1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận án tiến sĩ nâng cao chất lượng chính trị của vận động viên ở các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội giai đoạn hiện nay

176 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 20 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢN

Trang 1

Các số liệu, kết quả nêu trong luận

án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ

rõ ràng.

Tác giả luận án

Vũ Văn Nam

Trang 2

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 7

1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 11

1.3 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố liên

quan đến đề tài và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 20

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG CHÍNH TRỊ CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO TRONG QUÂN ĐỘI 24

2.1 Vận động viên và chất lượng chính trị của vận động viên ở các

trung tâm thể dục thể thao trong quân đội 24

2.2 Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh

giá nâng cao chất lượng chính trị của vận động viên ở các trungtâm thể dục thể thao trong quân đội 48

Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG CHÍNH TRỊ CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN Ở CÁC TRUNG

3.1 Thực trạng nâng cao chất lượng chính trị của vận động viên ở

các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội 673.2 Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng chính

trị của vận động viên ở các trung tâm TDTT trong quân đội 87

Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG CHÍNH TRỊ CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO TRONG QUÂN ĐỘI

4.1 Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng chính

trị của vận động viên ở các trung tâm thể dục thể thao trong

4.2 Những giải pháp nâng cao chất lượng chính trị của vận động viên

ở các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội giai đoạn hiện nay 113

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 158

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Các trung tâm TDTT trong quân đội là những đơn vị thể thao có bề dàythành tích trong sự nghiệp thể thao của cả nước; là nơi tổ chức quản lý, huấnluyện, đào tạo và tập huấn các đội thể thao thành tích cao của quân đội làmnhiệm vụ thi đấu quốc gia và quốc tế Từ khi thành lập đến nay, các trung tâmTDTT quân đội đã đào tạo được một lực lượng lớn VĐV tài năng cho thể thaoquân đội và cả nước Nhiều thế hệ VĐV của quân đội đã giành được nhiềuthành tích xuất sắc trên đấu trường khu vực và thế giới Thành tích xuất sắccủa họ đã giúp thể thao Quân đội luôn khẳng định vị thế là một trong ba tỉnh,thành, ngành dẫn đầu cả nước; là động lực thúc đẩy phong trào tập luyện thểthao, rèn luyện thể lực nâng cao sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ toàn quân, đápứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống

Chất lượng chính trị của VĐV là thành tố cơ bản, quan trọng tạo thànhgiá trị và sức mạnh toàn diện của đội ngũ VĐV; có ý nghĩa quyết định đếnkhả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi VĐV, tác động trực tiếp đến chấtlượng, hiệu quả thực hiện chủ trương của QUTW, BQP về đẩy mạnh phát triểnthể thao thành tích cao trong quân đội

Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của QUTW, BQP,cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp, các trung tâm TDTT quân đội đã thường xuyênquan tâm bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện nâng cao CLCT của VĐV Đại đa sốVĐV ở các trung tâm TDTT quân đội có nhận thức, giác ngộ chính trị đúngđắn, lập trường tư tưởng vững vàng, an tâm công tác Hầu hết VĐV đã ý thức

rõ được vinh dự và trách nhiệm, tích cực tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu khôngngừng tiến bộ, trưởng thành về mọi mặt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Tuy nhiên, hoạt động nâng cao CLCT của VĐV ở các trung tâm TDTT quânđội vẫn chưa được quan tâm đúng mức; CLCT của VĐV nhiều mặt chưa đápứng được yêu cầu, nhiệm vụ của thể thao quân đội trong tình hình mới

Trang 5

Hiện nay, trong điều kiện hội nhập với thể thao thế giới, Đảng ta chủtrương coi trọng giáo dục đạo đức, ý chí, lòng tự hào dân tộc cho VĐV lànhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tácđào tạo tài năng thể thao QUTW, BQP chủ trương giữ vững mục tiêu là mộttrong những trung tâm hàng đầu của quốc gia đối với thể thao thành tích caoquân đội Trong khi đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường, những tiêu cựccủa xã hội, sự chống phá của các thế lực thù địch đã tác động sâu sắc đếnnhận thức, tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ, trong đó có VĐV ở các trung tâmTDTT quân đội Sự quan tâm và kỳ vọng của người hâm mộ thể thao vừa làđộng lực, vừa tạo áp lực lớn về thành tích đối với mỗi VĐV Điều đó, đòi hỏiphải tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đứclối sống và nâng cao CLCT của VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội, bảođảm cho họ có quan điểm lập trường đúng đắn, BLCT vững vàng, ý chí quyếttâm cao trong tập luyện, thi đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao Đâyvừa là yêu cầu cơ bản, thường xuyên, vừa là yêu cầu cấp thiết của công tác đàotạo VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội giai đoạn hiện nay.

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng

chính trị của vận động viên ở các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, đây là vấn đề có ý nghĩa lý

luận và thực tiễn cấp thiết

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, luận giải làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn; đề xuấtnhững giải pháp nâng cao CLCT của VĐV ở các trung tâm TDTT trong quânđội giai đoạn hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án vàxác định những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

Trang 6

Luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về CLCT và nâng caoCLCT của VĐV ở các trung tâm TDTT trong quân đội.

Đánh giá đúng thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao CLCTcủa VĐV ở các trung tâm TDTT trong quân đội

Phân tích những yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất những giảipháp nâng cao CLCT của VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội giai đoạn hiện nay

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao CLCT của VĐV ở các trung tâm

TDTT trong quân đội

Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu CLCT và nâng cao CLCT

của VĐV là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng,

hạ sĩ quan, chiến sĩ và VĐV chưa vào biên chế từ 18 tuổi trở lên ở các trungtâm TDTT quân đội Phạm vi điều tra, khảo sát ở 5 trung tâm TDTT quân đội.Các tư liệu, số liệu khảo sát phục vụ đề tài luận án được giới hạn chủ yếu từnăm 2010 đến nay

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác xâydựng, chỉnh đốn Đảng, công tác cán bộ, xây dựng Quân đội vững mạnh vềchính trị; đường lối, quan điểm của Đảng về TDTT và đào tạo VĐV thểthao thành tích cao

Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn hoạt động xây dựng, huấn luyện, tập huấn, thi đấu của cáctrung tâm TDTT quân đội Thực trạng CLCT và nâng cao CLCT của VĐV ởcác trung tâm TDTT quân đội Các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác xây dựngĐảng, CTĐ, CTCT của các trung tâm TDTT quân đội Kết quả điều tra, khảosát thực tế của tác giả về CLCT và nâng cao CLCT của VĐV ở các trung tâmTDTT quân đội giai đoạn hiện nay

Trang 7

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụngtổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liênngành, trong đó chú trọng các phương pháp lôgíc, lịch sử, phân tích, tổnghợp, so sánh, thống kê, hệ thống, cấu trúc, tổng kết thực tiễn, khảo sát thực tế,điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia

5 Những đóng góp mới của luận án

Xây dựng quan niệm CLCT và nâng cao CLCT của VĐV ở các trungtâm TDTT trong quân đội; xác định những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêuchí đánh giá nâng cao CLCT của VĐV ở các trung tâm TDTT trong quân đội

Rút ra một số kinh nghiệm nâng cao CLCT của VĐV ở các trung tâmTDTT trong quân đội

Đề xuất một số giải pháp mới về nâng cao CLCT của VĐV ở cáctrung tâm TDTT trong quân đội giai đoạn hiện nay Đó là các giải pháp:

“Xác định đúng nội dung, vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp giáo

dục chính trị tư tưởng; đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật của VĐV ởcác trung tâm TDTT quân đội” và giải pháp: “Phát huy tính tích cực, chủđộng của VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội đối với tự học tập, rènluyện nâng cao CLCT”

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lýluận về CLCT, nâng cao CLCT của VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội.Đồng thời, cung cấp cơ sở khoa học cho QUTW, BQP, cấp uỷ, cán bộ chủ trì,CQCT các cấp và các trung tâm TDTT quân đội xác định chủ trương, biệnpháp lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao CLCT của VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy,nghiên cứu khoa học ở các nhà trường quân đội

7 Kết cấu của luận án

Gồm phần mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoahọc đã được công bố của nghiên cứu sinh, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang

A.A Ê-Pi-Sép (1975), “Một số vấn đề công tác đảng, công tác

chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô” [63] Tác giả đã đề cập

đến một số vấn đề về nền tảng sức mạnh của các lực lượng vũ trang LiênXô; những đặc điểm và nhiệm vụ của CTĐ, CTCT trong các lực lượng

vũ trang; xây dựng những người bảo vệ đất nước Liên Xô vững vàng về

tư tưởng; công tác giáo dục tinh thần và rèn luyện tâm lý; việc rèn luyện

tư tưởng và bồi dưỡng lý luận cho các sĩ quan xô viết Tác giả cho rằng:

“Vấn đề GDCT và rèn luyện tinh thần và tâm lý hiện nay đóng một vaitrò to lớn trong lý luận quân sự, trong công tác huấn luyện và giáo dụcquân sự” [63, tr.303]

A.I Ki-Tốp, V.N Cô-Va-Lép và V.K Lu-Gie-Ren-cô (1976), “Quân

đội hiện đại và kỷ luật” [69] Qua nghiên cứu thực tiễn phong phú của các

lực lượng vũ trang Liên Xô, các tác giả đã khái quát những kinh nghiệmtiên tiến và đề ra phương hướng, biện pháp cơ bản của việc tăng cường hơnnữa tính tổ chức và kỷ luật của quân đội trong điều kiện tác chiến hiện đại.Các tác giả đã luận giải khá sâu sắc về mối quan hệ giữa ý thức kỷ luật vớitinh thần sẵn sàng lập công Khẳng định rèn luyện tư tưởng là cơ sở của ýthức kỷ luật của quân nhân Xô-viết, các tác giả cho rằng: “Hệ thống GDCT

tư tưởng và quân sự trong các lực lượng vũ trang chúng ta bao gồm nhữnghình thức tác động vào bộ đội về tinh thần và đạo đức , tạo cho họ thói quenthực tiễn là hành động có kỷ luật và phương pháp tổng hợp trong việc hìnhthành nhân cách” [69, tr.105]

Trang 9

A.A Ê-Pi-Sép (1980), “Công tác tư tưởng trong các lực lượng vũ

trang xô viết” [64] Đây là công trình tổng kết về công tác tư tưởng trong các

lực lượng vũ trang Xô viết, rút ra những vấn đề có tính nguyên tắc, có giá trịhướng dẫn hành động, gắn liền với việc xây dựng lực lượng vũ trang Xô viết.Tác giả luận bàn sâu sắc quan điểm tổng hợp trong tiến hành công tác tưtưởng, trong đó có những vấn đề liên quan đến các nội dung, hình thức, biệnpháp quản lý tư tưởng, theo tác giả truyền thống chiến đấu của lực lượng vũtrang là một phương tiện giáo dục tư tưởng: “Việc kỷ niệm những ngày ấy cótác dụng củng cố sự thống nhất, đoàn kết của người Xô-viết, tăng cường lòng trungthành đối với Tổ quốc vĩ đại, tinh thần yêu nước của người Xô-viết” [64, tr.208]

Đ.A Vôn-cô-gô-nôp (1980), “Phương pháp luận công tác giáo dục tư

tưởng” [144] Tác giả khẳng định xây dựng thế quan cộng sản chủ nghĩa là

nhiệm vụ trung tâm của công tác giáo dục tư tưởng; xây dựng thế giới quancộng sản, lập trường giai cấp công nhân theo nguyên tắc tính đảng, tính khoahọc, đấu tranh chống hệ tư tưởng tư sản Nguồn gốc hình thành thế giới quancộng sản chủ nghĩa cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội xã hội chủ nghĩa, làchủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân Luận bàn vềphương hướng chủ yếu của công tác giáo dục - tư tưởng, tác giả đề cập đếncông tác GDCT, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và giáo dục quân sự.Tác giả nhấn mạnh “biểu hiện sâu sắc nhất của lập trường tích cực trong cuộcsống là sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, giữa ý nghĩ và hành vi Nếungược lại thì công tác giáo dục đạo đức sẽ không có kết quả” [144, tr.130]

Chương Tư Nghị (1998), “Công tác đảng, công tác chính trị trong học viện,

nhà trường Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong thời kỳ đổi mới” [87].

Giáo trình luận giải về phương pháp tiến hành hoạt động CTĐ, CTCT trongcác nhiệm vụ, trong đó có phương pháp lên lớp chính trị là phương pháp chủyếu của giáo dục tư tưởng trong Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.Đồng thời, nêu ra các phương pháp giảng dạy truyền thống đó là: dạy bằngphương pháp gợi ý, từ xa đến gần, từ nông đến sâu, dạy bằng cách nói chuyện

Trang 10

thông tục hóa; lời nói phải rõ ràng; lời nói phải gây hứng thú; dùng động tác

và tư thế để phụ họa cho lời nói; tiết sau ôn tập nội dung và khái niệm của tiếttrước; phải có đề cương Với cán bộ phải có hình thức thảo luận và vận dụngtốt những phương pháp giảng dạy hiện đại đó là: giảng dạy theo phương phápgợi ý; phương pháp hướng dẫn; phương pháp thống nhất ba tính (tính tưtưởng, tính tri thức, tính hấp dẫn); phương pháp hình ảnh trực quan; phươngpháp giảng dạy theo hình thức thảo luận và nghiên cứu

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về nhân tố chính trị - tinh thần; giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ

Sỏn Xay Chăn Nha Lạt (2012), “ Giáo dục chính trị - tư tưởng cho

hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Lào hiện nay” [18] Luận án chỉ

ra những vấn đề lý luận về GDCT tư tưởng cho hạ sĩ quan, binh sĩ Theo tác giả GDCT tư tưởng là quá trình tác động tự giác với mục tiêu, nội dung, phương pháp phù hợp của chủ thể đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; phát triển PCCT, năng lực chính trị thực tiễn của họ để hoàn thành nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Do vậy, GDCT tư tưởng cho hạ sĩ quan, binh sĩ phải kiên định tính Đảng, tính giai cấp; mang tính chiến đấu, tính phê phán cao; tổ chức và tiến hành phải thực sự khoa học, chặt chẽ; phải gắn với thực tiễn hành động và cuộc sống của đội ngũ này; phải quán triệt phương châm kết hợp chặt chẽ giữa xây

và chống, lấy xây là chính và kết hợp công tác GDCT tư tưởng với công tác

tổ chức trong mỗi đơn vị Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm, rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác GDCT tư tưởng cho hạ sĩ quan, binh sĩ Luận án đề xuất 5 giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng GDCT tư tưởng cho hạ sĩ quan, binh sĩ QĐND Lào hiện nay

Thim Sảo Đuông Chăm Pa (2016), “Nâng cao chất lượng giáo dục

chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân

Trang 11

Lào hiện nay” [62] Theo tác giả, GDCT cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào là một hình thức hoạt động của công tác tư tưởng

- văn hoá của Đảng nhằm phổ biến những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm Cay Xỏn Phôm Vi Hản, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của cách mạng, của quân đội và đơn vị giúp hạ sĩ quan, binh sĩ hình thành, củng cố, phát triển thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng nhằm nâng cao BLCT, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng và năng lực hoạt động thực tiễn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác GDCT tư tưởng cho hạ sĩ quan, binh sĩ, luận án đề xuất 5 giải pháp, đó là: Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các

tổ chức, các lực lượng; đổi mới chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp GDCT; bồi dưỡng năng lực tiến hành GDCT; phát huy tính tích cực, chủ động của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tự học, tự rèn luyện và kết hợp với phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong và ngoài quân đội nhằm nâng cao chất lượng GDCT cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh QĐND Lào hiện nay

Seng Thoong Un nang (2016), “Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ

tiểu đoàn bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay”

[134] Theo tác giả, BLCT của ĐNCB tiểu đoàn bộ đội chủ lực QĐND Lào

là một phẩm chất cơ bản, là yếu tố quan trọng cấu thành phẩm chất, năng lực của họ, đó là biểu hiện tập trung nhất của một trong hai mặt đức và tài của người cán bộ; là PCCT phát triển đến trình độ cao, tự giác và sáng tạo, thể hiện rõ năng lực làm chủ về chính trị trong thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt trước những thách thức cao độ, nhất là vào những thời điểm có tính bước ngoặt Nâng cao BLCT cho ĐNCB tiểu đoàn là một nội dung quan trọng của công tác chính trị - tư tưởng của QĐND Lào, gồm các hoạt động: tuyên truyền, giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng, đạo đức

Trang 12

Cay Xỏn Phôm Vi Hản; đường lối, quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nhiệm vụ của cách mạng Lào, QĐND Lào và đơn vị; bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và lối sống cao đẹp của người cán bộ quân đội và kiên quyết đấu tranh với những quan điểm, tư tưởng phản động, sai trái của các thế lực thù địch.

Neang Phat (2017), “Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia

Campuchia hiện nay” [89] Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Quân đội

Hoàng gia Campuchia; tác giả đã khái quát nhiệm vụ của đội ngũ cán bộQuân đội Hoàng gia Campuchia; xác định những yêu cầu cơ bản về số lượng,

cơ cấu, phẩm chất và năng lực, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũcán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia; trong đó tác giả nhấn mạnh đội ngũcán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia phải có BLCT trung kiên, tuyệt đốitrung thành với nhà Vua, với đất nước và Quân đội Hoàng gia; có phẩm chấtđạo đức, lống sống phù hợp với truyền thống của dân tộc Tác giả luận giảilàm rõ 04 vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng đội ngũ cán bộ Quân độiHoàng gia Campuchia và xác định 04 nhóm tiêu chí đánh giá xây dựng độingũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia Đánh giá thực trạng, chỉ rõnguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm trong xây dựng độingũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia Tổng kết 04 kinh nghiệm có giátrị vận dụng xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia Xácđịnh 05 yêu cầu và đề xuất 06 giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộQuân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay

1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Các công trình nghiên cứu về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ, chiến sĩ, vận động viên

Dương Văn Lượng (1994), “Nâng cao phẩm chất chính trị quân nhân

Trang 13

của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn mới” [72] Dưới góc độ

triết học, luận án cho rằng PCCT trong QĐND Việt Nam là phẩm chất xã hội

cơ bản, chủ đạo trong hệ thống phẩm chất nhân cách quân nhân, phản ánhchất lượng và giá trị của quân nhân về mặt giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộcđược hình thành trong quá trình quân nhân hoạt động chiến đấu, giáo dục rènluyện và tham gia các quan hệ xã hội Luận án khẳng định, nhờ có giác ngộchính trị cao, có tình cảm cách mạng trong sáng, có BLCT vững vàng màquân nhân sẵn sàng chiến đấu quên mình vì sự nghiệp cách mạng của Đảng,của giai cấp, của dân tộc Trong hệ giải pháp, tác giả tập trung phân tích việcđổi mới, nâng cao chất lượng GDCT tư tưởng; xây dựng môi trường chính trịthuận lợi; đấu tranh ngăn chặn sự “xâm lăng” của môi trường tư sản để bồidưỡng tri thức, nâng cao tình cảm, ý chí, niềm tin, lý tưởng cách mạng và nhữngPCCT, đạo đức phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội giai đoạn hiện nay

Lê Duy Chương (2008), “Một số vấn đề về nâng cao chất lượng giáo

dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở” [20] Cuốn sách của tác

giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về GDCT cho hạ sĩ quan,binh sĩ Tác giả đã luận giải quan niệm về GDCT cho hạ sĩ quan, binh sĩ; nộidung chất lượng GDCT và đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượngGDCT cho hạ sĩ quan, binh sĩ; thực trạng chất lượng của chủ thể và chấtlượng của hạ sĩ quan, binh sĩ; rút ra nguyên nhân và tổng kết những kinhnghiệm Đặc biệt, cuốn sách đã chỉ ra đặc điểm tác động, phương hướng, yêucầu nâng cao chất lượng GDCT và đề xuất những giải pháp nâng cao chấtlượng công tác GDCT cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở hiện nay, gồm:Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp GDCT;phát huy vai trò của tổ chức đảng, CQCT, ĐNCB chính trị và các tổ chức quầnchúng ở đơn vị cơ sở chiến đấu; phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, các lựclượng trong và ngoài quân đội đối với việc nâng cao chất lượng GDCT cho hạ sĩquan, binh sĩ ở các đơn vị cơ sở chiến đấu hiện nay

Trang 14

Lê Ngọc Trung (2012), “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp giáo

dục đạo đức cho vận động viên Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” [126].

Tác giả đã khái quát quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm củaĐảng, Nhà nước, ngành TDTT về giáo dục đạo đức cho VĐV TDTT Tậptrung nghiên cứu khung lý luận về đạo đức và đạo đức thể thao; các yếu

tố tác động và quy định đạo đức thể thao VĐV Đồng thời đánh giá thựctrạng công tác giáo dục đạo đức; xây dựng tiêu chí đánh giá và quy trìnhthực hiện các tiêu chí giáo dục đạo đức thể thao cho VĐV; trên cơ sở đóluận án đề xuất 04 nhóm giải pháp giáo dục đạo đức thể thao Việt Namtrong thời kỳ hội nhập quốc tế

Trương Thành Trung (2012), “Đổi mới nội dung, phương thức công tác

tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ mới” [127] Đề tài đã

đưa ra quan niệm đổi mới nội dung, phương thức công tác tư tưởng trongQĐND Việt Nam Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân,rút ra 5 bài học kinh nghiệm đổi mới nội dung, phương thức công tác tư tưởngtrong quân đội; dự báo về các nhân tố tác động tiêu cực đến tư tưởng của cán bộ,chiến sĩ trong thời gian tới Đề tài nhận định “Đối với chiến sĩ, khi không giácngộ sâu sắc mục tiêu, lý tưởng chiến đấu thì dễ có tư tưởng ngại phục vụ quânđội, không sẵn sàng hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng” [127, tr.102].Trên cơ sở đó, đề xuất 07 nhóm giải pháp, đó là: Đổi mới tư duy của các chủthể lãnh đạo; đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận đáp ứng nhữngđòi hỏi của công tác tư tưởng trong quân đội thời kỳ mới; hoàn thiện quytrình, phương pháp quản lý và giải quyết tư tưởng của bộ đội ở đơn vị cơ sở;đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa và tổ chức tốt đời sống vật chất, tinhthần của bộ đội; xây dựng và phát huy sức mạnh của ĐNCB chuyên trách; các

tổ chức quần chúng và gắn đổi mới nội dung, phương thức công tác tư tưởngvới đổi mới công tác tổ chức, công tác chính sách và từng bước hiện đại hóatrang bị, phương tiện công tác tư tưởng

Trang 15

Bộ Quốc phòng (2013) “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị

trong giai đoạn mới” [09] Đề án xác định 04 nguyên tắc đổi mới là: Phải

quán triệt và thực hiện đúng quan điểm, đường lối, nghị quyết, chỉ thị củaĐảng, nguyên tắc công tác tư tưởng, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của Quân

đội, đơn vị Đổi mới toàn diện, có trọng điểm, phù hợp với đặc điểm các đối

tượng giáo dục, với tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị, đồng bộ vớinhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và các nhiệm vụ của quân đội trong tình hìnhmới Đổi mới trên cơ sở kế thừa, phát triển các nội dung, hình thức, phươngpháp đã có, bảo đảm thiết thực, chất lượng và hiệu quả Tiến hành đồng bộcác giải pháp, đột phá vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy sức mạnh tổnghợp để nâng cao chất lượng GDCT Về nội dung đổi mới, đề án xác định tậptrung đổi mới chương trình, nội dung GDCT; đổi mới hình thức, phương phápGDCT và đổi mới về công tác đầu tư, bảo đảm

Phạm Ngọc Viễn (2014)“Tâm lý vận động viên thể thao” [142] Cuốn

sách đi sâu phân tích bản chất tâm lý VĐV thể thao; những nhân tố của tâm lýVĐV thể thao Đặc biệt cuốn sách còn chỉ rõ những trạng thái tâm lý phổ biếncủa VĐV thể thao và phương pháp điều chỉnh tâm lý VĐV thể thao, nhưphương pháp điều chỉnh tâm trạng, phương pháp tư vấn tâm lý và phươngpháp trị liệu tâm lý cho VĐV thể thao Khi bàn về tâm lý hoạt động thể thao,tác giả cho rằng “Bản chất tâm lý của một môn thể thao là sự tồn tại kháchquan, không phụ thuộc vào thái độ và ý chủ quan của những người tham gia.Mỗi VĐV luôn phải không ngừng tập luyện để đáp ứng được yêu cầu tâm lý

có tính đặc trưng riêng ở từng môn thể thao đã quy định” [142, tr.69]

Trường Sĩ quan Chính trị (2015), “Đổi mới môn học giáo dục chính trị

trong đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới” [128] Cuốn Kỷ yếu Hội thảo khoa học đề cập khá sâu sắc, toàn

diện và khoa học về vị trí, vai trò, tính cấp thiết và những giải pháp đổi mớichương trình, nội dung môn học GDCT trong đào tạo CBCT cấp phân đội

Trang 16

hiện nay Có nhiều bài viết nghiên cứu, làm rõ thực trạng chất lượng công tácGDCT tại đơn vị cơ sở và hạn chế trong bồi dưỡng kỹ năng thực hành GDCTcủa người học, nhất là kiến thức thực hành GDCT gắn với những yêu cầu, nộidung đổi mới GDCT trong Đề án của BQP Ngoài ra, các bài viết còn tậptrung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năngchuẩn bị và thực hành giảng bài chính trị; kỹ năng sư phạm, kỹ năng quản lý

và tổ chức học tập chính trị, nhất là phải biết “dạy, kèm, lo, kết, mở”; kỹ năng

sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong GDCT hiện nay

Nguyễn Đắc Vinh (2015), “Nâng cao nhận thức chính trị, lý tưởng

sống đúng đắn, ý thức trách nhiệm sống với cộng đồng trong thanh niên, xứng đáng truyền thống tự hào của cha anh” [143] Tác giả nhấn mạnh, với

vị trí, vai trò là chủ nhân tương lai của nước nhà, yêu cầu đặt ra với thanhniên Việt Nam là “Nâng cao ý thức chính trị; quan tâm và có trách nhiệm hơnđối với những vấn đề của quê hương, đất nước ; năng động, chủ động họchỏi những cái mới, cái tiến bộ của nhân loại; chủ động và tự tin hơn trong quátrình hội nhập quốc tế” [143, tr.37]

Đỗ Duy Môn (2015), “Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ

sĩ quan, chiến sĩ ở các đơn vị cơ sở theo phương pháp hỏi - đáp” [85] Tác

giả đi sâu bàn về bài giảng chính trị theo phương pháp hỏi - đáp và khẳngđịnh đây là phương pháp GDCT giữ vị trí chủ đạo trong quá trình huấn luyện,giáo dục ở đơn vị Để nâng cao chất lượng giảng bài chính trị, theo tác giả cầnphải thiết kế bài giảng bảo đảm mang tính vừa sức, phù hợp đối tượng; pháthuy vai trò chủ động trong chuẩn bị bài giảng và thực hành giảng của cán bộGDCT; khuyến khích tự giác học tập của hạ sĩ quan, binh sĩ

Lê Huy Bình (2016), “Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị trong quân

đội hiện nay” [17] Tác giả khái quát vị trí, vai trò của GDCT trong quân đội.

Đồng thời chỉ ra, trước yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ đẩy mạnh công

Trang 17

nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi công tác GDCT cần làm tốt trên cả hai phươngdiện: giáo dục khoa học xã hội và nhân văn cho các đối tượng học viên đào tạotrong các nhà trường theo nội dung, chương trình Quy định 917 và làm tốt côngtác giáo dục thường xuyên cho cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, CNVquốc phòng, lao động quốc phòng theo chương trình chung Đưa ra một số giảipháp cơ bản nâng cao chất lượng GDCT trong quân đội hiện nay là: phải tăngcường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính ủy, CTV và người chỉ huy đốivới công tác GDCT; thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ GDCT,quản lý và cơ quan tham mưu về công tác GDCT; không ngừng đổi mới nội dung,hình thức, phương pháp GDCT; thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quảGDCT; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác GDCT.

Tạ Hữu Hùng (2016), “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính

trị của trung đội trưởng ở đơn vị cơ sở” [68] Tác giả bài báo cho rằng: trung

đội trưởng là người quản lý, chỉ huy huấn luyện, rèn luyện bộ đội, vừa làngười giữ vai trò nòng cốt, trực tiếp tiến hành công tác GDCT ở trung đội, là

tổ trưởng tổ học tập chính trị ở đại đội, trực tiếp tổ chức chuẩn bị và tổ chứcthực hành, điều khiển thảo luận học tập chính trị, nếu được bồi dưỡng và pháthuy tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDCT ở đại đội Tuy nhiên, bài báochưa đề cập đến vai trò của trung đội trưởng thông qua quá trình tổ chức cáchoạt động thảo luận, mạn đàm, trao đổi, tự học ở tổ học tập; phát hiện nhữngbất cập, hạn chế trong tổ chức, cũng như nắm những ý kiến phản hồi của cán

bộ, chiến sĩ và bản thân về năng lực GDCT của CTV

Nguyễn Văn Minh (2017), “Thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất

lượng giáo dục, quản lý tư tưởng chiến sĩ mới” [84] Tác giả cho rằng chiến sĩ

mới ở độ tuổi thanh niên, tâm sinh lý đang trong giai đoạn phát triển mạnh, dễthay đổi và dễ bị tổn thương; phần lớn lần đầu xa gia đình và tham gia cáchoạt động đặc thù của môi trường quân sự; kiến thức xã hội, kinh nghiệm

Trang 18

sống và kỹ năng mềm còn hạn chế; trình độ văn hóa không đồng đều, hội tụ

từ nhiều vùng miền với nhiều phong tục tập quán khác nhau, vì vậy cần phảithực hiện nhiều biện pháp giáo dục, quản lý tư tưởng đối với họ Tác giả chorằng, đối với ĐNCB, nhất là cán bộ tiểu đội, trung đội là những người cùng

ăn, ngủ, sinh hoạt, học tập; thường xuyên và trực tiếp giáo dục, quản lý tưtưởng chiến sĩ mới, cần nắm chắc hoàn cảnh từng người, nhất là chiến sĩ làngười dân tộc thiểu số, những trường hợp cá biệt

1.2.2 Các công trình nghiên cứu về xây dựng, nâng cao bản lĩnh chính trị, chất lượng chính trị của quân nhân Quân đội nhân dân Việt nam

Nguyễn Đình Tu (1996), “Nâng cao bản lĩnh chính trị của sỹ quan trẻ

Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [129] Tác giả quan niệm BLCT của

sỹ quan trẻ là một phẩm chất xã hội cơ bản, chủ đạo trong nhân cách, làPCCT tinh thần phản ánh mặt giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc, là PCCT đãphát triển đến một trình độ nhất định làm cho sỹ quan trẻ tự quyết định mộtcách độc lập, sáng tạo ý nghĩ và hành vi chính trị của mình Tác giả luận án

đã phân tích thấu đáo, cụ thể thực trạng BLCT của sỹ quan trẻ và đề xuất cácgiải pháp vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài là: giatăng hàm lượng trí tuệ trong BLCT của sỹ quan trẻ quân đội ta hiện nay; tăngcường rèn luyện năng lực, kinh nghiệm hoạt động chính trị thực tiễn cho độingũ sỹ quan trẻ; dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa đời sống chính trị - tinh thần của

xã hội và quân đội để nâng cao BLCT của sỹ quan trẻ quân đội ta hiện nay

Trần Danh Bích (2004), “Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực hoạt

động thực tiễn của cán bộ chủ trì công tác đảng, công tác chính trị ở đơn vị

cơ sở” [16] Theo tác giả, BLCT của cán bộ chủ trì CTĐ, CTCT là một phẩm

chất xã hội cơ bản, chủ đạo trong nhân cách Để nâng cao BLCT, năng lựchoạt động thực tiễn của cán bộ chủ trì CTĐ, CTCT ở đơn vị cơ sở hiện naycần quán triệt và thực hiện tốt một số giải pháp: tạo bước chuyển biến cơ bảntrong nhận thức về vị trí, vai trò và yêu cầu xây dựng ĐNCB chủ trì CTĐ,

Trang 19

CTCT ở đơn vị cơ sở; tiếp tục đổi mới, thực hiện tốt các khâu, các bước củaquy trình đào tạo CBCT tại các nhà trường quân đội; phát huy vai trò của các

tổ chức, kết hợp với đẩy mạnh tự học, tự rèn luyện để nâng cao BLCT, nănglực hoạt động thực tiễn của cán bộ chủ trì CTĐ, CTCT ở đơn vị cơ sở

Phạm Tuân (2005), “Xây dựng bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách

mạng cho cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ quân đội làm kinh tế” [130].

Nghiên cứu về BLCT, phẩm chất cách mạng của cán bộ, công nhân viên,chiến sĩ quân đội làm kinh tế, đề tài đặt trong tổng thể những vấn đề chung vềxây dựng BLCT của giai cấp công nhân Việt Nam; của chương trình xâydựng quân đội về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới Đề tài luận giảichuyên sâu về những đặc thù trong định hướng lãnh đạo chính trị đối với cácđơn vị làm kinh tế của quân đội và đề xuất sáu nhóm giải pháp cơ bản là: xâydựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh; đẩy mạnh công tác GDCT, lãnhđạo tư tưởng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn và năng lực quản lý kinh

tế, giáo dục truyền thống, pháp luật và kỷ luật quân đội; tổ chức và xây dựngmôi trường kinh tế, văn hóa, xã hội lành mạnh; tăng cường vai trò của tổ chứccông đoàn và xây dựng thiết chế dân chủ; xây dựng ĐNCB, công nhân viên vàđẩy mạnh công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong các doanh nghiệp quân đội

Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quân sự (2006), “Nâng cao chất

lượng chính trị của đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân kỹ thuật ở các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng” [139] Đề tài chỉ rõ,

CLCT của ĐNCB, nhân viên, công nhân kỹ thuật ở các doanh nghiệp thuộcTổng cục Công nghiệp quốc phòng là nhân tố cơ bản trong chất lượng tổnghợp, xây dựng ĐNCB, nhân viên, công nhân kỹ thuật vững mạnh Trên cơ sởkhảo sát thực trạng ở các doanh nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp quốcphòng, chỉ rõ những yếu tố tác động trực tiếp đến CLCT và yêu cầu về CLCTcủa ĐNCB, nhân viên, công nhân kỹ thuật; đề tài đề xuất 04 nhóm giải pháp

cơ bản, gồm: phát huy vai trò của các cấp ủy đảng, người chỉ huy, đội ngũ

Trang 20

CBCT và CQCT; phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng ở các doanhnghiệp; nâng cao chất lượng tuyển chọn, quản lý, GDCT tư tưởng, kết hợpvới rèn luyện nâng cao tay nghề của ĐNCB, nhân viên, công nhân kỹ thuật vàhoàn thiện cơ chế chính sách, chăm lo đời sống, cải thiện môi trường học tập,rèn luyện của ĐNCB, nhân viên, công nhân kỹ thuật.

Đỗ Mạnh Hòa (2011), “Nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng

dân quân tự vệ hiện nay” [66] Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ rõ nâng

cao CLCT của lực lượng dân quân tự vệ là làm tăng thêm giá trị của các yếu

tố cấu thành CLCT của lực lượng dân quân tự vệ Để nâng cao CLCT của lựclượng dân quân tự vệ hiện nay, cần thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giảipháp cơ bản, đó là: Nâng cao nhận thức trách nhiệm; phát huy vai trò của cácchủ thể trong nâng cao CLCT của lực lượng dân quân tự vệ Tăng cường sựlãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền và sự chỉhuy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương và tham mưu của các banngành, đoàn thể trong xây dựng lực lượng dân quân tự vệ về chính trị.Thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng dânquân tự vệ, trước hết là CLCT Phát huy sức mạnh của các địa phương, cơquan, doanh nghiệp bảo đảm thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách củaĐảng, Nhà nước đối với lực lượng dân quân tự vệ hiện nay

Nguyễn Tiến Chung (2013), “Nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng

dân quân tự vệ Quân khu 1 giai đoạn hiện nay” [19] Luận án đã đi sâu phân tích và

đưa ra quan niệm CLCT của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 là tổng hoà của ýthức, hệ tư tưởng chính trị, PCCT, quan hệ chính trị, năng lực chính trị của từng cán

bộ, chiến sỹ và đội ngũ, được thể hiện ra ở các hoạt động chính trị thực tiễn thực hiệnchức năng, nhiệm vụ chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 Để nângcao CLCT của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 cần giữ vững và tăng cường sựlãnh đạo của cấp uỷ đảng; sự quản lý điều hành của chính quyền địa phương các cấp;phát huy sức mạnh tổng hợp, gắn nâng cao CLCT của lực lượng dân quân tự vệ với

Trang 21

xây dựng địa phương vững mạnh; kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng PCCT, đạo đức lốisống với đấu tranh chống các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch tác động đến

ý thức chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1

Nguyễn Văn Tương (2015), “Nghiên cứu nâng cao bản lĩnh chính trị

của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trong thời kỳ mới” [133] Với đặc thù

của lực lượng chấp pháp trên biển, đề tài tập trung phân tích đặc điểm tìnhhình trên biển và nhiệm vụ của Lực lượng Cảnh sát biển, từ đó làm rõ hơntính đặc thù về nâng cao BLCT của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam Đềtài đã xây dựng bộ tiêu chí, nguyên tắc và những yêu cầu cụ thể trong nângcao BLCT của Lực lượng Cảnh sát biển Khi nâng cao BLCT của Lực lượngCảnh sát biển phải quán triệt các quan điểm của Đảng về xây dựng lực lượng

vũ trang vững mạnh về chính trị; phải gắn chặt với các yếu tố tạo thành sứcmạnh chiến đấu của Lực lượng Cảnh sát biển; với đấu tranh phòng chống âmmưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang nhân dân của các thế lực thù địch

1.3 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

1.3.1 Khái quát kết quả chủ yếu những công trình khoa học đã công

bố liên quan đến đề tài luận án

Nhìn một cách tổng quát, từ nhiều góc độ khác nhau, các công trình

nghiên cứu ở ngoài nước, trong nước có liên quan đến đề tài luận án, đã phân

tích làm rõ một số vấn đề trên những nội dung chủ yếu sau:

Một là, các công trình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước đã phân

tích khá sâu sắc, toàn diện quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, của cácĐảng Cộng sản, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam về CTĐ, CTCT trong lực lượng vũ trang; về xây dựng, phát huy nhân tốchính trị tinh thần, nâng cao ý chí chiến đấu, BLCT của quân nhân; khẳng địnhtầm quan trọng và tính cấp thiết của việc nâng cao CLCT của cán bộ, chiến sĩ

Trang 22

Hai là, một số công trình khoa học đã tập trung khái quát, luận giải làm

rõ những vấn đề cơ bản về CLCT, đưa ra quan niệm, luận giải vai trò, xácđịnh những yếu tố cấu thành và biểu hiện của CLCT của con người, tổ chứctrong lực lượng vũ trang; đề xuất, luận giải các giải pháp nâng cao CLCT củacán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang

Ba là, một số công trình khoa học đã khái quát, luận giải làm rõ đặc

điểm của hoạt động thể thao thành tích cao, tâm lý VĐV và khẳng định tínhtất yếu phải tăng cường GDCT tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức

kỷ luật và tinh thần cống hiến vì màu cờ sắc áo của Tổ quốc đối với VĐV

Bốn là, một số công trình đã điều tra, khảo sát thực tế, đánh giá đúng

thực trạng CLCT và nâng cao CLCT cho cán bộ, chiến sĩ, lực lượng dân quân

tự vệ; chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm giáo dục, rèn luyện nângcao CLCT của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và giáo dục đạo đức choVĐV Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Năm là, một số công trình khoa học đã nghiên cứu, dự báo sự phát triển

của tình hình, chỉ rõ yếu tố tác động đến CLCT và nâng cao CLCT của cán

bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang; xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuấtcác giải pháp nâng cao CLCT của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và giáodục nâng cao đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật cho VĐV

Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên đây là những tàiliệu tham khảo có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, là cứ liệu quan trọng mànghiên cứu sinh có thể kế thừa phát triển trong quá trình thực hiện đề tài luận

án Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu mộtcách cơ bản, hệ thống về nâng cao CLCT của VĐV ở các trung tâm TDTTtrong quân đội dưới góc độ khoa học chuyên ngành xây dựng Đảng và chính

quyền Nhà nước Vì vậy, đề tài “Nâng cao chất lượng chính trị của vận

động viên ở các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội giai đoạn hiện nay” là công trình khoa học độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa

học đã nghiệm thu công bố, các luận án đã bảo vệ

1.3.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết

Trang 23

Một là, luận giải làm rõ một số vấn đề cơ bản về VĐV ở các trung tâm

TDTT trong quân đội; khái quát và luận giải quan niệm CLCT của VĐV ởcác trung tâm TDTT trong quân đội; các yếu tố tạo thành, vai trò và biểu hiệnCLCT của VĐV ở các trung tâm TDTT trong quân đội

Hai là, luận giải, làm rõ những vấn đề về nâng cao CLCT của VĐV ở

các trung tâm TDTT trong quân đội Xây dựng quan niệm, luận giải làm rõnội hàm quan niệm và nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao CLCT; xácđịnh những vấn đề có tính nguyên tắc nâng cao CLCT và tiêu chí đánh giánâng cao CLCT của VĐV ở các trung tâm TDTT trong quân đội

Ba là, nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tiễn, thu thập tư liệu, số liệu;

đánh giá đúng thực trạng nâng cao CLCT của VĐV ở các trung tâm TDTTquân đội; chỉ rõ những nguyên nhân ưu điểm, hạn chế khuyết điểm; tổng kết một

số kinh nghiệm nâng cao CLCT của VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội

Bốn là, phân tích sự tác động của tình hình thế giới, khu vực và trong

nước; nhiệm vụ của Quân đội; định hướng phát triển của ngành TDTT vànhiệm vụ của các trung tâm TDTT quân đội đến nâng cao CLCT của VĐV;xác định yêu cầu nâng cao CLCT của VĐV ở các trung tâm TDTT quân độigiai đoạn hiện nay

Năm là, nghiên cứu đề xuất những giải pháp nâng cao CLCT của

VĐV ở các trung tâm TDTT trong quân đội giai đoạn hiện nay Trong từnggiải pháp sẽ làm rõ vị trí, ý nghĩa, cơ sở lý luận, thực tiễn và nội dung, hìnhthức, biện pháp cụ thể thực hiện

Trang 24

đề về CLCT, nâng cao CLCT của một số đối tượng cán bộ, chiến sĩ ở một sốloại hình tổ chức thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân Đây

là nguồn tài liệu quý, gợi mở cho nghiên cứu sinh ở các cấp độ khác nhau vềđịnh hướng nghiên cứu đề tài luận án, những vấn đề có thể kế thừa phù hợpvới đối tượng, phạm vi nghiên cứu, những vấn đề cần tiếp tục bổ sung, pháttriển nhằm thực hiện nội dung nghiên cứu được xác định

Thông qua kết quả tổng quan các công trình ở nước ngoài và trongnước có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, mỗi công trình khoa học có đốitượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau nhưng đều khẳngđịnh vai trò, tầm quan trọng của CLCT, nâng cao CLCT của quân nhân Một

số công trình đã đề cập đến quan niệm, nội dung, hình thức, biện pháp nângcao CLCT của quân nhân, nhưng cho tới nay chưa có công trình nào đi sâu

nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, chuyên sâu về “Nâng cao chất

lượng chính trị của vận động viên ở các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội giai đoạn hiện nay” dưới góc độ chuyên ngành xây dựng Đảng và

chính quyền Nhà nước Vì vậy, đề tài luận án là công trình nghiên cứu độclập, không trùng lặp với các công trình khoa học nào đã được công bố

Trang 25

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHÍNH TRỊ CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM

THỂ DỤC THỂ THAO TRONG QUÂN ĐỘI 2.1 Vận động viên và chất lượng chính trị của vận động viên ở các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội

2.1.1 Vận động viên ở các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội

* Các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội

Tổ chức, biên chế của các trung tâm TDTT trong quân đội

Các trung tâm TDTT trong quân đội được thành lập theo quyết địnhcủa Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, hoặc tư lệnh quân khu, bao gồmTrung tâm TDTT quân đội (TT1) trực thuộc Cục Quân huấn BTTM, Trungtâm TDTT quốc phòng 2 (TT2) trực thuộc Quân khu 7, Trung tâm TDTTquốc phòng 3 (TT3) trực thuộc Quân khu 5, Trung tâm TDTT quốc phòng 4(TT4) trực thuộc Quân khu 9, Trung tâm TDTT quốc phòng 5 (TT5) trựcthuộc Quân chủng Hải quân

Hiện nay, các trung tâm TDTT trong quân đội trực tiếp quản lý 27 độithể thao thành tích cao, thuộc 22 bộ môn gồm: bắn súng, bi sắt, bóng bàn,bóng chuyền nam trong nhà, bơi, cờ vua, cầu lông, điền kinh, karatedo, kichBoxing, lặn, pencaksilat, judo, quần vợt, quyền anh, taekwondo, thể dục dụng

cụ, vật, vovinam, võ cổ truyền, wushu (tán thủ), xe đạp, với tổng số 937VĐV, trong đó có 274 VĐV là quân nhân, công nhân viên quốc phòng, 663VĐV chưa được tuyển dụng vào biên chế quân đội

Các trung tâm TDTT trong quân đội được biên chế, gồm: ban giámđốc, cơ quan chuyên môn, cơ quan chính trị, cơ quan hành chính - hậu cần -dịch vụ, tài chính và các đội thể thao Ban Giám đốc có giám đốc, CTV vàphó giám đốc chuyên môn Có 02 trung tâm được biên chế ban chính trị, gồmtrưởng ban và trợ lý chính trị, 03 trung tâm còn lại được biên chế trợ lý chính

Trang 26

trị trực thuộc trung tâm Các đội thể thao có ban huấn luyện và các tuyếnVĐV (tuyến 1, tuyến trẻ và tuyến năng khiếu nghiệp dư) Ban huấn luyện cóHLV trưởng, có 2 đến 5 HLV và trợ giáo HLV

Tổ chức đảng ở các trung tâm TDTT quân đội là đảng bộ cơ sở hai cấp,với 05 đảng bộ và 24 chi bộ (14 chi bộ cơ quan và 20 chi bộ đội thể thao), với

388 đảng viên (371 đảng viên chính thức, 17 đảng viên dự bị)

Tổ chức đoàn ở các trung tâm TDTT quân đội được tổ chức theo hìnhthức đoàn cơ sở (hai cấp) và chi đoàn cơ sở Trung tâm TDTT quân đội vàTrung tâm TDTT quốc phòng 4 là tổ chức đoàn cơ sở hai cấp; các trung tâmcòn lại là chi đoàn, tổng số 340 đoàn viên

Hội liên hiệp phụ nữ ở các trung tâm TDTT quân đội là Hội Phụ nữ cơ

sở, với tổng số 153 hội viên

Tổ chức công đoàn ở các trung tâm TDTT quân đội là Công đoàn cơ

sở, với 120 đoàn viên, thuộc Trung tâm TDTT quốc phòng 2 và Trung tâmTDTT quốc phòng 5

Chức năng của trung tâm TDTT trong quân đội

Trung tâm TDTT quân đội là đơn vị sự nghiệp TDTT, tương đương cấptrung, lữ đoàn, được thành lập ở các đơn vị trực thuộc BQP; hoạt động dưới

sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy, chỉ huy cơ quan, đơn vị chủ quản, sự hướngdẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ TDTT của Cục Quân huấn BTTM; có chức năngtham mưu cho cấp ủy, chỉ huy cơ quan, đơn vị chủ quản về phát triển các mônthể thao mà đơn vị có truyền thống, thế mạnh và trực tiếp tổ chức, quản lý,đào tạo, huấn luyện các đội thể thao thành tích cao của quân đội để tham giathi đấu các giải thể thao quốc gia và quốc tế

Nhiệm vụ của trung tâm TDTT trong quân đội

Tổ chức tuyển chọn các VĐV năng khiếu, nghiệp dư có đủ điều kiện,tiêu chuẩn chính trị và chuyên môn theo quy chuẩn của từng môn thể thao, bổsung cho các đội thể thao của trung tâm

Trang 27

Lập kế hoạch, chương trình và tổ chức huấn luyện, đào tạo, tậphuấn để VĐV phát triển tốt các tố chất thể thao phù hợp với yêu cầu,nhiệm vụ chuyên môn từng môn thể thao Lập kế hoạch, chương trình và

tổ chức cho các đội thể thao tham gia thi đấu các giải trong hệ thống thiđấu quốc gia và quốc tế

Tổ chức quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, học tập văn hóa và giáo dục,rèn luyện VĐV phát triển toàn diện, đảm trách vai trò là lực lượng nòng cốtcủa quân đội tham gia thi đấu các giải trong nước và quốc tế

Tổ chức bảo đảm, phục vụ các hoạt động thi đấu thể thao và các nhiệm

vụ khác theo kế hoạch và chỉ thị của cấp trên Bảo đảm phục vụ việc tậpluyện thể thao thường xuyên của cán bộ quân đội trên địa bàn đóng quân

Quản lý, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất được Nhà nước và quân độigiao cho, nâng cấp mua sắm trang thiết bị luyện tập, thi đấu, bảo đảm phục vụviệc nâng cao thành tích thể thao và sức khỏe người tập Tổ chức hoạt độngdịch vụ đúng pháp luật của Nhà nước và quy định của BQP

Mối quan hệ công tác của trung tâm TDTT trong quân đội:

Một là, quan hệ với Đảng ủy Cục Quân huấn BTTM, Đảng ủy Bộ

Tham mưu Quân khu 5,7,9, Đảng ủy Bộ Tham mưu Quân chủng Hải quân làquan hệ giữa lãnh đạo và phục tùng Các trung tâm TDTT có trách nhiệmquán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị củaQUTW, BQP mà thường xuyên, trực tiếp là của Đảng ủy Cục Quân huấnBTTM, Đảng ủy Bộ Tham mưu các quân khu 5, 7, 9 và Đảng ủy Bộ Thammưu quân chủng Hải Quân

Hai là, quan hệ với Cục trưởng Cục Quân huấn BTTM, thủ trưởng

Bộ Tham mưu Quân khu 5,7,9, Thủ trưởng Bộ Tham mưu Quân chủngHải quân là quan hệ giữa chỉ huy và phục tùng Trung tâm TDTT quân độichịu sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Cục trưởng Cục Quân huấn BTTM;trung tâm TDTT quốc phòng 2, 3, 4 chịu sự chỉ huy, quản lý trực tiếp củathủ trưởng Bộ Tham mưu các quân khu 5, 7, 9; Trung tâm TDTT quốc

Trang 28

phòng 5 chịu sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của thủ trưởng Bộ Tham mưuQuân chủng Hải quân

Ba là, quan hệ với chủ nhiệm chính trị Cục Quân huấn BTTM, chủ

nhiệm chính trị Bộ Tham mưu Quân khu 5,7,9, chủ nhiệm chính trị Bộ Thammưu Quân chủng Hải quân là quan hệ giữa hướng dẫn, chỉ đạo và chịu sựhướng dẫn, chỉ đạo Trung tâm TDTT quân đội chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo vềhoạt động CTĐ, CTCT của Chủ nhiệm Chính trị Cục Quân huấn BTTM;trung tâm TDTT quốc phòng 2, 3, 4 chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về hoạt độngCTĐ, CTCT của chủ nhiệm Chính trị Bộ Tham mưu các quân khu 5, 7, 9;Trung tâm TDTT quốc phòng 5 chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về hoạt độngCTĐ, CTCT của Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tham mưu, Quân chủng Hải quân

Bốn là, quan hệ với Thủ trưởng Cục Quân huấn BTTM là quan hệ giữa

hướng dẫn, chỉ đạo và chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo Các trung tâm TDTT quânđội chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo của Cục Quân huấn BTTM về nghiệp vụ côngtác thể thao thành tích cao; báo cáo trình thủ trưởng Cục Quân huấn phê duyệt

kế hoạch công tác năm, kế hoạch chỉ tiêu tuyển chọn VĐV, kế hoạch tổ chứccác đợt tập huấn trong nước và nước ngoài, kế hoạch tham gia các giải thi đấutrong năm, chỉ tiêu huy chương của từng giải thi đấu và kinh phí bảo đảm chohoạt động thể thao thành tích cao

Năm là, quan hệ với các cơ quan, bộ môn của Tổng cục TDTT, các liên

đoàn, hiệp hội thể thao, các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các trungtâm TDTT của các địa phương là mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng công tác.Các trung tâm TDTT quân đội có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan, bộ môncủa Tổng cục TDTT, các liên đoàn, hiệp hội thể thao, các trung tâm huấnluyện thể thao quốc gia trong công tác phát hiện, giới thiệu và quản lý VĐVđược tập trung lên làm nhiệm vụ ở các đội tuyển quốc gia Có quan hệ chặtchẽ với các trung tâm TDTT của các địa phương trong công tác tạo nguồn,tuyển chọn VĐV bổ sung cho các đội thể thao

Sáu là, quan hệ với các phòng, ban, cơ quan, đơn vị thuộc Cục Quân

huấn BTTM; các phòng, ban, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tham mưu các quân

Trang 29

khu 5, 7, 9 và các phòng, ban, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tham mưu Quânchủng Hải quân là mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng công tác

Bảy là, quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương; các cơ quan, đơn

vị nơi đóng quân, các cơ sở giáo dục và gia đình của VĐV là mối quan hệphối hợp, hiệp đồng công tác Các trung tâm TDTT quân đội có quan hệ chặtchẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương; các cơ quan, đơn vị nơi đóng quân,các cơ sở giáo dục và gia đình của VĐV trong công tác phối hợp giáo dục,quản lý VĐV, tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội ở địa phương, xâydựng cụm địa bàn an toàn

Tám là, quan hệ với một số cơ sở huấn luyện TDTT ở nước ngoài là mối

quan hệ hợp tác Các trung tâm TDTT trong quân đội có quan hệ hợp tác đàotạo, tập huấn các đội tuyển, các VĐV trọng điểm của quân đội và trong hợp táctìm kiếm, thuê HLV nước ngoài làm chuyên gia cho một số đội thể thao

* Quan niệm vận động viên ở các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội

Theo Từ điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản Đà Nẵng (năm 2010) quanniệm VĐV là “người chuyên luyện tập, thi đấu và biểu diễn một môn thể thaonhất định” [125, tr.1141] Khoản 1, Điều 31, Mục 2, Pháp lệnh TDTT năm

2000 quy định “VĐV là người có tài năng thể thao, tập luyện thường xuyên

và có hệ thống về một môn hay nhiều môn thể thao để tham gia thi đấu thểthao thành tích cao và được cơ quan quản lý nhà nước về TDTT có thẩmquyền công nhận” [135, tr.7]

Như vậy, không phải bất cứ người tập luyện thể thao nào cũng đượcxem là VĐV thể thao Chỉ những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đáp ứngyêu cầu thi đấu thể thao nhất định, như năng khiếu, tài năng, yêu cầu về trình

độ tập luyện, cũng như thành tích thể thao đạt được trong quá trình tập luyện

và thi đấu thường xuyên, hệ thống

Từ những phân tích trên, có thể quan niệm: Vận động viên ở các

trung tâm thể dục thể thao trong quân đội là những người có năng khiếu, tài năng và đam mê thể thao; có đủ điều kiện,

Trang 30

tiêu chuẩn về chính trị và chuyên môn theo yêu cầu của từng môn thể thao và quy định của pháp luật; được quân đội tuyển dụng, huấn luyện, quản lý và cử tham gia thi đấu các giải thể thao trong hệ thống thi đấu quốc gia và các giải quốc tế.

Để được công nhận là VĐV của các trung tâm TDTT quân đội, đốitượng được tuyển chọn phải là người có năng khiếu và niềm đam mê đối vớithể thao, có thể hình, thể chất, khí chất, năng khiếu phù hợp với điều kiện,tiêu chuẩn về chuyên môn của từng môn thể thao, có nguyện vọng phục vụcho thể thao quân đội; do các trung tâm TDTT quân đội tuyển chọn, huấnluyện, đào tạo bài bản, có hệ thống, đủ điều kiện đăng ký tham gia thi đấu cácgiải trong hệ thống thi đấu quốc gia, quốc tế; được quản lý tập trung thốngnhất; được Cục Quân huấn BTTM công nhận và được hưởng tiêu chuẩn, chế

độ của Nhà nước dành cho VĐV; có phẩm chất đạo đức tốt; có đủ tiêu chuẩn

về chính trị công tác trong quân đội

Phân loại vận động viên ở các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội

Phân loại theo đối tượng quản lý, VĐV ở các trung tâm TDTT quân

đội được chia thành 02 đối tượng VĐV đã được tuyển dụng vào biên chếquân đội và VĐV chưa được tuyển dụng vào biên chế quân đội

Phân loại theo các môn thể thao VĐV được phân loại thành: VĐV

bóng chuyền, VĐV bóng bàn, VĐV bắn súng, VĐV bơi, VĐV lặn, VĐV vật,VĐV điền kinh, VĐV thể dục dụng cụ, VĐV cờ vua, VĐV cầu lông, VĐVquần vợt, VĐV xe đạp, VĐV karatedo, VĐV wushu, VĐV quyền anh, VĐVtaekwondo, VĐV vovinam, VĐV judo, VĐV pencak silat, VĐV bi sắt

Phân loại theo đẳng cấp VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội được phân

chia thành bốn cấp: kiện tướng quốc tế, kiện tướng, dự bị kiện tướng và cấp 1

Phân loại theo tuyến VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội được chia

thành ba tuyến

Tuyến 1 là tuyến VĐV có trình độ chuyên môn cao nhất, thi đấu tại cácđại hội, giải thể thao trong nước và quốc tế Tuyến 2 là tuyến VĐV trẻ kế cận

Trang 31

cho tuyến 1, thi đấu tại các đại hội, giải thể thao trong nước và quốc tế Tuyến

3 là tuyến VĐV năng khiếu nghiệp dư kế cận cho các đội thể thao tuyến 2, thiđấu giải thể thao các nhóm tuổi trong nước và quốc tế

Phân loại theo giới tính VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội được

phân loại VĐV nam và VĐV nữ

Phân loại theo lứa tuổi VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội được

phân loại VĐV dưới 18 tuổi và VĐV từ 18 tuổi trở lên

Nhiệm vụ của vận động viên ở các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội.

Căn cứ vào nghĩa vụ của VĐV được quy định tại Điều 32, Luật sửa đổi

bổ sung một số điều Luật TDTT năm 2018, căn cứ vào các điều khoản quyđịnh trong Hợp đồng Quản lý và đào tạo chuyên môn VĐV thể thao, nhiệm

vụ của VĐV ở các trung tâm TDTT trong quân đội được xác định như sau:

Một là, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước; Điều lệnh quản lý bộ đội, quy định của quân đội, đơnvị; quy chế quản lý, sử dụng VĐV của Tổng cục TDTT và cơ sở đào tạo, huấnluyện

Hai là, thực hiện nghiêm kế hoạch, chương trình, giáo án và yêu cầu

trong tập luyện, thi đấu do HLV đề ra

Ba là, tự giác, tích cực tập luyện để nâng cao trình độ chuyên môn.

Tham gia học văn hóa, sinh hoạt đoàn thể và các hoạt động do đơn vị tổ chức

Bốn là, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật,

nâng cao ý chí, lòng tự hào dân tộc Giữ gìn đoàn kết nội bộ, trung thực, bìnhđẳng, thương yêu, tôn trọng, bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau mọi lúc, mọi nơi

Năm là, chấp hành nghiêm mọi nội quy, quy định của trung tâm trong

sinh hoạt, tập luyện và thi đấu Giữ gìn, quản lý và bảo quản tốt cơ sở vậtchất, trang thiết bị phục vụ cho tập luyện và thi đấu

Đối với VĐV đã được tuyển dụng vào biên chế, được phong quânhàm quân nhân chuyên nghiệp, hoặc quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ, bên cạnhviệc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của VĐV theo quy định của pháp luật, còn

Trang 32

phải thực hiện chức trách, nhiệm vụ của quân nhân theo quy định của Điềulệnh quản lý bộ đội.

Quyền lợi của vận động viên ở các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội

Vận động viên ở các trung tâm TDTT quân đội được hưởng đầy đủchính sách, chế độ, tiêu chuẩn đãi ngộ của Nhà nước và Quân đội theo quyđịnh của pháp luật Được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện tập luyện và thiđấu thể thao Được chăm sóc và chữa trị chấn thương trong thời gian tậpluyện và thi đấu thể thao Được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù, tiền lương,tiền hỗ trợ tập luyện, thi đấu thể thao theo quy định của pháp luật Được thựchiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong tập luyện và thi đấu thể thao Đượctham gia và hưởng các chế độ về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật Được bảo đảm việc học tập văn hóa, chính trị, chuyên môn.VĐV đạt thành tích xuất sắc trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế đượchưởng chế độ ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sócsức khỏe, tiền thưởng và các chế độ khác theo quy định của pháp luật VĐVkhông còn khả năng thi đấu thể thao được Nhà nước tạo điều kiện học nghề

và giải quyết việc làm theo quy định của pháp luật; được ưu tiên tuyển dụngvào làm việc tại các cơ sở thể thao VĐV bị tai nạn trong quá trình tập luyện,thi đấu thể thao làm mất khả năng lao động hoặc chết thì VĐV, thân nhân của

họ được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật

Đặc điểm của vận động viên ở các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội

Một là, vận động viên ở các trung tâm TDTT quân đội là những người

có ưu thế về nhiều mặt trong chức năng cơ thể, được lựa chọn từ nhiều nguồn;được tổ chức, quản lý theo Điều lệnh quản lý bộ đội

Vận động viên ở các trung tâm TDTT quân đội đều là những người cóthể chất, thể lực vượt trội; có sự nhanh nhẹn, bền bỉ, khéo léo, dẻo dai cả về

Trang 33

thể chất và tâm lý; có năng khiếu cao ở một hay nhiều lĩnh vực hoạt động thểthao Họ là những người có niềm đam mê, có nghị lực, tinh thần vượt khó và

ý chí quyết tâm cao Có tâm lý vững vàng, lòng dũng cảm, ý chí kiên cường,tinh thần hưng phấn mạnh mẽ, tính độc lập, táo bạo quyết đoán, dám nghĩdám làm, năng động tích cực, hăng hái và luôn có xu hướng bứt phá, vượt lênchính mình Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ VĐV nhận thức chính trị còn

mơ hồ, BLCT chưa thực sự vững vàng, động cơ nghề nghiệp chưa rõ ràng, chưanhận thức rõ vinh dự và trách nhiệm của người chiến sĩ trên mặt trận thể thao;một số ít đua đòi, chạy theo lối sống hưởng thụ, thực dụng, vi phạm kỷ luật

Vận động viên ở các trung tâm TDTT quân đội được lựa chọn từ nhiềunguồn khác nhau Một số ít là quân nhân thực hiện nghĩa vụ quân sự có năng khiếuthể thao, tham gia thi đấu và có thành thích xuất sắc ở các giải thể thao phong tràotoàn quân, được tuyển chọn về các đội thể thao thành tích cao, tập luyện thi đấu cácmôn, như bắn súng, bóng đá, điền kinh, cầu lông, võ thuật , hiện nay, số này chiếm

tỷ lệ khoảng 11,5% Số VĐV được tuyển chọn từ các trung tâm TDTT của cáctỉnh, thành, ngành trong cả nước, hiện nay chỉ chiếm 4,5%, do các tỉnh, thành,ngành có nhiều chính sách thu hút, ràng buộc đối với VĐV và gia đình Một sốVĐV được tuyển chọn từ các giải thể thao học đường và hội khỏe Phù Đổng củacác địa phương Đây là những thanh thiếu niên đã có thành tích trong thi đấu thểthao; tuy nhiên nhiều người không được gia đình ủng hộ đi theo con đường thể thaochuyên nghiệp, vì thế số VĐV này hiện cũng chỉ chiếm khoảng 18% Số VĐV cònlại được các trung tâm TDTT quân đội tuyển chọn thông qua tổ chức các đợt tuyểnsinh trực tiếp, mở các câu lạc bộ, các lớp học năng khiếu, các lớp học hè tại trungtâm và các lớp vệ tinh ở các địa phương lân cận

Nguồn tuyển chọn VĐV phong phú, đa dạng, có nhiều nét khác nhau,đặt ra nhiều vấn đề để chủ thể và các lực lượng tham gia nâng cao CLCT củaVĐV xác định nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành cho phù hợp, bảođảm phát triển, hoàn thiện PCCT, đạo đức, lối sống đã được hình thành từtrong gia đình, trường học, nơi công tác trước đó của từng VĐV

Trang 34

Vận động viên ở các trung tâm TDTT quân đội được quản lý theo Điềulệnh quản lý bộ đội; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy, quản lý trực tiếp của chi bộ

và ban huấn luyện các đội thể thao; tổ chức ăn, ở, sinh hoạt và thực hiện đầy

đủ, nghiêm túc các chế độ, quy định của đơn vị quân đội Đặc điểm này đặt rayêu cầu đối với cấp ủy, chỉ huy, ĐNCB các cấp phải có quan điểm, thái độđúng đắn, phù hợp trong tổ chức các hoạt động nâng cao CLCT của VĐV.Thường xuyên giáo dục cho VĐV niềm vinh dự, tự hào được đại diện củaquân đội thi đấu các giải trong nước và quốc tế; tự giác chấp hành nghiêm túc

kỷ luật và các chế độ quy định của quân đội, để mỗi VĐV không quá đề cao

“cái tôi”, “tự cao, tự đại” về tài năng đặc biệt của mình, xem thường kỷ luật,

kỷ cương của quân đội

Hai là, đa số vận động viên ở các trung tâm thể dục thể thao quân đội

xa gia đình từ nhỏ; có sự đa dạng về tuổi đời, tuổi quân, cấp bậc quân hàm,trình độ học vấn, vùng miền, thành phần xuất thân và có sự không đồng đều

về đẳng cấp, thành tích thi đấu

Do yêu cầu của thể thao thành tích cao, phần lớn VĐV được tuyểnchọn vào các trung tâm TDTT quân đội từ nhỏ (nhỏ nhất 6 tuổi), xa gia đình

từ sớm, đang trong độ tuổi trưởng thành và hình thành phẩm chất nhân cách

Vì vậy, quá trình huấn luyện, đào tạo chuyên môn cũng là quá trình nuôidưỡng, phát triển thể chất và giáo dục văn hóa, đạo đức, nhân cách Một sốmôn thể thao, VĐV có thể thi đấu đến ngoài 50 tuổi (Cờ Vua, Bắn súng, Bisắt ), do đó khoảng cách tuổi đời, tuổi quân, cấp bậc quân hàm, trình độ học

vấn giữa các VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội rất lớn, đặt ra yêu cầu

khác nhau trong công tác tổ chức huấn luyện, giáo dục, rèn luyện và quản lýđối với từng đối tượng VĐV

Về tuổi đời, đa số VĐV có tuổi đời rất trẻ Từ 6 đến 11 tuổi chiếm tỷ lệ4,8%; từ 12 đến 14 chiếm tỷ lệ 32,87%; từ 15 đến 25 chiếm tỷ lệ 49,62%; sốcòn lại trên 25 tuổi Về tuổi quân, 82% dưới 10 năm tuổi quân, số trên 10 nămtuổi quân chủ yếu tập trung ở các bộ môn không đòi hỏi nhiều về thể lực như cờ

Trang 35

Vua, Bắn súng, Bi sắt Về cấp bậc quân hàm, 92% mang quân hàm cấp úy,7,6% cấp thiếu tá, trung tá, cấp thượng tá, đại tá xấp xỉ 0,4% [PL 03] Đặcđiểm này, đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện chính sách,chế độ đãi ngộ đối với VĐV, để họ thực sự toàn tâm, toàn ý tập luyện, thi đấugiành thành tích cao nhất.

Phần đông VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội ngoài thời gian tậpluyện chuyên môn, còn tham gia các lớp học văn hóa do đơn vị phối hợp vớicác trung tâm giáo dục thường xuyên các quận, huyện tổ chức tại đơn vị, một

số khác được gửi học tại các trường trên địa bàn, bảo đảm 100% VĐV đượchọc văn hóa tương ứng với độ tuổi Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông,một số VĐV đã chủ động đăng ký thi tuyển và tham gia học lên bậc học caohơn, với hình thức vừa học, vừa làm ở một số trường như Đại học TDTT TừSơn, Bắc Ninh, Đại học TDTT Hà Nội và một số trường cao đẳng trên địabàn, vì vậy có tới xấp xỉ 10% VĐV có trình độ cao đẳng và đại học, 1,06% cótrình độ sau đại học So sánh về trình độ học vấn có sự chênh lệch lớn giữacác tuyến VĐV, đặt ra nhiều vấn đề cho cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp, phải đặcbiệt quan tâm đến giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện VĐV ngay từ khi còn rất trẻ

Về cơ cấu vùng miền, phần lớn VĐV xuất thân từ khu vực nông thônchiếm tỷ lệ 70%; xuất thân từ khu vực thành phố, thị xã chiếm tỷ lệ 26%; số ítcòn lại xuất thân từ khu vực miền núi và vùng đặc biệt khó khăn [PL 03]

Về thành phần xuất thân, phần lớn VĐV ở các trung tâm TDTT quânđội cả bố và mẹ đều là nông dân, chiếm tỷ lệ 71%, một số VĐV bố mẹ là tríthức, công nhân, tiểu thương buôn bán nhỏ, chiếm khoảng 21%, gần 8% VĐV

có bố mẹ công tác trong trong quân đội và ngành thể thao [PL 03] Phần lớnVĐV có hoàn cảnh gia đình khó khăn; không có nhiều bậc cha mẹ đã từng làVĐV hoặc công tác trong ngành TDTT cho con nối nghiệp, cho thấy thể thaochuyên nghiệp chưa thật sự có sức hút Vì vậy, quá trình nâng cao CLCT củaVĐV phải quan tâm, chú ý đến sự khác biệt về bản sắc văn hóa, tâm lý vùngmiền và điều kiện, hoàn cảnh, gia đình của từng đối tượng VĐV

Trang 36

Về đẳng cấp và thành tích thi đấu, VĐV ở các trung tâm TDTT quânđội có đẳng cấp và thành tích thi đấu tương đối tốt Hằng năm có khoảng 42%VĐV được phong cấp, trong đó khoảng 0,51% được phong kiện tướng quốc

tế, 20,67% kiện tướng, 2,1% dự bị kiện tướng và 18,68% cấp 1 [PL 11] Vềthành tích thi đấu, một số VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội đạt đếnchuẩn thi đấu Olympic, thế giới và Châu Á Tuy nhiên, vẫn còn nhiều VĐVđến khi kết thúc sự nghiệp thi đấu vẫn không thể giành được huy chương khuvực và quốc tế Sự chênh lệnh về đẳng cấp và thành tích thi đấu đặt ra yêu cầuđối với cấp ủy, chỉ huy, ĐNCB các cấp phải tăng cường quán triệt, giáo dục

để mọi VĐV luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên

Ba là, vận động viên ở các trung tâm TDTT quân đội luôn tập luyện,

thi đấu với cường độ cao, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt; thực hiệnnhiệm vụ trên địa bàn rộng khắp cả trong nước và quốc tế, điều kiện bảo đảmkhó khăn, thiếu thốn dễ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp

Tính chất đặc thù của thể thao thành tích cao là đua tài thể chất và trítuệ Để có thành tích cao nhất, VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội phảiluôn luyện tập với cường độ cao, đầy khó khăn, nguy hiểm, đòi hỏi khắt khe

về ý chí quyết tâm, lòng can đảm, khả năng chịu đựng và nghị lực vượt quamọi khó khăn, gian khổ để không ngừng hoàn thiện phát triển tài năng thểthao của bản thân và nâng cao thành tích thể thao của đơn vị

Môi trường cạnh tranh căng thẳng, khốc liệt được thể hiện ngay trongtừng đội thể thao và giữa các trung tâm thể thao Chế độ, tiêu chuẩn và quyềnlợi của VĐV ở các tuyến, các vị trí là rất khác nhau Vì vậy, ngay trong mỗiđội thể thao, các VĐV tuyến 3 cạnh tranh nhau để được lên tuyến 2, các VĐVtuyến 2 cạnh tranh nhau để được lên tuyến 1, các VĐV tuyến 1 phải thật sự

nỗ lực, cố gắng cạnh tranh để có vị trí chính thức trong đội hình thi đấu Giữacác VĐV tiêu biểu, xuất sắc của các trung tâm cạnh tranh nhau để được tậptrung lên đội tuyển quốc gia Tính chất cạnh tranh được thể hiện khốc liệtnhất trong những cuộc thi, những giải đấu Chiến thắng đem lại vinh quang và

Trang 37

nâng cao thu nhập, với nhiều lợi ích kèm theo, vì vậy đòi hỏi VĐV phải luôn

nỗ lực cao nhất, cạnh tranh mạnh mẽ nhất để giành chiến thắng

Về địa bàn tập huấn, thi đấu của VĐV, hằng năm có khoảng 18-20%VĐV của các trung tâm TDTT quân đội tập huấn và thi đấu ở nước ngoài;87% VĐV đi tập huấn, thi đấu các giải trong nước trên địa bàn toàn quốc.Khoảng 15-20% VĐV của các trung tâm TDTT quân đội được tập trung lênlàm nhiệm vụ của đội tuyển quốc gia, phần lớn thời gian trong năm huấnluyện tại các địa điểm tập huấn, thi đấu ở nước ngoài và các trung tâm huấnluyện thể thao quốc gia, họ chỉ về đơn vị vào các dịp tổng kết, bình xétcuối năm, hoặc các dịp nghỉ lễ, nghỉ tết Vấn đề này đặt ra yêu cầu đối vớicác cấp ủy, chỉ huy, ĐNCB các cấp cần phải nghiên cứu, thường xuyên pháthuy tốt cơ chế trao đổi, phối hợp, hiệp đồng trong công tác quản lý, giáo dục,rèn luyện, huấn luyện VĐV, để tránh sự chồng chéo, hoặc buông lỏng quản lýđối với đối tượng này

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ thi đấu dài ngày, xađơn vị, VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội, ngoài việc đối mặt với nhữngkhó khăn về điều kiện ăn, ở, đi lại, thay đổi môi trường, khí hậu thời tiết, họcòn thường xuyên, trực tiếp tiếp xúc với HLV, các nhà tuyển chọn của cáctrung tâm, đoàn, đội, câu lạc bộ khác, đối mặt với nhiều lời mời gọi, lôi kéo,

dụ dỗ, thậm chí cả mua chuộc Nếu không có bản lĩnh vững vàng, VĐV dễnảy sinh tư tưởng “đứng núi này, trông núi nọ” Đặc điểm này, đặt ra yêu cầuđối với cấp ủy, chỉ huy, ĐNCB các cấp cần phải xây dựng và thực hiện cóhiệu quả các biện pháp ngăn ngừa từ xa, cơ chế tự quản lý và quản lý lẫn nhaugiữa các VĐV, nhưng vấn đề tiên quyết là phải tăng cường củng cố, giáo dục,rèn luyện nâng cao CLCT cho VĐV, để họ trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫnluôn giữ vững lập trường, mục tiêu, BLCT và phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”

Bốn là, điều kiện tập luyện, đời sống, chế độ chính sách của vận động

viên ở các trung tâm thể dục thể thao quân đội hiện nay tuy đã được cải thiện,nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn

Trang 38

Những năm qua, Đảng, Nhà nước, quân đội đã ban hành nhiều chế độ,chính sách đối với thể thao và VĐV quân đội; đời sống vật chất, tinh thần củacác đối tượng VĐV và điều kiện ăn, ở, tập luyện, thi đấu được đầu tư nângcấp, xây mới, từng bước được nâng lên, đã khích lệ VĐV yên tâm, phấn khởi,toàn tâm, toàn ý với nhiệm vụ tập luyện và thi đấu Một số VĐV có thành tíchxuất sắc ngoài tiền thưởng theo quy định còn được các mạnh thường quân tàitrợ nên có đời sống tương đối ổn định.

Tuy nhiên, phần lớn VĐV còn gặp nhiều khó khăn Đối với VĐVhưởng lương từ ngân sách nhà nước (trong biên chế) ngoài được hưởng cáctiêu chuẩn, chế độ theo cấp bậc quân hàm, ngạch bậc công nhân viên quốcphòng hiện tại; họ chỉ được thêm chế độ tiền ăn, chế độ chênh lệch tiền côngtheo ngày, tiền thưởng (nếu có thành tích trong thi đấu) theo quy định củaBQP Đối với VĐV không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được hưởngchế độ tiền ăn, chế độ tiền công, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thấtnghiệp, bảo hiểm y tế, trợ cấp một lần và chế độ tiền thưởng (nếu có thànhtích trong thi đấu) theo quy định của BQP; trong khi đó không phải VĐV nàocũng có thể phát triển lên đỉnh cao, có thể giành được huy chương trong cácgiải thi đấu quốc gia, quốc tế Về điều kiện sân bãi, sinh hoạt của nhiều độivẫn còn khó khăn; trang thiết bị, phương tiện tập luyện còn lạc hậu, thiếuthốn, do đó họ có những băn khoăn nhất định về con đường lập nghiệp Cácvấn đề đó đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của VĐV,nhất là VĐV năng khiếu nghiệp dư Vì vậy, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần quantâm, bảo đảm tốt hơn nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của VĐV, để họthực sự chuyên tâm vào nhiệm vụ tập luyện và thi đấu, giành thành tích caonhất, đem vinh quang về cho quân đội và đất nước

2.1.2 Chất lượng chính trị của vận động viên ở các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội

Trang 39

* Quan niệm chất lượng chính trị của vận động viên ở các trung tâm thể dục thể thao trong quân đội

“Chính trị” là khái niệm có nội hàm rộng, là một hiện tượng xã hội lịch

sử xuất hiện từ khi xã hội có sự phân chia giai cấp, đấu tranh giai cấp và có

sự ra đời của nhà nước; là sự phản ánh các mối quan hệ giữa các giai cấp,tầng lớp xã hội, các quốc gia, dân tộc trong đó vấn đề cốt lõi là giành vàgiữ chính quyền, duy trì và thực hiện quyền lực nhà nước và lợi ích củaquốc gia dân tộc V.I Lênin đã khẳng định “Vấn đề chính quyền nhà nướcnhất định là vấn đề chủ yếu nhất của mọi cuộc cách mạng vì chính đó làvấn đề cơ bản, vấn đề quyết định tất cả mọi cái trong sự phát triển của cáchmạng” [71, tr.268] Như vậy, có thể hiểu, chính trị là toàn bộ các hoạt động

có liên quan, chi phối đến quyền và lợi ích trong các quan hệ kinh tế, vănhóa, xã hội giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội đối với quyền lực của nhànước, là sự biểu hiện trực tiếp, tập trung nhất lợi ích giai cấp, dân tộc Chínhtrị bao gồm: ý thức chính trị, tổ chức chính trị và hoạt động chính trị của giaicấp và nhà nước cầm quyền

Trong xã hội có giai cấp, mỗi cá nhân đều thuộc một tổ chức, nhóm, tầnglớp nhất định và chính trị của cá nhân, tổ chức đều bị chi phối bởi chính trị củagiai cấp cầm quyền C.Mác, Ph Ăngghen viết “Những tư tưởng thống trị của mộtthời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị” [74, tr.625].Theo quan điểm đó, chính trị của một cá nhân, tổ chức, nhóm, thành phần dântộc, giai cấp mang bản chất chính trị của giai cấp, thể hiện ở hệ tư tưởngchính trị, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, các quan hệ chính trị, hành vi chínhtrị theo quan điểm lập trường của một giai cấp, dân tộc mà họ là thành viên

Do đó, chính trị của VĐV ở các trung tâm TDTT trong quân đội là chính trịmang bản chất giai cấp công nhân, bản chất chính trị của Đảng Cộng sản ViệtNam, đồng thời thể hiện tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc

Trang 40

Chính trị của vận động viên ở các trung tâm TDTT quân đội là mộttrong những phẩm chất quan trọng thể hiện sự giác ngộ về chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng của Đảng; thể hiện ở lậptrường tư tưởng, bản lĩnh chính trị; tính tích cực, tự giác trong thực hiệnđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm

vụ của quân đội và đơn vị, cũng như kết quả hoàn thành nhiệm vụ của VĐV

Chính trị của VĐV ở các trung tâm TDTT quân đội được biểu hiện ởnhận thức chính trị, tình cảm chính trị, niềm tin chính trị, động cơ chính trị,quan hệ chính trị và hành vi chính trị của họ Đó là những hiểu biết cơ bản, sựgiác ngộ của VĐV đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước

Đó là những tình cảm của VĐV đối với Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước

và chế độ xã hội chủ nghĩa; thể hiện ở hoài bão, ước mơ, lý tưởng sống củahọ; ở tình yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội; ở sự thừa nhận vàtôn trọng những giá trị đạo đức của xã hội, của dân tộc, của người quân nhâncách mạng; luôn thấy được vinh dự của người chiến sĩ thể thao Đó là niềmtin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thắng lợi của công cuộc đổimới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, niềm tin vào sức mạnh củadân tộc, của nhân dân, của mục tiêu, lý tưởng và sức mạnh chiến đấu củaquân đội Đó là tinh thần cống hiến, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự

do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân; thể hiệntrung thành với Đảng, với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,kiên định mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân

đã lựa chọn Thể hiện tình yêu ngành, yêu nghề, sự cố gắng, quyết tâm trongtập luyện, rèn luyện và trong thực hiện nhiệm vụ Đó là mối quan hệ vớiĐảng, với Nhà nước, với Tổ quốc, với quân đội và với nhân dân, quan hệ giữacấp trên và cấp dưới, quan hệ với đồng chí, đồng đội trong và ngoài trung tâm

Ngày đăng: 19/09/2020, 09:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Trung ương (2017), Nghị quyết về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về “Một số vấn đề về tiếptục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,hoạt động hiệu lực, hiệu quả”
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2017
2. Bộ Chính trị (2011), Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020”, số 08-NQ/TW, ngày 01/12/2011, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020”
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2011
3. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị về “Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay”, số 39-CT/TW, ngày 18/8/2014, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về “Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nộibộ trong tình hình hiện nay”
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2014
4. Bộ Chính trị (2014), Nghị quyết “Về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030”, số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết “Về công tác lý luận và định hướngnghiên cứu đến năm 2030”
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2014
5. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh”
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2016
6. Bộ Chính trị (2018), Quy định “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”, số 126-QĐ/TW, ngày 28/02/2018, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộĐảng”
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2018
7. Bộ Chính trị (2018), Nghị quyết “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, số 35-NQ/TW, ngày 18/10/2018, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởngcủa Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trongtình hình mới”
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2018
8. Bộ Quốc phòng (2003) Chỉ thị “Về nhiệm vụ công tác thể dục thể thao Quân đội đến năm 2010”, số 33/CT-BQP, ngày 03/6/2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị “Về nhiệm vụ công tác thể dục thể thaoQuân đội đến năm 2010”
9. Bộ Quốc phòng (2013) Quyết định “Phê duyệt Đề án Đổi mới Công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”, số 2677/QĐ-BQP, ngày 23/7/2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định “Phê duyệt Đề án Đổi mới Công tácgiáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”
10.Bộ Quốc phòng (2013) Thông tư “Quy định về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội”, số 263/TT-BQP, ngày 31/12/2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư “Quy định về cơ quan, đơn vị và vị trítrọng yếu cơ mật trong Quân đội”
11. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (2016), Thông tư liên tịch “Quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, số 50/2016/BQP-BCA, ngày 15/4/2016, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch “Quy định tiêuchuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhândân Việt Nam”
Tác giả: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
Năm: 2016
12.Bộ Quốc phòng (2016) Thông tư “Hướng dẫn thực hiện một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao quân đội được tập trung tập huấn, thi đấu”, số 138/TT-BQP, ngày 12/9/2016, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư “Hướng dẫn thực hiện một số chế độ đốivới huấn luyện viên, vận động viên thể thao quân đội được tập trungtập huấn, thi đấu”
13.Bộ Quốc phòng (2017) Thông tư “Quy định tiêu chuẩn, định lượng, mức tiền ăn thường xuyên đối với huấn luyện viên, vận động viên và giáo viên thể dục thể thao trong Quân đội”, số 34/TT-BQP, ngày 11/02/2017, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư “Quy định tiêu chuẩn, định lượng, mứctiền ăn thường xuyên đối với huấn luyện viên, vận động viên và giáoviên thể dục thể thao trong Quân đội”
15.Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008), Thông tư liên tịch“Hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao”, số 127/2008/TTLT/BTC- BVHTTDL, ngày 24/12/2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch"“Hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận độngviên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao”
Tác giả: Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Năm: 2008
16.Trần Danh Bích (Chủ nhiệm, 2004), Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ chủ trì công tác đảng, công tác chính trị ở đơn vị cơ sở, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lựchoạt động thực tiễn của cán bộ chủ trì công tác đảng, công tác chínhtrị ở đơn vị cơ sở
17.Lê Huy Bình (2016), “Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị trong quân đội hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị, (3), tr.15-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị trong quânđội hiện nay”, "Tạp chí Giáo dục Lý luận Chính trị
Tác giả: Lê Huy Bình
Năm: 2016
18.Sỏn Xay Chăn Nha Lạt (2012), Giáo dục chính trị - tư tưởng cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Lào hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục chính trị - tư tưởng cho hạ sĩquan, binh sĩ Quân đội nhân dân Lào hiện nay
Tác giả: Sỏn Xay Chăn Nha Lạt
Năm: 2012
19.Nguyễn Tiến Chung (2013), Nâng cao chất lượng chính trị của lực lượng dân quân tự vệ Quân khu 1 giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Xây dựng đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng chính trị của lực lượngdân quân tự vệ Quân khu 1 giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Tiến Chung
Năm: 2013
20.Lê Duy Chương (2008), Một số vấn đề về nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan-binh sĩ ở đơn vị cơ sở, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về nâng cao chất lượng giáo dụcchính trị cho hạ sĩ quan-binh sĩ ở đơn vị cơ sở
Tác giả: Lê Duy Chương
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2008
21.Cục Chính trị/BTTM (2013), Kế hoạch thực hiện Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”, Số 1465/KH-CT, ngày 09/12/2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch thực hiện Đề án “Đổi mới côngtác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”
Tác giả: Cục Chính trị/BTTM
Năm: 2013

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w