Tư vấn thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán Tư vấn giám sát kỹ thuật thi công Tư vấn quản lý dự án Tư vấn xây dựng dù là cá nhân hay tổ chức tư vấn đều được ho
Trang 1M ỤC LỤC
M Ở ĐẦU 1
1 Tính c ấp thiết của đề tài 1
2 M ục đích nghiên cứu của đề tài 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 7
4 N ội dung và phương pháp nghiên cứu: 7
5 K ết quả dự kiến đạt được 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY LẮP 8
1.1 Cơ sở lý luận về giám sát chất lượng thi công công trình 8
1.1.1 Khái niệm chung về chất lượng công trình xây dựng 8
1.1.2 Tổng quan về quản lý chất lượng và giám sát chất lượng thi công công trình 11 1.1.2.1 Gi ới thiệu chung về giám sát chất lượng thi công công trình 11
1.1.2.2 Khái niệm về quản lý chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng 12 1.2 N ội dung công tác giám sát thi công xây dựng 14
1.2.1 Nội dung cơ bản của hoạt động giám sát chất lượng thi công xây dựng 14
1.2.2 Nhi ệm vụ của giám sát bảo đảm chất lượng công trình xây dựng 17
1.2.3 Điều kiện năng lực của tổ chức và cá nhân tham gia giám sát chất lượng thi xây dựng công trình 19
1.2.4 Các phương thức quản lý chất lượng 25
1.2.5 Phương pháp kiểm tra chất lượng trên công trường 28
1.2.5.1 Người cung ứng hàng hoá là người chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trước hết 29 1.2.5.2 Ki ểm tra của tư vấn giám sát chủ yêu bằng mắt và dụng cụ đơn giản có ngay t ại hiện trường 29
1.2.5.3 Kiểm tra bằng dụng cụ tại chỗ 31
1.2.5.4 Ki ểm tra nhờ các phòng thí nghiệm 31
1.3 Các nhân t ố ảnh hưởng đến công tác giám sát thi công xây dựng 32
1.3.1 Nhân tố khách quan: 32
1.3.2 Nhân tố chủ quan: 37
1.4 Công tác giám sát ch ất lượng công trình ở một số quốc gia trên thế giới 39
K ết luận chương 1 44
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CH ẤT LƯỢNG TƯ VẤN GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH 45
2.1 Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và một số dự án triển khai t ại Trung tâm tư vấn thiết kế & xây dựng – Viện khoa học công nghệ xây dựng 45
2.1.1 Gi ới thiệu về Trung tâm tư vấn thiết kế & Xây dựng – Viện khoa học công nghệ xây dựng và một số dự án đã và đang thực hiện công tác giám sát chất lượng 45
Trang 22.1.1.1 Giới thiệu về Trung tâm tư vấn thiết kế & Xây dựng 45
2.1.1.2 Các d ự án đã và đang thực hiện về giám sát chất lượng của Trung tâm tư vấn thi ết kế & Xây dựng 49
2.1.2 Sơ đồ tổ chức Trung tâm tư vấn thiết kế & xây dựng 49
2.2 Phân tích, đánh giá công tác giám sát chất lượng tòa nhà Kinh đô 54
2.2.1 Nh ững kết quả đã đạt được 54
2.2.2 Nh ững tồn tại trong việc thực hiện công tác giám sát chất lượng 58
2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác giám sát chất lượng của dự án 60 2.4 Gi ới thiệu về phương pháp điều tra 63
K ết luận chương 2 65
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH TÒA NHÀ KINH ĐÔ 66
3.1 M ục đích, phạm vi, vai trò và quy trình giám sát tổng quát của nhà thầu tư v ấn giám sát 66
3.1.1 Mục đích của công tác tư vấn giám sát thi công 66
3.1.2 Phạm vi công tác tư vấn giám sát thi công trong quản lý chất lượng 67
3.1.3 Vai trò t ổ chức tư vấn giám sát trong quản lý chất lượng công trình 67
3.1.4 Quy trình giám sát t ổng quát của Nhà thầu tư vấn giám sát 69
3.2 Thực trạng thực hiện công tác giám sát chất lượng công trình tòa nhà Kinh Đô 73 3.2.1 Gi ới thiệu về Chủ đầu tư 73
3.2.2 Giới thiệu về Công trình tòa nhà Kinh Đô 74
3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giám sát công trình toà nhà Kinh Đô 76 3.3.1 Xây dựng hệ thống các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát chất lượng công trình xây dựng 76
3.3.2 Áp d ụng thang điểm đo khoảng (Interval scale) xếp hạng mức độ ảnh hưởng c ủa hệ thống nhân tố ảnh hương đến công tác giám sát chất lượng công trình 77
3.3.3 Đề xuất giải pháp thực hiện giám sát chất lượng công trình toà nhà Kinh Đô 79 3.3.3.1 Gi ải pháp nâng cao năng lực tổ chức tư vấn giám sát và năng lực thành viên tham gia giám sát 79
3.3.3.2 Xây d ựng quy trình tư vấn giám sát cho toà nhà Kinh Đô 82
3.3.3.3 Gi ải pháp về đặc trưng dự án, môi trường bên ngoài và nâng cao năng lực và sự hợp tác của các bên tham gia dự án 101
K ết luận chương 3 106
K ết luận và kiến nghị 107
DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
Trang 3DANH M ỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng Hình 1.2 Quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng công trình
Hình 1.3 Sơ đồ chu trình Deming
Hình 1.4 Sơ đồ quản lý nhà nước về chất lượng công trình
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Trung tâm tư vấn thiết kế & xây dựng
Hình 3.1 Quy trình giám sát tổng quát
Hình 3.2 Phiếu khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Hình 3.3 Sơ đồ cơ cấu Hệ thống văn bản của IBST
Hình 3.4 Sơ đồ trình tự giám sát chất lượng
Hình 3.5 Sơ đồ trình tự giám sát tiến độ
Hình 3.6 Sơ đồ mối quan hệ giữa TVGS và các bên
Trang 4M Ở ĐẦU
1 Tính c ấp thiết của đề tài
Thuật ngữ Tư vấn được hình thành từ nửa đầu thế kỷ XIX, nhưng mãi đến năm 1832 thì dịch vụ tư vấn mới được hình thành ở nước Mỹ Người ta nói rằng, David Whitman là nhà cố vấn đầu tiên cho ngành công nghiệp dệt của Mỹ vào năm 1832 và là tiền đề cho nghề tư vấn ra đời Sau khi David Whitman qua đời, Amos Lock Wood được thay thế và từ đó dịch vụ tư vấn được hình thành Năm 1879, Amos Lock Wood cùng Stephen Greence thành
lập công ty tư vấn mang tên Lock – Greece và ngày nay đã trở thành một hãng tư vấn lớn ở nước Mỹ.Năm 1853, nghiệp đoàn tư vấn thiết kế ra đời với tên gọi Smith Hinchmann Grylls Inc Sau sự kiện này, hàng loạt các hãng tư
vấn khác lần lượt được thành lập
Theo thống kê của tạp chí Kỹ sư tư vấn, năm 1980 có 10 hãng tư vấn
với thâm niên hoạt động trên 100 năm, 22% các hãng tư vấn hoạt động trên
25 năm và chỉ có 5% các hãng tư vấn hoạt động trên 50 năm Cũng theo thống
kê của tạp chí Kỹ sư tư vấn, số lượng hãng tư vấn hoạt động đến năm 1980 là 10.891 hãng Các dịch vụ tư vấn rất đa dạng bao gồm khảo sát, thiết kế, thi công … và với quy mô ngày càng lớn
Đầu thế kỷ 20, các dịch vụ tư vấn đã phát triển thành quy mô toàn cầu với việc thành lập Liên đoàn Quốc tế các kỹ sư tư vấn (Federation Internationale des Ingenier Conseils-FiDIC) năm 1913 tại Thuỵ Sỹ Từ đó, nghề tư vấn được phát triển nhanh chóng ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế và đi sâu hơn vào các tiến bộ khoa học công nghệ
Dịch vụ tư vấn xây dựng ở nước ta được hình thành từ những năm 1980, khi xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh Viện Khoa học Kỹ thuật Xây dựng, nay
là Viện khoa học Công nghệ Xây dựng là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này
Trang 5trong quá trình tư vấn giám sát kỹ thuật thi công công trình xây dựng bảo tàng
Hồ Chí Minh Tiếp theo đó, năm 1991-1993 Viện Khoa học Công nghệ Xây
dựng đã thành lập đoàn tư vấn giám sát kỹ thuật thi công công trình P25 tại
Cầu Diễn Từ Liêm Hà Nội Sau những công trình trọng điểm này, cùng với sự chuyển đổi kinh tế và hội nhập quốc tế, dịch vụ tư vấn xây dựng ở nước ta phát triển nhanh chóng để đáp ứng và thích nghi với nền kinh tế thị trường, đồng thời nghề tư vấn cũng được pháp luật và cộng đồng xã hội công nhận
Từ năm 1986, với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, các dự án đầu tư xây dựng của nước ngoài đã mở rộng và thực hiện khắp cả nước Từ đây, dịch vụ tư vấn được phát triển và hoàn thiện dần cơ chế quản lý và phong cách hoạt động trong nền kinh tế thị trường.Đây thực sự là một sự biến đổi cả
về lượng lẫn về chất Cần phải khẳng định và tự hào rằng trong hơn 20 năm qua là một thời gian phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư vấn xây
dựng, các hoạt động tư vấn xây dựng đã có đóng góp tích cực xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân
Hiện nay ở nước ta đã có trên 1500 tổ chức hoạt động tư vấn, bao gồm
đủ các ngành xây dựng, từ trung ương đến địa phương, đủ mọi thành phần kinh tế, trong đó khoảng 60% là doanh nghiệp nhà nước, 35% là công ty ngoài quốc doanh và 5% công ty liên doanh nước ngoài, một số rất ít công ty
tư vấn xây dựng với 100% vốn nước ngoài và công ty cổ phần, khoảng 350 tổ
chức chuyên về tư vấn xây dựng, số còn lại làm nhiều việc dịch vụ tư vấn khác
Tư vấn nói chung và tư vấn xây dựng nói riêng là một nghề hoạt động bằng trí tuệ và tài năng của các kỹ sư để tạo ra các sản phẩm cho xã hội có chất lượng và hiệu quả Sản phẩm của tư vấn có thể là một lời khuyên, một chiến lược, một giải pháp kỹ thuật hoặc một sản phẩm cụ thể Trong xây dựng,
sản phẩm của tư vấn có thể là một giải pháp công nghệ, một biện pháp kỹ
Trang 6thuật thi công, một dự án xây dựng, một hồ sơ thiết kế, một ngôi nhà hay một cây cầu v.v…
Tư vấn xây dựng cung cấp cho khách hàng những lời khuyên về việc
lựa chọn phương án kỹ thuật, đưa ra những yêu cầu chung mà còn nghiên cứu
chỉ dẫn cho khách hàng các công việc cụ thể như trình tự và nội dung lập một
dự án xây dựng, trình tự và nội dung lập các nhà thầu thi công, nhà thầu cung cấp thiết bị, nhà thầu cung ứng vật tư v.v… Tư vấn xây dựng hồ sơ mời đấu
thầu, phương pháp phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu hoặc giám sát kỹ thuật thi công một công trình v.v…Ngoài ra, tư vấn xây dựng còn giúp cho khách hàng các mô hình tổ chức quản lý, mô hình tổ chức kinh doanh, mô hình tổ chức điều tra, khảo sát, thiết kế, thi công và quy hoạch
Kỹ sư tư vấn xây dựng mang đến cho khách hàng những sản phẩm có
chất lượng cao và thoả mản về yêu cầu hiệu quả kinh tế Bởi vậy, hoạt động
tư vấn xây dựng dù ở dưới hình thức nào cũng phải thực hiện một hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và nhà tư vấn Nhà tư vấn có thể là cá nhân hay một
Tư vấn lập hồ sơ mời đấu thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu
Tư vấn thiết kế xây dựng
Tư vấn khảo sát xây dựng
Tư vấn quy hoạch xây dựng
Tư vấn thẩm tra dự án xây dựng
Trang 7 Tư vấn thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán
Tư vấn giám sát kỹ thuật thi công
Tư vấn quản lý dự án
Tư vấn xây dựng dù là cá nhân hay tổ chức tư vấn đều được hoạt động độc lập trên cơ sở pháp luật và bằng tài năng trí tuệ của mình để mang đến cho khách hàng những sản phẩm xây dựng có chất lượng và hiệu quả trong từng lĩnh vực khác nhau
Tư vấn giám sát thi công là một hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra, phân tích đánh giá công việc thực hiện của các nhà thầu thi công xây dựng công trình về chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công, an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt, các tiêu chuấn kỹ thuật hiện hành và các điều kiện kỹ thuật của công trình
Trong mọi lĩnh vực hoạt động của xây dựng, từ lập quy hoạch xây dựng,
lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát địa chất công trình, thiết kế công trình, lập hồ sơ mời đấu thầu, phân tích đánh hồ sơ dự thầu, tuyển chọn nhà thầu thi công, nhà thầu giám sát, nhà thầu quản lý dự án và các dịch vụ tư
vấn xây dựng khác đều cần có sự giám sát Tư vấn giám sát thi công xây dựng bao gồm nhừng nội dung điều tra nghiên cứu, lập dự án xây dựng, phân tích đánh giá tính khả thi của dự án, tổ chức thiết kế, chỉ đạo thi công, kiểm tra giám sát, nghiệm thu chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với từng công việc xây dựng, giai đoạn xây dựng, hạng
mục công trình và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng Giám sát thi công xây dựng giúp Chủ đầu tư phòng ngừa các sai sót dẫn đến sự cố hư hỏng công trình
Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo và đánh giá công việc
của các nhà thầu tham gia thực hiện dự án là nhiệm vụ quan trọng của nhà
Trang 8thầu quản lý dự án Phương châm của giám sát thi công xây dựng là lấy sản phẩm xây dựng công trình làm đối tượng, lấy pháp luật, quy định, chính sách
và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng làm chỗ dựa, lấy chất lượng và hiệu quả xây
dựng làm mục đích Với phương châm đó, công tác giám sát xây dựng phải
thực hiện ngay từ giai đoạn lập quy hoạch xây dựng đến giai đoạn bảo hành bảo trì công trình xây dựng nhằm ngăn ngừa sai sót, hư hỏng và thất thoát vốn đầu tư xây dựng
Giám sát có hàm ý chặt chẽ trong quan hệ xã hội nói chung, trong giám sát thi công xây dựng nói riêng càng có ý nghĩa khắt khe và chặt chẽ hơn nhiều Điều đó, khẳng định tính đa dạng và phức tạp của hoạt động xây dựng
mà giám sát thi công xây dựng là công cụ có vai trò ngăn chặn lãng phí, thất thoát vốn đầu tư xây dựng
Trong giai đoạn khảo sát và thiết kế cơ sở nếu được giám sát hợp lý sẽ
chọn được phương án thiết kế cơ sở phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy mô xây dựng, công nghệ, công suất thiết kế, cấp công trình và như vậy việc xác định tổng mức đầu tư đạt được hiệu quả cao, chống được thất thoát lãng phí trong trong xây dựng cơ bản
Trong giai đoạn thực hiện dự án, giám sát thi công xây dựng công trình
quản lý được chất lượng, khối lượng và tiến độ để hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch sớm đưa công trình vào hoạt động nhằm phát huy hiệu quả vốn đầu tư xây dựng càng có ý nghĩa kinh tế về mặt quản lý chi phí đầu tư xây
dựng cơ bản
Giám sát thi công xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện dự án Dự án xây dựng công trình có đảm bảo chất lượng và tiến độ hay không, vốn đầu tư xây dựng có hiệu quả hay không, chính là nhờ vào công tác giám sát thi công xây dựng Điều quan
Trang 9trọng hơn là Giám sát thi công xây dựng giúp ngăn ngừa các sai sót dẫn đến
hư hỏng sự cố, ngăn chặn thất thoát, tiêu cực và tham nhũng trong hoạt động xây dựng
Cùng với sự phát triển của công cuộc cải cách mở cửa, ngày càng nhiều các dự án của nước ngoài đầu tư, góp vốn, vay vốn và vốn đầu tư trong nước
đã tạo thành một hoạt động xây dựng rất đa dạng và sôi động hiện nay ở nước
ta Việc xây dựng các dự án đầu tư từ mọi thành phần kinh tế này đòi hỏi phải
thực hiện chế độ giám sát thi công xây dựng để đáp ứng và phù hợp với nền kinh tế thị trường Điều này, một lần nữa khẳng định vị trí vai trò của giám sát thi công xây dựng trong công tác quản lý dự án
Qua 20 năm đổi mới và phát triển, ngành xây dựng đã có những bước
tiến dài trên chặng đường hoạt động: vốn đầu tư xây dựng ngày càng tăng, các công trình xây dựng với quy mô lớn ngày càng nhiều, công nghệ mới ngày càng phát triển, khu đô thị và khu công nghiệp mới được mở rộng trên khắp mọi miền của Tổ quốc Tất cả những công trình xây dựng đó đều phải qua giám sát thi công xây dựng để tồn tại, phát triển và nâng cao hiệu quả
Bên cạnh đó, việc vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật như Luật xây dựng, luật đấu thầu, luật nhà ở, luật đầu tư, luật đất đai, các nghị định và thông tư có liên quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp định hướng quản lí chất lượng công tác giám sát thi công công trình Là cơ sở tiến hành nghiệm thu, thanh quyết toán, tránh các sai phạm không đáng có, đảm bảo chất lượng,
khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường
2 M ục đích nghiên cứu của đề tài
Vận dụng vào thực tế các văn bản quy phạm pháp luật, áp dụng hệ thống quy trình giám sát chất lượng của Trung tâm tư vấn thiết kế & xây dựng – Viện khoa học công nghệ xây dựng và vận dụng kinh nghiệm của bản thân, các ý kiến chuyên gia nhằm nâng cao chất lượng tư vấn giám sát công trình
Trang 10“Tòa nhà Kinh Đô” cũng như các công trình tương tự khác trong Thành phố
Hà Nội
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công trình Tòa nhà Kinh Đô số 8B Lê Trực –
Ba Đình – Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác Tư vấn giám sát chất lượng thi công xây lắp
4 N ội dung và phương pháp nghiên cứu:
- Nội dung nghiên cứu:
Tiếp cận hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do cơ quản quản lí
nhà nước ban hành:
Tiếp cận thực tế các gói thầu đã, đang và sẽ triển khai thực hiện của các dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở trong thành phố
Hà nội
- Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích, theo đối tượng và phạm vi đã lựa chọn, luận văn
sử dụng phương pháp kết hợp vận dụng lý thuyết và thực tiễn áp dụng công tác giám sát chất lượng công trình “Tòa nhà Kinh đô” đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia đi trước kết hợp với kinh nghiệm qua quá trình công tác của bản thân…nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lượng công trình trong
phạm vi công tác Tư vấn giám sát
5 K ết quả dự kiến đạt được
Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng Tư vấn giám sát công trình “Tòa nhà Kinh đô”
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG XÂY LẮP 1.1 Cơ sở lý luận về giám sát chất lượng thi công công trình
1.1.1 Khái niệm chung về chất lượng công trình xây dựng
Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ cho sản xúa và các yêu cầu đời sống con người Hằng năm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, của doanh nghiệp của người dân dành cho xây dựng là rất lớn, chiếm từ 25% đếm 30% GDP Vì vậy chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cần được quan tâm, nó tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh
tế, đời sống con người Trong thời gian qua, cùng với việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi…góp phần quan trọng trong hiệu quả của nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, bên cạnh những công trình đạt chất lượng, cũng còn không ít công trình chất lượng kém, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, công trình nứt, vỡ, lúc sụt, thấm dột, bong dộp đưa vào sử dụng thời gian ngắn
đã hư hỏng gây tốn kém, phải sữa chữa, phá đi làm lại Đã thế, nhiều công trình không tiến hành bảo trì hoặc bảo trì không đứng định kỳ làm cho giảm tuổi thọ công trình Cá biệt ở một số công trình gây sự cố công trình gây sự cố làm thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư
Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến
an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Do có vai trò quan trọng như vậy nên luật pháp về xây dựng của các nước trên thế giới đều coi đó là mục đích hướng tới Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công
Trang 12trình nhưng phải phù hợp với qui chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các qui định trong văn bản qui phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế
Theo PGS.TS.Trần Chủng (2009) – Trưởng ban chất lượng tổng hội xây dựng Việt Nam “Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế”
Từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng, chất lượng công trình xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, đồ tiện dụng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, đồ bền vững, tin cậy, tính thẩm mỹ, an toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế, và đảm bảo về tính thời gian (thời gian phục vụ của công trình) Rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần hiểu không chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó
Trang 13Một số vấn đề cơ bản đó là:
- Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay khi từ hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, chất lượng khảo sát…
- Chất lượng công trình tổng quát phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng
- Vấn đề an toàn không chỉ ở khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng
- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng
có thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử dụng
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình Chủ đầu tư phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng…
- Vấn đề môi trường: cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới các yếu tố môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án
Trang 141.1.2 Tổng quan về quản lý chất lượng và giám sát chất lượng thi công
công trình
1.1.2.1 Giới thiệu chung về giám sát chất lượng thi công công trình
Công tác giám sát thi công xây dựng công trình là một hoạt động nằm trong một chuỗi các hoạt động khác của quá trình xây dựng công trình như: lập qui hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu và các hoạt động khác (Điều 3, Luật xây dựng)
Giám sát xây dựng là chỉ các công tác về kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công việc của người tham gia công trình Nó lấy hoạt động của hạng mục công trình là đối tượng, lấy pháp luật, quy định, chính sách và tiêu chuẩn
kỹ thuật có liên quan, văn bản hợp đồng công trình là căn cứ, lấy quy phạm thực hiện công việc, lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích Trong đó mọi hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình đều cần có sự giám sát
Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình là một hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và về vệ sịnh môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được phê duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi – kiểm tra – xử
lý – nghiệm thu – báo cáo công việc liên quan tại hiện trường
Trang 151.1.2.2 Khái niệm về quản lý chất lượng và quản lý chất lượng công
trình xây dựng
- Quản lý chất lượng công trình
Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả sự tác động của hang loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này Quản lý chất lượng
là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi chung là quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng và thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống
Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí tối ưu
Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản lý như: hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh Nói cách khác, quản lý chất lượng chính là chất lượng của quản lý
Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội) Quản lý chất lượng là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội, trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp, nhưng phải được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo
- Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, nhà thầu, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát,
Trang 16thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng
Theo Nghị định 46/2015 NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng xuyên suốt các giai đoạn từ khảo sát, thiết kế đến thi công và khai thác công trình
Ho ạt động xây dựng Ho ạt động quản lý chất lượng
-Giám sát của Chủ đầu tư
-Tiêu chuẩn xây dựng -Thẩm tra thiết kế
-Giám sát Chủ đầu tư -Giám sát tác giả TVTK -Giám sát cộng đồng
Trang 17tuỳ theo nội dung của hoạt động xây dựng mà nó phục vụ Có thể tóm tắt về nội dung và chủ thể giám sát theo các giai đoạn của dự án xây dựng là:
Trong giai đoạn khảo sát ngoài sự giám sát của Chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát;
Trong giai đoạn thiết kế, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình Chủ đầu tư nghiệm thu sản phẩm thiết kế và chịu trách về các bản vẽ thiết kế giao cho nhà thầu
Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình có các hoạt động quản lý chất lượng và tự giám sát của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của Chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
Trong giai đoạn bảo hành Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư hỏng để yêu cầu sửa chữa, thay thế; giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa đó
Ngoài ra còn có giám sát cuả nhân dân về chất lượng công trình xây dựng Có thể thấy rất rõ là quản lý chất lượng rất được coi trọng trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, trong khi các hoạt động khảo sát và thiết
kế lại có vẻ như chưa được quan tâm một cách thích đáng
1.2 Nội dung công tác giám sát thi công xây dựng
1.2.1 Nội dung cơ bản của hoạt động giám sát chất lượng thi công xây
Trang 18pháp kỹ thuật và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến Bên cạnh đó quản lý chất lượng còn gắn liền với từng giai đoạn của hoạt động xây dựng và mỗi giai đoạn lại có những biện pháp riêng, đặc thù nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả chỉ đưa ra các biện pháp kiểm soát, quản lý nhằm nâng cao giám sát chất lượng thi công xây dựng Nội dung cụ thể như sau:
- Giám sát chính lập Kế hoạch công việc và phân công nhiệm vụ cho từng giám sát viên
- Giám sát thi công cùng Chủ đầu tư và Các nhà thầu thống nhất:
+ Biện pháp thi công
+ Tiến độ thi công
+ Vật liệu đầu vào và các điều kiện để thực hiện từng công việc cụ thể
- Các cán bộ Giám sát tiến hành công việc giám sát theo kế hoạch:
+ Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng;
Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
+ Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;
+ Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
+ Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;
+ Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình
Trang 19Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
+ Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;
+ Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì Chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng
Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
+ Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
+ Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của Chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
Trang 20+ Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh;
+ Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
+ Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình
- Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, giám sát và các thành phần khác tiến hành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng theo Biên bản bàn giao đưa công trình vào sử dụng
1.2.2 Nhiệm vụ của giám sát bảo đảm chất lượng công trình xây dựng
Về công tác giám sát thi công phải chấp hành các qui định của thiết kế công trình đã được phê duyệt, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các cam kết về chất lượng theo hợp đồng giao nhận Nếu các cơ quan tư vấn và thiết kế làm tốt khâu hồ sơ mời thầu thì các điều kiện kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu là cơ sở
Trong giai đoạn xây lắp: Theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất lượng của nhà thầu nhằm đảo bảo việc thi công xây lắp theo đúng
hồ sơ thiết kế được duyệt Kiểm tra biện pháp thi công, tiến độ thi công, biện pháp an toàn lao động mà nhà thầu đề xuất Kiểm tra xác nhận khối lượng
Trang 21hoàn thành, chất lượng công tác đạt được và tiến độ thực hiện các công tác.Lập báo cáo tình hình chất lượng và tiến độ phục vụ giao ban thường kỳ của Chủ đầu tư Phối hợp các bên thi công và các bên liên quan giải quyết những phát sinh trong quá trình thi công Thực hiện nghiệm thu các công tác xây lắp Lập biên bản nghiệm thu theo bảng biểu qui định Trong quá trình thi công, nhũng hạng mục, bộ phận công trình có những dấu hiệu chất lượng không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đã định trong tiêu chí chất lượng của hồ
sơ mời thầu hoặc những tiêu chí phát sinh ngoài dự kiến như độ lún quá quy định
Quan hệ giữa các bên trong công trường: Giám sát bảo đảm chất lượng trong công tác hoàn thiện và an toàn cho công trình nằm trong nhiệm vụ chung của giám sát bảo đảm chất lượng công trình là nhiệm vụ của bên Chủ đầu tư Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chủ nhiệm dự án đại diện cho Chủ đầu
tư có các cán bộ giám sát chất lượng công trình Những người này giúp Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ này Thông thường chỉ có người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng xây lắp nói chung
Phối hợp tiến độ là nhiệm vụ trước hết của chủ nhiệm dự án mà người đề xuất chính là giám sát bảo đảm chất lượng Trước hết bắt đầu tiền hành các công tác xây lắp cần lập tổng tiến độ Tổng tiến độ chỉ cần vạch ra những việc thuộc tổng tiến độ cho biết vào thời gian nào công tác nào phải bắt đầu để các thành viên tham gia xây lắp và cung ứng lập ra bảng tiến độ thi công cho đơn
vị mình trong đó hết sức chú ý đến sự phối hợp đồng bộ tạo diện thi công cho đơn vị bạn
Chủ trì thông qua biện pháp thi công và biện pháp đảm bảo chất lượng: Trước khi khởi công, Chủ nhiệm dự án và tư vấn giám sát chất lượng cần thông qua biện pháp xây dựng tổng thể của công trình như phương pháp đào đất nói chúng, phương pháp xây dựng phần thân nói chung, giải pháp chung
Trang 22về vận chuyển theo phương đứng, giải pháp an toàn lao động chung, biện pháp thi công các công tác hoàn thiện, công tác lắp đặt trang thiết bị, các yêu cầu phối hợp và điều kiện phối hợp chung Nếu đơn vị thi công thực hiện công tác theo ISO 9000 thì cán bộ tư vấn giám sát sẽ giúp Chủ nhiệm dự án tham gia xét duyệt chính sách đảm bảo chất lượng của nhà thầu và duyệt sổ tay chất lượng của Nhà thầu và của các đơn vi thi công cấp đội
Chủ trì kiểm tra chất lượng: xem xét các công việc xây lắp làm từng ngày, trước khi thi công bất kỳ công tác nào, nhà thầu cần thông báo để tư vấn đảm bảo chất lượng kiểm tra việc chuẩn bị Khi thi công xong cần tiến hành nghiệm thu chất lượng và số lượng công tác xây lắp đã hoàn thành
Trong giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình: Tổ chức giám sát của Chủ đầu tư phải kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu về quản lý chất lượng Lập danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng Khi kiểm tra thấy công trình đảm bảo chất lượng, phù hợp yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn về nghiệm thu công trình, Chủ đầu tư tổ chức tổng nghiệm thu lập thành biên bản Biên bản tổng nghiệm thu là cơ sở pháp lý để bàn giao đưa công trình vaò khai thác sử dụng và là cơ sở để quyết toán công trình
1.2.3 Điều kiện năng lực của tổ chức và cá nhân tham gia giám sát chất
lượng thi xây dựng công trình
Năng lực hành nghề xây dựng được quy định đối với cá nhân tham gia hoạt động xây dựng Năng lực hoạt động xây dựng được quy định đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng
Năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân được xác định theo cấp bậc trên cơ sở trình độ chuyên môn do một tổ chức chuyên môn đào tạo hợp pháp xác nhận, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp Cá nhân hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát thi công xây
Trang 23dựng, khi hoạt động độc lập phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp và phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc của mình
Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức
Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có đủ điều kiện theo quy định tại các khoản
1, 2 và 3 Điều này và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng cấp giấy phép hoạt động
Chính phủ quy định về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho cá nhân phù hợp với loại, cấp công trình
- Điều kiện năng lực với tổ chức giám sát
Tổ chức tư vấn GSCLXL phải có tư cách pháp nhân, có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật và chỉ được hoạt động trong phạm vi quy định tại giấy phép kinh doanh
Chỉ được nhận thầu giám sát chất lượng thi công xây lắp tại những công trình tổ chức tư vấn không có mối quan hệ kinh tế với nhà thầu xây lắp hoặc cung cấp vật tư thiết bị cho công trình
Chỉ được nhận thầu GSXL tại những công trình có yêu cầu kỹ thuật và ngành nghề chuyên môn phù hợp với năng lực của mình
Cán bộ của tổ chức tư vấn khi thực hiện công tác giám sát thi công xây lắp phải có chứng chỉ giám sát xây lắp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp, được phân công giám sát những công việc phù hợp với trình độ và lĩnh vực chuyên môn đã được đào tạo
Trang 24Cán bộ GSCLXL phải là kỹ sư hoặc trung cấp kỹ thuật, đã làm việc (thi công, thiết kế) tại lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được giao trong thời gian ít nhất là ba năm đối với cán bộ giám sát, và năm năm đối với
kỹ sư giám sát trưởng Riêng vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nếu thiếu cán bộ, có thể sử dụng những người có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, được cơ sở đào tạo hợp pháp bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp chứng chỉ giám sát xây lắp để thực hiện công tác giám sát
Cán bộ GSCLXL phải khách quan, vô tư, trung thực và tận tuỵ với công việc
- Điều kiện năng lực với cá nhân giám sát
Kỹ sư tư vấn với phương châm mang đến cho khách hàng một sản phẩm có chất lượng cao và thoả mãn về hiệu quả kinh tế Để đạt được mục đích ấy, rõ ràng con người là trên hết Đã từ lâu một câu nói đã trở thành yếu
tố quan trọng trong hoạt động quản lý liên quan đến 5 chữ M:
- Người (Men);
- Tiền (Money);
- Máy móc (Machine);
- Phương pháp (Methode);
- Nguyên vật liệu (Material)
Trong hoạt động tư vấn, con người là yếu tố đầu tiên Con người là thống lĩnh bởi vì kỹ sư tư vấn chỉ bán thời gian và trí tuệ tài năng Ngày nay,
tư vấn đã trở thành một trong những nội dung của công nghệ quản lý (CNQL), mà CNQL là một trong tám ngành của công nghệ cao (CNC) của thế kỹ XXI Bởi vậy, kỹ sư tư vấn phải có những phẩm chất sau:
Phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt:
Phải có lòng yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu sự nghiệp xây dựng;có thái
độ khoa học và năng lực tổng hợp phân tích; trong sạch, có tình cảm cao
Trang 25thượng chính trực vì người và làm việc công bằng; có tính cách tốt, dễ công
sự hợp tác cùng đồng nghiệp và các bên có liên quan;
Kỹ sư tư vấn phải đặt việc phục vụ lợi ích nhân dân lên trên lợi ích cá nhân và dùng những hiểu biết về trí tuệ và tài năng để làm lợi cho nhân dân;
Kỹ sư tư vấn phải mang nghề nghiệp để phục vụ khách hàng, chung thuỷ với khách hàng và phải đại diện trung thực cho những lợi ích của họ;
Phẩm chất cao quý nhất của kỹ sư tư vấn là liêm khiết, công bằng, lịch
sự nhã nhặn trong quan hệ và giao tiếp
Phải có trình độ kỹ thuật và kiến thức nghề nghiệp;
Kỹ sư tư vấn phải có quá trình học tập tốt và có kiến thức sâu rộng về nghề nghiệp, bởi vì các dự án xây dựng ngày nay tương đối lớn, quy tụ nhiều chức năng, yêu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật phức tạp, nếu kỹ sư tư vấn không có đầy đủ kiến thức khoa học kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế và kiến thức pháp luật làm cơ sở thì không thể hoàn thành nhiệm vụ tư vấn Do vậy, kỹ sư tư vấn phải có trình độ đại học trở lên và phải qua hoạt động thực tiễn ít nhất 3 năm và được phải được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn;
Kỹ sư tư vấn phải có kinh nghiệm thực tiễn phong phú về nghề nghiệp: Trong thực tế xây dựng cũng như kết quả nghiên cứu tổng kết cho thấy rằng, những sai sót thường xẩy ra trong xây dựng là do trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm nghề nghiệp của các nhà tư vấn còn non trẻ thiếu kinh nghiệm thực tiễn Vì vậy, tiêu chí phải có kinh nghiệm thực tiễn được đặt lên hàng đầu trong tiêu chuẩn trình độ kỹ thuật và kiến thức nghề nghiệp của kỹ sư tư vấn;
Kỹ sư tư vấn phải có lòng yêu nghề, say mê với nghề, có tư duy nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và luôn luôn học tập để nâng cao trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ tư vấn;
Kỹ sư tư vấn phải là người có trình độ ngoại ngữ: Ngôn ngữ là chìa khoá của sự hiểu biết, do vậy kỹ sư tư vấn phải chủ động học tập ngoại ngữ để
Trang 26phục vụ cho nghề nghiệp Không có ngoại ngữ thì không thể làm tốt công tác
tư vấn
- Kỹ sư tư vấn phải là những người có kỹ năng về:
Kỹ năng xử lý thông tin giao tiếp (communication), đây là yêu cầu rất cần thiết đối với kỹ sư tư vấn Kỹ năng này thể hiện trên những khía cạnh sau:
Dễ dàng tiếp xúc và hoà đồng với mọi người;
Có khả năng hiểu biết và cộng tác nhanh chóng với mọi người;
Có thái độ tôn trọng và độ lượng với mọi người;
Biết lắng nghe và dể dàng giao tiếp với mọi người;
Có khả năng thuyết phục và thúc đẩy;
Kỹ năng hợp tác (cooperation);
Kỹ năng xây dựng lòng tin (confidence);
Kỹ năng tổ chức công tác;
Kỹ năng lập báo cáo, lập văn bản và lưu giữ hồ sơ;
Kỹ năng xử lý các tình huống rủi ro trong hoạt dộng xây dựng
Những kỹ năng này đòi hởi Kỹ sư tư vấn phải luôn luôn học tập, rèn luyện trong hoạt động nghề nghiệp để vươn tới sự hoàn hảo, xứng đáng với sự tôn vinh của cộng đồng là Kỹ sư trí tuệ cao
Phải có sức khoẻ và trí tuệ tốt
- Kỹ sư tư vấn thường được gọi là nhân tài trí tuệ cao, bởi họ chỉ có thời gian và trí tuệ, bởi vậy kỹ sư tư vấn phải là những người có sức khoẻ và tài năng Có sức khoẻ mới có thể làm việc theo thời gian, có trí tuệ mới có thể minh mẫn trong tư duy và kỹ thuật
- Có sức khoẻ tức là tráng kiện về thể lực và minh mẫn về tinh thần;
- Có trí tuệ tức là:
- Có khả năng học tập và tiếp thu nhanh chóng, để dàng;
- Có khả năng quan sát, thu thập, lựa chọn, đánh giá các sự kiện;
Trang 27- Có khả năng phán đoán,tổng hợp và khái quát tình hình, sự kiện;
- Có khả năng lý luận và tư duy độc lập
Trong xây dựng, kỹ sư giám sát càng đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt, bởi vì hiện trường lưu động, nhiệm vụ nặng nề và điều kiện làm việc trên hiện trường không đầy đủ Kỹ sư giám sát công trình xây dựng phải có khả năng chịu đựng các điều kiện sống và làm việc khắc nghiệt trên công trường Không có sức khoẻ và không có trí tuệ thì không thể làm được kỹ sư tư vấn nói chung và kỹ sư tư vấn giám sát nói riêng
- Kỹ sư tư vấn phải có nguyên tắc làm việc
Học tập, nắm vững và quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dưng và các văn bản có liên quan, cụ thể như sau:
Các thông tư của Bộ Xây dựng liên quan đến hoạt động xây dựng;
Các luật khác có liên quan đến hoạt động xây dựng
Trung thành với nghề nghiệp đã chọn để kiên trì nguyên tắc: chí công vô
tư trong quá trình giám sát hoạt đông xây dựng;
Tiêu chí của Kỹ sư tư vấn giám sát là: Lấy hoạt động của các hạng mục công trình xây dựng làm đối tượng, lấy pháp luật, tiêu chuẩn quy phạm xây dựng làm chổ dựa, lấy việc nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế của dự án xây dựng làm mục đích;
Trang 28Không ngừng học tập, nghiên cứu và nâng cao nghiệp vụ giám sát, kiên trì phong cách làm việc khoa học, lấy số liệu khoa học làm cơ sở để đấnh giá chất lượng công trình;
Tôn trọng sự thật khách quan, phản ánh chân thực tình trạng giám sát công trình xây dựng và cùng đồng nghiệp giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh;
Luôn lắng nghe và luôn thấu hiểu các ý kiến của nhà thầu thi công xây dựng, thực hiện chỉ thị của cơ quan quản lý xây dựng, kịp thời tổng kết bài học kinh nghiệm để nâng cao trình độ và nghiệp vụ giám sát
1.2.4 Các phương thức quản lý chất lượng
- Kiểm tra chất lượng (Inspection)
Kiểm tra chất lượng là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính
Phương pháp này nhằm sàng lọc các sản phẩm không phù hợp với quy định, là một sự phân loại sản phẩm đã được chế tạo, một cách xử lý “chuyện
đã rồi” Phương pháp này rất phổ biến được sử dụng trong thời kỳ trước đây
Để kiểm tra người phải kiểm tra 100% số lượng sản phẩm hay sử dụng một số phương pháp kiểm tra theo xác xuất Đây là một phương pháp gây nhiều tốn kém và mất thời gian.Quá trình kiểm tra không ảnh hưởng đến chất lượng và chất lượng được tạo dụng nên công tác kiểm tra
- Kiểm soát chất lượng (Quality Control – QC)
Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng
Để kiểm soát chất lượng, cần thiết phải kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng.Thực chất của kiểm soát chất
Trang 29lượng là chủ yếu nhằm vào quá trình tạo ra chất lượng Thực chất của kiểm soát chất lượng là chủ yếu nhằm vào quá trình sản xuất gồm các yếu tố sau: + Kiểm soát con người: được đào tạo, có kỹ năng thực hiện, được thông tin về nhiệm vụ được giao, yêu cầu phải đạt được, có đủ tài liệu, hướng dẫn cần thiết, có đủ phương tiện, công cụ và các điều kiện làm việc
+ Kiểm soát phương pháp và quá trình: Lập quy trình, phương pháp thao tác, vận hành Theo dõi và kiểm soát quá trình
+Kiểm soát đầu vào: người cung ứng, dữ liệu mua nguyên vật liệu
+ Kiểm soát thiết bị: phù hợp yêu cầu, được bảo dưỡng, hiệu chỉnh + Kiểm soát môi trường: môi trường làm việc, điều kiện an toàn
Derming đã đưa ra chu trình sau đây, gọi chung Derming, hay vòng trong PDCA áp dụng cho mọi hoạt động kiểm soát chất lượng
Lập kế hoạch (Plan) Hành động cải tiến (Act) Thực hiện (Do)
Kiểm tra (Check) Hình 1.3 Sơ đồ chu trình Deming
- Đảm bảo chất lượng (Quatily Assurance – QA)
Đảm bảo chất lượng là mọi hành động có kế hoạch và có hệ thống, và được khẳng định nếu cần, để đem lại lòng tin thỏa đáng rằng sản phẩm thoả mãn các yêu cầu đã định đối với chất lượng
Nội dung cơ bản của hoạt động đảm bảo chất lượng là doanh nghiệp phải xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng có hiệu lực và hiệu quả, đồng thời làm thế nào để chứng tỏ cho khách hàng biết đều đó
Trong những năm gần đây, để có một chuẩn mực chung, được quốc tế chấp nhận cho hệ thống đảm bảo chất lượng, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
Trang 30ISO đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000 để giúp cho các nhà cung cấp có được một mô hình chung về đảm bảo chất lượng, đồng thời cũng
là một chuẩn mực chung để đưa vào đó khách hàng hay tổ chức trung gian tiến hành xem xét đánh giá Có thể nói, chỉ đến khi ra đời bộ tiêu chuẩn này thì mới có cơ sở để tạo niềm tin khách quan đối với chất lượng sản phẩm
- Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control – TQC)
Sau khi lý luận và các kỹ thuật kiểm tra chất lượng ra đời, các phương pháp thống kê đã đạt được những kết quả to lớn trong việc xác định và loại bỏ các nguyên nhân gây biến động trong các quá trình sản xuất, chỉ rõ được mối quan hệ nhân quả giữa điều kiện sản xuất và chất lượng sản phẩm, cải thiện hiệu quả và độ chuẩn xác của hoạt động kiểm tra bằng cách đưa vào áp dụng kiểm tra lấy mẫu thau cho việc kiểm tra 100 % sản phẩm Việc áp dụng các
kỹ thuật kiểm soát chấtlượng thống kê đã được áp dụng và đã mang lại những hiệu quả nhất định.Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của quản lý chất lượng là thảo mãn người tiêu dùng thì đó chưa phải là điều kiển đủ
- Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management – TQM)
Các kỹ thuật quản lý mới ra đời đã góp phần nâng cao hoạt động quản lý chấtlượng đã làm cơ sở cho lý thuyết quản lý chất lượng toàn diện ra đời.Cũng có thểnói rằng quản lý chất lượng toàn diện là một sự cải biến và đẩy mạnh hơn hoạt động kiểm soát chất lượng toàn diện toàn công ty
TQM: là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty đó và của xã hội
Trong định nghĩa trên ta cần hiểu:
- Thành viên là mọi nhân viên trong mọi đơn vị thuộc mọi cáo trong cơ cấu
tổ chức;
Trang 31- Vai trò lãnh đạo của cấp quản lý cao nhất và sự đào tạo huấn luyện cho mọi thành viên trong công ty là điều cốt yếu cho sự thành công;
- Trong TQM khái niệm chất lượng liên quan đến việc đạt mọi mục tiêu quản lý
- Lợi ích xã hội có nghĩa là thực hiện các yêu cầu mà xã hội đặt ra
Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương thức quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra
1.2.5 Phương pháp kiểm tra chất lượng trên công trường
Thực chất thì người tư vấn kiểm tra chất lượng là người thay mặt Chủ đầu tư chấp nhận hay không chấp nhận sản phẩm xây lắp thực hiện trên công trường mà kiểm tra chất lượng là một biện pháp giúp cho sự khẳng định chấp nhận hay từ chối
Một quan điểm hết sức cần lưu tâm trong kinh tế thị trường là: người có tiền bỏ ra mua sản phẩm được chính phẩm, được sản phẩm đáp ứng yêu cầu của mình Do tính chất của công tác xây dựng khó khăn, phức tạp nên Chủ đầu tư phải thuê tư vấn đảm bảo chất lượng
Cơ sở để nhận biết và kiểm tra chất lượng sản phẩm là sự đáp ứng các yêu cầu chất lượng ghi trong hồ sơ mời thầu Hiện nay chúng ta viết các yêu cầu chất lượng trong hồ sơ mời thầu còn chung chung vì các cơ quan tư vấn chưa quen với cách làm mới này của nền kinh tế thị trường
Những phương pháp chủ yếu của kiểm tra chất lượng trên công trường là:
Trang 321.2.5.1 Người cung ứng hàng hoá là người chịu trách nhiệm về chất
lượng sản phẩm trước hết
Đây là điều kiện được ghi trong hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư và nhàthầu.Từ điều này mà mọi hàng hoá cung ứng đưa vào công trình phải có các chỉ tiêu đáp ứng với yêu cầu công tác Trước khi đưa vật tư, thiết bị vào tạo nên sản phẩm xây dựng nhà thầu phải đưa mẫu và các chỉ tiêu cho Chủ nhiệm dự án duyệt và mẫu cũng như các chỉ tiêu phải lưu trữ tại nơi làm việc của Chủ đầu tư ở công trường Chỉ tiêu kỹ thuật (tính năng) cần được in thành văn bản như là chứng chỉ xuất xưởng của nhà cung ứng và thường yêu cầu là bản in chính thức của nhà cung ứng Khi dùng bản sao thì đại diện nhà cung ứng phải ký xác nhận và có dấu đóng xác nhận màu đỏ và có sự chấp nhận của Chủ đầu tư bằng văn bản Mọi sự thay đổi trong qúa trình thi công cần được Chủ đầu tư duyệt lại trên cơ sở xem xét của tư vấn bảo đảm chất lượng nghiên cứu đề xuất đồng ý Nhà cung ứng và nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự tương thích của hàng hoá mà mình cung cấp với các chỉ tiêu yêu cầu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và sự phù hợp của sản phẩm này
Cán bộ tư vấn giám sát đảm bảo chất lượng là người có trách nhiệm duy nhất giúp Chủ đầu tư dự án kết luận rằng sản phẩm do nhà thầu cung ứng là phù hợp với các chỉ tiêu chất lượng của công trình Cán bộ tư vấn giám sát bảo đảm chất lượng được Chủ đầu tư uỷ nhiệm cho nhiệm vụ đảm bảo chất lượng công trình và thay mặt Chủ đầu tư trong việc đề xuất chấp nhận này
1.2.5.2 Kiểm tra của tư vấn giám sát chủ yêu bằng mắt và dụng cụ đơn
giản có ngay tại hiện trường
Một phương pháp luận hiện đại là mỗi công tác được tiến hành thì ứng với nó có một (hay nhiều) phương pháp kiểm tra tương ứng Nhà thầu tiến hành thực hiện một công tác thì yêu cầu giải trình đồng thời là dùng phương
Trang 33pháp nào để biết được chỉ tiêu chất lượng đạt bao nhiêu và dùng dụng cụ hay phương tiện gì cho biết chỉ tiêu ấy Biện pháp thi công cũng như biện pháp kiểm tra chất lượng ấy được tư vấn giám sát trình Chủ nhiệm dự án duyệt trước khi thi công Quá trình thi công, kĩ sư của nhà thầu phải kiểm tra chất lượng của sản phẩm mà công nhân làm ra Vậy trên công trường phải có các dụng cụ kiểm tra để biết các chỉ tiêu đã thực hiện Thí dụ: người cung cấp bê tông hoặc vữa thương phẩm phải chịu trách nhiệm kiểm tra cường độ chịu nén mẫu đạt 7 ngày tuổi Nếu kết quả bình thường thì nhàthầu kiểm tra nén mẫu 28 ngày Nếu kết quả bình thường thì nhà thầu phải thử cường độ nén ở
14 ngày và 28 ngày để xác định chất lượng bê tông Nếu ba loại mẫu 7, 14, 28
có kết quả gây ra nghi vấn thì tư vấn kiểm tra yêu cầu làm các thí nghiệm bổ sung để khẳng định chất lượng cuối cùng Khi thi công cọc nhồi, nhất thiết tại nơi làm việc phải có tỷ trọng kế để biết dung trọng của bentonite, phải có phễu March và đồng hồ bấm giây để kiểm tra độ nhớt của dung dịch khoan phải có phễu March và đồng hồ bấm giây đề kiểm tra độ nhớt của dung dịch khoan, phải có ống nghiệm để đo tốc độ phân tách nước của dung dịch… Nói chung thì tư vấn giám sát đảm bảo chất lượng phải chứng kiến quá trình thi công và quá trình kiểm tra của người thi công và nhận định qua hiểu biết của mình thông qua quan sát bằng mắt với sản phẩm làm ra Khi nào qui trình bắt buộc hay có nghi ngờ thì tư vấn yêu cầu nhà thầu thuê phòng thí nghiệm kiểm tra và phòng thí nghiệm có nghĩa vụ báo số liệu đạt được qua kiểm tra cho tư vấn để tư vấn kết luận việc đạt hay không đạt yêu cầu chất lượng Để tránh tranh chấp, tư vấn giám sát không nên trực tiếp kiểm tra mà chỉ nên chứng kiến sự kiểm tra của nhà thầu và tiếp nhận số liệu để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận chất lượng sản phẩm Khi có nghi ngờ, tư vấn sẽ chỉ định người kiểm tra và nhà thầu phải thực hiện theo yêu cầu này
Trang 341.2.5.3 Kiểm tra bằng dụng cụ tại chỗ
Trong quá trình thi công, cán bộ, kỹ sư của nhà thầu phải thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm của công nhân làm ra sau mỗi công đoạn hay giữa công đoạn khi thấy cần thiết Những lần kiểm tra và thi công không có
sự báo trước và yêu cầu tư vấn đảm bảo chất lượng chứng kiến, người tư vấn
có quyền từ chối việc thanh toán khối lượng đã hoàn thành này Kiểm tra kích thước công trình thường dùng các loại thước tầm, thước cuộn 5 mét và cuộn dài hơn Kiểm tra độ cao, độ thẳng đứng thường sử dụng máy đo đạc như máy thuỷ bình, máy kinh vĩ
Ngoài ra, trên công trường còn nên có súng bật nảy để kiểm tra sơ bộ cường độ bê tông.Những dụng cụ như quả dọi chuẩn, dọi laze, ống nghiệm, tỷ
trọng kế, cân tiểu ly, lò xấy, viên bi thép…cần được trang bị Nói chung trên công trường có đầy đủ các dụng cụ kiểm tra các việc thông thường
Trong việc kiểm tra thì nội bộ nhà thầu kiểm tra là chính và tư vấn giám sát bảo đảm chất lượng chỉ chứng kiến những phép kiểm tra của nhà thầu Khi nào nghi ngờ kết quả kiểm tra thì nhà thầu có quyền yêu cầu nhà thầu thuê đơn vị kiểm tra khác Khi thật cần thiết, tư vấn giám sát bảo đảm chất lượng
có quyền chỉ định đơn vị kiểm tra và nhà thầu phải đáp ứng yêu cầu này
1.2.5.4 Kiểm tra nhờ các phòng thí nghiệm
Việc thuê các phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trên công trường được thực hiện theo qui định của các tiêu chuẩn kỹ thuật và khi tại công trường có sự không nhất trí về sự đánh giá chỉ tiêu chất lượng mà bản thân nhà thầu tiến hành
Nói chung việc lựa chọn đơn vị thí nghiệm, nhà thầu chỉ cần đảm bảo rằng đơn vị thí nghiệm ấy có tư cách pháp nhân để tiến hành thử các chỉ tiêu
cụ thể được chỉ định Còn khi nghi ngờ hay cần đảm bảo độ tin cậy cần thiết
Trang 35thì tư vấn giám sát đảm bảo chất lượng dành quyền chỉ định đơn vị thí nghiệm
Nhà thầu là bên đặt ra các yêu cầu thì nghiệm và những yêu cầu này phải được Chủ nhiệm dự án dựa vào tham mưu của tư vấn giám sát đảm bảo chất lượng kiểm tra và đề nghị thông qua bằng văn bản Đơn vị thí nghiệm phải đảm bảo tính bí mật của các số liệu thí nghiệm và người công bố chấp nhận hay không chấp nhận chất lượng sản phẩm làm ra phải là chủ nhiệm dự án qua tham mưu của tư vấn giám sát đảm bảo chất lượng
Cần lưu ý về tư cách pháp nhân của đơn vị thí nghiệm và tính hợp pháp của công cụ thí nghiệm Để tránh sự cung cấp số liệu sai lệch do dụng cụ thị nghiệm chưa được kiểm chuẩn, yêu cầu mọi công cụ thí nghiệm sử dụng phải nằm trong phạm vị cho phép của văn bản xác nhận đã kiểm chuẩn
Đơn vị thí nghiệm chỉ có nhiệm vụ cung cấp số liệu của các chỉ tiêu được yêu cầu kiểm định còn việc những chỉ tiêu ấy có đạt yêu cầu hay có phù hợp với chất lượng yêu cầu phải do tư vấn giám sát đảm bảo chất lượng phát biểu và ghi thành văn bản trong tờ nghiệm thu khối lượng và chất lượng hoàn thành
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát thi công xây dựng 1.3.1 Nhân tố khách quan:
Đặc điểm của sản phẩm xây dựng ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng:
Sản phẩm xây dựng với tư cách là các công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có các đặc điểm chủ yếu sau ảnh hưởng đến chất lượng và quản lý
chất lượng công trình xây dựng:
- Tính cá biệt, đơn chiếc:
Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng
của người mua (Chủ đầu tư), vào điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây
dựng, sản phẩm xây dựng mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cấu
Trang 36tạo và phương pháp sản xuất, chế tạo Vì lý do đó, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình quy phạm, công nghệ thi công rất phức tạp và đa
dạng
- Được xây dựng và sử dụng tại chỗ:
Sản phẩm xây dựng là công trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ Vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian xây dựng cũng như thời gian sử dụng lâu dài Vì tính chất này nên khi tiến hành xây dựng phải chú ý ngay từ khâu quy
hoạch, lập dự án, chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế và chọn tổ chức thi công xây lắp công trình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại hoặc sửa chữa không đảm bảo về thời hạn hoàn thành công trình, gây thiệt hại vốn đầu tư cho Chủ đầu tư, vốn sản xuất của nhà thầu và giảm tuổi thọ công trình
- Kích thước và trọng lượng lớn, cấu tạo phức tạp:
Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn Số lượng chủng loại vật tư, thiết bị xe máy thi công và hao phí lao động cho mỗi công trình cũng khác nhau, luôn thay đổi theo tiến độ thi công Công tác giám sát chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị gặp nhiều khó khăn Giá thành sản phẩm xây dựng rất phức tạp, thường xuyên thay đổi theo
từng khu vực, từng thời kỳ gây khó khăn cho công tác khống chế giá thành công trình xây dựng
- Liên quan đến nhiều ngành, đến môi trường tự nhiên và cộng đồng dân cư:
+ Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm và cả phương diện
sử dụng công trình
+ Sản phẩm xây dựng ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan và môi trường
tự nhiên và do đó liên quan nhiều đến lợi ích cộng đồng nhất là đối với dân cư
Trang 37địa phương nơi đặt công trình do đó vấn đề vệ sinh và bảo vệ môi trường được đặc biệt quan tâm trong xây dựng công trình
- Thể hiện trình độ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội từng thời kỳ:
Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về mặt kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng Sản phẩm xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang bản sắc văn hóa dân tộc, thói quen tập quán của dân cư
Đặc điểm của sản xuất xây dựng ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng:
Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến phương thức tổ chức và quản lý sản xuất xây dựng, làm cho việc thi công xây dựng công trình có nhiều điểm khác biệt so với việc sản xuất sản phẩm của các ngành công nghiệp khác Sản xuất xây dựng có các đặc điểm sau ảnh hưởng đến chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng:
- Sản xuất xây dựng có tính di động cao: sản xuất xây dựng thiếu tính
ổn định, có tính di động cao theo lãnh thổ Đặc điểm này gây ra các bất lợi sau:
+ Thiết kế có thể thay đổi theo yêu cầu của Chủ đầu tư về công năng
hoặc trình độ kỹ thuật, về vật liệu Ngoài ra thiết kế còn có thể phải thay đổi cho phù hợp với thực tế phát sinh ở công trường
+ Các phương án công nghệ và tổ chức xây dựng phải luôn luôn biến đổi phù hợp với thời gian và địa điểm xây dựng, gây khó khăn cho việc tổ
chức sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc và nảy sinh nhiều chi phí cho vấn
đề di chuyển lực lượng sản xuất cho xây dựng công trình tạm phục vụ thi công
+ Địa điểm xây dựng công trình luôn thay đổi nên phương pháp tổ
chức sản xuất và biện pháp kỹ thuật cũng phải thay đổi cho phù hợp
- Thời gian xây dựng công trình dài, chi phí sản xuất sản phẩm lớn:
Trang 38+ Vốn đầu tư xây dựng của Chủ đầu tư và vốn sản xuất của các doanh nghiệp xây dựng thường bị ứ đọng lâu trong công trình
+ Doanh nghiệp xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian như rủi ro về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết; các rủi ro thanh toán,
biến động giá cả; các rủi ro về an ninh, an toàn
- Tổ chức quản lý sản xuất phức tạp:
Quá trình tổ chức xây dựng mang tính tổng hợp, cơ cấu sản xuất phức
tạp, các công việc xen kẽ và có ảnh hưởng lẫn nhau, có thể có nhiều đơn vị cùng tham gia thi công công trình Do đó, công tác tổ chức quản lý sản xuất trên công trường rất phức tạp, biến động, gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi phải phối hợp hoạt động của các nhóm làm việc khác nhau trên cùng một diện công tác
- Sản xuất xây dựng tiến hành ngoài trời:
Sản xuất xây dựng thường được tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thiên nhiên tới các hoạt động lao động Các doanh nghiệp xây lắp khó lường trước những khó khăn phát sinh do điều kiện thời
tiết, khí hậu Ngoài ra sản xuất xây dựng là lao động nặng nhọc, làm việc trên cao, dễ mất an toàn lao động và phát sinh bệnh nghề nghiệp
- Sản xuất theo đơn đặt hàng: sản xuất xây dựng thường theo đơn đặt hàng và thường là các sản phẩm xây dựng được sản xuất đơn chiếc Đặc điểm này dẫn đến:
+ Sản xuất xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng thường có tính bị động và rủi ro do phụ thuộc vào kết quả đấu thầu
+ Việc tiêu chuẩn hóa, định hình hóa các mẫu sản phẩm và công nghệ chế tạo sản phẩm xây dựng gặp nhiều khó khăn
+ Giá cả của sản phẩm xây dựng thường không thống nhất và phải được xác định khi sản phẩm ra đời (theo phương pháp dự toán) trong hợp
Trang 39đồng giao nhận thầu hoặc đấu thầu Doanh nghiệp xây dựng phải coi trọng công tác ký kết hợp đồng, tìm hiểu kỹ đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật, đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương để có các biện pháp kỹ thuật thích hợp, quản
lý hợp đồng nhằm đảm bảo chất lượng, thời hạn và hiệu quả kinh tế
Chính sách của nhà nước về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây
Nhà nước xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hành vi và mối quan hệ của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng hướng tới việc hoàn thành các công trình có chất lượng cao nhằm
thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư
Sơ đồ nguyên tắc quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:
Trang 40Hình 1.4 Sơ đồ quản lý nhà nước về chất lượng công trình
Sau khi tạo môi trường pháp lý và kỹ thuật, các cơ quan chức năng
quản lý nhà nước có liên quan phải hướng dẫn việc thực thi trong thực tế Việc kiểm tra phải được thực hiện đúng nội dung và thẩm quyền nhằm cưỡng chế các chủ thể thực hiện đầy đủ và trình tự quy định trong công tác bảo đảm
chất lượng công trình xây dựng
C ẦU CỦA KHÁCH HÀNG
QUÁ TRÌNH H Ỗ TRỢ ĐỂ TẠO RA SẢN PHẨM CÓ CHẤT LƯỢNG
QUÁ TRÌNH T ẠO RA SẢN PHẨM
VĂN BẢN QPPL
VĂN BẢN QPKT
H Ệ THỐNG
T Ổ CHỨC HƯỚNG DẪN & KI ỂM TRA