp Hành chính với 113cán bộ, công chức ; 01 lớp trungcấp Hành chính với 80 cán bộ, công chức ; 01 lớp Trung cấp nghiệp vụ vàtrung cấp Chính trị cho Trưởng Công an cấp xã với 91 cán bộ, công chức; 01
Trang 15lớp Trung cấp Hành chính kết hợp đào tạo Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xãvới 50 cán bộ, công chức.
- Đầu năm 2012: 01 lớp Đại học Văn hóa với 104 cán bộ, công chức
- Năm 2007: 01 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chươngtrình cán sự với 80 cán bộ, công chức; 01 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lýnhà nước chương trình chuyên viên với 86 cán bộ, công chức; 02 lớp bồidưỡng chức danh Chủ tịch HĐND-UBND xã với 188 cán bộ, công chức; 02lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức xã với 91 cán bộ,công chức;
- Năm 2008: 03 lớp bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho Chủ tịch, Phóchủ tịch UBND cấp xã với 272 cán bộ, công chức
- Năm 2009: 01 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chươngtrình cán sự với 62 cán bộ, công chức; 02 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lýnhà nước chương trình chuyên viên với 200 cán bộ, công chức; 01 lớp bồidưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên với 200 cán bộ,công chức; 01 lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cán bộ thôn, ấphuyện Đồng Phú với 135cán bộ, công chức; 03 lớp bồi dưỡng kỹ năng hànhchính cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện với 313cán bộ, công chức; 02lớp bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho Trưởng phòng, Phó Trưởng phòngvới 313 cán bộ, công chức; 02 bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho cán bộ,công chức cấp xã với 233 cán bộ, công chức; 01 lớp bồi dưỡng kỹ năng hành
Trang 16chính cho cán bộ, công chức làm tại bộ phận một cửa cấp tỉnh, huyện, xã với
129 cán bộ, công chức; 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Văn thư - Lưu trữ với
220 cán bộ, công chức; 02 lớp bồi dưỡng Đại biểu HĐND với 314 cán bộ,công chức
- Năm 2011: 01 lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ địachính - xây dựng cấp xã với 110 cán bộ, công chức; 02 lớp bồi dưỡng quản
lý nhà nước chương trình chuyên viên với 140 cán bộ, công chức; 03 lớp bồidưỡng kỹ năng hành chính với 297 cán bộ, công chức; 02 lớp bồi dưỡng kỹnăng quản lý và điều hành cho Chủ tịch UBND cấp xã với 110 cán bộ, côngchức; 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thi đua - Khen thưởng với 215 cán bộ,công chức; 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Tổ chức nhà nước với 217cán bộ,công chức; 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Văn thư - Lưu trữ với 140 cán bộ,công chức; 07 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Tôn giáo với 617 cán bộ, công chức
2.2.3 Nhận xét chung
2.2.3.1 Thành tựu và nguyên nhân
Thành tựu
Một là, Đã ban hành được hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút cán bộ có chất lượng cao về côngtác tại tỉnh và chính quyền cơ sở
Hai là, Đã xây dựng được các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng từ tỉnh đến
huyện, thành phố và thực hiện liên kết đào tạo có hiệu quả với các cơ sở đàotạo ngoài tỉnh
Ba là, Quy mô đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng; chuyên ngành đào
tạo ngày càng phong phú; nội dung chương trình các khóa bồi dưỡng dầnthiên về bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ có khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo,bồi dưỡng ngày càng lớn của đội ngũ cán bộ, công chức