Lưu ý: phải trình bày đầy đủ các bước tiến hành.. Lưu ý: phải trình bày đầy đủ các bước tiến hành.. Lưu ý: phải trình bày đầy đủ các bước tiến hành.. Chọn phương pháp xác định ẩm nhưng c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CNHH & TP
BỘ MÔN CNTP
-ĐÁP ÁN CUỐI KỲ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016 Môn: PHÂN TÍCH THỰC PHẨM
Câu 01
- Lấy mẫu ở các vị trí như hình vẽ sau (0.125đ): có 13 điểm lấy mẫu ở trên đỉnh và 08 đểm
lấy mâu bên dưới
Vị trí lấy mẫu trên đỉnh
Vị trí lấy mẫu bên dưới
- Số bao cần lấy tính theo công thức (0.125đ):
= 20 bao
- Khối lượng mẫu cần lấy theo bảng sau (0.25 đ):
Số bao trong lô hàng (mỗi bao 50 kg) Tổng khối lượng mẫu cần lấy
Tổng số bao là 400 nên tổng khối lượng cần lấy là 4 kg (đáp án 3 hoặc 5kg cũng được xem là đáp án đúng)
Trang 2- Lấy mẫu ở khoảng 13+8 = 21 vị trí Do đó khối lượng mẫu cần lấy ở mỗi bao là 4/21 kg
(0.125đ).
- Sau khi lấy mẫu xong trộn lại thành mẫu chung, sau đó dàn đều thành một khối mỏng hình chữ nhật và lấy mẫu theo nguyên tắc kẻ 2 đường chéo và lấy mẫu ở hai hình tam giác đối
diện (0.125đ).
- Xác định ẩm (0.25 đ): chọn phương pháp quang phổ hồng ngoại hoặc sấy (nghiền – sấy 100
– 105oC) Lưu ý: phải trình bày đầy đủ các bước tiến hành
- Xác định protein (0.5đ): chọn phương pháp Kjeldahl hoặc Dumas Lưu ý: phải trình bày đầy
đủ các bước tiến hành
- Xác định tro (0.5đ): chọn phương pháp ướt hoặc khô Lưu ý: phải trình bày đầy đủ các bước
tiến hành
Câu 02
- Nhận xét: mật ong già có % ẩm thấp hơn mật ong non (0.5đ)
- Đề xuất phương pháp xác định độ ẩm để phân biệt (0.5đ)
- Chọn phương pháp hóa học hoặc sấy chân không (0.5đ) Chọn phương pháp xác định ẩm
nhưng chọn phương pháp sấy khác vẫn không được tính điểm
Câu 03
- Chọn 02 phương pháp: sắc ký lớp mỏng kết hợp quang phổ và sắc ký HPLC (0.5đ) Sinh
viên chọn phương pháp khác nhưng hợp lý vẫn được tính điểm
- Cách tiến hành: mỗi phương pháp 0.5 đ (0.5x2 = 1 điểm).
- So sánh ưu nhược điểm hai phương pháp (Sinh viên trình bày được 2 trong các ý sau sẽ
được trọn điểm phần này) (0.5đ):
Yêu cầu thiết
Quy trình tiến
hành
Đơn giản, người làm thí nghiệm không cần được huấn luyện
Phức tạp hơn, người làm thí nghiệm cần được huấn luyện
Sai số so với
Câu 04
- Chọn 2 trong các phương pháp sau: 2,6 dichloro inodophenol, Iod và HPLC (Các phương
pháp khác vẫn được cho tròn số điểm nếu hợp lý) (0.5 đ)
- Tiến hành:
Iod (0.5đ)
Trang 3Bước 1: cân 10g mẫu nguyên liệu, nghiền nhỏ trong dung dịch HCl 1% Chuyển dịch thu
được vào bình định mức 100mL, trích ly và định mức đến vạch bắng dung dịch HCl 0.1% Lắc trộn đều và lọc, ta có dung dịch cần phân tích
Bước 2: lấy 10mL dung dịch từ bình định mực cho vào erlen, them 5 giọt hồ tinh bột và đem
định phân bằng KIO3/KI 0.001N cho đến khi xuất hiện màu xanh
Tiến hành song song các mẫu kiểm chứng thay dịch chiết vitamin C bằng dung dịch HCl 1%
HPLC (0.5đ)
Bước 1: Cân chính xác m (g) mẫu đem đi xay hoăc nghiền nhỏ Sau đó đem đi lọc qua giấy
lọc hoạt phễu lọc rồi hòa tan vào dung môi phù hợp (nước hoặc methanol)
Bước 2: nhập liệu vào thiết bị HPLC với bộ phận nhập mẫu chuyên dụng Lưu ý: dung dịch
cần được lọc membrane trước khi nhập liệu vào thiết bị Thông số của quá trình chạy sắc ký (số liệu tham khảo):
- Pha động: Hỗn hợp (methanol : nước 40:60 hoặc methanol 100%)
- Tốc độ dòng : 0.7ml/phút – 1 ml/phút
- Nhiệt độ lò cột: 300C
- Bước sóng cài đặt cho đầu dò UV: 254nm (bước sóng mà Vit có độ hấp thu cực đại)
- Thể tích bơm: 5 - 10 µl
- Thời gian chạy: 10 – 15 phút
- So sánh ưu nhược điểm hai phương pháp (Sinh viên trình bày được 2 trong các ý sau sẽ
được trọn điểm phần này) (0.5đ):
Yêu cầu thiết
bị Đơn giản, rẻ tiền; đây chỉ làphương pháp chuẩn độ Phức tạp và mắc tiền hơn
Quy trình tiến
hành Đơn giản, người làm thínghiệm không cần được huấn
luyện
Phức tạp hơn, người làm thí nghiệm cần được huấn luyện
Sai số so với
kết quả thực Thấp hơn (do phương pháp nàyphụ thuộc nhiều và kỹ thuật
của người tiến hành thí nghiệm)
Cao hơn
Câu 05: Đang làm việc tại phòng R&D tại môt công ty sản xuất bánh, Lê Văn A được yêu
cầu xác định chế độ nướng bánh cracker mới của công ty sao cho sản phẩm phải đạt yêu cầu cảm quan (màu sắc) Hãy đề xuất phương pháp thực hiên
- Phương pháp
Chọn một trong hai phương pháp sau: cảm quan hoặc đo màu bằng thiết bị Colorimeter
(0.5đ)
- Quy trình tiến hành (1.0đ)
Phương pháp cảm quan: chọn phương pháp cho điểm hoặc xếp dãy Các bước tiến hành:
- Mã hóa các mẫu phân tích: mẫu bánh được xử lý ở mỗi nhiệt độ khác nhau được mã hóa thành 3 chữ số Ví dụ: 283, 192, 026,… (sử dụng phần mềm trộn số ngẫu nhiên)
Trang 4- Tiến hành phép thử: cho điểm hoặc xếp dãy
- Thống kê kết quả của các mẫu
- Tính toán kết quả và biện luận
Phương pháp đo màu bằng thiết bị Colorimeter
Màu của mẫu phân tích được xác định thông qua 3 thông số:
- L (lightness) (0 + 100)
- a: màu đỏ xanh lá cây (-80 + 80)
- b: màu vàng xanh dương (-80 + 80)
- Tiến hành so sánh các giá trị L, a và b của các mẫu với nhau và biện luận
Câu 06: So sánh hai phương pháp sắc ký HPLC và GC
Cả hai phương pháp đều thuộc nhóm sắc ký cột
- Độ bay hơi (0.25đ)
+ HPLC: Không yêu cầu bay hơi, mẫu phải tan được trong pha động
+ GC: Mẫu phải bay hơi được
- Độ bền nhiệt của mẫu và cột sắc ký (0.25đ)
+ HPLC: Phép phân tích được thực hiện tại nhiệt độ thấp (nhiệt độ phòng hay thấp hơn)
+ GC: Mẫu buộc phải tồn tại ở nhiệt độ cao (nhiệt độ tách của cột và buồng tiêm mẫu)
- Chuẩn bị mẫu (0.25đ)
+ HPLC: Mẫu buộc phải lọc, mẫu nên có dung môi hoà tan như pha động
+ GC: Dung môi phải bay hơi và có nhiệt độ sôi thấp hơn các chất phân tích
- Detecter – Đầu dò (0.25đ)
+ HPLC: Thông dụng nhất là UV-VIS
+ GC: Thông dụng là FID, dùng cho phân tích các chất hữu cơ
Người ra đề
Lê Hoàng Du