1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN án TIẾN sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN tố CON NGƯỜI TRONG sức MẠNH CHIẾN đấu của QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM HIỆN NAY

112 991 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Trong sức mạnh chiến đấu của quân đội ta, con người ở vị trí trung tâm và đóng vai trò chủ thể. Trong tổng thể các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh chiến đấu thì chất lượng nhân tố con người có vai trò quyết định.Việc nâng cao chất lượng nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu là vấn đề của mọi quân đội, dù với quan niệm khác nhau như thế nào về con người. Đó cũng là vấn đề có tính cơ bản thường xuyên đối với quá trình nâng cao chất lượng tổng hợp và xây dựng sức mạnh chiến đấu của quân đội ta.

Trang 1

MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài

Trong sức mạnh chiến đấu của quân đội ta, con người ở vị trí trung tâm

và đóng vai trò chủ thể Trong tổng thể các yếu tố vật chất và tinh thần tạothành sức mạnh chiến đấu thì chất lượng nhân tố con người có vai trò quyếtđịnh

Việc nâng cao chất lượng nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu

là vấn đề của mọi quân đội, dù với quan niệm khác nhau như thế nào về conngười Đó cũng là vấn đề có tính cơ bản thường xuyên đối với quá trìnhnâng cao chất lượng tổng hợp và xây dựng sức mạnh chiến đấu của quân độita

Hiện nay, việc nâng cao chất lượng nhân tố con người trong sức mạnhchiến đấu của quân đội ta đang là vấn đề có tính cấp thiết Bởi vì, sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặt ra cho quân đội nhiệm vụ chính trị - quân

sự mới Quân đội phải thực sự là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ

Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình của nhân dân,bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, trong bối cảnh cục diện chính trịthế giới chuyển sang trạng thái vừa đấu tranh vừa hợp tác và kẻ thù chốngphá cách mạng nước ta bằng chiến lược mới: "diễn biến hoà bình kết hợpvới bạo loạn lật đổ, và răn đe bằng sức mạnh quân sự, với các loại hìnhchiến tranh xâm lược quy mô khác nhau, thì nhân tố con người phải đượcquan tâm đặc biệt trong xây dựng sức mạnh chiến đấu của quân đội ta Chấtlượng nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu lại chẳng những đứng

Trang 2

trước mặt trận chính trị nóng bỏng, mà còn đứng trước yêu cầu phát triểncủa vũ khí, kỹ thuật hiện đại và trước sự phát triển tất yếu của bản thân conngười trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong khi đó thực trạngcủa chất lượng nhân tố con người trong quân đội chưa ngang tầm với nhiệm

vụ mới Do đó, phải khẩn trương nâng cao chất lượng nhân tố con người, đểtạo lập cho quân đội ta một chất lượng tổng hợp, một sức mạnh chiến đấumới, ngang tầm với nhiệm vụ mới

2- Tình hình nghiên cứu đề tài

Đến nay, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vềchiến tranh và quân đội, đã có nhiều công trình của các tác giả trong nước vàngoài nước đề cập đến nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu củaquân đội Ví dụ, ở Liên Xô (cũ) có các tác phẩm: "Hệ thống con người và kỹthuật quân sự" của tác giả Giáo sư, tiến sỹ Triết học A.B.Pypco; "Những vấn

đề phương pháp luận của lý luận và thực tiễn quân sự" của tập thể các nhàtriết học - quân sự Xô Viết, Thượng tướng Gien-Tốp A.X chủ biên do BộQuốc phòng Liên Xô xuất bản; "Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh vàquân đội" của D.A Vôn-Cô-Gô-Nốp; "Nhân tố tinh thần, chính trị trongchiến tranh hiện đại" của Học viện Quân chính Lêninv.v

ở Việt Nam có các công trình khoa học của các tác giả: Phó tiến sỹTriết học Lê Bằng "Vũ khí phương tiện kỹ thuật cao trong chiến tranh xâmlược và phương hướng phòng chống" (Tạp chí Quốc phòng toàn dân 9-1991); Phó giáo sư Nguyễn Hữu An "Xây dựng sức mạnh chiến đấu củaquân đội nhân dân trong điều kiện ngày nay" (Tạp chí Quốc phòng toàn dân12-1994); Phạm Thanh Sơn luận án Phó tiến sỹ Triết học "Mối quan hệ biệnchứng giữa con người và vũ khí trong sức mạnh chiến đấu của Quân độinhân dân Việt Nam hiện nay" 1994; Lê Khả Phiêu "Xây dựng quân đội về

Trang 3

chính trị trong giai đoạn cách mạng mới" (Tạp chí Quốc phòng toàn dân 1994)v.v.

12-Luận án kế thừa những thành tựu nghiên cứu trên về nhân tố con ngườitrong sức mạnh chiến đấu của quân đội, nhưng đặt vấn đề nghiên cứu việc

"nâng cao chất lượng nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của quânđội nhân dân Việt Nam hiện nay" dưới dạng một luận án khoa học trên cơ sởthực tiễn mới của sự nghiệp xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc ta trong giaiđoạn hiện nay

3- Mục đích và nhiệm vụ của luận án

- Mục đích của luận án là: nghiên cứu nhân tố con người trong sức

mạnh chiến đấu, nhằm làm rõ vai trò quyết định ngày càng tăng của nhân tốcon người; vạch ra những đòi hỏi cấp thiết nâng cao chất lượng nhân tố conngười trong sự phát triển sức mạnh chiến đấu mới của quân đội ta, đề xuấtmột số phương hướng, biện pháp cơ bản có tính khả thi, góp phần nâng caochất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội ta hiện nay

- Nhiệm vụ chính của luận án:

1 Luận giải về vai trò và chất lượng của nhân tố con người trong sứcmạnh chiến đấu của quân đội ta

2 Luận giải tính cấp thiết phải nâng cao chất lượng nhân tố con ngườitrong xây dựng sức mạnh chiến đấu mới của quân đội ta

3 Đề xuất một số phương hướng, biện pháp cơ bản có tính khả thi,nhằm góp phần nâng cao chất lượng nhân tố con người trong sức mạnhchiến đấu của quân đội ta hiện nay

4- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án vận dụng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học thuyết mác-xít về chiến tranh quân đội;

Trang 4

Mác-đường lối quân sự của Đảng ta, truyền thống quân sự của dân tộc; sự pháttriển mới của lý luận và thực tiễn quân sự Việt Nam Luận án vận dụng cáccông trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài Luận áncòn dựa vào các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng kết công tác hàng năm củamột số cơ quan chức năng như Cục Cán bộ, Văn phòng Tổng cục Chính trị,một số quân khu, quân đoàn, tài liệu tham khảo của một số đề tài cấp nhànước (KX); và số liệu điều tra khảo sát thực tế của người làm luận án về tìnhhình đơn vị có liên quan đến nhân tố con người trong quân đội.

Luận án sử dụng các phương pháp biện chứng, khái quát hoá, trừutượng hoá, cấu trúc hệ thống, phân tích và tổng hợp, kết hợp lôgic và lịchsử và các phương pháp điều tra xã hội học khác để thực hiện mục đích,nhiệm vụ của luận án

5- Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

1- Đề xuất một quan niệm với nội dung phát triển mới về sức mạnhchiến đấu, về chất lượng nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu, đápứng sự phát triển mới của sự nghiệp xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa hiện nay

2- Luận án phân tích vấn đề cơ bản và cấp thiết nâng cao chất lượngmới của nhân tố con người trong xây dựng sức mạnh chiến đấu mới củaquân đội ta

3- Đề xuất phương hướng biện pháp tổng hợp kết hợp xây dựng phẩmchất chiến đấu của quân nhân với xây dựng tổ chức quân đội vững mạnh;đồng thời, với quan điểm xây dựng quân đội nhân dân theo hệ thống mở,phát huy sức mạnh của toàn xã hội để nâng cao chất lượng nhân tố conngười trong sức mạnh chiến đấu của quân đội

Trang 5

6- ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Việc thực hiện mục đích, nhiệm vụ và những đóng góp về mặt khoahọc của luận án sẽ đáp ứng một phần yêu cầu của thực tiễn cấp thiết nângcao chất lượng tổng hợp và xây dựng sức mạnh chiến đấu mới của quân đội

ta hiện nay Luận án có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trongnhà trường quân đội

7- Kết cấu của luận án

- Luận án gồm có: phần mở đầu, hai chương với năm tiết, kết luận vàdanh mục tài liệu tham khảo

CHƯƠNG I

Trang 6

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN TỐ CON NGƯỜI - VẤN ĐỀ

CƠ BẢN VÀ CẤP THIẾT TRONG XÂY DỰNG SỨC MẠNH CHIẾN

ĐẤU CỦA QUÂN ĐỘI TA HIỆN NAY I.1 Nhân tố con người và vai trò của nó trong sức mạnh chiến đấu của quân đội ta hiện nay

Nghiên cứu nhân tố con người và vai trò của nó trong sức mạnh chiếnđấu của quân đội phải tuân thủ phương pháp luận mác-xít về con người vàvai trò của nó trong xã hội nói chung

Luận điểm xuất phát của C.Mác đã khẳng định: "Tiền đề đầu tiên củatoàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân conngười sống" (2) Những con người đó vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thựcthể xã hội, họ vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể sáng tạo ra lịch sử

ấy Họ là tác nhân của một hệ thóng năng động nhất của thế giới khách quan

- xã hội loài người, cho nên đương nhiên họ cũng là tác nhân của mỗi hệthống con, mỗi phân hệ, mỗi lĩnh vực đặc thù riêng biệt trong hệ thống ấy.Khái niện nhân tố con người được nhiều nhà khoa học thống nhất quan niệm

là con người hoạt động, với tư cách là tác nhân của từng hệ thống xã hội

Do đó, chất lượng nhân tố con người có tính lịch sử, là tổng hợp các phẩmchất, năng lực của con người, trong hoạt động cải tạo thế giới (bao gồm cảđấu tranh làm chủ tự nhiên và làm chủ xã hội) nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội.Như vậy, xem xét nhân tố con người, chất lượng nhân tố con ngườiphải đặt trong phạm vi hoạt động nhất định của con người, với tư cách làmột thành tố năng động nhất trong quan hệ với các thành tố khác trong mỗi

hệ thống hoạt động của con người với những mục đích xác định

Đặt nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu, là xác định nhân tốcon người được nghiên cứu trong quan hệ với hệ thống các yếu tố tạo thànhsức mạnh chiến đấu, gắn với yêu cầu xây dựng sức mạnh chiến đấu của quân

Trang 7

đội ta Nhân tố con người nói trong luận án này với tính cách là những cánhân con người liên kết lại tạo thành tổng thể con người trong tổ chức quânđội cụ thể Trước hết là tổng thể quân nhân và viên chức quốc phòng xết ởcác quy mô khác nhau của hệ thống tổ chức chiến đấu của quân đội: toànquân, binh đoàn, phân đội.

Nếu sức mạnh chiến đấu của quân đội không phải là một đánh giá suydiễn chủ quan, mà là sự trừu trượng hoá trên cơ sở tổng hợp sức mạnh chiếnđấu hiện thực của các quy mô tổ chức chiến đấu, thì đánh giá chất lượngnhân tố con người (cán bộ, chiến sỹ) trong toàn quân đối với tạo lập sứcmạnh chiến đấu, cũng phải căn cứ vào hiệu quả cụ thể của hoạt động chiếnđấu của cán bộ, chiến sỹ ở từng quy mô chiến đấu đó Hơn nữa, còn phảiđược đánh giá tổng hợp sức mạnh chiến đấu từ cụ thể chuyên môn của các

bộ đội khác nhau như quân chủng, binh chủng các loại

ở đay, có cấp độ chất lượng của tập thể con người và cấp độ chất lượngnhân tố con người của từng cá nhân trong hoạt động chiến đấu cụ thể, theo

vị trí, chức trách của nó trong mắt xích tạo thành tổ chức chiến đấu của quânđội

Nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu còn được đánh giá từ từng

cá nhân “tác chiến” độc lập, bởi vì:

Một là, tổng thể con người, không phải chỉ là sự cộng gộp những cánhân, mà là bao gồm những cá nhân có đủ các điều kiện cần thiết về phẩmchất chiến đấu, về khả năng liên kết trong tổ chức quân đội mới tạo cho tổngthể con người đó có sức mạnh chiến đấu Nếu những con người thiếu nhữngđiều kiện đó mà tập hợp lại thì không thể liên kết họ thành tổ chức chiến đấuvững chắc, thậm chí sẽ trở thành một quân đội ô hợp

Hai là, nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu với tư cách là

những con người riêng lẻ còn vì biểu hiện sức mạnh của nhân tố con người

Trang 8

nói chung phải được thông qua con người cụ thể và trong thực tế chiến tranh

có những tình huống chiến đấu, lực lượng tác chiến là một con người; cótrường hợp cuộc chiến diễn ra không cân sức, người chiến binh đó thườngbiển hiện một sức mạnh phi thường để chống lại đối phương có số người vàphương tiện vật chất áp đảo Trong chiến tranh công nghệ cao, mỗi cá nhân

có thể độc lập điều khiển một hệ thống hoả lực, phương tiện kỹ thuật quantrọng để tiến công đánh phá mục tiêu Đặc biệt trong chống "diễn biến hoàbình", có thể diễn ra ở mỗi con người là một trận địa Nếu không đủ sứcchiến đấu về tinh thần thì người chiến binh có thể bị kẻ thù đánh bại ngaytrong chính bản thân mình Đơn vị sẽ tan rã mất sức chiến đấu khi đại đa sốchiến binh đều "bại trận" như thế

Quan niệm cổ truyền về sức mạnh chiến đấu của quân đội là "trình độsẵn sàng chiến đấu và khả năng của lực lượng vũ trang có thể tiến công địchhoặc đẩy lùi cuộc tiến công của địch" (27) Quan niệm đó dựa trên đặc trưngchủ yếu của hoạt động quân sự và chức năng cơ bản của quân đội là đấutranh vũ trang Điều đó vẫn đúng về tình phổ quát của nó đối với mọi quânđội trên thế giới, được sử dụng thống nhất trong khoa học và nghệ thuậtquân sự các nước Trong cuốn sách "Chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về chiếntranh quân đội" của Bộ Quốc phòng Liên Xô cũng với tinh thần đó mà địnhnghĩa thuật ngữ "Sức mạnh chiến đấu" của quân đội

Ở nước ta trong quá trình kháng chiến chống ngoại xâm, đã tiến hànhcuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện để chiến thắng quân thù xâm lược.Chúng ta đã sử dụng sức mạnh chiến đấu của toàn dân, toàn quân ta, và đãđánh địch trên tất cả các phương diện quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế,văn hoáv.v., theo phương châm phát huy sức mạnh tổng hợp Nhưng vìchúng ta chống chiến tranh xâm lược, cho nên phương thức chủ yếu đánh

Trang 9

địch trong kháng chiến là quân sự và các lực lượng vũ trang là lực lượngnòng cốt cho toàn dân kháng chiến.

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước đây cũng vậy, sức mạnh đượchuy động là sức mạnh toàn quốc gia và đánh địch trên mọi mặt trận, nhưngmặt trận quân sự là chủ yếu để chống lại các cuộc chiến tranh vũ trang xâmlược của kẻ thù

Do vậy sức mạnh chiến đấu thường được hiểu là sức mạnh quân sự đểchiến thắng địch trên mặt trận quân sự, dù rằng để có sức mạnh đó khôngthuần tuý chỉ có hoạt động quân sự Hơn nữa, để giành thắng lợi về mặtquân sự, thì ngoài hoạt động quân sự, chiến đấu vũ trang, còn có các hoạtđộng khác phối hợp như đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, công tác

an ninh nội bộ, công tác tình báo chiến lượcv.v Đối với quân đội ta, cùngvới chức năng chiến đấu còn có chức năng công tác, chức năng sản xuất.Quân đội không chỉ chiến đấu trên các chiến trường mà còn tham gia ổnđịnh chính trị, xây dựng hậu phương Nhưng khái niệm "sức mạnh chiếnđấu" thường gắn với chức năng cơ bản nhất của quân đội là chức năng đấutranh vũ trang với nội hàm xác định trong khoa học nghệ thuật quân sự.Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa hiện nay, quân đội ta đang đứng trước những phát triển mới của tìnhhình và nhiệm vụ Chúng ta đang phải đối phó với chiến lược mới của cácthế lực thù địch chống phá nước ta, của chính sách áp đặt và cường quuyềncủa các nước lớn Chủ nghĩa đế quốc đang tiếp tục áp dụng chiến lược thủtiêu chủ nghĩa xã hội mà không cần chiến tranh ở nước ta Chúng hy vọng

"không đánh mà thắng" ta bằng chiến lược "diễn biến hoà bình" như chúng

đã làm ở Liên Xô và Đông ÂÂ U Thực chất đó là một "cuộc chiến hoàbình" Chúng kết hợp cuộc chiến tranh đó với răn đe bằng sức mạnh quân

sự, đồng thời với kích động bạo loạn, lật đổ và có thể can thiệp vũ trang

Trang 10

bằng chiến tranh ở các mức độ khác nhau nhằm xoá bỏ xã hội chủ nghĩa ởnước ta, thủ tiêu nền độc lập của Tổ quốc ta Chúng đang ráo riết thực hiệnchiến lược "Chi phối đầu tư", "ngoại giao thân thiện" và "khoét sâu nội bộ"

để đạt được mục đích trên vào năm 1997

Trước tình hình đó, chức năng, nhiệm vụ chiến đấu của quân đội ta đã

xó sự phát triển mới Quân đội ta vừa là công cụ bạo lực vũ trang chủ yếu,vừa là lực lượng chính trị đặc biệt của Đảng và Nhà nước, của nhân dân laođộng và của dân tộc Việt Nam Quân đội ta không chỉ là lực lượng nòng cốtcho toàn dân đánh giặc trong chiến tranh nhân dân mà cũng là lực lượngnòng cốt trong chiến lược diễn biến hoà bình Một mặt, quân đội ta vẫn phảisẵn sàng chiến đấu đối phó với chiến tranh xâm lược ở các quy mô khácnhau theo quan niệm cổ điểm với các quân đội của đối phương ngày nayđược trang bị các loại vũ khí công nghệ cao Mặt khác, là đội quân chính trịđặc biệt, ta phải chiến đấu chống chiến lược "diễn biến hoà bình" kết hợpvới bạo loạn lật đổ của kẻ địch Trong chiến lược mới, các thế lực thù địchdùng phương thức phi vũ trang là chính để thôn tính, xâm lược hòng giànhđược những mục tiêu mà chúng không giành được trong chiến tranh xâmlược trước đây Chúng triển khai chiến lược chống phá nước ta trên tất cảcác lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, tư tưởng"Trong chiến lược

đó, mũi nhọn chống phá của chúng là chính trị - tư tưởng và quân đội nhândân được coi là một trong những đối tượng chủ yếu "Vì vậy, sự thách thứcđối với quân đội nhân dân trước hết là sự thách thức về chính trị" (75).Trongcuộc chiến tranh này, nếu quân đội không chuẩn bị cho mình sức mạnhchiến đấu mới thì có khi quân đông, vũ khí hiện đại, được xây dựng chínhquy vẫn không hoàn thành được nhiệm vụ chiến đấu của mình Sự sụp đổcủa Liên Xô đã cho ta một bài học sâu sắc: một quân đội hùng mạnh vào bậcnhất, nhì thế giới với quân số vài triệu người và số lượng, chất lượng vũ khí

Trang 11

đủ đọ sức với Mỹ mà bất lực trước chiến lược tấn công mới của kẻ thù; thậmchí trước giờ phút quyết định sự sống còn của chế độ xã hội chủ nghĩa XôViết, quân đội đó đã mất phương hướng chính trị, rã rời về tổ chức và mấtsức chiến đấu từ bên trong.

Sự phát triển mới về chức năng, nhiệm vụ của quân đội ta đang đặt rayêu cầu phải có một quan niệm mới về sức mạnh chiến đấu đặc thù của quânđội ta; sức mạnh chiến đấu đó phải bao hàm sức mạnh đấu tranh vũ trang vàsức mạnh đấu tranh chính trị- tư tưởng

Do đó, khái niệm sức mạnh chiến đấu của quân đội là: "trình độ sẵnsàng chiến đấu và khả năng của lực lượng vũ trang có thể tiến công địch vàđẩy lui cuộc tiến công của địch"(27), cần được hiểu không chỉ là khả năngquân sự, vũ trang Đó là: khả năng toàn diện chiến đấu trên cả mặt trận quân

sự và mặt trận chính trị; thực hiện các nhiệm vụ tiến công quân địch hay đẩylui cuộc tiến công của chúng trên cả hai phương diện quân sự và chính trị

Từ nhận thức mới về sức mạnh chiến đấu của quân đội ta như vậy, đòihỏi phải có sự phát triển mới trong cơ cấu nội dung của nó, tức là mở rộngcác yếu tố cơ bản tạo thành sức mạnh chiến đấu của quân đội Các nhà lýluận quân sự mác-xít về chiến tranh và quân đội đã nêu rất đúng về các yếu

tố cơ bản tạo thành sức mạnh chiến đấu của quân đội, bao gồm tổng hợp cácyếu tố: số lượng quân nhân và trạng thái chính trị " tinh thần, kỷ luật của họ;

tổ chức biên chế; số lượng và chất lượng của vũ khí, trang bị kỹ thuật; trình

độ kỹ thuật, chiến thuật và thể lực của bộ đội; khoa học và nghệ thuật quânsự; trình độ tổ chức chỉ huy của đội ngũ cán bộ Tác giả cuốn sách "Nhữngvấn đề phương pháp luận của lý luận và thực tiễn quân sự" của Nhà xuất bảnQuân sự Bộ Quốc phòng Liên Xô trước đây cũng cho rằng: "sức chiến đấucủa lực lượng vũ trang Xô Viết bao gồm những yếu tố quan trọng nhất dướiđây: số quân (số lượng và chất lượng), vũ khí và kỹ thuật chiến đấu, cơ cấu

Trang 12

tổ chức, trình độ phát triển của tư tưởng, lý luận quân sự Trình độ phát triểncủa tất cả các yếu tố đó quyết định trạng thái sức chiến đấu của quân đội"(71).

Quan niệm cổ điển về sức mạnh chiến đấu đó chủ yếu là sức mạnhquân sự Tuy ở đây có nêu nổi bật vai trò sức mạnh của nhân tố chính trị-tinh thần, nhưng cũng chủ yếu ở góc độ sự tác động của chính trị-tinh thầntrong quan hệ với vũ khí, kỹ thuật tạo thành sức mạnh quân sự, vũ trangtrong chiến tranh, mà chưa xét đến gốc độ sức mạnh chính trị-tinh thần trongcuộc "chiến tranh phi vũ trang", khi mà chính trị- tư tưởng trực tiếp trở thành

vũ khí chiến đấu chủ yếu trong loại chiến tranh mới này Đồng chí Lê KhảPhiêu khẳng định: "Việc xây dựng quân đội về chính trị là vấn đề cơ bảnnhất Đó không chỉ là cơ sở để xây dựng quân đội nhân dân về mọi mặt màcòn là xây dựng một sức mạnh chiến đấu trực tiếp của quân đội nhân dântrên mặt trận chính trị- tư tưởng trong cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranhgiai cấp hiện nay để bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ chế độ, bảo vệcông cuộc đổi mới" (75) Trong cuộc chiến tranh mới này, vũ khí, phươngtiện chiến đấu để tiến công quân địch chủ yếu lại nằm ngay trong con người

đó là bản lĩnh chính trị, vuc khí lý luận- chính trị- tư tưởng

Do đó sức mạnh chiến đấu của quân đội ta hiện nay cần phải được bổsung thêm những nội dung mới, nhất là về phương diện sức mạnh chính trị-

tư tưởng Theo chúng tôi, một quan niệm tương đối hoàn chỉnh hơn về sứcmạnh chiến đấu của quân đội ta là: tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thầnnói lên trình độ sẵn sàng chiến đấu và khả năng hoàn thành các nhiệm vụđấu tranh vũ trang và đâú tranh chính trị- tư tưởng của quân đội Cụ thể, cácyếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh chiến đấu của quân đội đó là:

số lượng quân nhân với thể lực, trạng thái chính trị-tinh thần, bản lĩnh chínhtrị vàkỷ luật của họ, tri thức về chiến lược, sách lược cách mạng, về kinh

Trang 13

nghiệm nghệ thuật đấu tranh chính trị- tư tưởng, khoa học và nghệ thuậtquân sự, kỹ thuật, ký năng chiến đấu của bộ đội,biên chế tổ chức quân sự, vũkhí và trang bị kỹ thuật, trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, chỉ huy của đội ngũ cánbộ.

Nêu lên quan niệm mới về sức mạnh chiến đấu của quân đội ta trên đâykhông chỉ nhằm vạch ra những nội dung phải xây dựng để taọ ra sức mạnhchiến đấu mới mà chủ yếu nhằm làm sáng tỏ phạm vi nhân tố con người vàvai trò của nó trong sức mạnh chiến đấu của quân đội ta ngày nay ĐIều đócho phép khẳng định: chủ thể sáng tạo trong hoạt động quân sự, tạo ra sứcmạnh chiến đấu là những quân nhân, những người trong quân đội – những

"con người thực tiễn" quân sự Sẽ vô cùng phi lí nếu tách các yếu tố tạothành sức mạnh chiến đấu khỏi nhân tố con người, tách nhân tố con ngườikhỏi những điều kiện vật chất, điều kiện khoa học kỹ thuật nhất định Sự phi

lý đó cũng tựa như đem tách con người khỏi lực lượng sản xuất để nói khảnăng chinh phục tự nhiên của con người

Hiệu quả sức mạnh chiến đấu là thước đo bản lĩnh chiến đấu và nănglực quân sự- chính trị của quân nhân, là thước đo ý chí, trí tuệ và hành độngtích cực, sáng tạo của họ, biểu hiện trong hoạt động chiến lược, chiến dịch

và trận chiến đấu, thực hiện các mục tiêu của đấu tranh vũ trang, của chiếntranh, của công cuộc bảo vệ Tổ quốc

Vì vậy, sự phát triển của chất lượng nhân tố con người có ý nghĩaquyết định đối với việc nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo đảm cho quân đội

có khả năng đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị- tư tưởng, hoàn thànhcác nhiệm vụ chính trị- quân sự trong giai đoạn mới

Khi nói sức mạnh chiến đấu của quân đội ta hiện nay với những yếu tốvật chất và tinh thần hợp thành trên đây, cũng là nói về vai trò của nhân tốcon người đối với sức mạnh chiến đấu đó, về những yếu tố đó đã tác động

Trang 14

hoà quyện lẫn nhau và chịu sự chi phối của nhân tố con người- nhân tố conngười là trung tâm của sức mạnh chiến đấu Do đó phải bồi đắp cho cánbộ,chiến sỹ chúng ta một chất lượng mới, có sức chiến đấu phù hợp, đáp ứngyêu cầu chống chiến lược mới của kẻ thù

Rõ rang, sức mạnh chiến đấu của quân đội trước hết phải đặt trên cơ sở

số lượng quân nhân và những người phục vụ khác trong quân đội, số lượng

đó "tức là số đầu người phục vụ trong quân đội nói chung và trong từngquân chủng, binh chủng, binh đoàn, bộ đội, phân đội" (71) Nếu không cómột số lượng cần thiết, hợp lý về những con người đó thì không thể có sứcmạnh chiến đấu mong muốn Đó cũng là đIều đầu tiên khẳng định vai tròcủa nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu Phải có một số lượng quânnhân nhất định tổ chức hợp lý thành những đơn vị chiến đấu để tác chiếnthắng lợi trong so sánh lực lượng với quân đội đối phương Việc chúng tatổng kết chiến tranh, nêu lên kinh nghiệm có thể "lấy ít thắng nhiều" "quânquý hồ tinh, bất quý hồ đa", không hề bác bỏ yếu tố quân số trong thànhphần nhân tố con người của sức mạnh chiến đấu Chúng ta có thể lý giải vấn

đề này qua ví dụ của P.Ăng-ghen viết trong tác phẩm "Chống Đuy-rinh" vềquân hệ giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất, Ăng-ghen đã dẫn câu nóicủa Na-pô-lê-ông: " hai người lính Ma-me-lúc thì trội hơn hẳn ba ngườilính Pháp; 100 người lính Ma-me-lúc và 100 người lính Pháp thì ngangnhau; 300 người lính Pháp thì thường thường trội hơn 300 người lính Ma-me-lúc; 1000 người lính Pháp thì bao giờ cũng đánh bại được 1500 ngườilính Ma-me-lúc" Bình luận tiếp, Ông viết: "Cần phải có một số lượng kỵbinh tối thiểu nhất định thì sức mạnh của kỷ luật dựa trên hàng ngũ chỉnh tề

và hành động có kế hoạch mới có thể biểu hiện ra được và tăng thêm lên đếnmức đánh thắng cả được những đoàn kỵ binh không chính quy đông hơn, tàinghệ vững hơn, cười ngựa giỏi hơn, chiến đấu thạo hơn và ít ra cũng can

Trang 15

đảm không kém"(3) Rõ ràng phải có một số lượng kỵ binh nhất định mớiphát huy được mặt mạnh của quân đội Pháp về chất lượng là có kỷ luật đểthắng quân đội Ma-me-lúc trong mật tập ở đây chỉ mới nói đến con ngườitạo nên sức mạnh chiến đấu từ khía cạnh số lượng nhất định của quân nhân.

Dĩ nhiên, khi nói số lượng của quân nhân cần thiết và hợp lý, mới tạonên sức mạnh chiến đấu cho quân đội là nói những quân nhân với chất lượngnhất định Không có một chất lượng nhất định của con người cầm súng thìviệc tăng hay giảm số lượng con người hầu như về căn bản it có tác dụng đốivới tăng hay giảm sức mạnh chiến đấu Hiện tượng "lấy thịt đè người" trongchiến tranh cũng có xảy ra, nhưng thường ta phải trả giá quá đắt và đó khôngphải là hiện tượng hợp quy luật giành thắng lợi trong chiến tranh Có thểkhẳng định rằng, sự tăng lên số lượng con người có chất lượng chiến đấuthấp, không thể tạo nên sức mạnh chiến đấu cao cần thiết nhằm thực hiệnmục tiêu chiến đấu đề ra Ngược lại, sự gia tăng chất lượng chiến đấu củacon người đến mức độ cần thiết, có khả năng giảm bớt số lượng con ngườiđến mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo được sức mạnh chiến đấu, thậm chí sứcmạnh chiến đấu lại phát triển hơn Chúng ta hiểu "lấy ít thắng nhiều" trongchiến tranh là như vậy Do đó, "quân quý hồ tinh, bất quý hồ đa", "lấy chấtlượng cao thắng số lượng đông", là nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt lịch sử vàhiện tại trong xây dựng các lực lượng vũ tranh nhân dân ta"(62)

Các yếu tố vật chất và tinh thần tạo nên sức mạnh chiến đấu đều hoặcnằm trong ngay chính bản thân con người, hoặc thông qua con người màphát huy tác dụng trong tác chiến, tổng hợp các yếu tố đó trong sự tương táclẫn nhau ở con người chi phối hành vi của họ trong chiến đấu - phẩm chấtchiến đấu của quân nhân Phẩm chất ấy được định hình ở từng thời điểm lịch

sử dưới tác động của giáo dục, huấn luyện, rèn luyện và tự giáo dục, tự huấnluyện, tự rèn luyện Biểu hiện chất lượng nhân tố con người trong sức mạnh

Trang 16

chiến đấu của quân đội tập trung ở phẩm chất chiến đấu Phẩm chất chiếnđấu ấy là tổng hợp các thành tố: phẩm chất chính trị - đạo đức, nghệ thuật và

kỹ năng chiến đấu, phẩm chất tâm lý, sức bền thể lực và phẩm chất liên kếtcủa quân nhân

Quân đội ta đã được Bác Hồ khen tặng là: "nhiệm vụ nào cũng hoànthành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng" Có đượcthành tích đó là do các thế hệ cán bộ, chiến sỹ chúng ta tôi luyện được phẩmchất chiến đấu đó Trong đó, hàng đầu là phẩm chất chính trị - đạo đức, màBác Hồ cũng đã xác định là: " trung với Nước, trung với Đảng, hiếu vớidân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa

xã hội"(12) Chất lượng nhân tố con người như vậy trong sự phát triển của

nó đã tạo cho quân đội ta ưu thế để chiến thắng quân thùcó số lượng đông vàtrang bị vũ khí hiện đại hơn ta Hiện nay, chúng ta chủ trương tinh giản biênchế, gắn liền với nâng cao một bước chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiếnđấu của quân đội nhân dân

Sự phân tích trên đây về nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu

để chứng minh vai trò chủ thể của con người trong đó, đồng thời cũng đặt ravấn đề phải chứng minh vai trò nhân tố con người ở tính quyết định của conngười trong quan hệ với các yếu tố hợp thành sức mạnh chiến đấu của quânđội, nhất là vũ khí, trang bị ở đây, có sự thống nhất biện chứng giữa nhân tốcon người và vũ khí, trang bị trong tạo thành sức mạnh chiến đấu Conngười phải có trình độ hiểu biết, tính năng, tác dụng của vũ khí, trang bị đểkhông những làm chủ, sử dụng tinh thông mà còn sáng tạo ra cách đánh phùhợp để phát huy tối đa hiệu quả của chúng Dù vũ khí, trang bị là cơ sở vậtchất tạo thành sức mạnh chiến đấu phải thông qua con người, thì chúng tacũng không thể coi sức mạnh chiến đấu quy lại chỉ còn là chất lượng conngười, tức phẩm chất chiến đấu của nó Bởi vì, vũ khí trang bị dù chịu sự chi

Trang 17

phối của quân nhân và do con người sáng tạo ra, nhưng nó có tính độc lậptương đối là một tác nhân khách quan đối với sự phát triển của sức mạnhchiến đấu V.I.Lê-nin viết: "Một quân đội giỏi nhất, những người trungthành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt,nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ"(7).Khi một loại trang bị vũ khí mới đưa vào sử dụng, làm thay đổi nghệ thuậtquân sự, thì nó buộc con người phải nâng cao chất lượng để sử dụng, làmchủ, thậm chí thay đổi cả một số chức năng hoạt động của người lính, tạonên sức mạnh chiến đấu mới.

Những nhà lý luận quân sự mác-xít bàn về các nhân tố quyết định kếtcục của chiến tranh đã chứng minh vai rò quyết định của nhân tố con ngườidưới góc độ đặc trưng của nó là tinh thần, tư tưởng, quan hệ với vũ khí, kỹthuật trong hoạt động thực tiễn quân sự Lê-nin khi phân tích vai trò của tinhthần trong chiến tranh đã cho rằng: "trong mọi cuộc chiến tranh rốt cuộcthắng lợi đều tuỳ thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trênchiến trường Lòng tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa, sự giác ngộ rằng,cần phải hy sinh đời mình cho những người anh em là yếu tó để nâng caotinh thần binh sỹ và làm cho họ chịu được khó khăn chưa từng thấy"(8) Chủtịch Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chốngPháp đã nói: "Tuy khí giới ta còn kém, kinh nghiệm ta còn ít, nhưng lòngkiên quyết, chí hy sinh của tướng sỹ ta… đã lập nên những chiến công oanhliệt vẻ vang, có thể nói là kinh trời động đất"(10)

Tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường là phản ánhcác quan hệ xã hội hiện thực của họ; lòng kiên quyết và chí hy sinh của họ làkết quả của sự nhận thức của họ đối với mục đích chính trị, bản chất củacuộc đấu tranh mà họ tham gia, về tính chất của cuộc chiến tranh đó mà rút

Trang 18

cục là thể hiện ở ý chí chiến đấu của họ Chính ý chí chiến đấu của ngườilính trên chiến trường đã điều khiển vũ khí trong tay họ.

Từ phương pháp luận đó có thể khẳng định, một đội quân xâm lược,phản cách mạng, tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa thì trên chiến trường,xét riêng về yếu tố tinh thần không bao giờ nó có ưu thế, dù rằng các ôngchủ của quân đội đó thường xuyên dùng các thủ đoạn vật chất và tinh thầntiêm cho binh sỹ lòng hận thù và niềm vinh quang giả tạo, thậm chí kíchthích dục vọng và thú tính của binh lính đánh thuê Với tinh thần như thế,quân đội đó gặp phải một đối phương có ưu thế chính nghĩa cùng nhữngđiều kiện khác về vật chất - kỹ thuật đảm bảo phù hợp thì cuối cùng nhấtđịnh nó sẽ bị đánh bại, dù họ có quân đông, có vũ khí trang bị hiện đại

C.Mác viết: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sửdụng lực lượng thực tiễn"(1) Đây là quan điểm phương pháp luận để xemxét về sự chuyển hoá từ "vũ khí tinh thần" thành "vũ khí vật chất", khẳngđịnh vai trò quyết định của nhân tố tinh thần trong chiến tranh như lý giảitrên đây, thực ra cũng là để nói về vai trò của nhân tố con người trong sứcmạnh chiến đấu Sức mạnh tinh thần là thuộc tính bản chất riêng của conngười, vũ khí là phương tiện vật chất để con người chiến đấu Đối với mộtquân đội cách mạng, sự giác ngộ lý tưởng cách mạng được chuyển hoáthành lực lượng vật chất bằng hành động vật chất, bằng hành động chiếnđấu, phát huy cao tính năng, tác dụng của vũ khí để đạt hiệu quả chiến đấucao nhất

Nét mới trong sức mạnh chiến đấu của quân đội ta hiện nay là: cùngvới sử dụng vũ khí-kỹ thuật, cán bộ, chiến sỹ ta phải sử dụng trực tiếp "vũkhí chính trị - tư tưởng" để chiến đấu trong "cuộc chiến hoà bình", làm phásản mọi âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược mới của kẻ thù và chống lạinhững tiêu cực trong xã hội tác động đến quân đội Trong cuộc đấu tranh

Trang 19

trên mặt trận chính trị - tư tưởng ấy , cái quyết định thắng lợi và vũ khí,phương tiện chiến đấu chủ yếu nằm chính ngay trong nhân tố con người Do

đó, vai trò quyết định của nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu càngtăng lên

Cần phân biệt quan niệm mác-xít trên đây về nhân tố con người trongsức mạnh chiến đấu, trong chiến tranh với những khuynh hướng tư tưởng sailầm vẫn còn tồn tại trong các giới lý luận Có khuynh hướng tuy cũng khẳngđịnh vai trò của tinh thần và nhân tố con người trong chiến tranh, nhưng lấyhọc thuyết "phân tâm"của Phơ-rớt làm sơ sở phương pháp luận, thổi phồngyếu tố vô thức, đề cao bản năng của người lính trong chiến tranh Khuynhhướng khác, tuy thừa nhận vai trò của con người trong chiến tranh, nhưng lạiquy công chiến thắng cho những cá nhân tướng lĩnh, những người chỉ huytài giỏi mà đánh giá thấp vai trò của binh sỹ, vai trò của quần chúng

Trong hoạt động quân sự, con người và vũ khí-kỹ thuật là những yếu

tố cơ bản, tác động thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình tạo thành sức mạnhchiến đấu của quân đội Biện chứng của mối quan hệ này chính là: vai tròcủa vũ khí - kỹ thuật mở rộng khả năng của con người ngày một tăng lên,kích thích sự phát triển trí tuệ con người, đồi hỏi nâng cao phẩm chất toàndiện về tri thức, ý trí, tâm lý, phương pháp tư duy và năng lực hoạt độngthực tiễn Vai trò của vũ khí-kỹ thuật có ỹ nghĩa to lớn đối với con người,nhưng vai trò đó lại có cội nguồn từ con người Vũ khí-kỹ thuật là phươngtiện vật chất để con người tiến hành chiến tranh Song, những gì con người

đã có không bao giờ thoả mãn con người; yêu cầu ngày càng cao hơn đối với

vũ khí luôn được con người đặt ra Yêu cầu đó xuất hiện như là kết quảmong muốn, thôi thúc con người năng động hơn, trí tuệ hơn trong nghiêncứu, cải tiến, chế tạo, sử dụng các thế hệ vũ khí hiện đại hơn các loại đã có.Mối quan hệ giữa con người và vũ khí luôn vận động, biến đổi, sự biến đổi

Trang 20

về chất của nhân tố này tác động đến nhân tố kia tạo nên sự biến đổi về chấttương ứng của nhân tố ấy; cứ như vậy những trình độ chất mới của vũ khí-

kỹ thuật không ngừng được nâng lên thì trình độ chất mới của nhân tố conngười cũng không ngừng phát triển

Khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người trong sức mạnhchiến đấu không phải là xem nhẹ yếu tố vũ khí - kỹ thuật Vấn đề là,dù tronghoàn cảnhnào thìcon người vẫn là yếu tố động nhất Nếu trước đây việcchuyển đổi một thế hệ vũ khí này sang thế hệ vũ khí khác phải mất khoảng

20 năm, thì ngày nay điều đó diễn ra chỉ trong vòng từ 3 đến 5 năm Trongkhi đó, khối lượng tri thức mà con người lựa chọn, xử lý chỉ tính bằngkhoảng thời gian rất ngắn Sự vươn lên để hoàn thiện mình về tri thức, kỹnăng, kỹ xảo, phương pháp v.v luôn thôi thúc con người tìm tòi sáng tạo.Càng dùng kỹ thuật để thay thế sức người thì con người càng giữ vai trò tolớn, con người luôn giữ vai trò là chủ thể sáng tạo và sử dụng kỹ thuật.Nhân tố con người là chủ thể, là nhân tố quyết định trong sức mạnhchiến đấu; điều đó đã được chứng minh trong lịch sử và sẽ hoàn toàn đúng

cả trong hiện tại và tương lai

Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống chống giặc ngoại xâm với tinhthần quyết chiến quyết thắng, kiên cường, bất khuất vì độc lập, tự do của Tổquốc Vào thế kỷ XII với sức mạnh quân sự khổng lồ, quân Nguyên Mông

đã từng chinh phục khắp thế giới, nhưng ba lần chúng xuất quân xâm lượcnước ta đều chuốc lấy thất bại cay đắng Điều quyết định tạo nên sức mạnhchiến đấu của dân tộc ta không phải là trang bị, vũ khí, mà là ý chí quậtcường của dân tộc, có những con người tiêu biểu như Trần Thủ Độ “Đầu tôichưa rơi xuống xin bệ hạ đừng lo”; như Trần Quốc Tuấn “Bệ hạ muốn xinhàng trước hết hãy chém đầu tôi đi đã”, như tinh thần “sát thát” của “Hộinghị Diên Hồng” v.v Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, kẻ

Trang 21

thù nào cũng vấp phải sức kháng cự quyết liệt, phi thường của con ngườiViệt Nam ta, và cuối cùng lối thoát duy nhất của chúng là tháo chạy Mọimưu toan của các đế chế phong kiến phương Bắc từ: Hán, Đường, Tống,Nguyên, Minh, Thanh, đều bị tinh thần quật cường của dân tộc ta thời Hai

Bà Trưng, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần QuốcTuấn, Lê Lợi - Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ đập nát tan tành

Đối với quân đội ta, ngay trong Chỉ thị thành lập đầu tiên, Chủ tịch HồChí Minh đã chỉ rõ: “Theo chỉ thị mới của đoàn thể sẽ chọn lọc trong hàngngũ những đội du kích Cao- Bắc- Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết,hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực”(9).Bác đã chỉ ra tiêu chuẩn chọn lựa hàng đầu những người vào đội tiền thâncủa quân đội ta phải là những người “kiên quyết, hăng hái nhất” Đó là sựgiác ngộ chính trị sâu sắc và tinh thần chiến đấu cao Với tinh thần “quyết tửcho Tổ quốc quyết sinh”, quân đội ta trong giai đoạn đầu của cuộc khángchiến chống Pháp, tuy vũ khí của ta còn thô sơ và chưa được huấn luyện kỹcàng, nhưng nhờ có tinh thần chiến đấu cao nên dần dần trưởng thành vềmọi mặt, có đủ sức mạnh chiến đấu giành được thắng lợi vẻ vang

Đánh giá vai trò của nhân tố con người trong chống Mỹ, cứu nước,Đảng ta khẳng định như một chân lý “quyết định thắng lợi của chiến tranh

có nhiều nhân tố, nhưng nhân tố cơ bản nhất là con người địch thua ta chủyếu vì nó không đối phó nổi với hàng chục triệu bộ óc không bao giờ ngừngtìm tòi phương thức, phương pháp đánh nó theo muôn hình vạn trạng”(67).Nhân tố cơ bản đó càng chắc chắn đảm bảo cho chiến thắng của nhân dân tatrong cuộc chiến mới này

Sau khi Mỹ thất bại ở Việt Nam, nhiều nhà lý luận quân sự tư sản đều

có những câu hỏi giống nhau: Tại sao dân tộc Việt Nam đất không rộng,người không đông, nghèo nàn lạc hậu, với quân đội mà lúc đầu kẻ thù coi là

Trang 22

“nhóm nổi dậy có vũ trang”, lại chiến thắng Mỹ – một nước giàu mạnh vàobậc nhất thế giới tư bản, có một quân đội hiện đại, hùng mạnh vào hàng đầuthế giới? Trả lời câu hỏi đó, một tác giả người Mỹ trong cuốn sách: “Đã mộtthời chúng tôi là những người lính và trẻ trung” (102), đó là trung tướng

Mỹ Ha-Rôn-G.Mo-rơ, nguyên là trung tá tiểu đoàn trưởng, đã từng tham gia

ở trận đụng đầu lịch sử giữa quân đội Mỹ và quân đội nhân dân Việt Nam ởIa-đrăng đã phải viết rằng: “Bộ đội của các ông thật tuyệt vời; một đốiphương có sự chỉ huy tuyệt vời ở mọi cấp và những người lính thiện chiến,hết lòng vì sự nghiệp” Ở đây, tác giả của cuốn sách – nhân chứng sống củalịch sử trong chiến tranh Việt Nam của người Mỹ cũng phải thừa nhận rằng:yếu tố quyết định trong sức mạnh chiến đấu của quân đội Việt Nam là nhân

tố con người chứ không phải là vũ khí - kỹ thuật hiện đại

Tóm lại, nhân tố con người luôn giữ vai trò chủ đạo, quyết định trongsức mạnh chiến đấu của quân đội ta Trong tình hình hiện nay, vai trò đóngày càng tăng lên, điều đó đặt ra vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách phảinâng cao chất lượng nhân tố con người để đáp ứng yêu cầu xây dựng sứcmạnh chiến đấu mới của quân đội ta hiện nay

I.2 Tính cấp thiết nâng cao chất lượng nhân tố con người trước yêu cầu phát triển sức mạnh chiến đấu mới của quân đội ta.

Việc nâng cao chất lượng nhân tố con người trong xây dựng sức mạnhchiến đấu là vấn đề cơ bản thường xuyên của mọi quân đội; bởi vai trò ngàycàng tăng của nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội –một vấn đề có tính quy luật Bản thân sức mạnh chiến đấu của quân đội vốn

là một đại lượng biến động, trong tương quan so sánh lực lượng với quân độiđối phương - đối tượng đang tác chiến hoặc đối tượng tác chiến dự kiến.Mỗi quân đội đều muốn được xây dựng, phát triển sức mạnh chiến đấu hơnđối phương Rõ nhất là trong quá trình tác chiến, sức mạnh chiến đấu của hai

Trang 23

bên luôn vận động biến đổi Trạng thái có khi cân bằng nhau, có khi bên này

so với bên kia cao hơn hoặc thấp hơn Hồ Chủ Tịch trong giai đoạn đầu củacuộc kháng chiến chống Pháp đã nêu lên một hình ảnh đạp nét:

“Nay tuy châu chấu đá voi

Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra”(11)

Đây là tư tưởng biện chứng chuyển hoá lực lượng, nói lên sự vận độngcủa sức mạnh chiến đấu trong tương quan so sánh lực lượng giữa quân đội ta

và quân đội thực dân Pháp xâm lược, dự báo về tăng trưởng sức mạnh chiếnđấu của quân đội ta và sự giảm sút sức mạnh chiến đấu của quân đội thựcdân Pháp trong chiến tranh Thực tế sự vận động so sánh giữa quân đội ta vàquân đội thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này đã diễn ra như hình ảnh Bác

Hồ đã nêu: Quân đội ta đã trưởng thành như “con hổ oai hùng”, “voi” thựcdân, đế quốc đã “bị lòi ruột ra” và chịu thất bại cay đắng; mặc dầu lúc banđầu, sức chiến đấu của quân đội ta chỉ như “châu chấu đá voi”

Xét về mặt phương pháp luận thì sự biến động của sức mạnh chiến đấu

là từ nguồn gốc bên trong sức mạnh chiến đấu, với hai nhân tố đặc trưng,trong đó con người là chủ thể sáng tạo và vũ khí kỹ thuật không ngừng cảitiến Có thể nhận thức sự vận động này qua sự khái quát của Ăng ghen trongtác phẩm “Chống Đuy-rinh”: “Không có gì lại phụ thuộc vào những điềukiện kinh tế hơn chính ngay quân đội và hạm đội Vũ trang, biên chế, tổchức, chiến thuật, chiến lược phụ thuộc trước hết vào trình độ sản xuất đạtđược trong một thời điểm nhất định và vào phương tiện giao thông Ở đâytác động cách mạng hoá không phải là “những sáng tạo tự do của trí tuệ” củanhững tướng lĩnh thiên tài, mà là việc phát minh ra những vũ khí tốt hơn vàviệc thay đổi chất liệu người lính”(3)

Do vậy, để tăng trưởng sức mạnh chiến đấu của quân đội ta trong tìnhhình hiện nay thì yêu cầu khách quan là phải thường xuyên đặt ra vấn đề

Trang 24

nâng cao vai trò nhân tố con người cùng với việc cải tiến vũ khí – kỹ thuật,trong đó việc nâng cao chất lượng nhân tố con người ở vị trí hàng đầu.

Việc đòi hỏi cấp bách nâng cao chất lượng nhân tố con người trong sứcmạnh chiến đấu của quân đội ngày nay là do yêu cầu của thực tiễn phát triểnsức mạnh chiến đấu của quân đội lên một trình độ mới, theo hướng xây dựngquân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêucầu bảo vệ Tổ quốc trong chống “diễn biến hoà bình”, chống bạo loạn, lật đổcủa kẻ thù và trong các tình huống khác nhau của xung đột vũ trang, chiếntranh xâm lược

Dưới đây là những vấn đề cụ thể quy định tính cấp bách của việc nângcao chất lượng nhân tố con người của quân đội ta ngày nay

- Nâng cao chất lượng nhân tố con người trước yêu cầu phát triển mớicủa vũ khí - kỹ thuật

Quân đội ta dựa vào sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc, đãđánh bại quân đội của các đế quốc lớn với trang bị vũ khí kém hơn quân độiđịch Nhưng nếu chúng ta thoả mãn, dừng lại ở những gì ta có trong sứcmạnh chiến đấu ở hai chục năm về trước thì không hẳn chúng ta có thể giữđược niềm vinh quang của người chiến thắng trong các cuộc chiến tranhtương lai, nếu kẻ địch liều lĩnh hoặc có thời cơ tấn công ta bằng quân sự.Nguy hiểm hơn là bị chúng tấn công làm tha hoá, mất sức chiến đấu, bị vôhiệu hoá trong “diễn biến hoà bình”

Trong các cuộc kháng chiến trước đây, chúng ta đã đối phó với các loại

vũ khí hiện đại nhất của đối phương, trừ vũ khí nguyên tử Nhưng đến nay

đã trải qua hai thập kỷ, công nghệ, vũ khí, kỹ thuật quân sự đã có nhữngphát triển mới do thành quả của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ manglại

Trang 25

Sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh (1991)- cuộc chiến tranh đầu tiên sauchiến tranh lạnh, giới quân sự Mỹ đã đánh giá: “các lực lượng và học thuyếtquyết định sự thành công của chiến dịch “bão táp sa mạc” là kết quả của quátrình 20 năm điều chỉnh đôi khi tốn nhiều công sức của quân đội Mỹ vềtrang bị, huấn luuyện và tổ chức”(81) Kết luận của Uỷ ban quân sự hạ nghịviện Mỹ rút ra là: “Nếu Việt Nam và những chiến dịch sau đó được coi làbài học có tính chất tham khảo cho giới quân sự trong suốt những năm 70 và

80 thì từ nay về sau, chiến dịch “bão táp sa mạc” sẽ là tiêu chuẩn để kiểmnghiệm hầu hết những vấn đề quan trọng về trang bị và chính sách quânsự”(81) Dĩ nhiên là, họ đã thổi phồng những phát triển mới về học thuyếtchiến tranh cùng vũ khí kỹ thuật trong chiến tranh vùng Vịnh; song cũngphải thấy rằng, họ không dùng lại ở trình độ công nghệ vũ khí, nghệ thuậtquân sự đã sử dụng trong chiến tranh vùng Vịnh

Không phải chỉ Đế quốc Mỹ và các nước lớn khác mà các nước đangphát triển cũng không lơ là việc trang bị vũ khí kỹ thuật cao cho quân độimình “trong cuộc chạy đua vũ trang mi ni”, sau cuộc chạy đua giữa hai siêucường kết thúc Tuy rằng xu thế hoà bình hợp tác trên thế giới đang pháttriển, nhưng không phải nước ta không còn nguy cơ đe doạ xâm lược bằngquân sự Chúng ta vẫn phải tính toán đối phó với các tình huống ngay trong

“cuộc chiến hoà bình”, và các tình huống chiến tranh ở các quy mô khácnhau, trong đó quan tâm trước mắt là loại chiến tranh quy mô nhỏ và vừa,chớp nhoáng, bằng các loại vũ khí công nghệ hiện đại, kỹ thuật cao

Chúng ta chống vũ khí luận của các giới quân sự phương Tây coi “khi

đã có phương tiện tiến hành chiến tranh hiện đại, thì nhân tố tinh thần không

có bất cứ một vai trò nào cả”(71); và phê phán thái độ khiếp sợ vũ khí hiệnđại của quân đội các nước đế quốc, sinh hoài nghi, thậm chí bi quan về khảnăng bảo vệ Tổ quốc của chúng ta Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng, sức

Trang 26

mạnh chiến đấu của quân đội các nước lớn ngày nay có thuận lợi rất lớn dựavào chất lượng vũ khí, trang bị- kỹ thuật hiện đại do ứng dụng kết quả củacuộc cách mạng khoa học và công nghệ vào trong lĩnh vực quân sự Rõ ràng,

vũ khí - trang bị kỹ thuật dựa trên cơ sở công nghệ cao đã tạo nên sức cơđộng bộ đội nhanh, vũ khí có tầm bắn xa, độ chính xác cao, quy mô sátthương lớn Hơn nữa, công nghệ cao đã xuất hiện không chỉ trong sản xuất

mà cả trong hoạt động chiến đấu, đã chuyển giao một số chức năng vốn cócủa con người cho phương tiện kỹ thuật: Như xu hướng chuyển giao nhữnghoạt động mang tính chất cơ bắp, chức năng phản ánh thuần tuý cho phươngtiện kỹ thuật đảm nhiệm Những phương tiện thông tin điện tử với độ chínhxác cao, tốc độ xử lý tình huống hàng tỷ phép tính trong một giây, nhữnghoạt động của các Rô-bớt, các loại “vũ khí thông minh”v.v đang đảmnhiệm ngày càng nhiều hơn chức năng tư duy (lôgíc hình thức) của conngười Có nhiều hoạt động phức tạp, trong điều kiện ác liệt của hoạt độngchiến đấu ngày nay được các phương tiện kỹ thuật đảm nhiệm tốt hơn conngười, đòi hỏi con người phải vươn lên thực hiện chức năng làm chủ sángtạo của mình Một cuộc chạy đua giữa các nước lớn đang diễn ra trong lĩnhvực khoa học công nghệ quân sự nhằm giành kỷ lục về tốc độ, tầm xa, quy

mô huỷ diệt và giảm bớt tối đa sự hiện diện của con người giữa trận mạc.Nêu lên tình hình thực tế về sự phát triển trang bị vũ khí của quân độicác nước lớn như thế, không phải với dụng ý đặt vấn đề cho quân đội ta phảiđược trang bị tương đương để đối phó trong chiến tranh Trước mắt, chúng

ta chưa có điều kiện để có vũ khí trang bị kỹ thuật tương đương với đốiphương Hơn nữa, nếu đã có nền kinh tế phát triển cao, có lẽ chúng ta cũngkhông tìm cách để trang bị vũ khí như những quân đội đi xâm lược Tuyvậy, Đảng và Nhà nước ta phải giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa đầu tưphát triển đất nước, cải tạo đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng an

Trang 27

ninh, tạo cho quân đội có được sự cải tiến trang bị vũ khí theo hướng hiệnđại hoá phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta Điều này có tácđộng ngay đến nhân tố con người, đòi hỏi cán bộ chiến sỹ chúng ta phảivươn tới sử dụng thành thạo và bảo quản được những phương tiện chiến đấumới đó, đồng thời sáng tạo cách đánh mới Đó cũng là đòi hỏi nhằm nângcao chất lượng nhân tố con người, nâng cao phẩm chất chiến đấu của cán bộ,chiến sỹ

Tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng nhân tố con người của quânđội ta còn từ thực tế về trang bị vũ khí của quân đội đối phương đã và sẽ cónói trên đây và về kinh nghiệm mà chúng ta đã tổng kết được Kẻ thù có thểđánh chúng ta với vũ khí hiện đại nhất, với kinh nghiệm đã rút ra được trongchiến tranh Việt Nam và “thắng lợi” trong chiến tranh vùng Vịnh Chúng taphải quan tâm phát huy tối đa nhân tố con người trong xây dựng sức mạnhchiến đấu, mới bảo đảm được yêu cầu của bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnhmới của thế giới, đang có những biến đổi nhanh chóng của quân đội cácnước, đặc biệt là quân đội được xác định là đối tượng tác chiến tương lai củaquân đội ta

Chiến tranh hiện đại sẽ vô cùng quyết liệt Chúng ta kiên định nguyêntắc phương pháp luận: Con người là chủ thể của quá trình chiến đấu, của vũkhí và các phương tiện vật chất khác Sự phát triển của công nghệ hiện đạingày nay chỉ có thể làm tăng lên gấp nhiều lần sức mạnh cuả con người,nhưng hoàn toàn không thay thế được con người Những cuộc chiến đấugiữa các khí tài điện tử, thậm chí giữa các “Rô-bốt chiến đấu” như các nhàquân sự dự báo, thực chất cũng là những cuộc đấu trí, đấu lực, đấu cân nãogiữa con người của hai bên đối chiến

Do đó, cần thấy được tính chất ác liệt của chiến tranh trong tương lainếu xảy ra, để kịp thời nâng cao chất lượng cho nhân tố con người của

Trang 28

chúng ta.Cuộc chiến đòi hỏi cán bộ, chiến sỹ chúng ta chẳng những phải rấtcao về dũng khí về ý chí quyết chiến, quyết thắng và một sức chịu đựng dẻodai về thể lực, mà còn phải phát huy những yêu cầu khác của phẩm chấtchiến đấu để đánh thắng kẻ thủ trong hoàn cảnh quân đội ta với vũ khí tađang có, vẫn kém hiện đại hơn quân đội đối phương nhiều lần.

Tài thao lược, cách đánh truyền thống trong các cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ đã phát huy ưu thế của chiến tranh chính nghĩa,của thế trận chiến tranh nhân dân đánh bại các đội quân nhà nghề, mà chúng

ta đã tổng kết được, cần phải được nghiên cứu để áp dụng sáng taọ trongcuộc chiến hiện nay cũng như trong chiến tranh dự kiến Sức chiến đấu mớicủa quân đội ta không cho phép chỉ dừng lại ở mức độ của kinh nghiệm đó.Chúng ta hoàn toàn có khả năng phát huy ưu thế của nhân tố chính trị- tinhthần của toàn dân, toàn quân trong tình hình mới, nhưng không thể dừng lại

ở chất lượng vốn có trước đây và hiện nay

Sự phát triển của tình hình thế giới và riêng nước ta đưa lại nhữngthuận lợi, thời cơ cho phát triển đất nước, có điều kiện để củng cố và nângcao nhân tố chính trị-tinh thần cho cán bộ và chiến sỹ Nhưng không ít nguy

cơ mà đất nước phải chống đỡ vẫn đang hàng ngày tác động tiêu cực đếnquân đội, khiến cho chúng ta không được chủ quan về chất lượng nhân tốcon người, về sức mạnh chiến đấu của quân đội ta Không có nhân tố chínhtrị tinh thần phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới ngày nay, thì quân đội tathậm chí đến kinh nghiệm cũng không đưa ra áp dụng được, chứ chưa nóiđến cần thiết phải phát triển sáng tạo ra trên cơ sở truyền thống đó, nhữngcách đánh hay, mới cả về chiến đấu, chiến dịch và chiến lược, cả đấu tranh

vũ trang, và đấu tranh chính trị- tư tưởng

Vậy là, việc nâng cao hơn nữa chất lượng nhân tố con người để pháthuy thế mạnh vốn có của quân đội ta lên tầm cao mới nhằm tạo nên sức

Trang 29

mạnh chiến đấu mới là có tính khách quan Phát huy thế mạnh vốn có đó củaquân đội ta lại cũng gắn với việc nắm bắt và khoét sâu những điểm yếu củaquân đội đối phương là ở nhân tố con người Điểm yếu chí mạng của quânđội đối phương là ở nhân tố con người.Về hệ tư tưởng, dù các ông chủ điềukhiển quân đội đế quốc sặc mùi “vũ khí luận”, thì trong hiện thực chỉ đạochiến tranh, họ vẫn phải tính toán đến con người cầm súng không có lýtưởng chiến đấu Bởi lẽ thứ nhất: chúng sẽ thua trận khi binh lính thiếu tinhthần chiến đấu; lẽ thứ hai sâu xa hơn: binh lính tử trận kéo theo đó món nợtinh thần đối với nhân dân nước họ “Hội chứng Việt Nam” đã kéo dài mấychục năm ở Mỹ là thuộc lẽ thứ hai này Do đó, trong hiện đại hoá quân độicủa các nước đế quốc để tạo nên sức mạnh chiến đấu cao, có vấn đề tạo “ vỏthép” thân thể cho binh sỹ và cũng là trấn an tinh thần họ Các “ hàng ràođiện tử” , “cây nhiệt đới”v.v mà Mỹ dùng trong chiến tranh xâm lược nước

ta đã mang ý nghĩa sâu sắc bên trong như vậy Ngày nay, rút kinh nghiệmthất bại trong chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến tranh hao người tốn của,

đế quốc Mỹ có sự điều chỉnh chiến lược quân sự sao cho vẫn thực hiện đượcchính sách cường quyền, áp đặt mà đỡ phải đưa quân ra nước ngoài Nếu cóchiến tranh thì họ dựa vào trang bị hiện đại, cố thực hiện loại “chớpnhoáng”; nếu có phải lưu trú đóng quân ở nước ngoài một thời gian, thì họ

sẽ phải dùng “chính sách luân phiên”

Để khoét sâu điểm yếu về con người của quân đội đối phương thì rõràng, nhân tố con người của quân đội ta phải có chất lượng cao hơn conngười quân đội đối phương trong cuộc chiến tranh mà vũ khí của ta kémhiện đại hơn vũ khí của quân đội đối phương

Vì vậy, nhân tố con người của quân đội ta không chỉ ưu thế về lý tưởng

và ý chí chiến đấu mà còn phải biết các điểm yếu của địch về vũ khí, trang bị

kỹ thuật, từ đó có cách đánh mưu trí có hiệu quả

Trang 30

Trong kháng chiến chống Mỹ với khẩu hiệu “nắm thắt lưng địch màđánh”, cán bộ, chiến sỹ chúng ta, không chỉ là bộ binh mà cả các binhchủng, quân chủng, đều vận dụng sáng tạo nghệ thuật tác chiến của mình, đểkhoét sâu chỗ yếu và triệt tiêu chỗ mạnh của địch, bắt địch bị động theo cáchđánh của ta Ngày nay, ta cũng phải phát huy truyền thống đó.

Dù phương tiện hiện đại như thế nào, dù phương tiện ấy được điềukhiển từ xa, “tiến công từ ngoài đường chân trời” thì nguyên lý của chiếntranh xâm lược là phải chiếm được lãnh thổ, phải đưa con người vào kiểmsoát phần lãnh thổ chiếm được cùng với dân cư ở đó Vì thế, khi đối mặt vớiquân xâm lược, cán bộ, chiến sỹ ta vẫn phát huy được ở tài thao lược,cáchđánh thông minh, hạn chế đến tối đa sức mạnh hoả khí của địch, bảo tồnsinh lực chiến đấu của mình, biết đánh vào những nơi hiểm yếu của địch(đầu não chỉ huy, thông tin liên lạc v.v ), đặc biệt là tiêu diệt sinh lực địch,làm rung chuyển tinh thần con người của đối phương, làm dao động ý chí vàcuồng vọng của kẻ thù hòng dùng vũ khí công nghệ cao, thực hiện chínhsách xâm lược, cường quyền, áp đặt đối với các dân tộc khác.Kinh nghiệmchiến tranh cho thấy, trang bị vũ khí kỹ thuật của địch có hiện đại đến đâucũng không thể hoàn hảo, vẫn có những nhược điểm, do đó không thể pháthuy được đầy đủ tính năng tác dụng trong chiến đấu, nhất là lại do nhữngcon người không có lý tưởng và ý chí chiến đấu cao sử dụng

Trong cuộc chiến tranh bằng không quân của Mỹ đánh phá miền Bắcnước ta, sự thành công trong kỹ thuật “Phản nhiễu” bằng cả ý chí và trí tuệcuả đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên của ta, đã tạo cho bộ đội phòng không của

ta bắn rơi các máy bay hiện đại của Mỹ, kể cả pháo đài bay B52, bằng cácphương tiện chiến đấu chúng ta có mà theo đúng tính năng tác dụng của thiết

kế sản xuất ra chúng ở nước ngoài thì không thể làm được điều đó

Trang 31

Ngày nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, đã làmcho các quân đội hiện đại được trang bị hệ thống chỉ huy tự động hoá, cácphương tiện thông tin và trinh sát tối tân Cuộc chiến tranh điện tử để nghibinh, đánh lừa đối phương diễn ra tinh vi, phức tạp Để đối phó thắng lợi ,quân đội ta vẫn phải kết hợp ý chí và trí tuệ, cán bộ chiến sỹ ta, một mặtkhông để quan điểm “vũ khí bất khả kháng” chi phối, đi đến tuyệt đối hoásức mạnh các phương tiện địch sẽ sử dụng đánh ta; mặt khác phải có trình

độ hiểu biết nhất định để phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của các phươngtiện đó mà sáng tạo cách đánh có hiệu quả

Hệ thống vũ khí “trí năng” vẫn có những trục trặc như: báo động sai,bắn nhầm mục tiêu, mất liên lạc, mất điều khiển v.v Vì vậy có thể tạothông tin giả, mục tiêu giả để thu hút đánh lừa đối phương; hoặc là, các tổhợp điều khiển và tổ hợp hoả lực của vũ khí chính xác cao được điều khiển

và hoạt động dựa trên cơ sở vô tuyến điện tử, kỹ thuật la-de và máy tính nên

có thể vô hiệu hoá nó bằng môi trường hoạt động hoặc trực tiếp tiêu diệt cơquan chỉ huy, thông tin, các cơ quan điều khiển tổ hợp v.v

Ngoài ra vũ khí chính xác cao còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố vềđịa hình, thời tiết và cách đánh của đối phương Vì vậy, nếu con người biếtkhai thác những hạn chế của nó, thì sẽ tìm được những phương pháp đối phó

có hiệu quả, ngay cả khi điều kiện vũ khí kỹ thuật trang bị còn hạn chế Bất

cứ quốc gia nào cũng có khả năng tìm kiếm những phương án thích hợp, phùhợp với điều kiện kinh tế, địa lý, khoa học kỹ thuật quân sự, với những conngười dũng cảm, năng động, sáng tạo để đối phó có hiệu quả với chiến tranh

Trang 32

nguỵ trang điện tử và làm các mục tiêu giả Vì vậy, với các ra đa cơ độngtương đối cổ, làm việc bước sóng khá dài, nhưng những ngày cuối của chiếndịch “bão táp sa mạc” phía I-rắc đã hạn chế khả năng hoạt động của máy bayF111 A của Mỹ và liên quân Nếu sử dụng các phương tiện không chịu tácđộng của chiến tranh điện tử thì “bộ áo giáp điện tử” càng tỏ ra ít hiệunghiệm hơn Máy bay Mỹ bị bắn rơi với tỷ lệ rất cao bằng vũ khí phòngkhông; khoảng 15% tên lửa Tô-ma-hốc của Mỹ bị tổn thất do súng, pháo cỡnhỏ của I-rắc.

Những yếu tố bí mật, bất ngờ vẫn có giá trị cao trong chiến tranh điện

tử Những yếu tố ấy thuộc về con người Nhưng con người phải có tri thức

về điện tử, kết hợp với tinh thần dũng cảm chiến đấu mới thực hiện được bímật, bất ngờ trong tác chiến hiện đại

Một vấn đề không kém phần quan trọng đặt ra cho chất lượng conngười từ phương diện làm chủ vũ khí kỹ thuật trang bị là “lấy vũ khí địchđánh địch” Đó là một truyền thống quý báu của quân đội ta Trong quá trìnhchiến đấu, ta càng đánh càng mạnh Sự mạnh dần lên đó, có mặt do cải tiếntrang bị,vũ khí, vũ khí- kỹ thuật Những trang bị, vũ khí kỹ thuật đó có phần

tự tạo ở các công binh xưởng, nhất là giai đoạn đầu, có phần do viện trợ củacác nước anh em, nhưng cũng có phần lấy được của địch, Ngày nay, khôngcòn sự chi viện của các nước anh em nữa Công nghiệp quốc phòng của taphải đáp ứng được yêu cầu cao cả chất lượng và số lượng vũ khí kỹ thuật màquân đội ta cần trang bị Nhưng nếu có chiến tranh, thì vẫn phải tích cực “lấy

vũ khí địch đánh địch” Do đó, cán bộ chiến sỹ chúng ta, chẳng những phảitinh thông sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật của địch có, mà ta không có,không phải chỉ để biết mà phòng tránh và phá huỷ khi tác chiến, mà tích cựchơn là biến của địch thành của ta Các thứ vũ khí, trang bị kỹ thuật thu được

đó sẽ làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu của mình, nếu cán bộ, chiến sỹ

Trang 33

chúng ta biết cách sử dụng để chiến đấu.Vì trang bị vũ khí kỹ thuật của địchhiện đại, nên cán bộ, chiến sỹ chúng ta cần có trình độ học vấn cao hơn nữa

để tiếp nhận công nghệ quân sự tương ứng kể cả vũ khí hoá học, vũ khí sinhhọc, vũ khí phi hạt nhân

Dù chúng ta không có vũ khí nguyên tử, chúng ta cũng phải có hiểubiết ít nhất là các vũ khí nguyên tử chiến thuật để chủ động phòng tránh vàđánh địch khi kẻ thù liều lĩnh sử dụng tiến công ta

Những luận giải trên đây, rõ ràng trực tiếp hoặc gián tiếp đặt vấn đềcho quân đội ta phải cấp bách nâng cao chất lượng nhân tố con người , bảođảm cho cán bộ chiến sỹ chúng ta làm chủ được trang bị vũ khí kỹ thuật ta

có, chủ động trong chiến đấu, bắt địch bị động theo cách đánh của ta, không

bị bất ngờ mà kịp thời đối phó với các phương tiện chiến tranh lần đầu địchđưa ra chiến trường Chúng ta phải đánh giá lại phẩm chất chiến đấu hiệnnay của cán bộ chiến sỹ chúng ta từ góc độ làm chủ trang bị vũ khí kỹ thuật,

để quan tâm đến việc nâng cao chất lượng con người trong khi thực hiệnchương trình, kế hoạch xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,từng bước hiện đại Đó là một chất lượng toàn diện cả về chính trị-đạo đức,

kỹ năng, nghệ thuật tác chiến, tâm lý và thể lực

- Nâng cao chất lượng nhân tố con người trước yêu cầu phát triển sức mạnh chiến đấu mới của quân đội ta chống chiến lược " diễn biến hoà bình" kết hợp gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch

Chúng ta đã biết, ngày nay đế quốc Mỹ đang triển khai một chiến lượcphức hợp chống Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của chúng ta Nội dung

cơ bản của chiến lược đó là: diễn biến hoà bình kết hợp với bạo loạn, lật đổ,kết hợp với răn đe quân sự, can thiệp vũ trang từ bên ngoài vào và khi cóđiều kiện thì phát động chiến tanh xâm lược ở các quy mô khác nhau, nhất là

Trang 34

quy mô nhỏ, vừa, chớp noáng hòng xoá bỏ chủ nghĩa xã hội, thủ tiêu độc lậpdân tộc của Tổ quốc ta.

Chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đang triểnkhai thưcj hiện ở nước ta, sau khi chúng đã làm sụp đổ Liên Xô và các nước

xã hội chủ nghiã Đông Âu không cần đến súng đạn Trong áp dụng chiếnlược đó để đánh phá Việt Nam, đế quốc Mỹ phải tính toán đến những cáimạnh, cái yếu của xã hội và con người Việt Nam, nên bổ sung và phát triểnchiến lược với nội dung phức hợp như trên Nó không lập lại nguyên xi như

ở châu Âu

Mục tiêu của chiến lược này là xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta.Nhưng, mặt trận chủ yếu là chính trị-tư tưởng và văn hoá; năth trận hỗ trợrất quan trọng là kinh tế, quân sự đóng vai trò răn đe, hậu thuẫn để nếu bằngdiễn biến hoà bình thuần tuý, hoặc diễn biến hoà bình kết hợp bạo loạn, lật

đổ thất bại thì chungs có thể chuyển sang dùng chiến tranh xâm lược hòngthực hiện mục tiêu

Do vậy, chúng ta phải quan niệm dùng thực chất của chiến lược “diễnbiến hoà bình”.Đó là một cuộc chiến thầm lặng, nhưng quyết liệt giữa ta vàđịch Quân đội ta là một hướng đột kích chủ yếu của các thế lực thù địch.Bởi nếu phá rã được quân đội ta hoặclàm cho quân đội ta mất phương hướngchính trị, trở thành vô hiệu, thì quyền lực chính trị của nhân dân dưới sự lãnhđạo của Đảng sẽ không còn chỗ dựa bạo lực và suy yếu đi, tạo điều kiện chocác thế lực chống nhân dân, chống Đảng Cộng sản, chống chủ nghĩa xã hội,chống chính quyền, đưa đất nước đi vào thảm hoạ như đã xảy ra ở các nước

xã hội chủ nghĩa Đông ầu và Liên Xô (cũ)

Nếu đối tượng của “ diễn biến hoà bình” là con người, với một bề rộngtác động đến mọi con người trong mọi tổ chức của xã hội và một chiều sâunhằm vào lực lượng nòng cốt từ chỗ cơ sở đến cấp cao nhất của Đảng, Nhà

Trang 35

nước và các tổ chức chính trị-xã hội khác, thì đối với quân đội, nó đánh vàomọi quân nhân nhằm gài được lực lượng đối lập vào bộ máy lãnh đạo, chỉhuy các cấp, cho đến bộ chỉ huy tối cao.

Nếu trong “chiến tranh nóng”, kẻ địch sử dụng đạn đồng, chất độc hoáhọc và tia phóng xạ, thì trong cuộc “chiến tranh không có khói súng” này,chúng dùng nọc độc tư tưởng, văn hoá , lối sống để sát thương, tiêu hao vàtiêu diệt quân đội ta Bên cạnh vũ khí- kỹ thuật không ngừng cải tiến để răn

đe quân sự, được sử dụng ở đây như công cụ tâm lý để hù doạ những ngườiyếu bóng vía, làm họ mất tinh thần vì sợ kỹ thuật, công nghệ quân sự Âu

Mỹ, chúng còn sử dụng các phương tiện tác động tinh thần và các hình thứctruyền bá lối sống sa đoạ hòng làm cho quân đội ta tự diễn biến theo tưtưởng và lối sống tư sản, đối lập với hệ tư tưởng cách mạng và nếp sống văn

hó mang bản sắc dân tộcmà chúng ta đang phát triển Với ý đồ “phi chính trịhóa”, “tự do hoá”, chúng nhằm tạo rakhoảng trống ý thức hệ đối với quânđội ta Nếu chúng thực hiện được âm mưu đó thì quân đội dù vẫn có nguyênvẹn quân binh, vẫn đủ các quân chủng, binh chủng, các binh đoàn, phân đội,vẫn được trang bị và huấn luyện theo kế hoạch, thì có lẽ cũng chỉ có thểhùng dũng và đẹp đẽ trong thực hiện các nghi lễ quốc gia đón nguyên thủnước ngoài đến thăm, hoặccác cuộc diễu, duyệt binh trong các ngày lễ lớn.Quân đội sẽ “án binh bất động”, không có sức chiến đấu để tham gia cùngnhân dân dẹp các cuộc bạo loạn phản cách mạng núp dưới các chiêu bàikhác nhau

Thâm độc hơn, kẻ thù còn thực hiện âm mưu chia rẽ, đi đến đối lậpquân đội với nhân dân, với các Đảng bộ và chính quyền địa phương Chúnglợi dụng những sự kém hiểu biết của cán bộ và chiến sỹ chúng ta về phongtục, tập quán của các dân tộc ít người, về lễ nghi và những cấm kỵ củanhững tôn giáo, về cả luật pháp nữa, châm ngòi gây các vụ xung đột cục bộ

Trang 36

đây đó trong nhiều vùng của đất nước để làm mất uy tín “Bộ đội cụ Hồ”.Chiến lược “diễn biến hoà bình”, còn âm mưu đẩy những cá nhân cán bộ,chiến sỹ sống sa đoạ, biến chất, không còn nhân cách quân nhân; bộ phậnnày hay bộ phận kia của quân đội rệu rã, không đảm nhận được vai trò làcông cụ bạo lực tin cây của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Vậy là, “cuộc chiến hoà bình”, “cuộc chiến đánh vào lòng người” nàynhằm vào mục tiêu chính là đánh thẳng vào nhân tố chủ đạo và quyết địnhsức mạnh chiến đấu của quân đội ta Nếu để cho kẻ địch thực hiện được các

âm mưu, thủ đoạn của nó thì quân đội ta sẽ thất trận, bị đánh bại trong cuộcchiến hiểm độc này của kẻ thù thù ngay trong thời bình, không có sức chiếnđấu để bảo vệ chế dộ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, để đối phó với “chiếntranh nóng” ở các quy mô dự kiến

Những luận giải trên đây về chiến lược mới của kẻ thù chống Tổ quốc

và nhaan dân ta, đã minh hoạ thêm sự mở rộng nội hàm của khái niệm sứcmạnh chiến đấu của quân đội ta bao hàm các việc biết và thành thạo cả trong

“tác chiến’ về chính trị-tư tưởng như đã nêu ở tiết1 Nhưng chủ yếu là đểkhẳng định, ngày nay chúng ta phải quan tâm hơn nữa nâng cao chất lượngnhân tố con người, tạo cho quân đội ta một sức mạnh chiến đấu toàn diện,đảm bảo đánh thắng kẻ thù không chỉ trong chiến tranh nóng, mà trước hếtlàm thất bại chiến lược “diễn biến hoà bình” Chất lượng con người trongquân đội phải rinh nhuệ trong đấu tranh vũ trang và vững vàng, sắc béntrong đấu tranh chính trị-tư tưởng

Nếu trong đấu tranh vũ trang, tất cả phẩm chất chiến đấu của cán bộ,chiến sỹ dồn vào đánh thắng đối phương thực hiện thắng lợi nhiwmj vụ quân

sự, thì trong đấu tranhchính trị tư tưởng là làm vô hiệu hoá, làm phá sản các

âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đánh ta trên mặt trận chính trị-tư tưởng, vănhoá, lối sống

Trang 37

Người chiến binh trên mặt trận này tối thiểu phải có tiềm năng bêntrong thường xuyên đủ sức chiến đấu để tự bảo vệ được mình, không bị kẻthù bắt làm “tù binh tư tưởng” Mỗi cán bộ, chiến sỹ còn phải có khả năngtiến công chống các luận điệu lừa bịp, mị dân mang chiêu bài khoa học,nhân văn Hơn nữa, không để bị kẻ địch lợi dụng sơ hở của mình về tâm lý,

về sự cha từng trải, về thiếu hiểu biết các quan hệ xã hội, quan hệ công dân,

tự đưa mình vào “bẫy”, đẩy mình tới hành vi trái đạo lý và pháp lý

Trên mặt trận chính trị-tư tưởng, kẻ thù có thể nhanh chóng rút kinhnghiệm “tác chiến”, thay đổi thủ đoạn, phương tiện Chúng chi phí hàng tỷ

đô la với một đội ngũ đông đảo tri thức làm thủ sẵn sàng sản xuất ra các luậnđiệu, các nguỵ thuyết, phục vụ cho chiến tranh tâm lý Bằng cách đó, chúng

hy vọng làm cho chúng ta không đối phó kịp với sự tiến công của chúng.Một nhân tố con người đáp ứng yêu cầu của sức mạnh chiến đấu trong

“tác chiến” chính trị-tư tưởng, văn hoá và không ngừng mài sức vũ khí đó

Sự thoả mãn, dừng lại trong bồi đưỡng con người về chính trị tư-tưởng trongquân đội ta, dù ở mức độ nào, cũng có tác dụng tiêu cực, làm tụt hậu chấtlượng nhân tố con người trong quân đội, khi kẻ thù tư duy thực dụng, khôngngừng rút kinh nghiệm tiến công ta bằng “diễn biến hoà bình”, thì rõ ràng làmột nguy cơ cho đất nước và chế độ ta

Thực tế hiện nay, toàn quân đang tích cực triển khai cuộc tiến côngđịch trên mặt trận chính trị- tư tưởng Cán bộ làm công tác Đảng- công tácchính trị và các cơ quan chính trị trở thành lực lượng tham mưu thường trực

“tác chiến”, giúp tổ chức lãnh đạo, chỉ huy các cấp tổ chức, điều hành đơn vịchiến đấu trên mặt trận nóng bỏn này Đã có những đơn vị hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ Nhưng chúng ta đang trong quá trình vừa “chiến đấu” vừa rútkinh nghiệm Việc xác định những phương án, sử dụng lực lượng, phươngthức, sự phối hợp cùng các cơ quan Dân- Chính- Đảng để tác chiến còn

Trang 38

nhiều lúng túng Trình độ nhận thức của cán bộ, chiến sỹ về mặt trận mớinày còn mơ hồ, kém cảnh giác, trình độ sử dụng “vũ khí chính trị- tư tưởng”;

sự hiểu biết về chiến lược của Đảng, pháp luật, tôn giáo, phong tục tập quáncủa các dân tộc; sự nhạy bén chính trị, bản lĩnh cá nhân độc lập “tác chiến” còn nhiều hạn chế Đây là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn đặt ra phải nâng caochất lượng nhân tố con người trong xây dựng sức mạnh chiến đâu mới củaquân đội

Chúng ta cũng cần phải quan niệm đúng rằng, việc “tác chiến” về chínhtrị-tư tưởng của quân đội ta không chỉ trong cuộc chiến hiện nay chống

“diễn biến hoà bình” Cũng như trong các cuộc kháng chiến trước đây, trongchiến tranh bảo vệ Tổ quốc nếu xảy ra trong tương lai, quân đội và nhân dân

ta vẫn phải đối phó với chiến tranh tâm lý, “chiến tranh chính trị”của địch.Điều khác là địch tiến hành chiến tranh tâm lý, chién tranh chính trị toàndiện hơn, thủ đoạn tinh vi hơn trong các cuộc chiến tranh xâm lược nước tavừa qua; chúng dựa vào sức mạnh của vũ khí công nghệ cao và có nhữngphương tiện hiện đại đê làm chiến tranh tam lý

Trong các đặc điểm của “chiến tranh thế hệ thứ tư” của lý luận quân sựHoa Kỳ ngày na, có một đặc điểm nói rõ: “mục đích tác chiến là làm ta rã vềtam lý mà không tiêu diệt về sinh lý Mục tiêu của chiến tranh baogồm pháhoại về văn hoá của nước địch, làm lung lay tình thần và sư giúp đỡ củanhân dân nước địch đối với chiến tranh”, và “tâm lý chiến trở thành vũ khíchiến lược và chién dịch chính, có thể mạnh hơn nhiều các sư đoàn thiếtgiáp”

Do đó, việc xây dựng sức mạnh chiến đấu cho quân đội ta, đối phó vớichiến tranh xam lược trong tương lai, phải đảm bảo cho chất lượng nhân tốcon người không phải chỉ từ đòi hỏi phía phát triển trang bị vũ khí hiện đại

Trang 39

của quân đôi đối phương, mà còn do đòi hỏi phải đánh thắng tâm lý chiếncủa nó, làm phá sản học thuyết chiến tranh của chúng.

Dĩ nhiên, nhân tố con người được bồi dưỡng và từng trải trong cuộcchiến chống “diễn biến hoà bình” là đã tạo niềm năng cho phát huy nó trongchiến tranh tương lai, mặc dầu, trong chiến tranh đặt ra những yêu cầu mớicho phát triển nhân tố con người

Do đó, phải đặt ra vấn đề nâng cao chất lượng nhân tố con người trongxây dựng sực mạnh chiến đấu của quân đội ta hiện nay là vấn đề vừa cơ bảnvừa cấp bách để quán triệt sâu sắc hơn yêu cầu xây dựng quân đội toàn diện,trên cơ sở xây dựng về chính trị

- Nâng cao chất lượng nhân tố con người trước yêu cầu phát triển của bản thân con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trên đây đã luận giải nhân tố con người trong quan hệ với sự phát triểncủa phương tiện chién đấu trong cả tác chiến quân sự và “tác chiến” chínhtrị Tính cấp bách của nâng cao chất lượng nhân tố con người còn xuất phát

từ yều cầu của sự phát triển của bản thân con người Bởi con người trongsức mạnh chiến đấu của quân đội phát triển không chỉ một chiều từ sự thayđổi của phương tiện chiến đấu Sự biến đổi “chất liệu người lính” cũng làmột mặt của nâng cao sức mạnh chiến đấu theo quan điẻm của Ph.Ăng ghen

ở trên đã nêu

Con người trong lĩnh vực hoạt động quan sự không tách khỏi cộngđồng xã hội, không tồn tại tách biệt bên ngoài hệ thống kinh tế - chính trịcủa đất nước Cán bộ, chiến sỹ và viên chức quốc phòng giữ vai trò làm chủ

xã hội, đang đấu tranh cho sự phát triển của Tổ quốc và bảo vệ sự phát triển

đó Với những con người đó, nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấutất nhiên không dừng lại ở chất lượng vốn có được tạo ra sau mấy chục nămchiến đấu giải phóng đất nước

Trang 40

Ngày nay cách mạng nước ta, công cuộc đổi mới xã hội chủ nghĩa đangđặt ra những yêu cầu mới cho sự phát triển con người Đây là điểm xuất phát

để nghiên cứu sự biến đổi nhân tố con người trong quân đội, trong xây dựngsức mạnh chiến đấu của quân đội

Yêu cầu phát triển bản thân con người Việt Nam ta ngày nay đợc phảnánh đầy đủ trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng đã xácđịnh: “mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do conngười Chiến lược kinh tế-xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm, giảiphóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, tập thể laođộng và của cả cộng đồng dân tộc” (29)

Đảng và Nhà nước đã và sẽ định ra các chủ trương, chính sách cụ thể

để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đẻphát huy quyền làm chủ của nhân dân ta trên mọi lĩnh vực của đời sống xãhội: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, xã hội

Xuyên suốt trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước là lấy quan điểm “vì con người và phát huy con người” làm phươngpháp luận Phương pháp luận đó cũng quán triệt trong xây dựng các lựclượng vũ trang nhân dân, xây dựng Quân đội nhân dân

Lý luận mác-xít khẳng định: “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nàothì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy” (2)

Chính trên cơ sở phương pháp luận đó mà Hồ Chủ Tịch đã khẳng định:

“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hộichủ nghĩa” (13) Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội đem lại ấm no, tự do,hạnh phúc cho con người, là chế độ xã hội đã hiện thực hoá một bước quantrọng giải phóng con người, tạo điều kiện cho con người hình thành nhữngphẩm chất mới sáng tạo ra

Ngày đăng: 17/12/2016, 22:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
25. NGUYễn TIẾN BÌNH: Chủ động tích cực tiến công địch trên lĩnh vực tư tưởng, chống “diễn biến hoà bình”, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số 5-1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: diễn biến hoà bình
54. “Hãy cảnh giác cuộc đại chiến thế giới không có khói súng”, Chủ biên: Lưu Đình Á, Nxb Viện khoa học xã hội Thiên Tân, Trung Quốc ấn hành 11-1991 (Tổng cục II dịch xuất bản 11-1994) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hãy cảnh giác cuộc đại chiến thế giới không có khói súng
Nhà XB: Nxb Viện khoa học xã hội Thiên Tân
62. ĐÀO ĐÌNH LUYỆN: Quán triệt tư tưởng “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít thắng nhiều” trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số 12-1994, tr.3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít thắng nhiều
66. TRẦN MÔ: “Cuộc chiến hoà bình”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 11-1995,tr.62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc chiến hoà bình
1. MÁC.C.và ĂNG GHEN. PH : Gia đình thần thánh, toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, H. 1994,tr. 181 Khác
2. MáC.C và ĂNG GHEN.PH : Hệ tư tưởng Đức, Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật,H.1995, tr. 29-55 Khác
3. ĂNG GHEN.PH: Chống Đuy-Rinh, Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, H. 1994, tr. 184-235 Khác
4. MáC.C: Tư bản, phê phán khoa kinh tế chính trị, tập thứ nhất, quyển I: Quá trình sản xuất của tư bản, Toàn tập, Tập 23 Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, H. 1993. tr 473,478,480 Khác
5. LÊ- NIN.V,I: Làm gì?, Toàn tập, Tập 6, Nxb Tiến bộ, M.1978, tr.158-162 Khác
6. LÊ-NIN.V.I: Tai hoạ sắp đến và những phương pháp ngăn ngừa tai họa đó, Toàn tập, Tập 34, Nxb Tiến bộ, M.1976 , tr.147 Khác
7. LÊ-NIN. V.I : Phải đứng trên cơ sở thực tế,Toàn tập,Tập 35, Nxb Tiến bộ, M. 1977, tr. 496-498 Khác
8. LÊ-NIN.V.I : Diễn văn tại hội nghị mở rộng của công nhân và binh sỹ, Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, M.1997, tr.147 Khác
9. HỒ CHÍ MINH: Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Toàn tập, Tập 3, Nxb Sự thật, H. 1983, tr. 377 Khác
10. HỒ CHÍ MINH: Lời kêu gọi nhân kỷ niệm 6 tháng kháng chiến, Toàn tập, Tập 4 , Nxb Sự thật, H.1984, tr. 378 Khác
11. HỒ CHÍ MINH: Bài nói chuyện tại hội nghị tổng kết chiến dịch Lê Hồng Phong II, Toàn tập, Tập 5, Nxb Sự thật, H. 1985,tr. 440 Khác
12. HỒ CHÍ MINH: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam,Toàn tập, Tập 6, Nxb Sự thật, H.1986, tr.24-36 Khác
13. HỒ CHÍ MINH: Xây dựng những con người của chủ nghĩa xã hội, Toàn tập, Tập9 Nxb Sự thật, H. 1989, tr.63 Khác
14. HỒ CHÍ MINH: Bài nói chuyện trong buổi sáng chiêu đãi mừng quân đội ta 20 tuổi, Toàn tập, Tập 9, Nxb Sự thật, H. 1989, tr.814 Khác
15. HỒ CHÍ MINH: Di chúc, Toàn tập, Tập 10 Nxb Sự thật, H.1989,tr. 834 Khác
16. NGUYỄN HỮU AN: Xây dựng sức mạnh của Đảng của quân đội nhân dân trong điều kiện ngày nay, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số 12- 1994, tr.88 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w