1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5

71 325 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

uất phát từ lý luận và thực tiễn trên, với tư cách là một giáo viên tiểu học tương lai, tôi chọn đề tài :"Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Lê Sao Mai

Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Vân

Lớp : 14STH

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hương dẫn: ThS Lê Sao Mai, giảng viên khoa giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài

Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng

đã trang bị những kiến thức, tận tình chỉ bảo em trong suốt những năm học qua Cảm ơn các bạn trong lớp 14STH đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài này

Em xin cảm ơn các thầy cô giáo và các học sinh ở trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ đã phối hợp để giúp em có nguồn tư liệu thực tế trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài

Sau cùng, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2018

Sinh viên

Vũ Thị Vân

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam Giáo dục ở bậc học này vô cùng quan trọng cho sự hình thành các tri thức cơ bản cũng như việc phát triển nhân cách cho học sinh Trong hệ thống các môn học ở cấp Tiểu học, với tư cách là một môn học độc lập, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp) đống thời hình thành cho học sinh kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) Ngoài ra, tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy, cho nên nó có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là trang bị cho học sinh một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học ở nhà trường

Môn Tiếng Việt trong trường tiểu học gồm có nhiều phân môn, trong đó

có phân môn Luyện từ và câu Phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ

và câu, rèn cho học sinh một số kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu Bên cạnh đó còn bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói - viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh

Từ đồng nghĩa và trái nghĩa xuất hiện nhiều trong vốn từ vựng tiếng Việt Trong nhà trường tiểu học, việc giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa giúp học sinh có thể nhận biết và sử sử dụng tốt tiếng Việt một cách linh hoạt, trên cơ sở

đó mở rộng và phát triển vốn từ ngữ cho học sinh Tuy nhiên đây cũng là một nội dung dạy học phức tạp, trừu tượng và khó nắm bắt, trong khi đó tư duy của

Trang 4

Trong phân môn Luyện từ và câu, từ đồng nghĩa và trái nghĩa xuất hiện khá nhiều Việc dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa hiệu quả sẽ góp phần cung cấp thông tin đa dạng về một đối tượng được nói đến Vì vậy, việc cung cấp cho học sinh những kiến thức và kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa sẽ giúp học sinh biết cách lựa chọn từ đồng nghĩa, trái nghĩa để diễn đạt sinh động hơn trong giao tiếp và trong học tập, làm nền tảng để giúp các em học tốt hơn ở các bậc học tiếp theo

uất phát từ lý luận và thực tiễn trên, với tư cách là một giáo viên tiểu

học tương lai, tôi chọn đề tài :"Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa và trái

nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5"để nghiên cứu

2 Lịch sử nghiên cứu

Từ đồng nghĩa và trái nghĩa là các lớp từ vựng tiếng Việt có vị trí quan trọng, được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu về Từ vựng học như

Đại cương ngôn ngữ học (tập 2) của Đỗ Hữu Châu; Nhập môn Ngôn ngữ học

của Mai Ngọc Chừ (chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa– Đỗ Việt Hùng – Bùi

Minh Toán; Từ đồng nghĩa tiếng Việt của Nguyễn Đức Tồn Các công trình

nghiên cứu không những cung cấp một hệ thống các tri thức lí luận khái quát về

từ đồng nghĩa và trái nghĩa mà còn khẳng định vai trò của các lớp từ này trong hoạt động giao tiếp

Vấn đề dạy học từ đồng nghĩa và trái nghĩa cũng được đề cập đến trong

khá nhiều các công trình về phương pháp dạy học Tiêu biểu là Phương pháp

dạy học Tiếng Việt ở tiểu học II của Lê Phương Nga; Từ vựng tiếng Việt ở tiểu học của Lê Thị Thanh Nhàn; Dạy học Từ ngữ ở tiểu học của Phan Thiều – Lê

Hữu Tỉnh Từ vựng tiếng Việt ở tiểu học là một công trình nghiên cứu chuyên

sâu về từ vựng, trong đó tác giả đã giành rất nhiều trang viết cho hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm trong ngôn ngữ Đặc biệt, từ cuốn sách này, mối

Trang 5

những chỉ dẫn về cách thức, phương pháp tổ chức bài học thực sự có ý nghĩa với quá trình triển khai xây dựng tư liệu dạy học mà đề tài hướng tới

Qua khảo sát, hầu như các tác giả đi trước đã đưa ra được tiêu chí để xác định từ đồng nghĩa và trái nghĩa, đồng thời các nhà nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh giá trị phong cách của các từ đồng nghĩa cũng như trái nghĩa Tuy nhiên chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu cụ thề về từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học Trong đề tài này, trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của các nhà nghiên cứu, tôi sẽ ứng dụng vào để tìm hiểu

cụ thể hơn về từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học ở phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôitìm hiểu thực trạng giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5, từ đóxây dựng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5

4 Đối tƣợng nghiên cứu

Quá trình dạy học từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ

và câucho học sinh lớp 4, 5

5 Giả thuyết khoa học

Để việc giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ

và câucho học sinh lớp 4, 5 đạt hiệu quả, chúng tôi xin đề xuấtmột số bài tập về

từ đồng nghĩa, trái nghĩa cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5

Đề tài "Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5" sẽ kiểm chứng về những đề xuất trên

Trang 6

6 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

6.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5

-Khảo sát thực trạng việc dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5

-Đề xuất một số bài tập nhằmnâng cao hiệu quả giảng dạy từ đồng nghĩa

và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5

Trong các nhiệm vụ trên thì nhiệm vụ đề xuất một số bài tập nhằm nâng cao giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5 là nhiệm vụ chủ yếu

6.2 Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thưc trạng giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5 trường TH Huỳnh Ngọc Huệ, Thành phố Đà Nẵng

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Tham khảo một số tài liệu, sách báo về từ đồng nghĩa, trái nghĩa và việc giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câuở trường Tiểu học nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa cho học sinh lớp 4, 5

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 7

Đà Nẵng nhằm tìm hiểu các hình thức, phương pháp dạy học của giáo viên và khả năng nắm bắt từ đồng nghĩa và trái nghĩa của học sinh

7.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm

Dự giờ các tiết dạy học Luyện từ và câuđể tìm hiểu thái độ, khả năng nắm bắt về từ đồng nghĩa và trái nghĩa của các em và những khó khăn của giáo viên khi dạy học từ đồng nghĩa, trái nghĩa

7.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Xin ý kiến của 5 giáo viêngiảng dạy phân môn Luyện từ và câu về vấn đềgiảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa cho học sinh lớp 4, 5

7.2.4 Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm giáo dục

Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của học sinh như các bài kiểm tra giữa kì, cuối kì, kiểm tra miệng trên lớp nhằm tìm hiểu tri thức, thái độ và khả năng nắm bắt về từ đồng nghĩa và trái nghĩa của các em

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được triển khai phần nội dung

với 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1:Cơ sở lí luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng việc giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5

Chương 3: Xây dựng một sốbài tậprèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh lớp 4, 5

Trang 8

NỘI DUNG Chương : CƠ SỞ L LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Một số vấn đề chung về từ đồng nghĩa và trái nghĩa

1.1.1 Khái niệm và phân loại từ đồng nghĩa

đồng nghĩa: hình thức ngữ âm khác nhau, từ nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong nhiều hoàn cảnh

Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến định

nghĩa: “Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về âm thanh, tương đồng nhau về

nghĩa và có phân biệt về một số sắc thái phong cách, sắc thái ngữ nghĩa, khả năng kết hợp và phạm vi sử dụng” và chỉ ra rằng: “Từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa Chúng nhất định có những dị biệt nào

đó bên cạnh những tương đồng”

Để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học trong Sách giáo

khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 8 đưa ra định nghĩa về từ đồng nghĩa “là

những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.” Đối với học sinh tiểu

Trang 9

nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách, nào đó, hoặc đồng thời cả hai"

b Phân loại

Khi phân loại từ đồng nghĩa các nhà nghiên cứu đã đưa ra những tiêu chí khác nhau và kết quả cũng có sự khác biệt ví như: Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa (số lượng nét nghĩa chung nhiều hay ít), căn cứ vào mức độ đồng nhất về nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái, có thể chia các từ đồng nghĩa thành hai loại lớn: từ đồng nghĩa tuyệt đối và từ đồng nghĩa tương đối

- Từ đồng nghĩa tuyệt đối : Đó là những từ đồng nhất về nghĩa biểu vật (cùng chỉ một sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan), nghĩa biểu niệm (cùng diễn đạt một nội dung khái niệm như nhau, có hầu hết các nét nghĩa trùng nhau), nghĩa biểu thái (cùng có sắc thái biểu cảm như nhau) và có thể thay thế được cho nhau, chỉ khác nhau ở phạm vi sử dụng, ở một số sắc thái: địa phương/toàn dân; ngoại lai/thuần Việt

Ví dụ:

+ Xe lửa, xe hỏa, tàu hỏa

+ Máy bay, tàu bay, phi cơ

Từ đồng nghĩa tuyệt đối không có nhiều trong ngôn ngữ, thường là các từ khác về nguồn gốc, phạm vi sử dụng Các từ này nếu không có sự phân giới trong sử dụng thì về sau một số từ sẽ dần không còn sử dụng nữa

- Từ đồng nghĩa tương đối : Loại này bao gồm những từ có một số nét nghĩa trùng nhau, đồng thời có một số nét nghĩa khác; tức là giữa những từ này vừa có mặt đồng nhất, vừa có mặt khác biệt về sự vật, hiện tượng được biểu thị

về khái niệm được diễn đạt, về sắc thái tình cảm, về phạm vi sử dụng Những

Trang 10

+ Đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm: Trong các từ thuộc loại này, thường có một hoặc một vài từ mang sắc thái trung tính, trung hòa

về mặt biểu cảm, còn các từ khác, đứng trước và sau nó mang sắc thái biểu cảm tốt, tích cực hoặc sắc thái biểu cảm xấu, tiêu cực

Ví dụ: Hi sinh, từ trần, tạ thế, qua đời, mất, chết, bỏ mạng, toi mạng, mất mạng, bỏ xác, ngoẻo

+ Đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, về phạm vi sử dụng: Đây là những từ đồng nghĩa khác nhau ở một số nét nghĩa nào đó trong cấu trúc nghĩa biểu niệm, khác nhau ở phạm vi sử dụng Như ta biết, chẳng những sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan vô cùng phong phú mà từng sự vật, hiện tượng lại có những biểu hiện muôn màu, muôn

vẻ Có thể nói các từ đồng nghĩa thuộc loại này giúp ta biểu thị chính xác các khía cạnh, các biểu hiện khác nhau đó của sự vật, hiện tượng

Ví dụ:

Rộng, rộng rãi, thênh thang, mênh mông, bao la, bát ngát

Chạy, phi, lồng, lao

1.1.2 Khái niệm và phân loại từ trái nghĩa

Giáp: “là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện các

khái niệm tương phản về logic, nhưng tương liên lẫn nhau”

Trang 11

mối quan hệ tương liên Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.”

Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn Giản yếu về từ vựng – ngữ nghĩa tiếng

Việt đã đưa ra nhận định “Đối lập với hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa là hiện tượng giữa các từ (hay ngữ cố định) có nghĩa trái ngược nhau” Cách định

nghĩa này chủ yếu dựa vào nghĩa của từ hoặc ngữ cố định để xác định từ trái nghĩa

Để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học trong Sách giáo

khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 38 đưa ra định nghĩa về từ trái nghĩa:“Từ trái

nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau”

Dựa vào những quan điểm của các tác giả đi trước, có thể hiểu từ đồng

nghĩa như sau: "Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối

quan hệ tương liên Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic".

b Phân loại

Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa của các cặp trái nghĩa, người ta chia các

từ trái nghĩa thành hai loại như sau:

- Từ trái nghĩa loại trừ lẫn nhau: Những từ này biểu thị sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất không thể cùng tồn tại

Trang 12

No - lưng lửng - đói

Chín - ương ương - xanh

1.1.3 Vai trò của việc giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong chương trình Tiếng Việt

Hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa vừa là biểu hiện tập trung của một loại quanhệngữnghĩa trong từ vựng, vừa phản ánh những kết quảnhận thức, chiếm lĩnh thực tế của một dân tộc nào đó Nó cũng đồng thời là hệ quả, là phương tiện của những yêu cầu của sự diễn đạt, giao tiếp bằng ngôn ngữ Hiện tượngđồng nghĩa, trái nghĩa trong Tiếng Việt có những vẻ riêng, nó là một trong những bản sắc giàu, đẹp, trong sáng và cũng là một trong những quy luật chi phối sự phát triển của Tiếng Việt

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, 5, việc giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa nhằm mục đích:

- Cung cấp cho học sinh những phương tiện ngôn ngữ để biểu thị các sự vật, hiện tượng trong những biểu hiện phong phú, sinh động, đa dạng của nó trong thực tế khách quan

- Sự tồn tại của các từ đồng nghĩa, trái nghĩa còn là biểu hiện của sự phát triển, sự phong phú của tiếng Việt

- Từ đồng nghĩa, trái nghĩa có giá trị tu từ học rất lớn Vì vậy trong ngôn ngữ thơ ca, người ta sử dụng khá nhiều các từ, các cách nói đồng nghĩa, trái nghĩa

1.2 Một số vấn đề chung về phân môn Luyện từ và câu

1.2.1 Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu

Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, Luyện từ và câu được

Trang 13

nhiên xã hội, âm nhạc…Như vậy nội dung dạy về Luyện từ và câu trong chương trình môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác ở Tiểu học nói chung, chiếm một tỉ lệ đáng kể Điều này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc dạy Luyện từ và câuở Tiểu học

Nói đến dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học người ta thường nói tới 3 nhiệm

vụ chủ yếu là giúp học sinh phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ Phong phú hoá vốn từ còn gọi là mở rộng vốn từ, phát triển vốn

từ nghĩa là xây dựng một vốn từ ngữ phong phú, thường trực và có hệ thống trong trí nhớ học sinh, để tạo điều kiện cho từ đi vào hoạt động ngôn ngữ (nghe - đọc, nói viết) được thuận lợi Chính xác hoá vốn từ là giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách chính xác, nhất là đối với những từ ngữ mà học sinh thu nhận được qua cách học tự nhiên, đồng thời giúp học sinh nắm được nghĩa của những

từ ngữ mới Tích cực hoá vốn từ là giúp học sinh luyện tập, sử dụng từ ngữ trong nói - viết, nghĩa là giúp học sinh chuyển hoá những từ ngữ tiêu cực (từ ngữ mà chủ thể hiểu nhưng không hoặc ít dùng) thành những từ ngữ tích cực (từ ngữ được chủ thể sử dụng trong nói - viết) phát triển kỹ năng, kỹ xảo, phát triển

từ ngữ cho học sinh Trong 3 nhiệm vụ cơ bản nói trên, nhiệm vụ phong phú hoá vốn từ, phát triển, mở rộng vốn từ được coi là trọng tâm Bởi vì, đối với học sinh tiểu học, từ ngữ được cung cấp trong phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp các em hiểu được các phát ngôn khi nghe - đọc

Ngoài ra, ở một chừng mực nào đó, phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học còn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số khái niệm có tính chất sơ giản ban đầu về cấu tạo từ và nghĩa của từ Tiếng Việt (như các khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, nghĩa của từ, ) Những kiến thức có tính chất

lý thuyết về từ này có tác dụng làm cơ sở, làm chỗ dựa cho việc thực hành luyện tập về từ ngữ của học sinh

Trang 14

1.2.2 Nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câulớp 4, 5

Phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được dạy trong 62 tiết : HKI 32 tiết; HKII 30 tiết Bao gồm các nội dung sau:

- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ (19 tiết): Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hóa theo trường nghĩa trương đương các chủ điểm: Nhân hậu - Đoàn kết; Trung thực - Tự trọng; Ước mơ; Ý chí - Nghị lực; Đồ chơi - Trò chơi; Tài năng; Sức khỏe; Cái đẹp; Dũng cảm; Du lịch - Thám hiểm; Lạc quan - Yêu đời

- Tiếng, cấu tạo từ( 5 tiết): Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ: Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy

- Từ loại (9 tiết): Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo từ loại tiếng Việt: Danh từ, động từ, tính từ

- Câu (26 tiết): Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng

và cách sử dụng các kiểu câu: Câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm, thêm trạng ngữ cho câu

- Dấu câu (3 tiết): Cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu: Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang

Phân môn luyện từ và câu ở lớp 5 được dạy trong 62 tiết : HKI 32 tiết; HKII 30 tiết Bao gồm các nội dung sau:

- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ (19 tiết): Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hóa theo trường nghĩa trương đương các chủ điểm: Tổ quốc; Nhân dân; Hòa bình; Hữu nghị - Hợp tác; Thiên nhiên; Bảo vệ môi trường; Hạnh phúc; Công dân; Trật tự - An ninh; Truyền thống; Nam và nữ; Trẻ em; Quyền và bổn phận

- Cấu tạo từ( 11 tiết): Cung cấp một số kiến thức và luyện tập về: Từ đồng

Trang 15

- Từ loại (11 tiết): Ôn tập về từ loại và cung cấp một số kiến thức sơ giản

về cấu tạo từ loại tiếng Việt: Đại từ, Quan hệ từ

- Câu (13 tiết): Ôn tập về các kiểu câu đã học, đồng thời cung cấp kiến thức về cấu tạo, công dụng và cách sử dụng các kiểu câu: Câu ghép, Liên kết câu

- Dấu câu (8 tiết): Ôn tập về các dấu câu đã học: Dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang

3 Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học

1.3.1 Đặc điểm nhân cách

1.3.1.1 Tình cảm

Đối với học sinh Tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động Tình cảm học sinh Tiểu học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em Tình cảm của học sinh Tiểu học có những đặc điểm sau:

- Đối tượng gây ra xúc cảm cho các em thường là những sự vật cụ thể sinh động Sự thích thú, buồn bực, sợ hãi… của các em thường xảy ra trong khi đang trực tiếp tri giác các sự vật, hiện tượng cụ thể

Ví dụ : các em nữ khi nhìn thấy búp bê đẹp trong tiệm thì thích thú và đòi

mẹ mua cho bằng được, nhìn thấy con vật đáng sợ thì chạy lại ôm mẹ với gương mặt đầy lo lắng

- Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm và khó kiềm chế cảm xúc của mình Các em dễ xúc cảm, đồng thời hay xúc động( xúc cảm mạnh) Một điểm

Trang 16

các em sự thích thú đến reo lên hay sự thương xót không cầm được nước mắt, hoặc sự tức tối muốn hành động ngay lập tức (dậm chân, dậm tay, nhấp nhõm…)

Các em dễ xúc động và khó kìm hãm những xúc cảm của mình, thể hiện nhiều lúc không trả lời được những câu hỏi của thầy cô cũng khóc, không bằng lòng một điều gì đó cũng khóc, và cũng khóc khi bị bạn chế giễu…

Đặc điểm trên đây gắn liền với sự phát triển sinh lý thần kinh ở lứa tuổi này Đó là do quá trình hưng phấn còn mạnh hơn quá trình ức chế, võ nảo chua

đủ sức thường xuyên điều chỉnh họat động của bộ phận dưới võ nảo được

- Tình cảm của học sinh tiểu học mong manh chưa bền vững, chưa sâu sắc, dễ thay đổi, chưa ổn định

Các em đang yêu thích một đối tượng nào đó, nhưng có đối tượng khác hấp dẫn hơn thì dễ bị thu hút vào đấy, quên mất đối tượng cũ

Ví dụ : Trẻ lớp ba đang chơi trò xây nhà một cách say mê, nhưng bỗng nó nhìn thấy một con búp bê thật đẹp, nó sẽ có xu hướng rời bỏ trò chơi cũ và chơi ttò mới cùng với con búp bê

Đặc điểm này cũng biểu hiện ở chỗ các em dễ thay đổi bạn Các em hay

có hiện tượng nghĩ chơi với bạn này nếu bạn này nghịch ý hoặc chơi chán và chơi với bạn kia vì thấy bạn kia nhiệt tình và hăng hái hơn

Sự dễ dàng chuyển hòa xúc cảm cũng là biểu hiện của đặc điểm này Các

em có thể khóc đấy nhưng rồi lại vui cười ngay Thường các em chưa có trạng thái xúc cảm kéo dài như người lớn

1.3.1.2 Ý chí

Trang 17

được phát triển đầy đủ nên trẻ chưa biết theo đuổi một mục đích lâu dài được đề

ra, chưa kiên trì khắc phục khó khăn và trở ngại

1.3.2 Đặc điểm nhận thức

1.3.2.1 Tri giác

Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không phủ định Khả năng phân tích một cách có tổ chức và sâu sắc khi tri giác ở học sinh các lớp đầu Tiểu học còn ít, các em thường thâu tóm sự vật về toàn bộ, về đại thể để tri giác

1.3.2.2 Chú ý

Chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế so với chú ý có chủ định Những kích thích có cường độ mạnh vẫn là một trong những mục tiêu thu hút sự chú ý của trẻ Chú ý có chủ định đang phát triển mạnh so với tri thức được mở rộng ngôn ngữ phong phú, tư duy phát triển Sự tập trung chú ý và tính bền vững của chú ý ở học sinh đang phát triển nhưng chưa bền vững là do quá trình ức chế phát triển còn yếu, tính hưng phấn còn cao Do vậy, chú ý của các em còn bị phân tán, các em dễ quên những điều cô giáo dặn cuối buổi học, bỏ sót chữ cái trong từ, trong câu…

Trang 18

1.3.2.5 Tưởng tượng

Tưởng tượng của học sinh Tiểu học còn tản mạn, ít có tổ chức, xa rời thực

tế Càng về cuối cấp thì tưởng tượng của các em càng gần hiện thực hơn, càng phản ánh đúng đắn và đầy đủ thực tế khách quan hơn

Vì vậy, giáo viên phải thông qua con đường học tập, vui chơi và lao động

mà phát triển óc tưởng tượng sáng tạo cho các em, cần chú ý hướng học sinh tránh những tưởng tượng ngông cuồng, xa thực tế nhưng không làm hạn chế tính sáng tạo của trẻ trong quá trình tưởng tượng

Tiểu kết chương

Trong chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu một số vấn đề về từ đồng nghĩa và trái nghĩa, vai trò của việc giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong chương trình Tiếng Việt, đồng thời hiểu tâm lý của học sinh tiểu học Từ đó làm cơ sở vững chắc để chúng tôi có thể thực hiện quá trình khảo sát dễ dàng và chính xác hơn

Trang 19

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC GIẢNG DẠY TỪ ĐỒNG NGHĨA VÀ TRÁI NGHĨA TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ

VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4, 5

2.1 Mục đích điều tra

Thu thập thông tin để tìm hiểu thực trạng việc dạy và học từ đồng nghĩa

và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5, từ đây xây dựng một số bài tậpnhằm rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5

2.2 Đối tượng điều tra

Đề tài khảo sát 160 học sinh lớp 4, 5 và 10 giáo viên đang làm công tác chủ nhiêm và giảng dạy lớp 4, 5 tại trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, TP Đà

Nẵng, cụ thể là:

- Khối lớp 4: 80 học sinh và 5 giáo viên

- Khối lớp 5: 80 học sinh và 5 giáo viên

2.3 Phương pháp điều tra

- Sử dụng phương pháp điều tra bằng anket đối với giáo viên dạy phân môn Luyện từ và câuvà học sinh khối lớp 4, 5

- Dự giờ các tiết dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4, 5

- Lấy ý kiến của 5 giáo viên dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, 5

- Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của học sinh lớp 4, 5 trong phân môn Luyện từ và câuvề từ đồng nghĩa và trái nghĩa

Trang 20

2.4 Nội dung điều tra

2.4.1 Nội dung điều tra giáo viên

- Nhận xét, đánh giá của giáo viên về khả năng nhận biết từ đồng nghĩa và trái nghĩa của học sinh

- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc dạy từ đồng nghĩa

và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh

- Những phương pháp thường dùng khi dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh

- Những khó khăn thường gặp của giáo viên khi dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh

Những nội dung điều tra được thể hiện cụ thể qua phiếu khảo sát giáo viên ở phần phụ lục

2.4.2 Nội dung điều tra học sinh

- Thái độ của học sinh khi học từ đồng nghĩa và trái nghĩa

- Tìm hiểu về khả năng nhận biết và giải nghĩa từ đồng nghĩa và trái nghĩa của học sinh

- Tìm hiểu về khả năng vận dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa của học sinh

- Tìm hiểu về quá trình học từ đồng nghĩa và trái nghĩa của học sinh Những nội dung điều tra được thể hiện cụ thể qua phiếu khảo sát học sinh

ở phần phụ lục

Trang 21

2.5 Kết quả điều tra

2.5.1 Kết quả điều tra giáo viên

Được sự cho phép của nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, xin ý kiến của 10 giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy phân môn Luyện từ

và câulớp 4, 5 tại trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, Thành phố Đà Nẵng thông qua phiếu trắc nghiệm (xem phụ lục) Kết quả thu được như sau:

Câu 1: Theo thầy (cô), việc dạy và rèn cho học sinh sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa có ý nghĩa như thế nào?

Mức độ Cần thiết Bình thường Không cần thiết

Bảng 1: Nhận xét, đánh giá của giáo viên về ý nghĩa của việc dạy và rèn cho

học sinh sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa cho học sinh

Từ bảng trên, ta vẽ được biểu đồ như sau:

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sự cần thiết của việc dạy và rèn cho học sinh sử

dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa cho học sinh

(Đơn vị %)

90%

10%

Cần thiết Bình thường Không cần thiết

Trang 22

Nhận xét:Như vậy, dựa vào kết quả biểu đồ 1, có thể thấy: Có 90% số

giáo viên đều đồng tình cho rằng việc dạy và rèn cho học sinh sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa là cần thiết; 10% số giáo viên cho rằng bình thường và 0% cho rằng không cần thiết Kết quả cho thấy phần lớn các giáo viên đều hiểu được tầm quan trọng của việc dạy và rèn cho học sinh sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong nhà trường Tiểu học và đồng ý việc dạy và rèn cho học sinh sử dụng

từ đồng nghĩa và trái nghĩa là rất cần thiết, cần được quan tâm và chú trọng

Câu 2: Theo thầy (cô), khả năng nhận biết từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucủa học sinh lớp 4, 5 được đánh giá ở mức độ nào?

Bảng 2: Nhận xét, đánh giá của giáo viên về khả năng nhận biết từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucủa học sinh lớp 4, 5

Nhận xét: Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy: Có 10% số giáo viên

cho rằng khả năng nhận biết từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện

từ và câucủa học sinh lớp 4, 5 đạt mức độ giỏi; 60% giáo viên chọn mức độ khá; 20% giáo viên chọn mức độ trung bình và 10% giáo viên chọn mức độ yếu Như vậy, có thể thấy khả năng nhận biết từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucủa học sinh lớp 4, 5 phần lớn chỉ đạt ở mức độ khá, mức độ giỏi chỉ chiếm số ít Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những học sinh chưa có khả năng nhận biết từ đồng nghĩa và trái nghĩa

Trang 23

Câu 3: Khi làm các bài tập về từ đồng nghĩa và trái nghĩa, học sinh thường mắc phải những lỗi nào?

Chưa nhận biết được từ đồng nghĩa, trái nghĩa 5/10 50% Tìm sai từ đồng nghĩa và trái nghĩa 4/10 40% Hiểu sai nghĩa của từ đồng nghĩa, trái nghĩa 7/10 70% Chưa biết vận dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa vào

sử dụng ngôn ngữ như đặt câu, kể chuyện, 8/10 80%

Bảng 3: Những lỗi học sinh thường mắc phải khi làm các bài tập về từ đồng

nghĩa và trái nghĩa

Nhận xét: Theo kết quả khảo sát, học sinh thường mắc phải các lỗi cụ thể

như sau:Có 5/10 giáo viên (chiếm 50%) cho rằng học sinh mắc lỗi chưa nhận biết được từ đồng nghĩa, trái nghĩa Lỗi tìm sai từ đồng nghĩa và tráin ghĩa có 4/10 giáo viên (chiếm 40%) Lỗi hiểu sai nghĩa của từ đồng nghĩa, trái nghĩa có 7/10 giáo viên (chiếm 70%) Có 8/10 giáo viên (chiếm 80%) cho rằng học sinh chưa biết vận dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa vào sử dụng ngôn ngữ như đặt câu, kể chuyện, Ngoài ra, các thầy (cô) còn nêu thêm một số lỗi mà học sinh mắc phải như nhầm lẫn từ đồng nghĩa với từ nhiều nghĩa, sắp xếp từ đồng nghĩa

và trái nghĩa chưa phù hợp, Qua một số tiết dự giờ thì chúng tôi thấy được nguyên nhân ban đầu dẫn đến kết quả trên là do thời gian thực hành còn ít khiến học sinh nắm kiến thức chưa chắc và chưa có thời gian để luyện tập nhằm khắc sâu hơn kiến thức cũng như vận dụng vào thực hành ngôn ngữ tiếng Việt

Như vậy, theo kết quả thống kê ý kiến của giáo viên cho thấy rằng học sinh mắc lỗi chưa biết vận dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa vào sử dụng ngôn

Trang 24

đồng nghĩa và trái nghĩa chưa hợp lí, nhầm lẫn từ đồng nghĩa với từ nhiều nghĩa, sắp xếp từ đồng nghĩa và trái nghĩa chưa phù hợp, Từ đây, chúng tôi đề xuất biện pháp là xây dựng một số bài tập để rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa cho học sinh

Câu 4: Thầy (cô) thường sử dụng những phương pháp dạy học nào trong khi dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa ở phân môn Luyện từ và câuvà mức độ sử dụng phương pháp đó ra sao?

Mức độ Phương pháp

Thường xuyên

Thỉnh thoảng Không bao giờ

Phương pháp trực quan 10/10 100% 0/10 0% 0/10 0% Phương pháp thảo luận nhóm 8/10 80% 2/10 20% 0/10 0% Phương pháp trò chơi 5/10 50% 3/10 30% 2/10 20% Phương pháp thực hành, luyện

Bảng 4: Các phương pháp dạy học từ đồng nghĩa và trái nghĩa cho học sinh

trong phân môn Luyện từ và câuvà mức độ sử dụng

Nhận xét: Khi dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ

và câucho học sinh, giáo viên thường sử dụng các phương pháp dạy học với mức độ cụ thể như sau:

- Phương pháp trực quan được 100% giáo viên sử dụng ở mức độ thường xuyên, không có giáo viên thỉnh thoảng sử dụng hay không sử dụng phương pháp này trong khi dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa cho học sinh

Trang 25

- Phương pháp trò chơi được 50% giáo viên sử dụng ở mức độ thường xuyên, có 30% giáo viên sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng và có 20% giáo viên không sử dụng phương pháp này khi dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh

- Phương pháp thực hành, luyện tập được 90% giáo viên sử dụng ở mức

độ thường xuyên, có 10% giáo viên sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng Không có giáo viên nào không sử dụng phương pháp này trong khi dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa cho học sinh

Như vậy, các phương pháp trực quan, thảo luận nhóm, trò chơi, thực hành luyện tập được phàn lớn giáo viên sử dụng ở mức độ thường xuyên khi dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh Trong

đó, phương pháp trò chơi là phương pháp mà giáo viên sử sụng còn hạn chế Nguyên nhân là do số lượng học sinh trong một lớp khá đông khiến giáo viên khó có thể tổ chức cho tất cả các em cùng hoạt động, đồng thời việc chuẩn bị, tổ chức trò chơi mất khá nhiều thời gian của một tiết học

Câu 5: Thầy (cô) thường sử dụng hình thức dạy học nào khi dạy từ đồng nghĩa

và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh?

Trang 26

nhóm được sử dụng phổ biến nhất: có 9/10 giáo viên (chiếm 90%) sử dụng hình thức này Hình thức dạy học cá nhân có 7/10 giáo viên (chiếm 70%) và hình thức dạy học theo lớp có 8/10 giáo viên (chiếm 80%) Như vậy có thể thấy rằng các giáo viênđã có sự đan xen các hình thức tổ chức dạy học khi dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh Tuy nhiên, hình thức tổ chức dạy học theo nhóm vẫn được sử dụng nhiều hơn hết

Câu 6: Theo thầy (cô), những nguyên nhân nào dẫn đến việc học sinh gặp khó khăn khi học từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu?

Do chưa biết phân biệt và hiểu nghĩa của từ 8/10 80%

Do thiếu sự quan tâm của phụ huynh 2/10 20%

Do học sinh chưa được thực hành thường

Bảng 6: Nguyên nhân học sinh gặp khó khăn khi học từ đồng nghĩa và trái

nghĩa

Nhận xét: Theo ý kiến của các giáo viên thì những nguyên nhân được thu

lại cụ thể như sau:Có 50% giáo viên cho rằng nguyên nhân học sinh gặp khó khăn khi học từ đồng nghĩa và trái nghĩa là do đặc điểm trí tuệ của các em; 80% giáo viên cho là do học sinh chưa biết phân biệt và hiểu nghĩa của từ; 20% giáo viên cho rằng do thiếu sự quan tâm của phụ huynh và 70% giáo viên cho là do học sinh chưa được thực hành thường xuyên Ngoài ra, một số giáo viên còn cho biết một số nguyên nhân khác khiến học sinh gặp khó khăn khi học từ đồng

Trang 27

Câu 7: Những khó khăn của thầy (cô) đối với việc dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câulà gì?

Học sinh chưa chủ động, không tập trung nghe

Thiết kế các dạng bài tập về từ đồng nghĩa và trái

Tư liệu dạy học về từ đồng nghĩa và trái nghĩa

Thời lượng cho một tiết dạy không đủ để giáo

viêndạy và thực hành từ đồng nghĩa và trái nghĩa

cho học sinh

Bảng 7: Những khó khăn của giáo viên trong việc dạy từ đồng nghĩa và trái

nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu

Nhận xét: Theo ý kiến của các giáo viên thì những khó khăn khi dạy từ

đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh cụ thể như sau:

- 70% giáo viên cho rằng học sinh chưa chủ động, không tập trung nghe giảng

- 90% giáo viên cho rằng thiết kế các dạng bài tập về từ đồng nghĩa và trái nghĩa khó và mất nhiều thời gian

- 90% giáo viên cho rằng tư liệu dạy học về từ đồng nghĩa và trái nghĩa còn hạn chế

Trang 28

- Ngoài ra, một số giáo viên còn cho biết vài khó khăn khác mà giáo viên gặp phải khi dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu đó

là do chưa tạo được hứng thú cho học sinh, học sinh chưa nhận thấy được tầm ưuan trọng của việc học từ đồng nghĩa và trái nghĩa

Câu 8: Theo thầy (cô), cần phải có những biện pháp nào để giúp nâng cao hiệu quả dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câucho học sinh?

Nhận xét: Đối với câu hỏi này, tôi nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý

bàu của các giáo viên như tăng thời lượng thực hành từ đồng nghĩa và trái nghĩa, kết hợp trò chơi học tập để tạo hứng thú cho học sinh, xây dựng nhiều bài tập hấp dẫn học sinh (như lồng ghép từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong ca dao tục ngữ, đố mẹo, ), ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy,

Nhận xét chung:

Qua thời gian khảo sát, tìm hiểu giáo viên ở trường Tiểu học, chúng tôi nhận thấy rằng nhà trường đã có sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn có hiệu quả Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, các buổi dạy đánh giá trong tổ chuyên môn, các buổi tập huấn cho giáo viên Qua những buổi sinh hoạt chuyên môn, các giáo viên có thể trao đổi ý kiến, kinh nghiệm cho nhau Từ đó nâng cao hiểu biết cho mỗi giáo viên Tất cả các giáo viên đều được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, Nhà trường cũng tạo điều kiện trang bị các phương tiện dạy học hiện đại như ti vi, máy chiếu để giáo viên có thể dạy bằng giáo án điện tử Đối với việc dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu, hầu hết giáo viên đã dạy đúng theo chương trình Một số giáo viên đã sử dụng những phương pháp dạy học mới, kết hợp nhiều hình thức dạy học tạo được hứng thú học tập cho

Trang 29

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập: Một số giáo viên còn lúng túng khi miêu tả, giải thích nghĩa của từ đồng nghĩa và trái nghĩa Khi thể hiện tiết dạy hầu như giáo viên chỉ chú ý đến đối tượng học sinh khá - giỏi, còn lại đa số học sinh khác thụ động ngồi nghe, một số em khác có muốn nêu cách hiểu của mình về từ đồng nghĩa và trái nghĩa cũng sợ sai lệch, từ đó tạo nên không khí một lớp học trầm lắng, học sinh làm việc tẻ nhạt, thiếu hứng thú, không tạo được hiệu quả trong giờ học.Đôi khi ở một số tiết Luyện từ và câu, giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học chưa kĩ lưỡng, chưa kích thích được sự hứng thú, tìm tòi, sáng tạo của học sinh Việc chọn lựa các hình thức dạy học chưa phù hợp với đối tượng học sinh, chưa phù hợp với bài dạy nên dẫn đến tình trạng học sinh nhàm chán Trong tiết học thì dạy chay là chủ yếu vì ngại hướng dẫn bằng đồ dùng mất nhiều thời gian sẽ vi phạm thời gian trong tiết dạy Một vài giáo viên chưa nhanh nhạy trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm Với một

số giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề cao nên phương pháp dạy học truyền thống đã

ăn sâu vào tiềm thức khó thay đổi hoặc thay đổi chậm Việc tiếp cận vấn đề lí luận chung về đổi mới phương pháp còn gặp khó khăn, lúng túng.Đôi khi điều kiện giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, các tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy từ đồng nghĩa và trái nghĩa cho học sinh chưa phong phú

2.5.2 Kết quả điều tra học sinh

Đối với đề tài này, chúng tôi xây dựng 2 phiếu điều tra dành cho 80 học sinh lớp 4 và 80 học sinh lớp 5 Kết quả thu được như sau:

Câu 1: Em có thích học từ đồng nghĩa và trái nghĩa không?

Trang 30

Từ bảng trên, ta có được biểu đồ như sau:

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện thái độ của học sinh đối với việc học từ đồng

nghĩa và trái nghĩa

(Đơn vị %)

Nhận xét: Qua biểu đồ trên, có thể thấy rằng số học sinh thích học từ

đồng nghĩa và trái nghĩa chiếm 85%, số học sinh cảm thấy bình thường khi học

từ đồng nghĩa, trái nghĩa chiếm 10% và 5% số học sinh không thích học từ đồng nghĩa, trái nghĩa Như vậy, đa dố học sinh đều thích và quan tâm đến việc học từ đồng nghĩa, trái nghĩa Học sinh nhận thức được tần quan trọng của việc học từ đồng nghĩa và trái nghĩa Do đó, việc đưa ra các biện pháp giúp học sinh học tốt

từ đồng nghĩa và trái nghĩa là vô cùng cần thiết

85%

10%

5%

Thích Bình thường Không thích

Trang 31

Câu 2: Em hiểu như thế nào là từ đồng nghĩa?

Bảng 9: Nhận biết của học sinh về từ đồng nghĩa

Nhận xét: Qua bảng số liệu thu được, ta thấy rằng có 80% học sinh cho

rằng từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; có 5% học sinh chọn từ đồng nghĩa là những từ có cách đọc gần giống nhau và 15% học sinh chọn từ đồng nghĩa là những từ có thể thay thế cho nhau trong mọi hoàn cảnh Như vậy, hầu hết học sinh đều đã hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa

Câu 3: Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho khái niệm từ trái nghĩa?

Từ trái nghĩa là những từ không cùng chỉ một sự

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau 132/160 82,5% Tất cả những từ có nghĩa khác nhau đều là từ trái

Bảng 10: Nhận biết của học sinh về khái niệm từ trái nghĩa

Nhận xét: Cũng như khái niệm về từ đồng nghĩa, qua bảng số liệu thu

được ta thấy rằng có 12,5% học sinh cho rằng từ trái nghĩa là những từ không cùng chỉ một sự vật, hiện tượng; có 82,5% học sinh chọn từ trái nghĩa là những

Trang 32

nhau đều là từ trái nghĩa Như vậy, hầu hết học sinh đều đã nắm được khái niệm

cừ bản về từ trái nghĩa

Câu 4: Cho đoạn văn sau:

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho

dù có khỏe cũng chẳng bay được xa, Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc

(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Tập đọc 4, tập 1, trang 4) Sau 80 năm giời mô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em

(Thư gửi các học sinh, Tập đọc 5, tập 1, trang 5)

Em hãy đọc đoạn văn trên và trả lời câu hỏi:Tìm các cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa có trong đoạn văn trên?

Nhận xét: Qua các bài làm của học sinh trên phiếu cho thấy rằng hầu hết

các em đều phát hiện ra được các cặp từ đồng nghĩa và trái nghĩa có trong đoạn văn đã cho Tuy nhiên, vẫn còn một vài em tìm còn thiếu, chưa đủ các cặp từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong bài

Câu 5: Em hãy giải nghĩa một cặp từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa vừa tìm được ở câu 4?

Trang 33

nghĩa và trái nghĩa nhưng lại không hiểu nghĩa của từ đó Nguyên nhân ban đầu

là do học sinh ít được thực hành nên việc vận dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa còn chưa linh hoạt, bên cạnh đó vốn từ của các em còn hạn chế dẫn đến việc giải nghĩa của từ còn gặp khó khăn

Câu 6: Em hãy chọn một trong số các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa vừa tìm được ở câu 4 và đặt câu với từ đó?

Nhận xét: Qua bài làm của học sinh trên phiếu cho thấy rằng tuy các em

đã nhận biết được từ đồng nghĩa và trái nghĩa nhưng khi áp dụng vào đặt câu thì nhiều em vẫn còn lúng túng Đa phần các em đã viết được câu với từ đồng nghĩa

và trái nghĩa, nhiều em đặt câu khá hay, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều em đặt câu còn lủng củng, đặt câu không có nghĩa, câu văn ngắn ngủn mà còn sai lỗi chính tả Nguyên nhân ban đầu là do các em chưa hiểu đúng nghĩa của từ dẫn đến việc đặt câu sai, lủng củng,

Nhận xét chung:

Trong quá trình dự giờ và thông qua phiếu khảo sát, chúng tôi đã nhận thấy những mặt tích cực và hạn chế của học sinh trong quá trình học từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu

Về mặt tích cực: Từ đồng nghĩa và trái nghĩa thường xuyên được sử dụng trong các bài tập đọc, bài tơ, ca dao, tục ngữ mà các em được học Vì vậy khi được tiếp xúc qua các hình thức này, học sinh rất hứng thú, học tích cực, mau nhớ bài và vận dụng nhanh Học sinh rất hứng thú khi được tìm hiểu về từ đồng nghĩa và trái nghĩa thông qua các hình thức dạy học như thảo luận nhóm, hay được tổ chức trò chơi,

Bên cạnh những tích cực đó, vẫn còn tồn tại một số yếu tố khiến học sinh

Trang 34

- Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi và đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học, một số ít học sinh còn thụ động, làm bài còn chưa nghiêm túc Học sinh ít hứng thú học từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn tập đọc Một số em cho rằng từ đồng nghĩa và trái nghĩa khá khó và khô khan

- Vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên một số gia đình còn thiếu sự quan tâm đến việc học của con em mình, một số học sinh phải phụ giúp gia đình các công việc khác nên chưa có nhiều thời gian cho việc học

- Kỹ năng trình bày bài của học sinh chưa tốt, có học sinh hiểu bài nhưng diễn đạt không thoát ý, học sinh chưa sáng tạo khi làm bài

- Học sinh còn khó khăn trong việc giải nghĩa các từ đồng nghĩa và trái nghĩa: giải nghĩa từ sai, lúng túng và nghĩa còn lủng củng

-Số ít học sinh khi phân biệt từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ nhiều nghĩa còn mơ hồ, định tính

Việc tìm hiểu thực trạng sẽ làm cơ sở cho việc nghiên cứu và xây dựng một sốbài tậprèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4, 5

Trang 35

Chương 3: XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬPRÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA VÀ TRÁI NGHĨA TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4, 5

3.1 Nguyên tắc đề xuất bài tập

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

Học tập tích cực, độc lập, sáng tạo có ảnh hưởng đến sự phát triển hứng thú và tự giác Niềm hứng thú thực sự biểu hiện ở sự bền bỉ, kiên trì và sáng tạo trong công việc và giải quyết các vấn đề một cách độc lập Để phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên cần:

- Thừa nhận, tôn trọng, hiểu, đồng cảm với nhu cầu, mục đích cá nhân của học sinh Đạt được độ tin cậy, tạo sức thu hút, thuyết phục, kích thích động cơ bên trong của học sinh

- Chống gò ép, nuôi dưỡng tính sẵn sàng, tính tích cực ý chí của người học để đạt mục đích học tập và phát triển cá nhân

- Tổ chức những tình huống có vấn đề đòi hỏi học sinh phải quan sát, dự đoán, nêu giả thuyết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược khi giải quyết vấn

đề

- Dạy học ở mức độ phù hợp với học sinh Một nội dung quá dễ hoặc quá khó sẽ không gây được hứng thú Cần biết dẫn dắt học sinh tìm thấy cái mới, có thể tự mình kiến tạo được tri thức, cảm thấy càng tự tin vào chính khả năng của bản thân

- Tạo ra không khí thuận lợi cho lớp học, có sự giao tiếp thuận lợi giữa thầy và trò, giữa trò và trò bằng cách kết hợp tổ chức các hoạt động học tập trong lớp học theo cá nhân và hợp tác

Ngày đăng: 03/02/2020, 01:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w