TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC TIEU HOC
NGUYEN THI NINH
TIM HIEU KHA NANG XAC DINH TU LOAI
CUA HOC SINH LOP 4, 5 THONG QUA
CAC BAI TAP LUYEN TU VA CAU
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Trang 2
TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC TIEU HOC
NGUYEN THI NINH
TIM HIEU KHA NANG XAC DINH TU LOAI
CUA HOC SINH LOP 4, 5 THONG QUA CAC BAI TAP LUYEN TU VA CAU
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYÊN THU HƯƠNG
Trang 3LOI CAM ON
Bằng tắm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm on cô giáo Nguyễn Thu Hương- người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ chúng em hoàn thành khóa luận này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy (cô) giáo trong Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Giáo dục Tiểu học, thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh Trường Tiểu học Hùng Vương, Trường Tiểu
họcNam Viêm - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc trong suốt quá trình
chúng em quan sát, tìm hiểu thực tế và thực nghiệm khố luận này
Tơi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp K37B — GDTH đã tạo điều kiện và động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này
Em xIn chân thành cảm on!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Người thực hiện
Trang 4LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả đưa ra trong khóa luận là trung thực,chính xác và chưa từng được công bồ trong bất cứ công trình nào khác
Ha Noi, thang 5 nam 2015 Người thực hiện
Trang 5MUC LUC
2:79008.(05271000
1 Lý do chọn đề tầi <+sss + xe E7 cv EEY HT EErkerreered
2 Lịch sử vẫn đỀ - cscsc n1 T119 19319878 521181551553 EeErsrsrers 3 Mucc dich nghién civ 4 Đối tượng va khdch thé woes ssessssesecscsesessvscsecsvsveeceversecsesesacsveneaveeses hy ri ¿8 20a 0 6 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - - 5552333235331 5355311113 853115111 ni s0 i30 2n (-iốv i0 8 CAu tric 1:0 an 1 :/.90(9)09)0) c0 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TÌM HIÊUKHẢ NĂNG XÁC ĐỊNH TỪ LOẠI CỦA HỌC SINH . -5255+2xcvzxsrrterrrrrrrrrrrree
1.1 TỪ ÏOạ1 - - - c ScĂ Ăn ng nnnn n nn nnnn nHn n nnnh ng vế IBSNN9 i6 e 1.1.2 Vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt 5-5-5sccscxc: 1.1.3 Tiêu chí phân định từ ÏOạ1 - 555532 + * + vxesssseessss 1.1.3.1.Ý nghĩa ngữ pháp khái quát - - 2 2s +s+£xz+zzseevszrsrxd I2 si 0ì 340) 0177 — 1.1.4 Kết quả phân loại từ lOại - - 2= se E+xeE++E£EeEstereeesrecree 10 IS Si — 11 IE ca 19 1.1.5 VỊ trí, nhiệm vụ của việc dạy học các dạng bài tập về từ loại cho hc sinh ni 23 1.2 Phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu hỌC -cc Sen ve 23
1.2.1 Vị trí của phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học 23
Trang 61.2.2.1 Vé mat Luyén teri eccscssscsssesessssesecevevsssevsnsecseeversavseeseaes 24 1.2.2.2 Về mặt Luyện câu - + + s+k+E£EEEk£keveExeEerxrkrsererkee 25
Trang 7CHUONG 2 KHA NANG XAC DINH TU LOAI CUAHOC SINH VA
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG XÁC ĐỊNH TỪ LOẠI CHO
;89 ®0/:00597 = .ÀẼ 37
2.1 Khả năng xác định từ loại của học sinh - 5-5 55s s< << ss++ss 37 2.1.1 Mục đích tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh 37
2.1.2 Đối tượng và phạm vi tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học
) 0 37
2.1.2.1 Đối tƯợng -s- se HT v.v dt re eerrered 37
2.1.2.2 Phạ1m vVI -.- - - << c2 3 S339 09.9 vn vn ng ng neg 37 2.1.3 Nội dung tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh 37
2.1.4 Kết quả tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4, 5
thông qua các bài tập Luyện từ và câu - - s9 si 38 2.1.4.1 Dạng 1: xác định từ loại, tiêu loại trong câu, đoạn 38 2.1.4.2 Dạng 2: Tìm tử theo từỪ lOạ1 Ặ S2 ve 39
2.1.4.3 Dạng 3: Điền từ loại vào chỗ trồng . 2- - scs+eessreẻ 41
2.1.4.4 Dạng 4: Dùng từ loại đặt câu, viết đoạn scscscsssce 42 2.1.4.5 Dạng 5: Thay thế danh từ bằng đại từ 7-7sccecs¿ 43 2.1.4.6 Dạng 6: Chữa lỗi sử dụng từ loại - - 5 2 <cscscscscs¿ 45 2.1.5 Nguyên nhân mắc lỗi khi xác định từ loại của học sinh 46 2.2 Các biện pháp nâng cao khả năng xác định từ loại cho học sinh lớp 4, 5 48
2.2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp nâng cao khả năng xác định từ loại của học SInnH - - - - + c cv vn ng cv nếp 48 2.2.2 Một số biện pháp nâng cao khả năng xác định từ loại cho học
2.2.2.1 Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để hình thành kiến thức VỀ từ lOại - s22 552 S122 12x E3 1571717171715 151111151111 cryd 49
2.2.2.2 Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vẫn đề trong dạy học
Trang 82.2.2.3 Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học về từ loại 53
2.2.2.4 Thiết kế các dạng bài tập nhằm nâng cao khả năng xác định
Trang 9PHAN 1 MO DAU
1 Lý do chọn đề tài
Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Việt trong sự nghiệp giáo dục con người, từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng nó như một phương tiện để giáo dục trẻ nhỏ Khi chưa có nhà trường, trẻ được giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội Từ thuở nằm nôi, các em được bao bọc trong tiếng hát ru của mẹ, của bà; lớn lên chút nữa những câu chuyện kế có tác dụng to lớn, là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, rèn luyện các em thành con người có
nhân cách, có bản sắc dân tộc góp phần hình thảnh con người mới, đáp ứng
yêu cầu của xã hội
Trong xu thế phát triển toàn cầu như hiện nay, việc phát triển con người
toàn diện là việc thiết yếu.Người Việt Nam trước hết phải sử dụng thuần thục
ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ để giao tiếp, học tập và nghiên cứu Môn Tiếng Việt ở các cấp học nói chung, ở Tiểu học nói riêng giúp cho học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt Môn Tiếng Việt tập trung thê hiện ở bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết).Đây là những kỹ năng quan trọng để học sinh học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Đồng thời là cơ sở để học sinh tiếp thu và học tốt các môn học khác ở các lớp trên Thông qua việc dạy và học, tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy
Trong môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ góp phần cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt bằng con đường qui nạp và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu (nói — viết), bên cạnh đó còn cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài; giúp học sinh bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt; từ đó hình thành nhân cách và nếp sơng văn hố của con người Việt Nam
Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục nhả trường xuất hiện như
Trang 10mởtrước mắt các em.Kho tàng văn minh nhân loại được chuyển giao từ những điều sơ đăng nhất.Quá trình giáo dục được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, tatca các môn học
Những điều sơ đắng nhất đã góp phần rất quan trọng trong việc sử dụngngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp của học sinh.Ngôn ngữ là thứ công cụ
có tácdụng vô cùng to lớn Nó có thể diễn tả tất cá những gì con người nghĩ
ra, nhìnthấy, biết được những giá trị trừu tượng mà các giác quan không thể vươn tớiđược Các môn học ở Tiểu học có tác dụng hỗ trợ cho nhau nhằm giáo dục toàndiện học sinh.Luyện từ và câu là phân môn chiếm thời lượng
khálớn trong môn Tiếng Việt ở tiểu học.Nó tách thành một phân môn độc lập,
có vị tríngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn song song tôn tại với các mônhọc khác Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ, đặc biệt là những kiến thức và kĩ năng xác định, sử dụng từ loại cho học sinh là rất cần thiết và nócó thể mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ
sở hình thànhngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri
thức mới trongcác môn học khác Tầm quan trọng đó đã được rèn giữa, luyện tập nhuần nhuyễntrong quá trình giải quyết các dạng bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Tuy nhiên, khả năng xác định từ loại của mỗi học sinh không giống nhau Vì vậy tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4, 5 thông qua các bài tập Luyện từ và câu”
2 Lịch sử vấn đề
Vấn đề từ loại là một vấn đề xa xưa vả cô truyền bậc nhất của ngữ pháp học truyền thông
Trang 11chú ý đến tính chất vị ngữ của động từ và cho răng động từ thể hiện vị thể của phán đoán Danh từ thì được coi 1a tên gọi của các sự vật
Các nhà ngữ pháp của học phái A-lêch-xăng-đri định nghĩa danh từ và động từ không phải theo các thành phần của phán đoán mà theo khái niệm đo
chúng thể hiện: “Danh từ là từ loại biến cách chỉ vật thê đồ đạc, được phát
ngôn cả cái chung và cái riêng” “Động từ là từ loại không biến cách và thể hiện các hoạt động chủ động, bị động”
Thé ki XVII — XVIII, các nhà ngữ pháp duy lý lại đặt trở lại mối quan
hệ giữa từ loại và các phạm trù của lô-gic, cụ thể là mỗi quan hệ giữa động từ với vị thể của phán đoán Danh từ và tính từ được giải thích như là những từ chỉ sự vật không xác định nào đó qua một khái niệm đã xác định mà ngẫu
nhiên đối với bản chất sự vật
Trong nhiều năm, mỗi quan hệ giữa từ loại và các phạm trù lô-gic chưa được giải quyết một cách thỏa đáng Phải đến cuối thế kỉ XIX vẫn đề từ loại tiếng Việt mới được bàn lại, theo đó vẫn đề từ loại được xem xét:
Năm 1986, tac gia Dinh Van Đức trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiépquan tâm đến các vẫn đề:
- Bản chất và các đặc trưng của từ loại, tiêu chuẩn phân định từ loại - Hệ thông các từ loại tiếng Việt
- Từ loại là các phạm trù của tư duy
Năm 1999, tác giả Lê Biên trong cuốn Từ điển tiếng Việt hiện đại, Nhà
xuất bản Giáo dục nghiên cứu các vấn đề: Khái niệm về từ loại; đối tượng,
tiêu chí, mục đích phân định từ loại Đặc biệt, tác giả đi sâu tìm hiểu hệ thông
từ loại cơ bản, ranh giới giữa từ loại cơ bản với từ loại không cơ bản
Đến năm 2004, trong cuỗn Wgữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo
Dục, khi nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, Diệp Quang Ban đã đưa ra ba tiêu
Trang 12chức vụ cú pháp Ngoài ra, khi bàn về vẫn đề các lớp từ tiếng Việt, tác giả phân thành hai lớp lớn: Thực từ và hư từ Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu ba từ loại thuộc lớp thực từ: danh từ, động từ, tính từ
Và gần với để tải của chúng tôi nghiên cứu là cuỗn Ngữ pháp tiếng
Việt, Nhà xuất bản Giáo duc, 2006, tac gid Diép Quang Ban — Hoang Van Thung đã dành ra một chương nghiên cứu về từ loại tiếng Việt với trọng tâm
là tiêu chuẩn phân định từ loại và hệ thống từ loại tiếng Việt Theo tác giả, hệ
thông từ loại tiếng Việt có thê sắp xếp thành hai nhóm: Nhóm 1: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ
Nhóm 2: phụ từ (định từ, phó từ), kết từ, tiểu từ (trợ từ và tình thái từ)
Đồng thời, tác giả có sự lý giải cho các sắp xếp trên
Những cuốn sách trên chỉ viết trên cơ sở lí luận mà không được thực nghiệm ở trường Tiểu học Nhận thức được tầm quan trọng của việc gắn lý
thuyết với thực tiễn, gắn việc tiếp thu tri thức và thực hành tri thức, chúng tôi
mạnh dạn tiễn hành điêu tra thực nghiệm về khả năng xác định từ loại của học sinh Tiểu học Từ đó có cơ sở đề ra biện pháp tô chức dạy học phù hợp nhằm giúp học sinh xác định từ loại đạt hiệu quả tốt nhất
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4, 5 thông qua các bài tập Luyện từvà câu, từ đó đề xuất một số biện pháp
nhằm nâng cao khả năng xác định từ loại cho học sinh lớp 4, 5 4 Đối tượng và khách thế
- Đôi tượng nghiên cứu: Khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4, 5 thông qua các bài tập Luyện từ và câu
-_ Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Luyện từ và câu ở Tiêu học
5 Phạm vỉ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp
Trang 13Vương — Thị xã Phúc Yên — Tỉnh Vĩnh Phúc và Trường Tiểu học Nam Viêm - Thị xã Phúc Yên — Tỉnh Vĩnh Phúc
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cở sở lí luận của việc tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4, 5 thông qua các bài tập Luyện từ và câu
-_ Hệ thông bài tập Luyện tử và câu khảo sát khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4, 5
-_ Để xuất biện pháp nâng cao khả năng xác định từ loại cho học sinh lớp 4, 5 thông qua các bài tập Luyện từ và câu
7 Phương pháp nghiên cứu
?.1.Phương pháp nghiên cứu lí luận
Trên cở sở sử dụng các thao tác của tư duy: phân tích, tổng hợp, so
sánh, khái quát hóa, để nghiên cứu tài liệu liên quan nhằm thu thập thông tin
cần thiết làm cơ sở lí luận cho để tài nghiên cứu 7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-_ Phương pháp quan sát sư phạm: Dự giờ, quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh để tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh
- Phuong pháp đàm thoại: Trò chuyện với giáo viên và học sinh để tìm hiểu khả năng xác định từ loại và những khó khăn trong quá trình xác định từ loại của học sinh
Trang 14Chương 1: Cơ sở lí luận của việc tim hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh
Trang 15PHAN 2 NOI DUNG
CHUONG 1 CO SO LI LUAN CUA VIEC TIM HIEU KHẢ NĂNG XÁC ĐỊNH TỪ LOẠI CỦA HỌC SINH
1.1 Từ loại 1.1.1 Khái niệm
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp được phân chia theo
ý nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu(Đinh Văn Đức, 1986)
Từ loại là khái niệm chỉ sự phân loại từ nhăm mục đích ngữ pháp, theo
bản chất ngữ pháp của từ (Lê Biên) Trong cuỗn Từ điển tiếng Việt (2008)
định nghĩa “Từ loại là phạm trù ngữ pháp bao gồm các từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát như: danh từ, động từ, tính từ, ”
Vậy, theo chúng tôi, từ loại là lớp các từ có sự giống nhau về đặc điểm
ngữ pháp Muốn phân định được từ loại cần xác định được đặc điểm ngữ pháp (bao gốm cả ý nghĩa ngữ pháp khái quát) của từ
1.1.2 Vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt
Phủ nhận sự tồn tại của từ loại, tác giả Hồ Hữu Tùng cho rằng: Tiếng Việt cơ cầu theo một lỗi khác hắn so với các ngôn ngữ phương Tây (không có sự biến đôi hình thái) do đó không có từ loại, mà tuỳ thuộc vào vị trí trong câu
mà có tính chất (thuộc tính) nhất định, một từ có thể có nhiều thuộc tính khác
nhau
Thừa nhận sự tôn tại của phạm trù từ loại Tuy nhiên trong nhóm này có những khác biệt trong việc nhận định, phân loại:
Trang 16- Chức vụ cú pháp (Phan Khôi): một từ có thể thuộc về nhiều từ loại
khác nhau
- Khả năng kết hợp (Nguyễn Tài Cân):
+ Khả năng làm trung tâm của cụm từ, ngữ + Khả năng làm thành tố phụ của ngữ 1.1.3 Tiêu chí phán định từ loại
Trong tiếng Việt, người ta dựa vào các tiêu chí sau đây để phân chia các từ thành từ loại:
1.1.3.1 Ý nghĩa ngữ pháp khái quát
Ý nghĩa ngữ pháp khái quát của từ bao gồm các nét nghĩa liên quan đến từ vựng (ý nghĩa từ vựng khái quát) và các nét nghĩa liên quan đến ý nghĩa ngữ pháp (ý nghĩa tình thái, ý nghĩa quan hệ)
Ý nghĩa ngữ pháp khái quát là loại ý nghĩa phạm trù có mức độ khái quát cao, do đó là ý nghĩa chung cho các từ thuộc cùng từ loại Ví dụ: các từ ăn, chạy, đánh, đào, viết, mua có ý nghĩa khái quát chung là chỉ hoạt động:
các từ (ối, đẹp, tối, thẳng, cao, thơm có ý nghĩa khái quát chung là chỉ tính
chất, đặc điểm
Trong một phạm trủ ý nghĩa lại có các ý nghĩa khái quát ở mức độ thấp hơn.Các ý nghĩa khái quát thấp hơn này là tiêu chí để phân chia một từ loại
thành các tiêu loại
Y nghĩa khái quát là một tiêu chí quan trọng và ý nghĩa ngữ pháp của từ chi phối những đặc điểm trong hoạt động ngữ pháp của từ Nhưng nếu chỉ căn
cứ vào ý nghĩa khái quát thì không thẫy được những đặc điểm khác biệt của
Trang 17đưa từ vào hoạt động giao tiếp (ndi, viét) Vi thé ngoai tiéu chí về ý nghĩa khái
quát, cần phải sử dụng các tiêu chí về hình thức ngữ pháp 1.1.3.2 Hình thức ngữ pháp
Hình thức ngữ pháp của từ tiếng Việt không bộc lộ trong bản thân từ mà bộc lộ trong hoạt động cầu tạo các đơn vị lớn hơn: cụm từ và câu Vì vậy, để xem xét các phương diện hình thức ngữ pháp của tiếng Việt, cần dựa vào khả năng kết hợp của từ khi cầu tạo cụm từ và dựa vào khả năng đảm nhận các thành phần câu (chức năng cú pháp của từ)
a Khả năng kết hợp
Kha năng kết hợp của từ là sự phân bố của từ trong hoàn cảnh giỗng
nhau hoặc khác nhau khi chúng kết hợp với từ khác.Các từ được phân bố
cùng một vị trí, trong cùng một hoàn cảnh giống nhau có thê tập hợp thành một từ loại
Ví dụ: các từ người, nhà, con, cái, chiếc, đều có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước và các từ này, kia, do, dy, no ở phía sau, chúng được tập hợp thành từ loại danh từ; các từ ăn, suy nghĩ, đọc, vác, đều có thể đứng sau đã, đang, sẽ, đứng trước xong, rồi, ching được tập hợp thành từ loại động từ
Khả năng kết hợp các vị trí phân bố giống nhau là tiêu chuẩn tích cực
đối với từ loại này và là tiêu chuẩn tiêu cực đối với từ loại khác (tiêu chuẩn đối lập các từ loại)
b Chức nang ngữ pháp của từ
Khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp của từ trong câu không giống nhau Hoạt động cầu tạo của câu chủ yếu được xem xét ở năng lực đảm nhiệm của hai thành phân chính (chủ ngữ và vị ngữ) trong nòng cốt câu của
Trang 18nhận được vai trò các thành phần phụ (phụ từ), hoặc chỉ đảm nhận vai trò kết
nối các thành phần câu (quan hệ từ) Ngoài ra, còn có các từ không đảm nhiệm vai trò cầu tạo một phần nào trong cấu trúc ngữ pháp của câu, mà chỉ thể hiện ý nghĩa tình thái của câu (tình thái từ).Các từ có chức năng ngữ pháp điển hình giỗng nhau có thể được xếp vào cùng một từ loại.Những từ thuộc các loại khác nhau (thường) có chức năng ngữ pháp điển hình không giống nhau
Có thé phân biệt các từ có thể đảm nhiệm vai trò thành phân chính
(danh từ, động từ, tính từ, đại từ) và các từ thường đảm nhiệm vai trò thành
phan phụ (số từ, phụ từ), hoặc chỉ đảm nhiệm vai trò kết nối các thành phần
trong câu (quan hệ từ).Ngoài ra, còn có các từ không đảm nhiệm vai trò câu tạo một thành phần nào trong cấu trúc ngữ pháp cơ bản của câu, mà chỉ thể hiện ý nghĩa tình thái (tình thái từ, trợ từ, thán từ)
1.1.4 Kết quả phân loại từ loại
Nhìn một cách tổng quát, các từ của tiếng Việt trước hết được phân biệt
theo các đặc điểm vẻ ý nghĩa và các đặc điểm về hình thức trong hoạt động ngữ pháp thành hai phạm trù hớn là thực từ và hư từ
Thực từ có nghĩa từ vựng thực, thường gan với chức năng tri nhận và định danh các đối tượng của hiện thực; có khả năng đảm nhiệm vai trò các thành tố chính và cả vai trò các thành tô phụ trong cấu tạo cụm từ và của câu;
có thê độc lập tạo câu đặc biệt
Hư từ cũng có nghĩa nhưng ý nghĩa của hư từ không thể liên hệ với một đối tượng nào trong thực tế, do đó hư từ không thê thực hiện chức năng định danh.Hư từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp hoặc ý nghĩa tình thái và không thé dam nhiệm được vai trò thành tô chính trong cầu tạo của cụm từ và câu Nó chỉ có thể đi kèm với các từ để làm thành tô phụ bỗ sung ý nghĩa nào đó cho thực từ; biểu thị quan hệ giữa các từ, cụm từ, các câu; làm dấu hiệu cho các ý nghĩa tình thái
Trang 19Cả thực từ và hư từ đều cần thiết và không thể thiếu đối với hoạt động
ngôn ngữ, nhất là đôi với ngôn ngữ dùng hư từ là một trong những phương thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt
1.1.4.1 Thuc tw a Danh tu
Danh từ là những thực từ có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật (bao gồm các thực thể như người, động vật, đồ vật, cây cối, các vật thể tự nhiên, các hiện tượng xã hội và các khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù tính thân) Ví dụ: người, học sinh, công nhân, mèo, chưn, bàn, ghế, hoa, cong ti, tinh yéu,
Danh từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ số, chỉ lượng ở trước và các đại từ chỉ định (này, nọ, kia, ay, đỏ) ở sau để tạo nên một cụm từ chính phụ mà nó là trung tâm Ngoài ra có thể nhận diện danh từ căn cứ vào khả năng kết hợp với từ nghi vẫn nào ở phía sau để tạo thành câu hỏi Những từ không có khả năng đó không phải là danh từ
Danh từ có thể đảm nhiệm vai trò của thành phần phụ và thành phần
chính trong câu
Các tiểu loại của danh từ không biểu hiện các đặc điểm trên một cách
đồng đều mà ở các mức độ khác nhau al.Danh tu riéng
Danh từ riêng là những danh từ chỉ tên riêng của người hoặc sự vật.Là tên riêng của một cá thể xác định nên danh từ riêng không cần xác định về lượng và không cần chỉ định để phân biệt với các cá thể khác Do vậy, danh từ
riêng kết hợp hạn chế với các từ chỉ số lượng và các từ chỉ định Chỉ khi trùng
tên, ta mới sử dụng các định ngữ chỉ lượng và các định ngữ hạn định cho danh từ riêng Các danh từ riêng đều được phân biệt băng cách viết hoa theo những quy định chung của chữ viết tiếng Việt hiện nay
a2 Danh từ chung
Trang 20Danh từ chung là những danh từ gọi tên chung tất cả các cá thể trong cùng một lớp sự vật Hệ thống danh từ chung bao gồm một số lượng rất lớn
Chúng thường được phân biệt theo các diện đối lập thành danh từ tổng hợp và danh từ không tông hợp
e Danh từ tông hợp
Danh từ tổng hợp chỉ gộp các sự vật khác nhau nhưng gần gũi với nhau, thường đi đôi với nhau và hợp thành một loại sự vật Ví dụ: nhà cứa, xe cộ, máy móc, quân áo,
Danh từ tổng hợp không kết hợp trực tiếp với các số từ (chính xác), không kết hợp với danh từ chỉ đơn vị cá thê (con, cái, chiếc, ) nhưng có khả
năng kết hợp với các phụ từ chỉ tổng thể ( ếất cả, cả, toàn thể, hết thảy, ) và
các danh từ chỉ đơn vị tông thể (bọn, bộ, đoàn, tốp, đồng, ) Ví dụ: không
nói ba quân áo, bốn nhà cửa, cái quân áo, ngôi nhà cửa, mà có thê nói tắt cả quân áo, chồng sách vở, toản binh lính,
Về cấu tạo, danh từ tổng hợp thường có cấu tạo theo kiểu từ ghép đắng lập, có thể có tiếng mờ nghĩa ( vi dụ: đất nước, quân áo, xe cộ, )
e Danh từ không tổng hợp
Trong các danh từ không tổng hợp lại có những phương diện đối lập khác, dựa vào đó có sự tách biệt các tiểu loại là danh từ trừu tượng và danh từ CỤ thé
- Danh từ trừu tượng
Danh từ trừu tượng chỉ các khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù tính thần Ví dụ: niểm vui, nỗi buôn, cải đẹp, tư tưởng, đạo đức, Chúng có thể
kết hợp trực tiếp được với các từ có ý nghĩa số lượng (một nổi buôn, những phương pháp, vài vẫn đề, ) Đôi khi giữa từ chỉ lượng và danh từ trừu tượng có thể có một danh từ chỉ đơn vị (một nên đạo đức, những nốt tâm tư, những
luông suy nghĩ, ) - Danh từ cụ thé
Trang 21Danh từ cụ thể là các danh từ chỉ sự vật cụ thé Trong nội bộ danh từ cụ thé lai c6 thé phân thành các tiểu loại như sau:
Danh từ chỉ đơn vị: Là danh từ chỉ các đơn vị sự vật Chúng kết hợp trực tiếp sau các từ chỉ lượng Ví dụ: ba cái, bốn quyển, hai căn (nhà), Có các nhóm danh từ chỉ đơn vị tiêu biểu sau đây:
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Là các danh từ chỉ rõ dạng tồn tại tự nhiên của sự vật Chúng vừa có ý nghĩa đơn vị, vừa có ý nghĩa chỉ sự vật (được phân biệt theo quan niệm của người bản ngữ) Vì vậy, các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên còn được gọi là loại từ hay danh từ chỉ loại, danh từ loại thé Vi du: con, cdi, quyển, chiếc, ngồi, căn, tờ, hỏn, Các danh từ chỉ đơn vỊ tự
nhiên mang màu sắc hình tượng và biểu cảm Vì vậy, có nhiều danh từ chỉ
đơn vị tự nhiên được dùng để biểu hiện cùng sự vật, tùy thuộc vào các nhìn nhận sự vật trong từng tình huông Ví dụ: quả từm, trái từm; ngọn núi, đỉnh núi; cái thuyền, chiếc thuyên, con thuyễn;
+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước: Có những danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác (mét, lí, tạ, tấn, ) và có những danh từ chỉ đơn vị quy ước không chính các ( năm, mớ, gánh, vốc, )
Các danh từ chỉ đơn vị trên đây dễ dàng dùng trực tiếp sau số từ nên được quy vào danh từ đếm được Thuộc các danh từ đếm được còn có các
danh từ chỉ sự vật đơn thẻ
Danh từ chỉ sự vật đơn thể: Là các danh từ chỉ sự vật có thê tồn tại
thành từng đơn thể Các sự vật đó là người (hay bộ phận cơ thể người), động vật, cây côi, đồ vật và cả các vật thê tự nhiên Ví dụ: công nhân, học sinh, núi,
mây, sông, xe, châu chấu, Chúng thường kết hợp với các từ chỉ số lượng thông qua các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên Vì vậy, chúng được quy vào nhóm
các danh từ đếm được (gián tiếp) hoặc nhóm các danh từ biệt loại (chỉ các sự
vật được phân loại nhờ các danh từ chi don vi) Vi du: hai con gà, bốn cái xe, vài quả tdo, Trong st dụng, có những danh từ chỉ sự vật đơnthể chuyển
Trang 22thành danh từ chỉ đơn vị.Khi đó ý nghĩa của chúng thay đôi (nghĩa sự vật đơn thể thành nghĩa đơn vị) và các dùng cũng thay đỗi (kết hợp gián tiếp với số từ
thành kết hợp trực tiếp với số từ)
+ Danh từ chỉ chất liệu: Là danh từ chỉ các chất như sát, thép, dẫu, cát, mỡ, Khi cần tính đếm, danh từ chỉ chất liệu có thể kết hợp với từ chỉ số
lượng thông qua danh từ chỉ đơn vị quy ước (chính xác hoặc không chính xác) Ví dụ: một lit nwoc, mét can duong, mot ngum nuoc,
b Động từ
Cũng như danh từ, động từ là loại từ cơ bản trong hệ thông từ loại tiếng Việt Động từ có ý nghĩa khái quát là chỉ hoạt động, trạng thái, tình cảm hay quan hệ, nói chung là chỉ những dạng thức vận động, biến chuyển của sự vật
về vật lí, tâm lí, sinh lí, như: nấu, làm, nhảy, chạy,
Động từ có khả năng kết hợp với các phụ từ ở phía trước nó.Chức năng
tiêu biểu nhất của động từ là là vị ngữ Ngoài ra, động từ có thể làm bồ ngữ,
định ngữ, đôi khi động từ đảm nhiệm chức năng chủ ngữ, trạng ngữ
Căn cứ vào khả năng hoạt động độc lập và ý nghĩa khái quát của từ, động từ được chia thành các tiểu loại sau:
b].Động từ không độc lập
Động từ không độc lập là những động từ thường không đứng một mình đảm nhiệm vai trò ngữ pháp trong câu, mà phải đi cùng với một từ khác hoặc
một cụm từ đi sau làm thành tố phụ Tính chất không độc lập của các động tử
nhóm này chỉ mang tính chất tương đối Trong điều kiện về ngữ cảnh và căn
cảnh nhất định, động từ không độc lập vẫn có thể được dùng một mình làm thành phân câu
Có thể chia các động từ không độc lập thành các nhóm chủ yếu sau: e Nhóm động từ tình thái:
- Động từ chỉ sự cần thiết: phải, can, nén,
Trang 23- Động từ chỉ ý chí: định, toan, dám, quyết, nỡ,
- Động từ chỉ nguyện vọng, mong muỖn: 7ong, ước, muốn, - Động từ chỉ tình trạng tiếp thụ, chịu đựng: bj, được, phải, mắc,
e Nhóm động từ chỉ sự biến hóa:hóa, hóa thành, biến, biển thành, trở
nên, trở thành, hóa ra, sinh ra,
e Nhóm động từ chỉ sự diễn tiễn của hoạt động: bắt đầu, tiếp tục, thôi,
dừng, kết thúc,
e Nhóm động từ quan hệ: /à, làm, có, gôm, thuộc, thuộc về,
b2 Động từ độc lập
Động từ độc lập là những động từ có thể dùng được một mình khi đảm
nhiệm các chức năng ngữ pháp trong câu.Loại động từ này có số lượng lớn và gồm nhiều tiểu loại Theo ý nghĩa khái quát và khả năng chi phối thành tố phụ, các động từ này thường được chia thành hai nhóm là nội động từ và ngoại động từ
se Nội động từ
Nội động từ là những động từ chỉ hoạt động, trạng thái tự thân, không
tác động tới đơi tượng bên ngồi; không có thành tố phụ (trực tiếp) chỉ đối
tượng tác động Nội động từ có các nhóm nhỏ tiêu biểu sau đây: - Nhóm động từ chỉ tư thế: đứng, ngôi, nằm, quy,
- Nhóm động từ chỉ sự di chuyển: đ?, chạy, nhảy, ra, vào, lên, xuống, - Nhóm động từ chỉ trạng thái tâm lí, sinh lí: băn khoan, hồi hộp - Nhóm động từ chỉ trạng thái tồn tại: có, còn, hết, mất, lặn, tàn, se Ngoại động từ
Ngoại động từ là những động từ chỉ các hoạt động có chuyển đến, tác
động đến một đối tượng nào đó; thường đòi hỏi thành tố phụ sau (trực tiếp)
chỉ đối tượng tác động Căn cứ vào ý nghĩa tiểu phạm trù và khả năng chỉ
Trang 24phối các thành tô phụ sau, có thể chia ngoại động từ thành một số nhóm nhỏ
sau đây:
- Nhóm động từ tác động: đóng, xé, nấu, phả,
- Nhóm động từ chỉ sự di chuyến đối tượng trong không gian: kéo, ném, lới,
- Nhóm động từ chỉ hoạt động phát nhan: tang, tra, vay, muon, biếu, - Nhóm động từ chỉ hoạt động nối kết các đỗi tượng: buộc, nối, hòa, trộn, pha, liên kết,
- Nhóm động từ chỉ hoạt động cầu khiến, gây khiến: bất, nhờ, sai, khiến, để nghị, yêu cầu,
- Nhóm động từ chỉ hoạt động đánh giá đôi tượng: gọi, lấy, coi, bau, cu, chon,
- Nhóm động từ chỉ hoạt động cảm giác, tri giác, nhận thức, nói năng: biết, nghĩ, thấy, phát biểu,
Ranh giới các tiểu nhóm động từ như vừa nêu cũng chỉ mang tính tương đối Trong hoạt động, động từ có thể chuyền tiểu loại, chuyển nhóm,
khi đó ý nghĩa và khả năng chi phối thành tô phụ của động từ thay đôi
C Tính từ
Tính từ là những từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, của hoạt động, trạng thái; có khả năng kết hợp với các phụ từ tương tự như động từ.Tuy
nhiên, tính từ ít kết hợp với phụ từ câu khiến, phân lớn tính từ dễ kết hợp với
phụ từ chỉ mức độ
Giống như động từ, tính từ có thể làm vị ngữ trực tiếp Ngoài ra, tính từ còn có thể đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp khác trong câu: bổ ngữ, định ngữ, chủ ngữ, trạng ngữ
c1 Căn cứ vào ý nghĩa khải quát, có thể phân biệt hai loại tính từ e Những tính từ biêu hiện các đặc điêm về chât
Trang 25Những đặc điểm này không thể lượng hóa được mà chỉ có thể sắc thái
hóa Đó là các nhóm tính từ:
- Chỉ màu sắc: đỏ, fím, xanh, vàng, đen, xanh lè, - Chi hình dạng, kích thước: fo, nhỏ, đài, ngăn, móo, - Chỉ mùi vị: cay, đẳng, ngọt, bùi, thơm, bôi,
- Chỉ tính chất vật lí: cứng, mêm, déo, căng, nhão,
- Chỉ phẩm chất của sự vật: rốt, xấu, xinh, dep, hay, do, toi, cao thượng, đê hèn,
- Chỉ đặc trưng tâm lí — tinh cam: hiển, ác, sử, lành, nóng nảy, phúc hậu,
- Chỉ đặc điểm sinh lí: yếu, khỏe, mạnh, cường trảng, - Chỉ đặc điểm trí tuệ: ngu đân, thông mình, mưu trí,
- Chỉ cách thức hoạt động: nhanh, nhau nhẹn, chậm, chậm chạp, vững, thạo,
e Các tính từ chỉ đặc điểm về lượng
Những đặc điểm này thường có thể lượng hóa nhờ thành tổ phụ chỉ
lượng đứng sau
c2 Căn cứ vào nét nghĩa mức độ và khả năng thể hiện ý nghĩa mức độ nhờ các thành tổ phụ, có thể phân biệt hai nhóm tính từ
e Tính từ chỉ đặc điểm, tính chất có các thang độ khác nhau
- Các tính từ này có khả năng kết hợp với phụ từ chỉ mức độ ở trước
hoặc sau như: cực kì anh đũng, rất đẹp, cao quả,
- Những tính từ này cũng có thể kết hợp với các thành tô phụ sau khác, có ý nghĩa miêu tả mức độ như: đẹp như tiên, cao đến đấu, sâu đến ngực, sâu thăm thẳm, tối om om,
e Tính từ chỉ đặc điểm không phân biệt theo các thang độ khác nhau
Các tính từ này không kết hợp với phụ từ chỉ mức độ Nhóm này có hai loại:
Trang 26- Cac tinh ttr chi dac diém phân hóa thành hai cực rõ rệt, giữa hai cực không có các thang độ chuyên tiếp như: đực/cái, trồng/mái, riêng/chung,
- Các tính từ được cầu tạo theo phương thức ghép, trong đó các hình vị đi sau vừa sắc thái hóa cho hình vị đi trước, vừa chỉ mức độ cao nhất của đặc
điểm tính chất mà hình vị đi trước biểu hiện như: xanh lè, xanh ngất, đen kit,
trăng muối, thơm phức,
d Số từ
Số từ là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự sự vật; ít có khả năng kết hợp với thành tố phụ Các từ thường đi kèm với số từ là đồ, khoảng, chừng,
quãng, Số từ thường đi kèm và bỗ sung ý nghĩa cho danh từ, do vậy chức năng ngữ pháp thường gặp nhất của số từ là định ngữ Ngoài ra, số từ cũng có thể đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp khác
Theo ý nghĩa và cách dùng, có thể chia số từ thành hai loại: d1 Số từ chỉ số lượng
Các số từ chỉ số lượng thường đứng trước danh từ được bổ sung ý nghĩa và trả lời cho câu hỏi bao nhiêu, mấy Có hai loại số từ chỉ số lượng:
e _ Số từ xác định: mội, hai, ba, năm, bảy,
e Số từ không xác định: vài, vài ba, đăm, mươi,
d2 Số từ chỉ thứ tự
Các số từ này chỉ thứ tự sự vật trong mỗi quan hệ với các sự vật khác Chúng đứng sau danh từ được bồ sung ý nghĩa Số từ chỉ thứ tự tiếng Việt có hình thức giông như số từ chỉ số lượng hoặc có kèm theo yếu tô sổ/z Ví du: tầng năm, tầng thử năm, phòng số mười ba,
e Đại từ
Đại từ là những từ dùng để xưng hô, chỉ định hoặc thay thế cho các từ thuộc từ loại thực từ khác Khi thay thế cho từ thuộc từ loại nào, đại từ mang đặc điểm ngữ pháp cơ bán của từ loại ấy
Trang 27el Căn cứ vào chức năng thay thể
Căn cứ vào chức năng thay thế, đại từ được chia thành ba nhóm sau: e Đại từ thay thế cho danh từ: các đại từ này có đặc điểm ngữ pháp
giống như danh từ như: fôi, nó, họ, chúng tôi, ấy,
e Dai tt thay thé cho động từ, tính từ: các đại từ này có đặc điểm ngữ
pháp giỗng như động từ và tính từ như: /bể, vậy, như thể, như vậy,
e Đại từ thay thế cho số từ: các đại từ này có đặc điểm ngữ pháp giỗng như số từ như: bao, bao nhiêu, bấy, bấy nhiêu, bằng nào, bằng ay, vee
e2 Can cứ vào mục địch sử dụng
Căn cứ vào mục đích sử dụng, có thé tách đại từ thành các tiểu loai sau: se Đại từ xưng hô: chia theo hai phạm trù chính là ngôi (ngôi 1, ngôi 2,
ngôi 3) và số (số ít, số nhiều) như: /ôi, chứng tôi, mỉ, chúng bay, nó, chúng
NO,
e Đại từ chỉ định: thường được dùng làm thành tỗ phụ kết thúc cụm danh từ nhưng cũng có thể dùng độc lập Chúng chỉ định sự vật trong không gian hoặc thời gian như: đây, đỏ, ấy,
e Các đại từ nghi vấn: được dùng để hỏi về người và sự vậy (øi, cái
gi), vé noi chỗn (đâu), về thời gian (bao giờ), về địa điểm, tính chất (sao,
nào), về sô lượng (bao nhiên)
e Đại từ phiếm chỉ: chỉ chung mọi người, mọi sự vật, mọi nơi chén, nhưng không ảm chỉ một đối tượng cụ thể nào như: đâu, nào, ai, may, vee 1.1.4.2 Hư từ
a Phu tu
Phụ từ là từ không thực hiện chức năng định danh mà chỉ làm dấu hiệu
cho một loại ý nghĩa nào đó Phụ từ không thể đảm nhiệm vai trò thành tổ
chính trong cụm từ, cũng không thể đảm nhận chức năng của các thành phan câu Chúng chuyên giữ vai trò thành tố phụ trong cụm từ để bố sung một ý
Trang 28nghĩa nào đó cho thành tô chính (ý nghĩa số lượng, ý nghĩa tình thái, ) Vi
vậy chúng được coi là từ chứng, làm bộc lộ bản chất ngữ pháp của thành tố
chính Ví dụ: những, các, mọi, mỗi, đã, hãy,sẽ, sắp, tất thảy,cũng, đều
Căn cứ vào bản chất ngữ pháp của các thực từ mà phụ từ thường đi kèm, có thể chia phụ từ thành hai nhóm:
al Phụ từ chuyên đi kèm danh từ
Các từ này làm thành tố phụ trước cho danh từ Chúng làm dấu hiệu cho ý nghĩa về lượng sự vật, nhưng khác số từ ở chỗ chúng không được dùng độc lập đề tính đếm
a2 Phụ tử chuyên đi kèm động từ, tính từ
Các phụ từ này làm thành tô phụ trước hay thành tố phụ sau, bỗ sung ý nghĩa ngữ pháp cho động từ hoặc tính từ
b Quan hệ tử
Quan hệ từ là những từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các cụm từ, các bộ phận câu, các câu hay các đoạn văn với nhau
Quan hệ từ không đảm nhiệm vai trò thành tô chính hay thành tố phụ trong cụm từ, cũng không thể đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu Chúng có chắc năng liên kết các từ, các cụm từ hay các câu với nhau Vì thế chúng còn được gọi là fừ nối hay kết từ
Quan hệ từ là phương tiện ngữ pháp rất quan trọng trong số các phương tiện tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập Vị trí của quan hệ từ được quy
định theo kiểu quan hệ ngữ pháp mà nó tham gia biểu hiện:
- Trong kiểu quan hệ đăng lập, quan hệ từ đứng giữa hai từ ngữ được nối kết và dường như không gắn bó riêng với thành phần nào Sự thay đổi vị trí của các thành phần có quan hệ đăng lập ít khi kéo theo sự thay đối vị trí của các quan hệ từ
Trang 29- Trong kiểu quan hệ chính phụ, quan hệ từ thường gắn với thành phần phụ (từ ngữ đứng sau quan hệ từ) Khi thành phần phụ chuyển chỗ, quan hệ từ cũng thay đối vị trí với những từ ngữ đứng sau nó
Căn cứ vào quan hệ ngữ pháp mà quan hệ từ biểu thị, có thé chia quan hệ từ thành hai nhóm:
b1 Quan hệ từ biểu thị quan hệ đẳng lập
Quan hệ từ đẳng lập (còn gọi là liên từ) phần lớn là từ đơn, dùng nối
kết các thành phan có quan hệ đắng lập Theo ý nghĩa và cách sử dụng, có thể phân biệt các quan hệ từ sau:
- Quan hệ từ đắng lập chỉ quan hệ đồng thời, liệt kê: và, với, cùng, - Quan hệ từ chỉ quan hệ nối tiếp: rồi, đoạn,
- Quan hệ từ chỉ quan hệ đối chiếu, tương phản: còn, nhưng, chứ, thì, - Quan hệ từ chỉ quan hệ lựa chọn: hay, hoạc,
b2 Quan hệ từ biểu thị quan hệ chính phụ
Quan hệ từ chính phụ (còn gọi là giới từ) dùng để nỗi kết các thành
phan có quan hệ chính phụ Căn cứ vào ý nghĩa và cách dùng, có thể chia quan hệ từ chính phụ thành các nhóm nhỏ sau:
- Quan hệ từ chỉ quan hệ sở hữu: của
- Quan hệ từ chỉ quan hệ mục đích: cho, dé, ma, vi, - Quan hệ từ chỉ quan hệ nguyên nhân: vi, do,tai, bdi., - Quan hệ từ chỉ quan hệ cách thức, phương tiện: băng, với,
- Quan hệ từ chỉ quan hệ thời gian, không gian: ở, đại, từ, đến, tới,
- Quan hệ từ chỉ quan hệ phạm vi, phương diện: về, với, đổi với,
- Quan hệ từ chỉ quan hệ giải thích, thuyết minh, so sánh: /à, bang,
như,
Trong thực tế, các quan hệ từ có thể dùng thành cặp đề liên kết các bộ
phận của câu với nhau, nhất là trong câu ghép C Trợ tử
Trang 30Trợ từ là những hư từ chuyên đi kèm một từ ngữ nào đó trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, sự đánh gia sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó Các trợ từ thường đứng ngay trước từ hay cụm từ cần nhân mạnh
Ví dụ: cả, chính, đích, đúng, chỉ, những, đến, tận, ngau, bông, d Than tu
Thán từ thường không chứa đựng một ý nghĩa từ vựng hay ý nghĩa ngữ pháp nào.Các thán từ không lệ thuộc về mặt ngữ pháp vào bất kì từ nào trong câu.Chúng chỉ xuất hiện độc lập (làm một câu đặc biệt hoặc một thành phần biệt lập trong câu)
Có hai nhóm thán từ:
d1.Thán từ biểu cảm
Thán từ biểu cảm là những từ chuyên dùng để bộc lộ cảm xúc, thái độ
của người sử dụng ngôn ngữ: ói, đi, 6, a,a,ai cha, ôi chao, d2 Thán từ gọi đáp
Nhóm này gồm có:
- Thán từ để gọi: ơi, hỡi, bớ, ê,
- Than từ để đáp: vâng, dạ, có,
Những từ này tuy không dùng để bộc lộ cảm xúc nhưng việc dùng từ nào trong nhóm dé gọi hoặc đáp phụ thuộc vào quan hệ, tình cảm, thái độ của
người nói và người tiếp nhận lời nói
e Tình thái tử
Tình thái từ là những từ biểu thị mục đích nói của câu nói và biểu thị quan hệ giữa người nói và người đôi thoại
Tình thái từ gồm một số tiểu loại đáng chú ý sau: e Tinh thai tu nghi van: 4, , hả, hử, chứ, chăng, e_ Tình thái từ cầu khiến: đï, nào, với,
e_ Tình thái từ cảm thán: (hay, sao, biết bao,
Trang 31e Tình thái từ biểu thị sắc thái biểu cảm: ạ, nhé, cơ, mà,
Tuy nhiên, trong chương trình Tiểu học hiện hành mới chỉ giới thiệu tới học sinh các loại từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ
1.1.5 Vị trí, nhiệm vụ của việc dạy học các dạng bài tập về từ loại cho học sinh lớp 4, 5
Thực tế cho thấy việc học các kiến thức ngữ pháp về tiếng Việt là rất
quan trọng đối với học sinh, bởi qua việc học tập về ngữ pháp giúp cho học sinh có hiểu biết về quy tắc cấu tạo từ, năm quy tắc dùng từ, đặt câu và cầu tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp Vì vậy, việc học tập ngữ pháp hiện nay được tiễn hành một cách có kế hoạch mang tính chủ động Thông qua hệ thống các bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện, phân loại các đơn vị ngữ pháp, năm các quy tắc cẫu tạo và sử dụng các đơn vị này trong hoạt động giao tiếp
Phần từ loại có vị trí quan trọng trong việc phát triển vốn từ, sử dụng từ Và câu, cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ loại, rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ loại để đặt câu; bồi dưỡng cho học sinh thói quen sử dụng từ loại: danh từ, động từ, tính từ, ; có ý thức sử dụng tiếng
Việt văn hóa trong giao tiếp Dạy học từ loại cũng được tiến hành tuần tự theo các bước nhận thức của học sinh Bắt đầu là việc phân tích ngữ liệu là các từ
hoặc đoạn văn cho trước để tìm ra đặc điểm, hiện tượng của khái niệm để làm
bài tập cụ thể.Các bước này có thể chia thành hai hướng là dạy lí thuyết và
dạy thực hành từ loại
1.2 Phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học
1.2.1 Vi tricia phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học
Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng ở trường Tiểu học Ngoài việc xây dựng thành phân môn độc lập, các kiến thức, kĩ năng về từ vả câu còn được tích hợp trong các phân môn còn lại của môn tiêng Việt và cả trong các môn học khác ở trường Tiêu học VỊ trí
Trang 32quan trọng của phân môn này được quy định bởi tầm quan trọng của từ và câu trong hệ thông ngôn ngữ
Từ là một đơn vị cơ bán của hệthỗng ngôn ngữ Muốn năm được ngôn ngữ nào đó, đầu tiên phải nắm được vốn từ.Nếu như không làm chủ được vốn từ của một ngôn ngữ thì không thể sử dụng ngôn ngữ đó như một công cụ để học tập và giao tiếp.Ngoài ra, vốn từ ngữ của con người càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ ngữ của người đó càng lớn, khả năng diễn đạt của người đó càng chính xác, tỉnh tế bấy nhiêu Vì vậy, dạy luyện từ cho học sinh Tiểu học là phải làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh, phải chú trọng “số lượng từ, tính đa dạng và tính năng động của từ”
Tuy nhiên, từ không phải là đơn vị trực tiếp sử dụng trong giao tiếp Muôn giao tiếp, trao đối thông tin, tư tưởng, tình cảm với nhau, con người phải sử dụng một đơn vị ngôn ngữ tối thiểu và cơ bản là câu Nếu không năm được các quy tắc ngữ pháp của một ngôn ngữ thì con người không thể sử dụng ngôn ngữ đó làm công cụ để giao tiếp Vì vậy, dạy từ ngữ cho học sinh phải gắn liền với dạy câu, dạy các quy tắc kết hợp từ thành câu, quy tắc sử dụng câu nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao,
1.2.2 Nhiệm vụ của phân môn Luyện tử và câu 1.2.2.1 VỀ mặt Luyện tử
Phần môn này có nhiệm vuté chức cho học sinh thực hành làm giàu vốn tỪ, cụ thê là:
Chính xác hóa vốn từ (dạy nghĩa từ): là giúp học sinh có thêm những từ mới, những nghĩa mới của từ đã học, thấy được tính nhiều nghĩa và sự chuyên nghĩa của từ
Hệ thống hóa vốn từ (trật tự hóa vốn từ): là giúp học sinh sắp xếp các
từ thành một trật tự trong trí nhớ của mình để có thể ghi nhớ từ nhanh, nhiễu
va tạo ra được tính thường trực của tw
Trang 33Tích cự hóa vốn từ: là giúp học sinh loại bỏ khỏi vốn từ những từ ngữ không văn hóa, tức là những từ thông tục hoặc sử dụng sai phong cách Mặt khác, còn phải cung cấp cho học sinh một số khái niệm lý thuyết cơ bản và sơ giản về từ vựng học như về câu tạo từ, các lớp từ có quan hệ về nghia, dé học sinh có cơ sở nắm nghĩa một cách chắc chắn và biết hệ thông hóa vốn từ một cách có ý thức
1.2.2.2 Về mặt Luyện câu
Phân môn này phải tổ chức cho học sinh thực hành để rèn luyện các kĩ năng cơ bản về ngữ pháp như kĩ năng đặt câu đúng ngữ pháp, kĩ năng sử dụng các dấu câu, kĩ năng sử dụng các kiểu câu phù hợp với mục đích nói, tình huống lời nói để đạt hiệu quả giao tiếp cao, kĩ năng liên kết các câu để tạo thành đoạn văn, văn bản
Dé thuc hién tốt các nhiệm vụ thực hành, phân môn Luyện từ và câu phải cung cấp cho học sinh một số khái niệm, một số quy tắc ngữ pháp cơ bản, sơ giản và tối thiểu nhất: bản chất của từ loại, thành phần câu, dấu câu, các kiểu câu, quy tắc sử dụng câu trong giao tiếp và các phép liên kết câu
Bên cạnh đó, qua phân môn này còn giúp học sinh tiếp thu một số quy tắc chính tả như quy tắc viết hoa, quy tắc sử dụng dấu câu
Ngoài các nhiệm vụ trên, phân môn Luyện từ và câu phải chú trọng việc rèn luyện tư duy, giáo dục thầm mĩ cho hoc sinh
1.2.3 Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu 1.2.3.1 Nguyên tắc giao tiếp
Ngữ liệu đưa vảo giờ Luyện từ và câu ở Tiểu học phải là những ngữ liệu sinh động, chân thực, thường sử dụng trong hoạt động giao tiếp thường ngày của người Việt.Không sử dụng những ngữ liệu khô cứng, dập khuôn, xa hoạt động giao tiếp thực của học sinh
Việc phân tích các đơn vị ngôn ngữ không chỉ là mục đích tự thân mà phải hướng đến mục đích cao hơn là chỉ ra chức năng của chúng, cách tạo lập
Trang 34chúng để giúp học sinh vận dụng vào hoạt động sản sinh lời nói dễ dàng hơn, thường trực hơn, rút ngắn khoảng cách giữa ngữ pháp nhà trường và ngữ pháp đời sống
Phải coi trong việc tô chức hoạt động thực hành cho học sinh, coi thuc hành giao tiếp là hoạt động chủ yếu của việc dạy Luyện từ và câu Thông qua thực hành, học sinh tự rèn luyện kĩ năng sử dụng từ, câu; tự rút ra những tri
thức lí thuyết cần thiết để ý thức hóa quá trình sử dụng từ, câu của mình Muôn tô chức tốt việc thực hành giao tiếp cho học sinh, phải chú trọng
xây dựng hệ thông bài tập Luyện từ và câu Tất cả các nội dung dạy học về từ
và câu đều phải được thiết kế thành hệ thống bài tập, là hệ thông các nhiệm
vụ mà học sinh phải thực hiện trong quá trình học tập Khi tô chức luyện từ cho học sinh,ngoài các bài tập hiểu nghĩa từ ngữ, mở rộng vốn từ, phải coi trọng kiểu bài tập hướng dẫn học sinh sử dụng từ Khi tổ chức luyện câu cho học sinh, ngoài các bài tập rèn luyện kĩ năng tạo lập câu đúng ngữ pháp cần
chú trọng các bài tập tình huống lời nói, tạo ra các tình huông giả định, kích
thích hứng thú giao tiếp của học sinh, rèn luyện kĩ năng sử dụng câu phù hợp với văn cảnh, đạt hiệu quả giao tiếp cao
Việc dạy lí thuyết về từ và câu phải gắn liền với việc dạy thực hành,
phải làm sao cho việc cung cấp lí thuyết có tác dụng hướng dẫn học sinh giao tiếp đạt kết quả cao hơn.Những kiến thức về từ và câu đưa vào chương trình
phải giúp học sinh nghe, nói, đọc, viết tốt hơn Vì vậy, các kiến thức lí thuyết
không nên biên soạn ở dạng khái niệm mà phải được xây dựng thành các quy
tắc, hướng dẫn học sinh thực hiện các hành động lời nói
1.2.3.2 Nguyên tắc trực quan
Trong dạy từ cho học sinh Tiểu học, cần phải xem xét từ như một tổ hợp kích thích: nghe, nhìn, vận động, cầu âm Khi giải nghĩa từ, cần phải sử dụng các phương tiện tác động đồng thời lên nhiều giác quan của học sinh, phải làm sao cho việc tiếp nhận của học sinh không phiến diện mà hình thành
Trang 35trên cơ sở của sự tác động qua lại của các co quan cam giác khác nhau: nghe, nhìn, phát âm, viết Có nghĩa là khi giới thiệu cho học sinh một từ mới, một mặt cần phải tác động bằng cả vật thật và bằng lời; mặt khác, học sinh cần
nghe, thấy, phát âm và viết từ mới Đồng thời, phải để học sinh nói thành
tiếng hoặc nói thầm những điều mình quan sát được
Ngữ liệu đưa vào giờ Luyện từ và câu phải là những ngữ liệu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho đơn vị ngôn ngữ mà nó được đưa ra làm dẫn chứng, nghĩa là nó phải thê hiện rõ ràng các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu Có như vậy mới giúp học sinh trừu tượng hóa được dấu hiệu của khái niệm, nhận ra hiện tượng nghiên cứu giữa những hiện tượng khác tương tự chúng
Giáo viên phải năm chắc mục đích trực quan để sử dụng cho phù hợp với từng giai đoạn trong dạy học Luyện từ và câu, phù hợp với từng kiểu bài học Cần năm rõ mục đích trực quan vì một tài liệu trực quan có thé dùng với những mục đích khác nhau
1.2.3.3 Nguyên tắc đồng bộ, tích hợp
Để đảm bảo nguyên tắc trên, chương trình Luyện từ và câu cũng như các phân môn khác trong môn tiếng Việt đều được xây dựng theo chủ điểm Các phân môn Luyện từ và câu, Tập đọc, Chính tả, Kê chuyện, Tập làm văn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau Trong phân môn Luyện từ và câu, phần trực tiếp thể hiện chủ điểm là phần Mở rộng vốn từ Ở phần này, học sinh được hướng dẫn để cùng nhau tìm hiểu các từ theo mẫu trong sách giáo khoa, sắp xếp chùng theo một hệ thống nhất định hoặc
giải nghĩa chúng, Các từ đều thể hiện theo chủ điểm đang học
Trong các bài Luyện từ và câu, nhất là các bài Luyện từ và câu lớp 2 và lớp 3, nhiệm vụ luyện từ và luyện câu được tích hợp vào nhau Nếu bài tập luyện từ là tìm /# chỉ hoạt động thì bài tập luyện câu sẽ là đại câu theo mẫu
Trang 36Ai làm gì? Nếu bài tập luyện từ là tim tir chi dac diém thì bài tập luyện câu sẽ
là đặt cu theo mau Ai thé nao?
Ngoài ra, tính tích hợp còn thể hiện theo chiều dọc, tức là tích hợp các
kiến thức kĩ năng mới với kiến thức, kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc
đồng tâm Chẳng hạn, khi dạy về từ loại, ở lớp 2 -3, chương trình chỉ hình
thành cho học sinh các khái niệm từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm và tiến hành giúp học sinh mở rộng vốn từ theo các phạm trù nghĩa này Lên lớp 4 - 5, chương trình hình thành khái niệm danh từ, động từ, tính từ đầy đủ và hoàn chỉnh hơn
Giáo viên cần quản lí được vốn từ; năm vững mức độ kiến thức, kĩ năng về câu của học sinh.Tất cả các môn học và các phân môn tiếng Việt đều có vai trò quan trọng trong việc dạy từ và câu, đặc biệt là mở rộng vốn từ Vì vậy, người giáo viên khi dạy tất cả các môn học đều phải có ý thức gắn liền với việc dạy từ.Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ứng dụng các kiến thức đã học trong giờ Luyện từ và câu vào các tình huống giao tiếp cụ thể, sinh động của các giờ học khác để nâng cao hiệu quả học tập
1.2.3.4 Nguyên tắc chú ý đến các đặc điểm của từ trong hệ thông ngôn ngữ Khi dạy từ, nhất thiết phải tính đến các đặc điểm của từ như một đơn vị ngôn ngữ:
Dạy từ là thiết lập quan hệ trực tiếp giữa từ với thế giới bên ngoài
Khidạy từ, phải thiết lập được quan hệ của từ với hiện thực, quan hệ giữa từ với một lớp sự vật cùng loại được biểu thị bởi từ Đó là hai mặt hình thức và nội dung của tín hiệu từ Hai mặt này găn bó chặt chẽ và tác động qua lại với nhau vì vậy phải giúp học sinh nắm vững hai mặt này và mỗi tương quan giữa
chúng Học sinh phải thiết lập được mối quan hệ của từ với sự vật, mặt khác
lại phải tách được ý nghĩa từ vựng của từ khỏi từ vựng được từ gọi tên
Trang 37Dạy từ nhất thiết phải tính đến quan hệ ý nghĩa của từ với các từ, tức là
đặt từ trong các lớp từ, các quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, đa nghĩa, hoặc cùng chủ đề
Dạy từ phải chú ý đến quan hệ của từ với các từ khác xung quanh nó trong văn bản, tức là tính đến khả năng kết hợp của từ
Dạy từ phải chỉ ra việc sử dụng từ trong các phong cách, chức năng khác nhau
Đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ cũng là cơ sở để xây dựng các bài tập từ ngữ Sự hiểu biết về nghĩa của từ , về đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ cũng là cơ sở để xác lập mục đích, nội dung cũng như kĩ thuật xây dựng từng bài tập cụ thể Giá trị của từng từ trong hệ thống ngôn ngữ sẽ là chỗ dựa để xem xét tính khoa học cũng như hiệu quả của bài tập dạy từ ngữ
1.2.3.5 Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa y nghĩa và hình thức ngữ pháp Chương trình Luyện từ và câu được xây dựng theo cẫu trúc đồng tâm: một khái niệm được đưa ra nhiều lần Lần đầu chỉ đưa ra các dấu hiệu hướng học sinh chú ý làm quen với khái niệm, dé học sinh nhận ra những dấu hiệu dễ nhận thấy băng trực quan.Lần sau sẽ hướng vào các dấu hiệu mới, dần dẫn mở ra toàn bộ nội dung khái niệm
Trong quá trình dạy học ngữ pháp phải luôn xác lập môi quan hệ giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa và các dấu hiệu hình thức của hiện tượng ngữ pháp được nghiên cứu và chức năng của nó trong lời nói Học sinh phải lĩnh hội khái niệm ngữ pháp trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức mới chắc chắn
Trong dạy học Luyện từ và câu, có thể sử dụng các thao tác phân tích, so sánh, cải biến, thay thế, rút gọn, mở rộng của các nhà ngôn ngữ học Các thao tác này chỉ được vận dụng có hiệu quả khi người dạy coi trọng sự thông nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ pháp
Trang 381.2.4.Nội dung Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học 1.2.4.1 Hệ thông hóa các nội dung Luyện từ a Vé ly thuyét Phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh các vẫn đề lý thuyết vé tir sau: - Từ chỉ sự vật; từ chỉ hoạt động, trạng thái; từ chỉ đặc điểm (Lớp 2, lớp 3)
- _ Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa (Lớp 3) - Cấu tạo của tiếng (Lớp 4)
- _ Các bộ phận của vẫn, cách đánh dấu thanh trên vần (Lớp 5)
- Từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy (Lớp 4)
- _ Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa (Lớp 5) - _ Ôn tập về cấu tạo từ (Lớp 5)
- Từ loại: danh từ, động từ, tính từ (Lớp 4); đại từ, quan hệ từ (Lớp Š)
b Về thực hành:
- - Lớp 2: Nội dung mở rộng vốn từ găn với các chủ điểm: Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cơ, Ơng bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà, Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân
- Lớp 3: Nội dung mở rộng vốn từ gắn với các chủ điểm: Äăng nơ, Mái ấm, Tới trường, Cộng đông, Quê hương, Bắc — Trung — Nam, Anh em một nhà, Thành thị - nông thôn, Bảo vệ Tả quốc, Sáng tạo nghệ thuậi, Thể
thao, LỄ hội, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất
-_ Lớp 4: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm của từng đơn vị học, cụ thê là: Nhân hậu — đoàn kết; Trung thực — tự trọng, Uc mơ, Y chi — nghị lực, Đồ chơi — tro choi, Tai nang, Suc khoe, Diing cam, Cai dep, Du lịch — thám hiểm, Lạc quan — Yêu đời
- Lớp 5: Nội dung mở rộng vốn từ gắn với các chủ điểm: Tổ quốc, Nhân dân, Hòa bình, Hữu nghị - hợp tác, Thiên nhiên, Bảo vệ mới trưởng,
Trang 39Hanh phic, Cong dan, Trét tu - an ninh, Truyén thống, Nam và nữ, Trẻ em, Quyên và bốn phận
1.2.4.2 Hệ thông hóa các nội dung Luyện câu
Nội dung Luyện câu ở Tiêu học được phân bô như sau: a Lop 2
-_ Làm quen với ba kiểu câu trần thuật đơn (Ái là gì? Ai làm gì? Ai thể
nào?) và một số thành phần trong câu
- Tập dùng một số dẫu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chim than), trong tam 14 dau cham va dau phay
b Lop 3
-_ Ôn về các kiểu câu đã học ở lớp 2 (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thể nào ?),
các thành phân trong câu đã học đáp ứng các câu hỏi: Ai? Là gì? Thể nào? Ở đâu? Bao giờ? Như thể nào? Băng gì? Vì sao? Để làm gì?
- On luyén về một số dẫu câu cơ bản: dấu chấm, dau phay, dấu cham
hoi, dau cham than
c Lop 4
-_ Câu: cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng và các sử dụng các kiểu câu: câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu hỏi, thêm trạng ngữ cho câu
-_ Dấu câu: cung cấp các kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu: dấu hai chấm, dấu chấm hỏi (học trong bài Câu hỏi, dau cham hỏi), dâu gạch ngang
d Lop 5
-_ Câu: câu ghép và cách nỗi câu ghép, ôn tập về dấu câu
- Van ban: lién két các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ, liên kết các câu trong bài bằng thay thế từ ngữ, liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối 1.2.5 Phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Trang 40Ở lớp 2, lớp 3, học sinh chưa chính thức học về từ loại nhưng bắt đầu
làm quen với ý nghĩa khái quát của danh từ, động từ, tính từ qua các bài tập
tìm hoặc nhận biết từchỉ người, vật, hành động, đặc điểm, tính chất
Ở lớp 4, học sinh được học 9 tiết về từ loại, tìm hiểu một số kiến thức
SƠ giản về các từ loại cơ bản của tiếng Việt: danh từ (tuần 5, 6, 7, 8 — 5 tiết,
bao gồm cả cách viết các danh từ riêng), động từ (tuân 9, 11 — 2 tiết), tính từ (tuần 11, 12 — 2 tiết)
Ở lớp 5, học sinh được làm quen với hai từ loại mới là đại từ (tuân 9, 10 — 2 tiết) và quan hệ từ (tuần 11, 12, 13 - 3 tiết).Ngoài ra, trong nội dung
phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 cũng có một số bài ôn tập những kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã có từ năm học trước
Trong chương trình Luyện từ và câu lớp 4, 5, nội dung dạy học về từ loại như sau:
- Lớp 4:
+ Danh từ: 2 bài (tuần 5, 6) — danh từ chung và danh từ riêng, danh từ
chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, don vi
+ Động từ: 2 bài (tuần 9, 10) — động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái
+ Tính từ: 2 bài (tuần 11, 12) — tính từ miêu tả đặc điểm, tính chất của
sự vật, hiện tượng, trạng thái - Lop 5:
+ Đại từ: 2 bài (tuần 9,11)
+ Quan hệ từ: 3 bài (tuần 11, 12, 13) + Ôn tập về từ loại: 2 bài (tuần 14) 1.3 Đặc điểm của học sinh Tiểu học
1.3.1 Đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh Tiểu học