1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Điêu khắc tượng tròn chùa việt (thế kỷ XI XVII) vùng kinh bắc từ góc nhìn tiếp biến văn hóa tt

27 504 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 276,11 KB

Nội dung

Bezacier với các tác phẩm: Các phù điêu của đền chùa Ninh Phúc; Bút Tháp, Bắc Việt Nam; Các kiến trúc tôn giáo ở Bắc Kỳ; Đình chùa miền Bắc.. Bùi Văn Tiến Chùa Bút Tháp; Trần Lâm Biền Mộ

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO MẠNH ĐẠT

ĐIÊU KHẮC TƯỢNG TRÕN CHÙA VIỆT (THẾ KỶ XI-XVII) VÙNG KINH BẮC TỪ GÓC

NHÌN TIẾP BIẾN VĂN HÓA

Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã số: 62310640

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội,

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Hữu Tuyền

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Xuân Nghị

Phản biện 2: PGS.TS Trương Quốc Bình

Phản biện 2: PGS.TS Trần Đức Ngôn

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học

viện họp tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa

học xã hội Việt Nam

vào hồi……… ….giờ…………phút,

ngày………tháng……….năm………

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

7 Cơ cấu của luận án

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Nghiên cứu về tiếp biến văn hóa

- Nghiên cứu của các học giả nước ngoài

Tiêu biểu với các giả tác phẩm sau: Roy C Craven tác giả cuốn

Mỹ thuật Ấn Độ Jacques Gernet với cuốn sách Thế giới Trung Quốc George Cœdès với cuốn sách Cổ sử các quốc gia Ấn Độ

hóa tại Viễn Đông Georges Condominas với hai tác phẩm Không gian xã hội vùng Đông Nam Á, Đạo Phật ở làng Pierre Huarde và

Maurice Durand có cuốn Kiến thức về Việt Nam L Bezacier với các tác phẩm: Các phù điêu của đền chùa Ninh Phúc; Bút Tháp, Bắc Việt Nam; Các kiến trúc tôn giáo ở Bắc Kỳ; Đình chùa miền Bắc Meher Mc Arthur: Tìm hiểu Mỹ thuật Phật giáo

- Nghiên cứu của các học giả Việt Nam

Với nhiều tác giả tác phẩm tiêu biểu sau: Ngô Đức Thịnh: Văn hóa vùng & phân vùng văn hóa ở Việt Nam Thái Bá Vân với tác phẩm Tiếp xúc với nghệ thuật Chu Quang Trứ: Văn hóa Việt Nam

- nhìn từ Mỹ thuật Tống Trung Tín: Nghệ thuật điêu khắc thời Lý

Trang 4

và thời Trần, Ngô Văn Doanh với một loạt tác phẩm về Chăm Pa:

Tháp cổ Chăm Pa, huyền thoại và sự thật; Phật viện Đồng Dương một phong cách của nghệ thuật Chămpa…

1.1.2 Nghiên cứu về Phật giáo

Hà Văn Tấn: Chùa Việt Nam; Phan Cẩm Thượng: Điêu khắc

cổ Việt Nam; Nghệ thuật Phật giáo Bút Tháp; Chùa Dâu và nghệ thuật Tứ Pháp Bùi Văn Tiến Chùa Bút Tháp; Trần Lâm Biền Một

con đường tiếp cận lịch sử; Chùa Việt; Chu Quang Trứ: Tượng cổ

Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc; Mỹ thuật Lý - Trần,

mỹ thuật Phật giáo; Sáng giá chùa xưa - Mỹ thuật Phật giáo

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Các lý thuyết nghiên cứu

- Lý thuyết Biến đổi văn hóa

- Lý thuyết Vùng văn hóa

- Lý thuyết Nhân học biểu tượng

1.2.2 Các Khái niệm công cụ

- Khái niệm Văn hóa

- Khái niệm Tiếp biến văn hóa

- Khái niệm: Tượng tròn

Tiểu kết chương 1

Giao lưu và tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi một hoặc nhiều nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố

“nội sinh” với yếu tố “ngoại sinh” tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn Nhưng giao lưu, tiếp biến như thế nào, để vừa giữ gìn, bảo tồn, vừa phát triển văn hóa dân tộc?

Trang 5

Luận án Điêu khắc tượng tròn chùa Việt (thế kỷ XI – XVII) vùng

Kinh Bắc từ góc nhìn tiếp biến văn hóa, sẽ góp phần giải quyết

Theo sách Đại Nam nhất thống chí chép: thời Hùng Vương

Kinh Bắc có tên là bộ Vũ Ninh; thời Tiền Lê là Bắc Giang; thời Lý: quận Gia Lâm; thời Trần: lộ Bắc Giang sau là lộ Kinh Bắc, thời thuộc Minh: phủ Bắc Giang và Lạng Giang Thời Nguyễn vẫn được

gọi là xứ (xứ Kinh Bắc) thuộc Bắc thành tổng trấn

2.1.2 Kinh Bắc, vùng chuyển tiếp và vùng mở

Kinh Bắc là một trong “Thăng Long tứ trấn”, tiếp giáp với 3 trong

7 ngoại trấn (miền núi) vùng Đông Bắc - một vùng văn hóa mở, hành lang giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc, nơi chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng; cùng các trấn Hải Dương (Xứ Đông), Sơn Tây (Xứ Đoài) và Thăng Long được liên kết bởi một hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy đậm đặc Vị thế này sớm tạo ra cho Kinh Bắc điều kiện để giao lưu kinh tế, văn hóa, tôn giáo

2.1.3 Kinh Bắc từ góc nhìn địa chính trị và địa kinh tế

Từ rất sớm Kinh Bắc đã chứng tỏ được vai trò quan trọng bậc nhất trong địa - chính trị, địa - kinh tế và quân sự, là trung tâm chính trị, kinh tế, của cả vùng, cả nước, các hoạt động giao thương đã vượt qua

Trang 6

lãnh thổ biên giới thu hút cả các quốc gia lân bang Đây là “nền” cho

sự phát triển của Kinh Bắc trong các thời kỳ tiếp theo

2.1.4 Kinh Bắc nhìn từ góc độ địa lịch sử và địa văn hóa

Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung, biến đổi, hội tụ văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa - Đông Á), để rồi bổ xung những nét mới cho văn hoá Kinh - Việt, tạo đà cho sự phát triển văn hóa Đại Việt sau này

2.2 Văn hóa vật chất Phật giáo vùng Kinh Bắc

2.2.1 Chùa Dâu

Từ thế kỉ VI đến IX, Dâu là trung tâm của thiền phái thứ nhất của Việt Nam: Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi, đây cũng là tên của vị

Tổ sáng lập thiền phái

- Kiến trúc chùa Dâu: thời Trần Chùa Dâu được xây dựng với

quy mô to lớn, gồm hàng trăm gian với nhiều công trình: Chùa, tháp, cầu qua sông Dâu, do Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đứng ra hưng công Thời Lê - Nguyễn chùa Dâu được tu sửa nhiều lần và kiến trúc còn lại ngày nay cơ bản là thuộc về thời Lê - Nguyễn Chùa Dâu có

hệ thống tượng thờ đa dạng phong phú và tiêu biểu như:

Tượng tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện Tượng Kim đồng, Ngọc nữ, Quan âm Chuẩn đề, Tứ Bồ tát, tượng Kim Cương, tượng A-di-đà, thái tử Kỳ đà, Mạc Đĩnh Chi

2.2.2 Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích (Phật Tích tự) còn gọi là chùa Vạn Phúc (Vạn Phúc tự), nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích, xã Phật Tích,

huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Chùa khởi dựng vào năm 1057

- Kiến trúc chùa Phật Tích: theo các phát hiện khảo cổ học mới

nhất trên nền cũ thì Chùa Phật Tích được kiến trúc theo kiểu chữ

Trang 7

công (I), có một tháp chính lớn đã bị phá hủy Chùa có kiến trúc thời

Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi, các cấp nền chùa có cấu trúc hình chữ nhật dài khoảng 60m, rộng khoảng 33m

- Hệ thống tượng tròn chùa Phật Tích: có 10 tượng thú bằng đá,

gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại hai con, nhưng quan trọng nhất là pho tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh ngồi thiền định trên tòa sen, đặc trưng của mỹ thuật thời Lý…

2.2.3 Chùa Dạm

Chùa Dạm tên chữ là Đại Lãm Thần Quang tự, hay còn gọi

là chùa Bà Tấm, chùa Trăm Gian Chùa Dạm thuộc xã xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

- Kiến trúc chùa Dạm: Chùa Dạm có diện tích khoảng 7.200m2, với bốn cấp nền cao dần kéo một trục dài 120m, chiều rộng mặt nền 70m, có bốn cấp nền, và 100 bậc thang Thời chống Pháp, chùa bị tiêu thổ kháng chiến, ngày nay quy mô chùa Dạm nhỏ khá nhỏ bé

- Điêu khắc và tượng tròn chùa Dạm: Tiêu biểu hơn cả đó là cột

đá chùa Dạm cao gần 5m, chạm nổi đôi rồng phong cách thời Lý

2.2.4 Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm ở thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nơi phát tích phái thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam

- Kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm: chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô to

lớn khoảng 10.000m2 Tổng thể kiến trúc chùa được thiết kế trên một trục dọc, Tây Bắc Đông Nam Mở đầu là cổng tam quan, đi hơn 100m vào Bái đường, tiếp đến tòa Thiêu hương, thượng điện, rồi đến là nhà Tổ đệ nhất thờ Tổ Hương Vân-Trần Nhân Tông, Tổ

đệ nhị Pháp Loa, Tổ đệ tam Huyền Quang

Trang 8

- Hệ thống tượng tròn chùa Vĩnh Nghiêm: bao gồm tượng Phật,

tượng La Hán, tượng Hộ Pháp… nhưng đặc biệt hơn cả là có bộ tượng tam Tổ trúc Lâm: Hương Vân, Pháp Loa, Huyền Quang…

2.2.5 Chùa Ngọc Khám

Chùa Ngọc Khám hay còn gọi là Linh Ứng tự, nằm trên địa phận

thôn Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

- Kiến trúc chùa Ngọc Khám: Chùa Ngọc Khám ngày nay được

xây dựng mới hoàn toàn Toàn bộ phần kiến trúc cổ không còn tồn tại, nền chùa cổ vẫn chưa được các nhà khoa học nghiên cứu

- Hệ thống tượng tròn chùa Ngọc Khám: Tiêu biểu nhất là bộ

Tam Thế Phật thời Lê Trung Hưng được xếp hạng bảo vật quốc gia

2.2.6 Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự) nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống,

thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

- Kiến trúc chùa Bút Tháp: kiến trúc chính của chùa quay theo

hướng Nam Cụm kiến trúc trung tâm ở chùa Bút Tháp bao gồm 8 đơn nguyên chạy song hành được bố trí đăng đối trên một đường “thần đạo” được bao bọc bởi hai dãy hành lang chạy dọc chùa Nổi bật nhất

là tháp Báo Nghiêm, nơi thờ hoà thượng Chuyết Chuyết

- Hệ thống tượng tròn chùa Bút Tháp: Chùa Bút Tháp sở hữu một

bảo tàng điêu khắc cổ quý giá, tiêu biểu nhất đó là pho tượng phật bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt được công nhận là bảo vật quốc gia

2.2.7 Một số ngôi chùa và tượng tiêu biểu khác

2.2.7.1 Chùa Tiêu Sơn

2.2.7.2 Chùa Bổ Đà

2.2.7.3 Chùa Kiến Sơ

2.2.7.4 Chùa Nành

Trang 9

2.2.7.5 Chùa Đào Xuyên

3 Sự khởi nguyên của đạo Phật trên vùng đất Kinh Bắc đánh dấu một thời kỳ lịch sử phát triển rực rỡ trên vùng đất mới có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt của cư dân nơi đây

4 Kinh Bắc có nhiều ngôi chùa có kiến trúc tiêu biểu và cổ nhất Việt Nam, nơi sản sinh ra dòng thiền Trúc Lâm tam Tổ

5 Kinh Bắc sở hữu nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Phật

giáo đẹp và quý bậc nhất ở nước ta

6 Kinh Bắc là nơi có nhiều lễ hội, nhiều môn nghệ thuật biểu diễn

dân gian, đặc sắc gắn liền với sự phát triển của Phật giáo

Trang 10

3.1.1.2 Tượng nửa người nửa chim

Tiêu biểu nhất cho dòng tượng này là: tượng đầu người mình chim vỗ trống bằng đá chùa Phật Tích

3.1.1.3 Tượng thú

Trước tiên phải kể tới cặp Rồng trên cột đá chùa Dạm ở Bắc Ninh Đây là tác phẩm điêu khắc tượng linh thú hoàn hảo bậc nhất trong số tượng linh thú từng được biết đến ở nước ta Chùa Phật Tích

có 10 tượng thú bằng đá, gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại hai con, nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn

3.1.2 Tượng tròn thời Trần

3.1.2.1 Tượng người

Trong nhiều nghiên cứu về Mỹ thuật Việt Nam đã khẳng định

không còn pho tượng Phật thời Trần nào tồn tại như cuốn Mỹ thuật của người Việt của Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng hay cuốn Mỹ thuật thời Trần của Nguyễn Đức Nùng, trong một số nghiên cứu của

các tác giả, không đề cập đến điêu khắc tượng Phật của Phật giáo

Thời Trần như cuốn Mỹ thuật Việt Nam của Nguyễn Phi Hoanh hay Chùa Việt của Trần Lâm Biền…

3.1.2.2 Tượng nửa người nửa chim

Trong các nghiên cứu về Mỹ thuật thời Trần của nhiều tác giả: Trần Lâm Biền, Chu Quang Trứ, Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Đức Nùng, Tống Trung Tín, Vũ Ngọc Khánh,…không có kiến giải gì về thể loại điêu khắc này ở Kinh Bắc thời Trần

3.1.2.3 Tượng thú

Tượng thú thời Trần ở Kinh Bắc theo những tài liệu đã công bố

và những hiện vật còn lại tại các di tích văn hóa, tôn giáo của

Trang 11

vùng này cho thấy các điêu khắc thể loại này còn lại không nhiều,

có tượng Phật tam thế, nhóm tượng chân dung, tượng Phật bà Quan

âm nghìn mắt nghìn tay chùa Xuân Ổ có nhóm tượng Ngọc Hoàng, Thị giả, Nam Tào-Bắc Đẩu thời Mạc và Lê Trung Hưng, chùa Đào Xuyên có tượng Quân Ấm chuẩn đề thời Mạc…

3.1.3.2 Tượng thú

Tại Kinh Bắc, ngoài đôi Rồng tháp Báo Nghiêm, phù điêu các con thú trang trí kiến trúc chùa Bút Tháp thì không ghi nhận thêm những

pho tượng thú nổi bật nào khác trong không gian Phật giáo

3.2 Nghệ thuật tạo hình tượng tròn Phật giáo vùng Kinh Bắc

3.2.1 Một số phương pháp tạo hình tượng tròn Phật giáo

Một số phép dựng hình tượng Phật căn bản:

Tổng chiều cao tượng Phật ngồi là: 64 ngón (kể cả búi tóc là 68

ngón) Tổng chiều cao tượng Phật đứng là: 116 ngón (kể cả búi tóc là 120

ngón) Đơn vị ngón là phân chia cơ thể ra làm 120 phần bằng nhau:

1/120 này được gọi là 1 ngón Còn có những công thức truyền miệng

như sau: Toạ tứ lập thất: tức là một tượng Phật ngồi bằng 4 đầu, tượng đứng bằng 7 đầu

Dựa vào những quy chuẩn có sẵn, nghệ nhân tạc tượng có thể vận dụng linh hoạt để đạt được hiệu quả nghệ thuật, triết lý nghề của họ cũng rất giản dị: “Thuận mắt ta, ra mắt người”

Trang 12

3.2.2 Tượng tròn Phật giáo chất liệu đá vùng Kinh Bắc

3.2.2.1 Nghệ thuật điêu khắc tượng tròn chất liệu đá thời Lý

Đại diện cho những tinh hoa điêu khắc thời Lý còn lại ở Kinh Bắc

và Việt Nam ngày nay đó là pho tượng Phật chùa Phật Tích, tượng cao 1,86m; tính cả bệ là 2,69m. Cột đá chùa Dạm là một điển hình

về điêu khắc linh thú bằng đá với cặp rồng được liệt vào hàng quốc bảo Năm cặp thú chùa Phật Tích, tượng Hộ Pháp, tượng tượng nửa người nửa chim… đều là những kiệt tác điêu khắc đá tiêu biểu Điêu khắc thời Lý thể hiện một phong cách rất riêng, đó là sự kết tinh của những yếu tố tinh hoa được chắt lọc từ điêu khắc Chăm và điêu khắc Phật giáo Ấn Độ, được dung hòa với chất Việt đã làm nên một tổng thể hoàn chỉnh, một xu hướng nghệ thuật xuyên suốt: tinh sảo, to lớn, đặc sắc, tính hình tượng và thẩm mỹ cao, triết lý sâu sắc

3.2.2.2 Nghệ thuật điêu khắc tượng tròn chất liệu đá thời Trần

Thật tiếc , vùng Kinh Bắc ngày nay không lưu giữ được tác phẩm tượng Phật chất liệu đá nào thuộc thời Trần Dựa vào các tượng Phật

bệ chạm hoa sen hình hộp ở chùa Thầy, chùa Bối Khê, chùa Dương Liễu, tượng thú ở lăng mộ các vua Trần, lăng Trần Thủ Độ cho thấy: điêu khắc đá thời Trần có sự biến đổi mạnh mẽ trong phong cách nghệ thuật thiên về mảng khối khỏe mạnh, có sự tìm tòi trong cấu trúc của hình và không gian đặt tác phẩm Đặc trưng lớn, chủ đạo trong tạo hình là tính hài hoà, mạnh mẽ, chú ý nhiều đến tính khái quát, tính biến động của cấu trúc tổng thể hơn là mô tả chi tiết

3.2.2.3 Nghệ thuật điêu khắc tượng tròn chất liệu đá thời Lê-Mạc

Thời kỳ này điêu khắc Phật giáo Việt Nam ảnh hưởng nhiều từ phong cách điêu khắc Phật giáo Trung Quốc Kinh Bắc hiện ghi nhận

ba pho tượng tam thế Phật chùa Ngọc Khám, năm pho tượng Đạo

Trang 13

giáo chùa Xuân Ổ, tượng thú có đôi Rồng đá ở tháp Báo Nghiêm chùa Bút Tháp Điêu khắc đá thời kỳ này tuy không tinh xảo như thời Lý nhưng lại nổi trội về tính dân gian và vẫn kế thừa được tính chất mạnh mẽ khái quát của điêu khắc đá thời Trần, đồng thời ghi nhận sự đa dạng trong tượng thờ của của Đạo giáo

3.2.3 Tượng tròn Phật giáo chất liệu gỗ vùng Kinh Bắc

3.2.3.1 Quy trình chế tác cơ bản của một tác phẩm tượng tròn Phật giáo chất liệu gỗ

Gồm các công đoạn sau:

Đầu tiên là khâu chọn và sử lý gỗ Khâu thứ hai tạo tượng: đục phá, đục kỹ, tỉa nét, đánh bóng Khâu thứ ba là sơn tượng: sơn gắn, sơn bó, sơn thếp

Khi pho tượng đã được tạo tác xong, trước khi rước lên thờ phụng còn một số thao tác như “điểm nhãn”, “yểm tâm” - “hô thần nhập tượng” Đây là những công đoạn chính có tính phổ biến chung trong các kỹ thuật tạo tác tượng gỗ của các làng nghề

3.2.3.2 Điêu khắc tượng tròn Phật giáo chất liệu gỗ thời Lê

Điêu khắc tượng tròn Phật giáo thời Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng

đa dạng về thể loại, nhiều về số lượng, nhiều tác phẩm là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam Tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp, chùa Đào Xuyên, tượng Tứ pháp chùa Dâu, tượng nhóm tượng chân dung chùa Bút Tháp… là những minh chứng cụ thể ssống động nhất cho nhận định trên

Nghệ thuật điêu khắc gỗ thời Lê - Mạc ở Kinh Bắc thể hiện một sức sống mới, nguồn mỹ cảm mới, trong đó yếu tố dân gian và bản sắc Việt được thể hiện đậm nét, và thỏa sức bay bổng

Ngày đăng: 09/03/2017, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w