So với các lớp dưới, phân môn kể chuyện ở lớp 4 tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng kể chuyện đã được hình thành từ các lớp 2, lớp 3 đồng thời mở rộng với ba kiểu bài: Nghe – kể l
Trang 1A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn phải giao tiếp với nhau Có nhiều cách giao tiếp khác nhau, song phổ biến và chủ yếu là sử dụng ngôn ngữ, nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trò chuyện, trao đổi tin tức, bày tỏ tư tưởng tình cảm, học tập tri thức khoa học Chính vì vậy, ngay từ bài giảng trong nhà trường tiểu học, cần phải dạy cho học sinh hiểu các kiểu giao tiếp và phải nắm được hàng loạt các kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết Cùng với các môn học bắt buộc ở tiểu học, môn Tiếng Việt giúp các em hình thành và phát triển nhân cách toàn diện
Trong những năm học gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa Tiểu học Vì vậy tất cả các môn học trong chương trình đều có những điểm mới rõ rệt Trong môn Tiếng Việt, phân môn Kể chuyện được xem là phân môn có vị trí quan trọng Nhiệm vụ cơ bản của phân môn
Kể chuyện là bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn học, phát triển ngôn ngữ và tư duy cho các em So với các lớp dưới, phân môn kể chuyện ở lớp 4 tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng kể chuyện đã được hình thành từ các lớp 2, lớp 3 đồng thời mở rộng với ba kiểu bài: Nghe – kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể; Kể chuyện đã nghe, đã đọc; Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Khác hẳn với các tiết học khác, tiết kể chuyện kiểu bài: Nghe – kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể, giáo viên và các em học sinh hầu như thoát li hẳn sách
vở mà giao hoà tình cảm một cách hồn nhiên thông qua nội dung những câu chuyện được kể, qua lời kể của giáo viên và lời kể lại của học sinh Mọi người như được sống trong những giây phút hồi hộp, xúc động…Rõ ràng Kể chuyện là một phân môn lí thú, hấp dẫn thế nhưng rất tiếc không ít giáo viên hiện nay chưa dành cho tiết học này một sự đầu tư xứng đáng Qua thăm lớp dự giờ đồng nghiệp tôi thấy
Trang 2hiện tượng giáo viên lên lớp tiết kể chuyện chưa đúng phương pháp khá phổ biến Còn gì chán hơn khi bắt đầu tiết kể chuyện giáo viên lại vào bài bằng một giọng tẻ nhạt, một thái độ hững hờ Có giáo viên trong suốt tiết kể chuyện hầu như mắt không để rời khỏi trang sách giáo khoa…Vì vậy, không ít truyện mặc dù nội dung phong phú, hấp dẫn vẫn trở thành nhạt nhẽo, ít sức thuyết phục, gây ấn tượng không đẹp đối với các em Tình trạng trên nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học nói riêng và sự hình thành, phát triển nhân cách của các em sau này, khiến bản thân tôi trăn trở Qua thực tế tôi được trực tiếp giảng dạy ở lớp 4 nhiều năm, tôi đã tìm ra một số biện pháp và đem ra áp dụng trong đơn vị mình có
hiệu quả, nay tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn về “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.”
II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1 Mục đích:
Nghiên cứu việc dạy kể chuyện ở lớp 4 dạng bài Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp nhằm tìm hiểu những thực trạng khó khăn của giáo viên và
học sinh trong quá trình giảng dạy Phát hiện nguyên nhân, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đảm bảo mục tiêu dạy học phân môn
Kể chuyện, góp phần bồi dưỡng những con người năng động, sáng tạo
2 Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, tìm hiểu về phương pháp dạy Kể chuyện lớp 4 dạng bài Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp
- Dự giờ đồng nghiệp
- Điều tra thực trạng dạy- học Kể chuyện lớp 4 dạng bài Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp
- Đề xuất một số biện pháp thực hiện trong khi dạy học sinh dạng bài này
Trang 31 Đối tượng: Các phương pháp dạy kể chuyện dạng bài nghe – kể đạt hiệu quả
cao
2 Thời gian: Thời gian tiến hành: Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010.
3 Phương pháp tiến hành đề tài:
Trong quá trình xây dung đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra quan sát
- Kiểm tra, đánh giá kết quả điều tra
- Phương pháp thể nghiệm
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I CƠ SỞ KHOA HỌC:
1 Cơ sở lí luận:
Từ thuở còn nằm nôi, các em được nghe tiếng hát ru của bà, của mẹ, cùng với những câu chuyện kể, tất cả như dòng sữa ngọt ngào từng bước nuôi dưỡng tâm hồn trẻ Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục trong nhà trường xuất hiện như một điều tất yếu nhằm dìu dắt các em Cả thế giới mở ra với kho tàng văn minh nhân loại được chuyển giao từ những điều sơ đẳng nhất Quá trình giáo dục đó được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, tất cả các môn học
Chính những điều sơ đẳng đó đã góp phần rất quan trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp của học sinh Ngôn ngữ là thứ công cụ có tác dụng vô cùng to lớn Nó có thể diễn tả tất cả những gì con người nghĩ ra, nhìn thấy biết được những giá trị trừu tượng mà các giác quan không thể vươn tới được Các môn học ở Tiểu học có tác dụng hỗ trợ cho nhau nhằm giáo dục toàn diện học sinh phải kể đến Kể chuyện, một phân môn tuy chiếm thời lượng nhỏ trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhưng nó có vị trí hết sức quan trọng, cùng song song và tồn tại với các môn học khác Điều đó thể hiện việc rèn các kĩ năng cho học sinh qua phân môn kể chuyện là rất cần thiết và cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở
Trang 4hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức mới trong các môn học khác
2 Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế hằng ngày các em đã được nghe ông bà, thầy cô, các bạn kể chuyện hoặc chính bản thân mình cũng từng kể chuyện cho mọi người nghe Như vậy các em đã được trau dồi từng bước về kĩ năng nghe và kể chuyện … Tuy nhiên các em còn chưa hiểu biết rõ những yêu cầu về kể chuyện
Hiểu một cách đơn giản Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối
liên quan đến một hay một số nhân vật Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều
có ý nghĩa
Kể chuyện là một phân môn khó, đặc biệt là kể chuyện ở lớp 4 dạng bài Nghe
- kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp Đây là kiểu bài kể chuyện ở tuần thứ nhất trong một chủ điểm học tập Câu chuyện được in trong sách giáo viên, trình bày thành tranh hoặc tranh kèm theo lời dẫn ngắn gọn trong sách giáo khoa, được giáo viên kể cho học sinh nghe trên lớp, sau đó học sinh tập kể lại theo hướng dẫn của giáo viên Bên cạnh mục đích chung là rèn kĩ năng nói cho học sinh, kiểu bài này còn có mục đích rèn kĩ năng nghe kết hợp ghi ghớ và cảm nhận nội dung ý nghĩa câu chuyện
Bám sát 10 chủ điểm học tập, nội dung các câu chuyện luôn tạo điều kiện cho học sinh mở rộng vốn hiểu biết về đời sống Những câu chuyện hấp dẫn, cảm động được giáo viên kể trên lớp giúp các em nhận ra những phẩm chất đáng quý mà con người cần rèn luyện và rút ra được những bài học bổ ích trong cuộc sống Thế nhưng trong quá trình dạy học phân môn này bản thân tôi cũng như đồng nghiệp gặp không ít khó khăn
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Để tiến hành nghiên cứu thực trạng dạy Kể chuyện lớp 4 dạng bài Nghe - kể lại
Trang 5câu chuyện giáo viên kể trên lớp, sau khi học sinh được học bài Kể chuyện Một nhà thơ chân chính, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh hai lớp 4, kết quả thu được
như sau:
Lớp Tổng số
HS
Kết quả
Tôi nhận thấy kết quả khảo trên chưa cao vì vậy tôi đã tiến hành tìm hiểu tại lớp mình giảng dạy và trực tiếp thăm lớp dự giờ đồng nghiệp, cho thấy nguyên nhân là do cả hai phía: Người dạy và người học
1 Đối với giáo viên.
+ Một số GV còn xem Kể chuyện là một phân môn phụ nên sự đầu tư nghiên
cứu, xây dựng một tiết Kể chuyện trên lớp của giáo viên cũng hạn chế Giáo viên thường thay thế tiết Kể chuyện bằng tiết đọc truyện Nhiều giáo viên còn chưa quan tâm đến việc khai thác nội dung câu chuyện Các câu hỏi gợi ý khai thác nội dung câu chuyện hoặc hướng dẫn học sinh kể còn sơ sài
+ Kể chuyện là phân môn mang tính nghệ thuật, đòi hỏi giáo viên có kĩ năng
sư phạm cao Thế nhưng hiện nay cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lời
kể khô khan, lệ thuộc máy móc vào sách hướng dẫn, hầu như ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn học sinh
+ Việc sử dụng đồ dùng dạy học của nhiều giáo viên còn tuỳ tiện, chưa đúng lúc, đúng chỗ dẫn đến hiệu quả tiết học chưa cao
2 Đối với học sinh.
- Hầu hết học sinh chưa có hứng thú học phân môn này Các em thường thích nghe nhưng ngại kể vì khả năng diễn đạt của các em rất kém lại hay rụt rè Đặc biệt
Trang 6học sinh vùng nông thôn do kĩ năng giao tiếp các em còn yếu nên mặc dù có nhiều tiết kể chuyện giáo viên có sự đầu tư chu đáo nhưng kết quả vẫn chưa cao
- Học sinh chưa có thói quen tự giác rèn luyện kể chuyện khi ở lớp cũng như ở nhà hoặc trong các giờ ra chơi Bên cạnh đó các bậc phụ huynh cũng ít quan tâm tới kĩ năng kể chuyện của con em mình
Từ những nguyên nhân nêu trên, tôi đã tìm ra các giải pháp dạy học và đã rút ra được những kinh nghiệm nhỏ khi dạy kể chuyện cho học sinh lớp 4 dạng bài Nghe
- kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp
III CÁC GIẢI PHÁP
1.Tìm hiểu đặc trưng dạy kể chuyện ở lớp 4 kiểu bài Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
- Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp là một tiết học đặc biệt, ở đây nội dung của truyện và nghệ thuật người kể chuyện có tác dụng truyền cảm tức thời Kể mang sắc thái ngôn ngữ riêng của người diễn đạt nên dễ gây sự chú ý của người nghe Kể có thể dừng lại, kể chậm, tô đậm hoặc đặt câu hỏi giữa chừng, khắc sâu tình tiết cốt truyện, làm cho người nghe có điều kiện theo dõi Kể có thể biểu lộ tình cảm yêu ghét, buồn, vui nên dễ được sự đồng cảm của người nghe Nếu truyện
có nội dung và nghệ thuật hay, người kể có phương pháp kể chuyện hấp dẫn thì tiết học đó thành công Ngược lại nếu người kể chuyện nhạt nhẽo, hờ hững không chú
ý đến phương pháp kể chuyện thì tiết kể chuyện trở nên nặng nề, khô khan và thất bại là điều tất nhiên
- Tri thức cơ bản của tiết kể chuyện chính là những tình tiết hấp dẫn, cốt truyện sinh động biểu cảm có chứa đựng hàm lượng nghệ thuật cao và ý nghĩa sâu sắc rút ra từ câu chuyện đó
Trang 7- Việc rèn kĩ năng cho học sinh ở tiết kể chuyện được tiến hành ngay tại lớp Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ, kể lại, cách diễn đạt ngôn ngữ kết hợp
cử chỉ điệu bộ ngay trong tiết học, nó có hiệu quả tại chỗ và rõ ràng chứ không đợi học sinh về nhà học bài, ôn luyện làm bài tập mới biết kết quả
- Kể chuyện có tính chất tổng hợp nên có khá nhiều kĩ năng có thể hình thành
và được rèn luyện như: kĩ năng ghi nhớ, kể chuyện, nói trước đông người, kĩ năng phân tích và cảm thụ văn học… Việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng này vừa
có tính tự phát, tự giác, vừa do sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên
Mặc dù nắm được các đặc trưng trên của kiểu bài Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp nhưng có hiệu quả hay không thể hiện rõ rệt trong kĩ thuật lên lớp của một tiết kể chuyện
2 Nghiên cứu tiến trình lên lớp của kiểu bài Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên
kể trên lớp:
Kể chuyện ở lớp 4 kiểu bài Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp có các
bước lên lớp theo đúng quy trình riêng Song để có được hiệu quả cao, đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu và đầu tư về thời gian cũng như các kĩ năng sư phạm cần thiết phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình cũng như nội dung của câu chuyện Sau đây là những bước lên lớp cụ thể của một tiết Kể chuyện
mà tôi đã thực hiện:
a Kiểm tra bài cũ:
Có thể gọi một hai em học sinh kể hoặc nêu lại tên truyện, tên nhân vật, một vài tình tiết chính, nêu ý nghĩa của truyện đã học tuần trước
b Bài mới:
- Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bằng lời hoặc bằng lời kết hợp đồ dùng trực quan hoặc băng hình (nếu có)
- Giáo viên kể chuyện:
Trang 8+ Kể lần 1 cho HS nghe; Giải nghĩa các từ ngữ khó hiểu trong chuyện.
+ Kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh, HS nghe kết hợp nhìn hình minh hoạ + GV kể lần 3 (nếu cần)
- Hướng dẫn HS kể: Giáo viên dẫn dắt bằng các câu hỏi gợi ý Có thể gọi các em khá giỏi kể mẫu từng đoạn
- Học sinh tập kể chuyện:
+ Kể trong nhóm
+Thi kể chuyện trước lớp
- Tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện:
+ Nói về nhân vật chính
+ Nói về ý nghĩa câu chuyện
+ Liên hệ thực tế
c Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài
- Dặn chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau
3 Một số thủ thuật sư phạm cần thiết:
Kể chuyện là một môn học mang tính nghệ thuật, vì vậy nắm chắc quy trình lên lớp là vẫn chưa đủ mà đòi hỏi người giáo viên cần có một số thủ thuật sư phạm cần thiết Thủ thuật sư phạm đối với bất kỳ một môn học nào cũng là cần thiết vì nó làm tăng một cách đáng kể hiệu quả của tiết lên lớp Nhưng một thủ thuật sử dụng không đúng chỗ, đúng lúc thường gây hiệu quả thấp cho giờ dạy Sau đây là một số thủ thuật cơ bản nhất:
3.1 Tạo hứng thú học tập cho HS trong giờ kể chuyện:
- GV cần phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ khi mở đầu bài học Rõ ràng ngay từ khi bước vào lớp, với thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh, việc đánh giá công bằng, lời động viên khuyến khích trong việc kiểm tra miệng đều là
Trang 9những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới
- Muốn gây hứng thú cho học sinh thì vai trò của giáo viên rất lớn, đó là quá trình chuẩn bị của giáo viên Khâu giới thiệu bài cũng hết sức quan trọng nó gây ấn tượng ban đầu, lôi cuốn sự tò mò, chú ý của các em Tránh vào bài một cách đột ngột, khô khan sẽ tạo cảm giác nhàm chán
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi vừa sức đối với học sinh, học sinh dễ hiểu dễ nhớ, hay cho các em nghe, nhìn thể hiện nhiều thì mới có động cơ học tập tốt
3.2 Lời kể và cử chỉ điệu bộ của giáo viên:
Lời kể của GV lần thứ nhất là thông điệp vô cùng quan trọng tác động mạnh vào các giác quan của học sinh, gây những ấn tượng ban đầu, kích thích hứng thú khi bước vào bài học GV phải tạo cho mình quy tắc cần thiết khi chậm rãi, lúc khẩn trương, lúc mạnh mẽ, lúc duyên dáng Không nên chỉ sử dụng một nhịp độ nói
sẽ gây cảm giác đơn điệu
Lời kể phù hợp với sắc thái ngữ điệu là việc biểu lộ nét mặt Nếu là ngữ điệu vui, nét mặt người kể cũng phải vui, nếu là ngữ điệu buồn, nét mặt người kể cũng biểu lộ vẻ buồn Bên cạnh việc biểu lộ nét mặt thì việc sử dụng cử chỉ cũng cần không kém Cử chỉ ở đây là động tác của tay, của đầu, của mặt nhằm gây cảm giác gợi trí tưởng tượng của học sinh Đối với phân môn Kể chuyện cử chỉ cần đơn giản, trung thực, biểu cảm và mang nội dung rõ rệt
3.3 Cách khai thác để phát triển nội dung câu chuyện:
Đối với dạng bài nghe – kể lại câu chuyện là dạng bài khó đối với học sinh, bởi sau hai lần kể của giáo viên buộc học sinh phải nhớ lại câu chuyện để kể lại được Vì vậy, giáo viên cần có cách khai thác hợp lí, khoa học và hấp dẫn để giúp
Trang 10học sinh nhớ lại các chi tiết đã được nghe để phát triển từng ý nhỏ thành ý lớn và cả đoạn hay toàn bộ câu chuyện
Sau lần kể thứ nhất của giáo viên thì việc học sinh nắm được nội dung cốt truyện không chỉ thông qua lời kể của giáo viên mà còn được kết hợp trên nội dung của các bức tranh minh hoạ Vì vậy, giáo viên cần bám sát từng chi tiết, từng hình ảnh minh hoạ để đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp, để giúp học sinh nhớ lại từng đoạn của truyện
Hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp các em nhớ nội dung câu chuyện phải lô gic, nhẹ nhàng, tự nhiên Hệ thống câu hỏi để học sinh làm việc có thể bằng hình thức đàm thoại trực tiếp hoặc dưới hình thức phiếu bài tập
3.4 Gợi ý học sinh cách kể sáng tạo:
Giáo viên cần quan niệm một cách đúng mức về kể sáng tạo Kể sáng tạo có nhiều mức độ khác nhau, gắn với những kiểu bài tập khác nhau nhưng bản chất của
kể chuyện sáng tạo không phải là kể khác nội dung câu chuyện, mà kể phải đảm bảo được nội dung của cốt truyện nhưng có thể dùng một số lời lẽ, chi tiết làm tăng
sự hấp dẫn, thu hút người nghe hơn, thể hiện được sự cảm nhận của mình về câu chuyện đó Trong quá trình học sinh kể như vậy giáo viên cần tránh cách hiểu máy móc dẫn đến sai lầm là khuyến khích học sinh thay những từ ngữ khác
Giáo viên không nên coi việc học sinh kể thuộc lòng câu chuyện, kể chính xác từng câu chữ theo văn bản truyện là thiếu sáng tạo Chỉ trong trường hợp học sinh
kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc từng câu chữ trong văn bản mới cho rằng kể như thế là chưa tốt
3.5 Lời nhận xét của GV đối với HS:
Khi tổ chức cho lớp nhận xét lời kể của một học sinh, cần hướng các em đi tìm cái đáng học, đáng khen, tránh chăm chăm đi tìm khuyết điểm của bạn