TÓM TẮTCông trình nghiên cứu “Tìm hiểu ảnh hưởng của nho giáo Trung Quốc trong nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế” gồm 3 chương với 50 trang chính văn và 18 trang hình ảnh minh họa, thời
Trang 1ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINHBAN CHẤP HÀNH TP HỒ CHÍ MINH
CÔNG TRÌNH Dự THI GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN cứu KHOA HỌC - EURÉKA
LẨN THỨ 11 NĂM 2009
QUỐC TRONG NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ
LĨNH Vực NGHIÊN CỨU: XÃ HỘI
CHUYÊN NGÀNH: ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
TÁC GIẢ: Lâm Thị Thuý Hà (CN)
Trần Tú Anh Nguyễn Thị
Vân Thi Nguyễn Ngọc
Bảo Chiêu
Mã sn cônp trình:
Trang 2MUC LUC
• •
Trang
TÓM TẮT 1
PHÀN DẪN NHẬP 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Giới hạn nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Những đóng góp của đề tài 4
7 Kết cấu 4
CHƯƠNG I NHO GIÁO TRUNG QUỐC- QUÁ TRÌNH DU NHẬP- ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI VẪN HÓA VIỆT NAM 1.1 Ng uồn gốc và quá trình du nhập của Nho giáo Trung Quốc vào Việt Nam 5
1.1.1 Nguồn gốc 5
1.1.2 Quá trình du nhập 9
1.2 Những ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc đối với văn hóa Việt Nam 10
1.2.1 Những ảnh hưởng đối với tầng lớp tri thức phong kiến 10
1.2.2 Những ảnh hưởng đối với tầng lớp bình dân 12
1.2.3 Những ảnh hưởng đối với đời sống văn hóa hiện đại 13
CHƯƠNG H KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TRUNG QUỐC 2.1 Đặc điểm kiến trúc Nho giáo Trung Quốc 16
2.1.1 Nghệ thuật bố cục cảnh quan và mặt bằng kiến trúc đô thảnh- hoàng thành Trung Quốc 16
2.1.2 Nghệ thuật trang trí- điêu khắc- màu sắc trong kiến trúc cung điện Trung Quốc 23
2.1.3 Đặc trưng cơ bản của kiến trúc Nho giáo Trung Quốc 25
2.2 Đặc điểm kiến trúc cung đình Huế 26
2.2.1 Nghệ thuật bố cục cảnh quan và mặt bằng kiến trúc hoàng thành cung đình Huế 26
2.2.2 Nghệ thuật trang trí - điêu khắc- màu sắc trong kiến trúc cung đình Huế 29 2.2.3 Đặc trưng cơ bản của kiến trúc cung đình Huế 31
2.3 Những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về mặt hình thức và tinh thần trong kiến trúc cung đình Huế 33
2.3.1 Ảnh hưởng về mặt hình thức 33
2.3.2 Ảnh hưởng về mặt văn hóa tinh thần 35
Trang 3CHƯƠNG m ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN- NGHIÊN CỨU- HỌC TẬP VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ
3.1 Giá trị văn hóa và nghệ thuật của kiến trúc cung đình Huế 39
3.1.1 Giá trị văn hóa 39
3.1.2 Giá trị nghệ thuật 41
3.2 Đị nh hướng bảo tồn 44
3.2.1 Thực trạng 44
3.2.2 Định hướng 45
3.3 Nghiên cứu, học tập và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật của kiến trúc cung đình Huế 7 ’ ! ! 7. 47
KẾT LUẬN 48
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHẦN MINH HỌA 52
Trang 4TÓM TẮT
Công trình nghiên cứu “Tìm hiểu ảnh hưởng của nho giáo Trung Quốc trong nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế” gồm 3 chương với 50 trang chính văn và 18 trang hình ảnh minh họa, thời gian nghiên cứu trong vòng 5 tháng từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009, công trình nghiên cứu tổng thể về quá trình du nhập của Nho giáo Trung Quốc vào Việt Nam, những ảnh hưởng của nho giáo Trung Quốc trong kiến trúc cung đình Huế, và đưa ra những định hướng bảo tồn, nghiên cứu học tập và phát huy những giá trị văn hóa nghệ thuật của kiến trúc cung đình Huế
Trong chương I, công trình đã khái quát lịch sử hình thành của nho giáo Trung Quốc, quá trình du nhập của nho giáo Trung Quốc vào Việt Nam và những ảnh hưởng của các tư tưởng nho giáo ở Việt Nam như ảnh hưởng đối với tầng lớp tri thức phong kiến, ảnh hưởng đối với tầng lớp bình dân và ảnh hưởng trong đối với đời sống văn hóa hiện đại Qua đó, người đọc sẽ có cái nhìn tổng quát hơn, rõ hơn về những ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc ở Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử
Trong chương II, công trình đi vào nội dung chính là tìm hiểu, phân tích nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế và những ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc trong nghệ thuật kiến trúc cungđình Huế Trong đó tìm hiểu, phân tích về đặc trưng cơ bản của kiến trúc nho giáo Trung Quốc baogồm nghệ thuật bố cục cảnh quan và mặt bằng kiến trúc đô thành- hoàng thành Trung Quốc, Nghệ thuật trang trí- điêu khắc- màu sắc trong kiến trúc cung điện Trung Quốc, sau đó phân tích đến những đặc trưng cơ bản của kiến trúc cung đình Huế, từ đó so sánh, phân tích và đưa ra những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về mặt hình thức và tinh thần trong kiến trúc cung đình Huế để thấy được tinh hoa, nét đẹp và những nét rất riêng của Việt Nam trong kiến trúc cung đình Huế dù chịu ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc
Trong chương III, từ những phân tích, tìm hiểu, so sánh của chương hai, đề tài nêu lênnhững giá trị về văn hóa, nghệ thuật của kiến trúc cung đình Huế, tầm quan trọng của nó đồng thờiđưa ra những định hướng bảo tồn, nghiên cứu học tập và phát huy những giá trị văn hóa nghệ thuậtcủa kiến trúc cung đình Huế Từ đó, chúng ta nhận thức rõ rằng nhiệm vụ học tập, bảo vệ và pháthuy những giá trị nghệ thuật của kiến trúc cung đình Huế là nhiệm vụ của mỗi người dân Việt Namchúng ta và nhất là đối với những người yêu cái đẹp, những người trân trọng giá trị truyền thốngvăn hóa lịch sử mà triều Nguyễn đã để lại cho chúng ta
Tóm lại, công trình nghiên cứu nhằm:
- Xác định những ảnh hưởng của nho giáo Trung Quốc trong nghệ thuật kiến trúc cungđình Huế làm cơ sở cho công tác bảo tồn những di sản văn hóa Huế hiện tại và tương lai
- Sự khác biệt trong kiến trúc cung đình của Trung Quốc và Việt Nam, tìm ra những nétđộc đáo trong kiến trúc của hai quốc gia để có những ứng dụng phù hợp trong xây dựng và trangtrí trong lĩnh vực kiến trúc sau này
- Xác định các thuộc tính cung đình với sự thể hiện và chi phối các biểu hiện tâm linh,quyền lực, sáng tạo nghệ thuật để tìm ra nét độc đáo, tính chất đặc biệt trong trang trí kiến trúccung đình Huế
- Góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật của Di sản văn hóa Huế
Trang 5Tìm hiểu những ảnh hưởng của Nho giáo trong nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế giúpchúng ta nhận thức rõ giá trị của kiến trúc cung đình không chỉ góp phần vào việc gìn giữ, pháthuy những tinh hoa văn hóa dân tộc mà định hướng cho nền kiến trúc Việt Nam trong thế kỉ XXLNhưng ảnh hưởng của Nho giáo trong kiến trúc cung đình Huế như thế nào? Đặc điểm nổi bật làgì? Chúng ta có tiếp thu những ảnh hưởng đó một cách máy móc hay không?
Từ những yêu cầu, mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về những ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc lên nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế nói riêng và đặc điểm nghệ thuật, nétđộc đáo trong kiến trúc cung đình Huế và đời sống văn hóa tinh thần của người Huế nói chung đã
hình thành nên đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu những ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc trong
nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế”
2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài
về những ảnh hưởng của nho giáo Trung Quốc lên nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế.Trong bài viết Văn hóa Đông Á- Tương đồng và dị biệt, tiến sỹ Phan Thanh Hải đã viết:
Cung điện Huế là kết tinh của kiến trúc truyền thống ngàn năm của người Việt Trải qua ngàn năm bồi đắp, tích lũy từ Co Loa huyền thoại đến Hoa Lư, Thăng Long- Đông Đô
và cuối cùng là Phú Xuân- Huế, kỹ thuật xây dựng thànhTrì, cung điện đã không ngừng được tích lũy, bồi đắp rồi nâng lên thành một nghệ thuật Huế được ngợi ca là một kiệt tác kiến trúc thơ đô thị, bời sự hài hòa, tuyệt diệu giữa thiên nhiên, kiến trúc và con người Cũng là Nho giáo, cũng vận dụng thuật Phong thủy, Ngũ hành đế quy hoạch và xây dựng kinh đô, nhưng Huế vẫn thế hiện bản sắc và bản lĩnh văn hóa Việt Nam không thế lẫn vào đâu được
Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết “ Luận cương Nho giáo ở Việt Nam ” đã khái quát
nguồn gốc và quá trình du nhập cũng như ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc ở Việt Nam
Giáo sư Ngô Huy Quỳnh trong “Tìm hiểu về lịch sử kiến trúc Việt Nam ” đã khái quát
chung về kiến trúc dân gian Việt Nam, kiến trúc Việt Nam từ thời dựng nước đến các bước thịnhsuy phong kiến, kiến trúc Việt Nam dưới triều đại cuối cùng Thông qua lịch
Trang 6sử kiến trúc Việt Nam, chúng ta rút ra được nét tương đồng cũng như khác biệt của kiến trúc ViệtNam và Trung Quốc đặc biệt là kiến trúc cung đình.
Việc nghiên cứu nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình Huế đã thu hút rất nhiều sự quantâm, ý kiến và đánh giá khoa học rất khác nhau Trong cuốn Lược sử Mỹ thuật Việt Nam của
Nguyễn Phi Ho anh có đoạn viết: “Phong kiến Nguyễn là một vương triều rất phản động và lạc
hậu, cho nên đổi với vẩn đề mỹ thuật nổ chưa được như phong kiến Trung quốc mà nỏ bắt chước"
Những năm gần đây việc nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế đã phát triểnmạnh hơn với sự xuất hiện của các sách chuyên về mỹ thuật, kiến trúc thời Nguyễn của các tác giảnhư Phan Thuận An, Nguyễn Tiến Cảnh, Du Chi, Chu Quang Chứ, Trần Lâm Bền, Nguyễn HữuThông, Phan cẩm Thượng Nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng trong giảng dạy, sáng tác
và có ít nhiều ý nghĩa trong việc phục chế một số công trình, tác phẩm mỹ thuật Việc tìm hiểunhững ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc lên kiến trúc cung đình Huế không chỉ có giá trị vềmặt nội dung mà còn có những đóng góp nhất định trong quá trình gìn giữ, bảo tồn và phát huy disản, văn hóa Huế
Xác định các thuộc tính cung đình với sự thể hiện và chi phối các biểu hiện tâm linh,quyền lực, sáng tạo nghệ thuật để tìm ra nét độc đáo, tính chất đặc biệt trong trang trí kiến trúccung đình Huế
Góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật của Di sản vănhóa Huế
Đe tài chủ yếu tập trung vào những đặc điểm kiến trúc ở những công trình kiến trúc cungđình tiêu biểu như cung điện, thành lũy, lăng tẩm, đền miếu
Nghiên cứu những ảnh hưởng của nho giáo Trung Quốc từ khi du nhập vào Việt Nam đặcbiệt hình thức biểu hiện của nho giáo Trung Quốc trong kiến trúc cung đình Huế
Phân tích, chắt lọc, xử lý thông tin tư liệu lịch sử và nghệ thuật để rút ra những vấn đềtrọng tâm, đối chiếu, so sánh rút ra nhận định
Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp là phương pháp nghiên cứu chủ yếu để hoànthành đề tài Đề tài còn sử dụng các phương pháp như so sánh, đối chiếu, ghi chép tài liệu, hìnhảnh để so sánh, đối chiếu nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài Để phân tích tổng hợpmột cách chính xác và đem lại hiệu quả nghiên cứu, đề tài còn tham khảo các tài liệu, sách báo,nhận định của các nhà chuyên môn, nhà khoa học, nhà
Trang 7văn hóa Ngoài ra còn khai thác thông tin, đặc biệt là các thông tin về chất liệu truyền thống, ýnghĩa tâm linh, văn hóa lễ hội ở Huế.
Bước đầu tạo lập hệ thống đề tài, mang đến cái nhìn rõ hơn về những ảnh hưởng của nhogiáo Trung Quốc trong kiến trúc cung đình Huế, từ đó hiểu rõ hơn về giá trị nghệ thuật trong kiếntrúc cung đình Huế
Khẳng định nét độc đáo của kiến trúc Việt Nam, dù chịu nhiều ảnh hưởng của nho giáoTrung Quốc nhưng vẫn giữ những nét rất riêng, nét truyền thống phù hợp với văn hóa và tinh thầnViệt
Đề tài mong muốn đóng góp vào việc xác định các giá trị của nghệ thuật kiến trúc cungđình Huế cũng như văn hóa tinh thần trong đời sống của người dân Huế nói riêng và người Việtnói chung Từ đó có cơ sở để bảo tồn, trùng tu, phục chế các di tích trong quần thể kiến trúc cungđình Huế và phát huy những truyền thống, giá trị của văn hóa cung đình, văn hóa dân gian và tinhthần Huế
1.2 Những ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc đối với văn hóa Việt Nam
1.2.1 Những ảnh hưởng đối với tầng lớp tri thức phong kiến
1.2.2 Những ảnh hưởng đối với tầng lớp bình dân
1.2.3 Những ảnh hưởng đối với đời sống văn hóa hiện đại
CHƯƠNG II KIEN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TRUNG QUỐC
2.1 Đặc điểm kiến trúc Nho giáo Trung Quốc
2.1.1 Nghệ thuật bố cục cảnh quan và mặt bằng kiến trúc đô thành- hoàng thành Trung Quốc
2.1.2 Nghệ thuật trang trí- điêu khắc- màu sắc trong kiến trúc cung điện
Trung Quốc
2.1.3 Đặc trưng cơ bản của kiến trúc Nho giáo Trung Quốc
2.2 Đặc điểm kiến trúc cung đình Huế
2.2.1 Nghệ thuật bố cục cảnh quan và mặt bằng kiến trúc hoàng thành cung
Trang 8CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN- NGHIÊN CỨU- HỌC TẬP VÀ PHÁT HUYGIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ
3.1 Giá trị văn hóa và nghệ thuật của kiến trúc cung đình Huế
3.1.1 Giá trị văn hóa
Trang 9CHƯƠNG I NHO GIÁO TRUNG QUỐC - QUÁ TRÌNH DU NHẬP - ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM 1.1 Nguồn gốc và quá trình du nhập của Nho Giáo Trung Quốc vào Việt Nam
1.1.1 Nguồn gốc:
về nguồn gốc của Nho giáo, cho đến nay vẫn còn có nhiều người lầm lẫn cho rằng Khổng
Tử là “Thuỷ tổ” của Nho giáo Nho giáo không phải bắt đầu từ Khổng Tử mà Khổng Tử chỉ làngười phục hưng Nho giáo và ngài là người có công rất lớn trong việc hoàn thiện và phát triểnNho giáo
Nho giáo bắt nguồn từ thời Thái cổ nước Tàu, khởi thủy của Nho giáo được hình thành dothực tế quan sát và nhu cầu tổ chức xã hội, kết hợp với nguyên lý của trời đất, lấy đạo Trời làmkhuôn mẫu cho các hành động của người, nếu nghịch lẽ Trời thì phải bị tiêu diệt với ba vị ThánhVương: Phục Hy mà Phục Hy là vị vua khởi đầu, Thần Nông , Hoàng Đế, nhờ quan sát Long Mã,lập ra Hà đồ, vạch ra Bát Quái, cắt nghĩa sự hình thành và biến hoá của trời đất Những vạch bátquái được xem là đầu mối của văn tự sau này Vua lại dạy dân trồng dâu nuôi tằm, lấy tơ làm quần
áo, chế ra dờn cầm đàn sắt, dạy dân lễ nghĩa, phép cưới vợ gả chồng, lập thành gia tộc Sau Phục
Hy là vua Thần Nông chế ra cày bừa dạy dân làm ruộng, họp chợ búa để dân trao đổi hàng hoá,nếm thử các thứ cây thuốc để trị bệnh cho dân
Tiếp nối vua Thần Nông là Huỳnh Đe chế ra áo mão, lập nghi lễ triều đình, sai ông thươnghiệp chế ra chữ viết
Nối tiếp ba vị Thánh vương kể trên là vua Nghêu và vua Thuấn, khởi đầu đạo TrungDung, củng cố lễ nhạc, lập ra nền tảng gia đình và xã hội với đạo Tam cương và Ngũ thường
Đến thời vua Hạ Võ, nhờ Lạc thư, vua lập ra Hồng Phạm Cửu Trù, chế ra Ngũ
Hành
Tới đây Nho giáo đã có căn bản đầy đủ và vững chắc
Nho giáo đã giúp cho nước Trung Quốc thời thượng cổ được ho à bình, dân chúng thuậnhoà, tạo nên một nền luân lý tốt đẹp
Sau một thời gian dài, đến đời nhà Chu, vua Văn Vương nghiên cứu Bát quái của Phục Hy (gọi làTiên Thiên Bát Quái), đặt ra Bát Quái Hậu Thiên, tạo thành Kinh Dịch, giải nghĩa 64 quẻ Con củaVăn Vương là Chu Công Đán giải ý nghĩa của 384 hào của 64 quẻ, rồi nghiên cứu lễ nhạc của cácđời trước, qui định lại lập thành lễ nhạc có hệ thống chặt chẽ Cuối thời nhà Chu, đời vua ChuLinh Vương, năm 551 trước Tây lịch Đức Khổng Tử ra đời
Khổng Tử chỉnh đốn lễ nhạc, san định các kinh sách đời trước để lại: Kinh Thi, Kinh Thư,Kinh lễ, Kinh Nhạc, viết Kinh Xuân Thu, dạy 3000 học trò Toàn bộ cuộc đời với những hoạtđộng phong phú và sinh động của Khổng Tử, chúng ta có thể kết luận được rằng ông là người đãkhai sinh ra một đại học phái có ảnh hưởng lâu dài và to lớn đối với Trung Quốc nói riêng, cácnước phương Đông nói chung và đặc biệt là Việt Nam Đại học phái đó chính là Nho học Vậy nóiđến Nho học là nói đến Khổng Tử
Khổng Tử người làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nay thuộc phủ Duyên Châu, tinh SơnĐông Ngài dòng dõi là người nước Tống (Hà Nam) Ông tổ ba đời dời sang ở
Trang 10nước Lỗ (Sơn Đông) Thân phụ ngài là là Thúc Lương Ngột làm quan võ, lấy người vợ trước sinhđược chín người con gái Người vợ lẽ sinh được một người con trai tên Mạnh Bì, nhưng lại có tậtquè chân Đen lúc gần già ông thân phụ mới lấy bà Nhan Thị sinh ra Ngài Ngài sinh vào mùaĐông tháng mười năm canh Tuất là năm thứ hai mốt đời vua Linh Vương nhà Chu, tức là năm 551trước Tây lịch kỷ nguyên Bà Nhan Thị có lên cầu tự trên núi Ni Khâu, cho nên khi sinh ra ngàimới nhân điềm ấy đặt tên ngài là Khâu Ni, tên tự là Trọng Ni.
Nói đến Khổng Tử cũng có nghĩa là trước hết và chủ yếu là nói đến công lao san định và
biên soạn Lục Kinh gồm có Kinh thỉ, Kỉnh thư, Kỉnh lễ, Kinh dịch, Kinh xuân thu, Kỉnh nhạc, về
sau Kinh nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ Kinh nên thường được gọi là Ngũ kinh - công trình
có giá trị đặt nền tảng căn bản đầu tiên cho sự khai sinh của Nho học Hiểu một cách đơn giản nhấtthì Lục Kinh đại để như sau:
Kinh thi: Là tác phẩm tuyển chọn ca dao cổ đại của Trung Quốc Hẳn nhiên Khổng Tử
tuyển chọn theo cách của ông Với tất cả 311 bài ca dao, Kinh thi tuy chỉ có độ dày khá khiêm nhượng nhưng lại có ý nghĩa và giá trị rất sâu sắc Xem Kinh thi thì biết được tính tình, phong tục
và chính trị các đời và các nước chư hầu Học Kinh thỉ thì có thể di dưỡng tính tình và mở rộng tri
thức
Kinh thu: Là tuyển tập những điển, mô, huấn cáo, thệ, mệnh của các vua Trung Quốc thời
Đường, Ngêu, Ngu Thuấn cho đến đời Đông Chu Kinh thư hiện đang lưu truyền có tấ cả 59 thiên, chia làm: Ngu thư, Hạ thư, Thượng thư, Chu thư Đọc Kinh thu chúng ta có thể hình dung được sơ
bộ chế độ, tư tưởng phép tắc, đạo đức, cấu trúc của xã hội Trung Quốc cổ đại Xem Kinh thư thì
biết cái tính chất phác và lối văn chương của người đời cổ Những sự hành vi và những tư tưởngchép trong sách đều lấy hai chữ chấp trung làm cốt
Kinh lễ: Là công trình tập hợp, tuyển chọn và giới thiệu lễ nghi của người Trung Quốc cổ
đại, mà theo Khổng Tử là để nuôi đức, giữ tình và tạo dựng trật tự sao cho thật phân minh, hạn chếnhững điều sai quấy thường thấy trong muôn đời
Trong Ngũ kinh tính phức hợp thể hiện trong Kinh lễ là rõ ràng, tập trung và sâu sắc nhất Văn bản Kinh lễ còn được lưu giữ có tất cả 25 quyển, chia làm 49 thiên Tuy Kinh lễ cũng không
phải là một công trình lớn nhưng các bậc danh Nho thiên cổ Trung Quốc lẫn của ta đều cho rằng
đó thật sự là kết quả của một cuộc đại tập thành trí tuệ của nhiều thế hệ, Khổng Tử chỉ là người
mở đầu mà thôi
Kinh dịch: Dịch là sách tướng số để bói toán xem cát hung và lại là sách lý học, giải thích
lẽ biến ho á của trời đất và sự hành động của muôn vật, tức là bộ sách trọng yếu của Nho Giáo
Kinh dịch hiện còn lưu giữ được có cấu trúc đại để gồm hai bộ phận khác nhau Bộ phận thứ nhất
là hình dạng từng quẻ Bộ phận thứ hai là thoán từ tức là cắt nghĩa từng quẻ Bộ phận này cũngchia làm 2 phần riêng biệt: 2 thiên Kinh và 10 thiên Truyện, cả thảy là 12 thiên Trong những thiên
Truyện, Khổng Tử giải thích rõ ràng các ý nghĩa sâu xa ở Kinh dịch và phát huy những tư tưởng
uyên áo về tạo hoá và những quan niệm đặc biệt về vũ trụ và vạn vật, ngài lập thành cái nền lý học
của Nho Giáo về sau các nho giả đời Tống đều sở cứ vào Kinh dịch mà thiết lập ra các học thuyết
Trang 11bát quái đã được xây dựng và phổ biến ngày càng rộng rãi Nho gia nói Kinh dịch để xét đoán sự
hay dở, cát hung, lường trước sự thịnh suy, biến hoá, nhằm răn dạy điều lành, khuyên tránh việc
giữ Trong Ngũ kinh thì Kinh dịch là khó hiểu nhất.
Kinh xuân thu: Là bộ sách do Khổng Tử làm ra Ngài theo lối văn làm sử mà chép truyện
nước Lỗ Xem hình thể ngoài thì đó là một bộ sử biên niên, lời lẽ vắn tắt, lắm chỗ không có nghĩa
gì cả, nhưng xét rõ đến tinh thần thì thật là một bộ sách triết lí về việc chính trị
Với Kinh xuân thu, Khổng Tử muốn xây dựng và quảng bá thuyết chính định danh phận, bởi thế, các triết gia xưa thường nói Kinh xuân thu là kinh của danh và phận Chữ trong Kinh xuân
thu được chọn lọc và sử dụng một cách đặc biệt nghiêm cẩn Kinh xuân thu là thành tựu được
chính Khổng Tử tâm đắc nhất
Kinh nhạc: Do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị thất lạc, chỉ còn lại một ít làm thành
một thiên trong Kinh lễ gọi là Nhạc Ký Như vậy Lục kinh chỉ còn lại Ngũ kinh.
Ngay khi còn tại thế, Ngũ kinh đã được đông đảo các môn đệ của ông hân hoan tiếp nhận.
Cho dẫu được xây dựng trên một nền tảng lịch sử như thế nào và cho dẫu sự kế thừa đã diễn ra ở
mức độ cụ thể ra sao, thì Ngũ kinh vẫn thật sự là tinh hoa trí tuệ của Khổng Tử Từ Ngũ kinh và trên cơ sở Ngũ kinh, Khổng Tử đã có công đặt nền tảng căn bản đầu tiên cho sự khai sinh của Nho
học
Sau Ngũ Kinh, đồng thời kế tục và phát triển những tư tưởng của Ngũ kinh là Tứ thư Nếu như Ngũ kinh chủ yếu gắn liền với tên tuổi của Khổng Tử thì Tứ thư chủ yếu gắn liền với tên tuổi
những môn đệ mà gần gũi và xuất sắc nhất của ông
Tứ thư gồm có: Luận Ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử Cùng với Ngũ kinh, Tứ thư làkinh điển của Nho giáo
Luận ngữ: Là sách ghi của những lời nói và việc làm của Khổng Tử cùng các thế hệ môn
đệ đầu tiên của ông Luận ngữ còn có tên gọi khác là Lỗ luận Sách gồm 10 quyển, mỗi quyển đều
có hai thiên, tổng cộng là 20 thiên
Đại học\ Người đầu tiên có công cống hiến một phần của Kinh lễ thành một trong Tứ Thư
là Tăng Tử - một học trò xuất sắc của Khổng Tử
Văn phong của Đại học rất giản dị, dễ đọc, dễ nhớ, nhưng vẫn chuyển tải được những ý
tưởng sâu sắc, khiến cho người học chỉ cần đọc qua cũng đã có thể sơ bộ hiểu được, dạy phép làmngười để trở thành bậc quân tử
Trung dung: Có nguồn gốc từ Kinh lễ Người đầu tiên có công biến một phần của Kinh lễ
thành sách Trung dung là Tử Tư (tức Khổng cấp), con của Khổng Bá Ngư, cháu nội của Khổng
Tử Trung dung dạy cho người ta cách sống dung hoà, không thiên lệch Trung dung cũng được coi
là khó hiểu nhất trong Tứ thư.
Mạnh Tử: Mạnh Tử là tên sách, đồng thời cũng chính là tên tác giả của sách Sách này doông cất công ghi chép lại những cuộc đối đáp của chính ông với vua các nước chư hầu và vớinhững học trò gắn bó mật thiết nhất, đồng thời chép lại những ý kiến của mình về một số học pháiđương thời tất cả gộp lại được bảy thiên, đặt cho tên gọi chung là Mạnh Tử
Như vậy tính đến Mạnh Tử nho học đã tiến được một bước tiến rất xa và cũng rất vững
chắc Cũng tính đến Mạnh Tử, nền tảng căn bản nhất của Nho học là Ngũ kinh và Tứ thư đã hoàn
tất Sau Mạnh Tử Nho học còn được tiếp tục bổ sung và nâng cao với những khía cạnh và mức độkhác nhau bởi nhiều danh Nho nữa Nhưng tính cho đến trước thời
Trang 12tiền Hán, Nho học ở Trung Quốc nhìn chung vẫn là Nho học xã hội, tồn tại và phát triển trong lòng
xã hội chứ chưa có cơ hội để xuất hiện trên vũ đài chính trị và tư tưởng của nhà nước chính thống
Đen thời Tiền Hán, một bước ngoặt thực sự của Nho học mới bắt đầu, mà đến lúc đó thì
những người có công khai sinh ra Ngũ kinh và Tứ thư đều đã về chốn vĩnh hằng, không một ai có
cơ may được chứng kiến nữa
1.1.2 Quá trình du nhập
Vào khoảng đầu công nguyên, tức là vào những năm cuối cùng của nhà Tiền Hán, thời Bắcthuộc (bắt đầu từ năm 179 trước Công nguyên đến năm 905 sau Công nguyên) Nho giáo mới bắtđầu truyền bá vào nước ta, với tư cách là công cụ, phương tiện để thiết lập củng cố xã hội, chủ yếutheo gót giày quân xâm lược phương Bắc và giao lưu văn hoá (trong chừng mực nhất định thì đó là
sự cưỡng bức văn hoá) Nho giáo ở nước ta thời Bắc thuộc chỉ bao hàm nội dung rất hạn hẹpnhưng lại được coi là những khuôn mẫu về đạo đức và luật pháp
Nho giáo truyền vào nước ta bởi những hoạt động mang tính tự phát của khá đông Nho giaTrung Quốc thất thế, bị đày hoặc tự dộng di cư lánh nạn sang nước ta gần như những nhà truyền báNho giáo vào nước ta thời Bắc thuộc đều là người Trung Quốc, họ gồm nhiều thành phần phongphú khác nhau, nhưng phần lớn là quan lại của chính quyền đô hộ
Nho giáo với tư tưởng Tam Cương Ngũ Thường, tư tưởng Thiên mệnh hết sức khắc nghiệt
và phản động đã được quân xâm lược phương Bắc sử dụng như một công cụ chủ yếu để thống trị,
nô dịch nhân dân ta và biến nước ta thành một quận, huyện của Trung Quốc, biến văn hoá nước taphụ thuộc và là một bộ phận văn hoá Hán Lúc đầu ngoại trừ một số người thuộc tầng lớp trên của
xã hội ít nhiều tiếp thu tri thức Nho giáo do được học tập theo tư tưởng Nho giáo và tham gia vào
bộ máy cai trị của chúng, còn lại tuyệt đại đa số nhân dân ta căm ghét xa lánh Nho giáo, chống lạiNho giáo và văn ho á Hán, vì vậy Nho giáo trong thời kỳ đầu ít có ảnh hưởng sâu đến đời sống củanhân dân Việt Nam
Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, là giai đoạn xây dựng chế độ phong kiến dân tộc độc lập Mặc dùNhà nước đã có tính chất căn bản của một Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, nhưng ảnhhưởng của Nho giáo trong thời này không đáng kể lình hình trật tự kỷ cương trong xã hội chưathật sự ổn định, những hiện tượng trái với các quan điểm của Nho gia về chính danh, trái đạo trời chứng tỏ Nho giáo chưa có một chỗ đứng và cơ sở vững chắc để phát triển
Đen thời Lý - Trần là giai đoạn xây dựng và củng cố, phát triển của chế độ phong kiến vàNhà nước phong kiến tập quyền Vì nhu cầu tổ chức, duy trì và phát triển bộ máy Nhà nước và chế
độ phong kiến vững mạnh, vì mong muốn duy trì trật tự kỷ cương xã hội, cùng việc cai trị, quản lí
xã hội và xây dựng phát triển đất nước hết sức bức thiết các nhà tư tưởng đã tìm thấy ở Nho giáovới những tư tưởng về thiên mệnh, Tam cương, Ngũ thường hết sức phù hợp với những yêu cầutrên nên Nho giáo bắt đầu được các triều đại phong kiến Việt Nam đề cao, khai thác, và sử dụngnhư một công cụ, một vũ khí sắc bén trong việc cai trị và quản lí xã hội Tuy nhiên, ở thời Lý, Nhogiáo vẫn giữ một vị trí khá khiêm tốn trong xã hội và chỉ khi sang đến đời Trần, cùng với sự “thấtsủng” của Phật
Trang 13giáo thì Nho giáo lúc này mới ‘lên ngôi”, ngày càng có vị trí, vai trò nhiều hơn trong đời sống conngười và xã hội Đến cuối đời Trần, Nho giáo đã trở thành ý thức hệ thống chính trị xã hội.
Thế kỷ XV là thời kỳ phát triển cao độ chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế và bộ máyNhà nước phong kiến tập quyền quan liêu Đen giữa thế kỷ XV dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế
độ phong kiến Việt Nam đã phát triển tới giai đoạn toàn thịnh Đây cũng là giai đoạn Nho giáođược đẩy lên bằng các biện pháp: tổ chức Nhà nước quân chủ tập trung, pháp luật và các chínhsách, giáo dục, và khoa cử Nho học Các vua quan nhà Lê, để phục vụ cho giai cấp mình đã chủtrương “độc tôn Nho giáo” và ban những chiếu dụ, luật gây khó khăn, hạn chế sự phát triển và ảnhhưởng của những tôn giáo khác như Phật giáo, Đạo giáo
Ở những thế kỷ sau, vai trò của Nho giáo ngày càng mờ nhạt Mặc dù các vua quan vẫn rasức đưa Nho giáo thành hệ tư tưởng chính thống trong xã hội, và dưới triều Nguyễn Nho giáo mộtlần nữa trở lại vị trí độc tôn, nhưng đó là một Nho giáo đã biến chất nhiều, tính tích cực khôngcòn, trái lại mang nhiều sự bảo thủ giáo điều, tiêu cực nên sự ảnh hưởng của nó trong nhân dânkhông còn mạnh mẽ Đó là thực trạng đương thời, càng về sau, chế độ phong kiến càng lâm àokhủng hoảng, “đạo thống” không còn được tôn trọng, kỷ cương, phép tắc, luân thường bị đảo lộn,
lý tưởng về một xã hội thái bình, thịnh trị ổn định ngày càng mất hiệu lực Giai cấp phong kiến vìlợi ích của mình đã dần mất đi vai trò lãnh đạo tích cực mà dần đi vào con đường phản động,chống lại nhân dân, ra sức bóc lột nhân dân để phục vụ cho lợi ích của mình Xã hội ngày càng rốiloạn, trộm cắp nhan nhản, các cuộc khởi nghĩa bạo động của nhân dân ngày càng nhiều, và thậmchí ngay ở trong cung đình thì cha con, anh em mưu hại, tàn sát, lẫn nhau Những quan niệm Nhogiáo trở nên giáo điều, xa rời thực tế, không còn phù hợp vớii xã hội nên dần dần bị đào thải vàngười dân tìm quên nỗi khổ của mình trong Phật Giáo, Đạo giáo Nhưng nói cho cùng Nho giáo
du nhập vào Việt Nam đã ảnh hưởng sâu đậm trên nhiều lĩnh vực như tư tưởng, thơ văn, phong tụctập quán của người Việt từ xưa cho đến nay
Tuy Nho giáo Việt Nam về cơ bản là sự tiếp thu Nho giáo Trung Quốc, nhưng không phải
là một phiên bản hoàn chỉnh mà đã có những biến đổi nhất định so với Nho giáo Trung Quốc Quátrình du nhập và tiến tới xác nhập vị trí của Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam cũng là quátrình tiếp biến văn hoá hết sức sáng tạo của người Việt trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước vàgiữ nước, là một nét độc đáo trong văn ho á Việt Nam
1.2Những ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc đối với văn hoá Việt Nam
1.2.1 Những ảnh hưởng đối với tầng lớp tri thức phong kiến
Những quan điểm nổi bật của các nhà Nho, nhà tư tưởng Việt Nam và xã hội với nhữngđặc trưng cơ bản là chế độ phong kiến thái bình, thịnh trị và thống nhất, trong xã hội đó có “vuasáng tôi hiền” cùng nhau “đồng tâm hiệp sức” để trị nước yên dân Vua là người có đức, quan thìmẫn cán, trung thành và quan tâm chăm sóc dân chúng, để trăm họ an vui, hạnh phúc Rõ ràng nhàNho, nhà tư tưởng Việt Nam thời kỳ này đã khai thác tư tưởng đức trị trong học thuyết chính trị xãhội của Nho giáo để đưa ra quan điểm với một xã hội lý tưởng Nhưng một số đặc trưng kháctrong quan điểm của các nhà Nho Việt Nam được hình thành từ truyền thống nhân ái, yêu hoà bình
và thực tiễn xây dựng và bảo
Trang 14vệ tổ quốc của nhân dân ta Vì vậy, về cơ bản, xã hội lý tưởng trong quan điểm của người ViệtNam là sự bổ sung và phát triển tư tưởng của Nho giáo Những đặc trưng đó không chỉ là mụctiêu, định hướng cơ bản mà còn là cơ sở căn cứ chỉ đạo hoạt động của chế độ phong kiến ViệtNam trong công cuộc xây dựng triều đại, xây dựng và phát triển đất nước về nhiều mặt.
Quan điểm về một xã hội lý tưởng của các nhà Nho Việt Nam được hình thành, hoàn thiện
và phát triển không thể không chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo nhưng truyền thống văn hoá củadân tộc, điều kiện kinh tế xã hội, những nhiệm vụ thực tiễn đặt ra cho chế độ phong kiến ViệtNam, và cho cả dân tộc, ở từng thời kỳ phát triển là yếu tố chi phối Vì vậy mà quan điểm về xãhội đó cùng những đặc trưng cơ bản của nó được bổ sung thêm và vượt qua những giới hạn chậthẹp, gò bó, khắc nghiệt của Nho giáo Tất nhiên xã hội ấy cũng chỉ là một xã hội phong kiến,không vượt qua khuôn khổ phong kiến với những giới hạn của nó Do vậy mà quan điểm đó cũngchỉ nhằm mục đích duy trì sự tồn tại của chế độ phong kiến và góp phần duy trì bảo vệ địa vị vàquyền lợi của giai cấp phong kiến thống trị
Nho giáo đặt mối quan hệ vua tôi là cao nhất trong ngũ luân Ở Việt Nam các nhà Nhokhông quá “Ngu trung” như ở Trung Quốc Họ đòi hỏi nhà vua trước hết phải trung thành với tổquốc và phải chăm lo quan tâm đến đời sống người dân Nhân nghĩa trong Nho giáo Việt Nam cốtđem lại cho nhân dân cuộc sống thanh bình và quân đội chính nghĩa phải tiêu diệt những quân tànbạo như Nguyễn Trãi đã viết trong “Đại cáo Bình Ngô”: “
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Nho giáo hết sức đề cao việc học coi trọng “văn bị” hơn “võ bị” Với tinh thần của Nhogiáo: “học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện”, “Giáo gia”, “đào tạo kẻ sĩ, nhân tài là công việc đầutiên cơ bản”, của nhà vua, của chế độ Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tiếp thu trọn vẹn những
tư tưởng quan điểm của Nho giáo về giáo dục, về việc dạy và học Ảnh hưởng của Nho giáo đếnnền giáo dục Việt Nam rất mạnh mẽ Nội dung dạy học và thi cử, trong hệ thống giáo dục nước tathời phong kiến cơ bản không nằm ngoài những tri thức trong kinh sách Nho giáo như Tứ thư ,Ngũ kinh Người đi học, đi thi, đỗ đạt, làm quan, làm thầy phải thông thạo những kiến thức đó.Điều đó chứng tỏ Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc và chi phối các khâu, các mặt, các lĩnh vực củanền giáo dục, khoa cử Việt Nam Nhà nước đặc biệt coi trọng, đề cao nhân tài, những người cóhọc, đỗ đạt, họ được bổ nhiệm làm quan, làm thầy, được hưởng bổng lộc của nhà vua, được nhàvua ban yến tiệc, làm lễ xướng danh, ghi tên vào bia đá, được vinh quy bái tổ, được cả xã hội tônkính Vì vậy, nền giáo dục khoa cử ở Việt Nam đã tạo ra một truyền thống “tôn sư trọng đạo”,tinh thần ham học, hiếu học, trọng người có học
Tuy nhiên, nền giáo dục Nho học ấy cũng có những tiêu cực, những mặt hạn chế của nó,
những điều người ta học chỉ bó hẹ trong Tứ thư Ngũ kinh, những kinh sách của Nho giáo Những
tri thức ấy đôi khi hết sức giáo điều, xáo rỗng, sách vở, ra rời thực tế và làm thui chột sức sáng tạocủa người học khi cứ phải học thuộc lòng theo những khuôn mẫu sách vở Nho giáo đề cao việchọc nhưng lại phiến diện, một chiều: coi trọng việc học nhưng lại không coi trọng việc giáo dụcnhân cách, dạy nghề Nho giáo không cung cấp cho con người những kiến thức cần thiết trongcuộc sống như những kiến thức về
Trang 15khoa học kỹ thuật, hướng nghiệp, làm ăn, mà chỉ dạy họ làm thơ văn, cung cấp những kiến thức vềkhoa học xã hội, văn học, sử học, triết học đã khiến cho nhiều nhà Nho học chỉ “có tiếng màkhông có miếng”, họ chỉ có kiến thức sách vở mà không có thực tài Đồng thời dẫn tới những hiệntượng tiêu cực trong xã hội như dùng tiền để “mua quan bán tước”, những tư tưởng trì trệ như chỉ
có một con đường tiến thủ bản thân là đi học, đi thi và ra làm quan
Tất cả những hạn chế này là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tính bảothủ, xa rời thực tế của Nho giáo, cản trở bước phát triển của lịch sử Đặc biệt từ thế kỷ XVI trở đi ởViệt Nam dưới chế độ phong kiến và những hệ lụy của nó vẫn còn kéo dài tới ngày nay
1.2.2Những ảnh hưởng đổi với tầng lớp bình dân
Ở Việt Nam Nho học được gọi là Nho giáo, người Việt tiếp nhận những yếu tố mang tínhtôn giáo ở Nho giáo sâu sắc hơn, khiến Nho giáo Việt Nam gần giống với một tôn giáo hơn là mộthọc thuyên chính trị xã hội Những người nông dân là tầng lớp chiếm số đông trong xã hội, khôngthể hiểu thấu đáo những lý thuyết “Thiên mệnh”, “tính lý” nhưng họ dễ dàng tiếp nhận Nho giáoqua những quan niệm hiếu trung lễ nghĩa cùng ý thức củng cố về gia đình, họ tộc và cộng đồngqua những hoạt động có tính công giáo Vào thế kỷ thứ XIX, ở nhiều làng quê Việt Nam đã cónhững văn chỉ bia miếu thờ thánh Khổng Tử Nho giáo Việt Nam là loại tôn giáo đặc biệt không
hề có giáo chủ, giáo hội, giáo điều, giáo dân, nhưng nhờ những nhà Nho như là tầng lớp tăng lữđặc biệt đi rao giảng kinh sách Khổng Mạnh mà người người nghe theo Những lời nói của KhổngMạnh là lời của Thánh Nhân không ai bàn luận nó đúng hay sai mà mọi người chỉ biết tuân thủ
nghiêm khắc như tuân theo tín điều tôn giáo vậy Có thể nói “Nho giáo Việt Nam cũng giong nhu
là một dạng tôn giáo đặc biệt Nho giáo tuy ít bàn đến vẩn đề song chết mà chủ yếu nói về gm đình tông tộc, đến vua tôi nhưng rất đề cao tín ngưỡng đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Nho giáo không chủ trương xuất gia nhưng lại có hệ thống luân lý hạn chế những dục vọng chặt chẽ, bắt mọi người phải giũ đúng những qui định khuôn phép, lễ nghi nghiêm ngặt như một tín đồ Có
thể nói Nho giáo ở Việt Nam là một hệ tư tưởng chính xuyên suốt chiều dài lịch sử phong kiến vàvẫn còn ảnh hưởng nhiều đến tận ngày nay Nho giáo như là một tư tưởng đánh giá phẩm chất đạođức của con người trong xã hội
Tuy nhiên Nho giáo cũng có nhiều hạn chế là xem nhẹ vai trò của người dân, những kẻ
“tiểu nhân” tầng lớp thương nhân là những người trực tiếp làm ra của cải vật chất nuôi sống xãhội nhưng Nho giáo chỉ đề cao người quân tử, kẻ có học Điều này khiến người dân không pháthuy sức sáng tạo của mình khiến họ trở nên an phận, không có sức đấu tranh chỉ biết tuân theonhững giáo huấn đôi khi duy tâm, không tưởng của triết lý Nho giáo Ngoài ra, Nho giáo cũng hếtsức xem thường thân phận người phụ nữ Những người phụ nữ ấy không có quyền lợi, địa vị gìtrong gia đình và cả ngoài xã hội Tông giáo Trung Quốc thực hiện quyền gia trưởng nghiêm ngặt,người phụ nữ có địa vị thấp và khinh thường Còn ở Việt Nam chế độ tông pháp có phần thôngthoáng hơn, phụ nữ cũng được phân chia tài sản, Nho giáo trọng nam khinh nữ đề cao nam giới,còn ở
Trang 16nông nghiệp Việt Nam lại trọng âm sinh nên coi trọng ngưòi phụ nữ, coi trọng mẹ sinh: thờ ThánhMẩu, thờ các bà Tứ Phóng, đức Liễu Hạnh
Còn gia đình truyền thống Việt Nam không có đặc tính một định chế xã hội chính trị nhưkiểu đại gia đình “tứ đại đồng đường” “ngũ đại đồng đường” như ở Trung Quốc Nho giáo coitrọng gia đình, ít nói tới chú bác cô dì, còn ở Việt Nam luôn mở rộng phạm vi gia tộc, coi trọng họhàng, làng xóm: chết cha còn chú, sảy mẹ bú dì, bán anh em xa mua láng giềng gần
Nho giáo Trung Quốc đề cao gia đình hơn dòng họ trong khi Nho giáo Việt Nam coi trọngdòng họ hơn gia đình Mỗi dòng họ đều có trưởng họ, nhà thờ họ và ngày giỗ họ Do đó, tổ chức
họ tộc, các tập tục thờ cúng tổ tiên có ảnh hưởng đối với người Việt Nam sâu đậm hơn, ngoài rachế độ tông pháp ở Việt Nam không chặt chẽ như ở Trung quốc
Trong điều kiện như trên, những tư tưởng của Khổng Tử toát lên tinh thần khoan dung,sống có trách nhiệm với nhau Việt Nam tiếp thu Nho giáo mang đậm bản sắc văn hoá nôngnghiệp lúa nước của mình là ưa chuộng hoà bình, trọng tình trọng nghĩa, trọng tình nghĩa làngxóm, triết lý âm dương hoà hợp sinh thành đã nảy nở Văn ho á Việt Nam là văn hoá nôngnghiệp, Nho giáo cũng là văn hoá nông nghiệp nhưng lại kết hợp thêm văn ho á du mục từ thờiHán
Bản sắc văn hoá Việt Nam nông nghiệp trọng nghĩa tình, nên dễ dàng hoà nhập với đạođức Nho giáo nhân, lễ, nghĩa, trí tín, trong cuộc sống tình người gương mẫu hàng ngày
Văn hoá nông nghiệp lúa nước Việt Nam đã sớm nảy nở tư duy ẩn dụ về vũ trụ theo cấutrúc âm dương ngũ hành, khi Nho giáo vào Việt Nam đã giúp hệ thống ho á, ký hiệu hoá cấu trúcnày thành giá trị văn hoá phổ biến sử dụng sau này Người Việt tôn trọng Trời, nhưng Trời khôngđơn lẻ chỉ có dương sinh, cha sinh như trong quan niệm Nho giáo mà Trời ở người Việt bao giờcũng đi liền với Đất, như dương kết hợp với âm: thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn, “Trời cao đất dày ơi, khấn xin keo âm dương”
Ảnh hưởng của Nho giáo vào Việt Nam trên cơ sở một tiểu nông lúa nước, do môi trường
xã hộit như vậy mà những lí thuyết và tư tưởng Nho giáo từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng phảiđược “điều hoà hoá” để thích hợp với xã hội Việt Nam
1.2.3 Những ảnh hưởng đối với đời sống văn hoá hiện đại
Hiện nay ở Việt Nam đối với vấn đề Nho giáo hiện nay có những điều trong lí thuyết, tưtưởng Nho giáo không còn phù hợp với nhu cầu thực tiễn, chế độ tông pháp có nhiều nhược điểmnhư gia trưởng, hạn chế tự do dân chủ, bình đẳng, coi thường phụ nữ, tư tưởng “trọng nam khinhnữ”, phải có con trai nối dõi diễn ra không ít và phá vỡ việc sinh đẻ có kế hoạch Tác phong giatrưởng, “tình nhà cao hơn phép nước”, vẫn còn diễn ra ở nhiều cơ quan đoàn thể, thậm chí ở nhiềuthôn quê còn tạo ra bè phái, gây nhiều xích mích Nhưng có những quan điểm vẫn đúng đắn phùhợp với xã hội Việt Nam hiện nay Điều quan trọng là chúng ta phải biết loại bỏ những điều hủlậu, lạc hậu của Nho giáo và giữ gìn phát huy những nhân tố hợp lí của nó nhằm khôi phục lạitruyền thống tốt đẹp xưa nay của văn hoá Việt Nam
Gia đình là điều kiện tiên quyết cho xã hội ổn định, giáo dục gia đình sẽ góp phần ngănchặn những tệ nạn xã hội Những ảnh hưởng tích cực của Nho giáo và mối quan hệ
Trang 17gia đình cũng rất cần thiết và cần được duy trì như: hiếu để “kính trên nhường dưới”, “chị ngã emnâng”, “tôn sư trọng đạo” “uống nước nhớ nguồn” và khôi phục lại những mối quan hệ, sinhhoạt gia đình truyền thống như thờ cúng tổ tiên, nhận lại anh em họ hàng xa củng cố quan hệ giađình, gạt bỏ tư tưởng gia đình trị, thái độ bao che lẫn nhau của người trong họ hàng, gia đình
Tư tưởng khoan dung là một trong những tư tưởng lớn của Khổng - Mạnh Những quanniệm: tứ hải giai huynh đệ, kỷ sở bất dục vật thi ư nhân, dĩ hoà vi quý, kỷ dục lập nhi lập nhân -
Kỷ dục đạt nhi đạt nhân trong Luận ngữ thì thực sự là những mệnh đề có ý nghĩa tích cực thể hiệnmột tinh thần khoan dung nhân hậu
Xã hội hiện đại, trong một nước, một khu vực chứa bao nhiêu hiện tượng khác biệt thậmchí là mâu thuẫn như: giàu - nghèo, sang - hèn, lạc hậu - tiến bộ, cá nhân - cá nhân, sắc tộc, chủngtộc, chế độ chính trị, nước lớn nước nhỏ Tất cả những mâu thuẫn trên dù to nhỏ khác nhau đềutạo ra khả năng mất ổn định xã hội, thậm chí còn xung đột
Ngày nay người phụ nữ đã có được thế bình đẳng với nam gới trong lĩnh vực gia đình, và
cả lao động, sản xuất, quản lí Nhà nước Tuy nhiên ở một số vùng nông thôn, thậm chí là ngay cả
xã hội hiện đại, người phụ nữ vẫn chịu nhiều bất công, bị khinh rẻ, bị ép buộc, bị bạo hành Điềuquan trọng là phải giải phóng phụ nữ khỏi tinh thần trọng nam khinh nữ, trói buộc phụ nữ trongchuyện bếp núc, gia đình, những bất công xã hội , cho họ cơ hội được học hỏi, được tiềp thunhững kiến thức xã hội, có ý thức về bản thân mình và được sự tôn trọng, đồng thời bình đẳngtuyệt đối Đồng thời người phụ nữ Việt Nam phải luôn trau dồi kiến thức và đạo đức, phải tự giảiphóng mình thoát khỏi những bất công trong tư tưởng Nho giáo, làm đẹp mình không chỉ ở ngoạihình mà cả ở trong tâm hồn, để xứng đáng với tám chữ vàng mà Hồ Chí Minh đã trao tặng cho phụ
nữ Việt Nam “anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang”
Nho giáo luôn quay lưng lại với quá khứ, đời này không bằng đời trước, luôn noi gươngngười xưa để học, người ít tuổi không bằng người nhiều tuổi, còn xã hội hiện nay luôn nhìn vềphía trước, lạc quan vào tương lai, đặt niềm tin vào thanh niên, tiền đồ dân tộc Người Việt Nam từtrước đến nay vẫn luôn đề cao việc học, tinh thần ham học hỏi, đó là điều rất đáng duy trì và pháttriển Cha mẹ phải tạo điều kiện để con cái học hỏi, đồng thời cũng phải tự trang bị cho mìnhnhững kiến thức cần thiết trong hoàn cảnh một xã hội hiện đại, luôn cập nhật thông tin, kiến thứckhoa học như hiện nay Việc giáo dục quá giáo điều, sách vở đã tạo nên một thế hệ tri thức nhưnglại không biết cách ứng dụng những tri thức đó trong thực tế, chưa kể những kiến thức cung cấpcho người học quá hàn lâm, không thể áp dụng được trong cuộc sống Ngoài ra, giáo dục ở ViệtNam hiện nay còn nặng về giáo dục lí thuyết, mà chưa chú trọng đến giáo dục nhân cách, giáo dụctoàn diện cho người học Đây cũng là một trong những ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo đối vớinền giáo dục nước nhà
Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, cùng với thời gian, nó đã tiến tới việcxác lập vị thế của mình và đã trở thành một hệ tư tưởng chính xuyên suốt thời phong kiến ViệtNam Có những giai đoạn Nho giáo đã có những tác động lớn trong việc xây dựng và phát triểnNhà nước phồn thịnh khiến cho người người, nhà nhà đều được ấm no, mọi người tương thântương ái, có đạo đức; nhưng cũng có những giai đoạn Nho giáo trở nên lạc hậu, bảo thủ tác độngtiêu cự so với sự phát triển của thời đại và kiềm hãm sự phát triển của đất nước, kéo dài sự thốngtrị của giai cấp phong kiến hàng ngàn năm Dù
Trang 18sao đi nữa, Nho giáo cũng là một trong những hệ tư tưởng chính trong hệ tư tưởng Việt Nam và nó
đã in đậm dấu ấn, sự ảnh hưởng của mình trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam nhưvăn ho á xã hội, văn học, triết học, giáo dục thi cử sự ảnh hưởng ấy không chấm dứt mà vẫn cònkéo dài mãi cho đến ngày nay
Trang 19CHƯƠNG nKIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NHO
GIÁO TRUNG QUỐC
2.1 Đặc điểm kiến trúc Nho giáo Trung Quốc:
Nho giáo chủ yếu ảnh hưởng trong các loại hình kiến trúc như đô thành và cung điện, đànmiếu hay lăng tẩm của các vua chúa Sở dĩ như vậy vì các loại kiến trúc này đều dựa trên nền tảngcủa tông pháp phong kiến Hệ thống cung điện và đô thành đã đạt được những thành tựu to lớn,làm nổi bật tư tưởng và quan niệm đẳng cấp rất chặt chẽ Các đàn miếu là những kiến trúc thờ các
vị thần thiên nhiên và các bậc thánh hiền, hay lăng tẩm các vua chúa phát triển trong bối cảnh vănhóa đặc biệt coi trọng huyết thống họ hàng lâu đời, coi người chết như người sống, v.v
2.1.1 Nghệ thuật bố cục cảnh quan và mặt bằng kiến trúc các loại hình kiến
trúc cung đình Trung Quốc:
a Kiến trúc đô thành và cung điện Trung Quốc:
Đô thành và cung điện là kiến trúc phát triển chín muồi sớm nhất đạt được thành tựu caonhất và quy mô lớn nhất của Trung Quốc, chú trọng ổn định trật tự chính trị - xã hội Cung điện lànơi thiết triều và là nơi ở của các bậc đế vương, ngoài đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt vật chấtcủa các vị hoàng đế ra, thì điều quan trọng hơn cả là với ưu thế nguy nga tráng lệ, quy mô hoànhtráng và bố cục không gian chặt chẽ của cung điện khiến người ta bị khuất phục làm nổi bật uyquyền của đế vương Điều này là một trong những quan niệm của Nho học mà ta đã nói ở trên
Qua đó ta thấy quan niệm của Nho giáo đã ảnh hưởng rất to lớn đến kiến trúc cung điệncủa Trung Quốc Để hiểu rõ hơn ta có thể điểm qua một số kiến trúc cung điện nổi tiếng trong cácthời kỳ Các triều đại Tần, Hán đều có những cung điện nổi tiếng như cung A Phòng ở HàmDương đời Tần, cung Vị Ương và cung Kiến Chương ở Trường An đời Hán đều là cao trào thứnhất của kiến trúc cung điện Tuy nhiên do thời gian cách đây quá xa nên không rõ được tình hình
cụ thể
Ở đây chúng tôi chỉ xin giới thiệu kiến trúc đô thành và cung điện thời Tùy, Đường vàMinh - Thanh vì đây là hai thời kỳ mà kiến trúc đô thị và cung điện đạt được nhiều thành tựu nổibật và đặc trưng nhất của Trung Quốc
* Đô thành và cung điện thời Tùy, Đường
Trong cuốn Le ký, lần đầu tiên về mặt lý luận khái quát cao độ tầm quan trọng của bố cục
đối xứng qua trục trung tâm trong quần thể kiến trúc đối với việc làm nổi bật địa vị tôn quý, nêulên những điện đường chính cần được xây ở những vị trí quan trọng nhất trên đường trục trunggiữa gần với trung tâm Quan niệm này gọi là “thuyết lựa chọn trung tâm” Tuân Tử còn nói một
cách cụ thể hơn: “Quân vương nên ở trung tâm của thiên hạ mới phù hợp với lễ nghi” Lã Thị Xuân Thu cũng viết: “Nên chọn trung tâm của thiên hạ để xây quốc đô (thủ đô của một nước) và
lựa chọn trang tâm của quốc đô để xây dựng cung điện
Cũng tuân theo quan niệm đó, bố cục của Trường An đã phản ánh những đặc điểm lớn củathành phố Trung Quốc đời Hán, Đường
Trường An của Tùy, Đường được xây dựng lần đầu tiên vào năm Khai Hoàng thứ 3 (583)triều nhà Tùy, nằm ở Đông Nam Trường An của nhà Hán Bố cục của Trường An
Trang 20đối xứng ngay ngắn, có quan hệ đối vị nghiêm ngặt, đặc biệt là bố cục cung thành Trường An Từthành quách cho đến hoàng thành rồi cung thành Trường An được tổ chức, bố cục chặt chẽ, có thứ
tự, tường thành từ thấp đến cao, bố cục từ thưa đến dày, kiến trúc từ nhỏ đến to, màu sắc từ nhạtđến đậm, tiết tấu từ chậm đến gấp gáp, không khí từ dân dã đến trang nghiêm, cuối cùng tập trungvào một điểm đậm nét nhất - Thái Cực Cung, nơi thiết triều của Hoàng đế, mỗi phần trong thànhđều là những ánh hào quang phát ra từ điểm này, có tác dụng làm tôn lên Thái Cực Cung nhưnhững ngôi sao vây quanh mặt trăng
Các cung điện thời Đường cũng vô cùng nổi tiếng và có thể nói là đặt nền móng quan trọngtrong việc thiết kế các cung điện của các đời sau Các cung điện nổi bật như Thái Cực Cung, ĐạiMinh Cung và Minh Đường đời Võ Tắc Thiên Trong đó Thái Cực Cung có thể là nói là trung tâmcủa Trường An và Đại Minh Cung là một kiệt tác nghệ thuật vĩ đại, nhưng tất cả những công trìnhnày đều đã mất đi theo thời gian
Mặt bằng của toàn bộ thành Trường An là mặt bằng hình vuông, được bố trí, quy hoạchchặt chẽ, nghiêm ngặt Toàn thành có tất cả mười một phố ở phía nam bắc, mười bốn phố ở phíađông tây, hợp thành khu ngay ngắn, vuông vắn, đông tây đối xứng nhau, trong khu ô vuông này có
108 khu phường dân cư và hai chợ ở phía đông và phía tây là nơi tập trung buôn bán Bốn phía củakhu phường dân cư là các bức tường bao, trên thực tế đây là rất nhiều thành nhỏ trong một thànhlớn Thành phố theo khu dân cư này, từ các phố lớn chỉ thấy những bức tường bao, nghiêm trang
và lạnh lẽo Sở dĩ như vậy là vì chủ nhân của đô thành đời Đường nói riêng và đô thành TrungQuốc cổ đại nói chung là những kẻ thống trị dưới sự khống chế của tầng lớp chính quyền, là tấmbình phong vững chắc của chế độ phong kiến, những người làm nghề buôn bán kinh doanh thânphận thấp hèn, không có địa vị độc lập Những điều này đều được phản ánh qua bộ mặt của thànhphố, điều đó chính là sự thể hiện rõ rệt nhất của quan niệm Nho giáo trong kiến trúc đô thành
Trung Quốc, luôn coi trọng thiên tử và giai cấp thống trị (Hình II 1)
Thái Cực Cung cũng sử dụng bố cục đối xứng qua trục trung tâm, phía đầu và cuối dọc theo đường trục trung tâm có bố trí mấy tòa điện lớn
Trên trục dọc thiết kế nhiều lớp sân, điện, đối xứng hai bên trái phải cũng bố trí nhiều lớpsân, điện, sử dụng nhiều đường thông ngang dọc và các hành lang, nhà vu nối với nhau (nhà nhỏđối diện với nhà chính ở hai bên) nối với nhau, sự đan chéo của tổng thể tạo thành phương thứcthiết kế trên một diện tích rộng, đặc biệt cần chú ý là tính hữu cơ của chỉnh thể, sự to nhỏ của sân,quy mô của các điện đường, việc làm nổi bật vị trí thống soái của chính và phụ, việc thể hiện cáccao trào và sự thay đổi, chuyển hoán giữa các không gian đều cần đến sự sắp xếp nghệ thuật tinh
vi, tỉ mỉ (Hình II.2)
Ngoài Thái Cực Cung thì những cung điện khác của nhà Đường cũng đều tuân theo bố cụcđối xứng qua trục trung tâm một cách nghiêm ngặt như Đại Minh Cung và Minh Đường thời VõTắc Thiên Tất cả những cung điện này đều có bố cục đối xứng qua trục trung tâm và dọc theo
đường trục là những tòa điện lớn nhỏ và vườn cảnh vô cùng cân đối (Hình 113)
về mặt bằng, mặt bằng của các kiến trúc cung điện đời Đường chủ yếu được xây theo hìnhchữ “ao” (H - có nghĩa là “lõm”) như mặt bằng của thành Thiên Môn của Thái Cực Cung hay quầnthể kiến trúc Hàm Nguyên Điện của Đại Minh Cung Hai bên của tòa điện chính là những lầu cácnối liền nhau đối xứng bao lấy tòa điện Điều đó một lần nữa khẳng định vị trí trung tâm của thiên
tử mà trong Nho giáo đã nhắc đến (Hình II.4)
Trang 21Như vậy, ta có thể dễ dàng nhận ra, đặc điểm chung của bố cục cảnh quang mặt bằng của
đô thành và cung điện thời Đường là bố cục đối xứng qua trục trung tâm và dàn trải sang hai bêntheo chiều ngang Mặt bằng chủ yếu hình vuông và hình chữ “ao” Điều này làm cho các cungđiện đời Đường trở nên hoành tráng và choáng ngợp như ánh mặt trời huy hoàng rực rỡ của mộttriều đại cực thịnh
* Đô thành và cung điện thời Minh, Thanh:
Bắc Kỉnh: Kinh đô nổi bật của hai triều đại này còn tồn tại hầu như nguyên vẹn đến ngày
nay chính là Bắc Kinh, được cải tạo trên nền Đại Đô của triều Minh Thành Đại Đô khởi công xâydựng năm 1267 đến năm thứ 22 triều Nguyên (năm 1285) mới hoàn thành
Thảnh Đại Đô có mặt bằng tổng thể hình vuông Cung thành nằm trên đường trục giữatoàn thành, chia ra hai phần tiền triều và hậu cung Thành Đại đô hay thành Bắc Kinh có bố cụcnghiêm cẩn, có đường trục giữa rõ ràng lấy kinh thành làm trung tâm, đường trục này xuyên đếntận các tòa lầu trung tâm phía bắc hoàng thành Hệ thống đường phố của thành Đại Đô theo hìnhmạng lưới, các đường theo dọc nam bắc xuyên suốt toàn thành phố, các đường theo dọc đông, tây
do bị hoàng thành ngăn cách mà thành hình chữ ‘Đinh’ (T)
Ngoài ra, thành Bắc Kinh đời Thanh còn xây thêm một đoạn tường thành mới ở phía namgọi là thành ngoại, thành cũ được đổi tên gọi là thành nội Phía nam của thành ngoại có Thiên Đàn,phía đông có Nhật đàn và phía tây có Nguyệt Đàn, hình thành bốn trọng điểm ở vòng ngoài, vâylấy hoàng thành và cung thành ở trong Thái Miếu và Xã Tắc Đàn nằm ở bên trái và phải NgọMôn - cổng chính của cung thành ngay sát hoàng cung
Mỗi năm đến tiết Đông chí, Hạ chí, Xuân phân và Thu phân, hoàng đế lại lần lượt đếnThiên Đàn, Địa Đàn, Nhật Đàn và Nguyệt Đàn tiến hành tế lễ Thiên địa nhật nguyệt, đông hạxuân thu, nam bắc đông tây, những cụm đối xứng này đã thể hiện quan niệm về vũ trụ trời đất vàcon người hợp nhất của người Trung Quốc cổ đại, đúng với tinh thần của Nho giáo, coi con người
là trung tâm của vũ trụ
Do phía nam mở thêm thành ngoại nên đường trục giữa của toàn thành dài thêm rất nhiều.Căn cứ theo tổng chiều dài của đường trục thì từ nam lên bắc toàn thành được thiết kế thành baphần lớn:
■ Phần thứ nhất từ Vĩnh Định Môn, nằm chính giữa tường phía nam của thành ngoạiđến Chính Dương Môn Đây là đoạn dài nhất
■ Phần thứ hai từ Chính Dương Môn đến núi Cảnh Sơn, xuyên suốt quảng trườngtrước cung điện và toàn bộ cung thành, đoạn này khá ngắn, kiến trúc được xử lý đậm nhất, đâychính là “cao trào”
■ Phần thứ ba: từ núi Cảnh Sơn đến gác trống và gác chuông, đây là đoạn ngắn nhất
Bố cục của thành Đại Đô và sau này là thành Bắc Kinh cũng tuân thủ nghiêm ngặt bố cục
đô thành mà Nho giáo đã đề cập trước đây, đó là bố cục đối xứng qua trục trung tâm và cung thànhnằm ngay vị trí trung tâm của đô thành Đây chính là đô thị hùng vĩ nhất tiêu biểu cho kiến trúc đôthành của Trung Quốc còn tồn tại đến ngày nay
Bên cạnh đó, bố cục cảnh quan của Bắc Kinh cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc và hòaquyện vào thiên nhiên Theo một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát
Trang 22hiên một đặc điểm lạ lùng trong bố cục của Bắc Kinh Đó là là bố cục hình tượng “Song Long”trong bố cục toàn cảnh kiến trúc của Bắc Kinh Con rồng thứ nhất được gọi là “Thủy Long”, còncon thứ hai là “Lục Long” vô cùng kỳ thú Toàn bộ hệ thống các hồ đầm của Bắc Kinh tạo ra một
“Thủy Long” hướng theo hướng tây bắc “Lục Long” thì được tạo nên bởi hệ thống đường giaothông chính của Bắc Kinh Có thể nói bố cục “Song Long” của Bắc Kinh phản ánh tư tưởng
“quân, thần” rất được đề cao trong giai đoạn lịch sử này và cũng chính là tinh thần chủ đạo của
Nho học (Hình II.5)
Cung điện nổi bật nhất và vẫn còn tồn tại hầu như nguyên vẹn đến ngày nay của hai triềuđại này chính là cố cung, hay còn gọi là Tử cấm Thành được xây dựng trong 14 năm từ năm VĩnhLạc thứ 5 đến năm Vĩnh Lạc thứ 18 của triều đại Minh (1420)
cố cung: là phần thứ hai của toàn bộ thành Bắc Kinh, được xây dựng nghiêm khắc theo
trật tự lễ giáo, quy phạm chính trị và tinh thần luân lý của các vương triều phong kiến Trung Quốc
Bố cục chỉnh thể cũng như quy mô, hình dáng, màu sắc, trang trí và trưng bày của cố cung đượcxây dựng nghiêm khắc theo trật tự lễ giáo và đẳng cấp nghiêm ngặt Bản thân cố cung cũng có thểđược chia làm ba phần chính Phần thứ nhất dài nhất từ Đại Minh Môn đến Ngọ Môn, là cổngchính của cung thành có tất cả ba quảng trường nối tiếp nhau, nằm trước cung, đây là không gian
mở đầu Phần thứ hai là Tử cấm Thành do tiền triều, hậu tẩm và ngự hoa viên hợp thành, đây làcao trào Phần thứ ba ngắn nhất tính từ Thần Vũ Môn, cổng phía bắc Tử cấm Thành đến đình Vạn
Xuân nằm trên đỉnh núi cảnh sơn là kết thúc (Hình 11.6)
Vai trò và thủ pháp nghệ thuật của mỗi phần và mỗi phần nhỏ trong ba phần này khônggiống nhau, nhưng tất cả đều có gắn bó với nhau, tiền hô hậu ứng, cùng phục vụ cho một chủ đềcủa kiến trúc là làm nổi bật uy quyền của các vua chúa
Tất cả những phần của Tử cấm Thảnh đều tuân thủ nghiêm ngặt bố cục đối xứng qua trụctrung tâm Ngay cả Ngự Hoa Viên cũng tuân theo bố cục đó khác hẳn với bố cục tự do được đặcbiệt nhấn mạnh trong vườn cảnh Trung Quốc
về mặt bằng, mặt bằng tổng thể của Tử cấm Thành là một hình chữ nhật kéo dài theo haitrục bắc nam Diện tích cố cung hơn 20000 m2, chiều dài nam bắc gần 1000 m, chiều đông tâyrộng 800 m Các công trình bên trong cố cung cũng được xây dựng rất quy củ và tuân theo nhữngquy định nghiêm ngặt trong xây dựng mặt bằng Một số công trình tiêu biểu như quảng trườngThiên An Môn được xây dựng theo hình chữ “đinh” (T), quảng trường đoan môn hình chữ nhật,quảng trường Ngọ Môn hình chữ “ao” (H), quảng trường điện Thái Hòa hình vuông Sau điện TháiHòa có điện Trung Hòa và Bảo Hòa, hai điện này có vai trò làm nền cho điện Thái Hòa, cả ba tòađiện đều nằm trên một đài đá trắng hình chữ “công” (I) Phía trước chữ “công” có tòa nguyệt đài(đài nhô ra trước mặt chính điện, ba mặt đều có chỗ lên xuống) lớn nhô ra, nếu căn cứ theo hướngnam - bắc thì đài có hình chữ “Thổ” (dl) Theo quan niệm ngũ hành của Trung Quốc thì Thổ nằmchính giữa là tôn quý nhất Đặc điểm chung của mặt bằng kiến trúc Trung Quốc chính là xây dựngtheo những khối hình có một trục trung tâm và mở rộng saong hai bên theo chiều ngang Điều nàycũng chính là sự thỏa mãn tinh thần của Nho giáo, luôn coi trọng vị trí trung tâm, vị trí của Thiên
tử (Hình II.7, II.8)
Qua kiến trúc đô thành và cung điện của hai triều đại Đường và Minh Thanh, ta cũng nhận
ra được đặc điểm bố cục và mặt bằng kiến trúc của đô thành và cung điện
Trang 23Trung Quốc ảnh hưởng Nho giáo sâu sắc Đó là bố cục đối xứng nghiêm ngặt qua trục trung tâm,
và dàn trải theo chiều ngang làm cho quy mô kiến trúc của các công trình trở nên nguy nga, tráng
lệ và đồ sộ, hùng Vĩ
b Kiến trúc đàn miếu:
Nho học dồn sự quan tâm, chú ý đến sự hài hòa, ổn định trong trật tự xã hội loài người, đốivới thế giới thần linh, hư vô như có như không, Nho học luôn có thái độ hết sức né tránh Sách
Luận Ngữ nói, Khổng Tử xưa nay không hề nói lời nào liên quan đến quỷ thần Khi có người hỏi
ông chuyện quỷ thần, ông luôn hỏi lại một cách rất thông minh: “Chuyện con người còn chưa lo
xong, hà cớ gì cứ nghĩ đến chuyện ma quỷ?” Câu nói của ông đã nhắc nhở một cách tích cực mọi
người nên quan tâm chú ý đến chuyện của con người Nhưng dưới sự hạn chế về trình độ pháttriển khoa học - kỹ thuật cổ đại và tình trạng xã hội thì sự phát sinh của quan niệm thần linh làđiều tất yếu Ngay từ thời tiền sử đã có việc sùng bái thần tự nhiên và sùng bái tổ tiên, từ đó mớiphát triển thành tôn giáo nguyên thủy Trung Quốc là một xã hội sớm phát triển, sau khi bước vào
xã hội văn minh, sự sùng bái nguyên thủy đó được giữ lại và được các nhà Nho cải tạo một cáchthận trọng dựa trên quan niệm của mình nên đã được đẩy mạnh, đó là lấy thần quyền và tộc quyền
để làm nổi bật hoàng quyền, trở thành trụ cột tinh thần quan trọng, để bảo vệ chế độ đẳng cấpphong kiến Vì thế Khổng Tử vẫn rất coi trọng việc thờ cúng các vị thần tự nhiên và tổ tiên, ôngnói chỉ cần làm tốt việc thờ cúng thì việc trị nước không phải là khó Đây chính là sự thể hiện tinhthần nhập thế của nhà Nho
Phương thức thờ cúng đối với hai loại súng bái này cũng có nét khác biệt, thông thường thìthờ cúng tổ tiên, đa số được tiến hành trong phòng gọi là “miếu”, ví dụ Thái Miếu, Khổng Miếu,Quan Đe Miếu, v.v, cũng thường gọi là “nhà thờ”, ví dụ nhà thờ Tư Mã Thiên, nhà thờ Vũ Hầu,nhà thờ các bậu tiên hiền và nhà thờ họ ở các vùng
Lễ cúng tế các vị thần tự nhiên thường được tiến hành trên một đài cao lộ thiên, gọi là
“đàn”, ví dụ như Thiên Đàn, Địa Đàn, Nhật Đàn, Nguyệt Đàn, Xã Tắc Đàn, v.v Nhưng có một số
vị thần tự nhiên được nhân cách hóa, nên lễ cúng tế cũng thường được diễn ra ở trong phòng vàkhi đó gọi là “miếu”, ví dụ như Miếu Đại thờ thần núi Thái Sơn, miếu Trung Nhạc thờ thần núiTung Sơn Hai loại này hợp lại với nhau gọi là “đàn miếu”, là loại hình kiến trúc không giống nhưchùa miếu tôn giáo, không giống như cung điện, nhà ở hay vườn cảnh trực tiếp được sử dụng chocuộc sống của con người, trong đó “đàn” có thể được coi là một loại kiến trúc tôn giáo chuẩn, còn
“miếu” mang ý nghĩa nhà tưởng niệm nhiều hơn
Bố cục cảnh quan và mặt bằng của các đàn miếu qua các thời kỳ cũng có nhiều điểmtương đồng như bố cục và mặt bằng của cung điện, hầu hết các miếu thờ và đàn đều có bố cục đốixứng qua trục trung tâm và có quy mô rộng lớn Mặt bằng cũng thường là hình vuông, hình chữnhật, được bố trí sắp xếp như một cung điện thu nhỏ Một kiến trúc miếu thờ tiêu biểu cho kiếntrúc miếu của Trung Quốc là miếu thờ Khổng Tử Miếu thờ Khổng Tử có ở tất cả các địa phương,nhưng miếu có quy mô nhất là ở Sơn Tây, quê hương của Khổng Tử Bố cục của Khổng Miếu cóthể nói là đại diện cho bố cục kiến trúc Nho giáo trong kiến trúc đàn miếu vì đây là nơi thờ Khổng
Tử, người đã có công khai sáng ra Nho học Bố cục Khổng Miếu tuân thủ nguyên tắc đối xứng quatrục trung tâm cũng như các kiến trúc khác Các tòa điện chính đều nằm trên đường trục trung tâm
nam bắc, còn các công trình phụ đều đối xứng qua lại hai hướng đông tây (Hình II.9)
Trang 24Đối với đàn, là một loại hình kiến trúc đặc biệt hơn vì ẩn chứa trong nó nhiều triết lý cũngnhư quan niệm Nho học của người Trung Quốc Trong đó Thiên Đàn có thể coi là một kiệt táctrong kiến trúc cổ đại của Trung Quốc Bố cục của Thiên Đàn cũng là bố cục đối xứng qua trụctrung tâm theo hướng nam bắc và mở rộng theo hướng đông tây Tuy nhiên mặt bằng của ThiênĐàn khá đặc biệt Các công trình chính trong Thiên Đàn như điện Kỳ Niên hay Viên Khâu đều cómặt bằng hình tròn Sở dĩ như vậy là vì quan niệm khi xây dựng Thiên Đàn là “Trời tròn Đấtvuông” nên hình tròn có ý nghĩa tượng trưng cho bầu trời và thể hiện sự tôn trọng đối với các bậc
thần linh đúng với tinh thần Nho giáo (Hình 11.10)
c Kiến trúc lăng tẩm:
Lăng mộ là một loại hình kiến trúc mà trên đỉnh mộ có đắp kín đất, dùng để chôn cất cácbậc đế vương Bắt đầu có từ thời Ân Thương, chính thức xuất hiện vào thời Chiến Quốc Lăng mộtrải qua các triều đại của Trung Quốc từ Tần, Hán cho đến Minh, Thanh, luôn luôn được coi trọng.Bắt nguồn sự sùng bái tổ tiên nguyên thủy trong thời kỳ tiền sử, qua sự cải tạo nhấn mạnh của cácnhà Nho, trong suốt hơn 2000 năm, điều đó đã được thể hiện trong kiến trúc, ngoài “miếu” dùng đểthờ cúng tổ tiên, thánh hiền như đã nói ở trên thì quan trọng nhất chính là lăng mộ
Lăng mộ của các bậc đế vương qua các triều đại Trung Quốc nổi tiếng khắp thế giới, nótượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của những vị vua, chính vì thế mà kiến trúc của lăng mộ haylăng tẩm vô cùng uy nghi và thể hiện tinh thần hoàng quyền một cách sâu sắc Những lăng tẩm nổitiếng nhất có thể kể đến lăng tẩm thời Chiến Quốc, lăng tẩm Tần Thủy Hoàng, lăng tẩm đế vươngđời Đường, lăng tẩm thời Minh, lăng tẩm thời Thanh Bố cục và mặt bằng của lăng tẩm cũng chịuảnh hưởng của Nho giáo một cách rõ rệt Các lăng tẩm nổi tiếng như lăng mộ Tần Thủy Hoàng,Hiếu lăng và Thập Tam Lăng đời Minh, Đông Lăng, Tây Lăng đời Thanh Trong số đó, nổi bậtnhất và tiêu biểu cho kiến trúc lăng mộ Trung Quốc chính là Thập Tam lăng
Thập Tam Lăng là tên gọi chung khu lăng mộ của 13 hoàng đế triều Minh, ở chân núiThiên Thọ, huyện Xương Bình, cách Bắc Kinh 45 km về phía bắc Khu vực này có núi non trùngđiệp, hình móng ngựa mở rộng về phía nam, khu lăng tẩm nằm ở chính giữa cực bắc của hìnhmóng ngựa này Dưới chân núi xây dựng Trường Lăng Thành Tổ, cách Trường Lăng 6 km vềhướng nam là phần đầu mở rộng của móng ngựa ở hai phía đông và tây, có hai ngọn núi nhỏ đứngsóng đôi, giữa hai núi này xây Đại Hồng Môn, đây chính là khởi điểm của toàn khu lăng Cách lợidụng địa hình này khiến người ta nghĩ đến truyền thống tốt đẹp coi trọng sự hòa hợp mật thiết giữamôi trường với thiên nhiên Ngoài Trường Lăng, mười hai lăng tẩm còn lại đều phân bố ở hai cánhcủa hình móng ngựa, tạo thành hình vòng cung mặt hướng ra đường đi chung của thần đạo
Ba khu sân trước và sau Trường Lăng đều rộng rãi và có tường bao quanh Khu sân thứnhất trong lăng vuông, khu sân thứ hai hình vuông hơi dài, cửa vào gọi là Lăng Ân Môn, có ba cửatrên đường thẳng của cột giữa, nằm trên đài đá một tầng có lan can bằng đá trắng bao quanh rấtgiồng Thái Hòa Môn của Tử cấm Thành Điện Lăng Ân, kiến trúc chính của khu sân thứ hai nằm ởcuối sân, hình dáng và cấu tạo giồng điện Thái Hòa, bề rộng của mặt tiền còn lớn hơn điện TháiHòa, nhưng độ sâu nông hơn, là đại diện kiến trúc có quy mô lớn thứ hai của Trung Quốc còn tồntại đến ngày nay Thập Tam Lăng tiêu biểu
Trang 25cho bố cục cảnh quan hòa quyện với thiên nhiên trong kiến trúc lăng mộ Trung Quốc (Hình III 1, 11.12)
d Yeu tổ phong thủy và dịch học trưng kiến trúc Nho giáo Trung Quốc:
Yeu tố phong thủy và dịch học của Nho giáo ảnh hưởng vô cung sâu sắc tới kiến trúc
Trung Quốc Theo kiến trúc sư Elip: “Phong thuỷ là nghệ thuật bài trí mọi vật bao gồm từ việc
chọn hướng cho toà nhà cho đến trang trí nội thất và ảnh hưởng của dòng khí đến một địa điểm Phong thuỷ giúp cho con người sử dụng các lực tự nhiên của trái đất và cân bằng âm dương để cỏ được sinh khí, qua đó mang lại sức khoẻ và sinh lực” 2 Thông thường phong thuỷ tốt đạt đến được
nhờ vào sự kết hợp giữa nhận thức chung và khiếu thẩm mỹ trong quan niệm về không gian, bố trí
đồ đạc và sử dụng hiệu quả cáo các công trình xây dựng Điều kiện sống tối ưu góp phần nâng caosức khoẻ, từ đó thường mang đến thành công và sung túc Chính vì thế mà đối với người TrungHoa, phong thủy đã trờ thành một phần không thể thiếu trong việc xây dựng, từ bố cục cảnh quan,mặt bằng cho đến trang trí nội thất Đó còn là thuật địa lý của người Trung Hoa Các thành phố cổđược thiết kế xây dựng về mặt địa lý trong vùng long khí của các rặng nhiều núi Các kinh đô vàcung điện của các triều đại Trung Hoa đều được thiết kế tuân theo các nguyên lý phong thuỷ, như
Tử cấm Thành được xây dựng vào Triều Minh và tái thiết vào Triều Thanh tuân thủ chặt chẽ theocác quy tắc của phép xem địa lý Hoàng cung này cân xứng với việc định hướng bắc - nam và cổngchính đối diện hướng nam Mặc dù Phong thuỷ được sáng tạo ra ở Trung Quốc cách đây gần 3000năm, nhưng thuật này đã lan rộng sang Nhật Bản và các nước vùng Đông Nam Á khác cách đâyhơn 1.000 năm Nhiều người Trung Hoa và các dân tộc Châu Á khác đã và đang áp dụng thuậtPhong Thuỷ đối với trang trí bên trong và ngôi nhà để đạt được vẻ hài hoà và cân bằng Các nhàđịa lý quan niệm mọi vật trong tự nhiên đều có cuộc sống và linh hồn gắn liền với hình dạng củaloài vật mà chúng trông giống Thí dụ, một quả đồi trông giống như hình con rùa là một điểm tốt vìngười sống ở đó sẽ trường thọ như loài rùa Và dãy núi có dạng hình con rồng sẽ mang đến sứcmạnh và sinh khí cho dân cư vùng đó
Bên cạnh đó thuật phong thủy cũng bắt nguồn từ Dịch học của Trung Quốc Vào thế kỷ thứ
xn trước công nguyên, người Trung Hoa đã thiết lập trật tự Ngũ Hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ)cho thấy quan niệm của họ về thế giới Họ cho rằng vạn vật trên Thế giới đều có liên hệ với mộthành Trong Ngũ Hành này Đen thế kỷ thứ n sau công nguyên, người Trung Hoa đã quan sát cácchòm sao chính và hành tinh Họ cũng đã xác định chuyển động của hành tinh quanh mặt trời Mộtthế kỷ sau, các nhà đạo sĩ và võ sư đã phát triển phép kiểm soát dòng khí của cơ thể để biểu diễncác khả năng siêu phàm Nhiều nhà tư tưởng Lão giáo và Khổng giáo cũng rất tinh thông về địa lýhọc và đó là các thầy địa lý Họ là những người đầu tiên khởi xướng trường phái hướng pháp vàhình pháp của phép xem địa lý đồng thời đã tạo ra nghệ thuật sống hài hoà với trời đất Dịch họcảnh hưởng nhiều nhất trong kiến trúc Trung Quốc chính là các con số trong hệ thống kiến trúccung điện của Trung Quốc Đặc biệt là con số 9, ví dụ như Thái Ho à Môn, cửa vào chính cung,được chủ đích bố trí theo phía trước suối Hoàng Thuỷ cổng này có chín hàng cột (số 9 tượng trưng
cho trường thọ) (Hình 11.13)
2 TS.KTS E.Lip (1999), Nghệ thuật kiến trúc theo văn hóa cổ Trung Hoa, NXB Văn Hóa thông tin
Trang 262.1.2 Nghệ thuật trang trí - điều khắc - màu sắc trong kiến trúc cung đình Trung Quốc:
a Trang trí và điêu khắc:
Trang trí và điêu khắc không thể thiếu trong bất kỳ loại hình kiến trúc nào, đặc biệt là kiếntrúc Nho giáo Trang trí và điêu khắc trong kiến trúc cung đình bao gồm nhiều loại hình khác nhaunhư bích họa, diêu khắc tượng tròn, chạm khắc phù điêu, hoa văn,v.v Đằng sau những loại hìnhtrang trí và điêu khắc ấy ẩn chứa những quan niệm sâu sắc của Nho học Các đề tài mà ta thườngbắt gặp trong kiến trúc cung đình Trung Quốc như ”Tứ Linh và các linh thú”, ”Bát vật”, ”Bátquả”, ”Tứ quý”,v.v Từ những tác phẩm trang trí và điêu khắc theo những đề tài này, ta thấy quanniệm, tư tưởng văn hóa của con người Trung Quốc, đặc biệt trong đó là nhiều triết lý Nho gia
Với đề tài Tứ linh và các linh thú, đây là một đề tài chủ đạo mà ta thường bắt gặp trongcác kiến trúc cung điện, lăng tẩm giành cho vua chúa Tứ linh chính là bốn linh thú Long, Lân,Quy, Phụng
Long là hình tượng linh thú mang nhiều ý nghĩa tinh thần lớn lao bởi vì rồng là biểu tượngquyền uy của nhà vua và sức mạnh của triều đại Tất cả những hình tượng trang trí trong cung điệnTrung Quốc, đâu đâu cũng xuất hiện rồng Các motif tiêu biểu mà ta thường bắt gặp như ’’Lưỡnglong chầu nguyệt”, ’’Lưỡng long chầu nhật”, ’’Lưỡng long tranh châu”, ’’Long ẩn vân”, ”Lá hóarồng”, v.v Đặc biệt là những điêu khắc và trang trí trong Điện Thái Hòa của cố Cung, nơi đặt ngaivàng của vua, hình tượng con rồng trong Kiến trúc Trung Quốc càng trở nên nổi bật và tráng lệ.Phía trên, bên dưới có gần 13 nghìn hình tượng con rồng Bên cạnh đó, rồng xuất hiện trên hầu hếtcác đỉnh mái, cột trong các cung điện, đàn miếu và các toà điện trong các khu lăng tẩm Sở dĩ nhưvậy là vì rồng tạo nên sự uy nghi cho kiến trúc, đúng với tinh thần Nho giáo, luôn đề cao vị trí uynghiêm của Thiên Tử
Lân là linh thú thứ hai trong bộ đề tài Tứ Linh Theo tinh thần Nho giáo, hình tượng lân làbiểu tượng của một triều đại thái bình, triều đại có đức vua anh minh và biểu thị cho lòng trungquân Vì vậy, cũng như rồng, lân xuất hiện khắp mọi nơi, từ các công trình dành cho vua chúa đếncác điện, cung, miếu thờ, lăng tẩm đều có thể nhìn thấy con lân đang đứng trước các cổng vào củanhững nơi này Những con lân này mang tính tạo hình và tính nghệ thuật sâu sắc, đặc biệt là hìnhtượng ’’Long mã” hoặc ”Lân xuất hiện giữa đám mây”
Quy (con rùa): trong bộ Tứ Linh, rùa là linh thú duy nhất hội đủ các yếu tố hiện thực, vìrùa là một vật có thật và được linh thần hóa Theo quan niệm của Trung Quốc, rùa là biểu tượngcủa sự bền vững, trường thọ, lòng nhẫn nại của người quân tử, vì vậy hình tượng rùa cũng có mặt
ở hầu hết mọi công trình kiến trúc, chúng đội bia trong các chùa, miếu, đội Bát Quái trên các bìnhphong, v.v Trong các hình tượng tứ linh, hình tượng rùa mang một vẻ đẹp bình dị, gần gũi bởitính hiện thực của chúng, mỗi nét diễn đạt đã đem lại cho hình tượng rùa sự sống động, linh hoạt,vừa dân giã vừa hàm chứa những ý nghĩa sâu xa của tinh thần tâm linh Nho giáo
Phụng (phượng): hình tượng chim phụng là hình tượng chủ yếu trong trang trí các cungđiện, lăng tẩm dành cho các vị hoàng hậu, phi tần Theo điển tích, chim phụng là hình ảnh tượngtrưng cho vẻ duyên dáng, sự khôn ngoan, sắc đẹp và đức hạnh của người phụ nữ Hình tượng chimphụng thường được trang trí trên trần nhà, bình phong, thảm, gối
Trang 27và tranh treo trên tường Đặc biệt, chim phụng trong trang trí nội ngoại thất luôn chiếm vị trí trungtâm ở cung điện, lăng tẩm các vị hoàng hậu, phi tần và trang trí trên các đỉnh mái với những mảngsành sứ hay bích họa trang trí các cổng được chọn lọc kỹ càng về tiết điệu, màu sắc và cường độphản chiếu ánh sáng Kiểu thức đề tài chim phụng cũng vô cùng phong phú như lưỡng phụng,phụng hàm thơ, phụng hồ, long phụng, v.v Hình tượng phụng xuất hiện tại những nơi nghỉ ngơicủa nhà vua, các miếu thờ và bình phong, cổng tam quan như một biểu hiện của tinh thần tâm linhNho giáo, hình tượng phụng được coi là khát vọng của cuộc sống bình yên, của triều đại thái bình
Bên cạnh nghệ thuật trang trí điêu khắc thì nghệ thuật bích họa cũng là một dấu ấn Nhogiáo đặc sắc Các bức họa phong cảnh hay thuật viết chữ Nho thường được sử dụng rộng rãi trongcác kiến trúc cung đình Trong Dịch học, người Trung Hoa luôn quan niệm vẻ cân bằng là cốt lõicủa cuộc sống Chính vì thế mà các bức họa trang trí trong kiến trúc cung đình luôn được treo từngcặp vì người ta quan niệm hạnh phúc đến từng đôi một như chữ ”song hỷ” (lí H) Trên tường củacác cung điện, chiều dài và rộng của hai cuộn giấy trang trí có viết chữ treo trên tường phải giốngnhau Khung hình của tác phẩm phải có hình dạng ý nghĩa tốt như hình quạt hay tròn Các bứctranh phải mô tả phong cảnh cây cối tượng trưng cho vận may hay hình của các vị thần có khảnăng chế ngự ma quỷ Bức tranh phong cảnh đẹp mô tả vẻ cân bằng âm dương trong môi trường tựnhiên Các tảng đá gồ ghề vững chắc và rặng núi tương phản với các dòng nước trôi lững lờ vànhững áng mây trắng Tranh về cây cối và hoa tượng trưng cho vận may và sức chịu đựng (tre,trúc, cúc) và các hình vẽ mang tính truyền thuyết (các loại bùa chú) thường được treo ở cửa tòanhà hay đền chính để xua tà khí
b Màu sắc:
Màu sắc mang ý nghĩa vô cùng quang trọng đối với kiến trúc Trung Quốc Màu vàng chỉdành riêng cho hoàng gia Màu xanh lá cây dành riêng cho quan lại Màu đỏ tượng trưng cho hạnhphúc, địa vị, tiếng tăm và vận may Màu đỏ được nhìn thấy khắp nơi trong các công trình kiến trúccung đình Trung Quốc Dưỡng Tâm Điện, cung an dưỡng được xây dựng để kỷ niệm sinh nhật lầnthứ sáu mươi của hoàng thái hậu, có lớp sơn trang tri màu đỏ, cam, vàng và xanh lá cây, màu biểuhiện cho trường thọ Mái nhà Thiên Miếu ở Bắc Kinh, xây vào triều Minh có dạng hình tròn vớilớp ngói màu thanh niên để thuận theo thiên ý và tổ tiên hoàng tộc Màu đỏ cũng là màu chủ đạotrong việc xây dựng
Trang 28Cố cung - Bắc Kinh Những bức tường đỏ kết hợp với những mái ngói lưu li màu vàng sang trọngcàng làm tăng thêm vẻ uy nghi và tráng lệ trong các cung điện Trung Quốc, làm nổi bật tinh thầnNho giáo thông qua các màu sắc mạnh và nóng Đó là tinh thần luôn coi Thiên tử và hoàng tộc làtrung tâm của thế giới và vũ trụ nên những gì thuộc về hoàng gia đều phải diễm lệ và đặc sắc.
(Hình 11.14)
2.1.3 Đặc trưng Cff bản của kiến trúc Nho giáo Trung Quốc:
Thứ nhất, kiến trúc Nho giáo Trung Quốc với đại diện là ba loại kiến trúc đô thành - cungđiện, kiến trúc đàn miếu và kiến trúc lăng tẩm đã ảnh hưởng bao trùm đến hầu hết các nước ở khuvực Á Đông Có thể nói kiến trúc Nho giáo Trung Quốc là loại kiến trúc đặc thù phương Đông bởi
hệ tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc đã lan rộng khắp nơi từ Nhật Bản, Hàn Quốc cho đến ViệtNam Những công trình ảnh hưởng Nho giáo trong khu vực này đều mang phong cách kiến trúc vĩđại và đậm tính lễ chế nghiêm khắc, đại diện cho một tầng lới giai cấp thống trị tuyệt đối
Thứ hai, vị trí địa lý hòa quyện với cảnh quang thiên nhiên dựa theo tư tưởng của Nho giáo
và luật phong thủy Điều đó được thể hiện rõ nét qua bố cục cảnh quang và mặt bằng của các kiếntrúc cung điện, đàn miếu và đặc biệt là lăng tẩm Thuật phong thủy của người Trung Hoa mà bắtnguồn sâu xa là các lực thiên nhiên của âm dương đã được chứng minh qua thời gian và làm kinhngạc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới Thuật phong thủy đã lan rộng ra các nước trong khu vực
và vẫn được áp dụng rộng rãi đến ngày nay trên toàn thế giới Có thể nói kiến trúc Nho giáo TrungQuốc chính là mẫu mực cho việc ứng dụng thuật phong thủy trong kiến trúc
Thứ ba, bố cục của kiến trúc Nho giáo Trung Quốc luôn luôn tuân theo một quy tắc Đó là
bố cục đối xứng qua trục trung tâm, hài hòa và dàn trải theo chiều ngang sang hai bên Bố cục nàychính là một quan niệm trong Nho giáo, đặc biệt là trong cuốn Lễ Ký (một trong lục kinh của Nhogiáo) Trong cuốn Lễ Ký, lần đầu tiên về mặt lý luận khái quát cao độ tầm quan trọng của bố cụcđối xứng qua trục trung tâm trong quần thể kiến trúc đối với việc làm nổi bật địa vị tôn quý, nêulên những điện đường chính cần được xây ở những vị trí quan trọng nhất trên đường trục trunggiữa gần với trung tâm Quan niệm này gọi là “thuyết lựa chọn trung tâm” Tuân Tử còn nói một
cách cụ thể hơn: “Quân vương nên ở trung tâm của thiên hạ mới phù hợp với lễ nghi” Lã Thị Xuân Thu cũng viết: “Nên chọn trang tâm của thiên hạ để xây quốc đô (thủ đô của một nước) và
lựa chọn trung tâm của quốc đổ để xây dựng cung điện ”.
Thứ tư, màu sắc trang trí của kiến trúc Nho giáo Trung Quốc và cũng là màu sắc chủ đạocủa người Trung Hoa là màu đỏ, màu vàng và xanh Đó là những màu mạnh, thiên về màu nóng.Màu thể hiện sự quyền uy và mạnh mẽ, như chính đất nước Trung Quốc, một đất nước hùng mạnh
và chế độ thống trị phong kiến trải dài suốt hàng ngàn năm
Cuối cùng, tất cả những kiến trúc Nho giáo Trung Quốc qua các thời đại đều mang mộtphong cách rất riêng, rất Á Đông, phù hợp với điều kiện tự nhiên và con người Trung Hoa Đó làtất cả những vật liệu xây dựng nên những kiệt tác kiến trúc Trung Quốc đều là những vật liệu địaphương, là những gạch ngói lưu li, sơn son thếp vàng và những loại gốm sứ đặc trưng mà khôngnước nào có được, là chất liệu gỗ Tất cả đã góp phần tạo nên
Trang 29kiến trúc Trung Quốc cổ đại mà khó có nơi nào trên thế giới có được, một nền kiến trúc nguy ngatráng lệ đậm nét Nho giáo, là di sản quý giá mà nhân loại có được.
2.2 Đặc điểm kiến trúc cung đình Huế
2.2.1 Nghệ thuật bố cục cảnh quan và mặt bằng kiến trúc cung đình Huế:
Kiến trúc cung đình Huế được định hình và mang phong cách bản sắc Huế từ khi Huế làKinh đô của Việt Nam thời triều Nguyễn (1802-1945) Là một trung tâm chính trị - văn hóa - kinhtế của cả nước suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, kinh đô Huế có những công trình kiếntrúc mỹ thuật kỳ vĩ nhất đất nước, nay còn tồn tại với mật độ dồi dào
a Thành quách và cung điện
Trong quan hệ giao thoa của văn hóa khu vực, nguyên lý kiến trúc truyền thống Việt Nam
và kiến trúc Kinh đô Huế nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng từ Dịch lý và thuật phong thủy củaTrung Hoa cổ đại, đó là phải hài hòa với thiên nhiên và con người
Khi xây dựng hệ thống thành quách và cung điện, các nhà kiến trúc sư dưới sự chỉ đạo củanhà vua đã bố trí trục chính của công trình theo vị thế tọa càng hướng tốn, tức là chạy hướng tâybắc - đông nam Yeu tố ngũ hành quan trọng trong bố cục mặt bằng kiến trúc thành quách và cungđiện tương ứng với ngũ phương Ngôn ngữ của kiến trúc là định vị các công trình trong khônggian sao cho hài hòa với thiên nhiên Vua và ngai vàng là trung tâm của toàn bộ công trình kiến
trúc, qua đó làm nổi bật vị thế của đấng quân vương trong thiên hạ và cũng phù hợp với "thuyết lựa
chọn trung tâm
Kinh đô Huế được khởi công xây dựng từ năm 1802, bao gồm ba lớp thành bao bọc làKinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành Do nhu cầu sử dụng và hoạt động của triều đình chonên Hoàng thành và Tử cấm thành được khởi công xây dựng từ năm 1802, về mặt bằng, cả haithành đều có dạng hình chữ nhật với vòng thành kiên cố bao quanh Năm 1805 mới xây dựng Kinhthành, so với Đô thành Phú Xuân vào cuối thời các chúa Nguyễn và được tiếp tục sử dụng dướithời Tây Sơn (1796-1801), mặt bằng của Kinh thành được mở rộng hơn rất nhiều, đặc biệt vậndụng kiểu kiến trúc phòng ngự Vauban của Pháp: vòng thành có nhiều cửa để ra vào, trên mặtthành đều có xây các pháo đài, giác bảo, pháo nhãn, tường bắn, vọng lâu để canh gác, phòng thủ.Kinh thành có dạng mặt bằng gần như là một hình vuông, chỉ riêng mặt trước hơi khum ra nhưhình cánh cung, vì mặt thành này phải chạy theo chiều uốn nhẹ của đoạn sông Hương chảy quatrước mặt nó Cả ba thành đều có hệ thống hào bao quanh bên ngoài Bố cục hệ thống thành quáchkinh đô Huế được xây dựng hết sức chặt chẽ, cân đối, nhịp nhàng và liên tục, phần lớn đối xứngqua qua đường trục chính của Đại Nội, gọi là đường Dũng đạo, trung tâm Kinh đô là điện Thái
Hòa - nơi đặt ngai vàng và điện cần Chánh - nơi vua ở (Hình 11.15, 11.16)
Cũng dựa vào yếu tố Dịch lý và thuật phong thủy phương Đông, một công trình kiến trúc
dù lớn hay nhỏ đều phải hài hòa với thiên nhiên và con người, Kinh thành Huế cũng vậy Trong Đại Nam nhất thong chí có đoạn viết: “Kinh sư là nơi miền núi, miền biển đều hợp về, đứng giữa miền nam, miền Bắc, đất đai cao ráo, non sông phang lặng, đường thủy thì có cửa Thuận An, cửa
Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoàng Sơn, ải Hải Vân chặn ngang, sông lớn giăng phía trước, núi cao giữ phía sau, rồng cuốn ho ngồi, hình thế vững chải, ẩy là do đẩttrời xếp đặt, thật
là thượng đô của nhà vua ”.
Trang 30Cung điện huế phần lớn được chia ra nhiều khu vực khác nhau, giữ các chức năng riêngbiệt, và quanh mỗi khu vực đều có xây tường cao quá đầu người để ngăn cách nhau Hầu hết cáccung điện được xây dựng trong Hoàng thành, Tử cấm thành và một phần ở các khu lăng tẩm phíanam sông Hương Một số công trình cung điện tiêu biểu như: Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Long
An và các miếu thờ như: Thế Miếu, Hưng Miếu, Thái Miếu, Triệu Miếu (Hình 11.17, 11.18)
So với Cố Cung ở Bắc Kinh, qui mô của các công trình cung điện cũng như thành quách ởHuế nhỏ và khiêm tốn hơn, nhưng nhìn chung bố cục mặt bằng của toàn bộ hệ thống kiến trúc rấtchặt chẽ đăng đối, các công trình kiến trúc đối xứng từng cặp qua đường trục chính và ở vào những
vị trí tiền, hậu, tả, hữu, thượng, hạ nhất quán
b Kiến trúc lăng tẩm:
Bố cục cảnh quan của lăng tẩm các vua nhà Nguyễn là sự thể hiện rõ ràng nhất sự hòaquyện vào thiên nhiên, những kiến trúc lăng tẩm ở đây rất qui mô, hài hòa giữa thiên nhiên với conngười Toàn bộ khu công trình ở đây như những khu công viên rộng lớn bên cạnh dòng sôngHương thơ mộng và một phần nào phản ánh tư tưởng, cá tính của các vị vua Lăng Gia Long có bốcục theo chiều ngang trải rộng mênh mông, hoành tráng mà đơn giản, đặc biệt với khu mộ hợptáng vua và hoàng hậu là sự độc đáo của công trình lăng ở phương Đông Lăng Minh Mạng với đồ
án hình chữ Minh của mặt bằng hồ cùng những công trình kiến trúc theo trật tự thẳng trục thầnđạo, có tính chất uy nghiêm hùng vĩ, đã phản ánh tư tưởng trung ương tập quyền của vị hoàng đếnày Lăng Minh Mạng được coi là một trong những công trình lăng tẩm đạt đỉnh cao của sự hàihòa đối xứng và bất đối xứng của trật tự nghiêm ngặt tạo sự hoành tráng uy nghi, đặt biệt với khu
mộ hình tròn thành cao tượng trưng cho mặt trời, biểu tượng thiên thể Lăng Thiệu Trị là sự kếthợp giữa hai đồ án hoành tráng của Lăng Gia Long và trục đứng đạo của lăng Minh Mạng để tạo ra
bố cục mới nhưng vẫn giữ vẻ uy nghi và qui mô hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên Lăng Tự Đứcuyển chuyển nhịp nhàng đầy chất thơ phản ánh tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của một vị vuathi sĩ đã có nhiều trước tác về thơ văn có giá trị văn học Lăng Khải Định với diện tích nhỏ hơnnhiều nhưng rất công phu và tốn nhiều thời gian, nó là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúcÁ-Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.(hình n.19)
về mặt bằng lăng tẩm Huế, lăng Gia Long dàn trải theo nhiều ngang, lăng Minh Mạngtuân thủ chặt chẽ các qui tắc đối xứng kết hợp hài hòa nhưng hết sức có hệ thống, giống như tìnhtrạng xã hội đương thời được tổ chức theo chính sách trung ương tập quyền Như đã nói ở trên,lăng Thiệu Trị là sự kết hợp hai đồ án của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng Lăng Tự Đức tuy có
sự kế thừa nhưng đã phá vỡ không gian tạo hình nhưng vẫn hòa hợp với thiên nhiên So với cáckhu lăng tẩm khác ở Huế, lăng Khải Định có nhiều sự khác biệt nhất do đã có sự hội nhập của vănhóa phương Tây, cụ thể là dòng kiến trúc châu Âu hiện đại, mặt bằng tổng thể là một khối nổi hình
chữ nhật đồng thời vẫn tuân thủ các qui tắc đối xứng xưa nay (Hình 11.20)
Tóm lại, dẫu có nhiều cách đánh giá khác nhau về không gian môi cảnh và kiến trúc Huế,nhưng điều dễ thống nhất là kiến trúc Huế đã tiếp thu được truyền thống mỹ cảm trong tạo dựngkhông gian kiến trúc với những dấu ấn Á-Đông đậm nét và gợi cảm Nổi bật hơn cả là nghệ thuật
bố cục cảnh quan hài hòa với thiên nhiên Từ một cái nhìn mang tính biểu cảm hơn, kiến trúc cungđình Huế có một vẻ đẹp sâu kín mà thư thái của sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên, núisông, cây cỏ, trời đất qua đó thể hiện cái
Trang 31chân thật, bình dị mà đầy sự lôi cuốn, rung cảm của người Huế Kiến trúc cung đình Huế vì vậy
mà đã không lấn át thiên nhiên và cũng không để thiên nhiên chế ngự sáng tạo của mình
c Yeu to phong thủy và dịch học trong kiến trúc cung đình Huế:
Dịch lý và thuật Phong thủy được xem là những tư tưởng chủ đạo trong qui hoạch bố cụcmặt bằng kiến trúc Kinh đô Huế thế kỷ XIX
Dịch lý cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều do hai yếu tố âm và dương tác động với nhau màsinh trưởng Thiên nhiên là đại vũ trụ và con người là tiểu vũ trụ Thiên nhiên là trời và đất, cộngvới con người, thành ra một chỉnh thể gọi là Tam tài: thiên, địa, nhân Phải có đủ ba điều kiệnthiên thời, địa lợi, nhân hòa thì mọi sự việc mới đạt được thành quả tốt đẹp
Với vũ trụ quan và nhân sinh quan ấy, người Đông từ thời xa xưa đã chủ trương không nêntạo ra sự đối nghịch giữa con người và thiên nhiên, mà hai yếu tố phải hòa điệu với nhau để tồn tại
và phát triển: Thiên nhân hợp nhất Thiên đạo và nhân đạo kết hợp với nhau rất chặt chẽ và hàihòa Đây chính là nguyên lý của nghệ thuật kiến trúc Đông phương cổ đại mà ngày nay nhân loạigọi là Kiến trúc cảnh quan
Thuật Phong thủy tuy ra đời muộn hơn Dịch lý, nhưng đã được áp dụng vào trong xâydựng và kiến trúc, nhất là trong bố cục kiến trúc cảnh quan Theo nghĩa đen, Phong là gió, Thủy lànước, thuật Phong thủy nói về cách chọn đất để thiết lập đô thị, xây dựng thành quách, cung điện,đền miếu, lăng tẩm Lựa chọn vị trí, hình thế, mạch đất, phương hướng, chiều gió, dòng chảy saocho thích hợp với các nguyên tắc qui định để có thể đem lại điều lành, tránh được điều dữ chongười ở và người chôn Cuộc đất tốt là nơi có các thực thể địa lý tự nhiên như núi, đồi, cồn đảo,sông, suối, ao, hồ, được dùng là các yếu tố phong thủy như tiền án, hậu chẩm, tả long, hữu hổ,minh đường (phía trước), não thủy (phía sau)
Trước hết là phương hướng của Kinh đô, trong đó có Kinh thành Chương thứ năm của
phần Thuyết quái truyện trong sách Chu Dịch qui định: “Thảnh nhân nam diện nhi thính hạ,
hướng minh nhi trị” nghĩa là bậc đế vương xoay mặt về hướng Nam đề cai trị thiên hạ Các hệ
thống kiến trúc Kinh đô ngày xưa tại Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam đều quaymặt về hướng nam Ở Huế, hệ thống thành quách, gồm Kinh thành và Hoàng thành, đều nằm trên
cùng một trục và tuân thủ nguyên tắc phong thủy quan trọng nữa là phải có tiền án Núi Ngự Bình
đã được chọn làm tiền án cho nó với ý nghĩa như là cái bình phong che chắn cho nhà vua và Kinh
thành Yếu tố Phong thủy quan trọng thứ hai đối với Kinh thành là sông Hương, giữ vai trò là
minh đường Minh đường có nghĩa đen là nhà sáng, thường là yếu tố mặt nước như ao, hồ, sông,
suối, nằm trước mặt các công trình kiến trúc như thành quách, cung điện và lăng tẩm Ở hai đầuđoạn sông chảy qua trước mặt Kinh thành còn có sẵn hai hòn đảo tự nhiên mang tên là cồn Hến và
cồn Dã Viên đã được hình tượng hóa thành tả thanh long và hữu bạch hổ Điều này bắt nguồn từ khái niệm Ngũ hành và Tứ tượng của Triết học cổ phương Đông, trong đó tứ tượng bao gồm:
thanh long, bạch hổ, chu tước, huyền vũ ứng với bốn hướng đông-tây- nam-bẳc trong Ngũ hành,
trung tâm ứng với Kinh thành Huế
Mặt khác, bên trong Kinh thành, một số công trình kiến trúc cũng mang đậm yếu tố Dịchhọc Đông phương, chẳng hạn như trong kiến trúc Ngọ Môn, con số 5, số 9, và số 100 trong Dịch
học xuất hiện rất nhiều: Năm lối đi tượng trưng cho “Ngũ hành” Chín nóc
Trang 32lầu biểu hiện con số 9 trong hào “cửu ngũ” ở kinh Dịch, ứng với mạng thiên tử Một trăm cây cột
ở lầu Ngũ Phụng cho thấy đó là số cộng của “'Hà đồ ” và “Lạc thư” trong sách ấy.
Số của “Hà Í?ồ”là55 (do các số từ 1 đến 10 cộng lại: 1 + 2 + 3+ 4 + 5 + 6+ 7 + 8 + 9 + 10); số của “Lạc thư” là 45 (do các số từ 1 đến 9 cộng lại: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + Ỗ + 7 + 8 + 9) Như vậy số thành của Hà đồ và Lạc thư cộng lại (55 +45) là 100.
Và nói đến Dịch học là phải nói đến âm dương, vì “Nhất âm nhất dương chi vỉ
Đạo).
Số dương của Hà đồ là 25 (do các số lẻ từ 1 đến 10 cộng lại: 1+3+5+7+9); số âm của Hà
đồ là 30 (do các số chẵn từ 1 đến 10 cộng lại: 2+4+6+8+10) Và, số dương của Lạc thư là 25 (do
các số lẻ từ 1 đến 9 cộng lại: l+3+%+7+9); số âm của Lạc thư là 20 (do các số chẵn từ 1 đến 9
cộng lại: 2+4+Ỗ+8)
Hai số dương của Hà đồ và Lạc thư cộng lại là 50 (25+25); hai số âm của chúng cộng lại
cũng là 50 (30+20) Thảnh ra âm và dương của Dịch là bằng nhau, đều 50 Nghĩa là:(25+25)+(20+30)= 100
Trên thực địa, nếu dùng đường trục chính của Đại Nội là Dũng đạo để chia mặt bằng lầu
Ngũ Phụng ra làm hai phần thì chúng ta thấy mỗi bên có 50 cột đối xứng nhau
Với cách đưa kiến trúc Kinh thành vào giữa các thực thể địa lý ở ngoại cảnh thiên nhiênnhư trên, chúng ta thấy việc qui hoạch và xây dựng công trình kiến trúc này đã và đang tiềm ẩnmột nội dung triết lý thật sâu sắc Với triết lý Đông phương và tư tưởng kiến trúc truyền thống củadân tộc như thế, thiên nhiên xứ Huế từ ngọn núi đến dòng sông, từ cành cây đến thảm cỏ, đều đãtrở thành văn hóa để tồn tại bên kiến trúc và con người một cách hài hòa và thân ái
2.2.2 Nghệ thuật trang trí - điêu khắc - màu sắc trong kiến trúc cung đình
và góc cạnh các bộ phận công trình đã là những trang trí đẹp mắt, các nghệ nhân xưa còn sử dụngcác điêu khắc tượng tròn, chạm khắc phù điêu, đồ gốm, hoa văn, gờ chỉ và tranh vẽ hội họa để tăng giá trị nghệ thuật và phục vụ nội dung, tính chất tư tưởng của công trình Trong các công trìnhkiến trúc cung đình Huế thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX: mái, bệ cửa, bậc cấp, lan can cho đến cột kèo, xà bảy, hổ phù cửa võng, cửa đi, cửa sổ đều có trang trí chạm trổ tùy loại hình, quy mô
và thứ bậc công trình mà đề tài và nội dung trang trí đồ án có tính chất khác nhau
Trong kiến trúc cung đình Huế, đề tài và nội dung đồ án trang trí mang tính chất phong
kiến và tôn giáo thường là “Tứ linh ”: Long (rồng), li (long mã), quy (rùa), phượng (chim
phượng) ; báu vật: ngoài “tứ linh ” còn thêm cá, dơi, hạc, hổ và những động vật khác như voi,
ngựa,chó v.v Và hình người tiên nữ cưỡi phượng, vũ nữ tấu nhạc về thảo mộc hoa quả có bát bảo, quả bầu, bút lông, quạt vả, ống tiêu, giỏ hoa, cây kiếm, cái khánh là những vật quý tượng trưng cho sự phong lưu, học thức của khổng giáo và dũng khí đạo
Trang 33đức của con người trong xã hội phong kiến; “bát quả”: đào, lựu, mận, lê, phật thủ, nho, bầu và bí;
“tứ quý” hoặc “tứ thời ” như: mai hoặc lan (mùa xuân), sen (mùa hạ), cúc (mùa thu) và trúc hay
tùng (mùa đông) Những hiện tượng thiên nhiên như mặt trời, mây, sông nước, ngọn lửa v.v cũng
là những đề tài phổ biến và quen thuộc trong trang trí kiến trúc hoặc tách riêng hoặc kết hợp nhưrồng với mây, cá với nước, long mã phụ đồ (con long mã mang cuộn giấy trên lưng) v.v Trongnho học, cách viết chữ nho đã phát triển thành một nghệ thuật Một số chữ nho được thể hiện theolối viết “Triện” đã trở thành hình mẫu hình trang trí Các chữ Phúc, Lộc, Thọ, Hỉ (^fê, :Ịf, lặ) đãtrở nên hầu như những ngượng vọng hạnh phúc thể hiện dưới hình thức những nét ngay thẳng, nétgấp móc hay những nét cong duyên dáng hòa hợp với nét vẽ cành lá hay hồi văn xung quanh Chữ
Thọ (^f), chữ Song Hỉ (M.li-) hay được dùng làm cửa thông thoáng đặt vào tường gạch Nhiều
pa-nô chạm khắc hình chữ Thọ đặt giữa những hình lá hoa được thấy ở nhiều cung điện ở Huế
Phương thức thể hiện nghệ thuật trang trí kiến trúc trong cung đình Huế chủ yếu là chạmkhắc trên thân gỗ (vì chủ yếu kết cấu công trình là vật liệu gỗ): chạm nổi và chạm thủng, trang tríchạm nổi phổ biến trên các cấu kiện bộc lộ và thuận tiện tầm nhìn con người trong nội, ngoại thấtkiến trúc Trang trí chạm thường được xem cả hai mặt, thường thấy ở cửa võng với một nền hoavăn mặt võng ở giữa hai mặt chạm tinh xảo Cũng còn một số chạm khắc thể hiện bằng vật liệu đấtnung hoặc đá, trang trí bề mặt kiến trúc hoặc ờ các bộ phận thềm bậc và lan can Trong trang trínội thất cũng có các chất liệu khác được dùng như kim loại (vàng, bạc, đồng ), đá hoa, khảm xà
cừ, ghép hình sứ, sơn thếp v.v
Điêu khắc tượng tròn trong trang trí kiến trúc có hai loại: một loại thuần túy có tính chấttrang trí, làm đẹp cho kiến trúc như rồng, phượng, con cửu trên nóc hay góc mái các cung điện,hay trên các đầu đao, con-xơn (consaurn) Loại thứ hai được sáng tác nhằm phục vụ tính chất, nộidung tư tưởng tôn giáo tín ngưỡng của công trình như tượng người và thú chầu dọc hai bên đường
“thần đạo ” lăng mộ v.v không những làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình mà còn có tính
chất thờ cúng, trang trọng và linh thiêng cho kiến trúc
b Màu sắc trong kiến trúc cung đình Huế:
Trong khoảng ba trăm công trình kiến trúc cung đình Huế còn lại (thành quách, cung điện,lăng tẩm, đền miếu) có thể căn cứ vào đề tài, kết cấu diện mạo, chức năng mà vấn đề xử lý và sửdụng màu sắc cũng có sự khác biệt
So với Hoàng cung Bắc Kinh, tầm vóc các công trình kiến trúc rất to lớn, sử dụng màu sắc mạnh và nóng là màu vàng và màu đỏ nhằm tạo vẻ thâm nghiêm, hùng tráng và có tính trấn ápn-ất cao Trong khi đỏ, kiến trúc Hoàng cung Huế có tầm vóc khiêm tốn và được bố trí rất phù hợp với phong cảnh tự nhiên xung quanh, màu sắc sử dụng cũng rất hài hòa dịu mắt: màu vàng, màu đỏ, màu nâu, màu xám hòa cùng với màu xanh lá cây 3 ’’
hóa Phú Xuân, NXB Thuận Hóa.
Trang 34Xuất phát từ đặc thù vật liệu kiến trúc đã hình thành màu tự thân của đá, gỗ, gạch nung,kiến trúc thời Nguyễn tạo được những nét riêng biểu hiện của từng công trình, tổ hợp kết cấu vàtrong tổng hòa của quần thể kiến trúc với kiến trúc, kiến trúc với môi cảnh.
Chẳng hạn, trong hình ảnh Ngọ Môn - Lầu Ngũ Phụng: đây là một công trình quan trọng,biểu thị trực tiếp cho hình ảnh triểu đại, ta thấy rõ màu xám sẫm nặng nề của đá ở dưới cùng, cửagiữa sơn màu vàng, các cửa bên sơn màu đỏ sẫm, màu sơn son thếp vàng của các cột, liên ba, màungói thanh lưu ly và hoàng lưu ly phía trên cao và dường như ở đó có sự hòa nhập vào màu xanhcủa thiên nhiên, trời đất với cảm giác dưới nặng, trên nhẹ nhàng, bay bổng; trên mái trang trí hìnhrồng, lá lật, dơi ngậm ki tiền và tứ quý (mai, lan, cúc, trúc) bằng sánh sứ nhiều màu ghép lại tinh
xảo và đẹp mắt (Hình 11.21)
Điện Thái Hòa là nơi không gian của màu sắc đã được thể hiện một cách đúng mực hàihòa Sân Đại Triều Nghi trước điện có màu nâu sẫm của gạch Bát Tràng (đệ tam cấp), màu xanhcủa đá lát (đệ nhị cấp và đệ nhất cấp) Các hàng cột kiến trúc điện đều sơn son, vẽ rồng thếp vàngleo quanh bằng chữ “Thái Hòa điện” ở trung tâm trên trần điện cũng là sơn son thếp vàng Máiđiện trước cũng lợp ngói hoàng lưu ly trang trí lưỡng long hồi long và bầu rượu “Pháp Lam Huế”nhiều màu sắc Trên mảng tường cổ điêu (giữa hai lớp mái) là các ô họa trang trí hoa lá, chimmuông “ngũ sắc” (đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam và tím) Nội thất ngoài Ngai vàng và Bửu tán thếpvàng chói lọi, rực rỡ và uy nghi còn bàn khảm xà cừ, trướng thêu đèn lồng, đôn ghế sứ cổ cùngnhững bức tranh viết, vẽ nhiều bài thơ, nhiều cảnh đẹp bằng sơn nhiều màu trên kính Các màuvàng, son đỏ, bạc làm cho các khoảng tối của công trình trở nên sinh động và lấp lánh những khốihình kiến trúc trong đó Màu sắc lung linh, đan xen của vàng son, bạc, nâu sẫm của lối tạo hình
không gian “trùng thiềm điệp ốc” gây cảm giác mở rộng đa hướng, cụ thể mà rất trang nghiêm, thành kính (Hình 11.22)
Hòa sắc vàng son không những được sử dụng trong kiến trúc cung đình mà còn cả trongcác công trình tôn giáo tín ngưỡng của triều đình như: Thế Miếu, Hiển Lâm Các, các lăng tẩm bên
bờ sông Hương v.v Đặc biệt nội thất lăng Khải Định với kỹ thuật trang trí ghép sành, sứ nhiều
màu khá độc đáo, hòa sắc tuyệt mỹ và cực kỳ hoa lệ (Hình 11.23, 11.24)
Ở ngoại thất, màu sắc công trình đạt được sự hài hòa với thiên nhiên, đó là sự cảm nhậnchung về màu xanh xám phản quang của đồng, màu đa sắc của các vật liệu như màu đất nung củagạch, màu ngói vàng - xanh, màu xám - đen của đá thanh được sắp xếp một cách rất riêng củamỗi công trình nhưng nhìn chung đều phải phù hợp với đời sống tinh thần của người Huế, củathiên nhiên - sông nước, điều kiện địa lý v.v
Nói chung, với kiến trúc cung đình phong kiến, hai màu vàng và đỏ được dùng phổbiến bên cạnh màu nâu sẫm có điểm xuyến màu lam, các màu sắc khác được dùng phối hợp trangtrí trong đó màu vàng là chủ đạo và biểu tượng của triều đình và nhà vua như: Hoàng thành,Hoàng cung, Hoàng bào, Ngai vàng, Lọng vàng v.v
2.2.3 Đặc trưng Ctf bản của kiến trúc cung đình Huế:
Trải qua hơn hai thế kỷ, mặc dù đã có không ít công trình bị hư hao do bao năm tháng chịuthiên tai và chiến tranh tàn phá, nhưng số lượng công trình trong tổng thể kiến trúc cung đình Huếvẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến ngày nay Từ việc tìm hiểu hoàn cảnh xuất xứ, quá trìnhphát triển vật liệu và kĩ thuật xây dựng, trang trí - điêu khắc
Trang 35và màu sắc cũng như những nguyên tắc, yếu tố cơ bản trong tạo hình nghệ thuật kiến trúc cungđình Huế, có thể thấy được những đặc trưng cơ bản của kiến trúc cung đình Huế như sau:
Trước hết, Kiến trúc Kinh đô Huế mang ảnh hưởng phong cách kiến trúc Trung Hoa, cótính dân tộc và bản sắc riêng biệt Từ trước đến nay đã có một số bài viết cho rằng kiến trúc cungđìng Huế có ảnh hưởng từ Trung Hoa, đó cũng là điền dễ hiểu trong quan hệ giao thoa của văn hóakhu vực Tuy nhiên, trong kiến trúc cung đình Huế cũng có rất nhiều cái riêng phản ánh tính tựcường mãnh liệt của tinh thần dân tộc lành mạnh
Trên cơ sở vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu và kinh tế - xã hội đất nước ta, nền nghệ thuật tạohình kiến trúc cung đình Huế của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam - triều Nguyễn (1802
- 1945) đã để lại một di sản không thật đồ sộ vĩ đại trên thế giới song cũng có bản sắc dân tộc riêngbiệt, góp phần tạo nên bộ mặt và truyền thống “ngàn năm văn hiến” của đất nước Việt Nam, tuykhông có tiếng tăm là “kì quan” nhưng cũng được ban Di sản thế giới (thuộc UNESCO) công nhận
là Di sản Văn hóa của nhân loại, khi nhận định rằng:
“Quần thế di tích Huế là một thí dụ điển hình về thiết kế đô thị và xây dựng một thành phổ kinh đô có phòng thủ, biểu hiện quyền lực của vương quốc phong kiến ngày xưa ở Việt Nam vào thời tột đỉnh của nó đầu thế kỷ XIX”.
Bên cạnh đó, phong cách kiến trúc giản dị khiêm tốn, nhẹ nhàng, khoáng đạt phù hợpphong tục tập quán dân tộc và khí hậu Việt Nam
Xuất phát từ truyền thống văn hóa và tâm lý dân tộc, từ những công trình kiến trúc cổ ViệtNam xưa đến những công trình kiến trúc cung đình Huế thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, phần lớnmang phong cách giản dị khiêm tốn, nhẹ nhàng
Một đặc trưng cơ bản của kiến trúc cung đình Huế là vị trí địa hình hòa quyện với cảnhquan thiên nhiên dựa theo tư tưởng của Nho giáo và luật Phong thủy Trong kiến trúc cung đìnhHuế bao gồm thành quách,cung điện, lăng tẩm cha ông chúng ta đều biết tìm tòi suy nghĩ lựachọn vị trí, địa hình để công trình kiến trúc xây dựng lên vừa thỏa mãn yêu câu sử dụng, lại vừa cógiá trị thẩm mỹ nhất định tùy theo loại hình Những nguyên lý trong Dịch học và thuật Phong thủy
áp dụng hết sức linh hoạt và đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong toàn bộ hệ thống công trình kiếntrúc cung đình Huế
Kinh đô Huế ngày nay đã trở thành khu danh thắng, du lịch đầy sức hấp dẫn, ngoài cái đẹpbản thân của công trình kiến trúc còn có những vị trí có thể ngắm nhìn, phóng xa tầm mắt thấyđược non xanh, nước biếc, cây cỏ tốt tươi, giang sơn gấm vóc như ở quanh ta
Ngoài ra, kiến trúc cung đình Huế không thể thiếu đặc điểm nghệ thuật tạo hình với bố cụcđối xứng hài hòa: trong một quần thể kiến trúc cung đình thường đăng đối theo một trục dọc hoặcqui tụ vào một điểm Hình thức mặt đứng công trình cũng được tạo dựng trên nguyên tắc bố cụctạo hình này để gây hiệu quả thẩm mỹ cho kiến trúc
Đồng thời, vận dụng khéo léo các yếu tố tạo hình: thong nhất và biến hóa, cân bằng và ổnđịnh, tỉ lệ và tầm thước kiến trúc cung đình Huế có qui mô và kích thước tương xứng với tầm vócngưới Việt Nam, giữa kiến trúc và tổng thể, giữa bộ phận này với bộ phận khác mối quan hệ tỉ lệhết sức được chú ý để tạo nên giá trị nghệ thuật kiến trúc
Trong kiến trúc cung đình, màu sắc trang trí tùy loại hình kiến trúc có sự khác biệt nhiều
và ít, phức tạp và đơn giản, song với những công trình có giá trị truyền thống đều là
Trang 36đẹp mắt Màu sắc và các hoa văn trang trí, phù điêu, điêu khắc tô điểm cho các kiến trúc cungđình Huế v.v thành những tác phẩm tạo hình hoàn chỉnh từ toàn cục đến chi tiết, từ nội thất đếnngoại thất góp thêm không khí sinh động, vui tươi hoặc trang nghiêm, tĩnh mặc của công trìnhkiến trúc.
Màu sắc và trang trí trong kiến trúc cung đình Huế là do bàn tay tài hoa, đôi mắt tinhtường của người thợ thủ công Việt Nam đã thừa kế kinh nghiệm cha ông, không ngừng sáng tạo,
do đó giàu tính dân gian, chân thực và đậm đà sắc thái dân tộc
Cuối cùng, kiến trúc cung đình Huế phần lớn được tạo dựng bằng vật liệu trong nước cósẵn do thiên nhiên ưu đãi, con người lao động khai thác, gia công với tre, gỗ, đá, gạch ngóiv.v ngoại trừ kiến trúc thời vua Khải Định đã có một số thay đổi về vật liệu được nhập từ phươngTây mà chủ yếu là ở Pháp Hệ thống cấu trúc với vì khung cột gỗ là chủ yếu và phổ biến tuy cóphần đơn điệu, ít biến đổi đời này sang đời khác, song cũng khá phong phú trong sáng tạo cấu kiệnchi tiết và rất vững vàng trước thiên nhiên khắc nghiệt luôn giông tố, bão lụt của khí hậu ViệtNam
Kết cấu bền vững của kiến trúc cung đình Huế, cho dù được xây dựng từ vật liệu nội tạihay ngoại nhập, va cho dù ở thời đại nào đi chăng nữa cũng đều dựa trên cơ sở tính toán và sửdụng hợp lí tính năng vât liệu, bố cục hình dạng và kích thước kiến trúc có cơ sở nghệ thuật vàtính khoa học rất rõ ràng để lại những công trình có giá trị cao, tiêu biểu cho một thời đại lịch sử
2.3 Những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về mặt hình thức và tinh thần trong kiến trúc cung đình Huế:
2.3.1 Ản h hưởng về mặt hình thức:
a Nghệ thuật bo cục cảnh quan và măt bằng kiến trúc
Qua đặc điểm kiến trúc của kiến trúc Nho giáo Trung Quốc và kiến trúc cung đình Huế, tacũng dễ dàng nhận ra những ảnh hưởng Nho giáo sâu sắc trong nghệ thuật bố cục cảnh quan vàmặt bằng của kiến trúc cung đình Huế
Thứ nhất, các công trình thuộc kiến trúc cung đình Huế đều tiếp thu được truyền thống mỹcảm trong tạo dựng không gian kiến trúc với những dấu ấn Á-Đông đậm nét và gợi cảm Nổi bậthơn cả là nghệ thuật bố cục cảnh quan hài hòa với thiên nhiên Bố cục cảnh quan hòa quyện vớithiên nhiên cũng chính là sự thể hiện của tinh thần nho giáo, thể hiện phong cách mềm mại taonhã, theo đuổi kiểu nghệ thuật phổ thông hài hòa, không có bộ phận nào quá nổi bật
Thứ hai, phần lớn các công trình kiến trúc cung đình Huế đều có mặt bằng ở dạng hìnhvuông hay hình chữ nhật (chữ Đinh) tương tự như mặt bằng của các kiến trúc Nho giáo TrungQuốc Những loại hình mặt bằng này thể hiện tinh thần cởi mở, hài hòa của người Á Đông, tạo rakhông gian mở và đối xứng qua trục trung tâm Vì những dạng hình này là những dạng hình đốixứng và dàn trải theo chiều ngang Trong đó, công trình trọng điểm nhất luôn đặt ở vị trí trungtâm Điều đó thể hiện triết lý Nho giáo sâu sắc đã được đề cập trong Kinh Lễ (một trong lục kinhcủa Nho gia) mà chúng tôi đã nhắc đến trong phần đặc điểm kiến trúc Nho giáo Trung Quốc
Thứ ba, yếu tố phong thủy và Dịch học của Trung Quốc cũng ảnh hưởng vô cùng sâu sắctrong kiến trúc cung đình Huế Đăc biệt là cách xác định phương hướng, cách chọn vị trí, cách sắpxếp bố cục sao cho hợp với phong thủy trong các công trình lăng tẩm,