Theo PGS.TS Nguyễn Văn Khôi: “Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là dạy học dựa trên các vấn đề thực tiễn có liên quan đến người học và liên quan đến nội dung học tập đã được quy định trong “chuẩn kiến thức, kỹ năng”. Trên cơ sở đó, người học tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực như lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác, các kỹ năng tư duy bậc cao, kỹ năng sống”
Trang 1TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Tiểu luận bộ môn
Nguyên lí chung – Khái quát về PPDH văn bản Lịch sử văn học và Lí luận văn học
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GV hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thành Ngọc Bảo
Trang 2MỤC LỤC
A NỘI DUNG……… …2
1 Những khái niệm cơ bản……… 2
Vấn đề và Vấn đề nhận thức ……… 2
Tình huống có vấn đề và Tình huống có vấn đề trong học tập……… 3
2 Cơ sở hình thành - phát triển và khái niệm PPDH Giải quyết vấn đề……….… ….5
Cơ sở hình thành - phát triển: Tâm lý – Triết học – Lý thuyết học tập – Thực tiễn… 5
Khái niệm PPDH Giải quyết vấn đề……… 7
3 Bản chất và đặc trưng của PPDH Giải quyết vấn đề……… … 8
4 Phân loại PPDH Giải quyết vấn đề………11
5 Cách thức tiến hành và yêu cầu đối với PPDH Giải quyết vấn đề……… … 15
Cách thức tiến hành và yêu cầu……… … 15
Vận dụng PPDH giải quyết vấn đề vào dạy học một nội dung cụ thể………….…… 16
6 Đánh giá PPDH Giải quyết vấn đề……… ……20
Ưu điểm……….20
Nhược điểm……… 20
Tình hình triển khai – thực hiện PPDH giải quyết vấn đề ở Việt Nam……….20
B TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 22
Trang 3Theo “Dạy học tích cực” – TS Trần Thị Hương thì Vấn đề là một câu hỏi đặt ra mà
chủ thể chưa biết lời giải và phải tìm tòi sáng tạo lời giải
Theo “Lí luận dạy học hiện đại” – Nguyễn Văn Cường thì vấn đề xuất hiện khi một
cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kĩ năng, ) để giải quyết Khi
đó tư duy sẽ trở nên cần thiết
Hiểu theo nghĩa trên thì những bài tập nếu chỉ yêu cầu học sinh trực tiếp vận dụng một quy tắc có tính chất thuật toán thì không phải là những vấn đề
Ví dụ:
Khi học sinh lớp 2 đã học về cách tìm số bị trừ, có một bài toán đưa ra: Hãy tìm x,
biết : x – 15 = 32
Đây không phải là vấn đề
Vấn đề nhận thức là bài toán có vấn đề hay còn gọi là bài toán nhận thức chứa đựng
mâu thuẫn giữa “cái đã biết” và “cái cần tìm” được cấu trúc một cách sư phạm Điều đó có
nghĩa là bài toán có vấn đề hay bài toán nhận thức là một vấn đề mà chủ thể có thể giải
quyết được với những điều kiện hay thông số cho trước đồng thời còn là mâu thuẫn giữa
“cái đã biết” và “cái chưa biết” trong nhận thức của người học, nhưng “cái chưa biết” đó
chỉ trở thành vấn đề đối với nhận thức của người học khi họ có nhu cầu và khả năng tìm ra
“cái chưa biết”
Khi tìm hiểu về vấn đề chúng ta cần lưu ý một số điều sau:
(1) Phân biệt vấn đề và bài toán có vấn đề
Trong bài toán có vấn đề, phạm vi tìm kiếm lời giải được giới hạn rõ ràng Mọi bài toán có vấn đề đều chứa đựng vấn đề, nhưng không phải bất kỳ vấn đề nào đều là bài toán
cả Các vấn đề phải được biến đổi và phát biểu như thế nào đấy mới có tính chất và hình thức của một bài toán
Trang 4Xác định khoảng cách từ một địa điểm này đến địa điểm khác là một vấn đề Nhưng đây là vấn đề chung chung, chưa giới hạn phạm vi tìm lời giải, không nhất thiết phải
tư duy (có thể dùng Google search), chưa trở thành bài toán có vấn đề cụ thể trong giảng dạy
Khi dạy bài Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống (Địa lý 10), giáo viên đặt ra
bài toán hãy tính khoảng cách từ điểm này đến điểm khác bằng cách sử dụng bản đồ thì phạm vi tìm lời giải đã được giới hạn và đây là một bài toán chứa vấn đề vì HS có nhu cầu và có khả năng tìm ra “cái chưa biết” (cách sử dụng bản đồ để tính khoảng cách) từ “cái đã biết” (khả năng dùng dụng cụ đo, khả năng đọc tỉ lệ, khả năng đổi đơn vị,…)
(2) Vấn đề trong giáo dục mang tính tương đối
Ví dụ:
Cùng một vấn đề Tại sao người có quan hệ huyết thống trong 3 đời không được kết
hôn, nó được xem là vấn đề nhận thức của học sinh THCS, THPT (trả lời bằng kiến
thức Di truyền môn Sinh học, kiến thức pháp luật môn Giáo dục công dân,…) nhưng không thể xem là vấn đề nhận thức của học sinh tiểu học
Tình huống có vấn đề và tình huống có vấn đề trong học tập
Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lý khó khăn, lúng túng, căng thẳng về trí tuệ
khi học sinh gặp mâu thuẫn giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết” và có nhu cầu bức thiết
muốn giải quyết mâu thuẫn Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Tình huống có vấn đề
là trạng thái tâm lý độc đáo của người gặp chướng ngại nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn đó không phải bằng tái hiện hay bắt chước mà bằng tìm tòi sáng tạo tích cực đầy hưng phấn và khi tới đích thì lĩnh hội được cả kiến thức, phương pháp giành kiến thức và cả niềm vui sướng của sự phát hiện”
- Đối với một người khác, khi đứng trước bếp than đang cháy muốn dập tắt nhưng cảm thấy khó khăn, lúng túng và tìm cách dập tắt thì đó là tình huống có vấn đề
Trang 5 Cấu trúc tâm lý của tình huống có vấn đề gồm ba yếu tố:
+ “Cái chưa biết”: những tri thức, những cách thức hành động trong nội dung dạy
học mà chủ thể chưa biết, cần phải tìm tòi và đạt tới
+ “Cái đã biết”: kinh nghiệm, tri thức và cách thức hành động đã biết của chủ thể để
tự tìm kiếm tri thức với sự nỗ lực lớn về trí tuệ và thể lực
+ “Nhu cầu nhận thức”: trạng thái tâm lý của chủ thể có liên quan đến sự xuất hiện
và định hướng để kích thích hoạt động nhận thức
Tình huống có vấn đề trong học tập là tình huống tạo mâu thuẫn khách quan giữa
nhiệm vụ nhận thức và khả năng của người học, tạo cho người học một sự căng thẳng về trí tuệ, tác động đến tính tích cực, độc lập hoạt động tư duy của họ, đòi hỏi họ phải nhớ lại tri thức cũ, tập trung chú ý, di chuyển các thao tác tư duy bén hơn, khắc phục khó khăn trong học tập để giải quyết tình huống có vấn đề Chính vì vậy, đặt người học trước tình huống
có vấn đề mới phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo tìm tòi cách giải quyết của họ
Như vậy, tình huống có vấn đề trong học tập là một tình huống thoả mãn các điều kiện sau:
* Tồn tại một vấn đề
* Gợi nhu cầu nhận thức
* Khơi gợi niềm tin bản thân
Ví dụ:
Đặt ra một bài toán với học sinh lớp 2 trước khi bắt đầu dạy bài Tìm số trừ: Tìm x,
biết: 47– x = 32
Tình huống này thoả mãn những yêu cầu của một tình huống có vấn đề:
- Tồn tại một vấn đề: HS chưa biết cách tìm số trừ
- Gợi nhu cầu nhận thức:
+ HS đã biết thực hiện phép trừ, biết tìm số bị trừ
+ HS mong muốn tìm ra công thức tìm số trừ
- Khơi gợi niềm tin bản thân: Từ những kiến thức liên quan đã học, HS tin vào khả năng của mình Nếu các em nổ lực cố gắng thì sẽ tìm được cách tìm số trừ
Trang 62 Cơ sở hình thành - phát triển và khái niệm Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Cơ sở hình thành – phát triển
Cơ sở tâm lí học
Theo các nhà tâm lí học, con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu
tư duy Tức là khi đứng trước một khó khăn về nhận thức cần phải khắc phục, một tình huống gợi vấn đề phù hợp đòi hỏi người đó phải nổ lực tìm ra giải pháp để giải quyết khó khăn, khi các vấn đề được giải quyết sẽ tạo điều kiện cho năng lực tư duy phát triển Vì vậy,
“Tư duy sáng tạo luôn luôn bắt đầu bằng một tình huống gợi vấn đề ”
Cơ sở triết học
Theo quan điểm của triết học duy vật biên chứng: mâu thuẫn là động lực của quá
trình phát triển Quá trình học tập của học sinh luôn luôn xuất hiện mâu thuẫn Đó chính
là mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ nhận thức với tri thức và kinh nghiệm sẵn có của bản thân Khi sử dụng phương pháp này giáo viên đã đưa ra những tình huống có vấn đề yêu cầu học sinh giải quyết Phương pháp này đã vận dụng khái niệm về mâu thuẫn trong triết học làm cơ sở khoa học Để giải quyết được mâu thuẫn này, học sinh phải vận dụng tất cả các kiến thức đã có để tìm ra tri thức mới
Cơ sở lý thuyết học tập – Thuyết nhận thức
Các lý thuyết học tập là những mô hình lý thuyết nhằm mô tả và giải thích cơ chế việc học tập Các lý thuyết học tập đặt cơ sở lý thuyết cho lý luận dạy học trong việc tổ chức quá trình và phương pháp dạy học
Thuyết nhận thức (Cognitivism) hay còn được gọi là Thuyết nhận thức truyền thống
ra đời vào những năm 1920 và phát triển mạnh trong nữa sau của thế kỷ XX Thuyết nhận thức nhấn mạnh ý nghĩa của các cấu trúc nhận thức đối với sự học tập, thừa nhận tính khách quan của tri thức nhưng cũng nhấn mạnh vai trò chủ thể nhận thức
Những đặc điểm cơ bản của học tập theo thuyết nhận thức:
Mục đích tạo ra khả năng giúp người đọc hiểu thế giới thực tiễn (kiến thức khách quan) Vì vậy, để đạt mục tiêu học tập không chỉ kết quả mà còn quá trình học tập và quá trình tư duy là điều quan trọng
Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lơi, khuyến khích quá trình tư duy, người học cần được tạo cơ hội hành động và tư duy tích cực
Giải quyết vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy thông qua vấn đề nhỏ được đưa ra một cách tuyến tính cho tới nội dung học tập phức hợp
Phương pháp học tập bao gồm tất cả các cách thức làm việc và tư duy
Việc học tập thực hiện trong nhóm giúp tăng cường khả năng về mặt xã hội
Trang 7 Kết hợp nội dung do giáo viên truyền đạt và nhiệm vụ tự lực chiếm lĩnh và vận dụng tri thức của người học
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề có liên quan đến thuyết nhận thức: Học là để giải quyết vấn đề
Cơ sở thực tiễn
Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – công nghệ, sự hình thành xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hoá trở thành một xu thế tất yếu khách quan Thực tế đó đã tác động mạnh mẽ đến giáo dục, tạo ra một làn sóng cải cách giáo dục ở khắp các nước trên thế giới Theo báo cáo của Hội đồng quốc tế về Giáo dục cho thế kỉ XXI gửi UNESCO 1998, đặc trưng của việc học trong thế kỉ XXI là học tập suốt đời, dựa trên 4 trụ
cột: Học để biết, Học để làm, Học để chung sống và Học để tự khẳng định mình Kĩ năng
giải quyết vấn đề cần được chú ý đặc biệt
Sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra những yêu cầu cao về nhân lực đào tạo phải theo hướng hiện đại hoá và Dạy học giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học tích cực cần được tiếp nhận và triển khai rộng rãi
Những thành tựu khoa học công nghệ đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành hoạt động dạy học theo phương pháp tích cực, trong đó có Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Trang 8 Khái niệm Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Theo V Ôkôn thì “Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là dạy học dựa trên sự điều
khiển quá trình học sinh độc lập giải quyết các bài toán thực hành hay lí thuyết”
Theo M.I.Mackmutov: “Tạo ra một chuỗi tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của học sinh nhằm độc lập giải quyết các vấn đề học tập” là thực chất của quá trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Khôi: “Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề là dạy học dựa
trên các vấn đề thực tiễn có liên quan đến người học và liên quan đến nội dung học tập đã được quy định trong “chuẩn kiến thức, kỹ năng” Trên cơ sở đó, người học tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực như lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác, các kỹ năng tư duy bậc cao, kỹ năng sống”
Từ những quan niệm cơ bản nêu trên, có thể đưa ra khái niệm:
Dạy học giải quyết vấn đề là một hệ phương pháp dạy học, trong đó giáo viên nêu
ra vấn đề học tập, tạo tình huống có vấn đề, tổ chức, hướng dẫn người học tự lực tìm tòi cách giải quyết vấn đề, qua đó cho người học tự lực lĩnh hội tri thức mới và cách thức hành động mới, hình thành, phát triển năng lực sáng tạo
Trang 93 Bản chất và đặc trưng của Phương pháp dạy học Giải quyết vấn đề:
Trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề, điều mấu chốt là phải tạo ra các tình huống
gợi vấn đề: “Nét bản chất của dạy học nêu vấn đề không phải là sự đặt ra những câu hỏi
mà là tạo ra các tình huống gợi vấn đề” (V Okon)
Hay cụ thể hơn, theo I Ia Lecne : “Bản chất của hình thức này không những nhằm giới thiệu cho học sinh cách giải quyết đã có đối với các vấn đề nhận thức khoa học hay thực tiễn … mà còn giúp học sinh hiểu logic, những mâu thuẫn và cách giải quyết những mâu thuẫn đó”
Ta có thể nói, bản chất của Dạy học Giải quyết vấn đề thể hiện qua 3 đặc trưng cơ bản sau:
Giáo viên nêu vấn đề nhận thức:
Trong dạy học giải quyết vấn đề, giáo viên phải là người nêu lên vấn đề nhận thức để học
sinh giải quyết Các vấn đề/ tình huống ấy cần thoả mãn các yêu cầu sau:
Phù hợp với chủ đề bài học
Phù hợp với trình độ nhận thức của HS;
Vấn đề nhận thức phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho
HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề
Vấn đề nhận thức phải gần gũi với cuộc sống thực của HS;
Vấn đề nhận thức có thể diễn tả dưới nhiều dạng thức phong phú;
Vấn đề nhận thức cần có độ dài vừa phải;
Người học được đặt vào tình huống có vấn đề:
Người học thường được đặt vào các loại tình huống có vấn đề sau:
Tình huống nghịch lý: tình huống mâu thuẫn giữa lý thuyết với lý thuyết, giữa lý thuyết
với thực tiễn hay giữa thực tiễn này với thực tiễn khác Tình huống này thường gặp ở các nhà khoa học có những phát minh lỗi lạc, khi gặp những sự kiện, hiện tượng khoa học trái ngược với lý thuyết đương thời họ đã dày công nghiên cứu Đối với người học, tình huống này được tạo ra bằng cách giới thiệu sự kiện, hiện tượng trái với quan điểm thông thường, kinh nghiệm cá nhân:
Trang 10 Tình huống lựa chọn: người học đứng trước nhiều phương án giải quyết, phương án
nào cũng có sức hấp dẫn và có lý Nhưng chủ thể chỉ có thể chọn một phương án duy nhất mà thôi
𝑈 2 Trong đó R là điện trở dây dẫn
P là công suất truyền tải
U là hiệu điện thế hai đầu dây Vậy muốn giảm hao phí khi truyền tải thì chọn cách nào hiệu quả hơn: Giảm điện trở dây dẫn hay tăng hiệu điện thế hai đầu dây?
(Cả hai cách đều khả quan, nhưng phải chọn tăng U vì đảm bảo hiệu quả kinh
tế và dễ thực hiện hơn.)
Tình huống tại sao: có sự kiện, hiện tượng mà với kinh nghiệm cũ người học không
giải quyết được mà phải tìm lời giải cho câu hỏi “tại sao” Trong dạy học, “tại sao” có thể trở thành cách thức phổ biến và hiệu nghiệm để tạo nên tình huống có vấn đề cho người học
Ví dụ:
Khi dạy Lịch sử 10 về những chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội Văn Lang – Âu Lạc, giáo viên có thể đặt nhiều vấn đề “tại sao” :
Tại sao nói sự phát triển của nghề gốm đã tạo điều kiện cho việc phát minh
thuật luyện kim?
Tại sao công cụ lao động phải cải tiến?
Tại sao có sự chuyển đổi chế độ mẫu hệ sang phụ hệ?
Tình huống bác bỏ: Người học phải tìm luận chứng để bác bỏ, phê phán một luận đề,
một luận điểm nào đó
Ví dụ:
Khi dạy đoạn trích Đính ước – Truyện Kiều – Ngữ văn 10, GV đặt ra vấn đề
Có quan điểm cho rằng Thuý Kiều tự mình tìm sang nhà Kim Trọng, tự đính
Trang 11ước là hành động dễ dãi và không đoan trang, đúng hay sai? (HS phải bác bỏ
ý kiến này)
Giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết tình huống có vấn đề:
Sau khi thực hiện các bước nêu vấn đề nhận thức, đặt người học vào tình huống có vấn đề bước tiếp theo của người giáo viên là tổ chức, hướng dẫn cho học sinh giải quyết tình huống có vấn đề Giáo viên cần phải vạch ra nhiều biện pháp tổ chức đa dạng nhằm lôi cuốn sự hứng thú của người học và bản thân người học sau khi rơi vào tình huống có vấn
đề phải chủ động tìm tòi các phương án giải quyết; lựa chọn phương án tối ưu, kinh nghiệm
đã có để giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Nói cách khác, chức năng của giáo viên trong Dạy học giải quyết vấn đề là chức năng của một người khởi xướng, tổ chức Giáo viên không đưa ra trước các lời giải hoàn thiện, thậm chí cả con đường đi đến lời giải mà giáo viên khởi động quá trình tư duy của học sinh,
để học sinh tự phát hiện (Cụ thể tiến hành tổ chức như thế nào sẽ được nêu rõ hơn ở mục
sau.)
Trang 124 Phân loại Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Lưu ý:
Dạy học giải quyết vấn đề có khả năng thâm nhập vào các phương pháp dạy học khác
dưới các dạng thức như Thuyết trình nêu vấn đề, Đàm thoại hay trực quan mang tính nêu
vấn đề, Thực hành mang tính tìm tòi khám phá (bài luyện tập không theo mẫu), Nghiên cứu theo nhóm (học sinh có thể giải quyết một phần vấn đề của bài học), Dạy học theo dự án giải quyết vấn đề (học sinh giải quyết trọn vẹn vấn đề học tập),
Vì vậy cần lưu ý phân biệt các dạng thức biểu hiện khác nhau của phương pháp dạy
học giải quyết vấn đề với các hệ phương pháp dạy học khác.
Các mức độ của Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề được thực hiện ở các mức độ cao thấp khác nhau, quy định bởi mức độ giáo viên tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình người học tiếp xúc và giải quyết vấn đề của họ Từ đó cũng đánh giá mức độ tích cực trong nhận thức, trong quá trình
tham gia của người học vào việc giải quyết vấn đề
Có thể chia dạy học giải quyết vấn đề thành 3 mức độ tuỳ theo phần tham gia của học sinh nhiều hay ít vào quá trình giải quyết vấn đề:
Phương pháp trình bày nêu vấn đề
Đây là mức độ thấp nhất của dạy học giải quyết vấn đề:
Giáo viên tạo ra vấn đề nhận thức, đặt người học vào tình huống có vấn đề, làm xuất hiện nhu cầu giải quyết tình huống có vấn đề ở người học, nhưng cũng chính giáo viên chủ động sử dụng các kĩ thuật dạy học khác nhau để tự mình trình bày cách giải quyết vấn đề Người học chỉ là người quan sát, tư duy để hiểu cách giải quyết của giáo viên và tiếp nhận kết luận sau quá trình giáo viên giải quyết vấn đề
Có thể nói, ở mức độ này người học tiếp thu theo mẫu mực về cách giải quyết vấn đề, tương đối thụ động trong nhiệm vụ học tập của chính mình và lệ thuộc khá nhiều vào giáo viên
Phương pháp này thường áp dụng đối với học trình còn hạn chế về trình độ tri thức và học sinh nhỏ tuổi, thường thực hiện dưới hình thức Thuyết trình đặt và giải quyết vấn đề
Ví dụ:
Khi dạy học sinh bài Chúng ta đang lớn (môn Tự nhiên và xã hội lớp 1) giáo viên nêu
vấn đề: Tại sao các em cùng tuổi, học cùng lớp nhưng các em lại khác nhau về chiều
cao, cân nặng, thể lực… Điều này có bình thường không?
Sau khi nêu vấn đề, chính giáo viên là người vạch ra hướng giải quyết và thực hiện từng thao tác giải quyết, các em chỉ là người theo dõi và tiếp thu