Đề tài được bố cục chặt chẽ với các nội dung khái quát như lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bố cục được chia làm ba chương với đầy đủ phần giới thuyết các khái niệm liên quan, khái quát về nơi di tích tồn tại, thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích và phần định hướng bảo tồn trong tương lai cùng với đó là danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục...
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
1 Lí do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu đề tài 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Bố cục: gồm ba chương: 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ CẨM SƠN VÀ CHÙA NGỌC CHÂU 5
1.1.Tổng quan về Xã Cẩm Sơn 5
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 5
1.1.2 Đời sống kinh tế 5
1.1.3 Đời sống tinh thần 6
1.2 Chùa Ngọc Châu Tự 7
1.2.1.Lịch sử hình thành 7
1.2.2 Di tích chùa Ngọc Châu Tự 8
1.2.3 Kiến trúc và quy mô chùa Ngọc Châu Tự 9
CHƯƠNG 2: LỄ HỘI CHÙA NGỌC CHÂU 11
2.1 Chuẩn bị lễ hội 11
2.1.1.Về phần lễ 12
2.1.2.Về phần hội: 13
2.1.3.Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác và quản lí lễ hội: 14
2.2 Diễn biến lễ hội 15
2.2.1 Phần lễ 16
2.2.2.Phần hội 18
Trang 22.3 Công tác quản lý lễ hội 20
CHƯƠNG 3: LỄ HỘI CHÙA NGỌC CHÂU ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỊA PHƯƠNG 23
3.1 Gía trị của lễ hội chùa Ngọc Châu đối với đời sống nhân dân trong vùng: 23
3.1.1.Lễ hội chùa Ngọc Châu thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của cộng đồng người Việt 23
3.1.2 Lễ hội chùa Ngọc Châu Tự góp phần thỏa mãn nhu cầu giải trí trong nhân dân 24
3.1.3.Lễ hội chùa Ngọc Châu đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của người dân 25
3.1.4 Lễ hội chùa Ngọc Châu với đời sống kinh tế của nhân dân trong xã 25 3.1.5 Lễ hộ chùa Ngọc Châu Tự góp phần củng cố khối đoàn kết cộng đồng. .26
3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong lễ hội 27
3.3 Một số giải pháp: 28
KẾT LUẬN 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
PHỤ LỤC 33
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài.
Lễ hội là hoạt động phản ánh rõ nét nhất những sinh hoạt văn hóa của mộtcộng đồng dân cư trong một không gian cụ thể và là môi trường tương đối tốt đểlưu giữ những giá trị truyền thống qua các thời đại
Trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất nhưng ở mỗi vùng quê đều mangnét riêng biệt, đặc trưng của con người nơi đó, tạo nên bức tranh văn hóa lễ hộiViệt Nam phong phú và đa dạng
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa đã trở thành phong tục tập quáncủa các dân tộc Việt Nam, là nhu cầu lớn, không thể thiếu trong đời sống vănhóa của nhân dân Khi nói đến lễ hội ở Thanh Hóa, chúng ta không thể khôngnhắc đến lễ hội chùa Ngọc Châu Tự Là trung tâm văn hóa truyền thống, chùaNgọc Châu Tự còn có tên gọi là chùa Chặng- là nơi lưu giữ những giá trị vănhóa truyền thống, là nơi để con người gửi gắm mong ước một cuộc sống hạnhphúc
Em chọn đề tài: “Chùa Ngọc Châu Tự ở xã Cẩm Sơn- Cẩm Thủy- Thanh Hóa” nghiên cứu làm rõ vai trò và vị trí của nó trong đời sống văn hóa của nhân
dân trong vùng Đây không chỉ là nơi để cho mọi người hành hương lễ phật, nơi
có các đệ tử nhà phật tìm về mà còn là nơi để du khách có thể tham quan vãncảnh chùa, tìm hiểu di tích lịch sử của chùa, chiêm ngưỡng ngôi chùa bề thế hay
để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên hòa quện nơi đây
Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú Theo thống kê của các nhànghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trảirộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Lễ hội ở Việt Nam bao
Trang 4giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần haynhiên thần Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của conngười Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng mộtcuộc sống tốt lành, yên vui Với tư tưởng “Uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn quả nhớ
kẻ trồng cây”, lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, luôn hướng tới mộtđối tượng linh thiêng cần được suy tôn những vị anh hùng chống ngoại xâm gắnvới làng xã như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồngnhân dân Lễ hội là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nayhiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nướcmình
Trong những năm qua, Đảng, nhà nước và nhân dân hết sức quan tâm tớivấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, tạo điều kiện đểlàm sống dậy mọi tiềm năng văn hóa như là một nguồn lực nội sinh mạnh mẽthúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, thực hiện theo nghị quyết TrungƯơng V khóa 8 “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc”
Lễ hội chùa Ngọc Châu Tự là lễ hội lớn của nhân dân trong xã và các vùnglân cận, là nét đẹp văn hóa truyền thống Đi sâu vào tìm hiểu lễ hội để giớ thiệucho mọi người biết đến, đồng thời qua đó thấy được quá trình biến đổi , xuhướng biến đổi và hội nhập của lễ hội cùa Ngọc Châu Tử trong truyền thống vănhóa hiện đại, đẻ có cái nhìn đúng và đầy đủ nhất về tổng thể văn hóa truyền
thống của dân tộc trong giai đoạn hiện nay Vì vậy em chọn đề tài: “Lễ hội chùa Ngọc Châu Tự ở xã Cẩm Sơn- huyện Cẩm Thủy- Tỉnh Thanh Hóa”.
2 Mục đích nghiên cứu đề tài.
Đề tài: “Lễ hội chùa Ngọc Châu Tự ở xã Cẩm Sơn- huyện Cẩm Tỉnh Thanh Hóa” nghiên cứu nhằm mục đích đưa lễ hội chùa Ngọc Châu Tự
Thủy-không chỉ người dân trong xã, trong tỉnh biết đến mà còn ra cả ngoài tỉnh ,
Trang 5Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích hiểu rõ hơn về núi Chặng và di tích chùaNgọc Châu Tự, kiến trúc và quy mô của chùa cũng như ảnh hưởng của lễ hội đếnđời sống của cộng đồng dân cư nơi đây Đồng thời nghiên cứu để bết được lễ hộitrong cuộc sống hiện đại vừa giữ được giá trị truyền thống tốt đẹp lại vừa phùhợp với cuộc sống hiện đại.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu về diễn biến của lễ hội chùa Ngọc Châu
Tự ở xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy, nghiên cứu không gian văn hóa và và tácđộng của lễ hội đối với đời sống nhân dân trong vùng
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu tại núi Chặng và chùa Ngọc Châu Tự ở xã Cẩm Sơn,huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
4 Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu thông qua phương pháp sau:
-Phương pháp thu thập thông tin
-Nghiên cứu tư liệu, tài liệu, văn bản…
-Phương pháp phỏng vấn
-Phương pháp nghiên cứu lịch sử,
-Phương pháp điền dã, quan sát,
-Phương pháp liên nghành,
-Phương pháp tổng hợp
5 Bố cục: gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về xã Cẩm Sơn và chùa Ngọc Châu
Chương 2: Lễ hội ở chùa Ngọc Châu ở xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Lễ hội chùa Ngọc Châu đối với đời sống nhân dân địa phương.
Trang 6Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ XÃ CẨM SƠN VÀ CHÙA NGỌC CHÂU
1.1 Tổng quan về Xã Cẩm Sơn
1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Xã Cẩm Sơn là xã nằm ở khu vực trung tâm của huyện Cẩm Thủy, thuộc hữungạn sông Mã
Phía bắc giáp thị trấn Cẩm Thủy và xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy
Phía đông giáp các xã Cẩm Ngọc và Cẩm Yên, huyện Cẩm Thủy
Phía nam giáp xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy
Phía tây giáp các xã Cẩm Châu và Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy
Năm 2009, sau khi thị trấn nông trường Thống Nhất (huyện Yên Định) đượcgiải thể, 114,95 ha diện tích tự nhiên và 205 người do thị trấn nông trườngThống Nhất quản lí đã được chuyển về xã Cẩm Sơn
1.1.2 Đời sống kinh tế.
Năm 2011, xã Cẩm Sơn có tổng 1564 số hộ, tổng số nhân khẩu là 6859.Trong đó chủ yếu người dân làm nghề nông Tuy những năm gần đây, đời sốngnhân dân có những thay đổi và ổn định hơn nhưng do người dân chủ yếu sinhsống chủ yếu dựa vào kinh tế nông nghiệp- ngành kinh tế phụ thuộc vào thời tiếtrất nhiều, nên nhiều hộ gia đình còn gặp khó khăn do nguồn thu nhập chủ yếudựa vào nông nghiệp khi bị mất mùa thì lâm vào cảnh nghèo túng
Trang 7Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp Ủy đảng và chính quyền đã kịp thời hướngdẫn, giới thiệu kĩ thuật và giống mới cho nhân dân, sự nỗ lực và kinh nghiệm sảnxuất của người dân nên đời sống kinh tế của nhân dân vẫn ổn định và phát triển Cẩm Sơn có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua thuận lợi cho việc giao lưukinh tế và văn hóa bên ngoài, tiếp giáp với thị trấn Cẩm Thủy Trong những nămqua kinh tế xã có nhưng thay đổi lớn, nhiều hộ kinh doanh buôn bán nâng caođời sống cho gia đình và đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong xã.
Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, người dân trong xã còn làm lâm nghiệp trồngluồng, keo, cây ăn quả, có sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như côngnghiệp khai thác đá xây dựng và đá vôi làm xi măng đã tạo công ăn việc làm chonhiều người dân địa phương
Đặc biệt là trồng mía trong những năm gần đây đã mang lại nguồn thu nhậpcao,tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trong xã, góp phần ổn định vànâng cao đời sống vật chất cho người dân
Bên cạnh đó còn có các ngàng nghề dịch vụ khác như kinh doanh, buôn bán…đáp ứng nhu cầu, nâng cao đời sống cho nhân dân.Trong xã có chợ thuận tiệncho việc mua bán
1.1.3 Đời sống tinh thần.
Trong những năm gần đây, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng đượccoi trọng, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm
Về văn hóa thông tin: phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa
luôn được nhân dân hăng hái thực hiện Tính đến năm 2012 xã Cẩm Sơn có 10trên trổng số 12 làng được công nhận là làng văn hóa và hai cơ quan văn hóa.Hoạt động văn hóa thông tin diễn ra sôi động trên toàn xã , thực hiện tốt cácthông tin tuyên truyền các nhiệm vụ địa phương: Chào mừng các ngày lễ lớn
Trang 8trong năm, đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa,phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống gia đình văn hóa cơ sở” vàtiếp tục đẩy mạnh “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh”… Điểm bưu điện văn hóa xã phát huy có hiệu quả, báo, tạp chí phục
vụ cán bộ và nhân dân trong xã được chú trọng
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thực hiện chủ trương
xã hội hóa văn hóa – thể dục thể thao, xây dựng đời sống văn hóa ở ku dân cưlành mạnh, góp phần tạo nên cuộc sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú
Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung Ương V khóa 8 “ Xây dựng vàphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”
Công tác bảo vệ trùng tu tôn tạo di tích được chú trọng, các hoạt động lễhội, đón nhận di tích gắn hoạt động văn hóa truyền thống được khơi dậy…
Dân số xã Cẩm Sơn là dân số trẻ với bền văn hóa mở cửa, việc các lớp thanhniên tiếp xúc với nền văn hóa mới là rất dễ dàng Bên cạnh tiếp thu và sáng tạonhững cái tốt đẹp, các loại văn hóa phẩm đồi trụy vẫn tổn tại, tệ nạn xã hội vẫnxảy ra
Đặc biệt Cẩm Sơn là một xã miền núi có đông dân tộc anh em sinh sống.Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán khác nhau nên nhưng tập tục mê tín dịđoan vẫn tồn tại
Con người Việt Nam dễ dung hòa các loại tôn giáo, tín ngưỡng nên việc đi
lễ chùa không chỉ dành cho những người theo đạo Phật mà ngay cả những ngườibên lương, người theo các đạo khác có thể đáp ứng nhu cầu tâm linh và hưởngthụ văn hóa
Trang 91.2 Chùa Ngọc Châu Tự
1.2.1.Lịch sử hình thành
Chùa Ngọc Châu Tự tọa lạc trong ngọn núi Chặng, cách trung tâm huyệnCẩm Thủy 3km về phía Nam Chùa Ngọc Châu Tự trước đây có tên gọi là chùaChặng Tương truyền chùa Chặng có tự thời Hậu Lê, cách đây 522 năm Chuyện
kể rằng trước đây trước núi Chặng là dòng sông Mã Khi nhà vua đi đánh giặcMinh qua đây, bị gặc phát hiện vua đã vào núi lánh tạm Tong lúc mệt mỏi, nhàvua thiếp đi Trong cơn mê man nhà vua đã nói rằng: “Vua còn thì quận chúamất, vua mất thì quận chúa còn” Quần thần nghê thấy thế đã rút kiếm vây chémquận chúa( Quận chúa Ngọc Hoa) Khi tỉnh dậy vua hỏi sự thể ra sao, quần thầnmới tâu lại sự việc cho vua Xót thương cho quận chúa, vua đã lập đàn tế mongcho linh hồn quận chúa được siêu thoát Sau khi tế xong thì thả xác xuống sông
Mã Ban ngày thì xác trôi đi, đêm về thì xác quận chúa lại nổi lên ở hòn đá cạngcủa hang nơi lập đàn tế
Làm lễ xong nhà vua chỉnh đốn quân sĩ lên đường dẹp giặc, ba trận liên tiếptháng giặc Minh Lúc về khi qua ngọn núi Chặng, nhà vua đã sắc phong chongọn núi lánh tạm là ngọn núi Chặng( chặng dừng chân) còn hòn đá nơi xácquận chúa trôi về là hòn đá bạc tựa như thân phận bạc bẽo của người phụ nữ.Chùa Chặng có tên từ thời đó
Trải qua thăng trầm của lịch sử và biến cố của thời gian chùa Chặng đã trởthành nơi gắn bó máu thịt của biết bao thế hệ Trong kháng chiến cứu nước, chùaChặng đã trở thành nơi che trở bộ đội và cất giấu vũ khí, trong thời bình nó làtiền thân của bệnh viện tâm thần tỉnh Thanh Hóa Khi bệnh viện được dời đi,được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của sư thầy chùa Chặng đãdần được tôn tạo và phát triển
Trang 10Những năm 1980 tại ngôi chùa này đã có những hoạt động tâm linh nhưngmãi đến năm 2003 chùa mới có những bước tôn tạo, tu sửa mới và chùa Chặng
có tên là chùa Ngọc Châu Tự
1.2.2 Di tích chùa Ngọc Châu Tự.
Chùa Ngọc Châu Tự là một ngôi chùa cổ và là một ngôi chùa có cái độc đáo,
là chùa ở trong một hang đá trong núi, bậc tam quan của chùa nằm ngay ở củahang Đây là một ngôi chùa cổ lưu giữ bia đá đề năm 1509 và một tấm bia đểnăm 1654 ghi lại việc quy hoach lại ruộng chùa và sửa chữa chiếc chuông đá củachùa
Phía tay trái cách 100m có lăng mộ thờ quận chủa Ngọc Hoa, phía dưới lăng
mộ này có phiến đá bạc trong cung chính, cung thờ phật vẫn còn hai phiến đákhắc chữ nho thời xưa để lại
Bên trong nóc chùa còn có những viên gạch cũ, trên vách núi còn những đuôi cáchép uốn lượn rất đẹp Đặc biệt bên trong mái chùa vẫn còn phiến đá có hìnhtượng phật nhập thết bàn.(ảnh 4)
Với những di vật cổ như: phiến đá bạc, phiến đá cổ, những viên gạch cổ…mangđậm giá trị văn hóa truyền thống có từ lâu đời, giá trị lịch sử và là tinh hoa vănhóa tốt đẹp của dân tộc Đồng thời là nơi lưu giữ và minh chứng lịch sử, truyềnthống văn hóa tốt đẹp có từ xa xưa được lưu truyền cho thế hệ mai sau
Khi về Cẩm Thủy, là địa điểm du lịch lý tưởng Ngoài suối cá thần Cẩm Lương,chùa Rồng thì du khách không thể không đến chùa Ngọc Châu, một nơi có cảnhđẹp có núi cao, co cánh đồng rộng lớn và gần trung tâm huyện nên giao thôngthuận lợi, cùng di tích lịch sử và truyền thống của chùa
Trang 111.2.3 Kiến trúc và quy mô chùa Ngọc Châu Tự.
Chùa Ngọc Châu Tự nằm ở một vị trí đặc biệt, phía trước là cánh đồng bạtngàn, xa xa là những ngôi làng nhỏ Bản thân chùa cũng nằm trong những hangđộng nên có cách bài phụng riêng
Chùa Ngọc Châu Hướng về phía bắc, lúc đầu chùa được làm trong hang đá
tự nhiên thuộc dãy núi Chặng, phía trước và xung quanh núi là cánh đồng lúa,một quang cảnh thiên nhiên đẹp khi ta đến chùa cảm giác thanh bình, thanh tịchvới không gian thoáng đãng, mát mẻ
Do lịch sử để lại, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài, chùa bị xuốngcấp, có thời gian là nơi cất dấu vũ khí Trong những năm đầu hòa bình là bệnhviện tâm thần, tiền thân của bệnh viện tâm thần Thanh Hóa Đến đầu nhưng năm
90 chùa mới được tu sửa và tôn tạo
Ngôi chùa được trải qua nhiều lần tu sửa và xây mới Trong đó năm 2005nhà chùa tôn tạo ngôi chính định Tam Bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà Khách Năm
2010 tiến hành tôn tạo nhà Gia Tiên, cổng Tam Quan , dựng nhà sàn Mới đâychùa đã làm lễ đúc đồng- một trong những ý nghĩa rất lớn đối với tăng ni, phật
tử và nhà chùa
Ngôi chùa được chia làm ba cung chính: cung chính điện nằm đối diện vớicổng chùa là cung thờ phật; bên tay phải là cung thờ mẫu; bên tay trái là nhà thờgia tiên
Cung thờ phật thờ bốn bậc: bậc một thờ pho Tam Thế; bậc hai thờ phật DiĐà; bậc ba thờ phật ngàn mắt ngàn tay; bậc bốn thờ phật Cửu Long tượng trưngcho đức phật sản sinh Ngoài ra ban thờ phật còn thờ ban Đức Ông, ban ĐứcThánh Hiền, hai ông Hộ Pháp, mười vua Thập Điện
Trang 12Cung thờ mẫu thờ Tam tòa Thánh mẫu, ngũ vị Tôn công, Đứ Trần Chiều,chúa Thượng Ngàn, bên trong còn có ba hậu cung khác.
Cung thứ ba thờ gia tiên, cung này thờ pho tượng Địa Tang và di ảnh nhữngngười đã khuất được gửi vào chùa
Ngoài ba cung chính, chùa Ngọc Châu Tự còn có hai nhà sàn được dựng lêntrong khuôn viên chùa để khách thập phương có chỗ nghỉ ngơi, bên tay phải củachùa có nhà khách
Phía ngoài cung chính đi về phía tay phải theo sườn núi cách khoảng 100m
có tượng phật Quan Âm Đây là nơi du khách và tăng ni phật tử có thể bộc bạchnỗi lòng và tìm kiến sự an lành thanh tịnh
Đi về phía tay trái cách 100m có lăng mộ thờ quận chúa Ngọc Hoa, phíadưới lăng mộ có phiến đá bạc Tất cả đều mang dấu ấn của sự thành kính và tônnghiêm
Lễ hội hay còn gọi là hội lễ là một sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợpmang tính cộng đồng cao của nông dân hay thị dân, diễn ra trong những chu kỳkhông – thời gian nhất định để làm những nghi thức về nhân vật được sùng bái
Trang 13để tỏ ra những ước vọng, để vui chơi trong tinh thần cộng mệnh và cộng cảm.Giáo sư Đinh Gia Khánh coi lễ hội cổ truyền như là (Thời điểm mạnh) của cuộcsống; Là cái mốc của một chu trình kết thúc và tái sinh; Là cuộc đời thứ hai bêncạnh cuộc đời thực; Là trạng thái thăng hoa từ đời sống thực tế; Là hình thứctổng hòa văn hóa nghệ thuật; Là một hiện tượng văn hóa mang tính trội.
Để tổ chức một lễ hội diễn ra tốt đẹp thì khâu chuẩn bị là quan trọng nhất.Chuẩn bị lễ hội cần phải kĩ lưỡng, sắp xếp sao cho phù hợp để có một lễ phù hợpvới truyền thống vốn có, phần hội mag tính giáo dục, vui chơi giải trí lành mạnh,làm sao lễ hội diễn ra phù hợp với thuần phong mĩ tục, tránh tình trạng mê tín dịđoan, vui chơi không lành mạnh trong lễ hội
Công tác tuyên truyền tổ chức căng treo băng zôn khẩu hiệu căng ngang quađường Hồ Chí Minh và đường vào chùa để nhân dân trong và ngoài xã biết, vềvới lễ hội
Lễ hội chùa Ngọc Châu Tự diễn ra trong ba ngày, từ mùng 5 đến mùng 7tháng Giêng âm lịch hàng năm Để lễ hội diễn ra tốt đẹp cần phải chuẩn bị trước.Ngay từ đầu tháng 12 năm trước, tỉnh Hội phật giáo Thanh Hóa, trụ trì chùaNgọc Châu Tự cùng các tăng ni phật tử phối hợp với chính quyền xã chuẩn bịcác nghi lễ truyền thống để phục vụ cho lễ hội diễn ra tôn nghiêm, đúng theo quyđịnh truyền thống
2.1.1.Về phần lễ:
Trước khi diễn ra tổ chức lễ hội, ủy ban nhân dân xã Cẩm Sơn đã thànhlập Ban tổ chức lễ hội, bao gồm thành viên của những ban, ngành, đoàn thể cóliên quan đến việc tổ chức Lễ Hội được chính quyền địa phương quyết địnhthành lập Mỗi thành viên của Ban tổ chức lễ hội có trách nhiệm cụ thể và ban tổchức lễ hội phân công từng tiểu ban: Tổ an ninh, tổ bán vé, dịch vụ…
Trang 14Chuẩn bị tốt các phần nghi lễ truyền thống, lên danh sách những ngườitham gia nghi lễ, trong đó trụ trì chùa Ngọc Châu Tự là Đại Đức Thích TâmĐịnh- phó trưởng ban đại diện phật giáo huyện Cẩm Thủy đại điện cho chùamời ban Phật giáo tỉnh Thanh Hóa, mời trụ trì và các tăng ni phật tử ở chùa ĐộcCước ở Sầm Sơn lên tham gia lễ hội.
Đặc biệt năm 2011 ban tổ chức đã khôi phục nghi lễ rước kiệu đến thánhmẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử và kiệu Long Đình , Thần Linh cầu cho phúcthái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi Ban tổ chức cần sắp xếpphân công công việc cụ thể: cử người mang kiệu ra kiểm tra, lau dọn sạch sẽ đểnghi lễ rước kiệu được diễn ra vào đúng ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch, đúngnghi thức và an toàn, phối hợp với cán bộ văn hóa xã, thôn để tìm người khiêngkiệu Người khiêng kiệu phải là chàng trai khỏe mạnh, trang phục được chuẩn bịsẵn, phù hợp với lễ hội Trước khi lễ hội được diễn ra cần phải diễn tập để lễ hộidiễn ra tốt đẹp, tránh tình trạng sơ xuất làm mất đi sự tôn nghiêm của lễ hội Những người được phân công công việc gì thì cần làm tròn trách nhiệm:trưởng ban đại diện là trụ trì Đại Thích Tâm Định, chú Phạm Văn Mười là phóban tổ chức, anh Lê Thế Hoan là cán bộ văn hóa xã Cẩm Sơn cùng tăng ni phật
tử trong chùa
2.1.2.Về phần hội:
Nhân dân trong chùa không chỉ đến để lễ phật mà còn để tham quan cảnh
chùa, đặc biệt lễ hội diễn ra vào những ngày đầu năm nên người dân đến chùa đểvui xuân, trẩy hội, tham gia những trò chơi vui chơi lành mạnh, đáp ứng nhu cầuvăn hóa tinh thần của nhân dân
Trang 15Khâu chuẩn bị phần hội cũng được chú trọng Trong phần hội, ban tổ chức
đã xây dựng các tiết mục, các trò chơi dân gian và hiện đại, thể thao văn nghệ tạonên sự phong phú cho phần hội
Trong phần hội có các trò chơi dân gian như: đẩy gậy, ném còn, tổ tôm, bàiđiếm, cớ tướng, trống chiêng, trống rạp, hát xưởng Ban tổ chức chọn nhữngngười biết chơi các trò chơi này, tạo thành các đội để tham gia Đặc biệt xã CẩmSơn là một xã miền núi, chủ yếu là dân tộc Mường sinh sống nên các trò chơinhư ném còn , trống chiêng, trống rạp được nhiều người biết
Về trò chơi hiện đại như bóng chuyền nam nữ, cầu lông, văn nghệ thì ngay
từ tháng 12 nhà chùa đã phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Cẩm Sơn để xã đưa vềcác thôn trong xã , mỗi một thôn là một đội bóng chuyền nam nữ để tham gia thiđấu trong ba ngày lễ hội Về văn nghệ nhà chùa mời đòn hát về và còn có cảnhững tiết mục của thanh niên các thôn, các em học sinh của hai trường tiểu học
và trung học cơ sở đóng trên địa bàn
Chuẩn bị trước sân khấu và loa đài, phông rạp, sân diễn ra các trò chơi, trangphục, cờ chùa sao cho phù hợp với lễ hội truyền thống
Để tránh tình trạng mất trật tự và an toàn cần có ban bảo vệ là những công
an xã và công an thôn để lễ hội diễn ra tôn nghiêm tránh tình trạng đánh nhau,cướp giật trong lễ hội
2.1.3.Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác và quản lí lễ hội:
Tổ chức lễ hội phải có sự thống nhất của làng, được sự cho phép của chínhquyền địa phương và tuyệt đối tuân thủ quy chế về tổ chức lễ hội
Trang 16Luật di sản văn hóa do Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namkhóa X, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 29/ 6/ 2001 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/ 2002.
Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thựchiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội
Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg của Thủ tướng về việc thực hiện nếp sống vănminh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ ban hành quychế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;
Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xửphạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa
Nghị định 11/2006/NĐ-CP ngày 18-1-2006 về Quy chế quản lý các hoạt độngvăn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/1/2011 của Bộ văn hóa thể thao
và du lịch về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội tại mục 3, Điều 12 về tổchức lễ hội
Nghị quyết HĐND tỉnh Thanh Hóa khoa 13 kỳ họp thứ 9 ngày 11/1/1998 về việccưới, việc tang, lễ hội
Quyết định số 1323/1998/QĐ-UB ngày 29/6/1998 của UBND tỉnh ThanhHóa về việc ban hành quy định về việc cưới, việc tang, lễ hội:
Điều 2 :- Xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh trong việc cưới, việc
tang, lễ hội phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Thực hiện đúng những quy định của pháp luật
- Bảo tồn có chon lọc, kế thừa đổi mới những phong tục,tập quán tốt đẹpcủa dân tộc, loại bỏ dần những hình thức, lỗi thời lạc hậu trong việc cưới, việctang, lễ hội
Trang 17-Tổ chức việc cưới,việc tang, lễ hội lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoalãng phí thời gian, tiền của, phô trương hình thức.
- Triệt để chống khuynh hướng kinh doanh, vụ lợi trong việc cưới, việctang, lễhội
- Xoá bỏ hủ tục lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan
Điều 3 :- Thực hiện nếp sống mới trong việc cưới,việc tang, lễ hội là một
trong những tiêu chuẩn để "Nếp sống văn minh, gia đình văn hoá" ở mỗi giađình , mỗi làng, bản, xóm, thôn, khối phố, Trong đó cán bộ, đảng viên phải lànhững người gương mẫu từ giác thực hiện và vận động các gia đình khác cùngthực hiện
Điều 13:- Tổ chức lễ hội phải trang trọng, văn minh, phù hợp với tuần
phong mỹ tục, kể cả lễ hội dân gian truyền thống và hiện đại, tính chất nội dung
lễ hội phải cụ thể, mang tính giáo dục, vui tươi lành mạnh và tiết kiệm
Nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để tổ chứccác hoạt động mê tín dị đoan, buôn thầnbán thánh, vụ lợi, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc
Công văn số 1118-UD/UBND ngày 29/12/2011 của UBND huyện CẩmThủy về việc hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền – TDTT, mừng Đảngmừng xuân Nhâm Thìn 2012
2.2 Diễn biến lễ hội.
Hàng năm vào ngày mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch , hàng ngànngười tư khắc nơi hành hương về ngôi chùa Ngọc Châu Tự hay còn gọi là chùaChặng nằm dưới chân núi Chặng thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thủy tỉnhThanh Hóa để tham gia lễ hội đầu xuân Lễ hội gồm hia phần, phần lễ và phầnhội được diễn ra tôn nghiêm, tâm linh cầu cho mưa thuận gió hòa, an lành, vuichơi giải trí
Trang 182.2.1 Phần lễ.
Lễ rước kiệu Long Đình ở chùa Ngọc Châu Tự ở xã Cẩm Sơn huyện CẩmThủy tỉnh Thanh Hóa được diễn ra vào ngày chính của lễ hội Vào 9 giờ sángngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm tổ chức rước kiệu và dâng lễ đượcdiễn rất trang trọng và tôn nghiêm với sự tham gia của trụ trì, tăng ni, phật tử,nhân dân trong xã và nhân dân các huyện lân cận Rước kiệu Long Đình thể hiện
sự thành kính, cầu phúc, cầu cho mưa thuận gió hòa Rước kiệu phải đúng thủtục không có sai xót gì xảy ra thì người dân trong xã tin vào một năm mưa thuậngió hòa , kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao
Ngay từ sáng sớm, đội hình rước kiệu tập trung ở chùa, chuẩn bị trang phục
và nghe ban tổ chức hướng dẫn lại để tránh sai xót
Trình tự được sắp xếp một cách phù hợp, theo đúng truyền thống Đi đầu làđội rước cờ hội, đội đánh chiêng trống, tiếp theo là người rước tàn long và độikiệu; cuối cùng là những tăng ni phật tử, khách tham quan và quần chúng nhândân
Lễ rước kiệu được bắt đầu ở ngay cung chính điện là cung thờ phật Đoànrước kiệu đi đến ngã ba của xã Cẩm Sơn, khoảng 1km thì quay lại Lễ rước kiệu
có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của nhân dân địa phương Lễ rướckiệu đã diễn ra tốt đẹp thì năm đó người dân có một cuộc sống bình an, ấm no,hạnh phúc, mùa màng bội thu Còn nếu xảy ra sự cố thì nhân dân tin đó là điềmbáo năm đó sẽ khó khăn Lễ rước kiệu là một hoạt động mang tính cộng đồngcao nhất
Trong cung thờ mẫu có thờ mẫu Liễu Hạnh- một trong tứ bất tử Mẫu đệnhất danh hiệu: mẫu thượng thiên, thiên tiên thánh mẫu, Liễu Hạnh Quỳnh Hoa
Trang 19công chúa, tam thế sinh hóa, sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu đại vương MãHoàng công chúa.
Văn Kiều Thỉnh hát rằng: “Thỉnh mời đệ nhất Thiên Tiên sắc phong ChếThắng xe loan ngự về” Về dâng lễ, các lễ cần được sửa soạn sẵn, mọi lễ đềuđược sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại đền chùa Kếđến là đặt lễ vào các ban Khi dâng lễ phải dùng hia tay kính cẩn đặt lễ vật, đặtcẩn trọng lên bàn thờ Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng, chỉ saukhi đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương Khi làm lễ cần phảilàm lễ từ ban công vào trong cung chính ở gian giữa, sau đó lễ từ trong ra ngoài
ở gian bên
Khi chúng ta đi lễ chùa cần phải đi theo tuần tự, đế cổng chùa phải vào cửaphụ bên tay trái; còn nếu vào ngày lễ hội thì phải đi cổng chính rồi vào cungchính điện; nằm đối diện với cổng chùa là cung thờ phật rồi sang thờ mẫu bêntay phải và đi theo sườn núi về phía bên tay phải là khoảng 100m là phật QuanÂm; tiếp đến cung bên trái là thờ gia tiên; khi lễ xong cần ra theo cổng trái củacửa chùa, được gọi là cổng Tam Quan, thường chỉ mở hai cổng phụ , vào ngày
lễ, ngày rằm mới mở cổng chính Đi theo quy luật như vậy có ý nghĩ mang lại sựmay mắn, những gì cầu mong sẽ thành sự thật
Trong ba ngày lễ hội của chùa còn có ban viết sớ phục vụ cho khách thậpphương về chùa làm lễ thắp hương, ban tiếp nhận công đức để tu sửa, nâng cấpchùa
Lễ hội chùa Ngọc Châu Tự được diễn ra ở những ngày đầu năm mới cầucho mưa thuận gió hòa, là nhu cầu lớn và không thể thiếu trong đời sống văn hóahiện nay của nhân dân Lễ hội được tổ chức phù hợp với thuần phong mĩ tục,tính chất, nội dung lễ hội cụ thể, mang tính giáo dục, vui tươi, lành mạnh, tiếtkiệm; khôi phục lại các nghi thức truyền thống, trò chơi dân gian như ném còn,