Chỉ trong những năm gần đây nhất trong lịch sử tồn tại của loài người chúng ta mới có được một thế giới có sự tương tác thường xuyên giữa các quốc gia khác nhau, hay còn gọi là chính trị
Trang 1TRANSLATION 3
For advanced learners of English
Trang 2PART V POLITICS AND FOREIGN AFFAIRS
Trang 3UNIT 21 INTERNATIONAL POLITICS
Task 1 Translate the following into Vietnamese
THE TWO GREAT FORCES OF OUR TIME
1 It has been only more than one decade since the fall of the Berlin wall, but we are in a new age For almost half a century, the West has struggled mightily to spread capitalism and democracy around the world Now it has gotten what it wanted - unbridled market and people power - and they will prove harder to handle than anyone imagined Capitalism and democracy are the two dominant forces of modern history; they unleash human creativity and energy like nothing else But they are also forces of destruction They destroy old orders, hierarchy, tradition, communities, careers, stability and peace of mind itself Unsentimental about the world as it exists, they surge forward, changing everything they encounter The challenge of the West in the next century will be to find ways to channel the sweeping power of these two as they reorganise all human activity Otherwise for much of the world, it may be too fast a ride
2 Things are so different now For three generations, the world was defined by great political struggles: the Depression, World War II, the cold war, and decolonisation Politics and diplomacy held center stage Today the air is filled with a new sort of energy
- to get rich The heroes of the past may have been soldiers and statemen, artists and writers Today they are entrepreneurs Even countries like China, India and Brazil that once scoffed at the crass commercialism of the West now search desperately for ways to create export zones and high-tech corridors
3 Intellectuals like to remind us that globalisation is actually not that new At the turn of the
20th century, free trade, free markets and democratic politics flourished Today one does not need a visa to travel through much of Europe; then you did not even need a passport
4 But there are crucial differences between this turn of a century and the last one Globalisation today describes a far more pervasive and deep phenomenon than has ever existed before Thousands of goods, services and even ideas are manufactured globally, creating complex interconnections between states Another difference is the nature of the superpower An open world economy rests upon the broad edifice of peace, which usually requires a great global hegemony - Britain in 1900, America in 2000 But in 1900 Britain was a declining power The picture today could not be more different Not only is the US securely the leading power in the world, its advantage is widening: we are living
in the American Age
5 What can we expect in this new era? Most countries recognise the need to tame the fires
of capitalism It will be harder for them to determine how best to handle democratic populism Some countries have already begun to see its dangers They recognise that democracy without the rule of law, minority protections and property rights can be a hollow shell Most difficult of all, societies must make the adjustments as the forces of change swirl around with gathering fury Whatever the balance countries arrive at, they will still be riding farther, faster than they have ever done The only advice one can give
as we enter a brave new world is this: fasten your seatbelts It‘s going to be a bumpy ride
Task 2 Find the English equivalents to the following
Trang 4Task 3 Translate the following into English
KHÁI QUÁT Về CHÍNH TRị QUốC Tế
1 Chỉ trong những năm gần đây nhất trong lịch sử tồn tại của loài người chúng ta mới có được một thế giới có sự tương tác thường xuyên giữa các quốc gia khác nhau, hay còn gọi
là chính trị quốc tế Việc khám phá phần lớn hành tinh của chúng ta mới chỉ hoàn thành cách đây 300 năm, những tấm bản đồ chi tiết chưa tròn 100 tuổi, và mãi tới những năm 60 của thế kỷ trước chúng ta mới thấy được bức tranh toàn cảnh trái đất qua những bức ảnh chụp đầu tiên được gửi về từ những chuyến du hành ngoài vũ trụ
2 Sự lớn mạnh của châu Âu trong thế kỷ XV đã đánh dấu bước khởi đầu của chính trị quốc tế ngày nay Thời đó, các vương triều châu Âu đã chứng kiến các đế chế hùng mạnh và hiếu chiến án ngữ những tuyến đường thương mại huyết mạch sang phía Nam và phía Đông của
họ Vì lẽ đó, người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và sau này là người Bắc Âu, được trang bị
vũ khí hiện đại và có đủ dũng khí thực hiện những chuyến thám hiểm trên biển xa xôi và đầy nguy hiểm, đã mở đường tìm kiếm những tuyến đường thương mại và cơ hội mới Và chính những tuyến đường biển chứ không phải đường bộ đã đặt nền tảng đầu tiên cho hình thức giao lưu quốc tế mới Tất nhiên, một số dân tộc, nhất là người Nga, đã mở rộng cương vực sang phía Đông, song phần lớn các dân tộc khác lại vượt biển về phía Tây để ‗khám phá‘ và chinh phục châu Mỹ Đến thế kỷ XVIII, cấu trúc cơ bản của hệ thống chính trị quốc
tế hiện đại đã được hoàn thành Đến thế kỷ XIX trong lúc các thuộc địa châu Mỹ đang vùng lên giành độc lập thì châu Phi lại trở thành mục tiêu nhòm ngó của chủ nghĩa thực dân châu
Âu
3 Kết quả là, sự bành trướng sức mạnh của châu Âu đã mở đường cho những tư tưởng chính trị và tôn giáo mới và làm cho quan hệ quốc tế ngày càng khăng khít hơn trong lĩnh vực thương mại Chẳng hạn, việc trao đổi các loại cây trồng đã giúp sản xuất lương thực tăng lên ồ ạt, kéo theo sự gia tăng dân số bừa bãi Dân số tăng kéo theo nhu cầu giao thương ngày càng lớn, và kết quả là xung đột lợi ích giữa các quốc gia ngày càng nhiều
4 Xung đột lợi ích xuất phát từ việc trao đổi hàng hoá và tư tưởng lại dẫn tới các cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực và của cải Người ta cũng mong muốn có một loại tiền tệ để dễ dàng buôn bán, thay thế cơ chế hàng đổi hàng đã trở nên lỗi thời Sự xuất hiện của tiền tệ cũng đã giúp tạo ra tầng lớp thương nhân mới Tầng lớp này bắt đầu tranh giành quyền lực với những kẻ thống trị ‗cha truyền con nối‘ hoặc giới lãnh đạo quân sự
Trang 55 Trong thế chiến thứ hai Mỹ đã chiến thắng vẻ vang tại châu á và cùng giành chiến thắng với đồng minh của họ ở châu Âu Sau chiến tranh, Liên Xô trở thành cường quốc hùng mạnh nhất ở lục địa châu Âu Khi giải phóng Đông Âu, Liên Xô đã thiết lập các chính quyền thân thiện và do cộng sản lãnh đạo Điều này đã tạo ra mối thách thức đối với trật tự chính trị tại Tây Âu Các đế chế cũ của châu Âu đã bị tan rã, do vậy người ta phải sắp đặt lại bàn cờ chính trị
6 Năm 1945, 51 quốc gia đã thành lập Liên hiệp quốc, nhưng rõ ràng là không phải tất cả các quốc gia đều bình đẳng như nhau Hai siêu cường Xô và Mỹ đã chi phối toàn bộ tất cả các quốc gia khác Tuy nhiên, trọng tâm quyền lực của thế giới không hoàn toàn đã dịch chuyển khỏi châu Âu Châu lục này thực sự đã bị chia rẽ thành hai phe Đông-Tây, và các siêu cường đã chia cắt châu Âu thành những liên minh chủ chốt để tạo cơ sở cho cuộc cạnh tranh quyền lực khắp toàn cầu của họ Tuy các đồng minh châu Âu đều có tầm quan trọng đối với cả Mạc Tư Khoa và Hoa Thịnh Đốn, nhưng việc thời kỳ châu Âu không còn chi phối quan hệ quốc tế đã trở nên quá rõ ràng
7 Tuy nhiên, cuối thập niên 80, Mỹ dần dần phải thừa nhận mức độ ảnh hưởng ngày càng giảm đi của họ dù nhiều người Mỹ cảm thấy miễn cưỡng phải chấp nhận thực tế đó Song chính những cải tổ chớp nhoáng của Liên Xô mới làm cho thế giới sửng sốt Mikhail Gorbachov đã rút quân đội Liên Xô khỏi những cam kết xa xôi và nhất là đã cho phép người dân Đông Âu từ bỏ chủ nghĩa cộng sản Bức tường Berlin sụp đổ ngày 9/11/1989 đã đánh dấu đoạn kết của cuộc chiến tranh Lạnh và có lẽ đánh dấu giai đoạn Phục hưng mới của châu Âu Đến đầu những năm 90, nhiều nước, cụ thể nhất là Liên Xô, đã tan rã thành nhiều quốc gia mới Nhiều xung đột bắt nguồn từ chiến tranh Lạnh đã được khép lại, nhưng một loạt các cuộc xung đột mới lại tái diễn Kể từ năm 1945, chưa bao giờ cán cân quyền lực lại trở nên mờ mịt đến vậy
Task 4 Choice of equivalents
One Vietnamese word may sometimes have different meanings in different contexts and therefore may be translated differently into English
Now try to find the English equivalents to the words below, being aware of what they
thực hiện ước mơ
thực hiện lời hứa
thực hiện chuyến thăm
Trang 7UNIT 22 WORLD POWERS
Task 1 Translate the following into Vietnamese
FADING SUPERPOWERS AND NEW GREAT POWERS
1 The rise and fall of great powers, not to mention their consequent rivalry, is the greatest of games in the world today For a brief few decades since 1945, there emerged two so-called Superpowers who had the nuclear weapons capable of destroying all of civilization in a nuclear holocaust, alongside the awesome ability to deploy military forces around the globe But by the early 1990s, one Superpower had broken apart and the United States was retreating from many global commitments The world was gradually reverting to the more familiar, yet more complex, scramble of great power politics
2 The Superpower age emerged as the United States and Soviet Union dominated the post Second World War world Each led one of the two most powerful military alliances and both controlled more nuclear weapons than any other state They each espoused political programs hostile to the other and struggled to win friends and influence in distant parts of the globe
3 Although the Russians and Americans had worked together to defeat Germany and Japan, they could not agree on the shape of the post-war world Europe was divided along the lines
of military control agreed during the war It certainly was unnatural that central Europe should be ruthlessly divided by what Churchill called an ‗iron curtain‘, but until a clear dividing line was drawn, crises were commonplace
4 Europe was sufficiently stabilized by the Cold War that the main instabilities soon emerged
in the regions more distant from the direct interests of the Superpowers The Korean War of 1950-3, was followed by a series of crises in Asia and the Middle East as Superpower conflict was ‗displaced‘ from Europe and parts of the developing world sought independence from the old European great powers But the most conflict of all - over Cuba
in 1962 - involved the Soviet deployment of nuclear missiles in the American backyard The two Superpowers were sufficiently scared by how they came to nuclear war to establish new systems for managing crisis and sign the first major arms control agreement - the Partial Test Ban pact of 1963
5 As the Superpowers recognized that their nuclear arsenals were not useful instruments of policy, they also began to realize the real limits to their super status and the risks they should run as rivals Strategic Arms Limitation Talks (SALT) agreements were reached in
1972 and in 1975, measures for East-West dộtente in Europe were signed in Helsinki But
as far as both Superpowers were concerned the limits that such agreements placed on their rivalry, did not mean that the end of their competition
6 By 1980, the Superpowers seemed to be trying to deal with their frustrations by descending into what was called a ‗new Cold War‘ The Soviet invasion of Afghanistan in late 1979 and the election of the conservative Reagan administration in the United States in 1980 led
to a heightened tension, mostly manifest in rougher rhetoric about competition But in most spheres, the reality was far less dangerous The Polish crisis of 1980-1 lasted for longer than the Czech crisis of 1968, but at no time did the United States seriously challenge the Soviet sphere of influence in Eastern Europe The Iran-Iraq war raged from 1980, with oil tankers regularly being sunk, yet both Superpowers showed immense restraint And by increasing the size of their nuclear arsenals without upsetting the stability of deterrence, the Superpowers could merely threaten to make the rubble bounce higher
Trang 87 The impotence of nuclear weapons and the inability of the Superpowers to gain by conflict
in the developing world encouraged a rethink of what it meant to be a Superpower As the United States and the Soviet Union lost confidence, China, Japan and the European Community began to assert their claim to take some of the ‗super‘ out of Superpower The United States recognized that it no longer dominated the international economy and had to treat Japan and Western Europe in particular with much greater care Yet it was the Soviet Union that was in the deepest trouble, as its economy failed Both Superpowers were in the mood for a deal, if only to salvage something from their once-exalted status
8 The death of the Soviet Union in 1991 and the drawdown of United States forces after the end of the Cold War were only temporally halted by the US-led defeat of Iraq in 1991 The United States could not have put together or paid for its winning coalition without support from allies What began to emerge in place of a Superpower-dominated world was interlocking circles of power There were the permanent five powers of the United Nations Security Council, the big seven industrial powers or possibly even three major trading blocks in Europe, East Asia and North America This new and more uncertain world may turn out to be more dangerous than a world of insensitive Superpowers
Task 2 Find the English equivalents to the following
Task 3 Translate the following into English
LIệU NƯớC Mỹ CÒN TIếP TụC THốNG TRị TRONG THIÊN NIÊN Kỷ MớI?
Trang 91 Về nhiều mặt, có thể nói thế kỷ 20 là thế kỷ của nước Mỹ Kẻ thống trị không thể tranh ngôi thứ này không chỉ hiện diện ở các cuộc xung đột lớn của thế kỷ, mà thắng lợi của
Mỹ trong các cuộc xung đột đó còn giúp nước này loại trừ được những đối thủ về sau Thế chiến thứ nhất đã giúp Mỹ áp đảo được Anh Quốc Thế chiến thứ hai Đức cũng chịu
số phận tương tự Và chiến tranh lạnh đã làm cho nước Nga kiệt quệ
2 Cho đến thời điểm này, Mỹ chưa có đối thủ tương xứng về quân sự hay kinh tế Quân đội của Trung Quốc có thể đông hơn, nhưng quân đội Hoa Kỳ lại được trang bị tối tân hơn và
cơ động hơn Điều này được minh chứng rõ ràng qua các cuộc chiến tranh ở Vùng Vịnh
và Kosovo Về kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ năm 99 đạt con số hơn 8 ngàn tỉ đôla, cao hơn thu nhập của toàn bộ Liên minh châu Âu, mặc dù cộng đồng này đông hơn
Mỹ 100 triệu dân Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ cao hơn mức sống ở châu Âu 45% và hơn mức của Nhật 26%
3 Sự thống trị của Mỹ hầu như đã trở thành một hiện thực khó ai có thể phủ nhận Trong số
10 công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới thì 5 công ty đã là của Mỹ Coca Cola là loại nước ngọt bán chạy nhất thế giới Hollywood là thủ đô của ngành công nghiệp giải trí trên thế giới Hệ tư tưởng Mỹ là hệ tư tưởng duy nhất còn tồn tại vào cuối thế kỷ 20, vượt lên trên tư tưởng Đế Chế hồi đầu thế kỷ, hay tư tưởng Cộng sản hoặc chủ nghĩa phát xít hồi giữa thế kỷ Đó là hệ tư tưởng đề cao nhân phẩm, tự do và tiến bộ vật chất
4 Với thực tại đó, có vẻ như phi lý nếu chúng ta nghĩ rằng thế kỷ tới sẽ không thuộc về nước Mỹ Vậy mà điều đó hoàn toàn có thể xảy ra Cái tên ―thế kỷ của nước Mỹ‖ đã phần nào bóp méo thực tế lịch sử Nước Mỹ thời gian vừa qua không phải là người chỉ huy các
sự kiện lịch sử, mà chỉ can thiệp thô bạo vào ý đồ của các nước khác Xã hội Mỹ cũng không phải là một xã hội ổn định thanh bình, mà hai ví dụ điển hình nhất là cuộc Đại Suy Thoái kinh tế thập niên 30 và sự bất ổn xã hội những năm 60 Thập kỷ 80 tình hình cũng hết sức ảm đạm, với lạm phát lên tới mức 14%
5 Hơn nữa, vị trí thống trị của Mỹ còn phụ thuộc vào thực tế khách quan Một đất nước dù hùng mạnh đến đâu cũng khó có thể vượt qua được những thách thức của thiên niên kỷ mới Đó là sự phổ biến vũ khí hạt nhân, là nạn khủng bố, là việc sử dụng những vũ khí giết người hàng loạt, là sự mất ổn định kinh tế, là những sự cố có thể xảy ra với những hệ thống vi tính và thông tin quan trọng Đấy là còn chưa kể đến những vấn đề về kinh tế xã hội trong nội bộ mỗi quốc gia Tương lai sẽ ra sao, chúng ta hãy để thời gian trả lời
Task 4 Combination of sentences
To avoid repetition, sometimes translators can combine two or more sentences into one Look back at the examples from task 3:
Hệ tư tưởng Mỹ là hệ tư tưởng duy nhất còn tồn tại vào cuối thế kỷ 20, vượt lên trên tư tưởng
Đế Chế hồi đầu thế kỷ, hay tư tưởng Cộng sản hoặc chủ nghĩa phát xít hồi giữa thế kỷ Đó là
hệ tư tưởng đề cao nhân phẩm, tự do và tiến bộ vật chất
The American ideal, which emphasises , was the only ideal that survived at the end of the century, overruling the Empire
Có vẻ như phi lý nếu chúng ta nghĩ rằng thế kỷ tới sẽ không thuộc về nước Mỹ Vậy mà điều
đó hoàn toàn có thể xảy ra
That the next century won’t belong to America is hard to believe but quite possible
Một đất nước dù hùng mạnh đến đâu cũng khó có thể vượt qua được những thách thức của thiên niên kỷ mới Đó là sự phổ biến vũ khí hạt nhân, là nạn khủng bố, là việc sử dụng những
vũ khí giết người hàng loạt, là sự mất ổn định kinh tế, là những sự cố có thể xảy ra với những
Trang 10hệ thống vi tính và thông tin quan trọng Đấy là còn chưa kể đến những vấn đề về kinh tế xã hội trong nội bộ mỗi quốc gia
Even the most powerful nation could hardly tame the next millenium’s menaces, which include , let alone internal socio-economic troubles
Now translate the following into English, combining sentences if that produces better translation:
1 Năm ngoái, ai cũng tỏ ra hết sức phấn khởi trước việc Trung Quốc sắp sửa gia nhập WTO Nhưng giờ đây, rõ ràng là sự phấn khởi đó hãy còn là quá sớm
2 Diễn đàn Seattle đã thất bại thảm hại khi hội nghị bộ trưởng của WTO kết thúc mà không thống nhất được về nội dung vòng đàm phán cho thiên niên kỷ mới Điều này đã gây một ảnh hưởng lớn đến giới chính trị gia quốc tế Họ lo ngại về vấn đề chính sách thương mại thì ít mà lo ngại về tương lai của toàn cầu hoá thì nhiều
3 Tổng thống Wahid của Inđônêxia cho rằng sự chênh lệch giàu nghèo là một hệ quả tất yếu của cạnh tranh, mà cạnh tranh lại là cơ chế mấu chốt cho sự phát triển kinh tế
4 Quốc hội Hoa Kỳ có thể đề nghị sửa đổi Hiến pháp nếu ở Hạ viện và Thượng viện có 2/3
số phiếu ủng hộ việc này
Trang 11UNIT 23 CRITICAL RELATIONS
Task 1 Translate the following into Vietnamese
U.S POLICY TURNING TOWARD ASIA
1 Periods of political transition in the United States are supposed to be times designed to provide average Americans and prospective presidents alike an opportunity to reflect on recent political history and speculate on what might lie ahead for the nation This is true for all aspects of national policy, both domestic and international But one of the unfortunate consequences of the 2000‘s protracted post-election campaign has been the absence of a major public reflection on national priorities
2 There has been scarcely time to reflect about the policy challenges ahead This is a shame because even though the political pages and editorial space of most American newspapers have been bereft on international coverage in favour of lengthy features on obscure electoral procedures, world concerns still wait for the next president - especially in Asia
3 This millennial campaign and subsequent transition period will come to be seen as an epochal transition point in American attentions, away somewhat from European pursuits and more toward Asia The possibility of a ―turn to Asia‖ in future foreign policy preoccupations received scant attention in the actual presidential campaign Part of the reason for this is the general agreement in responsible Republican and Democratic circles around three central objectives in Asia: the importance of the U.S bilateral alliances, a consensus on engaging China, and the desirability of enhanced and open trade and investment
4 Yet, despite this general political consensus and the benign neglect during the campaign, challenges on the Asian horizon are looming The Pacific century, long hailed but little understood, lies directly ahead After a decade of relative quiescence, Asia now stands on the cusp of major strategic change The top three challenges for the U.S in the immediate future are anticipating and dealing with the inevitable changes that are directly ahead on the Korean peninsula, managing the further security and political manifestations of China‘s rise
on the international scene, and coping with with perhaps further calamitous signs of political incoherence in Indonesia
5 If that list were expanded, the next tier of challenges would likely contain still more Asian concerns Specifically, transpacific trade friction - long dormant because of the strength of the U.S economy - will reappear with a vengeance if the American engine of growth slows significantly The Taiwan Strait is also emerging as one of the most dangerous and unpredictable places on the globe with a U.S role that is far from clear Indeed, the entire security architechture (or lack thereof) in Asia may well emerge as a critical shortcoming in the years ahead
6 The point of all this is that whether the period ahead will be stable and secure will be directly affected by policy decisions taken by the U.S during the next few years The changing strategic landscape in Asia demands that Washington pay at least as much high-level attention to the region as it did to the shaping of the new Europe during the 1990s
Task 2 Find the English equivalents to the following
căng thẳng
Trang 12Task 3 Translate the following into English
Sự CHIA Rẽ TRONG QUAN Hệ ÂU Mỹ
1 Một trong những chủ đề nổi cộm trong cuộc họp thường niên của diễn đàn kinh tế thế giới vừa qua là sự lo ngại về quan hệ ngày càng căng thẳng trong quan hệ Âu Mỹ Theo quan điểm của châu Âu, gốc rễ vấn đề là ở chỗ Mỹ đã trở thành một siêu cường duy nhất trên thế giới Hậu quả là nước này bắt đầu xem thường các quốc gia khác Việc loại bỏ được mối nguy cơ từ khối Liên Xô cũ rõ ràng đã làm Mỹ giảm dần những cam kết của mình ở Âu lục Chỉ nội trong thập kỷ 90, số quân Mỹ ở châu Âu đã giảm từ 300,000 xuống còn 100,000 lính
2 Châu Âu cũng buộc tội Mỹ rằng nước này ngày càng tỏ ra miễn cưỡng hơn trong việc tham gia vào các hiệp định, công ước và tổ chức quốc tế Khoản tiền khổng lồ Mỹ nợ Liên Hợp Quốc mỗi ngày lại thêm chồng chất Quốc hội Mỹ đã từ chối ký hiệp định cấm thử vũ khí hạt nhân toàn bộ và hiệp định Kyoto về thay đổi khí hậu toàn cầu Trong vụ xung đột mùa xuân vừa rồi ở Kosovo, khi các cuộc không kích của NATO không đẩy lùi được quân Serbs
ra khỏi khu vực này, Mỹ cũng đã rất chậm trễ trong việc đưa bộ binh đến Kosovo
3 Ngoài ra, các quốc gia châu Âu còn cho rằng Mỹ đang dần ngả theo xu hướng đơn phương chủ nghĩa Bằng chứng là các tầng lớp chính trị ở Mỹ đều lớn tiếng ủng hộ việc thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Nga và các đồng minh châu Âu
4 Còn theo cách nhìn của Mỹ, châu Âu đang ngày càng trở nên thống nhất và điều này khiến không ít người dân Mỹ phải quan ngại Mới chỉ hơn một năm trước khi lưu hành đồng euro, nhiều nhà bình luận Mỹ còn cho rằng châu Âu sẽ chẳng bao giờ có được đồng tiền chung Giờ đây khi điều này đã trở thành hiện thực, họ lại cho rằng đồng euro sẽ không địch được
vị trí thống soái của đồng đôla, và do đó Mỹ chẳng việc gì phải điều chỉnh các chính sách của mình
5 Nhưng có thể họ đã sai lầm Tuy đồng euro vẫn còn ở thời kỳ trứng nước, nhưng một khi
nó tự khẳng định mình là một đồng tiền mạnh, các nhà đầu tư và ngân hàng trung ương sẽ
Trang 13đầu tư vào euro để cân bằng với số đầu tư bằng đôla của họ Sự xuất hiện hệ thống tài chính toàn cầu hai cực kiểu này quả là chẳng dễ chịu chút nào đối với Mỹ
6 Châu Âu không chỉ đang hợp nhất về mặt kinh tế mà còn cả trên phương diện quốc phòng nữa Các chính phủ Âu châu cho rằng họ cần phải có khả năng đảm bảo cho những tuyên
bố ngoại giao của mình có trọng lượng bằng những lời đe doạ dùng vũ lực Do đó 15 quốc gia châu Âu, với sự kêu gọi của Anh, đã nhất trí rằng họ sẽ chú trọng tăng cường tiềm lực quân sự trong thời gian tới
7 Do đó khó mà có thể lạc quan trước viễn cảnh về quan hệ Âu Mỹ trong tương lai Tuy nhiên về lâu dài, sự xuất hiện của một Âu lục hùng mạnh hơn và thành công hơn sẽ khiến cho Mỹ phải chấp nhận một trật tự thế giới mới ít đơn cực hơn và có nguyên tắc hơn
Task 4 Parallel structure
Look at the following sentence:
Sheila is intelligent, beautiful, and has a lot of money
Although the sentence is not grammartically wrong, it is unaccepted in standard written English, because the structure is not parallel To describe Sheila‘s qualities, we should use the same part of speech:
Sheila is intelligent, beautiful, and rich
Look back at the example from task 3:
Mỹ phải chấp nhận một trật tự thế giới mới ít đơn cực hơn và dựa trên nguyên tắc nhiều hơn
America needs to accept a new world order that is less unipolar and more rule-based
Now translate the following into English, making sure that the structure is parallel:
1 Tôi rất thích căn phòng này vì nó được thiết kế rất đẹp và trang thiết bị trong phòng cũng rất tốt
2 Mặc dù thương mại điện tử đang là mốt hiện nay, một cuộc điều tra gần đây đã cho thấy 75% số công ty định kinh doanh lĩnh vực này đã thất bại do họ không có kế hoạch kinh doanh chu đáo và do kỳ vọng quá nhiều đến mức phi hiện thực vào lĩnh vực béo bở này
3 Khi các nước Đông á nhận ra mặt trái của tự do hoá, họ đã không có đủ thời gian, sức lực cũng như không đủ dũng cảm để thành lập các thể chế cần thiết nhằm bảo vệ mình phần nào tránh khỏi sự biến động của thế giới bên ngoài
4 Hiến pháp của một quốc gia là công cụ pháp lý quan trọng nhất của chính phủ và toà án tối cao của quốc gia đó Hiến pháp cũng là cơ sở để đạt được ổn định chính trị, tự do cá nhân và tiến bộ xã hội
Trang 14UNIT 24 INTERNATIONAL ORGANIZATIONS
Task 1 Translate the following into Vietnamese
INTERGOVERNMENTAL ORGANIZATIONS
1 International organizations or intergovernmental organizations (IGOs) are one of the key
actors in the contemporary global system The IGO label is often used because it stresses the fact that such organizations, for example, the United Nations, are composed of states, that the individuals who are sent as representatives to such organizations represent the interests and policies of their own states
2 IGOs may be usefully categorized according to the scope of memberships and the scope of their purposes On the one hand, we have universal political organizations such as the old League of Nations and the United Nations, which aim to include as wide an international membership as possible Such organizations are also general purpose in that they perform political, economic, developmental, military, sociocultural, and other functions for member states Other general-purpose organizations have more limited memberships These include organizations like the North Atlantic Treaty Organization (NATO), the Organization of African Unity (OAU), and several others The British Commonwealth is not regional in the sense of its membership being grouped in any one geographical area, but it is limited to former colonial holdings of the British Empire
3 A significantly greater number of organizations, called functional IGOs or limited-purpose IGOs, perform more specific functions Some stress military functions, for example, the
Arab League, NATO, and the Warsaw Pact in their early days Others are related to primarily economic matters, for example, the various organs of the European Community
or organizations like the Central American Common Market, the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN), or the Soviet-established Council for Mutual Economic Assistance (COMECOM) in Eastern Europe Others provide various social services, for example, the World Health Organization (WHO) or the International Labor Organization (ILO) Others are involved in monetary matters and economic development, for example, the IMF or the World Bank, and so on
4 IGOs do have a significant and continuing impact on interstate relations The international role of many IGOs is clearly institutionalized in that states expect them to act in certain areas They expect the UN, say, to act in areas of perennial conflict, for example, to help, as
it did in 1988, to bring a halt to the fighting between Iran and Iraq; they expected the OAU
to act in Angola in 1976 or the Arab League to act in Lebanon in the late 1970s When a state finds itself in serious economic trouble, it almost automatically looks to the World Bank or the IMF for various kinds of aid Third-world states increasingly find that association with IGOs will help their economic performance In addition, IGOs are actors
in the sense that they continually affect the foreign policy behavior of their members to the extent that member states join the organization and value the continuation of membership Merely sending representatives to an organization, employing resources to maintain IGOs,
or interacting with others through IGOs has an impact on the state Perhaps most
importantly, the IGOs may be considered actors because states and leaders believe that
IGOs are behaving as international actors and must be taken into account in foreign policy deliberations They are seen to affect where and how states interact
5 IGOs have this effect in several ways Most clearly seen in the United Nations, but common to many other IGOs, is the IGO function of acting as a forum for the member states to meet and communicate The IGO may act passively as a line of communication or
Trang 15a meeting place or actively as a mediator In a more active manner, IGOs perform a number
of regulative functions across such areas as economics, health, communication, and transportation; for example range from the African Postal Union to the International Atomic Energy Agency (IAEA) Here IGOs, with the consent of member states, regulate how members should interact to function smoothly, efficiently, and beneficially in an area
of concern This management or coordination function is essential to the orderly functioning of day-to-day global relations
6 However, some IGOs also have distributive functions - distributing benefits and costs among states Although organizations such as the World Bank spring most readily to mind, others such as the International Court of Justice, which dispenses legal decisions, are equally distributive States must take into consideration the predispositions and power of the permanent staff of the pertinent IGO, which will decide how to distribute the costs and benefits it has at its disposal
7 Taking the distributive function a step further, a very small number of IGOs may be termed
supranational; these have the power to make decisions that are binding on their members
even if some members disagree These IGOs indeed appear to take aspects of members‘ sovereignty away from them Various organs of the European Community have such power and are the only true supranational IGOs in existence today
Task 2 Find the English equivalents to the following
Cao uỷ LHQ về người tị nạn
Task 3 Translate the following into English
Hệ THốNG LIÊN HIệP QUốC
1 Sau Thế chiến thứ hai, Liên Hiệp Quốc đã phản ánh mong muốn của các nước thắng trận trong việc duy trì hoà bình thế giới và triệt thoái những điều kiện dung dưỡng cho mầm mống chiến tranh Đó là chủ nghĩa thực dân, đói khổ, bất bình đẳng và ngu dốt Hiến chương Liên Hiệp Quốc được soạn thảo tại hội nghị Dumbarton Oaks vào tháng 8 năm
1945 phần lớn là kết quả đàm phán của Mỹ, Anh và Liên Xô Tại hội nghị Yalta tháng giêng năm 1945, Roosevelt, Churchill và Stalin đã nhất trí về các cơ chế đảm bảo sự thống trị của các cường quốc tại Liên Hiệp Quốc Bản Hiến chương đã được 51 thành viên ký ngày 26/6/45, trong đó có 20 thành viên Mỹ Latinh, 11 thành viên châu á và chỉ
có 3 thành viên châu Phi
2 Trụ sở Liên Hiệp Quốc đặt tại New York, một phần là để thừa nhận vai trò tiên phong trong việc soạn thảo Hiến chương của Mỹ Ngôn ngữ chính thức hiện nay gồm tiếng ả Rập, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, thể hiện đúng tính chất quốc tế của tổ chức này Tuy vậy, cho đến nay, vai trò dàn hoà quan trọng nhất của
Trang 16Liên Hiệp Quốc vẫn thể hiện ở các thể chế mà tổ chức này đã thiết lập Có ba cơ quan chính
3 Cơ quan quyền lực nhất là Hội đồng Bảo an có trách nhiệm duy trì hoà bình và an ninh
15 thành viên của Hội đồng chịu sự chi phối của năm Uỷ viên thường trực (Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ) có quyền phủ quyết bất cứ vấn đề không mang tính thủ tục nào Quyền phủ quyết là bằng chứng sinh động chứng tỏ ―sức cường‖ trong thuật ngữ ―cường quốc‖ Mười thành viên khác của Hội đồng Bảo an được cơ quan chủ chốt thứ hai của LHQ là Đại Hội đồng LHQ bầu lên với nhiệm kỳ 2 năm
4 Tại Đại Hội đồng LHQ, trên danh nghĩ, tất cả các thành viên đều bình đẳng - mỗi quốc gia một phiếu bầu Đại Hội đồng họp thường kỳ vào tháng 9 hàng năm và có 7 uỷ ban chính chuyên trách một loạt các vấn đề Đại Hội đồng có thể thảo luận bất cứ chủ đề nào, song cần phải có đa số 2/3 ủng hộ trước khi một vấn đề quan trọng được thông qua Tuy nhiên, Đại Hội đồng chỉ có quyền khuyến nghị, tức là khác với Hội đồng Bảo an nơi có quyền bắt buộc tuân thủ
5 Cơ quan thứ ba của LHQ là Ban thư ký với người đứng đầu là Tổng Thư ký được bầu theo nhiệm kỳ 5 năm Tổng thống Roosevelt đã chủ trương Tổng Thư ký là người ―trung gian hoà giải trên thế giới‖, nhưng thực tế cho thấy Tổng Thư ký thường là người không
có thực quyền và vai trò của ông thường bị người ta phớt lờ
6 Mặc dù bị lạm dụng quá mức trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, song LHQ cũng có những điểm tích cực Thứ nhất, một loạt các hình thức giữ gìn hoà bình của LHQ tỏ ra hữu ích Cho đến nay chúng ta đã quen thuộc với những người lính đội mũ sắt xanh, đa chủng tộc và đa ngôn ngữ, được trang bị vũ khí nhẹ nhàng và làm nhiệm vụ ở những nơi
xa xôi bẩn thỉu Họ phải thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả, bởi lẽ bản thân LHQ hiếm khi biết rõ họ đang làm gì và không dành nhiều quyền lực cho lực lượng của họ Tuy nhiên, đã có biết bao quốc gia tranh thủ được đội quân của LHQ để thực hiện một loạt vai trò khác nhau
7 Thứ hai, LHQ đóng vai trò trung gian và là địa điểm gặp gỡ cho hoạt động ngoại giao mang tính truyền thống Trong hành lang mịt mờ khói thuốc hay trong những căn phòng nhỏ phía sau cánh gà, các nước thù địch có thể gặp gỡ nhau, tín hiệu được phát đi và người ta có thể bắt đầu đàm phán Ngay cả trong thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé nhờ những phương tiện liên lạc hiện đại, người ta vẫn cần có những cuộc tiếp xúc trực diện
8 Thứ ba, LHQ đã thiết lập một loạt các cơ quan chuyên môn và các tổ chức liên đới có vai trò thiết thực Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế có lẽ là hai thể chế cấp vốn được biết đến nhiều nhất cho các quốc gia đang gặp khó khăn về kinh tế Quỹ cứu trợ Nhi đồng và Cao ỷu LHQ về Người tị nạn thì đem lại cho các cá nhân gặp khó khăn những giúp đỡ thiết yếu
9 Thứ tư, LHQ đơn giản là nơi các nước nghèo và nhược tiểu có thể cảm thấy tiếng nói của mình có trọng lượng trong một thế giới bị các cường quốc và các nước phát triển chi phối Chắc chắn điều này nhiều khi bị biến tấu thành những đề xuất vô lý và kỳ quặc, những trò hề ấu trĩ và những bài phát biểu đinh tai nhức óc Những nước yếu cảm thấy thoả mãn hơn vì được chỉ trích những quốc gia hùng mạnh, song thực chất những hành động của họ chỉ làm hỏng khả năng hành động một cách có hiệu quả của LHQ mà thôi
10 Liệu LHQ có thực hiện được tốt vai trò của mình hay không, chúng ta còn chưa thể kết luận Mặc dù có khả năng cải cách sẽ được thực hiện - các cường quốc như Nga và Mỹ sẽ trả nợ nhiều hơn, và thậm chí có thể sẽ có một ghế trong Hội đồng Bảo an dành cho Nhật Bản - song hầu như chưa có dấu hiệu nào cho thấy LHQ có khả năng đảm bảo an ninh toàn cầu một cách có hiệu quả Mặc dù chúng ta có thể nhạo báng hay thờ ơ đối với
Trang 17LHQ, nhưng nếu giả sử ngày nay chưa có LHQ thì chắc hẳn chúng ta sẽ phải thiết lập nên tổ chức này
Task 4 Change of verbs into nouns
Look at the following example:
Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác trong rất nhiều lĩnh vực
There is a wide scope for mutual cooperation
Translate the following into English, using the nouns given in brackets
1 Công ty kinh doanh thực phẩm khổng lồ này sẽ thử nghiệm sử dụng thẻ tín dụng tại 12
4 Kèm theo thư này, chúng tôi xin gửi ngài cuốn catalog và bản báo giá mới nhất Xin ngài
lưu ý rằng chúng tôi đã sửa đổi một số điều khoản liên quan đến việc thanh toán những đơn
đặt hàng số lượng lớn (changes)
5 Trong cuộc họp cán bộ công nhân viên mới đây, nhiều người đã tỏ ý phản đối việc hút
thuốc trong phòng làm việc (objections)
6 Họ không mấy tin tưởng vào lời hứa của vị bộ trưởng (trust)
7 Đã 18 năm nay, kinh tế Mỹ liên tục tăng trưởng (expansion/growth)
8 Trường Kinh Doanh Luân Đôn là một trường nổi tiếng toàn thế giới (recognition)
Trang 18UNIT 25 READY FOR TOMORROW
Task 1 Translate the following into Vietnamese
START ME UP
1 Europe needs a new economic story It needs to explain how it can transform European science and technology, knowledge and creativity into jobs, growth and economic success The generation, dissemination, application and exploitation of distinctive know-how is the driving force behind economic growth in a globally interconnected economy That puts a premium on innovation, entrepreneurship and agility To explain how Europe will make its way in the knowledge-driven economy is to answer the question that most worries many people: how will I, and my children, earn our living in the future? Unless political leaders can give a clear and compelling answer to that question, they will lose credibility and trust Yet it has become increasingly difficult to deliver a convincing answer because our economic lives are, more than ever before, in upheaval
2 The economy is changing as a result of several factors Globalisation is opening companies
up - on the one hand to competition from lower-cost producers, and on the other to pressure from more demanding investors and capital markets The long-run shift from manufacturing to services has been accelerated and complicated by the pervasive influence
of computing and communications technologies Manufactured products are increasingly knowledge-intensive and technologically complex The Internet and mobile communications have given us unprecedented capacity to store, retrieve, analyse and share information Advanced societies are doing more scientific research more productively than ever before and translating the results more quickly into new products and industries such
as biotechnology and genomics
3 This combination of forces means that intangible assets - research and development, brands, know-how, human capital - have become the fundamental sources of wealth and value Innovation and entrepreneurship are transforming these intangible assets into products and services and driving forward economic growth, creating jobs, meeting social needs and improving efficiency
4 Europe has been slower to respond to these emergence of this new economy than the United States That is one reason why its record of job generation is poor compared to the
US Europe seems to be losing out in high-tech industries US companies are writing the rules of the game, yet many US firms that now have global reach were small operations a decade ago This new economy poses huge challenges to the economic order in Europe
5 Entrepreneurship requires more risk-taking, and entrepreneurial societies have to tolerate high rates of failure, which are an essential ingredient in the searching and learning that drive experimentation and improvement Many successful entrepreneurs in Silicon Valley have been through two or three failed start-ups before hitting a home run A society that can not accommodate failure can not be entrepreneurial
6 A more innovative economy will encourage a faster rate of change Innovation only succeeds if new ideas, products, services and companies drive out the old, allowing resources to be transferred to other areas of the economy In the 50s and 60s it took 20 years for 1/3 of the 500 largest US corporations to be replaced; in the 70s a decade; in the 80s just 5 years And now the average US manufacturing company is 3 years old This faster rate of change poses a challenge to many of Europe‘s established economic organisations
Trang 19Task 2 Find the English equivalents to the following
Task 3 Translate the following into English
THƯớC ĐO THàNH CÔNG
1 Châu Âu đã chuẩn bị được những gì cho thế kỷ 21? Phải công nhận rằng trong 50 năm qua, các nước Đông và Tây Âu đều đã có những tiến bộ vượt bậc Tuy nhiên, để chuẩn bị tốt cho tương lai, lục địa già cỗi này cần phải thay đổi chương trình hành động, hướng hành động cũng như những ưu tiên hành động của mình Một nhóm các nhà lãnh đạo châu Âu đã họp tại diễn đàn kinh tế thế giới để tìm cách xác định những điều cần làm trong tương lai
2 Các vị đứng đầu quốc gia đã nhất trí với nhau rằng những thước đo thành công cũ, nhất là những thước đo chỉ tập trung vào sự giàu có về kinh tế, giờ đây không còn thích hợp nữa Nhiệm vụ chủ yếu của các nhà lãnh đạo châu Âu không còn là việc tái thiết một lục địa bị chiến tranh tàn phá, mà là đảm bảo cơm no áo ấm cho thế hệ tiếp theo Trong tương lai, một xã hội thành công phải là một xã hội ổn định về cả kinh tế, chính trị lẫn môi trường, giúp cho các công dân có cơ hội phát triển và trưởng thành Xã hội đó cũng phải có khả năng giải quyết các xung đột của mình Đây quả là những đòi hỏi rất cao mà chưa một xã hội châu Âu đương đại nào đạt được
3 Những ý tưởng trên đã được các nhà lãnh đạo châu Âu cụ thể hoá thành bốn chỉ số chính về
sự thành công:
- Sự ổn định: một khía cạnh quan trọng trong việc đảm bảo ổn đinh xã hội là của cải vật chất, nhưng đó không phải là khía cạnh duy nhất Một xã hội ổn định còn phải có một hệ thống chăm sóc y tế tốt, một môi trường sống lành mạnh và một chính phủ đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế
- Mức độ sẵn sàng cho tương lai: vì khoa học kỹ thuật đóng vai trò rất lớn trong tương lai nên chỉ số này được đo bằng số lượng và tính hiệu quả của các máy tính được nối mạng internet và chất lượng của hệ thống thông tin liên lạc Ngoài ra, chỉ số này còn bao gồm mức độ nghiên cứu và phát triển, các bằng phát minh sáng chế, cũng như lực lượng lao động có trình độ học vấn và tay nghề cao
Trang 20- Công bằng và tự do cá nhân: mọi công dân phải có cơ hội phát triển bình đẳng Cụ thể là chỉ số này đề cập đến số thanh niên có việc làm, chất lượng của hệ thống giáo dục, tỉ lệ mù chữ, tuổi thọ trung bình của người dân, và sự phân phối thu nhập
- Sự hài hoà: trong khi mải theo đuổi những mục tiêu chính trị và kinh tế, chúng ta chẳng mấy khi để ý đến điều này, thế nhưng đó lại là đặc điểm quan trọng của một xã hội mà ai cũng mong muốn Tính hài hoà thể hiện ở khả năng của mỗi xã hội trong việc giải quyết các mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội, hay giữa những nhóm sắc tộc, tôn giáo khác nhau
Vì chỉ số này rất khó lượng hoá nên các nhà lãnh đạo chỉ đưa ra một số thước đo có tính tương đối như số tù nhân, số người bỏ nhà đi lang thang, hay số vụ tự sát
4 Cuối cùng, các nhà lãnh đạo đã áp dụng bốn thước đo trên để xây dựng một chỉ số thành công tổng hợp cho các quốc gia châu Âu Họ rút ra nhận xét rằng nhìn chung, các nước bắc
Âu tiến bộ hơn nam Âu, các nước nhỏ tiến bộ hơn các nước lớn, và các nước đơn chủng tộc tiến bộ hơn các nước đa chủng tộc
5 Nhưng cuộc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở đó Các nhà lãnh đạo còn đem chỉ số của châu Âu so sánh với chỉ số của Mỹ, Canada và Nhật bản Và người ta thấy rằng không chỉ
có cựu lục địa là người duy nhất phải lo lắng cho tương lai Chỉ số của Nhật thấp hơn chỉ số của 3 nước châu Âu, còn Mỹ và Canada thì thấp hơn 9 nước
Task 4 Real and unreal passive voice
Ussually, passives can be recognised by such words as ―được‖, ―bị‖ However, some sentences with ―được‖, ―bị‖ are not really passive, while some sentences without ―được‖,
―bị‖ must be understood as passive Try the following:
1 Sao trông anh hôm nay tươi tỉnh thế?
à, tôi mới được tăng lương
2 Trong cuộc họp phòng vừa rồi anh ấy bị kiểm điểm rất gay gắt vì hay đi làm muộn
3 Đồng baht bị xuống giá đã làm cho Thái lan trở thành một điểm du lịch hấp dẫn
4 Điều xấu nhất có thể xảy ra với những người đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn là bị mất những khoản đầu tư ban đầu nếu công ty bị phá sản
5 Hôm nay trông anh bảnh quá!
à, là vì tôi mới đi cắt tóc
6 Tôi rất vui mừng được nhận tấm bằng thạc sĩ sau gần hai năm học tập vất vả
7 Trông anh ấy sao buồn thế nhỉ?
Có gì đâu, anh ấy vừa bị thôi việc mà
8 Cái máy photo này hỏng rồi!
Thế à Tôi sẽ cho người sửa ngay
Trang 21CHECK YOUR PROGRESS 5 (100 minutes)
Task 1 Translate the following into Vietnamese
THE FRAGILE GLOBAL ECONOMY
1 Capitalism is the most successful wealth-creating economic system that the world has ever known It creates wealth through advancing continously to ever higher levels of productivity and technological sophistication; this process requires that the ―old‖ be destroyed before the ―new‖ can take over Technological progress, the ultimate driving force of capitalism, requires the continuous discarding of obsolete factories, economic sectors, and even human skills The system rewards the adaptable and the efficient; it punishes the redundant and the less productive
2 This process of creative destruction produces many winners and losers, at least in the short term, and poses a serious threat to traditional social values, beliefs, and institutions Moreover, the advance of capitalism is accompanied by periodic recessions and downturns that can wreak havoc in people‘s lives Although capitalism eventually distributes wealth more equally as it does tend to reward the most efficient and productive, it tends to concentrate wealth, power, and economic activities Threatened individuals, groups, or nations constitute an ever-present force that could overthrow or at least significantly disrupt the capitalist system
3 Propelled by a number of political, economic, and technological developments, the world has moved from the sharply divided international economy of the Cold War to an increasingly integrated global economy The rapid industrialization in the 1980s and 1990s
of the emerging markets of East Asia, Latin America, and elsewhere shifted global economic power and created an increasingly competitive international economy However,
by the end of the decade, these developments had also produced upheaval in both domestic and international affairs
4 Spreading quickly throughout the industrializing economies of Pacific Asia, and even to Japan, the global economic turmoil which began in Thailand in July 1997 soon engulfed much of the world By the fall of 1998, a quarter of the world economy was in recession Evaporation of wealth in Pacific Asia and elsewhere was enormous, and commodity-exporting countries suffered huge losses as their export markets dried up Emerging markets, hailed in the early 1990s, were by the end of the decade considered a major source
of global economic and political instability
5 At the beginning of the 21st century, the increasingly open global economy is threatened although the East Asian troubles have significantly moderated The international capitalist system could not possibly survive without strong and wise leadership, which must promote international cooperation to establish and enforce rules regulating trade, foreign investment, and monetary affairs But it is equally important that leadership ensure at least minimal safeguards for the inevitable losers from market forces Those who lose must at least believe that the system functions fairly Continuation of the market system will remain in jeorpady unless considerations of efficiency are counterbalanced by social protection for the economically weak and training/education of those workers left behind by rapid economic and technological change
Trang 22Task 2 Find the English equivalents to the following
Task 3 Translate the following into English
CHủ NGHĨA KHU VựC CủA NềN KINH Tế CHÂU Á
1 Từ giữa những năm 80 đến khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra vào mùa thu năm 97, khu vực châu á Thái bình dương (CATBD), gồm một dải các nước từ Nhật bản và Nam Hàn ở phía đông bắc cho đến Inđônêxia, Thái lan, Singapore và nam Trung quốc ở phía đông nam, là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế thế giới Một số người
đã ước tính rằng các nước này tăng trưởng 8% một năm và chiếm xấp xỉ 1/4 tổng sản lượng
và gần 2/3 tổng đầu tư cho xây dựng cơ bản của thế giới Thực vậy, sự tăng trưởng kinh tế đầy ngoạn mục của các thị trường mới nổi của Đông á đã khiến cho các nước khác phải ngỡ ngàng sửng sốt Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng năm 97, tưởng chừng như Đông á
sẽ trở thành trung tâm của kinh tế thế giới vào đầu thế kỷ 21
2 Trong vòng 25 năm qua, một loạt các diễn biến quan trọng trong khu vực rộng lớn và hết sức đa dạng này đã làm biến đổi diện mạo của cả khu vực cũng như ngôi vị của nó trong nền kinh tế toàn cầu Sự phát triển vững chắc của kinh tế và bản sắc khu vực dưới sự dẫn dắt của đầu tầu Nhật bản, quá trình công nghiệp hoá nhanh chóng của nam Trung Quốc, và cuộc khủng hoảng tài chính đột ngột bao vây khu vực cuối năm 97 là những sự kiện đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai của khu vực này
3 Chủ nghĩa khu vực ở CATBD có một vài nét đặc trưng riêng khiến cho nó khác hẳn với chủ nghĩa khu vực ở Tây Âu hay Bắc Mỹ ở đây không có một nước đóng vai trò bá chủ như Hoa kỳ ở Bắc Mỹ hay một liên minh cường quốc nào như liên minh Pháp-Đức ở Tây
Âu ở CATBD, có ba cường quốc chính là Mỹ, Nhật và Trung quốc, nhưng ba nước này lại
có những mối quan tâm và theo đuổi những mục tiêu hoàn toàn khác nhau
4 Mặc dù khu vực đã hội nhập ngày càng nhiều trên một vài phương diện, nhưng sự đa dạng lớn về kinh tế, văn hoá và chính trị đã cản trở đáng kể sự phát triển của tinh thần và thể chế của toàn khu vực Tuy có một số điểm chung, nhưng các nước châu á vẫn mang những nét văn hoá và kinh tế khác nhau và vẫn còn những xung đột nghiêm trọng về chính trị
5 Bước vào thế kỉ 21, khu vực CATBD vẫn chưa thoát khỏi tình trạng xáo trộn về kinh tế Đông á đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng nghiêm trọng năm 97, còn Nhật vẫn lún sâu trong suy thoái Tuy nhiên khu vực này vẫn còn nhiều yếu tố kinh tế cơ bản như lực lượng lao động có tay nghề cao và một khối lượng tiết kiệm quốc gia lớn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai Dù vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục, song khu vực này đang dần lấy lại sức mạnh của mình
Trang 23PART VI MONEY, BANKING
AND FINANCE
Trang 24UNIT 26 FINANCIAL HUBS
Task 1 Translate the following into Vietnamese
THE FOUNDATION OF STABILITY
1 Finance officials around East Asia can boast at last that they are putting some flesh on the skeletal framework of regional cooperation The recent formalization of the currency swap arrangements - known as the Chiang Mai initiative - by finance ministers from Asean countries, Japan, South Korea and China is significant on a number of fronts
2 There has been scepticism in the markets about these proposals on the grounds that they are small-scale and politically inspired But the announcements mean that the chances of another capital account crisis spreading through the region now look increasingly remote,
in spite of looming global economic uncertainty
3 The agreements - signed during the ADB‘s annual meeting in Honolulu, Hawaii in May - also signal the emergence of East Asia as a more coherent policy-making entity, which is laying the foundations of a deeper regional integration As trade, investment and cross-border stock and bond markets become more integrated, greater currency and monetary coordination will become both a necessity and a reality
4 Under the agreements, countries agree to give each other money to bolster foreign exchange reserves in the event of a currency crisis So far, Japan has pledged to lend up to
$3 billion to Thailand, $2 billion to South Korea and $1 billion to Malaysia These are not sums that will terrify the markets, but large enough to put the conditions that apply to disbursement under scrutiny These countries will only be able to use more than 10% of these sums with IMF approval - a key point which helps to allay fears about financial support for unwise policies
5 While the swap accords will provide a quick and flexible response to the sort of panic which swept capital markets in 1997, they are also part of a wider financial architecture which is aimed at making sure the region never has to use them There has already been a dramatic improvement in the quality, transparency and usefulness of economic data in the region, which limits the likelihood of unpleasant surprises Most of the crisis-hit nations are now far less dependent on short-term loans from foreign banks None fixes its currency to a rigid but brittle peg All have had large devaluations and are less at risk from greedy speculators
6 This is not to say that the region‘s economies are completely out of the woods Many have yet to sort out corporate restructuring, transparency and corruption issues that laid them bare to the ravages of contagion back in 1997 The swap arrangements, however, provide a degree of psychological comfort, and a symbol of the region‘s willingness to cooperate The best hope for these defences is that they should never actually be tested
Task 2 Find the English equivalents to the following:
Trang 25trong sạch hoá
Task 3 Translate the following into English
QUỹ TIềN Tệ QUốC Tế CầN CảI CÁCH
1 Rõ ràng là hiện nay cả IMF và WB đều đang lâm vào tình trạng khủng hoảng Mới đây, Ban Cố vấn Tổ chức Tài chính Quốc tế đã trình lên quốc hội Mỹ một bản báo cáo bao gồm những phân tích và nhận định quan trọng về những vướng mắc mà hai tổ chức tài chính quốc tế lớn này đang gặp phải, cũng như những giải pháp tốt nhất để khắc phục những vướng mắc đó
2 Mặc dù ngay trong nội bộ Ban Cố vấn vẫn còn những bất đồng về một số vấn đề, nhưng nhìn chung đa số đều nhất trí cho rằng cả IMF lẫn WB đều không phát huy được vai trò của mình một cách hiệu quả trong vòng hai thập niên trở lại đây Khi mới được thành lập sau thế chiến thứ hai, ban đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế có chức năng duy trì ổn định tài chính thông qua việc giám sát và tư vấn cho các chính phủ thành viên, đồng thời đóng vai trò người cho vay cuối cùng khi các quốc gia thành viên lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính nghiêm trọng như trường hợp của các quốc gia châu á năm 97 Tuy nhiên, vai trò của IMF đã được
mở rộng rất nhiều kể từ những năm 70
3 Bên cạnh vai trò duy trì ổn định tài chính, IMF đã đảm nhận thêm hai nhiệm vụ to lớn khác Thứ nhất, trong vòng 20 năm qua, tổ chức này đã cùng với Ngân hàng Thế giới giám sát các khoản cho vay điều chỉnh cơ cấu đối với những nước nghèo nhất thế giới nhằm giúp những nước này giảm đói nghèo và đạt mức tăng trưởng kinh tế ổn định Thứ hai, IMF đã giúp các nước hậu cộng sản Đông Âu và Liên xô cũ trong quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường
4 Điều đáng buồn là IMF đã tỏ ra yếu kém trong việc thực hiện cả ba nhiệm vụ trên Các thị trường mới nổi ở Mỹ Latinh, Đông Âu và châu á đã gặp phải những con sốc tài chính lớn trong những năm cuối của thập kỷ 90 IMF đã không lường trước được những cuộc khủng hoảng đó, và những can thiệp của tổ chức này nhằm hạn chế những hậu quả nặng nề của khủng hoảng cũng tỏ ra không mấy hiệu quả
5 Ngay cả hiện nay, khi kinh tế các nước bị khủng hoảng đang dần hồi phục, vai trò của IMF vẫn không rõ ràng Người ta vẫn còn đang tranh cãi kịch liệt về việc liệu sự phục hồi kinh
tế có đúng là nhờ việc thực thi các chương trình của IMF, hay chỉ phản ánh một chu kỳ kinh tế trong đó khủng hoảng tất yếu phải nhường chỗ cho ổn định mà thôi Bởi vì nói cho cùng thì những nước không thực thi hoặc chỉ thực thi một phần những chương trình do IMF đưa ra như Malaysia hay Hồng Kông cũng phục hồi nhanh chẳng kém gì những nước được IMF giúp đỡ toàn bộ
6 Theo kết luận của Ban Cố vấn, IMF cần phải quay trở lại tập trung vào nhiệm vụ cơ bản của mình: đảm bảo ổn định tài chính toàn cầu Tất nhiên, tổ chức này vẫn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn về chính sách, theo dõi hoạt động kinh tế, hay thu thập và cung cấp thông tin, số liệu Nhưng IMF không nên đóng vai trò cho vay dài hạn Ngay cả đối với việc cho vay đối với những nước bị khủng hoảng tài chính, tổ chức này cũng cần yêu cầu các nước đi vay phải trong sạch hoá khu vực ngân hàng và có biện pháp quản lý ngân sách tốt hơn
Task 4 Omission of words and phrases