Với tư cách là khoa học nền tảng mang tính định hướng, triết học cần phải đi trước một bước trong việc xác lập cơ sở lý luận, thực tiễn, luận giải những vấn đề đặt ra, từ đó rút ra những
Trang 1HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS BÙI VĂN DŨNG
2 GS.TS NGUYỄN TRỌNG CHUẨN
Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Văn Tài
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Trọng Tuấn
Phản biện 3: PGS.TS Vũ Hoàng Công
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại
vào hồi giờ phút, ngày tháng năm
Có thể tìm luận án tại thư viện:
1 Thư viện Quốc Gia
2 Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
Trang 3DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1 Nguyễn Việt Thanh (2011), “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh các trường tiểu học huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp”, Tạp
chí Giáo dục, số 273, kì 1, tr.49-53
2 Nguyễn Việt Thanh (2016) “Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên làm
công tác giáo dục về bảo vệ môi trường cho học sinh ở Việt Nam”, Tạp
chí Khoa học Chính trị, số 1+2/2016, tr.123-126
3 Nguyễn Việt Thanh (2016), “Tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay”,
Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội c, số 2, tr.51-59
4 Nguyễn Việt Thanh (2016), “Phát huy tính chủ động của học sinh tiểu học ở Việt Nam trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường”,
Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 7, tr.55-64
5 Nguyễn Việt Thanh (2016), “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
học sinh tiểu học ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam,
số 11 (108), tr.88-94
6 Nguyễn Việt Thanh (2016), “Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay và một số gợi ý giải quyết,
Tạp chí Triết học, số 12 (307), tr.76-82
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ môi trường đang được cả thế giới quan tâm Trong 30 năm đổi mới kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, sự phát triển kinh tế đã tác động tới mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta coi việc bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản trong quá trình phát triển bền vững Hội nghị Trung ương lần thứ bảy Ban chấp
hành Trung ương khóa XI, ngày 03 tháng 6 năm 2013, đã ra Nghị quyết
“Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”
Năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch
thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm
nhìn năm 2030 Kế hoạch nêu rõ, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động
tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền
Năm 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn số 2029/BGDĐT-KHCNMT về việc hướng dẫn các sở Giáo dục và Đào tạo; các đại học, trường đại học và cao đẳng; các viện và trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2016 để triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong các cơ sở giáo dục
Các văn bản pháp luật cũng như các chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam đều coi sự nghiệp bảo vệ môi trường là sự nghiệp chung của mọi người, của toàn xã hội Thiếu sự tham gia của toàn dân thì sự nghiệp bảo vệ môi trường không thể thành công
Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đang tìm mọi biện pháp để tăng cường vai trò của toàn dân đối với việc bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng hiện đại Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế cùng với xu hướng đô thị hóa, sự ra đời các cụm công nghiệp và việc sử dụng
Trang 5hoá chất trong nông nghiệp, v.v đã làm cho ô nhiễm môi trường ngày càng thêm trầm trọng Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó có nguyên nhân nhận thức yếu kém của người dân về môi trường và bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường hiện nay không chỉ là một lời kêu gọi mà đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại Để thực hiện bảo vệ môi trường có hiệu quả và để bảo vệ môi trường trở thành mối quan tâm sâu sắc, trở thành hành động thì giáo dục ý thức bảo vệ môi trường có ý nghĩa hết sức đặc biệt Bởi lẽ, chỉ khi nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của môi trường, ý thức được trách nhiệm của chính mình với môi trường thì con người mới thực sự hành động một cách tự nguyện, tự giác bảo vệ môi trường sống của mình
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã luôn chú trọng vấn
đề này Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường không chỉ là phong trào, khẩu hiệu mà thực sự đã trở thành nhiệm vụ cấp bách, được đưa vào các cấp học ngay từ khi trẻ em còn rất nhỏ Nội dung, chương trình cũng như phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cũng luôn được thế giới
và Việt Nam quan tâm không chỉ trong phạm vi nhà trường mà còn ngay
cả gia đình và ngoài xã hội Tuy nhiên, làm thế nào để công tác này thực
sự có hiệu quả, phù hợp với văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán của mỗi quốc gia là vấn đề không đơn giản
Hơn nữa, thực tiễn cho thấy vì vô ý thức trong việc bảo vệ môi trường của các tầng lớp nhân dân nói chung, của học sinh tiểu học nói riêng qua nhiều thế kỷ, ngày nay môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nặng nề
đã đem lại cho con người nhiều thảm họa Một trong những giải pháp quan trọng, không chỉ có hiệu quả hiện tại mà còn cả lâu dài là giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh tiểu học, những chủ nhân tương lai của đất nước lại chưa được quan tâm đúng mức Vì thế, phải xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học là cấp học mà người nào cũng trải qua từ thời thơ ấu sẽ có ý
Trang 6nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết đối với việc bảo vệ môi trường, cũng có ý nghĩa là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi lần đầu tiên cắp sách đến trường ngoài việc học đọc, học viết và học làm tính; các em cần phải được giáo dục về đạo đức, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về bảo vệ môi trường nói riêng Giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho học sinh tiểu học một cách căn bản, thường xuyên và toàn diện là vô cùng quan trọng và cấp bách Làm tốt công tác này chúng
ta sẽ có những chủ nhân tương lai của đất nước ta không chỉ tự giác bảo
vệ và làm tươi đẹp thêm cho môi trường, mà các em có trách nhiệm và tinh thần dũng cảm phê phán, đấu tranh với những hành động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và hủy hoại môi trường
Tuy nhiên, để có được một chiến lược giáo dục ý thức bảo vệ môi trường với lứa tuổi học sinh tiểu học là cả một chặng đường dài phía trước
mà để làm được điều đó nhất thiết cần phải có nghiên cứu căn bản, chuyên sâu của nhiều khoa học, trong đó có triết học Với tư cách là khoa học nền tảng mang tính định hướng, triết học cần phải đi trước một bước trong việc xác lập cơ sở lý luận, thực tiễn, luận giải những vấn đề đặt ra, từ đó rút ra những giải pháp mang tính định hướng cho công tác giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho học sinh tiểu học Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay” để viết luận án Tiến sĩ Triết học
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn, luận giải những vấn đề đặt ra của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam, luận án đưa ra định hướng và một số giải pháp cơ bản, có tính định hướng đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ sau:
Trang 7- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài;
- Khái quát những vấn đề lý luận chung về giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay;
- Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra của việc giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay;
- Nêu định hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường tự nhiên cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay từ năm 2011 đến nay
Về không gian nghiên cứu: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở tư tưởng C.Mác và Ph.Ăngghen, Hồ Chí Minh về mối quan hệ con người với tự nhiên trong sự phát triển xã hội, các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách pháp luật của Nhà nước và các kết quả điều tra nghiên cứu của các nhà khoa trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung được đề cập trong luận án
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin là phương pháp luận chung nhất
Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như:
Trang 8- Phương pháp phân tích tài liệu
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu này chúng tôi tiến hành tìm kiếm và phân tích một số nguồn tài liệu như Văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước; Luận án, đề tài khoa học, sách, bài viết đăng trên các tạp chí có liên quan đến giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho học sinh tiểu học Từ những nguồn tài liệu trên chúng tôi phân tích và rút ra những thông tin cần thiết để phục vụ cho
5 Đóng góp mới của luận án
Một là, trên cơ sở hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm về môi
trường, bảo vệ môi trường, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Tác giả luận án phân tích nội dung; tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay; những nhân
tố khách quan và chủ quan tác động đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học
Hai là, trên cơ sở điều tra, phân tích tài liệu và đánh giá một
cách khoa học thực trạng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay, luận án góp phần làm rõ thêm
sự yếu kém trong nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh tiểu học
Trang 9đối với yêu cầu bảo vệ môi trường Từ đó, chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó và luận giải những vấn đề đang đặt ra cần phải giải quyết
Ba là, luận án góp phần xác định định hướng và luận chứng
một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi và kỹ năng bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay
Cung cấp luận cứ khoa học cho các ngành, các cấp, đặc biệt là ngành giáo dục trong việc hoạch định chương trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học - những mầm non tương lai của đất nước trong thời gian tới
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập cũng như cho những ai quan tâm đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 04 chương, 12 tiết
NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về môi trường, bảo vệ môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường,
trong đó có một số công trình tiêu biểu như: Môi trường của Lê Huy Bá; Giáo dục môi trường của Nguyễn Hữu Chiếm và Lê Hoàng Việt,
v.v Vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ
Trang 10môi trường đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng chung quy lại đề cập đến những vấn đề lớn sau đây: coi môi trường bao gồm các yếu tố bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên Bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm và suy thoái môi trường, sử dụng hợp lý, cải tạo tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo phát triển bền vững, ngăn chặn hậu quả biến đổi khí hậu Giáo dục bảo vệ môi trường làm cho cho người có sự hiểu biết, có kỹ năng và hành động thiết thực để bảo vệ môi trường Đây là những tri thức quý báu giúp tác giả đi sâu nghiên cứu làm rõ khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong những năm qua, đã có một số công trình, bài viết của các nhà khoa học đã được công bố, đề cập đến thực trạng giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường, tiểu biểu là Môi trường và giáo dục bảo vệ môi
trường của tập thể tác giả do Lê Văn Khoa chủ biên; Tài liệu Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học Dự án Tổ chức Phát triển Hà Lan; Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Mĩ thuật cấp tiểu học của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, v.v Các công trình nghiên cứu trên làm rõ về mối quan hệ giữa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường với vấn đề phát triển lâu bền ở nước ta; vai trò quản lý của Nhà nước đối với bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay; thực trạng việc giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên, cho học sinh trung học cơ sở, cho trẻ mẫu giáo; giáo dục ý thức cộng đồng và học sinh tiểu học về bảo vệ môi trường, v.v Mặc dù vậy, những công trình này, cung cấp cho tác giả những tri thức thực tiễn quan trọng, là cơ sở thực tiễn
để tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay
Trang 111.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam
Các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay thường được các nhà khoa học đề cập xen kẽ trong các công trình nghiên cứu về môi trường, bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường, ý thức sinh thái, v.v., trong đó
một số công trình tiểu biểu như bài viết Sử dụng phương pháp điều
tra trong dạy học chủ đề “Môi trường và tài nguyên thiên nhiên” của
môn Khoa học ở tiểu học của Nguyễn Thị Hường và Lê Thanh
Hương; bài viết Môi trường sinh thái vấn đề của mọi người của Thanh Tâm; luận án Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học qua
hoạt động ngoài giờ lên lớp của Huỳnh Thị Thu Hằng; luận án của
Nguyễn Thị Vân Hương với đề tài Một số biện pháp nâng cao chất
lượng giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học, v.v Các công
trình nghiên cứu trên đã bước đầu đưa ra các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói chung, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học nói riêng Có thể nói, các giải pháp do các tác giả nêu trên đã định hướng cho tác giả trong việc đề xuất một
số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trước chưa làm rõ những
vấn đề lý luận chung của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay; thực trạng và những vấn đề đặt ra của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở nhà trường tiểu học hiện nay; còn bỏ ngỏ hoặc chưa có dịp đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận án này làm rõ thêm một số nội dung sau:
Trang 12Thứ nhất, môi trường, bảo vệ môi trường và giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường; tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay; nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học; những nhân tố cơ bản tác động đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học;
Thứ hai, thực trạng và những vấn đề đặt ra của việc giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay;
Thứ ba, định hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC
Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Môi trường, bảo vệ môi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
2.1.1 Môi trường
Kế thừa khái niệm về môi trường của các nhà khoa học trong và
ngoài nước, theo chúng tôi, môi trường là tất cả những gì có xung
quanh ta, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và tự nhiên
2.1.2 Bảo vệ môi trường
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ XI khẳng
định: bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái Phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo và ứng phó với sự biến đổi
Trang 13khí hậu, các thảm họa thiên nhiên Tăng cường quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia
Theo chúng tôi, bảo vệ môi trường ở Việt Nam phải gắn với bảo
vệ môi trường khu vực và toàn cầu, phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển đất nước và phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, đạo đức, truyền thống, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từng giai đoạn
2.1.3 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Kế thừa khái niệm về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của các
nhà khoa học trong và ngoài nước, theo chúng tôi, giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho học sinh tiểu học là quá trình trang bị cho các em những hiểu biết cơ bản về môi trường và biết quan tâm đến các vấn đề môi trường phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi được thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi và kỹ năng ứng xử với môi trường tự nhiên
2.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học ở Việt Nam hiện nay
Trong Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen đã nêu lên sự khác
nhau giữa loài vật và loài người trong cùng mối quan hệ thích nghi và biến đổi môi trường tự nhiên Tiếc rằng những tư tưởng đó của Ph.Ăngghen đã không được quan tâm đúng mức và những hậu quả về môi trường đã hiển hiện
Sự thiếu hiểu biết về môi trường và về các biện pháp bảo vệ môi trường của học sinh tiểu học là một trong những nguyên nhân góp phần làm ô nhiễm môi trường
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học là nhằm hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi, thái độ ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường không chỉ giúp học sinh tiểu học phát triển toàn diện mà còn thúc