Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng loạt xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất to
Trang 1i
LỜI CẢM ƠN
Để nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ từ các cá nhân, tổ chức từ trong và ngoài trường
Vậy qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy cô giáo trong Trường Đại học Lâm Nghiệp, đặc biệt là cô giáo viên hướng dẫn Phạm Thị Nguyệt và các thầy cô trong ban Nông Lâm đã dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt thời gian tôi học tại trường
Tôi xin cảm ơn cán bộ và nhân dân xã Sơn Lộc huyện Bố Trạch Tỉnh Quảng Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu và khảo sát thực tế tại địa phương
Trong thời gian thực tập tôi đã cố gắng để hoàn thành báo cáo của mình, tuy nhiên khó tránh khỏi thiếu xót Vì vậy mong nhận được sự nhận xét, bổ sung của thầy cô
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 26 tháng 5 năm 2016
Sinh viên Trần Bảo Chung
Trang 2ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH vi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1.Trên thế giới 3
1.1.1.Ở Trung Quốc 3
1.1.2.Ở Nhật Bản 5
1.2 Ở Việt Nam 5
1.2.1 Khái quát về xây dựng nông thôn mới 5
1.2.2 Xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương 8
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 11
NGHIÊN CỨU 11
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 11
2.1.1 Mục tiêu tổng quát 11
2.1.2 Mục tiêu cụ thể 11
2.2 Nội dung 11
2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề 11
2.3.2 Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề 11
2.4 Phương pháp 12
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 12
2.4.2 Phương pháp phân tích 12
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 14
3.1 Điều kiện tự nhiên và Kinh tế - Xã hội tại xã Sơn Lộc 14
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 14
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 16
Trang 3iii
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội 20
3.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 tại xã Sơn Lộc huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình 21
3.3 Kết quả thực hiện chương trình XDNTM tại xã Sơn Lộc 24
3.3.1 Tiêu chí 1 - Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 24
3.3.2 Tiêu chí 2: Giao thông 25
3.3.3 Tiêu chí 3: Thủy lợi 27
3.3.4 Tiêu chí 4: Điện nông thôn 27
3.3.5 Tiêu chí 5: Trường học 28
3.3.6 Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa 28
3.3.7 Tiêu chí 7: Chợ nông thôn 29
3.3.8 Tiêu chí 8: Bưu điện 29
3.3.9 Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư nông thôn 30
3.3.10 Tiêu chí 10: Thu nhập 30
3.3.11 Tiêu chí 11: Tỷ lệ hộ nghèo 31
3.3.12 Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động 31
3.3.13 Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất 31
3.3.14 Tiêu chí 14: Giáo dục 33
3.3.15 Tiêu chí 15: Y tế 34
3.3.16 Tiêu chí 16: Văn hóa 34
3.3.17 Tiêu chí 17: Môi trường nông thôn 34
3.3.18 Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội 35
3.3.19 Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội 36
3.4 Sự tham gia đóng góp của người dân vào chương trình XDNTM tại xã Sơn Lộc 38
3.4.1 Sự tham gia của các tổ chức xã hội và người dân trong tuyên truyền xây dựng mô hình NTM 38
3.4.2 Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong lập kế hoạch và công tác quy hoạch xây dựng mô hình NTM 39
Trang 4iv
3.4.3 Sự tham gia của người dân trong công tác giám sát xây dựng mô
hình NTM 41
3.4.4 Đánh giá kết quà XD NTM của xã hiện nay 42
3.4.5 Biết rõ các chi phí đầu tư cho các hoạt động của chương trình 43
3.4.6 Sự sẵn lòng tham gia đóng góp để xây dựng nông thôn mới 44
3.5 Các bài học kinh nghiệm rút ra 45
3.6 Những thành tựu, tồn tại của chương trình 45
3.6.1 Thành tựu 45
3.6.2 Tồn tại 48
3.7 Một số giải pháp góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 50
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
4.1 Kết luận 51
4.2 Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… vii
Trang 5v
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa XDNTM : Xây dựng nông thôn mới
UBND : Uỷ ban nhân dân THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông CTXH : Chính trị xã hội
MTTQ : Mặt trận tổ quốc UBMTTQ : Uỷ ban mặt trận tổ quốc QHXD : Quy hoạch xây dựng
HDND : Hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế xã hội
Trang 6Bảng 3.3: Mức độ hoàn thành tiêu chí giao thông xã Sơn Lộc 26
Bảng 3.4: Mức độ đạt được nhóm chỉ tiêu kinh tế - tổ chức sản xuất 32
Bảng 3.5: Mức độ đạt được nhóm tiêu chí văn hóa-xã hội-môi trường 33
Bảng 3.6: Mức độ đạt được nhóm tiêu chí hệ thống chính trị 36 Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả thực hiện cho 19 tiêu chí xã Sơn Lộc 37 Bảng 3.8: Mức độ hài lòng của người dân trong tuyên truyền xây
Biểu đồ 3.1 Sự hài lòng của người dân trong công tác tham gia xây
dựng các quy hoạch, kế hoạch của chương trình
41
Biểu đồ 3.2 Sự hài lòng của người dân trong tham gia công tác
kiểm tra giám sát xây dựng mô hình NTM
43
Biểu đồ 3.3 Mức độ hài lòng của người dân về công tác đánh giá kết
quả XDNTM
44
Biểu đồ 3.4 Sự hài lòng của người dân về mức độ biết rõ các chi phí
đầu tư cho các hoạt động của chương trình
45
Hình 3.1: Vị trí địa lý xã Sơn Lộc, Bố Trạch, Quảng Bình 14
Trang 71
ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tầm quan trọng về chương trình xây dựng nông thôn mới
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn có tới 70,37% dân số sống trong khu vực nông thôn Phần lớn các hộ nông dân trên khắp cả nước đều sử dụng phương tiện thô sơ, kĩ thuật lạc hậu trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả thấp về kinh tế Trước tình hình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế toàn cầu, cần có những chính sách cụ thể mang tính đột phá nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề của nền kinh tế Đáp ứng yêu cầu này Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là xây dựng cho được các mô hình nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầu phát huy nội lực của nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đủ điều kiện hội nhập nển kinh tế thế giới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng loạt xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội,
mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh
2.Lý do lựa chọn chuyên đề
Sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo nông thôn xã Sơn Lộc đã có nhiều đổi thay Đến nay, xã
Trang 82
đã hoàn thành 13/19 tiêu chí NTM và phấn đấu trở thành xã NTM vào năm
2018 Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn một số khó khăn, thách thức cần tập trung tháo gỡ
Là xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Bố Trạch với đặc điểm tự nhiên, thổ nhưỡng, điều kiện sản xuất, canh tác không mấy thuận lợi, hệ thống tưới tiêu, thủy lợi chưa được chú trọng đầu tư là những hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển KT-XH của địa phương Mặc dù vậy, những năm gần đây, lãnh đạo xã Sơn Lộc luôn quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường đầu tư thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực giúp địa phương có điều kiện hoàn thành các tiêu chí trong XDNTM
Tuy nhiên hiện nay, xã vẫn còn 6 tiêu chí chưa đạt, gồm: Thu nhập, cơ sở vật chất văn hóa, cơ cấu lao động, chợ nông thôn, môi trường nông thôn, tỷ lệ
hộ nghèo Trong đó, khó nhất là tiêu chí thu nhập và cơ sở vật chất văn hóa vì phụ thuộc rất lớn vào kinh phí, trong khi ngân sách địa phương hạn hẹp Những vấn đề trên, phần nào gây khó khăn trong việc thực hiện Chương trình XDNTM ở xã Trong đó, tiêu chí thu nhập bình quân đầu người rất khó hoàn thành Chương trình XDNTM đã đến từng hộ gia đình, được từng người dân
xã Sơn Lộc nhiệt tình hưởng ứng Song, trước những khó khăn nêu trên, việc hoàn thành các tiêu chí đúng kế hoạch sẽ là bài toán khó đối với cấp ủy, chính quyền nơi đây Do vậy, để địa phương có thể về đích, đạt chuẩn XDNTM theo kế hoạch đề ra, cần có nhiều sự hỗ trợ, đầu tư kịp thời từ phía các cấp chính quyền, các ban, ngành trong tỉnh
Xuất phát từ những lý do trên em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá công tác
xây dựng nông thôn mới tại xã Sơn Lộc huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2015” làm đề tài nghiên cứu
Trang 9số của thế giới là một bài toán hóc búa, lời giải cho bài toán đó chính là chính sách Tam nông của Trung Quốc mà nhiều người gọi là “Quốc sách”
Thành công của chính sách Tam nông ở Trung Quốc rút ra bài học sau: Cải tổ việc quản lý trong nông nghiệp: Nổi bật trong việc cải tổ quản lý trong nông nghiệp là: Xóa bỏ công xã nhân dân; Đổi mới cơ chế quản lý như thực hiện cơ chế “Hai mở một điều chỉnh” (Hai mở là mở cửa giá thu mua theo cơ chế thị trường, mở cửa thị trường mua bán lương thực Một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân như trợ cấp giống, phân bón, vật tư, máy móc
Nguồn lực của Nhà nước tập trung cho kết cấu hạ tầng: Để thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống dân sinh ở nông thôn, Chính phủ Trung Quốc
đã huy động nhiều nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn Ngân sách nhà nước chủ yếu được sử dụng cho làm đường giao thông, xây dựng công trình thủy lợi, trường học, cơ sở y tế chỉ một phần nhỏ dùng để xây nhà cho người dân Nhờ tập trung nguồn lực của Nhà nước vào xây dựng kết cấu hạ tầng
ở nông thôn nên hạ tầng nông thôn Trung Quốc khá đồng bộ, dần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị
Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn để tạo việc làm tại chỗ, nâng cao nhu nhập cho người dân: Cơ cấu lao động nông thôn Trung Quốc chuyển dịch rất mạnh, 226 triệu lao động nông thôn chuyển sang chế độ làm thuê trong
Trang 104
các xí nghiệp hoặc các ngành dịch vụ khác Đạt được kết quả đó là nhờ Trung Quốc phát triển mạnh các doanh nghiệp ở nông thôn, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động; mở rộng các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn là chìa khóa giúp Trung Quốc thành công trong chính sách “Li nông, bất ly hương” Việc thực thi chính sách “Cho nhiều, thu
ít, tạo nhiều việc làm” đã mở rộng con đường giúp nông dân tăng thu nhập
Có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, đảm bảo an sinh xã hội: Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, đảm bảo an sinh xã hội như: Xóa bỏ thuế nông nghiệp (gồm cả thuế chăn nuôi, thuế đặc sản); Thực hiện giáo dục nghĩa vụ (9 năm) miễn phí; Hỗ trợ học nghề cho các tầng lớp thu nhập thấp; Hỗ trợ về giá mua giống, mua thiết bị, máy móc và vốn cho nông dân; hỗ trợ thu mua lương thực cho nông dân không thấp hơn giá thị trường Bên cạnh việc áp dụng các chính sách trên, Chính phủ Trung Quốc đã
xử lý nghiêm nạn loạn thu phí và công bố công khai, minh bạch về giá và phí nông nghiệp, chính sách trợ cấp, đền bù và việc chuyển đổi thành tiền mặt đối với trợ cấp lương thực Nhờ đó, đời sống vật chất lẫn tinh thần cũng như các thể chế về chính trị, văn minh tinh thần không ngừng mở rộng
Chính sách hỗ trợ tài chính cho Tam nông tập trung 3 mục tiêu là nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông thôn phát triển, nông dân tăng thu nhập Định hướng phát triển tài chính hỗ trợ tam nông ở Trung Quốc là nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị hóa, nông dân chuyên nghiệp hóa
Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả cao: Trung Quốc đã tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng khai thác lợi thế, nâng cao năng suất, chất lượng, đồng thời căn cứ vào nhu cầu của thị trường, đưa ra các biện pháp thích hợp cho từng khu vực để điều chỉnh và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp Theo đó, Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch sản xuất lương thực trên quy mô lớn để đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu rau quả là những sản phẩm có tỷ trọng lao động cao, tập trung làm vườn, nuôi
Trang 115
trồng thủy sản, sản xuất đậu nành, chăn nuôi bò sữa
Trừng trị tham nhũng, xây dựng chính trị mạnh ở nông thôn: Xây dựng
hệ thống chính trị mạnh, ngăn ngừa tham nhũng không những có ý nghĩa về chính trị mà còn thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc phát triển trên
cơ sở lấy được lòng tin của nông dân, từ đó lãnh đạo nông dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới
1.1.2 Ở Nhật Bản
Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (Miền Tây Nam Nhật Bản)
đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả nước Nhật Bản Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào
“Mỗi làng một sản phẩm”
Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất
là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình
1.2 Ở Việt Nam
1.2.1 Khái quát về xây dựng nông thôn mới
1.2.1.1 Khái niệm về xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp, phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
Trang 126
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh
1.2.1.2 Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và hiệu quả của chương trình xây dựng nông thôn mới
a Quan điểm của xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị
Xây dựng nông thôn mới còn là cuộc vận động rộng rãi, thu hút các nguồn lực trong toàn xã hội cùng tham gia; trong đó cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở đóng vai trò lãnh đạo, điều hành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động; nông dân vừa là chủ thể thực hiện vừa là đối tượng thụ hưởng thành quả đạt được
Xây dựng nông thôn mới được tiến hành đồng loạt ở tất cả các xã trong tỉnh; kế thừa và lồng ghép với các chương trình, dự án và các cuộc vận động khác, nhất là phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"ở cơ
sở, phong trào nhân dân đóng góp xây dựng hạ tầng nông thôn, đô thị Phương châm xây dựng nông thôn mới đến giai đoạn 2010 – 2020 của Đảng
Trang 137
b Mục tiêu về xây dựng nông thôn mới
Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện, cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến
Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo qui hoạch, từng bước thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, trình độ dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ
Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống
vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao
c Nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới
Xây dựng Nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ, hướng dẫn Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện
Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng gh p các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết, có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế, huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư
Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của mỗi địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch
Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện Hình thành cuộc vận động ”Toàn dân xây dựng Nông thôn
Trang 148
mới” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị xã hội vận động mọi
tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng Nông thôn mới
d Cơ sở pháp lý xây dựng nông thôn mới
Nghị Quyết số 26/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng (Khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” - Quyết định số 491/TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới - Thông tư số 54/2009/TT – BNNN&PTNT ngày 21/8/2009 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
Quyết định số 800/ QĐ – TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-20120 Quyết định số 22-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về
“Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về “Chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” để chỉ đạo các chi nhánh, ngân hàng thương mại các tỉnh, thành phố bảo đảm tang cường nguồn vốn tín dụng xây dựng NTM tại các xã Nghị định 61/2010/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 02 tháng 8 năm 2011 của Tỉnh ủy về việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Quảng Bình
Quyết định số 1624/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc ban hành bộ tiêu chí NTM tỉnh Quảng Bình
1.2.2 Xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương
1.2.2.1 Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ninh
Triển khai công tác xây dựng nông thôn mới, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đồng loạt triển khai, với phương châm: Cùng với sự đầu tư lớn của nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, phải huy động sức mạnh tổng hợp của toàn thể nhân dân, dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư, mọi việc phải được dân biết, dân bàn, dân làm và dân hưởng thụ
Trang 159
Theo báo cáo đánh giá thực trạng xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, tính đến nay, các tiêu chí đạt tương đối cao như: 100% số xã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 123/125 xã có điểm bưu điện cấp xã, 100% xã hoàn thành việc xóa nhà tạm, dột nát, 91/125 xã có trên 20% người dân tham gia bảo hiểm y tế, 89/125 xã có tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thường xuyên trên 95%, 107/125 xã có an ninh, trật tự xã hội được giữ vững Toàn tỉnh có 28 xã đạt trên 20/39 chỉ tiêu NTM, 69 xã đạt từ 10-20/39 chỉ tiêu, 28 xã đạt dưới 10/39 chỉ tiêu Công tác lập đề án được cấp huyện, cấp xã tích cực thực hiện, đã có 101 xã hoàn thiện đề án, 59 xã thông qua HĐND cùng cấp, 5 xã đã được UBND huyện phê duyệt, có 87/125 xã đã thông qua phương án quy hoạch tổng thể
Qua đây cho thấy chương trình xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo động lực để tỉnh Quảng Ninh về đích sớm so với cả nước
1.2.2.2 Xây dựng nông thôn mới ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Xuân Lộc là huyện trung du miền núi, với dân số trên 228 ngàn người, diện tích tự nhiên 72.619 ha trong đó có 55.552 ha đất sản xuất nông nghiệp Trong những năm qua, huyện đã đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Là địa phương có đất đai, khí hậu không mấy thuận lợi so với các địa phương khác khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, xây dựng các mô hình Câu lạc bộ năng suất cao, liên hiệp câu lạc bộ đã tạo ra những bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hơn 3 năm qua, Huyện Xuân Lộc đã tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới ở 14 xã, trong đó chọn 4 xã điểm, đến cuối năm 2012, Xuân Lộc là huyện đầu tiên có 5 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (toàn tỉnh có 6 xã) là: Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Thọ, Bảo Hòa và Suối
Trang 16và huyện trên 245 tỷ đồng, còn lại gần 63 tỷ đồng là do người dân và doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp
Năm 2012, giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, thủy sản của huyện đạt gần 1.600 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2011 và cao hơn toàn tỉnh gần 3%, huyện Xuân Lộc giảm được 1 ngàn hộ nghèo và hạ tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện xuống còn 2,65%
Trang 1711
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Chuyên đề đạt được các mục tiêu sau:
- Rút ra được bài học kinh nghiệm từ thực hiện CT NTM tại xã
- Đề xuất giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện CT NTM trên địa bàn
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã
- Rút ra các bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới từ xã
- Đề xuất được một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
- Kết quả thực hiện chương trình XDNTM tại xã Sơn Lộc
- Sự tham gia đóng góp của người dân trong XDNTM
- Các bài học kinh nghiệm về XDNTM tại xã Sơn Lộc
- Đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.3.1 Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề
Kết quả thực hiện và giải pháp hoàn thành 19 tiêu chí xã NTM tại xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
2.3.2 Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
Phạm vi về nội dung:
Các nội dung về: tổ chức triển khai và huy động nguồn lực để thực hiện 19 tiêu chí xã NTM trên địa bàn xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Trang 1812
Phạm vi về thời gian:
Thời gian nghiên cứu chuyên đề từ ngày 20/3/2016- 30/5/2016
Thời gian xây dựng nông thôn mới tại xã từ 2013-2015
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Thu thập tư liệu thứ cấp:
Thu thập các báo cáo, các tài liệu liên quan đến kinh tế xã hội của xã và sử dụng các nguồn thông tin đã được công bố trên Internet, trên Tạp chí và thông qua báo cáo kết quả thực hiện của các ngành chức năng như Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng Nông thôn mới xã Sơn Lộc UBND các xã, các nghiên cứu đã được nghiệm thu, công bố có nội dung về xây dựng NTM trên địa bàn xã
Kết quả kiểm tra, đánh giá của các đơn vị trong và ngoài xã Sơn Lộc như kết luận của Ban Chi đạo xây dựng Nông thôn mới xã Sơn Lộc, kết luận kiểm tra của Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới huyện Bố Trạch
- Thu thập số liệu sơ cấp:
Chọn mẫu điều tra: Chọn hộ nông dân để phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi Cụ thể chọn 45 hộ nông dân ở các thôn nghiên cứu để phỏng vấn Nội dung phỏng vấn về: công tác tuyên truyền, nhận thức của người dân về NTM, sự tham gia đóng góp của người dân ở từng địa phương
Phỏng vấn có định hướng: được sử dụng để phỏng vấn trực tiếp cán bộ lãnh đạo Đảng, Chính quyền, MTTQ, các đoàn thể của xã chọn khảo sát 05 người: 01 đại diện cấp ủy, 01 UBND xã, 01 Chủ tịch UBMTTQ xã, 01 Chủ tịch Hội Nông dân xã và 01 trưởng thôn trực thuộc xã về những thuận lợi khó khăn của địa phương khi triển khai xây dựng NTM, giải pháp huy động nguồn lực để thực hiện các tiêu chí NTM
2.4.2 Phương pháp phân tích
Phương pháp đánh giá phản hồi chính sách: để tập hợp ý kiến các tác nhân tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã
Trang 1913
Phương pháp thống kê kinh tế mô tả, thống kê so sánh, phương pháp chuyên gia để đánh giá, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các thôn, xã điều tra trong thực hiện các hoạt động xây dựng NTM
Phương pháp đánh giá mức độ đạt/không đạt các tiêu chí: Tổng hợp các tiêu chí đã đạt được đến tháng 12/2015 của xã để đánh giá mức độ thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới của huyện
Trang 20Lãnh thổ đƣợc giới hạn bởi tọa độ địa lý: Từ 170 38’ 32” B đến 1060 27’ 19” độ kinh Đông
+ Phía Tây giáp xã Cự Nẫm
+ Phía Đông giáp xã Phú Trạch
Trang 2115
3.1.1.2 Đặc điểm tài nguyên
a Tài nguyên đất đai
- Xã Sơn Lộc có diện tích tự nhiên 1.173,19 ha được phân chia thành các nhóm như sau:
+ Đất phù sa, đất thịt: có tầng canh tác dầy khoảng 30 cm tập trung ở các cánh đồng thấp, trũng
+ Đất sét: tập trung chủ yếu ở 2 thôn Thanh Lộc và Tân Lộc với độ sâu trên 2 m
- Nhìn chung đất đai của xã có những đặc điểm tương đối thuận lợi cho việc tăng năng suất cây trồng, mặt bằng tương đối thuận lợi cho việc sản xuất nhất là vùng phía nam của xã
b Tài nguyên rừng
Thảm thực vật , tài nguyên rừng: Theo kết quả điều tra, tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 660,59 ha chiếm 56,31% tổng diện tích tự nhiên của xã hiện trạng rừng của xã phần lớn là rừng nghèo và rừng trung bình, đang trong quá trình phục hồi
c Tài nguyên nước
- Sơn Lộc là một xã có nguồn tài nguyên nước như:
- Nước mặt: chủ yếu là ao, hồ, đầm và nước suối phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là chính
- Hệ thống kênh dẫn nước từ Vực Nồi về phục sản xuất nông nghiệp
- Nước ngầm: nước ngầm của xã chủ yếu được khai thác sử dụng qua hình thức giếng khoan, lượng nước giao động theo mùa thường ở độ sâu từ 8m đến 30m, phục vụ nước sinh hoạt và tưới tiêu của người dân
d Tài nguyên nhân văn
Dân số xã 2.276 người với 538 hộ nhân dân Sơn Lộc giàu truyền thống cách mạng, với bản chất cần cù lao động, tinh thần đoàn kết, đã tạo nên một sức mạnh trong việc khai hoang mở rộng đất đai, anh dũng chống giặc ngoại xâm để bảo vệ xây dựng tổ quốc
Trang 22+ Nhiệt độ trung bình năm 24,4oC
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất: 33,8 - 34,3oC
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Dân số - lao động
a Dân số
Toàn xã có 5 thôn tập trung thành 5 khu dân cƣ lớn dân cƣ tập trung ở thôn Sơn Lý và thôn Phú Sơn nhu cầu đất ở của xã sẽ tăng do sự phát triển
Trang 23243 người chiếm 19,5% và còn lại là lao động trong các nghành khác
c Văn hóa, dân tộc
100% người dân biết chữ, chất lượng học sinh ngày được nâng cao Dân tộc: 100% dân tộc Kinh Tôn Giáo: không
3.1.2.2 Thực trạng phát triển các nghành kinh tế
a Kinh tế
Xã Sơn lộc đã huy động tối đa và sử dụng hợp lý mọi nguồn lực để phát triển, đầu tư mũi nhọn về nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi trồng trọt, chế biến dịch vụ, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế sẵn có để đạt các chỉ tiêu phát triển kinh tế Cụ thể năm 2009 đã đạt được các chỉ tiêu kinh tế sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt: 10.7% Cơ cấu các ngành như sau:
+ Nông – lâm nghiệp –thủy sản: 81,4%
+ Công nghiệp - xây dựng: 5%
+ Thương mại- vận tải - dịch vụ: 13.6%
Nguồn thu nhập chính của người dân là sản phẩm của sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp và một phần nhỏ của chăn nuôi gia súc, gia cầm hộ gia đình
b Về sản xuất nông-lâm nuôi trồng thủy sản
Ngành nông nghiệp của xã Sơn Lộc vẫn giữ vai trò chủ đạo Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong toàn xã 1,002.99 ha chiếm 85% diện tích đất tự nhiên, bao gồm:
Trang 2418
- Đất trồng cây hàng năm 310,11 ha chiếm 26,43% diện tích đất tự nhiên
- Đất trồng cây lâu năm 5 ha chiếm 0,43% diện tích tự nhiên
- Vê trồng trột chủ yếu là: lúa nước, khoai lang, sắn và rau các loại
- Về chăn nuôi: Số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm được ổn định, không có dịch bệnh, đã từng bước hình thành các mô hình chăn nuôi theo hướng gia trại, sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao
- Về nuôi trồng thủy sản: xã từng bước cải tiến công cụ đánh bắt, kết hợp mua sắm trang thiết bị ngày càng hiện đại, mở rộng diện tích ao, hồ nên sản
lượng đánh bắt tăng đáng kể qua các năm
c Về lâm nghiệp
Diện tích đất Lâm nghiệp trong địa bàn toàn xã là 660,59 ha chiếm 56,31% tổng diện tích tự nhiên Xã thường xuyên phát động trông cây phân tán, khuyến khích các hộ nhận thầu đất rừng để trồng cây, làm tốt công tác
bản vệ rừng và chống cháy rừng
d Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn
Hiện tại xã chưa có khu công nghiệp và sản xuất tiểu thủ công nghiệp lớn, ngành tiểu thủ công nghiệp trong xã mới chỉ là xay xát, may hoặc làm mộc,
làm nề, ngành tiểu thủ công nghiệp chỉ chiếm 26% trong cơ cấu kinh tế xã
e Về thương mại dịch vụ
Tình hình thương mại dịch vụ khá phát triển, đa dạng và phong phú với các loại hình dịch vụ, vận tải Việc duy trì dịch vụ buôn bán nhỏ ở hai bên đường liên xã càng phát triển, nhiều mặt hàng mới được đưa vào kinh doanh Các loại hình vận tải ngày càng phát triển vận chuyển hàng hóa và nguyên liệu cho các nhà máy góp phần chủ động giải quyết đầu ra cho hàng hóa nông sản và tạo thu nhập ổn định cho nhân dân
f Về đầu tư xây dựng
Trong những năm qua nhờ có sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền nên công tác xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã không ngừng được cải thiện Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tập trung đầu tư
Trang 25+Giao thông đối ngoại
Có đường tỉnh lộ 2B chạy dọc phía tây xã, nối từ cầu Gianh vào Thọ Lộc,
đã cứng hóa toàn tuyến.Đường liên xã nối từ QL1A đến Thọ Lộc là giao thông huyết mạch của huyện, và liên thông với các xã lân cận có tổng chiều dài 10.7km bề rộng nền trung bình từ 5 -:- 10.5m, đã được cứng hóa song nhiều đoạn đã xuống cấp cần sửa chữa, nâng cấp.Tuyến đường từ đường tỉnh
561 đi trung tâm xã đã được cứng hóa
+ Giao thông nông thôn:
Mạng lưới đường giao thông trong các thôn chủ yếu là đường đất và đường đất cấp phối Đường trục thôn, liên thôn dài khoảng 3.98km có bề rộng nền trung bình từ 4.5 -:- 7m đã cứng hóa được 0.51km chiếm 12.8% tổng số đường liên thôn Chưa đạt tiêu chí
Trang 2620
- Lưới điện: Cấp điện trực tiếp cho xã là nhánh rẽ từ đường dây , sử dụng dây trung thế tiết diện AC – 50 Tuyến trung áp này hiện đi nổi trên cột bê tông li tâm cao 10.5m Chiều dài dây trung thế 5233m
Nhìn chung nguồn điện cung cấp cho khu vực quy hoạch xây dựng NTM hiện nay tương đối đảm bảo
c Cấp nước
Nguồn nước: nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu lấy từ nguồn nước ngầm song rất hiếm, được khai thác từ giếng đào độ sâu trung bình khoảng 5-8 m, giếng khoan ở quy mô hộ gia đình độ sâu khoảng 12-15m Nhận xét: 100% hộ dân dùng nước sinh hoạt từ giếng đào, giếng khoan, nước giếng đều không qua xử lý nên không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ
d Về thuỷ lợi và phòng chống lụt bão – ngập úng
Được sự quan tâm của UBND tỉnh, huyện, công trình kênh mương cấp
1-2 dẫn nước từ Vực Nồi để phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao
Xã đã có tổng số khoảng 10.2km kênh mương trong đó bê tông hoá được hơn 8.69km (trong đó 2.73km kênh mương đã bị xuống cấp), còn lại khoảng 1.5km kênh đất cần được bê tông hóa
Nhìn chung, hệ thống thuỷ lợi của xã chưa đáp ứng được nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong xã Cần được xây đập chứa nước phục vụ cho bà con trong xã
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội
a Thuận lợi
Sơn Lộc có nhiều yếu tố thuận lợi, nằm trên trục đường liên xã có nhiều thuận lợi trong việc trao đổi, giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội với bên ngoài Hệ thống giao thông nối liền với các xã lân cận phục vụ sản xuất
và giao thương hàng hóa Khu vực xã Sơn Lộc tương đối thuận lợi đối với xây dựng, có quỹ đất phát triển, có tiềm năng về nông lâm và nuôi trồng thuỷ
Trang 27Việc bố trí quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm giúp xã có căn cứ nhanh chóng tiếp cận và triển khai quy hoạch nông thôn mới một cách hiệu quả.Kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, sự hiểu biết của người dân về pháp luật được cải thiện Bên cạnh đó ý thức của người dân
về xây dựng nông thôn mới cũng tăng lên
b Khó khăn
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế, xã hội của xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn Cụ thể: Các nghành nghề dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có Nguồn lao động tuy trẻ, dồi dào nhưng chưa được đào tạo bài bản nên khó đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
Nằm trong khu vực miền Trung, chịu ảnh hưởng của bão lũ, trực tiếp chịu ảnh hưởng tác động khí hậu Đông Trường sơn gió Lào khô nóng (mùa khô) cũng thường xuyên xuất hiện Khi xây dựng cần lưu ý các giải pháp về kết cấu công trình kiên cố (móng, mái)
Mạng lưới đường làng ngõ xóm hình thành theo bàn cờ, xương cá bám theo trục chính Tuy nhiên, chất lượng đường còn thấp, chủ yếu là đường đất và
đường cấp phối, chưa đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chí nông thôn mới
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nghành nghề còn chậm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ, một số nơi đã xuống cấp nghiêm trọng
3.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 tại xã Sơn Lộc huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình
Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của xã Sơn Lộc được trình bày ở bảng 3.1
Trang 28(Nguồn: Ban quản lý dự án xây dựng NTM xã Sơn Lộc)
Qua số liệu của bảng 3.1 cho thấy: Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã
Sơn Lộc là 1002.99 ha chiếm 85.49% tổng diện tích tự nhiên của xã Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp:
Trang 29- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp:
+ Đất xây dựng cơ quan, CT sự nghiệp: 0,33 ha chiếm 0,03% diện tích tự nhiên
- Đất sản xuất, KD phi nông nghiệp
+ Đất sản xuất, KD phi nông nghiệp:18.68 ha chiếm 1,59% diện tích tự nhiên
- Đất phát triển hạ tầng
+ Đất phát triển hạ tầng: 69.16 ha chiếm 5,9% diện tích tự nhiên
Trong đó:
+ Đất giao thông: 45.36 ha chiếm 3,87 % diện tích tự nhiên
+ Đất thuỷ lợi: 15.04 ha chiếm 1,28 % diện tích tự nhiên
- Đất công trình bưu chính viễn thông có diện tích là 0,06ha chiếm 0,01 %
diện tích tự nhiên
+ Đất cơ sở văn hoá: 3,98 ha chiếm 0,34 % diện tích tự nhiên
+ Đất y tế: 0,17 ha chiếm 0,01 % diện tích tự nhiên
+ Cơ sở giáo dục đào tạo: 2,07 ha chiếm 0,18 % diện tích tự nhiên
+ Đất thể dục thể thao: 1,48 ha chiếm 0,13 % diện tích tự nhiên
+ Đất chợ: 1,0 ha chiếm 0,09 % diện tích tự nhiên
Trang 30- Đất nông nghiệp 1002,99 ha chiếm 85.49% tổng diện tích tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp 148,2 ha chiếm 12,63% tổng diện tích tự nhiên
- Đất chưa sử dụng 8,61 ha chiếm 0,73 % tổng diện tích tự nhiên
- Đất khu dân cư 13.39 ha chiếm 1.14 %
Qua cơ cấu sử dụng đất của xã Sơn Lộc cho thấy, tỷ lệ đất được đưa vào
sử dụng cho các mục đích kinh tế, xã hội chiếm một tỷ lệ lớn Tuy nhiên, cơ cấu sử dụng một số loại đất chưa thật hợp lý Do đó, trong giai đoạn quy hoạch cần chuyển dịch cơ cấu các loại đất này hợp lý hơn
3.3 Kết quả thực hiện chương trình XDNTM tại xã Sơn Lộc
Để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới, đòi hỏi xã phải đạt được 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định Hiện nay xã Sơn Lộc đã cho một số kết quả sau chặng đường thực hiện, thể hiện sự quyết tâm đoàn kết của Đảng bộ chính quyền và nhân dân trong việc
nỗ lực thực hiện xây dựng thành công mô hình nông thôn mới
Theo khảo sát vào 12/2015 của ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Sơn Lộc đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia, kết quả cho thấy xã Sơn Lộc đã đạt được 13/19 tiêu chí Cụ thể được trình bày ở phía dưới
3.3.1 Tiêu chí 1 - Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển nông thôn mới, công tác QHXD nông thôn đã được chú ý từ nhiều năm Đến nay QHXD điểm trung
Trang 3125
tâm xã cơ bản hoàn thành Xã đã có quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 và đã tiến hành điều chỉnh, rà soát quy hoạch phát triến nông nghiệp, thuỷ sản đến năm 2020
Hàng năm xã đều tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất trình chủ tịch UBND huyện phê duyệt Sự phát triển ở nông thôn trên địa bàn xã vẫn còn mang tính tự phát, không bảo vệ được cảnh quan, môi trường sinh thái và bản sắc văn hóa truyền thống Nhìn chung việc tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác lập quy hoạch và thực hiện kế hoạch được tiến hành thường xuyên tương đối tốt Mức độ hoàn thành tiêu chí quy hoạch được trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2: Mức độ hoàn thành tiêu chí quy hoạch của xã Sơn Lộc
Tiêu chí Nội dung tiêu chí Hiện trạng
năm 2013
Tỷ lệ (%)
Năm
2015
Chỉ tiêu năm 2020 (%)
(Nguồn: Ban quản lý dự án xây dựng NTM xã Sơn Lộc)
Đánh giá:
Qua số liệu bảng 3.2 cho thấy mức độ hoàn thành tiêu chí quy hoạch của
xã Sơn Lộc tính đến hết 2013 là chưa đạt Tính đến năm 2015 xã đã hoàn thành tiêu chí quy hoạch và đạt trên 70% tiêu chí và chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 xã sẽ hoàn thành 100% tiêu chí
3.3.2 Tiêu chí 2: Giao thông
Hệ thống giao thông xã không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng vận chuyển cũng như trao đổi kinh tế xã hội với các xã khác Mang lại sự thuận lợi cho người dân di chuyển sản xuất, phát triển Về cơ bản xã đã nâng cấp
Trang 32Bảng 3.3: Mức độ hoàn thành tiêu chí giao thông xã Sơn Lộc
Năm
2013 (%)
Năm
2014 (%)
Năm
2015 (%)
Năm
2020 (%)
Với phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” các thôn trong xã
đã tích cực phát huy nội lực thông qua các hình thức: huy động nhân dân đóng góp kinh phí, sức lao động, đấu giá quyền sử dụng đất, ao hồ… để lấy vốn xây dựng công trình Bên cạnh đó, phòng công thương huyện thường xuyên cử cán bộ xuống cơ sở giúp đỡ từ khâu lập dự án, thiết kế, đến giám sát thi công… nên giảm được rất nhiều chi phí Tất cả tuyến đường xây dựng đều được các địa phương thuê tư vấn, giám sát kết hợp với tổ giám sát cộng đồng
Trang 3327
nên chất lượng công trình được đảm bảo, tạo sự phấn khởi và đồng thuận
trong nhân dân
3.3.3 Tiêu chí 3: Thủy lợi
Công tác dồn điền đổi thửa, chia lại ruộng cho nhân dân Bên cạnh việc đắp thêm đường đồng để thuận tiện cho việc đi lại giao thông, đồng thời xã triển khai luôn công tác đào thêm những tuyến kênh, mương mới phục vụ nhu cầu tưới tiêu của nhân dân Hiện tại xã đã cải toạn và nâng cấp 9,7km kênh cấp 1, nạo vét 67,3km kênh cấp 3 và xây mới 2 trạm bơm Nguồn kinh phí thực hiện dự án này là từ ngân sách xã 30%, ngân sách huyện 70%
Toàn bộ dự án này ước tính tổng chí phí vào khoảng 105 triệu đồng Kế hoạch là đến giữa năm 2013 địa phương sẽ tiến hành công tác bê tông hóa toàn bộ tuyến kênh mương Để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân, ngoài tiêu chí về giao thông thì tiêu chí về thủy lợi cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng
Để thực hiện kế hoạch làm thủy lợi cải tạo đất năm 2015 đạt kết quả cao,
xã đã chú trọng phối hợp ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện,
xí nghiệp Thủy nông để xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu cụ thể sát với thực tế của địa phương, chú trọng công trình trọng điểm đồng thời chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao
Đánh giá:
Tính đến năm 2015 xã đã hoàn thành tiêu chí thủy lợi
3.3.4 Tiêu chí 4: Điện nông thôn
Trước kia hầu hết các đường truyền tải điện từ trục chính vào các ngõ đến đến người dùng đều sử dụng tạm, thậm chí cột bằng tre, dây trần tiết diện nhỏ…gây mất an toàn, tổn thất điện năng Vì vậy người dân phải mua điện với giá cao, trong khi nguồn điện không ổn định ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống Sau khi được giao quản lý lưới điện hạ áp khu vực nông thôn đã giải quyết cơ bản tình trạng quá tải của lưới điện Bên cạnh đó điện lực kiểm tra sàng lọc ưu tiên củng cố, sửa chữa, khắc phục hàng trăm điểm mất an toàn
Trang 34Đánh giá:
Đến năm 2015 xã đã hoàn thành tiêu chí điện nông thôn
3.3.5 Tiêu chí 5: Trường học
Xã có 2 trường học mầm non, 2 trường tiểu học có 1 trường trung học cơ
sở đạt tiêu chuẩn quốc gia Xây thêm 24 phòng học trường THCS, cải tạo nhiều phòng học mới với chất lượng cao, với các phòng chức năng và phòng
đa năng, sân tập, bãi tập mở rộng Môi trường học tập vui chơi của học sinh được cải thiện đáng kể Với cơ sở vật chất hiện nay vẫn cần nâng cấp, xây thêm các phòng học cũng như sân chơi đầy đủ tiện nghi hơn để phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ
Đánh giá:
Tính đến năm 2015 xã Sơn Lộc đã hoàn thành tiêu chí trường học
3.3.6 Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
Xã vẫn chưa đạt đủ nội dung về tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá Tất cả các thôn có nhà văn hoá và khu thể thao chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch Đã nâng cấp tu sửa 5 nhà văn hóa Mở rộng gần 5.000m2 tại nhà văn hóa các xóm Để đạt yêu cầu về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa xã cần đầu tư xây dựng thêm khu vui chơi thể thao, sân vận động tại các xóm để người dân có nơi tham gia các hoạt động văn hóa thể thao
Trang 3529
Đánh giá:
Tính đến năm 2015 xã vẫn chưa hoàn thành tiêu chí cơ sở vật chất văn
hóa và chỉ tiêu phấn đấu của xã đến năm 2020 sẽ hoàn thành tiêu chí này 3.3.7 Tiêu chí 7: Chợ nông thôn
Chợ Cự Nẫm là nơi mua bán chủ yếu của xã, chợ có nguồn gốc hình thành từ lâu đời, không theo quy hoạch, không còn phù hợp với yêu cầu phát triển dân cư, đô thị trong giai đoạn mới, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật như điện chiếu sáng, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường còn yếu k m chưa đồng bộ Tuy đã được UBND xã đầu tư xây mới và cải tạo nhưng vẫn chưa đạt theo tiêu chuấn của bộ xây dựng
Đánh giá:
Xã vẫn chưa hoàn thành tiêu chí chợ nông thôn
3.3.8 Tiêu chí 8: Bưu điện
Phát triển Bưu chính viễn thông ở nông thôn không chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc mà nó còn là yếu tố quan trọng đế nâng cao trình độ dân trí, tiếp cận thị trường, tạo điều kiện chuyến dịch cơ cấu kinh tế xây dựng nông thôn mới
Hiện nay mật độ điện thoại trên địa bàn xã đạt 50 - 60 máy/100 dân, duy trì 100% chi bộ cơ sở có báo Đảng đọc trong ngày từ năm 1999 đến nay Năm
2004 điểm Bưu điện văn hoá xã được đưa vào xây dựng và hoạt động một cách có hiệu quả
Ngoài phục vụ các dịch vụ Bưu chính viễn thông và đọc sách báo miễn phí, tại điềm Bưu điện văn hoá xã còn thường xuyên cập nhật đưa vào hoạt động các dịch vụ mới chất lượng cao như truy cập Internet, điện thoại quốc tế Tại đây có hơn 750 đầu sánh bao gồm các loại: Khoa học kỹ thuật, văn hoá, kinh tế, văn học, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, mở rộng kiến thức nâng cao dân trí của nhân dân Một bước tiến táo bạo nữa là thực hiện thành công việc đưa điểm Bưu điện - Nhà văn hoá cơ sở vào hoạt động và kết nối Internet đưa bà con nông dân tiếp cận gần với công nghệ thông tin Sự kết
Trang 3630
hợp giữa việc cung cấp các dịch vụ Bưu chính viễn thông và phục vụ đọc sách báo miễn phí đã đưa nơi đây trở thành điểm sinh hoạt văn hoá lành mạnh, thu hút đông đảo bà con nông dân và thanh thiếu niên học sinh đến học tập, tìm hiểu, hạn chế bớt các tiêu cực, tệ nạn xã hội Bức tranh nông thôn sáng, đẹp, phong phú hơn kể từ khi có điểm Bưu điện - Nhà văn hoá cơ sở Việc cung cấp dịch vụ Internet tại các điểm Bưu điện - Nhà văn hoá cơ sở đã giúp người nông dân có điều kiện để tiếp cận với công nghệ thông tin, rút ngắn khoảng cách về không gian, thời gian giừa nông thôn với thành thị
Đánh giá:
Tính đến năm 2015 xã Sơn Lộc đã hoàn thành tiêu chí bưu điện
3.3.9 Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư nông thôn
Hiện tại 100% hộ dân ở xã được xây nhà kiên cố, không có tình trạng dột nát Tuy nhiên cần tiếp tục vận động nhân dân cải tạo, nâng cấp xây dựng nhà ở theo tiêu chuẩn của bộ xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt Đối với nhà xây mới, xây dựng 2-3 tầng để tiết kiệm diện tích đất, đối với nhà hiện có khuyến khích cải tạo nâng tầng, tạo bộ mặt nông thôn mới, xây dựng nhà vệ sinh
phù hợp với điều kiện sinh hoạt, sản xuất Hỗ trợ cải tạo cho 100 hộ nghèo tại xã Đánh giá:
Đến năm 2015 xã đã hoàn thành tiêu chí nhà ở dân cư nông thôn
3.3.10 Tiêu chí 10: Thu nhập
Mức thu nhập trung bình của người dân xã đạt mức trung bình so với cả nước ở mức 12,67 triệu đồng/người/năm Tuy nhiên vẫn có ở mức thấp và mất cân đối giữa các hộ gia đình, cần có biện pháp giải quyết việc làm cũng như hỗ trợ người dân phát triển sản xuất tăng thu nhập cho những hộ có thu nhập thấp
Để tăng thu nhập cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp, cần tăng cường đội ngũ cán bộ có kĩ năng, kiến thức tư vấn, hướng dẫn và tiên phong giúp nhân dân cải thiện phương pháp canh tác, chăn nuôi thích hợp phát triển nông nghiệp