1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái phường long phước, quận 9, TP HCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

100 409 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

lịch sinh thái trên địa bàn phường Long Phước của Ủy ban nhân dân Quận 9 và Nguyện vọng về một mô hình phát triển kinh tế giúp nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân phường Long Phước là

Trang 1

NGUYỄN THÀNH NAM

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI PHƯỜNG LONG PHƯỚC, QUẬN 9, TP HCM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh

Mã số ngành : 603401102

TP HỒ CHÍ MINH, ngày 17 tháng 09 năm 2016

Trang 2

NGUYỄN THÀNH NAM

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI PHƯỜNG LONG PHƯỚC, QUẬN 9, TP HCM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh

Mã số ngành : 603401102

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS NGUYỄN ĐÌNH LUẬN

TP HỒ CHÍ MINH, ngày 17 tháng 09 năm 2016

Trang 3

Cán bô ̣ hướng dẫn khoa ho ̣c: TS Nguyễn Đình Luận

Luận văn Tha ̣c sĩ được bảo vê ̣ ta ̣i Trường Đa ̣i ho ̣c Công nghê ̣ TP HCM ngày 17 tháng 09 năm 2016

Thành phần Hô ̣i đồng đánh giá Luâ ̣n văn Tha ̣c sĩ gồm:

Xác nhâ ̣n của Chủ ti ̣ch Hô ̣i đồng đánh giá Luâ ̣n văn sau khi Luâ ̣n văn đã được sửa chữa

Chu ̉ ti ̣ch Hô ̣i đồng đánh giá luâ ̣n văn

Trang 4

TP.HCM, nga ̀ y 20 tháng 08 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên ho ̣c viên: NGUYỄN THÀNH NAM Giớ i tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 15/09/1980 Nơi sinh: Hà Nội

Chuyên ngành: Quản tri ̣ kinh doanh MSHV: 1441820045

I- Tên đề ta ̀i: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái phường Long Phước Quận 9, Tp HCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

II- Nhiê ̣m vu ̣ và nô ̣i dung:

-Làm rõ những lý luâ ̣n cơ bản về du li ̣ch và du lịch sinh thái

-Xác định thực trạng phát triển Du lịch sinh thái trên địa bàn phường Long Phước, Quận 9, Tp HCM hiện nay, xác định những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình đầu tư du lịch và thu hút khách du lịch Từ đó đề ra các giải pháp góp phần phát triển hiệu quả Du lịch sinh thái trên địa bàn phường Long Phước, Quận 9,

Tp HCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

III- Nga ̀y giao nhiê ̣m vu ̣: 20/08/2015

IV- Nga ̀y hoàn thành nhiê ̣m vu ̣: 15/07/2016

V- Ca ́ n bô ̣ hướng dẫn: TS Nguyễn Đình Luận

CÁN BÔ ̣ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

TS Nguyễn Đình Luận

Trang 5

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liê ̣u, kết quả nêu trong Luâ ̣n văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mo ̣i sự giúp đỡ cho viê ̣c thực hiê ̣n Luâ ̣n văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luâ ̣n văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Ho ̣c viên thực hiê ̣n Luâ ̣n văn

Nguyễn Thành Nam

Trang 6

Trong quá trình ho ̣c tâ ̣p, nghiên cứu ta ̣i trường Đa ̣i ho ̣c Công nghê ̣ Thành phố Hồ Chí Minh em đã nhâ ̣n được sự quan tâm hướng dẫn đầy trách nhiệm và tâm huyết của quý thầy cô giảng da ̣y, Ban giám hiê ̣u, phòng Quản lý khoa ho ̣c – Đào ta ̣o sau đa ̣i ho ̣c, Khoa Quản tri ̣ kinh doanh, Trung tâm ngoa ̣i ngữ, ban cán sự lớp và các anh chị cùng học…đã ta ̣o điều kiê ̣n cho em hoàn thành tốt khóa ho ̣c và có nhiều kinh nghiệm, kiến thức bổ ích trong làm việc và cuộc sống Đă ̣c biê ̣t, là sự hỗ trợ, hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Đình Luận; đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo rất tâ ̣n

tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luâ ̣n văn này Em xin được trân trọng và cám ơn những tình cảm, sự giúp đỡ của quý thầy cô; của Ban giám hiệu; cán bộ quản lý, công nhân viên các phòng, khoa, trung tâm của trường

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý cơ quan, đơn vi ̣ đã ta ̣o điều kiê ̣n về thời gian, sự hỗ trợ, hướng dẫn, đô ̣ng viên, giúp đỡ tâ ̣n tình để em tham gia ho ̣c tâ ̣p, nghiên cứ u trong suốt quá trình ho ̣c tâ ̣p Cảm ơn sự đồng hành của các ba ̣n tâ ̣p thể

lớ p 14SQT12 và những người thân trong gia đình, nơi công tác, ho ̣c tâ ̣p, cư trú,…

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, mă ̣c dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện Luâ ̣n văn, trao đổi và nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy, cô, ba ̣n bè, đồng nghiê ̣p, tham khảo nhiều tài liê ̣u, khảo sát nhiều đi ̣a phương, đơn vị,… để hoàn thiê ̣n đề tài, song không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong tiếp tu ̣c nhâ ̣n được sự quan tâm, góp ý của quý thầy, cô, ba ̣n bè, đồng nghiê ̣p, người thân, ba ̣n đo ̣c để đề tài được ứng du ̣ng vào thực tế đa ̣t hiê ̣u quả cao nhất

Nguyễn Thành Nam

Trang 7

Phường Long Phước, Quận 9 là một Cù Lao, bao quanh bởi sông Đồng Nai và sông Tắc; hệ thống mương rạch nhiều; khí hậu ôn hòa hai mùa rõ dệt; không khí trong lành; khung cảnh còn hoang sơ, hữu tình và cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 phút đi đường bộ hoặc đường Sông Nên phường Long Phước là địa điểm lý tưởng để đầu tư cho du lịch và là nơi đáp ứng tốt nhất nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá sông nước Nam bộ Miền Tây trong lòng Thành phố

Hồ Chí Minh cho du khách; Chính vì lẽ đó mà phường Long Phước được ủy ban Nhân dân Thành phố và Quâ ̣n 9 đồng ý quy hoạch phát triển du lịch sinh thái trong quá trình định hướng phát triển kinh tế xã hội Do vậy việc đưa ra các giải pháp để phát triển du li ̣ch mô ̣t cách hiê ̣u quả, mang la ̣i lợi ích kinh tế cho đi ̣a phương là nội dung cần được quan tâm

Đề tài “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái phường Long Phước, Quận 9,

Tp HCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” sẽ làm rõ những lý luâ ̣n cơ

bản về du lịch sinh thái; xác định thực trạng phát triển Du lịch sinh thái trên địa bàn phường Long Phước hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn phường Long Phước và Quận 9; xác định những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình đầu

tư du lịch và thu hút khách du lịch Từ đó đề ra các giải pháp góp phần phát triển hiệu quả Du lịch sinh thái trên địa bàn phường Long Phước, Quận 9, Tp HCM trong thời gian tới

Quá trình nghiên cứ u đề tài, đã tiến hành qua các giai đoạn: Thu thập số liệu, khảo sát thực tế tại địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan; Tiến hành phân tích thực trạng, những tác động, ảnh hưởng đến quá trình phát triển du lịch sinh thái của phường Long Phước Từ đó xác đi ̣nh các giải pháp về cơ chế, chính sách; xây dựng hạ tầng kỹ thuật; quy hoạch sử dụng đất; xây dựng sản phẩm du lịch; đào tạo nguồn nhân lực; thu hút đầu tư; tuyên truyền, quảng bá du lịch Góp phần định hướng phát triển du lịch sinh thái phường Long Phước hiệu quả trong thới gian tới

Trang 8

Long Phuoc Ward, District 9 is an isle surrounded by the Dong Nai River and the Tat River; arroyos multiple systems; a temperate climate with distinctive two seasons; fresh air; neglected scenery and about 45 minutes away by road or river from center of Ho Chi Minh City Long Phuoc Ward should be the ideal place

to invest in tourism and is the best place to meet the needs of the tour, resorts, exploring the South West River in the heart of Ho Chi Minh City for tourists; Therefore the Long Phuoc Ward had been agreed by People's Committee of Ho Chi Minh City as well as District 9 planning ecotourism development in the process and orientation of social economic development So, that giving the solutions to develop tourism effectively and bringing benefits in local economic aspect is very important

The project “Ecotourism development Solutions of Long Phuoc Ward, District 9, HCMC” will clarify the basic theory of tourism, eco-tourism; determine the current status of Ecotourism Development in Long Phuoc ward, current economic conditions - society on Long Phuoc ward, and District 9; and the advantages and disadvantages affecting the tourism investment and attracting tourists; According to that project, it is very important to give solutions that contributes to develop local ecotourism in Long Phuoc Ward, District 9, HCMC in coming time

Process in study research was conducted through the stages: data collection, surveys and related local agencies and units, conducting a situational analysis, implications, affecting the development of eco-tourism of Long Phuoc Ward Since then identifying solutions on mechanisms and policies; infrastructure construction; land using planning; creating tourism products; human resource training; attracting investment; propagating and promoting tourism Those are contributing to the development of ecotourism at Long Phuoc Ward effectively in the future

Trang 9

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x

DANH MỤC CÁC BẢNG xi

PHẦN MỞ ĐẦU 01

1 Đặt vấn đề 01

2 Tính cấp thiết của đề tài 01

3 Mục tiêu của đề tài 02

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 02

5 Phương pháp nghiên cứu 02

6 Kết cấu của đề tài 03

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 04

1.1 Các khái niệm về Du lịch và Du lịch sinh thái 04

1.1.1 Khái niệm về du lịch 04

1.1.2 Khái niệm du lịch sinh thái 05

1.2 Những đặc trưng cơ bản của Du lịch sinh thái 06

1.3 Những đặc trưng nhu cầu của khách đi tham quan du lịch sinh thái 07

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến Du lịch sinh thái 07

1.4.1 Khí hậu, cảnh quang, môi trường 07

1.4.2 Tài nguyên Du lịch sinh thái 08

1.4.3 Kinh tế, xã hội 09

1.4.3.1 Về Kinh tế 09

1.4.3.2 Về xã hội 09

1.4.4 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật 10

1.4.5 Số lượng dân cư và chất lượng lao động trong ngành Du lịch 11

1.4.6 Cơ chế pháp luật và chính sách đầu tư cho Du lịch 12

Trang 10

1.5 Một số loại hình Du lịch sinh thái 14

1.5.1 Du lịch sinh thái cộng đồng 14

1.5.2 Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng 16

1.5.3 Du lịch sinh thái kết hợp với làng nghề truyền thống 17

1.5.4 Du lịch sinh thái lịch sử văn hóa 17

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG LONG PHƯỚC 20

2.1 Khái quát về vị trí địa lý, dân số và tình hình phát triển Kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận 9 20

2.1.1 Vị trí địa lý, Dân số 20

2.1.2 Kinh tế - Văn hóa Xã hội 20

2.1.2.1 Về Kinh tế 20

2.1.2.2 Về Văn hóa xã hội 21

2.1.3 Về an ninh trật tự 21

2.2 Đặc điểm địa bàn Phường Long Phước 22

2.2.1 Vị trí địa lý 22

2.2.2 Điều kiện tự nhiên 22

2.2.3 Hạ tầng kỹ thuật 23

2.2.4 Hạ tầng xã hội 24

2.2.5 Phát triển chung về kinh tế - văn hóa - xã hội phường Long Phước giai đoạn 2010 – 2015 24

2.2.5.1 Kinh tế 24

2.2.5.2 Văn hóa – xã hội 27

2.2.5.3 Quốc phòng – An ninh 28

2.2.6 Tài nguyên và tiềm năng Du lịch phường Long Phước 29

2.3 Thực trạng phát triển Du lịch sinh thái Phường Long Phước hiện nay 30

2.3.1 Đầu tư cho Du lịch 30

2.3.2 Tình hình khách Du lịch 33

2.3.3 Tính thời vụ trong Du lịch sinh thái phường Long Phước 34

Trang 11

2.3.5 Lực lượng lao động 35

2.3.6 Hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất phục vụ phát triển Du lịch sinh thái35 2.3.7 Thực trạng công tác hỗ trợ phát triển Du lịch sinh thái thời gian qua 35 2.3.8 Những mô hình du lịch sinh thái phường Long Phước 36

2.3.8.1 Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng 36

2.3.8.2 Du lịch sinh thái nhà vườn kết hợp trò chơi: 27

2.3.8.3 Du lịch văn hóa 27

2.3.8.4 Du lịch ẩm thực 38

2.3.9 Khảo sát thực tế 38

2.3.9.1 Đối tượng khảo sát 38

2.3.9.2 Bảng câu hỏi 39

2.3.9.3 Kết quả 39

2.3.9.4 Nhận xét 44

2.4 Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển Du lịch sinh thái trên địa bàn Phường Long Phước 45

2.4.1 Thuận lợi 45

2.4.2 Khó khăn 46

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 49

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG LONG PHƯỚC QUẬN 9 TP HCM 50

3.1 Định hướng phát triển Du lịch sinh thái phường Long Phước đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 50

3.1.1 Định hướng phát triển chung về kinh tế - văn hóa xã hội phường Long Phước 50

3.1.2.Mục tiêu chung 50

3.1.3 Nhiệm vụ cụ thể 50

3.1.3.1.Về kinh tế 50

3.1.3.2 Quản lý Ngân sách – đầu tư 51

3.1.3.3 Quy hoạch, quản lý đô thị, xây dựng 51

3.1.3.4 Văn hóa xã hội 52

Trang 12

3.1.3 Định hướng phân khu chức năng phát triển Du lịch sinh thái phường

Long Phước 55

3.1.3.1 Tiếp đón kết hợp thương mại dịch vụ 55

3.1.3.2 Khách sạn tập trung kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo 55

3.1.4 Xác định các loại hình Du lịch và sản phẩm Du lịch sinh thái 55

3.1.4.1 Du lịch sinh thái 56

3.1.4.2 Du lịch ẩm thực 56

3.1.4.3 Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe 56

3.1.4.4 Du lịch văn hóa – lịch sử 57

3.1.4.5 Du lịch thể thao, giải trí 61

3.1.4.6 Du lịch đường thủy 61

3.1.5 Xác định đối tượng mời gọi đầu tư dịch vụ Du lịch sinh thái 62

3.1.6 Xác định thị trường Khách hàng mục tiêu 62

3.1.6.1 Khách du lịch nội địa tại TPHCM 62

3.1.6 2 Khách du lịch nội địa từ các địa phương 63

3.1.6.3 Khách du lịch nước ngoài 63

3.1.7 Các chỉ tiêu dự báo 65

3.1.7.1 Dự báo thị trường 65

3.1.7.2 Dự báo sự phát triển khách Du lịch 65

3.1.7.3 Dự báo lao động trong ngành Du lịch 67

3.1.7.4 Dự báo doanh thu 67

3.2 Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn phường Long Phước 68

3.2.1 Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật 68

3.2.1.1 Hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, bến bãi và phương tiện giao thông 68

3.2.1.2 Hạ tầng viễn thông 70

3.2.2 Giải pháp Quy hoạch, phân vùng chức năng 70

3.2.2.1 Quy hoạch sản xuất Nông nghiệp sạch kết hợp Du lịch 70

3.2.2.2 Quy hoạch sử dụng đất và kiến trúc xây dựng 70

3.2.3 Giải pháp phát triển loại hình và sản phẩm Du lịch sinh thái 71

Trang 13

3.2.3.2 Du lịch ẩm thực 72

3.2.3.3 Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe 73

3.2.3.4 Du lịch văn hóa – lịch sử 73

3.2.3.5 Du lịch thể thao vui chơi 74

3.2.3.6 Du lịch đường thủy 75

3.2.4 Giải pháp về Nguồn nhân lực 75

3.2.4.1 Đào tạo nguồn nhân lực làm dịch vụ Du lịch 75

3.2.4.2 Đào tạo nguồn nhân lực làm quản lý nhà nước về Du lịch và Quản lý Du lịch tại đơn vị 76

3.2.5 Giải pháp công tác quảng bá, xúc tiến Du lịch 77

3.2.6 Giải pháp đảm bảo môi trường Du lịch sinh thái phát triển ổn định, bền vững 78

3.2.6.1 Giải pháp về giáo dục cộng đồng 78

3.2.6.2 Giải pháp quy hoạch cảnh quan 79

3.2.6.3 Giải pháp khuyến khích doanh nghiệp thực hiện công tác

bảo vệ môi trường 79

3.2.7 Giải pháp Thu hút đầu tư Du lịch 80

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 82

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC

Trang 14

UBND : Ủy ban nhân dân

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

DLST : Du lịch sinh thái

Trang 15

TRANG

Bảng 2.1: Số lượng Doanh nghiệp và Hộ kinh doanh cá thể P Long Phước 25

Bảng 2.2: Số lượng Doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ du lịch P Long Phước25 Bảng 2.3: Diện tích canh tác nông nghiệp phường Long Phước 25

Bảng 2.4 : Thu chi Ngân sách phường Long Phước 26

Bảng 2.5: chi Ngân sách xây dựng cơ bản phường Long Phước 27

Bảng 2.6 : Phát triển dân số phường Long Phước 28

Bảng 2.7: Công tác giao quân NVQS và kết nạp dân quân phường Long Phước 28

Bảng 2.8 : Số vụ phạm pháp hình sự phường Long Phước 29

Bảng 2.9: Số lượng khách Du lịch đến với Long Phước giai đoạn 2013 – 2015 33

Bảng 2.10: Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm của khách du lịch 33

Bảng 2.11: Doanh thu từ Du lịch phường Long Phước 34

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát khách du lịch 39

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát doanh nghiệp 42

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát lãnh đạo quản lý địa phương 43

Bảng 3.1:Dự báo lượng du khách đến du lịch Long Phước giai đoạn 2016 – 2020 66 Bảng số 3.2:Dự báo doanh thu du lịch Long Phước giai đoạn 2016 – 2020 68

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Phường Long Phước Quận 9, được thành lập từ ngày 1/4/1997 trên cơ sở Xã Long Phước Huyện Thủ Đức; với đặc điểm kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; kết cấu hạ tầng đô thị còn nhiều hạn chế Do đó việc xác lập một mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng và đặc điểm kinh tế xã hội phường Long Phước là vấn đề được lãnh đạo Quận 9, phường Long Phước và nhân dân quan tâm trong nhiều năm nay

Với vị trí địa lý là một Cù lao, bao quanh bởi sông Đồng Nai và sông Tắc; hệ thống mương rạch nhiều; khí hậu ôn hòa hai mùa rõ dệt; không khí trong lành; khung cảnh còn hoang sơ hữu tình và cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 phút đi đường bộ hoặc đường Sông Nên phường Long Phước là địa điểm lý tưởng để đầu tư cho du lịch và là nơi đáp ứng tốt nhất nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá sông nước Nam bộ Miền Tây trong lòng Thành phố Hồ Chí Minh cho du khách; kết hợp với Du lịch Tâm linh với hệ thống các Chùa, Đền Hùng, các điểm di tích lịch sử; Du lịch giải trí vui chơi gắn liền với Khu Du lịch Suối Tiên, khu du lịch Nhà Việt Nam (The BCR) trên địa bàn Quận 9

2 Tính cấp thiết của đề tài

Phường Long Phước được Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quận 9, đại hội Đảng

bộ phường nhiệm kỳ (2010 – 2015) và nhiệm kỳ (2015 – 2020) xác định cơ cấu phát triển kinh tế là “ Dịch vụ Du lịch – Thương mại và Nông nhiệp đô thị”, trong

đó trọng điểm là phát triển 130 ha Du lịch sinh thái đã được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương năm 2002; Đồ án quy hoạch chi tiến 1/2000 phường Long Phước đã được Thành phố phê duyệt và Đề án phát triển Du lịch sinh thái trên địa bàn phường Long Phước của Ủy ban nhân dân Quận 9 ban hành theo Quyết định số 299/QĐ-UBND, ngày 20/7/2015 của Ủy ban nhân dân Quận 9

Do vậy, việc nghiên cứu các giải pháp phát triển du lịch sinh thái phù hợp với đặc điểm của phường Long Phước, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quận 9, Đảng bộ Phường Long Phước; Đề án phát triển Du

Trang 17

lịch sinh thái trên địa bàn phường Long Phước của Ủy ban nhân dân Quận 9 và Nguyện vọng về một mô hình phát triển kinh tế giúp nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân phường Long Phước là cực kỳ cần thiết đối với phường Long Phước hiện nay Xuất phát từ đó tôi chọn đề tài “ Giải pháp phát triển du lịch sinh thái phường

Long Phước, Quận 9, Tp HCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”

3 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng phát triển Du lịch sinh thái trên địa bàn phường Long Phước, Quận 9, Tp HCM hiện nay, xác định những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình đầu tư du lịch và thu hút khách

du lịch và đề ra các giải pháp phát triển Du lịch sinh thái trên địa bàn phường Long Phước, Quận 9, Tp HCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

*Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ Du lịch sinh thái

*Đối tượng khảo sát: Khách du lịch; Quản lý các doanh nghiệp kinh doanh

du lịch; lãnh đạo chính quyền địa phường; kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông và liên lạc phường Long Phước

*Phạm vi nghiên cứu: Phường Long Phước, Quận 9, Tp HCM

*Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 02/2016 đến tháng 07/2016

5 Phương pháp nghiên cứu : Định tính

-Khảo sát thực địa để thu thập dữ liệu về những điều kiện thuận lợi, khó khăn tác động đến phát triển du lịch sinh thái phường Long Phước và thực trạng phát triển du lịch sinh thái phường Long Phước hiện nay

-Phương pháp phỏng vấn để nắm rõ về chính sách, tiềm năng, thuận lợi, khó khăn đối với phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn

-Phương pháp chuyên gia để phân tích, đánh giá và đề ra giải pháp phát triển

du lịch sinh thái trên địa bàn phường Long Phước

Trang 18

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương cụ thể như sau : Chương 1 : Cơ sở Lý thuyết về phát triển Du lịch sinh thái

Chương 2: Thực trạng phát triển Du lịch sinh thái Phường Long Phước Q 9 Chương 3: Giải pháp phát triển Du lịch sinh thái Phường Long Phước Q 9,

Tp HCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Trang 19

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

1.1 Các khái niệm về Du lịch và Du lịch sinh thái

1.1.1 Khái niệm về du lịch

Từ thế kỷ 19, cùng với sự phát triển kinh tế của nền đại công nghiệp và phương tiện giao thông ở các nước Châu âu và Bắc Mỹ, thì du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến trên thế giới Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau

-Khái niệm chung về Du lịch, “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón

khách du lịch”

-Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến

hoạt động Du lịch:

-Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở

ngoài nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác

-Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện

về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận

-Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về

hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại

tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương

-Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội

tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để tìm việc làm, phát huy

Trang 20

các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh XH, nơi ăn, chỗ ở,

Đối với Việt Nam, Theo Luật du lịch công bố ngày 27/6/2005 trong Chương

I, điều 4 thì Du lịch được hiểu là: “Các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

1.1.2 Khái niệm du lịch sinh thái

Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện và là chủ đề hấp dẫn của các hội thảo về chiến lược, chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới Đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này, điển hình như:

Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái, định nghĩa Du lịch sinh thái lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu; trân trọng, thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này" trích trong bài giảng Du lịch sinh thái của Nguyễn Thị Sơn

Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ, năm 1998 “Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta

có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”…v….v

Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên, có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn” Trong luật du lịch năm 2005, Du lịch sinh thái được hiểu khá ngắn gọn

Trang 21

“Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”

1.2 Những đặc trưng cơ bản của Du lịch sinh thái

Trước hết Du lịch sinh thái là một của hoạt động Du lịch nói chung, nên nó cũng bao gồm những đặc trưng cơ bản của hoạt động Du lịch như :

-Tính đa ngành, thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch như : Cảnh quang thiên nhiên; các giá trị lịch sử, kiến trúc văn hóa; môi trường văn hóa; truyền thống địa phương …v v…

-Tính đa thành phần, thể hiện tính đa dạng trong thành phần khách Du lịch; những người phục vụ Du lịch; Cộng đồng địa phương; các tổ chức tư nhân v v…tham gia vào hoạt động Du lịch

-Tính đa mục tiêu, thể hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên; cảnh quang lịch sử, kiến trúc văn hóa; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, các di sản văn hóa; trách nhiệm của cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống của những người tham gia vào hoạt động Du lịch

-Tính liên vùng, thể hiện qua các tuyến Du lịch giữa các địa phương trong một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau

-Tính mùa vụ, thể hiện ở thời gian diễn ra hoạt động Du lịch tập trung với cường độ cao trong năm; thời tiết theo vùng, miền

-Tính xã hội hóa, thể hiện ở việc thu hút mọi thành phần trong xã hội tham gia vào hoạt động Du lịch như : Chính quyền; Người Dân địa phương; Khách Du lịch; Lao động phục vụ trong ngành Du lịch …v…v…

Ngoài ra, Du lịch sinh thái có những đặc trưng riêng như :

-Sản phẩm, tài nguyên Du lịch sinh thái trước hết là Thiên nhiên tạo ra, thể hiện ở cảnh quan thiên nhiên; môi trường khí hậu trong lành; tính đa dạng về sinh học tạo nên …v v….Do vậy không phải nơi nào cũng phát triển được Du lịch sinh thái

-Giúp giáo dục con người nâng cao nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thể hiện ở việc hướng con người tiếp cận gần hơn các vùng tự nhiên, nơi bảo tồn, nơi có

Trang 22

giá trị cao về đa dạng sinh học, môi trường; từ đó giúp con người hiểu được giá trị bảo vệ tài nguyên Du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường

-Thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, giúp địa phương và cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên Du lịch sinh thái phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của chính quyền và cộng đồng dân

cư trong việc bảo vệ, bảo tồn và tham gia vào các hoạt động Du lịch sinh thái

1.3 Đặc trưng nhu cầu của du khách khi đi tham quan Du lịch sinh thái

Khách đi tham quan Du lịch sinh thái ngoài thỏa mãn các nhu cầu chung của khách du lịch như : Chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch; tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên phục vụ; sự đa dạng về sản phẩm du lịch cũng như dịch vụ du lịch v v thì đặc trưng cơ bản về nhu cầu của du khách đối với du lịch sinh thái là sự thỏa mãn khám phá, tìm hiểu về thiên nhiên hoặc tập tục, truyền thống văn hóa và ẩm thực của địa phương; tận hưởng không khí trong lành, dễ chịu, được hoàn mình với thiên nhiên; được nghỉ ngơi, tận hưởng không gian yên tĩnh, không thí mát mẻ, trong lành của thiên nhiên v v

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến Du lịch sinh thái

1.4.1 Khí hậu, cảnh quang, môi trường

-Khí hậu bao gồm các yếu tố về thời tiết như, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời, lượng mưa …v…v… có vai trò rất lớn trong đời sống và sự phát triển của sinh vật và con người, quyết định sự đa dạng sinh học trong quần thể nơi đó

-Cảnh quang, môi trường, là không gian, địa hình, môi trường thiên nhiên tạo lên ở một vị trí, hay một quần thể nhất định, giúp thỏa mãn được các nhu cầu thẩm

mĩ, nghỉ ngơi, khám phá, thư giãn của con người

Đặc trưng của Du lịch sinh thái là sản phẩm du lịch gắn liền với thiên nhiên, chủ yếu do thiên nhiên tạo ra, nên các yếu tố về khí hậu và cảnh quang môi trường

có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tạo ra sản phẩm du lịch sinh thái và thu hút khách du lịch đến với các sản phẩm này, vì đây cũng là mục đích chính để du khách đến với Du lịch sinh thái

Trang 23

1.4.2 Tài nguyên Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là lĩnh vực mà sản phẩm du lịch đòi hỏi phải có những tài nguyên nhất định và đặc thù, gắn với việc thỏa mẵn nhu cầu của khách du lịch về cảnh quang thiên nhiên, môi trường trong lành, văn hóa bản địa, tín ngưỡng tôn giáo, ngành nghề truyền thống; sự hài hòa, gắn kết với nhau giữa thiên nhiên và sản phẩm do con người sáng tạo lên trở thành một quẩn thể thu hút khách du lịch

Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực thiếp đến công tác tổ chức, phạm vi hoạt động, sản phẩm du lịch của Khu du lịch hay điểm du lịch sinh thái Với mỗi loại tài nguyên du lịch sinh thái khác nhau có thể hình thành lên các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch sinh thái khác nhau mang đặc trực riêng để phục vụ nhu cầu hay mục đích khác nhau của khách du lịch

Quy mô hoạt động của du lịch sinh thái được xác định trên cơ sở khối lượng, chất lượng nguồn tài nguyên du lịch sinh thái; tài nguyên du lịch sinh thái cũng góp phần xác định tính thời vụ trong hoạt động du lịch, quyết định đến thời gian đi du lịch và thị trường khách du lịch

Tài nguyên du lịch được xem như là tiền đề để phát triển du lịch sinh thái, loại hình du lịch sinh thái, lĩnh vực du lịch sinh thái; tài nguyên du lịch càng phong phú, đa dạng, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu Do đặc thù của lĩnh vực du lịch sinh thái gắn với yếu tố thiên nhiên và môi trường; nên việc khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái với bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch sinh thái tránh khỏi bị tàn phá, xâm hại là vấn đề sống còn trong kinh doanh du lịch sinh thái bền vững Một quốc gia hay một khu vực có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái phong phú, hệ sinh thái đa dạng, môi trường thiên nhiên trong lành, môi trường văn hóa xã hội độc đáo và có chính sách bảo tồn, phát triển hợp lý, thì sẽ là điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài khu vực Do vậy việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên du lịch hợp lý sẽ là chìa khóa quyết định thời gian khai thác hoạt động du lịch dài hay ngắn; sản phẩm

du lịch sinh thái đa dạng, hấp dẫn hay nghèo nàn, thiếu sức hút du khách

Trang 24

1.4.3 Kinh tế, xã hội

1.4.3.1 Về Kinh tế

Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia, mang lại nguồn thu ngân sách chủ yếu, kể cả ngoại tệ của địa phương hoặc quốc gia; vì thế việc chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư luôn quan tâm và có chiến lược phát triển một cách khoa học sẽ mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế cho đất nước, doanh nghiệp và người dân Với xu thế phát triển kinh tế hiện nay, thì nhu cầu đi du lịch, tham quan, tìm hiểu, nghỉ dưỡng của người dân ngày càng nhiều, là một điều tất yếu trong quá trình thỏa mãn nhu cầu sống của con người, do vậy việc phát triển Du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, thỏa mãn du lịch của người dân, đồng thời tăng thu ngân sách, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa, góp phần cải thiện kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân là một lĩnh vực quan trọng được chính quyền quan tâm trong định hướng phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực có tài nguyên du lịch

1.4.3.2 Về xã hội

Phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau giữa người dân các vùng trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau; góp phần nâng cao nhận thức,

ý thức của người dân và khách du lịch vào việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch sinh thái một cách bền vững; đây là yếu tố không chỉ những người làm du lịch mới quan tâm, mà là của cả cộng đồng xã hội; ý thức xã hội của một quốc gia hay một vùng dân cư về bảo vệ tài nguyên du lịch càng cao, thì hiệu quả khai thác và tính bền vững trong khai thác du lịch càng cao Do vậy nếu nhận thức xã hội về du lịch sinh thái tốt, hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của du lịch sinh thái trong đời sống xã hội, phát triển kinh tế, thì người dân sẽ cùng quan tâm thúc đẩy nó phát triển; còn ngược lại, nhận thức của người dân chưa nhìn nhận được giá trị của du lịch sinh thái, thì sẽ

có thái độ thờ ơ với việc bảo vệ tài nguyên du lịch, thậm chí có thể gây khó khăn

Trang 25

hoặc phá hoại quá trình phát triển du lịch sinh thái tại địa phương Để chính quyền, người dân và khách du lịch nhận biết được những lợi ích mang lại từ du lịch sinh thái thì cần phải làm cho tất cả các thành phần trong xã hội, nhất là dân cư tại địa phương khai thác du lịch sinh thái hiểu được những tác động tích cực từ du lịch sinh thái mang lại như :

-Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư được hưởng lợi từ những dự án đầu tư, dịch vụ xã hội như : Việc làm; hệ thống giao thông; cấp thoát nước, hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe; các dịch vụ viễn thông; hệ thống lưới điện; các nguồn lực về kinh tế, đóng góp cho địa phương bảo vệ, tôn tạo các công trình văn hóa, di sản văn hóa, các công trình công cộng của địa phương v…v…

-Góp phần tạo lên thương hiệu, hình ảnh của địa phương đối với các vùng trong nước, hoặc cả thế giới biết đến; tạo điều kiện để giao lưu, hiểu biết lẫn nhau thông qua mối quan hệ, trao đổi giữa du khách và dân địa phương thông qua tìm hiểu nét văn hóa ở mỗi vùng, khu vực

-Tạo động lực thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, kinh tế địa phương; tạo điều kiện hình thành phát triển những ngành kinh tế mới tại địa phương như : Phát huy nghề truyền thống; làm quà lưu niệm mang đặc trưng địa phương; dịch vụ mua sắm; nhà nghỉ…v…v…giúp dân cư địa phương nỗ lực học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng phù hợp với định hướng phát triển du lịch và cung cấp nguồn nhân lực làm du lịch tại địa phương

1.4.4 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái là toàn bộ phương tiện, vật chất tham gia vào quá trình phục vụ du lịch và tạo ra sản phẩm dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch như : nhu cầu đi lại thuận lợi, ăn uống, lưu trú, chăm sóc sức khỏe, mua sắp, giải trí, thông tin liên lạc; hướng dẫn, giảng giải, nghiên cứu thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa và các nhu cầu khác của khách

du lịch Vì vậy việc đầu tư kết cấu hạ tầng, kỹ thuật phục vụ cho quá trình phát triển

Du lịch sinh thái không những rộng về lĩnh vực mà còn phải thường xuyên nữa như : đầu tư cho hệ thống giao thông đi lại, phương tiện giao thông đa dạng; hệ thống

Trang 26

viễn thông liên lạc, điện nước, hệ thống thoát nước; các khu nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng phù hợp với đối tượng khách du lịch; các khu vui chơi phù hợp với lứa tuổi, đa dạng về đối tượng tham gia du lịch; trung tâm thương mại; các trung tâm chăm sóc sức khỏe; các trung tâm hội nghị…v…v… điều này giúp cho du khách ngoài việc thưởng lãm những thắng cảnh thiên nhiên; hệ sinh thái, không khí trong lành, còn tiện ích trong việc nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, vui chơi bên bạn bè, trao đổi công việc với đối tác làm ăn và còn giữ liên lạc với gia đình, bạn bè hoặc công việc ở nhà, nơi làm việc Do đặc thù của loại hình Du lịch sinh thái chủ yếu dựa nhiều vào thiên nhiên, cảnh quang môi trường; nên thường là những vùng xâu, vùng

xa, việc đi lại còn khó khăn; hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, nên việc đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố du lịch sinh thái là một điều rất cần thiết và tác động lớn đến lượng khách du lịch và quá trình phát triển du lịch sinh thái của địa phương đó Để đầu tư kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, khoa học thì công tác quy hoạch, phân vùng chức năng các khu vực phải thật sự được xem xét nghiêm túc, nếu không sẽ phá vỡ cảnh quang môi trường, hủy hoại tiềm năng du lịch sinh thái Các công trình giao thông; công trình xây dựng phải có kiến trúc hài hòa với thiên nhiên, sử dụng các vật liệu gần gũi với thiên nhiên và tiết kiệm năng lượng; hệ thống xử lý nước thải phải phù hợp với bảo vệ môi trường Đó là yêu cầu quan trọng trong quá trình quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển Du lịch sinh thái bền vững và thỏa mãn nhu cầu của du khách tham quan

du lịch

1.4.5 Số lượng dân cư và chất lượng lao động trong ngành Du lịch

Với đặc thù Du lịch sinh thái dựa chủ yếu vào các yếu tố cảnh quan thiên nhiên; môi trường khí hậu; tính đa dạng về sinh học tạo nên, do vậy số lượng và mật

độ dân cư sống trong vùng có ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành, tạo môi trường cũng như khai thác và bảo tồn địa điểm du lịch sinh thái Số lượng dân cư sống tập trung tại địa điểm khai thác du lịch sinh thái quá đông sẽ phá vỡ môi trường thiên nhiên, hệ sinh thái và cảnh quan nơi đó, do việc hình thành các công trình xây dựng với mật độ xây dựng dầy đặc, các dịch vụ phục vụ cuộc sống hàng

Trang 27

ngày của khu dân cư hình thành, tạo nên không khí tấp nập, xô bồ, khó chịu và khai thác tài nguyên thiên nhiên thiếu kiểm soát v v… đi ngược lại những lợi ích mà du lịch sinh thái mang lại cho du khách Ngược lại nếu không có dân cư tại địa phương sinh sống gần địa điểm du lịch sinh thái cũng dẫn đến khó khăn cho việc khai thác lao động phục vụ cho ngành du lịch tại địa điểm đó, dẫn đến chi phí đầu tư cao hơn cho việc khai thác du lịch tại địa phương đó …v…v… Do vậy số lượng dân cư phù hợp, có hiểu biết về địa điểm du lịch cũng như nhận thức bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch hợp lý là yếu tố thuận lợi nhất cho phát triển Du lịch sinh thái tại địa phương đó

Một trong những yếu tố mang lại thành công cho ngành Du lịch nói chung và

Du lịch sinh thái nói riêng, chính là yếu tố lao động trong ngành; địa điểm du lịch

có hấp dẫn đối với du khách, nhưng lực lượng lao động thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng, kiến thức; người quản lý thiếu kinh nghiệm, sẽ là trở ngại lớn cho việc phát huy tiềm năng du lịch của đơn vị; ngược lại nếu đội ngũ lao động được đào tạo cơ bản, có kỹ năng, có kiến thức hiểu biết về địa điểm du lịch cũng như các kiến thức khác bổ sung cho nghiệp vụ chuyên môn của người lao động, giúp cho khách du lịch tìm được những giá trị mong muốn qua chuyến du lịch, thì điều này là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho hoạt động du lịch sinh thái được phát triển tốt hơn; giá trị các sản phẩm du lịch sinh thái được bảo tồn và phát huy hiệu quả hơn, mang lại thành công cho đơn vị cũng như địa điểm du lịch sinh thái trong hiện tại cũng như tương lai

1.4.6 Cơ chế pháp luật và chính sách đầu tư cho Du lịch

Cơ chế pháp luật và chính sách của một đất nước hay một địa phương là điều kiện quan trọng hỗ trợ cho một ngành hoặc một lĩnh vực phát triển thuận lợi hoặc kìm hãm và triệt tiêu động lực phát triển của nó; điều này phụ thuộc vào nhận thức, mục tiêu của những người xây dựng pháp luật và chính sách trong từng giai đoạn Ngành du lịch nói chung và Du lịch sinh thái nói riêng cũng chịu sự ảnh hưởng và tác động của cơ chế pháp luật, chính sách của nhà nước hay của từng địa phương đối với hoạt động Du lịch Đối với Du lịch sinh thái muốn phát triển tốt, bền vững

Trang 28

thì cần có cơ chế chính sách đồng bộ từ cấp nhà nước tới cấp địa phương hoặc giữa các ngành có liên quan với du lịch sinh thái, được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước và các cấp địa phương Trong thực tế nhiều nước hoặc nhiều địa phương có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái, nhưng sự nhìn nhận của lãnh đạo địa phương, những nhà hoạch định chính sách đầu tư chưa thật sự hiểu biết, nên thiếu quan tâm và không có cơ chế chính sách phù hợp tạo động lực khai thác tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái của đất nước hoặc địa phương; thậm chí còn tiếp tay cho một bộ phận đi tàn phá tài nguyên thiên nhiên; khai thác tràn lan gây hậu quả nghiêm trọng về cảnh quan, môi trường …v v… Do vậy muốn du lịch sinh thái phát triển, thì nhà nước phải tiến hành khảo sát toàn diện tiềm năng

Du lịch sinh thái của đất nước, địa phương từ đó có các chính sách hình thành và bảo tồn các vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên hoặc xác định địa điểm phát triển Du lịch sinh thái đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với quy hoạch phát triển địa phương; tạo điều kiện về chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, xã hội hóa du lịch, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá

và xúc tiến du lịch, bảo tồn các công trình văn hóa; giáo dục nâng cao ý thức nhân dân về du lịch bền vững; phân phối lợi ích từ du lịch mang lại giữa địa phương với cộng đồng dân cư v v…từ đó sẽ tạo thành động lực để ngành du lịch sinh thái phát triển một cách bền vững

1.4.7 Xúc tiến tuyên truyền, quảng bá Du lịch

Đây là một nội dung quan trọng để giới thiệu sản phẩm du lịch đến với khách

du lịch, giúp phát triển và xây dựng thương hiệu, hình ảnh của đơn vị tổ chức Du lịch cũng như địa điểm du lịch sinh thái Việc tuyên truyền và quảng bá du lịch vừa đáp ứng mục tiêu cho đơn vị tổ chức du lịch hoặc địa điểm du lịch sinh thái truyền tải những thông tin, sản phẩm du lịch, điểm hấp dẫn, điểm mới của sản phẩm du lịch nhằm thu hút càng nhiều khách du lịch đến với đơn vị tổ chức du lịch hoặc địa điểm du lịch; đồng thời vừa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin sản phẩm du lịch của khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đi du lịch của khách hàng khi lựa chọn điểm du lịch hoặc đơn vị tổ chức du lịch Do vậy, việc xúc tiến tuyên truyền, quảng

Trang 29

bá du lịch sẽ tác động lớn đến quyết định lựa chọn sản phẩm du lịch, đơn vị tổ chức

du lịch và địa điểm du lịch của khách hàng, điều này cũng đồng nghĩa với khả năng thu hút lượng khách du lịch đến với đơn vị tổ chức du lịch và sản phẩm du lịch của đơn vị; quyết định sự thành công, phát triển của đơn vị, tổ chức du lịch và sản phẩm

du lịch mà đơn vị, địa phương đó có được Mặt khác, nếu hoạt động xúc tiến tuyên truyền, quảng bá du lịch không được đơn vị, địa phương quan tâm thì các sản phẩm

du lịch sinh thái có hấp dẫn, công tác tổ chức hoạt động du lịch có chuyên nghiệp, đội ngũ lao động du lịch có chất lượng hoặc địa điểm du lịch có thuận lợi thì hiệu quả mang lại cho đơn vị, địa phương cũng hạn chế; vì cuối cùng khách du lịch, đối tượng chính để hoạt động du lịch phục vụ lại không biết đến Hoạt động xúc tiến tuyên truyền, quảng bá du lịch được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như : Tham gia hội chợ quảng bá du lịch, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, radio, xây dựng Website trên internet, pano tuyên truyền, tờ rơi, tài trợ các chương trình từ thiện …v…v…đặc biệt và hiệu quả nhất là chính từ những du khách đã tham gia các sản phẩm du lịch do đơn vị, địa phương cung cấp giới thiệu, tuyên truyền miệng với nhau và cũng là khách hàng truyền thống của đơn vị tổ chức du lịch, địa điểm du lịch sinh thái Các thông tin để tuyên truyền, bảng bá du lịch phải được lựa chọn, dàn dựng, biên tập cẩn thận, chuyên nghiệp, hấp dẫn và đầy đủ những thông tin truyền tải đến mọi người, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của khách hàng hoặc kỳ vọng của khách hàng đang mong đợi

1.5 Một số loại hình Du lịch sinh thái

1.5.1 Du lịch sinh thái cộng đồng

Du lịch sinh thái cộng đồng, là loại hình do cộng đồng dân cư địa phương tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hóa địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát huy truyền thống văn hóa địa phương; lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch cộng đồng, được để lại cho cộng đồng dân cư và chính quyền tại địa phương, đồng thời

du lịch sinh thái cộng đồng cũng góp phần quảng bá truyền thống văn hóa địa phương cũng như thỏa mãn kiến thức mới cho du khách về văn hóa đặc trưng của từng địa phương Trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu nói về du lịch sinh thái

Trang 30

cộng đồng như : Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009) nêu

"Du lịch sinh thái cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương".Theo tổ chức Respondsible Ecological Social Tours (1997) thì du lịch sinh thái cộng đồng là "phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa xã hội Du lịch sinh thái cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ" Còn ở Việt Nam thì tác giả Trần Thị Mai (2005) đã nêu “Du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ giữa các đối tượng liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo

vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án”; tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) xác định “ Du lịch cộng đồng có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch Cộng đồng nhận được sự hợp tác,

hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách”

Tóm lại du lịch sinh thái cộng đồng bao gồm các yếu tố và lợi ích mang lại như sau:

-Điều kiện để tổ chức du lịch sinh thái cộng đồng phải đảm bảo các yếu tố về cảnh quang thiên nhiên, môi trường; nét đặc trưng về văn hóa của địa phương, được thể hiện qua lối sống, tín ngưỡng, ẩm thực, các công trình văn hóa, sản phẩm đặc trưng của cư dân địa phương làm ra v v…

-Các hoạt động du lịch, sản phẩm du lịch chủ yếu do người địa phương tổ chức, khai thác, làm ra, giới thiệu và quản lý

-Lợi ích được thỏa mãn cho tất cả các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng như :

Trang 31

+ Cộng đồng dân cư địa phương được thỏa mãn về lợi ích kinh tế do phần lớn các giá trị kinh tế mang lại đều được để lại tại địa phương; giúp nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội tại địa phương; quảng bá văn hóa địa phương đến với các địa phương khác và thế giới, nâng cao hiểu biết về thế giới thông qua giao lưu với du khách; hoàn thiện kỹ năng tổ chức, quản lý các hoạt động

du lịch tại địa phương

+ Du khách được thỏa mãn nhu cầu hiếu kỳ, tìm hiểu kiến thức mới về nét văn hóa độc đáo của địa phương nơi mình đi du lịch; hưởng thụ không khí trong lành, môi trường cảnh quang thiên nhiên đẹp

+Chính quyền địa phương, giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư và hướng cộng đồng dân cư tham gia trực tiếp vào các hoạt động bảo tồn văn hóa, di tích và môi trường thiên nhiên của địa phương; giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương cũng như tăng thu nhập cho ngân sách địa phương

1.5.2 Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng

Du lịch nghỉ dưỡng, là loại hình du lịch giúp cho con người phục hồi sức khỏe và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống; do vậy du lịch nghỉ dưỡng thường gắn với các địa điểm gần gũi với thiên nhiên, phong cảnh đẹp và khí hậu trong lành, không gian yên tĩnh

Trước đây, chúng ta thường quan niệm du lịch chỉ đồng nghĩa với việc tham quan thưởng ngoạn những vùng đất xa xôi, những danh lam thắng cảnh, hay tiếp xúc với những con người có phong tục tập quán, văn hóa khác với mình Điều này cũng mang lại nhiều thú vị, niềm vui, hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá và giao lưu của bản thân mỗi người đi du lịch, hay đơn giản là để biết đây, biết

đó Nhưng thời gian gần đây, khái niệm về du lịch nghỉ dưỡng đã xuất hiện trong cuộc sống hiện đại, ở Việt Nam loại hình này đang từng bước phát triển và sẽ phát triển nhiều hơn nữa trong thời gian tới Đó là việc kết hợp giữa du lịch với bồi dưỡng sức khỏe hoặc chữa bệnh, hình thức này đã được nhiều người ở những nước

Trang 32

kinh tế phát triển ưa chuộng Sở dĩ loại hình du lịch nghỉ dưỡng được nhiều người yêu thích vì nó đáp ứng nhu cầu được nghỉ ngơi, lấy lại cân bằng cuộc sống và năng lượng cho chúng ta sau những căng thẳng của cuộc sống hoặc việc làm; loại hình này cũng giúp củng cố mối quan hệ bạn bè, gia đình sau một thời gian tập trung cho công việc và học tập của mỗi thành viên Do vậy địa điểm du lịch phải thật sự gần với thiên nhiên, môi trường trong lành, phong cảnh đẹp, tách biệt với cuộc sống bên ngoài và hình thành những dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi của du khách

1.5.3 Du lịch sinh thái kết hợp với làng nghề truyền thống

Du lịch làng nghề truyền thống, là loại hình du lịch văn hóa mà ở đó du khách được cảm nhận các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể có liên quan trực tiếp đến một làng nghề cổ truyền của một địa phương hay một quốc gia Trong xu thế và hội nhập hiện nay của Việt Nam, làng nghề truyền thống đang dần được quan tâm

và lấy lại vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương

và đất nước Những làng nghề truyền thống là một hình ảnh thể hiện bản sắc, khẳng định nét riêng, nét độc đáo và là văn hóa của từng địa phương, dân tộc Phát triển du lịch kết hợp với làng nghề truyền thống là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia, địa phương quan tâm ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch của địa phương, đất nước mình Giữa làng nghề truyền thống và du lịch

có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau Phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu mang lại lợi ích kinh tế địa phương, giải quyết lao động tại địa phương theo hướng tích cực và bền vững; làng nghề truyền thống cũng là những trung tâm thu hút khách vì đáp ứng nhu cầu tìm hiểu nâng cao nhận thức, hiểu biết văn hóa và giao lưu văn hóa của du khách đến với từng địa phương Du lịch kết hợp với làng nghề truyền thống cũng góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống, giá trị văn hóa của địa phương

và đất nước Do vậy việc phát triển du lịch kết hợp với làng nghề truyền thống ngày càng thu hút và hấp dẫn du khách và đang là hướng đi của nhiều quốc gia, địa phương trong tổng thể phát triển du lịch của quốc gia và địa phương đó

Trang 33

1.5.4 Du lịch sinh thái lịch sử văn hóa

Văn hóa là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch, là nguồn nguyên liệu để hình thành lên các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu hoặc giao lưu của du khách Nguồn nguyên liệu văn hóa có hai loại cơ bản : Văn hóa vật thể, là những lao động sáng tạo của con người, tồn tại, hiện hữu trong không gian mà ta có thể cảm nhận được bằng thị giác, xúc giác như các di tích lịch

sử văn hóa; công trình tín ngưỡng, tôn giáo; những mặt hàng thủ công; các dụng cụ trong sinh hoạt, sản xuất; các món ăn truyền thống …v…v…Văn hóa phi vật thể như lễ hội; các loại hình nghệ thuật; cách giao tiếp, ứng xử; lối sống …v…v… Theo quan niệm của ngành du lịch, thì các thành tố văn hóa được xem là tài nguyên nhân văn, cụ thể như : Các di tích lịch sử; công trình tín ngưỡng, tôn giáo; lễ hội dân gian; phong tục, tập quán; văn học, nghệ thuật …v…v… Vì vậy văn hóa là điều kiện, môi trường để cho ngành du lịch khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch Cùng với tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa là một trong những điều kiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng hoặc một địa phương Giá trị của những di sản văn hóa, di tích lịch sử, các công trình tín ngưỡng, kiến trúc, các hình thức nghệ thuật, lễ hội, tập quán, trò chơi dân gian, làng nghề truyền thống …v v… cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở văn hóa nghệ thuật, bảo tàng ….là những đối tượng cho du khách khám phá, tìm hiểu, thưởng thức Chính những tài nguyên này không chỉ tạo ra môi trường và điều kiện cho du khách tìm hiểu, khám phá, mà còn quyết định quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch đối với một quốc gia, một vùng hoặc một địa phương

Trang 34

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương I, nghiên cứu đã nêu lên được hệ thống cơ sở lý luận của du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng; từ những khái niệm về du lịch và du lịch sinh thái, trên quan điểm, góc nhìn khác nhau của các nhà nghiên cứu trên thế giới và khái niệm được nêu trong Luật du lịch Việt Nam; cho đến việc xác định những đặc trưng của du lịch sinh thái; loại hình du lịch sinh thái và những tác động, ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến phát triển du lịch sinh thái Trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết về du lịch sinh thái của chương I, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về du lịch sinh thái, nắm rõ những kiến thức về du lịch sinh thái, các yếu tố tạo lên sản phẩm du lịch sinh thái; làm căn cứ để chương II của nghiên cứu, đánh giá được thực trạng phát triển du lịch sinh thái, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của phường Long Phước và chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn trong phát triển

du lịch sinh thái của phường Long Phước

Trang 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG LONG PHƯỚC

2.1 Khái quát về vị trí địa lý, dân số và tình hình phát triển Kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận 9

2.1.1 Vị trí địa lý, Dân số

Quận 9 được thành lập ngày 01/04/1997 theo Nghị định số 03/CP, ngày 06/01/1997 của Chính phủ, trên cơ sở tách ra từ Huyện Thủ Đức, nằm ở cửa ngõ phía Đông thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành Phố khoảng 7km theo Xa

Lộ Hà Nô ̣i và trên trục đường chính đi Bà Ri ̣a – Vũng Tàu, Đà La ̣t, Nha Trang ; phía Đông giáp Huyê ̣n Nhơn Tra ̣ch, Huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai (ranh giới tự nhiên là sông Đồng Nai), phía Tây giáp Quâ ̣n Thủ Đức (lấy Xa lộ Hà Nội làm ranh giới), phía Nam giáp Quâ ̣n 2 và phía Bắc giáp thi ̣ xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương Quận

9 được chia thành 13 phường với diện tích tự nhiên là 11.362 ha; dân số 289.018 người (Tính đến tháng 12/2014)

2.1.2 Kinh tế - Văn hóa Xã hội

2.1.2.1 Về Kinh tế

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về doanh thu Thương mại – Dịch vụ đạt 26,58%, ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp đạt 14,61%; Tổng thu ngân

sách hàng năm tăng bình quân đạt 1,44% (văn kiện Đại hội Đảng bộ Quận 9 nhiệm

kỳ 2015 – 2020); Quận 9 là địa bàn thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã

hội như : Khu công Nghệ cao Tp HCM, Khu du lịch Suối Tiên, Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên, Đường Cao tốc Tp HCM – Long Thành – Dầu dây, Bến xe Miền Đông, Bệnh viện Ung Bướu Tp HCM, Công viên Văn hóa Lịch sử các Dân tộc, Khu Đại học Long Phước, nhiều dự án khu dân cư từ bình dân cho đến cao cấp được hình thành như Khang Điền, Nam Long, Gia Hòa, Đông Tăng Long, Mega Ruby, Villa Park, Biệt thự Eden, Mega Village …v…v… thu hút một lượng lớn dân

cư đến Quận 9 sinh sống; Hiện Quận 9 có 06 tuyến đường chính và trung tâm tỏa đi

13 phường gồm Xa lộ Hà Nội, Lê Văn Việt, Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Duy Trinh, Lã

Trang 36

Xuân Oai và Nguyễn Văn Tăng, giúp lưu thông thuận lợi và liên kết các phường cũng như các vùng lân cận Quận 9 được thuận lợi

2.1.2.2 Về Văn hóa xã hội

Quận 9 cơ bản đã phủ kín các cấp học từ Mầm non đến Tiểu học và Trung học Cơ sở trên địa bàn 13 phường với 47 trường với 42.277 học sinh tham gia học

(Văn kiện Đại hội Đảng bộ Quận 9 NK 2015 – 2020) và 06 trường Phổ thông Trung

học gồm Phước Long, Nguyễn Huệ, Nguyễn Văn Tăng, Long Trường, Ngô Thời Nhiệm và PTTH Hoa Sen; trên địa bàn cũng có nhiều trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao Đẳng, Đại học đáp ứng nhu cầu đào tạo cho Học sinh, sinh viên Quận 9

và cả nước như : Đại học GTVT (Cơ sở 2), Đại học Văn Hóa, Học viện Chính trị quốc gia Khu vực II, Học viện Bưu Chính Viễn Thông, Cao Đẳng Cảnh sát nhân dân II, Cao đẳng Tài chính Hải Quan, Cao đẳng Công thương, Trung cấp nghề Đông Sài Gòn …v…v….Hệ thống y tế trên địa bàn Quận được phủ kín, với 13/13 phường có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; Một bệnh viện Quận 9, một Trung tâm y tế

dự phòng, một bệnh viện Quân dân Y Miền đông và 03 phòng khám đa khoa tư nhân đáp ứng nhu cầu phòng chống, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn Quận Toàn Quâ ̣n có 102 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và nhiều công trình được ghi nhận di tích lịch sử, văn hóa kiến trúc cấp Quốc gia, Thành phố như : Đình Phong Phú, Chùa Phước Tường, Chùa Hội Sơn, Pót Dây Thép, Khu di tích vùng bưng 06 xã, Chùa Bửu Thạnh v v là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của hàng ngàn tín đồ tôn giáo; các tôn giáo chính trên địa bàn Quận gồm : Phật giáo, Thiên chúa giáo, Đạo Hồi, trong đó Phật giáo vào Thiên Chúa giáo chiếm phần lớn tín đồ; nhiều công trình tôn giáo là nơi thu hút du lịch tâm linh và kiến trúc nghệ thuật thu hút nhiều người đến viếng và tham quan, ước lượng có khoảng 200.000 lượt người đến viếng chùa, cơ sở tôn giáo đă ̣c biê ̣t là trong các ngày rằm, ngày vía, tết

Trang 37

được tăng cường quân số và phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác phòng ngừa, điều tra khám phá án được quan tâm đầu tư; trình độ năng lực cán bộ chiến sĩ được quan tâm đào tạo góp phần đảm bảo nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn Quận

2.2 Đặc điểm địa bàn Phường Long Phước

2.2.1 Vị trí địa lý

Phường Long Phước là một Cù lao bao quanh bởi Sông Đồng Nai và Sông Tắc, được thành lập ngày 01/04/1997 theo Nghị định số 03/CP, ngày 06/01/1997 của Chính phủ, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên của Xã Long Phước, Huyện Thủ Đức gồm 2.449 ha, nằm trên tọa độ 10048’ 17’B 106051’20’’Đ; Phía Bắc giáp phường Long Bình Quận 9 (Lấy sông Tắc và sông Đồng Nai làm ranh giới), Phía Đông và phía Nam giáp Huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai (lấy sông Đồng Nai làm ranh giới); Phía Tây giáp phường Long Trường, phường Trường Thạnh Quận 9 (Lấy sống Tắc làm ranh giới)

2.2.2 Điều kiện tự nhiên

Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, cao độ địa hình tương đối thấp từ 0,51m đến 1,49m Khí hậu nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới cận xích đạo với hai mùa nắng, mưa rõ rệt, Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 Địa chất khu vực thuộc vùng bưng của Quận 9, địa chất kiến tạo từ lớp phù sa mới thuộc khu vực hạ lưu sông Đồng Nai nên nền đất yếu Nơi đây chỉ thích hợp cho việc xây dựng các công trình thấp tầng, mật độ xây dựng thấp để thuận tiện trong việc tiêu thoát nước, tránh ngập úng trên diện rộng Thủy văn khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ bán nhật triều không đều trên sông Đồng Nai Sông Đồng Nai là sông lớn nhất miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Đồng đổ ra biển Đông Đoạn sông chảy qua khu vực Long Phước

có chiều dài khoảng 13,5 km, chiều rộng khoảng 780m, độ sâu 15 – 20m Đây là con sông quan trọng giúp rửa mặn và cung cấp nguồn nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của địa phương

Trang 38

ra địa bàn phường còn có tuyến đường Cao tốc Tp HCM – Long Thành – Dầu dây

đi ngang qua Phương tiện di chuyển chủ yếu là phương tiện cá nhân của người dân

và 02 tuyến xe Buýt từ Long Phước đi Chợ Bến Thành và từ Long Phước đi Ngã tư Thủ Đức, Suối Tiên, Đền Hùng Đường thủy bao gồm một bến đò ngang sông từ Long Phước đi Đồng Nai và phương tiện đò cá nhân của người dân di chuyển qua lại trên sông

-Về hệ thống điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, hệ thống điện chiếu sáng do Cty điện lực Thủ Thiêm cung cấp và quản lý đã phủ khắp địa bàn phường phục vụ 100% nhu cầu của hộ gia đình và nhu cầu kinh doanh Du lịch hiện có trên địa bàn

Hệ thống thông tin, liên lạc cũng được các nhà mạng cung cấp đầy đủ về Truyền hình Cáp, Kỹ thuật số, Internet; wifi; 3G; điện thoại phủ khắp địa bàn

-Hệ thống nước sạch, Thủy lợi, hệ thống nước sạch do Cty cấp nước Thủ Đức và Nước sạch Trường Thạnh đã được triển khai phát triển hệ thống mạng đầy

đủ trên địa bàn phường phục vụ nhu cầu nước sạch cho 98% hộ dân (Trừ những hộ sống ngoài đồng xa khu dân cư); Hệ thống thủy lợi ngăn mặn phục vụ tưới tiêu trồng cây đã được hoàn thiện phục vụ nhu cầu làm vườn, trồng cây của các hộ dân

Trang 39

2.2.4 Hạ tầng xã hội

-Về y tế, trên địa bàn phường hiện có 01 trạm y tế với đầy đủ các trang thiết

bị y tế, phòng bệnh và đội ngũ cán bộ y, bác sĩ đạt chuẩn quốc gia, phục vụ tốt công tác phòng ngừa dịch bệnh và khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, trước khi chuyển lên tuyến trên Ngoài ra trên địa bàn phường còn có 03 tiệm thuốc Tây và một Phòng Khám Nha khoa

-Về công trình văn hóa – thể thao, Phường hiện có 01 nhà văn hóa do Quận đầu tư, 01 Sân bóng đá do Trung tâm TDTT Quận quản lý, 01 sân bóng đá mini do

tư nhân đầu tư và 05 trụ sở Ban điều hành khu phố phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn phường Đặc biệt là Bảo Tàng Áo Dài duy nhất tại Việt Nam của Sĩ Hoàng nói lên quá trình phát triển của áo dài Việt Nam phục vụ thị hiếu của Du khách và người dân Long Phước

-Về công trình tín ngưỡng, tôn giáo, Phường có 01 Nhà thờ Long Đại với hơn 200 tín đồ công giáo; 01 chùa Thới Linh với hơn 400 phật tử; 04 đình Thần ở khu phố Long Thuận, khu phố Phước Hậu, khu phố Long Đại, khu phố Trường Khánh và 01 Miễu thờ Khu phố Lân Ngoài phục vụ đời sống tín ngưỡng tâm linh của nhân dân Long Phước

2.2.5 Phát triển chung về kinh tế - văn hóa – xã hội phường Long Phước giai đoạn 2010 – 2015

2.2.5.1 Kinh tế

-Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đã có bước phát triển trong thời gian qua, số Doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn không ngừng tăng lên theo từng năm; đặc biệt là các doanh nghiệp và hộ kinh doanh theo hướng Du lịch sinh thái nhà vườn, dịch vụ lưu trú nghỉ dưỡng, kinh doanh ăn uống có bước tăng trưởng rõ nét, góp phần tăng trưởng kinh tế cho phường; Tính đến tháng 12/2015 trên địa bàn phường hiện có 01 chợ truyền thống, 01 cửa hàng bình ổn giá Coopfood; 26 doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp và 448 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trên địa bàn

Trang 40

Bảng 2.1: Số lượng Doanh nghiệp và Hộ kinh doanh cá thể P Long Phước

Nguồn : Báo cáo kinh tế xã hội Phường Long Phước năm 2013,2014,2015

Bảng 2.2:Số lượng Doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ du lịch P Long Phước

Nguồn : Báo cáo kinh tế xã hội Phường Long Phước năm 2013,2014,2015

-Lĩnh vực Nông nghiệp, đã từng bước chuyển dịch cơ cấu phát triển nông nghiệp từ thuần nông sang Nông nghiệp đô thị có giá trị kinh tế cao; trong nhiều năm qua đã có nhiều mô hình nông nghiệp đô thị tiêu biểu trên địa bàn được đầu tư nhân rộng như : Trồng Nấm Linh Chi, Nấm Bào Ngư, Nuôi Nhím, Nuôi Heo Rừng,

Gà Đông Tảo, Trồng rau sạch theo tiêu chuẩn Vietgap, Bưởi Năm roi, trồng Sen, Phong Lan, Mai v…v…

Bảng 2.3: Diện tích canh tác nông nghiệp phường Long Phước

Diện tích trồng cây lâu năm 879,14 879,14 879,14

Nguồn : Báo cáo kinh tế xã hội Phường Long Phước năm 2013,2014,2015

Ngày đăng: 21/02/2017, 17:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Đề tài : “Xây dựng mô hình phát triển Du lịch sinh thái trên địa bàn Quận 9, trường hợp Phường Long Phước”của Viện nghiên cứu phát triển Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình phát triển Du lịch sinh thái trên địa bàn Quận 9, trường hợp Phường Long Phước
1. Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999 2. Luận Du lịch Việt Nam năm 2005 Khác
3. Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Quận 9 đến năm 2020 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5758/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 Khác
4. Đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 phường Long Phước đã được UBND Thành phố phê duyệt Khác
6. Kế hoạch số 148/KH-UBND, ngày 14/9/2012 của UBND Quận 9 về việc phát triển mô hình kinh tế nhà vườn kết hợp Du lịch sinh thái trên địa bàn Quận 9 Khác
7. Đề án phát triển Du lịch sinh thái trên địa bàn phường Long Phước của UBND Quận 9 Khác
9. Website :vns.hnue.edu.vn (Khoa học Việt Nam trường Đại học sư phạm Hà Nội) Khác
10. Website : Donga.edu.vn (Đại học Đông Á – TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH) 11. Website : Culaochammpa.com.vn (Khai niệm về du lịch sinh thái) Khác
12. Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ, phê duyệt chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
13. Quyết định số 201/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
14. Kế hoạch số 4906/KH-UBND, ngày 19 tháng 08 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP, ngày 08 tháng 12 Khác
15. Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ III (2009 – 2014) của Hiệp hội Du lịch Tp. HCM Khác
16. Phạm Trung Lương (2000), Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiển tại Việt Nam; Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Khác
17. Sách ‘Sinh Thái Học và Môi trường” của nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2003 Khác
18. Trần Thị Mai ( 2005) Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái Khác
19. Lê Bá Huy (2009) du lịch sinh thái; Nhà xuất bản Khoa học và Kỷ thuật Khác
20. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), 2012; Du lịch cộng đồng, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Khác
21. Phòng Thô ́ng kê Quâ ̣n 9, báo cáo thống kê năm 2010, 2011, 2012,2013,2014 Khác
22. Báo cáo kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng phường Long Phước các năm 2013, 2014, 2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w