II. Môi trường ngoài công ty
2. Phân tích môi trường ngành
2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay thì nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng nhiều, để đáp ứng nhu cầu đó thì ngày càng có nhiều công ty kinh doanh các sản phẩm về điều hòa không khí. Một số công ty chuyên kinh doanh về các sản phẩm điều hòa không khí như: công ty Hiphatech, tập đoàn Tâm Việt, siêu thị điện máy Giảng Võ, và một tập đoàn lớn nhất Việt Nam đó là tập đoàn Hòa Phát….bên cạnh đó còn sản phẩm này còn được bầy bán tại các hội chơ, các siêu thị lớn như Big C, Metro…Việc càng có nhiều công ty chuyên kinh doanh về các sản phẩm này thì càng gây khó khăn cho công ty. Trong đó Hòa Phát là tập đoàn lớn và có thương hiệu ở Việt Nam. Năm 2008 tập đoàn này đã được nhận danh hiệu là doanh nghiệp vàng trong số 20 doanh nghiệp được nhận danh hiệu này càng làm củng cố niềm tin của khách hàng vào sản phẩm của tập đoàn này. Hầu hết các công ty đã nêu trên đều có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, hơn thế nữa lại đưa ra các phương thức marketing hiệu quả nên sản phẩm của họ bán rất chạy. Các sản phẩm về điều hòa ngày càng đa dạng và phong phú như đưa ra sản phẩm điều hòa tiết kiệm điện năng, điều hòa không khí máy lạnh, điều hòa không khí và thông gió sử dụng công nghệ hiện đại… Mỗi công ty đều đưa ra các sản phẩm về điều hòa đặc trưng của mình nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng và tập trung vào từng loại khách hàng khách nhau.
Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh hiện tại chúng ta không thể không nói đến các đối tượng cạnh tranh tiềm ẩn đó là các tập đoàn nước ngoài đang hoặc sắp gia nhập vào thị trường Việt Nam, họ chuẩn bị đưa ra các sản phẩm có tính năng mới với giá rẻ bất ngờ và có nhiều tiện ích nên sẽ là khó khăn cho công ty Hợp Phát trong thời gian tới nếu như không đưa ra các sản phẩm tối ưu hay không có chiến lược kinh doanh phù hợp.
2.2. Phân tích các nhà cung ứng
Nhà cung ứng của công ty đa phần là các công ty nước ngoài. Do đó mà để đảm bảo vật tư đúng như thời gian cũng như có chất lượng đảm bảo. Công ty đã phải ký kết hợp đồng với các nước bạn. Hiện nay, khi mà Việt Nam ra nhập WTO thì sân chơi của các doanh nghiệp cũng được mở rộng. Đo đó mà lượng nguyên vật liệu có thể mua bán dễ dàng. Song đồng thời với quá trình đó là lượng hàng hóa của các nước tràn vào nước ta với khối lượng lớn mà giá cả hợp lý chất lượng mẫu mã đẹp. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta làm sao phải tìm ra cho mình những nhà cung ứng phù hợp với điều kiện kinh doanh của công ty mình. Hiện nay, công ty nhận sự cung ứng của các công ty Nhật Bản Daikin, Mitsubishi..và nhà cung ứng Thái Lan.
2.3 Phân tích khách hàng
Khách hàng là đôi tượng mà các công ty muốn thỏa mãn nhu cầu và tìm được lợi nhuận từ những đối tượng này. Tùy vào công ty chọn đoạn thị trường nào để phục vụ, mà tìm hiểu phân tích nhu cầu của đoạn thị trường đó. Điều hòa không phải là hàng hóa thiết yếu của mỗi người dân chúng ta song trong cuộc sống hiện đại như hiện nay thì nhu cầu dùng điều hòa lại là một nhu cầu cần thiết đối với cuộc sống. Trong môi trường khoa học công nghệ thay đổi như vũ bảo như hiện nay, mà đât nước chúng ta lại là một nước còn đi sau rất nhiều. Do đó các công ty phải thực hiện chính sách đi tắt đón đầu làm sao cho chúng ta có thể nhanh chóng bắt kịp khoa học công nghệ thay đổi. Để sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng hiện nay. Đồng thời với quá trình này, công ty phải có những chiến lược phát triển quảng cáo sản phẩm cũng như là tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để có những chính sách sao cho phù hợp. 2.4 Đối thủ tiềm ẩn
Trong quá trình kinh doanh bất kỳ mốt sản phẩm nào đó thì sản phẩm cũng có chu kỳ sống của nó. Tùy vào chiến lược của công ty như thế nào mà chu kỳ
của sản phẩm là dài hay ngắn. Về lĩnh vực điều hòa, đây là lĩnh vực đang còn mới. Nhưng cũng không ít đối thủ tiềm ẩn đang chờ thời cơ để có thể xuất đầu lộ diện. Như công ty Nagatagoa, GNR…
Chương III: Tim hiểu chiến lược của công ty Cổ phần Thương mại và sản xuất Hợp Phát và những vấn đề tồn tại
I. Cơ sở định hướng chiến lược cho công ty.
1. Cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Hợp Phát
Công ty cổ phần Đầu tư – Công nghiệp - Kỹ thuật – Thương mai (Hợp Phát) là một trong các Công ty chuyên sâu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, tư vấn và đầu tư thương mại, sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản thực phẩm. Thành lập tháng 9 năm 1995, Hợp Phát đó phỏt triển rất nhanh với đội ngũ cán bộ đông đủ có chuyên môn cao. Ở những buổi đầu thành lập Công ty có 7 thành viên góp vốn, hiện nay số lượng cổ đông đó nhiều hơn trước với vốn đăng ký kinh doanh là 2.5 tỷ. Hợp Phát có các trụ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và mạng lưới phân phối sản xuất sản phẩm trên toàn quốc và thị trường quốc tế. Hiện nay Công ty Hợp Phát đang có mặt trên các lĩnh vực sau:
1. Sản xuất chế biến cỏc hàng nụng sản và thực phẩm xuất khẩu. 2. Cung cấp cỏc dịch vụ sau:
- Cung cấp cỏc sản phẩm ngành cụng nghệ thông tin. - Xây dựng các giải pháp mạng Lan, Wan, INTRANET.
- Đào tạo sử dụng và ứng dụng các sản phẩm công nghệ thông tin - Dịch vụ tài chính
- Đầu tư và tư vấn đầu tư.
Công ty Hợp Phát thành lập một chi nhánh chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng vào cuối năm 1998 – Xí nghiệp chế biến thực phẩm với mục đích cung cấp các loại sản phẩm tiêu dùng thiết yếu.
Dịch vụ tài chinh của Công ty thực hiện việc giao nhận kiều hối của các cá nhân và tổ chức ở trong và ngoài nước.
Tháng 9/1995 Công ty Hợp Phát được hình thành theo hình thức Công ty cổ phần tư nhân, trụ sở chính tại 212 C2 Vĩnh Hồ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Ngay từ những ngày đầu thành lập Công ty, ý tưởng về việc hình thành một trung tâm chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển mạng lưới và thương mại điện tử đã nằm trong chiến lựơc phát triển lâu dài của công ty. Việc thành lập trung tâm Thương mại điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu về hoạt động kinh doanh của các tổ chức, công ty trên mạng và góp phần đưa ra những giải pháp mới cho hoạt động Thương mại điện tử ở Việt Nam. Với tốc độ phát triển ngày càng tăng nhanh của thông tin thì nhu cầu phát triển về thương mại điện tử sẽ trở thành điều tất yếu. Bởi thế, việc đưa ra ý tưởng phát triển trung tâm này khẳng định hướng phát triển đúng đắn và nhanh nhạy của những người lãnh đạo công ty.
Mô hình cuả công ty Hợp Phát mang đầy đủ các đặc điểm của một công ty cổ phần nội bộ cụ thể là cổ phiếu do các cổ đông sáng lập nắm giữ và không phát hành rộng rãi ra công chúng. Loại hình này không tạo ra được tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng như không huy động được các nguồn vốn khác từ bên ngoài giúp cho sự phát triển của công ty. Trong tương lai, công ty đang phấn đấu là công ty cổ phân có
quy mô mở rộng hơn có thể thu hút được các nguồn vốn từ bên ngoài và có thể phát triển được thị phần.
Để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới với ngành nghề kinh doanh và số lượng công nhân viên trong Công ty, bộ máy của Công ty được tổ chức khá đơn giản nhưng đầy đủ phòng ban cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình. Công ty Hợp Phát là công ty hoạch toán kinh doanh độc lập, được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu: Trên là Chủ tịch Họi đồng quản trị dưới là các phòng ban chức năng.
Chủ tịch hội đồng quản trị: Đây là cơ quan cao nhất của Công ty, có quyền giám sát và quyết định tới những kế hoạch phát triển của Công ty. Thành viên của Hội đồng quản trị bao gồm những thành viên có số cổ phần chiếm khá lớn được Đại hội cổ đông bầu ra và chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông; giám sát công việc của giám đốc và các phòng ban.
Giám đốc công ty: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân trong Công ty, trực tiếp điều hành hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và luật pháp mọi hoạt động của đơn vị mình. Giám đốc điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo hoạt động của Công ty có hiệu quả.
Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân quỹ, kiểm tra các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất, thu thập phân loại xử lý tổng hợp số liệu thông tin về số liệu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giám sát việc lập hoá đơn thanh toán và phiểu
ghi nhận, quản lý và lưu trữ các tài liệu, số liệu thống kê của Công ty. Giám sát tình hình các chính sách chế độ thể lệ do Nhà nước và do ngành ban hành, đồng thời cung cấp thông tin trong công tác phân tích hoạt động tài chính. Qúa trình hoạch toán kế toán phải tính đúng, tính đủ để phục vụ cho việc hoạch toán kế toán được đảm bảo tính chính xác, đôn đốc nhắc nhở việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý sản xuât ở các phân xưởng và toàn Công ty để xác định kết quả kinh doanh.
Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ là tìm hiểu nhu cầu của thị trường, xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn, điều hành sản xuất, ký kết các hợp đồng sản xuất đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như chủng loại. Có nhiệm vụ tham mưu và theo dõi việc thực hiện các kế hoạch của Công ty. Thống kê tìm hiểu các công tác của thị trường, tìm hiểu khách hàng, tiếp xúc các mối quan hệ đối ngoại nhằm cung cấp và cập nhật đầy đủ các thông tin về thị trường, phân bổ kế hoạch cho từng phòng và theo dõi thực hiện điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Phòng kinh doanh: Phòng có chức năng tư vấn để có những kế hoạch sản xuất phù hợp đáp ưng nhu cầu của tiêu thụ và thị hiếu của khách hàng trên thị trường. Đồng thời cũng có những kế hoạch thăm dò thị trường tìm hiểu khách hàng mới ký kết các hợp đồng với khách hàng, theo dõi các hợp đồng đó, tiêu thụ sản phẩm và đưa ra các hoạt động Marketing từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm đó. Thăm dò thị trường đồng thời đưa ra các dự án - chiến lược cho các năm tiếp theo.
Phòng sản xuât: Đây là phòng quan trọng có nhiệm vụ sản xuât ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như thị trường
nước ngoài và có thể hoàn thành các hợp đồng ký kết đúng thời gian. Đồng thời cũng phải cái cách công nghệ kỹ thuật sản xuất để phù hợp để tạo được năng suất hoạt động cao
a.Nguồn nhân lực:
Hiện nay, công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 122 người trong đó số người có trình độ đại học và cao đẳng chiếm khoảng 13,9% lao động toàn công ty. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên như trên, công ty có một nguồn nhân lực mạnh và có một bề dày trong công tác quản trị kinh doanh. Họ gắn bó với công ty, nhiệt tình công tác, am hiểu về tình hình thị trường, có kinh nghiệm về mặt hàng kinh doanh. Đây là điểm mạnh về nhân lực, tạo thế vững mạnh cho sự phát triển của công ty trong tương lai. Từ khi chuyển sang hạch toán kinh tế theo cơ chế mới, công ty đã đổi mối tổ chức và cơ cấu quản lý nhằm có được một bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả
Bảng 2. Cơ cấu lao động của công ty
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lao động 90 100 102 100 122 100 Lao động trực tiếp 70 77,8 80 78,4 89 72,9
Lao động gián tiếp 13 14,4 15 14,7 21 17,3
Nhân viên quản lý 7 7.8 7 6,9 12 9,8
Hiện nay có 122 cán bộ công nhân viên. Trong đó, Nam : 72 người
Nữ : 50 người
Tuổi : Dưới 30 tuổi : 30 người Từ 31 – 40 tuổi : 21 người Từ 41 – 50 tuổi : 45 người Từ 50 tuổi trở lên : 26 người
Trình độ nghề nghiệp :
Đại học và trên đại học : 78 người ; Cao đẳng : 21 người ; Trung cấp : 23 người