Vương Quốc Champa là một Quốc gia độc lập, tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 7 đến năm 1832 trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và nước Chăm Pa thống nhất chấm dứt tồn tại. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
********************
GS LƯƠNG NINH
LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC CHAMPA
Trang 2PHẦN I CHƯƠNG MỘT THỜI KỲ TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ
Vương quốc Chăm hình thành và phát triển trên dải ven biển miền Trung Việt Nam và một phần Cao nguyên Trường Sơn Lúc lớn mạnh nhất trải dài từ Hoành Sơn, sông Gianh ở phía Bắc đến sông Dinh - Hàm Tân, ở phía Nam đến lưu vực Krong Pô cô và sông Đà Rằng trên Tây Nguyên Về phía Đông, họ thực sự làm chủ cả vùng ven biển Đông cùng với dãy đảo gần bờ Cư dân- chủ nhân của vương quốc này là người Champa Còn gọi là Chăm, Chiêm, nói tiếng Malayo - Polynesian Ngày nay một bộ phận người Chăm nói tiếng Malayo - Chamic, giữ văn hóa truyền thống Champa vẫn sinh sống ở đất cũ, ven biển miền Trung, hoặc Đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam
Một bộ phận khác không ít, khoảng 2 vạn nguời, sống ở tỉnh Bình Định và Phú Yên, tự gọi là người Chăm Hơroi, cũng nói tiếng Malayo - Chamic, nhưng lại không biết chữ Chăm và không gắn bó gì với văn hóa Champa
Ngoài ra, còn có gần 400.000 người nói tiếng Malayo-Polynesian sống thành vùng trên Tây Nguyên như người Raglai, Ede, Giarai, Churu
Như vậy hẳn là vốn không có một tộc gọi là Chăm riêng biệt ngay từ đầu
mà chỉ là một bộ phận dân cư nói tiếng Malayo- Polynesian Những người nói tiếng Malayo - Polynesian cư trú rất rộng trên vùng đảo Tây - Nam Thái Bình Dương, Tây Ấn Độ Dương mà một bộ phận của họ tự gọi là “Người Biển (Orang Laut); một
bộ phận khác tự gọi là “Người Rừng” (Orang Glai/ Raglai/ GiaLai); như muốn đối xứng với những dân nói ngôn ngữ Nam Á - Môn Khmer cùng sống ở Cao nguyên miền Trung Việt Nam có lẽ từ xưa hơn, tự gọi là Người (miền) Núi (Mnong, Pnong) Như thế, một bộ phận sống ở ven biển miền Trung Việt Nam ngày nay được gọi là người Chăm là do gắn với Chăm, từ khi họ lập vương quốc Chăm
Nhưng như thế, cư dân cổ nhất sống trên lãnh thổ miền Trung Việt Nam là ai? Người Chăm đã có mặt từ bao giờ? Họ có đúng là đã lập nước Chăm không? Sử học đã theo đuổi nghiên cứu vấn đề này từ hàng chục năm nay mong tìm ra lời giải đáp đáng tin cậy
Cuộc khai quật khảo cổ học có quy mô tương đối lớn, khoảng 12.000m2, trên vùng hồ Ya Ly có thể bị ngập nước khi làm thủy điện Ya Ly vào tháng7-8 năm
2001, đã đem lại nhiều hiểu biết lý thú Theo báo cáo, ở lớp dưới, bên trong và bên dưới lớp đất laterit hóa đã thấy một số công cụ đá ghè đẽo, có vai viền bằng cuội,
Trang 3rất giống đá cũ hậu kỳ Lớp đất và dạng công cụ khiến hoàn toàn có thể tin được ở đây có một thời đá cũ hậu kỳ của dân bản địa trước đầu thiên kỷ I trước Công nguyên Việc phát hiện đồ đá cũ trong tầng văn hóa có niên đại sớm ở Tây Nguyên
là điều tương đối hiếm và như thế, điều đó cũng đã nói lên cư dân bản địa đã sinh sống từ rất lâu đời trên Tây Nguyên Có lẽ họ là lớp cư dân nói tiếng Môn Khmer (đúng ra là Môn cổ) còn sinh sống hiện nay ở đây với tỷ lệ khá cao, khoảng 400.000 trên 1 000 000 dân Từ đầu thiên kỷ I trước công nguyên, có sự biến chuyển dân cư
ở đồng bằng ven biển và không thể không ảnh hưởng tới dân cư trên Cao nguyên Bên trên của một lớp văn hoá đá cũ hậu kỳ khá mỏng, lại thấy đột ngột và dày đặc những mộ chum có đựng mảnh gốm, những công cụ đá mới hậu kỳ, đồ trang sức, một ít dấu vết của đồ đồng và sắt, cho thấy có mối liên hệ hiển nhiên giữa văn hoá
sơ kỳ sắt trên Cao nguyên và vùng ven biển miền Trung Một số nhà Khảo cổ nghĩ dường như trên Cao nguyên, nhất là ở đây, ở Kon Tum, không thực sự có một thời
kỳ đá mới, mà từ đá cũ nhảy thẳng sang, sự có mặt của một lớp cư dân mới có nền văn hoá cao hơn, đến cộng cư, cùng xây dựng Cao nguyên và vẫn giữ mối liên hệ với dân ven biển Dường như có một sự di chuyển dân cư, đặc biệt là của người Nam Đảo (Austronesians) Điều này đã được nhiều học giả quan tâm thảo luận Những người này đi theo những hướng nào và đến những nơi đâu? Ở Việt Nam, có
lẽ họ đi từ biển Đông vào định cư ở ven bờ biển suốt chiều dài từ Bắc đến Nam mang đến sự giao lưu văn hóa Lục địa - Biển, để lại dấu ấn của nền văn hóa Biển trên các nền văn hóa sơ kỳ kim khí, như Hạ Long, Quỳnh Văn cho đến Long Thạnh, Bình Châu ở miền Trung, nhưng nền văn hóa tiền sử, được coi là văn hóa Tiền Sa Huỳnh, nhưng văn hóa Hang Gòn, Cần Giờ ở miền Nam, tương đương và gần gũi
Sa Huỳnh, có thể coi là Tiền Óc Eo, góp phần chuẩn bị cho sự ra đời của văn hóa
Óc Eo - Phù Nam ở châu thổ sông Cửu Long ở Miền Trung, tiếp nối văn hóa Tiền
Sa Huỳnh, có niên đại khoảng nửa đầu thiên kỷ I trước Công nguyên, văn hóa Sa Huỳnh thể hiện đậm đặc, dường như gắn liền với sự di cư đến từ biển trong một làn sóng mạnh mẽ hơn đến miền Trung Việt Nam, trong đó, một địa điểm tiêu biểu là
Sa Huỳnh, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, tiêu biểu cho một giai đoạn văn hóa mới phát triển, giai đoạn sơ kỳ đồ sắt, có niên đại từ khoảng giữa thiên kỷ I trước Công nguyên cho đến khoảng đầu Công nguyên
Như thế chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh nền văn hóa sắt sớm mang đậm dấu ấn văn hóa Biển, Nam Đảo, tiền thân trực tiếp của người Chăm, dân nói tiếng Malayo - Polynesia, của văn hóa Chăm và của vương quốc Champa Văn hóa Sa Huỳnh xuất hiện trước Champa về mặt niên đại văn hóa khảo cổ và về phạm vi lãnh thổ của nó, tuy nhiên, văn hóa Sa Huỳnh có phải là tiền thân trực tiếp hay nói cách khác, Chăm có phải là sự tiếp nối trực tiếp của Sa Huỳnh và trên cơ sở văn hóa
Sa Huỳnh hay không thì từ trước đến nay, không phải là không có sự nghi vấn khoa
Trang 4học Đương nhiên do cùng là mối bận tâm không nhỏ của các nhà khảo cổ, và của những người nghiên cứu lịch sử, văn hóa Champa Từ giai đoạn văn hóa khảo cổ học được gọi là giai đoạn Tiền Sa Huỳnh, thể hiện trên các di tích Bình Châu, Long Thạnh (cũng thuộc Quảng Ngãi) mà người ta có thể thấy, chỉ riêng ở Long Thạnh khá nhiều đồ gốm gồm những chum, vò hình trứng, có nắp đậy, khá nhiều tô có chân, hoa văn trang trí là văn thừng, khắc vạch, các băng hình sóng, văn in băng răng sò, cọng rơm; các băng tô màu, được miết láng bóng, đẹp; một số được miết chì đen bóng Đó là những nét đặc trưng cho gốm Tiền Sa Huỳnh lưu giữ trong gốm
Sa Huỳnh
Một nét nổi bật của văn hóa Sa Huỳnh là tục chôn người chết trong vò đất nung, còn gọi là chum; tuy nhiên cho đến nay chưa khẳng định được các vò đó là vò quan dùng để chôn nguyên, cải táng hay dùng tro xương hỏa táng
Từ đầu thế kỷ, trong nhiều năm, các nhà khoa học thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ đã khai quật một số địa điểm thuộc văn hoá Sa Huỳnh, một vùng bờ biển tỉnh Quảng Ngãi, trên các địa điểm Thanh Đức, Phú Khương, Tân Long, mấy bãi
mộ chum (vò) nằm cách mặt đất, cát không sâu, hơn 400 vò gốm Tiếp tục cho đến nay, các nhà khoa học nước ngoài và Việt Nam lại phát hiện thêm nhiều bãi mộ vò, rải rác trên bờ biển Việt Nam từ Quảng Bình đến Quảng Nam, từ Quảng Ngãi đến Hang Gòn, Phú Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai cho tới vùng ven biển Thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh và nhất là bên trong vò, người ta còn thấy có đồ trang sức, như vòng tay, xuyến bằng đá, vòng cổ bằng hạt đá quý, mã não, hạt thủy tinh, thủy tinh mầu, đôi khi còn có cả viên thủy tinh lam đỏ, mảnh thủy tinh Điều đó dẫn tới một
số nhà nghiên cứu cho rằng cư dân Sa Huỳnh đã biết nghề luyện thủy tinh, nấu thủy tinh Những kết quả phân tích thạch học gần đây cho biết thủy tinh được gia công thêm tại chỗ, nhưng chính thủy tinh thì có nguồn gốc từ nước ngoài
Lẫn trong số đồ trang sức này còn có loại mặt dây chuyền hình con thú 2 đầu bằng đá mầu, đá quý Loại mặt dây chuyền (pendant) này dường như là một kiểu
đồ trang sức đặc trưng của dân Nam Đảo (Austronesians) nên người ta đã thấy trên khá nhiều di chi khảo cổ học thuộc văn hoá Sa Huỳnh hay giống văn hóa Sa Huỳnh
ở ven biển Việt Nam, Thái Lan và ở cả vùng đảo ngoài biển Đông ở di chỉ Ban Don
Ta phet, có mặt dây chuyền (pendant) hình hai đầu thú và cả hình sư tử quỳ bằng đá carnelian (Ian Glower, 1989) Vỏ ốc tiền đục lỗ xâu dây làm vòng cổ cũng là một đặc trưng đồ trang sức của dân đánh cá ngoài khơi
Cùng lớp văn hóa vò mộ và đôi khi cả trong vò, các nhà khảo cổ phát hiện được khuôn đúc đồng, mảnh nồi nấu đồng, nhiều xỉ đồng, nhưng đặc biệt là có một
số lượng đáng kể đồ sắt Có vũ khí sắt, như gươm và nhất là công cụ sắt, như cuốc thuổng, liềm, dao, rìu, tổng cộng đến nay có tới vài trăm hiện vật Cùng với đồ sắt,
Trang 5ngay cả trong vò, còn có một khối lượng không nhỏ công cụ đá, các rìu, bôn bằng
đá mài nhẵn phổ biến là có nấc, có vai Niên đại của văn hóa Sa Huỳnh là cuối thời
đồ đồng và bắt đầu thời đồ sắt Phân tích hiện vật và đo C14 một số mẫu gốm, người ta có niên đại của văn hóa này là khoảng giữa thiên kỷ I trước Công nguyên,
cụ thể hơn là khoảng thế kỷ V trước Công nguyên Một số tác giả muốn đẩy niên đại lên sớm hơn một chút vào đầu thiên kỷ I trước Công nguyên Về đại thể, có thể thấy vào khoảng thế kỷ V trước Công nguyên, có một nền văn hóa mới mang đặc trưng văn hóa biển xuất hiện và phổ biến trên vùng ven biển Việt Nam, ở một số nơi còn mở rộng lên cả Cao nguyên
Trong vò, ngoài đồ trang sức công cụ và vũ khí bằng đá, đồng, sắt còn có cả
đồ dùng thường nhật Những đồ dùng này là nồi, bình, vò, tô, bát bằng gốm, để nguyên hay đập ra để cho vừa một số vật trong vò, chum Như vậy, vật gốm trong
vò và nhất là bản thân vò chum là một tập hợp hiện vật gốm Sa Huỳnh rất nhiều về
số lượng, phong phú về loại hình và rất đặc trưng
Nét độc đáo trước hết là hình dáng các "vò quan" Vò hình trứng hay hình trụ, đáy cong; một số ít có hình dáng khác, như kiểu nồi hình nón cụt Tất nhiên phải lớn, vì dùng làm quan tài Cái lớn cao 80-100cm, đường kính thân 50-60cm; những cái vừa và hơi nhỏ, cao 40cm, 50cm, bụng rộng 40-50cm Vì thế có người gọi là vò,
có người gọi là chum (người Pháp gọi trước là jarre = lu, lọ, bình, vại, vò, chum)
Các vò này phần lớn làm bằng đất sét pha cát phù sa nên xương gốm thô, phổ biến có mầu hồng nhạt, vàng nhạt, đôi nơi có màu vàng sẫm, cứng do có độ nung cao; dày từ 1-2cm Thường để mộc; Một số vò thuộc giai đoạn muộn có áo gốm mầu hồng thẫm được miết láng bóng, có hoa văn trang trí trông khá đẹp
Những vật gốm "tùy táng" nhỏ hơn và là đồ đựng nên thường được chế tác cẩn thận hơn Các nồi, vò, bình, bát tô có chân; một số làm bằng bàn xoay, có hình dáng cân đối đẹp, có xương gốm mịn, nung kỹ có phủ một lớp áo gốm có màu đậm hơn Hoa văn trang trí đóng vai trò rất quan trọng Về kỹ thuật làm có văn thừng, khắc vạch; văn in, văn tô mầu, dựng cong ra tạo văn trơn, răng vỏ sò Về hình dạng văn, có vạch đường xiên chéo, văn vạch chữ chi, đường hình làn sóng, lấy thừng thô dập từ vai tới đáy, lấy vỏ sò in thành từng hàng hình chữ V lăn tăn Một số được miết trên cổ hay vai những dải bột chì (graphite) rồi miết thành dải băng đen bóng khá lạ mắt Tóm lại, các công cụ, dụng cụ bằng đá mài phần đáng kể có vai, hiện vật đồng, sắt và nhất là sắt, cùng với đồ trang sức và đồ gốm, cùng với cả hình dáng, chất liệu, hoa văn trang trí phát hiện được trong các di chi văn hóa Sa Huỳnh cũng chính là trình độ phát triển và đặc trưng độc đáo của văn hóa Sa Huỳnh, của cư dân
Sa Huỳnh Với trình độ đó họ đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại văn minh, của sự hình thành xã hội có phân hóa, có Nhà nước
Trang 6Cuộc khai quật lớn di chỉ Lung Leng (Ya Ly-Kontum) nói trên, cho thấy dường như cư dân bản địa, lâu đời, những người ngày nay nói tiếng Môn-Khmer, ngày xưa là tiếng Môn cổ, vẫn sống ở đó đã sử dụng các công cụ đá cũ từ hàng nghìn năm trước và vẫn kéo dài như thế cho đến khoảng nửa đầu thiên kỷ I trước Công nguyên; dường như có sự di cư của một bộ phận dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đao chuyển đến sống bên cạnh, thậm chí hơi bị dồn về phía Tây, mang đến một phần của yếu tố mới, của văn hóa Sa Huỳnh, với mộ vò, đồ trang sức trùm lên bên trên, muộn hơn Một lượng công cụ đá mài cùng lớp mộ vò cho thấy có sự xuất hiện hơi đột ngột từ biển vào, phần định cư ở ngay các vùng thấp ven biển, phần tìm thêm đất cư trú trên cao nguyên
Cho nên ngày nay phần lớn dân Kontum, là người Banar, nói ngôn ngữ Môn- Khmer, khoảng 150.000 người, trong khi ở Sa Thầy, trên đất Lung Leng ở phía tây Kontum là người Gia Rai, nói tiếng Malayo, chỉ có một số nhỏ chỉ bằng khoảng 1/10
Những dân nói tiếng Malayo khác đến nhiều hơn ở phần phía Nam Cao nguyên Có lẽ càng có cơ sở để nghĩ dân nói tiếng Malayo, ít ra là ỏ Việt Nam là từ biển vào Với trình độ phát triển của văn hóa Sa Huỳnh, cư dân đứng trước ngưỡng cửa của thời đại văn minh, của sự chuẩn bị thành lập nhà nước Chuẩn bị thôi, mà chưa thể làm được ngay, bởi vì lúc này vùng lãnh thổ của cư dân Sa Huỳnh, phần lớn miền Trung Việt Nam ngày nay cũng như cả miền Bắc, vùng châu thổ sông Hồng vẫn đang còn bị Trung Quốc thời nhà Hán xâm chiếm và đô hộ
Năm 111 trước Công nguyên, nhà Hán thay thế nhà Triệu xâm lược và thống trị nước Âu Lạc Ngoài hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân, nhà Hán lập thêm quận Nhật Nam Quận Nhật Nam là miền đất từ Hoành Sơn có lẽ đến đèo Cù Mông, chia làm
5 huyện Tây Quyển, Chu Ngô, Tỵ Cảnh (hay Tỵ Ảnh theo Thủy Kinh Chú) Lô Dung va Tượng Lâm (Tiền Hán Thư, q.28, tờ 10b) Tượng Lâm là huyện xa nhất về
phương Nam trong các đất chiếm đóng của nhà Hán, là đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay
Không chịu được sự thống trị và bóc lột tàn bạo của nhà Hán, nhân dân các vùng bị chiếm đóng đã không ngừng nổi dậy chống lại Nhân dân Nhật Nam đã nhiều lần cùng với nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân vùng lên khởi nghĩa Mùa xuân năm 40, dân Nhật Nam đã từng hưởng ứng mạnh mẽ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Sau cuộc đàn áp đẫm máu của Mã Viện, nền thống trị của nhà Hán được tăng cường
về mọi mặt và các chính sách bóc lột, các thủ đoạn đồng hóa cũng được thực hiện ráo riết hơn Phong trào đấu tranh bị lắng xuống một thời gian rồi lại trỗi dậy mạnh
mẽ
Trang 7Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của hơn 2000 dân Tượng Lâm ở cực nam quận Nhật Nam vào mùa hè năm 100 Chính quyền đô hộ phải điều quân của quận và các huyện đến đàn áp, sát hại thủ lĩnh của nghĩa quân và dập tắt cuộc khởi nghĩa, nhưng sau đó nhà Hán phải phát chẩn cho dân nghèo ở Nhật Nam và tha tiền lao dịch, tô ruộng, thuế co kho trong hai năm cho dân Tượng Lâm để xoa dịu lòng bất bình của họ; đồng thời nhà Hán đặt thêm chức Binh trương sự ở Tượng Lâm để đề phòng và sẵn sàng đàn áp mọi hành động phản kháng
Năm 136, nhân dân Tượng Lâm lại nổi dậy; năm sau, năm 137 bùng nổ một cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân Nhật Nam Nghĩa quân "đánh huyện Tượng Lâm
đốt thành và chùa, giết Trương Lai " (Hậu Hán thư, q.116, tờ 6b) Thứ sử Giao Chỉ
là Phan Điền điều hơn 1 vạn quân của hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân vào đàn áp Nhưng binh lính Giao Chỉ, Cửu Chân đã chống lại cuộc hành quân, quay sang đánh phá quận trị Cuộc binh biến đó đã kìm chân bọn đô hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Nam phát triển
Lúc bấy giờ, viên thị ngự sử của nhà Hán đang đi sứ ở Nhật Nam là Gia Xương, cùng với bọn quan lại đô hộ trong quận, hợp sức lại tổ chức cuộc đàn áp Nghĩa quân đã đánh thắng bọn chúng và bao vây chúng hơn một năm trời
Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam đã gây chấn động khá mạnh trong triều đình nhà Hán Hán Thuận đế (126-144) rất lo lắng đã phải họp các công khanh bách quan và duyên thuộc 4 phủ lại để bàn phương lược đối phó Triều đình bàn nên sai một đại tướng huy động 4 vạn quân ở các châu Kinh, Dương, Duyên, Dự sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam Nhưng đại tướng Lý Cố đã nêu lên 7 lý do để bác kế hoạch điều quân viễn chinh Theo Lý Cố, tình hình nhà Hán đang có nhiều khó khăn, ngay ở các châu Kinh Dương cũng đang có "giặc cướp tụ họp không tan", nên việc trừng phạt bằng đại quân không dễ và sẽ gây ra nhiều mối
lo Hơn nữa, quân viễn chinh "đi xa muốn đàm" tiếp tế tốn kém, thủy thổ không hợp, sẽ chết mòn, bỏ trốn và mệt mỏi, không còn đủ sức chiến đấu Lý Cơ cho rằng
"nay ở Nhật Nam quân ít, lương cạn, giữ không đủ sức, mà đánh cũng không xong
"nên rút ra Giao Chỉ, rồi dùng quỷ kế" chiêu mộ bọn man di khiến chúng tự đánh lẫn nhau, cho vàng lụa đến cấp cho chúng, kẻ nào làm phản gián lấy được đầu giặc thì phong hầu, cắt đất mà thưởng cho (Hậu Hán thư, q.116,8a)
Vua nhà Hán cử Chúc Lượng làm thái thú Cửu Chân, Trương Kiều làm thứ
sử Giao Chỉ, thực hiện kế ly gián thâm độc của Lý Cố Cuộc khởi nghĩa ở Nhật Nam tan rã dần sau hơn một năm hoạt động (vào năm 138)
Nhưng 6 năm sau, năm 144, dân Nhật Nam lại nổi dậy, liên kết với dân Cửu Chân cùng chống kẻ thù chung Hàng nghìn nghĩa quân đánh phá các huyện trị,
Trang 8thành ấp của bọn quan lại đô hộ nhà Hán Thứ sử Giao Chi là Hà Phương phải dùng nhiều thủ đoạn mới dẹp yên được
Năm 157, một cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra ở Cửu Chân do Chu Đạt cầm đầu Nghĩa quân đã trừng phạt tên huyện lệnh khét tiếng tham bạo ở Cư Phong, đánh phá quận trị Cửu Chân, giết chết thái thú Nghê Thức Nhà Hán cử Nguỵ Lang sang làm
đô úy quận Cửu Chân, tổ chức đàn áp tàn khốc, tàn sát hơn 2000 người Nghĩa quân lùi vào chiếm giữ Nhật Nam cùng với dân ở đây tiếp tục cuộc đấu tranh trong 3 năm (157-160), lực lượng có lúc phát triển lên đến hơn 2 vạn người
Tinh thần đoàn kết đấu tranh của nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam được thể hiện và phát triển cao hơn trong cuộc khởi nghĩa do Lương Long đứng đầu năm 178 Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Giao Chỉ, lan sang Hợp Phố, Ô
Hủ và lôi cuốn hàng vạn dân Cửu Chân, Nhật Nam tham gia Nghĩa quân đánh chiếm các quận huyện và làm chủ tình hình trong 3 năm (178-181)
Như vậy là trong thế kỷ II, nhân dân Nhật Nam nói chung, dân Tượng Lâm nói riêng đã liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa Nhưng cuộc khởi nghĩa này luôn luôn được sự đồng tình ủng hộ và nhiều khi cả sự tham gia hưởng ứng của nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân Đó là những bước chuẩn bị, tập dượt quan trọng dẫn đến thắng lợi giành độc lập
Cuối thế kỷ II, đời Sơ Bình ( năm 190-193), nhân Trung Quốc loạn lạc, dân Tượng Lâm ở nơi xa xôi nhất đã đạt được thắng lợi trước tiên Họ đã nổi dậy, giết huyện lệnh, giành quyền tự chủ và lập nước Cuộc khởi nghĩa tiến hành trong hoàn cảnh thuận lợi: dân Giao Chỉ và Cửu Chân cũng đang đứng lên đấu tranh chống sự thống trị hà khắc của Trung Quốc, đánh phá Châu Thành, giết thứ sử Chu Phu (năm 190) khiến trong mấy năm không lập nổi quận cai trị Người lãnh đạo khởi nghĩa ở Nhật Nam có tên là Khu Liên (có sách viết là Khu Quý, Khu Đạt hay Khu Vương) lên làm vua Chữ "Quý" và Đạt viết hơi giống nhau, cho nên đây chắc không phải tên người mà có thể là sự chuyển âm từ ngôn ngữ cổ; Khu Liên - Kurung, có nghĩa
là tộc trưởng, thủ lĩnh, vua Quốc gia mới lập của dân Tượng Lâm một thời gian dài được các thư tịch cổ Trung Hoa gọi là nước Lâm Ấp; sách Thủy Kinh chú giải thích rõ: Lâm Ấp là huyện Tượng Lâm, sau bỏ chữ "Tượng", chỉ gọi là Lâm Ấp
Lương thư tức bộ sử nhà Lương (502-556) do Diêu Tư Liêm soạn vào đầu thế kỷ VII đã dựa vào các tài liệu ghi chép của các thời trước cho biết một cách hệ thống về nước Lâm Ấp và các vua kế tiếp nhau ở nước Lâm Ấp: Khu Liên, Phạm Hưng, Phạm Dật, Phạm Văn Phạm Hồ Đạt, "làm vua" vào khoảng cuối thế kỷ II đến đầu thế kỷ V Trong thời gian này, các quan lại Trung Hoa nhiều lần đem quân đánh Lâm Ấp nhưng không thắng vì Lâm Ấp dựa vào địa thế hiểm trở chống cự được
Trang 9Thư tịch Trung Hoa gọi tên Lâm Ấp cho đến Tấn Đường thư, thế kỷ VIII, nhưng từ thế kỷ IV, có thêm nguồn tài liệu bi ký, cho phép ít nhiều so sánh các tên vua qua cách gọi của bi ký và thư tịch Cũng được biết tên nước được gọi chính thức trong văn bia là Champa, có thể là lấy theo tên một loài hoa đẹp - hoa Ngọc lan Champaca Linnae, cũng có thể như ở một số nơi khác, gọi theo địa danh một vùng
ở Ấn Độ, ở phía Bắc hạ lưu sông Hằng- Ganga Tên gọi Champa được biết xuất hiện lần đầu tiên trên văn bia của vua Champa là Sambhuvarman (595-629), tức khoảng cuối thế kỷ VI, và trên cả bia Chân Lạp gọi là bia Ang Chumnik có niên điểm 668 Nước Lâm Ấp rồi đến Champa thành lập và phát triển, nhưng có đúng là trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh và tiếp nối Sa Huỳnh không? Có phải trên địa bàn của văn hóa Sa Huỳnh, của nước Champa sau này, tức trên suốt chiều dài của miền Trung Việt Nam, từ sông Gianh ở Quảng Bình đến sông Dinh ở BìnhThuận không? Vấn đề này đã làm bận tâm những nhà nghiên cứu trong nhiều năm
Đến những cuộc khai quật khảo cổ học gần đây ở Hậu Xá (Quảng Nam) năm 1995-1996 phát hiện được tầng văn hóa cho thấy sự phát triển tiếp nối từ gốm
Sa Huỳnh đến gốm Chăm, tức là từ trước Công nguyên đến mấy thế kỷ đầu Công nguyên Đặc biệt là cuộc khai quật khảo cổ học trên đất Bãi Chợ bên cạnh khu di tich Đồng Dương phát hiện tầng văn hóa sâu 1,1m, gồm 2 lớp Lớp dưới, dày 60
cm có nhiều gốm Sa Huỳnh từ thô đến mịn, có áo gốm hồng nhạt, lớp trên dày 50
cm là gốm Sa Huỳnh muộn xen lẫn gốm đất sét pha cát màu xám nhạt, xương mỏng
mà cứng có độ nung cao, áo gốm màu vàng nhạt, có văn in ca-rô, ảnh hưởng của gốm Trung Quốc thời Hán
Lớp trên cùng lẫn cả lớp đất canh tác là gốm Chăm, xương gốm là đất sét pha cát, hồng nhạt, để mộc hoặc có áo gốm cứng màu hồng nhạt, lẫn một ít mảnh gốm Trung Quốc muộn, thế kỷ VIII-X Di chỉ khảo cổ Đồng Dương khai quật năm 1996,
là một bằng cứ rõ ràng và chắc chắn về sự phát triển liên tục từ văn hóa Sa Huỳnh
từ sớm đến muộn, đến giai đoạn chịu ảnh hưởng văn hóa Hán và tiếp tục đến những thế kỷ IX-X, khi đã có gốm Chăm, văn hóa Chăm và sự giao lưu với văn hóa Trung Quốc thời Tuỳ-Đường1
Năm 1999-2000 ở Phú Yên, trên bờ của sông Đà Rằng đã đào được 2 chum lớn chứa đựng khoảng 500 kg tiền đồng; năm 2001, ở Bình Định lại đào được 1 chum tiền cổ có gần 9000 đồng tiền, nặng hơn 100 kg Các đồng tiền này phần lớn
là tiền Trung Quốc từ thời Hán (thế kỷ III đến thời Thanh - đầu thế kỷ XX) Đó là những bằng cứ nói lên, một mặt là sự phát triển liên tục theo thời gian của một quốc gia từ đầu Công Nguyên đến thời gian gần đây, quan hệ buôn bán trao đổi rộng rãi
và thường xuyên và cua một lãnh thổ nối liền Đáng chú ý là chum tiền ở Bình Định
1 (Báo cáo của Trịnh Cao Tưởng, 1998)
Trang 10còn cho thấy không có sự đứt đoạn nào trong nhiều thế kỷ phát triển và biến chuyển
dù trải qua những biến động của lịch sử
Trang 11PHẦN II THỜI SƠ KỲ VƯƠNG QUỐC CHAMPA
(THẾ KỶ II-X)
CHƯƠNG HAI GIAI ĐOẠN SINHAPURA (TỪ ĐẦU ĐẾN KHOẢNG NĂM 750)
Lương Thư tức bộ sử nhà Lương (năm 502-556) do Diêu Tư Liêm soạn vào đầu thế kỷ VII cho biết một cách hệ thống về nước Lâm Ấp từ khi mới lập
Khu Liên làm vua mấy chục năm, rồi vì không có con, cháu ngoại là Phạm Hưng thay, cho đến khoảng cuối thế kỷ III Tiếp đó con là Phạm Dật nối ngôi, làm vua trong 12 năm (năm 337-349) Phạm Văn vốn là người hầu của viên quan võ huyện Tây Quyến quận, Nhật Nam (có lẽ cũng là người bản xứ), sau theo hầu Dật,
có tài được làm tướng Sau Văn là Phạm Phát, con của Văn ở ngôi từ năm 349 đến sau năm 361, rồi đến Phạm Tử Đạt (hay Phạm Hồ Đạt) cháu của Phát, làm vua vào cuối thế kỷ IV- đầu thế kỷ V
Dưới thời Phạm Hưng và Phạm Dật các quan lại Trung Quốc nhiều lần đem quân đánh Lâm Ấp, nhưng không thắng vì Lâm Ấp dựa vào địa thế hiểm trở chống
cự được
Từ thời Phạm Văn, khoảng thế kỷ III, đã chú ý xây dựng bộ máy chính quyền, quân đội, nhân thế mạnh đã đem quân đánh các nước lân cận, như "Đại Kỳ Giới, Tiểu Kỳ Giới" Lại đem quân trừng trị bọn quan lại nhà Hán tham tàn, hà khắc, đánh phủ quận Nhật Nam, bắt giết thái thú Hà Hầu Lẫm, lấy thây tế trời, rồi chiếm quận Nhật Nam, lấy Hoành Sơn làm cương giới phía Bắc, xây thành Khu Túc để phòng giữ
Các vua kế sau của Lâm Ấp vẫn phải thường xuyên chống cự, đối phó với các quân nhà Hán, bảo vệ lãnh thổ, đôi khi còn đánh lấn ra tới cả phía, nam quận Cửu Chân Tuy nhiên, có lần vào năm 446, thứ sử Giao Châu thuộc nhà Tiền Tống
là Đàn Hòa Chi đã đem quân đánh Lâm Ấp, thắng, cướp đoạt nhiều của cải, cướp phá kinh đô rồi rút về
Đến năm 605, tướng Lưu Phương nhà Tùy lại đem quân đánh Lâm Ấp thắng vua Phạm Phấn Chi, cướp đoạt của cải, tàn phá kinh đô, rồi lại phải rút quân về
Trang 12Tuy gặp phải nhiều khó khăn, Lâm Ấp vẫn giữ được quyền tự chủ và đang bắt đầu phát triển
Kinh đô ở đâu? Thủy Kinh chú mô tả "Đô thành có điện quay về hướng
Đông, cao hơn thành quá một trượng rưỡi dùng phân bò trát tường vách màu xanh?) Phi tần chọn tiêu phòng không có cung quan ở riêng Đền thần tháp quý lớn nhỏ 8 miếu; dai ta nhiều tầng giống như tháp Phật Ngoài thành không có phố
xá, ít người ở; bờ bể tiêu điều, không phải là nơi người ta ở được " (?)
Nhưng như thế chưa thể giúp gì cho việc đoán xem vị trí kinh đô Lâm Ấp ở chỗ nào, cũng rất khó hình dung diện mạo kinh đô đó, chưa kể là có những điều khác với ghi chép của tài liệu khác Chẳng hạn như "Phạm Văn nhiều lần buôn bán, học được (ỏ Trung Hoa) dậy vua Lâm Ấp Phạm Dật xây dựng thành trì, lầu điện "Tục nước đó chỗ ở làm gác gọi là Vu Lan hay Can lan) (nhà sàn?) Nam nữ đều quấn ngang tầm vai từ lưng trở xuống, gọi là đo man hay can man, đeo vòng tai nhỏ, người sang đi giầy da " (Nam Tề thư, Lương thư, liệt truyện.)
Từ thế kỷ IV, có thêm nguồn minh văn, bia ký, qua đó có thể biết tên chữ của các vua Chăm, làm bằng chứng của điều ghi trong thư tịch "người Lâm Ấp viết chữ Hồ", cho biết thêm nhiều sự kiện xã hội, văn hóa, lịch sử Ngay ở thế kỷ IV có
4 minh văn rất có ý nghĩa:
1- Chữ hòn Cụt (Chiêm Sơn - Duy Xuyên - Quảng Nam) có một dòng ngắn: Namo bhagavato Mahadevaya Bhadresvarasvaminah sirasa panapatya (Kính lạy thần Bhadresvara hạnh văn vĩ đại); ở đây là thần Isvara=Siva mà vua Bhadravarman tôn thờ và tự đồng nhất
2 Minh văn ở Chợ Dinh (Phú Yên) cũng nhắc tới tên vị vua Bhadravarman nói trên
3 Bia Mỹ Sơn 1 là một bia dài, nói về việc vua Bhadravarman lập đền thờ thần Bhadresvara, cúng ruộng đất cho đền (cùng với địa giới được kê khá cụ thể)
Niên đại thế kỷ IV không phải được ghi trên bia mà do các học giả đoán theo tự dạng chữ Phạn cổ Lại có tác giả cho rằng ở thế kỷ IV có một ông vua trị vì, tên gọi là Bhadravarman và có vẻ là ông đã thống nhất được lãnh thổ, cai quản được
từ đèo Hải Vân đến đèo Cả, và có thể là nước Champa, cái tên gọi Champa đã có từ đây
Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là suy đoán mà chưa thật có những bằng chứng chắc chắn
Ở thôn Võ Cạnh nay thuộc xã Vĩnh Trang, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 6 km về phía nam, ngay từ đầu thế kỷ XX đã phát
Trang 13hiện được một tấm bia khắc nổi trên 3 mặt của một phiến đá granit lớn, cao hơn 2m, nói về việc cúng thần của một dòng vua gọi là Sri Mara Tấm bia này cung cấp nhiều hiểu biết về văn hóa, phong tục, về quan niệm lễ nghi Hindu giáo, nhưng cũng đem lại nhiều điều ngộ nhận khá xa Có tác giả đồng nhất Sri Mara với Phạm
Sư Man của nước Phù Nam, nên coi vùng này (cả miền Nam Trung Bộ, từ đèo Cả đến Hàm Tân là một vùng thuộc quốc của Phù Nam) Quan niệm này cũng đã được chứng minh là không đúng
Một học giả căn cứ vào tự dạng cổ, đoán định niên đại của bia Võ Cạnh là thế kỷ II hoặc muộn nhất cũng là thế kỷ III, nên có tác giả suy luận Sri Mara là Khu Liên, vua đầu tiên và cai quản thống nhất cả Champa từ Bắc đến Nam Bia Võ Cạnh đã là đề tài nghiên cứu và tranh luận kéo dài trên nửa thế kỷ, và rồi đến J Filliozat đoán định nội dung trong đó Sri Mara là sự tự nhận theo tap quán của một dòng vua Pallavah, Nam Ấn Độ cũng dựa vào sự phân tích tự dạng và nhất là vào nội dung có liên quan đến một dòng vua Nam Ấn, ông đoán định niên đại của bia
Võ Cạnh là khoảng cuối thế kỷ III - đầu Thế kỷ IV, giải thích và tự nhiên bác bỏ nhiều cách hiểu sai từ trước một cách thuyết phục
4 Cũng ở Động Yên Châu thuộc Quảng Nam Người ta phát hiện được một minh văn nhỏ nói về việc thờ cúng thần rắn Naga, nhưng một số chữ được viết bằng một kiểu chữ Chăm cổ sơ khai và cũng được đoán định niên đại thế kỷ IV và như thế đây là sự sáng tạo văn tự bản địa vào loại sớm nhất mà người ta được biết
Thế kỷ IV, chưa chắc đã có một nước Champa thống nhất và chưa chắc đã có ngay tên gọi Champa, nhưng nó đã cho thấy biết bao nhiêu sự kiện rất lý thú, sự sáng tạo sôi động và dường như đã hình thành những vùng dân cư, những vùng văn hóa ít nhiều riêng biệt và hàm súc của người Chăm - Champa
Phổ hệ vương triều Simhapura hay Gangaraja được biết chủ yếu qua 2 bia,
Mĩ Sơn III và IV (Xem thêm phụ lục ở phía sau), có thể biết khá đầy đủ nhưng cũng không ít rắc rối như sau: Đầu tiên là ông vua mà người ta không biết gì về ông:
1 Monarathavarman, nhưng cũng được biết ông có một người chắt, sẽ nói tới dưới đây
2 X, là con? Và
3 Có lẽ là cháu, Bhardravarman, tác giả bia Mĩ Sơn I, thế kỷ IV(?); đến
4 Rudravarman, có lẽ chính là chắt của vua I, người “rực rỡ như mặt trời”, đến
5 Sambhuvaramn “người con trai” của vua 4, có “ánh sáng rực rỡ”, người có dựng bia, lập đền thực tế (khoảng 630-640)(?)
Trang 146 Kandarpadharma, con vua thứ 5, người như một dharma thứ hai tái sinh
mà tên gọi đã cho thấy như thế (khoảng 630-640);
7 Prabhasadharma là “con trai của người” (vua 6) mà “tình yêu quý của mọi thần dân đều hướng về” (khoảng 640-650) Nhưng đến ông này thì bắt đầu có sự rắc rối Ông có người em gái út lấy chồng là mọt giáo sĩ (có lẽ là người Bà lamôn) ten
là Chandasya Satya Kausika Svamin, sinh hạ được 3 người con trai; văn bia kể tên của cả 3 người là Bhadresvaravarman, Anangarupa và Visvarupa Theo tên gọi có tác giả tưởng người anh cả Bhadresvaravarman đã làm vua kế ngôi, tuy nhiên không thể xếp ông này và chỗ nào cho hợp với thứ tự vương triều Ông vua thứ 7 này, ngoài người em gái út, có 3 cháu trai, thì còn một người nữa, không rõ là con hay cháu, tên là Jagadharma “nổi tiếng vì sự quảt cảm lớn lao”, chẳng hiểu vì lý do gì
mà lại phái đi đến Bhavapura (nước Chân Lạp), rồi kết hôn với công chúa nước này tên là Sarvani, con gái của vua isanavarman (khoảng 615-655), sinh được người con trai, tên là Prakasadharma, đoán là vào năm 630, đến khoảng 650 thì trở về làm vua Champa
8 Prakasadharma (650-687) có “phẩm chất vương giả và khí phách anh hùng”, rồi cũng không hiểu sự tình nưh thế nào mà do “những chiến thắng mà người giành được” (hiểu là không phải do truyền ngôi bình thường) để lên làm đại vương toàn Champa (Maharaja Campapura-paramesvara), mang tôn hiệu Vikrantavaraman, kể lại lai lịch và tôn sùng vua 7 (ông của mình) là vị “tôn sư của mọi thế giới” (Bia Mĩ Sơn III, niêm điểm 657, sau đó làm lễ tế thần, cúng một kosa
và cả mukuta như “mặt trời mọc không tì vết bởi đức vua Vikrantavarman”, năm
867 (bia Mĩ Sơn IV)… Có tác giả tưởng nhầm có 2 ông Vikrantavarman và kéo dài niên đại của ông này ra để lấp chỗ trống Thực sự từ khoảng 650 đến 687, gần 40 năm chỉ có 1 ông này, tác giả của ít nhất 7 minh văn, từ Quảng Nam tới Khánh Hoà (3 ở Mĩ Sơn, 3 ở Quảng Nam và 1 ở Lệ Cam - Khánh Hoà)
Tuy nhiên, từ 687, mọi việc diễn ra mờ nhạt cho đến khi có bia miền Nam, khoảng năm 750 Hơn nửa thế kỷ chứ không phải ít Lúc này đã có đền Mĩ Sơn E1, khoảng sau năm 750, nhưng hơn nửa thế kỷ qua là gì? Qua Mĩ Sơn III, lần đầu tiên người ta thấy nói đến sự khởi đầu huyền tích của nước láng giềng Bhavapura/ Chenla tức Cambot sơ kỳ, mối quan hệ hôn nhân giữa hai dòng vua, nói đến sự tôn thờ thần chủ Siva được gọi tên là Sri Sambhubhadresvara và việc lễ hiến tế ngựa (asvamedha)
Bia Mỹ Sơn 1 tìm thấy ở trước mặt đền A1 mà tác giả - vua BhadravarmanI
kể rằng ông có một ngôi đền thờ thần, cúng ruộng và nhiều vật quý Tuy nhiên đến nay bia thì còn mà đền thì không còn Hiện nay không còn một phế tích kiến trúc nào có trước thế kỷ VIII; tất cả có lẽ được dựng bằng vật liệu nhẹ (tre gỗ lá) nên
Trang 15đều đã bị hủy hoại, do thời gian và cũng do cả chiến tranh xâm lược cướp phá Từ bia Mỹ Sơn 3, từ Sambhuvarman, các đời vua trước người ta phải đoán biết niên đại, đến ông vua thứ 8, lên kế ngôi trong một tình huống xem ra có vẻ khá bí ẩn và phức tạp, tên là Prakasadharma (657-687) Ông vua này lên ngôi thực sự là một sự kiện lịch sử rất đặc sắc Là cháu nội vua thứ 7, Prabhasadharma của Champa, lại là cháu ngoại của Isanavarman vua Bhavapura/ TChenla, lên ngôi thì đã tiến hành lập đền dựng bia Mi Son 3 cao 1m25, rộng 0m75, ghi rõ niên đại 579 saka=657 Công lịch, tìm thấy ở gần đền E6; chính là bia kể thứ tự phổ hệ triều gọi là Gangaraja, từ Manorathavarman, Rudravarman, đến Sambhuvarman, bắt đầu các vua "thực", khiến nhiều người gọi nhầm là bia Sambhuvarman Thực ra là bia “gia hệ” do Prakasadharma dựng năm 658 Nhưng không phải chỉ có bia này, mà ông vua này còn dựng và cho khắc nhiều minh văn nữa: a/ năm 657 minh văn kể về dòng họ bên mẹ là công chúa Bhavapura là bia Mỹ Sơn 3 nói trên, b/ bia Mĩ Sơn IV năm 687 cúng thần một kosa và một mukuta c/ Một minh văn khác, có lẽ cuối năm là việc lập đền thờ thần bảo hộ Kuvera; cả 3 đều ở Mỹ Sơn; ông còn 3 minh văn nữa ở Thạch Bích, Dương Mông, Trà Kiệu ở Quảng Nam và cái thứ 4 ở Lệ Cam - Khánh Hòa, có ghi rõ 2 dòng chữ: Namas Sivaya- Sri Prakasadharma jayadanam (Vua Prakasadharma kính dâng thần Siva vật phẩm chiến thắng) Cộng là 7 minh văn của một vị vua
Bằng cách đó, ông vua này cho thấy dòng dõi cao quý, quan hệ rộng lớn và khẳng định quyền làm chủ, cai quản liền một dải miền Trung, từ đèo Hải Vân đến đèo Cả Đến đây, trải qua chừng 5 thế kỷ, các vua thời này đã để lại hơn 10 minh văn viết chữ Phạn cổ, 1 minh văn chữ Chăm cổ, phần lớn ở miền Bắc, ở đất Quảng Nam, một vài cái ở đất Phú Yên, Khánh Hòa (không kể bia Võ Cạnh) 1 bia ở Huế,
có tới 4 bia ở chính Mỹ Sơn và tập trung ở trước cửa đền A1 Một số công trình xây dựng (đền tháp) thấy nói đến nhưng không còn Một ngôi đền không thấy nói ở bia nào còn lại tuy không còn đầy đủ, nhưng còn một phần thân gạch và nhất là đài thờ bằng sa thạch, đền E1 và cả F1 kém quan trọng hơn, cũng đã trở thành tiêu biểu cho kiến trúc vào loại cổ nhất, đẹp và đặc sắc nhất, trở thành một mốc, một tiêu chí để phân định tiến trình kiến trúc Champa
Đài thờ E1 có hình nhạc công, vũ nữ múa lụa hết sức mềm mại, có tu sĩ ngồi tham thiền, đầu tóc thắt jatamukuta 2 vòng/tầng, phần tóc trên để xõa tự nhiên thành một nắm trên đầu và nhất là hình vòm cửa tháp thể hiện lại trên đài thờ là một đại bàng rất thoáng đãng, mềm mại với hai đầu đại bàng cuộn lại theo hai chiều ngược nhau, rất sinh động Ph Stern cho rằng Mỹ Sơn E1 chịu ảnh hưởng của đại bàng Prei Khmeng, kiến trúc Tiền Ăngco, nhưng lại là tiền thân trực tiếp của Prasat Damrei Krap (Phnom Kulen, năm 802), đến nỗi có người gọi Damrei Krap là tháp E1 trên đất Khmer Từ đó lại gợi ý tiếp cho sự bắt chước của các tháp Chăm ở miền
Trang 16Nam Như thế, E1 có niên đại vào khoảng nửa sau thế kỷ VIII, có thể được xây vào thời vua cuối của vương triều này, có thể chính là Prakasadharma
Sự cống hiến của vương triều này với vương quốc Chăm trong một thời gian chừng 5 thế kỷ có vẻ là không nhiều, nhưng rất căn bản: với sự thống nhất bước đầu, gồm miền Bắc, miền Trung và một phần Nam Chăm, nam đèo Cả, tức là đất Khánh Hoà, sự sáng tạo chữ Chăm cổ, sự sáng tạo một kiểu kiến trúc, một nền nghệ thuật, tiêu biểu là nghệ thuật E1, còn để dấu ấn ảnh hưởng về sau đến Nam Chăm và đến cả Chân Lạp - Campuchia Đó là sự mở đầu và sự đặt nền móng cho
cả Champa.Vương triều này, có tác giả gọi theo tên ông vua huyền thoại, mở đầu là vua Hằng Hà (Gangaraja), ở đây, để thống nhất với các giai đoạn sau, được gọi
theo tên kinh đô - giai đoạn Sinhapura
Có lẽ kinh đô đã phải được xây dựng từ thời này, nhưng tên gọi thì người ta lại biết khá muộn Có lẽ lần đầu tiên được nhắc tới là ở bia Mỹ Sơn XII, kí hiệu Bảo tàng là B.2-5, dựng trước đền G.1 Từ trước, kinh đô và đền thờ bị phá (nếu muốn nói tới sự kiện Lê Đại Hành đánh trả thù việc Phê Mi Thuế cấu kết với Ngô Nhật Khánh xâm nhiễu thì sự việc diễn ra lại ở Đồng Dương/Indrapura, tức là đã lâu lắm rồi) (năm 982) Đến năm 1080, vua Harivarman (vương triều trung ương - Vijaya) mới sai Phó vương (Yuvaraja) ra lệnh "cho dân chúng Sinhapura, dựng lại nơi cúng lễ, từ đó đường sá, tất cả như trước" Đồng thừi, nhấn mạnh tôn thờ thần chủ của cả nước, là thần Srisanabhadresvara Đến bia Mỹ Sơn XX của vua Jaya Harivarman, niên điểm 1157, lại nói về việc cúng thần chủ Srisanabhadresvara và hiến cho đền nhiều ruộng, trong đó có ruộng Salamvan, từ sông Sinhapura đến rừng Lak Bia Mỹ Sơn XXIV, niên điểm 1114, lại cho biết cúng một số vật quý, như sadmukha, kanap ở Sinhapura cho Srisanabhadresvara
Việc tìm tòi, phát hiện dấu tích thành đất, phế tích đền tháp, đài thờ ở Trà Kiệu (làng Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), nằm trên
bờ nam sông Thu Bồn (sông Sinhapura ?), khiến nhiều tác giả đoán định Sinhapura (thành phố Sư Tử) chính là Trà Kiệu; lại thấy bi ký nói đến việc xây nhà lập đền, sửa đường, trong khi vua vẫn ở Vijaya (gần Quy Nhơn) dựng bia ở Mỹ Son, lại đến khi năm 1927, J.Y.Claeys khai quật di tích Trà Kiệu, thì có nhiều căn cứ để tin rằng kinh đô thời sơ kỳ chính là ở Trà Kiệu Như thế, có thể ở giai đoạn đầu của thời sơ
kỳ, kinh đô có tên gọi là Sinhapura và cũng có thể là nằm trên địa điểm Trà Kiệu ngày nay Nhưng điều được chú ý nhắc tới ở đây không phải chủ yếu là vấn đề kinh đô, cũng không phải là vấn đề Sinhapura - Trà Kiệu Bởi vì Sinhapura bị phá
2 lần bởi các tướng Trung Hoa là Đàn Hòa Chi (năm 446) và Lưu Phương (năm 605), tức là đã lâu và chính Sinhapura mất vai trò cũng đã lâu Trừ phế tích E1 đã nói trên, những di tích và di vật nghệ thuật rất đặc sắc, gắn với địa danh Trà Kiệu lại
Trang 17xuất hiện sau thời Sinhapura hơn 2 thế kỷ và kinh đô đã chuyển đi nơi khác rồi Cho nên vấn đề ở đây là vùng dân cư, một vùng dân cư phía Bắc có trình độ kinh tế và văn hóa phát triển từ lâu đời, nên các vua trung ương của Champa ỏ Vijaya cần quan tâm dựng lại đền thờ ở đất khởi nghiệp, tức là Lâm Ấp cũ, dựng tượng thờ và lập bia ở Mỹ Sơn nơi có những đền từ thuở ban đầu, để nhấn mạnh sự tôn sùng, đề cao thần được coi là thần chủ, thần tối cao của quốc gia, là thần Srisanabhadresvara,
có lẽ nhằm mục đích quy tụ lòng người, kêu gọi sự phục tùng trung ương, tức là các vua ở Vijaya (mà thực chất không hoàn toàn là trung ương, như sẽ nói tới đưới đây) cần qaun tâm dựng lại đền thờ ở đất khởi nghiệp Tức Lam ấp cũ, dựng tượng thờ
và lập bia ở Mĩ Sơn, nơi có những đền từ thưở ban đầu để nhấn mạnh sự tôn sùng,
đề cao thần được coi là thần chủ, thần tối cao của quốc gia, là thần Srisanabhadresvara, có lẽ nhằm mục đích quy tụ lòng người, kêu gọi sự phục tùng trung ương, tức là các vua ở Vijay
Thần chủ Srisanabhadresvara thực ra cũng không phải điều gì lạ lẫm Thực tế vẫn là thần Siva, đã có tiền đề hay tiền thân tên gọi từ thuở ban đầu Từ thế kỷ IV (Mỹ Sơn 1) vua Bhadravarman đã tôn thờ Siva, dưới hình thức tôn thờ đồng nhất vua Bhadravaman + Siva = Bhadresvara; đến thế kỷ VII đã có Srisana, Isanatha, Srisanesvaranatha Đến đây, sự nhấn mạnh là muốn nhấn lên 3 lần Siva: Sri (thiêng liêng) + Isana (hình dáng Mặt Trời của Siva) + Bhava (Hình dáng Nước của Siva, cũng là một phần của Bhadra) + Isvara (Siva), nói cách khác, chính là Siva - nhiều lần Siva
Tuy nhiên "chính sách đoàn kết - thống nhất tôn giáo" này vẫn chỉ có hiểu qua, không tuyệt đối
Vương triều Đồng Dương - Indrapura sau Sinhapura, trước Vijaya, thì cũng với tinh thần "xin quy thuận Lokesa, tức đấng Lokesvara tối thượng, lại có những đức tính của Isvara", lại nhấn mạnh theo cách riêng đến Sambhubhadresvara, tức là đồng nhất các vua khởi nghiệp với Siva, hoặc là theo tinh thần toàn cục mà vương triều này muốn theo đuổi thực tế, để tôn thờ Campapuraparamesvara - Siva của toàn Champa Những nơi khác như bia Bản Lãnh (xã Đa Hòa, huyện Duy Xuyên), rất gần Trà Kiệu, lại tôn thờ Sivalingesvara, còn Po Nagar thì cúng thần Jaya Harilingesvara Tất cả vẫn đều là Siva, nhưng với những hình thức, tên gọi khác nhau, phải nói là một cách cố ý
Giai đoạn Sinhapura - giai đoạn đầu tiên của Lâm Ấp - Champa cũng còn chứa đựng khá nhiều vấn đề khúc mắc Bên trên khi trình bày về sự chuyển từ Tiền
sử, từ thời kỳ bộ lạc, còn bị nhà Hán đô hộ sang thời kỳ lập nước, chúng tôi đã nói một cách thuận chiều, nêu xu hướng, chuyển từ văn hoá Sa Huỳnh đến việc lập nước, đến Lâm ấp và vương quốc Champa, theo cáhc nghĩ thông thường hiện nay
Trang 18Tuy nhiên thực tế phức tạp hơn Sau vài lần khai quật ở Trà Kiệu và vùngQuảng Nam, một số tác giả vẫn cho là chưa thể chứng minh sự nối tiếp trên địa tầng văn hoá khảo cổ Yamagata Mariko, giảng viên của đại học Rikkyo - Tokyo - Nhật Bản (2001), có lần khai quật với giáo sư Ian Glower, có lần với Nguyễn Kim Dung, vẫn cho rằng trên một di chỉ, có dấu vết bên dưới là văn hóa Sa Huỳnh muộn khoảng nửa sau thế kỷ I trước công nguyên, rồi đến lớp trên là mảnh gốm có văn in ca rô của văn hoá Hán có niên đại cuối thế kỷ I giữa thế kỷ II sau công nguyên Có một khoảng đứt đoạn, hoặc một khoảng cách, nên không thể mặc nhiên nói có sự phát triển tiếp nối liên tục từ Sa Huỳnh đến Champa, vì thế mà thích gọi là Lâm ấp hơn
là Champa Nói một cách khác, các nhà khảo cổ học vẫn tỏ ra thạn trọng khi chưa thấy trong cùng một tầng văn hoá, dấu vết của sự kết thúc Sa Huỳnh và của sự bắt đầu của văn hóa Champa Từ năm 2000 đến 2002, Nguyễn Mạnh Cường và cộng
sự, rồi đến Bùi Văn Liêm và cộng sự đào khảo cổ Hoà Diêm (Khánh Hoà), sau cuộc khai quật xóm Cồn của Vũ Quốc Hiền; các nhà khảo cổ học cho rằng thậm chí tìm thấy bằng chứng của một sự phát triển liên tục từ văn hóa Sa Huỳnh đến Champa Song lại có những tác giả vẫn hoài nghi sự đánh giá đặc điểm và tính chất của các dấu tích văn hoá đó Cũng có ý kiến cho rằng di chỉ Bãi Chợ ở Đồng Dương mà nhóm Trịnh Cao Tưởng khai quật, có sự tham ga của Seichi Kikuchi thuộc Đại học
Sô Oa, Hồ Xuân Tịnh và cùng làm việc còn có Lương Ninh, có thể coi nơi đây có
sự phát triển liên tục của các lớp văn hoá, từ Sa Huỳnh sớm đến muộn, qua các di vật gốm và ở lớp trên là gốm Chăm và cả gốm nước ngoài, Trung Quốc, từ thế kỷ II đến thế kỷ VII Tiếc rằng địa bàn hẹp, diện đào thăm dò còn hẹp chỉ khoảng 20m2
Tuy nhiên, tất cả các nhà nghiên cứu đều tin chắc rằng không có con đường nào khác ngoài đường chuyển từ văn hoá Sa Huỳnh đến Lâm ấp rồi Champa Một
số tác giả chưa tin vì chưa thấy bằng cứ trực tiếp của khảo cổ học của sự diễn tiến từ
Sa Huỳnh từ sớm đến muộn chưa thấy sự nối liền của Chăm - Champa Từ đó một vấn đề đặt ra là yếu tố văn hoá Chăm, Champa sớm là gì? Nếu là đòi phải có một móng gạch của kiến trúc, một mảnh phù điêu đá… là một điều không tưởng Dường như gốm Chăm lúc đầu và cả gốm Cao nguyên hiện nay vẫn được chế tác bằng tay (không dùng bàn xoay) để mộc (không có áo gốm, men) trong một thời gian dài, trông khá thô và khó phân biệt Một yếu tố văn hoá nào đó trước Hán hoặc rất ít ảnh hưởng văn hoá Hán trong vài thế kỷ đầu Công nguyên cũng khó tìm không kém gì Tuy vẫn có thể hỏi, thế thì những cư dân đã nặn gốm Sa Huỳnh đẹp đến như thế, chạy đi đâu mà không làm tiếp, hay có những cư dân khác đến thế chỗ? đây là một vấn đề khá phức tạp
Từ Khu Liên khởi nghiã thành công, lập Lâm ấp, trải qua các đời vua Phạm Hùng, Phạm Dật, Phạm Chuỳ, Phậm Phật, Phạm Hồ Đạt… (Tấn thư, q.97, Lâm ấp), trong đó có thể biết káh chắc, như năm 348, Văn đánh Cửu Chân, sau đó chinh tây
Trang 19đốc bộ Đằng Tuấn tấn công Văn, nhưng bị thua; khoảng sau năm này Văn chết, con
là Phật nối ngôi, rồi khoảng năm 373, 405, Phật lại sai sứ sang “cống”, nên một số nhà sử học lấy thời gian tương đương, coi Phạm Phật chính là Bhadravarman trong
bi ký, có tới 3 minh văn nói tới tên ông có niên đại thế kỷ IV Tuy nhiên đây cũng vẫn là suy đoán Sau những năm này, chắc Lâm ấp hưng khởi mạnh, Trung Quốc nhiều lần sai quân tướng sang đánh
Năm 420, nhà Tấn sai Đỗ Tuệ Độ đem quân đánh, “phá được nước”
Năm 446, nhà tiền Tống sai Đàn Hoà Chi đem quân đánh, “đánh được”
Năm 605 là trận tấn công của Lưu Phương nhà Tuỳ Trước đây Đàn Hoà Chi
đã hạ thành Khu Túc (hay Khu Lật), rồi đánh vào Tượng Phố Chữ Lật (quả lật) và chữ Túc (hạt lúa) viết rất giống nhau Theo Tuỳ Thư, Lưu Phương kể, Khu Túc là
“tiền đồn”, lập bằng rào luỹ, gọi là thành, nhưng không phải là đắp đất cao hay xây Trước đây dựa vào sự mô tả vị trí theo Thuỷ Kinh Chú, Tấn thư, Tuỳ thư, học giả Đào Duy Anh cho rằng thành này vào thượng nguồn sống Gianh, bắc Quảng Bình Tôi đã giới thiệu ý kiến này và bàn lại, cũng dựa vào các mô tả của các thư tịch Trung Hoa và tính thêm độ dài của bóng nhật quỹ, đoán là nó phải ở vùng giữa Quảng Trị (Lương Ninh 1980) Từ đây đi vào quốc đô Lâm ấp, Tượng Lâm, Tượng Phố, đường dài khoảng 300km, hành quân mất 8 ngày Lưu Phương phá rào luỹ Khu Túc, tiến đến quốc đô, vua Phạm Phạn Chí bỏ chạy, từ trước cũng đã thường
“dựa vào rừng núi hiểm trở” rất khó đánh, không hề thấy nói “phá thành, hạ thành”,
mà chỉ nói “phá cung thất”, chắc là bằng tre, lá như mô tả, thu tượng vàng nặng hàng vạn cân, chắc là cường điệu chiến lợi phẩm “cho oai”
Sách cũ cho phép hình dung khá rõ về Lâm ấp:
Người dân Lâm ấp có tài đi núi, quen ở nước, không quen đất bằng (hiểu là
đi thuyền trên sông, biển, làm nhà sàn để ở; chính Văn trước khi làm Vua, thường chăn trâu trên khe núi; họ “cậy nơi hiểm trở không chịu thần phục”; “có giết được (người cầm đầu) rồi lợi dụng núi sâu hang vắng họ vẫn trốn tránh được”
Thực ra Đàn Hoà Chi đánh Khu Túc lúc đầu không thắng, sau phải lập mưu cho đại quân tấn công trước, rồi dùng quân tinh nhuệ từ phiá sau “trèo qua luỹ mà vào”, sau đó mới đuổi đến Lâm ấp
Lại ghi Lưu Phương đánh Lâm ấp, gặp voi chiến, bị thua, sau cùng lập mưu đào hố, cho voi và người sa xuống, mới thắng được; Phương vào, phá huỷ cung thất, thu tượng miếu chủ bằng vàng (Tuỳ Thư); “thành vua nước đó dùng gỗ làm rào” (Cựu Đường Thư); “đừơng hiểm trở không thông được” (Tân Đường thư) Nói một cách khác, cho đến đầu thế kỷ VII, dường như chưa có kiến trúc gạch, đắp luỹ, xây thành Các dấu tích thành, đền miếu, phù điêu nghệ thuật mà J.Y Claeys phát
Trang 20hiện đều có niên đại muộn, thế kỷ X, kể cả tiền đồn, thành Khu Túc, cũng chỉ là rào luỹ
Nhưng thế thì kinh đô là ở đâu? Lâm ấp là ở đâu? Tượng Phố là ở đâu? Nơi đâu là người dân có tài đi núi, nơi đâu hiểm trở, núi sâu hang vắng, đường khó thông? Kinh đô là nơi vua ở, cung thất là nhà gỗ có sàn gác, “dựng gỗ rào làm thành”, một vài ngôi đền miếu, chắc cũng bằng gỗ, có thờ thần chủ bằng vàng(?) Nơi dân bộ lạc gốc sống quây quần khi khởi nghĩa vừa mới thành công, qua nhiều lần bị đàn áp, tôi đoán chắc không phải là ở Trà Kiệu, hạ lưu sông Thu Bồn, mà sống ngay trong thung lũng Mĩ Sơn Nơi đây điều kiện môi sinh khá khó khăn, mùa mưa thì lũ cuốn, nước ngập, mùa khô thì cạn nóng, nhưng khoảng 500 - 1000 dân với vua, sống trong giai đoạn đầu là thích hợp, lại kín đáo và hiểm trở Tuy nhiên số dân chúng làm ruộng, đánh cá ở ven sông Thu Bồn, ở ngay trên đất Trà Kiệu ngày nay và đã lập nên Tượng Phố, giặc đến thì bỏ chạy Chính những cư dân này mới tạo nên nền tảng kinh tế xã hội ban đầu của Lâm Ấp
Họ đã tiếp nhận quan hệ với người Ấn Độ và văn hoá Ấn Độ để đến thế kỷ
IV đột ngột xuất hiện 2 minh văn chữ Phạn cổ là chữ Hòn Cụt (Quảng Nam) và minh văn Mĩ Sơn I Không chắc là nơi đây và vùng núi phía Nam, Phú Yên và Khánh Hoà, nơi này có trước nơi kia, lập quan hệ với Ấn Độ, mà cũng có thể đồng thời, trước sau không bao nhiêu, có bia Chợ Dinh (Phú Yên) và có từ cuối thế kỷ III
là bia Võ Cạnh (Khánh Hoà) Nhưng ở Quảng Nam cũng trong thế kỷ IV, lại có minh văn chữ Chăm cổ nhất thế kỷ IV, thì quá trình giao lưu văn hoá và sáng tạo văn hoá lại còn phải diễn ra sớm hơn Trước đó từ thế kỷ II, không phải chỉ có sự đô
hộ của nhà Hán, lại có cả miếng “phong nê”, miếng “gắn xi” bằng đất sét Ngoài ra không còn có gì khác, hoàn toàn tĩnh lặng trong hơn 2 thế kỷ đầu tiên Nhưng đây là thời gian đầy biến động, cũng là thời gian phát triển ban đầu, vừa muốn cố dựa vào thế hiểm trở để tự vệ, vừa muốn mở rộng điạ bàn cư trú làm ăn sinh sống và giao lưu trong điều kiện mới tự do Sự xáo trộn và thay đổi địa bàn cư trú, tìm đến nơi đất mới để sinh sống đã diễn ra.Việc phát hiện sự xáo trộn, đứt đoạn trong tầng văn hoá khảo cổ, hẳn là điều dễ hiểu Đây hoàn toàn không phải là sự đoán mò mà là sự phỏng đoán có căn cứ Cũng nên tính đến thực tế là việc chôn cất người chết của các bộ lạc Sa Huỳnh (mộ chum vò) với dân Chăm Lâm Ấp chịu ảnh hưởng Ấn Độ
và cả Hán chắc có thể khác nhau, nhu cầu sử dụng đồ gốm cũng khác nhau Hơn nữa, mong muốn tìm thấy những thành trì vững chắc, những đền tháp, cung điện xây thì cũng còn là hơi sớm
Sau cuộc tấn công của Lưu Phương, năm 605 nhà Tuỳ suy vong, nhà Đường thay, lập An Nam đô hộ phủ, những cũng không thể có tham vọng vượt quá phủ đô
hộ này, nên dường như nhận thức được điều đó, Lâm ấp yên tâm phát triển, mở
Trang 21rộng quan hệ, trong phần còn lại của thế kỷ VII Chắc đã có quan hệ với nước Bhavapura (Chân Lạp) mới lập, qua đường bò ngang Cao nguyên, đến Sambor nằm trên trung lưu sông Mê Kông, nên một ông hoàng Chăm mới sang làm phò mã của nước Bhavapura Không phải chỉ có quan hệ hôn nhân, có khi chỉ là tình cờ, mà qua
đó, còn có quan hệ văn hoá Bởi thế sau thời gian này, người Chăm xây dựng đền
Mĩ Sơn E1 mà cái vòm cửa chịu ảnh hưởng khá rõ của Prei Khmeng (khoảng giữa thế kỷ VIII) của Chân Lạp Mĩ Sơn E1 có niên đại khoảng sau năm 750 là một trong
số vài viên kiến trúc gạch đầu tiên của người Chăm, nhưng như thế cũng đủ để họ đúc kết kinh nghiệm làm gạch, xây gạch, đem phổ biến lại cho người Khmer và còn giúp người Khmer xây dựng tháp Prasat Damrei Krap năm 802 Cũng chưa hiểu tại sao sau Mĩ Sơn E1, sau năm 750, người Chăm chuyển kinh đô vào miền nam, vào Rajapura, tức Virapura ở phía nam Đèo Cả mà không thấy do tranh chấp, xung đột nào Hay là họ vẫn lo sợ, đề phòng nhà Đường mới lập? Miền Bắc, Tượng Phố ngày nào, có 7-8 thế kỷ yên ổn phát triển dường như được độc quyền quan hệ với nước ngoài, trở thành vùng quần cư đông đúc và phong túc, mới trở thành Sinhapura đúng với danh của nó, trở thành Trà Kiệu với kiến trúc đền tháp và những phù điêu
đá vào hàng đẹp nhất của người Chăm, khi nó không còn là kinh đô nữa, Tượng Phố, Ấp Lâm và sau đó, trong khoảng từ năm 190 - 750 CN, vai trò “trung tâm” của nó xem ra khá mờ nhạt Tuy nhiên 3 minh văn, trong đó có minh văn chữ Chăm Đông Yên Châu và kiến trúc đền Mĩ Sơn E1 cũng đem lại cho nó giá trị của bước đi đầu tiên, sự chuẩn bị cho tất cả những giai đoạn sau và đó là những vấn đề khúc mắc của giai đoạn Sinhapura, vừa khó hiểu, vừa lý thú
Trang 22CHƯƠNG BA GIAI ĐOẠN VIRAPURA (KHOẢNG 750-850)
Trước đây, một số nhà nghiên cứu, chưa hiểu tên gọi Hoàn Vương mà Tấn Đường thư Trung Quốc chỉ định giai đoạn này có nghĩa gì, chưa hiểu Virapura = Rajapura mà bi ký gọi, tương ứng với thực tế nào, có nghĩa là gì nên vẫn đinh ninh
là có một tiểu quốc Panduranga nằm trong vương quốc Champa, mà Po Nagar (chỉ một cụm kiến trúc xây dựng trên đỉnh một quả núi nhỏ, trên cửa sông Cái - sông Lau, gần biển) là thứ phụ hoặc là một "thánh địa" của Panduranga
Panduranga là cách chuyển âm Sanskrit của từ Chăm Panran, nguồn gốc của tên gọi Phan Rang ngày nay, nhưng nó không hề thâu tóm Po Nagar, cũng như toàn
bộ Nam Chăm, toàn bộ đất miền Nam Trung Bộ
Po Nagar theo bi ký là tên gọi đền thờ Quốc chủ, là cách gọi tắt của Yang Pu/Po = (Vua) Nagar tắt của Nagara (Nước/ Quốc gia); thực tế là thờ thần Siva mà vua đã tự đồng nhất với thần để gọi, như Yan Po Ku Sri (Đức vua) Harivarmadeva tức Harivarman, cùng thần Harilingesvara (Po Nagar 1, niên điểm 1145) Thần là đàn ông, vua cũng là đàn ông, thờ ngẫu tượng linga Tuy nhiên, ở Po Nagar, tục thờ cúng còn gắn với chuyện dân gian về cô công chúa Chăm chết theo chồng do bị đắm thuyền ở gần biển, dân thờ phụng như nữ thần, thần mẹ, theo truyền thống mẫu
hệ và gọi chệch tên đền một cách cố ý là Po Ineu Gar, có ý đồng nhất với Uma, vợ Siva, thờ Quốc mẫu, cũng tức là Quốc chủ, theo dân gian, còn hàm ý mẹ của cô gái bán trầm, lấy hoàng tử nước ngoài, bị chết đuối ở chính nơi đây Thực tế, phần lớn
bi ký quan trọng ở Po Nagar lại là bia của nhà vua trung ương ở Vijaya, như bia Po Nagar 1 nói trên, cũng như Po Nagar 2, niên điểm 1170, của cùng ông vua Làm như thế, như kiểu "Văn phòng đại diện", để khẳng định quyền tôn chủ của vua ở cả miền nam, cả vương quốc Điều này thể hiện tiêu biểu nhất như trong bia Mỹ Sơn XXV:"Vua Sri Jaya Paramesvaravarmadeva, trị vì với chiếc lông duy nhất trong xứ
so Campa đã khôi phục toàn bộ linga ở miền Nam, như ở Yan Pu Nagara và các linga ở miền Bắc như ở Srisanabhadresvara "
Mặt khác, gọi là Po Nagar cũng không phải chỉ có ở Tháp Bà, trên núi, gần thành phố Nha Trang, mà còn có Po Nagar Mông Đức (tên làng, xã Hữu Đức, huyện An Phước, nay là Ninh Phước, tỉnh Khánh Hòa), kí hiệu C 14, nói về việc công chúa Suryalaksmi dựng tượng thờ thần Bhumivijaya dưới thời Indravarman
Po Nagar không phải là thánh địa, la thủ phủ Nam Chăm thì cũng không chắc gì là thủ phủ của xứ Kauthara (có nghĩa là lưỡi hái) Chỉ có 1 minh văn của Harivarman I
Trang 23(khoảng 800-817) cho biết nhà vua lập đền thờ thần Malada Kuthara Phỏng đoán là
vị thần của xứ Kauthara ở đâu đây, "Ngài dùng tượng Mukhalinga, bên cạnh nữ thần Hanh vân Bhagavati, nữ thần của Kauthara" Đoán là đất Nha Trang và Po Nagar, nhưng là suy đoán; bản thân Kauthara cũng không phải là một vùng lãnh thổ có tầm quan trọng gì đặc biệt đối với lịch sử Champa, ngoại trừ là vùng đất cổ
Po Nagar, đúng hơn là một vùng dân cư, sớm tiếp xúc với người Ấn Độ, học hỏi để
có nền văn hóa của mình, bắt đầu từ bia Võ Cạnh, khoảng thế kỷ IV, đến 2 cột đền
ở Phan Rang, 2 mặt khắc 42 dòng chữ Chăm cổ, niên điểm 1227
Trên đất Phan Rang có khoảng 10 minh văn, trong đó, một phần là các minh văn muộn, của các vua trung ương cố ý đặt ở miền Nam :
- Trụ của đền Lom No tìm thấy ở phía Tây làng Chương Mỹ, trước đây, bị gọi nhầm là Yang Kur, niên đại 1227;
- Cột đền (Pilier) ở Phan Rang (Ký hiệu B 2.15 va B.2.16), 2 cột đều của vua Jaya Paramesvaravarman II, cúng thần Svayamutpanna, niên đại 1223, 1227;
- Đà ngang (linteaux) 2 cái, kí hiệu B.2.17, và B.2.18: Vua Jaya Indravaman
VI cũng cúng vị thần Svayamutpanna, niên đại 1244 và 1254;
- Minh văn Batau Tablah (dân gian còn gọi là Đá Nẻ) niên đại 1160
Ngoài ra, ở Phan Rang còn một số minh văn khác, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với Lịch sử và văn hóa Nam Chăm ở giai đoạn này:
1 Glai Lamau (Rung Cay) ở Phan Rang, niên điểm 801 tìm thấy ở làng Vĩnh Thuận, xã Hữu Đức, Huyện An Phước, nay là huyện Ninh Phước, rất gần Po Nagar Mông Đức đã biết Bia này kể vua Indravarman I (khoảng 787-801) lập đền thờ Indraparamesvara trên nền hoàng cung cũ của vua Satyavarman, và cũng (dùng tượng?) thờ Sankara-Naraya (môt hình thức kết hợp của Siva-Visnu ?)
2 Yang Tikuh (Chuột thiêng) dân gian còn gọi là Dạ Tràng, kế vua Harivarman I (khoảng 801-817) xây đền thờ thần Sri Bhadradhipatisvara "ở phía Tây" Minh văn này rất quan trọng; nó nói tới tên thần được gọi một cách trang trọng khác thường, được ghép mới hơi khác thường và "ở phía Tây", nên, phải chăng đây chính là cụm di tích Po Dam ?
3 Còn một bia khác ở Nha Trang, cũng gọi là Po Nagar ở Nha Trang (Kí hiệu B.2.10), là một bia cao 0,895m rộng 0,50m Bia này cũng đặc sắc không kém,
đã được chuyển về lưu tại Bảo tàng Hà Nội (L.Finot cũ), năm 1910 Bia có 4 mặt: A,B,C,D, cùng với 4 phần chân, tạm đánh số là C 2 dưới B, D 2 dưới C và E dưới D; khá phức tạp vi độ dài ngắn khác nhau và niên đại cũng rất khác nhau Mặt A, 18 dòng cho biết Satyavarman dựng một linga, năm 781; mặt B,C và một phần D kể
Trang 24Vikrantavarman, cháu họ của Satyavarman cúng thần trước năm 854; đến C 2, D 2 dưới B và C, có 2 dòng Sanskrit cho biết vua Indravarman (II) của triều Đồng Dương sau này cúng một tượng vàng thần năm 918 Sẽ phải trở lại sự kiện này dưới đây khi đề cập đến vương triều này ở Đồng Dương đã thấy sự cầu kỳ của ông vua này, khi cho người lặn lội hàng trăm ki lô mét, tìm đến Po Nagar để khắc vào chân bia của triều vua trước đã có từ trước 2 thế kỷ để khoe công đức của mình Rồi cũng bia này, trên một phần chân, được gọi là E có 13 dòng Sanskrit, khắc chữ rất nhỏ, chỉ cao hơn 1cm, kể tiếp việc pho tượng vàng Bhagavati đã được dựng từ trước năm 918 nói trên đã bị quân Cambốt cướp vào khoảng năm 945, nay được vua Jaya Indravarman dựng lại tượng Bhagavati bằng đá, năm 887 saka = năm 965
Mặt D 2 và E liên quan tới 2 ông vua cuối của triều Đồng Dương sau này,
sẽ phải trở lại dưới đây
Một điều lạ là trừ Po Nagar và Po Klong Garai, có cả thảy 5 minh văn muộn của các vua Trung ương, thì ở các kiến trúc miền Nam đều không thấy có bi ký
Thế kỷ XI và XIII, miền Nam Champa có động loạn, có sự chia rẽ dẫn tới những cuộc chiến tranh ly khai, những cuộc tấn công chinh phục, nhờ đó mà người
ta mới biết tên gọi của kinh đô và của xứ sở miền Nam, trong khi chính bi ký miền Nam lại không cho biết gì
Chẳng hạn như minh văn Panduranga 6 (năm 1050), những người con của xứ
sở Panran này còn Panduranga 12 thì kể: Hoàng thân Abhimabyudeva đến nhận chức tư lệnh Panran…
Đặc biệt bia Mĩ Sơn 21 nói về cuộc chiến tranh Champa - Campuchia, đã kể quân hai bên đánh nhau ở cánh đồng Rajapura… lại phái một đạo quân mạnh hơn trước ngàn lần để đánh nhau trên cánh đồng Virapura… “còn minh thì lên ngôi vua
ở Rajapura ở Panran…” Những đoạn này, khiến người ta hiểu rằng: Rajapura (Thành phố Đức Vua hay hoàng thành cũng tức là Virapura (Thành phố Tráng sĩ hay người trai trẻ) Tiếng Chăm Pô Tằm (Người Pháp phiên âm là Po Dam) còn người Chăm xưa tự dịch sang Phạn ngữ là Virapura và đều ở Phan Rang Đó là lý
do các học giả Pháp gọi cụm di tích này ở phái Tây Phan Rang là Po Dam, có lẽ vốn
là do được xây dựng bởi hoặc tôn thờ vị vua trẻ có chiến công mà bia Yang Tikuh còn gọi là Virapura (= Po Dam) là “Kinh thành của thần thánh”, có thể là vua Harivarman I, em rể của Indravaramn (I) (801-817 có tên hiệu là Virajaya Sri Harivarmdeva, lên ngôi còn khá trẻ) Sau 2 cuộc tấn công cướp phá của người Java, năm 774 và 787 cũng là giai đoạn mà thư tịch Trung Hoa đổi tên gọi nước Lâm ấp
là Hoàn Vương (dịch nghiã của Rajapura) Tuy nhiên Hoàng cung không phải ở trên địa điểm Virapura - Po Dam, vì nơi đây là đỉnh núi và chân núi, đất hẹp và ít nguồn nước, mà có lẽ được dựng bằng gỗ theo thói quen, trên cánh đồng bằng phẳng, ở
Trang 25phía đông Po Dam và gần biển hơn, nơi mà sau này nhiều thuyền buôn nước ngoài
đã đến đây, kể lại
Po Nagar thực sự không phải được sử dụng nhiều, được xây dựng nhiều, đã
có một số đền miếu được xây dựng, rồi bị phá hoại hay bị hư hại qua thời gian, lại được trùng tu mà đến nay rất khó biết chắc chắn dấu vết của những sự thay đổi đó;
đã có một ngôi đền, trong đó, vua Satayvarman dựng một tượng thần năm 781 là một linga, nhưng lại là tôn chủ của nữ thần” (devisanalinga)(?) nhưng đã bị bọn cướp biển lấy đi mất, sau khi đốt phá “nơi ở của thần” Vua Vikrantavarman II đã đuổi đánh ra tận biển, song đầu tượng đã bị chìm mất rồi Đó cũng là tôn chủ của nữ thần, tôn chủ của Hạnh vận Bhagavati (Bhagavatisvara), nư thần của Kauthara (Kauthara Devi) Po Nagar còn có bia 4 mặt đã nói trên, cho biết 2 niên đại 781 - 784; ngôi đền tây bắc có mấy dòng chữ trên tường gạch, có ghi niên đại, đoán là năm 813, nhưng các nhà minh văn học, từ A, Bergaigne đèu cho rằng việc đọc niên đại hoàn toàn không chắc chắn, trong khi phần ngoài và mái tháp đã được tu sửa ở thời sau, muộn hơn Po Nagar bị cướp, đốt phá 2 lần vào năm 774 và 787 Cũng khoảng thời gian này, những hoạt động khác lại không diễn ra ở Po Nagar mà ở Phan Rang, bia Glai Lamau năm 810 kể việc vua Satyavarman xây dựng lại ngôi đền bị phá huỷ trên nền cũ của ngôi đền do ông vua truyền thuyết là Vichitrasagara
đã xây dựng Bia Yang Tikuh năm 799 kể việc vua Indravarman III xây dựng lại ngôi đền thờ “ở phía tây” đã bị phá năm 787 Đây cũng chính là thời gian các ông vua đã chuẩn bị cho xây 3 cụm tháp cổ ở miền nam Sau thời gian này, ở Po Nagar không có minh văn xây dựng hay tu bổ của vương triều miền Nam mà cả Po Nagar
và Panran đều là nơi lập đền, dựng bia của các vương triều sau nhằm khẳng định và củng cố vương quyền tối cao và thống nhất ở lãnh thổ miền Nam Po Nagar không còn thấy nói tới Bhagavati, mà chỉ nói tới Yang Pu Nagara Đền miếu được xây dựng muộn, thế kỷ XII; riêng pho tượng nữ thần ngồi, hay tay đặt trên đầu gối thì theo J Boisselier vật cầm tay không tiêu biểu, quần áo không rõ ràng, chẳng có đồ
nữ trang nào, trông tầm thường, ngoại trừ bộ tóc để xoã trên vai, giống tượng Phú Ninh (Phú Yên), được đoán định niên đại khoảng cúội thế kỷ VIII, nửa đầu thế kỷ IX(?) Tuy thực ra theo niên điểm văn bia thìphải muộn hơn, thế kỷ X Miền Nam Champa mở đầu bằng bia Võ Cạnh mà từ cúôi thế kỷ XIX, người ta đã đoán định không chính xác niên đại là thế kỷ II - III từ đó tưởng nhầm dòng vua Sri Mara là
Sư Man, nên cho đây là đất của Phù Nam và theo Phật giáo Thực ra theo Filliozat
là truyền thống Nam ấn Sri Mara, có niên đại thế kỷ III - IV và vẫn là Hindu giáo, ở đây có ý nghĩa là sự du nhập sớm của văn háo ấn Độ đến vùng dân cư đòng bằng Khánh Hoà Bia Võ Cạnh trước đây được thông báo là thuộc làng Võ Cạnh, ngoại thành Nha Trang; nay Bảo tàng Khánh Hoà đã chỉ dẫn tới tận nơi, cho biết địa điểm
Trang 26tìm thấy bia là một phế tích gạch, giữa mấy thửa ruộng, nay không còn(?), thuộc làng Võ Cạnh, cách Nha Trang 6km về phía Nam
Tiếp theo là chữ Chợ Dinh ở dưới vách đá chân một quả đồi ở phiá bắc mũi
Ba (Varela), tự dạng thê skỷ IV, cùng tên người và niên đại với chữ Hòn Cụt và Mĩ Sơn 3 đã kể, thời Sinhapura (Xem phụ lục)
Năm 781 được biết qua bia 4 mặt Po Nagar, mặt A kể vua Satyavarman dựng lại linga ở Kauthara năm nay là Linga mà ông vua huyền thoại Vichitrasagara đã dựng từ trước, nưhng lại bị những kẻ trông rất đen và gày gò đit huyền từ nơi khác đến cướp mất năm 774; vua Satyavarman đã đuổi đánh thắng ra đến tận biển, nhưng
“đầu tượng đã bị chìm mất”
Năm 779, bia Yang Tikuh đã kể trên, cho biết vua Indravarman dựng lại đền
ở Virapura trên nền cũ của cung điện Satyavarman
Năm 803, Senapati Par đại tướng của Harivarman đánh Trung Quốc (tức nam quận Cửu Chân) và đánh Campuchia (vua Jayavarman II)
Năm 813 vua Harivarman xây ngôi đền nhỏ tây bắc (phía sau đền chính, khắc trên gạch mấy dòng chữ rất khó đọc, chỉ đoán được như sau: “năm 735 saka (tức năm 813), dưới thời vua Vira Jaya Sri Harivarmadeva chiến thắng trận… đại tướng Pare ở Manis (lúc) ở Panran… ; lại cúng thần…” Niên đại được coi là đọc không chắc chắn Ngôi đền này đã được tu bổ ở thời muộn hơn rất nhiều, nhất là bộ mái…
Năm 817 Senapati Par lại cúng ở Po Nagar
Năm 854, bia Po Nagar ở Mông Đức, nói về vua Vikrantavarman II
Đây là niên đại cuối cùng có ở vương triều nmiền Nam, Virapura Cho đến đây, số lượng minh văn ở Po Nagar và ở Phan Rang có bằng nhau và có tầm quan trọng như nhau… Panran và Po Nagar mỗi nơi có 3 minh văn sớm
Sau đây ở Po Nagar chỉ có minh văn và di tích của các vương triều sau, và gần nhất là triều Đồng Dương:
Cũng trên bia Po Nagar 4 mặt đã nsoi trên, ta biết thêm:
Năm 918; mặt E, vua Indravarman 3 dưng tượng Bhagavati bằng vàng, đến năm 944 lại bị quân Campuchia (vua Rajendravarman II) đánh cướp đi mất
Năm 965 vua Jaya Indravarman đã dựng lại pho tượngnày bằng đá là Yang
Pu Nagara hay Bhagavati Kautharesvari Đây chính là pho tượng nữ thần ngồi trên toà tháp chính hiện nay và niên đại 965 cxunglà niên đại của tượng ở bên cạnh, nhỏ hơn là pho tượng nữ thần quỳ (nay được trang phục hiên đại đặt trên bàn thờ cạnh
Trang 27tường bên trái Pho tượng này có 6 dòng chữ khắc vòng quanh thân, nét chữ không đều: Nữ thần đất (Bhumisvari) Yan pon ku Sri Jaya Indravarman… Yan pon ku Siva Dharma pada Yan pon ku (Đức vua, đức tối thượng) Sri pala pu pon…Champa đã khôi phục toàn bộ linga ở miền nam, như ở Yan Pu Nagara và các linga ở miền Bắc như ở Srisanabhadresvảa…”
Mặt khác, gọi là Po Nagar cũng khong phải chỉ có ở Tháp Bà, trên núi, gần thành phố Nha Trang, còn có Po Nagar Mông Đức (tên làng, xã Hữu Đức, huyện
An Phước, nay là Ninh Phước, tỉnh Khánh Hoà, kí hiệu C 14, nói về việc công chúa Suryalaksmi dựng tượng thờ thần Bhumivijaya dưới thời Indravarman Po Nagar không phải là thánh địa, là thủ phủ Nam Chăm thì cũng không chắc gì là thủ phủ của xứ Kauthara (có nghĩa là lưỡi hái) Chỉ có một minh văn của Harivarman I (khoảng 800-817) cho biết nhà vua lập đền thờ thần Malada Kuthara Phỏng đoán là
vị thần của xứ Kauthara, ở đâu đây, “Ngài dựng tượng Mukhalianga, bên cạnh nữ thần Hạnh văn Bhagavati, nữ thần của Kauthara” Đoán là đất Nha Trang và Po Nagar, nhưng là suy đoán, bản thân Kauthara cũng không phải là một vùng lãnh thổ
có tầm quan trọng gì đặc biệt đối với lịch sử Champa, ngoại trừ là vùng đất cổ Po Nagar
Trên đất Phan Rang có khoảng 10 minh văn, trong đó, một phần là các minh văn muộn, của các vua trung ương có ý đặt ở miền Nam:
Trụ đền Lom No tìm thấy ở phía tây làng Chương Mỹ, trước đây, bị gọi nhầm là Yang Kur, niên đại 1227;
Cột đền (Pilier) ở Phan Rang (Ký hiệu B.2.15 và B.2.16) 2 cột đều của vua Jaya Paramesvaravarman II, cúng thần Svayamutpanna, niên đại 1223, 1227
Đà ngang (linteaux) 2 cái, kí hiệu B.2.17, và B.2.18; Vua Jaya Indravarman
VI cũng cúng thần Svayamutpanna, niên đại 1244 và 1254
Sự sùng kính Bhagavata bắt nguồn từ ý niệm của Upanishad, phổ biến ở Nam Ấn, sùng tín cả Visnu và Siva, mặc dù ở Po Dam, trong 1 ngôi đền lớn và 6 ngôi đền nhỏ đều có ở mỗi ngôi 1 tượng linga, lớn nhỏ tùy theo kích thước của đền
ở đây còn là sự mở rộng thời gian và không gian, có cả sự tham gia của các vua thời muộn hơn, thế kỷ X, thời Indrapura sau này Và lẽ nào bia hiếm đến mức độ
cả 3 ông vua, cách nhau hơn thế kỷ, phải chen chúc vào 1 chỗ, hay là chỗ đó quan trọng như thế nào để cần phải được ghi nhận ở đó?
Dù sao, đến đây người ta cũng được biết, từ giữa thế kỷ VIII, có sự gián đoạn
rõ ràng của dòng vua miền Bắc, Sinhapura, rồi xuất hiện dòng vua miền Nam, được biết gián tiếp qua lời kể của các bia miền Nam, gồm có khoảng 6 đời vua :
1- Rudravarman (II) nói đến năm 750
Trang 282- Prithivindravarman-Rudraloka, được biết qua Glai Lamau năm 756
3- Satyavarman- Isvaraloka, con của chị gái vua trên, ở ngôi khoảng
774-784, được biết qua bia 4 mặt Po Nagar ở Nha Trang
4 Indravarman (I), em vua trên, làm vua khoảng 787-801, được biết qua minh văn Glai Lamau, Yang Tikuh
5 Harivarman (I), em rể vua trên ở ngôi khoảng 801-817
6 Vikrantavarman (II), con vua trên, ở ngôi khoảng 829-854
Xem như thế, Po Nagar không phải là “thánh địa” của vương quốc Champa, cũng không phải là thánh địa của miền nam Champa Nó là vùng Kauthara, có núi,
có thể là nơi xây một số đền sớm nhất của vương triều miền Nam, cùng với Panran
và có vị trí tương tự Panran Có một điều lạ, ở Bình Thuận, có kiến trúc sớm, nhưng không thấy có minh văn Dường như Panran, về sau được gọi là Panduranga, thậm chí Nagara Panran là đại diện và là tên gọi chung cho cả miền nam, nhưng “không phải là một địa khu thống nhất” cả Nam Chăm
Một điều lạ là, trừ Po Nagar và Po Klong Garai có cả thảy 5 minh văn từ sớm đến muộn của các vua Trung ương, thì ở các di tích kiến trúc miền Nam đều không thấy có bi ký
Đã có thể biết khá chắc một số ngôi đền trên Tháp Bà Po Nagar, cụm kiến trúc Po Klong Garai và Po Rome có niên đại thế kỷ XII, XIII và XVII, thì ở Nam Chăm có 3 cụm kiến trúc sớm, rất đẹp, rất đặc sắc:
a Phố Hài, xưa có đạo Phố Hài, bởi có sông Phố Hài, nay đổi gọi là Phú
Hài, di tích kiến trúc tọa lạc trên đỉnh đồi, phía nam của sông Phố Hài (Bình Thuận), nên di tích cũng được gọi theo địa danh này Gần đây theo dân gian gọi nhầm tên tháp là Po Shah Ineu (?) cách thị xã Phan Thiết khoảng 5km về phía Đông, gần biển
Cụm di tich này gồm có 3 ngôi đền và một vài phế tích, tượng, nền đá sụp
đổ
Ph.Stern cho rằng ngôi đền này phải xếp ngoài lề của hệ thống kiến trúc Champa vì nó mang dáng vẻ "nửa Khmer, nửa Chăm" Đương nhiên, tường gạch xây tương đối nhẹ nhàng, thanh thoát, trụ cửa vuông với vòm cửa hình cung dưới
là dấu ấn Chăm rõ nét, nhất là tháp Đông và tháp Bắc, nhưng tháp Nam, tháp chính, lớn nhất, có 2 trụ cửa tròn với 3-4 hàng "nhạn", lại mang dấu ấn "Tiền Ăngco" Cho nên tháp này, và nói chung, cụm tháp này có trước Prasat Damrei Krap, gần tương đương với Mỹ Sơn E 1, niên đại nửa sau thế kỷ VIII và như thế, đây là tháp sớm nhất ỏ miền Nam
Trang 29b Tiếp theo là Hòa Lai (Ninh Thuận), gồm 3 tháp tương đối lớn, cạnh đáy
khoảng 12m, dựng theo chiều dốc, Bắc, Giữa, Nam, ngay bên Đường số 1, cách thị
xã Phan Rang khoảng 20km về phía Bắc Tháp giữa đã sụp đổ hoàn toàn, tháp Nam
bị hư hại nặng, còn tháp Bắc đã bị hư hại ít nhiều, đang được trùng tu Gân tường (Pilastre) và trụ cửa có văn cánh lá, sinh động, đẹp; vòm cửa từ hình cung dưới đã chuyển thành bộ cành lá uốn lượn làn sóng Tháp Nam xưa nhất, nên gân tường còn
để trơn, chưa có văn Như thế, Hòa Lai có nét tiếp nối E 1, nhưng đã có nét phát triển, sau Damrei Krap, xây vào khoảng 810-820
c Bình Thuận còn có cụm tháp nữa là Po Dam (=Po Tam), dựng trên đất xã
Phú Lạc, huyện Tuy Phong, gần như nằm giữa đường, cách Phan Thiết 60 km về phía Bắc và cách Phan Rang 40km về phía Nam Trên đỉnh một núi đất nhỏ, dựng chen chúc một cụm tháp, gồm 1 tháp vừa, cạnh 6,5m, 3 tháp nhỏ phía Nam, cạnh 3m, mặt quay hướng Nam(?), 3 tháp nhỏ phía Bắc, cạnh 3m, mặt quay hướng không
rõ vì đã sụp đổ hoàn toàn Thật lạ là vì cách bố trí của nó Dù còn hay đã đổ, mọi tháp đều có 1 bộ linga-yoni, lớn nhỏ theo kích thước của tháp Po Tam khá giống Hòa Lai, gần như là sự thu nhỏ của Hòa Lai Ở Hòa Lai, văn cánh lá trên trụ tường còn chưa có và thu gọn, thì đền Po Tam đã thành bộ, lan ra đến mép, niên đại tiếp sau Hòa Lai, khoảng 830-850 Như vậy, nhờ khí hậu khô, nóng ở miền Nam mà đến nay còn gần đủ 3 nhóm tháp cổ nhất và đẹp nhất của nghệ thuật kiến trúc Champa, được xếp vào phong cách cổ Cùng loại với nó, lại có thể cả 2 tháp ngôi A 2 và E 7
ở Mỹ Sơn
Ba cụm tháp trên ở vào địa bàn 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, vừa nối tiếp nhau về nghệ thuật, lại vừa như đứng riêng biệt nhau Riêng địa bàn thứ 3 vùng
Po Nagar và Nha Trang - Khánh Hòa, thì lại đứng riêng rõ rệt hơn ở đây có bi ký
từ thế kỷ VIII, từ thời các vua Virapura qua Indrpura đến Vijaya, thế kỷ XII Kiến trúc cũng được phản ánh như thế Ngoài ra, nghệ thuật Đồng Dương cũng kế thừa phong cách cổ này ở văn cành lá hình bò xòe Riêng sự thể hiện trên nghệ thuật kiến trúc, ta có thể thấy có sự tiếp nối, thống nhất, trong một hệ thống, nhưng xem
ra lại có sự khác nhau, giữa các vùng có vẻ riêng biệt nhau, như giữa Ninh Thuận - Hòa Lai với Bình Thuận - Po Tam và với Phố Hài ? Ở giữa hai vùng này, trên cánh đồng nối liền 2 tỉnh ngày nay, ông vua trẻ Harivarman I đã cho xây Po Tam, đem lại cho nó cái tên Virapura và cũng lập ở gần đó hoàng cung, được gọi trong bi ký là Hoàng thanh (Rajapura) mà thư tịch nhà Đường ghi là Hoàn Vương tuy rằng bi ky nói đến tên gọi đúng rất muộn, nhân sự kiện chiến tranh xẩy ra trên cánh đồng ở Virapura cũng tức là Rajapura Đến nay người ta vẫn chưa thật rõ nguyên nhân nào
có sự chuyển đột ngột từ vương triều miền Bắc Sinhapura đến vương triều miền Nam Virapura Miền Nam có vẻ như một địa phương nhỏ cách biệt, lại có vẻ như hình thành những vùng nhỏ hơn nữa Nhưng mặt khác, nhất là về văn hóa, lại có vẻ
Trang 30như vẫn có sự tiếp nối liên tục Các vua miền Nam còn cho xây đền tháp ở Mỹ Sơn dưới thời của mình (?) luôn tự coi mình là vua của người Chăm, cai quản toàn bộ Champa " Campan ca sakalam bhuktva" Với tư thế đó mà Cham pa đem quân đánh Chân Lạp - Khmer trước năm 802, lúc mới khôi phục đất nước khởi sự xâm chiếm của người Java, rồi đến năm 802 và 809 lại đem quân tấn công 2 lần đến vùng cai quản của An Nam đô hộ phủ con thuộc nhà Đường và không chịu cống nạp cho nhà Đường
Trang 31CHƯƠNG BỐN GIAI ĐOẠN INDRAPURA (KHOẢNG NĂM 850- 982)
Sau bia Yang Tikuh, nói tới Vikrantavarman (II) có niên điểm cuối 854, người ta không thấy có bia nào có niên điểm cùng thời hoặc liền sau, cho biết thêm
về dòng vua Virapura miền Nam, nhưng người ta lại phát hiện được 2 minh văn khác trên địa điểm phế tích ở làng Đồng Dương (xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), cách Đà Nẵng 40 km, tức cách Trà Kiệu 20 km về phía Nam và cách 10 km nữa đi về phía Tây vào gần rừng núi, nên được gọi là bia Đồng Dương I
và II (Kí hiệu C 96, C97), nối tiếp nhau về nội dung và gần như đồng thời mà niên điểm được ghi rõ trong bia: Năm 797 saka = năm 875, niên đại tiếp nối giai đoạn Virapura Bia Đồng Dương I và II cho biết một phổ hệ mới: Sau 3 nhân vật huyền thoại, Paramesvara - Uroja - Dharmaraja đến vua đầu vương triều, Rudravarman, Bhavavarman Dòng vua này mở ra một giai đoạn mới, lập kinh đô mới mang tên thần chủ Indra - Indrapura, chắc là ở chính địa diểm Đồng Dương này, trở lại miền Bắc, nhưng không ở địa điẻm cũ, mà lui về phía nam, cách địa điểm cũ vài chục ki
lô mét, kín đáo hơn, nhưng vẫn tiện đường giao thông Bắc - Nam và ra biển, tôn thờ thần Siva dưới tên gọi mới, Sambhubhadresvara = Campa - puraparamesvara Đến nay người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi dòng vua và địa điểm kinh đô, từ Sinhapura đến Virapura rồi lại đến Indrapura Có điều đã hiểu là 3 giai đoạn mà thư tịch Trung Quốc gọi là Lâm Ấp, Hoàn Vương và đến đây là Chiêm Thành (Tấn Đường thư), vừa có sự khác nhau, vừa có sự tiếp nối và dường như là liên tục về văn hóa và cả về lịch sử?
Giai đoạn này gọi là Indrapura, tên kinh đô, hay còn gọi là Đồng Dương, địa danh ngày nay, la một giai đoạn đặc sắc, hơn nữa còn là một bước ngoặt trong lịch
sử và văn hóa Chăm Vương triều Đồng Dương có tới 20 minh văn và phế tích kiến trúc, trải ra trên một địa bàn rộng, từ Quảng Bình, Quảng Trị, đến Quảng Nam, Quảng Ngãi, đến cả Cao nguyên (Kon Klor-Kontum) (C167), Khánh Hòa (Po Nagar- C.38.) và Ninh Thuận (Phú Quý, C 122, năm 889)
Các minh văn cho biết thứ tự phổ hệ vương triều này gồm có 12 đời vua: 1-2-3: Các vua truyền thuyết;
4 Rudravarman (III)- Mahesvaraloka
5 Bhavavarman (II), con vua 1 nhưng chưa được biết gì về 2 vị vua đầu tiên này
Trang 326 Indravarman (II), 875-898, con vua 2 và là người lập kinh đô Indrapura ở Đồng Dương, một bước ngoặt mà thư tịch Trung Quốc từ năm 809, đổi gọi là Chiêm Thành; do đó, có thuyết cho "thành của Chiêm = Kinh đô Chiêm", lúc đầu có thể không phải ở Đồng Dương, cho đến 875 (?) Nhưng có lẽ cũng cần tới mấy chục năm để xác định địa điểm cụ thể, giữa Trà Kiệu và Đồng Dương, tuy cũng chỉ ở quanh đâu đây như cuộc khai quật khảo cổ ở Bãi Chợ Đồng Dương ít nhiều cho thấy Mặt khác, hoàng cung tức là nhà ở bằng gỗ lá và đền đài thờ thần xây gạch có thể ở gần nhau, nhưng là 2 kiến trúc khác nhau và xa cách nhau về thời gian Ông này còn được nói tới, được khẳng định qua minh văn Bó Mưng (huyện Điện Bàn - Quảng Nam), phía Nam Đà Nẵng và bia Châu Sa (893) ở Quảng Ngãi Người ta còn được biết tên tục của ông là Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin, tên thụy là Paramabuddhaloka và tên hiệu khi lên ngôi là Indravarman Rõ là một ông vua sùng Phật, theo Phật giáo Tuy nhiên, khi làm vua thì vẫn phải đồng thời thờ thần chủ
"quốc gia" Sambhubhadresvara, là Siva, tức là kết hợp cả hai, "đã xin quy thuận Lokesa (Quan Âm) lại có đức tính của Isvara (Siva)"
7 Sri Jaya Sinhavarman (I) (898-908) là cháu, con của em gái vợ vua 3 Ông này được nói tới trong bia Châu Sa (893), Bản Lãnh (xã Đa Hòa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) (898) và chữ ở Đại Hữu (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) (năm 898)
8 Jaya Saktyavarman (908 - ?) là con vua 4, được nói tới trong bia Nhan Biểu (huyện Triệu Phong, Quảng Trị), nhưng hình như ông vua này không ở ngôi được bao lâu vì cũng năm này, lại thấy nói đến một ông vua khác
9 - Sri Bhadravarman (III) (908-916), chưa rõ ông này quan hệ như thế nào với các vua trước, nhưng lại chính là người được nói tới trong Châu Sa, Bằng An (Hạ Nông, Điện Bàn, Quảng Nam), Hoa Quế, Nhan Biều
10 Indravarman (III) (917-960?) được nói tới trong bia Po Nagar C 113, (năm 918 ) và Lai Trung (Huế), người đã dựng tượng Bhagavati năm 918 và đã đánh Chân Lạp năm 945 -947 Và có thể ở ngôi đến năm 960 ?
11 Jaya Indravarman (I) kế tiếp vua thứ 6 từ khoảng 960-972 Hầu như không được biết gì mấy về vua này nên có tác giả cho là không có thật Biết rất ít nhưng phủ nhận lại càng không đúng, bởi vì tuy là khắc dưới chân bia Po Nagar, nhưng ở đó đã khẳng định sự việc Jaya Indravarman đã dựng lại tượng Bhagavati bằng đá năm 965, thay thế pho tượng vàng bị cướp mất Ít nhất thì đến năm này cũng không còn thấy nhắc đến Indravarman mà nói tới ông vua thứ 8 này Jaya Indravarman có lẽ đã kế tiếp ở ngôi trong khoảng 960-972, rồi sau đó đến vua thứ
9
Trang 3312 Phê Mi Thuế, được kể trong Đại Việt sử ký toàn thư, làm vua khoảng
972-982 Đến đây kết thúc vương triều Đồng Dương - Indrapura Cũng bởi sự diễn biến như thế nên có tác giả cho rằng vương triều này chi chắc chắn có 4 vua (3,4,6
và 7) Hai vua đầu có thật, nhưng chưa trị vì thật còn các vua cuối thì phức tạp và
mờ nhạt (A.V Schweyer-Eur ASEAA, Berlin 1998)
Tuy nhiên, khi mới lên ngôi, Indravarman (II) bắt đầu xây dựng kinh dô Indrapura, dựng bia Đồng Dương I và II , cho biết phần đầu gia hệ của mình, đồng thời cũng nói lên sự sùng kính, tôn thờ thần chủ Sambhubhadresvara, đã được tôn thờ từ thời vua Sambhuvarman và Bhadravarman, các vua đầu triều Sinhapura, thần chủ của quốc gia được đồng nhất với các vua này Cũng chính ở bia này (mặt B, VI), nhà vua còn tỏ lòng sùng kính đối với Prithivindravaman, là vua thứ 2 của vương triều Virapura ỏ miền Nam thuở trước, đã đồng nhất với thần Indra Như thế
là kết hợp được nhiều mặt, vương triều Đồng Dương vừa muốn khẳng định sự kế tục triều Sinhapura (qua Sambhuvarman), cả sự kế tục triều Virapura (qua Prithivindravarman), vừa muốn đề cao thần chủ của riêng mình (thần Indra) mà kinh đô được mang tên gọi, vừa tiếp thu đức tính của Isvara (Siva), vừa "bối rối vì đau khổ, đã xin quy thuận Lokesa " (một hình thức Quan Âm trong Phật giáo), để trên cơ sở đó mà cai quản toàn Chămpa" Campapura paramesvara" Chính là trên vị thế này mà nhà vua đã đẩy lùi cuộc xâm lăng của Chân Lạp (89) và còn truy kích quân địch đến tận kinh đô của nó (Sambhupura) Nói tóm lại, vương triều mới tái lập ỏ miền Trung muốn khẳng định sự kế tiếp và sự cai quản cả miền Bắc và miền Nam
Một số tác giả thường gọi vương triều hay giai đoạn Đồng Dương là vương triều Phật giáo, một số người khác lại phản đối Mâu thuẫn này thể hiện ngay ỏ tên gọi của kinh đô - Indrapura, của sự tôn thờ thần chủ quốc gia, thần Siva qua hình tượng linga của Sambhubhadresvara, nhưng mặt khác, Indravarman còn tự tay mình dựng (tuong) Lokesa (Quan Âm), xin quy thuận Lokesa và mang tên thụy là Phật - Sri ParamaBuddhaloka Tuy nhiên, ấn tượng mạnh hơn hẳn là chính phế tích Đồng Dương, phát hiện được nhiều tượng Phật bằng đá, phù điêu trên đá của đài thờ thể hiện sự tích Phật đi tìm chân lý Nhưng ấn tượng mạnh hơn còn là ở pho tượng Phật dựng bằng đồng thau cao 1m08, đồ sộ, đẹp vô cùng, hiếm vô cùng Người ta đã nói nhiều về pho tượng này
Theo J.Boisselier (1963,p.24-25), pho tượng nhìn qua có nét giống nghệ thuật Amaravati Ấn Độ, hay nghe thuật Anuradhapura ở Sri Lanca, rất khó định niên đại vì không được phát hiện trong địa tầng khảo cổ, nhưng thuộc loại cùng trung tâm Phật giáo cuối thế kỷ IX Thuộc loại này có thể xếp 1 pho tượng Phật nhỏ hơn tìm thấy ở Khorat (Đông Bắc Thái Lan), 1 mảnh thân (torse) tìm thấy ở
Trang 34Quảng Khê (Quảng Trị - Việt Nam) Nhận xét giống Amaravati mà lại định vào cuối thế kỷ IX thì kỳ lạ Tuy nhiên về mặt lich sử, có vẻ là ông rất khó định niên đại khác Tuy vô lý về mặt nghệ thuật, rõ ràng đây là một pho tượng Buddhapad rất Amaravati: còn giữ tư thế đứng phổ biến thuở ban đầu, tay trái túm mép nâng vạt áo thành tà trái của antaravasaka song song với thân người, vai phải để hở, tay phải lập
ấn vô úy (abhaya mudra), thân trước áo cà sa uốn lượn làn sóng lăn tăn duyên dáng, rất Amaravati Nếu như thế thì phải định niên đại sớm hơn thế kỷ III-IV mới phải Gần đây, Giáo sư vật lý Phạm Văn Hường ở Đại học Bordeaux cho biết qua rọi quang phổ, pho tượng Đồng Dương, cùng một pho tượng ở Sulawesi còn rất ít được biết, có niên đại thế kỷ III Có lẽ thuộc loại này còn có cả 2 pho tượng Phật chiều cao chỉ chừng 0m60 trưng bày ở Bảo tàng quốc gia Bankok có nguồn gốc Sri Lanca, hoặc có nguồn gốc Khorat Dù sao như thế cũng đủ khiến cho vấn đề trở nên
lý thú và phức tạp hơn Các pho tượng được đúc trong thế kỷ III, IV rồi mang đến những nơi này ngay, hay đến sau thế kỷ VI-VIII ? và đúc từ Ấn Độ hay từ nơi đâu
? Ít nhất thì nơi đây, vùng dân cư này từ thế kỷ III, IX cũng đã sùng Phật giáo để có thể học chế tác hoặc bỏ một số tiền lớn để nhập khẩu một pho tượng quý giá như thế Sự có mặt của gương đồng thời Hán, ở phía Bắc, ở Quảng Bình, tiền Ngũ thù thời Hán và sau đó ở Bình Định, Phú Yên cũng cho thấy phần nào sự giao lưu kinh tế và văn hóa của Champa với nước ngoài không phải là nhỏ, hẹp
Bản thân Đồng Dương - Indrapura, nơi vừa là hoàng cung, vừa là đền miếu thờ thần Phật, vẫn được coi là kiến trúc lớn nhất của Champa Một con đường đắp cao dẫn vào cửa chính phía Đông hình cung gầy, kiểu dáng độc đáo, đến nay vẫn còn gọi là Gopura Quanh Gopura là vòng tháp nhỏ (stupas), nay không còn bao nhiêu Một con đường dẫn đến sân phía trong rộng lớn, chính giữa là tháp chính và
18 miếu nhỏ dựng xung quanh, nay cũng không còn được mấy Trong tháp chính
có bàn thờ tựa lưng vào tường phía Tây, một bức tường đỡ lưng cho nó thêm vững chắc, trên đó có một bệ nhỏ có vẻ để đó một pho tượng Quan Âm bằng đồng, còn chính pho tượng Phật lớn bằng đồng đứng vững trên chân bệ thì đặt ở chỗ nào, hiện chưa biết rõ Từ sân đền này có con đường ngắn đi về phía Tây, dẫn đến một phòng rộng, dường như là nơi để các nhà tu hành tham thiền nhập định Một bức tường gạch xây cao, vững chắc, trên nền đất đắp cao, bao quanh toàn bộ kiến trúc trên một khuôn viên khá lớn, chiều dài 300m, rộng 150m Bức tường này vẫn còn vài đoạn ngắn cao hơn 1m đứng vững trên nền đất cao, hoàn toàn xứng đáng để được coi là tường thành Trong khuôn viên, trên những sân rộng này là đất trồng rau, xưa kia có thể là nơi dựng nhà gác, và quán bằng vật liệu nhẹ Phía trước cửa, con đường phía Đông dẫn đến một hồ nước rộng nằm chếch hướng Đông - Nam, nay vẫn còn dùng được là nước tưới tiêu, nối với một hệ thống khe lạch chạy xung quanh, vừa là đường dẫn nước, vừa có chức năng làm hào Không có hoặc rất ít có dấu vết giếng
Trang 35cổ Về môi sinh, đây là một thung lũng, 3 bề là núi, rừng, trước mặt là đầm hồ, một nơi rất dễ bị khô hạn (một năm 3-4 tháng) và cũng rất dễ bị lũ ngập lụt, nơi có thể phong thủ nhưng không vững chắc, nơi có thể sống nhưng không thật thuận lợi, lâu dài Với Champa, cả 3 địa điểm, từ Sinhapura, Virapura đến Indrapura, không nơi nào thật thuận lợi, chỉ có thể giữ vai trò thứ phụ vùng, thậm chí là một trong số mấy vùng Đó là nguyên nhân mà mỗi nơi chỉ duy trì được trong một hoặc hơn một thế
kỷ Vijaya sau này có điều kiện hơn, có tính chất chung rộng hơn, nên duy trì, tồn tại được 5 thế kỷ
Tuy nhiên, những gì Đồng Dương để lại cũng thật là không nhỏ Những pho tượng Đồng Dương đều có vóc dáng khỏe khoắn, nét mặt mạnh mẽ, bộ môi dày, rõ nét, bộ ria và râu quai nón dày dặn, cùng với lông mày dài, rậm đến mức nối liền nhau thành đường thẳng tôn thêm nét mạnh mẽ của khuôn mặt Các pho tượng thường đeo hoa tai lớn, đội mũ chóp có hình 3 bông hoa đại đóa phía trước và 2 bên, tôn thêm vẻ hùng vĩ, cương nghị của tượng Đồng Dương Vòm cửa đã chuyển
từ dải băng hoa lá hình cung dưới kiểu dây chầu đến chỗ co hẹp vào có đính kiểu quả đào để ngược và có văn trang trí kiểu Đồng Dương Trên vòm cửa, gân tường
và đồ trang sức có hoa văn hình "sâu đo" (vermiculaire) hoặc giống như hình "ruột non" cuộn vòng, nối dài Hình sâu đo và sự đậm đặc của văn trang trí ở khắp nơi cho là một điểm đặc sắc của nghệ thuật Đồng Dương, đến nỗi có tác giả nhận xét là một phong cách nghệ thuật có "nỗi sợ khoảng trống" Nét này nổi bật, dễ nhận đến nỗi không cần phải là nhà chuyên môn cũng có thể thấy ngay "phong cách Đồng Dương" Nhưng cũng chính nhờ như thế mà nghệ thuật Đồng Dương đặc sắc, được nhận xét là "đầy sức sống của thiên bẩm bản địa, có sự kỳ lạ, mạnh mẽ, hùng vĩ (Ph.Stern), "nó mạnh khỏe, bản địa và kỳ lạ" (Patanne) " Toàn bộ phong cách Đồng Dương đem lại ấn tượng về một nghị lực vô hạn " ( Ph.Rawson) Và nói chung là rất khỏe khoắn, rất độc đáo, rất bản địa, rất ít ảnh hưởng bên ngoài, kể cả
từ Ấn Độ
Với sức sống mạnh mẽ đó, vương triều Đồng Dương có ý thức vươn lên cai quản cả lãnh thổ vương quốc, nhưng rồi chính sự lớn lên của tự thân nó lại tạo nên những vùng lãnh thổ khác nhau, những thế lực của quyền quý địa phương
Thật là lạ, không có một vương triều nào trước đây có ý thức về sự thống nhất, tập trung, về quyền cai quản toàn bộ lãnh thổ vương quốc như vương triều này Nhưng mặt khác, chưa bao giờ sự thể hiện tính riêng biệt của các vùng lại mạnh mẽ như giai đoạn Đồng Dương
1 Xin được bắt đầu với địa bàn cực Bắc, tỉnh Quảng Bình ngày nay Ở đây, trên sông Kiến Giang, một nhánh của sông Gianh, đã có mấy cụm di tích, Trung
Trang 36Quán ở bờ Bắc, Đại Hữu ở bờ Nam, cách nhau 5km và cũng không xa đó là Mỹ Đức
Trung Quán có 1 tháp (?) mỗi cạnh đáy có chiều dài 7,1m, dưới đáy sima có
1 con rùa vàng dài 4cm, 2 mảnh vàng hình hoa sen và vài chục viên đá quý Đại Hữu và Mỹ Đức gần giống nhau, mỗi nơi là một cụm 3 tháp nhỏ, cạnh dày 5,5m; có tường bao quanh Tất cả đều đã sụp đổ, đất phủ thành gò, cỏ mọc um tùm Bàn thờ
đã bị xê dịch, có nơi, đài thờ đã bị đổ bên bụi rậm hay bị lấy đi mất Hiện vật Đại Hữu và Mỹ Đức khá phong phú và lý thú
Mỹ Đức phát hiện được 01 tượng Phật đồng thau, cao 0,44m, áo cà sa phủ kín hai vai, thân áo cũng uốn nếp làn sóng, nhưng không thẳng như pho tượng lớn Đồng Dương, được đoán định niên đại thế kỷ IX; 01 tượng Lokesvara (Quan Âm) cao 0,33m (cả đế), 01 tô có chân, có quai bằng đồng (để thô); 01 tượng Lokesvara bằng đồng mạ vàng, trông thô, xấu, nhưng một mảnh thân (bị gãy mất một phần đầu, tay) cũng cho thấy tư thế dựng lệch hông, khoác tấm choàng, nhẵn bóng, đẹp, kiểu dáng Trung Hoa rõ nét; 01 pho tượng đá, vài mảnh của một pho tượng đá; cụm đền Mỹ Đức có quy mô, kiểu dáng khá giống Đại Hữu; ở đây cũng phát hiện được 2 tượng Quan Âm, nhiêu pho tượng Phật cỡ nhỏ, bằng kim loại và một mảnh đá có khắc 2 dòng chữ Phạn jagadguru và abhayada (Người Bảo hộ, người giữ yên thế giới) tức là Đức Phật Nhưng ở Đại Hữu còn đáng chú ý là có bàn thờ, đài thờ, trên đặt ngẫu tượng linga va yoni khá lớn, đã bị xô nghiêng và vứt ngẫu tương ra ngoài; linga không còn thấy, yoni bị vỡ, vòi gãy rồi (dài 0,37m, rộng 0,17m), trên cạnh bên, có khắc 3 dòng chữ mà người ta có thể đọc được mấy chữ Ratnalokesvaro yena, sthapito Vrddhe Ratnapure sa Sriman Jaya Sinhavarmmadevo yam (Tượng Quan Âm quý báu bằng bạc được dựng ở pura (thành phố) Ratno (Pháp Bảo) xưa
cũ, bởi đức vua Jaya Sinhavarmadeva) Đoán theo tự dạng, là ông vua thứ 4 của vương triều Đồng Dương, niên đại 808-908
Phải chăng cả vùng phía Bắc, nay là đất Quảng Bình, đã hình thành một vùng dân cư, có thành phố Pháp Bảo (Ratnapura) là thành phố xưa cũ (có từ trước-Vrddha) đã in rất đậm dấu ấn Phật giáo, tuy rằng vẫn theo cái nền chung của tôn giáo quốc gia là Hindu giáo, thờ ngẫu tượng linga-yoni khá lớn Tức là đã có Thành phố từ trước, đến thế kỷ IX mới phát triển thêm các cơ sở Phật giáo?
Tiếp theo, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, dấu tích văn hóa cũng khá dày đặc
và không kém lý thú, kể theo huyện từ Bắc đến Nam:
- Huyện Triệu Phong: ở Trà Liên có tháp, còn thấy tầng nền (soubassement)
có văn trang trí Đồng Dương; có tượng nữ thần Devi khá đẹp; ở Dương Lê cũng có phế tích đền tháp và đặc biệt ở Nhan Biều có phế tích đền và có minh văn Nhan Biểu (C149) nổi tiếng, sẽ nói rõ hơn dưới đây
Trang 37Huyện Hải Lăng, ở Trâm Lý, Trung Đồn, Câu Hoan, Hải Xuân, Trà Lóc dường như cả 5 xã này đều có dấu vết phế tích đền tháp; riêng Trung Đơn và Hải Xuân thì khá chắc có dấu vết, ngoài ra còn có tượng dvarapala, makara, yoni
- Huyện Gio Linh, ở xã Trung Sơn có phế tích tháp An Xa Các học giả thời trước đã phát hiện được một tầng nên đài thờ có phù điêu trên đá sa thạch tạc hình
2 người cưỡi ngựa (một nam và một nữ ?) đánh cầu (chơi polo?) rất nổi tiếng vì đẹp, sinh động và độc đáo, ghi chữ là ở Đại An - Quảng Trị, phải chăng chính là ở tháp
An Xã này? Những cuộc khảo sát, khai quật khảo cổ học trong những năm
1991-1993, đã khẳng định dấu tích tháp ở Trung Đồn, Dương Lệ, Hải Xuân, Hải Lăng, cùng một số tượng, phù điêu
Trở lại bia Nhan Biều
Phát hiện năm 1911, ở một phế tích tại thôn Nhan Biều, xã An Đồn (tên cũ) huyện Triệu Phong, Quảng Trị; đưa về Bảo Tàng (Hà Nội) cùng năm Bia hình trụ
có chóp, khắc chữ 4 mặt, 38 dòng Phạn ngữ, 12 dòng Chăm cổ Nội dung:
Một viên thượng quan tên là Po Klun Pili Rajadvara dựng một đền thờ thần Siva (năm 908), lại cúng một khoảnh ruộng, giới hạn tới tường thành (hajai) của Trivikramapura Lại lập một ngôi chùa thờ Phật Quan Âm ở làng quê Là cháu họ của vợ vua, ông quan này hãnh diện vì đã được trọng dụng, được phong tước Akaladhipati dưới 4 đời vua Champa, là Jaya Sinhavarman (898-908), rồi con ông
là Jaya Saktiaavarman (đã biết là chỉ ở ngôi rất ngắn), đến Bhadravarman (III) 916), rồi đến con ông là Indravarman (*III) (917-960)
(908-Bia này cho biết một phổ hệ đáng tin cậy về 4 đời vua gần cuối cùng của vương triều Đồng Dương Đời 1- Jaya Sinhavarman còn được khẳng định trong Đại Hữu, Châu Sa và Bản Lãnh; Đời 2 chỉ được biết qua Nhan Biều này; Đời 3 lại được nói tới trong nhiều bia, như Châu Sa, Bằng An, Phú Lương và Đời 4, được kể trong bia Po Nagar (918) và Lai Trung (918) Ông quan này còn thực hiện 2 chuyến
đi sang Java để học về ma thuật (Sidayatra)
Như vậy, có thể nói, ở Đại Hữu, (Ratnapura), Phật giáo có vẻ khá đậm, thì ở đây, xem ra Siva giáo có thể đậm hơn, nhưng vẫn có Phật giáo, lại còn có cả ma thuật (?) ở chính tên gọi Ratnapura (Pháp bảo thanh), còn ở Nhan Biều, Trivikramapura là tên gọi Visnu (Visnu thanh) Bia này và Hòa Quế nói dưới đây cho hiểu rõ Pura vốn có 2 nghĩa, là thành thị, kinh đô và là đền tháp thờ thần Do vậy, ở đây nên hiểu là đèn thờ thì hợp hơn Ngoài ra Trivikrama thì hẳn là Visnu, nhưng có thể chỉ là cách đặt tên, mà có thể thờ Siva và Visnu.Ông quan này đi sang Java có lẽ đi thẳng từ đây, từ cửa sông Thạch Hãn, không nhất thiết phải về Indrapura xin "hộ chiếu" và xin "visa"
Trang 38Tiếp đến bia Hòa Quế như đã nói ở trên vì có mối liên quan, tuy khác nhau đáng kể về địa lý Hòa Quế là tên xã, thuộc huyện Hòa Vang, nay là phường Khuê Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng Bia bằng sa thạch, là một cột hình trụ, khắc chữ 4 mặt, có 53 dòng sanskrit và 19 dòng Chăm cổ Bia kể tên 3 anh em trai, người em út tên là Jayendrapati Cả 3 được làm chức cố vấn (Amatya) dưới thời vua Bhadravarman (908-916) Người em út là người có học vấn cao, có tài năng, có thể đứng dịch ngay tại chỗ thông điệp của các vua nước ngoài; chính ông đã soạn những bài minh (prasasti) cho 09 ngôi đền; trong đó, có 2 ngôi của Jaya Sinhavarman và 07 ngôi của Bhadravarman Rồi cả 3 anh em lại cùng nhau lập đền, dùng tượng thờ thần giống hình cha và mẹ, cùng một số tượng khác như Devi, Ganesa và Kumara (Được biết là 2 pho tượng Ganesa và Kumara vẫn còn tại chỗ, cho đến đầu thế kỷ này) Riêng người em út còn dựng thêm tượng Siva vĩ đại (Mahasivalingesvara) năm 907 Ở đây, ngoài việc biết thêm một nét văn hóa Champa thời Đồng Dương, còn được khẳng định các hoạt động tín ngưỡng của 2 đòi vua thứ 4 và thứ 6 của vương triều này Ngoài ra, qua cách gọi tên của bia, như Rudrapura,Visnupura, Bhadra- puresvara, có thể thấy, từ pura được dùng phổ biến theo nghĩa đền thờ
- Tiếp theo, trên địa bàn Thừa Thiên ngày nay, phế tích đền Vân Trạch Hòa (xã Phong Thư, huyện Phong Điền) có 3 ngôi tháp nằm trên bờ sông Ô Lâu, đã sụp
đổ, đất phủ kín, được biết từ lâu, gần đây mới được khai quật, giới thiệu (1999) Đã phát hiện đài thờ bằng đá sa thạch, hình vuông, 2 tầng, tầng dưới có cạnh 1,18m, tầng trên cạnh 0,62m, có phù điêu tạc hình mấy vị thần ngồi thiền trong khung trang trí văn Đồng Dương và hình ngỗng Ham sa (vật cưỡi của Brahma) trên thân tầng dưới Gần đây được biết thêm tháp Mỹ Khánh, tháp gạch trung bình ở gần bờ biển,
có vẻ đang làm dở, thân trơn, không có văn trang trí; hình dáng, gân tường và trụ cửa, dường như có niên đại khoảng từ phong cách đầu Đồng Dương ? Nhưng có lẽ điều quan trọng hơn ở Thừa Thiên là bia Lai Trung (C,148), niên điểm sau 918, cho biết một viên quan "hầu trầu" (danay pinang) dưới thời vua Indravarman (III) cũng dựng bia, cúng thần
Đến đây, trở lại vùng trung tâm của vương quốc, đất khởi nghiệp, lâu đời, đất Quảng Nam ngày nay, trong biết bao nhiêu biến cố sôi động
Trở lại mấy ông vua đầu vương triều được nói trong bia Châu Sa (Quảng Ngãi) Ở Châu Sa, trong thành Châu Sa, có một phế tích đã sụp đổ, gạch xây tháp làm thành đống, còn thấy một tầng nên đài thờ bằng đá xanh hình chữ nhật, dài 1,1m, rộng 0,60m, dày 0,25m, có tạc văn trang trí Đồng Dương Một tấm bia được phát hiện bên cạnh, có 23 dòng sanskrit, nói về một viên thượng quan dựng một tượng linga trong đền (do vua lập từ trước), thờ thần bảo hộ của Indravaraman (II)
Trang 39(875-898), năm 893, lại dựng một linga khác vào năm 903, gọi tên là Sankaresavah (hình thức tên gọi của Siva) và một bình nước bằng vàng để thờ thần chủ của vua Jaya Sinhavarman (898-908) kế vị ông vua trên Ngoài ra, năm 1998, trong một cuộc đào khảo cổ, ở bên ngoài phía Tây thành Châu Sa đã phát hiện được một lò gốm cổ hàng trăm hình nổi tượng Phật ngồi, áo bở, bằng đất nung terra cotta rất nhỏ, khoảng 5cm, có vẻ như một kiểu bùa hộ mệnh (?) được đoán định niên đại khoảng thế kỷ IX Dú sao, những gì đã biết ở Châu Sa khẳng định 2 vua đầu triều
có thực (vua 3 và 4), nói lên vai trò của thượng quan, tình hình tôn giáo, tín ngưỡng
đã đang đan xen
b - Trở lại đất Quảng Nam, tuy ở chính Đồng Dương chỉ được biết có 2 bia lớn, Đồng Dương I và II, nói về những vua đầu triều và về việc Indravarman (II) lập kinh đô mới có tên là Indrapura, nhưng những nơi khác thuộc Quảng Nam, còn có Phủ Thuận (huyện Quế Sơn) Bằng An (huyện Điện Bàn) An Thái, Bản Lãnh (huyện Duy Xuyên), Dương Mông, cùng với Đại Lộc (Duy Xuyên), Bó Mưng (Điện Bàn) trong đó đáng chú ý còn có An Thái với phế tích kiến trúc của một thiền viện mà tấm bia bằng sa thạch ở đây cao 1m, có 22 dòng chữ Phạn cho hay thượng tọa Nagapuspa được Bhadravarman (III) cho xây dựng, đền Indravarman (III) ban cho vị sthavirakh kinh quyền trụ trì thiền viện Pramudita - Lokesvara này
Di tích thật là phong phú, dày đặc Như thế, phần trên mới điểm các vùng cùng với
di tích và nét riêng văn hóa vùng thuộc thời Đồng Dương; cũng chỉ có thể là những điểm chính, mà chắc chưa thể hết; vả lại cũng không phải là nên làm một bảng thống kê cho thật đủ, mà chủ yếu là kể những điểm chính, có nét nổi bật Dù sao như thế cũng đủ để thấy không có một vương triều nào đến đây có những vùng ngoại vi rộng lớn đến như thế, hơn nữa ngày càng thấy rõ sự lớn mạnh của các quan chức dù gần hay xa kinh đô mà nhiều người trong số họ đã xây đền dựng tượng, dựng bia Không phải chỉ có nhà vua hay hoàng thất, mà cả các quan ở xa cũng lập đền, dựng bia Đã biết từ Đại Hữu, Nhan Biều (Quảng Bình, Quảng Trị), đến Lai Trung, Châu Sa, còn đến cả một vị thủ lĩnh ở Thượng Nguyên, ở Kon Klor (Kontum), bia có niên điểm 916 Sự lớn mạnh, phát triển của các quan lại, quý tộc dường như từng bước dẫn đến sự phân tán, tán quyền và có xu hướng tăng mạnh vào cuối thế kỷ IX - đầu thế kỷ X; thậm chí có học giả còn lấy khoảng năm 916 (Kon Klor, Hà Trung) - 918 (Chiêm Sơn và Po Nagar) để làm niên đại tuyệt đối trước sau của sự chuyển biến của vương triều Đồng Dương Các di tích kiến trúc trước 918, dù ở xa hay gần đều mang dấu ấn vương quyền, tính chất và đặc điểm phong cách Đồng Dương rất rõ, nhưng từ đây, bắt đầu xuất hiện một phong cách nghệ thuật mói, gọi là Mỹ Sơn A1, thể hiện trước tiên trên ngôi đèn A1 ở Mỹ Sơn, lớn nhất và đẹp nhất còn lại đến đầu thế kỷ XIX (khi người ta còn có thể đo, vẽ, chụp ảnh được), khác Đồng Dương, tuy cách Đồng Dương không bao xa
Trang 40Vòm cửa tháp Đồng Dương là một hình cung hẹp, thậm chí gần thành hình tam giác, được kết băng 3 - 4 dải băng hình sâu đo, đính là một bông đại đóa, chóp nhọn và dưới hơi nhọn, phủ hình sâu đo cách điệu, khỏe khoắn, nặng nề, trụ cửa và gân tường cùng trang trí một kiểu Đền Mỹ Sơn A 1, nhìn tổng quát, cũng vẫn giống Đồng Dương, song đã khác ở chỗ những dải băng hình dẹt, có đường viền kép phân rõ các dải băng tròn, uốn cong hai nẹp, trông mềm mại, thay vào chỗ mấy dải băng sâu đo rậm rạp như đính liền nhau Bông đại đóa ở đỉnh cung " được thay bằng kiểu bông hoa hình trứng, đỉnh nhọn chĩa lên trên, đỉnh nhỏ quay xuống dưới, trơn, trần" (Ph.Stern,p.18-19), trông nhẹ nhàng Trên trụ cửa, gân tường, các hoa văn trang trí hình cành lá uốn cong tròn "hình trứng", trông mềm mại, sinh động Môtip hình trứng này rất giống tường đền Borobudur, nên chắc đã có sự giao lưu văn hóa từ Đồng Dương với Java, tạo nên một phong cách bề thế, sang, đẹp elegant nhất(Ph.Stern, 1942)
Nghệ thuật tạc tượng, theo J Boisselier (1963), giai đoạn đầu của Mỹ Sơn A1 là tượng Đại Hữu và Khương Mỹ Căn cứ để xem là quần áo, mắt mũi, đầu tóc
và trang sức Rõ ràng là đã có những chuyển biến khác thời Đồng Dương Mặt nhẵn nhụi, tuơi, dịu hơn, mũi bớt nở, môi bớt dày, Quần áo giãn, nhẹ, nhưng kiểu cách hơn: một tấm vai rộng quấn ngang thân, buộc nút ở bụng, làm thành cái váy (là cái cần mấn hay đồ mấn mà thư tịch đã kể ?Vòng thắt tóc tết đính 3 bông hoa do sợ nặng nề, thấy băng kirita mukuta đánh dài lọn tóc thành 2-3 tầng cao vút Giai đoạn sau, muộn hơn một chút, có xu hướng cuộn tóc thành một búi tròn như quả cam, buông thả sau gáy Tai thường có lỗ để xâu hoa tai hình quả trám, rồi hình chuỗi vòng buông thõng thoải mái Giai đoạn giữa hay giai đoạn cao của phong cách này
là Trà Kiệu, có đền thờ mà có lẽ chính là đền thờ Valmiki, tác giả Ramayana, như bi
ký cho biết; nên trên chân nến có tạc sự tích Ramayana, hình tượng Rama, Lakshmana, Hanuman và mấy con khỉ Ở Trà Kiệu còn có đài thờ hình vuông, do linga và yoni khá lớn hình tròn; 4 mặt đài thờ tạc 4 cảnh theo sự tích Bhagavatapurana (quyển 10), những nhân vật thể hiện sinh động theo phong cách Trà Kiệu, cuối thế kỷ X Trà Kiệu còn có chân đài vũ nữ (Piedestal aux danseuses) rất nổi tiếng Theo J.Boisseier, chân đài (hay chân tường?) này có cạnh dài ít nhất 3m, cao 1,15m, gồm 2 tầng, tầng dưới có một đường gờ khỏe, có hình mấy con sư
tử nhô ra, do trụ tường của tầng trên; tầng trên có trang trí mỗi trụ tường một hình
vũ nữ và giữa hai trụ tường ngăn tách các vũ nữ là nhạc công Thật khó mà đoán chắc những mảnh, phần rời mà J.Y.Claeys thu được trong cuộc đào năm 1927, có thuộc về của một chân tường hay không? Các vũ nữ chỉ che thân thể bằng đồ trang sức, chỉ mặc một thứ candataka của các Apsaras và nếu có thì cũng trơn và trong suốt như là bằng mousselin Tóc tết thành hình chóp nón, được giữ bằng vòng trang sức Hoa tai là chuỗi vòng nối liền đã có từ Khương Mỹ Bộ mặt tuyệt đẹp, thanh