Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta đã đem lại những nguồn lực quan trọng cho việc xây dựng, cải tạo và chỉnh trang diện mạo của các đô thị. Kiến trúc và cảnh quan đô thị đã được các chính quyền đô thị quan tâm đầu tư phát triển với sự xuất hiện ngày càng nhiều các quần thể kiến trúc, mảng đô thị hiện đại, ứng dụng công nghệ thiết kế, xây dựng tiên tiến của thế giới.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta đã đem lại những nguồn lực quan trọng cho việc xây dựng, cải tạo và chỉnh trang diện mạo của các
đô thị Kiến trúc và cảnh quan đô thị đã được các chính quyền đô thị quan tâm đầu tư phát triển với sự xuất hiện ngày càng nhiều các quần thể kiến trúc, mảng đô thị hiện đại, ứng dụng công nghệ thiết kế, xây dựng tiên tiến của thế giới Tại nhiều đô thị đã và đang xuất hiện các công trình kiến trúc cao tầng là những điểm nhấn kiến trúc đô thị có chất lượng cao Ði đôi với việc đầu tư xây dựng các khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ thì công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị và bảo tồn các giá trị di sản kiến trúc đô thị đã được coi trọng, góp phần duy trì và tạo dựng bản sắc của từng đô thị Chất lượng cuộc sống người dân đô thị đang từng bước được cải thiện, Mô hình đầu tư phát triển các khu đô thị mới đồng bộ đã được nghiên cứu nhân rộng tại nhiều địa phương trong cả nước, sử dụng có hiệu quả quỹ đất dành cho phát triển đô thị, đồng thời từng bước giải quyết nhu cầu rất lớn của xã hội về nhà
ở Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị như hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, thu gom và xử lý chất thải rắn và công trình phúc lợi công cộng của các đô thị được đầu tư xây dựng, cải tạo và phát triển khá nhanh, tạo nên bộ khung cơ bản để các đô thị phát triển Vấn đề cải thiện điều kiện môi trường đô thị cũng đã được chính quyền đô thị quan tâm
Tuy nhiên, công tác phát triển đô thị trong những năm vừa qua của chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề bất cập Công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị tuy đã được quan tâm triển khai trong cả nước nhưng tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết tại các đô thị của cả nước còn thấp Mặt khác, tốc độ tăng trưởng và đô thị hóa cao tại phần lớn các đô thị đã dẫn đến sự mất cân đối trong khả năng đáp ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Tình
Trang 2trạng úng ngập, tắc nghẽn giao thông tại đô thị còn diễn ra phổ biến Hiện tượng ô nhiễm môi trường vẫn chưa có lời giải hữu hiệu…
Trong những năm qua, các chính quyền đô thị đã rất quan tâm đầu tư để xây dựng đội ngũ, liên tục đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ làm công tác quản lý đô thị bằng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cũng như sự giúp
đỡ của các cơ quan, tổ chức quốc tế Mô hình hợp tác với các thành phố trên thế giới đã đem lại nhiều kinh nghiệm bổ ích trong thực tiễn quản lý Mặc dù vậy, những cán bộ đã qua đào tạo chuyên môn lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị mới chỉ chiếm từ 9 đến 11% ở cấp xã, phường, chưa đáp ứng được mức độ đòi hỏi của khối lượng công việc Mặt khác, do lĩnh vực quản
lý đô thị và kinh tế đô thị còn là vấn đề khá mới mẻ, chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm để phù hợp đặc thù của nước ta, do đó ở nhiều nơi, vai trò của chính quyền đô thị trong việc điều phối các đối tượng và điều tiết nguồn lực tham gia trong quá trình phát triển đô thị còn có nhiều hạn chế
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đô thị đang là đòi hỏi thiết yếu trong giai đoạn phát triển đô thị hóa hiện nay
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Qua nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về đô thị,
về Nhà nước, về Quản lý Nhà nước, về Quản lý Nhà nước về đô thị Làm rõ nội dung quản lý Nhà nước về đô thị và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đô thị trong giai đoạn hiện nay
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
3.1 Khách thể nghiên cứu của đề tài là Nhà nước CHXHCN Việt Nam 3.2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt động quản lý của Nhà nước
về đô thị
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài:
Trang 34.1 Cơ sở lý luận: đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Quản lý Nhà nước, về đô thị và quản lý Nhà nước về đô thị
4.2 Phương pháp nghiên cứu: phương pháp chủ yếu để nghiên cứu thực hiện đề tài là phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phân tích, tổng hợp
5 Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Tiểu luận gồm có 3 chương
Trang 4PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quản lý Nhà nước
và Quản lý Nhà nước về đô thị:
1.1 Về Quản lý Nhà nước:
1.1.1 Khái niệm:
1.1.1.1 Quản lý:
Theo Điều khiển học thì quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước
Định nghĩa trên thích hợp với tất cả mọi trường hợp, từ sự vận động của một cơ thể sống, một vật thể cơ giới, một thiết bị tự động hóa đến hoạt động của một tổ chức xã hội, một đơn vị kinh tế hay cơ quan Nhà nước
Theo Mác: “Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động”
Lênin đã khẳng định: Muốn quản lý tốt mà chỉ biết thuyết phục không thôi thì chưa đủ, mà còn phải biết tổ chức về mặt thực tiễn nữa
Để điều khiển, phối hợp hoạt động của tập thể những con người, chúng
ta cần có những phương tiện buộc con người phải hành động theo những nguyên tắc nhất định, phải phục tùng những khuôn mẫu, những mệnh lệnh nhất định Cơ sở của sự phục tùng hoặc là uy tín, hoặc là quyền uy Quyền
uy là phương tiện rất quan trọng để chủ thể quản lý buộc đối tượng quản lý phải phục tùng, là yếu tố không thể thiếu của quản lý Không có quyền uy thì hoạt động quản lý sẽ không có hiệu quả
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản lý Quản lý xuất hiện ở bất
Trang 5kỳ đâu, khi nào nếu ở đó và lúc đó có hoạt động chung của con người Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và hướng hoạt động chung đó theo những phương hướng thống nhất, nhằm đạt được mục đích đã định trước Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy
1.1.1.2 Quản lý Nhà nước:
Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều hành của
cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp Theo cách hiểu này, quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ”
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng
cố chế độ công tác nội bộ của mình
1.2 Quản lý Nhà nước về đô thị:
1.2.1 Khái niệm:
1.2.1.1 Đô thị:
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn Về cơ bản, đô thị là một khu vực định cư của các lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp
Trang 61.2.1.2 Quản lý Nhà nước về đô thị:
Quản lý đô thị là một ngành khoa học tổng hợp với sự ứng dụng của nhiều ngành khoa học khác như kinh tế đô thị, quản lý nhà nước, quy hoach
đô thị, kiến trúc đô thị, xây dựng, giao thông, xã hội học đô thị, khoa học môi trường
Quản lý Nhà nước về đô thị là toàn bộ hoạt động của Chính phủ, các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp (có thẩm quyền) dựa trên cơ sở pháp luật để điều chỉnh các quy định quản lý về đô thị, điều chỉnh các hoạt động
về xây dựng, quy hoạch đô thị, về đất ở, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, về cảnh quan môi trường, văn hóa xã hội tại các đô thị; điều chỉnh các hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong nội thành, nội thị, giữ gìn sự ổn định trật tự xã hội tại các đô thị nhằm thực hiện các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục, y tế tại các đô thị mà Nhà nước đã đề ra
1.2.2 Phân loại đô thị:
1.2.2.1 Điều kiện để phân loại:
Các Thành phố, thị xã, thị trấn được các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập’
Trung tâm tổng hợp các chuyên ngành, tập trung tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước, dịch vụ …
Quy mô dân số tối thiểu là 4000 người/đô thị
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp phải từ 65% dân số trở lên
Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho hoạt động của dân cư tối thiểu phải bằng 70% so với tiêu chuẩn từng loại đô thị
Mật độ dân số nội thành phải đạt tối thiểu 2000 người/km2
1.2.2.2 Phân loại:
Loại đặc biệt: Thủ đô hoặc những nơi có chức năng đầu mối, trung tâm, ảnh hưởng lớn; phải có từ 5 triệu người trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong nội thành phải trên 95% dân số
Trang 7Loại một: có chức năng văn hóa, xã hội, du lịch, dịch vụ đối với cả nước và quốc tế; lao động phi nông nghiệp trên 85% dân số; cơ sở hạ tầng được xây nhiều mặt, hoàn chỉnh
Ngoài ra, còn có đô thị loại hai, loại ba, loại bốn và đô thị loại năm
Chương 2: Nội dung Quản lý Nhà nước về đô thị:
2.1 Quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị:
2.1.1 Quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng kiến trúc đô thị:
Lĩnh vực quản lý đô thị này có các nội dung chính sau:
Xây dựng và phát triển đô thị phải dựa trên cơ sở của quy hoạch Quy hoạch đô thị bao gồm quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết và quy hoạch chuyên ngành
Đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chuyên ngành đô thị phải do các cơ quan chuyên môn nhà nước hoặc các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân lập ra và phải tuân theo các quy định, tiêu chuẩn quy phạm, quy trình thiết kế… do nhà nước ban hành
Các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị khi đã được các cơ quan nhà nước phê duyệt cần phải được công khai cho nhân dân biết và thực hiện và là cơ
sở pháp lý để triển khai các hoạt động đầu tư, xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trong đô thị
Chính phủ thống nhất quy định về lập, trình và xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị trong phạm vi cả nước
2.1.2 Quản lý nhà nước về cải tạo và xây dựng công trình trong đô thị:
Các công trình trong đô thị bao gồm các công trình trên mặt đất, các công trình ngầm hoặc các công trình trên cao kể cả các công trình điêu khắc,
áp phích, biển quảng cáo…đều phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng
Cải tạo công trình cũ, xây dựng công trình mới trong đô thị nhất thiết phải theo quy định của quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư và
hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình
Trang 8Việc cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng được tiến hành theo các quy định của pháp luật và các quy định của địa phương
Thủ tục hồ sơ xin phép xây dựng phải được công khia hóa cho dân và các tổ chức biết để thực hiện
2.2 Quản lý nhà nước về nhà ở, đất đai tại đô thị:
2.2.1 Quản lý nhà nước về nhà ở:
Nội dung quản lý Nhà nước về nhà ở đô thị.
Cơ sở pháp lý để QLNN về nhà ở đô thị là Luật nhà ở năm 2005 và Luật kinh doanh bất động sản năm 2006 về mua bán, kinh doanh nhà ở và các văn bản pháp quy khác của Trung ương và địa phương Nội dung QLNN
về nhà ở đô thị gồm có:
Lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng phát triển nhà ở đô thị
Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Quản lý việc mua bán nhà và chuyển nhượng nhà ở, hình thành và phát triển thị trường nhà ở, thị trường thuê nhà ở chính thức
Xây dựng nhà ở, quỹ nhà ở cho diện chính sách, ưu đãi hoặc người nghèo có thu nhập thấp
Quản lý việc kinh doanh và phát triển nhà
Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về nhà ở
2.2.2 Quản lý đất đai đô thị:
Nội dung quản lý đất đô thị.
Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính và bản đồ giá đất ở đô thị
Lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đô thị
Giao đất, cho thuê đất đô thị, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đô thị
Thu hồi đất để xây dựng hạ tầng cơ sở đô thị
Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất
Trang 9Thống kê, cập nhật các biến động và sử dụng đất đô thị, chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính
Ra các văn bản hưởng dẫn quản lý đất ngoại đô nằm trong quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị đã đựơc phê duyệt
Quản lý tài chính và các dịch vụ về đất đai
Thanh tra, kiểm tra giải quyết các khiếu kiện về đất đô thị
2.3 QLNN về hạ tầng kỹ thuật đô thị:
2.3.1 Quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đô thị.
Nhà nước là chủ đầu tư xây dựng cải tạo và phát triển giao thông vận tải
đô thị, nguồn vốn cho giao thông vận tải chủ yếu là ngân sách nhà nước, vốn thu từ lệ phí cầu đường, bến bãi, thuế xăng dầu và trợ giúp của nước ngoài, v.v… QLNN về giao thông vận tải đô thị gồm những nội dung sau:
Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và văn bản pháp quy của ngành giao thông vận tải như luật đường bộ, đường thuỷ,v,v… có liên quan đến quản lý đô thị
Đầu tư sửa chữa, nâng cấp đường xá, cầu cống, hệ thống biển báo, công trình kỹ thuật phục vụ giao thông đô thị
Xây dựng các chính sách phát triển giao thông công cộng trong đô thị: vay vốn, đơn giá, đấu thầu.v.v…
Phân cấp quản lý hệ thống đường giao thông tới tận cơ sở nhằm tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền quản lý giao thông ở đô thị Thực hiện công tác quản lý các phương tiện vận tải hoạt động trong đô thị : đăng kiểm, kiểm soát lưu hành,v.v…
Hoàn thiện hệ thống biển báo chỉ dẫn giao thông trên các đường phố, đường vận tải thuỷ, các thiết bị giám sát , v.v…
Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về giao thông vận tải kể cả trong việc xây dựng, cải tạo đường xá, cầu cống
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức tham gia quản lý giao thông vận tải đô thị về chuyên môn và nghiệp vụ
Trang 10Khai thác các tiềm năng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển giao thông đô thị
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho người dân đô thị
2.3.2 Quản lý nhà nước về cung cấp nước sạch đô thị:
Nhà nước là chủ đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống cấp nước sạch đô thị, vốn đầu tư ngân sách từ hỗ trợ nước ngoài, từ đóng góp của dân, v.v… Nhà nước có kế hoạch xây dựng, cải tạo và mở rộng hệ cấp nước sạch đô thị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao việc cung cấp nước sạch cho một cơ quan chuyên trách Nhà nước quản lý hoặc có thể giao cho các công ty thuộc các thành phần kinh tế khác thông qua ký kết hợp đồng cung ứng, nhưng Nhà nước quản lý về số lượng, chất lượng và giá nước Các tổ chức, cá nhân dùng nước phải ký hợp đồng sử dụng, trả tiền nước và phải lắp đặt đồng hồ đo nước đặt ngoài nhà, xoá bỏ hoặc giảm vòi nước công cộng, sử dụng nước theo cơ chế khoán,v.v…
Ban hành các quy định về bảo vệ và khai thác các nguồn nước và các công trình cấp nước sạch trong đô thị cũng như hướng dẫn chế độ khai thác
và sử dụng
Lập và lưu trữ hồ sơ công trình, kiểm tra phát hiện những hư hỏng, sửa chữa kịp thời để duy trì cấp nước sạch cho đô thị
Thanh tra, kiểm tra, xử phạt các vi phạm về khai thác và sử dụng nước sạch trong đô thị
2.3.3 Quản lý nhà nước về thoát nước đô thị:
Lập các quy hoạch thoát nước và triển khai các dự án thoát nước đô thị
Tổ chức sắp xếp lại các công ty thoát nước
Nâng cao năng lực cho các công ty thoát nước
Chính quyền các đô thị có nhiệm vụ xây dựng, cải tạo và mở rộng hệ thống thoát nước đô thị