Môi trường và ô nhiễm môi trường đang là tâm điểm chú ý, là vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, thu hút sự quan tâm của lãnh đạo các nước, các nhà nghiên cứu và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Có thể nói rằng, trong thời gian gần đây những hậu quả nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường để lại đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, tới sự phát triển bền vững của các quốc gia, đe doạ trực tiếp sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Do vậy, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội trong đó phải kể đến trách nhiệm của học sinh, sinh viên những người kế thừa sự nghiệp cách mạng của đất nước nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của chúng ta.
Trang 1TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM.
Môi trường và ô nhiễm môi trường đang là tâm điểm chú ý, là vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, thu hút sự quan tâm của lãnh đạo các nước, các nhà nghiên cứu và nhân dân lao động trên toàn thế giới
Có thể nói rằng, trong thời gian gần đây những hậu quả nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường để lại đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, tới sự phát triển bền vững của các quốc gia, đe doạ trực tiếp sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai Do vậy, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn
xã hội trong đó phải kể đến trách nhiệm của học sinh, sinh viên - những người kế thừa sự nghiệp cách mạng của đất nước nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của chúng ta
Xuất phát từ thực tế đó, việc giáo dục cho học sinh, sinh viên những hiểu biết về vấn đề môi trường đang được đặt ra bức thiết hiện nay
1 Trước hết hãy để cho học sinh, sinh viên hiểu biết về môi trường và vai trò của nó đối với cuộc sống xung quanh ta.
“Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” Môi trường được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu
Trang 2sự tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, nước, đất… cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú Đồng thời cũng là nơi chứa đựng các chất thải
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định… ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể… Nó định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác
Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội quan hệ khăng khít, chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong thế cân đối thống nhất Trong giai đoạn hiện nay vấn
đề về môi trường tự nhiên tự nhiên đang được quan tâm nhiều hơn xuất phát
từ vai trò và thực trạng ô nhiễm của nó
Về vai trò của môi trường tự nhiên:
Thứ nhất, môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn
chứa đựng “đầu ra” cho quá trình sản xuất và đời sống Hoạt động sản xuất
sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất
kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hóa; các hoạt động sống của con người cũng cần có không khí để thở, cần có nhà để
ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết,… đó không gì khác là các yếu tố môi trường Điều này có nghĩa là cùng với quá trình đầu vào, con người sẽ không ngừng trả lại môi trường những đầu ra, trong đó có cả chất thải nguy hại
Trang 3Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự
phát triển KT-XH Phát triển KT-XH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như của cả loài người trong quá trình sống Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển KT-XH thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên – đối tượng của sự phát triển KT-XH hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động KT-XH của con người
Thứ ba, môi trường có liên quan tới tương lai của đất nước, dân tộc.
do đó BVMT chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được bền vững Đó là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau không còn điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ con người…), thì sự phát triển đó phỏng có ích gì! Nếu hôm nay thế hệ chúng ta không quan tâm tới, không làm tốt công tác BVMT, làm cho môi trường bị hủy hoại thì trong tương lai, con cháu chúng ta chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ
Để đạt được mục đích giáo dục những hiểu biết về môi trường hiện nay, thiết nghĩ cần phải đưa nhiều hơn nữa những nội dung học tập về môi
Trang 4trường vào trong các giáo trình, giáo khoa và bài giảng, chỉ có như vậy mới làm cho quá trình thẩm thấu kiến thức về môi trường ở các em ngày càng tiến bộ Đồng thời gắn việc giáo dục trong trường lớp với cuộc sống hiện thực với những việc làm cụ thể, thiết thực nhất
2 Hãy để cho học sinh, sinh viên thấy ngày hôm nay chúng ta đã làm gì nguy hại đến môi trường sống xung quanh.
a Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng Từ đầu năm đến nay, đã có thêm không biết bao nhiêu thống kê mới về tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam Và đáng buồn thay, đó là những con số gây thất vọng… Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất,
ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí
Đối với môi trường nước: Ở nước ta tình trạng quy hoạch các khu đô
thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động Trong tổng số 215 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo năm
Trang 52012 là 510.000m3/ngày Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền Điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh
Đối với môi trường không khí và môi trường đất: Không chỉ có môi
trường nước mà môi trường không khí và môi trường đất cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng Môi trường không khí ở hầu hết các đô thị Việt Nam đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả đo đạc tại
6 trạm quan trắc không khí cho thấy 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe của con người
Tóm lại, trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị
lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 20/4/2012 cả nước có 215 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên địa bàn Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày 26/2/2012, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt
Trang 6Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 thải ra trong quá trình sản xuất khá cao
Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước
có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên
và lao động không thường xuyên Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Cửu Long Riêng ở Đồng bằng sông Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nước Hình thức các đơn
vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng
Trang 7hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ
sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Châu á về mức độ ô nhiễm bụi
Hậu quả từ tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là vô cùng lớn Hàng năm nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường Điển hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ Hàng năm có
Trang 8khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợi biến mất dần Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta
từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển Nam Trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận Hơn 30km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều…
b Nguyên nhân ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, song chủ yếu là do:
Thứ nhất, do những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp
luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ
đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế trong việc bảo vệ môi trường
Thứ hai, hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn
chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Các cở sở pháp lí,
Trang 9chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết
Thứ ba, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm
đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ
sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức
Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong
xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường
Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên
trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường BVMT sinh thái trong quá trình CNH, HĐH hiện nay là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối
tổ chức, doanh nghiệp và của mọi công dân Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, điển hình là Nghị quyết số 41-NQ/
TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về bảo vệ môi trường
Trang 10trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2011, 2012 Các chỉ thị, nghị quyết, văn bản pháp quy này đi vào cuộc sống đã bước đầu tạo ra một số chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường, song vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế
3 Giáo dục cho học sinh, sinh viên hiểu được những nỗ lực để bảo vệ môi trường hiện nay chúng ta đang thực hiện và trách nhiệm của bản thân họ.
a Việt Nam hưởng ứng năm quốc tế về năng lượng bền vững 2012 với chủ đề " Kinh tế Xanh: Có vai trò của Bạn"
Năm 2012, thế giới đã tổ chức kỷ niệm Ngày Môi trường với chủ đề
"Kinh tế xanh: Có vai trò của bạn" Vậy “Kinh tế xanh là gì”? Kinh tế xanh được UNEP định nghĩa là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường
và khủng hoảng sinh thái Kinh tế Xanh là nền kinh tế ở đó con người là trung tâm, trong đó có các chính sách tạo ra các nguồn lực mới về tăng trưởng kinh tế bền vững và bình đẳng Thúc đẩy nền Kinh tế Xanh và cải tổ quản lý môi trường là hai nhân tố căn bản đảm bảo tiến trình phát triển bền vững của mỗi nước nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung Một nền kinh tế xanh được đặc trưng bởi sự tăng trưởng bền vững của các hợp phần kinh tế có khả năng duy trì và gia tăng nguồn vốn tự nhiên của trái đất Các hợp phần này bao gồm năng lượng tái tạo, vận tải ít phát thải cacbon, công nghệ sạch, hệ thống quản lý chất thải tiên tiến, dịch vụ cấp nước sạch nâng cao, tiết kiệm năng lượng, nông – lâm - ngư nghiệp bền vững
Phát triển kinh tế xanh hay còn gọi là phát triển bền vững đang được coi là xu hướng lựa chọn cho một tương lai thân thiện với môi trường Chính